Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Những vấn đề tồn tại và hướng giải quyết của nợ dài hạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.61 KB, 15 trang )

Kế toán Tài Chính 2

Ths. Nguyễn Phi Sơn

MỤC LỤC

1


Kế toán Tài Chính 2

Ths. Nguyễn Phi Sơn

MỞ ĐẦU
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, trong phạm vi doanh nghiệp cũng như
giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp với các đơn vị, các tổ chức xã hội
phát sinh các quan hệ kinh tế rất phong phú và đa dạng. Trong các quan hệ đó, doanh
nghiệp có thể vừa là chủ nợ và là khách nợ. Các khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả cho
các đơn vị, các tổ chức kinh tế xã hội chính là nguồn hình thành nên một bộ phận tài sản
của doanh nghiệp.
Nợ dài hạn là một trong những khoản nợ phải trả của doanh nghiệp, đây cũng là
một phần quan tọng trong nguồn vốn của doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần phải
theo dõi chi tiết đối tượng và thời hạn khoản nợ nhằm đảm bảo việc thanh toán, duy trì
mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân.

2


Kế toán Tài Chính 2

Ths. Nguyễn Phi Sơn



NỘI DUNG
1. Kế toán nợ dài hạn (tài khoản 342)
1.1. Khái niệm nợ dài hạn và các khoản nợ dài hạn

Nợ dài hạn là khoản tiền mà doanh nghiệp nợ các đơn vị, các tổ chức kinh tế, các
cá nhân, có thời hạn nợ trên một năm như nợ thuê tài sản cố định thuê tài chính, hoặc
các khoản nợ dài hạn khác.
Tuỳ thuộc vào tính chất của các khoản nợ trong từng trường hợp cụ thể mà các
khoản nợ dài hạn có thể là tiền Việt Nam, hoặc ngoại tệ hay vàng, bạc, đá quý.
Các khoản nợ dài hạn bằng ngoại tệ hoặc bằng vàng, bạc, đá quý đều phải tổ chức
hạch toán chi tiết theo chế độ quy định hiện hành.
Nợ dài hạn gồm các khoản:
- Vay dài hạn cho đầu tư phát triển;
- Nợ dài hạn phải trả;
- Trái phiếu phát hành;
- Các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn;
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả;
- Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm;
- Dự phòng phải trả.
1.2. Nợ dài hạn
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ dài hạn như nợ thuê tài chính hoặc
các khoản nợ dài hạn khác .
Trong trường hợp nợ thuê tài chính, tổng số nợ thuê phản ánh vào bên Có của Tài
khoản 342 “Nợ dài hạn” là tổng số tiền phải trả được tính bằng giá trị hiện tại của khoản
thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê, trừ (-) số nợ phải trả kỳ
này, cộng (+) số thuế GTGT bên thuê còn phải trả dần trong suốt thời hạn thuê.

3



Kế toán Tài Chính 2

Ths. Nguyễn Phi Sơn

Trường hợp số tiền thuê tài chính được tính bằng ngoại tệ thì đơn vị đi thuê phải
tính toán, quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch
bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố ở thời
điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi vào tài khoản này. Khi trả nợ bằng ngoại tệ thì
bên Nợ Tài khoản 342 được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá đang phản ánh trên sổ
kế toán của tài khoản này.
1.3 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản nợ dài hạn 342
Bên Nợ:
- Trả nợ dài hạn do thanh toán trước hạn;
- Kết chuyển các khoản nợ dài hạn đến hạn trả sang Tài khoản 315;
- Số giảm nợ do được bên chủ nợ chấp thuận;
- Chênh lệch giảm tỷ giá do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản nợ dài hạn có
gốc ngoại tệ.
Bên Có:
- Các khoản nợ dài hạn phát sinh trong kỳ;
- Chênh lệch tăng tỷ giá do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản nợ dài hạn có
gốc ngoại tệ.
Số dư bên Có:
Các khoản nợ dài hạn còn chưa trả.
1.4. Phương pháp hoạch toán
Kế toán các khoản nợ dài hạn sử dụng tài khoản 342 - Nợ dài hạn.
Tài khoản 342 - Nợ dài hạn. Phản ánh các khoản nợ dài hạn như nợ thuê TSCĐ, thuê
tài chính hoặc các khoản nợ dài hạn khác.
1.4.1 Hoạch toán kế toán nợ dài hạn
I. Kế toán các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động thuê tài chính


4


Kế toán Tài Chính 2

Ths. Nguyễn Phi Sơn

1. Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua chưa có thuế
GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê:
- Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và các chứng
từ có liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT đầu
vào, ghi:
Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính (Giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 342 - Nợ dài hạn (Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu
hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê trừ (-) số nợ gốc phải trả kỳ này)
Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Số nợ gốc phải trả kỳ này).
- Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản xác định số nợ gốc thuê
tài chính đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi:
Nợ TK 342 - Nợ dài hạn
Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả.
2. Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua có thuế GTGT mà
bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê:
- Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, bên đi thuê nhận nợ cả số thuế GTGT do bên cho thuê
đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê mà bên thuê phải hoàn lại cho bên cho thuê, căn cứ vào
hợp đồng thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT phải hoàn lại cho bên cho thuê, ghi:
Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 138 - Phải thu khác (Số thuế GTGT đầu vào của TSCĐ thuê tài chính)
Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Số nợ phải trả kỳ này có cả thuế GTGT)
Có TK 342 - Nợ dài hạn (Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối

thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê trừ (-) số nợ gốc phải trả kỳ này cộng (+) số thuế
GTGT bên thuê còn phải trả dần trong suốt thời hạn thuê).
- Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính xác định số nợ gốc thuê tài
chính đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi:
Nợ TK 342 - Nợ dài hạn
5


Kế toán Tài Chính 2

Ths. Nguyễn Phi Sơn

Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả.

II. Kế toán các nghiệp vụ có liên quan đến các khoản nợ dài hạn khác
1. Khi phát sinh các khoản nợ dài khác dùng vào đầu tư XDCB, ghi:
Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang
Có TK 342 - Nợ dài hạn.
2. Đối với các khoản nợ không xác định được chủ nợ, khi có quyết định xoá hoặc không
phải trả khi cổ phần hoá doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 342 - Nợ dài hạn
Có TK 711- Thu nhập khác.
3. Cuối niên độ kế toán căn cứ số dư nợ dài hạn, xác định số nợ dài hạn đến hạn trả trong
niên độ kế toán tiếp theo, ghi:
Nợ TK 342 - Nợ dài hạn
Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả.
III. Cuối niên độ kế toán, tại thời điểm lập báo cáo tài chính: Số dư nợ dài hạn có gốc
ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố:
1. Nếu tỷ giá tăng, phát sinh khoản lỗ tỷ giá, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có TK 342 - Nợ dài hạn.
2. Nếu tỷ giá giảm, phát sinh khoản lỗ tỷ giá, ghi:
Nợ TK 342 - Nợ dài hạn
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
1.4.2 Sơ đồ kế toán nợ dài hạn

6


Kế toán Tài Chính 2

Ths. Nguyễn Phi Sơn

TK 111,112

TK 342
Trả nợ dài hạn

TK 242

Nợ gốc phải trả về thuế tài chính
TK 315

Kỳ sau

Kỳ này

TK 241


TK 131

Trừ khoản phải thu vào nợ DH nợ DH phát sinh dùng cho đầu tư
xây dựng cơ bản
TK 315

TK 413

Kết chuyển nợ DH đến hạn trả Lỗ tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ
Cuối năm

Lãi tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm
2. Những vấn đề tồn tại và hướng giải quyết của nợ dài hạn
2.1 Ưu điểm

- Nợ dài hạn là nguồn vốn có tính ổn định, lâu dài. Nó giúp cho doanh nghiệp đầu tư,
mở rộng sản xuất, mua sắm các trang thiết bị đầu tư cho sản xuất, giúp cho doanh nghiệp
phát triển ổn định.
- Kỳ hạn vay dài sẽ không tạo áp lực lớn trong hoạch định các phương án đầu tư. Đối
với các lĩnh vực sản xuất đặc thù, nguồn vay quá ngắn hạn dễ khiến doanh nghiệp mất
chủ động vì vậy các khoản nợ dài hạn sẽ khiến các doanh nghiệp chủ động hơn, đỡ lo
lắng hơn trong việc thực hiện các dư án lớn.
- Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu nhỏ thì doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình
thức huy động vốn bằng vay nợ; có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp.
7


Kế toán Tài Chính 2

Ths. Nguyễn Phi Sơn


- Tỷ số nợ dài hạn so với vốn chủ sỡ hữu ở mức hợp lý thì sẽ giúp công ty đạt được
lợi nhuận cao.
Ví dụ:
Tập đoàn AT&T là một công ty có một số lượng lớn nợ dài hạn, được thể hiện như
sau:
Một số thông tin tài chính cơ bản
Đơn vị tính: triệu


Nợ phải trả

+ Tổng các khoản nợ ngắn hạn: $39,372
+ Nợ dài hạn bao gồm nợ thuê tài chính: $11,635
+ Các khoản trợ cấp sau thôi việc: 8,908
+ Các khoản nợ dài hạn khác: 5,170
+ Các khoản nợ khác và các khoản tín dụng trả chậm: 5,798





Tổng nợ dài hạn: $31,511
Tổng nợ phải trả: $70,833
Vốn chủ sở hữu: 18,001
Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu: $88,884

AT&T Corporation, Annual Report, 1995
Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng nợ là 0.445 và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là 3.9.
Những nhân tố ảnh hưởng tới sự quản lý của AT&T để phải gánh chịu một khoản nợ lớn

như vậy là gì?
Về mặt lịch sử, AT&T là công ty điện thoại đường dài quốc tế. Đầu tư vào các
đường dây cáp điện, các máy biến thế, máy vi tính, và các loại tài sản khác, máy móc và
các thiết bị cần thiết cho công ty này là rất lớn. Chúng hầu hết là các tài sản dài hạn, và
cách xác định để tài trợ cho các tài sản đó là thông qua các nguồn tài chính dài hạn. Khi
Công ty đã được bảo vệ khỏi sự cạnh tranh, quản lý hợp lý, dự đoán đầy đủ thu nhập và
các luồng tiền đáp ứng các nghĩa vụ nợ và lãi suất, AT&T đã quan tâm rất hào phóng đến

8


Kế toán Tài Chính 2

Ths. Nguyễn Phi Sơn

quyền lợi của người lao động trong việc cam kết rằng sẽ trả cho nhân viên của công ty
sau khi họ nghỉ hưu….
Số liệu như trên cho thấy công ty AT&T có tỷ lệ nợ dài hạn và nợ trên vốn chủ sở
hữu rất cao. Tuy nhiên cơ cấu tài sản dài hạn của công ty cũng lớn. Như vậy nợ dài hạn
được sử dụng như đòn bẫy tài chính miễn là công ty đạt được lợi nhuận thỏa đáng và có
thể trả lãi và các khoản nợ đến hạn.
2.2 Khuyết điểm
- Nợ dài hạn sẽ là gánh nặng của công ty nếu công ty làm ăn không hiệu quả.
- Mức độ rủi ro về tài chính cao, phụ thuộc vào các chủ nợ bên ngoài.
- Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu quá cao trong khi đó tổng tài sản thấp sẽ khiến
doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả.
2.3 Hướng giải quyết nợ dài hạn
Nợ dài hạn sẽ giúp công ty phát triển đồng thời cũng có thể khiến công ty lâm vào
khó khăn vì vậy công ty phải biết tình hình kinh doanh cũng như khả năng của mình của
công ty mình để điều chỉnh khoản vay cho phù hợp. Bên cạnh đó công ty cũng phải tìm

hiểu về chính sách vay nợ dài hạn và đặt ra mục tiêu thanh toán các khoản nợ trong thời
gian hạn định.
Trước khi vay các khoản nợ dài hạn công ty phải tính toán tỉ mỉ về khả năng thanh
toán nợ dài hạn của công ty mình bằng cách phân tích các chỉ số khả năng thanh toán để
có khoản nợ dài hạn ở mức hợp lý nhất.
3. Khả năng thanh toán nợ dài hạn

Để phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
3.1 Khả năng thanh toán tổng quát

Là một chỉ tiêu tài chính cơ bản, nhằm cung cấp thông tin cho các cấp quản lý đưa
ra các quyết định đúng đắn nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
như: vay tiền, thời hạn vay,...

9


Kế toán Tài Chính 2

Ths. Nguyễn Phi Sơn

Khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp càng cao thì doanh nghiệp càng
dễ dàng trong công tác huy động vốn, do vậy việc phân tích chỉ tiêu thanh toán tổng quát
đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp thông tin đầy đủ cho các nhà
quản lý.
Để đánh giá chính xác khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp thì người
ta xem xét mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán và liên hệ với
đặc điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tất cả các tài sản có khả năng chuyển đổi
thành tiền theo giá thực tại của doanh nghiệp và được sắp xếp theo trình tự quay vòng của

doanh nghiệp.
Khi phân tích khả năng thanh toán người ta sử dụng hệ số khả năng thanh toán
tổng quát:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (K)=Tổng tài sản/Tổng nợ phải trả
Khi chỉ tiêu này >=1 thì chứng tỏ doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh toán
các khoản nợ phải trả.
Khi chỉ tiêu này < 1 thì chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán.
3.2 Khả năng thanh toán nợ dài hạn

Là chỉ tiêu cho biết khả năng thanh toán nợ dài hạn đối với toàn bộ tài sản của
doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao thì tình hình tài chính của doanh nghiệp càng ổn
định.
Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn=Tài sản dài hạn/Nợ dài hạn
3.3 Khả năng thanh toán nợ tài hạn đến hạn phải trả

Là chỉ tiêu cho biết khả năng thanh toán nợ dài hạn hạn đến hạn phải trả của doanh
nghiệp trong năm tới bằng nguồn vốn khấu hao thu hồi dự kiến và lợi nhuận sau thuế.
Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp có đủ và vừa khả năng thanh toán các
khoản tiền gốc vay dài hạn đến hạn phải trả và ngược lại.
Chỉ tiêu này được sử dụng dựa trên quan điểm là (i) Các khoản tiền vay dài hạn
của doanh nghiệp dùng để đầu tư tài sản dài hạn ; (ii) Gốc tiền vay dài hạn được thanh
10


Kế toán Tài Chính 2

Ths. Nguyễn Phi Sơn

toán cho các tổ chức tình dụng theo từng năm đã quy định trong hợp đồng vay; (iii)
Doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao bình quân với tài sản cố định để thu hồi

vốn đầu tư.
Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn đến hạn phải trả=(Lợi nhuận sau thuế+Vốn
khấu hao thu hồi)/Nợ dài hạn đến hạn phải trả
3.4 Khả năng chi trả lãi vay

Ta biết rằng gánh nợ về tài chính mà công ty phải đương đầu phụ thuộc rất lớn vào
khả năng tạo ra dòng tiền để chi trả nợ theo yêu cầu hàng năm. Lãi vay là một nghĩa vụ
tài chính đó và được đảm bảo chi trả từ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Do đó để đánh giá khả năng thanh toán nợ trong dài hạn ta cần phân tích hệ số khả
năng chi trả lãi vay được tính như sau:
Hệ số khả năng chi trả lãi vay = Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Lãi vay
Chỉ tiêu này đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả
lãi cho chủ nợ. Khi phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp là thường
xem xét trong mối quan hệ tương quan với khả năng sinh lời của doanh nghiệp dựa vào
phân tích hiệu quả kinh doanh. Khi khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng cao qua
nhiều năm thì chứng tỏ khả năng thanh toán nợ trong dài hạn của doanh nghiệp được đảm
bảo.
Ví dụ:
Doanh nghiệp có Lãi trước thuế và lãi vay là 80 tỷ VNĐ và chi phí tiền nợ lãi hàng
năm là 30 tỷ VNĐ thì:
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = 80 tỷ VNĐ / 30 tỷ VNĐ = 2,67
Nói cách khác, thu nhập của doanh nghiệp cao gấp 2,7 lần chi phí trả lãi.
Khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp thấp cũng thể hiện khả năng sinh lợi của tài
sản thấp. Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm
trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm Lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức nợ lãi
11


Kế toán Tài Chính 2


Ths. Nguyễn Phi Sơn

mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tuy nhiên rủi ro
này được hạn chế bởi thực tế Lãi trước thuế và lãi vay không phải là nguồn duy nhất để
thanh toán lãi. Các doanh nghiệp cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể
sử dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi. Những gì mà một doanh nghiệp cần phải đạt tới là
tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ của mình.
Chỉ riêng hệ số khả năng thanh toán lãi vay thì chưa đủ để đánh giá một công ty vì hệ
số này chưa đề cập đến các khoản thanh toán cố định khác như trả tiền nợ gốc, chi phí
tiền thuê, và chi phí cổ tức ưu đãi.
3.5 Hệ số nợ so với nguồn vốn chủ sở hữu

Các nhà cho vay dài hạn một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi, mặt khác cũng chú
trọng đến sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, bởi vì điều này
ảnh hưởng đến sự đảm bảo các khoản tín dụng của người cho vay. Vì vậy khi phân tích
khả năng đảm bảo nợ dài hạn phải tính hệ số giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Ta có:
Hệ số giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả/ Nguồn vốn chủ sở hữu
Đây là hệ số cho biết cơ cấu tài chính của doanh nghiệp một cách rõ ràng nhất.
Nợ và vốn chủ sở hữu chỉ là 2 nguồn vốn cơ bản để tài trợ vốn cho hoạt động của
một DN. Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng
được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hình tài chính của công ty.
Hệ số nợ trên vốn chủ sỡ hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức
mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của DN và làm thế nào DN có thể chi trả cho các hoạt
động. Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được
tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của DN được tài trợ chủ yếu
bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả
chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì DN ít gặp khó khăn hơn trong
tài chính. Hệ số này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản
của DN càng lớn.


12


Kế toán Tài Chính 2

Ths. Nguyễn Phi Sơn

Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sỡ hữu có
nghĩa là DN đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên DN có thể gặp rủi ro trong việc
trả nợ, đặc biệt là DN càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng
cao. Các chủ nợ ngân hàng cũng thường xem xét, đánh giá kỹ hệ số nợ (và một số hệ số
tài chính khác) để quyết định có cho DN vay hay không. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng
có một ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập DN. Do đó, DN phải
cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.
Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu cũng phụ thuộc nhiều vào ngành, lĩnh vực mà
công ty hoạt động. Ví dụ, các ngành sản xuất cần sử dụng nhiều vốn thì Tỷ lệ tổng nợ
trên vốn chủ sở hữu có xu hướng cao hơn, trong khi các công ty dịch vụ thì Tỷ lệ tổng nợ
trên

vốn

chủ

sở

hữu

thường


thấp

hơn.

Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức
mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể
chi trả cho các hoạt động. Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản
của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản
của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, hệ số
này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn
vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng
gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn.
Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu
có nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên doanh nghiệp có thể
gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi
suất ngân hàng ngày một tăng cao. Các chủ nợ hay ngân hàng cũng thường xem xét, đánh
giá kỹ tỷ lệ nợ (và một số chỉ số tài chính khác) để quyết định có chodoanh nghiệp vay
hay không.
Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ
vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài
chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.
13


Kế toán Tài Chính 2

Ths. Nguyễn Phi Sơn

Một điểm cần lưu ý là khi xem báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam,
bạn có thể thấy một số doanh nghiệp có tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu rất cao, có khi

lên đến cả chục lần, nhất là các doanh nghiệp nhà nước có tham gia kinh doanh bất động
sản. Trong thuyết minh báo cáo tài chính thông tin này được lý giải là công ty đã triển
khai nhiều dự án bất động sản có hiệu quả kinh tế cao. Do phần vốn nhà nước hạn chế,
doanh nghiệp đã huy động thêm nguồn vốn kinh doanh từ các tổ chức, cá nhân có nhu
cầu nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu căn hộ chung cư để thực hiện các dự án này.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành về chế độ và nội dung báo cáo quyết toán tài chính
của doanh nghiệp thì các khoản thu từ việc huy động nguồn vốn kinh doanh như trên khi
chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu và kết quả sản xuất - kinh doanh thì không tính vào
phần vốn chủ sở hữu, mà phải tính vào khoản nợ phải trả, mặc dù thực chất đây không
phải là khoản nợ phải trả dẫn đến tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu rất cao.

KẾT LUẬN

14


Kế toán Tài Chính 2

Ths. Nguyễn Phi Sơn

Các khoản nợ phải trả là nguồn vốn lớn của công ty, nợ phải trả ở mức hợp lý sẽ
giúp công ty phát triển nhanh chóng đặc biệt là các khoản nợ dài hạn.
Nợ dài hạn rất quan trọng bởi vì liên quan chặt chẽ tới mục tiêu lợi nhuận và khả
năng thanh toán của doanh nghiệp. Việc đạt được mức độ thích hợp của khoản nợ quyết
định đến thành công của doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần phải theo dõi chi tiết đối
tượng và thời hạn khoản nợ nhằm đảm bảo việc thanh toán tránh xảy ra những sai sót
ngoài ý muốn.

15




×