Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

vai trò của phật giáo trong đời sống chính trị xã hội myanmar từ cuối thế kỷ xix đến nửa đầu thế kỷ xx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Trương Ánh Ngọc

VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI MYANMAR TỪ CUỐI
THẾ KỶ XIX ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Trương Ánh Ngọc
VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI MYANMAR TỪ CUỐI
THẾ KỶ XIX ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

Chuyên ngành : Lịch sử Thế giới
Mã số

: 60 22 03 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HÀ BÍCH LIÊN


Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là một công trình nghiên cứu độc lập, những trích
dẫn nêu trong luận văn đều chính xác và trung thực.
An Giang, tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn

Lê Trương Ánh Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, trước hết tôi xin cảm ơn các thầy cô trường
Đại học An Giang, Phòng Quản lý sau Đại học của trường Đại học Sư phạm TPHCM
đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành nhiệm vụ.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô hướng dẫn khoa học TS
Hà Bích Liên cùng tập thể thầy cô khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm TPHCM đã
tận tâm giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn.
Tôi xin chân thành gửi lời tri ân đến cán bộ thư viện Đại học Sư phạm TPHCM,
Khoa học tổng hợp TPHCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn
thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, đồng nghiệp và người thân
đã quan tâm giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian của khoá học.
An Giang, tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn

Lê Trương Ánh Ngọc



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
DẪN LUẬN .................................................................................................................... 1
Chương 1. PHẬT GIÁO – TINH THẦN DÂN TỘC CỦA MYANMAR ............... 8
1.1. Myanmar – vùng đất của Phật ......................................................................................... 8

1.1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................. 8
1.1.2. Bức tranh các tộc người.............................................................................. 8
1.2. Sự du nhập Phật giáo vào Myanmar.............................................................................. 13

1.2.1 Những cuộc tiếp xúc đầu tiên với Phật giáo.............................................. 13
1.2.2 Phật giáo ở Hạ Miến (từ thế kỉ V – XI) ..................................................... 14
1.2.3 Phật giáo Tiểu thừa đến Pagan (thế kỉ XI - XIII) ...................................... 15
1.2.4. Phật giáo ở Myanmar (thế kỉ XIII – XVII) .............................................. 19
1.2.5. Phật giáo ở Myanamar (thế kỉ XVII – XIX) ............................................ 21
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 26
Chương 2. PHẬT GIÁO TRONG XÃ HỘI MYANMAR GIAI ĐOẠN 1824 – 1948... 27
2.1. Thực dân Anh xâm lược Myanmar và những chính sách đối với Phật giáo ................. 27

2.1.1. Thực dân Anh xâm lược Myanmar ......................................................... 27
2.1.2. Những chính sách đối với Phật giáo......................................................... 33
2.2. Sự phát triển của Phật giáo giai đoạn 1824 – 1948 ....................................................... 39

Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 45
Chương 3. VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG PHONG TRÀO YÊU
NƯỚC CUỐI THẾ KỶ XIX – NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX ..................... 46
3.1. Phật giáo trong đấu tranh chống thực dân Anh ............................................................ 49

3.2 . Những cuộc đấu tranh quyết liệt cho nền độc lập và vai trò lãnh đạo của lực lượng
Phật giáo ....................................................................................................................... 56

Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................ 66
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 71
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH


1

DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
Đạo Phật là một trong những hệ tư tưởng cổ xưa nhất trên thế giới, vừa là triết
học vừa là tôn giáo. Đó là một hệ tư tưởng bắt nguồn từ quá khứ xa xưa nhưng triết lý
của Đạo Phật vẫn tiếp tục phát triển trong thế giới hiện đại. Nhận xét về vấn đề này,
nhà vật lý học thiên tài Enstein đã khẳng định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu
với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại
quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật
giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật
giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” [43]. Xét trên nhiều khía
cạnh, Phật giáo không chỉ đơn thuần là một tôn giáo mà còn là một ngành khoa học, và
có những đóng góp nhất định cho xã hội loài người.
Năm 250 BC, một vị hoàng đế vĩ đại Ashoka đã có công trong việc thống nhất
Ấn Độ cổ đại và truyền bá tư tưởng Phật giáo trên khắp tiểu lục địa Ấn Độ. Nhiều thế
kỷ sau đó, dưới sự bảo trợ của Ashoka, Phật giáo đã vượt ra khỏi quê hương nó được
sinh ra và lan tỏa ra nhiều nơi trên thế giới.
Trong quá trình Phật giáo phát triển, Phật giáo một mặt đã có ảnh hưởng đến
các nền văn hóa mà nó thâm nhập để truyền bá; mặt khác, nó cũng bị bản địa hóa và
phân hóa thành các giáo phái. Có ít nhất 18 giáo phái trong đó có hai phái chính:

Theravada Buddhism – Phật giáo Tiểu thừa được phổ biển ở Nam và Đông Nam Á,
Mahayana Buddhism – Phật giáo Đại thừa thịnh hành ở Bắc và Đông Á. Chính điều
này tạo nên sự sinh động và phong phú trong thế giới Phật giáo đầy màu sắc.
Mặc dù không phải là một trong bảy quốc gia có được “Bảy kỳ quan của thế
giới Phật giáo” (Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka, Thái Lan, Campuchia, Hong Kong, Mỹ),
nhưng Myanmar được cả thế giới biết đến như là một vùng đất vàng, một vùng đất của
Phật.
Là một quốc gia nằm không xa Việt Nam, với hơn 2500 năm Phật giáo
Theravada ngự trị, Myanmar thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế với những
tháp chùa lấp lánh ánh vàng, với những con người chân chất thuần lương; bởi lẽ, Phật
giáo là đạo đức cơ bản của xã hội Myanmar từ trong quá khứ cho đến hiện tại.


2

Năm 1954, Đại hội Phật Đản được tổ chức thành công ở chùa Kaba Aye – Chùa
Hòa Bình Thế Giới, nơi họp mặt của 2500 vị đại biểu các quốc gia trên thế giới, tượng
trưng cho 2500 đệ tử Phật thời Phật tại thế. Năm 1960, U Nu lãnh đạo khối Phật giáo,
đắc cử một cách vẻ vang, thành lập chính phủ dân sự. Tháng 10/1962, ông đưa ra dự
thảo đạo luật lấy Phật Giáo làm Quốc giáo. Để trấn an những tôn giáo khác, ông chủ
trương tự do tôn giáo, triệt để tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Năm
1980, trường Đại Học Phật giáo được thành lập tại Yangon và Mandalay.
Xuyên suốt chiều dài lịch sử của đất nước Myanmar, Phật giáo nổi bật lên với
vai trò là một lực lượng kết nối các thành phần trong xã hội vốn chứa đựng những bất
đồng sâu sắc về mặt sắc tộc và tôn giáo.
Những thập niên cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế XX (1885 – 1948), là một
giai đoạn có nhiều sự biến động trong xã hội Myanmar. Cùng chung số phận với hầu
hết các quốc gia Đông Nam Á khác, Myanmar rơi vào sự thống trị của chủ nghĩa thực
dân Anh và sau đó là phát xít Nhật. Dưới ách cai trị và đô hộ của kẻ đi xâm lược, xã
hội truyền thống Miến Điện bị thay đổi nhanh chóng bởi sự sụp đổ của chế độ quân

chủ và sự tách rời giữa tôn giáo và nhà nước, bản chất kinh tế xã hội bị thay đổi đáng
kể, trong đó có sự du nhập Kitô giáo vào Myanmar.
Những biến động đó của lịch sử, hiển nhiên có sự tác động đến sự phát triển của
Phật giáo Myanmar. Nhưng cho dù thế nào, trong suốt giai đoạn này, Phật giáo vẫn
tiếp tục là một nhân tố không thể tách rời trong xã hội Myanmar, Phật giáo – Tăng già
đã kết hợp tinh thần Phật giáo với tinh thần dân tộc trong quá trình đấu tranh giải
phóng dân tộc, cũng như đã có những đóng góp to lớn trong đời sống xã hội ở
Myanmar.
Sự phát triển của Phật giáo trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là
một sự cụ thể hóa về tư tưởng và tính ứng dụng tích cực của đạo đức Phật giáo được
Đức Phật khai sinh hơn 2500 năm cách nay, là sự tiếp nối dòng chảy chủ đạo xuyên
suốt lịch sử Myanmar và cũng là sức thu hút mãnh liệt nhất của nền văn hóa Myanmar
từ quá khứ cho đến hiện tại. Vì lý do đó, đề tài “Vai trò của Phật giáo trong đời sống
chính trị – xã hội Myanmar từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX” là một nội
dung quan trọng cần được nghiên cứu.


3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nếu như Ấn Độ với những sa mạc khô cằn nhưng luôn thu hút sự quan tâm của
thế giới bởi Ấn Độ có một sông Hằng kỳ bí gắn liền với thế giới Ấn giáo đầy màu sắc
như bản chất sống động của người Ấn; thì Myanmar – đất nước chùa vàng đã tạo
nguồn cảm hứng sâu sắc cho những ai thích tìm hiểu khám phá những gì liên quan đến
giá trị truyền thống, niềm tin và đạo đức Phật giáo. Quả đúng như vậy, không bất kỳ
nơi đâu trên thế giới này có nhiều chùa tháp được xây cất như ở Myanmar; đấy chính
là công sức, là trí tuệ và sự lao động quên mình của con người.
Các học giả người Anh, Pháp, Liên Xô… và kể cả Việt Nam đã tập trung
nghiên cứu về đất nước Myanmar với nhiều khía cạnh khác nhau đã để lại những công
trình vô cùng giá trị.

Anh là quốc gia hàng đầu trong việc nghiên cứu về Myanmar. Trung tướng
Arthur Purves Phayre (1812 – 1885) là ủy viên cai trị đầu tiên của Anh ở Myanmar.
Với nguồn tài liệu thu thập được và cùng với thời gian sinh sống ở Myanmar, Phayre
đã cho ra đời “History of Burma including Burma proper, Pegu, Taungu, Tenasserim,
and Arakan, London: Teubner & co, Ludgate Hill, 1883” là tác phẩm đầu tiên của
người Anh nhưng rất quý giá về lịch sử tổng quan của Miến Điện từ buổi đầu cho đến
trước khi thực dân phương Tây đến nô dịch.
Một tác giả người Anh khác đã có những nghiên cứu sâu sắc về Myanmar. Đó
chính là Daniel George Edward Hall (1891-1979). Ông đã viết khá nhiều về lịch sử
Miến Điện, về văn hóa Miến Điện cũng như châu Á. “Lịch sử Đông Nam Á (sách
tham khảo), Nxb CTQG HN, 1997”, ở chương 44 – Miến Điện thuộc Anh 1886 1942, Hall đã đề cập rất nhiều nội dung liên quan đến chính sách cai trị của Anh đối
với Phật giáo, làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân
ngày càng trở nên sâu sắc.
Liên Xô cũ trước đây cũng là một trong nhiều quốc gia có những nghiên cứu có
giá trị về Myanmar. Đáng kể là tác phẩm “Miến Điện vào đêm trước sự xâm lược của
Anh” của M.G. Cudơluva viết về 100 năm cuối cùng của nhà nước Miến Điện độc lập.
Ph. Vaxiliep “Lược sử Miến Điện (1885 - 1948)”. Trong cuốn sách tác giả không chỉ


4

nêu lên lịch sử hình thành và hành động của chế độ thực dân mà còn đưa ra sự đánh
giá rõ ràng về phong trào giải phóng dân tộc diễn ra ở Myanmar.
Tác giả Nguyễn Bích Liên trong thời gian làm Tổng Lãnh Sự Việt Nam tại
Miến Điện, đã dày công nhận xét và kê cứu, soạn thành quyển đia phương chí là một
tập tài liệu tuy tác giả gọi là giản lược nhưng cũng khá đầy đủ về một nước mà vị trí
không xa gì Việt Nam. “Nguyễn Bích Liên, Miến Điện, Nxb Cơ sở Phạm Quang Khai,
1968” là một bức tranh tổng hòa về các mặt kinh tế – chính trị – xã hội – văn hóa ở
Myanmar từ buổi bình minh của quốc gia cho đến khi Miến Điện giành độc lập và thi
hành chính sách trung lập. Trong suốt công trình nghiên cứu, tác giả đặc biệt đề cập

một cách sâu sắc về sự trung lập của Myanmar đối với thế giới.
Ở Việt Nam, nhiều nhà sử học lớn cũng nghiên cứu về Myanmar với các tác
phẩm tiêu biểu như: Lương Ninh (chủ biên) – Đỗ Thanh Bình – Trần Thị Vinh, Lịch
sử Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, 2008; PGS.TS Nguyễn Văn Kim, Lịch sử Đông Nam
Á, tập 4, Nxb KHXH, 2012; Phan Ngọc Liên (chủ biên) – Nghiêm Đình Vỹ – Đinh
Ngọc Bảo – Trần Thị Vinh, Lược sử Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, 1998. Tuy nhiên
đây chỉ là những nghiên cứu một cách tổng quan chung về Đông Nam Á, trong đó có
Myanmar.
Vũ Quang Thiện được biết đến là một học giả với rất nhiều công trình khám
phá chuyên sâu về Myanmar như: Ở xứ chùa vàng (Tìm hiểu văn hóa Miến Điện), Nxb
Văn hóa Hà Nội, 1988; Quá trình phát triển của Myanmar, Nxb KHXH Hà Nội, 1997;
Lịch sử Myanmar, Nxb KHXH Hà Nội, 2005.
Về mảng đề tài liên quan đến Phật Giáo, có nhiều tác phẩm nghiên cứu được
xuất bản rộng rãi ở Myanmar, như: Roger Bischoff, Buddhism in Myanmar – A short
history, Buddha Dharma Education Associaion Inc, 1998. Đây là một tóm tắt ngắn gọn
nhưng hết sức đầy đủ về sự du nhập, quá trình phát triển và tồn tại của Phật giáo ở
Myanmar từ những cuộc tiếp xúc đầu tiên với những bằng chứng về khảo cổ học và
truyền thuyết, cho đến thế kỷ thứ XIX – khi mà Anh đã xác lập hoàn toàn sự thống trị
ở Myanmar. Trong đó, tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của các vị hoàng đế
Miến đối với sự nghiệp duy trì và bảo vệ Phật giáo, đây là một đặc điểm nổi bật về
Phật giáo ở Myanmar so với các quốc gia Phật giáo trong khu vực và trên thế giới.


5

Jerrold Schecter, The new face of Buddha – Buddhism and political power in
southeast Asia, John Wealtherhill, Tokyo, 1965. Đây là một quyển sách đã được chôn
vùi bởi cát bụi và thời gian. Là trưởng phòng cho tờ Time – life nhưng Jerrold
Schecrer lại có những nghiên cứu và báo cáo có giá trị về Đông – Đông Nam Á kể cả
hai tạp chí Time và Wall Street Journal nổi tiếng. Trong quyển sách với 300 trang viết,

Jerrold Schecrer đã khắc họa vai trò sôi động và sức mạnh trong chính trị đương đại
của Phật giáo ở các quốc gia Miến Điện – Campuchia – Sri Lanka – Trung Hoa – Nhật
Bản – Thái Lan – Nam Việt Nam. Tác giả chỉ ra rằng, chính sách cai trị của phương
Tây hoàn toàn thất bại trước sức mạnh chính trị của Phật giáo.
Trần Quang Thuận, Phật giáo Miến Điện, Nxb Tôn giáo, 2008. Quyển sách dày
483 trang là một quá trình nghiên cứu nghiêm túc của tác giả về Phật giáo Myanmar.
Nội dung sách cung cấp đầy đủ tất cả các vấn đề liên quan đến Phật giáo ở Myanmar,
điều đáng quan tâm hơn là tác giả đã dành gần một nửa số trang của tác phẩm để nói
đến vai trò của Phật giáo cũng như tổ chức Tăng già – Sangha trong xã hội Myanmar
hiện đại. Đây được xem là một nghiên cứu rất đáng trân trọng và cần có về Phật giáo
Myanmar.
Chiêm Tế, Phương Đông từ sau cách mạng tháng Mười Nga (1917 – 1959)
miền Đông Á và Đông Nam Á, Nxb Văn sử địa, 1959. Đây là một quyển sách có giá trị
và quý báu cho những ai nghiên cứu về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các
nước Đông Á và Đông Nam Á. Từ trang 344 đến trang 362, với cách hành văn đơn
giản quyển sách của Chiêm Tế đã cung cấp một cách đầy đủ và rõ ràng về con đường
đấu tranh giải phóng dân tộc ở Myanmar nhằm chống lại ách đô hộ của thực dân Anh
và phát xít Nhật, trong đó có sự đóng góp của Phật giáo.
Một vị sư có pháp danh là Thích Thái Hòa đã mang đến một nghiên cứu với tên
gọi “Miến Điện mặt trời lên” đã nhắc đến vai trò của Phật giáo trong quá trình đấu
tranh giải phóng dân tộc ở Myanmar. Bên cạnh đó, cuốn sách còn liệt kê và miêu tả
những địa danh Phật giáo nổi tiếng ở Myanmar như: Yangon, Pegu, Pagan và Inlay.
Một số những tác giả chuyên nghiên cứu về văn hóa Đông Nam Á như: Mai
Ngọc Chừ, Văn hóa Đông Nam Á, Nxb Quốc gia Hà Nội, 1998; GS.TS Phạm Đức
Dương (chủ biên), Lịch sử văn hóa Đông Nam Á, Nxb Văn hóa thông tin, 2013;


6

PGS.TS Ngô Văn Lệ, Một số vấn đề văn hóa tộc người ở Nam Bộ và Đông Nam Á,

Nxb ĐHQG TPHCM, 2003; đã phác họa về sự ảnh hưởng của Phật giáo trong văn hóa
Myanmar.
Như vậy, với phần thống kê trên đây, trong giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX
đến đầu thế kỷ XX, thì chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có chi tiết, có
hệ thống và chuyên biệt về vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị – xã hội
Myanmar. Do vậy, tôi đã mạnh dạn chọn vấn đề với hy vọng nghiên cứu một cách có
hệ thống trên cơ sở tiếp thu các công trình của những người đi trước để lại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị – xã hội ở Myanmar, từ nửa cuối
thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
-

Thời gian: từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX.

-

Không gian: đất nước Myanmar

4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng một số phương pháp chuyên ngành như:
phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp so sánh, phân tích và đánh giá
để khái quát lại một cách tốt nhất vấn đề đang nghiên cứu.
5. Đóng góp của đề tài
- Góp phần làm rõ hơn sự đóng góp của Phật giáo trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc ở Myanamr, cũng như sự ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội
Myanmar trong suốt thời gian từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX. Một
mảng đề tài chưa được nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống tại Việt Nam.
- Hệ thống hóa tư liệu về Phật giáo Myanmar.

6. Mục tiêu của đề tài
Qua việc nghiên cứu vai trò của Phật giáo trong xã hội Myanmar và trong phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Myanmar cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, luận
văn hướng đến chứng minh sự khác biệt của Phật giáo Myanmar so với các quốc gia


7

phương Đông ở chính khía cạnh “nhập thế” tích cực của tôn giáo này trên một quốc
gia mà nó du nhập vào.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của
khóa luận gồm có ……trang, chia thành 3 chương:
Chương 1: PHẬT GIÁO – TINH THẦN DÂN TỘC CỦA MYANMAR.
Chương 2: PHẬT GIÁO TRONG XÃ HỘI MYANMAR GIAI ĐOẠN 1824 – 1948
Chương 3: VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG PHONG TRÀO YÊU NƯỚC
CUỐI THẾ KỶ XIX – NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX.


8

Chương 1.

PHẬT GIÁO – TINH THẦN DÂN TỘC CỦA MYANMAR
Một sự bình yên bao trùm cả không gian và thời gian, mọi chuyển động dường
như trở nên chậm hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới, không vội vã không ồn ào. Đó là
cảm nhận của những ai một lần đến với Myanamar – một vùng đất mà giáo lý nhà Phật
tưới tẳm từ lâu khiến cho con người trở nên nhân hậu hiền lương.
1.1. Myanmar – vùng đất của Phật
1.1.1. Vị trí địa lý

Về mặt địa lý, Myanmar nằm kề sát với Ấn Độ ở phía Tây, nên cư dân nơi đây
là những người đầu tiên tiếp nhận các thành tố văn hóa của Ấn Độ. Phía Bắc giáp
Trung Quốc, Đông giáp Lào, Đông Nam giáp Thái Lan, Tây Nam giáp biển Andaman
và vịnh Bengal ở phía Tây.
Myanmar là một đất nước có trường địa lý không thuần nhất, xét trên các
phương diện địa hình địa mạo, khí hậu cũng như tính đa dạng sinh học [17, tr.17]. Núi
đồi thống trị toàn bộ cảnh quan các vùng biên cương và đặc điểm này tạo thế khép kín
của Myanmar trước các nước láng giềng. Các dòng sông chính ở Myanmar là
Irrawaddy, Chindwin, Salween và Sittang, trong đó Irrawaddy được xem là huyết
mạch của đất nước.
1.1.2. Bức tranh các tộc người
Hàng năm vào ngày 12/02, trên các đường phố Yangon diễn ra những cuộc tuần
hành rực rỡ. Tất cả các dân tộc và bộ lạc cử đến thủ đô những đại biểu của mình.
Trong hàng ngũ của đoàn người tuần hành, người ta dễ dàng nhận ra người Karen qua
quần áo dệt màu đỏ, người Môn qua bím tóc đuôi sam của đàn ông, người Palaung với
áo khoác sặc sỡ, người Shan quần đen rộng, người Kachin thì lưỡng quyền cao như
người Mông Cổ... mỗi tộc người trên đất Miến kết hợp lại thành một bức tranh tộc
người đầy màu sắc, rất đa dạng nhưng vẫn thống nhất trong một chỉnh thể chung: dân
tộc Myanmar. Người Myanmar là dân tộc yêu tự do và can đảm, có lòng tự hào dân
tộc cao. Họ rất hiếu khách, rất tồn cổ và hãnh diện về tinh thần tồn cổ của mình [8,
tr.115]. Tuy nhiên họ cũng rất thực tế, vui vẻ và thích trào phúng. Điều đáng chú ý là
mỗi tộc người ở Myanmar có sự tương đương về mặt số lượng, trình độ và lịch sử, tạo


9

nên tính tự trị cao của mỗi tộc người; điều này làm cho vấn đề tộc người ở Myanmar
trở nên nổi bật và phức tạp.
Dân cư Myanmar bao gồm nhiều sắc tộc khác nhau, họ là những người đầu tiên
qua ba cuộc di cư từ Trung Á và Tây Tạng đến định cư tại vùng đất Myanmar. Cuộc di

cư đầu tiên đưa đến đây người Môn – Khmer, nhóm di cư thứ hai là người Tạng –
Miến, và nhóm thứ ba vào khoảng thế kỷ XIII – XIV là nhóm người Hán – Tháí. Với
hơn 135 sắc tộc khác nhau cùng tồn tại, Myanmar được mệnh danh là thiên đường cho
các nhà nghiên cứu về dân tộc và ngôn ngữ, trong đó có 8 tộc người chủ yếu.
Người Môn là những tàn dư bị cô lập của những cư dân cổ nhất của Miến Điện
còn sót lại ở ba khu miền Nam là Thaton – Pegu – Tanitayi [15, tr.11]. Đó là một
nhóm dân tộc thiểu số thuộc chủng Mongoloid, xuất phát từ thung lũng sông Dương
Tử, họ đã di chuyển vào châu thổ các con sông lớn ở Đông Nam Á như Menam,
Irrawaddy. Họ có quan hệ họ hàng với những người Khmer dựa trên điểm tương đồng
trong ngôn ngữ và hình dáng bên ngoài, sống ở Hạ Myanmar ngày nay. Trước khi tiến
sâu hơn nữa về phía Nam, người Môn sống ở đồng bằng Kyaukse tại Trung Myanmar.
Trước thời kỳ Thiên Chúa giáo không xa, họ di chuyển tới hai nơi khác nhau là vùng
Hạ Myanmar và vùng đông Salween ở Thái Lan. Người Môn chính là người thầy dạy
cho người Miến, cả người dân bình thường lẫn giới cầm quyền, về nghệ thuật - tôn
giáo và hành chính. Vô số các từ tiếng Miến sử dụng ngày nay có nguồn gốc là tiếng
Môn.
Thương gia Ấn Độ cùng các nhà thám hiểm đầu tiên đã đi dọc theo đường biển
Bengal tiến vào Suvarnabhumi hay còn gọi là “Vùng đất của những vị thần” [24, tr.
39] đã mang tri thức từ Ấn Độ truyền sang cho người Môn. Vào thế kỷ III BC, hoàng
đế Ashoka đã cử hai đại sư sang Myanmar truyền đạo. Người Môn sử dụng tiếng Phạn
và tiếng Pali vào thời kỳ muộn hơn so với văn tự tiếng Granthi ở miền Nam Ấn Độ.
Sau khi đao Phật suy tàn ở Ấn Độ, người Môn tiếp tục duy trì quan hệ với Sri Lanka
nơi mà Phật giáo Tiểu thừa vẫn giữ nguyên địa vị như trong thời đại Ashoka. Một
trong mối liên kết Phật giáo Tiểu thừa còn tồn tại đến ít nhất là thế kỷ XI.
Vào thiên niên kỷ I, người Môn làm chủ những khu vực rộng lớn ở Đông Nam
Á lục địa, một “Thế giới Môn” hình thành bao gồm ba khu vực trên đó thống trị ba


10


quốc gia hùng mạnh là Haripungaya, Dvaravati ở Thái Lan và Thaton ở Myanmar [17,
tr. 67]. Nhưng qua quá trình lịch sử, người Môn bị người Miến đồng hóa nhiều, đã
mất dần tiếng nói riêng kể cả trang phục riêng.
Tộc người đầu tiên để lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử Myanmar là tộc người
Pyu đến từ Tây Nam Trung Hoa vào khoảng thế kỷ III AD. Những tàn tích của kinh
thành Sri Kshetra cách Prome 6 dặm về hướng Đông là dấu vết còn sót lại của nền văn
hóa rực rỡ của họ trong khoảng từ thế kỷ IV đến thế kỷ VIII. Người Pyu không chỉ
theo Hindu giáo mà còn theo Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa. Vào khoảng thế kỷ VII,
Phật giáo Tiểu thừa trở thành tôn giáo chủ yếu trong bộ máy chính quyền cũng như
trong xã hội của người Pyu. Theo các nguồn tài liệu tiếng Trung, người Pyu sống chủ
yếu trong các thành phố lớn được bao xung quanh là những bức tường gạch, họ là
những con người thân thiện và hòa bình nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên đôi khi bản chất
yêu hòa bình lại trở thành nhược điểm. Chẳng hạn như khi họ từ chối dùng lụa bởi
muốn sản xuất ra lụa thì phải hy sinh những con tằm. Tội ác rất ít khi xảy ra và các
hình phạt cũng rất nhẹ nhàng chỉ trừ tội giết người.
Vua Pyu đặc biệt coi trọng việc truyền bá và nghiên cứu Phật học. Cư dân Pyu
đã để lại rất nhiều những công trình kiến trúc tuyệt đẹp nằm ở Prome. Đó là những
ngôi chùa cổ có chứa hài cốt của các vị cao tăng xây dựng theo kiểu hình trụ mái vòm,
ảnh hưởng của kiến trúc Oriyan từ duyên hải phía Đông Bắc Ấn Độ. Điểm đặc biệt của
kiến trúc Pyu là yếu tố vay mượn các sikhara (tháp), từ đó đem lại cho các đền chùa vẻ
vững chãi như thể các đền thờ Bhubaneshwa ở Orissa [24, tr. 40].
Người Pyu sau đó bị người Miến hay còn gọi là người Tây Tạng – Burma đánh
bại. Đó là tổ tiên của người Miến hiện nay, là một dân tộc đông nhất ở Myanmar, sống
tập trung chủ yếu ở những vùng rộng lớn và phì nhiêu của các lưu vực sông Irrawaddy
và Sittaung. Họ có đặc điểm nước da hơi đen và cao lớn.
Có giả thuyết cho rằng vào thiên niên kỷ III BC, người Miến đã bị những người
thuộc bộ tộc Trung Hoa đánh đuổi ra khỏi quê hương của mình ở phía Tây Bắc Trung
Hoa thuộc tỉnh Kansu (Cam Túc), qua miền Đông Tây Tạng, từ nơi đó họ đi qua Vân
Nam để rồi tới Myanmar ròng rã suốt mấy thế kỉ. Người Miến kể lại rằng họ đã đến
đồng bằng Kyaukse nơi gặp gỡ của hai con sông Irrawaddy và Chindwin này vào thế



11

kỷ II AD. Đồng bằng Kyause, sau đổi thành Ledwin (vùng đất lúa gạo) chính là nền
tảng sức mạnh cho đế chế Miến suốt vài thế kỷ. Trước khi đánh chiếm lãnh thổ của
người Pyu, người Miến đã tiếp nhận Phật giáo Đại thừa, sau này Phật giáo Đại thừa
vẫn chiếm ưu thế trên Thượng Myanmar cho tới giữa thế kỷ XI.
Người Miến dựng nên vương quốc của mình bao xung quanh thành phố chính
Pagan khoảng năm 849. Theo như các bộ biên niên sử của người Miến kể lại, vương
quốc Miến ban đầu gồm 19 ngôi làng, mỗi ngôi làng có môt nat (linh hồn) của riêng
mình. Cũng vào năm 849, một vị thủ lĩnh đã họp nhất 19 ngôi làng ấy lại thành một
quốc gia mang linh hồn dân tộc chung nhất. Dù cho làn sóng Ấn Độ hóa cùng Phật
giáo Tiểu thừa được chọn làm quốc giáo vào thế kỷ XI, tín ngưỡng thờ nat vẫn tiếp tục
tồn tại trong tâm trí của những người con của mảnh đất Miến Điện.
Người Miến được ngợi ca là những con người mạnh mẽ anh hùng với vị vua vĩ
đại nhất của mỗi thời đại – Anawrahta. Ông chính là người đã lập ra đất nướcMiến
Điện cổ có lãnh thổ gần giống với đất nước Myanmar ngày nay với đường biên giới
trải dài từ Bhamo ở phía Bắc cho tới vịnh Martan ở phía Nam. Đường biên này được
thiết lập sau rất nhiều lần chinh phục và hợp nhất với các tộc người bên ngoài bao gồm
cả tộc người Môn phồn thịnh ở phương Nam. Tuy nhiên, kẻ đi chinh phục lại chịu
khuất phục trước sức mạnh văn hóa vượt lên trên cả bạo quyền của kẻ đi chinh phục
[24, tr. 42]. Sau cái chết của vua Anawrahta năm 1077, văn hóa Môn ảnh hưởng lớn
tới Pagan trong cả cuộc sống chốn cung đình lẫn nơi thôn dã. Các ngôi chùa ở Pagan
đều do các kiến trúc sư và thợ thủ công người Môn xây dựng nên. Chữ viết của người
Môn là cơ sở của chữ viết người Miến ra đời sau này, nó cũng trở thành phương tiện
truyền bá cho trào lưu Ấn Độ hóa trong văn hóa, luật pháp và văn học. Trong khi
người Miến thích thú với vai trò điều hành chính trị thì người Môn lại đảm trách lĩnh
vực thông thương buôn bán với thế giới bên ngoài Myanmar [24, tr. 41]. Người Môn
và người Miến có mối quan hệ thân thiết và giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc

mở rộng bờ cõi cũng như góp nhặt nhiều yếu tố để tạo nên bản sắc riêng của văn hóa
Myanmar, tuy vậy giữa họ vẫn có những bất đồng sâu sắc.
Người Shan sống chủ yếu ở phía Đông của Myanmar, có đặc điểm cao lớn với
nước da sáng là họ hàng gần với người Thái – Lào – Campuchia và Việt Nam. Có thể


12

chia người Shan thành 3 nhóm chính: người Shan chính gốc (Moshan), người Hán –
Shan, người Miến - Shan. Những người Shan ở miền Bắc sống tiếp cận với người
Miến, Kachin… đã hỗn hợp với các dân tộc đó ở một mức độ rõ rệt và hiện nay họ đã
rất khác với những đồng tộc của họ trong bang Shan. Đa phần người Shan làm nông
nghiệp, nghề thủ công khá phát triển, họ sống tập trung trong các thung lũng ven sông
và những vùng chảo biệt lập trên cao nguyên Shan.
Người Karen là sắc tộc lớn thứ hai, sống trong các vùng rừng núi bao la dọc
biên giới Thái Lan – Myanmar, rải rác từ miền Bắc cho đến tận miền Nam của đất
nước. Vùng cư trú của người Karen ở miền Bắc chạy dọc xuống cho tới hồ Inlay, còn
ở miền Nam thì chạy dọc xuống đến eo đất Kera. Một điểm tập trung nữa của người
Karen là đồng bằng châu thổ Irrawaddy. Ở mỗi miền họ nói một phương ngữ khác
nhau, khác nhau về phong tục, tập quán. Nghề chính của người Karen là nông nghiệp
và làm rừng. Thủ công nghiệp gia đình phát triển (gốm và dệt). Họ theo Phật giáo, một
số ít theo Thiên chúa giáo.
Người Chin sống chủ yếu ở vùng núi Arakan, có quan hệ thân thuộc với người
Miến hơn cả. Do bị tách ra và chia thành những bộ phận nhỏ từ lâu, nên người Chin đã
khác người Miến về phong tục, tập quán, tôn giáo và nhiều đặc điểm khác trong sinh
hoạt. Họ gồm nhiều bộ phận với những phương ngữ khác nhau. Nguồn sống chính là
nông nghiệp, canh tác theo lối làm rẫy và du canh, nghề đan lát và dệt thủ công cũng
phát triển. Người Chin theo vật linh giáo.
Người Kachin chủ yếu sống ở vùng núi thượng lưu sông Chindwin và
Irrawddy. Từ khoảng giữa thế kỷ trước, họ bắt đầu di cư nhiều về phía Bắc bang Shan

và các miền Bamo và Cato của người Miến. Một bộ phận người Kachin sống lan sang
tỉnh Vân Nam của Trung Quốc và Atsam của Ấn Độ. Người Kachin sống chủ yếu
bằng làm rẫy, du canh, trồng lúa và ngô. Họ sử dụng ngôn ngữ Tạng – Miến. Những
người sống ở phía Đông theo đạo Phật, còn những người sống ở phía Tây theo vật linh
giáo.
Người Kayah (Karen đỏ, Kareni) sống tại bang Kayah, phía Nam bang Shan [4,
tr. 61 - 62]. Họ thường được biết đến với cái tên “người cổ dài”.


13

Với hơn 100 sắc tộc cùng tồn tại, có nguồn gốc xuất xứ nguyên thủy đa dạng,
khác biệt về lối sống, thiết chế chính trị, các mối quan hệ hình thái kinh tế, sắc thái văn
hóa; nhưng trong quá trình chung sống gần gũi, thông qua các mối quan hệ trao đổi
kinh tế – văn hóa – hôn nhân đã đưa đến một hệ quả là nhiều tộc người không còn bảo
lưu toàn bộ các đặc tính nguyên thủy, một số bộ tộc bị “vỡ” thành nhiều “mảnh” nhỏ
tách biệt nhau, nhiều nhánh đã trở nên xa lạ với nhau, thậm chí không hiểu được tiếng
nói của nhau. Chính vì lẽ đó, bức tranh tộc người ở Myanmar ngày càng trở nên phức
tạp và nhiều màu sắc.
1.2. Sự du nhập Phật giáo vào Myanmar
1.2.1. Những cuộc tiếp xúc đầu tiên với Phật giáo
Phật giáo đã truyền đến Hạ Miến vào thời vua Ashoka, ba thế kỷ trước công
nguyên [18, tr. 98], nhưng các bằng chứng khảo cổ học ở Hạ Miến lại không chứng
minh điều này. Bia đá V và XIII của vua Ashoka có ghi danh sách các nước vua
Ashoka gởi chư tăng đến hoằng truyền chánh pháp mà không đề cập đến Hạ Miến,
nhưng sử liệu Tích Lan lại ghi đầy đủ chi tiết tên các nước phái đoàn đến hoằng hóa
chánh pháp. Hai bộ sử Dipavamsa (Tiểu sử) và Mahavamsa (Đại sử) của Tích Lan đã
đề cập đến sự kiện này và được các nhà học giả phương Tây chấp nhận.
Theo Sasam – vamsa, là một biên niên sử tiếng Phạn được viết bởi Tỳ kheo
Panasami cho rằng: Đức Phật đã đến Thaton và Shwesettan và để lại hình ảnh của

mình để thờ phượng – bàn chân Đức Phật ở sông Nammada gần với núi Saccabandha.

Bàn chân khác còn lại trong đá của núi Saccabandha. Những dấu chân Đức Phật vẫn
còn nhìn thấy cho đến ngày hôm nay đã được người Môn – Pyu và những vị vua
Myanmar thờ cúng và bảo tồn trong những nơi linh thiêng nhất của quốc gia. Một sự
kiện quan trọng khác là sự xuất hiện các di vật tóc trong Yangon ngay sau khi Đức
Phật giác ngộ: tám sợi tóc của Phật đã cho hai thương nhân Tapussa và Bhallika, trong
đó ba sợi được cất giữ trong bảo tháp nay là chùa Shwedagon – chùa vàng Shwedagon.
Cuốn sách “The Myanmar oral traditional” cho rằng Đức Phật đã có bốn
chuyến du hành đến Myanmar. Mỗi chuyến có một ý nghĩa khác nhau và mỗi nơi Phật
đến là những địa điểm hành hương nổi tiếng ngày nay ở Myanmar.


14

Thế kỷ III, theo Nagarjunakonda các Tỳ kheo ở Nam Ấn Độ đã đến vùng đất
Likatas – vương quốc của người Môn ở vùng Hạ Myanmar. Dựa trên phát hiện khảo
cổ học với một đèn dầu La Mã và một bức tượng Phật có niên đại I hoặc II AD [26, tr.
16 – 21].
Theo sử liệu Trung Hoa, Linyang – vương quốc Prome là nơi tất cả người dân
đều tôn kính Đức Phật và là nơi hàng ngàn Tỳ kheo và tu sĩ sinh sống.
Như vậy, trong buổi bình minh của Phật giáo Myanmar, việc xác định thời gian
chính xác về sự du nhập của Phật giáo vào quốc gia này vẫn chưa rõ ràng. Tuy vậy,
sau quá trình thâm nhập, Phật giáo đã thích nghi, tồn tại và phát triển một cách vững
vàng ở vùng Hạ Myanmar vào các thế kỷ V – XI trong các vương quốc Môn và Pyu.
1.2.2. Phật giáo ở Hạ Miến (từ thế kỉ V – XI)
Nhiều bia ký viết bằng tiếng Pali tìm thấy tại Hmawza, trong đó có hai bia vàng
đều khắc dòng chữ Pali, bắt đầu với câu Ye dhamma-hetuppabhava - Vạn pháp tùy
duyên, đã cho thấy Phật giáo Nam Tông bắt đầu bành trướng ở Hạ Miến vào thế kỷ thứ
VI [18, tr. 101]. Một tập sách dày 20 trang chữ Pali viết bằng mẫu tự Andhra Kadamba

ở Nam Ấn, trên vàng lá, tìm thấy gần Hmawza cho chúng ta hai dự kiện: thứ nhất,
Phật giáo Nam Tông đã phát triển ở Hạ Miến vì chữ Pali khá phổ biến; thứ hai, chữ
Pali viết bằng mẫu tự Andhra Kadamba của Nam Ấn chứng tỏ mối liên hệ văn hóa và
tôn giáo khá chặt chẽ giữa Nam Ấn Độ và Miến Điện.
Vào các thế kỷ V - VI, Kancipuram – Negapatam và Kaveripattam ở Nam Ấn
Độ là những trung tâm Phật giáo Nam Tông quan trọng, bằng chứng là Buddhagosa,
một nhà sư thông thái, đạo hạnh đã xuất hiện tại vùng đất này. Nhà sư này đã có hoạt
động hoằng hóa khá sôi nổi tại Sri Lanka và Miến Điện. Sau một thời gian lưu trú tại
Sri Lanka, ngài hoàn tất công tác phiên dịch luận, sớ tiếng Sri Lanka ra tiếng Pali, ngài
trở về Miến Điện, mang theo cuốn văn phạm Pali của Kaccayana và bộ luật Manu.
Ngài dịch cuốn văn phạm Pali tiếng Sri Lanka ra tiếng Miến Điện, giới thiệu bộ luật
Manu cho độc giả Miến Điện, biên soạn bộ sách nói về ngạn ngữ Miến Điện. Có thể
nói, Buddhagosa là người có công truyền bá và phát triển Phật giáo Nam Tông tại
Miến Điện và giáo phái này đã thịnh hành ở đây vào thế kỷ VI.


15

Theo hồi ký của Đại sư Nghĩa Tịnh (I-sting), dân xứ Shil-li Chatalo tức là
Prome hay Hạ Miến, rất sùng kính Tam bảo và tại đây có 4 giáo phái Phật giáo, phái
Àyamahàsanghika, Àryasthavira-vàda, Àryamùla-sarvàstivàda và Àryasammitiya.
Khoảng 100 năm sau khi Phật nhập diệt, Tăng già phân hóa bị phân chia làm
hai phe, một phe cho Phật luật quá nghiêm khắc muốn thay đổi, phe khác không đồng
ý muốn giữ nguyên. Phái bảo thủ có danh hiệu Sthavira-vàda (Trưởng Lão Bộ) hay
Theravàda (Thượng Tọa Bộ), còn phái chủ trương cải cách tên là Mahàsanghika (Đại
Chúng Bộ) [18, tr. 103].
Phái Sarvastivàda là một nhánh của Theravàda, về sau phân chia thành các chi
phái nhỏ hơn và danh xưng Sarvastivàda được đổi thành Mùlasarvastivàda. Phật giáo
thịnh hành ở Prome vào thế kỷ VII - VIII. Vương quốc Pyu có 18 chư hầu ở Nam
Miến và thủ phủ là Shil-li Chatalo, dân chúng trong thành đều theo đạo Phật với hơn

100 ngôi chùa được xây dựng. Nhiều tác phẩm điêu khắc được khai quật tại Prome
diễn tả Đức Phật ngồi trên tòa sen, trong tư thế Bhùmisparasamudra, tay trái cầm bình
bát, chung quanh có 4 hình tượng dâng cúng phẩm vật cho Phật đã chứng minh Phật
giáo thịnh hành ở vương quốc này [18, tr. 105].
Như vậy, từ thế kỷ V đến thế ky X, Phật giáo Nam Tông tồn tại và phát triển
rực rỡ ở Prome; nhưng đến thế kỷ XI, sắc dân Thái ở Namchao (Nam Chiếu), lúc bấy
giờ đã chiếm cứ vùng Tây và Tây Bắc Vân Nam, bị áp lực người Hán dồn ép, tràn
xuống miền Nam, tiến chiếm Pyu vào năm 832. Lịch sử Phật giáo Miến Điện bước
sang một giai đoạn mới: đó là sự xâm chiếm của Phật giáo Nam Tông từ Thaton vào
Thượng Miến – Pagan. Cả hai nền văn hóa Phật giáo ở Myanmar, Môn và Pyu bị xóa
bỏ vào thế kỷ XI bởi đội quân xâm lược của người Miến, họ đã thành lập một lực
lượng lãnh đạo thống nhất, là người sáng lập Pagan và Anawrahta là một vị vua vĩ đại
trong Phật giáo.
1.2.3. Phật giáo Tiểu thừa đến Pagan (thế kỉ XI - XIII)
Pagan được cho là do những nông dân Myanmar xây dựng vào những năm 849850 tại vùng Kyauksai gần Mandalay. Vua Anawrahta bắt đầu hợp nhất khu vực bằng
cách chinh phục những thủ lĩnh khác và đã thành công trong việc đưa Myanmar trở
thành một quốc gia, cộng đồng rộng lớn. Sự kiện quan trọng trong lịch sử Myanmar


16

không phải là việc thành lập thành phố Pagan và xây dựng các bức tường thành của nó
mà là sự tiếp nhận Phật Giáo Nguyên Thủy vào thành phố Pagan vào thế kỷ XI. Tôn
giáo này đã du nhập đến Thượng Miến nhờ một Tỳ kheo tên là Sun Shin Arahan [26,
tr. 45].
Tôn giáo phổ biến của Miến trước đó và trong đầu triều đại của Anawrahta là
một số hình thức Phật giáo Đại thừa, mà có lẽ con đường truyền bá là từ vương quốc
Pala ở Bengal. Điều này thể hiện rõ ràng qua các bức tượng Bồ Tát bằng đồng, đặc
biệt là tượng "Lokanàtha" ở Bengal, một vị Bồ Tát được cho là đã trị vì trong giai
đoạn giữa sự sụp đổ của Đức Phật Gotama (Cồ Đàm, Phật tổ) và sự ra đời của Đức

Phật Metteyya (Phật Di Lặc). Vua Anawrahta vẫn tiếp tục cho đúc những bài vị đất
nung với hình ảnh của Lokanàtha ngay cả sau khi ông chấp nhận học thuyết Nguyên
Thủy.
Đầu của thế kỷ XI, Phật giáo đối với người Môn ở vùng Suvannabhumi bị mờ
nhạt do con người bị quấy rầy bởi bọn cướp bóc, những kẻ đột kích, bệnh dịch và các
đối thủ của tôn giáo. Những ảnh hưởng này hầu hết đến từ vương quốc Ấn giáo Khmer
ở Campuchia và miền bắc Thái Lan. Người Khmer đã nỗ lực để chiếm Thaton và các
vương quốc của người Môn khác ở miền Nam để mở rộng đế chế của họ. Shin Arahan
(một nhà sư của dân tộc Môn) lo ngại rằng các Tỳ kheo sẽ không thể tiếp tục duy trì sự
tu hành của họ cũng như là việc nghiên cứu các kinh phật trong hoàn cảnh này. Do đó,
ông đã đi đến một nơi mới, ở đó người dân đã phát triển một vương quốc vững mạnh,
thịnh vượng và an toàn trước kẻ thù [26, tr. 47]. Shin Arahan đến vùng lân cận của
Pagan, gặp gỡ vua Anawrahta và giúp nhà vua cải đạo từ Đại thừa sang Tiểu thừa.
Điều đáng lưu ý trong thời gian này là Phật giáo cũng bị tấn công ở nhiều nơi
khác. Colas là một triều đại Ấn Độ giáo đã phản đối mạnh mẽ đối với Phật Giáo xuất
hiện ở miền Nam Ấn Độ, cũng là một trong những thành trì cuối cùng của Phật Giáo
Nguyên Thủy. Giai đoạn 1017-1070, họ đã có thể mở rộng quyền lực để nắm giữ hầu
hết Sri Lanka. Dvàravatã là thành phố lớn của người Môn, một trung tâm Phật Giáo
Nguyên Thủy tại miền Nam Thái Lan rơi vào tay người Khmer, chủ nhân của toàn bộ
Thái Lan là những người Ấn giáo Shaivite. Ở phía bắc của Ấn Độ, quân đội Hồi giáo
đang cố gắng để tiêu diệt những gì còn sót lại của Phật giáo. Giáo sư Luce viết: “Trong


17

giai đoạn nguy hiểm này, Phật giáo đã được cứu chỉ bởi những chiến binh dũng cảm
là Vijayabàhu ở Sri Lanka và Anawrahta” [26, tr. 48].
Thông qua Shin Arahan, Anawrahta lúc bấy giờ đã tìm thấy được tôn giáo mà
ông từng khao khát, ông quyết định đi tìm kiếm Kinh phật và các di tích thiêng liêng
của tôn giáo này. Ông mong muốn vương quốc mình sẽ giữ gìn được những giáo lý

nguyên thuỷ của Đức Phật. Ông đã cố gắng để tìm thấy Kinh phật và các di tích về tôn
giáo mới của mình ở những khu vực khác nhau. Với lòng nhiệt thành của mình, nhà
vua đã không giới hạn vùng tìm kiếm của mình đối với Thaton, mà còn tìm kiếm ở đế
chế của người Khmer ở Angkor, ở Tali thủ đô của Nanchao, vùng đất thuộc Vân Nam
Trung Quốc, nơi đây từng được cho rằng cất giữ một chiếc răng của Đức Phật. Nhưng
không nơi nào ông tìm được. Sau đó ông đã đi đến Thaton, quê hương của Shin
Arahan, để xin bản kinh phật. Theo người Miến thì yêu cầu của Anawrahta đã bị
khước từ, không thể chịu được thêm những lời từ chối nào, ông chuẩn bị quân đội của
mình vào năm 1057 để đánh chiếm Thaton và có được các Tipinaka (Tam Tạng Kinh)
bằng vũ lực. Trước khi chinh phục Thaton, ông đã chinh phục Sri Ksetra, thủ đô Pyu.
Từ đây, ông đã mang các di tích ở chùa Bawbaw-gyi của vua Dwattabaung đến Pagan
[26, tr. 51].
Một số người cho rằng mục đích của cuộc chinh phạt của ông chủ yếu là để
thêm các thuộc địa thịnh vượng Ấn Độ ở vùng Hạ Myanmar vào sự sở hữu của mình,
một số khác lại cho rằng thực sự ông đến Thaton để ngăn chặn sự tiến công đế quốc
Khmer. Dù nguyên nhân trực tiếp của cuộc viễn chinh của ông đến vùng Hạ là gì đi
chăng nữa nhưng chắc chắn rằng ông đã mang về triều đình Pagan cùng với các nghệ
sĩ Môn và các học giả, và trên hết là với các Tỳ kheo của Thaton và kinh sách của họ
cùng với Tipinaka. Vùng Suvannabhumi và người dân Môn bây giờ đã thuộc về người
Miến, văn hóa và tôn giáo của người Môn đã được chấp nhận và tiếp thu một cách
nhiệt thành ở Pagan.
Ban đầu, lòng nhiệt thành chỉ hạn chế đối với vua và đoàn tùy tùng trực tiếp của
ông, nhưng ngay cả khi họ tiếp tục tạo điều kiện cho những vị thần truyền thống vì lợi
ích của thế gian thì tôn giáo mới vẫn được coi là một sự tu hành cao nhất. Phật Giáo
Nguyên Thủy không đưa ra nhiều nghi lễ, nhưng không một triều đình hoàng gia nào


18

mà không có chúng. Vì vậy, các lễ nghi truyền thống của Nagas (hình ảnh con rồng)

tiếp tục được sử dụng cho các nghi lễ cung đình và là một phần của tôn giáo phổ biến,
trong khi đó các tăng sĩ rất được tôn kính và sư phụ của họ, Đức Phật Gotama (Đức
Phật Thích Ca) thì được tôn vinh thông qua việc dựng lên vô số các ngôi chùa và đền
thờ.
Anawrahta được nhắc đến trong biên niên sử của người Miến, người Môn,
người Khmer, người Thái và người Sinhalese như một vị khai sáng vĩ đại của Phật
giáo vì ông đã phát triển Pagan thành một cường quốc và đặt nền móng cho sự vinh
quang của vùng đất này. Tuy ông đã không xây dựng nhiều đền - chùa nổi tiếng ở
Pagan, nhưng ngôi đền cổ nhất được xây dựng chỉ liền sau triều đại của ông. Điều
quan trọng là sự quan tâm của ông không chỉ dành riêng cho Pagan. Ông đã xây dựng
nhiều ngôi chùa ở mọi nơi mà ông đã chinh phạt và trang trí chúng với hình ảnh minh
họa từ tiền thân và cuộc đời của Đức Phật.
Anawrahta để lại bảng linh vị bằng đất sét được trang trí với hình ảnh của Đức
Phật, tên của nhà vua một số danh từ Pali và những câu thơ Sanskrit. Tiêu biểu là câu:
“Bởi tôi, vua Anawrahta, lời chỉ dẫn của Sugata (Đức Phật) đã được tạo ra. Thông
đây, tôi có thể có những con đường dẫn đến Niết Bàn khi Đức Phật Phật Di Lặc
(Metteyya) được đánh thức” [26, tr. 56]. Anawrahta mơ ước trở thành một đệ tử của
Đức Phật Phật Di Lặc (Metteyya), không giống như nhiều vị vua sau này của
Myanmar mong muốn được Phật quả. Đây có phải là một dấu hiệu cho thấy người đàn
ông vĩ đại này vẫn còn là một người khiêm tốn mặc dù xây dựng một đế chế Myanmar
rộng lớn trong sự nghiệp của mình? [26, tr. 56 – 61].
Một đặc điểm quan trọng của Phật giáo Nam Tông ở Miến Điện trong giai đoạn
này là sự liên hệ đặc biệt với Phật giáo Sri Lanka. Triều đại Narapatisithu rất quan
trọng trong lịch sử Phật giáo Miến Điện. Vua tăng cường liên hệ giữa Miến Điện và
Sri Lanka. Quốc sư Tăng Thống Uttarajiva (người Talaing) cùng thị giả Sa di Chapala
và một số tăng sĩ Miến Điện đến Sri Lanka năm 1170 hay 1171 để chiêm bái thánh
tích như được ghi trong bia ký Kalàani của Dhammaceti, thế kỷ XV [18, tr. 117].
Nhìn dưới góc độ tôn giáo và văn hóa, triều đại Narapatisithu là thời kỳ cực
thịnh của Pagan. Vua nỗ lực bảo vệ và phát triển Phật giáo, muốn dân chúng hành trì



19

Phật đạo. Vua xây dựng nhiều ngôi đại tự như chùa Gawdawpalin, Sulamani,
Dhammayazaka, Mimalungkyaung, Chaukpala và xây đắp những ngôi tượng Phật lớn
thờ trong chùa; vua cung cấp những phương tiện cần thiết, khuyến khích chư tăng
chuyên học Pali, nghiên cứu luận tạng, giữ gìn giới luật, giáo hóa độ sinh; nhiều chư
tăng học giả đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển và phổ cập văn học Phật
giáo như Chapata, Saddhammasiri, Uttara, Uttama, Abhaya… Họ là tác giả của những
bộ luận kinh điển Phât giáo nổi tiếng.
Cuối thế kỷ XIII, Pagan bắt đầu suy yếu và chấm dứt sự tồn tại của triều đại này
vào năm 1287 trước sự xâm lăng của vó ngựa Mông Cổ – Hốt Tất Liệt. Sau khi Pagan
thất thủ, Miến Điện lại trở về tình trạng phân tán như trước với sự vươn lên của tộc
người Shan lật đổ vương quyền của Hạ Miến, bắc Arakan cũng tuyên bố độc lập, khi
đó trung tâm Phật giáo từ Thượng Miến lại chuyển về Hạ Miến với sự yểm trợ của các
Tiểu vương Hạ Miến.
1.2.4. Phật giáo ở Myanmar (thế kỉ XIII – XVII)
Năm 1486, Miến Điện lại tái thống nhất dưới triều đại Toungoo, đây là một
vương quốc rộng lớn và đa sắc tộc; tuy nhiên lại có ít các di sản về văn hóa, nhưng
lãnh thổ vương quốc được mở rộng thông qua các cuộc chinh phục bộ tộc Shan.
Trong triều đại Toungoo, Phật giáo bành trướng mạnh mẽ tại Hạ Miến, quốc
vương xứ Môn tích cực hộ đạo và duy trì mối liên hệ mật thiết với Phật giáo Sri
Lanka. Nhưng trong thời gian trị vì của Binnya Dhammayaza (1423 – 1426), Phật giáo
suy thoái do chiến tranh liên miên trong suốt thời gian cai trị của cha ông là Razadarit
(1384 – 1423). Để khôi phục Phật giáo, ông đã gởi một phái đoàn đến Sri Lanka
nghiên cứu Tam Tạng kinh vào năm 1424.
Dưới thời vua Dhammazedi, tình trạng chư tăng Miến Điện xáo trộn vì quan
điểm dị đồng về thủ tục yết ma (Sima), phương thức tổ chức đại giới đàn, cách thức
hành trì Bố Tát. Mỗi giáo phái có qui luật riêng, cách thức tổ chức riêng. Vua cho triệu
tập chư tăng thuộc 6 giáo phái, thông thạo Tam Tạng để hỏi về thủ tục yết ma, bố tát,

tổ chức đại giới đàn, nhưng không được lời giải đáp thỏa đáng, đồng thuận, nên vua
quyết định gởi 22 vị tỳ kheo, 22 vị sa di đến Sri Lanka nghiên cứu, tìm đáp án cho vấn
đề trên.


20

Dựa vào sự giúp đỡ của Phật giáo Sri Lanka, cùng với tinh thần hộ pháp tích
cực, vua Dhammazedi đã liên kết tất cả giáo phái Phật giáo Miến Điện thành một tổ
chức duy nhất, cùng hành trình qui tắc truyền giới, thọ giới, bố tát, an cư chung theo
mô hình Mahàvihara Sri Lanka.
Miến Điện vào đầu thế kỷ XVI, chia làm 3 phần: Bắc Miến do dân Shan – Thái
cai trị, Thượng Miến (Ava) do các hoàng thân Shan cai trị cho đến khi triều đại
Toungoo xuất hiện vào giữa thế kỷ XVI, Hạ Miến do người Môn thống lãnh. Năm
1527, Bắc Miến do sắc dân Shan – Thái cai trị, tấn công Thượng Miến, phá hủy Ava,
khiến cho dân Miến tại Ava tản cư đến Toungoo, vùng đông nam Miến Điện. Năm
1539, vua Tibinshweti (1531- 1551) con vua Minkyinyo xứ Toungoo tiến chiếm thủ
phủ Pegu của người Môn, năm 1541 chiếm Martaban, Moulmein, năm 1542 chiếm
Prome, năm 1544 cai trị toàn Trung Miến, năm 1546 cai trị toàn cõi Miến Điện, thủ đô
đặt tại Pegu. Sau khi vua Tibinshweti băng hà, người anh rể Bayin Naung (1551 1581) lên cầm quyền đế quốc Miến Điện với lãnh thổ rộng lớn gồm Nabbisipura của
dân tộc Shan và Ayuthaya của Xiêm La.
Thế kỷ XVI Miến Điện là một quốc gia thống nhất và hùng mạnh, nhưng thời
gian này là một trong những giai đoạn khó khăn nhất đối với Phật giáo ở vùng Thượng
Myanmar - sự hủy hoại Tăng già được nổ lực gây ra bởi những nhà lãnh đạo người
Shan. Vua Thohanbwa (1527-1543) đặc biệt nổi tiếng với sự dã man của mình. Ông đã
phá hủy nhiều ngôi chùa tu viện và cướp kho báu. Mặc dù là một vị vua nhưng
Thohanbwa không có học thức và dốt nát. Do đó vì sợ ảnh hưởng của các tu sĩ và nghi
ngờ trong việc đi lại của họ, đức vua đã gây ra vụ thảm sát hàng ngàn người. Dưới chế
độ thảm sát của các nhà lãnh đạo Shan, người dân Myanmar cảm thấy không an toàn.
Nhiều người gồm cả các Tỳ kheo có học thức trốn sang Toungoo - thành trì của các

dân tộc Miến ở phía Nam. Mặc dù tình trạng hỗn loạn đang diễn ra khắp nơi, nhưng
một số bài luận quan trọng theo cấu trúc văn phạm tiếng Phạn được biên soạn ở vùng
Thượng Miến vào những năm này [26, tr. 93].
Dưới sự cai trị của Bayin Naung, Phật giáo Myanmar bước vào giai đoạn tái
sinh. Bayin Naung không chỉ thống nhất đất nước về chính trị, mà còn làm cho nguyên
lý Phật giáo trở thành tiêu chuẩn cho toàn bộ vương quốc của mình. Nhà vua cấm giết


×