Lời nói đầu
Nhìn lại hơn 10 năm đổi mới, bộ mặt nước ta đã có nhiều thay đổi đáng
kể đó là đời sống nhân dân dã được cải thiện, các doanh nghiệp trong nước đã
thích nghi được với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế cũng thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng
trong công nghiệp và dịch vụ. Đảng và Nhà nước ta đang tiếp tục sự nghiệp đổi
mới phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Chính sách mở cửa
của Nhà Nước đã góp phần đẩy mạnh trao đổi hàng hoá, khuyến khích xuất
khẩu, nâng cao hiệu quả nhập khẩu. Nhà nước đồng thời mở rộng sự quan hệ
hợp tác kinh tế với tất cả các nước khác trên phạm vi toàn thế giới.
Tuy nhiên khi chuyển sang nền kinh tế thị trường với mục tiêu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá thì vấn đề nổi lên là tình trạng cơ sở hạ tầng yếu kém,
hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, chưa thực sự thúc đẩy được nội lực cũng như
ngoại lực cho sự phát triển của đất nước. Thương mại quốc tế có vai trò hết sức
quan trọng đưa nền kinh tế tăng trưởng phát triển. Đặc biệt đối với một nước
đang phát triển như nước ta thì việc nhập khẩu là không thể thiếu được. Hàng
hoá nhập khẩu nói chung,nhập khẩu nguyên liệu cho doanh nghiệp công nghiệp
nói riêng là nguồn bổ sung và thay thế những mặt mất cân đối của nền kinh tế,
bảo đảm một sự phát triển kinh tế ổn định đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy
nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập với nền kinh tế thế
giới chuyển dịch cơ cấu kinh tế .
Nguồn nguyên liệu nhập khẩu có ý nghĩa rất to lớn.Không chỉ có ý nghĩa
đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp mà còn có ý nghĩa trong
việc tiếp thu công nghệ hiện đại thế giới.
Nhận thức được tầm quan trọng như vậy nên việc hoàn thiện nhập khẩu
nguyên liệu cho doanh nghiệp công nghiệp sản xuất hàng xuất khâu là điều hêt
1
sức cần thiết vì nó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước. Qua quá trình
tìm hiểu em nhận thức được ý nghĩa to lớn của hoạt động nhập khẩu nguyên
liệu sản xuất hàng xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời
được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Mai Xuân Được, em đã chọn đề tài
"Nhập khẩu nguyên liệu cho doanh nghiệp công nghiệp sản xuất hàng xuất
khẩu – những vấn đề đặt ra và hướng giải quyết "
Đề án gồm 2 chương :
Chương I : Tổng quan về nhập khẩu nguyên liệu cho DNCN sản xuất
hàng xuất khẩu thời gian qua.
Chương II: Những vấn đề đặt ra và hướng giải quyết nhập khẩu nguyên
liệu của DNCN sản xuất hàng xuất khẩu.
2
Chương I
Tổng quan về nhập khẩu nguyên liệu cho DNCN sản xuất hàng xuất khẩu
thời gian qua.
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu, đánh giá tình hình nhập khẩu nguyên liệu
cho DNCN sản xuất hàng xuất khẩu của nước ta thời gian qua em trình bày một
số nét khái quát về nhập khẩu nói chung.
I. Một số nét về hoạt động nhập khẩu.
1. Khái niệm và vai trò của hoạt động nhập khẩu .
Xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu nói riêng là hoạt động kinh
doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Đó không phải là những hành vi riêng lẻ mà
là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong phạm vi một nền thương mại có
tổ chức cả các bên trong và bên ngoài nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng
hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu trong nước, ổn định và từng bước nâng cao
mức sống của nhân dân. Do đó, xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu nói
riêng là hoạt động kinh tế đem lại những hiệu quả đột biến rất cao nhưng có thể
gây thiệt hại lớn vì nó phải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài
mà các chủ thể trong nước tham gia xuất nhập khẩu không dễ dàng khống chế
được.
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, không có một quốc gia nào trên thế
giới phủ nhận vai trò của nhập khẩu đối với nền kinh tế của quốc gia mình.
Dưới đây, em xin đề cập tới vai trò của hoạt động nhập khẩu, đó là:
Thứ nhất, nhập khẩu bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền
kinh tế, đảm bảo một sự phát triển cân đối ổn định, khai thác tối đa tiềm năng
của nền kinh tế vào vòng quay kinh tế.
3
Thứ 2, Nhập khẩu mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, cho phép
tiêu dùng một lượng hàng hoá nhiều hơn khả năng sản xuất trong nước.
Thứ 3, nhập khẩu đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho
người lao động góp phần cải thiện và nâng cao mức sống nhân dân.
Thứ 4, nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
Thứ 5, nhập khẩu xoá bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để nền kinh tế
đóng cửa, chế độ tự cung, tự cấp.
Thứ 6, nhập khẩu tác động trực tiếp vào sản xuất và kinh doanh Thương
mại Quốc tế làm cho khối lượng và giá trị hàng nhập khẩu ngày càng gia tăng
cùng với sự phát triển kinh tế. Nhập khẩu giúp cho sản xuất được liên tục và ổn
định
Thứ 7, nhập khẩu có vai trò thúc đẩy sản xuất góp phần nâng cao chất
lượng hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng Việt Nam ra
nước ngoài, đặc biệt là nước nhập khẩu.
Thứ 8, nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng sản xuất trong nước và
hàng ngoại nhập, tức là tạo ra động lực bắt buộc các nhà sản xuất trong nước
phải không ngừng vươn lên và hoàn thiện sản phẩm của mình để có chất lượng
tốt, giá rẻ, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, từ đó thúc đẩy sản
xuất phát triển.
2. Vai trò của việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu.
Trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay việc hoàn thiện nhập
khẩu có vai trò hết sức quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế
của đất nước theo hướng mở rộng sản xuất ra nước ngoài.
Vai trò của hoàn thiện nhập khẩu là: Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu sẽ
nâng cao hiệu quả nhập khẩu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu . Hoàn
thiện hoạt động nhập khẩu sẽ làm cho quá trình nhập khẩu hàng hoá được nhanh
4
chóng hơn vì thế nó kịp thời đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng hoá cho sản xuất và
cho người tiêu dùng trong nước.
Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu được nhập hàng hoá dễ dàng vào trong nước tránh được những vấn đề
phức tạp trong quá trình nhập khẩu hàng hoá từ thị trường nước ngoài vào.
Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu kéo theo các chính sách, qui trình xuất
khẩu cũng phải được hoàn thiện, điều đó góp phần hoàn chỉnh một chính sách
Thương mại Quốc tế tạo điều kiện cho sự phát triển, mở rộng quan hệ kinh tế
với các nước trên thế giới.
Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu sẽ hạn chế được những rủi ro cho các
doanh nghiệp trong quá trình tham gia hoạt động nhập khẩu hàng hoá.
3. Các công cụ quản lý hoạt động nhập khẩu .
Mỗi một quốc gia có đặc trưng riêng trong quản lý hoạt động nhập khẩu
của mình. Một số nước tập trung vào công cụ thuế, những nước khác lại quản lý
nhập khẩu qua giấy phép, hạn ngạch, ngoại tệ, phi thuế quan... nhằm mục đích
là nhập khẩu phải đảm bảo phát triển kinh tế và ổn định đời sống nhân dân, các
nhà kinh doanh phải hiểu được những chính sách quản lý nhập khẩu của Nhà
nước.
ở Việt Nam, những chính sách quản lý nhập khẩu quan trọng nhất là:
Thứ nhất là thuế nhập khẩu.
Thứ 2 : Hạn ngạch nhập khẩu
Thứ 3: Giấy phép nhập khẩu.
Thứ 4 : Quản lý ngoại tệ.
4. Các hình thức nhập khẩu thông dụng trong các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu hiện nay.
Hoạt động nhập khẩu chỉ được tiến hành ở các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu trực tiếp. Trong thực tế, do các tác động của điều kiện kinh doanh cũng
như sự năng động sáng tạo của người làm kinh doanh đã taọ ra nhiều hình thức
5
nhập khẩu đa dạng khác nhau. Dưới đây là một vài hình thức thông dụng đang
được áp dụng trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay là:
- Nhập khẩu trực tiếp
- Nhập khẩu uỷ thác.
- Nhập khẩu liên doanh.
- Nhập khẩu tái xuất.
- Nhập khẩu gia công hàng xuất khẩu.
II. Tổng quan về nhập khẩu nguyên liệu cho DNCN sản xuất hàng xuất
khẩu thời gian qua.
Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu nói chung bình quân giai đoạn 1991 - 2000 là
17,5%, giai đoạn 2001 - 2006 là 19%. Nếu năm 1995 kim ngạch là 8,155 tỉ
USD, năm 2000 và 2004 con số đó tương ứng là 15,637 và 31,969 tỉ USD, thỡ
năm 2005 và 2006 đó đạt tới con số 36,978 và 44,410 tỉ USD. Nhỡn chung tăng
trưởng nhập khẩu của nước ta không ổn định qua các thời kỳ. Bởi vỡ nú cũn
phụ thuộc vào tỡnh hỡnh kinh tế thế giới và khả năng thu hút vốn đầu tư nước
ngoài của nước ta. Giai đoạn 1993 - 1996 tốc độ tăng trưởng nhập khẩu đạt con
số kỷ lục, có năm đạt tới 54,4% (năm 1993), sau đó giảm sút do ảnh hưởng của
khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, phục hồi ở mức cao năm 2000 (33,2%), từ
năm 2001 đến nay tương đổi ổn định ở mức trên 20%.
Giai đoạn 2001-2006, nước ta đẩy mạnh hội nhập và công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, trong ngắn hạn xuất khẩu chưa thể tăng kịp so với nhập khẩu. Tuy nhiên,
một điều đáng lưu ý là trong quý I năm 2007, tốc độ tăng của nhập khẩu cao
gần gấp đôi tốc độ tăng của xuất khẩu (33,6% so với 17,9%) và nhập siờu mới
chỉ trong một quý đó lên đến 1.315 triệu USD.
Tỷ trọng nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu tương đối ổn định kể từ
năm 1996 trở lại đây.Trong giai đoạn 2000 – 2006 thì nhập khẩu nguyên vật
liệu chiếm tỷ lệ 63,2% - 76,5%, chiếm tỷ lệ cao nhất tổng giá trị nhập khẩu.
6
Ta có bảng nhập khẩu phân theo nhóm ngành như sau :
Năm
Nhúm hàng
1990 1995 2000 2003 2004 2005 2006
A. Tư liệu sản xuất 85,1 84,8 93,8 93,6 93,1 89,6 91,3
Mỏy múc và thiết bị 27,3 25,7 30,6 32,4 30,4 14,3 14,8
Nguyờn, nhiờn, vật
liệu
57,8 59,1 63,2 61,2 62,7 75,3 76,5
B. Vật phẩm tiờu
dựng
14,9 15,2 6,2 6,4 6,9 10,4 8,7
Thực phẩm 2,5 3,5 1,9 2,3 2,4 - -
Hàng y tế 1,5 0,9 2,2 1,6 1,9 1,4 1,2
Hàng tiờu dựng khỏc 10,9 10,8 2,1 2,5 2,6 8,9 7,5
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nguồn: Tổng cục Thống kờ và tớnh toỏn của nhúm nghiờn cứu
Trị giá nhập khẩu tăng và xu hướng tăng tỷ trọng tư liệu sản xuất là kết quả tất
yếu của tăng cường xuất khẩu. Tuy nhiên, tốc độ tăng cao của nhóm nguyên
nhiên vật liệu cũng cho thấy sự phụ thuộc của hàng xuất khẩu vào nguyên liệu
nhập khẩu cũn khỏ lớn. Chẳng hạn, nguyờn liệu nhập khẩu trong ngành may
mặc chiếm đến 70%, da giày: 80%, ngành gỗ 50%, ngành nhựa: 85%, ngành
điện tử: 90%. Điều đó nói lên tính chất gia công cũn cao, giỏ trị gia tăng trong
tổng kim ngạch xuất khẩu cũn thấp. Tỷ trọng nhập khẩu cỏc mặt hàng chủ yếu
cũng cú những thay đổi. Nếu so sánh số liệu 10 mặt hàng chủ yếu nhập khẩu
bỡnh quõn giai đoạn 2001-2006 với giai đoạn 1996-2000 có thể thấy mức tiêu
thụ các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu tăng khá. Xăng dầu, nguyên phụ liệu
may mặc, da giầy, phân bón và sắt thép vẫn là những mặt hàng có kim ngạch
nhập khẩu lớn nhất. Bên cạnh đó, nhập khẩu các mặt hàng phân bón, xe máy có
xu hướng chững lại, trong khi đó nhu cầu nhập khẩu ô tô những năm gần đây
tăng khá nhanh.
7
So với các nước đang phát triển trong khu vực tỷ lệ nhập khẩu máy móc - thiết
bị của họ thường chiếm 30% - 40% tổng kim ngạch nhập khẩu thỡ tỷ trọng nhập
khẩu mỏy múc ở Việt Nam như vừa qua vẫn cũn thấp. Điều này cho thấy việc
Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp nước ta vào hàng rất thấp về đổi mới công nghệ
và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế là điều dễ hiểu.
Nguyên, nhiên, vật liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao, đồng thời tỷ trọng nhập
khẩu máy móc thiết bị khá nhỏ bé và hầu như không được cải thiện trong
khoảng thời gian dài (1996-2006) cho thấy xuất khẩu nước ta quá phụ thuộc vào
nguyên liệu nước ngoài và công nghệ chậm được thay đổi và mở rộng. Điều này
cho thấy sự phát triển yếu kém của ngành công nghiệp phụ trợ cũng như sản
xuất thay thế nhập khẩu, sự yếu kém về khả năng cạnh tranh của nền kinh tế xét
theo năng suất nhân tố tổng hợp (TFP)
(1)
. Do đó nếu không đổi mới công nghệ,
việc nhập khẩu các sản phẩm trung gian sẽ không cải thiện được giá trị gia tăng
của hàng xuất khẩu. Điều này sẽ hạn chế việc cải thiện cán cân thương mại
trong dài hạn.
Nhập khẩu đó cú sự thay đổi đáng kể theo thành phần kinh tế từ năm 1995
đến nay. Trước năm 1995, nhập khẩu chủ yếu phục vụ cho các ngành kinh tế
trong nuớc. Kể từ năm 1995, nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
tăng nhanh với tốc độ bỡnh quõn 34,7%/năm và đến nay đạt khoảng 35%. Một
điều đáng lưu ý là khu vực FDI, nhập khẩu chỉ bằng 50% khu vực vốn đầu tư
trong nước nhưng chiếm tới 55% giá trị xuất khẩu. Và từ năm 1995 đến nay khu
vực này toàn xuất siêu với mức độ ngày càng tăng. Năm 2006 xuất siêu tới 5,55
tỉ USD, trong khi đó khu vực trong nước nhập siêu tới 10,3 tỉ USD. Điều này
cho thấy, chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất
phục vụ xuất khẩu đó phỏt huy hiệu quả, đồng thời thể hiện khả năng cạnh tranh
xuất khẩu của nó hơn hẳn so với khu vực trong nước do có lợi thế về công nghệ,
định hướng mặt hàng và thị trường.
8
Bảng: Cơ cấu nhập khẩu phân theo thành phần kinh tế, 1995-2006
Năm 1995 2000 2003 2004 2005 2006
Tổng kim ngạch
(tr. USD)
8.155 15.636 25.226 31.969 36.978 44.410
Tốc độ tăng trưởng
(%)
34,4 33,2 27,8 26,7 15,7 20,1
DN 100% vốn trong
nước (tr. USD)
6.687 11.284 16.412 20.554 23.400 28.050
- Tỷ trọng 80,2 72,2 65,1 65,2 63 63,2
- Tăng trưởng (%) 27,9 34,9 25,8 25,2 13,8 19,9
Cân đối XNK (tr.
USD)
-2.711 -3.612 -6.397 -8.812 -9.511 -11.310
DN có vốn ĐTNN
(tr. USD)
1.468 4.352 8.815 10.962 13.600 16.360
- Tỷ trọng 18,0 27,8 34,9 34,8 37 36,8
- Tăng trưởng (%) 144,3 28,7 31,5 24,4 24,1 20,3
Cân đối XNK (tr.
USD)
5,0 1.813 1.346 3.299 4.953 6.505
Nguồn: Tổng cục Thống kờ và tớnh toỏn của nhúm nghiờn cứu
Tỷ trọng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu cao thể hiện
giá trị gia tăng thấp của nhiều mặt hàng xuất khẩu như dệt may, da giày, đồ gỗ,
điện tử. Nhập khẩu chưa kích thích xuất khẩu theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, nâng cao giá trị gia tăng. Hạn chế này cũng sẽ gây khó khăn cho việc
cải thiện cán cân thương mại.
Với tỷ trọng nhập khẩu cao từ các thị trường châu Á (nhập siêu chủ yếu với các
thị trường này), những nước có trỡnh độ công nghệ trung bỡnh và xuất siờu đối
với các thị trường có công nghệ nguồn, cho thấy Việt Nam đang đi theo lý
thuyết “đàn sếu bay” một cỏch tuần tự, nhưng tốc độ lại chậm hơn nhiều so
với các nước công nghiệp mới (NICs). Điều này sẽ gây khó khăn cho việc phát
triển theo kiểu rút ngắn, đi tắt đón đầu, xác định vị thế quốc gia trong chuỗi giá
9
trị toàn cầu. Trong bối cảnh đó, nguy cơ tụt hậu sẽ rất lớn, vỡ nguồn tài nguyờn
đang có xu hướng cạn kiệt. Nếu phát triển xuất khẩu theo hướng sử dụng ngày
càng nhiều tài nguyên như hiện nay thỡ việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng hơn
nữa là điều khó khăn, lợi thế trong hội nhập sẽ giảm đáng kể.
Chương II
Những vấn đề đặt ra và hướng giải quyết nhập khẩu nguyên liệu cho
DNCN sản xuất hàng xuất khẩu.
I . Quy trình nhập khẩu nguyên liệu.
Nguyên liệu cũng là một loại hàng hoá, do đó để thực hiện nhập nguyên liệu có
hiệu quả, cần tuân thủ các yêu cầu và quy định về hoạt động xuất, nhập khẩu
hàng hoá. Xem xét một cách tổng quát, quy trình nhập nguyên liệu gồm các
bước sau :
10