Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Hoàng Tấn Tình

PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ
BIỂN – ĐẢO TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Hoàng Tấn Tình

PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ
BIỂN – ĐẢO TỈNH KHÁNH HÒA
Chuyên ngành: Địa lí học (trừ Địa lí tự nhiên)
Mã số: 60 31 95

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN KIM HỒNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn tốt nghiệp, tác giả đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt thành của quý thầy cô giảng
dạy, thầy giáo hướng dẫn, Khoa Địa lý, Phòng khoa học công nghệ và sau Đại
học, thư viện trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các cơ
quan ban ngành tỉnh Khánh Hòa.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại học sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo
cho tôi suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy – PGS.TS Nguyễn Kim Hồng đã
dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành
luận văn tốt ngiệp.
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Địa lý,
Phòng khoa học công nghệ và sau đại học cũng như thư viện trường đã tạo
thuận lợi và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
này.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo và quý anh, chị ở Ủy ban
nhân dân, Cục thống kê, Sở lao động thương binh và xã hội, Sở kế hoạch và đầu
tư, Sở công thương, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở văn hóa thể
thao và du lịch Tỉnh Khánh Hòa đã nhiệt tình cung cấp tài liệu cho tôi viết luận
văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn nhưng không thể
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những góp ý quý báu của quý
thầy cô và các bạn.
Tác giả
Hoàng Tấn Tình


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng, các biểu đồ, sơ đồ và bản đồ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................10
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ PHÁT TRIỂN TỔNG
HỢP KINH TẾ BIỂN – ĐẢO .............................................................10
1.1. Cơ sở lý luận chung ............................................................................................... 10
1.1.1. Biển ..........................................................................................................10
1.1.2. Vùng ven bờ.............................................................................................12
1.1.3. Đảo ...........................................................................................................15
1.1.4. Kinh tế biển – đảo ....................................................................................19
1.1.5. Phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo .....................................................21
1.1.6. Vai trò của phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo ..................................22
1.2. Hiện trạng phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo ở nước ta và vùng duyên
hải Nam Trung Bộ ................................................................................................. 23
1.2.1. Hiện trạng phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo ở nước ta ...................23
1.2.2. Hiện trạng phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo ở vùng duyên hải Nam
Trung Bộ ............................................................................................................37
Chương 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP
KINH TẾ BIỂN – ĐẢO TỈNH KHÁNH HÒA .................................42
2.1. Tiềm năng phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo ............................................. 42
2.1.1. Tổng quan về Tỉnh Khánh Hòa ...............................................................42
2.1.2. Tiềm năng để thực hiện phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo ..............48
2.2. Hiện trạng phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo ............................................. 53
2.2.1. Chính sách phát triển kinh tế biển – đảo .................................................53
2.2.2. Vấn đề thu hút đầu tư và tổ chức thực hiện .............................................55
2.2.3. Vấn đề nguồn nhân lực ............................................................................57
2.2.4. Môi trường sinh thái ................................................................................59

2.2.5. Thực trạng các ngành kinh tế biển – đảo .................................................61
2.2.6. Đánh giá chung ........................................................................................73


Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH
TẾ BIỂN – ĐẢO TỈNH KHÁNH HÒA.............................................76
3.1. Những cơ sở để xây dựng định hướng và giải pháp .......................................... 76
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế biển – đảo Việt Nam đến năm 2020........76
3.1.2. Cách tiếp cận mới về chiến lược kinh tế biển – đảo Việt Nam ...............80
3.1.3. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa và định
hướng phát triển kinh tế biển – đảo đến năm 2020 ...........................................84
3.2. Định hướng phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo ........................................... 87
3.2.1. Định hướng cơ cấu ngành kinh tế biển – đảo ..........................................87
3.2.2. Định hướng quy hoạch (tổ chức lãnh thổ) kinh tế biển – đảo và vùng ven
biển.....................................................................................................................91
3.2.3. Định hướng thu hút đầu tư .......................................................................95
3.2.4. Định hướng phát triển nguồn nhân lực ..................................................100
3.2.5. Định hướng đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ ........101
3.3. Giải pháp phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo ............................................. 105
3.3.1. Tăng cường năng lực quản lý và hoàn thiện hệ thống chính sách .........105
3.3.2. Tổ chức thực hiện quy hoạch để phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo......114
3.3.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho kinh tế biển – đảo ........124
3.3.4. Đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ ...........128
3.3.5. Đẩy mạnh khâu quảng cáo, tiếp thị và xúc tiến thương mại .................131
3.3.6. Chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường .....................................................133
3.3.7. Phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo phải gắn với việc bảo vệ an ninh
quốc phòng vùng biển – đảo ............................................................................136
KẾT LUẬN ............................................................................................................139
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................143
PHỤ LỤC .............................................................................................................144



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 : Một số ví dụ về ranh giới vùng bờ ...................................................... 13
Bảng 2.1 : Số dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Khánh Hòa có đến 3112 hàng năm ........................................................................................ 56
Bảng 2.2 : Số lao động và cơ cấu lao động theo ngành kinh tế Tỉnh Khánh
Hòa từ 2000 đến 2010 ......................................................................... 57
Bảng 2.3 : Số lao động tạo việc làm mới , tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ sử dụng thời
gian lao động nông thôn (2000-2010) ................................................. 58
Bảng 2.4 : Số khách du lịch đến Khánh Hòa qua các năm ................................... 63
Bảng 2.5 : Doanh thu du lịch ................................................................................ 63
Bảng 2.6 : Sản lượng thủy sản từ 2004 – 2010 ..................................................... 69
Bảng 2.7 : Sản lượng muối Khánh Hòa qua các năm ........................................... 72
Bảng 3.1 : Dự báo hàng hóa qua cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong qua
các năm ................................................................................................ 94
Bảng 3.2 : Dự báo xu thế hợp tác giữa nước ta với các nước, khu vực và khả
năng hợp tác của Khánh Hòa .............................................................. 98
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 : Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành kinh tế biển năm 2010 ............ 34
Biểu đồ 2.1 : Số vốn đăng kí và vốn pháp định đầu tư vào Khánh Hòa từ 2003 –
2010 ..................................................................................................... 55
Biểu đồ 3.1 : Cơ cấu kinh tế Khánh Hòa năm 2010 và định hướng 2015 ................ 88
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 : Mối quan hệ tác động qua lại giữa các ngành kinh tế biển – đảo ....... 22
Sơ đồ 3.1 : Vị trí cảng trung chuyển quốc tế trên vịnh Vân Phong ....................... 93
Sơ đồ 3.2 : Mối quan hệ và tương tác giữa các cơ quan ban ngành trực thuộc
Tỉnh trong vấn đề quản lý vùng biển, đảo ......................................... 108
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Bản đồ 1: Bản đồ hành chính Tỉnh Khánh Hòa ........................................................ 44
Bản đồ 2: Các địa điểm du lịch và hệ thống cảng biển ở Khánh Hòa ...................... 75



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam được bao bọc cả 3 phía (Đông, Nam và Tây Nam) bởi Biển Đông,
diện tích của biển đạt 3.477.000 km2. Trong đó, vùng biển Việt Nam thuộc biển
Đông là hơn 1 triệu km2. Từ xa xưa cho đến nay, biển – đảo luôn đóng một vai trò
rất quan trọng trong đời sống của nhân dân Việt Nam và được phản ánh trong các
truyền thuyết và tư liệu lịch sử. Xét cả về 2 mặt tự nhiên và kinh tế xã hội thì biển –
đảo là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển của đất
nước; nhất là trong thời kỳ mở rộng hội nhập như hiện nay. Vùng biển – đảo nước
ta là vùng giàu tiềm năng về tài nguyên sinh vật, khoáng sản, cảnh quan sinh thái
cho việc phát triển kinh tế biển – đảo. Vì vậy việc khai thác, phát triển kinh tế biển
– đảo được xem là chiến lược của nước ta hiện nay.
Mục tiêu thực hiện chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 là phấn đấu đưa
nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển; làm giàu từ biển, phát triển toàn diện các
ngành, nghề biển gắn với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh,
bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển
đóng góp khoảng 53 - 55% GDP, 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải
quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và
ven biển.
Việt Nam có 28/63 tỉnh thành giáp biển, mỗi một địa phương đều dựa vào
những đặc trưng nhất định về vùng biển của địa phương mình mà có các chiến lược
phát triển kinh tế biển phù hợp. Khánh Hòa là tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ,
là phần đất liền vươn ra xa nhất trong Biển Đông, với đường bờ biển dài 385 km.
Vùng biển có nhiều vũng vịnh, đảo, quần đảo và nằm trong ngư trường Trường Sa –
Hoàng Sa rộng lớn nên có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế biển – đảo. Có thể
khẳng định Khánh Hòa là một trong những tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế biển
– đảo lớn nhất nước ta hiện nay. Thực tế cho thấy việc khai thác kinh tế biển – đảo



bao đời qua đã đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương cũng như giải
quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, cũng giống như các địa phương giáp biển khác; việc khai thác
kinh tế biển – đảo của Khánh Hòa hiện nay chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các
địa phương, giữa các cơ quan ban ngành, mặc dù đã có cơ quan chuyên trách quản
lý khai thác kinh tế biển – đảo (Chi cục biển – đảo trực thuộc Sở tài nguyên môi
trường) nhưng khả năng điều phối hoạt động còn nhiều hạn chế. Cho nên, hiệu quả
kinh tế từ khai thác biển – đảo chưa cao; trong khi tài nguyên bị suy thoái và môi
trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cụ thể bãi biển Nha Trang đã từng được xem
là 1 trong 29 bãi biển đẹp nhất thế giới, nhưng vừa qua lại bị tạp chí National
Geographic xếp biển Nha Trang thuộc loại tồi nhất. Có thể thấy rằng biển Nha
Trang không thể bao quát hết vùng biển Khánh Hòa và nhận định của tạp chí
National Geographic về biển Nha Trang có thể chưa được chính xác. Nhưng có thể
xem đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho việc khai thác kinh tế biển – đảo một cách bừa
bãi, tràn lan, thiếu quy hoạch ở Khánh Hòa nói riêng và các địa phương giáp biển ở
nước ta nói chung.
Nhằm đánh giá đúng thực chất tiềm năng kinh tế biển – đảo, cũng như mạnh
dạn đưa ra một số định hướng, giải pháp để phát triển kinh tế biển – đảo Khánh Hòa
theo hướng tổng hợp, bền vững lâu dài. Qua đó góp một phần nhỏ nhoi vào việc
phát triển kinh tế địa phương và nâng cao đời sống cho nhân dân, nhất là bộ phận
dân cư sống ven biển. Nhận thức được ý nghĩa kinh tế và tầm quan trọng của vấn đề
phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo nên tôi chọn đề tài: “Phát triển tổng hợp kinh
tế biển – đảo Tỉnh Khánh Hòa”.
2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn
2.1. Mục đích
Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVI (2010-2015), đã xác định: Phát
triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục
chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng, hiệu quả,
sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế; tăng cường huy động các nguồn vốn



để đầu tư và phát huy hiệu quả của ba vùng kinh tế trọng điểm với “ chiến lược biển
Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn Tỉnh Khánh Hòa”, phát huy, khai thác tiềm
lực kinh tế biển một cách đồng bộ, hiệu quả và bền vững; nâng cao chất lượng của
các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế;
tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên môi trường và chủ động ứng phó với các tác
động của biến đổi khí hậu. Trên cơ sở mục tiêu cơ bản trên, đề tài của tôi được thực
hiện với những mục đích cơ bản sau:
Vận dụng cơ sở lý luận về biển – đảo và phát triển kinh tế biển – đảo vào
việc phát triển tổng hợp kinh tế biển - đảo tại địa phương (Tỉnh Khánh Hòa)
Phân tích tiềm năng và hiện trạng phát triển tổng hợp kinh biển – đảo của
Tỉnh Khánh Hòa hiện nay.
Xác định các định hướng và giải pháp để phát triển tổng hợp kinh tế biển –
đảo Tỉnh Khánh Hòa.
2.2. Nhiệm vụ
Xác định tổng quan cơ sở lý luận về phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và hiện trạng phát triển tổng hợp kinh tế
biển – đảo ở Tỉnh Khánh Hòa.
Căn cứ vào hiện trạng phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo ở Tỉnh Khánh
Hòa hiện nay để đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển tổng hợp kinh tế
biển – đảo ở Tỉnh Khánh Hòa trong những năm tiếp theo.
2.3. Giới hạn nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài đi sâu phân tích về tiềm năng và hiện trạng phát triển
tổng hợp kinh tế biển – đảo. Đề xuất các định hướng và giải pháp để phát triển tổng
hợp kinh tế biển – đảo ở Tỉnh Khánh Hòa.
Về phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu trên phạm vi
Tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo Tỉnh Khánh Hòa
có liên quan trực tiếp đến chính sách và sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và
các địa phương lân cận nên không gian nghiên cứu được xem xét trong mối quan hệ

với các tỉnh lân cận và của cả nước.


Về thời gian: Các số liệu, tư liệu về hiện trạng phát triển kinh tế biển – đảo
phục vụ cho đề tài có giới hạn từ 2000-2010, còn các định hướng và giải pháp có
giới hạn đến 2015 và tầm nhìn đến 2020.
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Từ bao đời nay biển – đảo đã gắn bó với đời sống, sinh hoạt của con người. Biển
– đảo không chỉ cung cấp các sản vật phục vụ cho nhu cầu sống, phát triển của loài
người mà còn tạo điều kiện để các dân tộc, các quốc gia trên thế giới giao lưu về
kinh tế, văn hóa, xã hội. Chính vì vậy việc tìm hiểu về biển – đảo để chinh phục
biển phục vụ cho nhu cầu của con người là rất quan trọng. Từ xa xưa con người đã
biết khai thác các sản vật từ biển – đảo, biết chế tạo các con thuyền để vượt biển và
nghiên cứu về biển. Tuy nhiên do trình độ nhận thức và trình độ về khoa học – kĩ
thuật còn thấp nên những hiểu biết của con người về biển – đảo còn sơ sài. Họ cho
rằng các hiện tượng tự nhiên của biển là do sự tác động của các đấng siêu nhiên, của
các vị thần linh. Cho nên con người chưa nhận thức hết các tiềm năng của biển đảo cũng như chưa biết cách khai thác chúng một cách hiệu quả. Cùng với sự phát
triển của khoa học kĩ thuật và nhận thức con người, cũng như những thành công
trong các cuộc phát kiến địa lý bằng đường biển; con người đã ngày càng hiểu rõ
hơn về biển – đảo và đã biết cách khai thác chúng phục vụ có hiệu quả cho sự phát
triển của loài người.
Việt Nam tiếp giáp với vùng biển rộng lớn, từ ngàn xưa biển đã nuôi nấng
và bảo vệ dân tộc ta trước các cuộc xâm lăng của kẻ thù. Các triều đại phong kiến
trước đây không chỉ khai thác các sản vật từ biển – đảo mà còn nghiên cứu các đặc
điểm tự nhiên của biển, như: dòng biển, thủy triều, hướng gió, độ sâu…để phát triển
giao thông giao lưu với bên ngoài cũng như vận dụng cho quân sự để đánh bại kẻ
thù. Chính vì vậy các công trình nghiên cứu về biển đã ra đời nhưng nhìn chung còn
sơ sài, mang tính mô tả là chính.
Trong những thập niên gần đây, biển – đảo đóng vai trò cực kỳ quan trọng
trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì vậy đặt ra yêu cầu là phải

tìm hiểu chuyên sâu hơn về biển để biết cách khai thác có hiệu quả các tiềm năng từ


biển cũng như hạn chế những tác hại do biển mang lại. Xuất phát từ nhu cầu thực
tiễn trên, ở nước ta đã xuất hiện những công trình nghiên cứu về biển – đảo mang
tính chuyên sâu, như: Địa lý Biển Đông của Nguyễn Văn Âu, Địa lý kinh tế vận tải
biển của Nguyễn Khắc Duật, Biển – cái nôi sự sống của Lý Thái Thuận, Nguồn lợi
sinh vật Biển Đông của Vũ Trung Tạng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Kinh tế
biển và khoa học kỹ thuật về biển ở nước ta…
Những năm gần đây Chính phủ đã quan tâm và chú trọng đầu tư vào các đề
án, chương trình trọng điểm quốc gia, như: quyết định và cho triển khai Đề án số 47
về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, định
hướng 2020; Đề án số 80 hợp tác quốc tế về biển đến năm 2020; chương trình 796
nghiên cứu, điều tra cơ bản tiềm năng khí hydrate ở các vùng biển và thềm lục địa
Việt Nam; Dự án xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu biển quốc gia; chương trình
158 quản lý tổng hợp vùng bờ Trung Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn 2020; Đề án
tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý nhà nước về biển và hải đảo. Đặc biệt,
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cho phép Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam
thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng Chiến lược khoa học – công nghệ biển Việt
Nam đến năm 2020, định hướng 2030” nhằm xác định hệ thống quan điểm, mục
tiêu, các định hướng và giải pháp lớn để phát triển khoa học – công nghệ biển đến
năm 2020. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã ký thoả thuận hợp tác với Cơ
quan quản lý Khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ (NOAA) về hợp tác khoa học công
nghệ biển và vùng bờ giai đoạn 2010-2015; ký với Viện Hải dương học Viện Hàn
lâm Khoa học Viễn Đông (Liên bang Nga) về điều tra nghiên cứu địa chất - khoáng
sản biển (chủ yếu là băng cháy-khí hydrate) và hải dương học đến năm 2015; ký với
Hàn Quốc về kiểm soát ô nhiễm biển, bao gồm cả ứng cứu sự cố tràn dầu; hợp tác
khu vực về quy hoạch không gian biển, về quản lý sinh vật biển xâm hại, về quản lý
tổng hợp vùng bờ…
Trong các báo cáo chiến lược phát triển kinh tế biển của nước ta: Quy hoạch

tổng thể phát triển kinh tế biển và các hải đảo Việt Nam đến năm 2010 của Bộ kế
hoạch và đầu tư, Nghiên cứu xây dựng phương án quản lý tổng hợp vùng bờ Việt


Nam, bảo đảm an toàn sinh thái và phát triển bền vững (1996 – 2000) của Bộ Tài
nguyên và Môi trường; và của tỉnh Khánh Hòa (Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ
tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVI) đã đưa ra một số định hướng, giải pháp cơ bản để
khai thác, phát triển kinh tế biển Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung.
Nhìn chung, các nghiên cứu của các nhà khoa học và các báo cáo nói trên đã
đề cập và đi sâu nghiên cứu đến những đặc trưng cơ bản của vùng biển – đảo nước
ta, cũng như đã đưa ra những giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế biển – đảo Tỉnh
Khánh Hòa và của cả nước. Tuy nhiên, khả năng và hiệu quả phát triển tổng hợp
kinh tế biển – đảo Tỉnh Khánh Hòa lại chưa được đề cập sâu trong các công trình
nghiên cứu và bản báo cáo nói trên. Vì vậy đề tài: “Phát triển tổng hợp kinh tế biển
– đảo Tỉnh Khánh Hòa” được xem như là sự mở rộng các đặc trưng cơ bản về kinh
tế biển - đảo cũng như cụ thể hóa các chiến lược, giải pháp để phát triển tổng hợp
kinh tế biển – đảo ở Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1 Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Quan điểm này được sử dụng rộng rãi trong quá trình nghiên cứu. Phát triển
tổng hợp kinh tế biển – đảo Tỉnh Khánh Hòa là một bộ phận của phát triển kinh tế
biển – đảo cả nước nói chung và có mối quan hệ với nhiều ngành kinh tế khác và
chịu sự tác động của nhiều nhân tố kinh tế - xã hội. Do vậy, việc nghiên cứu phát
triển tổng hợp kinh tế biển – đảo Tỉnh Khánh Hòa không thể tách rời với việc
nghiên cứu các đặc điểm kinh tế biển – đảo của đất nước, cũng như việc nghiên cứu
hệ thống các ngành kinh tế của Khánh Hòa.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Hệ thống lãnh thổ kinh tế biển – đảo được xem là một hệ thống có đặc điểm
tổng hợp hơn bất kì địa hệ nào, là một hệ thống kinh tế - xã hội được tạo thành bởi

nhiều ngành, lĩnh vực có mối quan hệ qua lại, mật thiết gắn bó với nhau một cách
hoàn chỉnh. Trong thực tế các yếu tố của kinh tế biển – đảo luôn có sự phân hóa
theo không gian làm cho chúng có sự khác nhau giữa nơi này với nơi khác. Vì vậy,


việc nghiên cứu phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo Tỉnh Khánh Hòa phải được
nhìn nhận trong mối quan hệ về mặt không gian hay lãnh thổ nhất định để đạt
những giá trị đồng bộ về các mặt kinh tế - xã hội – môi trường. Để mang lại hiệu
quả cao trong việc phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo cần phải tìm ra sự khác
biệt trong từng đơn vị lãnh thổ và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố
kinh tế biển – đảo trong cùng một lãnh thổ (Khánh Hòa) cũng như mối quan hệ mở
với các lãnh thổ khác.
4.1.3. Quan điểm lịch sử - viển cảnh
Sự phát triển kinh tế biển – đảo trong quá khứ có ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển kinh tế biển – đảo hiện tại. Vì vậy, phải nghiên cứu vấn đề phát triển tổng hợp
kinh tế biển – đảo trong mối quan hệ quá khứ - hiện tại - tương lai sẽ làm rõ bản
chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian, đảm bảo tính logic, khoa học và chính xác
khi nghiên cứu. Sử dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh để tìm hiểu nguồn gốc phát
sinh, diễn biến quá trình và hiệu quả của các ngành kinh tế biển trên địa bàn Tỉnh.
Từ đó, rút ra các bài học kinh nghiệm, kế thừa có chọn lọc và phát huy những thành
quả đạt được để có kế hoạch phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo lâu bền và có
hiệu quả hơn.
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Nghiên cứu vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo phải dựa trên quan
điểm sinh thái và phát triển bền vững. Phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo phải đi
đôi với sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên biển. Có sự phát triển hài
hòa giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm nâng cao cuộc
sống của bộ phận dân cư sống liên quan đến kinh tế biển.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thực địa

Thực địa là phương pháp truyền thống được sử dụng trong các nghiên cứu
nói chung và đặc biệt quan trọng trong quá trình nghiên cứu các vấn đề về địa lý
kinh tế - xã hội nói riêng. Các hoạt động chính khi tiến hành phương pháp này bao
gồm: quan sát, mô tả, điều tra, chụp ảnh…Đây là phương pháp đóng vai trò quan


trọng trong việc thu thập các thông tin định tính. Nhờ đó, làm cho kết quả nghiên
cứu mang tính xác thực , khắc phục những hạn chế của phương pháp thu thập, phân
tích và xử lý số liệu. Việc thực tế vùng biển – đảo Tỉnh Khánh Hòa cũng như quan
sát hoạt động của các ngành kinh tế biển đã giúp bản thân tôi có những kiến thức
thực tế cơ bản để thấy được thực trạng phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo.
4.2.2. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu – tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, việc vận dụng phương pháp thu thập, phân
tích và xử lý số liệu – tài liệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vì dựa vào việc thu
thập, phân tích và xử lý số liệu – tài liệu giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về vấn
đề nghiên cứu. Từ đó, bản thân tôi có thể rút ra được những nội dung tổng hợp nhất,
đầy đủ nhất nhằm đáp ứng được những nhiệm vụ và mục tiêu mà vấn đề đã đặt ra.
Phương pháp này giúp tiết kiệm được thời gian và tiền bạc nhưng vẫn có được một
tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu. Số liệu – tài liệu phục vụ cho đề tài được
lấy từ các nguồn: UBND tỉnh Khánh Hòa, Cục thống kê, Sở văn hóa – thể thao và
du lịch Khánh Hòa, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở giao thông vận tải,
Sở kế hoạch đầu tư, Sở công thương, báo Khánh Hòa,… và từ các công trình của
các nhà khoa học, ý kiến các chuyên gia và nhân dân địa phương.
4.2.3. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Phương pháp bản đồ - biểu đồ là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa
lý. Bởi vì, mọi nghiên cứu thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội đều mở đầu bằng bản đồ
và kết thúc bằng bản đồ. Ý nghĩa to lớn của nó là góp phần giải quyết nhiều nội
dung nghiên cứu như: đánh giá các nguồn lực, phân tích hiện trạng theo ngành và
theo lãnh thổ. Sử dụng phương pháp này giúp cho việc nghiên cứu các vấn đề được
toàn diện hơn. Đây là phương pháp quan trọng trong việc xác định sự phân bố, mức

độ tập trung và hiệu quả của các đối tượng nghiên cứu, đồng thời thể hiện mối liên
hệ giữa các đối tượng với nhau.
4.2.4. Phương pháp chuyên gia
Trong bài nghiên cứu này bản thân tôi có sử dụng các nhận xét, đánh giá,
định hướng của các chuyên gia đầu ngành về kinh tế, về kinh tế biển – đảo. Các


chuyên gia là những người có trình độ chuyên môn sâu về một lĩnh vực nhất định.
Họ có kinh nghiệm nghiên cứu và điều kiện nghiên cứu. Vì vậy, các ý kiến, các
công trình nghiên cứu của các chuyên gia sẽ nâng cao tính thực tiễn, tính xác thực
của đề tài. Phương pháp chuyên gia góp phần quan trọng trong việc làm rõ thực
trạng, định hướng đưa ra kết luận và lựa chọn các phương án phát triển.
4.2.5. Phương pháp dự báo
Đề tài có sử dụng phương pháp dự báo trên cơ sở tính toán từ các số liệu đã
có trước đó hoặc thu thập được. Phương pháp dự báo giúp làm rõ vấn đề nghiên cứu
trong tương lai. Phương pháp dự báo được thể hiện trong đề tài là: khả năng phát
triển tổng hợp kinh tế biển và hiệu quả của các ngành kinh tế biển khi phát triển
tổng hợp kinh tế biển – đảo.
5. Những đóng góp chung của đề tài
- Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo
- Thấy được tiềm năng phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo của Tỉnh
Khánh Hòa
- Phân tích được hiện trạng phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo Tỉnh
Khánh Hòa
- Đề xuất các định hướng và giải pháp để phát triển tổng hợp kinh tế biển –
đảo ở Tỉnh Khánh Hòa
6. Cấu trúc luận văn
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiển về phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo

Chương 2: Tiềm năng và hiện trạng phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo
Tỉnh Khánh Hòa
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo
Tỉnh Khánh Hòa
- Kết luận


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ PHÁT TRIỂN
TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN – ĐẢO
1.1. Cơ sở lý luận chung
1.1.1. Biển
Theo thuật ngữ Địa lý (Nguyễn Dược – Nguyễn Trung Hải, NXBGD – 2001)
đã định nghĩa biển như sau: “Biển là bộ phận của đại dương, nằm ở gần hoặc xa đất
liền nhưng có những đặc điểm riêng khác với vùng nước của đại dương bao quanh
(như về nhiệt độ, độ mặn, chế độ thủy văn, các vật liệu trầm tích đáy, các sinh
vật…)”
Theo cách hiểu thông thường thì biển là một vùng nước mặn rộng lớn nối
liền với các đại dương, hoặc là các hồ lớn chứa nước mặn mà không có đường
thông ra đại dương một cách tự nhiên như biển Caspi, biển Chết. Thuật ngữ này đôi
khi cũng được sử dụng với một số hồ nước ngọt khép kín hoặc có đường thông tự
nhiên ra biển cả như biển Galilee ở Israel là một hồ nước ngọt nhỏ không có đường
thông tự nhiên ra đại dương hay biển Hồ ở Campuchia. Thuật ngữ này được sử
dụng trong đời sống thông thường như một từ đồng nghĩa với đại dương, như trong
các câu biển nhiệt đới hay đi ra bờ biển, hoặc cụm từ nước biển là chỉ một cách rõ
nét tới các vùng nước của đại dương nói chung.
Năm 1973, Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ 3 về Luật biển (Third United
Nations Conference on the Law of the Sea) được tổ chức tại New York. Để cố gắng
giảm khả năng các nhóm quốc gia thống trị đàm phán, hội nghị dùng một quy trình
đồng thuận thay cho bỏ phiếu lấy đa số. Với hơn 160 nước tham gia, hội nghị kéo

dài đến năm 1982. Kết quả là một công ước có hiệu lực từ ngày 16 tháng 11 năm
1994. Nội dung công ước có một loạt điều khoản. Những điều khoản quan trọng
nhất quy định về việc thiết lập các giới hạn, giao thông đường biển, trạng thái biển đảo, và các chế độ quá cảnh, các vùng đặc quyền kinh tế, quyền tài phán thềm lục
địa, khai khoáng lòng biển sâu, chính sách khai thác, bảo vệ môi trường biển,


nghiên cứu khoa học, và dàn xếp các tranh chấp. Công ước đặt ra giới hạn cho
nhiều khu vực, tính từ một đường cơ sở (baseline) được định nghĩa kỹ càng. (Thông
thường, một đường biển cơ sở chạy theo đường bờ biển khi thủy triều xuống, nhưng
khi đường bờ biển bị thụt sâu, có đảo ven bờ, hoặc đường bờ biển rất không ổn
định, có thể sử dụng các đường thẳng làm đường cơ sở). Theo công ước quốc tế thì
vùng biển của một quốc gia bao gồm các bộ phận hợp thành dưới đây:
Nội thủy: Bao phủ tất cả vùng biển và đường thủy ở bên trong đường cơ sở
(phía đất liền). Tại đây, quốc gia ven biển được tự do áp đặt luật, kiểm soát việc sử
dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài không có quyền đi lại
tự do trong các vùng nội thủy.
Lãnh hải: Vùng nằm ngoài đường cơ sở có chiều ngang 12 hải lý. Tại đây,
quốc gia ven biển được quyền tự do đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng
mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài được quyền "qua lại không gây hại" mà
không cần xin phép nước chủ. Đánh cá, làm ô nhiễm, dùng vũ khí, và do thám
không được xếp vào dạng "không gây hại". Nước chủ cũng có thể tạm thời cấm việc
"qua lại không gây hại" này tại một số vùng trong lãnh hải của mình khi cần bảo vệ
an ninh.
Vùng tiếp giáp lãnh hải: Bên ngoài giới hạn 12 hải lý của lãnh hải là một
vành đai có bề rộng 12 hải lý, đó là vùng tiếp giáp lãnh hải. Tại đây, nước chủ có
thể vẫn thực thi luật pháp của mình đối với các hoạt động như buôn lậu hoặc nhập
cư bất hợp pháp.
Vùng đặc quyền kinh tế: Rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng
này, quốc gia ven biển được hưởng độc quyền trong việc khai thác đối với tất cả các
tài nguyên thiên nhiên. Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế được đưa ra để ngừng các

cuộc xung đột về quyền đánh cá, tuy rằng khai thác dầu mỏ cũng đã trở nên một vấn
đề quan trọng. Trong vùng đặc quyền kinh tế, nước ngoài có quyền tự do đi lại bằng
đường thủy và đường không, tuân theo sự kiểm soát của quốc gia ven biển. Nước
ngoài cũng có thể đặt các đường ống ngầm và cáp ngầm.


Thềm lục địa: Được định nghĩa là vành đai mở rộng của lãnh thổ đất cho tới
mép lục địa (continental margin), hoặc 200 hải lý tính từ đường cơ sở, chọn lấy giá
trị lớn hơn. Thềm lục địa của một quốc gia có thể kéo ra ngoài 200 hải lý cho đến
mép tự nhiên của lục địa, nhưng không được vượt quá 350 hải lý, không được vượt
ra ngoài đường đẳng sâu 2500m một khoảng cách quá 100 hải lý. Tại đây, nước chủ
có độc quyền khai thác khoáng sản và các nguyên liệu không phải sinh vật sống.
Bên cạnh các điều khoản định nghĩa các ranh giới trên biển, công ước còn
thiết lập các nghĩa vụ tổng quát cho việc bảo vệ môi trường biển và bảo vệ quyền tự
do nghiên cứu khoa học trên biển. Công ước cũng tạo ra một cơ chế pháp lý mới
cho việc kiểm soát khai thác tài nguyên khoáng sản tại các lòng biển sâu nằm ngoài
thẩm quyền quốc gia, được thực hiện qua Ủy ban đáy biển quốc tế (International
Seabed Authority). Các nước không có biển được quyền có đường ra biển mà không
bị đánh thuế giao thông bởi các nước trên tuyến đường nối với biển đó
1.1.2. Vùng ven bờ
Đối với biển thì vùng ven bờ là khu vực chịu tác động mạnh mẽ nhất của các
hoạt động kinh tế của con người. Vì đây là nơi có vùng đồng bằng màu mỡ và tài
nguyên biển phong phú. Vùng ven bờ là nơi mà phần lớn các hoạt động về kinh tế xã hội diễn ra và cũng là nơi mà tác động của các hoạt động này nhiều nhất. Đối với
những nước có vùng ven bờ thì hơn một nữa dân số sống tại đây và tầm quan trọng
của vùng ven bờ còn gia tăng trong tương lai do sự gia tăng không ngừng của việc
di dân từ các vùng sâu trong lãnh thổ đến đây. Do vậy dẫn đến sự xung đột sâu sắc
giữa nhu cầu tiêu dùng hiện tại đối với tài nguyên và việc đảm bảo cho việc tiêu thụ
tài nguyên đó trong tương lai. Trong một số quốc gia, sự xung đột đó đã đạt đến
mức nguy cấp do phần lớn vùng ven bờ đã bị ô nhiễm do các nguyên nhân khác
nhau, trong đó có sự phát triển của các đô thị, các hoạt động của nông nghiệp và

công nghiệp trên vùng ven biển.
Theo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thì vùng ven bờ là khu vực có
giao diện khá hẹp giữa biển và đất liền. Đó là nơi các quá trình sinh thái phụ thuộc
vào sự tác động lẫn nhau giữa đất liền và biển, các tác động này diễn ra khá phức


tạp và nhạy cảm. Vì vậy vùng ven bờ được hiểu như là nơi tương tác giữa đất liền
và biển, bao gồm các môi trường ven bờ cũng như vùng nước kế cận. Các thành
phần của nó bao gồm các vùng châu thổ, vùng đồng bằng ven biển, các vùng đất
ngập nước, các bãi biển và cồn cát, các rạn san hô, các vùng rừng ngập mặn, đầm
phá và các đặc trưng ven bờ khác. Khái niệm vùng ven bờ thường được xác định
một cách tùy tiện, có sự khác nhau giữa các quốc gia và thường dựa vào giới hạn
pháp lý và ranh giới hành chính. Ngoài ra, còn có những sai khác về địa văn, sinh
thái và kinh tế giữa các vùng khác nhau, do đó chưa có một định nghĩa chung được
chấp nhận rộng rãi về vùng ven bờ. Thay vào đó có nhiều định nghĩa bổ sung phục
vụ cho những mục đích quản lý khác nhau, trong đó có vấn đề ranh giới. Ví dụ ở
một số nước châu Âu, vùng ven bờ mở rộng ra tới vùng lãnh hải, một số nước khác
thì lấy đường đẳng sâu làm giới hạn. Còn về ranh giới đất liền cũng còn rất mơ hồ
do tác động của biển và khí hậu có thể vào đến vùng nội địa bên trong. Vấn đề ranh
giới vùng bờ có thể được xác định một cách thực tế bao gồm các khu vực và các
hoạt động liên quan đến các chương trình quản lý. Trong nhiều trường hợp, ranh
giới vùng đất liền và biển được chọn thường có một khoảng cách nhất định với một
mốc tự nhiên chẳng hạn như là mức nước thấp trung bình (MLWM, Mean Low
Water Mark) hay mức nước cao trung bình (MHWM, Mean High Water Mark)
Bảng 1.1: Một số ví dụ về ranh giới vùng bờ
Nước
Brunei

Ranh giới đất liền


Ranh giới biển

Tất cả vùng đất liền và

Từ MHWM đến 200 m

nước cách MHWM 1 km

nước sâu
Vùng lãnh hải và các

Singapore

Toàn bộ đất liền

Sri Lanka

300 m từ MHWM

2 km từ MLWM

Malaysia

Ranh giới huyện

200 m từ bờ

đảo xa bờ

Theo IUCN (International Union for Conservation of Nature - Liên đoàn thế

giới về bảo tồn thiên nhiên1986), vùng ven bờ được định nghĩa như sau: “Là vùng


ở đó đất và biển tương tác với nhau, trong đó ranh giới về đất liền được xác định
bởi giới hạn các ảnh hưởng của biển đến đất và ranh giới về biển được xác định bởi
giới hạn các ảnh hưởng của đất và nước ngọt đến biển”.
Do có nhiều khái niệm khác nhau về vùng ven bờ dẫn đến làm nảy sinh các
vấn đề trong quá trình thực thi quản lý tổng hợp vùng ven bờ. Thứ nhất, pháp luật
quốc gia liên quan đến việc giải quyết vấn đề này, nhất là việc đưa ra định nghĩa và
tiêu chí biên giới vùng ven bờ một cách chính xác. Thứ hai, thường các ranh giới
được xác định theo ranh giới hành chính không đồng nhất với ranh giới của hệ sinh
thái. Thứ ba, việc quản lý vùng ven bờ xuyên quốc gia thường rất khó khăn do nó
liên quan đến lợi ích của từng quốc gia.
Ngoài khái niệm về vùng ven bờ thì trong phát triển và quản lý kinh tế biển
người ta thường quan tâm đến một số thuật ngữ khác, như:
Vùng ven biển: về mặt không gian thì rộng hơn vùng ven bờ, đường biên
của nó mở rộng về phía đất liền hơn. Vùng ven bờ chỉ là một phần của khu vực ven
biển. Khái niệm này rất quan trọng vì trong nhiều quy trình về môi trường, nhân
khẩu, kinh tế và xã hội trên thực tế bắt nguồn từ vùng ven biển rộng lớn. Tuy nhiên
những biểu hiện của chúng chỉ thấy rõ được trong phạm vi vùng ven bờ.
Vùng nước ven biển: là vành đai hẹp gần bờ có nước biển và nước cửa sông.
Vùng gian triều: vùng giữa đường ngập triều khi triều thấp nhất và đường
ngập triều khi triều cao nhất.
Vùng bờ biển: đường tiếp xúc tại điểm chia cắt đất liền với các vùng nước
ven biển.
Vùng đất ven bờ: vùng đất liền xuống tới đường biên cao nhất bị ảnh hưởng
bởi thủy triều.
Đới bờ là các mảng không gian nằm chuyển tiếp giữa lục địa và biển (đại
dương), luôn chịu tác động tương hỗ giữa quá trình lục địa (chủ yếu là sông) và
biển (chủ yếu là sóng, dòng chảy và thủy triều), giữa các hệ thống tự nhiên và hệ

nhân văn (tâm điểm là hoạt động của con người), giữa các ngành và những người sử
dụng tài nguyên vùng bờ (hoặc tài nguyên bờ) theo cả cấu trúc dọc (trung ương


xuống địa phương) và cấu trúc ngang (các bên liên quan cùng địa bàn), giữa cộng
đồng dân địa phương với các thành phần kinh tế khác. Các đặc trưng nói trên đa tạo
ra tính đa dạng về kiểu loại và sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên – tiền đề cho sự
phát triển đa ngành, đa mục tiêu và yêu cầu bảo đảm đa lợi ích cho những người
hưởng dụng vùng bờ.
1.1.3. Đảo
Định nghĩa đảo trong các công ước quốc tế:
Định nghĩa đảo trong giai đoạn trước công ước 1958. Tại hội nghị La Hay
1930 dự thảo định nghĩa đảo đã được đưa ra “đảo là một vùng đất có nước bao bọc
xung quanh, thường xuyên ở trên mức nước cao”. Đây là định nghĩa còn khá sơ
lược, chủ yếu dựa trên các tiêu chí mang tính khách quan; gần với định nghĩa theo
nghĩa địa lý tự nhiên với 3 yếu tố cấu thành: Là một vùng đất, có nước bao bọc
xung quanh và thường xuyên ở trên mức nước cao. Tuy nhiên, tại hội nghị này các
quốc gia đa không thống nhất định nghĩa về đảo.
Công ước 1958 về Lãnh hải và vùng tiếp giáp. Tại Hội nghị Giơnevơ 1958
các nước đã đưa ra một định nghĩa thống nhất về đảo, theo đó: “Đảo là một vùng
đất hình thành tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên
mặt nước”. “Sự hình thành tự nhiên” là nội dung mới được bổ sung vào định nghĩa
đảo trong công ước 1958. Yếu tố này đưa ra nhằm phân biệt đảo tự nhiên với đảo
nhân tạo, hạn chế trường hợp những quốc gia có khoa học kỹ thuật phát triển xây
dựng các đảo nhân tạo để thực hiện tham vọng lấn chiếm biển của mình.
Công ước Luật biển 1982. Tại hội nghị của Liên hợp quốc về luật biển lần III
đã kế thừa định nghĩa “đảo” của Công ước 1958 về Lãnh hải và vùng tiếp giáp.
Cuối cùng hội nghị đã đi đến một công thức thỏa hiệp về định nghĩa đảo và được
đưa vào điều 121 của Công ước Luật biển 1982 như sau:
“1. Đảo là một vùng đất hình thành một cách tự nhiên có nước bao bọc, khi

thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.


2. Với điều kiện phải tuân thủ khoản 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc
quyền về kinh tế và thềm lục địa của một hòn đảo được xác định theo đúng các qui
định của Công ước áp dụng cho lãnh thổ đất liền khác.
3. Những đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời
sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”
Như vậy, khoản 1 của điều 121 của Công ước Luật biển 1982 có nội dung
giống như nội dung của định nghĩa đảo trrong Công ước 1958 về Lãnh hải và Vùng
tiếp giáp. Khoản 2 của điều 121 qui định cách thức xác định các vùng biển do đảo
tạo ra như lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Các vùng biển này được xác định theo đúng các qui định của Công ước áp dụng
cho lãnh thổ đất liền. Khoản 3 điều 121 đưa ra tiêu chuẩn để phân biệt một đảo đá
và một hòn đảo bình thường. Như vậy, khoản 3 điều 121 gián tiếp quy định là các
đảo đá chỉ có lãnh hải và vùng tiếp giáp.
Theo Đặng Việt Thủy trong: “Hỏi đáp về các đảo, quần đảo, vịnh, vũng nổi
tiếng ở Việt Nam” thì “Đảo là phần đất bị bao bọc xung quanh bởi nước thường
xuyên nhô cao lên không bị ngập khi mực nước triều cao nhất. Về phần lịch sử hình
thành đảo có thể là do 1 phần lục địa lún xuống gây ra hoặc do hoạt động núi lửa
dưới đáy biển tạo thành. Đảo có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, đảo có
thể đứng đơn độc hoặc tụ hợp thành quần đảo hay kéo dài thành vòng cung”.
Việt Nam có khoảng 4.000 đảo, trong đó số lượng đảo ven bờ có gần 3.000
hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích là 1.600 km2. Việt Nam có 2 quần đảo lớn xa bờ
là Hoàng Sa và Trường Sa. Quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa) nằm ở phía Đông
Nam của nước ta trong khoảng từ 6030’ đến 12000’ Bắc, từ 111030’ đến 117030’
Đông. Quần đảo gồm khoảng hơn một trăm hòn đảo, đá, cồn san hô và bãi san hô
nằm rải rác trên một vùng biển rộng từ Tây sang Đông khoảng gần 350 hải lý, từ
Bắc xuống Nam khoảng hơn 360 hải lý, chiểm một diện tích vùng biển từ 160.000 –
180.000 km2; được chia làm 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn,

Trường Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên. Đảo gần đất liền nhất là đảo Trường Sa,
cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 250 hải lý. Các đảo của quần đảo


Trường Sa có độ cao thấp hơn các đảo của quần đảo Hoàng Sa. Độ cao trung bình
trên mặt nước từ 3 – 5 mét. Đảo lớn nhất là đảo Ba Bình rộng 0.65 km2, tiếp sau đó
là các đảo Song Tử Tây, Trường Sa, Nam Yết, Sông Tử Đông, Sinh Tồn…Các đảo
ở đây cũng có vành đai san hô ngầm rộng hàng trăm mét che chở cho đảo khỏi bị
sóng đánh tràn lên. Chất đất trên các đảo của quần đảo Trường Sa là cát san hô, có
lẫn phân chim và mùn cây có bề dày từ 5 – 10 cm. Nguồn lợi hải sản ở quần đảo
Trường Sa rất phong phú, có nhiều loài cá tập trung với mật độ cao, đặc biệt có loài
vích là động vật quý hiếm và cá ngừ đại dương có giá trị kinh tế cao.
Ngoài quần đảo Trường Sa thì Khánh Hòa có vô vàn hòn đảo khác nằm
trong các vùng vịnh Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh. Tại Vịnh Nha Trang đã và
đang có rất nhiều đảo được khai thác cho phát triển kinh tế, tiêu biểu là hòn Miễu,
hòn Mun, hòn Tằm, hòn Tre, đảo Yến…
Hòn Miễu là đảo gần bờ nhất. Nơi đây bạn vừa có thể tắm, vừa thăm thú thế
giới dười nước huyền ảo của vùng biển Nha Trang. Nó có hai điểm du ngoạn chính
là hồ cá Trí Nguyên và Bãi Sỏi. Một tên gọi khác của đảo Hòn Miễu chính là Bồng
Nguyên. Vì thế hồ cá tại đảo có tên gọi là Trí Nguyên. Hồ được ngăn lại bằng hệ
thống kè đá.Trong hồ có hàng trăm loại sinh vật biển quý hiếm như cá, rùa biển
được nuôi thả tại đây. Nó chính là một bảo tàng sống về biển. Có thể băng qua đảo
từ hồ cá đến Bãi Sỏi, cách vài trăm mét. Bãi Sỏi hướng mặt về phía Hòn Tằm. Gọi
là bãi Sỏi vì ở đây, bãi biển không có cát như trong đất liền mà toàn các hòn sỏi
nhỏ. Du khách có thể lặn ở những ghềnh đá gần Bãi Sỏi và sẽ thấy thế giới san hô
và cầu gai.
Hòn Mun là một đảo nhỏ trong Vịnh, sở dĩ có tên là "Hòn Mun" vì phía đông
nam của đảo có những mỏm đá nhô cao, vách dựng hiểm trở tạo thành hang động,
đặc biệt đá ở đây đen tuyền như gỗ mun, rất hiếm thấy ở những nơi khác. Kết quả
khảo sát đa dạng sinh học Khu bảo tồn biển cho thấy Hòn Mun là nơi có rạn san hô

phong phú và đa dạng nhất Việt Nam. Các nhà khoa học cũng đã tìm thấy 340 trong
tổng số hơn 800 loài san hô cứng trên thế giới. Từ năm 2001 Khu bảo tồn biển Hòn
Mun ra đời bao gồm các đảo như Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn


Mun, Hòn Cau, Hòn Vung, Hòn Rơm, Hòn Nọc và vùng nước xung quanh. Diện
tích khoảng 160 km² bao gồm khoảng 38 km² mặt đất và khoảng 122 km² vùng
nước xung quanh các đảo. Đây là khu bảo tồn biển đầu tiên tại Việt Nam.
Hòn Tằm một điểm du lịch sinh thái biển đảo hấp dẫn, nơi đây vẫn còn lưu
lại vẻ hoang sơ của thiên nhiên với thảm rừng nhiệt đới xanh mướt, bờ cát dài lãng
mạn. Phía sau đảo này có một hang đá rất đặc biệt, kỳ bí mới được ngành du lịch
phát hiện và đưa vào khai thác. Đó là hang Dơi, nơi có rất nhiều đàn dơi cư trú trên
những vách đá cheo leo ở độ cao 60m. Đảo được đầu tư phát triển nhiều loại hình
thể thao bãi biển như dù bay, bóng chuyền bãi biển, đua xuồng kayak, leo núi…
Ngày 6-2-2010 Công ty Cổ phần Hòn Tằm Biển Nha Trang chính thức đưa khinh
khí cầu đầu tiên ở Việt Nam vào phục vụ du khách; khoang hành khách làm bằng
thép có sức chứa từ 25 đến 30 hành khách cùng lúc bay lên độ cao 160m để ngắm
được toàn vịnh Nha Trang.
Hòn Tre đảo lớn nhất trong vịnh Nha Trang với diện tích trên 30 km², nằm
cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 5km về phía Đông, cách cảng Cầu Đá
3,5 km vị trí tương đối biệt lập, có bãi tắm thiên nhiên đẹp, thảm thực vật trong khu
vực còn nguyên sơ, khí hậu ôn hoà, ít gió bão, rất thuận lợi cho việc phát triển du
lịch sinh thái và nghỉ dưỡng biển. Khu vực quy hoạch đảo bao gồm 2 khu vực chức
năng: Khu Vũng Me - Bãi Trũ - Đầm Già - Bãi Rạn được quy hoạch hướng tới một
quần thể các dự án du lịch cao cấp bao gồm 7 dự án hiện có: Khu du lịch Con Sẻ
Tre, Vinpearl resort & spa, Khu du lịch sinh thái và Thế giới nước Vinpearl, Công
viên văn hóa Vinpearl, Công viên văn hóa Hòn Tre, Khu du lịch sinh thái Bãi Sỏi,
Khu biệt thự và sân golf Vinpearl. Giao thông đối ngoại của phân khu chủ yếu
thông qua 2 cảng du lịch tại Vũng Me và tuyến cáp treo Vinpear (tuyến cáp treo
vượt biển dài nhất thế giới). Khu Đầm Bấy được quy hoạch theo mô hình khu du

lịch cộng đồng bao gồm khu vực dự án Khu du lịch thế giới biển và dự án Làng du
lịch sinh thái Đầm Bấy.
Đảo yến: Đây không phải là tên riêng của một đảo nào, mà cứ đảo nào có
yến làm tổ thì gọi vậy. Nhưng trong 19 hòn đảo ở Vịnh Nha Trang thì Hòn Nội và


Hòn Ngoại là nơi có nhiều yến nhất. Hòn Nội là đảo nằm phía trong, còn Hòn
Ngoại nằm phía ngoài. Hòn Nội có bãi tắm đôi (có hai bờ biển một mặt hướng ra
Vịnh Nha Trang mặt còn lại hướng vào một vũng lớn bị cô lập trong đảo mùa nước
lên, nước sẽ tràn qua doi cát vào vũng) với cát trắng rất đẹp nhưng ít dùng cho du
lịch chủ hoạt động chủ yếu trên đảo là khai thác Yến sào.
Đảo Bình Ba (Cam Ranh): Sở dĩ đảo có tên gọi Bình Ba vì đây chính là hòn
đảo chắn sóng giữ bình yên cho Vịnh Cam Ranh. Đảo được bao bọc bởi những rặng
san hô, có nơi ta chỉ cần đứng trên mõm đá là có thể thấy được san hô dưới biển.
Nước xanh vắt như ai trãi dưới biển những tấm thảm màu xanh của trời. Ở đảo có
rất nhiều bãi tắm đẹp, đáng kể phải nói đến bãi Nồm. Một bãi cát mịn kéo dài, con
sóng vừa phải. Trước khi đến đảo, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt
hảo của thiên nhiên với những bãi biển xanh trong vắt, bãi cát trắng trải dài, màu
xanh của cây cỏ chen lẫn màu của đá, không gian tĩnh lặng của các đảo nhỏ bao bọc
xung quanh. Lên đảo còn thú vị hơn. Nếu bãi Nồm, bãi Nhà Cũ của đảo Bình Ba đã
đẹp như tranh thì bãi Chướng có hai dòng nước nóng lạnh. Đứng ở điểm này sẽ bắt
gặp dòng nước lạnh, nhưng chỉ cần nhích vài bước chân thì sẽ cảm nhận dòng nước
ấm đang chảy qua. Đến đây, người thích mạo hiểm, có thể men theo sườn núi khám
phá các di tích đã hoang phế như ụ đại pháo, lô cốt phòng thủ… Người thích thiên
nhiên thì đi dọc theo bãi biển ngắm những vỏ ốc ngũ sắc tuyệt đẹp, những khối đá
nhấp nhô dưới ghềnh, những vách đá dựng đứng cùng một số hang động gợi trí tò
mò.
1.1.4. Kinh tế biển – đảo
Chúng ta có thể thấy rằng kinh tế biển bao gồm cả kinh tế của vùng biển và
kinh tế của các đảo, quần đảo nằm trong vùng biển đó. Do đó, mọi người thường

xem khái niệm kinh tế biển – đảo như khái niệm kinh tế biển.
Theo GS. Nguyễn Văn Hường (Tạp chí khoa học kĩ thuật, số 5 năm 1996)
thì: “Kinh tế biển là một lĩnh vực bao trùm gồm nhiều ngành hoạt động liên quan
đến biển như: thủy sản, du lịch, giao thông vận tải, dầu khí nhằm khai thác toàn bộ
lợi ích mà biển có thể mang lại để phát triển đất nước”.


×