Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Cái “tôi” cá nhân trong thơ Xuân Diệu qua tập “Thơ thơ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.13 KB, 4 trang )

Cái “tôi” cá nhân trong thơ Xuân Diệu qua tập “Thơ thơ”
1.

Cái tôi trữ tình nhập thân vào đối tượng phản ánh

Cái tôi trữ tình nhập thân vào đối tượng phản ánh là sự hóa thân của nhà thơ
vào đối tượng được phản ánh.Nhân vật đóng chính vai nhà thơ.Cá nahan và nhà
thơ có mối tương quan đặc biệt.Thân phận họ có những điểm tương đồng.
Phương thức thể hiện cái tôi trữ tình theo dạng này còn được thể hiện trong một
số bài viết về thiên nhiên và gắn bó với tình người. Qủa khó có ai vượt qua Xuân
Diệu khi ông miêu tả tâm trạng bâng khuâng, mơ hồ của người con gái trước buổi
giao mùa của đất trời:
Mây vẩn từng không chim bay đi
Khí trời u uất hận chia ly
It nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa của nhìn xa nghĩ ngợi gì
(Đây mùa thu tới)
Ở đây nhà thơ đã hóa thân vào hình ảnh người thiếu nữ để thể hiện một tình yêu e
ấp và trinh nguyên,vừa gần gũi vừa xa vời. Sự hóa thân không có gián cách về mặt
cảm xúc thẩm mỹ này đã làm nên cái hồn riêng,cái duyên riêng trong thơ Xuân
Diệu.
2.

Cái tôi trữ tình biến hóa qua nhiều hình ảnh

Cái sầu và nỗi buồn lại đến với nhà thơ trong cái tôi hóa thân:
Tôi như chiếc thuyền hư, không bến đỗ
Tôi là một con chim không tổ
Lòng cô đơn hơn một đứa mồ côi
(Dối trá)
Buồn gắn với cô đơn, hoặc cô đơn mà buồn, trong hình ảnh của thuyền không bến


và chim không tổ. Chim là đối tượng được nhà thơ gửi gắm không chỉ một lần: từ


con chim “ngứa cổ hốt chơi” đến “con chim không tổ” và lúc này là “con chim bơ
vơ”:
Anh chỉ là con chim bơ vơ
Lạnh lùng bay giữa gió,sương,mưa
(Muộn màng)
Ở một khía cạnh khác của con người sầu muộn,cô đơn là sự đắm say, khao khát
giao cảm với đời. Càng tách riêng ra trong sự cô đơn,càng cảm nhận nỗi buồn nhân
thế (khác với nỗi buồn không gian và vũ trụ ở Huy Cận, Xuân Diệu càng khao khát
đến với đời:
Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật muôn đá nam châm
( Cảm xúc)
Cây kim ở đây nhỏ bé quá trước bao la của từ trường. Nó buộc phải chịu đựng sức
hút từ muôn mặt của nam châm. “Cây kim Xuân Diệu” thật nhỏ bé trong không
gian nhưng vẫn là một tâm hồn mở ra trên mọi hướng để chờ đợi,để đón nhận tình
yêu như một lẽ tự nhiên của sự giao hòa giữa đất trời… Nhà thơ vừa biện hộ và
cầu mong cho sự giao cảm ấy.
Giữa sầu muộn,cô đơn và khao khát đến với đời, giữa tình cảm vừa như đối lập và
đơn độc. Vẫn là Xuân Diệu của một niềm khao khát,của một tình yêu thiết
tha,nồng cháy. Dường như lý do tồn tại của chàng thi sĩ này là tình yêu vậy. Những
câu thơ thể hiện sự chân thành rất mực:
Tôi khờ khạo lắm ngu ngơ quá
Chỉ biết yêu thôi,chẳng hiểu gì
(Vì sao)
Có nhà thơ nào nói được đủ mọi cung bậc,mọi trạng thái,mọi góc cạnh của tình yêu
như Xuân Diệu?
3.


Sự đồng nhất cuả cái tôi trữ tình với thiên nhiên


Sự đồng nhất cuả cái tôi trữ tình với sự vật và thiên nhiên vốn là một yếu tố thi
pháp đặc biệt của thi ca dân gian. Và phải chăng vì tiếp thu được mạch nguồn
trong trẻo của thơ ca dân gian, nên khi cái tôi trữ tình đồng nhất với thiên nhiên thì
nó mang một phẩm chất mới trong trẻo và tươi sáng. Cảnh thiên nhiên tươi thắm
đang chờ đón con người, với con người đang yêu thì cái gì cũng đẹp,cũng xanh
non.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
(Vội vàng)
Hòa vào cảnh sắc thiên nhiên,cái tôi trữ tình cũng vẫn mang một nỗi buồn,
nhưng là cái buồn dịu nhẹ,êm ái. Đó là cái tôi trong quan hệ gắn bó với đời,được
thể hiện bằng sự hòa hợp giữa thiên nhiên với thiên nhiên, giữa thiên nhiên với hồn
người.
Một tối bầu trời đắm sắc mây
Cây tìm nghiêng xuống nhánh hoa gầy
Hoa nghiêng xuống cỏ, trong khi cỏ
Nghiêng xuống làn rêu, một tối đầy.
( Với bàn tay ấy)
Có thể nói, với phương thức biểu hiện này, Xuân Diệu đã đem đến cho cái tôi trữ
tình cuả mình một luồng sinh khí mới. Cái tôi yêu đời,yêu sự sống,hòa nhập với
thiên nhiên,với cuộc đời.





×