Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

di cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội ở vùng đông nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 177 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ TÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH


TRƯƠNG VĂN TUẤN

DI CƯ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

TP. HỒ CHÍ MINH - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ TÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH


TRƯƠNG VĂN TUẤN

DI CƯ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

Chuyên ngành: Địa Lý Kinh tế - Xã hội
Mã số: 62319501

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Kim Hồng
GS. TS. Nguyễn Viết Thịnh



TP. HỒ CHÍ MINH - 2011


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Những kết luận khoa học của luận án là chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả luận án

Trương Văn Tuấn


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận án xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn
Viết Thịnh – PGS. TS Nguyễn Kim Hồng đã tận tình hướng dẫn, đóng góp cho tôi
nhiều ý kiến quý báu và tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt 4 năm nghiên cứu
và hoàn thành luận án.

Tác giả xin cảm ơn đến Khoa Địa lý, Ban Giám Hiệu, Phòng Khoa
học công nghệ, Phòng Tài chính Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí
Minh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tác giả trong những năm qua.
Qua đây, tác giả cũng xin gửi lời cám ơn tới các cơ quan ban ngành
đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp cho tác giả nhiều tài liệu quý:
− Tổng cục Thống kê, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Viện chiến lược.
− Cục thống kê các tỉnh của vùng Đông Nam Bộ.

− Phòng PC 13 – Công an các tỉnh của vùng Đông Nam Bộ.
− Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh của vùng Đông Nam Bộ.
− Ban quản lý các KCN các tỉnh của vùng Đông Nam Bộ.
− Sở Kế hoạch – Đầu tư các tỉnh của vùng Đông Nam Bộ
− Viện kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
Và cuối cùng là lời cảm ơn gởi tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp gần xa đã
động viên, ủng hộ, quan tâm chia sẻ, giúp đỡ cả vật chất và tinh thần trong suốt
quá trình làm luận án.
Xin chân thành cảm ơn.

Tác giả luận án

Trương Văn Tuấn


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

Trang

1. Tính cấp thiết của đề tài: ....................................................................................... 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................ 2
2. 1. Mục tiêu .................................................................................................. 2
2.2. Nhiệm vụ .................................................................................................. 2
2. 3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 3
2. 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 3
3. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................................ 3
4. Hệ thống các quan điểm và phương pháp nghiên cứu .......................................... 9
4.1. Các quan điểm được sử dụng trong Luận án ........................................... 9

4.2 Các phương pháp nghiên cứu.................................................................. 11
5. Những đóng góp mới của Luận án ..................................................................... 12
6. Cấu trúc của Luận án .......................................................................................... 13
Chương 1.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DI CƯ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI ...................................................... 14
1.1 Di cư .................................................................................................................. 14
1.2 Phân loại di cư .................................................................................................. 15
1.2.1 Phân loại theo địa bàn di cư ................................................................. 15
1.2.2 Phân loại theo tính chất của tổ chức di cư ........................................... 16
1.3 Một số thước đo di cư ....................................................................................... 17
1.4 Khái quát một số lí thuyết tiêu biểu về di cư .................................................... 19
1.4.1 Lí thuyết E.G.Ravenstein ..................................................................... 19
1.4.2 Lí thuyết Lee ........................................................................................ 19
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến di cư ..................................................................... 21
1.5.1 Các nhân tố về điều kiện tự nhiên ........................................................ 21
1.5.2 Các nhân tố KT-XH ............................................................................. 23
1.6 Tính chọn lọc của di cư ..................................................................................... 26


1.6.1 Chọn lọc về tuổi ................................................................................... 26
1.6.2 Chọn lọc về giới tính ............................................................................ 27
1.6.3 Chọn lọc về nghề nghiệp và học vấn ................................................... 27
1.6.4 Chọn lọc về mức độ tham gia lao động ............................................... 27
1.7 Quan hệ tương tác giữa di cư và sự phát triển KT-XH..................................... 27
1.7.1 Tác động của di cư đến sự phát triển KT-XH ...................................... 28
1.7.2 Tác động của sự phát triển KT-XH đến di cư ...................................... 31
1.8 Một số vấn đề về di cư ở Việt Nam .................................................................. 33
1.8.1.Khái quát về bối cảnh KT-XH ảnh hưởng đến di cư ở Việt Nam ...............33
1.8.2.Một số đặc điểm chính của di cư ở Việt Nam...................................... 37

Chương 2
DI CƯ Ở ĐÔNG NAM BỘ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ................................................................................ 49
2.1 Khái quát về các nhân tố ảnh hưởng đến di cư ở vùng ĐNB và những lợi thế
của chúng ......................................................................................................... 49
2.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến di cư ngoại vùng ...................................... 49
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến di cư nội vùng......................................... 62
2.2. Di cư ở vùng ĐNB và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển KT-XH ............... 64
2.2.1. Di cư .................................................................................................... 64
2.2.2. Tác động của di cư đến sự phát triển KT-XH ................................... 100
Chương 3
DỰ BÁO VÀ CÁC GIẢI PHÁP ........................................................................ 111
3.1 Dự báo ............................................................................................................. 111
3.1.1 Cơ sở dự báo ...................................................................................... 111
3.1.2 Giả thiết về di cư cho các tỉnh và các vùng kinh tế ........................... 116
3.1.3. Kết quả dự báo .................................................................................. 118
3.2. Định hướng và giải pháp cho vấn đề di cư .................................................... 120
3.2.1. Định hướng........................................................................................ 120
3.2.2 Các giải pháp ...................................................................................... 130


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 139
1. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 139
2. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 142
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................144
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 145

PHỤ LỤC ............................................................................................................ 155



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 1.1:

Số người và tỉ suất di cư chia theo tình trạng di cư, VN 1999 và 2009 ........40

Bảng 1.2: Số người và tỉ suất di cư trong 5 năm trước thời điểm TĐT chia theo 6
vùng KT-XH ........................................................................................ 41
Bảng 1.3: Số người và tỉ suất nhập cư trong 5 năm trước thời điểm TĐT chia
theo 6 vùng KT-XH ............................................................................. 42
Bảng 1.4: Số người và tỉ suất xuất cư trong 5 năm trước thời điểm TĐT chia
theo 6 vùng KT-XH ............................................................................. 43
Bảng 1.5: Nơi thực tế thường trú 1/4/2009 và 1/4/2004 chia theo vùng, 2009.... 44
Bảng 2.1: Dân số chia theo giới tính phân theo các tỉnh vùng ĐNB ................... 58
Bảng 2. 2: Dân số chia theo giới tính và 6 vùng KT-XH ...................................... 65
Bảng 2. 3: Tỉ lệ tăng dân số bình quân năm thời kì 1999-2009 chia theo giới tính
các tỉnh vùng ĐNB............................................................................... 65
Bảng 2.4: Số người và tỉ suất di cư trong 5 năm trước thời điểm TĐT chia theo
các tỉnh vùng ĐNB............................................................................... 67
Bảng 2.5: Số người và tỉ suất nhập cư trong 5 năm trước thời điểm TĐT chia
theo 6 vùng KT-XH ............................................................................. 70
Bảng 2.6: 10 tỉnh có di cư đến ĐNB năm 1994 – 1999 ....................................... 71
Bảng 2.7: 10 tỉnh có di cư đến ĐNB năm 2004 - 2009 ........................................ 72
Bảng 2.8: Di cư đến ĐNB 1994 – 1999 ............................................................... 72
Bảng 2.9: Di cư đến ĐNB 2004 – 2009 ............................................................... 73
Bảng 2.10: Số người nhập cư trong 5 năm trước thời điểm TĐT chia theo giới
tính và các tỉnh vùng ĐNB .................................................................. 73
Bảng 2.11: Tuổi của người nhập cư phân theo giới tính ở ĐNB ........................... 77



Bảng 2.12: Số người và tỉ suất xuất cư trong 5 năm trước thời điểm TĐT chia
theo 6 vùng KT-XH ............................................................................. 78
Bảng 2.13: Số người và tỉ suất xuất cư trong 5 năm trước thời điểm TĐT chia theo
các tỉnh vùng ĐNB............................................................................... 79
Bảng 2.14: Số người di chuyển ngoại tỉnh của các tỉnh thuộc vùng ĐNB đến các
tỉnh vùng ĐNB chia theo nơi cư trú vào 1/4/2004 và 1/4/2009 .......... 80
Bảng 2.15: Tình trạng xuất, nhập cư nội vùng chia theo các tỉnh ĐNB, 2004-2009 .......... 81
Bảng2.16: Tương quan giữa các dự án công nghiệp đang hoạt động và số người
nhập cư tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1999-2009. ...................................... 81
Bảng 2.17: Tình trạng xuất, nhập cư nội thị TP. HCM 1999-2009 ....................... 83
Bảng 2.18: Tình trạng xuất, nhập cư nội tỉnh Bình Dương, 1999-2009 ................ 84
Bảng 2.19: Tình trạng xuất, nhập cư nội tỉnh Đồng Nai, 1999-2009..................... 84
Bảng 2.20: Tình trạng xuất, nhập cư nội tỉnh Tây Ninh, 1999 -2009 .................... 85
Bảng 2.21: Tình trạng xuất, nhập cư nội tỉnh Bình Phước, 1999 -2009 ................ 86
Bảng 2.22: Tình trạng xuất, nhập cư nội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, 1999-2009 ........ 86
Bảng 2.23: Số người và tỉ số giới tính nhập cư trong 5 năm trước thời điểm TĐT
phân theo các tỉnh vùng ĐNB .............................................................. 91
Bảng 2.24: Số người và tỉ số giới tính xuất cư trong 5 năm trước thời điểm TĐT
các tỉnh vùng ĐNB............................................................................... 91
Bảng 2.25: Tỉ số giới tính di cư nội và liên tỉnh phân theo các tỉnh ĐNB
2004-2009 .......................................................................................... 92
Bảng 2.26: Tỉ lệ di cư nội và ngoại vùng phân theo tuổi và giới tính ở ĐNB,
2004-2009 .......................................................................................... 93
Bảng 2.27: Tỉ lệ di cư chia theo tuổi và giới tính TP. HCM, 2004-2009 ............. 97
Bảng 2.28:

Tỉ lệ di cư chia theo tuổi và giới tính tỉnh Bình Dương, 2004-2009 ......... 98

Bảng 2.29:


Tỉ lệ di cư chia theo tuổi và giới tính tỉnh Bình Phước, 2004-2009 ............98


Bảng 2.30: Tình trạng việc làm của lao động nhập cư trong 5 năm trước thời
điểm TĐT phân theo các tỉnh ĐNB ................................................... 99
Bảng 2.31a: Tỉ lệ nhập cư phân theo nghề nghiệp và các tỉnh ĐNB 1999-2009 . 100
Bảng 2.31b .......................................................................................................... 101
Bảng 2.32: Cơ cấu lao động nhập cư trong tổng số lao động tại các khu công
nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2003 – 2007 .............................. 103
Bảng 2.33: Tổng số lao động trong lĩnh vực công nghiệp của tỉnh Bình Phước
giai đoạn 2006 – 2008 ...................................................................... 103
Bảng 2.34:

So sánh tỉ suất nhập cư và tỉ suất tăng dân số thành thịcác tỉnh ĐNB ......108

Bảng 2.35: Dân số và tỉ trọng dân thành thị chia theo vùng năm 2009 ............... 108
Bảng 3.1:

Tỉ suất tăng dân số bình quân năm, phương án trung bình, 2009–2034 ... 114

Bảng 3.2: Dự báo dân số các vùng KT-XH, phương án trung bình, 2009–2034 ...... 115
Bảng 3.3: Dự báo dân số các tỉnh ĐNB, phương án trung bình, 2009–2034 .... 115
Bảng 3.4:

Di cư giữa các vùng KT-XH chia theo giới tính thời kì 2004–2009 ..........118

Bảng 3.5:

Di cư giữa các tỉnh vùng ĐNB chia theo giới tính thời kì 2004–2009.......119


Bảng 3.6: Số người di cư thuần các vùng KT-XH giai đoạn 2009 - 2024 ........ 119
Bảng 3.7: Số người di cư thuần các tỉnh vùng ĐNB giai đoạn 2009 - 2024 ..... 119
Bảng 3.8: Số người di cư thuần các vùng KT-XH giai đoạn 2024 - 2034 ........ 120
Bảng 3.9: Số người di cư thuần các tỉnh vùng ĐNB giai đoạn 2024-2034 ....... 120
Bảng 3.10: So sánh giữa các tỉnh về đóng góp trong gia tăng GDP của Vùng ... 129
Bảng 3.11: Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành của vùng ĐNB ....................... 129


DANH MỤC BẢN ĐỒ

Bản đồ hành chính vùng ĐNB ................................................................................... 57
Hình 1 : Xuất cư vào vùng ĐNB, 1994 – 1999 ......................................................... 74
Hình 2 : Xuất cư vào vùng ĐNB, 2004 – 2009 ......................................................... 75
Hình 3 : Nhập cư ngoại tỉnh vào ĐNB phân theo huyện, 1994 – 1999 ..................... 76
Hình 4 : Nhập cư ngoại tỉnh vào ĐNB phân theo huyện, 2004 –2009 ...................... 77
Hình 5 : Nhập cư nội tỉnh vào ĐNB phân theo huyện, 1994 –1999.......................... 89
Hình 6 : Nhập cư nội tỉnh vào ĐNB phân theo huyện, 2004 –2009.......................... 90


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1 : Xuất cư đến ĐNB phân theo các vùng kinh tế, 1999-2009 ................ 73
Biểu đồ 2 : Tỉ lệ xuất nhập cư nội tỉnh phân theo các tỉnh ĐNB, 2004-2009 ....... 85
Biểu đồ 3 : Tỉ số giới tính di cư các tỉnh ĐNB, 2004-20 ...................................... 92
Biểu đồ 4a : Tính chọn lọc tuổi và giới tính di cư TP. HCM.................................. 94
Biểu đồ 4b : Tính chọn lọc tuổi và giới tính di cư tỉnh Bình Dương ...................... 94
Biểu đồ 4c : Tính chọn lọc tuổi và giới tính di cư tỉnh Đồng Nai .......................... 95
Biểu đồ 4d : Tính chọn lọc tuổi và giới tính di cư tỉnh Tây Ninh ........................... 96
Biểu đồ 4e : Tính chọn lọc tuổi và giới tính di cư tỉnh Bình Phước ....................... 96

Biểu đồ 4f : Tính chọn lọc tuổi và giới tính di cư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu .............. 97
Biểu đồ 5 : Tỉ lệ lao động nhập cư có việc làm 1999-2009 ............................... 100


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

• BTB&DHMT

: Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung

• CNH

: Công nghiệp hóa

• ĐBSH

: Đồng bằng sông Hồng

• ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

• ĐNB

: Đông Nam Bộ

• KT-XH

: Kinh tế-xã hội


• HĐH

: Hiện đại hóa

• TCTK

: Tổng cục thống kê

• TD&MNPB

: Trung du và Miền núi phía Bắc

• TĐT

: Tổng điều tra

• TĐT 1999 và 2009

: TĐT dân số và nhà ở năm 1999 và năm 2009

• TP. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

• GIS

: Hệ thống thông tin địa lý


1


Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Di cư là hiện tượng xã hội liên quan đến xã hội loài người diễn ra liên tục ở
tất cả các châu lục, tất cả các nước và tất cả các dân tộc. Các nguyên nhân, động
lực của di cư, quy mô và khoảng cách di cư đã thay đổi liên tục và thay đổi rất
nhiều trong lịch sử. Ở nước ta di cư đã và đang diễn ra khi thì với cường độ mạnh,
khi thì yếu tùy theo các điều kiện của mỗi thời kì. Ý nghĩa của di cư đối với sự
phát triển KT-XH thì ai cũng đã quá rõ: di cư góp phần điều tiết nguồn lao động
giữa các vùng, các địa phương; di cư giúp sử dụng hợp lí nguồn lao động phục vụ
cho sự phát triển KT-XH; di cư luôn gắn liền với những vấn đề phát triển vùng,
với vấn đề sử dụng tài nguyên và vấn đề về môi trường.. và di cư gắn liền với vấn
đề phát triển bền vững. Kết quả nghiên cứu về di cư giúp phát hiện ra quá trình,
đặc điểm và quy luật di chuyển của dân cư từ đó giúp đề xuất những chính sách
về dân số và phát triển KT-XH phù hợp với từng thời kì, từng địa phương, từng
Quốc gia.
Trong khoảng vài chục năm trở lại đây nền kinh tế Việt Nam đang phát triển
khá nhanh, nhưng tình trạng chêch lệch về kinh tế giữa các vùng, các địa phương
trong cả nước vẫn còn khá lớn, hậu quả là di cư giữa các vùng và các địa phương
trong cả nước diễn ra rất phổ biến với qui mô và cường độ ngày càng cao. Vì vậy
di cư đã tác động rất lớn đến sự phát triển KT-XH. Bên cạnh những tác động tích
cực, di cư cũng gây ra nhiều hậu quả mà các cấp chính quyền phải quan tâm thích
đáng. Vì thế nghiên cứu di cư và tác động KT-XH của nó là rất cần thiết, thường
xuyên và cấp bách trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
Trong vài thập niên trở lại đây, Đông Nam Bộ là vùng có số lượng dân di
cư lớn nhất nước ta. Đây là vùng có số lượng và tỉ suất nhập cư luôn ở mức cao
nhất trong cả nước và có xu hướng ngày càng tăng. Chỉ tính những năm đầu của
thế kỉ XXI số người nhập cư vào vùng chiếm trên 60% số người nhập cư của tất
cả các vùng gộp lại, gấp gần 8 lần so với vùng có số lượng nhập cư đứng thứ 2
(ĐBSH). Tính ra, chỉ trong vòng 5 năm (2004-2009) số người nhập cư vào vùng

chiếm trên 10% dân số hiện nay. Người nhập cư vào ĐNB chủ yếu trong độ tuổi


2

lao động (chiếm 90% số người nhập cư ngoại vùng), đặc biệt là tuổi lao động
sung sức (chiếm 72,2% số người nhập cư ngoại vùng). Vì thế có thể khẳng định,
dân di cư là nguồn lực quan trọng bậc nhất đã, đang và sẽ tạo nên lợi thế cho sự
phát triển của vùng.
Bên cạnh những tác động tích cực tạo ra những lợi thế đáng kể, di cư ở vùng
(mà chủ yếu là nhập cư) cũng đã để lại rất nhiều những hậu quả về nhiều mặt ảnh
hưởng đến sự phát triển KH-XH.
ĐNB là vùng có tốc độ phát triển nhanh nhất nước ta trong 2 thập kỉ qua, là
vùng có đóng góp lớn nhất cho ngân sách Nhà nước và là vùng có tiềm năng
nhiều mặt, nhất là về dân cư và lao động. Muốn duy trì sự phát triển một cách bền
vững cần phải làm tốt công tác qui hoạch tổng thể từ đó xây dựng định hướng cho
sự phát triển KT-XH của vùng. Với đặc thù của vùng (nhất là những đặc thù về di
cư) nghiên cứu di cư và tác động của nó đến sự phát triển KT-XH là một nội dung
để qui hoạch tổng thể. Vì thế, điều tra hiện trạng, dự báo tương lai, xác định được
vai trò và tác động của di cư đến sự phát triển KT-XH của vùng trong điều kiện
mới hình thành và đang phát triển mạnh có ý nghĩa cấp thiết trong giai đoạn hiện
nay.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2. 1. Mục tiêu
Đánh giá thực trạng di cư ở vùng ĐNB trong thời kì hội nhập, tìm ra những
nguyên nhân và tác động của di cư đối với sự phát triển KT-XH của vùng. Trên
cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm góp phần điều chỉnh các luồng di cư cho
phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH trong từng giai đoạn.
2. 2. Nhiệm vụ
- Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lí thuyết và thực tiễn liên quan đến di

cư ở ĐNB.
- Phân tích đặc điểm chủ yếu của di cư ở vùng ĐNB từ góc độ địa lí KT-XH
trong vòng 20 năm qua, chú trọng vào thời kì 10 năm trở lại đây.
- Phân tích mối quan hệ giữa di cư đến sự phát triển KT-XH, chú trọng việc
đánh giá tác động của di cư đối với sự phát triển KT-XH ở vùng.


3

- Dự báo về xu hướng di cư dài và ngắn hạn của vùng.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm chủ động góp phần điều tiết hiện tượng di
cư theo mục tiêu phát triển KT-XH của vùng.
2. 3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là dân di cư của vùng ĐNB được đặt trong
mối quan hệ với các vùng kinh tế khác trong cả nước.
2. 4. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của Luận án là di cư ở ĐNB và những ảnh hưởng của
chúng đến sự phát triển KT-XH của vùng. Với nội dung trên, không gian và thời
gian nghiên cứu của Luận án được xác định là:
• Không gian nghiên cứu: Vùng ĐNB bao gồm các đơn vị hành chính sau
đây: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu, TP.
HCM. Không gian nghiên cứu trên được đặt trong mối quan hệ với các vùng kinh
tế trong cả nước như hiện nay theo nghị định của Thủ tướng Chính phủ. Luận án
nghiên cứu cả di cư nội và ngoại vùng – di cư ở vùng trong mối quan hệ với các
vùng khác trong cả nước và di cư nội vùng trong phạm vi cấp tỉnh, huyện.
• Thời gian nghiên cứu: Cơ sở dữ liệu phân tích dựa trên kết quả Tổng điều
tra dân số và nhà ở 1/4/1999 và 1/4/2009, do vậy, khoảng thời gian nghiên cứu
chủ yếu từ cuối thập kỉ 90 của thế kỉ 20 đến thập kỉ đầu của thế kỉ XXI (từ năm
1994 cho đến năm 2009), trong một số trường hợp có mở rộng khung thời gian
nghiên cứu đến những năm sau khi giải phóng Miền Nam (1975), có dự báo xu

hướng di cư dài hạn và ngắn hạn. Các phân tích sâu của Luận án sẽ tập trung vào
khoảng thời gian 10 năm trở lại đây. Một số trường hợp có sử dụng số liệu của
cuộc Tổng điều tra dân số năm 1989.
3. Lịch sử nghiên cứu
● Ngoài nước: Di cư là hiện tượng xã hội gắn liền với lịch sử phát triển của
xã hội loài người. Vì thế, các công trình nghiên cứu về di cư của con người có từ
rất sớm và di cư là sự quan tâm của tất cả các quốc gia, các tổ chức quốc tế như


4

Liên Hiệp Quốc(1), Tổ chức Lao động quốc tế ILO, Tổ chức di cư quốc tế IMO,
Ngân hàng Thế Giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, cũng như các tổ chức liên kết
khu vực như EU, ASEAN,... Các công trình nghiên cứu rất phong phú, có thể gộp
vào một số hướng chính như sau:
- Nghiên cứu về phương pháp luận và phương pháp. Những nhà nhân
khẩu học, địa lí học và những nhà xã hội học là những người quan tâm nhiều nhất
đến các khía cạnh này. Hai lí thuyết chủ yếu về di cư có ảnh hưởng nhiều đến
nghiên cứu di cư hiện đại là "các qui luật của di cư" của E. G. Ravenstein [132]
chủ yếu đề cập đến ảnh hưởng của khoảng cách và các kiểu di cư, được đưa ra
năm 1885 và 1889 và "lí thuyết di cư" của E. Lee [126] chủ yếu phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến di cư, được đưa ra năm 1966. Hai lí thuyết này chúng tôi
sẽ phân tích kỹ hơn ở Chương 1. Các công trình về nhân khẩu học đều có dành
những phần đáng kể cho di cư. Chẳng hạn trong công trình mới xuất bản gần đây
của Dudley L. Poston, Jr. và Leon F. Bouvier. (2010) có tiêu đề "Dân cư và xã
hội: nhập môn nhân khẩu học"(4) đã dành một chương về di cư nội địa và một
chương về di cư quốc tế. Một tuyển tập công trình về "Các khía cạnh nhân khẩu
học của di cư"(5) đã được NXB khoa học xã hội (Đức) xuất bản năm 2010. Trong
giáo trình "Địa lí dân cư: các vấn đề, quan điểm và toàn cảnh" [131] của Gary L.
Peters và Robert P. Larkin (1989) dành một chương riêng về Di cư và tính cơ

động của dân cư, trong đó có đề cập đến các chỉ tiêu đo về di cư, các kiểu di cư, lí
thuyết về di cư, tính chọn lọc của di cư,… Một số nhà địa lí Nga cũng viết về các
vấn đề lí thuyết chung về di cư, có thể kể đến như: B.X. Khorev, V.N Tsanek
(1978) "Những vấn đề nghiên cứu về sự di cư", A. E. Xluka (1998) "Địa lí dân cư
với các cơ sở nhân khẩu học và dân tộc học"…
Các đo lường về di cư cũng được nghiên cứu sâu sắc và có những công trình
được công bố bởi Liên Hiệp Quốc nhằm tạo sự thống nhất, có thể so sánh được
của các kết quả nghiên cứu về di cư giữa các nước. Năm 1970, Vụ các vấn đề
1

4

5

Đặc biệt là các tổ chức của LHQ như UNDP, Vụ các vấn đề kinh tế và xã hội (DESA), Cao ủy LHQ về
người tị nạn UNHCR
Dudley L. Poston, Jr., Leon F. Bouvier. Population and Society: An Introduction to Demography.
Cambridge University Press, 2010
Thomas Salzmann, Barry Edmonston, James Raymer (Eds.): Demographic Aspects of Migration. VS
RESEARCH, 2010.


5

kinh tế và xã hội của Liên Hiệp Quốc đã xuất bản một series các giáo trình về
phương pháp ước lượng dân số, trong đó có giáo trình về Các phương pháp đo
lường di cư nội địa(1).
- Nghiên cứu về lịch sử di cư. Chính thông qua các nghiên cứu địa lí - lịch
sử, các qui luật của di cư đã được phát hiện, và nhiều vấn đề trong sự hình thành
các quốc gia - dân tộc đã được làm sáng tỏ. Ở Liên Xô trước đây, nổi tiếng có

Poksisevxki, với những tác phẩm như chuyên khảo "Khẩn hoang Xibia" (1951),
"Địa lí dân cư Liên Xô" (1971), "Địa lí dân cư các nước ngoài" (1971), trong đó
có các nghiên cứu và các bản đồ về các luồng di cư trong lịch sử. Ở Hoa Kỳ, có
thể kể đến các công trình nghiên cứu lịch sử nhập cư vào nước Mỹ, chẳng hạn
như tác phẩm “Ethnic Americans: A History of Immigration” của Leonard
Dinnerstein and David M. Reimers trình bày khá đầy đủ các giai đoạn nhập cư ở

Hoa Kì từ năm 1492 đến năm 2008.
- Nghiên cứu về các vấn đề di cư quốc tế. Trong xã hội hiện đại, sự di cư
giữa các nước diễn ra ở qui mô rất lớn. Những cuộc chiến tranh (như Đại chiến
thế giới lần thứ Nhất, Đại chiến thế giới lần thứ Hai, các cuộc xung đột khu vực,
nhất là các điểm nóng ở châu Phi, Trung Cận Đông,…) đã làm cho các cuộc tị
nạn, rồi các cuộc hồi hương trở thành mối quan tâm quốc tế. Quá trình toàn cầu
hóa, với sự di chuyển lao dộng dễ dàng hơn giữa các nước, làm cho vấn đề di cư,
từ di cư của những người lao động phổ thông đến di cư của lao động có chuyên
môn cao là những dòng di cư rất đặc biệt, giữa các nước đang phát triển và các
nước phát triển. Rồi những vấn đề về hậu quả của các cuộc di cư quốc tế này tại
các nước nhập cư đã ảnh hưởng lớn đến chính sách của nhiều nước, khi "nóng",
khi "lạnh". Một hiện tượng trong những năm gần đây thu hút sự quan tâm của
nhiều quốc gia, gắn liền với vấn đề quyền con người, đó là việc ngăn chặn nạn
buôn bán người (đặc biệt là phụ nữ và trẻ em) qua biên giới.
Những vấn đề chung và các mẫu hình di cư quốc tế và nội địa đã được nêu
ra ở Cuộc nhóm họp các chuyên gia về phân bố dân cư và di cư của LHQ tại

1

Department of Economic and Social Affairs. Manuals on methods of estimating population. Manual VI:
Methods of Measuring Internal Migration. UN, New York, 1970. 72 p.



6

Santa Cruz, Bolivia, tháng Giêng 1993 và được công bố trong cuốn "Population
Distribution and Migration" (1998)[134] Nhiều bài báo về di cư quốc tế được
đăng trên tạp chí quốc tế có uy tín là "International Migration", bản quyền của Tổ
chức quốc tế về di cư (IOM), do NXB Wiley-Blackwell xuất bản. Những xu
hướng và những vấn đề lớn trong di cư quốc tế đã được phản ánh trong Báo cáo
di cư thế giới 2010 của IOM với phụ đề: Tương lai của di cư - nâng cao năng lực
để thay đổi 1. Tổ chức OECD, vừa công bố nghiên cứu "International Migration
Outlook 2011" (Di cư quốc tế toàn cảnh 2011) với chủ đề "Di cư trong thế giới
hậu khủng hoảng", trong đó các phân tích về xu hướng di cư quốc tế đã đề cập
đến những người di cư vĩnh viễn, những lao động nhập cư tạm thời, các vấn đề
liên quan đến thế hệ con/cháu của người nhập cư và cư dân ngoại kiều ở các nước
OECD, vai trò của người nhập cư trong vấn đề tạo việc làm, cũng như việc phát
triển chính sách di cư ở các nước này. Ngoài ra còn có thể kể đến hàng loạt công
trình nghiên cứu khác như: "Migration in a globalised world" [133] do Cedric
Audebert, Mohamed Kamel Dorai làm chủ biên. Trong công trình này các tác giả
đã chứng minh rằng các mẫu hình di cư đã thay đổi trong bối cảnh toàn cầu hóa;
các vấn đề mới nảy sinh đối với những người nhập cư và các nước nhận người
nhập cư, đặc biệt là ở các xã hội hậu công nghiệp; những vấn đề về di cư và phát
triển; di cư cưỡng bức; di cư và sự cố kết xã hội,...
Cao ủy LHQ về người tị nạn UNHCR hàng năm đều công bố báo cáo toàn
cầu về tình trạng người tị nạn, trong đó có các báo cáo về các quốc gia riêng rẽ(3).
Các số liệu về tình trạng tị nạn (nơi người tị nạn ra đi, số người tị nạn trong các
trại tị nạn) đều được công bố và ta có thể lập dễ dàng bản đồ các vùng nóng trên
thế giới từ số liệu trong phần mềm Microsoft Encarta World Atlas được cập nhật
hàng năm.
- Nghiên cứu về các vấn đề di cư trong nước. Có thể nói đây là mảng
nghiên cứu lớn nhất, phong phú nhất về di cư (đôi khi còn dùng thuật ngữ di dân),
bởi lẽ di cư nội địa gắn liền với những vấn đề phát triển vùng, phân bố lại lực

lượng sản xuất trong nước, những vấn đề về môi trường - tài nguyên, và trong
1

IOM - World Migration Report 2010: Building Capacities for Change. Publisher: International
Organization for Migration. 295 p.
3
Có thể tham khảo UNHCR Global Report 2010 trên trang Web của tổ chức này http:// www.unhcr.org/


7

nhiều vùng, nhất là những vùng mới khai phá, thì chính sách di dân nằm ở vị trí
trung tâm trong chính sách phát triển vùng. Chúng ta có thể gặp được những công
trình nghiên cứu về di dân nội địa ở Trung Quốc, ở Gana,… Những vấn đề chung
và riêng của từng quốc gia, và chúng tôi có thể tìm được nhiều bài học kinh
nghiệm từ các trường hợp nghiên cứu này. Ở Việt Nam, trong khuôn khổ Dự án
VIE/95/004, các chính sách di dân ở châu Á cũng đã được nghiên cứu và công bố(1).
● Trong nước: Trong khoảng 20 năm trở lại đây, vấn đề di cư ở nước ta đã
được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và đã có một số kết quả đã được
công bố, trong đó có di cư liên tỉnh, liên vùng, di cư nhìn từ góc độ lịch sử… Các
chuyên đề được nghiên cứu tùy theo từng thời kỳ, với những đặc điểm riêng về
luồng chuyển cư, địa bàn chuyển cư. Các công trình đã tập trung nghiên cứu các
xu hướng di cư nông thôn - thành thị, di cư nông thôn - nông thôn. Địa bàn nghiên
cứu có thể là cả nước, các vùng lớn hay trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
Trong những năm sau thống nhất đất nước cho đến đầu thập kỉ 90 của thế kỉ
XX, quá trình đô thị hóa ở nước ta còn diễn ra rất chậm chạp, thậm chí có thời kì
có dòng người hồi cư từ thành phố về nông thôn sau chiến tranh, hơn nữa việc di
dân đi xây dựng các vùng kinh tế mới là chủ yếu, nên trong thời kì này, các
nghiên cứu chủ yếu là về dòng di cư nông thôn - nông thôn. Có thể kể ra một số

nghiên cứu điển hình: Đỗ Minh Cương (1998) - Di cư nông thôn đến nông thôn
thực trạng và giải pháp; Nguyễn Thị Bích Hà (2002) - Phân tích thực trạng di
dân đến Đắc Lắc và ảnh hưởng của nó tới phát triển kinh tế - xã hội; Phạm Bách
Hợp - Thực trạng và giải pháp vấn đề di dân tự do ở Bình Phước. Trong khuôn
khổ dự ánVIE/93/P02 do Bộ Lao động và Thương binh chủ trì đã công bố kết quả
nghiên cứu “ Di cư tự do đến Đồng Nai và Vũng Tàu”. Hầu hết các Chi cục phát
triển nông thôn các tỉnh trong vùng ĐNB đều có “Báo cáo một số chủ trương,
giải pháp giải quyết tình trạng di dân”, phục vụ cho công tác điều hành của địa
phương, những vùng kinh tế mới.
Cùng với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, phát triển khu vực dịch

1

Xem: Đỗ Văn Hòa (chủ biên). Chính sách di dân ở Châu Á. NXB Nông nghiệp, 1998.


8

vụ, cũng như do sự chênh lệch trong phát triển vùng, giữa nông thôn và thành thị,
cũng như những thay đổi trong chính sách quản lí đô thị, nên dòng di cư nông
thôn đến đô thị ngày càng diễn ra ở qui mô lớn, có nhiều tác động KT-XH đến sự
phát triển của đô thị. Chính vì thế, di cư nông thôn - thành thị với các khía cạnh
khác nhau là chủ đề cho nhiều nghiên cứu. Có thể kể ra ở đây: Doãn Mậu Diệp,
Trịnh Khắc Thẩm (1998), Di dân nông thôn – đô thị ở Việt Nam: bản chất – mối
quan hệ và chính sách quản lý. Doãn Mậu Diệp (1998), Di dân nông thôn vào đô
thị: Loại hình và giải pháp (trường hợp đô thị Hà Nội); Nguyễn Văn Tài và các
cộng sự (1998), Di dân tự do nông thôn - thành thị ở Thành phố Hồ Chí Minh; Đỗ
Thị Minh Đức (2004), Di cư vào các đô thị lớn ở nước ta trong thập kỉ 90 của thế
kỉ XX. Phân tích trường hợp TP. HCM và Hà Nội.
Di cư liên tỉnh, liên vùng cũng được nghiên cứu trong các công trình của

Nguyễn Viết Thịnh và Đỗ Thị Minh Đức (2001) - Di cư giữa các tỉnh và các vùng
ở Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 đến cuối thập kỉ 90 của thế kỉ 20. Đỗ Thị Minh
Đức, Nguyễn Viết Thịnh (2008) - Phân tích dòng di cư và tính chọn lọc của di cư
vào các thành phố lớn ở Việt Nam trong thập kỉ 90 (thế kỉ XX) và thập kỉ đầu thế
kỉ XXI.
Những vấn đề về tác động tích cực và tiêu cực của di dân đến vùng tiếp
nhận, di cư và phát triển, cũng như các đề xuất chính sách có ở tất cả các nghiên
cứu kể trên, tuy nhiên có thể thấy rõ, nhất là đối với vùng đô thị, ở các nghiên cứu
sau đây: Lê Văn Thành (1998), “Dân nhập cư với vấn đề phát triển một đô thị lớn
như Thành phố Hồ Chí Minh”. Phạm Thị Xuân Thọ (2002), “Di dân Thành phố
Hồ Chí Minh và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội”. Trần Thị
Hương (2005), Dân nhập cư và những tác động của nó đến sự phát triển kinh tếxã hội tỉnh Đồng Nai. Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh (2010), Di cư ở Hà
Nội và những chính sách quản lý.
Một số vấn đề chuyên biệt về người di cư đã được các chuyên gia quan tâm.
Chẳng hạn, Đặng Duy Anh với “ Vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di
cư”. Đinh Thái Hà với “Nghiên cứu thực trạng mức sống người lao động nhập cư
tại các khu công nghiệp ở TP. HCM Đồng Nai và Bình Dương). Nguyễn Bùi Linh
với “Nghèo đô thị”. Năm 2004, Tổng cục Thống kê tiến hành điều tra về người di


9

cư cả nước. Kết quả là ra đời cuốn Chuyên khảo về di cư nội địa và đô thị hóa ở
Việt Nam, các chuyên đề: Di dân và sức khỏe, Di cư trong nước và mối liên hệ với
các sự kiện của cuộc sống, Chất lượng cuộc sống của người di cư Việt Nam. Viện
kinh tế thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ dự án VIE/93/P02 cũng đã công
bố công trình “ Di dân, nguồn lực, việc làm và đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí
Minh”. Các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở 1999, 2009 đều có các nội dung
liên quan đến tình trạng nhập cư trong vòng 5 năm trước thời điểm điều tra.
Riêng về vùng ĐNB, do đây là vùng thu hút mạnh các luồng nhập cư ngay

từ lúc hình thành nên được các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách
quan tâm nhiều nhất. Các nghiên cứu về di cư ở vùng thường được đặt trong
khung cảnh chung về di cư của cả nước. Do bối cảnh phát triển KT-XH của các
tỉnh trong vùng khác nhau, trình độ phát triển không đồng đều, nên việc đánh giá
vấn đề di cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển KT-XH ở vùng trên quan
điểm của địa lí KT-XH cho đến nay vẫn còn có nhiều khía cạnh còn bỏ ngỏ.
4. Hệ thống các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Các quan điểm được sử dụng trong Luận án
Đề tài nghiên cứu vận dụng hệ thống các quan điểm và phương pháp đặc
trưng của địa lí học như: quan điểm lãnh thổ, quan điểm hệ thống, quan điểm tổng
hợp, quan điểm phát triển bền vững…
Quan điểm lãnh thổ được sử dụng trong nghiên cứu Luận án: Khi nghiên
cứu di cư, tác giả đặt vùng nghiên cứu trong không gian nhất định - Di cư nội địa
ở Việt Nam, di cư giữa các vùng kinh tế, di cư giữa các tỉnh, các huyện (di cư
giữa các cấp hành chính).
Luận án đã đặt vùng ĐNB vào trong không gian Việt Nam và trong mối
quan hệ với các vùng kinh tế khác: TD&MNPB, ĐBSH, BTB&DHMT, Tây
Nguyên và ĐBSCL. Vùng là một đơn vị khép kín có ranh giới rõ ràng. Để đảm
báo tính so sánh được cả về không gian và thời gian của các sự kiện, tác giả Luận
án đã tính toán lại các số liệu điều tra trước đây theo vùng ranh giới 6 vùng hiện
nay (như sơ đồ của TCTK và của Bộ KH&ĐT). Trường hợp các tỉnh trong vùng
ĐNB cũng tương tự - Các số liệu điều tra dùng để so sánh đều phải thống nhất


10

trong không gian chung của vùng hiện nay (gồm 6 tỉnh - Bình Dương, Bình
Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu và TP. HCM). Đối với di cư
ngoại vùng, tính toán chi tiết đến cấp tỉnh và cấp vùng; đối với di cư nội vùng sẽ
được tính toán chi tiết đến cấp tỉnh trong phạm vi của vùng và chi tiết đến cấp

huyện trong phạm vi của tỉnh.
Quan điểm hệ thống: Vận dụng quan điểm này, Luận án coi khu vực
nghiên cứu là một vùng trong hệ thống các vùng của Việt Nam, là một cá thể của
một khu vực lớn hơn và gồm nhiều khu vực nhỏ hơn nó.
Khi nghiên cứu di cư ở vùng ĐNB, chúng tôi coi đây là một vùng kinh tế
của Việt Nam, vùng có mối quan hệ chặt chẽ, đồng cấp, bình đẳng với 5 vùng
kinh tế còn lại. Vùng bao gồm 6 tỉnh, thành (sau đây được gọi là tỉnh). Các hệ
thống lớn nhỏ hoàn chỉnh trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vì thế khi đưa ra
một chính sách nhằm tác động đến di cư của vùng hoặc của một tỉnh nào đó cần
phải xem xét hệ quả của nó đến các đơn vị trong hệ thống. Khi đề xuất tác động
vào một nhân tố nào đó nhằm hạn chế hoặc tăng cường xuất hoặc nhập cư cũng
cần phải xem xét tác động dây chuyền của chúng đến nhân tố khác của các vùng
kinh tế trong cả nước và các tỉnh trong vùng.
Quan điểm tổng hợp: Khi nghiên cứu di cư, ngay từ khi tìm các nhân tố
ảnh hưởng đến di cư, chúng tôi xem kết quả di cư là tổng hợp các nhân tố cả tự
nhiên và kinh tế - xã hội, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mức độ di cư,
mô hình di cư của khu vực nghiên cứu là kết quả tổng hợp của các nguyên nhân
nói trên. Tác động của di cư là tác động tổng hợp, tác động vừa trực tiếp vừa gián
tiếp đến mọi ngành kinh tế, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các giải pháp cho
di cư là tổng hợp đồng thời của các giải pháp vừa ngắn hạn, vừa dài hạn, vừa kết
hợp giữa các giải pháp của các địa phương với các giải pháp vĩ mô của vùng, của
quốc gia.
Quan điểm phát triển bền vững: quán triệt quan điểm phát triển bền vững
có nghĩa là khi nghiên cứu di cư, khi đề xuất những giải pháp phải đảm bảo phát
triển bền vững cho vùng lãnh thổ gồm 3 lĩnh vực: phải phát triển kinh tế, ổn định
xã hội và bảo vệ môi trường. Di cư sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh


11


tế của vùng nghiên cứu và các vùng khác. Di cư sẽ làm thay đổi dân số cục bộ, đột
biến – dân cư tăng hoặc giảm nhanh dễ làm mất cân bằng sinh thái, làm tổn hại
đến tính bền vững của môi trường, đến cộng đồng dân cư nơi đi và nơi đến. Vì thế
cần phải quán triệt quan điểm này khi đưa ra những khuyến nghị và xây dựng
chính sách cho di cư.
4.2 Các phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thực địa: Thực địa được tiến hành ở các địa bàn đặc thù,
các địa bàn có tính chất đại diện từ góc độ di cư và quan hệ với sự phát KT-XH.
Trên địa bàn của ĐNB, khi nghiên cứu di cư nội vùng, chúng tôi đã cố gắng tiến
hành thực địa ở cả nơi xuất cư và nơi nhập cư. Các nghiên cứu thực địa đã được
tiến hành nhiều đợt, từ những đợt thực địa khám phá, phát hiện vấn đề đến những
đợt thực địa theo chuyên đề, phân tích sâu, nhằm kiểm chứng những giả định
những giả thiết, sau đó tổng kết và đưa ra những nhận định khái quát. Việc lựa
chọn các địa bàn thực địa thường mang đặc điểm là địa bàn điển hình. Các hộ gia
đình được lựa chọn có tính ngẫu nhiên và có kết hợp với việc đại diện cho các
tầng lớp xã hội khác nhau.
Khi nghiên cứu di cư ở ĐNB, trong gần 4 năm, tác giả đã nhiều lần đi thực
tế ở các vùng ngoại thành TP. HCM một số xã của các tỉnh Bình Dương, Đồng
Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu để khảo sát di cư của vùng. Ngoài ra tác giả
cũng đã đến tìm hiểu một số nơi điển hình của nông thôn vùng BTB&DHMT và
vùng ĐBSCL để tìm hiểu về những thông tin liên quan đến những người nhập cư
đến ĐNB và những người di cư ngược.
+ Phương pháp thống kê, bao gồm thống kê mô tả để phân tích các đặc trưng
chung của các luồng di cư và thống kê suy luận để lập các mô hình thống kê.
Số liệu sử dụng chủ yếu là số liệu của TCTK, Cục thống kê các tỉnh có liên
quan, trong đó nguồn số liệu chính là số liệu của các các cuộc TĐT 1999 và 2009,
các chuyên khảo và các cuộc điều tra về di cư. Ngoài ra Luận án còn sử dụng số
liệu của các cuộc điều tra khác như: Điều tra về biến động dân số và kế hoạch hóa
gia đình hàng năm; các chuyên khảo về di cư; các cuộc điều tra di cư giữa kỳ; một
số cuộc điều tra của các ngành khác, như các cuộc điều tra của các sở nông



12

nghiệp, sở công nghiệp, của công an... các địa phương có liên quan. Các số liệu trên
được xử lí lại theo các đơn vị hành chính hiện nay và theo mục tiêu nghiên cứu.
+ Phương pháp GIS – Bản đồ: Nhằm tổ chức, quản lí và kết xuất các kết
quả phân tích địa lí của nội dung nghiên cứu, chủ yếu bằng phần mềm MapInfo để
xây dựng các bản đồ, biểu đồ chuyên dụng, biểu đồ minh họa. Sử dụng một số phần
mềm chuyên dụng khác (như phần mềm PEOPLE 3.01) để tính toán.
+ Phương pháp chuyên gia: Do nghiên cứu có tính chuyên ngành, nên việc
tham khảo các ý kiến của các chuyên gia là cần thiết, đặc biệt trong dự báo các xu
hướng di cư gắn liền với qui hoạch phát triển KT-XH của vùng và của cả nước,
cũng như tính đến các tác động của liên kết khu vực.
+ Phương pháp phân tích, so sánh: Các số liệu thu thập và tập hợp sẽ được
sắp xếp, phân loại và phân tích, so sánh nhằm rút ra những kết luận. Các số liệu sẽ
được phân tích, so sánh theo không gian và thời gian nhằm tìm ra sự khác biệt về
mặt địa lý, tìm ra những kết luận có tính qui luật của di cư.
Trong suốt quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã phân tích, so sánh các nhân
tố ảnh hưởng đến di cư của 6 vùng kinh tế và của 6 tỉnh trong vùng ĐNB để tìm ra
lợi thế so sánh các nhân tố nói trên làm cơ sở cho việc tìm ra các nguyên nhân và
những giải pháp của di cư.
5. Những đóng góp mới của Luận án
- Tồng quan các nghiên cứu đã có trong và ngoài nước từ đó xây dựng cơ sở
lí luận cho di cư và vận chúng vào nghiên cứu ở ĐNB.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến di cư và làm sáng tỏ những lợi thế
của chúng đối với di cư ở ĐNB (cả nội vùng và ngoại vùng).
- Điều tra thực trạng quá trình di cư ngoại vùng và di cư giữa các tỉnh trong
vùng. Kết quả nghiên cứu đã cho ta thấy rõ bức tranh di cư của Vùng trong vòng
20 năm trở lại đây.

- Làm rõ ảnh hưởng của di cư đến sự phát triển KT-XH ở ĐNB với tác động
tích cực và tiêu cực. Các ảnh hưởng được phân tích cho 3 nhóm ngành: Công
nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ ở các tỉnh trong Vùng


×