SGU _ DQG khóa 09 _ Nhóm 3
ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ LỨA TUỔI TIỂU HỌC
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI TIỂU
HỌC:
Tâm lí học lứa tuổi bao gồm nhiều lĩnh vực nghiên cứu cụ thể với tư cách là các phân ngành của Tâm
lí học phát triển:
– Tâm lí học về đời sống thai nhi trong bụng mẹ.
– Tâm lí học tuổi hài nhi.
– Tâm lí học tuổi mầm non.
– Tâm lí học học sinh tiểu học.
– Tâm lí học tuổi thiếu niên.
– Tâm lí học người trưởng thành.
- Tâm lí học người già.
Tâm lí học lứa tuổi tiểu học là một ngành Tâm lí học nghiên cứu những đặc điểm tâm lí, các
quy luật, các điều kiện, động lực phát triển tâm lí ở lứa tuổi tiểu học, những biến đổi của các
quá trình tâm lí, các phẩm chất tâm lí trong sự hình thành, phát triển nhân cách trẻ em tuổi tiểu
học.
Tâm lí học lứa tuổi tiểu học chỉ ra các đặc điểm tâm lí của con người được hình thành và phát triển
trong từng giai đoạn lứa tuổi và trong suốt cuộc đời, những quy luật hình thành và biểu hiện tâm lí trẻ
em ở giai đoạn phát triển tâm lí tiểu học, chỉ ra các điều kiện, động lực của sự phát triển tâm lí ở lứa
tuổi này.
Tâm lí học lứa tuổi tiểu học cung cấp cơ sở tâm lí lứa tuổi cho việc xây dựng các nguyên tắc, phương
pháp, biện pháp dạy học và giáo dục phù hợp đặc điểm và quy luật tâm lí lứa tuổi tiểu học, tổ chức
hợp lí quá trình sư phạm nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học và giáo dục ở Tiểu
học.
Tâm lí học lứa tuổi tiểu học không những cung cấp cơ sở tâm lí cho giáo viên tiểu học trong hoạt động
sư phạm của mình mà còn giúp giáo viên tiểu học, các nhà giáo dục ở bậc học này có phương pháp
đối xử khéo léo sư phạm với giáo viên, học sinh và tự rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân để làm tốt vai
trò người giáo viên trong sự nghiệp trồng người.
Tâm lý học lứa tuổi _ Chương 3: Tâm lý học lứa tuổi
1 tiểu học
SGU _ DQG khóa 09 _ Nhóm 3
Các em học ở trường tiểu học, hay còn gọi là tuổi Nhi đồng, lứa tuổi đầu tuổi học. Đến trường thực
hiện hoạt động học tập là bước ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ ở lứa tuổi này. Giờ đây các
em đã trở thành một học sinh thực sự, học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất giúp các em tích lũy kiến
thức. Khi đến trường, các em bước vào những mối quan hệ mới và phức tạp hơn : quan hệ với thầy
cô giáo, với bạn bè. Trong môi trường hoạt động mới sẽ tạo ra cho các em một thế giới nội tâm phong
phú.
Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh nhỏ. Thời kì này ở trẻ phát triển mạnh về
nhận thức, tình cảm – ý chí – ý thức – nhân cách.
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
LỨA TIỂU HỌC:
1. Đặc điểm về mặt cơ thể
- Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân, xương tay đang trong
thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập,…Vì thế mà trong các hoạt động vui
chơi của các em cha mẹ và thầy cô (sau đây xin gọi chung là các nhà giáo dục) cần phải chú ý quan
tâm, hướng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn.
- Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động như
chạy, nhảy, nô đùa,…Vì vậy mà các nhà giáo dục nên đưa các em vào các trò chơi vận động từ mức
độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn cho trẻ.
- Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy của các em chuyển
dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng. Do đó, các em rất hứng thú
với các trò chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ,…Dựa vào cơ sinh lý này mà các nhà giáo
dục nên cuốn hút các em với các câu hỏi nhằm phát triển tư duy của các em.
2. Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống
2.1 Hoạt động của học sinh tiểu học
- Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đến tuổi tiểu học hoạt động
chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Tuy
nhiên, song song với hoạt động học tập ở các em còn diễn ra các hoạt động khác như:
+ Hoạt động vui chơi: Trẻ thay đổi đối tượng vui chơi từ chơi với đồ vật sang các trò chơi vận
động.
Tâm lý học lứa tuổi _ Chương 3: Tâm lý học lứa tuổi
2 tiểu học
SGU _ DQG khóa 09 _ Nhóm 3
+ Hoạt động lao động: Trẻ bắt đầu tham gia lao động tự phục vụ bản thân và gia đình như tắm
giặt, nấu cơm, quét dọn nhà cửa,…Ngoài ra, trẻ còn còn tham gia lao động tập thể ở trường lớp như
trực nhật, trồng cây, trồng hoa,…
+ Hoạt động xã hội: Các em đã bắt đầu tham gia vào các phong trào của trường, của lớp và
của cộng đồng dân cư, của Đội thiếu niên tiền phong,…
2.2 Những thay đổi kèm theo
- Trong gia đình: các em luôn cố gắng là một thành viên tích cực, có thể tham gia các công
việc trong gia đình. Điều này được thể hiện rõ nhất trong các gia đình neo đơn, hoàn cảnh, các vùng
kinh tế đặc biệt khó khăn,…các em phải tham gia lao động sản xuất cùng gia đình từ rất nhỏ.
- Trong nhà trường: do nội dung, tích chất, mục đích của các môn học đều thay đổi so với bậc
mầm non đã kéo theo sự thay đổi ở các em về phương pháp, hình thức, thái độ học tập. Các em đã
bắt đầu tập trung chú ý và có ý thức học tập tốt.
- Ngoài xã hội: các em đã tham gia vào một số các hoạt động xã hội mang tính tập thể (đôi khi
tham gia tích cực hơn cả trong gia đình). Đặc biệt là các em muốn thừa nhận mình là người lớn, muốn
được nhiều người biết đến mình.
Biết được những đặc điểm nêu trên thì cha mẹ và thầy cô phải tạo điều kiện giúp đỡ trẻ
phát huy những khả năng tích cực của các em trong công việc gia đình, quan hệ xã hội và đặc
biệt là trong học tập.
3. Đặc điểm của quá trình nhận thức
3.1 Tri giác: Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính
không ổn định: ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, đến cuối tuổi tiểu học
tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp
hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng – Tri giác có chủ định (trẻ biết
lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó,…)
Nhận thấy điều này chúng ta cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu
sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác
tích cực và chính xác.
3.2 Chú ý
Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn
hạn chế. Ở giai đoạn này chú không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ
quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh
ảnh,trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng,…Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền
vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập.
Tâm lý học lứa tuổi _ Chương 3: Tâm lý học lứa tuổi
3 tiểu học
SGU _ DQG khóa 09 _ Nhóm 3
Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. Chú ý có
chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như
học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài,…Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu
xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một
việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định.
Biết được điều này các nhà giáo dục nên giao cho trẻ những công việc hay bài tập đòi
hỏi sự chú ý của trẻ và nên giới hạn về mặt thời gian. Chú ý áp dụng linh động theo từng độ
tuổi đầu hay cuối tuổi tiểu học và chú ý đến tính cá thể của trẻ, điều này là vô cùng quan trọng
và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục trẻ.
3.3 Trí nhớ
Loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ – lôgic
Giai đoạn lớp 1,2 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ
có ý nghĩa. Nhiều học sinh chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa
để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu.
Giai đoạn lớp 4,5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường. Ghi nhớ có chủ định
đã phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm
hay hứng thú của các em…
Nắm được điều này, các nhà giáo dục phải giúp các em biết cách khái quát hóa và đơn
giản mọi vấn đề, giúp các em xác định đâu là nội dung quan trọng cần ghi nhớ, các từ ngữ
dùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớ phải đơn giản dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ thuộc và đặc biệt
phải hình thành ở các em tâm lý hứng thú và vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức.
3.4 Tư duy
Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động.
Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát
Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắt đầu biết khái quát hóa lý luận.
Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh tiểu học.
3.5 Tưởng tượng
Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ
não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn. Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn mang
một số đặc điểm nổi bật sau:
Ở đầu tuổi tiểu học thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi.
Tâm lý học lứa tuổi _ Chương 3: Tâm lý học lứa tuổi
4 tiểu học
SGU _ DQG khóa 09 _ Nhóm 3
Ở cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái
tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học,
trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh,…. Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong
giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng
đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em.
Qua đây, các nhà giáo dục phải phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các em bằng
cách biến các kiến thức "khô khan" thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt ra cho các em
những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể
để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện.
3.6 Ngôn ngữ
Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn
ngữ viết. Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả
và ngữ âm. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung
quanh và tự phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau.
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ,
nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu
hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta
có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng như vậy nên các nhà giáo dục phải trau dồi vốn
ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này bằng cách hướng hứng thú của trẻ vào các loại sách báo
có lời và không lời, có thể là sách văn học, truyện tranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng,….đồng
thời cũng có thể kể cho trẻ nghe hoặc tổ chức các cuộc thi kể truyện đọc thơ, viết báo, viết
truyện, dạy trẻ cách viết nhật kí,…Tất cả đều có thể giúp trẻ có được một vốn ngôn ngữ phong
phú và đa dạng.
Nói tóm lại, sáu tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn của trẻ thơ. Môi trường thay đổi: đòi hỏi trẻ
phải tập trung chú ý thời gian liên tục từ 30 – 35 phút. Chuyển từ hiếu kỳ,tò mò sang tính ham hiểu
biết, hứng thú khám phá. Bước đầu kiềm chế dần tính hiếu động, bột phát để chuyển thành tính kỷ
luật, nền nếp, chấp hành nội quy học tập. Phát triển độ tinh nhạy và sức bền vững của các thao tác
tinh khéo của đôi bàn tay để tập viết,…Tất cả đều là thử thách của trẻ, muốn trẻ vượt qua được tốt
những điều này thì phải cần có sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội dựa trên sự
hiểu biết về tri thức khoa học.
4. Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học
4.1 Tính cách
Tâm lý học lứa tuổi _ Chương 3: Tâm lý học lứa tuổi
5 tiểu học
SGU _ DQG khóa 09 _ Nhóm 3
Nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt trong môi trường nhà trường còn
mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi, mạnh dạn…Sau 5 năm học, "tính cách học
đường" mới dần ổn định và bền vững ở trẻ.
Nhìn chung việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học mang những đặc điểm cơ bản sau:
Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn
bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và
ngay thẳng; nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các
em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc
biệt nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách không thể
diễn ra một sớm một chiều, với học sinh tiểu học còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi
mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình.
Hiểu được những điều này mà cha mẹ hay thầy cô giáo tuyệt đối không được "chụp mũ"
nhân cách của trẻ, trái lại phải dùng những lời lẽ nhẹ nhàng mang tính gợi mở và chờ đợi, phải
hướng trẻ đến với những hình mẫu nhân cách tốt đẹp mà không đâu xa, chính cha mẹ và thầy
cô là những hình mẫu nhân cách ấy.
4.2 Xúc cảm – Tình cảm
Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật hiện
tượng sinh động, rực rỡ,…Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động
và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư…
Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy so với tuổi mầm non thì
tình cảm của trẻ tiểu học đã "người lớn" hơn rất nhiều.
Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh tiểu học luôn luôn kèm theo sự
phát triển năng khiếu: Trẻ nhi đồng có thể xuất hiện các năng khiếu như thơ, ca, hội họa, kĩ thuật,
khoa học,…khi đó cần phát hiện và bồi dưỡng kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập
mà không làm thui chột năng khiếu của trẻ.
Chính vì thế, việc giáo dục tình cảm cho học sinh tiểu học cần ở nhà giáo dục sự khéo
léo, tế nhị khi tác động đến các em; nên dẫn dắt các em đi từ hình ảnh trực quan sinh động,
hấp dẫn và đặc biệt phải luôn chú ý củng cố tình cảm cho các em thông qua các hoạt động cụ
thể như trò chơi nhập vai, đóng các tình huống cụ thể, các hoạt động tập thể ở trường lớp, khu
dân cư,…
III.
CÁC ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ TIỂU HỌC ĐẶC TRƯNG:
1. Các em luôn có sự mặc cảm
Tự bẩm sinh, các em đã mang mặc cảm Edipe ( le complexe d’Edipe ). Thần thoại Hy-lạp kể rằng:
Tâm lý học lứa tuổi _ Chương 3: Tâm lý học lứa tuổi
6 tiểu học
SGU _ DQG khóa 09 _ Nhóm 3
Edipe, do cuộc đời oan nghiệt đưa đẩy, đã ngộ sát cha mình là Laios để lên ngôi vua và cưới luôn mẹ
là Jocaste làm hoàng hậu... Các nhà Tâm lý học mượn điển tích này để diễn tả hiện tượng tâm lý bẩm
sinh phổ biến nơi lứa tuổi thiếu nhi.
Các em luôn tìm sự gần gũi, yêu thương, chiều chuộng của người lớn khác phái: bé gái gần bố mà
xa mẹ, còn bé trai lại gần mẹ xa bố. Đây không phải là một tội lỗi ghê gớm đáng lên án và nghiêm
phạt như cách nghĩ thiển cận của một số người chủ trương đạo đức quá khắt khe cổ hủ.
Cần phải biết khéo hướng dẫn để giúp các em từ từ nhận ra sự cần thiết phải có đủ các tính cách
giáo dục qua cả bố lẫn mẹ, anh và chị trong gia đình, cả thầy lẫn cô ở trường, ở lớp. Sau này, khi
bước vào tuổi dậy thì, các em sẽ dần dần chuyển hóa sang thế quân bình về phái tính.
Nếu người lớn quá khắc nghiệt hoặc lơi lỏng thiếu quan tâm, có thể sẽ gây ra nơi các em những ấn
tượng lệch lạc, di hại suốt đời các em về mặt nhân cách tâm lý và ứng xử. Ngược lại, cần bắc một
nhịp cầu hết sức tế nhị để gặp gỡ chính tâm hồn bé bỏng non nớt của các em, biết mở chuyện hỏi
han các em bằng ngôn ngữ và cung cách của chính các em. Khi đó, các em mới dễ bộc lộ một cách
hồn nhiên những tâm sự, những "bí mật" có khi rất ngô nghê của các em, mà không hề e dè, giấu
giếm, sợ người lớn la rầy, kết tội hoặc chế giễu.
Ở điểm này, các em cần có người yêu thương, chăm sóc, ân cần tận tụy và tinh tế nhạy cảm, nắm
bắt cho được mọi biểu hiện tích cực lẫn tiêu cực nơi các em.
2. Các em tin tưởng người lớn tuyệt đối:
Các em đã dần dần không còn muốn loanh quanh luẩn quẩn ở xó nhà góc bếp, nhưng bắt đầu thích
làm quen nhiều bạn nhỏ và nhiều người lớn khác. Vì vậy, nếu các em nhận ra nơi các người lớn như
cô chú, thầy cô giáo, anh chị... một sự bảo bọc chở che, nhất là sự quan tâm, cảm thông thật sự, các
em sẽ dần dần quấn quít, tin cậy
đến mức tuyệt đối.
Hãy tránh đừng bao giờ đùa chơi với các em bằng cách xí gạt để các em mắc lừa cho vui. Cũng
đừng bao giờ tạo cho các em cảm tưởng bị người lớn áp đặt, ăn hiếp, lấn lướt, sai bảo vặt và khống
chế các em bằng luật lệ mà chính người lớn chưa chắc đã tuân thủ đàng hoàng.
Do vậy, thông qua những hoạt động về giáo dục, làm việc, sinh hoạt vui chơi, người lớn cần biết tạo
ra cơ hội để gần gũi các em, xóa bỏ mọi ngăn cách về tuổi tác và tâm lý, hòa mình trở nên đơn sơ như
trẻ nhỏ, biết cách gợi ý tổ chức cùng chơi, cùng làm với các em, từ đó mới có dịp để giúp đỡ, dạy dỗ
các em một cách đầy đủ và kịp thời. Bên cạnh đó, cũng cần kích thích cho các em luôn háo hức chịu
làm quen thêm với nhiều bạn trai bạn gái mới đồng trang lứa ở trường lớp và khu xóm.
Ở điểm này, người sống với các em phải là một quản trò đa năng, biết biến báo, lôi cuốn, trang bị
nhiều kỹ năng thành thạo, thu hút được đám đông các em, đồng thời lại có vốn liếng kinh nghiệm về
tâm lý để có thể tiếp cận mà lắng nghe và đối thoại với từng em.
Tâm lý học lứa tuổi _ Chương 3: Tâm lý học lứa tuổi
7 tiểu học
SGU _ DQG khóa 09 _ Nhóm 3
3. Các em ôm ấm nhiều giấc mơ:
Các em rất giàu trí tưởng tượng, nhiều khi quá tin vào những điều huyền hoặc, những truyện cổ tích
thần tiên, những truyện thần thoại dân gian được kể trong các lớp học hoặc trước khi đi ngủ buổi tối.
Từ đó các em tự thêu dệt những mơ mộng rất dễ thương đến bất ngờ.
Sau này, lớn hơn một chút, tính thần thoại chuyển dần sang khía cạnh thần tượng hóa một cách đơn
giản. Khi các em được tiếp xúc thân tình với một người lớn nào đó có nhân cách cao thượng, các em
sẽ nhanh chóng hình thành các ước mơ sẽ có được nhân cách ấy (ví dụ: "Lớn lên em sẽ làm cô giáo
như cô..."; "Mai mốt con sẽ đi tu
như cha..."; "Em sẽ là một Ronaldo của Việt Nam..." ).
Do đó, nếu người lớn biết khéo nương theo trí tưởng tượng và những mơ mộng hồn nhiên trong
sáng của các em, có thể hướng dẫn các em dần dần gạn lọc đi những nét viễn vông huyền hoặc để
chuyển những giá trị tốt đẹp hiện thực nơi nhân cách các em.
Bước đầu thấu hiểu được những nhu cầu khát vọng ngây thơ của các em rồi, vẫn chưa đủ, bởi tính
khí các em luôn bị đột biến, thay đổi hoặc bị tổn thương. Do vậy, ngoài việc hòa mình cùng chơi, cùng
trò chuyện với các em, người lớn còn cần khéo léo tạo sức thu hút lâu dài bền bỉ, bằng cách lồng các
hoạt động tập thể vào các trò chơi (học và làm mà là chơi, chơi mà lại là học và làm một cách hữu
ích ).
Đồng thời, cũng đừng quên tiếp xúc riêng từng em, giúp các em tập nỗ lực nho nhỏ để vươn lên
trong từng khát vọng, từng ước mơ hồn nhiên của chính mình, mỗi ngày một chút theo phương pháp
giáo dục tiệm tiến.
Ở điểm này, người sống với các em phải là một người bạn trẻ trung, tâm huyết, đáng tin cậy trong mọi
mặt sinh hoạt vui nhộn cũng như tâm linh sâu lắng của các em.
4. Các em rất đa cảm, dễ xức động:
Tâm hồn các em còn hết sức trong sáng hồn nhiên như trang giấy còn mới tinh. Ngay cả trường hợp
một số em phải chịu những di chứng do sự đổ vỡ trong gia đình, thì chắc chắn tâm hồn các em vẫn
luôn luôn đa cảm, rất dễ bị xúc động.
Do đó, bất cứ hành động thô bạo nào đối với chính bản thân các em, đối với các em khác, đối với
súc vật và đối với thiên nhiên đều gây tổn thương nơi các em, để lại trong tâm trí các em vết sẹo
không bao giờ phai nhạt. Cần tránh cho các em phải đối mặt với những nghịch cảnh và bất hạnh,
những thực tế quá phũ phàng, những hình ảnh dã man bạo lực trên sách báo, truyền hình, những
biến cố quá gay cấn ngoài đường phố, trong gia đình, nơi trường học.
Riêng với các câu truyện kể, cần nhớ rằng: một nội dung quá bi lụy thương tâm có thể gợi ra nơi
các em lòng trắc ẩn nhân ái, nhưng cũng có thể âm thầm hình thành trong tiềm thức và vô thức của
các em tính hiếu chiến, hiếu sát, thích trả đũa, nhẫn tâm, hoặc ngược lại, sự mủi lòng ủy mị, mau
nước mắt vì quá sức đa sầu đa cảm. Mặt khác, bên cạnh sự đa cảm, các em vẫn còn thiên nhiều về
giác quan, thích sờ tận tay nhìn tận mắt, nên các em rất vui thích khi được thưởng cụ thể bằng vật
Tâm lý học lứa tuổi _ Chương 3: Tâm lý học lứa tuổi
8 tiểu học
SGU _ DQG khóa 09 _ Nhóm 3
chất hơn là khen ngợi tuyên dương suông suông vậy thôi. Các em rất hãnh diện thấm thía khi được
người lớn khéo léo góp ý khích lệ hơn là phê bình chê trách hay nổi cáu lên quát tháo om sòm.
Chúng ta thấy, nhà trường đã từng áp dụng những cách khen thưởng khá cụ thể như các bông hoa
điểm 10 cho từng môn học, sách truyện làm phần thưởng cuối năm. Bản thân chúng ta khi còn bé,
hẳn ai cũng đã từng ao ước hoặc hãnh diện khi thấy tên mình được ghi trên Bảng Danh Dự treo tại
một nơi trang trọng và dễ thấy ở trường. Còn Sổ Học Bạ hoặc Sổ Liên Lạc thì không ai muốn cha mẹ
mình lại phải đọc thấy những giòng chữ thầy cô chủ nhiệm phê xấu và yếu kém. Do vậy, đây là những
cách khen thưởng có vẻ vật chất nhưng lại hàm ý về chiều sâu tinh thần nhiều lắm...
Ở lứa tuổi này, người sống với các em phải là một "bề trên" hiểu theo nghĩa rộng nhất, nghiêm minh
mà quảng đại, công bình mà bao dung, vẫn luôn đòi hỏi cao mà lại biết khích lệ nâng đỡ.
5. Các em rất hiếu động:
Năng lực ở độ tuổi đang tăng trưởng nơi các em luôn dồi dào. Bên cạnh đó, các em cũng đang trải
qua một cơn khủng hoảng về trí tuệ, còn gọi là khủng hoảng về ý thức cử động ( idée motrice ).
Về mặt sinh hoạt thể lý, các em, kể cả các bé gái, cần phải luôn tay luôn chân, chạy nhảy, leo trèo,
nô đùa và hò hét thỏa thích, hoặc im lặng ngồi táy máy, hì hục nghịch phá một trò nào đó, hay làm một
việc gì đó vừa sức mình. Riêng bên nam, các em rất thích các trò chơi đối kháng, mang tính giao
chiến và đua tranh giữa hai phe (ví dụ: kéo co, cướp cờ, đánh trận giả...). Các em sẵn sàng chơi hăng
say hết mình, bởi đối với các em, chuyện thắng thua rất là quan trọng, nó nhằm mục đích tự khẳng
định cá tính cho dù các em chưa đủ lý luận cao xa gì lắm về bản thân. Với các em nữ, vấn đề cũng
tương tự như khi các em đặc biệt thích các trò chơi tuy nhẹ nhàng hơn con trai, nhưng cũng là chuyện
luân phiên thi đua giành phần thắng cho mình (ví dụ: nhảy cò cò, đánh chuyền, nhảy lèo, chơi ô ăn
quan...).
Trong thực tế, người lớn đang bận việc, rất ghét sự ồn ào náo động, lại cho rằng các em đang chơi
những trò quá hiếu động, có hại về sức vóc lẫn tâm lý, nên thường la rầy ngăn cấm các em. Người
lớn không ngờ đã đẩy các em sớm rơi vào tình trạng dồn nén, có thể tạo ra những tình cảm rối loạn,
rất có hại về lâu về dài.
Về sinh hoạt học tập, các em cũng rất dễ hào hứng để cho cuốn theo các ý tưởng, các kiến thức lý
thú mới lạ, để không ngừng đặt ra các câu hỏi tò mò thắc mắc. Một khi nơi các em lý trí bắt đầu hoạt
động âm thầm, các ý tưởng như thế dần dần sáng tỏ ra, cho dù các em chưa thể lý luận suy diễn theo
dạng đặt vấn đề "vì vậy", "cho nên", "do đó" như người lớn... Nhưng mặt khác, các em đã không còn
thỏa mãn với dạng câu hỏi "tại sao?" mà đã chuyển dần sang câu hỏi khó hơn nhiều: "làm thế nào ?"
tức là có khuynh hướng khách quan hơn, sâu xa hơn.
Dù vậy, các em chưa thể tập trung tư tưởng lâu để kịp phân tích vấn đề và quan sát một cách kiên
nhẫn, các em cũng chưa thể tự mình biết cách học hỏi sao cho đúng mức nếu không được người lớn
hướng dẫn dưới dạng "học mà chơi" đầy hấp dẫn.
Ở điểm này, người sống với các em phải là một thầy giáo, một cô giáo vừa có kiến thức quảng bác,
lại vừa có tâm hồn sâu sắc để truyền đạt tri thức, gợi mở sáng kiến và nhất là vun đắp cho các em
Tâm lý học lứa tuổi _ Chương 3: Tâm lý học lứa tuổi
9 tiểu học
SGU _ DQG khóa 09 _ Nhóm 3
những tâm tình nhân ái vị tha, vui tươi và dễ thương, đúng với độ tuổi các em.
6. Các em có thể trung tín đến cùng:
Khi gặp một hoàn cảnh đặc biệt hoặc trong một trường hợp bất ngờ, nếu các em được người lớn tin
cậy trao phó một trách nhiệm quan trọng nào đó, với lời giải thích kỹ lưỡng và căn dặn chi tiết, các em
sẽ hết sức ý thức về công việc, cảm thấy vinh dự và hãnh diện để cố gắng chu toàn hơn cả mong đợi
của người lớn. Ấn tượng sâu sắc này sẽ theo các em suốt cuộc đời, hình thành một nhân cách khó gì
có thể làm biến dạng.
Hiểu được điều này, chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi thấy các phong trào giáo dục đứng đắn
trên thế giới đều có những nghi thức tập tục rất long trọng như đội mũ, trao cờ, tuyên hứa thiếu nhi,
thắt khăn quàng, gắn sao...
Tại trường học, có nơi, nếu biết huấn luyện tinh thần và kỹ thuật tới nơi tới chốn, người lớn có thể tin
tưởng giao phó cho các em ở các lớp tiểu học đảm nhận chuẩn bị âm thanh, xếp đội hình danh dự,
kéo cờ, bắt nhịp và đồng ca bài quốc ca v.v... mà không sợ gặp sự cố trục trặc, bởi các em ý thức khá
chững chạc về tính cách quan trọng và trang nghiêm của công việc cùng với niềm hãnh diện được đại
diện cho toàn trường.
Như vậy, ở điểm này, người sống với các em phải là một Người Lãnh Đạo (leader) đúng nghĩa, biết
cách huấn luyện, chỉ dẫn cho các em thành thạo, tháo vát trong các việc nhỏ, vừa tầm hiểu, vừa sức
làm của các em mà lại có tầm quan trọng không thua gì việc của người lớn, sau đó, biết mạnh dạn tin
tưởng trao phó công việc đó để các em tự chơi, tự làm, tự giải quyết trong khả năng của các em...
IV.
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂM TÂM LÝ LỨA
TUỔI TIỂU HỌC:
Bé 5 tuổi đến 6 tuổi
Dành nhiều thời gian trong năm học đầu tiên ở trường để học các nguyên tắc và các nội quy
của môi trường mới.
Xấu hổ và thường hay khóc - bé có thể bám chặt lấy bạn.
Học cách thực hiện các nhiệm vụ mới như buộc dây giầy.
Làm quen với các kỹ năng cơ bản như đọc và viết.
Bé 7 tuổi
Bé vẫn đang làm quen dần với môi trường ở trường.
Chơi thành từng nhóm nhỏ - các bạn trong nhóm thường cùng giới.
Tiếp tục phát triển các kỹ năng đọc và viết cũng như bộ môn toán học cơ bản.
Tâm lý học lứa tuổi _ Chương 3: Tâm lý học lứa tuổi
10 tiểu học
SGU _ DQG khóa 09 _ Nhóm 3
Thích có một người bạn "cùng phe" sau giờ học.
Ít khóc nhè hơn.
Bé 8 tuổi
Thích tìm hiểu về mọi thứ xung quanh trẻ.
Quan tâm đến một số môn học này hơn các môn học khác.
Bạn bè cùng trang lứa ảnh hưởng đến trẻ nhiều hơn.
Thích chơi với các bạn cùng giới hơn.
Bé 9 tuổi
Biết nhận thức về bản thân hơn khi chơi trong nhóm.
Muốn thay đổi để phù hợp với các bạn cùng lứa hơn.
Bắt đầu chê bai quần áo và hành vi của cha mẹ.
Tròng ghẹo và thảo luận về các vấn đề của bạn trai hay bạn gái.
Quan tâm tới quần áo, kiểu tóc và cân nặng hơn.
Bắt đầu có những thay đổi về cơ thể (đặc biệt là các bé gái).
Bé 10 tuổi
Tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các bạn cùng trang lứa.
Biết xấu hổ.
Chơi với các bạn khác giới nhiều hơn.
Phát triển tình bạn bền lâu với bạn bè.
Muốn độc lập hơn và bận tâm tới việc hoà nhập với xã hội.
Trẻ 11 tuổi
Tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các bạn cùng trang lứa.
Nhận thức hơn về vị trí của trẻ.
Quan tâm tới các chấp nhận của xã hội.
Quan tâm hơn tới các bạn khác giới.
Muốn được mọi người cư xử giống người lớn.
Chỉ trích chính bản thân và người khác.
Trẻ 12 tuổi
Không thích bị coi như một đứa trẻ.
Có những thay đổi chính về thể chất và tình cảm và cũng bắt đầu có nhận thức về giới tính. Bắt đầu tự
ý thức và tự nhận thức về bản thân.
Muốn khẳng định sự độc lập của trẻ.
Tâm lý học lứa tuổi _ Chương 3: Tâm lý học lứa tuổi
11 tiểu học
SGU _ DQG khóa 09 _ Nhóm 3
Thay đổi về thể chất: Bé gái 12 tuổi đã hoặc sẽ bắt đầu có những thay đổi về cơ thể khá nhanh. Các
bé trai thì phát triển muộn hơn các bé gái 2 năm. Các bé gái có thể dậy thì trong độ tuổi từ 8 hay 9 tuổi
cho đến khi 16 hay 17 tuổi. Các bé trai thường dậy thì trong độ tuổi từ 12 đến 14 tuổi hoặc có thể
muộn hơn.
Trẻ 12 tuổi đang đứng trước ngưỡng tuổi vị thành niên, lứa tuổi có nhiều giấc mơ, lo lắng, mơ mộng
và thất vọng.
Tâm lý học lứa tuổi _ Chương 3: Tâm lý học lứa tuổi
12 tiểu học