Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

quá trình đô thị hóa ở thành phố cần thơ từ 1975 đến 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------o0o----------

Nguyễn Thị Mỹ Duyên

QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ TỪ 1975 ĐẾN 2000

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh, 03/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------o0o----------

Nguyễn Thị Mỹ Duyên

QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ TỪ 1975 ĐẾN 2000
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ:

60 22 54

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. TRẦN THỊ THANH THANH

Thành phố Hồ Chí Minh, 03/2012


LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành với sựu giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo, bạn
bè, và những người thân trong gia đình.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Thanh
Thanh, giảng viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Người đã tận
tình hướng dẫn tôi trong quá trình xây dựng đề cương và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cùng các thầy cô Khoa Lịch
sử, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức và đào tạo thạc sĩ
chuyên nghành Lịch sử Việt Nam (2009 – 2011), tạo điều kiện cho tôi được học tập
nâng cao sự hiểu biết về lĩnh vực mà tôi tâm huyết.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến các cơ quan ban ngành của thành phố
Cần Thơ đã giúp đỡ trong việc tìm tư liệu để hoàn thành luận văn.
Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến phòng Khoa học công nghệ - sau
đại học, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh , đã tạo điều kiện thuận
lợi đẻ tôi hoàn thành luận văn đúng tiến độ.


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1

Chương 1.TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH
ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRƯỚC NĂM 1975 .... 8
1.1. Quan niệm về “đô thị hóa”. .................................................................................. 8
1.1.1. Quan niệm về “đô thị”. ..................................................................................... 8
1.1.2. Quan niệm về đô thị hóa. ................................................................................ 14
1.2. Khái quát về quá trình đô thị hóa ở thành phố Cần Thơ trước năm 1975. ........ 19
1.2.1 Tổng quan về thành phố Cần Thơ. ................................................................ 19
1.2.2. Khái quát về quá trình đô thị hóa ở thành phố Cần Thơ trước năm 1975.25
Chương 2.CHUYỂN BIẾN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở
THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
(1975 – 2000)................................................................................................ 42
2.1. Chuyển biến về cơ cấu kinh tế. .......................................................................... 42
2.1.1. Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh và chiếm tỉ trọng
ngày càng cao trong đời sống kinh tế. ......................................................... 45
2.1.2. Sự phát triển của thương nghiệp – dịch vụ sau thời kỳ đổi mới. ............... 57
2.1.3. Sự chuyển biến của nông nghiệp. .................................................................. 66
2.2. Chuyển biến về cơ sở hạ tầng. ........................................................................... 76
2.2.1. Giao thông vận tải. .......................................................................................... 78
2.2.2. Thông tin liên lạc. ............................................................................................ 81
2.2.3. Hệ thống cấp điện. ........................................................................................... 83
2.2.4. Hệ thống cấp nước........................................................................................... 84


Chương 3.CHUYỂN BIẾN VỀ DÂN CƯ VÀ ĐỜI SỐNG CƯ DÂN Ở THÀNH
PHỐ CẦN THƠ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (1975 –
2000) .............................................................................................................. 87
3.1. Sự gia tăng dân số và sự chuyển dịch về cơ cấu lao động. ................................ 87
3.1.1. Sự gia tăng dân số. .......................................................................................... 87
3.1.2. Sự chuyển dịch về cơ cấu lao động. .............................................................. 92
3.2. Chuyển biến trong đời sống vật chất. ................................................................. 95

3.2.1. Nhà ở và mức sống. ......................................................................................... 95
3.2.2. Giáo dục và y tế. .............................................................................................. 99
3.3. Sự chuyển biến trong đời sống văn hóa – tinh thần. ........................................ 103
3.3.1. Các hoạt động văn hóa – văn nghệ - thể thao. ........................................... 103
3.3.2. Sự chuyển biến trong lối sống dân cư. ........................................................ 107
3.4. Sự phân hóa giàu nghèo. .................................................................................. 113
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 126
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.

ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long.

2.

NN: Nông nghiệp.

3.

CN: Công nghiệp.

4.

TTCN: Tiểu thủ công nghiệp.

5.


TN: Thương nghiệp.

6.

DV: Dịch vụ.

7.

KTQD: Kinh tế quốc dân.

8.

TĐTT: Tốc độ tăng trưởng.

9.

PTBQ: Phát triển bình quân.

10.

XHCN: Xã hội chủ nghĩa.

11.

TP: Thành phố.

12.

KV1: Khu vực 1


13.

KV2: Khu vực 2

14.

KV3: Khu vực 3


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Tốc độ phát triển bình quân thời kỳ, giá trị sản xuất tăng
thêm (GDP) phân theo khu vực kinh tế 43
Bảng 2.2: Cơ cấu gía trị tăng thêm (GDP) Từ 1986 – 2000……………….44
Bảng 2.3: Gía trị sản xuất công nghiệp (1976 – 1985)……… …………….47
Bảng 2.4: Số lượng cơ sở công nghiệp trên địa bàn
Cần Thơ (1976 – 1985)…………………………… ……………………….48
Bảng 2.5: Lao động công nghiệp trên địa bàn Cần Thơ…………………... 49
Bảng 2.6: Tốc độ phát triển của ngành công nghiệp qua các thời kỳ……. .. 54
Bảng 2.7 : Gía trị sản xuất công nghiệp…………………………………... .56
Bảng 2.8: Tổng mức bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ……………… …60
Bảng 2.9: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ………… ……61
Bảng 2.10: Lượng khách du lịch năm 1995 – 2000…………………. …….65
Bảng 2.11: Cơ cấu các loại đất (1978 – 2000)…………………… ……….67
Bảng 2.12: Diện tích các loại cây trồng………………………… . ………...71
Bảng 2.13: Sản lượng các loại cây trồng của TP. Cần Thơ…… . ………….72
Bảng 2.14: Số lượng gia súc, gia cầm………………………… …………..74
Bảng 2.15: Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản qua các năm ……..75
Bảng 2.16: Khối lượng vận chuyển và luân chuyển của ngành giao
thông vận tải qua các năm………………………………………… ………79
Bảng 2.17: Hoạt động của ngành Bưu điện TP. Cần Thơ qua các năm……82

Bảng 2.18: Tỷ lệ hộ dân cư sử dụng nước sạch…………………… ………84
Bảng 3.1: Dân Số Cần Thơ từ năm 1976 đến năm 2000………… ………..89


Bảng 3.2: Tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử và gia tăng tự nhiên…………… ……………89
Bảng 3.3: Thực trạng dân số Cần Thơ qua các năm… …………………….91
Bảng 3.4: Phân bố lao động trong các ngành kinh tế ……………………...93
Bảng 3.5: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế… …………………….94
Bảng 3.6: Các chỉ tiêu về nhà ở năm 1995, 2000…… …………………….96
Bảng 3.7: Thu nhập bình quân đầu người GDP/ người (1995, 2000)…….. 97
Bảng 3.8: Một số chỉ tiêu về đời sống dân cư……………………………. .98
Bảng 3.9: Cán bộ y tế……………………………………………………..102
Bảng 3.10: Hoạt động văn hóa phát thanh, truyền hình………………… .104
Bảng 3.11: Một số mặt hoạt động văn hóa, nghệ thuật của Cần Thơ… . …105
Bảng 3.12: Phân chia hộ giàu nghèo của TP. Cần Thơ……………… …..114


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong lịch sử nhân loại, đô thị là một hiện tượng tập trung dân cư, phản ánh
sự phát triển của một quốc gia, một vùng, một châu lục... trên thế giới. Đô thị hóa
vừa là một hình thức phát triển cộng đồng, vừa là một quá trình phát triển kinh tế,
một quá trình biến đổi xã hội sâu sắc, có nội dung là sự thay đổi về cấu trúc dân cư
và sinh hoạt văn hóa trong đời sống hằng ngày. Đô thị hóa còn là một sự hội nhập
và tiếp cận văn hóa về chiều rộng, thay đổi tâm lý, chuyển đổi nhu cầu sống về
chiều sâu.
Có thể nói, đô thị hóa và toàn cầu hóa về kinh tế là hai quá trình xã hội đã
xuất hiện khá sớm trên thế giới trong sự phát triển của xã hội. Đến thập kỷ 80 của
thế kỷ XX, thông qua những tiến bộ khoa học và kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là công
nghệ thông tin và sự hình thành thị trường thương mại mang tính quốc gia, đô thị

hóa và toàn cầu hóa về kinh tế đã trở thành một xu hướng phát triển qui mô rộng
trên toàn thế giới trong nửa cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI. Khu vực văn hóa nông
thôn tại các nước phát triển, đặc biệt là các loại hình văn hóa bảo đảm đời sống
mang tính truyền thống hầu như bị đẩy lùi vào quá khứ và được thay thế bằng diện
mạo của công nghệ và kỹ thuật hiện đại (đường sá, cầu cống, phương tiện sinh
hoạt,…).
Đô thị hóa hiện nay đang thúc đẩy nhanh qúa trình thực hiện đời sống đô
thị ở nông thôn các vùng trong cùng một nước và làm thay đổi hẳn bộ mặt của xã
hội cũ ở những nơi ấy. Nhìn chung, đô thị hóa ngày nay mang tính toàn cầu, nó vừa
là nhu cầu của các dân tộc trên thế giới, vừa là nguyện vọng của các quốc gia chậm
phát triển.
Như vậy, đô thị hóa là một hiện tượng mang tính quy luật tất yếu khách
quan trong quá trình phát triển của xã hội loài người, quá trình đô thị hóa là quá
trình phát triển về kinh tế, xã hội, phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, của những tiến bộ khoa học – kỹ thuật, của nền văn hóa một quốc gia dân tộc.


Ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước, quá trình đô thị hóa đã diễn
ra hết sức nhanh chóng. Nhìn chung, trong 10 năm (1990 – 2000), do tác động của
chính sách đổi mới, Việt Nam đã bước vào một thời kỳ đô thị hóa mạnh mẽ, đặc biệt
ở các thành phố như: Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần
Thơ và một số tỉnh lân cận. Các đô thị nước ta đã phát triển nhanh cả về số lượng và
chất lượng so với hàng chục năm trước đây, đáp ứng được nhu cầu phát triển xã hội
và văn hóa, mở rộng địa bàn, thị trường, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật ngày càng
hiện đại hơn. Đồng thời, các đô thị đã trở thành một động lực cho sự tăng trưởng
kinh tế toàn xã hội, là nơi diễn ra quá trình tiếp xúc với nền văn minh thế giới hiện
đại, nơi hình thành những khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới và những
khu văn hóa hiện đại.
Cần Thơ là một thành phố trực thuộc Trung ương, một trong những thành
phố lớn của cả nước. Thành phố Cần Thơ nằm trên trục giao thông và giao thương

giữa vùng tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, Đồng Tháp Mười và thành phố Hồ
Chí Minh. Cần Thơ là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại – dịch vụ, du
lịch, trung tâm giáo dục đào tạo và khoa học – công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa
của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Nhìn chung, thành phố Cần Thơ có
vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả
nước, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng. Sự phát
triển của đô thị cũng góp phần phản ánh sự phát triển của cả nước.
Việc nghiên cứu “Qúa trình đô thị hóa ở thành phố Cần Thơ từ 1975 đến
2000” là cần thiết trong việc góp phần nâng cao nhận thức và tăng cường tri thức về
lịch sử Việt Nam, vấn đề trên cũng có ý nghĩa nhằm dựng lại bức tranh lịch sử tổng
thể về quá trình đô thị hóa ở thành phố Cần Thơ trong gian đoạn từ 1975 đến 2000,
trên cơ sở đó góp phần phục vụ cho công cuộc đổi mới xây dựng đất nước.
Với những lý do khoa học thực tiễn nêu trên, chúng tôi đã chọn vấn đề:
“Qúa trình đô thị hóa ở thành phố Cần Thơ từ 1975 đến 2000” làm đề tài luận văn
tốt nghiệp của mình.


2.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Như tên đề tài, đối tượng nghiên cứu của luận văn là qúa trình đô thị hóa ở
thành phố Cần Thơ từ 1975 đến 2000.
Không gian nghiên cứu của đề tài là địa bàn thành phố Cần Thơ ngày nay.
Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, đề tài cũng đề cập đến các vùng thuộc
địa bàn tỉnh Hậu Giang cũ và tỉnh Cần Thơ trước khi tách tỉnh.
Lý do của phạm vi trên là: từ năm 1976 – 1991, TP Cần Thơ là một phần
của tỉnh Hậu Giang (tương đương tỉnh lỵ, là một trung tâm hành chính, kinh tế... của
tỉnh). Như vậy Cần Thơ là một phần của Hậu Giang. Từ năm 1991 – 2000, TP Cần
Thơ hiện nay thuộc tỉnh Cần Thơ (vẫn là trung tâm hành chính, kinh tế quan trọng

của tỉnh, mang tính chất tỉnh lỵ, được mang tên tỉnh, "Cần Thơ là một tỉnh").
Hai quá trình trên phản ánh rõ quá trình đô thị hóa của thành phố Cần Thơ
(từ tỉnh lỵ, thị xã trở thành thành phố, thành phố cấp I, TP trực thuộc Trung ương...).
Về thời gian, phạm vi của đề tài là 1975 – 2000. Năm 1975 là mốc mở đầu
một thời kỳ lịch sử có nhiều biến đổi quan trọng và sâu sắc, là năm miền Nam hoàn
toàn được giải phóng, đất nước được thống nhất. Mốc 2000 là năm bước vào
ngưỡng cửa thiên niên kỷ mới, đồng thời là năm đánh dấu những thành tựu đạt được
của công cuộc đổi mới đất nước nói chung, thành phố Cần Thơ nói riêng sau 25 năm
giải phóng.
Để đảm bảo tính hệ thống và liên tục, nội dung đề tài cũng trình bày một
phần về quá trình đô thị hóa ở TP Cần Thơ trước năm 1975 để thấy rõ cơ sở kinh tế
- xã hội khi bước vào đô thị hóa ở các giai đoạn tiếp theo. Với phạm vi thời gian đã
xác định, đề tài tập trung giải quyết các vấn đề: quá trình đô thị hóa đã diễn ra như
thế nào, những đặc điểm, những nhân tố khách quan và chủ quan đã tác động và chi
phối quá trình đô thị hóa, những bài học lịch sử cho sự phát triển bền vững ở thành
phố Cần Thơ.


3.

Lịch sử vấn đề.

Trong những năm gần đây, vấn đề đô thị hóa đã được nhiều nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu, tiêu biểu là các công trình sau:
Cuốn “Đô thị Việt Nam” tập 1, 2 của Đàm Trung Phường (1995) đã đề cập
khá toàn diện về lĩnh vực đô thị Việt Nam. Trong tập 1, tác giả đã đi sâu vào một số
vấn đề lý luận về cơ sở của đô thị Việt Nam như: vấn đề đô thị hóa, cấu trúc của các
đô thị, quá trình hình thành và phát triển của đô thị Việt Nam, đặc trưng đô thị hóa ở
Việt Nam. Trong tập 2, tác giả đề xuất triển vọng phát triển hệ thống đô thị Việt
Nam trong những thập kỷ tới.

Cuốn “Dân tộc – đô thị và đô thị hóa” của Mạc Đường (2002), tác giả đề
cập các vấn đề: Việt Nam và vấn đề đô thị hóa trong lịch sử, đô thị hóa và lịch sử
phát triển xã hội, dân tộc học – đô thị khái luận.
Ngoài ra còn có hàng loạt các công trình khác như:
Lê Thanh Sang, Đô thị hóa và cấu trúc đô thị Việt Nam trước và sau đổi
mới 1979 – 1989 và 1989 – 1999, nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội, 2008.
Trần Văn Bính, Hoạt động giải trí của đô thị Việt Nam hiện nay, nhà xuất
bản Văn hóa thông tin, 2004.
Trần Ngọc Chính, Quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam, tập 1 nhà xuất bản
Xây dựng Hà Nội, 1999.
Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020,
nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội, 1998.
Môi trường nhân văn và đô thị hóa tại Việt Nam, Đông Nam Á và Nhật
Bản, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1997.
Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí
Minh, 1996.


Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa hiện đại
hóa ở Việt Nam, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, 1998.
Nhìn chung, các công trình trên đây đã đề cập các vấn đề lý luận về đô thị
hóa nói chung, đại cương về đô thị hóa ở Việt Nam nói riêng.
Ngoài ra, có nhiều tác phẩm viết về Cần Thơ trên nhiều lĩnh vực, tiêu biểu
là:
Địa chí Cần Thơ Nguyễn Lương Bằng (chủ biên), nhà xuất bản Tổng hợp
thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002 đã trình bày một cách khái quát về quá trình
hình thành, địa lý và dân cư, lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng; kinh tế, văn
hóa, xã hội của Cần Thơ qua các thời kỳ.
Quyển Cần Thơ 25 năm xây dựng và phát triển (1975 – 2000), cục thống
kê, xuất bản năm 2000 và 30 năm xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ (1975

– 2005) do Uỷ ban nhân dân Thành phố Cần Thơ xuất bản năm 2005 đã khái quát
lại những thành tựu kinh tế - xã hội của Cần Thơ sau 30 năm xây dựng và phát triển.
Trong Địa lý tỉnh Cần Thơ do Trần Đức Sơn, Đỗ Thị Chính (chủ biên), những đặc
điểm về địa lý tự nhiên, địa lý nhân văn, chính trị, hành chính, kinh tế - xã hội và địa
lý thành phố Cần Thơ đã được đề cập, Cần Thơ thế và lực mới trong thế kỷ 21 do
Chu Viết Luân (chủ biên), nhà xuất bản Chính Trị quốc gia Hà Nội, năm 2006.
Cùng với các bài viết như: Cần Thơ 1975 – 2000, Đặc san báo Cần Thơ,
năm 2000, đặc san gồm các bài viết về những thành quả chính trị, kinh tế, xã hội mà
tỉnh Cần Thơ đạt được trong 25 năm xây dựng đất nước, Cần Thơ – thành phố trung
tâm đồng bằng sông Cửu Long – Định hướng và giải pháp, Bộ xây dựng, năm 2004,
Đô thị hóa và phát triển đô thị Cần Thơ, Sài Gòn giải phóng, ngày 16/7/2002, Đặc
điểm địa lý tự nhiên của thành phố Cần Thơ và vai trò của nó trong phát triển kinh
tế (Luận văn tốt nghiệp lớp Sư phạm Địa lý – k9, Nguyễn Tấn Thành trường Đại
học Cần Thơ, 1987, Xây dựng nếp sống văn minh đô thị ở những vùng đô thị hóa
của thành phố Cần Thơ (Luận văn Thạc sĩ – chuyên ngành Văn hóa học, Hồng
Quốc Khánh, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 2006).


Trên cơ sở tham khảo và kế thừa có chọn lọc nguồn tài liệu trên để giải
quyết các nội dung của đề tài. Ngoài ra một nguồn tài liệu hết sức quan trọng để sử
dụng chủ yếu trong luận văn này là:
Các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ
tỉnh Cần Thơ (từ Đại hội I – IX), các số liệu thống kê về những chuyển biến kinh tế
- xã hội của Cục Thống kê tỉnh Cần Thơ từ năm 1975 đến 2000.
Các báo cáo của Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ và các cơ quan chức
năng có liên quan đến vấn đề đô thị hóa, niên giám thống kê của cục thống kê thành
phố Cần Thơ, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong tỉnh, sách báo, tạp chí
có liên quan đến đề tài.
4.


Phương pháp nghiên cứu .

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng 2 phương pháp cơ
bản của ngành học là:
Phương pháp lịch sử: để phản ánh quá trình lịch sử của các hiện tượng đô
thị hóa, các mặt biến đổi cụ thể của quá trình đô thị hóa.
Phương pháp logic: nhằm đạt tới sự khái quát, tìm ra đặc điểm, sự phát
triển của đô thị hóa qua các giai đoạn lịch sử, đúc kết những bài học lịch sử làm cơ
sở khoa học trong việc hoạch định chủ trương, chính sách của Nhà nước.
Một số phương pháp quan trọng được vận dụng trong việc nghiên cứu đề
tài là phương pháp nghiên cứu điền dã: thu thập thông tin về các sự kiện đô thị hóa
trong thực tế qua một số nhà quản lý hoặc một số nhà nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi còn tận dụng phương pháp thống
kê tập hợp số liệu để có thể đưa ra những nhận định, so sánh các thời kỳ nối tiếp
nhau.


5. Những đóng góp của đề tài.
Việc tìm hiểu: “Qúa trình đô thị hóa ở thành phố Cần Thơ từ 1975 đến
2000”, có những đóng góp sau:
-

Dưới góc nhìn của khoa học lịch sử, Luận văn sẽ nêu một cái nhìn

tổng quát, khách quan về quá trình đô thị hóa ở thành phố Cần Thơ qua các thời kỳ
khác nhau, dẫn đến những chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng, sự giai tăng
dân số và đời sống cư dân đô thị.
-

Trên cở sở đó, đề tài làm rõ những nhân tố khách quan, chủ quan chi


phối quá trình đô thị hóa ở thành phố Cần Thơ và rút ra một số bài học kinh nghiệm
cũng như những định hướng và giải pháp phù hợp theo hướng phát triển đô thị bền
vững trong những năm tiếp theo.
6.

Bố cục của đề tài.

Ngoài lời nói đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương.
Chương 1: Tổng quan về đô thị hóa và khái quát quá trình đô thị hóa ở
thành phố Cần Thơ trước năm 1975.
Chương 2: Chuyển biến về cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng ở thành phố Cần
Thơ trong quá trình đô thị hóa (1975 – 2000).
Chương 3: Chuyển biến về dân cư và đời sống cư dân ở thành phố Cần Thơ
trong quá trình đô thị hóa (1975 – 2000).


Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ HÓA
VÀ KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRƯỚC NĂM 1975

1.1. Quan niệm về “đô thị hóa”.
1.1.1. Quan niệm về “đô thị”.
Đô thị là một hiện tượng trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội, thu
hút một số lượng lớn sức lao động và dân cư nhiều nơi đến bởi những yếu tố: tài
nguyên, yếu tố sản xuất và phục vụ, phương thức và điều kiện sinh hoạt. Đô thị ra
đời từ rất lâu trong lịch sử, luôn biến động và phát triển. Dưới góc độ lịch sử Các
Mác đã nhìn nhận đô thị như sau: “Lịch sử cổ đại cổ điển là lịch sử của các đô thị,
nhưng các đô thị này được xây dựng trên cơ sở chiếm hữu ruộng đất và trên cơ sở

nền kinh tế nông nghiệp, nghĩa là có sự thâm nhập của các quan hệ nông thôn vào
thành thị. Lịch sử hiện đại là sự thâm nhập của các quan hệ thành thị vào nông
thôn… lịch sử Châu Á là sự thống nhất không phân chia giữa thành thị và nông
thôn” [24, 8]. Có thể nói, sự ra đời và phát triển của đô thị là một quá trình lịch sử.
Đô thị ngày nay có nhiều điểm khác biệt so với đô thị thời xưa, đô thị ngày nay với
sự phát triển của khoa học kĩ thuật, kinh tế đã làm biến đổi sâu sắc cấu trúc, chức
năng, kiến trúc và quy mô dân số đô thị, cũng như tỉ lệ dân cư đô thị.
Bách khoa toàn thư Hoa Kì (The American Encyclopedia) định nghĩa về đô
thị như sau: “thành phố (city) là một tập hợp dân cư có quy mô đáng kể, ở đó điều
kiện sống được xem là kiểu đô thị trái ngược với đời sống nông thôn và miền thôn
dã” [32, 15].
Ở Việt Nam từ xa xưa trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc
đã hình thành đô thị, nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng khái niệm đô thị gồm hai
thành tố: đô, thành, dinh, trấn hàm nghĩa chức năng hành chính – chính trị; thị có
nghĩa là chợ, phố, phường hàm nghĩa kinh tế hợp thành tên gọi. Đây cũng là đặc
điểm chung nhất, dễ nhận thấy nhất của các đô thị cổ Việt Nam. Theo Cao Xuân


Phổ thì: “Trong tiếng Việt có nhiều từ để chỉ khái niệm đô thị: đô thị, thành phố, thị
trấn, thị xã,… các từ đó đều có hai thành tố: đô, thành, trấn, xã hàm nghĩa chức
năng hành chính; thị, phố có nghĩa là chợ. Thời trước, chức năng hành chính lấn át
chức năng kinh tế; bộ phận đảm nhận cai quản đô thị là do nhà nước bổ nhiệm. Đô
thị Việt Nam khác với đô thị ở phương Tây là ở chổ đó. Tuy nhiên, đây là cách hiểu
về đô thị Việt Nam thời phong kiến.
Ở Việt Nam khái niệm đô thị bắt đầu được phân biệt khá rạch ròi dưới thời
Pháp thuộc, với các tên gọi đại thể như:
-

Centre (ngày trước ta thường gọi là “thị trấn”)


-

Centre Urbaine (trước thường gọi là “thị xã”)

-

Commuune (trước thường gọi là “thành phố”, tương đương thành phố

-

Municipalité (cũng gọi là “ thành phố" tương đương cấp II)” [32, 15].

cấp III)
Trong các nghiên cứu về đô thị ở Việt Nam và trên thế giới có nhiều định
nghĩa khác nhau về đô thị :
« Nhóm thứ nhất dựa trên mật độ dân số như : ở Mỹ, một khu cư trú chính
thức được gọi là đô thị nếu đó là bất kỳ cộng đồng nào có số dân từ 2.500 người trở
lên. Ở Nam Phi, số dân cần có để một điểm dân cư được gọi là đô thị tùy thuộc vào
chủng tộc dân cư.
Nhóm thứ hai như ở Brazil chẳng hạn: theo quan niệm của các nhà nghiên
cứu ở Brazil thì quy mô dân số không được sử dụng để xác định các đô thị, đơn giản
chỉ có thủ đô mới là đô thị. Định nghĩa về đô thị chủ yếu là dựa trên chức năng
chính trị của các đô thị » [19,25].
Cũng như định nghĩa dựa trên quy mô dân số, định nghĩa đô thị dựa trên
chức năng chính trị cũng khác nhau ở các quốc gia khác nhau.
Định nghĩa đô thị theo xu hướng xã hội học thì dựa trên cấu trúc và chức
năng của cộng đồng được gọi là đô thị. Theo một cách truyền thống định nghĩa có
tính xã hội học quan niệm rằng đô thị như là những hình thức tổ chức xã hội có xuất



xứ địa lý và mang những đặc trưng nhất định. Trong quyển Xã hội học đô thị, đã
dẫn một số định nghĩa của một số nhà nghiên cứu:
“Thứ nhất, có số dân tương đối đông, mật độ dân số cao và không thuần
nhất (theo Louis Wirth);
Thứ hai, ít nhất có một bộ phận dân cư làm các công việc phi nông nghiệp
và có một số chuyên gia (một số nhà khoa học xã hội còn yêu cầu phải có sự hiện
diện của ngôn ngữ viết – Sjoberg 1965);
Thứ ba, theo Maxber, một đô thị phải đảm nhận những chức năng thị
trường và ít nhất phải có một phần quyền lực quản lý điều hành (Weber 1958);
Thứ tư, các đô thị thể hiện những hình thức tương tác, trong đó một cá nhân
được biết đến không phải như một nhân cách đầy đủ theo nghĩa là ít nhất có một số
tương tác với những người khác không phải như là những cá nhân, mà là với các vai
trò mà họ đảm nhận;
Thứ năm, các đô thị đòi hỏi “một gắn kết xã hội” dựa trên một cái gì đó
rộng hơn là gia đình trực hệ hay bộ lạc, mà có thể là dựa trên luật lệ hợp lý hay
truyền thống như tôn giáo hay sự trung thành với nhà vua” [19, tr.25-26].
Tuy chưa có một định nghĩa thật đầy đủ, nhưng nhìn chung, các nhà xã hội
học định nghĩa đô thị theo các yếu tố sự tổ chức, các chức năng và những đặc trưng
xã hội của nó.
Ở Việt Nam, khi xác định nội dung của đô thị thì các nhà nghiên cứu, các
cơ quan quản lý đô thị, cũng như các nhà nghiên cứu về cơ bản đều dựa trên quy
định 132/HĐBT ngày 5 – 5 – 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) để
xác định thế nào là một đô thị. Theo đó “đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu là
lao động phi nông nghiệp, với phương thức sống thành thị; là trung tâm hành chính
của một vùng nhất định; có mạng lưới dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng phục vụ
dân cư đô thị”. Trên cơ sở định nghĩa trên, tác giả của quyển sách “Kinh tế học đô
thị” (Do GS.PTS Phạm Ngọc Côn chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật Hà
Nội, 1999), đã trình bày khái niệm về đô thị chủ yếu được xem xét theo tính chất đô
thị và điểm dân cư đô thị.



Khái niệm về đô thị theo tính chất đô thị:
“Xét về tính chất, đô thị phải có đủ ba điều kiện:
Một là, tính tập trung với mật độ cao. Đô thị không chỉ tụ hội một số lượng
lớn về dân số, vật chất và hoạt động, mà còn hạn chế trên một khu vực nhất định.
Chính do quy mô và mật độ của dân số, vật chất và hoạt động đã làm cho đô thị
khác biệt với nông thôn.
Hai là, tính kinh tế. Đô thị trước hết là một thực thể kinh tế, hơn thế nữa là
một thực thể tụ hội kinh tế phi nông nghiệp. Nói vậy có nghĩa, không chỉ đô thị là
kết quả trực tiếp của phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội,
phát triển kinh tế là nhân tố có tính chất quyết định đối với đô thị, mà còn vì sự phân
công và mối liên hệ giữa đô thị với nông thôn, tập trung biểu hiện ở sự khác biệt của
cơ cấu kinh tế giữa đô thị với nông thôn cùng với quan hệ chế ước qua lại giữa
chúng.
Tiếp cận các tính chất nói trên của đô thị có thể rút ra định nghĩa: đô thị là
một thực thể thống nhất hữu cơ của thực thể kinh tế phi nông nghiệp, thực thể xã hội
và thực thể vật chất tập trung với mật độ cao tại một khu vực nhất định” [10, tr.7374].
Khái niệm về đô thị theo điểm dân cư đô thị:
“Đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi
nông nghiệp, là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một tỉnh, một huyện” [10, 76]. Định nghĩa này có
nhiều điểm tương đồng với các tác giả của công trình “Quy hoạch xây dựng và phát
triển đô thị” (do GS.TS. Nguyễn Thế Bá chủ biên, trường Đại học Kiến Trúc Hà
Nội, 1997) cũng xác định: “Đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu
là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành
hay tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một
miền lãnh thổ, của một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện” [4,
5].



Tùy thuộc vào đặc điểm lịch sử và điều kiện kinh tế - xã hội - văn hóa chính trị của mình, mà mỗi nước có quy định riêng về điểm dân cư đô thị. Điểm dân
cư đô thị là một điểm dân cư tập trung phần lớn những người dân phi nông nghiệp,
họ sống và làm việc theo kiểu thành thị. Ở nước ta theo quy định số 132/HĐBT
ngày 5 tháng 5 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định đô
thị là điểm dân cư có các yếu tố cơ bản sau đây:
1.

Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc

đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định.
2.

Quy mô dân số nhỏ nhất là 4.000 người (vùng núi có thể thấp hơn).

3.

Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp ≥ 60% trong tổng số lao động, là nơi

có sản xuất và dịch vụ thương mại hàng hóa phát triển.
4.

Có cơ sở hạ tầng kĩ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân cư

5.

Mật độ dân cư được xác định tùy theo từng loại đô thị phù hợp với

đô thị.
đặc điểm từng vùng.
Từ 5 tiêu chí được xác định, đô thị được chia thành 5 loại:

“Đô thị loại I: là đô thị rất lớn, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã
hội, khoa học kĩ thuật, du lịch dịch vụ, trung tâm sản xuất công nghiệp, đầu mối
giao thông vận tải, giao dịch quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cả nước.
Dân số đô thị có trên 1 triệu người, tỉ lệ phi nông nghiệp ≥ 90 % tổng số lao động
của thành phố. Mật độ dân cư bình quân trên 15.000 người/km2. Loại đô thị này có
tỉ suất hàng hóa cao, cơ sở hạ tầng kĩ thuật và mạng lưới công trình công cộng xây
dựng đồng bộ.
Đô thị loại II: là đô thị lớn, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, sản xuất
công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giao thông, giao dịch quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự
phát triển của một vùng lãnh thổ. Dân số từ 35 vạn người đến dưới 1 triệu, tỉ lệ phi
nông nghiệp ≥ 90% trong tổng số lao động, mật độ dân cư bình quân trên 12.000
người/km2, sản xuất hàng hóa phát triển, cơ sở hạ tầng kĩ thuật và mạng lưới công
trình công cộng được xây dựng nhiều mặt tiến tới đồng bộ.


Đô thị loại III: là đô thị trung bình lớn, là trung tâm chính trị - kinh tế - văn
hóa - xã hội, là nơi sản xuất công nghiệp tập trung, dịch vụ - du lịch, có vai trò thúc
đẩy phát triển của một tỉnh hoặc từng lĩnh vực đối với một vùng lãnh thổ. Dân số có
từ 10 vạn đến 35 vạn, tỉ lệ phi nông nghiệp ≥ 80% trong tổng số lao động, mật độ
trung bình trên 10.000 người/km2 (vùng núi có thể thấp hơn). Cơ sở hạ tầng kĩ thuật
và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng từng mặt.
Đô thị loại IV: là đô thị trung bình nhỏ, là trung tâm tổng hợp chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất công nghiệp, thủ công
nghiệp, thương nghiệp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một tỉnh hay một vùng
trong tỉnh. Dân cư có từ 3 vạn đến 10 vạn (vùng núi có thể thấp hơn), tỉ lệ lao động
phi nông nghiệp ≥ 70% trong tổng số lao động. Mật độ dân cư trên 8.000 người/
km2 (vùng núi có thể thấp hơn).
Đô thị loại V: là những đô thị nhỏ, là trung tâm kinh tế - xã hội hoặc trung
tâm chuyên ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp,… có vai trò thúc đẩy sự phát triển
của một huyện hay một vùng trong huyện. Dân số có từ 4.000 (mức quy định tối

thiểu cho một điểm dân cư đô thị) đến 3000 người (ở vùng núi có thể thấp hơn). Tỉ
lệ lao động phi nông nghiệp ≥ 60% trong tổng số lao động. Mật độ bình quân 6.000
người/ km2” [4,tr.7-8].
Như vậy, việc xếp loại một đô thị chủ yếu dựa vào 3 tiêu chuẩn cơ bản là: vai
trò chức năng, quy mô dân số và tỉ lệ lao động phi nông nghiệp của đô thị đó. Trong
đó, việc xác định quy mô dân số và tỉ lệ lao động phi nông nghiệp chỉ được tiến
hành trong phạm vi nội thị. Nhìn chung, việc phân loại đô thị trước tiên là để phục
vụ cho công tác phân cấp quản lí đô thị, về mặt hành chính nhà nước được cụ thể
hóa như sau:
-

Thành phố trực thuộc trung ương tương đương cấp tỉnh phải là đô thị

loại I hoặc loại II do Trung ương quản lí.
-

Các thành phố thuộc tỉnh, các thị xã tương đương với cấp huyện đa số

thuộc đô thị loại III và loại IV, một số ít có thể thuộc loại V và do tỉnh quản lí.


Các thị trấn tương đương cấp xã thuộc đô thị loại V chủ yếu do huyện

quản lí.

Trong việc phân loại và phân cấp quản lí đô thị ở nước ta tên gọi của đô thị
là một yếu tố quan trọng. Những từ quen thuộc “Thành phố”, “Thị xã” và “Thị trấn”
được dùng để phân biệt loại và cấp quản lí cũng như quy mô và vị trí của từng loại
đô thị. Những năm gần đây có xuất hiện thêm từ “Thị tứ”, được hiểu là trung tâm
của các đơn vị cấp xã hoặc liên xã. Tuy nhiên, thị tứ chưa phải là điểm dân cư đô

thị, dù tại đây lại tập trung nhiều loại công trình phục vụ công cộng về kinh tế, văn
hóa, xã hội mang tính đô thị phục vụ cho người dân nông thôn. Những yếu tố này là
bộ mặt chính của làng xã, là điểm dân cư có màu sắc cả đô thị lẫn nông thôn nhưng
tính chất nông thôn vẫn là chính. Ở đây có cả những dãy nhà ở tập trung của những
người lao động làm nông nghiệp, phi nông nghiệp, bán nông nghiệp ở nông thôn.
Đây là một hình thức đô thị hóa tại chỗ phù hợp với điều kiện và môi trường sống
của Việt Nam, sẽ là mầm móng của các điểm dân cư đô thị tương lai theo hướng đô
thị hóa nông thôn. Điều này được ghi rõ trong quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày
23 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng quy hoạch
tổng thể đô thị Việt Nam đến năm 2020: “các thị tứ làm trung tâm kinh tế, văn hóa,
dịch vụ cho mỗi xã hoặc cụm xã, nhằm đẩy mạnh quá trình đô thị hóa nông thôn và
xây dựng nông thôn mới”.
1.1.2. Quan niệm về đô thị hóa.
Các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực đã nghiên cứu quá trình đô thị hóa
và đưa ra nhiều định nghĩa cùng với những đánh giá về quy mô, tầm quan trọng và
dự báo tương lai của quá trình này. Ở Việt Nam, từ những cách tiếp cận vấn đề khác
nhau nên đã có cách hiểu khác nhau về đô thị hóa. Trong quyển “Quy hoạch xây
dựng phát triển đô thị” do GS.TS. Nguyễn Thế Bá chủ biên, đã quan niệm:
“Đô thị hóa (Urbanization) là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là
sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và
đời sống.


Qúa trình đô thị hóa là quá trình công nghiệp hóa đất nước. Vì vậy cũng có
người cho rằng đô thị hóa là người bạn đồng hành của công nghiệp hóa. Qúa trình
đô thị hóa cũng là quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp,
cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng từ
dạng nông thôn sang thành thị.
Mức độ đô thị hóa được tính bằng tỉ lệ phần trăm số dân đô thị so với tổng
dân số toàn quốc hay vùng. Tỉ lệ dân số đô thị được coi như thước đo về đô thị hóa

để so sánh mức độ đô thị hóa giữa các nước với nhau hoặc các vùng khác nhau
trong một nước.
Tỉ lệ phần trăm dân số đô thị không phản ánh đầy đủ mức độ đô thị hóa của
các nước đó. Ngày nay, do nền kinh tế phát triển cao cũng như qua nhiều thế kỷ
phát triển, đô thị và công nghiệp hóa đất nước đã ổn định ở các nước phát triển và
phát triển cao. Chất lượng đô thị hóa ở đây phát triển theo các nhân tố chiều sâu. Đó
là việc nâng cao chất lượng cuộc sống, tận dụng tối đa những lợi ích và hạn chế tối
thiểu những ảnh hưởng xấu của quá trình đô thị hóa nhằm hiện đại hóa cuộc sống và
nâng cao chất lượng môi trường đô thị” [4, 15].
Một định nghĩa khác về đô thị hóa dựa trên cơ sở tiếp cận nhân khẩu học
và địa lý kinh tế. Theo định nghĩa này: “Qúa trình đô thị hóa chính là sự di cư từ
nông thôn vào thành thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong những
vùng lãnh thổ địa lý hạn chế được gọi là các đô thị. Đó cũng là quá trình gia tăng tỷ
lệ dân cư đô thị trong tổng số dân của một quốc gia” [19, 69].
Tuy nhiên, nếu chỉ hạn chế trong cách tiếp cận nhân khẩu học thì sẽ không
thể nào giải thích được tầm quan trọng và vai trò của đô thị hóa cũng như ảnh hưởng
của nó tới sự phát triển của xã hội hiện đại. Các nhà khoa học ngày nay ngả sang
cách hiểu đô thị hóa như là “một quá trình kinh tế - xã hội lịch sử mang tính quy
luật, trên quy mô toàn cầu. Khái quát hơn, đô thị hóa được xem là quá trình tổ chức
lại môi trường cư trú của nhân loại, ở đó bên cạnh mặt dân số, địa lý môi trường còn
có mặt xã hội, một mặt rất quan trọng của vấn đề” [19, 70]. Có thể nhận thấy đây là
một định nghĩa khái quát hơn và quá trình đô thị hóa được xem như là một cái


phông (bối cảnh) rộng lớn, trên đó diễn ra những biến đổi to lớn và sâu rộng trong
đời sống xã hội, đời sống của cả cộng đồng nông thôn và đô thị. Đô thị hóa là một
bức tranh phản ánh sự phát triển đa dạng của xã hội.
Dưới góc độ của xã hội học, định nghĩa về đô thị hóa đã được John
Macionis nêu lên trong cuốn sách giáo khoa về xã hội học (1988) như sau: “đô thị
hóa không chỉ thay đổi sự phân bố dân cư trong xã hội mà còn chuyển thể

(transform) nhiều kiểu mẫu (patterns) của đời sống xã hội. Đó cũng chính là sự phổ
biến và lan truyền những khuôn mẫu hành vi, ứng xử, vốn đặc trưng cho người dân
đô thị, sự lan truyền của một lối sống đô thị hay các quan hệ văn hóa đô thị tới các
vùng nông thôn và trên toàn bộ xã hội nói chung. Theo Louis Wirth, đặc trưng đô
thị là các kiểu mẫu của văn hóa và cấu trúc xã hội tiêu biểu cho các thành phố và
khác biệt rõ rệt so với văn hóa của cộng đồng nông thôn” [19, 70]. Theo quan điểm
này, thì đô thị hóa không chỉ tạo ra sự thay đổi trong dân cư mà còn làm chuyển thể
những khuôn mẫu trong đời sống xã hội. Nó tạo nên một lối sống đặc thù, bao gồm
những mô hình hành vi ứng xử đặc trưng của người dân đô thị, được gọi là lối sống
đô thị. Tuy nhiên, sự lan truyền hay phổ biến các giá trị văn hóa, cơ cấu xã hội hay
lối sống đô thị tới nông thôn không chỉ là sự tác động một chiều, mà còn là sự thâm
nhập, thích ứng lẫn nhau giữa lối sống đô thị và điều kiện sống nông thôn.
Ở góc độ kinh tế học, người ta lại nhấn mạnh vai trò và tỷ lệ 3 yếu tố của
sản xuất để xác định mức độ đô thị hóa, theo đó:
“Khu vực I: kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp sẽ ngày càng giảm dần theo xu
thế phát triển của các hoạt động kinh tế - xã hội đô thị.
Khu vực II: kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sẽ ngày càng đóng
vai trò quan trọng trong quá trình đô thị hóa.
Khu vực III: khu vực dịch vụ (theo nghĩa hẹp) quản lý xã hội, nghiên cứu,
du lịch,… cũng có vai trò quan trọng ngày càng tăng lên trong quá trình đô thị hóa”
[32, 23].
Theo một số ý kiến khác như:


Trong quyển kinh tế học của Phạm Ngọc Côn, định nghĩa về đô thị hóa đã
được nêu lên như sau: "Đô thị hóa theo hàm nghĩa chung nhất, là quá trình song
song với sự phát triển công nghiệp hóa và cách mạng khoa học công nghệ, dân số và
sức lao động phân tán của nông thôn và hoạt động phi kinh tế nông nghiệp không
ngừng tiến hành tụ hội trên không gian mà dần dần chuyển hóa thành yếu tố kinh tế
của đô thị. Vì vậy, đô thị hóa bao gồm 4 mặt nội dung:

-

Dân số nông thôn tập trung lên đô thị, dân số đô thị và số lượng đô thị

ngày càng gia tăng, tỷ trọng của dân số đô thị trong tổng số dân ngày càng nâng cao.
-

Phương thức sinh hoạt, phương thức tựu nghiệp và phương thức tư

duy của dân cư từng bước đô thị hóa.
-

Quan hệ giữa thành thị và nông thôn không ngừng biến đổi, đô thị trở

thành trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa, là động lực chủ yếu của sự phát triển
đi lên.
-

Khu vực phi đô thị dần chuyển hóa thành trạng thái khu vực có tính đô

thị” [10, 41].
Vẫn theo quan niệm này nhưng định nghĩa về đô thị hóa được trình bày gọn
hơn và đầy đủ hơn trong quyển Dân tộc học, đô thị và vấn đề đô thị hóa do Mạc
Đường chủ biên đã nêu như sau: “Đô thị hóa là một quá trình kinh tế và xã hội để
biến một vùng dân cư không có đô thị thành một vùng dân cư thuộc tính của xã hội
đô thị. Đô thị hóa còn là một quá trình biến đổi văn hóa và ứng xử. Văn hóa và cách
ứng xử đô thị dần dần bao trùm lên và làm tan biến dần văn hóa và ứng xử truyền
thống” [12, 115].
Như vậy, nhìn từ góc độ văn hóa, người ta lại coi bản chất của quá trình đô
thị hóa là khát vọng khám phá ra các hình thức sinh hoạt mới của con người. Đó là

quá trình tự phá vỡ các quan hệ của cơ cấu truyền thống đã được hình thành trong
dân cư nông nghiệp để thiết lập các thiết chế mới, để phát huy các khả năng sáng tạo
mới của mỗi cá nhân trong môi trường xã hội mới.
Nhìn chung, khái niệm về đô thị hóa rất đa dạng, bởi vì đô thị hóa chứa
đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển. “Đô thị


×