Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn một vài suy nghĩ về kinh nghiệm giúp học sinh chuẩn bị bài có hiệu quả trong môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.87 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Phú Ngọc
Mã số:..............

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

MỘT VÀI SUY NGHĨ
VỀ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH CHUẨN BỊ
BÀI CÓ HIỆU QUẢ TRONG MÔN NGỮ VĂN

Người thực hiện: PHẠM QUANG ĐỨC
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lí giáo dục:

Phương pháp dạy học bộ môn:

Phương pháp giáo dục:

Lĩnh vực khác:.....................


Có đính kèm
Mô hình 

Phần mềm 

Phim ảnh 

Hiện vật khác 

Năm học: 2012-2013



1


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN :
1. Họ và tên : PHẠM QUANG ĐỨC
2. Ngày tháng năm sinh : 26/6/1968
3. Nam, nữ : Nam
4. Địa chỉ : Trường THPT Phú Ngọc, Định Quán, Đồng Nai .
5. Điện thoại : ( CQ ) : 0613853361
( NR ) : 0613632649
6. Fax :
Email :
7. Chức vụ : Tổ trưởng chuyên môn .
8. Đơn vị công tác : Trường THPT Phú Ngọc
II.TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO :
- Học vị ( hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ) cao nhất : Cử nhân .
- Năm nhận bằng : 1991
- Chuyên ngành đào tạo : Đại học sư phạm Văn
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC :
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy
- Số năm kinh nghiệm : 15
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 05 năm gần đây :
+ Phương pháp khắc sâu kiến thức cho học sinh trong bài ôn tập văn học
Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975.
+ Một vài suy nghĩ về kinh nghiệm tạo hứng thú và sức thuyết phục học
sinh trong giờ dạy giảng văn – đọc văn .
+ Một vài suy nghĩ về kinh nghiệm khai thác có hiệu quả tác phẩm văn
học trong giờ dạy giảng văn - đọc văn .

+ Một vài suy nghĩ về kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả.
+Một vài suy nghĩ về phương pháp giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả

2


I. Lý do chọn đề tài:
Nghề dạy học là nghề cao quý. Người giáo viên khi đã chọn nghề giáo là
đã thể hiện lòng yêu nghề, có nhiều mong ước sẽ đem hết tâm huyết và năng
lực của mình để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Đó là mục tiêu hướng tới
của người thầy giáo. Tuy nhiên mục tiêu đó có được thực hiện hiệu quả hay
không còn tùy thuộc vào đối tượng học sinh và quan trọng nhất là ở tinh thần
thái độ học tập của các em. Trong thực tiễn dạy học bộ môn ngữ văn trong nhà
trường THPT hiện nay tôi nhận thấy một điều vô cùng quan trọng cần phải suy
nghĩ và trăn trở là thái độ học tập của học sinh mà nhất là sự chuẩn bị bài ở nhà
của các em đóng một vai trò quyết định đến chất lượng giờ học và kết quả học
tập của học sinh. Bởi vì lý do đơn giản nhất là người học sinh không thể tiếp
thu được bài có hiệu quả nếu không có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp là do
môn ngữ văn nhất là phân môn đọc văn vốn có những vấn đề trừu tượng,
không dễ hiểu đối với học sinh .Lại có những bài học với nội dung quá dài
,nhiều chi tiết, vấn đề mà người giáo viên làm sao có thể truyền đạt hết kiến
thức cho các em. Đó là câu hỏi đặt ra của mỗi người thầy giáo dạy văn khi đứng
lớp cũng như bản thân tôi.
Như vậy thì làm thế nào để giúp các em học môn ngữ văn có hiệu quả với
những bài học có nội dung dài nhưng theo yêu cầu của phân phối chương trình
thì thời lượng rất hạn chế và những bài có nội dung không dễ tiếp thu? Điều đó
tùy thuộc vào năng lực của người thầy ,sức học và tinh thần học tập của học
sinh. Nhưng theo tôi một vấn đề vô cùng quan trọng rất có ý nghĩa và ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng giờ học, kết quả học tập của học sinh đó là sự
chuẩn bị bài ở nhà của các em. Nếu như các bộ môn tự nhiên như toán, lý, hóa

thì yêu cầu học sinh phải làm bài tập, luyện tập thật nhiều mới thực sự hiểu và
khắc sâu kiến thức môn học thì ở bộ môn ngữ văn theo như trải nghiệm của bản
thân tôi trong quá trình giảng dạy thì việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh là
điều không thể thiếu để xem là học khá tốt môn ngữ văn. Nếu học sinh chưa
thực sự đọc tác phẩm văn học trong phân môn đọc văn, nội dung bài học chưa
được đọc qua và nắm các vấn đề khái niệm nội dung cơ bản trong phân môn
tiếng việt và làm văn thì cũng khó có khả năng học tập chủ động và tiếp thu tốt
bài học được và kết quả cũng khó mà khả quan. Vì vậy với bộ môn ngữ văn khi
đến lớp thì yêu cầu học sinh phải có sự chuẩn bị bài kĩ lưỡng, có thể có thêm
một vài định hướng của giáo viên về bài học đó là rất cần thiết . Đó cũng là cơ
sở quan trọng giúp một giờ học văn, dạy văn thành công và học sinh sẽ dễ tiếp
thu bài học có hiệu quả.
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy nhiều năm với một số những
trải nghiệm trong thực tế giảng dạy và qua trao đổi kinh nghiệm với các đồng
nghiệp ở trong trường và các trường khác, với nhiều trăn trở, suy tư trong nghề
3


để tìm giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, tôi mạnh dạn đề nghị sáng kiến
kinh nghiệm : Một vài suy nghĩ về kinh nghiệm giúp học sinh chuẩn bị bài có
hiệu quả trong môn ngữ văn.
II. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của

chuyên đề:
1. Thuận lợi:
- Các yếu tố chủ quan có thể ảnh hưởng tích cực tới chuyên đề:
+ Là tổ trưởng và giáo viên đứng lớp qua nhiều năm kinh nghiệm và
nghiên cứu giảng dạy, tôi đặc biệt dành nghiều thời gian và tâm huyết để tìm
hiểu và suy ngẫm về chuyên môn, về khả năng, mức độ tiếp thu của học sinh
qua giờ học, đặc biệt là so sánh kết quả học tập của học sinh qua các năm học .

+ Bản thân tích cực học tập không ngừng để nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ ,chịu khó trong trao đổi chuyên môn, các phương pháp dạy học
với đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường để học hỏi, đúc rút, tích lũy kinh
nghiệm.
+ Bản thân luôn gần gũi học sinh cố gắng lắng nghe những suy nghĩ, trăn
trở, vướng mắc của các em để tìm ra những điểm còn tồn tại và tìm cách tháo
gỡ vấn đề.
+ Dự giờ đồng nghiệp ,tham gia thao giảng , rút tỉa kinh nghiệm .
- Yếu tố khách quan ảnh hưởng tích cực đến chuyên đề :
+ Tổ chuyên môn hoạt động khá sôi nổi, tích cực trong trao đổi chuyên
môn, tinh thần thẳng thắn, cỡi mở để học tập lẫn nhau.
+ Ban giám hiệu, lãnh đạo nhà trường có sự quan tâm ,thường xuyên động
viên sâu sắc, đúng mức đến hoạt động chuyên môn đặc biệt là không khí giờ
học trên lớp, chất lượng dạy và học của thầy và trò.
2. Khó khăn:
- Nhìn chung tinh thần học tập và sự quan tâm của học sinh chưa cao về
môn văn. Phần lớn học sinh có xu hướng chọn các khối thi đại học,cao đẳng
gắn với các môn toán, lý, hóa, sinh nên thời gian đầu tư cho môn văn còn rất
hạn chế và khiêm tốn, có học sinh chỉ học môn văn như là một sự miễn cưỡng,
bắt buộc.
- Trường ở địa bàn miền nuí xa xôi, tài liệu sách báo tham khảo ở thư viện
còn hạn chế , nghèo nàn . Chưa có đủ tư liệu để học sinh và giáo viên tham
khảo, nghiên cứu một cách thoải mái, dễ dàng.
- Quan điểm chung của nhiều phụ huynh còn xem nhẹ các bộ môn xã hội
trong đó có môn văn, suy nghĩ còn thực dụng trong việc chọn khối thi, nghề
nghiệp ,dẫn đến ảnh hưởng tinh thần thái độ học tập của học sinh.
3. Số liệu thống kê:
Trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm thì kết quả học tập của học sinh
còn thấp. Thống kê kết quả học tập trên lớp ở khối 11, 12 ở các học kì 1 ,kì 2,
4



cả năm học thì số lượng học sinh dưới trung bình khá cao, có lớp trên 45% học
sinh dưới 5 (tính cả kết quả thi học kỳ và kết quả điểm toàn học kỳ, nhưng sau
khi áp dụng các giải pháp của chuyên đề thì kết quả học tập của học sinh được
cải thiện đáng kể, khoảng 70- 80% đạt kết quả trên trung bình, tỉ lệ học sinh có
điểm khá giỏi tăng lên . Đặc biệt là tỷ lệ kết quả học sinh thi tốt nghiệp thì có
những tiến triển đáng mừng so với trước đây của ngôi trường miền núi khi kết
quả bộ môn đặt trong mặt bằng chung của sở. Nhưng điều động viên lớn nhất
đối với tôi là học sinh có nhiều chủ động, hứng thú, sôi nổi, tích cực trong giờ
học, khác với sự thụ động ,buồn tẻ ở một số giờ dạy học trước đây.

III. Nội dung đề tài:
1. Cơ sở lý luận:
Công việc đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn luôn được giáo viên
và các nhà nghiên cứu giảng dạy văn học hết sức quan tâm. Cách dạy học theo
lối cũ phần nhiều đã lỗi thời, người thầy lên lớp trước đây thường xuyên chỉ lo
soạn giáo án thật đầy đủ và truyền đạt tất cả các kiến thức đã chuẩn bị cho học
sinh. Còn học sinh chỉ lắng nghe, ghi chép và tiếp thu kiến thức một chiều ,thụ
động. Giáo viên thì miệt mài làm việc, lớp học cũng buồn tẻ, kém sôi động, chủ
yếu chỉ nghe những lời giảng và ghi bảng của thầy bởi học sinh chưa có tinh
thần và ý thức chuẩn bị bài ở nhà một cách cẩn thận thì làm sao các em có thể
mạnh dạn phát biểu xây dựng bài hay xa hơn là bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của
riêng mình mà yêu cầu của môn học ngữ văn là cần thiết. Vì vậy làm sao để tạo
được không khí sôi động cho lớp học? Làm sao để người học sinh trong giờ học
văn có sự tự tin, chủ động khi lên lớp và sự làm việc của thầy cô cùng học trò
nhịp nhàng và chất lượng học tập được nâng cao lên? Đó là mối băn khoăn trăn
trở của nhiều gíao viên đứng lớp cũng là của bản thân tôi.
Vì thế qua thực tế về kinh nghiệm giảng dạy của một số giáo viên đều có
những cái nhìn giống và khác nhau về yêu cầu và sự hướng dẫn học sinh soạn

bài ở nhà. Với chuyên đề này tôi nhận thấy những vấn đề kinh nghiệm mà một
số chuyên đề trước các giáo viên chưa đề cập đến hoặc có đề cập nhưng cách
nhìn có khác. Đó chính là nội dung, mục đích hướng tới của sáng kiến kinh
nghiệm này.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của chuyên đề :
Trong thực tế dạy học, biết rằng có nhiều phương pháp khác nhau để đạt
được mục tiêu giảng dạy. Có thể có nhiều giáo viên có yêu cầu ở học sinh trong
các hoạt động học tập ở nhà không hoàn toàn giống nhau. Điều đó tùy thuộc
vào nhiều điều kiện ,hoàn cảnh cụ thể của từng nơi . Song trong khuôn khổ
chuyên đề này người viết chỉ đưa ra một số nội dung mà mình thấy khả thi và
rút ra được trong thực tế giảng dạy tại địa phương . Hy vọng nó sẽ mang lại
những điều bổ ích trong sự trao đổi kinh nghiệm chuyên môn của đồng nghiệp.
*Nội dung của chuyên đề cụ thể như sau:
5


- Khi được phân công lớp giảng dạy ,giáo viên làm việc với lớp, thông báo
cho học sinh về yêu cầu của hoạt động chuẩn bị bài ở nhà là cần thiết và bắt
buộc.
- Yêu cầu cụ thể đối với học sinh là phải có vở soạn bài riêng và phải soạn
bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Nội dung yêu cầu học sinh chuẫn bị bài .
- Kiểm tra và xử lý việc soạn bài của học sinh.
a) Giáo viên làm việc với lớp thông báo cho học sinh về yêu cầu của hoạt
động chuẩn bị bài ở nhà là cần thiết và bắt buộc.
Đây là bước công tác tư tưởng đầu tiên trong buổi đầu giáo viên tiếp xúc
với lớp học mà mình được ban giám hiệu nhà trường phân công giảng dạy. Giáo
viên cần quán triệt tinh thần cho học sinh, bởi nếu tư tưởng không thông thì sẽ
không làm được việc gì. Giáo viên cần phân tích rõ cho học sinh nếu không
soạn bài ở nhà thỉ sẽ có những hạn chế gì ? tác hại ra sao ? Học sinh sẽ thụ động

và nhút nhát như thế nào? Không khí lớp học sẽ buồn tẻ ra sao?.v.v..và sẽ hỏi ý
kiến của một số học sinh nếu như học môn ngữ văn mà đặc biệt là phân môn
đọc văn mà đến lớp không nắm những nét chính về nội dung của bài học thì
tâm trạng sẽ ra sao? Nếu giảng dạy ở lớp 11,12 đặc biệt là những bài đọc văn
dài như các truyện ngắn ở lớp 11,12, các bài thơ dài ở chương trình 12 như Đất
Nước của Nguyễn Khoa Điềm, Việt Bắc của Tố Hữu, Tây Tiến của Quang
Dũng đến những bài thơ trừu tượng , khó hiểu ,nhuốm màu sắc tượng trưng siêu
thực như bài thơ Đàn ghita của Lorca của Thanh Thảo hay các bài tùy bút ở lớp
12 như bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Người lái
đò sông Đà của Nguyễn Tuân thì làm sao học sinh có thể nắm bắt và hoạt động
tích cực nếu như chưa có sự chuẩn bị bài trước ở nhà.
Ngoài ra giáo viên cần cho học sinh thấy nếu không có quá trình chuẩn bị
bài ở nhà thì học sinh sẽ dẫn đến chán nản khi không bám kịp nội dung yêu cầu
của bài học, đó là hệ quả của việc hụt hẫng kiến thức, dẫn đến sự học tập sa sút
rồi bỏ bê môn học. Trong thực tế có rất nhiều giáo viên không quan tâm lắm
đến công việc này, khi vào lớp lúc nào cũng chỉ dặn dò chung chung .Như thế,
học sinh nào có ý thức ,tinh thần cao thì học, còn không thì thôi . Giáo viên
không xem điều này là quan trọng nên buổi đầu tiên người giáo viên cũng chưa
tạo được tinh thần, không khí cho lớp học thì không tránh khỏi những vấn đề
rắc rối ảnh hưởng đến tâm thế của học sinh trong quá trình học tập sau này.
Nói tóm lại là trong buổi lên lớp đầu tiên, giáo viên cần phải phân tích cho
toàn thể học sinh lớp học thấy được lợi ích của việc soạn bài trước ở nhà khi
đến lớp và tác hại của việc lười biếng, học chỉ để đối phó .Và giáo viên cũng
thông báo cho học sinh việc soạn bài môn ngữ văn khi đến lớp như một yêu cầu
bắt buộc với tất cả các học sinh trên lớp và xem như đó là nội quy phải thực
hiện trong học tập bộ môn để tất cả các học sinh đươc rõ.

6



b) Yêu cầu cụ thể đối với học sinh là phải có vở soạn bài riêng và phải
soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp.
Trong thực tế học tập môn ngữ văn có nhiều lớp, nhiều học sinh lười biếng
không soạn bài, hay soạn bài theo kiểu đối phó, lấy lệ. Điều đó thể hiện ngay
trong vở soạn bài của học sinh, có học sinh dùng vở soạn chung với vở học trên
lớp hoặc vở soạn viết một cách lem nhem, cẩu thả chung với các bộ môn
khác .Điều này rất thiếu tính hệ thống, không khoa học. Ngay điều này cũng
phần nào đánh giá tinh thần, thái độ của học sinh và kết quả học tập. Vì thế giáo
viên ngay từ đầu năm học cần yêu cầu cụ thể với học sinh về vở soạn môn ngữ
văn phải là một cuốn vở dày riêng có ghi tên, lớp… cụ thể, rõ ràng để giáo viên
có thể dễ dàng kiểm trong suốt năm học . Thực tế cho thấy nếu giáo viên không
yêu cầu, kiểm tra ,nhắc nhở thì tình trạng vở soạn ngữ văn của học sinh dù là ở
các lớp khối THPT vẫn không khoa học, thậm chí cẩu thả, tùy tiện theo ý thích
riêng của học sinh. Việc yêu cầu thống nhất về vở soạn mà học sinh thực hiện
nghiêm túc cũng là một phần để đánh giá thái độ , tinh thần học tập của học
sinh.
Sau đó là xét đến khâu soạn bài của học sinh. Không thể chấp nhận việc
lên lớp học mà không có vở soạn ,hoặc chưa soạn bài hay soạn bài quá sơ sài.
Giáo viên cần nhắc nhở học sinh phải có kế hoạch, thời gian trong chuẩn bị bài
ở nhà, tránh để cập rập, có thể phải soạn bài trước khi học vài ba hôm hoặc một
tuần. Tuy nhiên có những học sinh có vở soạn, soạn bài có vẻ đầy đủ nhưng
chưa chắc là học sinh đó có ý thức học tập tốt và thực sự soạn bài, đây là một
khâu quan trọng mà giáo viên cần phát hiện để xử lý từng đối tượng học sinh để
lớp học , giờ học có chất lượng và hiệu quả. Đó là bước sẽ nói ở phần sau.
c) Nội dung, yêu cầu học sinh soạn bài:
Có thể phân phối chương trình môn ngữ văn ở các khối lớp 10,11,12 giáo
viên có thể cho học sinh ghi chép theo học kỳ, hoặc theo cả năm học. Như thế
dĩ nhiên là học sinh sẽ biết được bài học sắp tới hôm sau là bài gì ? phân môn
nào ? để có tinh thần tự giác và kế hoạch chuẩn bị bài ở nhà .Giáo viên cần
phải dạy đúng theo phân phối chương trình , không được tự ý thay đổi trình tự

bài dạy . Vì vậy giáo viên không cần phải nhắc nhở học sinh là tiết tới phải soạn
bài nào vì theo tiến trình của phân phối chương trình đã chỉ rõ. Sau đây là một
số yêu cầu mà theo tôi có thể áp dụng đối với việc dạy học ngữ văn trong hoạt
động chuẩn bị bài của học sinh . Nếu là bài đọc văn là:
Bước 1:
Bước quan trọng đầu tiên là cần phải nắm những nét chính về tác giả, tác
phẩm ,hoàn cảnh ra đời. Ngoài nội dung như phần trên dẫn ở các tác giả bình
thường thì các tác giả lớn như Nam cao, Tố Hữu, Hồ Chí Minh, Nguyễn
Tuân.v.v.. trong phần tác giả giáo viên có thể yêu cầu học sinh có tìm tòi khám
phá gì thêm về cuộc đời tác giả và sự nghiệp văn học của tác giả, hoàn cảnh ra
đời của tác phẩm ngoài nội dung sách giáo khoa . Đây là cơ sở quan trọng để
7


hiểu tác phẩm. Bởi vì tất cả các tác phẩm văn học dù ra đời trong giai đoạn nào
đều phải đặt trong hoàn cảnh sáng tác.
Đây là điều cần thiết để tìm hiểu và khám phá tác phẩm văn chương ở cả
nội dung và nghệ thuật của nó . Ví dụ như không nắm vững sự ra đời khá đặc
biệt của bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng thì làm sao cảm nhận hết vẻ đẹp bi
tráng , hào hùng, hào hoa trong hình tượng người lính trong bài thơ. Phong cách
của tác giả cũng là điều rất cần chú ý để hiểu tác phẩm . Chẳng hạn như khi tìm
hiểu bài thơ Đàn Ghita của Lorca của Thanh Thảo , nếu không tìm hiểu phong
cách, đặc điểm thơ của Thanh Thảo trong bài thơ là đậm chất tượng trưng và
siêu thực , cũng như không nắm được khái niệm về tượng trưng siêu thực thì
làm sao có thể hiểu dễ dàng bài thơ đó của ông. Hay như hướng dẫn học sinh
học bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên mà không nắm kỹ phần tiểu
dẫn với hoàn cảnh xã hội ra đời bài thơ và phong cách thơ Chế Lan Viên là giàu
chất suy tưởng và triết lý thì làm sao hiểu được nhiều khổ thơ , ý thơ trong bài
thơ này. Hay trước khi học bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông ? của Hoàng Phủ
Ngọc Tường học sinh không nắm được nét chính về phong cách viết kí của nhà

văn là kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình ,giữa nghị luận sắc
bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học ,
văn hóa ,địa lí , lịch sử… tất cả được thể hiện trong lối văn súc tích ,hướng nội ,
mê đắm và tài hoa thì làm sao có thể hiểu và cảm nhận được hết nét đặc sắc
trong vẻ đẹp của câu từ và ý nghĩa của bài kí .
Nói tóm lại việc tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh xuất xứ của văn bản văn học
chưa phải là phần nội dung chính nhưng không phải là không quan trọng mà
trái lại nó có ý nghĩa như chiếc chìa khóa để đi vào khám phá tác phẩm. Vì thế
giáo viên cần nhắc nhở ,quán triệt học sinh về khâu đầu tiên tưởng là đơn giản
nhưng không thể bỏ qua.
Bước 2:
Bước tiếp theo là yêu cầu học sinh phải dành thời gian thỏa đáng để đọc
tác phẩm văn học trong phân môn đọc văn nhất là các văn bản văn học có nội
dung khá dài. Đối với các phân môn tiếng việt và làm văn cũng rất cần phải đọc
qua nội dung sách giáo khoa để nắm được cơ bản các khái niệm, yêu cầu nội
dung chính, bước đầu nắm và hiểu được các ngữ liệu mà sách giáo khoa đã
phân tích hoặc yêu cầu học sinh tìm câu trả lời.
Riêng với phân môn đọc văn thì vô cùng quan trọng trong khâu đọc văn
bản. Bởi nếu chưa thực sự đọc, thâm nhập tác phẩm có chiều sâu làm sao có thể
hiểu đúng và nắm cơ bản được ý nghĩa và cái hay cái đẹp mà tác phẩm văn học
mang lại cho người đọc. Vì văn học có tính hình tượng và đa nghĩa. Bản thân
tôi thường xuyên yêu cầu học sinh đặc biệt xem trọng vấn đề này trước khi đi
vào soạn bài là phải đọc kỹ, đọc chậm, đọc nhiều lần, nếu chưa đọc thậm chí là
không đọc chậm, đọc kỹ văn bản văn học hay nội dung bài học thì không có cơ
sở để soạn bài tốt được. Nhất là đối với phân môn đọc văn . Cho nên những gì
8


học sinh thể hiện trong vở soạn nếu chưa đọc kỹ tác phẩm văn học thì phần lớn
là trả lời chung chung hay sơ sài, không đạt yêu cầu để học tập có chất lượng

được. Giáo viên cần minh họa cho học sinh thấy một số ví dụ trong các bài học
để thấy tầm quan trọng của việc đọc kĩ văn bản ở nhà trước khi soạn bài trong
môn học ngữ văn . Ví dụ như với truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
nếu học sinh không đọc kỹ, không tóm tắt được nội dung của tác phẩm một
cách rành mạch, không nắm được các chi tiết quan trọng về các nhân vật, đặc
biệt là Mị thì làm sao có thể học tốt được bài học này. Bên cạnh đó còn có
những chi tiết “đắt” có ý nghĩa sâu sắc quan trọng như chi tiết về hình ảnh tiếng
sáo trong đêm tình mùa xuân có ý nghĩa như thế nào đối với nhân vật Mị ? Chi
tiết tác giả tả căn phòng ở của Mị có ý nghĩa gì ?Cách giới thiệu nhân vật Mị ở
đầu tác phẩm có dụng ý gì của tác giả ? Hay trong thơ cũng có nhiều điểm khó
nếu mới đọc qua cũng đâu có dễ cảm nhận được. Ví dụ như trong Bài Việt Bắc
Tố Hữu viết :
“Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào ,Hồng Thái ,mái đình ,cây đa
Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước ,mặn mà đinh ninh
Mình đi ,mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bất nhiêu”
Như vậy chữ Mình và chữ Ta trong bài thơ có sự vay mượn từ ca dao
nhưng điều đáng nói là có sự sáng tạo rất mới mẻ của Tố Hữu. Việc học sinh
soạn bài ,đọc văn bản mà bước đầu hiểu được đầy đủ ý nghĩa của chữ Mình
trong câu “ Mình đi mình lại nhớ mình”là điều không phải đơn giản .Không đọc
bài thơ hoặc chỉ đọc qua loa thì cũng không phải dễ cảm nhận được . Còn nhiều
bài thơ khác ở chương trình THPT cũng không phải dễ hiểu như bài Đàn Ghita
của Lorca của Thanh Thảo, Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là những bài
đọc văn không phải dễ đối với học sinh nếu không đọc kỹ bài và soạn bài.
Trong thực tế có những học sinh lười đọc văn bản, hoặc chỉ đọc lướt thật
nhanh rồi soạn bài chiếu lệ, cũng có những học sinh khác không chịu đọc văn
bản mà soạn bài bằng cách chép lại nội dung của các tài liệu về học tốt môn
văn một cách máy móc hay mượn vở soạn của học sinh khác chép lại nhằm để

đối phó mà thực chất không nắm bắt và cảm nhận được gì. Điều đó là vô cùng
tác hại nhưng cũng còn tồn tại trong thực tế học tập của học sinh. Giáo viên cần
bám sát, kiểm tra và xử lý đúng mức, kịp thời để yêu cầu các em phải có ý thức
soạn bài.
Ngoài việc đọc văn bản để hiểu nội dung cơ bản ban đầu để học sinh soạn
bài là điều cần thiết đầu tiên, điều thứ hai là ngay cả việc giáo viên giảng dạy
trên lớp có những bài học quá dài cũng không thể cho học sinh đọc và giảng tất
cả các nội dung chi tiết được. Giáo viên có thể cho đọc và giảng kỹ ở những
đoạn hay và đặc sắc ,trọng tâm của các tác phẩm truyện ký và những bài thơ dài
9


. Còn lại thì thời gian trên lớp không cho phép, giáo viên cũng không thể đi hết
và giảng kĩ được v.v… Vì vậy đọc kĩ tác phẩm là điểu rất quan trọng mà học
sinh cần phải thực hiện khi soạn bài và học bài.
Bước 3
Là yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi theo phần hướng dẫn học bài ở sách
giáo khoa trong phân môn đọc văn với những câu hỏi bao quát, căn bản một
cách đầy đủ, cụ thể nhất. Nếu người học sinh có ý thức học tập tích cực, đã thực
hiện đầy đủ các bước trên thì việc trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học
bài cũng không phải là quá khó. Có thể có những học sinh sẽ trả lời không trọn
vẹn hoặc không phải đúng chính xác như yêu cầu bởi phần hướng dẫn cũng có
những câu hỏi khó.
Tuy nhiên trả lời cơ bản các yêu cầu của câu hỏi của hướng dẫn học bài
trong phân môn đọc văn là bước đầu học sinh đã nắm cơ bản và bao quát toàn
bộ nội dung của bài học. Đó là bước thành công đầu tiên để học sinh chủ động,
tích cực và tự tin trong giờ học trên lớp. Nó khác hoàn toàn với việc học sinh
không soạn bài hay chỉ soạn lấy lệ thì hoàn toàn thấy khó hiểu, ngỡ ngàng trước
việc thầy giáo giảng về nội dung của bài học.
Đối với các phân môn như tiếng việt, làm văn thì yêu cầu nắm các khái

niệm cụ thể gắn với nội dung của bài học, sau đó phân tích, lý giải các ngữ liệu
từ sách giáo khoa theo gợi ý định hướng để làm rõ khái niệm, nội dung bài học.
Nếu tất cả các học sinh làm theo các yêu cầu trên thì chắc chắn đã thành công
bước đầu, hy vọng một giờ học sôi động, sự làm việc của thầy và trò sẽ nhịp
nhàng, tiết học sẽ rất thoải mái và thành công.
Ngoài việc trả lời theo hệ thống sách giáo khoa với môn đọc văn và yêu
cầu nắm khái niệm, phân tích, lý giải các ngữ liệu đối với môn tiếng việt và làm
văn mà giáo viên có thể có những định hướng thêm cho học sinh soạn bài để
đạt hiệu quả trong học tập cao hơn. Tuy nhiên vì thời gian hạn chế, giáo viên
không thể có nhiều thời gian để dặn dò học sinh trong soạn bài mới mà chỉ vài
phút ngắn ngủi giáo viên vẫn có thể yêu cầu định hướng thêm cho học sinh tìm
hiểu kĩ và sâu thêm nội dung bài học. Nếu làm được như vậy thì theo suy nghĩ
của bản thân tôi thì đó là điều rất tốt cho việc soạn bài của học sinh.
Ví dụ như những câu hỏi gợi ý thêm khi học bài thơ Đất Nước của Nguyễn
Khoa Điềm là em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng chất liệu văn hóa dân
gian trong bài thơ này của nhà thơ? Chất liệu văn hóa dân gian nào được
Nguyễn Khoa Điềm sử dụng trong bài Đất Nước ? Nghệ thuật thể hiện chủ đề
Đất Nước trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm ? Hay khi học đến
tác phẩm vợ chồng A Phủ của Tô Hoài thì giáo viên có thể gợi ý thêm câu hỏi
là hãy tìm hiểu ý nghĩa của chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân? Tình
huống truyện độc đáo và ý nghĩa của tình huống đó trong truyện ngắn Vợ Nhặt
của Kim Lân? Ý nghĩa của tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền
ngoài xa của Nguyễn Minh Châu ?.v.v... Nghĩa là sẽ có nhiều câu hỏi hay, rất ý
10


nghĩa nếu giáo viên có sự định hướng cho học sinh thì các em sẽ có điều kiện tư
duy, động não ,sáng tạo thêm trong quá trình soạn bài, tìm hiểu tác phẩm văn
học thì hiệu quả cũng được nâng cao .
Còn đối với phân môn tiếng việt, làm văn nếu có điều kiện giáo viên có thể

khuyến khích học sinh tìm thêm ngữ liệu , ví dụ và lý giải, phân tích ngữ liệu để
việc hiểu nội dung bài học thêm kĩ hơn. Và giáo viên khi giảng dạy các bài học
về tiếng việt và làm văn có thể sử dụng ngữ liệu bên ngoài không nhất thiết lúc
nào cũng bám theo sách giáo khoa. Một số bài tiếng việt ở chương trình lớp
10,11 như bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng việt , Phong cách ngôn ngữ nghệ
thuật , Thực hành về các phép tu từ : phép điệp và phép đối , Thực hành về
thành ngữ và điển cố thì sẽ có kho ngữ liệu vô cùng phong phú bên ngoài sách
giáo khoa mà giáo viên yêu cầu học sinh có thể tìm để luyện tập thêm trong
quá trình soạn bài v.v…
Ngoài các câu hỏi giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh thì giáo
viên có thể yêu cầu học sinh sưu tầm thêm các nội dung về tác giả, tác phẩm ,có
thể là những tư liệu về hình ảnh mà học sinh có thể tìm tòi và thu nhận được ở
môn đọc văn ( Có thể là một bức tranh ,bức ảnh, một đoạn videoclip.v.v..)
nhưng có thể đó là tư liệu rất thiết thực, minh họa cho tiết dạy thêm sinh động,
để nâng cao chất lượng dạy và học. Việc sưu tầm tư liệu, hình ảnh này giáo viên
có thể phân công cho nhóm, tổ.
d) Kiểm tra và xử lý việc soạn bài của học sinh.
Như trên đã trình bày về công việc soạn bài của học sinh mà giáo viên
quán triệt, yêu cầu học sinh thực hiện. Nếu mỗi học sinh đều có ý thức tự giác
cao trong học tập thì kết quả học tập sẽ được nâng lên, mọi điều sẽ trở nên tốt
đẹp. Tuy nhiên mọi hoạt động học tập của học sinh nếu như không có việc kiểm
tra thường xuyên của giáo viên thì nhiều học sinh cũng không thực hiện tốt theo
như kinh nghiệm của tôi thấy được qua một số năm học. Bởi cũng có một số
học sinh có tinh thần ý thức học tập còn thấp nên việc kiểm tra là không thể
không làm. Hơn nữa việc kiểm tra này phải thường xuyên, bất ngờ trong giờ
học mới có thể có tác dụng tác động tích cực tới ý thức của học sinh. Việc kiểm
tra sự chuẩn bị bài của học sinh có thể có nhiều cách, giáo viên có thể kiểm tra
nhanh vở soạn bài của học sinh trong đầu tiết học. Việc soạn bài có kỹ và đảm
bảo hay không được biểu hiện đầu tiên ở vở soạn. Không có vở soạn hay soạn
bài quá sơ sài, chiếu lệ là điều mà giáo viên có thể nhận thấy ngay. Đối với

trường hợp này giáo viên cần phải khiển trách trước lớp, ghi sổ đầu bài, làm
việc với giáo viên chủ nhiệm và đề nghị có biện pháp xử lí, cho điểm kém,
kiểm điểmv.v..để răn đe. Hoặc là giáo viên có thể kiểm tra bài cũ kết hợp với
kiểm tra vở soạn bài của học sinh. Học bài cũ tốt và vở soạn bài thể hiện đầy
đủ, kỹ lưỡng thì đó là cơ sở để giáo viên cho điểm cộng cho học sinh. Ngược lại
nếu vở soạn bài không đầy đủ ,các bài soạn chưa được tốt thì có thể cho điểm
trừ.
11


Một vấn đề khá quan trọng mà giáo viên cần lưu ý trong khâu kiểm tra việc
soạn bài của học sinh là có những trường hợp vở soạn học sinh khá tốt ,sạch
đẹp song học sinh lại chưa thực sự soạn bài. Khi tìm hiểu kỹ sự việc thì giáo
viên phát hiện ra nhiều học sinh đã đối phó trong việc soạn bài bằng cách chép
lại trong các tài liệu hướng dẫn học tốt môn ngữ văn hoặc mượn vở soạn, vở
học của bạn bè để chép lại nhưng thực chất lại không nắm được gì về nội dung
bài học. Đối với những trường hợp này giáo viên có thể kiểm tra nhanh trong
một vài câu hỏi nhỏ nhưng cụ thể về nội dung bài học thì sẽ xác định được học
sinh đó thực sự soạn bài hay không .Chẳng hạn đối với các truyện ngắn ở
chương trình lớp 11, 12 thì giáo viên có thể yêu cầu học sinh tóm tắt ngắn gọn
cốt truyện, nếu học sinh không tóm lược được rành mạnh và còn lúng túng thì
chưa thể nói học sinh này thực sự soạn bài tốt.
Ngoài ra giáo viên có thể yêu cầu học sinh liên kết các chi tiết trong các tác
phẩm văn xuôi lại thành một xâu chuỗi .Hay hỏi về ý nghĩa của một chi tiết,
hình ảnh nào nào đó trong tác phẩm . Thường một học sinh có chú tâm học thực
sự, có ý thức soạn bài sẽ có cách trả lời mặc dù chưa phải là đầy đủ ,chính xác
nhưng giáo viên có thể cảm nhận và hiểu được việc soạn bài của học sinh đó
như thế nào. Một cách khác để kiểm tra và đánh giá việc soạn bài của học sinh
là giáo viên có thể kiểm tra và chấm điểm vở soạn của học sinh theo học kỳ,
theo năm học vừa để theo dõi, nhắc nhở học sinh vừa cho điểm cộng vào các

cột điểm hệ số 1 để khuyến khích học sinh. Nếu học sinh soạn bài tốt, đầy đủ
sẽ được điểm cộng và ngược lại học sinh thiếu chuyên cần, soạn bài sơ sài
cũng sẽ bị điểm trừ và các biện pháp xử lý khác của giáo viên. Giáo viên cũng
có thể chấm vở soạn để lấy vào một cột điểm 15 phút .
Nói tóm lại công việc kiểm tra và xử lý học sinh trong việc chuẩn bị bài ở
nhà thì giáo viên không nên xem nhẹ. Nếu giáo viên lơ là học sinh sẽ lười
biếng, tìm nhiều cách đối phó ,dẫn đến hiệu quả rất xấu trong công tác dạy và
học và dĩ nhiên là kết quả học tập cũng đi xuống. Có thể việc kiểm tra thường
xuyên đôi khi phần nào cũng làm cho không khí giờ học có cảm giác không
được thoải mái một chút nhưng nó sẽ mang lại nhiều giá trị tích cực rõ rệt cho
việc dạy của giáo viên và học tập của học sinh.

IV. Kết quả:
- Chuyên đề đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, có tác động tích
cực rất lớn đối với học sinh. Tạo được tinh thần chủ động, tự tin, hăng say phát
biểu xây dựng bài, không khí lớp học sôi động hơn trước rất nhiều.
- Số liệu thống kê phân tích ,so sánh kết quả đạt được khi thực hiện sáng
kiến kinh nghiệm so với trước khi thực hiện :
+ Trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm thì kết quả học tập của học
sinh còn thấp, thống kê ở các khối lớp 11,12 ở học kỳ, cả năm thì số lượng học
sinh dưới trung bình khá cao có lớp trên 45% học sinh dưới 5 ( tính cả kết quả
thi học kỳ và kết quả học tập cả học kỳ , năm học ). Nhưng sau khi áp dụng các
12


giải pháp của chuyên đề thì kết quả học tập của học sinh được cải thiện, khoảng
70-80% đạt kết quả điểm từ trung bình trở lên , tỷ lệ học sinh có điểm khá giỏi
tăng đáng kể. Đặc biệt tỷ lệ kết quả học sinh thi tốt nghiệp có tiến triển đáng
mừng . Qua một số năm cho thấy tỷ lệ kết quả thi tốt nghiệp bộ môn của các lớp
mà tôi giảng dạy ở một ngôi trường miền núi còn non trẻ đạt bằng tỷ lệ bộ môn

của toàn tỉnh là dấu hiệu đáng mừng.
Trên đây là những kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy trong nhiều năm của
bản thân tôi về công việc giúp học sinh chuẩn bị bài có hiệu quả.

V. Bài học kinh nghiệm:
Vấn đề học tập là vấn đề lâu dài, không phải ngày một ngày hai mà đòi
hỏi cả sự kiên trì, có ý chí nỗ lực và phấn đấu không ngừng. Học môn văn cũng
không nằm ngoài lệ đó. Tuy nhiên phương pháp để học cho có hiệu quả là vấn
đề quan trọng, không có phương pháp học tập và dạy học thì khó có thể mang
lại hiệu quả cao được. Người viết nhận thấy rất rõ điều đó qua trải nghiệm từ
thực tế giảng dạy trong nhiều năm . Đó là sự chuẩn bị bài kỹ lưỡng đầy đủ của
học sinh theo yêu cầu và định hướng của người thầy với môn ngữ văn sẽ mang
lại nhiều điều bổ ích .
Thực tiễn cho thấy kết quả khả quan mang lại trong áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm này là một bằng chứng khá thuyết phục về tính hiệu quả và đúng đắn
của nó. Ngoài ra , một điều cũng rất đáng quý khác là người giáo viên đứng lớp
cũng nhận được nguồn cảm hứng, niềm khích lệ từ phía học sinh trong tinh thần
học tập sôi nổi, tích cực từ việc nắm được bao quát cơ bản nội dung bài học do
có sự chuẩn bị kĩ bài học ở nhà. Thiết nghĩ những điều vừa trình bày và chia sẻ
ở trên là điều tôi tâm đắc và qua áp dụng vào thực tế có hiệu quả. Hy vọng
những kinh nghiệm nhỏ bé này sẽ góp thêm vào trong kinh nghiệm về phương
pháp giảng dạy học bộ môn để góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy. Đó là
điều hy vọng và mong mỏi nhất của tôi.

VI. Kết luận:
Có ai đó đã nói dạy học là một nghệ thuật, đặc biệt là dạy môn ngữ văn.
Điều đó rất đúng . Bởi văn học là bộ môn không chỉ nắm bắt được bằng kiến
thức ,trí tuệ mà còn là bằng cảm xúc, tâm hồn. Mặt khác đứng trước dòng chảy
của xã hội đương đại người giáo viên văn gặp không ít những khó khăn thách
thức trước sự lựa chọn của học sinh . Sự thờ ơ hay thậm chí quay lưng lại với

môn văn nên không khí tẻ nhạt, sự đối phó với thầy cô của học sinh là việc khá
phổ biến. Tuy nhiên làm thế nào để yêu cầu học sinh học tập thực sự có hiệu
quả, tạo được niềm tin và hứng thú, sôi nổi đối với các em trong giờ học văn đó
là mối băn khoăn và trách nhiệm của người thầy giáo. Đó chính là mục tiêu
hướng tới của người viết chuyên đề này là tìm cách để giúp đỡ học sinh tự tìm
hiểu bài học ở nhà trước khi lên lớp.

13


Vì vậy trong giới hạn của chuyên đề này người viết chỉ khiêm tốn đưa ra
một vài suy nghĩ và trải nghiệm của riêng mình trong quá trình dạy học. Có thể
xem như đây là một vấn đề nhỏ mà bản thân tôi nhận thấy và tích lũy qua thực
tiễn giảng dạy . Tuy nhiên kiến thức về văn học thì mênh mông và phương pháp
dạy học vô cùng phong phú. Do thời gian có hạn mà kiến thức thì vô hạn nên
chắc chắn chuyên đề sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định .
Người viết rất mong nhận được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của các đồng
nghiệp, nhất là những thầy cô trong cùng bộ môn.

VIII. Tài liệu tham khảo:
- Một số vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ngữ văn ở
trường THPT.(Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT)
- Tâm lý học và giáo dục học.(Jean Piaget) (Nhà xuất bản giáo dục)
Một số tư liệu khác
Người thực hiện

Phạm Quang Đức

14



SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đơn vị: Trường THPT Phú Ngọc
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Phú Ngọc, ngày 7 tháng 5 năm 2013
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2012 – 2013
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một vài suy nghĩ về kinh nghiệm giúp học sinh chuẩn bị
bài có hiệu quả trong môn ngữ văn.
Họ và tên tác giả: Phạm Quang Đức – Đơn vị: Tổ văn
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục:



Phương pháp dạy học bộ môn:



Phương pháp giáo dục:



Lĩnh vực khác: ……………………..



1. Tính mới:
- Có giải pháp hoàn toàn mới.




- Có giải pháp cải tiến đổi mới từ giải pháp đã có.



2. Hiệu quả:
- Hoàn toàn mới và đã triển khai trong toàn ngành có hiệu quả cao.



- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong
toàn ngành có hiệu quả.

- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao.



- Có tính cải tiến hoặc đổi mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả. 
3. Khả năng áp dụng:
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách:
Tốt 

Khá 

Đạt 

- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ
đi vào cuộc sống:

Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vị rộng:
Tốt 
Khá 
Đạt 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

15



×