Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Bố trí mặt bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 43 trang )

Bố trí mặt bằng

GVHD: Nguyễn Thị Mai Trâm

ĐẶT VẤN ĐỀ
Pittsburgh International Airport, sân bay được thiết kế dự trên ý tưởng từ
hệ thống trục bánh xe và nan hoa. Hành khách từ các thành phố đến các trung
tâm lớn sau đó họ sẽ tiếp tục đi đến các nơi họ cần tới bằng những chuyến bay
khác. Tại Pittsburgh, các cổng rất rộng rãi để khách hàng có thể di chuyển dễ
dàng, các đường đi bộ tự động và đưa đón hành khách bằng tàu đến các cổng xa
rất nhanh trong vòng chưa đầy 11 phút. Hành lý được đánh mã vạch và được
chuyển bằng máy quét laser trên máy vi tính. Thiết bị đầu cuối có hình chữ X để
cho phép máy bay tiếp cận từ bất kỳ hướng nào. Hai đường lăn chạy theo hướng
ngược nhau xung quanh các thiết bị đầu cuối để giảm thời gian xếp hàng trong
khi cất cánh. USAir ước tính rằng cách bố trí đường băng một mình tiết kiệm
cho hãng hàng không hơn 12 triệu chi phí nhiên liệu mỗi năm. Pittsburgh được
xem là một trong những mặt bằng có sự bố trí hiệu quả nhất.
Bố trí mặt bằng có ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng, năng suất và năng
lực cạnh tranh của một công ty. Tuy nhiên, quyết định bố trí ảnh hưởng như thế
nào tới hiệu quả lao động? Làm thế nào để hàng hóa có thể được sản xuất nhanh
hơn? Để tự động hoá một hệ thống ta gặp phải những khó khăn gì? Làm thế nào
để hệ thống sản xuất hiện có có thể thích ứng khi có những thay đổi trong thiết
kế sản phẩm hoặc dịch vụ, cơ cấu sản phẩm và khối lượng nhu cầu?
Nội dung của bài viết sẽ cho các bạn có được những cái nhìn cụ thể và sâu
sắc hơn về một số loại hình bố trí mặt bằng trong các nhà máy xí nghiệp hiện
nay. Qua đó, sẽ biết được loại hình bố trí nào thì phù hợp với những loại sản
phẩm nào cũng như ưu, nhược điểm của các loại hình bố trí.
Tuy đã rất cố gắng, nhưng khả năng cũng như kiến thức hiện có của nhóm
vẫn còn hạn hẹp. Nhóm rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi
từ cô và các bạn để nội dung bài viết được hoàn thiện hơn. Nhóm xin chân
thành cảm ơn!


Người thực hiện
Nhóm 1
Nhóm 1

Trang 1


Bố trí mặt bằng

GVHD: Nguyễn Thị Mai Trâm

 Bố trí mặt bằng là gì?
Bố trí mặt bằng là một cụm từ đề cập đến sự sắp xếp của máy móc, các
phòng ban, các máy trạm, khu vực lưu trữ, lối đi và các khu vực chung trong
một cơ sở hiện có hoặc được đề xuất. Thông qua mặt bằng người ta tiến hành
sắp xếp các quy trình ở trong và xung quanh nhà máy, không gian cần thiết cho
việc thực hiện các quy trình và các công việc phụ trợ khác.
Mục tiêu cơ bản của các quyết định bố trí là để đảm bảo lưu thông thông
suốt công việc, tài liệu, con người và các thông tin thông qua hệ thống. Bố trí
hiệu quả cũng mang lại những lợi ích sau đây:
-

Giảm thiểu chi phí vận chuyển nguyên vật liệu.

-

Sử dụng hiệu quả không gian.

-


Sử dụng hiệu quả lao động.

-

Loại bỏ tắc nghẽn.

-

Giúp đơn giản quá trình giao tiếp và tương tác giữa những người lao động
với nhau, hay giữa người lao động với giám sát viên của họ hoặc giữa
người lao động và khách hàng...

-

Giảm thời gian chu kỳ sản xuất và thời gian phục vụ khách hàng.

-

Loại bỏ lãng phí hoặc những động tác thừa.

-

Thuận lợi cho việc xuất nhập (hay di chuyển ra vào) giữa các vị trí của
nguyên vật liệu, sản phẩm và con người.

-

Kết hợp biện pháp an toàn và an ninh.

-


Quảng bá sản phẩm và chất lượng dịch vụ.

-

Khuyến khích các hoạt động bảo dưỡng thích hợp.

-

Cung cấp một sự điều khiển thị giác của các hoạt động.

-

Cung cấp sự linh hoạt để thích ứng với điều kiện thay đổi.
Dưới đây là 3 loại hình bố trí cơ bản: Bố trí theo vị trí cố định, bố trí theo

quá trình, bố trí theo sản phẩm và 3 loại hình bố trí lai: Bố trí tế bào, hệ thống
sản xuất linh hoạt và lắp ráp hỗn hợp.

Nhóm 1

Trang 2


Bố trí mặt bằng

GVHD: Nguyễn Thị Mai Trâm

CHƢƠNG 1: BỐ TRÍ CƠ BẢN.
1. Bố trí theo vị trí cố định.

1.1 Khái niệm.
Bố trí theo vị trí cố định là kế hoạch điển hình, trong đó sản phẩm được
sản xuất rất sơ sài, kềnh càng, hoặc nặng nhọc để di chuyển. Ví dụ như tàu, nhà,
máy bay.
1.2 Đặc điểm.
Trong quá trình thiết kế, sản phẩm vẫn ổn định cho toàn bộ chu kỳ sản
xuất. Máy móc, nhân công, nguyên vật liệu và các nguồn khác đều được đưa
đến khu vực sản xuất. Việc tận dụng thiết bị là rất thấp vì các thiết bị nhàn rỗi
thường được giảm thiểu tối đa hao tổn trong việc di chuyển đến các vị trí khác,
thay vào đó nó sẽ được giữ nguyên vị trí để khi cần sử dụng lại nó người ta
không phải di chuyển nó tới mặc dù trong vài ngày thì thiết bị đó mới được sử
dụng lại một lần. Thiết bị được cho thuê hoặc là thầu lại, vì nó chỉ sử dụng trong
khoảng thời gian hạn chế. Công nhân có trình độ chuyên môn cao để thực hiện
nhiệm vụ cụ thể mà họ được giao. Ví dụ như ở công đoạn sản xuất này cần thợ
lắp đặt đường ống, ở giai đoạn khác thì cần thợ điện, thợ sửa ống nước. Mức
lương của công nhân thì cao hơn nhiều so với mức lương tối thiểu, chi phí sai
hỏng là tương đối thấp (thiết bị có thể không thuộc sở hữu của công ty), biến
phí có thể khá cao (do tỷ lệ lao động cao và chi phí cho thuê và di chuyển thiết
bị).

Hình 1: Sơ đồ bố trí vị trí cố định
Nhóm 1

Trang 3


Bố trí mặt bằng

GVHD: Nguyễn Thị Mai Trâm


1.3 Ƣu và nhƣợc điểm.
 Ƣu điểm:
-

Hạn chế tối đa việc di chuyển sản phẩm nhờ đó giảm thiểu hư hỏng sản
phẩm và chi phí vận chuyển sản phẩm.

-

Do sản phẩm không phải vận chuyển từ phân xưởng này đến phân xưởng
khác nên việc phân công lao động được liên tục, không phải đào tạo lại
thợ một khi thay đổi hoạt động mới. Tay nghề công nhân cao làm giảm tối
đa chi phí sai hỏng.
 Nhƣợc điểm:

-

Do với một lượng công nhân nhất định mà phải làm nhiều công việc khác
nhau nên thợ phải đa năng và có kỹ năng dẫn đến chi phí tiền lương cho
đội ngũ lao động là rất cao.

-

Vận chuyển công nhân, máy móc thiết bị đến nơi làm việc có thể tiêu tốn
chi phí lớn.

-

Việc tận dụng thiếp bị là rất thấp.


2. Bố trí theo quá trình.
2.1 Khái niệm.
Bố trí theo quá trình cũng được hiểu là bố trí chức năng, nhóm các hoạt
động giống nhau cùng tham gia trong một phòng ban hoặc một trung tâm làm
việc làm theo quá trình hay chức năng mà họ thực hiện. Ví dụ, trong một xưởng
máy, tất cả mũi khoan được đặt trong một trung tâm làm việc. Trong một cửa
hàng bách hóa, trang phục của phụ nữ, trang phục của đàn ông, của những đứa
trẻ, mỹ phẩm và giày được đặt trong các phòng riêng biệt.
2.2 Đặc điểm.
Đặc trưng của bố trí theo quá trình là hoạt động không liên tục, cửa hàng
dịch vụ, cửa hàng công việc hoặc sản xuất theo lô, cái mà phục vụ cho những
khách hàng khác nhau với những nhu cầu khác nhau. Khối lượng đặt hàng của
từng khách hàng là thấp và chuỗi các hoạt động cần thiết để hoàn thành đặt
hàng của khách hàng có thể thay đổi đáng kể.

Nhóm 1

Trang 4


Bố trí mặt bằng

GVHD: Nguyễn Thị Mai Trâm

Trang thiết bị trong bố trí quá trình thường là mục đích chung và người
công nhân có được kĩ năng vận hành máy móc trong bộ phận riêng của họ.
Thuận lợi của cách bố trí này là tính linh hoạt. Khó khăn là không năng suất.
Công việc không xuyên suốt một cách trật tự mà thường tùy thuộc vào nhu
cầu của khách hàng. Thời gian chờ đợi để xử lý sản phẩm giữa các bộ phận có
thể chiếm một khoản thời gian lớn và hàng đợi có xu hướng phát triển. Thêm

vào đó, mỗi chuyến hàng mới đến có thể yêu cầu một thao tác thiết lập khác
nhau cho những yêu cầu xử lí riêng biệt của chuyến hàng đó. Mặc dù người
công nhân có thể vận hành một số máy móc khác nhau hoặc thực hiện một số
các công đoạn khác nhau trong một bộ phận duy nhất, nhưng công việc của họ
có thể dao động tùy theo danh sách công việc hoặc khách hàng đang chờ được
xử lí đến thời gian nhàn rỗi giữa khách hàng và công việc.
Lưu trữ nguyên vật liệu và các hoạt động chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi
loại hình bố trí, cụ thể như sau:
-

Không gian kho trong bố trí quá trình thì lớn để chứa đựng một lượng lớn
hàng tồn kho quá trình. Nhà máy trông giống như một nhà kho với các
trung tâm làm việc rải rác giữa các lối đi.

-

Hàng tồn kho quá trình thì cao bởi vì nguyên vật liệu di chuyển từ vùng
làm việc này tới các vùng làm việc khác trong lô đang trong lúc chờ được
xử lí.

-

Hoàn hàng tồn kho là rất thấp bởi vì hàng hóa được làm ra cho khách hàng
riêng biệt và được vận chuyển ra ngoài cho khách hàng sau khi hoàn
thành.
Lối đi và các phương tiện vận chuyển:

-

Trong công ty sản xuất thì yêu cầu thiết bị vận chuyển linh hoạt (như xe

nâng hàng) có thể đi theo nhiều đường, di chuyển trên bất kì hướng nào và
chở được một lượng lớn hàng hóa trong quá trình sản xuất. Một xe nâng
hàng chở nhiều giá kê nguyên vật liệu từ vùng sản xuất này đến vùng sản
xuất khác cần những lối đi rộng để chứa đựng những tải trọng lớn và có
hai chiều để di chuyển. Lịch trình của xe nâng hàng thường được kiểm
soát bởi công văn vô tuyến và thay đổi từ ngày đến ngày và từ giờ đến giờ.
Nhóm 1

Trang 5


Bố trí mặt bằng

GVHD: Nguyễn Thị Mai Trâm

Các tuyến đường phải được xác định và ưu tiên các tải trọng khác nhau
cạnh tranh cho xe bán tải.
-

Trong công ty dịch vụ yêu cầu các lối đi lớn để khách hàng di chuyển ra
vào và không gian trưng bày phù hợp với những sở thích khác nhau của
khách hàng. Mối quan tâm bố trí chủ yếu trong quá trình bố trí là nơi để
xác định vị trí các phòng ban, trung tâm máy tính liên quan đến nhau. Mặc
dù mỗi công việc hoặc khách hàng tiềm năng có tuyến đường khác nhau
thông qua sự dễ dàng, nhưng một vài đường dẫn sẽ được phổ biến hơn
những đường còn lại. Thông tin quá khứ trên đơn đặt hàng của khách hàng
và dự đoán về các đơn đặt hàng của khách hàng có thể được sử dụng để
phát triển các mô hình dòng chảy qua các cửa hàng.

Hình 2 a và b chỉ ra một sơ đồ tóm lược của bố trí quá trình trong sản xuất và

dịch vụ.
Đồ lót
của phụ nữ

Giày

Đồ dùng
gia đình

Trang phục
của phụ nữ

Mỹ phẩm và
đồ trang sức

Khu vực giành
cho trẻ em

Thể thao
của phụ nữ

Khu vực lối vào
và màn hình
trưng bày.

Khu vực giành
cho nam giới

Hình 2a: Bố trí quá trình trong dịch vụ


Hình 2b. Bố trí quá trình trong sản xuất
Nhóm 1

Trang 6


Bố trí mặt bằng

GVHD: Nguyễn Thị Mai Trâm

2.3 Ƣu và nhƣợc điểm.
 Ƣu điểm:
-

Hệ thống sản xuất có tính linh hoạt cao.

-

Công nhân có trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao.

-

Hệ thống sản xuất ít khi bị ngừng vì những lý do trục trặc của thiết bị, con
người.

-

Tính độc lập trong chế biến các chi tiết các bộ phận cao.

-


Chi phí bảo dưỡng thấp, có thể sửa chữa theo thời gian. Lượng dự trữ phụ
tùng thay thế không cần nhiều.

-

Có thể áp dụng và phát huy được chế độ khuyến khích nâng cao năng suất
lao động cá biệt.
 Nhƣợc điểm:

-

Chi phí sản xuất trên đơn vị sản phẩm cao.

-

Lịch trình sản xuất và các hoạt động không ổn định.

-

Sử dụng nguyên liệu kém hiệu quả.

-

Mức độ sử dụng máy móc thiết bị thấp.

-

Khó kiểm soát và chi phí kiểm soát cao.


-

Đòi hỏi phải có sự chú ý tới từng công việc cụ thể.
2.4 Thiết kế bố trí sản xuất theo quá trình.
Trong quá trình thiết kế phân xưởng bố trí theo quá trình, chúng tôi muốn

giảm thiểu chi phí xử lý nguyên vật liệu. Để làm được điều đó chúng tôi đặt
mục tiêu là sắp xếp các bộ phận xử lý nguyên vật liệu và các bộ phận liên quan
tới quá trình vận chuyển nguyên vật liệu đặt gần nhau, những bộ phận không
liên quan có thể đặt cách xa hơn. Hai kỹ thuật được sử dụng trong thiết kế bố trí
sản xuất theo quá trình là lập biểu đồ khối và lập biểu đồ thể hiện mối quan hệ
dựa trên logic và đại diện trực quan của dữ liệu.
2.4.1 Lập sơ đồ khối
Một sơ đồ khối là một loại sơ đồ bố trí sơ đồ giản lược bao gồm các yêu cầu
không gian.
Bƣớc 1: Chúng ta bắt đầu với những dữ liệu trong quá khứ, hoạt động dự
toán nguyên vật liệu giữa các bộ phận ở hiện tại hoặc được đề xuất.
Nhóm 1

Trang 7


Bố trí mặt bằng

GVHD: Nguyễn Thị Mai Trâm

Đó là những thông tin điển hình được cung cấp theo mẫu từ biểu đồ hoặc biểu
đồ tóm tắt. Biểu đồ thể hiện con số trung bình của các đơn vị tải trọng được vận
chuyển giữa các bộ phận trong khoảng thời gian xác định. Có thể sử dụng một
đơn vị tải trọng duy nhất như là 1 tấm, 1 thùng hoặc thùng thưa (do nhiều thanh

gỗ đóng lại, còn nhiều kẽ hở, không kín hẳn), tuy nhiên thông thường nguyên
vật liệu được chuyển thẳng từ nơi này sang nơi khác. Trong sản xuất tự động , 1
car = 1đơn vị tải trọng. Với nhà sản xuất vòng bi, 1 đơn vị tải có thể là 100 hoặc
1000 bi tùy thuộc vào kích thước của chúng.
Bƣớc 2: Tính toán các chuyển động hỗn hợp cần di chuyển giữa các bộ
phận, sắp xếp chúng từ bộ phận cần di chuyển nhiều nguyên vật liệu đến bộ
phận cần di chuyển nguyên vật liệu ít nhất. Đây là 2 mũi tên tiên phong, đề cập
đến công tác vận chuyển giữa mỗi cặp bộ phận.
Bƣớc 3: Bố trí thử nghiệm được đặt trên một mạng lưới đồ họa đại diện
cho khoảng cách tương đối giữa bộ phận trong một dạng khối thống nhất.
Mục tiêu là chỉ định từng bộ phận để giảm thiểu các ô trên bản đồ không liền kề
nhau. Vùng không liền kề được xác định là một khoảng cách xa hơn so với khối
tiếp theo, hoặc theo chiều ngang, chiều dọc hoặc theo đường chéo. Việc thiết kế
được ghi trên số lượng tải không liền kề. Tốt nhất là bố trí tối ưu không có tải
không liền kề.
Trong thực tế, điều này hiếm khi xảy ra, cố gắng bố trí cấu hình khác nhau để
giảm số lượng tải không liền kề nhau cho đến khi tìm được cách bố trí hợp lý
nhất.
Ví dụ 1: Barko Inc chế tạo bark scalpers, quá trình bóc vỏ cây rồi chế biến
chúng thành lớp phủ trong vườn. Nơi sản xuất bark scalpers là một cửa hiệu nhỏ
có 50 công nhân và 5 bước thực hiện: (1) cắt gỗ, (2) làm thành tấm, (3) gia
công, (4) sơn, (5) lắp ráp. Số tải trung bình được vận chuyển giữa 5 bộ phận
mỗi tháng được biểu thị trên bảng biểu kèm theo bản tóm tắt. Bản thiết kế hiện
tại của công trình được thể hiện bằng sơ đồ với kích thước 2 x 3. Nhận thấy
rằng tính linh hoạt trong quy trình khá cao, được sự sẵn sàng của 6 vị trí sẵn có.
Ngoài ra, xe nâng được sử dụng linh hoạt cho phép di chuyển vật liệu ngang,
dọc, chéo.
Nhóm 1

Trang 8



Bố trí mặt bằng

GVHD: Nguyễn Thị Mai Trâm

Đến
Từ
Bộ
phận
1
2
3
4
5

Bộ phận
1

2

3

4

5

--60
---


100
--100
50

50
200
----

-50
40
---

--50
60
--

Quản lý của Barko dự đoán rằng sẽ cần thiết xây dựng thêm 1 cơ sở mới
nữa và cần sự thiết kế tương tự hoặc tốt hơn. Bạn được yêu cầu như sau:
a. Đánh giá việc bố trí hiện tại của các tải không liền kề
b. Nếu cần nên đề xuất bố trí thiết kế mới với kích thước 2 x 3 sẽ làm giảm
được số lượng tải không liền kề.

 Giải pháp:
a. Để đánh giá thiết kế hiện tại, chúng ta cần tính toán cả quá trình vận
chuyển hoặc các vận chuyển qua lại giữa bước 1 và 3. 50 tải được chuyển từ
1 sang 3 cộng với 60 tải từ 3 sang 1 hoặc 110 tải. Nếu chúng ta tiếp tục tính
toán cả quá trình chuyển động và xếp chúng từ cao đến thấp được kết quả như
sau:

Nhóm 1


23

200 tải

24

150 tải

13

110 tải

12

100 tải

45

60 tải

35

50 tải

25

50 tải

34


40 tải

14

0 tải

15

0 tải
Trang 9


Bố trí mặt bằng

GVHD: Nguyễn Thị Mai Trâm

Tiếp theo, chúng ta đánh giá sự hữu ích của thiết kế. Các kết quả được hiển thị
trực quan trong mạng lưới 1:

Các tải không kề nhau:
13
34

110
40
150

Di chuyển liền kề được đánh dấu bằng một đường liền mạch và di chuyển
không kề nhau được hiển thị với một đường nét đứt cong để làm nổi bật thực tế

là vật liệu được di chuyển xa hơn chúng ta muốn. Sau đây là danh sách cả quá
trình vận chuyển, 2  3 và 2  4 là di chuyển liền kề nhưng 1  3 là không
liền kề. Điểm không kề nhau bắt đầu với 110 tải trọng của vật liệu từ 1  3.
Tiếp tục xuống danh sách của chúng tôi, tất cả các động thái này là liền kề và
được đánh dấu bằng rắn cho đến khi 3  4. Vận chuyển từ 3 sang 4 là không
liền kề nhau, vì vậy chúng tôi thêm 40 tải không liền kề. Còn lại không có tải.
Do đó, số lượng tải là 110 + 40 = 150 tải không liền kề.
b. Để cải thiện cách thiết kế này, chúng ta lưu ý rằng các bộ phận 3 và 4
nên đặt liền kề bộ phận 2, 4 và 5 có thể đặt cách xa bộ phận 1 mà không cần
thêm vào số tải không liền kề. Hãy đặt bộ phận 4 và 5 trên cùng một mạng
lưới và bộ phận 1 trên một mạng khác, sau đó thêm bộ phận 2 và 3 vào giữa.
Mạng lưới 2 thể hiện các giải pháp sửa chữa. Chỉ xảy ra sự di chuyển giữa các
bộ phận không liền kề nhau như: 1 và 4, 1 và 5. Bởi vì, không có tải vật liệu
nào được di chuyển theo chiều dọc, số tải là 0. Cần lưu ý rằng có rất nhiều giải
pháp tối ưu để giải quyết vấn đề này, việc thay đổi có thể lặp lại nhiều lần.

Nhóm 1

Trang 10


Bố trí mặt bằng

GVHD: Nguyễn Thị Mai Trâm

Các giải pháp ở mạng 2 đại diện cho vị trí tương đối của từng bộ phận.
Bước tiếp theo là thêm thông tin về không gian cần thiết cho các bộ phận. Các
kiến nghị về không gian lao động xung quanh máy móc có thể được yêu cầu bởi
các nhà cung cấp thiết bị hoặc các quy định an toàn hoặc hướng dẫn sử dụng.
Trong một số trường hợp, các nhà cung cấp sẽ cấp các mẫu bố trí thiết bị cho

từng khu vực làm việc. Việc phân bổ không gian làm việc cho công nhân được
xem như một phần của công việc thiết kế, được đề nghị bởi các nhóm chuyên
môn hoặc theo thỏa thuận thông qua đàm phán của công đoàn.
Một sơ đồ khối có thể tạo bởi các bản phát thảo khu vực làm việc xung
quanh các phòng ban trong mạng lưới. Sơ đồ khối cuối cùng được hoàn chỉnh
theo hình dạng mong muốn hay cấu trúc của tòa nhà. Hình dạng tiêu chuẩn gồm
hình chữ nhật, chữ L, U.
Hình 3(a) cho thấy sơ đồ khối ban đầu cho ví dụ 1 và hình 3(b) cho thấy
sơ đồ khối cuối cùng. Chú ý rằng các yêu cầu khác nhau về không gian giữa các
bộ phận, nhưng vị trí tương đối sẽ được giữ lại.

Nhóm 1

Trang 11


Bố trí mặt bằng

GVHD: Nguyễn Thị Mai Trâm

Hình 3a: Sơ đồ khối ban đầu

Hình 3b: Sơ đồ khối cuối cùng

Ví dụ 2: Mohawk Valley Furniture Warehouse đã mua một cửa hàng bán
lẻ với sáu phòng ban, như thể hiện trong lưới 1. Số lượng dự kiến của khách
hàng di chuyển giữa các phòng ban mỗi tuần được đưa ra trong biểu đồ tóm tắt
tải.
a. Tính toán tải trọng không nằm kề nhau trong bố trí ở lưới 1.
b. Sửa đổi bố trí của Mohawk để tải không nằm kề nhau được giảm thiểu.


Đến

Bộ phận

Từ
Bộ phận

A

B

C

D

E

F

A
B
C
D
E
F

----40
--


70
-70
--60

---80
---

-------

-100
---100

50
---30
--

Giải pháp:
Ghép những hành động sau theo vị trí từ cao nhất xuống thấp nhất
EF
Nhóm 1

130

Trang 12


Bố trí mặt bằng

GVHD: Nguyễn Thị Mai Trâm


BE

100

CD

80

AB

70

BC

70

BF

60

A F

50

AE

40

a. Những nhiệm vụ không nằm liền kề = 130.


b. Để giảm số lượng những nhiệm vụ không nằm liền kề, ta chuyển vị trí của
D và F.

2.4.2 Biểu đồ mối quan hệ
Giải pháp trên phù hợp với cách thiết kế quy trình khi dữ liệu định lượng
đã có sẵn. Tuy nhiên, trong những tình huống các dữ liệu định lượng khó để có
được hoặc không đầy đủ, ta có thể thay thế bằng dữ liệu đầu vào chủ quan của
nhà phân tích hoặc cán bộ quản lý. Richard Muther phát triển một dạng hiển thị
Nhóm 1

Trang 13


Bố trí mặt bằng

GVHD: Nguyễn Thị Mai Trâm

các địa điểm phòng ban, được gọi là lưới Muther. Các thông tin ưu tiên được mã
hóa thành 6 loại liên kết với 5 nguyên âm A, E, I, O, U cộng với chữ X.
A

Tuyệt đối cần thiết

O

Bình thường

E

Rất cần thiết


U

Không cần thiết

I

Cần thiết

X

Không mong muốn

Ví dụ:

Hình 4: Lưới Muther
Chữ cái đầu tiên thể hiện sự đánh giá vị trí 2 bộ phận gần nhau. Ví dụ, dòng
được nhấn mạnh:
-

Nó sẽ ổn (bình thường) nếu văn phòng được đặt bên cạnh sản xuất

-

Tuyệt đối cần thiết để nhà kho được đặt bên cạnh bộ phận sản xuất

-

Cần thiết là phòng giao và nhận hàng được đặt bên cạnh bộ phận sản xuất


-

Rất cần thiết là phòng lưu trữ được đặt bên cạnh bộ phận sản xuất

-

Tuyệt đối cần thiết để các kho bảo trì được đặt bên cạnh bộ phận sản xuất.

Ta sử dụng lưới MUTHER để xây dựng sơ đồ quan hệ để đánh giá cách bố trí
hiện tại như hình 5 a.

Hình 5: Biểu đồ mối quan hệ
Nhóm 1

Trang 14


Bố trí mặt bằng

GVHD: Nguyễn Thị Mai Trâm

Các dòng dày (ba, bốn, hay năm sợi) tương đương với việc xếp hạng gần
ưu tiên cao nhất. Ưu tiên giảm dần theo độ dày các dòng. Xếp hạng (đánh giá)
gần như không mong muốn được đánh dấu bằng dường zig zag. Có thể thấy,
giải pháp tốt nhất sẽ hiển thị ở các dây chuyền nặng ngắn và không có đường
zig zag. Những dây chuyền mỏng (một hoặc hai sợi) có thể không cần quan tâm
đến chiều dài vì lý do đó đôi khi bị loại khỏi quá trình phân tích.
Hình 5b đã sửa đổi bố trí. Các dây chuyền nặng là ngắn và nằm trong chu
vi của mạng lưới. Trước tiên xây dựng sơ đồ giản lược cho những bộ phận tuyệt
đối cần thiết phải bố trí gần nhau. Tiếp đến là xây dựng sơ đồ các mối quan hệ

không mong muốn, kết hợp chúng với nhau và với vị trí của các nơi làm việc để
xác định phương án bố trí hợp lý.
Từ hình 5a, rõ ràng là phòng sản xuất và phòng giao và nhận hàng được
đặt ở quá xa nhà kho, các văn phòng và phòng lưu trữ được đặt quá gần nhau.
Hình 5b cho thấy một bố trí đã sửa đổi. Bố trí sửa đổi xuất hiện để đáp ứng
mạng lưới của Muther. Các dây chuyền nặng và ngắn thì nằm trong chu vi của
mạng lưới (các bộ phận nào có mối liên quan mật thiết tới các bộ phận khác thì
được sắp xếp vị trí trọng tâm và khoảng cách tới các bộ phận khác thì phải ngắn
nhất). Dây chuyền dài thì mỏng và không có dòng zig zag.
Một số nguyên tắc xác định những bộ phận cần phải bố trí gần nhau gồm:
-

Sử dụng cùng thiết bị hoặc phương tiện

-

Cùng sử dụng chung nguồn lao động

-

Thứ tự các công việc trong quy trình công nghệ

-

Dễ dàng trong thông tin liên lạc

-

Những công việc tương tự được thực hiện


-

Có khối lượng vận chuyển lớn

Một số gói phần mềm máy tính có sẵn để thiết kế bố trí theo quá trình như
CRAFT và CORELAP, Promodel và Extend, VisFactory.
Bố trí dịch vụ
Hầu hết các tổ chức dịch vụ sử dụng bố trí theo quá trình. Thay vì giảm
thiểu dòng chảy của vật liệu thông qua hệ thống, dịch vụ có thể tìm cách giảm

Nhóm 1

Trang 15


Bố trí mặt bằng

GVHD: Nguyễn Thị Mai Trâm

thiểu dòng chảy của khách hàng hoặc dòng chảy của công việc thông qua giấy
tờ, bố trí một cách hiệu quả sẽ đưa các mặt hàng tốt đến với các khách hàng.
Phiên bản trên máy vi tính, chẳng hạn như SLIM (cửa hàng lao động và
quản lý hàng tồn kho) và COSMOS (tối ưu hóa và mô phỏng mô hình trên máy
vi tính cho các siêu thị điều hành), hãy xem xét không gian kệ, mức nhu cầu, lợi
nhuận và khả năng xổ hàng tồn kho trong thiết kế bố trí. Cuối cùng, bố trí dịch
vụ thường để cho khách hàng có thể nhìn thấy, vì vậy họ phải làm hài lòng về
mặt thẩm mỹ cũng như chức năng.
3. Bố trí theo sản phẩm.
3.1 Khái niệm
Bố trí theo sản phẩm (hay dây chuyền lắp đặt) là việc sắp xếp, bố trí các

hoạt động trong dây chuyền theo các thao tác liên tục cần được thực hiện để lắp
ráp một sản phẩm riêng biệt.
3.2 Đặc điểm
Trong bố trí theo sản phẩm:
Dòng công việc trật tự và hiệu quả, bán thành phẩm được di chuyển từ
trạm làm việc này đến trạm làm việc khác trong dây chuyền cho tới khi hoàn
thành sản phẩm và đi đến hết dây chuyền.
Mỗi một sản phẩm có một dây chuyền riêng biệt được thiết kế để đáp ứng
yêu cầu của sản phẩm đó. Dây chuyền, trang thiết bị được thiết kế, lắp đặt chỉ
phù hợp cho việc sản xuất một loại sản phẩm. Khi có sự thay đổi đáng kể trong
thiết kế sản phẩm, cần phải xây dựng một dây chuyền sản xuất mới và phải mua
trang thiết bị mới (ngành ô tô của Hoa kỳ đã gặp phải khó khăn này khi nhu cầu
của khách hàng chuyển sang những ô tô nhỏ hơn, những công ty ở Hoa kỳ có
thể sản xuất hiệu quả động cơ sáu xilanh, nhưng không họ không thể dùng nó
để sản xuất động cơ 4 xilanh để đáp ứng nhu cầu thay đổi này). Đây là điểm
thiếu linh hoạt của bố trí theo sản phẩm.
Bố trí theo sản phẩm thì phù hợp cho sản xuất hàng loạt và các hoạt động
lặp đi lặp lại với nhu cầu ổn định và khối lượng lớn. Sản phẩm hoặc dịch vụ
được sản xuất ra để đáp ứng chung cho nhu cầu của thị trường, không dành
Nhóm 1

Trang 16


Bố trí mặt bằng

GVHD: Nguyễn Thị Mai Trâm

riêng cho một khách hàng đặc biệt nào dẫn đến nó cũng thiếu linh hoạt khi nhu
cầu thay đổi.

Vì nhu cầu lớn, bố trí theo sản phẩm tự động hơn bố trí theo quá trình.
Công nhân có vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất, họ thực hiện những
nhiệm vụ hạn hẹp nên không yêu cầu mức lương cao giống như những người
lao động đa năng như trong loại hình bố trí theo quá trình.
Chi phí cố định của một hệ thống bố trí theo sản phẩm phân bổ trong đơn
vị ít đơn vị sản phẩm có thể làm cho giá của một sản phẩm tăng vọt. Tuy nhiên,
chi phí đơn vị trên sản phẩm sẽ giảm khi hàng hóa được sản xuất với số lượng
lớn.

Hình 6: Dòng chảy trong bố trí theo sản phẩm.
Một hệ thống bố trí theo sản phẩm cần di chuyển nguyên vật liệu theo một
hướng xuyên suốt dây chuyền lắp đặt và luôn trong cùng một khuôn mẫu. Băng
truyền là thiết bị vận chuyển nguyên vật liệu phổ biến của bố trí theo sản phẩm.
Băng truyền có thể được cài đặt tốc độ (cài đặt điều khiển tốc độ của công việc
một cách tự động) hoặc không cài đặt (băng chuyền dừng lại hay bắt đầu chạy
tùy theo sự điều khiển của người công nhân). Công việc lắp ráp có thể được
thực hiện một cách trực tuyến (trên băng truyền) hoặc ẩn (tại các trạm làm việc
dịch vụ bằng băng truyền).
Lối đi trong hành lang thì hẹp bởi vì thiết bị chỉ vận chuyển nguyên vật
liệu trên một đường. Nguyên vật liệu không được di chuyển quá xa, băng truyền
là một phần không thể thiếu trong quá trình lắp ráp, thường với các trạm làm
việc khác trong cùng một kích cỡ. Lập kế hoạch cho các băng tải, sau khi chúng
được lắp đặt, rất đơn giản, sự thay đổi duy nhất là nên hoạt động nó với tốc độ
Nhóm 1

Trang 17


Bố trí mặt bằng


GVHD: Nguyễn Thị Mai Trâm

như thế nào. Không gian lưu trữ hàng tồn kho cho 1 dây chuyền lắp ráp là khá
nhỏ. Vì trong quy trình thì hàng tồn kho được tiêu thụ ở khâu lắp ráp sản phẩm
khi nó được đi duyển xuống bộ phận này. Tạo ra được thành phẩm, cần phải có
kho chứa riêng biệt trước khi chúng được giao cho đại lý hoặc cửa hàng để bán.
Mối quan tâm lớn trong bố trí theo sản phẩm là cân bằng dây chuyền để
không một trạm làm việc nào bị ứ đọng và giữ cho dòng chảy công việc xuyên
suốt dây chuyền.
3.3 Ƣu và nhƣợc điểm.
 Ƣu điểm:
-

Tốc độ tạo ra sản phẩm nhanh, năng suất cao

-

Chất lượng sản phẩm tốt

-

Chí phí đơn vị cho từng sản phẩm thấp

-

Chuyên môn hóa tay nghề cho công nhân, giảm chi phí và thời gian đào
tạo

-


Việc duy chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm dễ dàng

-

Tận dụng tốt hiệu quả sử dụng của trang thiết bị và công nhân

-

Lịch trình sản xuất ổn định.
 Nhƣợc điểm:

-

Hệ thống sản xuất không linh hoạt khi có những thay đổi về nhu cầu cũng
như số lượng, chủng loại sản phẩm

-

Hệ thống sản xuất có thể bị gián đoạn khi có một công đoạn nào đó trục
trặc

-

Chi phí bảo trì trang thiết bị, máy móc lớn

-

Không đánh giá đúng năng lực cũng như khen thưởng khuyên khích cho
kết quả làm việc của người lao động.


Nhóm 1

Trang 18


Bố trí mặt bằng

GVHD: Nguyễn Thị Mai Trâm

3.4 So sánh giữa hình thức bố trí theo quá trình và bố trí theo sản phẩm:
Thiết kế theo sản phẩm và quy trình được xem là khác nhau về phương pháp xử
lý vật liệu và sự quan tâm.

Thiết kế theo sản phẩm
1. Mô tả

Thiết kế theo quy trình

Sự sắp xếp có tuần tự các Lập nhóm các hoạt động
hoạt động

2. Loại quy trình

chức năng

Liên tục, sản xuất đại trà, Không liên tục, xưởng gia
lắp ráp là chính

công, sản xuất theo lô,
chế tạo là chủ yếu


Tiêu chuẩn hóa, sản xuất Đa dạng hóa, sản xuất

3. Sản phẩm

để dự trữ

theo yêu cầu

4. Nhu cầu

Ổn định

Biến động

5. Khối lượng

Cao

Thấp

6. Thiết bị

Chuyên môn hóa

Thực hiện được nhiều
chức năng

7. Nhân công


Chuyên môn hóa

Làm được nhiều việc

8. Tồn kho

Bán thành phẩm ít , thành Bán thành phẩm nhiều,
phẩm nhiều

thành phẩm ít

Nhỏ

Lớn

10. Xử lý vật liệu

Băng chuyền

Xe nâng

11. Lối đi

Hẹp

Rộng

12. Lập kế hoạch

Cân bằng


Không ngừng thay đổi

13. Cách thiết kế

Dây chuyền ổn định

Lắp đặt máy móc

14. Mục đích

Cân bằng khối lượng Tối thiểu hóa chi phí

9. Kho bãi

15. Ưu điểm

công việc

xử lý nguyên vật liệu

Hiệu quả

Linh hoạt

Bảng 1: So sánh thiết kế theo sản phẩm và quy trình.

Nhóm 1

Trang 19



Bố trí mặt bằng

GVHD: Nguyễn Thị Mai Trâm

3.5 Thiết kế bố trí theo sản phẩm.
Bố trí theo sản phẩm sắp xếp máy móc hoặc công nhân trong một dây
chuyền dựa theo các hoạt động cần được thực hiện để lắp ráp một sản phẩm cụ
thể. Từ mô tả này, có vẻ như cách bố trí theo sản phẩm có thể được xác định
một cách đơn giản là làm theo thứ tự lắp ráp theo hóa đơn nguyên vật liệu cho
sản phẩm. Đến mức độ nào, điều này là đúng. Yêu cầu ưu tiên sẽ chỉ rõ các
công việc nào phải được thực hiện trước hay có thể được thực hiện đồng thời
với một số công việc khác hoặc phải đợi cho đến khi bản thân nó là đầu vào của
các công việc khác. Từ cơ sở trên sẽ quyết định bố trí như thế nào tuy nhiên có
những yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định bố trí phức tạp hơn.
Yếu tố công việc là gì? Bố trí theo sản phẩm hoặc dây chuyền lắp ráp
được sử dụng để sản xuất số lượng lớn, yêu cầu đạt tỷ lệ đầu ra một cách hiệu
quả nhất có thể, công việc được chia thành các phần nhỏ nhất không thể phân
chia được nữa, được gọi là các yếu tố công việc. Yếu tố công việc rất nhỏ, nó
chỉ có thể được thực hiện bởi một công nhân hay một máy trạm. Nhưng nó
được phổ biến cho mọi công nhân để họ có thể thực hiện khi sản phẩm đi qua
trạm làm việc của mình.
Một phần của quyết định bố trí phụ thuộc vào việc nhóm các yếu tố công
việc vào các trạm để sản phẩm được di chuyển qua các dây chuyền lắp ráp một
cách thông suốt. Một trạm làm việc bất kỳ nằm trên dây chuyền lắp ráp đòi hỏi
phải có ít nhất một nhân viên hoặc một máy. Mỗi trạm làm việc trên dây chuyền
lắp ráp có cùng một lượng thời gian để thực hiện các yếu tố công việc đã được
phân công, sau đó sản phẩm sẽ được chuyển tiếp từ trạm này đến trạm khác mà
không cần phải chờ một nhân viên nào nhàn rỗi. Quá trình cân bằng khối lượng

công việc tại mỗi máy trạm được gọi là cân bằng chuyền.
3.3.1 Cân bằng chuyền.
Cân bằng dây chuyền lắp ráp hoạt động theo hai ràng buộc: Yêu cầu ưu tiên và
hạn chế thời gian chu kỳ.

Nhóm 1

Trang 20


Bố trí mặt bằng

GVHD: Nguyễn Thị Mai Trâm

Yêu cầu ưu tiên: là những hạn chế vật lý vào thứ tự mà các hoạt động
được thực hiện trên dây chuyền lắp ráp. Ví dụ, chúng tôi sẽ không yêu cầu một
nhân viên đóng gói một sản phẩm trước khi tất cả các thành phần đã được đính
kèm, ngay cả khi họ có thời gian để làm như vậy trước khi các sản phẩm được
di chuyển cho người lao động tiếp theo trên dây chuyền. Để tạo điều kiện cân
bằng dòng, yêu cầu ưu tiên thường được thể hiện dưới dạng một sơ đồ tiên
quyết. Sơ đồ tiên quyết là một mạng lưới, với các yếu tố công việc biểu diễn bởi
vòng tròn hoặc các nút và các mối quan hệ ưu tiên đại diện bởi đoạn đường dẫn
kết nối các nút.
Thời gian chu kỳ: là thời gian tối đa mà mỗi trạm làm việc được phép
dành cho sản phẩm nếu tỷ lệ sản xuất nhằm đạt được mục tiêu. Thời gian chu kỳ
mong muốn được tính bằng tỷ số thời gian sản xuất có sẵn với số đơn vị đầu ra
mong muốn.
Cd =

𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑠ả𝑛 𝑥𝑢ấ𝑡 𝑐ó 𝑠ẵ𝑛

đơ𝑛 𝑣ị đầ𝑢 𝑟𝑎 𝑚𝑜𝑛𝑔 𝑚𝑢ố𝑛

Giả sử một công ty muốn sản xuất 120 đơn vị trong một ngày tám giờ.
thời gian chu kỳ cần thiết để đạt được hạn ngạch sản xuất đó là:
8 ×60

Cd =

120

= 4 phút

Ngoài ra, thời gian chu kỳ cũng có thể được xem như là thời gian của trạm
có thời gian hoàn thành sản phẩm dài nhất trong tất cả các trạm trong dây
chuyền lắp ráp. Xem xét các dây chuyền lắp ráp ở ba trạm hiển thị dưới đây:
Trạm 1
1

4 phút

Trạm 2
2

4 phút

Trạm 3
3

4 phút


Thời gian dòng chảy = 4 + 4 + 4 = 12 phút
Thời gian chu kỳ = max (4,4,4) = 4 phút
Phải mất 12 phút (tức là 4 + 4 + 4) cho từng mặt hàng để chúng đi qua cả ba
trạm của dây chuyền lắp ráp. Thời gian cần thiết để hoàn thành một mặt hàng
Nhóm 1

Trang 21


Bố trí mặt bằng

GVHD: Nguyễn Thị Mai Trâm

được gọi là thời gian dòng chảy của nó, hoặc thời gian sản xuất. Tuy nhiên, dây
chuyền lắp ráp không hoạt động chỉ trên một mặt hàng tại một thời điểm. Khi
hoạt động đầy đủ, dây chuyền sẽ xử lý được 3 mặt hàng trong cùng một thời
điểm, ở mỗi trạm làm việc, trong các giai đoạn khác nhau của lắp ráp. Cứ 4 phút
một mặt hàng mới đi vào dây chuyền tại trạm 1, một mặt hàng được truyền từ
trạm 1 tới trạm 2, mặt hàng khác được truyền từ trạm 2 đến trạm 3 và một sản
phẩm hoàn thành rời khỏi dây chuyền lắp ráp. Do đó, một sản phẩm hoàn thành
cuộn ra khỏi dây chuyền lắp ráp mất 4 phút. Bốn phút này là thời gian chu kỳ
thực tế của dòng.
3.3.2 Tính toán hiệu quả dòng và số lượng máy trạm tối thiểu theo lý
thuyết.
Thời gian chu kỳ thực tế (Ca) là thời gian máy trạm làm việc tối đa trên
dây chuyền. Nó khác với thời gian chu kỳ mong muốn vì khả năng sản xuất
thực tế không phù hợp để hệ thống có thể sản xuất với sản lượng tối đa. Đôi khi
không thể đạt được các chỉ tiêu sản xuất bởi vì thời gian cần thiết cho một yếu
tố công việc quá lớn. Để khắc phục tình trạng này, chỉ tiêu có thể được điều
chỉnh giảm xuống thấp hơn hoặc thiết lập các trạm làm việc song song có thể

khắc phục tình trạng tắc nghẽn tại các trạm làm việc bị tắc nghẽn.
Cân bằng là một quá trình thử và sai căn bản. Chúng ta nhóm các yếu tố
công việc vào các trạm làm việc dựa vào thời gian và thứ tự ưu tiên của công
việc. Với các vấn đề đơn giản, chúng ta có thể đánh giá sự khả thi của tất cả các
yếu tố công việc trong từng trạm. Các vấn đề phức tạp hơn, chúng ta cần phải
biết khi nào phải ngừng việc thử các cấu hình máy trạm khác nhau. Hiệu quả
của dòng có thể cung cấp một cách hướng dẫn, số lượng tối thiểu lý thuyết của
các máy trạm cung cấp một cách khác.
Các công thức cho hiệu quả (E) và số lượng tối thiểu các trạm làm việc (N) là:
E=

∑𝑖𝑖=𝑡 𝑡𝑖
𝑛𝐶𝑎

N=

∑𝑖𝑖=𝑡 𝑡𝑖
𝐶𝑑

ti = thời gian hoàn thành cho các phần tử i

Nhóm 1

Trang 22


Bố trí mặt bằng

GVHD: Nguyễn Thị Mai Trâm


i = số phần tử công việc
n = số lượng máy trạm thực tế
Ca = thời gian chu kỳ thực tế
Cd = thời gian chu kỳ mong muốn
Tổng thời gian nhàn rỗi của dòng được gọi là thời gian chậm , được tính là (l hiệu quả). Hiệu quả và thời gian chậm thường được thể hiện dưới dạng tỷ lệ
phần trăm. Trong thực tế, nó có thể khó khăn để đạt được số lượng lý thuyết của
máy trạm hoặc 100% hiệu quả.
3.3.3 Tóm tắt và ví dụ.
Quá trình cân bằng dòng có thể được tóm tắt như sau:
1. Vẽ và dán nhãn một sơ đồ tiên quyết.
2. Tính toán thời gian chu kỳ mong muốn cần thiết cho dòng.
3. Tính toán số lượng máy trạm tối thiểu trên lý thuyết.
4. Nhóm yếu tố công việc vào máy trạm, xác định thời gian chu kỳ và
quyền ưu tiên.
5. Tính hiệu quả của dòng.
6. Xác định số lượng tối thiểu lý thuyết của máy trạm hoặc một mức hiệu
suất chấp nhận được đã đạt tới. Nếu không, quay lại bước 4.
Ví dụ: Real Fruit Snack Strips được làm từ một hỗn hợp của trái cây khô, màu
thực phẩm, chất bảo quản và đường glucôzơ. Hỗn hợp này được ép ra thành
một tấm mỏng, có in hình dạng khác nhau, cuộn lại và đóng gói. Các yêu cầu về
thứ tự và thời gian cho mỗi bước trong quá trình lắp ráp được đưa ra dưới đây.
Để đáp ứng nhu cầu, Real Fruit cần phải sản xuất 6000 dải trái cây mỗi tuần 40
giờ. Thiết kế một dây chuyền lắp ráp với số lượng các trạm làm việc ít nhất sẽ
đạt được chỉ tiêu sản xuất mà không vi phạm chế độ ưu tiên.

Nhóm 1

Trang 23



Bố trí mặt bằng

GVHD: Nguyễn Thị Mai Trâm

Thành phần công việc

Quyền ưu tiên

Thời gian ( phút)

A

Ép ra tấm trái cây

___

0.1

B

Cắt thành các dải

A

0.2

C

Phác thảo hình dạng thú vị


A

0.4

D

Cuộn lại và đóng gói

B,C

0.3

Giải quyết:
Đầu tiên, chúng ta phân tích đề và vẽ ra một sơ đồ tiên quyết.
Phần tử A không có các phần tử trước nó, vì vậy nút A có thể được đặt bất
cứ nơi nào. Phần tử A đứng trước phần tử B, vì vậy đoạn đường bắt đầu tại nút
A phải kết thúc tại nút B.
Phần tử A đứng trước phần tử C. Một lần nữa, một đoạn đường từ nút A
phải kết thúc tại nút C. Các phần tử B và C đứng trước trước phần tử D, vì vậy
đoạn đường kéo dài từ nút B và C phải kết thúc tại nút D. Sơ đồ ưu tiên được
hoàn thành bằng cách thêm các yêu cầu thời gian bên cạnh mỗi nút.

Ta có sơ đồ tiên quyết:

Nhóm 1

Trang 24


Bố trí mặt bằng


GVHD: Nguyễn Thị Mai Trâm

Tiếp theo, ta tính toán thời gian chu kỳ mong muốn và số lượng các trạm
làm việc tối thiểu theo lý thuyết:
Cd=
N=

40 giờ x 60 phút/giờ
6000 đơn vị
0.1+0.2+0.3+0.4
0.4

=

2400

=

1.0
0.4

6000

= 0.4 𝑝ℎú𝑡

= 2.5 𝑡𝑟ạ𝑚

Vì chúng ta không thể có một nửa trạm làm việc (hoặc bất kỳ phần chia
nào của một trạm làm việc), chúng ta làm tròn lên đến 3 trạm.

Chúng ta phải tập hợp các phần tử vào trạm làm việc sao cho tổng thời
gian phần tử ở mỗi trạm làm việc nhỏ hơn hoặc bằng thời gian chu kỳ mong
muốn 0.4 phút.
Kiểm tra sơ đồ tiên quyết, chúng ta hãy bắt đầu với A vì nó là phần tử duy
nhất mà không có một ưu tiên nào. Chúng ta gán A đến trạm 1. B và C là công
việc sẵn sàng. Thời gian chu kỳ vượt quá với A và C trong cùng một trạm, vì
vậy chúng ta gán B đến máy trạm 1 và đặt C trong một trạm làm việc thứ hai.
Không có phần tử khác có thể được thêm vào máy trạm 2, do hạn chế về thời
gian chu kỳ. Dịch chuyển D cho nhiệm vụ được giao đến trạm làm việc thứ ba.
Các phần tử được tập hợp vào trong các trạm làm việc được khoanh tròn trên sơ
đồ ưu tiên.
Trạm làm việc

Phần tử

Thời gian còn lại

Các phần tử còn lại

1

A

0.3

B,C

B

0.1


C,D

2

C

0.

D

3

D

0.1

---

Dây chuyền lắp ráp của chúng tôi bao gồm ba trạm làm việc, bố trí như sau:
Trạm 1
A,B

0.3 phút
Nhóm 1

Trạm 2
C

0.4 phút


Trạm 3
D

0.3 phút
Trang 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×