TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC
HỒ THỊ PHƯƠNG DUNG
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐỐI VỚI THANH THIẾU
NIÊN PHẠM PHÁP TẠI TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG SỐ 4
TỈNH ĐỒNG NAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Thạc sĩ: VŨ THỊ SAI
TP. HCM. 5/2006
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ
Viết tắt
Chưa bao giờ:
CBG
Ít khi:
IK
Thỉnh thoảng:
TT
Thường xuyên:
TX
Rất thường xuyên:
RTX
Rất không hài lòng:
RKHL
Không hài lòng:
KHL
Phân vân
PV
Hài lòng:
HL
Rất hài lòng:
RHL
Mức độ ý nghĩa quan sát:
Sig
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 2
T
1
2
T
1
2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
T
1
2
T
1
2
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 5
T
1
2
T
1
2
1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................................5
T
1
2
T
1
2
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................7
T
1
2
T
1
2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cửu ..............................................................................7
T
1
2
T
1
2
4. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................................7
T
1
2
T
1
2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................8
T
1
2
T
1
2
6. Giới hạn đề tài. ................................................................................................................8
T
1
2
T
1
2
7. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................8
T
1
2
T
1
2
8. Tiến độ thực hiên đề tài ..................................................................................................9
T
1
2
T
1
2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................... 11
T
1
2
T
1
2
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................11
T
1
2
T
1
2
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới.................................................................11
T
1
2
T
1
2
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam .................................................................14
T
1
2
T
1
2
1.2. Cơ sở lí luận ................................................................................................................17
T
1
2
T
1
2
1.2.1 Một số đặc điểm cơ bản ở lứa tuổi thanh thiếu niên ..............................................17
T
1
2
T
1
2
1.2.2 Khái niêm về trẻ phạm pháp. .................................................................................22
T
1
2
T
1
2
1.2.3 Một số đặc điểm tâm lý của trẻ phạm pháp ...........................................................23
T
1
2
T
1
2
1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến tình trang trẻ phạm pháp ....................................................26
T
1
2
T
1
2
1.2.5 Phương pháp giáo dục ...........................................................................................29
T
1
2
T
1
2
1.2.6 Một số phương pháp giáo dục lại đôi với trẻ phạm pháp. .....................................40
T
1
2
T
1
2
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
ĐỐI VỚI THANH THIẾU NIÊN PHẠM PHÁP TẠI TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
SỐ 4 - TỈNH ĐỒNG NAI .......................................................................................... 50
T
1
2
T
1
2
2.1 Một số nét cơ bản trong công tác quản lý giáo dục học sinh trường Giáo dưỡng
số 4 – tỉnh Đồng Nai ..........................................................................................................50
T
1
2
T
1
2
2.1.1 Đặc điểm tình hình chung ......................................................................................50
T
1
2
T
1
2
2.1.2 Đối tượng đưa vào trường Giáo dưỡng (TGD)......................................................50
T
1
2
T
1
2
2.1.3 Công tác tổ chức hành chính ..................................................................................51
T
1
2
T
1
2
2.1.4 Công tác tiếp nhân và quản lý học sinh TGD K ....................................................51
T
1
2
T
1
2
2.1.5 Công tác giáo dục học sinh ....................................................................................53
T
1
2
T
1
2
2.1.6 Công tác giảng dạy văn hóa ...................................................................................54
T
1
2
T
1
2
2.1.7 Lao đông hướng nghiệp dạy nghề .........................................................................54
T
1
2
T
1
2
2.1.8 Tố chức quản lý, giáo dục học sinh chuẩn bị ra trường .........................................55
T
1
2
T
1
2
2.2. Thực trạng sử dung các phương pháp giáo dục tại trường Giáo dưỡng số4 - tỉnh
Đồng Nai ............................................................................................................................56
T
1
2
T
1
2
2.2.1 Một số nét về mẫu nghiên cứu ...............................................................................56
T
1
2
T
1
2
2.2.2 Kết quả nghiên cứu về thực trạng sử dung phương pháp giáo dục: ......................57
T
1
2
T
1
2
2.2.3 So sánh đánh giá của giáo viên và đánh giá của học sinh về thực trạng sử dụng
các phương pháp giáo dục. ...........................................................................................101
T
1
2
T
1
2
2.2.4 Đánh giá của giáo viên về một số kết quả, rèn luyện của học sinh .....................115
T
1
2
T
1
2
2.2.5 Những khó khăn gây cản trở đến việc sử dụng các phương pháp giáo dục. .......120
T
1
2
T
1
2
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 125
T
1
2
T
1
2
1. Kết luận chung ............................................................................................................125
T
1
2
T
1
2
2. Kiến nghị: ....................................................................................................................130
T
1
2
T
1
2
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 132
T
1
2
T
1
2
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 134
T
1
2
T
1
2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thanh thiếu niên là một lực lượng to lớn, chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu dân số và
lực lượng lao động trong xã hội. Đồng thời đây cũng là lực lượng nòng cốt trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nhận định: "Sự
nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ 21 có vị trí
xứng đáng trong cộng đồng hay không, chủ yếu là do lực lượng thanh niên ngày nay
quyết định". Bên cạnh những thanh thiếu niên đã học tập, rèn luyện và có nhiều cống
hiến thì cũng có một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên có lối sống không lành
mạnh, coi thường các giá trị đạo đức, nhân văn. Thậm chí có nhiều thanh thiếu niên
đã đi vào con đường phạm pháp. Theo số liệu của Viện kiểm soát nhân dân tối cao,
chỉ riêng năm 1998 cơ quan kiểm soát các cấp trong toàn quốc đã tiếp nhận hồ sơ và
xử lý 5133 em, trong số đó đã truy tố 3.533 bị can, đưa ra xét xử 2919 trường hợp.
Theo thống kê của bộ Công an, số thanh thiếu niên làm trái pháp luật chiếm khoảng
13% đến 15% tổng số vụ án hình sự.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên phạm pháp. Chúng
ta thấy rằng khi xã hội đang có những biến đổi to lớn về nhiều mặt, cùng với sự phát
triển của cơ chế thị trường. Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng về kinh tế thì đây
cũng chính là môi trường làm nảy sinh những thuận lợi và khó khăn cho quá trình
giáo dục. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực thì cũng có quá nhiều những ảnh
hưởng tiêu cực tác động đến sự hình thành, phát triển nhân cách của trẻ em.
Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, một lứa tuổi đầy biến động, một lứa tuổi không còn
là trẻ con nhưng lại chưa đủ sức để trở thành người lớn, một lứa tuổi ham khẳng định
và tìm tòi cái mới thì sự ảnh hưởng của những tác động tiêu cực là rất lớn.
Để trẻ em nói chung và thanh thiếu niên nói riêng có khả năng chống lại những
tác động tiêu cực từ điều kiện, môi trường sống thì hơn ai hết trách nhiệm thuộc về
gia đình. Cha mẹ không chỉ nuôi dưỡng, chăm sóc mà còn phải giáo dục con cái về
mọi mặt. Nhưng ngày nay có một thực tế đáng phải quan tâm là: Do phải bôn ba vất
vả với cuộc sống mưu sinh, với cơm áo gạo tiền, vì chức năng kinh tế mà không ít
cha mẹ đã khoán trắng việc giáo dục con cái cho nhà trường. Một nơi mà thực tế
không đủ sức để giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ. Và cha mẹ đã bù đắp cho con
em mình những thiếu hụt bằng vật chất. Đôi khi vì thiếu sự quan tâm đúng mức cha
mẹ đã không thấy được những thay đổi, những khác lạ trong tính cách của con em
mình. Đến khi trẻ bắt đầu xa chân vào con đường phạm tội, khi phải đứng trước vành
móng ngựa thì cha mẹ mới bắt đầu "thức tỉnh".
Không phải ai sinh ra đã mang sẵn trong mình những hành vi phạm tội. Đó là
kết quả của những biến đổi tâm lí, những biến đổi mà không được quan tâm, thấu
hiểu, và được cư xử phù hợp. Là kết quả của sự ảnh hưởng tiêu cực từ điều kiện môi
trường, xã hội. Mà quan trọng hơn hết đó là kết quả của những sai lệch trong giáo dục
gia đình.
Khi thanh thiếu niên chưa có sự trưởng thành về mặt nhận thức, kinh nghiệm
sống, khi lứa tuổi còn có nhiều biến động, nhiều sự thay đổi thì những hành vi làm
trái pháp luật của các em đáng được tha thứ. Bởi hơn ai hết các em chính là nạn nhân
của của những bất ổn trong gia đình và ngoài xã hội.
Đứng trước thực trạng thanh thiếu niên phạm pháp ngày một tăng thì lực lượng
Công an là những người tiên phong trong công tác phòng chống tội phạm, loại trừ
những băng nhóm lưu manh, trộm cắp, đồng thời còn tiến hành tập trung cải tạo các
loại đối tượng phạm pháp hình sự, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên, nhằm giữ
vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Để thực hiện những chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với đối tượng thanh
thiếu niên phạm pháp thì các trường Giáo dưỡng là những lực lượng đóng vai trò
quan trọng và tiên phong trong công tác cải tạo, giáo dục các em. Giúp các em trở
thành những người có phẩm chất tốt đẹp, có trình độ văn hóa, có khả năng lao động
để có thể tái hòa nhập cộng đồng.
Đó là những nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết đòi hỏi các cán bộ, giáo viên ở
trường không chỉ bằng tình thương mà còn phải có những phương pháp giáo dục phù
hợp và hiệu quả. Phương pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả chính là những nhân tố
quan trọng tạo tiền đề giúp các em có đủ sự tự tin, bản lĩnh, có thái độ tích cực để trở
thành những công dân có ích cho xã hội.
Quá trình giáo dục đối với thanh thiếu niên phạm pháp ở các trường Giáo dưỡng
chắc chắn sẽ có những nét đặc thù. Vậy, các giáo viên tại trường đã sử dụng những
phương pháp gì để giáo dục cho các em? Hiệu quả của những phương pháp đó ra
sao? Các thầy cô trong quá trình giáo dục các em có những khó khăn nào?
Đứng trước những băn khoăn đó, người nghiên cứu đã tiến hành thực hiện đề
tài: Phương pháp giáo dục đối với thanh thiếu niên phạm pháp tại trường Giáo dưỡng
số 4 - Tỉnh Đồng Nai.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục đối với thanh thiếu niên
phạm pháp tại trường Giáo dưỡng số 4 - Tỉnh Đồng Nai trên cơ sở đó phân tích
những khó khăn khách quan và chủ quan gây ảnh hưởng đến việc sử dụng các
phương pháp giáo dục để từ đó đưa ra các ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả công tác
giáo dục tại trường.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cửu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục tại trường Giáo dưỡng số 4 - Tỉnh Đồng Nai.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các phương pháp giáo dục đối với thanh thiếu niên phạm pháp.
4. Giả thuyết nghiên cứu
- Phần lớn các giáo viên tại trường Giáo dưỡng số 4 đã sử dụng phù hợp các
phương pháp giáo dục tuy nhiên việc sử dụng các phương pháp giáo dục này vẫn còn
một số hạn chế.
- Các phương pháp giáo dục đặc thù trong quá trình giáo dục này đã được các
giáo viên sử dụng song vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
- Trong quá trình giáo dục lại đối với thanh thiếu niên phạm pháp thì các giáo
viên tại trường còn gặp nhiều khó khăn khách quan và chủ quan khiến cho việc sử
dụng các phương pháp giáo dục còn nhiều hạn chế nên hiệu quả giáo dục mang lại
chưa cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục tại trường.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng các phương pháp giáo dục tại trường thông qua sự
đánh giá của giáo viên và học sinh.
-Đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đối với thanh thiếu
niên phạm pháp.
6. Giới hạn đề tài.
1. Về mẫu nghiên cứu
-Nghiên cứu trên giáo viên: Chủ nhiệm,Văn hóa, dạy nghề, trực ban.
-Nghiên cứu trên học sinh : Chỉ nghiên cứu ở lứa tuổi thiếu niên và lứa tuổi đầu
thanh niên tại trường Giáo dưỡng số4- Tỉnh Đồng Nai.
2. Về đối tương nghiên cứu
Chỉ nghiên cứu các phương pháp giáo dục đối với thanh thiếu niên phạm pháp.
7. Phương pháp nghiên cứu
7. 1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
7.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a/ Phương pháp trò chuyện-phỏng vấn
b/ Phương pháp quan sát
c/ Phương pháp điều tra bằng bảng Angket Công cụ nghiên cứu được tiến hành
qua 2 giai đoạn:
+Giai đoan 1: Dựa vào việc nghiên cứu lí luân và qua quan sát thực tế, người
nghiên cứu soạn thảo một bảng thăm dò mở với một số câu hỏi (phần phụ lục).
+Giai đoan 2: Từ kết quả thăm dò mở, kết hợp với sự tham kháo tài liệu, các
công trình nghiên cứu có liên quan người nghiên cứu tiến hành xây dựng bảng thăm
dò chính thức.
Trong tất cả các phương pháp trên thì điều tra bằng bảng Angket là phương pháp
chính.
7.3. Phương pháp xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5
Phương pháp thống kê tần số, tính tỉ lệ phần trăm.
Kiểm nghiệm Chi- Square
Kiểm nghiệm T- Test
8. Tiến độ thực hiên đề tài
Tháng 9:
+Xác định tên đề tài và xây dựng đề cương
Tháng 10-11:
+Nghiên cứu tài liệu.
+Viết cơ sở lí luận
+Xây dựng bảng câu hỏi mở
Tháng 12-1:
+Trò chuyện với giáo viên và học sinh.
+Xây dựng bảng câu hỏi chính thức .
Tháng 2-3:
+Phát và thu phiếu điều tra
+Hoàn thành cơ sở lí luận
Tháng 4:
+Xử lí và phân tích số liệu thu được
+Tổng hợp viết thành luận văn
Tháng 5:
+Hoàn chỉnh luận văn và báo cáo.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới
- A.x Macarencô (1888-1939)
Macarencô được biết đến là nhà giáo nhân đạo lớn của thế giới, ông là bậc thầy
trong việc giáo dục học sinh hư, phạm pháp.
Quan điểm giáo dục của Macarencô được thể hiện sâu sắc nhất thông qua tác
phẩm "Bài ca sư phạm". Đó là bài ca chiến thắng của những quan điểm giáo dục
Macxit. Đó là thành công rực rỡ của Macarencô trong việc cải tạo hàng ngàn trẻ lưu
manh, tội lỗi, biến chúng từ chỗ là "cặn bã" của xã hội thành những công dân tích cực
của xã hội Xô Viết đó là những công dân, những nhà sử học, nhà địa chất, nhà giáo
dục, những kỹ sư, bác học, thầy thuốc, nghệ sỹ, những người được thưởng huân
chương, có người trở thành anh hùng Xô Viết.
Bài ca sư phạm thể hiện những quan điểm cơ bản nhất về giáo dục chủ nghĩa
Mác-LêNin. Quan điểm quan trọng nhất của Macarencô là ý niệm về con người, thái
độ MacXit đối với con người, có thể coi quan điểm này là quan điểm xuất phát cho tư
tưởng giáo dục chủ đạo của ông. Đó là lòng nhân đạo đối với con người. Theo ông
khái niệm "trẻ hư" là điều vô nghĩa. Ông không công nhận có trẻ xấu từ lúc lọt lòng
mẹ, có trẻ phạm tội mà không thể cứu chữa được. Với tài năng sư phạm kiệt xuất và
tấm lòng cao cả cuối cùng Macarencô đã thành công với kết quả giáo dục đáng khâm
phục. Ồng đã giáo dục hàng ngàn trẻ em phạm pháp trở thành người tốt, có ích cho xã
hội. Từ kết quả đó Macarencô có nhận xét rằng: "Tôi thấy rằng không có trẻ phạm
pháp đặc biệt nào hết, chỉ có những người rơi vào khó khăn. Tôi hiểu rất rõ ràng, nếu
thời thơ ấu tôi cũng rơi vào hoàn cảnh giống vậy thì tôi cũng trở thành như các em.
Và bất cứ một đứa trẻ nào bị ném ra hè phố không có người giúp đỡ, không có xã hội,
không có tập thể, không có bạn bè, không có kinh nghiệm, không có tương lai, thần
kinh bị cạn kiệt và mệt mỏi và đói khát, mọi đứa trẻ bình thường thì cũng xử sự như
các em đó" [8, 260]. Nhờ có tầm nhìn biện chứng về con người, luôn luôn mong
muốn nâng đỡ dìu dắt, thông cảm và thương yêu con người nên Macarencô đã đạt
được những thành công rực rỡ trong việc cải tạo hàng ngàn trẻ em hư, phạm pháp cơ
nhỡ không gia đình, không nơi nương tựa.
Vì vậy theo Macarencô nhà sư phạm phải đến với từng người với một giả thiết
lạc quan, dù có phải lầm lẫn chăng nữa. Cũng như Gorki, ông từ chối không dựa trên
những khía cạnh tiêu cực và ốm yếu của con người. Ông luôn tìm ra ở mỗi trẻ, mặt
dù cảnh ngộ bi đát tuyệt vọng đến chừng nào, một niềm hi vọng, một khía cạnh tích
cực để phát huy lên, làm nảy nở ra mọi tiến bộ. Yêu cầu đối với đứa trẻ biểu thị sự
tôn trọng đối với sức lực và khả năng của trẻ ngược lại tôn trọng phải đòi hỏi, phải
yêu cầu đối với trẻ. Điều quan trọng là phải kết hợp một cách đúng đắn sự đòi hỏi cao
ở một con người với sự tôn trọng đối với con người.
Quan điểm thứ hai là giáo dục trong lao động. Đây là nguyên lý cơ bản nhất của
nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, một nền giáo dục dựa trên học thuyết Mac-Lenin. Qua
giáo dục lao động nhiều trẻ "tội lỗi", "phạm pháp" "đã được cải tạo về tư tưởng và về
sau đã trở thành những nhà chuyên môn giỏi, công nhân lành nghề, bác sĩ, kỹ sư, giáo
viên dạy nghề..."
Quan điểm thứ ba là giáo dục trong tập thể: đây là tư tưởng giáo dục trung tâm
của ông xuất phát từ lời dạy của Lênin về những quan hệ mới giữa cá nhân và tập thể
trong xã hội chủ nghĩa. Macarencô đã nghiên cứu những mối quan hệ từ đó rút ra
những ứng dụng thực tế tại trại Gorki. Macarencô đã xây dựng một luận lý đồ sộ về
sự phát triển của một tập thể, phong cách của tập thể. Trong bức thư gởi cho Gorki,
Macarencô viết: "tôi đã được kết quả vì đã xuất phát từ nguyên tắc sau đây: tập thể
phải hoạt động và chính trong hoạt động đó các thành viên tự biến đổi...". Sự thành
công của nguyên tắc giáo dục trong tập thể được Macarencô khẳng định "dần dần quá
trình giáo dục tự biến thành quá trình giáo dục của tập thể, thật là đặc sắc và không
ngờ" [8,10].
Tư tưởng chủ yếu của Macarencô trong tác phẩm "Bài ca sư phạm" là giáo dục
những đứa trẻ lưu manh, phạm pháp, sản phẩm của xã hội bóc lột thành những công
dân yêu nước, giác ngộ, trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa. Để đạt được những
mục đích đó ông cho rằng những nhà giáo dục phải tin tưởng sâu sắc vào bản chất tốt
đẹp của con người, phải nắm vững quan điểm giáo dục trong lao động, giáo dục trong
tập thể và bằng tập thể. Bên cạnh những quan điểm trên, nội dung của tác phẩm "Bài
ca sư phạm" còn chứa đựng những bài học quý giá như: nghệ thuật giáo dục, phương
pháp giáo dục. Một trong những đóng góp quan trọng nhất vào kho tàng lý luận cũng
như thực tiễn giáo dục là ông đã sáng tạo ra những phương pháp giáo dục, thể hiện
được nghệ thuật, tài năng, khéo léo, điêu luyện của một nhà giáo dục. Đó là các
phương pháp giáo dục như: phương pháp bùng nổ sư phạm, phương pháp giáo dục
bằng tác động song song, phương pháp giáo dục bằng viễn cảnh, bằng khen thưởng,
trách phạt...
-Tác giả A.I CôChêTôp đã bàn đến quá trình giáo dục lại trong tác phẩm
''Những vấn đề lý luận đức dục". Côchêtốp đã nhấn mạnh vị trí quan trọng của vấn đề
giáo dục lại trong việc giáo dục cộng sản. Ông cho rằng công tác giáo dục lại bao
gồm việc giáo dục những trẻ em vô kỷ luật, cũng như việc tăng cường, chăm sóc
những trẻ em lêu lổng và việc cải tạo những trẻ em phạm pháp.
Trong tác phẩm, tác giả đã đi sâu phân tích những nguyên nhân của trẻ có biểu
hiện tính chất khó dạy. Ông đã chỉ ra ba dạng nguyên nhân dẫn đến trẻ "khó dạy":
nguyên nhân xã hội, nguyên nhân tâm lý, nguyên nhân giáo dục. Trong đó ông nhấn
mạnh đến nguyên nhân giáo dục, ông chỉ ra một số thiếu sót, sai phạm trong giáo dục
gia đình cũng như là giáo dục ở nhà trường. "Thông thường nguyên nhân của sự
khó dạy là những sai lầm sư phạm trong việc giáo dục, là sự lạc hậu, sự vụng về về
mặt giáo dục "1 1,80]. Trên cơ sở đó, ông cũng chỉ ra một số đặc điểm tâm lý của trẻ
"khó dạy". Trong đó thì đặc điểm nổi bật nhất ở trẻ khó dạy là sự phát triển, thể hiện
các nhu cầu (tinh thần và vật chất) dưới những phương thức lệch lạc khác nhau.
Từ việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách nhìn nhận về các đặc điểm tâm lý
của đối tượng giáo dục lại, tác giả cũng đã bàn đến hệ thống phương pháp giáo dục
như phương pháp khuyến khích và trách phạt, phương pháp "bùng nổ", phương pháp
chuyển hướng trong giáo dục lại, và cuối cùng là phương pháp tự hoàn thiện. Tác giả
cũng đi sâu phân tích khái niệm, nội dung cũng như là đề ra những yêu cầu cần thiết
trong quá trình sử dụng các phương pháp giáo dục đó.
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam
-Một công trình nghiên cứu đồ sộ của tập thể tác giả Đặng Vũ Hoạt, Phạm Lăng,
Bùi Thiện Cơ, Phạm Hạnh được thể hiện thông qua tác phẩm "Cơ sở lí luận và thực
tiễn của quá trình giáo dục lại học sinh hư, học sinh phạm pháp". Trong tác phẩm
các tác giả đã bàn đến khái niệm học sinh hư, học sinh phạm pháp. Trong đó các tác
giả cho rằng học sinh phạm pháp là những học sinh có một dấu hiệu rất cơ bản là có
hành vi vi phạm một hoặc nhiều qui phạm pháp luật đang có hiệu lực pháp lý. Các tác
giả cũng xét đến mối quan hệ giữa học sinh hư, học sinh phạm pháp. Học sinh hư nếu
cứ đi sâu vào con đường vi phạm các chuẩn mực xã hội thì có thể đi đến con đường
phạm pháp, như vậy thì học sinh phạm pháp thường vốn là học sinh hư, .song cũng
có trường hợp học sinh phạm pháp vốn không phải là học sinh hư như trong trường
hợp phạm pháp ngẫu nhiên, không cố ý. Học sinh hư, học sinh phạm pháp được gọi
chung là học sinh chậm tiến.
Các tác giả cũng bàn đến những đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi thiếu niên nói
chung và các đặc điểm tâm lý của học sinh hư, phạm pháp nói riêng. So với quá trình
giáo dục bình thường thì quá trình giáo dục đối với học sinh hư, học sinh phạm pháp
mang tính đặc thù, quá trình đó nhằm mục đích phục hồi, xây dựng lại nhân cách nói
chung và các hành vi nói riêng cho phù hợp với chuẩn mực xã hội đã được quy định.
Theo các tác giả thì quá trình giáo dục lại là một quá trình khó khăn, phức tạp,
lâu dài, mang tính phức hợp đặc biệt, có tính cá biệt cao, đồng thời cũng đòi hỏi rất
cao ở nhà giáo dục là sự lạc quan, tin tưởng, khéo léo và tấm lòng yêu thương trẻ sâu
sắc.
Các tác giả cũng đi sâu phân tích các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh
hư, học sinh phạm pháp, các tác giả nhận thấy rằng môi trường kinh tế xã hội ở nước
ta bên cạnh các yếu tố tích cực còn chứa nhiều yếu tố tiêu cực như sự phân hóa giàu
nghèo, quan hệ giữa người với người là quan hệ "tiền trao, cháo múc", sự ảnh hưởng
của các văn hóa phẩm đồi trụy... Bên cạnh đó thì sự thiếu tình thương, tinh thần trách
nhiệm, sự thiếu hiểu biết về việc giáo dục con cái, những quan hệ gia đình bị rối loạn
cũng như sự thiếu quan tâm của nhà trường đối với học sinh chậm tiến, học sinh cá
biệt là những nguyên nhân quan trọng đưa trẻ đến tình trạng hư, phạm pháp. Đặc biệt
các tác giả cũng bàn đến các phương pháp giáo dục đặc thù đối với học sinh hư, học
sinh phạm pháp trong đó có các phương pháp như phương pháp xây dựng lại niềm
tin, phương pháp bùng nổ, phương pháp khuyến khích, trách phạt.
Về công tác thực tiễn trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng học sinh hư, học sinh
phạm pháp ở một số trường phổ thông và công tác giáo dục đối với đối tượng này thì
các tác giả cũng đã xây dựng mô hình tổ chức giáo dục học sinh hư, học sinh phạm
pháp trên địa bàn dân cư. Mô hình này theo các tác giả là con đường giáo dục - liên
kết các lực lượng giáo dục như nhà trường, gia đình, xã hội. Các tác giả cũng đã nhấn
mạnh học sinh hư, học sinh phạm pháp là một hiện tượng xã hội. Vì vậy việc ngăn
chặn, giáo dục đối tượng này là nhiệm vụ của toàn xã hội, cho nên mỗi đoàn thể, cá
nhân cần nhận thức đầy đủ ý nghĩa và trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục
các em. Một xã hội văn minh, hiện đại là một xã hội mà mọi quan tâm chăm sóc bảo
vệ trẻ em được đề cao, tất cả đều hướng đến việc làm cho các em không bị thiệt thòi,
bất hạnh.
-Tác giả Võ Quang Phúc trong tác phẩm "Muốn trẻ em hư thành công dân tốt"
đã dùng khái niệm trẻ hư để chỉ trẻ chưa thành niên (vị thành niên) thuộc hai nhóm:
trẻ chưa ngoan và trẻ phạm pháp. Tác giả đã bàn đến khái niệm trẻ chưa ngoan và trẻ
phạm pháp. Qua đó tác giả cũng xác định được mối liên hệ giữa hai khái niệm này.
Tác giả cho rằng mối quan hệ giữa hai khái niệm này vừa có tích chất rõ ràng vừa có
tính chất tương đối. Xét về mặt ảnh hưởng qua lại giữa hai nhóm, những sai lầm
trong hành động của trẻ chưa ngoan là cái nền mà trên đó sẽ dựng nên những tội lỗi
của trẻ phạm pháp. Trong điều kiện những trái ngược xã hội bộc lộ ra gay gắt, trật tự
xã hội không ổn định, các tệ nạn xã hội ở người lớn ngày càng trầm trọng hơn, thì
những lỗi lầm của trẻ chưa ngoan sẽ chuyển thành những tội lỗi của trẻ phạm pháp.
Trong trường hợp này khoảng cách giữa "cái chưa ngoan" và "cái phạm pháp" là
rất nhỏ. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là trẻ chưa ngoan sẽ trở thành trẻ phạm
pháp, bởi vì đó là một bước sa sút nghiêm trọng trong nhân cách trẻ. Trong tác phẩm
tác giả đã thể hiện sự thấu hiểu một cách sâu sắc về các quan điểm giáo dục của
Macarencô, đồng thời tác giả cũng đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn trong công
tác giáo dục trẻ em chưa ngoan, trẻ em phạm pháp.
-Trong bài viết "Sự giao thoa một số đặc điểm tâm lý trẻ em hư, trẻ em phạm
pháp với các yếu tô không lành mạnh trong xã hội" của tác giả Phạm Lăng - Viện
khoa học giáo dục. Tác giả đã chỉ ra một số đặc điểm nổi bật ở trẻ em hư, trẻ em
phạm pháp như chỉ số trí tuệ giảm sút, học vấn thấp, hầu hết đang học dở dang, sự tập
trung chú ý khó khăn, thiếu óc phê phán, năng lực trừu tượng hóa hoặc tư duy logic
hạn chế, tính tình thất thường, cư xử thô bạo với người khác, thích các trò chơi giải trí
thiếu khả năng kiềm chế... Từ đó tác giả cũng nêu lên một số nguyên nhân dẫn đến
tình trạng trẻ em hư, trẻ em phạm pháp. Tác giả cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do
các em học kém, lưu ban nhiều lần rồi chán học và thường do các em bị cuốn hút vào
các trò tiêu khiển có hại. Tác giả cũng nhấn mạnh đến nguyên nhân xã hội đó là
những yếu tố không lành mạnh từ môi trường bên ngoài như: sự xâm nhập ngày càng
mạnh mẽ của các văn hóa phẩm đồi trụy, của các hàng hóa có hại của các nhà doanh
nghiệp vì mục đích làm giàu. Tác giả cũng chỉ ra rằng một nguyên nhân quan trọng
nữa là do trẻ bị xúi giục, chỉ huy của người lớn và sự rủ rê của bạn bè.
"Thực trạng phạm tội của học sinh - sinh viên Việt Nam trong mấy năm gần
đây và vấn đề giáo dục pháp luật trong nhà trường " của tác giả Vương Thanh
Hương (Viện nghiên cứu phát triển giáo dục) đã nêu lên thực trạng tình hình phạm tội
của học sinh - sinh viên trong đó nổi lên hàng đầu là các tội như trộm cắp tài sản công
dân, cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa, tội gây rối trật tự công
cộng... Qua đó tác giả cũng nêu lên những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm tội
như thanh niên không có việc làm, đời sống của học sinh - sinh viên còn nhiều khó
khăn thiếu thốn, thậm chí vì không đủ điều kiện có những em phải bỏ học giữa
chừng. Trong khi đó thì công tác quản lý học sinh - sinh viên còn nhiều thiếu sót,
nặng về hình thức, chủ yếu quản lý học sinh trong những giờ lên lớp còn ngoài thời
gian đó thì nhà trường không quản lý nổi. Qua đó tác giả đã nêu lên tầm quan trọng
trong công tác giáo dục nhận thức nói chung và công tác giáo dục pháp luật nói riêng
cho học sinh - sinh viên, đây cũng là biện pháp để ngăn chặn tình trạng học sinh sinh viên phạm pháp.
Trên thực tế hiện nay chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu thực trạng sử
dụng các phương pháp giáo dục đối với thanh thiếu niên phạm pháp tại các trường
Giáo dưỡng. Đây là đối tượng vi phạm pháp luật nhiều lần từ mức chưa nghiêm trọng
đến mức rất nghiêm trọng do đó việc giáo dục các em chắc chắn phải được tổ chức và
có những phương pháp, hình thức giáo dục đặc thù. Vì vậy mà chúng tôi đã tiến hành
thực hiện đề tài "Phương pháp giáo dục đối với thanh thiếu niên phạm pháp tại
trường Giáo dưỡng số 4 Tỉnh Đồng Nai".
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1 Một số đặc điểm cơ bản ở lứa tuổi thanh thiếu niên
1.2.1.1 Đặc điểm phát triển sinh lý ở lứa tuổi thanh thiếu niên .
Lứa tuổi thiếu niên (từ 10-11 đến 14-15 tuổi):
-Có sự nhảy vọt về chiều cao, có năm các em nữ có thể cao lên 5 -6 cm, các em
nam cao lên từ 8 - 10 cm. Tuy nhiên sự phát triển của cơ bắp không theo kịp sự phát
triển của chiều cao nên dẫn đến tình trạng chiều cao và chiều ngang của cơ thể bị mất
cân đối.
-Thiếu niên thường có những cơn xúc động mạnh, những phản ứng nóng nảy vô
cớ, những hành vi bất thường. Do quá trình hưng phấn mạnh hơn ức chế nên thiếu
niên ít làm chủ được bản thân, khó kiềm chế những cơn xức động mạnh.
-Đặc điểm nổi bật trong sự phát triển sinh lý ở tuổi thiếu niên là hiện tượng dậy
thì. Hiện tượng này đánh dấu bước phát triển và khá hoàn thiện về cấu tạo và chức
năng của các cơ quan nội tiết. Dấu hiệu của hiện tượng dậy thì ở nữ là sự xuất hiện
kinh nguyệt, ở nam là sự xuất hiện của hiện tượng xuất tinh.
Nhìn chung thì sự cải tổ của các cơ quan nội tiết và hệ thống thần kinh là cơ sở
quan trọng để gây ra sự mất cân bằng chung, tính dễ kích thích, dễ nổi nóng, gây gổ,
tính hiếu động, hay tính uể oải và thờ ơ có chu kì ở thiếu niên. Cũng trong thời gian
này, do đặc điểm thiếu niên rất dễ bị lôi kéo, sa vào các nhóm tự phát, các "băng
đảng" có những hành động không lành mạnh, thậm chí vi phạm pháp luật vì những
hành vi thiếu suy nghĩ.
Lứa tuổi đầu thanh niên (từ 15-16 đến 17-18 tuổi):
Tuổi đầu thanh niên là thời kỳ mà sự phát triển thể chất của các em đang đi vào
giai đoạn hoàn chỉnh như sự gia tăng chiều cao giảm dần, nữ từ khoảng 16-17 tuổi,
nam khoảng 17-18 tuổi (±13 tháng).
-Trọng lượng cơ thể phát triển nhanh, các tố chất thể lực như sức mạnh, sức bền,
sự dẻo dai được tăng cường, cơ bắp phát triển mạnh.
-Thời kỳ trưởng thành về giới tính, thời kỳ chấm dứt giai đoạn khủng hoảng của
thời kỳ phát dục để chuyển sang thời kỳ ổn định hơn, cân bằng hơn.
Như vậy, xét về mặt sinh lý thì ở lứa tuổi đầu thanh niên đã có sự
phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện hơn so với giai đoạn trước. Sự phát triển của
cơ thể mang tính ổn định là cơ sở quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển tâm lý nhân cách ở tuổi thanh niên.
1.2.1.2 Đặc điểm phát triển tâm lý - nhân cách ở lứa tuổi thanh thiếu niên
Đăc điểm chung về sự phát triển tâm lý
- Những thay đổi cơ bản về mặt cơ thể làm cho thiếu niên nghĩ rằng "Mình
không còn là trẻ con nữa". Thiếu niên ý thức và đánh giá được những biến chuyển
trong sự phát triển thể chất, trong sự phát dục của mình.
-
Ở thiếu niên xuất hiện nguyện vọng muốn được làm người lớn và được đối
xử như người lớn.
- Thiếu niên thường có tâm lý "phóng đại" các năng lực của mình. Thiếu niên
thường đánh giá bản thân mình cao hơn hiện thực. Tuy nhiên, nhìn chung người lớn
thường vẫn xem thiếu niên như những đứa trẻ nhỏ, trong khi đó thì bản thân thiếu
niên đã tự coi mình là người lớn, muốn được đối xử như người lớn. Để thể hiện sự
bất bình của bản thân với người lớn, thiếu niên thường tỏ ra ngang bướng, tỏ ra "anh
hùng" hay bất cần trong quan hệ với người lớn, trong những công việc hằng ngày hay
như những thất bại mà thiếu niên đã trải qua.
Những khó khăn mà thiếu niên mắc phải có tính chất tạm thời. Tuy nhiên, nếu
người lớn vẫn tiếp tục giữ thái độ và cách cư xử với thiếu niên như ở giai đoạn trước
thì mối quan hệ giữa người lớn và thiếu niên sẽ chuyển sang kiểu quan hệ đối lập dẫn
đến những va chạm, xung khắc. Vì thiếu niên tin rằng người lớn không thể hiểu được
chúng, từ đó dễ đưa thiếu niên đến chỗ xa lánh người lớn và phủ định người lớn.
-Sang lứa tuổi đầu thanh niên thì cùng với sự thay đổi về vị trí xã hội thì các đặc
điểm tâm lý trên đã dần đi vào ổn định.
Đặc điểm giao tiếp ở lứa tuổi thanh thiếu niên:
Lứa tuổi thiếu niên:
-Hoạt động giao tiếp là hoạt động chủ đạo ở tuổi thiếu niên. Thiếu niên muốn
giao tiếp, muốn quan hệ với tất cả mọi người. Tuy nhiên, giao tiếp với bạn bè cùng
tuổi luôn được thiếu niên hướng tới. Giao tiếp với bạn bè ở thiếu niên có ý nghĩa và
có sự "hấp dẫn lạ lùng". Đôi khi, nó đẩy lùi hoạt động học tập xuống hàng thứ yếu,
hạ thấp sự giao tiếp với những người thân trong gia đình. Mặt khác, khi quan hệ của
thiếu niên và người lớn càng không suôn sẻ thì sự giao tiếp với bạn bè càng lớn và
ảnh hưởng đến thiếu niên càng mạnh mẽ.
-Bên cạnh khát vọng được giao tiếp, hoạt động chung với bạn cùng tuổi, thiếu
niên còn có khát vọng được bạn bè tôn trọng và công nhận. Sự bất hòa, sự thiếu bạn
thân, hoặc tình bạn bị phá vỡ đều sinh ra những cảm xúc nặng nề. Thiếu niên khó
chịu đối với sự phê phán của tập thể, của bạn bè, sự đơn độc là trải nghiệm nặng nề
và hầu như không chịu đựng nổi.
-Điều quan trọng nhất đối với thiếu niên trong mối quan hệ bạn bè là những
phẩm chất của người bạn, một người bạn tốt là người bạn trung thành, thủy chung,
không bao giờ "phản lại" bạn bè của mình. Trong "Bộ luật tình bạn", thiếu niên lên
án sự "thay lòng đổi dạ", sự ích kỷ, tham lam, khát vọng chỉ huy, phô trương ưu điểm
của mình...
Hoạt động giao tiếp với bạn bè chiếm một vị trí và ý nghĩa quan trọng. Do đó,
nếu thiếu niên không được định hướng đúng đắn và nếu không có những nhóm bạn
tích cực thì sự ảnh hưởng tiêu cực là rất lớn.
Lứa tuổi đầu thanh niên:
- Đặc điểm nổi bật ở lứa tuổi này là sự giao tiếp với người lớn, bạn bè ngày càng
bình đẳng và độc lập, thanh niên thường cho rằng người lớn không đánh giá đúng
đắn, nghiêm túc những gì mình nghĩ, những việc họ làm cũng như sự trưởng thành
của họ. Bởi vậy, thanh niên thường có xu hướng lạnh nhạt xa lánh người lớn mà tìm
kiếm sự đồng cảm, đồng tình ở các bạn cùng lứa tuổi.
Như vậy, có thể thấy rằng hoạt động giao tiếp ở giai đoạn đầu thanh niên đã có
sự phát triển đáng kể hơn so với giai đoạn thiếu niên.
Đăc điểm về sự tự ý thức, tự đánh giá, ở lứa tuổi thanh thiếu niên:
Ở tuổi thiếu niên:
-Trên cơ sở của sự phát triển về mặt cơ thể và vị trí xã hội mới, thiếu niên tự ý
thức bản thân mình có quyền được tôn trọng, được độc lập và được tin cậy như người
lớn.
-Thiếu niên đã bắt đầu biết phân tích những ưu khuyết điểm của bản thân. Khi
đánh giá về bản thân mình thì sự đánh giá của thiếu niên có xu hướng cao hơn so với
hiện thực.
-Bên cạnh việc đánh giá đối với bạn đồng lứa, thiếu niên thường quan sát đánh
giá những người xung quanh trong đó có bố mẹ, thầy cô. Biểu hiện của sự đánh giá
thường kín đáo, thường được thể hiện thông qua sự trao đổi ở nhóm bạn thân.
-Sự đánh giá về người khác, đặc biệt là đánh giá về người lớn như bố mẹ, thầy
cô nói chung khá chính xác và hơi hà khắc. Thiếu niên thường đánh giá không chỉ
trên lời nói mà chủ yếu trong cách ứng xử.
Có thể nói tuổi thiếu niên là thời kỳ mà "cái tôi" được hình thành và phát triển
mạnh mẽ, quá trình này tạo ra những phẩm chất mới, đánh dấu sự chuyển tiếp sang
giai đoạn khác về chất trong sự phát triển nhân cách của thiếu niên.
Ở lứa tuổi đầu thanh niên:
-Khả năng tự ý thức đến tuổi đầu thanh niên đã phát triển mạnh. Thanh niên ý
thức được những đặc điểm và phẩm chất của mình trong xã hội. Ở mức cao hơn các
em còn có khả năng tự đánh giá về mình theo những chuẩn mực của xã hội về mặt thể
chất, tâm lý, đạo đức.
-Sự tự đánh giá về bản thân ở lứa tuổi đầu thanh niên được bộc lộ mạnh mẽ hơn
so với tuổi thiếu niên. Thường thì thanh niên không hài lòng với đặc điểm, phẩm chất
của bản thân. Đặc điểm này nếu được định hướng đúng đắn thì sẽ giúp các em có
những bước phát triển tích cực về mặt nhân cách. Ngược lại, nếu nhận thức không
đúng đắn, đầy đủ thì rất dễ dẫn thanh niên đi lệch hướng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự
phát triển nhân cách.
-Việc đánh giá bản thân ở thanh niên đôi khi gặp ít khó khăn và ngộ nhận như sự
bướng bỉnh, ngang tàng đôi khi được hiểu là gan dạ, dũng cảm.
-Việc đánh giá những người xung quanh đặc biệt là sự đánh giá về bạn bè, về
cha mẹ, về thầy cô đã tương đối hoàn thiện, chính xác và tỉ mỉ. -Sự tự ý thức, tự đánh
giá ở thanh niên đã phát triển đầy đủ hơn so với thiếu niên, song sự tự ý thức, tự đánh
giá này vẫn chưa thực sự ổn định.
-Trong sự tự đánh giá của thanh niên khi mà kinh nghiệm sống còn hạn chế, nếu
thanh niên không đánh giá đúng bản thân mình và người khác thì thanh niên rất dễ bị
lôi kéo và những nhóm tự phát không lành mạnh, và thanh niên rất dễ bị hư hỏng do
tâm lý của họ rất ưa thích cái mới lạ. Trên thực tế, không ít thanh niên bị lôi kéo khá
sâu vào những vũng bùn tội lỗi, khi tỉnh lại thì đã quá muộn. Điều này có thể gây ra
những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách.
-Đặc biệt trong giai đoạn này ở thanh niên còn xuất hiện một đặc tính quan trọng
của nhân cách đó là tính tự trọng. Thanh niên thường không chịu được sự xúc phạm
của người khác đối với mình. Một câu nói hay một hành động xúc phạm của người
khác có thể là nguyên nhân gây ra xung đột, thậm chí ẩu đả ở lứa tuổi này.
Như vậy, so với giai đoạn lứa tuổi thiêu niên thì lứa tuổi đầu thanh niên đã có sự
phát triển hoàn thiện hơn, ổn định hơn về mặt sinh lý cũng như tâm lý.
Tuổi thanh thiếu niên là lứa tuổi có nhiều biến đổi quan trọng và sâu sắc về
nhiều mặt. Thanh Thiếu niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn. Do
đó, sự cư xử thiếu tế nhị, thiếu hiếu biết về đặc điểm lứa tuổi là những nguyên nhân
quan trọng đưa trẻ đến sự phát triển nhân cách lệch lạc, gây ra những hậu quả nghiêm
trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của thanh thiếu niên.
1.2.2 Khái niêm về trẻ phạm pháp.
-Theo tác giả Lưu Song Hà (Viện tâm lý học) cho rằng: ''Trẻ phạm pháp là trẻ
có các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội đến mức độ phạm tội, vi phạm nghiêm
trọng luật pháp có thể phải truy tố trước các cơ quan pháp luật nhà nước ".
-Theo giáo sư Võ Quang Phúc: "Trẻ phạm pháp là trẻ có những hành động vi
phạm pháp luật, có những hành động xấu lặp đi lặp lại nhiều lần và mức độ sai
lầm trong nhân cách là quan trọng, khiến cho trẻ trở thành "nguồn gây bệnh”.
-Theo tác giả Bùi Thiện Cơ (Viện KHGD): "Trẻ em phạm pháp được hiểu là
những trẻ em có hành vi lệch chuẩn nhà trường và xã hội qui định (đặc biệt là
chuẩn mực đạo đức, pháp luật). Ngoài ra còn có các hành vi vi phạm pháp luật".
-Theo tác giả Nguyễn Sinh Huy: "Trẻ phạm pháp là trẻ có những hành vi
chống đối, phản xã hội, nguy hiểm cho xã hội, những hành vi đó vi phạm hoặc trái
với qui chế, pháp luật của xã hội".
-Theo tác giả Phạm Lăng "Trẻ phạm pháp là những thanh thiếu niên dưới 18
tuổi đã vi phạm những qui định của nhà nước đang có hiệu lực pháp lý " (Vấn đề
gia đình và trẻ em phạm pháp ).
-Theo tác giả Trần Kiểm: "Trẻ phạm pháp là trẻ có những hành vi
vi phạm cấc chuẩn mực phấp luật được xã hội thừa nhận và có pháp lý,
những hành vi vi phạm này làm tổn hại đến lợi ích xã hội, nhà nước, cá nhân ".
Từ những định nghĩa trên, chúng tôi có thể định nghĩa trẻ phạm pháp như sau:
"Trẻ phạm pháp là những trẻ có hành vi vi phạm các chuẩn mực pháp luật của xã
hội đang có hiệu lực pháp lý và cần phải được giáo dục lại".
1.2.3 Một số đặc điểm tâm lý của trẻ phạm pháp
Những qui luật chung về sự hình thành và biến đổi nhân cách bị khúc xạ một
cách rất độc đáo trong sự phát triển của trẻ phạm pháp.
-Những hành vi phạm pháp của trẻ thường do những nhu cầu như: nhu cầu tự
khẳng định, nhu cầu về ấn tượng tự quyết định.
-Nhưng sự xuất hiện về hành vi phạm pháp bao giờ cũng gắn liền với các
phương thức không bình thường để thỏa mãn các nhu cầu (nhu cầu vật chất và nhu
cầu tinh thần) hoặc ở trẻ có những sai lệch lớn trong sự phát triển các nhu cầu. Chẳng
hạn khi trẻ có nhu cầu giao tiếp với người khác nhưng sự bộc lộ nhu cầu giao tiếp này
lại được thể hiện bằng các xung đột, những va chạm thô lỗ, dữ dằn. Khi sự bộc lộ
giao tiếp bằng những phương thức xung đột, va chạm thành thói quen, đôi khi trẻ tạo
ra xung đột một cách vô ý thức. Từ đó nhu cầu giao tiếp biến thành nhu cầu cãi lộn,
va chạm.
-Nhu cầu tự khẳng định ở trẻ phạm pháp thường biểu hiện dưới dạng muốn tỏ ra
độc lập, can đảm. Nhưng sự thể hiện nhu cầu này thường bằng những phương thức
lệch lạc như bắt chước người lớn hút thuốc lá, uống rượu bia, chơi cờ bạc...
-Nhu cầu về ấn tượng ở trẻ phát triển kém hoặc phát triển phiến diện. Ở trẻ
thường chỉ phản ứng với những thông tin nào rõ ràng, gây được hiệu quả. Từ đó trẻ
thường ham mê chơi mạo hiểm, chạy theo ấn tượng mạnh của trò chơi cờ bạc, hút
chích...
-Trẻ phạm pháp học tập kém không phải do năng lực trí tuệ của trẻ kém mà phần
lớn do trẻ không hoàn toàn tập trung vào công việc học tập của mình. Trẻ thường giữ
vững và bảo vệ cái "tôi" tiêu cực, đảm bảo thỏa mãn những nhu cầu không lành
mạnh.
-Sự thiếu xu hướng xã hội hay thiếu mục đích trong cuộc sống cũng là một đặc
điểm đặc trứng ở trẻ phạm pháp. Sự thiếu mục đích dẫn đến sự vô nguyên tắc, sự nhu
nhược, nhát gan trước những khó khăn của cuộc sống. Khi không có mục đích sống
tích cực, trẻ không thể nào chống lại được những ảnh hưởng tiêu cực, trẻ dễ dàng
chịu những tác động ảnh hưởng tiêu cực đầy rẫy trong xã hội.
-Trẻ thường có thái độ bất chấp mọi ảnh hưởng giáo dục từ phía người lớn, của
thầy cô. Trẻ cũng thường phản ứng lại sự chỉ dạy ấy. Đặc điểm này xuất hiện là do
kết quả giáo dục của gia đình, của người lớn mà trong đó có nhiều mối quan hệ bất
đồng, không đúng đắn giữa cha và mẹ, giữa cha mẹ với con cái. Sự bất ổn trong các
mối quan hệ với người lớn được tích tụ dần dần qua nhiều năm tháng dẫn đến sự mất
mát, đổ vỡ niềm tin. Hơn thế nữa có nhiều trẻ phải sống trong cảnh thiếu tình thương,
thái độ thờ ơ, dửng dưng hoặc sự đối xử bất công, vô lý của người lớn và ngay cả của
thầy cô giáo. Từ đó thái độ coi thường bất chấp ở trẻ ngày một nghiêm trọng. Sự chu
đáo và tin cậy trong các mối quan hệ qua lại với con người đã bị thay thế cho sự sợ
hãi và lòng căm ghét. Sự tan vỡ uy tín của người lớn, đặc biệt là của các bậc cha mẹ
đã làm công tác giáo dục trở nên phức tạp rất nhiều.
-Từ sự xung đột với người lớn, với cha mẹ hay với thầy cô giáo ở trẻ phạm pháp
còn có sự xung đột với tập thể. Đối với trẻ, những đứa trẻ ngoan khác là những đứa
trẻ thiếu bản lĩnh, đáng châm chọc và những hoạt động tập thể thường không có ý
nghĩa. Để chứng tỏ bản lĩnh trẻ thường đứng ngoài các hoạt động tập thể. Không
những thế trẻ còn cố gắng lôi kéo những đứa trẻ khác tạo thành một "băng nhóm" đối
đầu với lợi ích tập thể.
-Sự thiếu thốn về những tiêu chuẩn đạo đức vững chắc, sự xung đột với môi
thường giáo dục, sự nhượng bộ ảnh hưởng của "những cá nhân khác " - tất cả
những điều đó dễ đưa trẻ vào những ảnh hưởng nguy hại của những nhóm vi phạm
pháp luật bên ngoài
-Tính mâu thuẫn trong hành vi do những mâu thuẫn gay gắt trong sự phát triển
nhân cách tạo nên như :
♦ Trí tuệ phát triển nhưng tình cảm không phát triển và ngược lại. Chẳng hạn
mặc dù trẻ có nhiều hiểu biết về các chuẩn mực ứng xử với gia đình nhưng lại thờ ơ,
nhạt nhẽo, thậm chí coi thường hoặc có tình bạn nhưng không hiểu đầy đủ hoặc hiểu
sai về tình bạn nên trẻ thường có những hành vi bắt chước bạn hoặc lôi kéo bạn vào
những hành vi sai lệch.
♦ Lòng yêu lao động kém phát triển nhưng nhu cầu lại cực kỳ phát
triển, chẳng hạn như lười lao động nhưng nhu cầu tiêu xài so với khả năng lại rất
lớn, dẫn đến hành vi ăn cắp, ăn quỵt...
♦ Tầm hiểu biết rất hạn chế nhưng kinh nghiệm xấu trong cuộc sống hàng ngày
lại rất phong phú chẳng hạn như những hiểu biết về nội dung học tập ở trường thì rất
có hạn, kết quả kiểm tra thì yếu nhưng lại có những kinh nghiệm xấu phong phú như
có sự hiểu biết về các phim đen, cách chơi bài bịp bợm, cách nói xiên nói xỏ...
-Tích cực kỳ không ổn định của hứng thú, nguyện vọng chẳng hạn, nay có nhu
cầu và thích thú đối với rượi chè, mai lại có nhu cầu thích thú đối với cờ bạc, ngày
khác lại có nhu cầu và thích thú với các kiểu ăn mặc lập dị...