Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKKN dạy học các bài “ôn tập PHẦN văn học” NGỮ văn 12 THEO TINH THẦN đổi mới PHƯƠNG PHÁP dạy học và KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.52 KB, 9 trang )

SKKN: Dạy học các bài “Ôn tập phần văn học”, Ngữ văn 12 chương trình Chuẩn

DẠY HỌC CÁC BÀI “ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC”
NGỮ VĂN 12 THEO TINH THẦN ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ.
I.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
“Ôn tập phần văn học” là bài khá quan trọng trong chương trình Ngữ văn 12,
được sắp xếp ở cuối mỗi học kì . Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ
đề cập đến các bài “Ôn tập phần văn học” thuộc chương trình Chuẩn (cơ bản) .
Các bài này được phân bố ở tuần 18 ( học kì I) và tuần 36 (học kì II) với tổng
số tiết không nhiều ( khoảng 04 tiết).Ý thức được tầm quan trọng của bài học
này, có lẽ các giáo viên dạy Ngữ văn 12 ai cũng quan tâm và đều chú trọng đầu
tư dạy học theo cách riêng. Với tư cách là giáo viên phụ trách môn Ngữ văn 12
nhiều năm, tổ trưởng chuyên môn phụ trách môn Ngữ văn của trường THPT
Nguyễn Trãi, chúng tôi mạo muội đề xuất cách làm của mình khi dạy học các
bài này.

II.

THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ
TÀI:
1. Thuận lợi:
- Ngữ văn là một trong các môn thi Tốt nghiệp thường xuyên . Dù
muốn dù không thì môn học cũng nhận dược sự quan tâm của các cấp
lãnh đạo ngay từ đầu năm học: đa số các trường đã thực hiện tăng tiết
cho môn học, nhất là các trường ngoài công lập. Với mục đích giãn
tiết, có đủ thời gian cho việc ôn thi. Trường THPT Nguyễn Trãi chúng
tôi, năm học này cũng thực hiện tăng tiết Ngữ văn từ đầu năm cho
các lớp12 ban A thường ( phân biệt với lớp chọn – 12A1, 12A2) mỗi


tuần 2 tiết ( dùng để luyện thi trái buổi); tăng cho các lớp 12B học Tự
chọn trong giờ chính khóa (01 tiết ở mỗi học kì), chưa kể 02 tiết
luyện thi trái buổi mỗi tuần. Tất cả các lớp 12 trường chúng tôi trong
năm học này ( và những năm về sau) đều học chương trình cơ bản
môn Ngữ văn.
- Các giáo viên được phân công dạy học Ngữ văn 12 đều ý thức được
trách nhiệm của mình trong việc hướng dẫn học sinh thực hiện môn
học nhằm đạt hiệu quả trong các kì thi.
- Học sinh cũng phần nào ý thức được nhiệm vụ học tập đối với môn
học để thi Tốt nghiệp, nhất là các học sinh chọn các khối thi Đại học
có môn Ngữ văn.
2. Khó khăn:
- Các môn học thuộc về khoa học xã hội nói chung , môn Ngữ văn nói
riêng không nhận được sự quan tâm thích đáng của người học. Do
nhiều nguyên nhân ( đã được nhiều người đề cập, đúc rút ở nhiều bài
viết).
- Học sinh khối 12 của trường chúng tôi năm học 2012- 2013 gồm 10
lớp chia đều cho hai ban Khoa học Tự nhiên và Cơ bản. Nhưng đa số

Người thực hiện : Thái Thị Kim , THPT Nguyễn Trãi, Đồng Nai

1


SKKN: Dạy học các bài “Ôn tập phần văn học”, Ngữ văn 12 chương trình Chuẩn

các em HS đều chọn thi đại học khối A, khối A1 nên các em chỉ đầu
tư cho các môn Toán, Lí, Hóa, Anh văn. Quĩ thời gian có hạn, nên
các em học các môn xã hội chỉ là đối phó cho qua, thậm chí một số
em còn xác định “hi sinh” các môn học xã hội (Thi tốt nghiêp 6 môn

với tổng điểm 30 là đậu; điểm liệt mỗi môn là 0, kiểu gì cũng đậu).
- Thi Tốt nghiệp tú tài không mấy khó khăn, nhất là những năm gần
đây, nhiều trường đạt kết quả cao ngất ngưởng (100%).Xét bề nổi , đó
là điều đáng mừng. Xét bề sâu, thì đó là điều đáng lo, kết quả cào
bằng, triệt tiêu động lực phấn đấu của người học, khó khăn nhiều cho
những người dạy môn xã hội, môn Ngữ văn không ngoại lệ.
3. Các số liệu thông kê:
Kết quả bài kiểm tra chất lượng đầu năm ( bài viết số 1) môn Ngữ văn của
hai lớp 12A1 và 12B1( Từ sổ điểm cá nhân ban đầu của chúng tôi):
Lớp
12A1
12 B1
Tổng

Sĩ số HS
41
42
83

Điểm <5
03
20
23

Điểm 5- 6
34
20
54

Điểm 7- 8

05
02
07

Điểm 9-10
0
0
0

III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lí luận:
-Quan điểm của các nhà khoa học:
+ Theo quan điểm đổi mới thì quá trình dạy học gồm “ một hệ thống các hành
động có mục đích của giáo viên tổ chức hoạt động trí óc và chân tay của học
sinh, đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh được nội dung học, đạt được mục tiêu
xác định ; Làm cho nhiệm vụ học tập tới tất cả các học sinh; Tạo điều kiện
cho nhiều phong cách , tiềm năng học tập khác nhau; Tạo môi trường cho
sự hòa trộn, thúc đẩy lẫn nhau trong học sinh vì sự phát triển toàn diện;
Tạo cơ hội cho học sinh tự tìm hiểu chính mình, tự khẳng định mình”.
( Trích từ tài liệu tập huấn “Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh
giá” của Bộ GD& ĐT).
+ Những người biên soạn chương trình, SGK và SGV đã chỉ rõ Kết quả
cần đạt và Mục tiêu bài học khi dạy học các bài “Ôn tập phần văn học” như
sau:
*. Đối với học sinh:
+ Nắm được một cách hệ thống và biết cách vận dụng linh hoạt , sáng tạo
những kiến thức cơ bản về Văn học Việt Nam và Văn học nước ngoài đã học
trong chương trình 12 ở học kì I , học kì II.
+ Có năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ: Sự kiện, vấn đề, tác phẩm,
hình tượng, ngôn ngữ văn học…

( Tổng hợp từ sách giáo khoa Ngữ văn 12 , chương trình Cơ bản trang 196- tập
I và trang 213 - tập II) .
*. Đối với giáo viên:
Giúp học sinh:
Người thực hiện : Thái Thị Kim , THPT Nguyễn Trãi, Đồng Nai

2


SKKN: Dạy học các bài “Ôn tập phần văn học”, Ngữ văn 12 chương trình Chuẩn

+ Tổng kết, ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về văn học
Việt Nam và văn học nước ngoài đã học trong SGK Ngữ văn lớp 12, tập I, II;
vận dụng linh hoạt và sáng tạo những kiến thức đó.
+ Rèn luyện năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ: sự kiện , tác giả, tác
phẩm , hình tượng, ngôn ngữ văn học …
( Tổng hợp từ sách giáo viên Ngữ văn 12 , chương trình Cơ bản trang 215 - tập I
và trang 175 - tập II) .
- Các vấn đề đặt ra:
+ Như đã trình bày ở trên, về tình trạng chung của học sinh trường Nguyễn
Trãi , đa số thi khối A nên không mấy quan tâm tới môn Ngữ văn .
+ Hai lớp chúng tôi được phân công dạy học Ngữ văn trong năm học này là:
12A1- lớp nguồn ban A với 100% học sinh của lớp thi đại học khối A, nên
không có một tiết tăng nào cho môn Ngữ văn trong học kì I và 12B1 – một
lớp có kết quả thi môn Ngữ văn học kì II thấp nhất khối 11 năm ngoái (khoảng
một nửa số học sinh có điểm dưới 5 ở kì thi này). Điều đó được lặp lại ở bài
kiểm tra chất lượng Ngữ văn đầu năm của lớp 12B1( theo số liệu thống kê ở
bảng trên). Một lớp tuy có khả năng học nhưng lại không có động lực, mục đích
về môn học( 12A1). Một lớp hầu như mất căn bản về môn học , đồng thời rất
chểnh mảng, thờ ơ với môn học( 12B1- đa số là học sinh nam ). Các lớp 12

khác của trường cũng có tình trạng tương tự. Dạy học như thế nào với những
đối tượng học sinh này để đạt được hiệu quả ? Làm sao cho các em chịu học để
có đủ kiến thức vượt qua các kì thi? Đó là điều chúng tôi trăn trở, suy nghĩ.
Thật là nan giải!
+ Cấu trúc đề thi Ngữ văn cuối học kì I, cuối học kì II, Tốt nghiêp, Đại học
gồm 3 câu thì kiến thức văn học chiếm 2 câu ( 7 / 10 điểm). Chúng tôi thiển
nghĩ: nếu hướng dẫn học sinh học tốt bài “Ôn tập phần văn học”, đạt được Mục
tiêu bài học thì có thể nắm chắc thành công được một nửa, ít nhất đa số học
sinh cũng lấy được điểm 5 trở lên.
+ Để đạt được Yêu cầu của bài học( đối với HS) và đạt được Mục tiêu bài
dạy học( đối với giáo viên) chỉ trong vài tiết học của phân phối chương trình
cho bài “Ôn tập phần Văn học” đó là điều không tưởng đối với hoàn cảnh dạy
học và đối tượng dạy học của chúng tôi.
2. Nội dung , biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
Điều kiên tiên quyết để thành công trong giáo dục là: dạy học phải phù hợp
với đối tượng. Căn cứ vào đối tượng cụ thể để lựa chọn phương pháp dạy học
tương ứng. Dạy học là lựa chọn, lựa chọn nội dung , lựa chọn phương pháp thế
nào để phù hợp với đối tượng tiếp nhận. Với Mục tiêu cần đạt của bài dạy học
và Đối tượng học sinh như đã đề cập ở trên, chúng tôi đã lựa chọn cách dạy
học như sau:
+ Xác định nội dung cụ thể : Nội dung của bài “Ôn tập phần văn học” được
rải đều trong cả hai học kì .
Người thực hiện : Thái Thị Kim , THPT Nguyễn Trãi, Đồng Nai

3


SKKN: Dạy học các bài “Ôn tập phần văn học”, Ngữ văn 12 chương trình Chuẩn

• Học kì I gồm các bài: Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng

tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX; Hai bài văn Nghị luận - Tuyên
ngôn độc lập của Hồ Chí Minh , Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng
trong bầu trời văn nghệ dân tộc của Phạm Văn Đồng; năm bài thơ –
Tây Tiến của Quang Dũng, Việt Bắc của Tố Hữu, Sóng của Xuân
Quỳnh, Đất Nước của Nguyễn khoa Điềm, Đàn ghi ta của Lor-ca của
Thanh Thảo ; hai bài tùy bút- Người lái đò sông Đà của Nguyễn
Tuân , Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ
NgọcTường.Tổng các bài văn học trong chương trình chính khóa học
kì I là 10 bài, chưa kể các bài đọc thêm.
• Học kì II, phần Văn học Việt Nam gồm: năm truyện ngắn- Vợ
chồng A Phủ của Tô Hoài, Vợ Nhặt của Kim Lân, Rừng xà nu của
Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi,
Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu; một vở kịch- Hồn
Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ; phần văn học Nước
ngoài học ba bài – Thuốc của Lỗ Tấn, Số phận con người của Sô lô
khốp, Ông già và biển cả của Hê- min- guê. Tổng các bài văn học
trong chương trình chính khóa học kì II là 09 bài, chưa kể các bài đọc
thêm.
• Như vậy, cả năm học, số bài của phần văn học có mặt trong cấu trúc
đề thi Tốt nghiệp THPT thuộc chương trình cơ bản là 19 bài.
+ Biện pháp thực hiện:
• Học kì I: tiến hành ôn tập chung cho cả khối 12 dưới hình thức
truy bài dưới cờ .
Sử dụng tài liệu đã được soạn thảo chung của Tổ chuyên môn gồm 54
câu hỏi về kiến thức cơ bản ở học kì I, chúng tôi phát trước cho toàn thể
HS khôi 12. Nhằm mục đích thống nhất nội dung ôn tập kiến thức nền
móng cho học sinh.
Họp tổ chuyên môn: lên kế hoạch gửi ban Giám hiệu, ban Quản sinh;
bàn về cách thức thực hiện cụ thể - phân công các giáo viên chịu trách
nhiệm khảo bài dưới cờ, thống nhất hình thức Kiểm tra cho điểm; qui

định điểm thưởng phạt cho cá nhân học sinh và điểm thi đua của tập thể
lớp, qui định các câu hỏi cụ thể sẽ kiểm tra trong mỗi tuần…
Thực hiện khảo bài mổi buổi khoảng 25 phút, từ 2- 3 giáo viên phụ
trách . Mỗi lớp ít nhất có 01 HS được gọi theo số hiệu bất kì. HS được
bốc thăm câu hỏi ( đã được qui định học trước) và thực hiện trả lời dưới
hai hình thức viết hoặc nói. Sau đó các giáo viên phụ trách sẽ chấm bài
tại chỗ, nhận xét đúng sai và công bố điểm cho từng cá nhân học sinh
trước toàn khối, biểu dương các lớp có học sinh trả bài tốt hay phê bình
các lớp có học sinh lười học bài bị điểm xấu . Thông báo cho ban quản
sinh để cộng hoặc trừ điểm thi đua cho các lớp.Chuyển điểm của các HS
được kiểm tra cho các giáo viên trực tiếp dạy để vào sổ điểm (cột điểm
kiểm tra miệng).
Người thực hiện : Thái Thị Kim , THPT Nguyễn Trãi, Đồng Nai

4


SKKN: Dạy học các bài “Ôn tập phần văn học”, Ngữ văn 12 chương trình Chuẩn

- Đây là lần đầu tiên tổ Ngữ văn chúng tôi thực hiện việc truy bài cho học
sinh toàn khối 12 trong giờ chào cờ các sáng thứ hai.Chúng tôi nhận thấy:
+ HS vì sợ bị điểm kém , sợ mất điểm thi đua , cố gắng bỏ thời gian để học nên
đa số đã nắm được kiến thức cơ bản của các bài trong học kì I( chủ yếu là văn
học).
+ Tuy là giải pháp tình thế, nhưng dẫu sao học sinh cũng không còn dám thờ ơ
với môn học . Đa số học sinh đã thực sự chú ý đến môn học.
+ Khi HS đã nắm được kiến thức cơ bản của các bài học thì việc hướng dẫn học
sinh vận dụng vào các bài thực hành sẽ thuận lợi và đạt hiệu quả hơn. Đây là
bước đi đầu tiên , đặt nền móng cho các bước kế tiếp sẽ thực hiện trong các giờ
luyện tập thực hành .

+ Các bài “Ôn tập phầnVăn học” được xếp ở cuối mỗi học kì với thời lượng
mỗi bài khoảng 2 tiết. Chúng tôi thấy không nên đợi đến tiết qui định mới thực
hiện ôn tập vì như vậy sẽ khó đạt hiệu quả - Học sinh sẽ không có đủ kiến thức
để làm các bài kiểm tra thường xuyên , kiểm tra định kì. Bởi vậy, chúng tôi
thực hiện “Ôn tập phần văn học” bằng hình thức chia nhỏ , rải đều kiến thức,
học tới đâu ôn tới đó thì kiến thức sẽ được củng cố kĩ hơn , HS sẽ nhớ lâu
hơn, chắc hơn.
- Tuy trong các giờ trên lớp, mổi cá nhân giáo viên đều có cách dạy của
riêng mình, nhưng chúng tôi đều hướng đến việc đáp ứng các Mục tiêu
chung của các bài học, của chương trình và môn học.
• Học kì II: ôn tập theo đơn vị lớp
Vì nhiều lí do ( khách quan và chủ quan) học kì II chúng tôi không tổ
chức truy bài dưới cờ cho HS toàn khối 12 được. Việc ôn tâp tùy thuộc
vào từng cá nhân giáo viên phụ trách lớp. Chúng tôi xem cách làm trên
(truy bài trong giờ chào cờ) như là một sự gợi ý để chúng tôi tiếp tục
tiến hành bài “Ôn tập phần văn học” cho học sinh với qui mô nhỏ hơn
(lớp).
Theo tinh thần trên, bản thân chúng tôi đã thực hiện dạy học bài “Ôn
tập phần văn học” ở học kì II cho học sinh hai lớp được phân công
giảng dạy như sau:
Trước tiên, chúng tôi biên soạn một tài liệu định hướng theo Mục tiêu
cần đạt của bài “Ôn tập phần văn học” . Nghĩa là thống nhất cho học sinh
các nội dung cơ bản cần nắm của các bài cụ thể. Chúng tôi biết, tài liệu
tham khảo cho môn Văn rất phong phú. Có thể nói là một rừng tài liệu
với “muôn hình vạn trạng”. Có điều, xuất phát từ đối tượng dạy học của
mình, nhằm đáp ứng được Mục tiêu dạy học, chúng tôi phải lựa chọn
nội dung để soạn ra tài liệu riêng cho phù hợp với đối tượng tiếp nhận.
Tiếp đó, chúng tôi yêu cầu hai lớp ( 12A1, 12B1) photo và phát cho
các cá nhân học sinh trong lớp. Xem như đây là tài liệu tham khảo mang
tính định hướng trong việc tiếp nhận kiến thức văn học cho các em HS.

Trong các giờ học, bao giờ chúng tôi cũng giành một khoảng thời gian
để khảo bài cho học sinh . Linh hoạt trong thời gian – không nhất thiết
Người thực hiện : Thái Thị Kim , THPT Nguyễn Trãi, Đồng Nai

5


SKKN: Dạy học các bài “Ôn tập phần văn học”, Ngữ văn 12 chương trình Chuẩn

phải đầu giờ mà bất cứ lúc nào có thể trong giờ lên lớp ; sáng tạo trong
hình thức ( Vấn đáp, thảo luận, trình bày miệng , viết bảng, viết giấy…)
Với tinh thần dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của
học sinh, chúng tôi tạo điều kiện cho học sinh chủ động tìm hiểu, lĩnh
hội kiến thức bằng cách: phân công cho mỗi tổ chịu trách nhiệm trình
bày một phần bài học (hoặc một bài học) trước lớp. Lớp 12A1 có năng
lực hơn nên tôi mạnh dạn giao cho mỗi tổ trong học kì II phụ trách trình
bày một bài học , đồng thời hướng dẫn các em cách thức tìm kiếm, lựa
chọn, sắp xếp, trình bày các tài liệu…Lớp 12B1 yếu hơn, tôi giao việc
cụ thể cho từng tổ chịu trách nhiệm trình bày một phần của bài học. Kết
thúc công việc bao giờ cũng là khâu nhận xét, bổ sung, sửa chữa, đánh
giá, cho điểm . Không cho điểm cào bằng tất cả các thành viên trong tổ
mà căn cứ vào sự đóng góp của thành viên cho bài học( nhiều hay ít; tích
cực, nhiệt tình hay thờ ơ, lười biếng) mà cho điểm công bằng, công
khai, dân chủ ( HS cũng tham gia vào khâu này, tuy giáo viên là người
quyết định cuối cùng).Đây là khâu then chốt, là động lực thúc đẩy sự
nhiệt tình hào hứng học tập của học sinh, quyết định chất lượng của bài
dạy học. Bởi vậy, nhất thiết phải làm tốt, không được bỏ qua khâu này.
Được phân công giao nhiệm vụ cụ thể, các em học sinh dưới sự điều
hành trực tiếp của nhóm (tổ) trưởng đã cố gắng tìm kiếm, thu thập, xử
lí, lựa chọn, tài liệu để sử dụng trong bài ( phần) được phân công thực

hiện. Mỗi tổ (nhóm) đều có ý thức tìm cách thực hiện mới mẻ hơn, hấp
dẫn hơn, tốt hơn so với tổ khác ( để được khen, được nhận điểm cao
hơn).Càng về sau thì các em càng thực hiện tốt hơn ( vì tránh được các
sai sót các tổ thực hiện trước mắc phải và phát huy những ưu điểm các tổ
trước đã làm được).
Chúng tôi nhận thấy nhiều học sinh rất thông minh, nhạy bén, chỉ cần
hướng dẫn, chỉ đường là hầu như các em thực hiện tốt công việc được giao.
Có thể nói, trong các giờ lên lớp với sự tham gia tích cực của các em
HS, không khí lớp trở nên sinh động, hào hứng, tập trung, sôi nổi. Bởi
vậy, hiệu quả công việc đạt được nhiều lúc ngoài sự mọng đợi, dự kiến
ban đầu của chúng tôi.
(Cần lưu ý thêm: Ở học kì II, lớp 12A1 mỗi tuần được học 01 tiết Tự
chọn Ngữ văn trong chương trình nên chúng tôi mới có đủ thời gian thực
hiện được bài dạy học như đã trình bày).
IV. KẾT QUẢ:
Với cách làm như đã trình bày trên, chúng tôi nhận thấy lợi ích thu được không
nhỏ:
+ Học sinh đã được lôi kéo vào cuộc một cách tự nhiên, không còn thờ ơ quay
lưng với môn học.

Người thực hiện : Thái Thị Kim , THPT Nguyễn Trãi, Đồng Nai

6


SKKN: Dạy học các bài “Ôn tập phần văn học”, Ngữ văn 12 chương trình Chuẩn

+ Về cơ bản chúng tôi đã đạt được Mục tiêu của các bài “ Ôn tập phần văn học”,
không phải chỉ trong vài tiết học mà theo kiểu “mưa dầm thấm sâu”- vừa học,
vừa ôn tập củng cố, vừa thực hành.

+ Tránh được tình trạng dạy học áp đặt, đơn điệu dễ nảy sinh sự nhàm chán.
“Một người nói lắm dẫu hay cũng nhàm”. Kiến thức tự học sinh tìm tòi lĩnh hội
sẽ bám rễ, làm tổ lâu bền trong các em. Nhiều học sinh tâm sự: “Cách học này
tuy mất nhiều thời gian, vất vả, nhưng nếu sau này đi thi gặp bài này chắc chằn
chúng em sẽ làm được”.
+ Như vậy, chúng tôi đã đi đúng đường lối đổi mới phương pháp dạy học mà
ngành ta đang phát động thực thi. Giáo viên là người hướng dẫn, khơi gợi, nhen
lên ngọn lửa khát vọng trong lòng người học. Học sinh là người chủ động tìm tòi
lĩnh hội kiến thức, thổi bùng lên ngọn lửa của sự say mê sáng tạo.
+ Sau đây là số liệu thống kê kết quả thi học kì I môn Ngữ văn của hai lớp 12A1
và 12B1( Kiểm tra tập trung , chấm chung - theo số liệu thống kê của trường
Nguyễn Trãi):
Lớp
12A1
12 B1
Tổng

Sĩ số HS
41
42
83

Điểm <5
0
03
03

Điểm 5- 6
07
22

29

Điểm 7- 8
28
17
45

Điểm 9-10
06
0
06

+ So với bài kiểm tra chất lượng đầu năm thì kết quả của bài kiểm tra học kì I có
sự tiến bộ vượt bậc ở cả hai lớp do cá nhân chúng tôi phụ trách. Tuy nhiên , kết
quả này là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nữa.
Nhưng không thể loại trừ sự nỗ lực cố gắng của thầy trò chúng tôi trong thực thi
đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá như đã trình bày ở trên.
V.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Cách thức chung của việc dạy học là đi từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao.
Dạy học cần phải căn cứ vào Mục tiêu cần đạt và Đối tượng tiếp nhận để lựa
chọn nội dung và phương pháp phù hợp. Thêm nữa, hoàn cảnh để thực thi là
điều cần phải tính đến.
Xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh – sự bùng nổ thông tin , công nghệ phát
triển như vũ bão – thì không thể nhồi nhét vào đầu học sinh khối lượng kiến thức
ngày càng nhiều . Vấn đề đặt ra là phải dạy cho học sinh phương pháp học ngay từ
nhỏ và càng lên cấp học cao thì đều này càng phải đặc biệt chú trọng .
Rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp
nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học
Trong các phương pháp dạy học thì cốt lõi là phương pháp tự học . Nếu rèn

luyện cho người học có phương pháp , kĩ năng , thói quen , ý chí tự học thì sẽ
tạo cho họ lòng ham học , khơi dậy nội lực trong mỗi con người , kết quả học tập
sẽ nhân lên gấp bội . Vì vậy ngày nay người ta nhấn mạnh hoạt động học trong quá
trình dạy học , nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang học tập chủ
Người thực hiện : Thái Thị Kim , THPT Nguyễn Trãi, Đồng Nai

7


SKKN: Dạy học các bài “Ôn tập phần văn học”, Ngữ văn 12 chương trình Chuẩn

động , đặt vấn đề tự học ngay trong trường phổ thông , không chỉ tự học ở nhà
sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên .
Từ thực tế dạy học bài các “Ôn tập phần văn học” mà chúng tôi đã thực hiện
trong năm học này tại trường THPT Nguyễn Trãi, đặc biệt là ở hai lớp do cá nhân
phụ trách như đã trình bày ở trên, chúng tôi tin tưởng rằng: các lớp, các trường có
cùng đối tượng HS và hoàn cảnh dạy học như trường THPT Nguyễn Trãi đều có
thể thực thi có hiệu quả cách dạy học này.
VI.

KẾT LUẬN:
Trên đây là những điều chúng tôi đã suy nghĩ , trăn trở và tìm cách thực hiện
có hiệu quả nhất định với điều kiện riêng của bản thân và điều kiện chung của
trường mình. Kết quả đạt được đã qua kiểm nghiệm thực tế rõ ràng ở học kì I.
Khi chúng tôi viết những dòng này thì các kì thi: học kì II, Tốt nghiệp THPT,
Đại học chưa diễn ra, nên chưa có cứ liệu kiểm chứng kết quả thực hiện bài học
trên qua các kì thi đó. Vẫn còn quá sớm để khẳng định một cách chắc chắn hiệu
quả mĩ mãn của sự nỗ lực trên. Chúng tôi chỉ xem đó là những bước đi ban đầu ,
dò dẫm tìm đường thể nghiệm cách làm khác hơn so với cách làm quen thuộc.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tin tưởng và hi vọng rằng: trong các kì thi sắp tới,

học sinh của chúng tôi sẽ đủ sức vượt qua chúng. Nếu được như vậy thì có thể
xem như chúng tôi đã góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc thực
hiện thành công sự nghiệp đối mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh
giá mà ngành ta phát động và triển khai bấy lâu nay.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập I, II, NXB GD, năm 2008
- Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập I, II, NXB GD, năm 2008
- Tài liệu Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ văn 12, NXB GD, năm 2010
- Tài liệu tập huấn Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, trường
THPT Nguyễn Trãi phổ biến, năm 2012.
- Một số sách báo tài liệu khác.

Biên Hòa, ngày 19 – 4 - 2013
Người thực hiện:

Thái Thị Kim

Người thực hiện : Thái Thị Kim , THPT Nguyễn Trãi, Đồng Nai

8


SKKN: Dạy học các bài “Ôn tập phần văn học”, Ngữ văn 12 chương trình Chuẩn

Lưu ý:
Sau đây chúng tôi đưa thêm phần Phụ lục – là phần việc
mà chúng tôi đã giao cho học sinh tổ 1, lớp 12b1 thực hiện . Xin nói
thêm, đây là một tổ toàn các học sinh nam, rất lười học và học yếu môn
Ngữ văn. Giao việc, hướng dẫn cách làm; qui định thời gian trình bày
trên lớp; nhận xét , góp ý bồ sung chỉnh sửa đề hoàn thiện phần việc. Đó

là qui trình chúng tôi hướng dẫn các em HS thực hiện nhiệm vụ học tập
cụ thể.Chúng tôi nghĩ: bằng cách dạy học này mới tránh được tình trạng
HS bàng quan , thờ ơ với việc học bộ môn. Kết quả thực tế đã chứng
minh điều chúng tôi nghĩ và làm là đúng. Các HS tổ 1 nói riêng,lớp 12b1
nói chung đã có nhiều tiến bộ về môn học Ngữ văn trong năm học cuối
cấp này- kết quả được ghi nhận ở điểm số các bài kiểm tra định kì.

Người thực hiện : Thái Thị Kim , THPT Nguyễn Trãi, Đồng Nai

9



×