Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

bình đẳng giới trong giáo dục ở trà vinh thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Tuyết

BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIÁO DỤC Ở TRÀ VINH
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Tuyết

BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIÁO DỤC Ở TRÀ VINH
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành

: Địa lý học

Mã số

: 60 31 95

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011


Bản luận văn này là một phần kết quả quan trọng của quá trình học tập và nghiên cứu tại
trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân
thành và sâu sắc nhất đến:
- Quý Thầy, Cô phụ trách các môn học, Quý Thầy, Cô Khoa Địa lý Trường Đại học Sư
phạm TP.HCM đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi học tập và
nghiên cứu.
- Cô TS. Nguyễn Thị Bích Hà đã hết lòng giúp đỡ, động viên, hướng dẫn tận tình để tôi
có thể hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình.
- Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Sau Đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học
viên trong việc học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
- Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Sở Lao động và Thương binh xã hội,
Cục Thống kê, Sở Giáo dục, Sở Kế hoạch và đầu tư, Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh,
Ban Quản lý Thư viện trường Đại học Trà Vinh đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện
cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này.
- Nhân dịp này, tôi xin gửi những lời tri ân tới những người thân yêu nhất của tôi.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2011
Tác giả luận văn

Phạm Thị Tuyết


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn

Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng số liệu, các sơ đồ, biểu đồ, bản đồ
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ............................................................................................. 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài......................................................................... 4
3.1. Mục đích của đề tài................................................................................................ 4
3.2. Nhiệm vụ của đề tài ............................................................................................... 4
4. Phạm vi và giới hạn của đề tài ..................................................................................... 4
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 5
5.1. Các quan điểm nghiên cứu .................................................................................... 5
5.2. Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận án ......................... 6
6. Cấu trúc của đề tài ....................................................................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................... 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT
NAM .......................................................................................................................... 7
1.1. Một số khái niệm cơ bản về giới tính và giới ........................................................ 7
1.1.1. Giới tính .......................................................................................................... 7
1.1.1.1. Định nghĩa ................................................................................................ 7
1.1.1.2. Biểu hiện của sự khác biệt về giới tính..................................................... 7
1.1.2. Giới.................................................................................................................. 7
1.1.2.1. Định nghĩa ................................................................................................ 7
1.1.2.2. Các biểu hiện của giới: ............................................................................. 8
1.1.2.3. Vai trò giới .............................................................................................. 10
1.1.2.4. Định kiến giới ......................................................................................... 11
1.1.3. Bình đẳng giới ............................................................................................... 12
1.2. Phương pháp phân tích và đánh giá bình đẳng giới trong giáo dục .................... 14



1.2.1. Chỉ số phát triển con người (HDI) ................................................................ 15
1.2.1.1. Chỉ số thu nhập hay chỉ số GDP ............................................................. 15
1.2.1.2. Chỉ số tuổi thọ ......................................................................................... 16
1.2.2. Chỉ số phát triển giới GDI ............................................................................. 21
1.2.3. Chỉ số bình đẳng giới (GEI) .......................................................................... 23
1.3. Thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục ở các châu lục, khu vực trên thế giới
và ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ............................................................... 25
1.3.1. Tình hình bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục ở các châu lục, khu vực trên thế
giới ..................................................................................................................... 25
1.3.2. Tình hình bình đẳng giới trong giáo dục ở Việt Nam ................................... 27
1.3.2.1. Một số quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề bình
đẳng giới ......................................................................................................... 27
1.3.2.1.1. Trong hiến pháp ............................................................................... 27
1.3.2.1.2. Hệ thống luật pháp, chính sách ........................................................ 29
1.3.2.2. Tình hình bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục ở nước ta .................. 30
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIÁO DỤC Ở
TRÀ VINH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ĐỊA LÝ ............................................................ 35
2.1. Một số nguồn lực tác động đến bình đẳng giới trong giáo dục ở Trà Vinh ............. 35
2.1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên ........................................................................ 35
2.1.2. Các nguồn tài nguyên tự nhiên ..................................................................... 36
2.1.2.1. Tài nguyên đất ........................................................................................ 36
2.1.2.2. Tài nguyên khí hậu ................................................................................. 37
2.1.2.3. Tài nguyên nước ..................................................................................... 39
2.1.2.4. Tài nguyên sinh vật ................................................................................. 40
2.1.2.5. Tài nguyên khoáng sản ........................................................................... 41
2.1.3. Đặc điểm kinh tế-xã hội ................................................................................ 41
2.1.3.1. Dân số và nguồn lao động ...................................................................... 41
2.1.3.2. Một số nét chính về tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Trà Vinh ................... 45
2.2. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục ở Trà Vinh ............................................ 47
2.2.1. Vài nét về hệ thống giáo dục đào tạo tỉnh Trà Vinh ..................................... 48

2.2.1.1. Trình độ học vấn của dân cư tỉnh Trà Vinh ............................................ 51
2.2.1.2. Thực trạng giáo dục phổ thông ở tỉnh Trà Vinh ..................................... 52


2.2.1.3. Hiện trạng hệ thống đào tạo đại học-cao đẳng-trung học chuyên nghiệp57
2.2.1.4. Trình độ chuyên môn của người lao động đã qua đào tạo ..................... 58
2.2.2. Một số chỉ số phản ánh tình trạng bình đẳng giới trong giáo dục ở Trà Vinh59
2.2.2.1. Chỉ số giáo dục chưa phân theo giới ở tỉnh Trà Vinh ............................ 59
2.2.2.2. Chỉ số giáo dục phân theo giới ở tỉnh Trà Vinh ..................................... 65
Chương 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO BÌNH ĐẲNG
GIỚI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC Ở TRÀ VINH ..................................... 72
3.1. Định hướng .......................................................................................................... 73
3.1.1. Định hướng chung......................................................................................... 73
3.1.2. Định hướng cụ thể ......................................................................................... 74
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục ở Trà Vinh76
3.2.1. Các giải pháp nhằm phát triển kinh tế một cách bền vững ........................... 78
3.2.2. Các giải pháp nhằm nâng cao bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
........................................................................................................................... 81
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 89
PHỤ LỤC...................................................................................................................... 91


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
15+

: Từ 15 tuổi trở lên

CĐ&ĐH


: Cao đẳng và Đại học

CNKT

: Công nhân kỹ thuật

CSGD

: Chỉ số giáo dục

ĐH KH XH-NV

: Đại học Khoa học Xã hội- Nhân văn

FDI

: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài

GDI

: Chỉ số phát triển giới
(Gently Development Index)

GDP

: Tổng sản phẩm trong nước

GEI

: Chỉ số bình đẳng giới


GER

: Tỷ lệ nhập học thô

HDI

: Chỉ số phát triển con người
(Human Development Index)

KH&ĐT

: Kế hoạch và Đầu tư

KHGD

: Khoa học Giáo dục

MDG

: Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ

NXB

: Nhà xuất bản

ODA

: Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức


PCGDTHCS

: Phổ cập giáo dục trung học cơ sở

PPP

: Sức mua tương đương
(Purchasing Power Parity)

TDTT

: Thể dục thể thao

THCN

: Trung học chuyên nghiệp

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

UNDP


: Chương trình phát triển Liên hiệp quốc


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1. Các giá trị biên để tính chỉ số HDI ................................................................ 15
Bảng 1.2. Chỉ số Phát triển con người và Chỉ số Phát triển Giới trong khu vực Đông Nam Á 23
Bảng 1.3. Một số chỉ tiêu MDG của Việt Nam đến năm 2015 ..................................... 28
Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 2005 - 2009 ...................................... 38
Bảng 2.2. Độ ẩm không khí trung bình năm từ 2005 – 2009 ........................................ 38
Bảng 2.3. Tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên...................................... 43
Bảng 2.4. Số phòng học của trường phổ thông phân theo hiện trạng, năm 1999, 2005 và 2009.
.................................................................................................................................. 49
Bảng 2.5. Trình độ học vấn dân cư tỉnh Trà Vinh (% dân số)....................................... 51
Bảng 2.6. Tình hình biết chữ của dân số 15+ và mặt bằng giáo dục ở tỉnh Trà Vinh, phân theo
đơn vị hành chính. .................................................................................................... 54
Bảng 2.7 Dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất. ......... 58
Bảng 2.8. Huy động đúng tuổi vào 3 cấp học (%) ......................................................... 59
Bảng 2.9. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết .......................................... 61
Bảng 2.10. Chỉ số giáo dục ............................................................................................ 63
Bảng 2.11. Tỷ lệ đi học đúng tuổi năm 1999................................................................. 65
Bảng 2.12. Tỷ lệ đi học đúng tuổi năm 2009................................................................. 65
Bảng 2.13. Chỉ số giáo dục theo giới tính ..................................................................... 68


DANH MỤC CÁC BIỀU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Trà Vinh, năm 2009. .......................................... 37
Biểu đồ 2.2. Khí hậu trạm Càng Long (tỉnh Trà Vinh), năm 2009 ............................... 38
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dân cư theo độ tuổi và giới tính, năm 1999 và 2009 .................... 44
Biểu đồ 2.4. Huy động đúng tuổi vào mỗi cấp học ....................................................... 61

Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết (%) .................................... 63
Biểu đồ 2.6. Chỉ số giáo dục năm 1999 và 2009 ........................................................... 64
Biểu đồ 2.7. Huy động hai giới đến trường đúng tuổi .................................................. 65
Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ biết đọc, biết viết của hai giới .......................................................... 66

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh .................................................................. 34
Hình 2.2. Bản đồ dân số và tỷ lệ dân số trên 15 tuổi biết đọc biết viết ở ...................... 56
tỉnh Trà Vinh, năm 2009 ................................................................................................ 56
Hình 2.3. Bản đồ chỉ số giáo dục phân theo giới ở tỉnh Trà Vinh, năm 1999 ............... 69
Hình 2.4. Bản đồ chỉ số giáo dục phân theo giới ở tỉnh Trà Vinh, năm 2009 ............... 70


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Nguồn lực con người là tổng thể tiềm năng lao động của một đất nước, một cộng đồng.
Muốn phát triển nguồn lực con người mạnh mẽ cần chú ý tác động đến nhiều yếu tố, trong
đó giáo dục-đào tạo là quan trọng nhất. Theo học thuyết nguồn vốn con người, đầu tư vào
giáo dục có tương quan thuận với phát triển kinh tế. Nhiều nước trên thế giới, trong đó có
những nước đang phát triển đã và đang dành những khoản kinh phí khổng lồ đầu tư vào
giáo dục, kỳ vọng vào một lực lượng lao động có trình độ và làm việc hiệu quả, có thu nhập
cao làm đòn bẩy cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, phát triển kinh tế
đã không thành hiện thực bởi lẽ đầu tư cho giáo dục đã không được phân bổ hợp lý. Điều
này có thể để lại những tác động không tốt, mà biểu hiện cụ thể là sự thụ hưởng không đồng
đều của dân cư giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa giới nam và giới nữ…
Năm 1990, trong Báo cáo phát triển con người (Human Development Report-HDR)
của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đã đánh dấu một cách hiểu mới về phát
triển, từ đó đưa con người từ vị trí là một nhân tố sản xuất góp phần làm tăng trưởng kinh
tế, là một động lực kinh tế hướng đến vị trí con người là trung tâm-vừa là động lực vừa là

mục tiêu đích thực của phát triển. Theo đó, quan điểm mới về phát triển con người có đề
cập đến việc tạo lập sự bình đẳng về cơ hội cho mọi người dân, không phân biệt chủng tộc,
tôn giáo, giới tính, quốc tịch. Như vậy, quan niệm này thể hiện đầy tính nhân văn về con
người không chủ trương sự phát triển mang tính bình quân, ai cũng như ai mà hướng tới
việc tạo ra sự bình đẳng về cơ hội cho tất cả mọi người, phân bổ năng lực công bằng hơn
trong các cộng đồng dân cư. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề này cũng hết
sức rõ ràng, đó là sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững bao hàm cả sự tăng trưởng kinh tế
với tiến bộ và công bằng xã hội. Vậy bình đẳng giới vừa là mục tiêu, vừa là yếu tố góp phần
vào sự phát triển kinh tế xã hội ổn định và bền vững của mỗi quốc gia.
Đối với nước ta, vấn đề bình đẳng giữa nam và nữ đã được khẳng định trong Hiến
pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và trong Hiến pháp sửa đổi năm 1992
thì vấn đề này càng được chú ý nhiều hơn. Đặc biệt, ngày 29/11/2006, Quốc hội Khóa XI,
Kì họp thứ 10 đã thông qua Luật bình đẳng giới và nhiều văn bản dưới luật đã được ban
hành tạo cơ sở pháp lí cho việc đưa luật Bình đẳng giới vào cuộc sống, thực hiện bình đẳng


giới ở nước ta. Trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, tại điều 14 của Luật Bình đẳng giới đã nêu
rõ những quy định về bình đẳng giới như “Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo bồi
dưỡng” hay “Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và thụ hưởng các chính sách về giáo
dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ”. Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện bình
đẳng giới trong giáo dục ở nước ta cũng như nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới chưa đạt
được hiệu quả cao. Bởi vì, bất bình đẳng về giới trong giáo dục nói riêng và các lĩnh vực
của đời sống xã hội nói chung, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các định kiến xã hội và khó
lòng xóa bỏ trong thời gian ngắn. Do đó, nâng cao bình đẳng trong việc thụ hưởng các giá
trị giáo dục là điều quan trọng và cần thiết trong thời gian tới. Điều này sẽ góp phần thực
hiện mục tiêu công bằng xã hội cho mọi người dân và đồng thời giúp thực hiện bình đẳng
giới trong nhiều lĩnh vực xã hội khác. Bình đẳng giới trong giáo dục bao gồm những yếu tố
gì, được thể hiện qua những chỉ tiêu nào, đánh giá các chỉ tiêu này ra sao và các phương
cách để nâng cao các chỉ tiêu đó hiện đang là những vấn đề cần quan tâm nghiên cứu của
các nhà khoa học Việt Nam hiện nay.

Trà Vinh là một tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có đông đồng bào Khmer
sinh sống. Lợi thế về kinh tế của tỉnh là tiềm năng nông - ngư - công nghiệp, dịch vụ, du
lịch tương đối phong phú, đa dạng. Điều này giúp công tác thực hiện chiến lược quốc gia vì
sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Trà Vinh đến năm 2010 đã đạt được những kết quả quan trọng,
góp phần nâng cao bình đẳng giới. Vai trò, địa vị của phụ nữ trong tỉnh được nâng lên một
bước. Bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội đạt được những kết quả khả
quan. Song Trà Vinh vẫn còn phải đối mặt với những khó khăn và thử thách lớn trong việc
thực hiện các mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ trong giai đoạn tới. Vì vậy, trong Kế hoạch
hành động giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2020 ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ
tỉnh Trà Vinh đã nêu rõ: “Giai đoạn 2011- 2015 tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận
thức; thu hẹp rõ rệt khoảng cách giới và nâng vị thế của người phụ nữ trong một số lĩnh vực
có sự bất bình đẳng hoặc nguy cơ bất bình đẳng giới cao, tạo đà cho thực hiện thành công
các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020” và “Đến
năm 2020, về cơ bản, bảo đảm sự bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham
gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự
phát triển nhanh và bền vững của đất nước”.
Vấn đề phát triển con người trong bối cảnh toàn cầu hóa và những khuyến cáo về một
mục tiêu bền vững đang là vấn đề nóng của toàn nhân loại và cũng được thể hiện khá rõ nét


ở một tỉnh thuần nông như Trà Vinh. Đó chính là một trong những lý do để tôi chọn đề tài
“Bình đẳng giới trong giáo dục ở Trà Vinh – Thực trạng và giải pháp”. Đã từng sống, học
tập ở Trà Vinh, tôi cũng có ít nhiều gắn bó với cộng đồng dân cư tỉnh, tôi nhận thấy rõ
mong muốn của mọi người về một nền giáo dục phát triển, mang lại cơ hội học tập cho mọi
người dân. Phân tích được những chỉ tiêu định lượng về vấn đề giới trong giáo dục, từ đó có
những định hướng phát triển cho tương lai sẽ là một nghiên cứu có ích cả cho việc nâng cao
trình độ hiểu biết khoa học địa lý kinh tế-xã hội cho bản thân tôi đồng thời góp một chút
công sức nhỏ vào quá trình phát triển đi lên của tỉnh nhà.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Ở nước ta, vấn đề giới trong lĩnh vực giáo dục đã được nghiên cứu riêng lẻ, giới hạn

trong một hay một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội. Từ sau khi đổi mới, quan điểm về phát triển đã
được nhận thức theo cách nhìn mới, chú ý tới những yếu tố phát triển con người nhưng chưa
có một công trình nghiên cứu tổng hợp vấn đề giới trong giáo dục dựa trên một hệ thống các
tiêu chí theo quan điểm phát triển của các tổ chức thế giới. Gần đây, ngành thống kê trung
ương và các địa phương đã tiến hành một số điều tra có đề cập đến lĩnh vực giáo dục trong
dân cư. Tuy nhiên, các chỉ tiêu chỉ phản ánh thuần túy sự phát triển giáo dục qua số lượng
dân cư phân theo các cấp học, bậc học; theo trình độ chuyên môn… chưa đánh giá đầy đủ
sự phát triển con người theo quan điểm phát triển bền vững. Vào năm 2002, Chương trình
phát triển của Liên hiệp quốc đã có công trình nghiên cứu: “Báo cáo phát triển con người
năm 2001”, ở Việt Nam cũng có công trình nghiên cứu: “Báo cáo phát triển con người Việt
Nam”. Từ năm 2002, Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam được thành
lập, đi vào hoạt động và đã đưa ra một số chỉ tiêu về việc thực hiện mục tiêu vì sự tiến bộ
của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đến năm 2010 trong đó có lĩnh vực
giáo dục. Theo đó, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ được thành lập đến cấp tỉnh, huyện nhằm góp
phần thực hiện thắng lợi mục tiêu quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Đến năm
2004, Viện nghiên cứu giáo dục Việt Nam đã có công trình nghiên cứu: “Hệ số GINI trong
giáo dục- một công cụ chưa được khai thác trong phân tích chính sách giáo dục- Trường
hợp Việt Nam”. Năm 2005, Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh cũng có công trình
nghiên cứu về: “Chỉ số phát triển con người thành phố Hồ Chí Minh 1999-2004”. Tuy
nhiên, vẫn chưa có công trình mang tính tổng hợp đánh giá một cách toàn diện vấn đề giới
trong lĩnh vực giáo dục theo quan điểm phát triển con người của tỉnh Trà Vinh dưới góc độ
địa lý kinh tế-xã hội.


Trong phạm vi đề tài luận văn thạc sĩ địa lý kinh tế-xã hội, lần đầu tiên chúng tôi thực
hiện việc đánh giá thực trạng bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục tỉnh Trà Vinh một cách
có hệ thống trên quan điểm phát triển con người nhất là trong bối cảnh công cuộc đổi mới
đất nước đã đạt được những thành tựu đáng kể tạo điều kiện cho sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước đi đến thành công trong thời gian sớm nhất. Việc phân tích và đánh
giá thực trạng một cách khách quan sẽ tạo điều kiện để vạch ra những phương hướng trong

việc nâng cao bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục nói riêng và các lĩnh vực khác của đời
sống xã hội nói chung của tỉnh và có những giải pháp khả dĩ khắc phục tình trạng bất bình
đẳng về giới ở hiện tại cũng như tương lai.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích của đề tài
Vận dụng các cơ sở lý luận về bình đẳng giới, đề tài tập trung phân tích hiện trạng
bình đẳng giới trong giáo dục ở tỉnh Trà Vinh. Trên cơ sở đó, đề xuất định hướng và các
giải pháp phù hợp nhằm nâng cao bình đẳng giới trong giáo dục ở tỉnh Trà Vinh.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận về bình đẳng giới trên thế giới và ở Việt
Nam.
2. Phân tích thực trạng bình đẳng giới trong giáo dục ở tỉnh Trà Vinh.
3. Đề xuất định hướng và các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao bình đẳng giới trong
lĩnh vực giáo dục ở tỉnh Trà Vinh.
4. Phạm vi và giới hạn của đề tài
Bình đẳng giới là một vấn đề xã hội rất rộng. Đặc biệt đối với vấn đề bình đẳng giới
trong lĩnh vực giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố đa dạng và phức tạp, biến động không
ngừng theo thời gian và lãnh thổ. Trong điều kiện thời gian thực hiện đề tài có hạn, phương
tiện làm việc còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn ở các vấn đề sau:
- Khảo sát những chỉ số cơ bản liên quan đến phân bổ công bằng trong giáo dục: tỷ lệ
biết đọc, biết viết của dân số từ 15 tuổi trở lên, tỷ lệ huy động đúng tuổi vào trường phổ
thông của học sinh trong độ tuổi 6-17 tuổi và chỉ số giáo dục của hai giới phân theo huyện,
thành phố và phân theo thành thị - nông thôn ở Trà Vinh trong hai thời kì năm 1999 và
2009.
- Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu là toàn bộ tỉnh Trà Vinh gồm 7 huyện và 1 thành phố.


5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Các quan điểm nghiên cứu

- Quan điểm hệ thống
Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục là một hiện thực khách quan nằm trong hệ
thống lớn hơn là quốc gia, khu vực và thế giới. Ngay trong vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh
vực giáo dục của tỉnh Trà Vinh cũng bao hàm nhiều thành phần là các chỉ tiêu kinh tế-xã hội
khác nhau và theo lãnh thổ. Nó cũng được xét theo những đơn vị hành chính là thành phố,
huyện hay khu vực thành thị, nông thôn… Các đơn vị hệ thống này có mối quan hệ mật
thiết với nhau theo nhiều hướng nên khi nghiên cứu cần phải phân tích sự tác động qua lại
giữa các hợp phần trong một hệ thống và giữa các hệ thống với nhau để có sự đánh giá vấn
đề một cách vừa chi tiết vừa khái quát.
- Quan điểm tổng hợp – lãnh thổ
Quan điểm tổng hợp và quan điểm lãnh thổ là các quan điểm nghiên cứu có tính truyền
thống của Địa lý học. Trong đề tài này, hai quan điểm kết hợp thành một quan điểm thống
nhất. Vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục được phân tích như là tổng thể đan kết
nhiều chiều, phát triển theo thời gian và trong không gian.
- Quan điểm lịch sử -viễn cảnh
Quan điểm này được thể hiện ở khía cạnh thứ nhất là chú ý tới vấn đề địa lý-lịch sử
của sự thay đổi bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục của cả nước nói chung và tỉnh Trà
Vinh nói riêng và thứ hai là phân tích quá trình phát triển giáo dục cũng như phát triển kinh
tế-xã hội nói chung trong các hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
- Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là tiêu chí không thể thiếu trong sự phát triển của các sự vật hiện
tượng tự nhiên cũng như kinh tế-xã hội. Bền vững về xã hội thể hiện ở chỗ tất cả các sự phát
triển đều phải được xã hội chấp nhận, ủng hộ và phải phục vụ cho mục tiêu phát triển xã hội
và đảm bảo sự công bằng xã hội. Ở đây, sự công bằng về xã hội phải được thể hiện trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới trong
lĩnh vực giáo dục cũng không nằm ngoài mục đích này.
- Quan điểm xã hội học
Trên quan điểm xã hội học, đề tài phân tích các chính sách xã hội tác động tới bình
đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và ý nghĩa của nó trong việc cải thiện bình đẳng giới trong
giáo dục theo quan điểm phát triển con người và phát triển bền vững.



5.2. Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận án
Phương pháp nghiên cứu thực địa và đánh giá tổng hợp
Trong quá trình phân tích, chúng tôi đã tiến hành nhiều đợt điều tra thực địa trên địa
bàn nghiên cứu, tiến hành quan sát trực tiếp và phỏng vấn nhân dân cũng như lãnh đạo của
các địa phương. Các kết quả điều tra thực địa là cơ sở để rút ra các nhận định tổng hợp ban
đầu và để thẩm định lại một số nhận định trong quá trình nghiên cứu.
Phương pháp thống kê và phân tích tổng hợp
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã khai thác tối đa và có hiệu quả đối với những
số liệu thống kê đã công bố. Phần lớn các tài liệu về dân cư, kinh tế-xã hội là do chúng tôi
khai thác trực tiếp từ Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh, Phòng Thống kê các huyện, Sở giáo dụcđào tạo tỉnh Trà Vinh và các cơ quan khác thuộc UBND tỉnh Trà Vinh.
Phương pháp bản đồ, biểu đồ và đồ thị
Để tiện việc nghiên cứu và phản ánh kết quả nghiên cứu một cách tổng hợp và chi tiết,
tác giả đã sử dụng phương pháp bản đồ, biểu đồ, đồ thị. Các bản đồ được sử dụng trong đề
tài này là bản đồ hành chính, dân cư tỉnh Trà Vinh, trên cơ sở đó chúng tôi đã xây dựng bản
đồ thực trạng các chỉ số về phân bổ công bằng trong giáo dục trên địa bàn nghiên cứu.
Ngoài ra, việc lập các biểu đồ và đồ thị để biểu thị các kết quả nghiên cứu sẽ rất hữu dụng
trong việc phân tích, so sánh các nội dung nghiên cứu làm nổi bật vấn đề nghiên cứu là bình
đẳng giới trong giáo dục tỉnh Trà Vinh.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về bình đẳng giới trên thế giới và ở Việt Nam
Chương 2: Phân tích thực trạng bình đẳng giới trong giáo dục ở Trà Vinh nhìn từ góc
độ địa lý
Chương 3: Một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao bình đẳng về giới trong
lĩnh vực giáo dục ở Trà Vinh


PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT
NAM
1.1. Một số khái niệm cơ bản về giới tính và giới
1.1.1. Giới tính
1.1.1.1. Định nghĩa
Giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học giữa phụ nữ và nam giới.
Đặc trưng của giới tính:
Tính bẩm sinh: Con người sinh ra đã có những đặc điểm về giới tính và đặc điểm này
tồn tại trong suốt cuộc đời.
Tính bất biến: Mọi người đàn ông đều có những đặc điểm chung về giới tính và mọi
người phụ nữ đều có đặc điểm chung về giới tính. Đó là sự khác biệt phổ thông và không
thể thay đổi được.
1.1.1.2. Biểu hiện của sự khác biệt về giới tính
Sự khác biệt giới tính về mặt sinh học được biểu hiện qua:
+ Khác biệt ở bộ phận sinh dục: Nam có tinh hoàn, tinh trùng. Nữ có buồng trứng, dạ
con…
+ Hệ thống hóoc môn: Hình dáng cơ thể khác nhau, giọng nói khác nhau. Ngoài ra, có
thể nhận biết nam hoặc nữ qua quan sát.
+ Hệ thống gien: Nữ có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX, còn ở nam là XY.
Chính những điều trên đã quy định sự khác biệt về cấu tạo của cơ thể, thể chất sinh lý
và chức năng sinh sản của mỗi giới.
1.1.2. Giới
1.1.2.1. Định nghĩa
Giới là một thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và những kỳ vọng
liên quan đến nam và nữ. Phụ nữ và nam giới khác nhau về mặt sinh học, nhưng mọi văn
hóa đều lý giải và quy định chi tiết những khác biệt sinh học vốn có đó thành một hệ thống
những kỳ vọng xã hội về những hành vi và hoạt động được coi là thích hợp và những quyền
hạn, nguồn lực hay quyền lực mà họ có. Tuy những kỳ vọng trong các xã hội khác nhau thì
không giống nhau nhưng vẫn có những tương đồng nổi bật.



Thí dụ: hầu như tất cả các xã hội đều coi phụ nữ và các bé gái có vai trò chính yếu
trong việc chăm sóc trẻ em và con cái, còn nghĩa vụ quân sự hay tham gia quốc phòng là
việc của nam giới.
Đặc trưng về giới:
Vai trò giới được xác định theo văn hóa, không theo khía cạnh sinh vật học và có thể
thay đổi theo thời gian, theo xã hội và các vùng địa lý khác nhau.
Những yếu tố ảnh hưởng tới sự thay đổi quan hệ giới trong xã hội tùy thuộc vào sự vận
động và phát triển của chính các quan hệ xã hội. Cụ thể là các quan hệ có liên quan tới vấn
đề dân tộc, giai cấp, chính trị, tôn giáo, lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán.
1.1.2.2. Các biểu hiện của giới:
 Biểu hiện bằng tính cách và phẩm chất
 Biểu hiện bằng tư tưởng
Sự phát triển cao hơn trong nhận thức về giới được biểu hiện trên các quan điểm, tư
tưởng và trở thành các chuẩn mực và giá trị xã hội. Chẳng hạn như xã hội mẫu hệ, do vị trí
vai trò khách quan của mình, người phụ nữ được đề cao. Trong xã hội phụ quyền, tư tưởng
thống trị xã hội là tư tưởng đề cao nam giới (hệ tư tưởng Nho giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa
giáo, Phật giáo) và đi cùng với nó là những chuẩn mực và giá trị văn hóa nghiêng về lợi ích
của người đàn ông.
Điều này được thể hiện rõ trong một số quan điểm về phụ nữ trong lịch sử tư tưởng
trước Mác ở phương Tây và phương Đông. Các quan điểm trước Mác về người phụ nữ chưa
thể hiện được sự thống nhất giữa tính khoa học, tính cách mạng và tính nhân văn cao cả. Vì
vậy, các quan điểm đó không giúp tìm ra nguyên nhân bất bình đẳng của phụ nữ và đề ra
con đường xóa bỏ sự bất bình đẳng ấy. Cụ thể như sau:
Quan niệm về vai trò của người phụ nữ ở phương Tây: Quan điểm về vai trò người
phụ nữ phương Tây trước Mác còn nhiều hạn chế. Quan điểm của các triết gia Hy lạp cổ
đại: Xốcrát, Platôn và Arixtốt chưa thấy được vai trò người phụ nữ trong xã hội, còn mang
tính kỳ thị và xem nhẹ vai trò người phụ nữ. Họ mang tư tưởng trọng nam khinh nữ. Đặc
biệt tư tưởng của Arixtốt có ảnh hưởng lâu dài đến thời Trung cổ và ảnh hưởng tới giáo hội.
Thân phận người phụ nữ bị xem nhẹ trong chế độ phong kiến lạc hậu. Vào thời Phục hưng

một số tư tưởng tiến bộ xuất hiện, đặc biệt, từ thế kỉ XVIII, các nhà triết học Khai sáng đã
nhìn thấy những bất công với phụ nữ. Tuy nhiên, do nhiều hạn chế, các ông vẫn chưa làm
xã hội thay đổi nhiều về vai trò phụ nữ. Những nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng đã có


phần tiến bộ khi nhìn thấy vai trò của người phụ nữ. Bởi lẽ, các ông trước hết là những nhà
nhân đạo chủ nghĩa. Tuy nhiên để thay đổi cách nhìn nhận của xã hội về người phụ nữ đồng
thời nâng cao vai trò phụ nữ thì các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng vẫn chưa thực hiện
được. Như vậy ở phương Tây, quan điểm về vai trò người phụ nữ trước Mác chịu ảnh
hưởng của các nhà tư tưởng Hy lạp và La Mã thời cổ đại. Người phụ nữ bị đánh giá thấp, bị
cột chặt trong vai trò sinh học. Quan điểm ấy về phụ nữ còn ảnh hưởng đến tận ngày nay.
Hạn chế của những quan điểm ấy do một số nguyên nhân tạo nên. Một là, do hạn chế nhận
thức của thời đại nên các nhà tư tưởng phương Tây cổ đại chưa thấy được hết vai trò giới
của người phụ nữ. Hai là, những nhà tư tưởng phương Tây cổ đại đứng trên lập trường của
giai cấp mình khi xem xét thân phận và địa vị của phụ nữ. Đến thời kì Trung cổ, cùng với
chế độ phong kiến, giáo hội đã có một cách nhìn tiêu cực về vai trò người phụ nữ. Các nhà
triết học thời kì Phục hưng xuất hiện đã tạo ra một số tín hiệu tích cực cho vấn đề phụ nữ.
Sang thế kỉ XVIII, mặc dù các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng Anh và Pháp đã tiến bộ
khi thông cả cho thân phận phụ nữ nhưng họ chưa tìm ra giải pháp khoa học phù hợp cho
vấn đề phụ nữ.
Quan niệm về vai trò phụ nữ ở phương Đông: Truyền thuyết xa xưa thường mô tả
một số xã hội ở phương Đông theo chế độ mẫu quyền. Rất nhiều truyền thuyết đã ca ngợi
chiến công của các nhân vật nữ anh hùng như: các nữ thần sinh sôi Đuốc-ga, nữ thần vui vẻ
và nuôi dưỡng Látxkơmi trong truyền thuyết Ấn Độ, Nữ Oa trong thần thoại Trung Quốc,
trong lịch sử Việt nam như mẹ Âu Cơ, Bà Trưng, Bà Triệu,… Qua nhiều thế kỉ, nhiều hình
tượng phụ nữ như vậy vẫn là những nhân vật quan trọng trong kho tàng văn hóa dân gian ở
phương Đông cũng như Việt Nam. Phương Đông chịu ảnh hưởng nhiều bởi các tôn giáo và
hệ tư tưởng. Nghiên cứu vai trò phụ nữ theo quan điểm ở phương Đông cần phải có cách
nhìn toàn diện theo chiều dài lịch sử với những điểm cốt lõi nhất. Cụ thể vai trò người phụ
nữ ở phương Đông chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo của Trung Quốc, Phật giáo

của Ấn Độ và Hồi giáo ở Trung Đông. Theo quan điểm Nho giáo thì vai trò người phụ nữ
nhìn chung mang tính trọng nam khinh nữ. Người phụ nữ phải giữ đạo “tam tòng” và trau
dồi “tứ đức”. Bên cạnh đó, Nho giáo chủ trương thuyết “phụ nhân nan hóa”. Đây là những
sợi dây vô hình ràng buộc người phụ nữ. Vấn đề phụ nữ trong Phật giáo mang tính chất cởi
mở và từ bi. Nhìn chung, Phật giáo chứa đựng tinh thần bình đẳng giới sơ khai. Người phụ
nữ trong quan điểm Hồi giáo tuy có rất nhiều quyền nhưng thực tế lại bị ràng buộc bởi các
“truyền thống và luật lệ” nên rơi vào trạng thái phụ thuộc và tự do bị hạn chế. Người phụ nữ


lệ thuộc vào gia đình và phải giữ gìn phẩm hạnh. Những hệ tư tưởng và tôn giáo này tác
động đến vị thế của người phụ nữ suốt hàng nghìn năm trong quá khứ, ở hiện tại và tương
lai. Ngày nay, tại một số quốc gia Hồi giáo, phụ nữ còn bất bình đẳng so với nam giới.
 Biểu hiện bằng phân công lao động
Xét theo mô hình phân công lao động theo truyền thống, có hai hình thức phân công
lao động cơ bản: phân công lao động về mặt kĩ thuật và phân công lao động về mặt xã hội.
Xét theo mô hình phân công lao động dựa trên giới tính và giới thì có sự phân chia
phân công lao động thành hai loại hình cơ bản:
Lao động sản xuất: Bao gồm những việc làm ra hàng hóa, dịch vụ để trao đổi hoặc tiêu
thụ. Cả nam và nữ cùng tham gia song hình thức công việc và tiền công khác nhau. Nam
giới có sức khỏe, trí tuệ và rảnh rỗi việc nhà hơn phụ nữ nên thường nhận được các công
việc tốt hơn. Phụ nữ yếu hơn, phải mang thai, sinh đẻ và chăm sóc con cái, gia đình nên
thường phải nhận các công việc nặng nhọc, đơn giản, tiền công thấp.
Lao động tái sản xuất: Gồm tái sản xuất về sinh học (công việc của phụ nữ rất nặng
nhọc và nguy hiểm và không được trả công hoặc trả công thấp) và tái sản xuất ra sức lao
động (là những công việc hỗ trợ cho người sản xuất cả khi họ đang làm việc và khi không
làm việc, tạo điều kiện cho họ nghỉ ngơi, bồi dưỡng để có thể tiếp tục làm việc ngày hôm
sau tốt hơn).
Sự phân công lao động bất bình đẳng giữa nam, nữ và quá trình xã hội hóa mang định
kiến giới đã đưa sự bất bình đẳng trong các vai trò giới: nam giới mang tính xã hội cao còn
phụ nữ mang tính gia đình cao. Nam giới thường là người lãnh đạo còn phụ nữ thường là

người thừa hành.
1.1.2.3. Vai trò giới
Vai trò giới được thể hiện trên ba khía cạnh:
Vai trò sản xuất: Bao gồm các công việc nhằm tạo ra thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật
để tiêu dùng hoặc trao đổi.
Vai trò tái sản xuất: Bao gồm trách nhiệm sinh đẻ, nuôi con và những công việc nhà
cần thiết để duy trì và tái sản xuất sức lao động.
Vai trò cộng đồng: Bao gồm các công việc thực hiện ở ngoài cộng đồng nhằm phục vụ
cho cuộc sống chung của mọi người.
Như vậy, vai trò giới là các công việc mà phụ nữ và nam giới thực hiện với tư cách là
nam hay nữ. Nam và nữ đều tham gia thực hiện cả ba vai trò trên, tuy nhiên có sự khác biệt:


- Tính chất và mức độ tham gia của nam và nữ không như nhau trong mọi công việc:
Nếu như phụ nữ làm hầu hết công việc sinh đẻ, chăm sóc, nuôi dưỡng, nội trợ, tiếp phẩm
(nhiều người coi đó là “thiên chức” của phụ nữ) thì nam giới không được trông đợi làm việc
đó, họ cho rằng mình trợ giúp phụ nữ mà thôi.
- Công việc của nam giới thường được xem trọng hơn công việc của phụ nữ: Thật
không công bằng nếu như cho rằng, việc sinh đẻ của phụ nữ tạo ra một sản phẩm cao quý,
đó là con người là việc không quan trọng.
- Cơ hội và điều kiện thăng tiến của nam giới bao giờ cũng tốt hơn phụ nữ.
Có thể nói, vai trò giới trước đây và hiện nay không bình đẳng là do quá trình dạy và
học trong xã hội bất bình đẳng giới mà có, nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, văn hóa, thể
chế chính trị. Vai trò giới đã và đang có nhiều thay đổi, nhưng khi thay đổi người ta còn
chịu ảnh hưởng của các định kiến giới. Do đó, sự thay đổi định kiến, giá trị và vai trò giới
có thể xóa bỏ khoảng cách giới đem lại sự bình đẳng giữa nam và nữ.
1.1.2.4. Định kiến giới
Là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và
năng lực của nam hoặc nữ.
Định kiến giới có tác động làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân và quan niệm

của những người xung quanh. Những đặc điểm liên quan đến nam giới và nữ giới thường
được dập khuôn và mang tính cố định, được lặp đi lặp lại qua các thế hệ, do đó nam giới và
phụ nữ không có sự lựa chọn nào khác. Như vậy, định kiến giới là yếu tố làm hạn chế sự
nhận thức đầy đủ và khách quan về năng lực của nữ giới. Khi quan niệm định kiến giới
được phổ cập trong xã hội thì người ta thường coi đó là khuôn mẫu và phẩm chất chung của
nữ giới và lấy đó làm cơ sở để đánh giá và phân biệt giữa nam và nữ trong cuộc sống.
Định kiến giới còn rất phổ biến trong xã hội chúng ta vì chúng đã ăn sâu, bắt rễ trong
nhận thức của nhiều người trong xã hội và trở thành lực cản trong quá trình thực hiện các
chế độ, chính sách, chương trình, kế hoạch trên mọi lĩnh vực. Định kiến giới có tác động về
vị trí, thái độ và những hoạt động của nam và nữ, đặc biệt là hạn chế những mong muốn, dự
định phát triển cá nhân và cả việc đón nhận những cơ hội và điều kiện phát triển, đặc biệt là
đối với nữ giới.
Vì vậy, để thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến về giới phải có sự tham gia của toàn
xã hội, hướng vào việc tạo cơ hội, điều kiện phát triển bình đẳng cho cả nam và nữ. Trong


chính sách và kế hoạch phát triển xã hội trên mọi lĩnh vực cần phải có sự bình đẳng giữa
nam, nữ và xóa bỏ tác động của định kiến giới.
Kết luận
- Sự khác biệt về mặt sinh học thuộc về giới tính, liên quan đến quá trình tái sản xuất
con người và di truyền nòi giống.
- Nhìn từ góc độ xã hội, giới đề cập đến sự phân công lao động, các kiểu phân chia các
nguồn lực và lợi ích giữa nam và nữ trong một bối cảnh xã hội cụ thể.
- Những tính chất của quan hệ giới được tạo dựng qua quá trình lịch sử, có tính xã hội,
không cố định mà có thể thay đổi qua thời gian, có thể khác nhau trong những bối cảnh văn
hóa, xã hội khác nhau. Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhận
thức về đặc điểm, vai trò và quan hệ của giới nam và giới nữ.
- Trong xã hội người ta thường lấy sự khác biệt về giới tính để giải thích những khác
biệt về giới.
- Các quan niệm dập khuôn trong tư duy đã làm cho những điều buộc xã hội chấp nhận

đồng thời được coi là thước đo hành vi, là chuẩn mực đánh giá phẩm chất của mỗi người.
Chính điều này đã duy trì và tăng thêm khoảng cách giới, trong nhận thức và thực tiễn; khắc
sâu những mâu thuẫn giữa các chuẩn mực dựa trên đặc điểm giới tính và yêu cầu thực tế về
vị trí xã hội của phụ nữ và nam giới.
- Để thay đổi quan hệ giới và các đặc trưng giới, cần vượt qua những định kiến và
quan niệm cũ, tức là bắt đầu từ sự thay đổi nhận thức của từng người về vị trí, vai trò của
mỗi giới và đặc biệt là các quan hệ giới giữa nam và nữ để tiến tới thiết lập những quan hệ
mới trên cơ sở bình đẳng và hợp tác giữa hai giới.
1.1.3. Bình đẳng giới
Bình đẳng giới có thể được xem xét trên hai quan điểm:
- Quan điểm bình đẳng khi chưa có nhận thức về giới: Theo từ điển Bách khoa Việt
Nam (1995) tập I thì: Bình đẳng là sự được đối xử như nhau về các mặt chính trị, kinh tế,
văn hóa, không phân biệt thành phần và địa vị xã hội, trong đó trước tiên và cơ bản nhất là
bình đẳng trước pháp luật. Ở đây, nguyên tắc đối sử như nhau, không phân biệt là điều hết
sức cần thiết, song có lẽ chưa đủ để phụ nữ được bình đẳng thật sự. Cũng là con người như
nam giới nhưng phụ nữ lại có những đặc tính vế giới hết sức riêng biệt do đặc trưng sinh
học và đặc trưng xã hội quy định chi phối cho nên, nếu chỉ thực hiện sự đối xử như nhau


(căn cứ vào cái chung) mà không chú ý đến cái riêng để có cách đối xử đặc biệt thì sẽ không
có bình đẳng thực sự.
Chẳng hạn, hai sinh viên nam và nữ cùng tốt nghiệp đại học, mười năm sau, trình độ,
khả năng thăng tiến giữa họ lại rất khác nhau. Trong thời gian này, nam giới có thể chuyên
tâm vào học tập, nâng cao trình độ, còn phụ nữ lại phải chi phối hơn cho việc sinh đẻ và
nuôi con nhỏ. Vậy là đối xử như nhau không thể đem lại sự bình đẳng giữa hai giới nam và
nữ vốn rất khác nhau về mặt tự nhiên và xã hội (do lịch sử để lại).
- Quan điểm bình đẳng với nhận thức giới: Theo đó, khi đã thừa nhận phụ nữ có
những khác biệt cả về tự nhiên và xã hội so với nam giới, thì đối xử như nhau sẽ không đạt
được bình đẳng. Cho nên, bình đẳng giới không chỉ là việc thực hiện sự đối xử như nhau
giữa nam và nữ trên mọi lĩnh vực xã hội, theo phương châm phụ nữ có thể có quyền làm tất

cả những gì nam giới có thể và có quyền làm. Bình đẳng giới còn là khắc phục tình trạng bất
bình đẳng giữa hai giới nhưng không triệt tiêu những khác biệt tự nhiên giữa họ, thông qua
các đối xử đặc biệt với phụ nữ.
Như vậy, việc đối xử như nhau giữa các bộ phận xã hội không giống nhau sẽ không
đạt tới được sự bình đẳng thực sự. Ở đây, điều kiện đạt tới sự bình đẳng chính là cần phải có
các đối xử đặc biệt, thậm chí là các điều kiện ưu tiên dành cho các nhóm xã hội yếu thế.
Trong một môi trường mà cơ hội, điều kiện và vị trí xã hội của phụ nữ còn thấp hơn nam
giới thì để có bình đẳng giới thực sự, cách đối xử đặc biệt như trên đối với phụ nữ là điều
kiện cần thiết phải có.
Theo đó, bình đẳng giới là một tình trạng lí tưởng trong đó phụ nữ và nam giới được
hưởng vị trí xã hội như nhau, được tạo cơ hội và điều kiện thích hợp để phát huy đủ khả
năng của mình nhằm đóng góp cho sự phát triển của quốc gia và được hưởng lợi từ các kết
quả của quá trình phát triển đó.
Quan điểm bình đẳng có nhận thức về giới đưa ra sự tiếp cận đúng đắn, công nhận sự
khác biệt và thực tế là phụ nữ đang ở vị trí bất bình đẳng do sự phân biệt đối xử trong quá
khứ và hiện tại. Mô hình này không chỉ quan tâm đến cơ hội bình đẳng mà còn quan tâm
đến kết quả của sự bình đẳng, sự đối xử bình đẳng, tiếp cận bình đẳng và lợi ích bình đẳng.
Chúng ta cần xem xét cẩn thận những cản trở tiềm ẩn đối với sự tham gia bình đẳng cũng
như có cơ hội, điều này có nghĩa là có thể phải đối xử khác nhau đối với phụ nữ và nam giới
để họ có thể được hưởng lợi một cách chính đáng và đó không thể coi là phân biệt giới.


Chính vì vậy, trong tài liệu “Hướng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi
chính sách” do Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam xuất bản năm 2004 thì “Bình
đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nha giữa phụ
nữ và nam giới”. Nam giới và phụ nữ cùng có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng
và thực hiện các mong muốn của mình, có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ
hưởng các nguồn lực của xã hội trong quá trình phát triển, được hưởng tự do và chất lượng
cuộc sống một cách bình đẳng, được hưởng thành quả một cách bình đẳng trong mọi lĩnh
vực của xã hội. Theo khái niệm trên thì bình đẳng giới không phải là sự hoán đổi vai trò của

nam và nữ từ thái cực này sang thái cực khác. Và khái niệm này cũng không phải là sự tuyệt
đối hóa bằng con số hay tỷ lệ ngang nhau mà là sự khác biệt về giới tính trong các vai trò
sản xuất, tái sản xuất, vai trò chính trị và cộng đồng, đặc biệt là sự chia sẻ công việc gia
đình, chăm sóc các thành viên gia đình để tạo cơ hội và điều kiện chon am, nữ phát triển
toàn diện về mọi mặt. Đồng thời khái niệm này còn đề cập đến việc tạo điều kiện và cơ hội
cho phụ nữ bù đắp những khoảng trống do việc mang thai, sinh con và gánh vác phần lớn
lao động gia đình đem lại.
Tóm lại: Bình đẳng giới là sự bình đẳng về luật pháp, về cơ hội (bao gồm cả sự bình
đẳng trong thù lao cho công việc và việc tiếp cận đến nguồn vốn con người và các nguồn
lực sản xuất khác cho phép mở ra các cơ hội này), và bình đẳng về “tiếng nói” (khả năng tác
động và đóng góp cho quá trình phát triển).
Bình đẳng giới còn là quá trình khắc phục tình trạng bất bình đẳng giữa hai giới nhưng
không triệt tiêu những khác biệt tự nhiên giữa họ thông qua các đối xử đặc biệt với phụ nữ.
Để đạt tới bình đẳng giới trong một môi trường mà cơ hội, điều kiện và vị trí xã hội của phụ
nữ còn thấp hơn nam giới thì việc đối xử đặc biệt với phụ nữ, ưu tiên cho phụ nữ trên một
số mặt, chính là cơ sở để tạo lập sự bình đẳng thực sự.
1.2. Phương pháp phân tích và đánh giá bình đẳng giới trong giáo dục
Nếu chỉ xác định các mục tiêu phát triển bằng cách định tính thì rất khó kiểm tra xem
chúng đã được thực hiện đến đâu. Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) có cống
hiến quan trọng đã lượng hóa được các mục tiêu phát triển và xây dựng được các tiêu chí
cùng phương pháp đo đạc tính toán chúng. Tuy nhiên, những tiêu chí được UNDP thiết kế
có thể còn nhiều khiếm khuyết và nhất là có tiêu chí chưa thích hợp với hoàn cảnh của Việt
Nam. Song trong khi chờ đợi xuất hiện những cách hay hơn, ta tạm bằng lòng với việc sử
dụng các loại thước đo mà thế giới đã áp dụng rộng rãi.


1.2.1. Chỉ số phát triển con người (HDI)
Chỉ số HDI là thước đo tổng hợp về sự phát triển của con người. Nó có thành tựu trung
bình của một quốc gia trên 3 phương diện của sự phát triển con người:
- Một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, được đo bằng tuổi thọ trung bình tính từ lúc

sinh.
- Kiến thức, được đo bằng tỷ lệ người lớn từ 15 – 55 tuổi biết chữ (với quyền số 2/3)
và tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục tiểu học, trung học và đại học (với quyền số 1/3).
- Một mức sống tử tế, được đo bằng GDP thực tế đầu người theo phương pháp sức
mua tương đương (PPP USD).
Để tính chỉ tiêu HDI, trước hết phải tính chỉ số của từng phần nêu trên là chỉ số tuổi
thọ, chỉ số giáo dục và chỉ số GDP. Các giá trị biên (giá trị tối đa và giá trị tối thiểu) được tổ
chức UNDP thống nhất chọn cho từng chỉ số:
Giá trị thực – Giá trị tối thiểu
Chỉ số thước đo =
Bảng 1.1.Giá
Cáctrị
giátối
trịđa
biên
để tính
chỉthiểu
số HDI
– Giá
trị tối
Chỉ tiêu

Giá trị tối đa

Giá trị tối thiểu

Tuổi thọ (năm)

85


25

Tỉ lệ người lớn biết chữ (%)

100

0

Tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục (%)

100

0

GDP thực tế đầu người (PPP USD)

40000

100
Nguồn: UNDP, 1990

Chỉ số tuổi thọ + Chỉ số giáo dục + Chỉ số GDP
Chỉ số HDI =
3
1.2.1.1. Chỉ số thu nhập hay chỉ số GDP
Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product – GDP) là giá trị hàng hóa và
dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong khoảng thời gian một năm. Thuật ngữ


“hàng hóa và dịch vụ cuối cùng” được hiểu theo nghĩa không tính giá trị hàng hóa và dịch

vụ sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.
Khi so sánh các số liệu thống kê kinh tế giữa các nước, các số liệu trước hết phải được
chuyển về cùng một đơn vị tiền tệ. Để so sánh mức độ GDP thực tế tính trên đầu người giữa
các nước trước hết GDP thực tế của các nước phải được tính theo tỷ giá trao đổi theo sức
mua tương đương (Purchasing Pwer Parity - PPP). Phương pháp chuyển đổi GDP thực tế
của các nước theo tỷ giá PPP loại trừ được sự khác biệt về mức giá giữa các nước. Qua đó
cho phép so sánh các giá trị thực tế về thu nhập giữa các nước.
Chỉ số thu nhập hay chỉ số GDP được tính bằng chỉ tiêu GDP thực tế bình quân đầu
người theo sức mua tương đương. Trong chỉ số HDI, thu nhập đóng vai trò là đại diện cho
mọi thước đo khác về sự phát triển con người chưa được phản ánh các thước đo về tuổi thọ
hay kiến thức. Thu nhập được điều chỉnh vì để đạt được một mức độ đáng kể về sự phát
triển con người không nhất thiết cần tới một khoảng thu nhập vô hạn. Do đó sẽ dùng hàm
logarit để điều chỉnh khi tính chỉ số thu nhập.
log (GDP thực tế bình quân / người – log (100)
Chỉ số GDP thực tế đầu người =
log (40.000) – log (100)
1.2.1.2. Chỉ số tuổi thọ
Tuổi thọ trung bình của dân số là số năm trung bình mà một đứa trẻ khi sinh ra có thể
sống được nếu như trong cuộc đời của mình, đứa trẻ đó có mức độ chết (nguy cơ chết) theo
độ tuổi giống như mức độ chết theo độ tuổi (tỷ suất đặc trưng theo tuổi) của thời kỳ lập
bảng sống.
Bảng sống là một biểu thống kê bao gồm những chỉ tiêu mô tả một cách hoàn thiện
nhất mức độ chết của dân số. Nhờ bảng sống ta có thể mô tả “trật tự chết” của một tập hợp
dân số trong suốt cuộc đời kể từ khi sinh ra.
Tuổi thọ trung bình của dân số là một trong những chỉ tiêu cơ bản của bảng sống, được
tính bằng cách lấy tổng số năm mà toàn bộ thế hệ sống được (tổng số năm người sống T 0 )
chia cho tổng số sinh ban đầu của thế hệ đó (I 0 ).
Chỉ số tuổi thọ trung bình đo thành tựu tương đối về tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh
của một quốc gia hay địa phương. Công thức tính chỉ số tuổi thọ bình quân như sau:



×