Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn vấn đề LIÊN hệ THỰC tế TRONG GIỜ dạy đọc văn ở THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.48 KB, 20 trang )

BM01-Bìa SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị THPT Nguyễn Đình Chiểu
-------------------------Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẤN ĐỀ LIÊN HỆ THỰC TẾ
TRONG GIỜ DẠY ĐỌC VĂN Ở THPT
Người thực hiện: Nguyễn Thị Lê
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục :



- Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn



- Lĩnh vực khác:



Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình

 Phần mềm

 Phim ảnh



Năm học: 2012-2013.

 Hiện vật khác


BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Lê
2. Ngày tháng năm sinh: 04/10/1980
3. Nam, nữ: nữ
4. Địa chỉ: Phước Thái- Long Thành- Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613551883 ; ĐTDĐ:0962566919
6. E-mail:
7. Chức vụ:Tổ trưởng
8. Đơn vị công tác:Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng:2003
- Chuyên ngành đào tạo:Ngữ văn
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm:Ngữ văn
- Số năm có kinh nghiệm:09

2



Tên sáng kiến kinh nghiệm: VẤN ĐỀ LIÊN HỆ THỰC TẾ TRONG GIỜ DẠY
ĐỌC VĂN Ở THPT.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Học Ngữ văn là để trau dồi tình cảm thẩm mĩ và nhân cách.Đó là một mục
tiêu vô cùng quan trọng. Song chương trình Ngữ văn trong nhà trường THPT còn
chú trọng phương diện văn hóa của văn bản văn chương. Văn chương trong nhà
trường còn cung cấp những hiểu biết về nhiều phương diện của đời sống... Học
Ngữ văn phải hướng vào cuộc sống để vận dụng kiến thức và để sống đúng, sống
đẹp. Đó là quan điểm văn hóa và thực tiễn của việc dạy- học Ngữ văn .
Ngày nay, cuộc sống xã hội diễn biến phức tạp, mỗi em học sinh đang hàng
ngày phải va chạm tiếp xúc với biết bao luồng thông tin văn hóa thẫm mĩ khác xa
những điều thầy cô truyền đạt.Thái độ thờ ơ lạnh lùng của học sinh trước nỗi đau
buồn của con người trong cuộc đời cũng như trong văn chương là điều khiến chúng
ta phải suy nghĩ, day dứt. Nếu học sinh không đồng cảm được, không xúc động nổi
thì đó là dấu hiệu không lành mạnh trong tâm hồn, tình cảm của các em.
Có một số học sinh sống hàng ngày thì ích kỷ ngay cả với người thân trong
gia đình, bạn bè. Nhưng khi làm bài văn lại huênh hoang sáo rỗng với những mĩ từ
đạo lí. Có những học sinh trơn tru về đạo lí nhưng lại thờ ơ với những bất hạnh của
người khác. Cách biệt giữa cuộc sống với việc làm văn là một sự dối trá. Là giáo
viên dạy văn chúng ta có thể làm ngơ trước những hiện trạng như thế chăng? Biết
rằng việc liên hệ thực tế trong giờ dạy Đọc văn không còn là vấn đề mới mẻ, tuy
nhiên có nhiều lí do khách quan, chủ quan ( thời gian, không gian, tâm lí...) mà
không phải giờ nào, giáo viên nào cũng thực hiện có hiệu quả. Vì vậy, ở bài viết
này tôi muốn đề cập tới vài vấn đề liên hệ thực tế trong mỗi tác phẩm, đoạn trích
văn chương cụ thể từ đó có cái nhìn bao quát trong toàn bộ phân môn Đọc văn ở
bậc THPT và cũng là để kéo gần khoảng cách giữa hiện thực đời sống với văn
chương trong tâm hồn học sinh thân yêu, giúp các em nhận thức được những vấn
đề của cuộc sống và hoàn thiện nhân cách tốt đẹp.
Một thực tế khác thôi thúc tôi chọn đề tài này đó là trong nhiều tiết dự giờ
của đồng nghiệp tôi thấy giáo viên dạy và liên hệ thức tế vào bài dạy rất hiệu quả,

giờ dạy- học hứng thú, sôi nổi, chất lượng .Chẳng hạn, trong năm học 2011-2012
tôi được dự giờ cô Nguyễn Thị Liên cùng với thanh tra chuyên môn của Sở
GD.Cô Liên dạy bài Vợ nhặt-Kim Lân 2 tiết liên tục, trong quá trình thực hiện bài
giảng , giáo viên đảm bảo đúng đủ nội dung chương trình, kết hợp nhuần nhuyễn
các phương pháp, hoạt động dạy- học phù hợp, đặc biệt giáo viên chọn và liên hệ
thực tế nhiều nội dung, chi tiết, hình ảnh có ý nghĩa, có tính giáo dục cao, như: khi
giảng về bối cảnh lịch sử 1945, giáo viên trình chiếu đoạn phim tư liệu về nạn đói
năm Ất Dậu hay đọc nhiều câu thơ liên hệ mở rộng cho nội dung trong bài giảng
văn xuôi, ... Nhờ liên hệ phong phú, ý nghĩa, nên dù học sinh không sống ở thời kì
xã hội năm 1945 nhưng vẫn hiểu được bối cảnh xã hội lúc đó như thế nào và trong
suốt cả 2 tiết học từ phút đầu cho đến phút cuối của tiết thứ hai tôi thấy học sinh
3


vẫn hứng thú, chăm chú nghe, ghi bài , hiểu bài.Có thể khẳng định đó là hiệu quả
của những giờ dạy Văn có liên hệ thực tế ý nghĩa. Nói cách khác đó là cách giữ
chất văn trong mỗi người dạy và học Văn.
II .TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu: “Phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc trưng
môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng
cho HS phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và
trách nhiệm học tập cho HS”.
Dạy văn là một quá trình phức tạp đan kết quá trình tâm lí, ngôn ngữ văn học
sư phạm. Dạy văn là một lĩnh vực hoạt động đòi hỏi nhiều sự tìm tòi sáng tạo của
cá nhân người lên lớp. Từ đời sống đế tác phẩm văn học làm sao có thể làm đẹp và
phong phú hơn tâm hồn các em học sinh. Đó là kết quả của sự thẩm thấu chuyển

hóa vào từng cá nhân học sinh, có khi bất ngờ, ngẫu nhiên. Từ một hình tượng,
một tâm trạng, một hoàn cảnh cụ thể, người thầy có thể liên hệ thực tế gần gũi với
học sinh. Phải coi học sinh là ngọn lửa cần thắp sáng chứ không phải là cái bình
chứa kiến thức.
Xuất phát từ mục đích đó. Tôi muốn mỗi giờ dạy Văn của mình sẽ đem lại
cho học sinh những hiểu biết thực tế , tác động học sinh có sự chuyển biến
trong lối sống, nhận thức qua chính các nhà thơ, nhà văn, các hình tượng nhân
vật văn học. Góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách, lòng nhân ái, lòng dũng
cảm, lòng vị tha, cao thượng, lòng yêu nước,... của học sinh.
Trong nhận thức của mình Mác đã nói rõ quá trình nhận thức của con
người: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, trở về thực tiễn” vì thế khi
dạy học sinh cần hướng cho các trở về với thực tiễn đời sống xã hội.Phát huy khả
năng cảm thụ, năng lực hiểu biết, hình thành nhân cách người học. Từ đó giúp các
tưởng tượng và định hình được xã hội mình đang sống hoặc ở cả những thời đại đã
qua ( cả không gian và thời gian).
Nói như Macarenco: “Giáo dục chủ nghĩa cộng sản mà không giáo dục lòng
yêu nước và nhân ái thì giáo dục cái gì nữa” . Viện sỹ Mikhancốp hai lần anh
hùng Liên Xô khi góp ý về việc dạy văn đã nói: “Không thể bớt khoa học nhân
văn, bớt văn trong chương trình vì bớt văn tức bớt chất người”
Trong nhà trường THPT độ tuổi 15 đến 18 là lứa tuổi chưa trải nghiệm
nhiều, vốn hiểu biết chưa phong phú, kinh nghiệm sống hạn chế nhưng lại nhạy
cảm với đời sống bên ngoài. Vì vậy, khi truyền thụ những kiến thức giáo điều xa
rời thực tế khiến các em không hứng thú học tập , thậm chí cảm thấy điều thầy cô
nói là không có thật. Hơn nữa trong tâm lí học sinh cũng như của không ít người
cho rằng Văn học là bay bỗng, lãng mạn, không thiết thực ...Cho nên việc liên hệ
4


thực tế của giáo viên cần sinh động hấp dẫn, gần với hiện thực đời sống đang xảy
ra. Để các em có thể tư duy, nhận thức , lựa chọn sáng tạo, trau dồi cho mình

những tình cảm đạo đức phù hợp với xã hội.
Có thể nói dạy- học Văn là một bài toán nan giải, quá trình đổi mới là một
quá trình tìm tòi ,nhọc nhằn. Cần có hiểu biết đến nơi đến chốn về lí luận, về thực
tế, cần có phương pháp tiếp cận đồng bộ và thái độ khiêm tốn, cầu thị, mới có thể
có được những suy nghĩ chín
chắn, có chất lượng và bổ ích. Như chúng ta biết: Những tác phẩm văn chương lớn,
nhất là những tác phẩm văn chương kiệt xuất, bao giờ cũng có ý nghĩa phổ quát
toàn nhân loại. Truyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ
Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của cô bé Cô – dét đâu chỉ là chuyện
của trẻ em nước Pháp thời V. Huy – gô. Thơ Nguyễn Trãi được giới văn học Pháp
đánh giá là có “tinh thần vũ trụ” . Thế nhưng, không phải vì vậy mà mỗi tác phẩm
văn chương lại mất đi giá trị lịch sử của nó. Ví như, nếu tách Vợ nhặt của Kim Lân
ra khỏi không khí tiền khởi nghĩa thì làm sao cảm nhận được những chi tiết nghệ
thuật sáng giá trong ý đồ sáng tác của Kim Lân ở cuối tác phẩm “Trong óc Tràng
vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới...”, hoặc nếu tách Rừng xà nu ra
khỏi những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt, chắc chúng ta không thể hiểu hết
được vì sao Tnú bị giặc tra tấn dã man - tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay mà
không hề kêu van . Cho nên, để giúp các em yêu mến môn Văn, cần làm cho các
em hiểu nội dung tác phẩm như thế nào? Qua tác phẩm tác giả muốn nói gì? Ý
nghĩa đối với đời sống, bản thân ?,... Mà để hiểu tác phẩm, hãy liên hệ tác phẩm
đến những gì xung quanh cuộc sống của các em. Từ đó, các em thấy được sự đồng
cảm, sự gần gũi,...
Do điều kiện thời gian, khả năng bản thân còn hạn chế nên ở bài viết này tôi
chỉ giới hạn trong phân môn Đọc văn Văn học Việt Nam và ở một số bài cụ thể
trong chương trình THPT-cơ bản mà tôi đã được trực tiếp giảng dạy.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1/ Nội dung:
- So với chương trình và sgk cũ, chương trình và sgk Ngữ văn THPT CT chuẩn
có những thay đổi nhất định trong việc lựa chọn tác phẩm với ý tưởng mở rộng.
+Lớp 10: chương trình thay thế và đưa thêm một số tác phẩm như Tam đại

con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày, Hưng Đạo Đại Trần Quốc Tuấn của Ngô Sĩ
Liên Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ,...
+Lớp11: chương trình thay thế và đưa thêm một số tác phẩm như Bài ca
ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát, Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm, Vĩnh
biệt cửu Trùng Đài, Hầu trời của Nguyễn Huy Tưởng, Về luân lí xã hội ở nước ta
của Phan Châu Trinh,...
+ Lớp 12: chương trình thay thế và đưa thêm một số tác phẩm như: Đò Lèn (
Nguyễn Duy), Đàn ghi ta của Lor – ca ( Thanh Thảo), Ai đã đặt tên cho dòng
sông? ( Hoàng Phủ Ngọc Tường ), Một người Hà Nội ( Nguyễn Khải ), Mùa lá
rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu),
Hồn Trương Ba, da hàng thịt ( Lưu Quang Vũ),…Chương trình cũng chú ý thêm
về loại thể. Về văn nghị luận, có thêm bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng
5


trong văn nghệ của dân tộc ( Phạm Văn Đồng ). Ngoài ra, còn có một bài về chân
dung văn học của Xvai – gơ và hai văn bản nhật dụng. Kịch sau năm 1975 được
đưa vào sgk với Hồn Trương Ba, da hàng thịt .Kí được bổ sung bút kí Ai đã đặt
tên cho dòng sông? ( Hoàng Phủ Ngọc Tường ),...
- Chương trình không chỉ chọn các sáng tác nghệ thuật văn chương mà còn tăng
cường phần nghị luận xã hội, nghị luận văn học và thêm một số văn bản nhật dụng.
2.2/Biện pháp chung:
Ngữ văn là môn học đòi hỏi người học khả năng tư duy, năng lực nhận biết và
cả trái tim biết rung động, thương yêu . Nói cách khác là cần kết hợp nhiều kĩ
năng( kĩ năng đọc, kĩ năng nghe, kĩ năng quan sát, kĩ năng nói, kĩ năng bộc lộ cảm
xúc,...). Đây cũng là bộ môn tổng hòa nhiều kiến thức bao gồm cả khoa học tự
nhiên và khoa học xã hội. Nó không chỉ phong phú về nội dung mà còn đa dạng về
hình thức, mỗi bài học mở ra nhiều vấn đề khác nhau, đưa người đọc đi đến những
nhận thức đa diện, nhiều chiều. Người đọc thấy được mối liên hệ sâu sắc giữa văn
học và đời sống hiện thực.

Căn cứ vào nội dung trên người dạy cần có kế hoạch thời gian, phương pháp
phù hợp cho mỗi nội dung bài dạy để liên hệ thực tế có hiệu quả cao nhất.Cụ thể:
không làm tăng thêm nội dung, thời lượng dạy học, không phải là đưa thêm các
thông tin, kiến thức làm nặng thêm nội dung mà vẫn đảm bảo được các nội dung
và yêu cầu dạy học của môn học. Dựa trên sự tương đồng giữa nội dung bài học
Ngữ văn với nhiều vấn đề thực tế phù hợp, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa
trên hiểu biết, kinh nghiệm vốn có của bản thân người học và quá trình đối thoại,
tương tác giữa người học với nhau để thực hành, vận dụng linh hoạt vào các tình
huống cuộc sống phù hợp với lứa tuổi.
2.3/ Một số nội dung và biện pháp cụ thể:
2.3.1/Lớp 10:
*Khi dạy bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ. Giáo
viên giáo dục các em tự nhận thức, xác định giá trị chân chính của con người trong
cuộc sống và sống -có bản lĩnh, cứng cỏi, dám đương đầu với thử thách mà không
sợ “cứng quá thì gãy”. Từ hình tượng nhận vật các em có thể liên tưởng đến nhiều
người trong cuộc sống quanh ta qua một vài liên hệ của giáo viên - họ là những
người có bản lĩnh, không sợ uy quyền dám đấu tranh cho sự công bằng, tiến bộ của
xã.
*Bài Tỏ lòng- của Phạm Ngũ Lão. Từ nội dung bài học thể hiện lí tưởng,
chí hướng, khát vọng lập công vì đất nước của bậc quân tử xưa, liên hệ mở rộng
với thế hệ cha anh thời chống Pháp, chống Mĩ, từ đó liện hệ với bản thân để xác
định con đường lập thân, lập nghiệp của mình.
*Đoạn trích Nỗi thương mình của Nguyễn Du. Từ nỗi đau đớn, giày vò
giằng xé của nàng Kiều trong cảnh lầu xanh. Giáo viên liên hệ mở rộng với số
phận nhiều phự nữ khác trong xã hội thời đó, đến thời nay để các em nhận ra và
bày tỏ thái độ đồng cảm chia sẻ với những người phụ nữ không may bị sa chân vào
chốn lầu xanh.Cũng từ đó nhận định về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn
trích, đồng thời có cái nhìn đúng đắn về số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
6



Nhà thơ Tố Hữu đã bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc đối với những phụ nữ bất đó,
ông viết :
“Răng không cô gái trên sông
Ngày mai cô sẽ từ trong ra ngoài
Thơm như hương nhụy hoa nhài
Sạch như nước suối ban mai giữa rừng”
2.3.2/Lớp 11:
*Khi dạy bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến. Từ vẻ đẹp của cảnh
thu điển hình ở nông thôn miền Bắc Việt Nam, chúng ta thấy được tình cảm yêu
thiên nhiên, đất nước của nhà thơ Nguyễn Khuyến . Giáo viên liên hệ với nhiều
nhà thơ khác cũng miêu tả về thiên nhiên miền quê Bắc Bộ với bốn mùa: Xuân Hạ -Thu -Đông (Nguyễn Trãi cảm nhận về mùa hè với âm thanh sôi động , màu
sắc đặc trưng ; cũng nói về mùa thu Xuân Diệu
có cái nhìn khác:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai rệt lá vàng,...
Hay từ chính kinh nghiệm bản thân là người con của vùng Trung du Bắc Trung
Bộ, tôi cảm nhận sâu sắc về khí trời mua thu,về sắc thu. Đó là cái gió heo may, là
tiếng xào xạc của lá vàng rơi, là cái điệu trầm, điệu tĩnh khiến lòng người nao nao
buồn. Ở bài này khi giảng đến từng chi tiết, từng ảnh liên quan đến đời sống tôi có
thể kể rất chân thực hoặc trình chiếu những hình ảnh về làng Bắc bộ, về ao thu,
ngõ trúc,...cho các em xem, ví dụ như chi câu cá – bởi chính tôi đã từng chốn học
rủ bạn đi câu cá ở ao nhà ông ngoại. Nhiều nội dung, chúng ta có thể liên hệ mở
rộng, tuy nhiên cần chọn lọc những vấn đề phù hợp với nội dung, mục đích, yêu
cầu bài học.Và điều quan trọng là làm cho những học sinh ở miền Đông Nam Bộ
có cảm nhận bao quát, chân thực, đọng lại trong các em một bức tranh mùa thu đặc
sắc, điển hình; qua đó thấy được tình yêu làng cảnh của nhà thơ đồng thời nhen
nhóm ngọn lửa yêu cảnh đẹp quê hương trong mỗi học sinh.

* Bài Từ ấy của Tố Hữu. Giáo dục học nhận thức, xác định giá trị bản thân
về một cuộc sống có lí tưởng đúng đắn, gắn bó, hòa nhập với mọi người .Vì vậy,
trong quá dẫn giảng giáo viên không ngừng gợi mở những khía cạnh, những con
người thực, việc thực trong đời sống xung quanh. Bản thân nhà thơ là một minh
chứng, từ một thanh niên thuộc giai cấp tiểu tư sản trở thành một Đảng viên ưu tú
của ĐCSVN là cả quá trình chuyển biến trong nhận thức và tình cảm của Tố Hữu.
Đây là kết quả không dễ gì đạt được.Trong bài dạy đến chi tiết tác giả đặt cái tôi
cá nhân vào cái ta cộng đồng để tạo thành sức mạnh chung của cả dân tộc, giáo
viên có thể liên hệ ngay với học sinh trong lớp về ý thức trách nhiệm của bản thân
với tập thể lớp, từ đó các em hình dung, liên tưởng đến vấn đề mà Tố Hữu đề cập,
rút ra bài học nhận thức cho bản thân.
2.3.3/Lớp 12
7


* Khi dạy bài Sóng của Xuân Quỳnh. Giáo viên giáo dục các em về tình
yêu trong lứa tuổi học đường: Qua hình tượng Sóng, trên cơ sở khám phá sự tương
đồng, hòa hợp giữa Sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha,
nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của
đời người. Từ đó, giúp các em nhận thức rằng: Tình yêu là một tình cảm cao đẹp
của con người, là một hạnh phúc lớn lao của con người.
Ở lứa tuổi các em, phần lớn các em đã biết rung động, biết để ý và nhiều HS
đã yêu. Tuy nhiên, các em còn khá non nớt và hiểu về tình yêu còn bồng bột, nông
cạn. Vì vậy, khi dạy đến bài này, tâm lí của HS rất hào hứng. Những HS đã yêu
hào hứng đón nhận; những HS đang yêu và cả những HS chưa yêu, nhắc đến đề tài
Tình yêu, hầu hết HS đều rất thích và chăm chú. Vì thế, GV một mặt phải dạy bài
học để HS hiểu thêm về Xuân Quỳnh, hiểu nội dung và nghệ thuật của Sóng. Một
mặt phải trang bị thêm kiến thức về tình yêu học đường. Kể cho các em nghe
những câu chuyện liên quan đến tình yêu mang tính giáo dục và học tập. Các em
rút ra được gì sau những câu chuyện, sau những lời liên hệ bổ ích của GV . Từ đó

các em thấy mình giống và khác trong những câu chuyện như thế nào, thấy môn
văn gần gũi với các em .
* Qua bài Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm:
- Giáo dục tinh thần yêu nước và hiểu thêm về Đất Nước: ĐN không ở đâu xa mà ở
trong căn nhà, trong hạt gạo ta ăn hàng ngày, trong môi trường học tập, sinh
hoạt…và ở ngay trong mỗi chúng ta, vì vậy, chúng ta hãy bảo vệ và yêu ĐN như
yêu cơ thể chúng ta…chúng ta phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ đất nước…
- Giáo dục lòng tự hào về nguồn gốc, về dân tộc, về truyền thống tốt đẹp của con
người VN. Từ đó giúp HS thêm yêu cội nguồn và đất nước, phải cố gắng học tập...
- GV đặt vấn đề : Bản thân em cần có trách nhiệm và nghĩa vụ gì với ĐN ? Cần ra
sức học tập, tu dưỡng đạo đức... như vậy cũng là cống hiến, là góp sức mình cho
ĐN thêm giàu mạnh...
* Bài đọc thêm Một người Hà Nội của Nguyễn Khải :
+Qua việc dạy con của bà Hiền giáo viên có thể cho học sinh nhận xét về
cách dạy.
+Bà Hiền dạy con từ những cái nhỏ nhất : ngồi ăn, cầm bát, cầm đũa,..giáo
viên đặt câu hỏi gợi mở , chốt lại : đây không phải chuyện sinh hoạt vặt vãnh mà
nó là văn hóa sống.
+Bà Hiền dạy con phải có lòng tự trọng. Giáo viên gợi mở học sinh nhận
thức : con người phải có lòng tự trọng dù trong bất kì hoàn cảnh nào. Bởi lòng tự
trong không cho phép con người ta sống ích kỷ, hèn nhát.Từ đó giáo viên liên hệ
thêm một số tấm gương có lòng tự trọng mà các em biết trong cuộc sống.
* Bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 của Cô –
Phi – An – Nan. Giáo dục các em biết thêm về căn bệnh thế kỷ.
Qua bài này giúp HS tự nhận thức: Nhận thức được đây là một căn bệnh thế
kỷ có tính chất nóng bỏng của toàn cầu. Từ đó, xác định được trách nhiệm của mỗi
cá nhân khi tham gia vào cuộc chiến đấu này, có những hành động thiết thực góp
phần ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh thế kỷ.
8



Giao tiếp/ trình bày ý tưởng: Thảo luận, trao đổi với bạn bè, thầy cô,...về hiện
trạng cuộc chiến đấu phòng chống AIDS hiện nay, tác hại, nguy cơ lây lan của căn
bệnh thế kỷ và những giải pháp để góp phần vào cuộc chiến này.
Ra quyết định: Xác định những việc cá nhân và xã hội cần làm để góp phần
vào cuộc chiến đấu chống lại căn bệnh thế kỷ.
*Bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Giáo dục các em
biết cảm thông và rung động, biết thêm một số vấn đề mà xã hội đang quan tâm…
Đây là bài mới đưa vào trong sgk, nội dung tác phẩm rất gần gũi trong cuộc
sống. Những cảnh trong tác phẩm này gần như chúng ta đã bắt gặp đâu đó. Qua tác
phẩm này, ngoài nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, GV có thể liên hệ thêm đến
vấn đề bạo lực gia đình và tình trạng sinh nhiều con, nguyên nhân và hậu quả của
chúng. Từ đó, giúp các em hiểu thêm về tác hại của bạo lực gia đình, của vấn đề
sinh nhiều con, gia đình lại nghèo, con cái thất học…đặc biệt, lại sống nhờ trên
sông nước.
Qua bài này, rèn cho HS có kĩ năng thể hiện sự cảm thông: là khả năng có
thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, qua đó hiểu rõ cảm xúc
và tình cảm của người khác và cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ.
Nói tóm lại, qua bài này, GV giáo dục cho HS :
Biết và khắc sâu hơn về tấm lòng của người mẹ. Người đàn bà trong tác
phẩm nói riêng và người mẹ Việt Nam nói chung: yêu thương con vô bờ bến, hi
sinh và chịu đựng tất cả vì con. Đọc tác phẩm, chúng ta không thể nào quên được
câu trả lời của người đàn bà ở Tòa án huyện: “Vui nhất là lúc nhìn đàn con tôi
chúng nó được ăn no…” và nhiều vấn đề khác.
Từ đó, các em hiểu hơn về tác phẩm, hiểu hơn về cuộc đời. Nhân vật người đàn
bà và những gì liên quan sẽ khắc sâu trong tâm trí của các em. Giúp các em biết
nhìn đa diện hơn về cuộc đời, hiểu thêm nhiều vấn đề trong cuộc đời, biết cảm
thông cho nỗi đau người khác.
* Bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt ( trích) của Lưu Quang Vũ. Giáo
dục về lối sống của con người.

- Qua cuộc đối thoại giữa hồn và xác là cuộc đấu tranh giữa các mặt khác nhau
trong một con người, tác giả muốn nhắn gửi: Con người cần chăm sóc nội dung và
hình thức, con người nhu cầu và con người thiên chức, cái cao cả và cái tầm
thường để thống nhất, hài hoà giữa hồn và xác.
- Lời cảnh báo của tác giả: Khi con người phải sống trong dung tục thì sớm hay
muộn những phảm chất tốt đẹp cũng sẽ bị cái dung tục ngự trị, lấn át và tàn phá. Vì
thế, phải đấu tranh để loại bỏ sự dung tục, giả tạo để cuộc sống trở nên tươi sáng
hơn, đẹp đẽ và nhan văn hơn.
- Qua đối thoại giữa hồn với Đế Thích:
+ Cho thấy cái nhìn quan liêu, hời hợt về cuộc sống của con người.
+ Khẳng định không thể chữa sai bằng cách vá víu, tạm bợ; nếu không sẽ càng
trầm trọng (vì nó không đem lại kết quả tốt đẹp mà gây ra tai hoạ cho nhiều người
tốt, tạo cơ hội cho những kẻ xấu sách nhiễu, làm vẫn đục cuộc sống).
9


- Đoạn kết: qua lời thoại của Trương Ba và cái Gái: Kết thúc vở kịch, hồn TB
chấp nhận cái chết , một cái chết làm sáng bừng lên nhân cách đẹp đẽ của Trương
Ba, thể hiện sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp và sự sống đích thực.
-> GV rút ra giá trị tư tưởng:
- Phê phán:
+ Hai quan niệm sống lệch hoặc chỉ chú trọng đến thân xác, ham muốn vật chất,
hoặc chỉ chú trọng đến đời sống tinh thần.
+ Lối sống giả tạo làm con người có nguy cơ rơi vào con đường tha hoá, đánh
mất mình.
+ Những tiêu cực trong xã hội: lối sống và cái nhìn hời hợt, sửa cái sai này bằng
cái sai khác.
- Kêu gọi con người hãy sống là chính mình, biết đấu tranh để hoàn thiện nhân
cách.
→ Giá trị nhân văn của tác phẩm.

- Nói tóm lại, đây là vở kịch đầy ý nghĩa, từ tác phẩm, GV định hướng cho các em
rút ra những bài học bổ ích cho chính mình. Sau đó, khẳng định lại ý nghĩa của
văn bản: Một trong những điều quý giá nhất của mỗi con người là được sống là
mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình có và theo đuổi. Sự sống chỉ thật sự có
ý nghĩa khi con người được sống trong sự hài hòa tự nhiên giữa thể xác và tâm
hồn.
* Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Trong quá trình dạy học bài này, đặc biệt là phần đọc – hiểu văn bản. GV
giúp HS từ việc cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp tự nhiên nên thơ, vẻ đẹp trầm lắng,
tích đọng lịch sử - văn hóa bao đời của dòng sông Hương qua ngòi bút tài hoa, tinh
tế của Hoàng Phủ Ngọc Tường – người nghệ sĩ nặng lòng với Huế, gợi liên hệ
đến tình yêu thiên nhiên, ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, những giá trị từ
môi trường lịch sử - văn hóa.
- Cụ thể: Khi tìm hiều : Sông Hương nhìn trong mối quan hệ với kinh thành Huế,
GV có thể liên hệ và khẳng định:
Sự xuất hiện một loạt các địa danh văn hóa vốn gắn liền với xứ Huế thực không
vô tình, tác giả muốn nói với bạn đọc: Sông Hương chính là hiện thân, là bộ mặt, là
linh hồn của văn hóa Huế. Người Việt nào cũng yêu con sông ngọn suối gắn bó với
cuộc đời, với quê hương, với dân tộc mình. Thiên nhiên đã tô điểm cho cuộc sống
những màu sắc, hình hài, những giá trị văn hóa lớn lao.
- Từ tác phẩm đó, rút ra ý nghĩa của văn bản: Thể hiện những phát hiện , khám phá
sâu sắc và độc đáo về sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự
hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương.
Giáo viên liên hệ: Tuổi thơ lớn lên, trong cuộc đời mỗi người đều gắn với một con
sông. Những con sông đã tô điểm cho cuộc đời và con người, những con sông như
chứng nhân của thời gian, của đời người. Vì vậy, hãy yêu và bảo vệ những con
sông …
Do đặc trưng của môn Văn là tổng hợp nhiều tri thức cả khoa học và đời
sống, nó có trong cả ba phân môn của chương trình THPT. Với dung lượng lớn
10



như vậy chúng ta có thể vận dụng liện hệ thực tế bất kì lĩnh vực nào, nhằm giáo
dục cho học sinh những nội dung phong phú có ý nghĩa thiết thực trong đời sống
và việc hoàn thiện nhân cách của các em. Tuy nhiên cũng cần căn cứ vào điều kiện
thời gian, tùy vào hoàn cảnh, đối tượng để giáo viên vận dụng liện hệ thực tế mở
rộng vấn đề mang tính giáo dục đạt hiệu quả cao nhất.
2.4/ Giáo án minh họa:
Đọc văn

CÂU CÁ MÙA THU
(Thu điếu) - Nguyễn Khuyến –
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu Việt Nam vùng
đồng bằng Bắc Bộ và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân.
- Tài năng thơ Nôm với bút phát tả cảnh và nghệ thuật sử dụng từ ngữ của
Nguyễn Khuyến.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Vẻ đẻp của bức tranh mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, tình yêu
thiên nhiên, đất nước và tâm trạng của tác giả.
- Sự tinh tế, tài hoa trong nghệ thuật tả cảnh và trong cách sử dụng ngôn từ
của Nguyễn Khuyến.
2. Kĩ năng
- Biết cách đọc- hiểu bài thơ Đường luật
- Phân tích, bình giảng thơ.
C. NỘI DUNG LÊN LỚP
1. Ổn định, kiểm tra
- Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra bài cũ:

Câu 1. Em hãy đọc thuộc bài thơ và em hiểu như thế nào về câu thơ “vầng
trăng bóng xế khuyết chưa tròn”?
Câu 2. Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương được bày
tỏ trong bài thơ Tự tìnhII thế nào?
2. Tiến trình tổ chức dạy học bài mới
Hoạt động của Gv và Hs

Nội dung

* Hoạt động 1:
- Tạo tâm thế : giới thiệu bài hay
- Tìm hiểu tiểu dẫn
Gv gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn. Nêu nét cơ bản về tác I. Tiếu dẫn
giả?
1. Tác giả
11


Hs: Đọc và suy nghĩ trả lời
Gv: Nhận xét, chốt ý
Gv: Em hãy nêu xuất xứ,đề tài và bố cục bài thơ?
Hs: Suy nghĩ trả lời
GVBS: -Đóng góp chủ yếu nhất của Nguyễn Khuyến là thơ
Nôm viết về làng cảnh Việt Nam. Tuy nhiên trong thơ Nôm
của ông đặc biệt nhất là chùm thơ thu.
Xuân Diệu nhận xét :“Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong
văn học Việt Nam là thơ Nôm.Mà thơ Nôm của ông nức
danh nhất là ba bài thơ thu Thu điếu, Thu vịnh,Thu ẩm ”.
- Có hai cách chia:
+ Chia theo bố cục thơ đường luật gồm 4 phần: đề, thực,

luận, kết.
+ Chia theo nội dung cảm xúc gồm 2 phần: cảnh thu và
tình thu
Ở bài này chúng ta nên đọc- hiểu theo nội dung cảm xúc .
* Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản
Gv: Cho học sinh đọc diễn cảm bài thơ
- Tìm hiểu hai câu đề :Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
- Sự quan sát của tác giả về cảnh thu như thế nào?
- Trong bức tranh thu hoàn hảo ấy, em có thể chỉ ra nét
riêng của cảnh thu?
- Ấn tượng nhất ở bức tranh thu là gì?
GVBS :- Nếu như ở Thu vịnh cảnh thu được đón nhận từ
cao xa tới gần rồi từ gần đến cao xa thì ở Thu điếu cảnh thu
được đón nhận từ gần tới cao xa rồi từ cao xa tới gần.
Liên hệ : - Gv trình chiếu cảnh ao cá, ngõ trúc

Nguyễn Khuyến là bậc
túc nho tài năng, có cốt
cách thanh cao, có tấm
lòng yêu nước thương
dân nhưng bất lực trước
thời cuộc; được mệnh
danh là “nhà thơ của dân
tình làng cảnh Việt
Nam”.
2. Bài thơ
a. Xuất xứ
Bài thơ nằm trong
chùm thơ thu (3 bài) của

Nguyễn Khuyến.
b.Đề tài: mùa thu quen
thuộc
c. Bố cục: đề-thực-luậnkết.( hoặc 2/4/2)
II. Đọc - hiểu văn bản
1.Cảnh thu:
* Hai câu đề: Giới thiệu
mùa thu với hai hình ảnh
vừa đối lập, hài hòa bộc
lộ rung cảm tâm hồn thi
sĩ trước cảnh đẹp mùa
thu.

12


13


- Kể chuyện câu cá - gắn với tuổi thơ-> hoạt động
giải trí bổ ích hiện nay.

Gv cho học sinh tìm hiểu hai câu thực:
Sóng biếc theo làn hơi gợi tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tác giả tiếp tục miêu tả bức tranh mùa thu với những hình
ảnh nào?
Hs: Suy nghĩ trả lời

*Hai câu thực

+Nghệ thuật đối: sóng
gợn / lá rơi, xanh / vàng
->màu sắc ,âm thanh đậm
nét đường thi => Tiếp tục
nét vẽ về mùa thu với
hình ảnh sóng biếc gợn
thành hình, lá vàng rơi
thành tiếng, gợi vẻ tĩnh
lặng của mùa thu.

Gv cho học sinh tìm hiểu hai câu luận:
* Hai câu luận
Tầng mây lơ lững trời xanh ngắt
Không gian của bức
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Không gian bức tranh mùa thu được mở ra theo những tranh thu được mở rộng
cả về chiều cao và chiều
chiều nào?
sâu với nét đặc trưng của
Hs: Suy nghĩ trả lời->Gv chốt ý.
cảnh thu đồng bằng Bắc
Bộ thanh, cao, trong, nhẹ,
Liên hệ: Xuân Diệu cảm nhận :

Đỗ trời xanh ngọc qua muôn lá
14


Thu đến nơi nơi động tiếng huyền
=> Cách vận dụng các từ đắt, dựng lên một bức tranh

thu tuyệt đẹp của làng quê Bắc Bộ. Bài thơ không chỉ
thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn là cái hồn của cuôc
sống ở nông thôn xưa, dân dã nhưng vẫn đầy sức sống
“Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao,
xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có
một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi” - Xuân
Diệu

Tóm lại cảnh thu đẹp
nhưng đượm buồn.(mang
đặc trưng của vùng quê
bình lục Hà Nam)

Giáo dục tình yêu thiên nhiên:
- Bức tranh thiên nhiên mùa thu Bắc Bộ tuyệt đẹp để lại
trong em ấn tượng như thế nào ?
- Em có những hiểu biết sâu sắc gì hơn về vẻ đẹp của
mùa thu miền Bắc Việt Nam ?
2.Tình thu:
Gv : Đằng sau bức tranh thu tuyệt đẹp là tâm tình của con
người.Tâm tình đó thể hiện như thế nào ở hai câu cuối bài
thơ ?
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Gv: Từ đâu ởcâu thơ cuối nên hiểu như thế nào?
- Đâu có cá (phủ định) (1)
- Đâu đó (khẳng định) (2)
Cho học sinh chia nhóm thảo luận -> GV hướng dẫn học
sinh hiểu cách thứ 2.
Gv: Theo em, tác giả nói chuyện câucá nhưng thực chất là

để nói điều gì?
Học sinh thảo luận trả lời.
GVBS:Cõi lòng nhà thơ yên tĩnh trong sự cảm nhận độ
trong veo của nước, gợn tí của sóng, rơi khẽ của lá. Đặc
biệt: cái tĩnh lặng trong tâm hồn thi nhân gợi lên từ âm
thanh tiếng cá đớp mồi.
Gv: Em hiểu gì về tình cảm của nhà thơ?
Hs: Suy nghĩ trả lời?
Giaó dục kĩ năng sống: cho học sinh thảo luận về cách
thể hiện cảm xúc của bài thơ, qua đó tìm hiểu vẻ đẹp của
mùa thu và tâm sự của Nguyễn Khuyến.
->Từ cách thể hiện cảm xúc cũng như tình cảm của nhà
thơ , em có liên hệ gì với bản thân (đối với thiên nhiên,
quê hương, đất nước mình) ?

* Hai câu kết
Hình ảnh của ông câu
cá trong không gian thu
tĩnh lặng và tâm trạng u
buồn trước thời thế.

3. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ giản dị, trong
Gv: Em hãy nêu những nét chính về nghệ thuật của bài sáng
thơ?
- Sử dụng tử vận (vần eo)
15


Hs: Suy nghĩ trả lời?


* Hoạt động 3: Tổng kết
GV yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
HS đọc ghi nhớ
Gv nêu ý nghĩa văn bản
* Hoạt động 4: Luyện tập
Gv gợi ý cho học sinh làm bài tập?
Học sinh lên bảng làm luyện tập.
1. Phân tích cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong
bài thơ.
2. So sánh ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến để thấy được
nét độc đáo của từng bài thơ.

- Thủ pháp đối lập góp
phần diễn tả một không
gian vắng lặng, thu nhỏ
dần, phù hợp với tâm
trạng đầy uẩn khúc của cá
nhân.
- Lấy động nói tĩnh .
III. Tổng kết
- Ghi nhớ SGK
- Ý nghĩa văn bản
Vẻ đẹp của bức tranh
mùa thu, tình yêu thiên
nhiên, đất nước và tâm
trạng thời thế của tác giả.
IV. Luyện tập SGK

D. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP Ở NHÀ

1. Hướng dẫn học bài
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Theo Xuân Diệu, trong ba bài thơ thu chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, Thu
điếu (điển hình hơn cả). Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến của nhà thơ./.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Trong quá trình vận dụng sự liên hệ mang tính giáo dục cho các em như :
giáo dục môi trường, giáo dục tình yêu thiên nhiên, giáo dục lòng yêu nước, lòng
tự hào dân tộc, khát vọng lập công vì nước, ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với
cộng đồng, tính cương trực, thật thà, dũng cảm hành động vì nghĩa, học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cung cấp thêm những kiến thức về văn hóa
các vùng miền có liên quan đến trong bài học. Đặc biệt, lồng ghép giáo dục tình
yêu trong sáng ( một đề tài mà độ tuổi các em rất quan tâm ), nói thêm về bạo hành
gia đình nói riêng và bạo lực nói chung để các em hiểu thêm về những vấn đề
trong cuộc sống. Trang bị thêm cho các em về vấn đề gia đình như: sinh nhiều con,
nạn thất học, cuộc sống khó khăn, túng thiếu về vật chất…sẽ ảnh hưởng như thế
nào đến cuộc sống…Đây là những kiến thức hình thành kĩ năng sống bổ ích cho
các em làm hành trang vững chắc để bước vào đời.
Qua quá trình giảng dạy tôi thấy việc liện hệ thực tế có tính giáo dục đạt
được kết quả cao: học sinh hứng thú hơn với môn Văn, thích học và lắng nghe hơn,
hiệu quả thể hiện rõ rệt qua những bài làm văn, chất lượng môn học được nâng lên
đáng kể.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
16


- Đề tài là một kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong quá trình dạy môn Văn trong
nhà trường, bản thân cũng đã thu nhận được hiệu quả khi việc áp dụng đề tài, nên
tôi mạnh dạn đưa ra đây với mong muốn: Tùy vào đối tượng học sinh, tùy theo các
giáo viên, chúng ta có thể áp dụng đề tài đưa môn Văn liên hệ thực tế để giúp HS
học môn Văn tốt hơn.

- Bản thân tôi thấy có hiệu quả đối với việc dạy phân môn Đọc văn, trong năm
học tới, tôi sẽ mạnh dạn áp dụng đề tài này ở cả ba phân môn và khối- lớp mà tôi
được phụ trách.
- Trên đây là kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra được trong quá trình giảng
dạy, thấy đạt được một số kết quả nhất định và có thể áp dụng trong khi dạy cả ba
phân môn.
V. KẾT LUẬN
Thực hiện đề tài này trong quá trình giảng dạy, tôi đã nhận ra rằng: Môn
Văn có liên quan mật thiết đến cuộc sống . Nhà thơ Tố Hữu trong bài Từ ấy đã nêu
rõ ý thức cá nhân với cuộc sống : Tố Hữu đã đặt mình giữa dòng đời và trong môi
trường rộng lớn của quần chúng lao khổ, ở đấy Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và
sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình yêu mến, bằng sự giao
cảm của trái tim. Qua đó, Tố Hữu cũng khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn
học và đời sống …
Cùng với mọi lĩnh vực khác của đời sống xã hội, văn học chính thức bước
vào công cuộc đổi mới ngày càng được triển khai một cách toàn diện, triệt để và
hiệu quả đã gần một phần tư thế kỷ. Thời gian như vậy có thể xem là đủ nhằm đạt
tới sự bình tâm, tĩnh trí để xem xét lại, xem xét thêm mọi chuyện, mọi điều cho
thật thấu tình đạt lý. Hầu như bất cứ ai, dù ở khuynh hướng tư tưởng nào, nếu
lương tri còn được thức tỉnh, cũng sẽ dễ đi tới nhất trí với nhau rằng, đã tồn tại
những cái bất biến trong dòng chảy liên tục, bất ngờ của đời sống, trong đó có đời
sống văn chương . Không thế, mọi chuyện sẽ tự rối tung lên, bất chấp mọi ý định
chính đáng nhất cùng mọi ý nguyện tốt đẹp nhất của con người. Một trong những
cái bất biến thuộc về nguyên lý đó liên quan tới lĩnh vực quan tâm của chúng ta
nằm ngay trong mối quan hệ căn cốt, mối quan hệ máu thịt giữa văn học với đời
sống của nhân dân và thời đại mình. Bởi một lẽ thật giản dị: con người và xã hội
vốn sinh ra văn học là để thỏa mãn nhu cầu tinh thần giàu có và cao đẹp vô hạn của
chính mình, vậy nên, văn học không thể, nếu như không muốn nói là không được
phép, ngoảnh mặt lại với con người và xã hội . Vấn đề duy nhất đặt ra chỉ còn là:
cần phải đáp ứng nhu cầu của đời sống bằng chính đặc trưng của văn

chương. Không thế, thì ngược lại, chính con người và xã hội sẽ ngoảnh mặt lại với
văn học, coi là thứ đồ giả, đồ thừa, không chỉ không cần thiết mà còn tốn tài hao
lực, cản trở tới sự phát triển tự nhiên, sống động của đời sống.
“Văn học là nhân học” – M.Gorki. Nắm được đặc trưng của môn học giúp
người dạy có cái nhìn bao quát, toàn diện, đưa ra những giải pháp phù hợp giúp
học sinh lĩnh hội được tốt nhất, hiệu quả tự nhiên những tri thức mà môn Văn cung
cấp.
17


Có thể khẳng định rằng: trong nhà trường không có môn khoa học nào có
thể thay thế được môn Văn .Vì đó là môn học vừa giáo dục hình thành nhân cách
vừa vun đắp tâm hồn cho học sinh .Trong thời đại hiện nay ,khoa học kĩ thuật phát
triển nhanh chóng, môn Văn sẽ giữ lại tâm hồn con người, giữ lại những cảm
giác nhân văn để con người tìm đến với con người, trái tim hòa cùng nhịp đập
trái tim. Chính vì vậy, hãy để những nội dung giáo dục thái độ đạo đức, những thái
độ đối với môi trường, những bài học về cuộc sống, những giá trị đạo đức cao đẹp
của Bác Hồ tự nhiên đi vào lòng các em , tự nhiên biến thành hành vi đạo đức tích
cực của các em một cách nhẹ nhàng , khéo léo và tinh tế.
Trên đây là một vài vấn đề xung quanh việc liên hệ thực tế có ý nghĩa giáo
dục trong giờ dạy Đọc văn . Bài viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhân
được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp !
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 10,11,12 tập 1 – Nhà xuất bản giáo dục.
2. Sách giáo khoa Ngữ văn 10,11, 12 tập 2 – Nhà xuất bản giáo dục.
3.Tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường.
4.Tài liệu Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – Bộ Giáo dục
và đào tạo- Hà Nội , tháng 8/2010.
5. Sách chuẩn kiến thức- kĩ năng NXB Giáo dục và đào tạo.
Long Thành, ngày 01 tháng 05 năm 2013.

Người viết

Nguyễn Thị Lê.

18


BM04-NXĐGSKKN

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị Trường THPT
Nguyễn Đình Chiểu

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Long Thành, ngày tháng 05 năm 2013

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học:2012-2013
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Vấn đề liên hệ thực tế trong giờ dạy Đọc văn ở THPT .
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Lê
Chức vụ: Tổ Trưởng tổ Văn
Đơn vị: Trường PTTH Nguyễn Đình Chiểu – Long Thành – Đồng Nai
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 


- Phương pháp giáo dục



- Lĩnh vực khác: ........................................................ 

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 

Trong Ngành 

1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
-

Có giải pháp hoàn toàn mới

-

Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có




2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao 

-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại
đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng:
Tốt 
Khá 
Đạt 
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của
người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh
nghiệm.
19


XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)


THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

20



×