Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận về phân công lao động và hợp tác lao động trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.14 KB, 15 trang )

Đề tài: Tiểu luận về phân công lao động và hợp tác lao động trong doanh nghiệp

A. Cơ sở lí thuyết
I. Phân công lao động trong xí nghiệp
l.Khái niệm:

Phân công lao động trong xí nghiệp là sự chia nhỏ các công việc trong xí nghiệp để giao cho từng người
hoặc nhóm người lao động thực hiện. Đó là quá trình gắn từng người với những nhiệm vụ phù hợp với khả
năng của họ nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
Đặc điểm:
+ Tách biệt và cô lập những chức năng lao động
+ Tạo ra những quá trình lao động có tính độc lập tương đối
+ Gắn những quá trình đó với những người lao động nhất định

- Có ba loại:
+ Phân công lao động xã hội: là cấp độ lớn nhất được hình thành trên toàn xã hội chia xã hội thành
các ngành, lĩnh vực kinh tế
+ Phân công lao động trong ngành: chia ngành sản xuất thành các loại hình doanh nghiệp
+ Phân công lao động đặc thù: được tiến hành trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp, chia toàn bộ hoạt
động chung của doanh nghiệp thành những công việc độc lập, chức năng lao động riêng lẻ để phân cho các cá
nhân trong doanh nghiệp và đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa công việc và khả năng sở trường của người lao
động nhằm đạt mục tiêu của doanh nghiệp đề ra.
2. Ý nghĩa:
- Phân công lao động tạo điều kiện thực hiện chuyên môn hóa lao động, chuyên môn hóa có tác

dụng:
+ Đào tạo dễ dàng hơn và tiết kiệm chi phí
+ Nâng cao kĩ năng, kĩ xảo, từ đó tăng năng suất lao động
+ Giúp người lao động nhanh chóng nắm bắt công nghệ
- Phân công lao động sẽ xuất hiện sự chuyên môn hóa công cụ sản xuất
và tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng nó một cách tối đa


- Phân công lao động giúp doanh nghiệp bố trí người lao động phù hợp
với khả năng sở trường.


Đề tài: Tiểu luận về phân công lao động và hợp tác lao động trong doanh nghiệp

3. Nội dung của phân công lao động trong nội bộ xí nghiệp:
- Xác định yêu cầu kĩ thuật mà con người phải đáp ứng
- Xây dựng danh mục các nghề nghiệp của xí nghiệp, hướng nghiệp, tuyển chọn cán bộ, công nhân cho
phù hợp với yêu cầu của sản xuất
- Bố trí cán bộ, công nhân theo đúng những yêu cầu của công việc
Phân công lao động phải đảm bảo sự phù hợp giữa công việc, con người và công nghệ. Ngoài ra còn yêu
cầu sự chính xác, nghiêm khắc nhưng mềm mại và linh động.
4. Các hình thức phân công lao động:
Có ba hình thức phân công lao động.
4.1.

Phân công lao động theo chức năng:

Là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các công việc khác nhau thành những chức
năng lao động nhất định, căn cứ vào vị trí và chức năng chính của xí nghiệp
- Theo chức năng quản lý: quản lý nhân lực, quản trị sản xuất, tài chính kế toán, marketing...
-

Theo mức độ tác động vào quá trình làm thay đổi đối tuợng lao động
+ Lao động trực tiếp: gồm những nguời trục tiếp làm việc xông nhân sản xuất,bán hàng....
+ Lao động gián tiếp: là những người quản lý, lãnh đạo, quản lý tác nghiệp, chuyên gia, những lao động

thừa hành và phục vụ....
-


Theo sự khác nhau về đối tượng quản lý: quản lý kinh tế, quản lý hành chính, quản lý kĩ thuật

Tác dụng của phân công lao động theo chức năng là giúp cho người lao động làm việc đúng phạm vi
trách nhiệm của mình không hao phí thời gian vào những việc không đúng chức năng và nhờ đó mà đạt năng
suất lao động
cao. Tuy nhiên phải có sự tính toán hợp lý về số lượng các nhóm chức năng, nếu không sẽ làm giảm hiệu quả
của sản xuất. Phân công lao động theo chức năng có tốt hay không phụ thuộc vào: phân công nhiệm vụ, trách
nhiệm có rõ ràng không, mối quan hệ chức năng có thực hiện theo đúng đường truyền hay không, chất lượng
lao động được bố trí theo bộ phận chức năng có phù hợp không.
4.2.

Phân công lao động theo công nghệ:

Là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các loại công việc khác nhau theo tính chất của quy
trình công nghệ thực hiện chúng
Hình thức phân công lao động này phụ thuộc vào trình độ sản xuất dẫn tới các yêu cầu khác nhau đối
với người lao động, yêu cầu về số lượng giảm, chất lượng tăng, hình thành nên cơ cấu nghề nghiệp trong
doanh nghiệp
Tùy theo mức độ của chuyên môn hóa phân công lao động theo công nghệ được chia thành hai loại:
a, Phân công lao động theo đối tượng:


Đề tài: Tiểu luận về phân công lao động và hợp tác lao động trong doanh nghiệp

Là hình thức phân công trong đó một công nhân hay một nhóm công nhân thực hiện một tổ nhóm các
công việc tương đối trọn vẹn chuyên chế tạo một sản phẩm hoặc một chi tiết nhất định của sản phẩm
Đây là hình thức phân công đơn giản, dễ thực hiện nhưng cho năng suất lao động không cao, thường
được áp dụng trong sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ hoặc thủ công.
b, Phân công lao đông theo bước công việc:

Là hình thức phân công trong đó mỗi công nhân chỉ thực hiện một hay vài bước công việc trong chế
tạo ra sản phẩm hoặc chi tiết.
Hình thức này sử dụng phổ biến trong sản xuất hàng loạt,là sự phát triển sâu hơn của phân công lao
động theo đối tượng.
* Ưu điểm của hình thức này: máy móc thiết bị được tận dụng tối đa hóa,tạo điều kiện đế doanh
nghiệp cơ giới hóa, cơ khí hóa. Sự chuyên môn hóa làm cho kĩ năng người lao động cao hơn từ đó chất lượng
sản phẩm tăng và
năng suất lao động cũng tăng. Hình thức này còn tiết kiệm lao động sống tối đa, giảm thời gian lãng phí,nâng
cao chất lượng của tổ chức lao động khoa học.
* Nhược điểm: có thể làm xuất hiện sự đơn điệu, nhàm chán do phân chia quá nhỏ quá trình sản xuất.
4.3. Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc:
Là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các công việc khác nhau tùy theo tính chất
phức tạp của nó. Hình thức này nhằm sử dụng trình độ lành nghề của công nhân phù hợp với mức độ phức tạp
của công
việc. Mức độ phức tạp của công việc được đánh giá theo ba tiêu chuẩn:
+ Mức độ chính xác về công nghệ khác nhau
+ Mức độ chính xác về kĩ thuật khác nhau
+ Mức độ quan trọng khác nhau
Ứng với những mức độ phức tạp khác nhau của công việc là trình độ lành nghề của công nhân khác
nhau. Trình độ lành nghề của công nhân được thể hiện qua:
+ Sự hiểu biết của công nhân về công nghệ, về thiết bị
+ Kĩ năng lao động và kinh nghiệm sản xuất: cấp bậc công nhân nhỏ hơn hoặc bằng cấp bậc công
việc, cấp bậc công nhân được xác định qua thi nâng bậc.
Hình thức phân công lao động này cho phép sử dụng hợp lý cán bộ, công nhân; tạo điều kiện nâng
cao trình độ lành nghề, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tạo điều kiện thù lao lao động hợp lý.
Nhờ vào việc phân công lao động trên ba giác độ, mỗi người lao động trong doanh nghiệp sẽ làm
một công việc theo kĩ năng sở trường của mình từ đó đáp ứng được yêu cầu công việc của tổ chức.


Đề tài: Tiểu luận về phân công lao động và hợp tác lao động trong doanh nghiệp


II.Hiệp tác lao động trong xí nghiệp:

1. Khái niệm:
Là việc phối kết hợp nhứng công việc độc lập, hoạt động lao động riêng lẻ để đảm bảo sự thống nhất
trong quá trình hoạt động, mối quan hệ diễn ra một cách nhịp nhàng thông suốt, đạt được mục tiêu của quá
trình lao động.
2. Ý nghĩa:
- Thay đổi tính cách mạng điều kiện vật chất của quá trình lao động ngay cả khi cơ sở kĩ thuật và
phưong pháp lao động không thay đổi.
- Tạo ra sức mạnh tổng hợp để có thể đạt năng suất lao động tối đa, làm tăng khả năng làm việc cá
nhân của người lao động.
3. Các hình thức hiệp tác lao động:
a, Hiệp tác lao động về mặt không gian:
Hình thức này được xem xét dưới ba giác độ:
+ Không gian trong toàn tổ chức: xác định được mối quan hệ giữa các công việc trong hệ thống
chung, hệ thống tổng thể và thể hiện thông qua hai dòng thông tin như sau:
Theo đường truyền của dòng thông tin quản lý
Theo đường đi của nguyên vật liệu trong quá trình gia công và chế tạo sản phẩm
Trên cơ sở của hai khía cạnh này sẽ bố trí các phòng ban,công xưởng một cách hợp lý nhất
+ Không gian trong nội bộ phòng ban: xác định mối quan hệ về mặt công việc giừa nhóm, tổ ,đội,
ban trong một bộ phận chuyên trách sao cho mối quan hệ đó tiết kiệm thời gian và hiệu quả đạt được là tối đa
+ Không gian trong tổ nhóm: là việc xác định sự phối hợp công việc một cách nhịp nhàng, có sự chia
sẻ, hỗ trợ, hợp tác giữa các thành viên để đảm bảo công việc của nhóm đạt được mục tiêu đặt ra
Hình thức thứ ba mang nhiều nội dung của tổ chức lao động,hai hình thức đầu chủ yếu mang nội dung
của tổ chức sản xuất.

Tổ chức sản xuất là hình thức tổ chức lao động tập thể phố biến nhất trong sản xuất,thể hiện rõ nét sự
hiệp tác lao động trong xí nghiệp.Trong xí nghiệp thường có hai loại tổ chức sản xuất là tổ sản xuất chuyên
môn hóa và tổ

sản xuât tổng hợp.
- Tổ sản xuất chuyên môn hóa gồm những công nhân cùng nghề hoàn thành những công việc có quy
trình công nghệ giống nhau


Đề tài: Tiểu luận về phân công lao động và hợp tác lao động trong doanh nghiệp

- Tổ sản xuất tổng hợp gồm những công nhân có các nghề khác nhau, trình độ chuyên môn khác nhau,
nhưng cùng hoàn thành tất cả các bước công việc của quá trình sản xuất. Có thể chia ra ba loại tố sản xuất
tổng hợp:
+ Tổ tổng hợp có phân công lao động đây đủ: gồm những công nhân có ngành nghề khác nhau,trình
độ chuyên môn khác nhau,mỗi người làm những công việc khác nhau theo ngành nghề và trình độ chuyên
môn của mình
+ Tổ tổng hợp có sự phân công lao động không đầy đủ gồm những công nhân có ngành nghề khác
nhau nhưng mỗi người không chỉ thực hiện những công việc theo chuyên môn hẹp của mình mà còn thực hiện
những công việc
chung khác
+ Tổ tổng hợp không có phân công lao động: gồm những công nhân có diện chuyên môn rộng, mỗi
người thực hiện những công việc của tổ

Tổ sản xuất còn được tổ chức theo hình thức tổ theo ca và tổ theo máy
-Tổ theo ca: là tổ mà tât cả các thành viên cùng làm việc trong ca. Trong hình thức tổ này, các thành
viên có thể theo dõi giúp đỡ nhau thường xuyên. Tổ trưởng có thể quản lý công việc của tổ một cách chặt chẽ,
các sinh hoạt của tổ đều thuận lợi. Nhược điểm của hình thức này là mất nhiều thời gian bàn giao ca, công
nhân không thật sự quan tâm tới việc bảo quản thiết bị. Xí nghiệp sẽ khắc phục nhược điểm này bằng hình
thức kỉ luật lao động. Hình thức tổ này
chiếm đa số.
- Tổ theo máy :các thành viên của tổ làm việc theo những ca khác nhau trên cùng một máy. Hình thức
này có thế bàn giao công việc dễ dàng, máy móc được bảo quản tốt hơn. Tuy nhiên hình thức này việc theo
dõi lẫn nhau khó

hơn, sinh hoạt tổ không thuận lợi.

b, Hợp tác về mặt thời gian:
Là sự tổ chức các ca làm việc trong một ngày đêm, bố trí các ca làm việc hợp lý để tận dụng tối đa
máy móc thiết bị đảm bảo sức khỏe của người lao động.
Tùy điều kiện công việc của xí nghiệp mà ngày làm việc có thể có một ca, hai ca hoặc ba ca. Khi làm
việc ba ca xí nghiệp phải có chế độ đảo ca hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Thông thường sẽ
6 ngày đảo
ca một lần hoặc ba ngày hoặc hai ngày một lần. Trong chế độ làm việc ba ca có xí nghiệp bố trí nghỉ ngày chủ
nhật có xí nghiệp do yêu cầu của sản xuất không bố trí nghỉ ngày chủ nhật được.
Có hai chế độ đảo ca khác nhau:
-

Chế độ đảo ca thuận nghỉ ngày chủ nhật:


Đề tài: Tiểu luận về phân công lao động và hợp tác lao động trong doanh nghiệp

Công nhân làm ca 1 sau một tuần sẽ chuyển sang làm ca hai,sau một tuần nữa sẽ chuyển sang làm ca
ba,sau đó cứ tuần tự chuyển từ ca này sang ca khác
Theo chế độ đảo ca này,công nhân làm việc 8 giờ và nghỉ 16 giờ một ngày, thời gian nghỉ khi đảo từ
ca 1 sang ca 2 là 48 tiếng,từ ca 2 sang ca 3 là 48 tiếng và từ ca 3 sang ca 1 là 24 tiếng
-

Chế độ đảo ca nghịch nghỉ ngày chủ nhật:
Do yêu cầu của sản xuất liên tục thường áp dụng chế độ đảo ca này, người lao động bố trí nghỉ luân

phiên theo các ngày khác nhau.
Cứ 6 tổ làm việc ba ca thì thêm một tổ nừa để bố trí nghỉ. Trong chế độ đảo này công nhân không
được nghỉ vào ngày chủ nhật mà phải luân phiên nhau nghỉ vào những ngày khác nhau.một tuần làm việc ở ca

1 chuyển sang
ca 2 được nghỉ 48 giờ, ca hai chuyển sang ca 3 nghỉ 48 giờ, ca ba chuyển sang ca 1 nghỉ 24 giờ.
Chế độ đảo ca hợp lý là phải đáp ứng được những yêu cầu của sản xuất và đảm bảo sức khỏe cho
người lao động
Phân công và hiệp tác hợp lý là điều kiện nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất.Vì thế khi
lựa chọn hình thức phân công và hiệp tác lao động cần chú ý phân tích những mặt sau:
+Loại xí nghiệp: quy mô, đặc điểm....
+Loại hình sản xuất: thành phần nghề nghiệp,phân công lao động theo chức năng....
+Trình độ cơ khí hóa và tự động hóa sản xuất: nội dung lao động, chế độ làm việc, nghỉ ngơi....
+Thành phần, thiết bị công nghệ:xác định số lượng công nhân chính, phụ
+Tính toán hao phí lao động của từng công việc, loại công việc, bước công việc,từng sản phẩm, chi tiết
nhằm xác định tỉ lệ hợp lý giữa các ngành nghề, trình độ chuyên môn của công nhân.

B. Giới thiệu về công ty CP kĩ thuật và công nghệ Đại Dương
I. Trụ sở:
Công ty cố phần kỹ thuật và công nghệ Đại Dương
Địa chỉ: 709 Tam Trinh, phuờng Yên Sở, quận Hoàng Mai, TP.HN


Đề tài: Tiểu luận về phân công lao động và hợp tác lao động trong doanh nghiệp

II. Nhiệm vụ và chức năng:
- Sản xuất cơ khí và điện tử
- Chuyên nghiệp hóa hoạt động nhằm chế tạo được những thiết bị tự động phức tạp nhất.
- Cung cấp các giải pháp công nghệ kinh tế nhất cho mọi lĩnh vực .
- Khai thác tiềm năng kinh tế trên mọi vùng miền, mọi lĩnh vục.
- Đem đến khách hàng niềm tin về chất lượng và giá trị sử dụng với mọi
sản phẩm.



Đề tài: Tiểu luận về phân công lao động và hợp tác lao động trong doanh nghiệp

III. Cơ cấu tổ chức:

Tài Chính

Nhân Sự

Sán Xuất
Giám

Phân xướng 1

Vật Tư

Kỹ Thuật

Phân xướng 2

Phó Giám

Phó Giám

C. Thực trạng tình hình phân công và hiệp tác lao động trong công ty CP kĩ thuật
và công nghệ Đại Dương
I. Phân công lao động:

1. Phân công lao động theo chức năng
a. Phân công lao động theo chức năng quản lý
Do quy mô sản xuất của công ty nhỏ ,nên việc phân công lao động theo chức năng quản lý còn hạn chế.

Việc phân công các bộ phận: sản xuất, vật tư, kĩ thuật, tài chính, nhân sự chưa rõ ràng, do hai phó giám đốc
trực tiếp phụ
trách các bộ phận.


b. Phân công lao động theo mức độ tác động vào quá trình làm thay đôi
đổi tượng lao động
-Nhóm 1: lao động trục tiếp 15 công nhân sản xuất
-Nhóm 2: lao động gián tiếp :1 giám đốc ,2 phó giám đốc, 5 nhân viên kỹ thuật, 1 kế toán ,1 thủ kho, 2
quản đốc (phụ trách 2 phân xưởng ), 1 nhân viên thừa hành và phục vụ ( Phục vụ cơm nước và dọn dẹp )
c. Phân công lao động theo sự khác nhau về đối tượng quản lý
-Quản lý kinh tế: giám đốc trực tiếp phụ trách
-Quản lý hành chính và quản lý kĩ thuật: 2 phó giám đốc phụ trách

*Nhận xét: Việc phân chia nhiệm vụ trách nhiệm có rõ ràng nhưng còn rất giản đơn vì đội ngũ nhân lực
còn hạn chế. Mối liên hệ chức năng được thực hiện theo đường chuyền nhất định nhưng hiệu quả chưa cao.
Chất lượng của lao động được bố trí vào các bộ phận chức năng là có phù hợp.
2. Phân công lao động theo công nghệ
- Tại công ty cố phần KT&CN Đại Dương, sự phân công lao động chủ yếu theo bước công việc. Cụ
thể, mỗi công nhân chỉ thực hiện 1 hoặc 1 vài bước công việc nào đó trong quá trình sản xuất 1 sản phẩm nào
đó trong quá trình sản xuất hàng loạt của công ty.
- Cụ thể, chúng ta nghiên cứu về sự phân công lao động trong quá trình sản xuất tay nắm của kính bằng
inox.


- Tay nắm cửa kinh bao gồm 2 chi tiết chính như sau:
-


-


Chi tiết 1

-

-

Chi tiết 2

-

A. Chi tiết 1
- Cắt phôi: Nhằm cắt phôi thành những đoạn theo yêu cầu, do các công
nhân trong tố cắt đảm nhiêm sau đó giao phôi đã cắt cho tố tiện.


- Tiện phôi: Gia công để phôi thép vừa cắt có hình dạng như mong muốn, do 4 công nhân trong tổ tiện
đảm nhiêm. Tiếp đó giao cho tổ phay.
- Phay phang: nhằm tạo măng phang trên phôi tròn do tổ phay thực hiện, bao gồm 3 công nhân thực
hiện riêng rẽ
- Khoan lỗ: do 1 công nhân trong tổ khoan đảm nhiệm rồi giao cho tổ Taro.
- Taro: Nhằm tạo nên các lỗ ren, do 3 công nhân trong tổ Taro đảm nhiệm rồi chuyển sang xưởng mài
bóng.
- Mài bóng: Nhằm làm sạch và làm bóng chi tiết, do các công nhân trong tổ mài đảm nhiêm
- B. Chi tiết 2 (tương tự)
c. Lắp ráp
-Các chi tiết sau khi chế tạo xong được đưa xuống kho và lắp ráp luôn tại đó tạo thành sản phẩm hoàn
chỉnh.
- +) Nhận xét:
-Qua phân tích ở trên ta thấy sự phân công lao động theo từng bước công việc rất rõ ràng trong công ty.

Mỗi công nhân thực hiện 1 bước công việc riêng, không trùng nhau. Như vậy có thể tận dụng tối đa máy móc
và thiết bị, nâng cao trình độ tay nghề cho các công nhân trong từng công việc.Tuy nhiên, mức độ lặp lại của
động tác cũng không quá cao và đảm bảo nằm trong giới han cho phép nên không gây nên sự nhàm chán.
1. Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc
-

Công ty đã tách riêng các công việc khác nhau tùy theo tính chất phức tạp của nó.Tuy nhiên,

công ty đã không phân chia rõ ràng cấp bậc công viêc để có thể phân chia công việc 1 cách chính xác nhất.
-

Công nghệ của công ty nhìn chung là không hiện đại.Toàn bộ máy móc, thiết bị là máy cũ, chỉ

có 1 máy CNC mới với công nghệ cao. Nguyên nhân của việc sử dụng máy móc như vậy của công ty :
-

+Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm không cần cao.

-

+Khi dùng máy móc hiện đại thì chi phí cao mà giá thành của sản phẩm lại thấp.

-

Công ty đã phân công lao động dựa vào khả năng, kỹ năng, kinh nhiệm thực tế để phân chia

công việc cho người công nhân.Cũng không phân chia cấp bậc công nhân 1 cách cụ thể.
-

Trình độ của công nhân công ty gồm :lao đông phố thông, trung cấp, cao đẳng, đại học. Tùy


thuộc vào tùng vị trí mà công ty phân công công việc cho người lao động:
-

+Lao động phổ thông : công việc mài.

-

+Trung cấp, cao đẳng: tiện,phay.

-

+Đại học: quản lý, kỹ thuật


-

Cán bộ quản lý sẽ theo dõi quá trình làm việc của người lao động, nếu người lao động đó làm

tốt công việc của mình thì họ sẽ tếp tục làm tiếp công việc đó ,nếu họ làm không tốt thì sẽ được luân chuyến
sang làm công việc khác.
- Nhận xét : Công ty cũng có phân chia công việc theo mức độ phức tạp của công việc nhưng còn rất
đơn giản, mức độ phân chia công việc không chính xác cho người lao động.
- Giải pháp :
- +Phải phân chia rõ ràng cấp bậc công việc, cấp bậc công nhân .
- +Trang thiết bị máy móc cũng cần phải trang bị đầy đủ ,hiện đại đế giúp
người lao động làm việc tốt hơn ,tăng năng suất lao động.
-

II. Hiệp tác lao động:


-

1. Hiệp tác về mặt không gian:
- l.1.Không gian trong toàn tổ chức:
-

Từ ngoài vào, bên trái là phòng giám đốc, tiếp là phòng kĩ thuật và kế toán, tiếp theo là xưởng

mài; bên phải là xưởng sản xuất cơ khí, tiếp là nhà vệ sinh, nhà bếp và nhà ăn ,cuối cùng là nhà kho.
- + Phòng giảm đốc: được bố trí trước phòng kĩ thuật và kế toán, ngăn cách bằng một cửa kính để
dòng thông tin giữa người quản lý và nhân viên kĩ thuật, nhân viên kế toán được truyền đi thuận tiện nhất,
giám đốc và nhân viên có thể quan sát nhau làm việc
- + Phòng kĩ thuật và kế toán được bố trí cạnh xưởng sản xuất cơ khí sẽ thuận tiện cho trao đối thông
tin về các bản vẽ, công nhân sản xuất sẽ nhận và làm theo sơ đồ sản phẩm từ phòng kĩ thuật
- + Nhà ăn ,nhà nghỉ, bếp, nhà vệ sinh phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người lao động được bố trí sau
cùng.
- + Nhà kho: dùng để lưu sản phẩm dở dang hoặc đã hoàn thành.
1.2. Hiệp tác giữa các phân xưởng chuyên môn hoá:
-

Công ty có 2 phân xưởng: xưởng cơ khí và xưởng mài, và một phòng kĩ thuật.

-

Để hoàn thành 1 loại sản phẩm mới, đầu tiên, phòng kĩ thuật thiết kế mẫu sản phẩm, lập ra

quy trình sản xuất, yêu cầu vật tư. Tiếp đó nhân viên vật tư tiến hành đi mua thiết bị theo yêu cầu của phòng
kỹ thuật. Sau đó, thiết bị và phôi được đưa sang phân xưởng cơ khí. Và cuối cùng ,sản phẩm dở dang từ
xưởng cơ khí sẽ được đưa đến xưởng mài để làm bóng và làm sạch để hoàn thiện sản phẩm. Sau cùng sản

phẩm hoàn thành được đưa vào lưu trừ trong kho.
1.3. Hiệp tác giữa các bộ phận chuyên môn hoá trong 1 phân xưởng:
- Trong phân xưởng cơ khí
- Xưởng cơ khí gồm có 5 tổ sản xuất chính:


-

Tổ căt, tổ phay, tổ tiện, tổ khoan, tổ hàn.

-

5 tổ được đặt theo thứ tự không gian từ ngoài vào trong phân xưởng, nhằm tạo ra sự thuận lợi,

tiết kiệm thời gian hoàn thành 1 sản phẩm.
-

Nguyên liệu ban đầu (phôi) được đặt ở khu ngoài của phân xưởng là tổ cắt. Phôi sau khi được

cắt sẽ chuyển sang tổ phay (nằm ở bên trái khu thứ 2 khi đi từ ngoài vào), rồi lại đưa sang tổ tiện (bên phải
khu thứ 2). Nếu sản phẩm cần phải khoan hoặc hàn thì sẽ được đưa tiếp vào phía trong sâu hơn.
- Trong phân xưởng mài:
- Bố trí các máy mài và các tủ dụng cụ phía trong xưởng
- Phía ngoài là các bàn để sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang.
1.4.

Hiệp tác giữa người lao động với nhau trong tổ sản xuất:

- Tổ sản xuất trong công ty là tổ sản xuất tổng hợp. Bởi công nhân có nghề khác nhau nhưng cùng hoàn
thành các bước công việc của quá trình sản xuất.

- Trong tổ mài có 7 người, mỗi người làm 1 công việc chuyên môn riêng là mài giáp, mài đá, nhưng tất
cả cùng đế hoàn thành bước công việc “mài”.
- Tổ sản xuất là tố tổng hợp có sự phân chia không đầy đủ. Mỗi công nhân ngoài thực hiện công việc
chuyên môn, còn thực hiện công việc chung khác như đưa sản phẩm dở dang vào kho, ...
- Tổ sản xuất của công ty được tổ chức theo hình thức tổ theo ca. Tất cả công nhân cùng làm việc trong
một ca, từ tổ cắt cho đến tổ mài. Do công ty có các hợp đồng đan xen nên các tố có thể thực hiện công việc
độc lập, có thể tổ cắt làm công việc cho sản phẩm mói, trong khi tổ mài đang làm khâu cuối cho sản phẩm cũ.
- Nhận xét:
- Căn cứ vào mối quan hệ giữa các công việc trong 1 hệ thống chung tổng thể, ta thấy việc sắp xếp về
không gian của phân xưởng mài còn chưa hợp lý, chưa tạo ra được 1 hệ thống xuyên suốt và thuận tiện cho
quá trình sản xuất.
- Giải pháp: nên sắp xếp phân xưởng mài nối tiếp với phân xưởng 1, hoán đổi vị trí với khu nhà ăn,
phòng ngủ.
-

2. Hiệp tác về mặt thòi gian
- Công ty bố trí làm việc 1 ca /ngày (8 tiếng) cho người lao động. Người lao động được nghỉ ngày chủ

nhật.
- Ngoài ra công ty còn bố trí cho người lao động có thể làm thêm giờ vào ngày chủ nhật. Thời gian làm
việc trong ngày được chia như sau:
-

+Sáng : 8 -> 10h , sau đó được nghỉ 10 phút.
- 10hl0 ->llh30.


-

+Nghỉ trưa : l1h30 ->13h.


-

+Chiều : 13h->15h, nghỉ 10 phút.
- 15hl0 -> 17h20
- 17h20 : dọn dẹp vị trí làm việc của mình và ra về.

- Nhân xét:
-

Công ty bố trí giờ làm việc cho người lao động 8 tiếng 1 ngày:

- -Do quy mô sản xuất của công ty nhỏ, số lượng máy móc, số lượng công
nhân sản xuất ít, đa số máy móc đã cũ.
- -Máy móc, công nghệ kĩ thuật chưa cao, hoạt động tay -máy là chủ yếu.
-

D. Nhận xét, đánh giá và giải pháp khắc phục

- Việc phân chia nhiệm vụ trách nhiệm có rõ ràng nhưng còn rất giản
đơn vì đội ngũ nhân lực còn hạn chế.
- Qua phân tích ở trên ta thấy sự phân công lao động theo từng bước
công việc rất rõ ràng trong công ty. Mỗi công nhân thực hiện 1 bước công
việc riêng, không trùng nhau. Như vậy có thế tận dụng tối đa máy móc và
thiết bị, nâng cao trình độ tay nghề cho các công nhân trong từng công
việc.Tuy nhiên, mức độ lặp lại của động tác cũng không quá cao và đảm bảo
nằm trong giới han cho phép nên không gây nên sự nhàm chán.
- Công ty cũng có phân chia công việc theo mức độ phức tạp của công
việc nhưng còn rất đơn giản, mức độ phân chia công việc không chính xác
cho người lao động.

- Giải pháp :
- +Phải phân chia rõ ràng cấp bậc công việc, cấp bậc công nhân .
- +Trang thiết bị máy móc cũng cần phải trang bị đầy đủ, hiện đại để giúp
người lao động làm việc tốt hơn ,tăng năng suất lao động.
- + Căn cứ vào mối quan hệ giữa các công việc trong 1 hệ thống chung
tổng thể, ta thấy việc sắp xếp về không gian của phân xưởng mài còn chưa
hợp lý, chưa tạo ra được 1 hệ thống xuyên suốt và thuận tiện cho quá trình sản
xuất. Nên sắp xếp phân xưởng mài nối tiếp với phân xưởng 1, hoán đổi vị trí
với khu nhà ăn, phòng ngủ.



×