Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

đối thoại và độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết của hemingway

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.44 KB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THÚY LIỄU

ĐỐI THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA HEMINGWAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2001


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liêu, kết qua nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Trần Thị Thúy Liễu


LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đối với sự hướng dẫn ân
cần chu đáo và nhiệt tình của giáo sư Lương Duy Trung. Chúng tôi xin chân thành
cảm ơn các ý kiến nhận xét, góp ý xây dựng cho bản luận văn.
Chúng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của phòng nghiên cứu khoa học, khoa ngữ văn
trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

TP .Hồ chí Minh , tháng 3 năm 2001




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ 2
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 3
MỤC LỤC ............................................................................................................ 4
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 7
1/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................ 7
2/ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ............................................................................................... 8
2.1/ Tiếng Việt: ...................................................................................................... 8
2.2/Tiếng Anh ...................................................................................................... 14
3/ GIỚI HẠN VẤN ĐỀ .......................................................................................... 15
3.1.Tác phẩm khảo sát ........................................................................................ 15
3.2.Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 15
4/MỤC ĐÍCH, CÂU TRÚC VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ..................... 16
4.1 Mục đích của luận văn: ................................................................................ 16
4.2.Cấu trúc của luận văn: ................................................................................. 17
4.3.Những kết luận mà nhà văn hướng tới: ...................................................... 17

CHƯƠNG 1: HEMINGWAY- THỜI ĐẠI - CON NGƯỜI - TÁC PHẨM 19
1.1.NHỮNG BIẾN CỐ TƯ TƯỞNG TRONG VĂN HỌC MĨ THỂ KỶ XX ... 19
1.2.HEMINGWAY - CON NGƯỜI VÀ SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT: ............ 23
1.2.1.HEMINGWAY - một cuộc đời huyền thoại: ............................................ 23
1.2.2.Hemingway _ Quan niệm về sáng tạo nghệ thuật: .................................. 26

CHƯƠNG 2: HEMINGWAY - NHỮNG ĐỐI THOẠI BÍ ẨN .................... 31
2.1/ ĐỐI THOẠI DIỄN TRÌNH : ( DIALOGUE EXPLICATIVE ) ................. 33
2.1.6.Đối thoại _ Nhân vật tự kể về mình: ......................................................... 35



2.1.7.Đối thoại _ ngôn ngữ giản dị, tự nhiên: ................................................... 41
2.1.8.Đối thoại và người kể chuyện: .................................................................. 44
2.1.9.Đối thoại nhân vật lí giải các vấn đề của cuộc sống:............................... 46
2.2.ĐỐI THOẠI NGƯỢC NGHĨA ( DIALOGUE CONTRADICTOIRE ) ..... 51
2.2.1.Những đối thoại chứa ẩn ý: ...................................................................... 51
2.2.2.Khoảng trống của lời đối thoại ................................................................. 58

CHƯƠNG 3: ĐỘC THOẠI NỘI TÂM ........................................................... 62
3.1.KHÁI NIỆM ĐỘC THOẠI NỘI TÂM: ......................................................... 62
3.2.HÌNH THỨC ĐỘC THOẠI NỘI TÂM ......................................................... 65
3.2.1.Độc thoại nội tâm với bôn tiểu thuyết tiêu biểu của Hemingway: .......... 65
3.2.2.Các hình thức độc thoại nội tâm:.............................................................. 67
3.2.3.Độc thoại nội tâm và những vấn đề chiến tranh, tình yêu, hạnh phúc,
triết lí về cuộc đời: ............................................................................................... 74

CHƯƠNG 4: ĐỐI THOẠI – ĐỘC THOẠI NỘI TÂM VÀ NHỮNG THỦ
PHÁP NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC KHÁC ...................................................... 82
4.1.NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG NGHỆ THUẬT TIÊU THUYẾT CỦA
HEMINGWAY ....................................................................................................... 82
4.2.ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI NỘI TÂM VỚI BÚT PHÁP TƯỢNG TRƯNG,
HÀI HƯỚC ............................................................................................................. 89
4.2.1. Đối thoại, độc thoại nội tâm với bút pháp tượng trưng .......................... 89
4.2.2.Độc thoại nội tâm với bút pháp hài hước: ................................................ 92

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 93
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 99
1/TIẾNG VIỆT ....................................................................................................... 99
A/ TÁC PHẨM VĂN HỌC ................................................................................. 99



B / BÀI BÁO VÀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................ 99
C/NHÓM TÁC GIẢ .......................................................................................... 107
2/TIẾNG ANH ...................................................................................................... 108

PHỤ LỤC ......................................................................................................... 109
TƯ LIỆU VỀ MỘT SỐ PHÁT BIỂU CỦA HEMINGWAY NHỮNG TRANG
ĐỘC

THỌAI

NỘI

TÂM

TIÊU

BIỂU

TRONG

TIỂU

THUYẾT

HEMINGWAY ..................................................................................................... 109
1/Hemingway trả lói phỏng vấn tại Đại hội lần thứ hai các nhà văn Mĩ năm
1937: .................................................................................................................. 109
2/Thư của Hemingway gửi đến buổi lễ trao giải Nobel văn học năm 1954, do
Giôn Kebốt đọc tại buổi lễ: ............................................................................... 113
3/Những trang độc thoại nội tâm tiêu biểu: .................................................... 114



MỞ ĐẦU

1/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Từ những năm đầu thế kỉ XX, văn học Mĩ bắt đầu có tiếng vang rộng rãi trên
văn đàn thế giới. Dư luận ngày càng chú ý tới những nhà văn xuất sắc như Wiliam
Faulkner, John Doss Passos, Ernest Hemingway .... Trong đó Ernest Hemingway là
người tiếp nối Wiliam Faulkner đoạt giải Nobel văn chương năm 1954. Từ đó đến nay
ông đã để lại cho nhân loại một tài sản vô giá. Tuy không nhiều về số lượng nhưng đã
chuyển tải được những vấn đề bức thiết có tính muôn thủa của nhân loại. Đặc biệt,
người Mĩ luôn tự hào về ông như một nhà văn "pop" nhất của họ. Tác phẩm của
Hemingway được tính đến đơn vị chữ, với ấn hành hàng chục triệu bản. Hơn nữa, họ
cũng rất tự hào, vì cho tới bây giờ Hemingway vẫn là một trong những nhà văn Mĩ,
viết hay nhất về đề tài chiến tranh, tình yêu, lòng trắc ẩn, và thân phận con người.
Cùng với những đóng góp về phương diện hình thức, ông được ghi nhận là một
trong những bậc thầy của văn xuôi tự sự thế kỉ XX. Nghệ thuật đặc sắc của
Hemingway có ảnh hưởng vồ cùng to lớn đối với nhiều nhà văn trên thế giới.
Tơriphônốp đã khẳng định :
"Hemingway là một trong những nhà văn gây nên sóng gió trong cái biển cả
mênh mông là văn học. Hai chục năm qua, ảnh hưởng của Hemingway mạnh đến nổi
như là tạo ra một thước đo mới cho văn xuôi. Trong một thời gian dài dường như
không ai thoát khỏi ảnh hưởng của ông".[103, 2]
Với độc giả Việt Nam, Hemingway là một nhà văn rất quen thuộc và gần gũi từ
hơn bốn mươi năm qua. Sáng tác của ông đã và đang thu hút sự quan tâm của giới phê
bình, nghiên cứu văn học. Nhiều tác phẩm đã được giảng dạy ở chương trình phổ
thông và đại học.
Các công trình nghiên cứu về Hemingway gần đây phần lớn có tính chuyên sâu,
nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung khai thác những đặc sắc về nội dung cũng như về



nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Hemingway. Tuy nhiên, đi sâu vào
nghệ thuật đối thoại, độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết của Hemingway thì chưa có
công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống. Đó chính là hướng phát triển
của đề tài.

2/ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Cuộc đời và tác phẩm của Hemingway hơn nửa thế kỉ nay, đã thu hút sự chú ý
của các nhà phê bình, nghiên cứu trên toàn thế giới. Với những bài viết, những đánh
giá, nhận xét về tác giả, tác phẩm đăng rải rác trên các báo, tạp chí, các công trình
nghiên cứu, chúng tôi thu thập được, có thể hệ thống lại như sau:
2.1/ Tiếng Việt:
Năm 1961 có bài của Thu Liễu in ở báo "Tin sách tháng 4 và 5-1961". Tác giả
điểm qua sơ lược cuộc đời đầy sôi động của Hemingway cùng những tác phẩm tiêu
biểu như "Giã từ vũ khí", "Chuông nguyện hồn ai”, “ông già và biển cả" .... Bài viết
khẳng định đối với Hemingway "Mỗi tác phẩm là một sự khởi đầu, mà từ đó mỗi nhà
văn chân chính phải cố làm lấy một cái gì chưa có ai làm bao giờ".
Năm 1962, hồi kí "Con người năm tháng và cuộc đời" của I. Erenburg do
Nguyễn Thụy ứng dịch in trong "Chân dung văn học", bài viết có tựa đề
"Hemingway" đã cung cấp một số quan niệm của Hemingway về cuộc sống và sứ
mệnh của nhà văn ... "Thử hỏi tất cả các nhà văn trên đời này đã viết và đang viết về
những gì ? Có thể đếm được trên đầu ngón tay: tình yêu, cái chết, lao động, đâu tranh
tất cả các cái khác đều qui tụ vào đó hết". [150, 176]
Cũng trong năm này, tạp chí văn học số 12/1962 đăng bài giới thiệu tiểu thuyết
"Ông già và biển cả" của Phong Lê. Tác giả phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật
của Hemingway. Ông bày tỏ quan điểm ... "Ta trân trọng một cách nhìn rất hiện thực
về con người sở dĩ có được chính đo lòng tha thiết tin yêu con người của
Hemingway". Bên cạnh đó ông còn khẳng định: "Chủ nghĩa nhân đạo của Hemingway
biểu hiện rõ ràng trong triết lí của câu chuyện. Con người không bao giờ chịu thua

trong khi phấn đấu để sống còn. Con người có thể bị tiêu diệt nhưng không hề bị
khuất phục".


Năm 1963, Phạm Thành Vinh giới thiệu tác phẩm "Chuông nguyện hồn ai". Tác
giả giới thiệu sơ lược tiểu sử, tác phẩm, đồng thời phân tích một số đóng góp trên
phương diện nghệ thuật của Hemingway.
Năm 1965 trên tạp chí Văn - Sài Gòn số 41, một đặc san tập trung khá nhiều bài
viết về Hemingway cùng những tác phẩm tiêu biểu của các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước. Tiêu biểu như "Hiểm nghèo là tấm gương soi", bài của Archibald
Macleish do Lê Bá Rông và Bửu Nghi dịch. Bài viết đưa ra quan niên của Hemingway
về công việc nhà văn: "Nhận thức bằng ngôn ngữ, nhận thức cảm giác thực sự xảy ra
trong hành động, và nhận thức cảm giác thực sự của mình, chứ không phải cảm giác
mà mình tưởng rằng mình có bằng ngôn ngữ". Philip Young trong bài nghiên cứu
"Thế giới của Hemingway" đã đưa ra nhận định: "Thế giới của Hemingway là một thế
giới trong đó, mọi vật không phất triển, và mang lại kết quả nào, mà trái lại nổ tung,
suy tàn và tan rã đi. Nó không suy sụp hẳn là nhờ khả năng, sức chịu đựng và lòng can
đảm của con người, nhờ những cuộc yêu thương ngắn ngủi trong những ngày nghỉ
phép, nhờ những cuộc đi thăm nước ngoài, đi câu và đi săn, hoặc những phút ngồi
quán cà phê, ngoài ra không còn gì hơn nữa". Đây là một trong những bài viết có
nhiều gợi ý liên quan đến đề tài. Ngoài ra Philip Young còn điểm sơ một số nét về
nghệ thuật viết của Hemingway trong bài "Văn Ernest Hemingway".
Đặc biệt chú ý là bài nghiên cứu "Ernest Hemingway" của Trần Phong Giao.
Trong bài viết của mình, tác giả đã tóm tắt sơ bộ cuộc đời và các tác phẩm tiêu biểu
của Hemingway. Trần Phong Giao đề cập đến triết lí về cuộc đời của Hemingway ở
tác phẩm "The sun also rises" (mặt trời vẫn mọc) : "Cứ đi tìm ý nghĩa của cuộc sống,
rồi sau chót, có thể là ta sẽ hiểu được, là thật ra cuộc sống có chứa đựng những gì,
sống trong một thế hệ, dù lạc lõng hay không, cái ý nghĩa cao đẹp nhất vẫn là trưởng
thành và biết sống cho ra sống". Hoặc trong tác phẩm "For whom the ben tolls"
(Chuông nguyện hồn ai), nhà văn nhận thức một cách sâu sắc: "Không con người nào

có thể sống lẻ loi như một hòn đảo, ẩn nấp trong vỏ cứng "cái tôi" mà thật ra mỗi
người chỉ là một mẩu đất nhỏ của đại lục, một phần của tất cả".
Tháng 2/1966 tạp chí văn học đăng bài "Nhà văn ở Mĩ" của Mai-cơn-Giôn, do
Cao Huy Đỉnh dịch. Tác giả nhận định, Hemingway thuộc "thế hệ lạc lõng", sau đại


chiến đã mất hết ảo tưởng đối với chủ nghĩa đế quốc Mĩ, và đưa vào văn học một thứ
chủ nghĩa bi quan thất bại chưa từng thấy.
Năm 1970 - Tạp chí văn học đăng bài viết "Hemingway, con người và nhà văn"
của Irving Howe. Do Phạm Hữu Hào dịch. Trong bài viết tác giả nói đến những quan
niệm về xã hội, luân lí của Hemingway và các nhà văn như Fitzgerald, Cumming và
Dos Passos. "Họ cũng không đi tìm kiếm những giá trị mới ; họ không có ảo vọng đó
nữa ; số phận của họ là phải sống trong cảnh bấp bênh (...). Bi kịch của họ là nền luân
lí không còn nữa. Đó là vấn đề của những nhân vật mang thương tích trong tác phẩm
của Hemingway".
Tháng 6/1977, Lê Đình Cúc với bài nghiên cứu khá kĩ những tiểu thuyết của
Hemingway "Hemingway và những tác phẩm tiêu biểu của ông". Tác giả phân tích ba
tiểu thuyết nổi tiếng của Hemingway như : "Giã từ vũ khí", "Chuông nguyện hồn ai"
và "Ông già và biển cả". Tuy nhiên cách phân tích tác phẩm của tác giả Lê Đình Cúc
chú ý tập trung vào đề tài chiến tranh. Tác giả có điểm sơ qua nghệ thuật đối thoại,
độc thoại nội tâm, cách dùng ngôn ngữ giản dị của Hemingway.
Năm 1980- Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh số 13 đăng bài "Bố già
Hemingway" của nhà văn Hotsne. Bài viết là một đoạn trích trong hồi kí của Hotsne,
bạn thân của Hemingvvay. Tác giã đã ghi lại những kỉ niệm thân thiết với
Hemingway, cùng những đánh giá về cuộc đời và sáng tác của Hemingway.
Năm 1981, Văn nghệ hội nhà văn Việt Nam có bài “Hemingway trong mắt tôi”
của Gabrien Gácxia Máckét, do nhà văn Nguyễn Văn Bổng dịch. ở bài viết tác giả nói
đến nghệ thuật viết văn của Hemingway cùng những công việc của nhà văn. Trong đó
có đoạn "Rất khó giải thích bao nhiêu lỗ hổng trong cấu trúc và bao nhiêu sai sót trong
vận dụng văn chương đối với một nhà kĩ thuật khôn khéo như vậy, cũng như rất khó

giải thích những đối thoại giả tạo, có khi gian đối nơi một người thợ mài giũa đối
thoại lừng lẫy trong lịch sử văn học như Hemingway".
Tháng 8/1981 - Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh đăng bài "Nỗi sợ của
Hemingway" do Lưu Kiểng Xuân viết. Tác giả bài viết đưa ra những nhận định rất
xác đáng, bổ ích về sự nghiệp văn chương cửa Hemingway.


Năm 1984 -Tạp chí văn học in bài "Sự tham gia của nhà văn trong chiến tranh"
do Vương Trí Nhàn viết. Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả nhận định
"Hemingway không miêu tả chiến tranh như ông đã nhìn thấy, điều mà nhà văn quan
tâm ở đây là những ám ảnh chiến tranh để lại trong đời sống tinh thần và số phận con
người".
Năm 1985 -Nhà nghiên cứu Lê Đình Cúc đăng hai bài ở tạp chí văn học: "Bi
kịch của Hemingway”, tác giả nói đến bi kịch của các nhà văn thuộc thế hệ "lost
generation" ( thế hệ mất mát ), đó là bi lạch của những con người nhạy cảm, thông
minh, biết nhìn những mặt trái kinh tởm của xã hội tư sản. Đó là bi kịch của cả "nước
Mĩ tươi đẹp"nhưng đã biến hoá mà "có qủy mới biết là nó sẽ thành cái gì". Lê Đình
Cúc còn điểm qua những đặc điểm cơ bản của ngòi bút Hemingway. Ngoài ra còn có
bài "Nghệ thuật tiểu thuyết của Hemingway". Lê Đình Cúc đã nói đến bút pháp tượng
trưng và hài hước trong tiểu thuyết của Hemingway. Cũng trong năm này, Văn nghệ
hội nhà văn Việt Nam đăng bài "Hemingway với biển cả "của Phương Mai. Bài viết
chủ yếu nói về những cuộc phiêu lưu của nhà văn Jrên biển, cùng những ngày tháng
tham gia chiến tranh thế giới lần thứ 1, lần thứ 2.
Nhìn chung, những bài viết từ 1985 trở về trước chủ yếu mang tính chất tư liệu,
hoặc nếu có tác giả nói đến nghệ thuật tiểu thuyết của Hemingway cũng chỉ dừng lại ở
cách phân tích xã hội học quen thuộc, hoặc có người chỉ nói sơ qua một số đặc trưng
nghệ thuật tiểu thuyết của Hemingway, chưa có bài viết nào phân tích một cách hệ
thống những tiểu thuyết của Hemingway từ góc độ thi pháp học.
Tháng 7/1986 - Kỉ niệm 25 năm ngày mất của Hemingway ( 1961-1986), Văn
nghệ quân đội đăng bài "Bắt đầu từ chỗ đứng của một người lính" đo Vương Trí Nhàn

viết. Tác giả bước đầu phân tích sự nghiệp Hemingway từ cái nhìn đổi mới so với
những nhà văn lớp trước. Từ nghệ thuật xây dựng nhân vật, đến nghệ thuật kết cấu tác
phẩm, nghệ thuật đối thoại, nghệ thuật độc thoại nội tâm, và những đóng góp của ông
vào sự đổi mới văn học phương Tây hiện đại. Đây là một bài viết có nhiều điểm gần
gũi với những vân đề luận văn nghiên cứu.
Năm 1990, nhân bàn về "Tiểu thuyết Pháp hiện đại, những tìm tòi đổi mới", giáo
sư Phùng Văn Tửu đã phân tích tác phẩm "ông già và biển cả" để chứng minh cho


luận điểm "Tiểu thuyết là tiền đề của tiểu thuyết". Bài viết tập trung phân tích kĩ
những đặc trứng độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết "Ông già và biển cả" của
Hemingway. Tác giả đã đề cập đến một số vấn đề đổi mới trong nghệ thuật tiểu thuyết
của Hemingway.
Tháng 2/1991- Tác phẩm mới đăng bài "người chết 100 lần trước khi chết" của
Lê Đình Cúc. Bài viết bàn sôi nổi về cái chết bí ẩn vào ngày 1/6/1961 của
Hemingvvay. Tác giả còn bàn đến cuộc đời phong phú li kì của nhà văn. Cuối cùng Lê
Đình Cúc nhấn mạnh "toàn bộ tác phẩm của Hemingway đều toát lên tư tưởng chống
chiến tranh, ca ngợi phẩm giá của con người với tất cả những cái tốt đẹp của chủ
nghĩa nhân văn, nhân bản ở con người. Nhưng khủng khiếp hơn chiến tranh là sự tha
hoa của tâm hồn con người. Trong chiến tranh con người trỏ nên xa lạ, họ trở thành
thú dữ. Chiến tranh đẩy con người trở lại không chỉ là "thời kì đồ đá" trong đời sống
vật chất mà nguy hại hơn là trong đời sống tinh thần và tình cảm của con người.
Năm 1992, giáo sư Đặng Anh Đào trong văn học phương Tây, tập 3 đã viết về
Hemingway dưới cái nhìn của thi pháp học. Tác giả phân tích nguyên lí tảng băng trôi
cùng ba tiểu thuyết tiêu biểu của Hemingway như "Giã từ vũ khí", "Chuông nguyện
hồn ai", "Ông già và biển cả".
Năm 1996, Lê Huy Bắc đăng bài "Vai trò kể chuyện của nhân vật trung tâm
trong sáng tác của Hemingway" trong "Thông báo khoa học của trường Đại học sư
phạm Hà Nội". Tác giả đề cập đến vai trò người kể chuyện ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ
ba của Hemingway cùng những đổi mới của Hemingway ở phương diện này.

Trong năm này, tạp chí văn học cũng đăng bài "Đồng hiện trong văn xuôi" của
tác giả trên. Trong đó Lê Huy Bắc đề cập đến thủ pháp đồng hiện, độc thoại nội tâm
và dòng ý thức đã trở thành một trong những phương thức chủ yếu của Hemingway.
Năm 1997, tạp chí văn học số 3 đăng bài nghiên cứu của Huy Liên "Tìm hiểu
phong cách nghệ thuật qua các truyện ngắn của nhà văn Ernest Hemingway". Nhà
nghiên cứu đã phân tích sự thống nhất giưã nhân cách và phong cách sống, với phong
cách nghệ thuật. Ông đã khẳng định :"Tác phẩm của Hemingway có đặc điểm là cô
đọng và hàm súc hơn nhiều so với chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX. Ngôn từ ngắn gọn,
các sự kiện không nhiều Đây là một bài viết có nhiều nét gần gũi với đề tài của luận


văn.
Tạp chí văn học số 11 năm 1999 kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Ernest
Hemingway ( 1899-1961 ) đăng bài "Am hưởng thời đại trong Hemingway" của Lê
Huy Bắc. Bài viết phân tích khá súc tích, đầy đủ những đặc điểm nghệ thuật của nhà
văn Hemingway.
Tác phẩm mới số 4, 1999 cũng đưa những suy nghĩ về tiểu thuyết của nhà văn
Vũ Tú Nam "Nhân đọc Chuông nguyện hồn ai của Hemingway". Nhà văn ca ngợi
nghệ thuật tiểu thuyết độc đáo của Hemingway "ở Hemingway vừa có truyền thống
Mĩ, vừa có hơi thở của biển và rừng, có máu của Nam Mĩ và Tây Ban Nha. ông là nhà
văn của sự quyết liệt, của máu, của đấu bò, của súng săn, của bão biển; đồng thời là
nhà thơ của tình yêu, của bầu trời xanh. Ông đã sống và chết đúng như nhân vật của
ông. Ông đã sống cho đến khi chết và đã chết như chính ông và Jordan đang sống .
Năm 1999, kỉ yếu khoa học khoa ngữ văn, đại học sư phạm TP HCM cũng đăng
bài "Thế giói truyện ngắn Hemingway - Nick Adams và những ám ảnh" của Trần Thị
Thuận. Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả đã nói những ám ảnh trong sáng tác
của Hemingway về cái ác, cái chết và cái cô đơn.
Ngoài ra trong năm này còn có một số bài đăng trên các tạp chí: Thế giới mới,
An ninh thế giới, Văn nghệ. Các bài viết chủ yếu là giới thiệu sơ lược về nhà văn,
cùng tác phẩm của ông nhân kỉ niệm lần thứ 100, ngày sinh của ông.

Ngoài ra, phải kể đến một số luận văn sau đại học của Phan Thu Hiền, Trần Thị
Thuận, Lê Huy Bắc, là những công trình nghiên cứu có giá trị.
Tháng 10/1999 Lê Huy Bắc xuất bản "Ernest Hemingway- núi băng và hiệp sĩ”.
Đây có thể xem là một tập nghiên cứu có giá trị khá đầy đủ về sáng tác của
Hemingway.
Năm 2000 Lê Huy Bắc tuyển chọn và giới thiệu "Ernest Hemingway và những
người đi qua đời ông", đây là tập tuyển chọn giới thiệu chọn lọc về nhà văn qua các
nhà nghiên cứu trên thế giới.
Qua tất cả những tài liệu thu thập được bằng tiếng việt có liên quan, hoặc không
liên quan trực tiếp đến đề tài, người viết nhận thấy số lượng bài viết về Hemingway


tương đối nhiều, hầu hết chỉ nhằm giới thiệu chung về nhà văn. Các công trình nghiên
cứu chuyên sâu chỉ tập trung ở một số người như giáo sư Đặng Anh Đào, giáo sư
Phùng Văn Tửu, ông Vương trí Nhàn, Lê Đình Cúc, Lê Huy Bắc và Phan Thu Hiền.
2.2/Tiếng Anh
1957: Literary history of the United States by Robort E. Spiller tác giả đã tổng
thuật lịch sư văn học Mỹ từ thế kỷ XVII, phần được viết rõ nhất là thế kỷ XIX yàXX.
1960: Literature and the American Tradition by Leon Howard (văn học và
truyền thông Mĩ). Tác giả đã bước đầu so sánh bút pháp của Hemingway với Faulner.
1961: The shapers of American Fiction by George Suell ( những đáng vẻ của
tiểu thuyết Mĩ ).Tác giả đề cập đến chiều thời gian trong tiểu thuyết của Hemingway.
Đặc biệt tác giả nhận định "Thế hệ vứt đi" đã cố gắng kiếm tìm những giá trị đích thực
của con người bên dưới những giá trị bị vứt bỏ bởi việc làm tan vỡ ảo tưởng.
1962: Hemingway : A collection of critical essays. Trong đó có những bài liên
quan trực tiếp đến đề tài như "Hemingway's Ambiguity : Symbolism and Irony" (sự
mơ hồ, tượng trưng và châm biếm ở Hemingway), "Observations ôn the style of
Ernest Hemingway" (Những đánh giá về bút pháp của Hemingway). "Ernest
Hemingway's religion of man" (Tín ngưỡng con người của Hemingway) ...
1964: American literature by porter, Terrie ( văn học Mỹ: chúng tôi chú ý những

đánh giá giới thiệu về mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm đặc biệt là sự đánh giá
tiểu thuyết "ông già và biển cả".
1974: "Hemingway and life as play" by E. Elliot ( cuộc sông như một vở kịch).
Tác giả phân tích các sáng tác của ông, đôi chiếu với tiểu sử để chứng minh sự gần gũi
giữa tác giả và tác phẩm.
Nhìn chung, những công trình và bài viết chủ yếu là những nhận định, đánh giá
chung về tác giả và tác phẩm. Tuy nhiên có một số nhận định là những gợi ý thiết thực
đối với đề tài của chúng tôi.


3/ GIỚI HẠN VẤN ĐỀ
3.1.Tác phẩm khảo sát
Chúng tôi chọn 4 tiểu thuyết thành công nhất của Hemingway đã được dịch ra
tiếng việt và tái bản nhiều lần :
"Mặt trời vẫn mọc" bản dịch của Bùi Phụng, từ nguyên bản tiếng Anh của nhà
xuất bản New York TheViking Press năm 1944, tái bản năm 2000.
"Giã từ vũ khí" chúng lôi chọn bản dịch của Giang Hà Vỵ, xuất bản năm 1987 Nhà xuất bản mũi Cà Mau.
"Ông già và biển cả " bản dịch của Huy Phương tái bản năm 1986 và bản dịch
của Lê Huy Bắc năm 1999. Khi nghiên cứu chúng tôi có đối chiếu với bản tiếng Anh
"The old man and the sea" by Charles Scribner's Sons, New York.
"Chuông nguyện hồn ai" bản dịch của Nguyễn Vĩnh, Hồ Thế Tân tái bản năm
1987 và bản dịch của Huỳnh Phan Anh, xuất bản năm 1995.
Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo một số truyện ngắn khác của Hemingway.
3.2.Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài luận văn trên cơ sở theo đúng phương
hướng nghiên cứu văn học của quan điểm Mác xít. Xem tác phẩm văn học là một
chỉnh thể nghệ thuật, với sự thống nhất hữu cơ giữa nội đung và hình thức, Mục đích
nghiên cứu, là nhằm khám phá những giá trị thẩm mĩ đích thực của tác phẩm. Cụ thể,
chúng tôi sử dụng các phương pháp sau :
Khảo sát một cách chi tiết văn bản tác phẩm. Thống kê, phân loại các hình thức

đối thoại, độc thoại nội tâm theo các tiêu chí của những cách tiếp cận khác nhau. Phân
tích tỉ mỉ văn bản về kết cấu, liều lượng, nghệ thuật sử dụng các dạng đối thoại cũng
như độc thoại nội tâm. TO đó rút ra những kết luận chính xác. Trong quá trình khảo
sát chúng tôi chủ yếu sử dụng văn bản dịch, tuy nhiên ở những chương quan trọng
chúng tôi có đối chiếu bản địch với tác phẩm nguyên tác bằng tiếng Anh.
Tiếp cận hệ thống:
Chúng tôi xem xét nghệ thuật đối thoại, độc thoại nội tâm trong mối quan hệ với


các phương tiện xây dựng nhân vật khác. Như nguyên lí "tảng băng trôi thời gian,
không gian, trong quan hệ với các thành phần ngôn ngữ khác như ngôn ngữ tác giả,
ngôn ngữ kể chuyện.
Chúng tôi đồng thời tập trung nghiên cứu mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại
giữa đối thoại và độc thoại nội tâm, vận dụng phương pháp phân tích theo hướng diễn
địch, tức là từ cái duy nhất, đi vào những cái riêng, cụ thể, rồi rút ra kết luận.
Phân tích ý nghĩa nghệ thuật đối thoại, độc thoại nội tâm trong mối quan hệ với
đề tài, chủ đề, quan niệm nghệ thuật của tác giả, hoàn cảnh sáng tác, hiện thực được
phản ánh.
* Phương pháp đối chiếu so sánh
So sánh nghệ thuật đối thoại, độc thoại nội tâm của Hemingway với các nhà văn
thế kỷ XIX như Lép Tônxtôi, Xtăngđan, Banzắc từ đó rứt ra những nét đổi mới ở
Hemingway so với các nhà văn thế kỉ trước.
So sánh giữa nghệ thuật đối thoại ở tiểu thuyết với truyện ngắn của Hemingway.
Từ đó rút ra những đóng góp của Hemingway đối với việc đổi mới nghệ thuật tiểu
thuyết phương Tây hiện đại.

4/MỤC ĐÍCH, CÂU TRÚC VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
4.1 Mục đích của luận văn:
Việc nghiên cứu, khảo sát nghệ thuật đối thoại, độc thoại nội tâm trong tiểu
thuyết của Hemingway, chúng tôi nhằm hướng tới những đặc sắc trong biểu hiện nghệ

thuật của Hemingway. Qua đo', tìm ra quan niệm về nghệ thuật của nhà văn,về thế
giới và con người đặc biệt kiểu "con người ý thức". Họ ý thức về sự đổ vỡ của xã hội,
ý thức về sự cô độc của kiếp người ...
Là một giảng viên giảng dạy bộ môn văn học nước ngoài, việc nghiên cứu đề tài
khoa học "Đối thoại và độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết của Hemingway" là rất cần
thiết và bổ ích đối với chúng tôi. Đây là dịp để chúng tôi chiêm nghiệm lại,và làm rõ
thêm, những vấn đề lí luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học. Từ đó, chúng tôi
sẽ tìm hiểu kĩ hơn những vấn đề đổi mới trong nghệ thuật tiểu thuyết của Hemingway


nói riêng và tiểu thuyết Phương Tây nói chung.
4.2.Cấu trúc của luận văn:
Luận văn gồm 4 chương Phần mở đầu
Chương 1: Hemingway - Thời đại, con người và tác phẩm:
Ở chương này chúng tôi nêu bật những nét tiêu biểu về cuộc đời huyền thoại của
nhà văn Hemingway, cùng những quan niệm về sáng tạo nghệ thuật của ông.
Chương 2: Những đối thoại bí ẩn:
Chúng tôi nghiên cứu những hình thức đối thoại của Hemingway. Từ đó rút ra
những điểm đặc sắc trong nghệ thuật đối thoại của Hemingvvay như: những đối thoại
lấp lửng, đối thoại bí ẩn, cũng như những đối thoại giả tạo nơi một người thợ mài giũa
đối thoại lừng lẫy như ông. Trong qua trình nghiên cứu, chúng tôi có so sánh với đối
thoại ở một số nhà văn đi trước.
Chương 3: Độc thoại nội tâm
Cũng như đối thoại, chúng tôi nghiên cứu các hình thức độc thoại nội tâm trong
tiểu thuyết của Hemingway. Từ đó chúng tôi đi vào tìm hiểu những suy nghĩ, quan
niệm của nhân vật về tình yêu, tình bạn, quan niệm về sống, chết...
Chương 4: Những nét đặc sắc trong nghệ thuật tiểu thuyết của Hemingway:
Ở chương này, bên cạnh nghệ thuật đối thoại, độc thoại nội tâm, chúng tôi mở
rộng ra nguyên Vì "Tảng băng trôi " của Hemingway. Chúng tôi nghiên cứu các vấn
đề về không gian, thời gian, cốt truyện, nghệ thuật ẩn dụ, tượng trưng...

Kết luận
4.3.Những kết luận mà nhà văn hướng tới:
Nêu được sắc thái riêng, sự độc đáo của Hemingway trong việc sử dụng nghệ
thuật đối thoại và độc thoại nội tâm qua bôn tiểu thuyết tiêu biểu. Đồng thời phân biệt
rõ đối thoại, độc thoại của Hemingway giông và khác các tác gia khác như thế nào.
Lí giải mối quan hệ chặt chẽ giưã đối thoại, độc thoại nội tâm và các thủ pháp
nghệ thuật khác của Hemingway. Từ đó nêu bật ý nghĩa của nguyên lí “Tảng băng


trôi" trong tiểu thuyết của Hemingway.
Những đóng góp của Hemingvvay trong việc đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết
Phương Tây hiện đại.


CHƯƠNG 1: HEMINGWAY- THỜI ĐẠI - CON NGƯỜI - TÁC
PHẨM
1.1.NHỮNG BIẾN CỐ TƯ TƯỞNG TRONG VĂN HỌC MĨ THỂ KỶ XX
Chưa lúc nào thế giới lại biến động mãnh liệt, nhanh chóng như ở thế kỉ này.
Trên khắp mọi lĩnh vực, từ triết học, kinh tế, khoa học kĩ thuật đều có sự đổi thay đến
chóng mặt. Chỉ tính riêng về số lần chiến tranh có tầm cỡ thế giới, phải hơn hai mươi
thế kỉ mới có ba cuộc chiến tranh, trong khi ấy chưa đầy ba mươi năm đã xảy ra hai
cuộc chiến tranh thế giới khủng khiếp mà trong đó có người Mĩ tham gia.
Cùng với những thảm họa đang giáng xuống con người, nhiều hệ thống triết học
ra đời nhằm thay thế nến tảng luân lí cũ, cứu nhân loai khỏi thảm họa diệt vong. Nổi
bật với thuyết siêu hình của Fr. Nietzsche, thuyết trực giác của Bergson, thuyết hiện
sinh của J.p Sartre và duy vật biện chứng của Marx -Engels ... Gắn với các triết thuyết
ấy là những trào lưu văn học nở rộ, dù có chiu ảnh hưởng trực tiếp hay không cũng đã
minh chứng cho các luận thuyết trên. Có thể kể trường phái đa đa, siêu thực, tượng
trưng và Tiểu thuyết mới ... Những trường phái ấy không chỉ biểu hiện cho vô số
những tiếng nói khác nhau, mà còn bộc lộ sự "đoản mệnh". Vừa xuất hiện chúng liền

biến tướng chuyển ngay sang hình thức của trường phái khác. Hoặc ngay chính trong
bản thân một nhà văn, chuyển di từ chủ nghĩa này sang chủ nghĩa kia là hiện tượng
phổ biến của thế kỷ XX. Điểu ấy đã bộc lộ tính chất bất thường của thời đại.
Trước thực tế phũ phàng, đối với nhiều người Mĩ, niềm hi vọng về một sự tiến
hoa của châu Âu và thế giới thế kỷ XX đã biến mất. Trên thực tế "Sự thay đổi đó
không khác gì bước lùi từ mùa xuân trở lại mùa đông". Mark Twain trong tác phẩm
của mình đã xác nhận rằng: "Đời là hoàn toàn xâu xa", cũng như với John Gray "Mọi
việc đều chứng tỏ đời là trò đùa", nhất là với những con người mà tâm hồn bị "tàn
phế", họ chỉ còn biết trú ẩn trong "tháp ngà" của riêng mình. Chiến tranh đã dạy cho
người Mĩ hiểu thế nào là bạo lực, sức mạnh, sự mong manh của kiếp người. Một tinh
thần chối bỏ thực tại để thoát khỏi những ám ảnh đã xâm nhập vào đời sống văn học,
cả trong tác phẩm lẫn trong cuộc đời nhà văn. Một số người như Gertrude Stein, Eliot,
Pounđ cùng một số môn đệ của họ sang châu Âu, tản mát khắp các nơi, nhưng tụ họp


đông nhất ở Paris, nơi đang thịnh hành một đời sống văn học thích hợp với họ. Họ coi
nước Mĩ là một nước xa lạ và phải nhiều năm sau họ mới có thể thích ứng trở lại với
đời sống Mĩ. Ngay ở tại quê hương của mình, một số nhà văn đã tự nguyện cô lập
mình như Greenvvich Village, họ đã hình thành một xã hội riêng biệt, đối lập quyết
liệt với lối sống Mĩ. Tuy vậy, những chao đảo trong tư tưởng của các nhà văn không
tồn tại lâu. Theo Hemingway thì trong thời buổi này, con người đã phải quen với
những thực tế phũ phàng, những cuộc vật lộn đầy máu lửa trong chiến tranh không dễ
gì làm cho con người ta dễ bị xúc phạm hơn là cứ giữ mãi tâm hồn lãng mạn. Vào
khoảng những năm hai mươi, đã xuất hiện một thế hệ nhà văn mới. Phần đông trong
số họ đều là những người chịu ảnh hưởng sâu xa của những năm loạn lạc sau chiến
tranh thế giới thứ nhất, và họ nhiệt thành muốn lưu đấu lại những điều họ cảm nghĩ về
thời đại của họ. Thế hệ này kịch liệt đả kích nền văn minh mà họ đa ít nhiều nhận
thấy, họ cảm thấy chiến tranh đã làm cho tâm hồn con người tan rã. Họ cố gắng đi tìm
trong con người những giá trị chân chính làm cho con người có thể sống được trong
thời bình. Họ không nhìn về qua khứ, mà nhìn về tương lai. Tuy vậy trong thời kì lộn

xộn chiến tranh, những dự cảm của họ không hoàn toàn rõ ràng, mạch lạc. Trong các
tác phẩm, ta nhận thấy bàng bạc một cuộc sống bấp bênh, tuyệt vọng mà con người
phải hứng chịu "Một thế giới ghê tởm đang lăn trên bờ vực thẳm". Lịch sử những
cuộc chiến đi qua, sau sự lắng đọng của thời gian, chúng ta phải công bằng nhìn nhận
rằng, trong thẳm sâu mỗi nhà văn, họ đều thực lòng đi tìm những gia trị khả dĩ, cứu
nhân loại khỏi thảm họa diệt vong. Và trước khi những giá trị mới đó được nhận ra,
hiểu thấu và chấp nhận, thì nhiều giá trị cũ đối với họ không thể còn chấp nhận được
mà phải kiên quyết xoa bỏ. Bên dưới những lời châm biếm chua cay, các nhà văn
muốn tìm đến một cuộc đời thật xứng đáng, trong đó tinh thần con người phải được
cải thiện tốt đẹp hơn. Ẩn dấu trong giọng hoài nghi, các nhà văn vẫn ngầm nuôi một
niềm tin ở sự tồn tại của cuộc đời. Mặc dầu những tác phẩm của họ còn nhiều chỗ văn
phong phóng túng, nhưng chúng vẫn rất ý nghĩa bởi những giá trị sâu sắc của một
thiến hướng đạo đức lành mạnh.
Tiểu thuyết Mĩ khởi sắc với những nhà văn trưởng thành sau chiến tranh thế giới
thứ nhát Thế hệ này bao gồm những nhà tiểu thuyết tiên phong trong việc "đổi mới
các phương pháp và các nguồn cảm hứng". Họ đã khai sinh ra kỉ nguyên văn học mà


người ta gọi là "Kỉ nguyên của tiểu thuyết Mĩ".
SINCLAIR LEWIS (1885-1951) là nhà văn tiên phong trong số các nhà văn Mĩ
đoạt giải Nobel ve văn chương. Ong đã rất thành công trong việc xây dựng bức tranh
toàn cảnh về đời sống Mĩ và con người Mĩ những năm 1920-1930. Trong các tác
phẩm của mình như "Main Street" ( phố chính, 1920) Lewis đã tỏ rõ thái độ bất bình
của mình đối với đời sống xã hội, của chủ nghĩa tư bản Mĩ đang trên đà phát triển
ngay từ đầu thế kỷ XX, với những bất công thối nát vô phương cứu chữa. Tiếp đó là
tiểu thuyết "Babbit" ( 1929 ), nhà văn đã xây dựng nên một thế giới mơ ước, những
con người mơ ước kiểu viễn tưởng như Wells, Antole Prance cho một xã hội công
bằng, hạnh phúc. Tiểu thuyết "Arrow Smith" thể hiện thái độ quyết liệt của Sinclair,
thông qua nhân vật Gottlitb, ông chống lại sự sa đọa về đạo đức của giai cấp tư sản
hãnh tiến, đang nắm vật chất của xã hội trong tay, họ là bọn người gian dối, tham lam,

đê tiện. Lewis châm biếm, mổ xẻ, đả kích nước Mĩ tư bản, xây dựng một xã hội trong
sáng theo kiểu B. Shaw và Wells vẫn ước mơ. Ông mổ xẻ tất cả những xấu xa trong
xã hội Mĩ. Tác phẩm của ông là luận đề về đời sống và đạo đức của xã hội thời đó, là
những bức tranh sinh động của nền văn minh Mĩ trong thế kỉ XX.
THOMAS WOLFE (1900-1938), với những tác phẩm phản ánh hiện thực đời
sống Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Wolfe chú ý vào đề tài "giải phẫu" nước
Mĩ qua sự phân tích ở một thành phố nhỏ chịu ảnh hưởng của tinh thần Thanh giáo.
Tiểu thuyết "Căn lều và đá" (1939 ) là một ví dụ. Wolfe có những ảnh hưởng nhất
định đến bộ mặt văn học Mĩ. Sau Wolfe là Scott Fitzgerald ( 1896-1940 ), ông là nhà
văn thuộc "Lost generation" ( thế hệ mất mát). Là thế hệ những nhà văn tham gia
chiến tranh và bị mất lòng tin vào cuộc đời. Tiểu thuyết "Phiá bên này của thiên
đường" (1920 ) được xem là bản tuyên ngôn của thế hệ trẻ sau chiến tranh "Tất cả
thần thánh đều đã chết, tất cả hi vọng của con người đều bị lừa dối". Đó là một thế hệ
không tin vào một cái gì ngoài những thú vui xa xỉ, đôi khi còn bị đẩy đến chỗ phi đạo
đức như trong tiểu thuyết "Gasby vĩ đại" ( 1925 ). Tác phẩm "Đêm êm dịu" (1934 )
mang nặng tâm trạng buồn rầu và chán nản. Những nhân vật trong đó đi tìm phương
thức chữa trị bệnh li uất trong rượu mạnh, khiêu vũ và nhạc Jazz.
JOHN DOS PASSOS (1896-1970 ) là người đã lớn tiếng tố cáo sự vô nghĩa của


các cuộc chiến tranh, đưa ra ánh sáng những khía cạnh đen tối trong nền kinh tế của
nước Mĩ không một chút thương hại. Ông đã trình bày sự hèn nhát và ích kỉ của chủ
nghĩa tư bản. về mặt nghệ thuật, Dos Passos là một nhà cách tân lớn. Trong tác phẩm
bộ ba "ƯSA", ông đã đồng thời đưa ra hàng chục âm mưu khác nhau, đan chéo vào
nhau. Không phân tích tâm lí và không đi sâu vào nội tâm nhân vật, ông xem tiểu
thuyết như "ống kính máy quay phim". Ông nghiên cứu hành vi con người trong xã
hội qua những phản ứng cử chỉ ở nhiều góc độ khác nhau. Để chỉ định thời gian hay
không gian, Dos Passos nhờ đến sự trình bày những mảng thời sự như trích dẫn nhật
báo, diễn văn, áp phích ... Sự cách tân trong nghệ thuật của Dos Passos đã có ảnh
hưởng lớn đến tiểu thuyết Mĩ và tiểu thuyết châu Âu. Đặc biệt là Hemingway (18991961 ), nhà văn tiêu biểu nhất cho"thế hệ mất mát".

WILIAM FAULKNER (1897-1962 ) là một nhà tiểu thuyết xuất sắc của thế kỉ
XX. Tác phẩm của ông là những bức tranh kì vĩ và hùng tráng của con người và thiên
nhiên miền Nam. Trong những kiệt tác ấy, nổi bật nhất là tiểu thuyết "The sounds and
the fury" (Âm thanh và cuồng nộ, 1929 ). Với cách nhìn hài hước có pha chút bi thảm,
ông đã sáng tạo nên một thế giới con người sống động, hỗn độn, quái gở, rối rắm.
Faulkner là nhà văn rất đặc sắc trong nghệ thuật độc thoại nội tầm. Tác phẩm của ông
là những giờ phút của "giằng xé lương tâm" mà trong đó khái niệm thời gian không
còn giá trị. Cách viết của Faulkner đối lập với truyền thống, ông soi rọi vào những
ham muốn khốc liệt nhất, lột trần những ẩn ức được che đấu kĩ lưỡng. Thế giới đen tối
trong tác phẩm của ông chỉ được soi sáng bằng những tia chớp bạo lực. Faulkner là
một trong những nhà văn tiên phong sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật hiện đại
và các trào lưu mĩ học hiện đại trong tiểu thuyết thế kỉ nấy.
JOHN STEINBECK ( 1902-1968 ), là người đã phát tậển truyền thống hiện thực
Mĩ lên một bước mới. "Chùm nho nổi giận" (1939 ) là một tiểu thuyết có tính sử thi,
miêu tả sự phá sản và khốn cùng của những người nông dân Mĩ, bởi sự bóc lột của tổ
hợp nông nghiệp lớn. Nghệ thuật của Steinbeck rất đa dạng. Ông viết thật hóm hỉnh
về những người dân Calffornia khốn khổ, sống ngoài lề xã hội, lười biếng, trộm cắp,
nhưng thật ra lại là những người rất tốt bụng. Trong tiểu thuyết "Căn hộ của Tortilla"
(1935 ). Steibeck cũng đạt đến độ bi tráng hiếm có ở tiểu thuyết. Nhìn chung những


tác phẩm của ông đã miêu tả một cách sâu sắc đời sống của những người nông dân
miền Nam "những người đơn giản, chất phác và những đàm mê man dại của họ
thường bột phát mãnh liệt".
Tóm lại: mỗi tác giả trước những biến cố của thời đại đều có một góc nhìn nhất
định, để tìm tòi một hiện thực mới, một phương thức biểu hiện riêng trên cơ sở kiểu
cảm thụ thẩm mĩ của riêng họ. Trong tác phẩm của mình, đời sống bên trong của con
người được nhìn từ nhiều phiá, nhưng vẫn gặp nhau ở một điểm qui chiếu nào đó, và
sẽ mang lại một cảm nhận chung về nước Mĩ, với những đổ vỡ bất thường của thế hệ
những con người "bên lề" và mang một quan niệm riêng về triết lí nhân sinh.


1.2.HEMINGWAY - CON NGƯỜI VÀ SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT:
1.2.1.HEMINGWAY - một cuộc đời huyền thoại:
1.2.1.1.Tên tuổi nhà văn lớn của nước Mĩ - Ernest Hemingway đã được cả thế
giới biết đến, ca ngợi từ nhiều năm qua. Ông không chỉ nổi tiếng vì sự nghiệp văn
chương, mà còn bởi cuộc đời sông động của ông. Khó ai có thể vẽ thật đầy đủ về chân
dung Hemingway. Bên cạnh một Hemingway to cao lực lưỡng, vai khoác súng săn,
mắt đang nheo cười và đằng sau là núi rừng châu Phi, còn một Hemingway nhà văn,
tay xách máy chữ, tay cầm súng liên thanh xông pha giữa khói lửa chiến tranh. Lại
thêm một Hemingway râu quai nón xồm xoàm, áo sơ mi mở phanh phơi bộ ngực lồng
lộng sóng gió biển khơi, quanh chỗ ông đứng có đủ thứ cá mà ông câu được cùng con
thuyền Pila bằng gỗ sến trắng. Hemingway là như thế đó, sống mạnh mẽ, sôi nổi
nhưng lại rất tinh tế dịu dàng. Là nhà văn danh tiếng nhưng cũng là người câu cá bình
dị, là nhà thể thao (đánh bốc, đá bóng, bơi lội ...) nhưng cũng là một con người nhút
nhát, dễ bối rối trước đám đông.
1.2.1.2.Cả cuộc đời nhà văn là minh chứng hùng hồn cho mẫu người đúng như lí
tưởng của ông : đó là con người vượt qua mọi thử thách trong hoàn cảnh khắc nghiệt
của nhân loại thế kỉ này. Con người can đảm đương đầu với mọi đe dọa của tai ương,
bạo lực và cái chết. Hemingway, một nhà văn cả cuộc đời cầm súng và cầm bút, con
người say mê săn bắn, thích mạo hiểm nơi rừng rậm và biển cả. Hemingway, con
người của những trận đấu bò tót, của những cuộc săn thú rừng ... ông tìm đến những


nơi nguy hiểm không phải để tìm cảm giác mới lạ, mà nhằm "đi tìm ngọn lưa tinh thần
trong con người và trong loài thú". Nói khác đi, ông muốn đối mặt với mãnh thú, đối
mặt với cái chết có thể diễn ra bất cứ lúc nào, để kiểm nghiệm khả năng của con
người, để tìm chất liệu cho những trang viết sống động của mình. Qua đó truyền đến
độc giả niềm tin rằng con người là bất diệt, không bao giờ khuất phục trước những thế
lực thù nghịch với con người.
1.2.1.3.Suốt đời mình Hemingway luôn sống cho một lí tưởng tiến bộ vì nhân

loại và hạnh phúc của mọi người. Để viết được những trang sinh động và chân thực về
chiến tranh, Hemingway đã tình nguyện vượt Đại Tây Dương sang Italia tham dự
chiến tranh thế giới thứ nhất. Ông đã chiến đấu như một người lính để rồi ra khỏi cuộc
chiến tranh này với 237 mảnh đạn và xương đầu gối bịt bạc. Hemingway đã tham dự
ba cuộc chiến tranh lớn nhất của thế kỉ này ( chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chiến
tranh thế giới lần thứ hai, chiến tranh Tây Ban Nha) và một số cuộc chiến tranh nhỏ
hơn như chiến tranh Thổ Nhĩ Kỳ .... Có thể nói chiến tranh và đề tài chiến tranh luôn
gắn bó với nhà văn. ở mảng đề tài này Hemingway có dịp nhìn thấy "chiến tranh
không chỉ mang đến cái chết mà còn mang đến sự sống của con người". Trên chiến
trường ông nhìn thây được những mặt tốt đẹp nhất của con người, như đức tính dũng
cảm, phẩm chất nhân văn, khả năng đứng vững, ý chí và cả những sự thấp hèn, sự bất
lực và yếu đuối của con người. Đặc biệt bất cứ ở hoàn cảnh nào, Hemingway luôn thể
hiện tư cách mã thượng của một đấu sĩ trong cuộc sống và trên trang viết. Những nhân
vật của ông thể hiện mình một cách trọn vẹn, không che đậy, dấu điếm chỗ mạnh chỗ
yếu bên trong của mỗi con người. Thế nhưng trong con người Iiemingway có rất
nhiều mâu thuẫn, không ai có thể hiểu hết được cuộc đời nhà văn này. Vì thế nó có
sức cuốn hút kì lạ cũng như không ai có thể hiểu hết tác phẩm của ông, dù là một
truyện ngắn bình dị nhất.
1.2.1.4.Lòng yêu thiên nhiên được hình thành rất sớm ở Hemingway, nếu mẹ là
người muôn ông đi vào con đường âm nhạc thì cha lại là người hướng Hemingway
đến thiên nhiên. Bầu không khí thoáng đãng của những hồ nước, dòng suối đầy cá hồi,
cũng như những cánh rừng đầy muông thú đã quyến rũ Hemingway. Đặc biệt ông rất
yêu biển, suốt đời mình gắn bó với biển. Ông xẻ chia với biển cả mọi cay đắng ngọt


bùi của đời mình. Gần như tất cả tác phẩm của ông, ngoài thời gian tham dự chiến
tranh, lấy tư liệu ... đều được Hemingway viết trên bờ biển như biển Caribê, biển
Bimiami, đảo Oét Cây, biển La Habana.
1.2.1.5.Năm 1954, hội đồng giải thưởng Nobel quyết định tặng giải về văn học
cho ông vối tác phẩm "ông già và biển cả", nhưng ông không đến nhận. Hành động

này đã làm cho tên tuổi'của Hemingway càng chối sáng hơn.
Goethe khi bàn luận về giá trị của con người, đã khẳng định: "Những sự bận tâm
lo lắng để tô vẽ cho hình ảnh của chính mình là sự non nớt bất hạnh của con người",và
thái độ của Hemingway rất rõ ràng "Tôi muốn phỉ nhổ vào sự bất tử (...) khi lần đầu
biết cái đó đang vây bọc tôi, tôi đã khiếp sợ, hơn cả khi nghĩ về cái chết. Con người có
thể chấm đứt cuộc đời nhưng khổng thể chấm dứt sự bất tử" [ 33, 291 ]. Vào ngày trao
giải ở Stockholm Hemingway đã đi câu xa ở Cojimar, nơi ông lấy bối cảnh cho tác
phẩm "Ông gia và biển cả ". Đi cùng với Hemingway còn có Gregoreio Fuentes, thủy
thủ của ông trên con thuyền Pila dài mười hai mét. ông vẫn rất bình dị không hề muốn
thay đổi cả cuộc sống lẫn phong cách sáng tạo của mình. Một biên tập viên tạp chí
"Time " khi tiếp xúc với Hemingway đã ghi lại ý nghĩ :"Chỉ một lần thành công để đời
người nhớ bạn thì cũng đã là đủ. Nhưng nếu bạn làm được điều đó năm này sang năm
nọ thì nhiều người sẽ nhớ bạn và sẽ kể với con họ., rồi con họ,cháu họ, đều nhớ và nếu
điều đó có liên quan đến những cuốn sách thì chúng có thể đọc.Và nếu điều đó thực sự
tốt thì nó sẽ tồn tại lâu cùng nhân loại" [160, 37]. Phải chăng đó là phần thưởng duy
nhất mà một nhà văn thực sự mong đợi ?
1.2.1.6.Một người ngẫu nhiên gặp Hemingway có thể nghĩ rằng ông là một đại
biểu của lớp lãng tử lãng mạn, hay là điển hình của những tay viết lách kiểu tài tử :
thường góp mặt trong những hầm rượu, lang thang khắp thế giới, đánh cá trên đại
dương, săn bắn ở châu Phi, hiểu biết hết sức tường tận về môn đấu bò mộng, thậm chí
không biết ông viết vào lúc nào nữa. Nhưng Hemingway là một tay làm việc ghê gớm,
ông viết ngay trong cảnh đổ nát của khách sạn Frorida là nơi không thích hợp với lao
động của nhà văn. Hemingway thường nói: "Tôi thích người ta phân tích các tác phẩm
của tôi hơn là những điều vi phạm trong cuộc sống của tôi ". Evelun Naugh vốn là
một nhà phê bình nghiêm khắc, cũng đã tìm ra được những lời đúng đắn khi nói về


×