Tải bản đầy đủ (.ppt) (39 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.21 KB, 39 trang )


Đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng
trong sạch vững mạnh?
Vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc đổi
mới hiện nay?


I. Khái niệm tư tưởng, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan niệm của Hồ
Chí Minh về Đảng Cộng Sản Việt Nam.
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng Sản Việt Nam
trong sạch vững mạnh.
 1. Xây dựng Đảng-quy luật tồn tại phát triển của Đảng.
 2. Nội dung công tác xây dựng Đảng Cộng Sản Việt Nam
III. Nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng
Cộng Sản Việt Nam trong sạch vững mạnh trong công cuộc đổi
mới hiện nay.


I.Khái niệm tư tưởng, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng
Cộng Sản Việt Nam

khái niệm về tư tưởng, tư tưởng Hồ Chí Minh



Tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện
quan hệ của con người với thế giới xung quanh.
Trong thuật ngữ “tư tưởng Hồ Chí Minh”, tư tưởng có
nghĩa là một hệ thống những quan điểm, quan niệm luận điểm
được xây dựng trên một nền tảng triết học nhất quán.






“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn
diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng
Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng
tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước
ta, kế thừa và phát triển các già trị truyền thống tốt đẹp
của dân tộc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại…, soi
đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng
lợi, Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản to lớn của Đảng và
dân tộc ta”.


Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng Sản Việt Nam



Hồ Chí Minh cho rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam “là người
lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân”

 Đảng côông sản Viêôt Nam là nhân tố hàng đầu quyết định
thắng lợi của cách mạng Viê tô Nam




Bởi lẽ, Cách mạng trước hết
“Phải có đảng cách mệnh, để

trong thì vâ ân đô âng và tổ chức
dân chúng, ngoài thì liên lạc với
dân tô âc bị áp bức và vô sản giai
cấp ở mọi nơi. Đảng có vững
cách mạng mới thành công, cũng
như người cầm lái có vững thì
con thuyền mới chạy.”

(trích trong tác phẩm “Đường cách
mệnh” của Hồ Chí Minh)


II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng Sản Việt Nam trong
sạch vững mạnh.

1. Xây dựng Đảng-quy luật tồn tại phát triển của
Đảng.
2. Nội dung công tác xây dựng Đảng Cộng Sản Việt Nam


 1. Xây dựng Đảng-quy luật tồn tại phát triển của
Đảng.


Xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn liền với sự tồn tại của
Đảng; còn Đảng còn hoạt động, còn phải xây dựng
chỉnh đốn

 Xây dựng Đảng là một nhiệm vụ tất yếu, thường xuyên,
vừa cấp bách vừa lâu dài.





Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn:
Thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn bản

thân Đảng là yêu cầu của sự nghiệp cách mạng của
Đảng, của dân tộc. Trong điều kiện cách mạng
chuyển sang giai đoạn mới càng cần quan tâm đến
công tác xây dựng Đảng; là “việc cần phải làm trước
tiên là chỉnh đốn lại Đảng…”. Đảng tự đổi mới, tự
chỉnh đốn trên những nội dung sau đây:




Một là, tăng cường công tác xây
dựng Đảng cả về chính trị, tư
tưởng, tổ chức, phương thức
lãnh đạo, đạo đức, lối sống…



Hai là, luôn luôn chú ý đề phòng
và khắc phục những biểu hiện
tiêu cực, thoái hoá, biến chất;
giữ gìn Đảng thật trong sạch,
vững mạnh. “Một Đảng mà giấu
giếm khuyết điểm của mình là

một Đảng hỏng…”.


• Ba là, giáo dục, rèn luyện đội ngũ
cán bộ, đảng viên để đội ngũ này
luôn luôn toàn tâm, toàn ý phục vụ
Tổ quốc, phục vụ cách mạng,
phục vụ nhân dân.

• Bốn là, Đảng phải vươn lên đáp
ứng kịp yêu cầu của tình hình và
nhiệm vụ mới. Để làm được việc
đó, Đảng phải phát huy dân chủ
trong nội bộ, phát huy và tập hợp
được trí tuệ của toàn Đảng, phấn
đấu thực sự trở thành “đạo đức,
văn minh”.


2. Nội dung công tác xây dựng Đảng Cộng Sản
Việt Nam

Cần chú trọng nội dung công tác xây dựng Đảng Cộng Sản
Việt Nam theo 4 yếu tố sau:


Xây dựng Đảng về tư tưởng lý luận




Xây dựng Đảng về chính trị



Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, cán bộ:



Xây dựng Đảng về đạo đức


 Xây dựng Đảng về tư tưởng lý

luận:
Cách mạng cần có Đảng.“Đảng
muốn vững thì phải có chủ
nghĩa làm cốt”.Cách mạng Việt
Nam “trước hết phải có Đảng
cách mệnh”. “Đảng muốn vững
thì phải có chủ nghĩa làm cốt”.
“Chủ nghĩa” mà Người đề cập ở
đây là chủ nghĩa Mác – Lênin.


Chủ nghĩa Mác – Lênin trở thành cái
“cốt”, thành nền tảng tư tưởng và
là kim chỉ nam của mọi hành động
của Đảng cộng sản Việt Nam. Tuy
nhiên:


 Việc học tập, nghiên cứu,
tuyên truyền chủ nghĩa Mác –
Lênin phải luôn phù hợp với
từng đối tượng.

 Việc vận dụng chủ nghĩa Mác –
Lênin phải phù hợp với từng
hoàn cảnh.




Trong quá trình hoạt động,Đảng ta phải chú ý học tập, kế
thừa những kinh nghiệm tốt của các Đảng khác, đồng thời
Đảng ta phải tổng kết những kinh nghiệm của mình để bổ
sung c hủ nghiã Mác – Lênin .



Đấu tranh chống những luận điểm cơ hội, xuyên tạc, xét
lại chủ nghĩa Mác – Lênin, bảo vệ sự trong sáng của chủ
nghĩa Mác – Lênin.



Dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin để xây dựng khối
đoàn kết trong phong trào cộng sản quốc tế, “có lý có tình”


 Xây dựng Đảng về chính trị


Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng về chính trị có
nhiều nội dung, trong đó đường lối chính trị là một vấn đề
cốt tử trong sự tồn tại và phát triển của Đảng.

 Đảng muốn xây dựng đường lối chính trị đúng đắn cần
coi trọng những vấn đề đường lối chính trị dựa trên cơ
sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng nó vào
từng hoàn cảnh cụ thể trong từng thời kì




Học tập kinh nghiệm của các Đảng Cộng Sản anh em,
nhưng phải tính đến điều kiện cụ thể của đất nước.



Đảng phải thật sự là đội tiên phong dũng cảm, là bộ
tham mưu sáng suốt của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và cả dân tộc .



Đảng phải đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ
nghĩa Mác – Lênin. Có như vậy đội ngũ cán bộ của Đảng
mới tránh được những sai lầm gây nên hậu quả nghiêm
trọng đối với đất nước.



 Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ

máy, cán bộ:

 Hệ thống tổ chức của Đảng
 Các nguyên tắc tổ chức sinh
hoạt Đảng

 Cán bộ, công tác cán bộ của
Đảng




Hệ thống tổ chức của Đảng: Hồ
Chí Minh khẳng định sức mạnh
của Đảng bắt nguồn từ tổ chức.
Muốn Đảng vững mạnh, cần
xây dựng hệ thống tổ chức từ
trung ương tới cơ sở thật chặt
chẽ, có tình kỷ luật cao. Đồng
thời người cũng rất coi trọng
vai trò của chi bộ - một tổ chức
hạt nhân của Đảng


 Các ngyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng: dựa trên 5
nguyên tắc:
i.


Tập trung dân chủ

ii.

Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

iii.

Tự phê bình và phê bình

iv.

Kỷ luật, nghiêm minh, tự giác:

v.

Đoàn kết, thống nhất trong Đảng


i. Tập trung dân chủ
- Phải nhận thức rõ đây là nguyên tắc cơ bản, quan
trọng nhất trong tổ chức và sinh hoạt đảng. Tập trung và
dân chủ luôn luôn đi đôi với nhau.
- Tập trung trên nền tảng phát huy dân chủ thật sự
trong Đảng. Dân chủ là cơ sở của tập trung, dân chủ
dưới sự chỉ đạo tập trung.


- Nội dung cơ bản của tập trung là: Thiểu số phải phục
tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, toàn Đảng

phục tùng Trung ương, tất cả mọi đảng viên phải chấp
hành nghiêm chỉnh nghị quyết của tổ chức Đảng.
-

Nội dung cơ bản của dân chủ là: Phải mở rộng và thực
hành dân chủ trong Đảng, làm cơ sở mở rộng, phát huy
dân chủ ngoài xã hội.

- Đề phòng và chống các biểu hiện độc đoán, chuyên
quyền, hách dịch, chụp mũ, trù dập ý kiến của người
khác; đồng thời cũng cần đề phòng và chống những
biểu hiện của dân chủ “quá trớn”.


ii.Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

-

Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách có quan hệ khăng
khít với nhau, là hai vế làm thành một chỉnh thể thống nhất
trong nguyên tắc sinh hoạt Đảng.

-

Tập thể lãnh đạo là để phát huy trí tuệ và kinh nghiệm
của nhiều người.

-

Cá nhân phụ trách là để xác định rõ trách nhiệm thực

hiện, nâng cao tinh thần và ý thức trách nhiệm của mỗi cá
nhân.


-

Chống thói dựa dẫm tập thể,
không dám làm, không dám
chịu trách nhiệm; đồng thời
chống độc đoán, cá nhân, coi
thường tập thể.

-

Việc thực hiện nguyên tắc này
càng quan trọng trong điều
kiện Đảng cầm quyền, nhiều
đảng viên có chức, có quyền.


×