Tải bản đầy đủ (.pdf) (228 trang)

cách diễn đạt ý nghĩa tình thái của hành động phát ngôn trong truyện ngắn nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 228 trang )

BỘ GIÁO DỤC VA ĐAO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ KIM CHI

CÁCH DIỄN ĐẠT Ý NGHĨA TÌNH THÁI
CỦA HÀNH ĐỘNG PHÁT NGÔN TRONG
TRUYỆN NGẮN NAM CAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2003



MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................................... 3
MỘT SỐ QUY ƯỚC TRÌNH BÀY ................................................................................. 6
DẪN NHẬP ....................................................................................................................... 7
1.LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.......................................... 7
2.LỊCH SỬ NGHIẾN CỨU VẤN ĐỀ ..................................................................................... 7
3.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 13
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU .............................................. 14
4.1.Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................ 14
4.2.Nguồn tài liêu tham khảo: ............................................................................................ 14
5.ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ........................................................................................... 14
6.CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ........................................................................................... 15

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH THÁI VÀ TÌNH THÁI CỦA HÀNH ĐỘNG
PHÁT NGÔN TRONG TIẾNG VIỆT .......................................................................... 17
1.1.KHÁI NIỆM "TÌNH THÁI" ........................................................................................... 17


1.2.PHÂN LOẠI NGHĨA TÌNH THÁI ................................................................................. 21
1.2.1.Tình thái của hành động phát ngôn ........................................................................... 23
1.2.1.1.Lý thuyết về hành động ngôn từ ......................................................................... 23
1.2.1.2.Các loại tình thái chủ yếu của hành động ngôn từ ............................................ 29
1.2.2.Tình thái của lời phát ngôn ....................................................................................... 34
1.2.2.1.Tình thái khách quan: ........................................................................................ 34
1.2.2.2.Tình thái chủ quan ............................................................................................. 36
1.3.CÁCH DIỄN ĐẠT Ý NGHĨA TÌNH THÁI CỦA HÀNH ĐỘNG PHÁT NGÔN
TRONG TIẾNG VIỆT ........................................................................................................... 40
3


1.3.1.Cách diễn đạt trực tiếp của hành đông phát ngôn .................................................... 40
1.3.1.1.Tình thái nghi vấn .............................................................................................. 40
1.3.1.2.Tình thái cầu khiến ............................................................................................. 49
1.3.1.3.Tình thái cảm thán ............................................................................................. 54
1.3.1.4.Tình thái trần thuật ............................................................................................ 54
1.3.2.Cách diễn đạt gián tiếp ý nghĩa tình thái của hành động phát ngôn ........................ 56
1.3.2.1.Câu nghi vấn có giá trị cầu khiến: ..................................................................... 56
1.3.2.2.Câu nghi vấn có giá trị cảm thán ....................................................................... 57
1.3.2.3.Câu nghi vấn có giá trị khẳng định.................................................................... 57
1.3.2.4.Câu nghi vấn có giá trị phủ định ....................................................................... 58
1.3.2.5.Câu nghi vấn có giá trị phỏng đoán, ngờ vực, ngần ngại: ................................ 60
1.3.2.6.Câu trần thuật có giá trị cầu khiến, cảm thán ................................................... 60

CHƯƠNG 2: CÁCH DIỄN ĐẠT TRỰC TIẾP Ý NGHĨA TÌNH THÁI CỦA HÀNH
ĐỘNG PHÁT NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO .................................. 62
2.1.TÌNH THÁI NGHI VẤN ................................................................................................. 62
2.1.1.Tần số ........................................................................................................................ 62
2.1.1.1.Câu nghi vấn sử dụng các phương tiện nghi vấn: ............................................. 62

2.1.1.2.Câu ngôn hành ................................................................................................... 64
2.1.2.Đặc trưng về cấu tạo và ý nghĩa ............................................................................... 64
2.1.2.1.Đặc trưng về hình thức câu tạo và ý nghĩa câu nghi vấn sử dụng đại từ nghi
vấn trong truyện ngắn Nam Cao: ................................................................................... 65
2.1.2.2.Đặc trưng về cấu tạo và ý nghĩa của câu lựa chọn dừng quan hệ từ "hay'': .... 72
2.1.2.3.Đặc trưng về cấu tạo và ý nghĩa của câu nghi vấn sử dụng tổ hợp phụ từ: ...... 73
2.1.2.4.Đặc trưng về cấu tạo và ý nghĩa của câu nghi vấn sử dụng tiểu từ tình thái cuối
câu: ................................................................................................................................. 74
4


2.2.TÌNH THÁI CẦU KHIẾN: ............................................................................................. 78
2.2.1.Tần số: ....................................................................................................................... 78
2.2.2.Đặc trưng về cấu tạo và ý nghĩa của câu biểu thị tình thái cầu khiến: .................... 79
2.3.TÌNH THÁI CẢM THÁN ................................................................................................ 84
2.3.1.Tần số: ....................................................................................................................... 84
2.3.2.Đặc trưng về cấu tạo và ý nghĩa: .............................................................................. 85

CHƯƠNG 3: CÁCH DIỄN ĐẠT GIÁN TIẾP Ý NGHĨA TÌNH THÁI CỦA HÀNH
ĐỘNG PHÁT NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO .................................. 90
3.1.CÂU NGHI VẤN CÓ GIÁ TRỊ KHẲNG ĐỊNH............................................................. 90
3.1.1.Tần số: ....................................................................................................................... 90
3.1.2 Đặc trưng về hình thức cấu tạo và nội dung ý nghĩa: ............................................... 91
3.2.CÂU NGHI VẤN CÓ GIÁ TRỊ PHỦ ĐỊNH .................................................................. 98
3.2.1.Tần số: ....................................................................................................................... 99
3.2.2.Đặc trưng về cấu tạo và ý nghĩa: .............................................................................. 99
3.3.CÂU NGHI VẤN CÓ GIÁ TRỊ CẦU KHIẾN .............................................................. 110
3.3.1.Tần số: ..................................................................................................................... 110
3.3.2.Đặc trưng về cấu tạo và ý nghĩa: ............................................................................ 110
3.4.CÂU NGHI VẤN CÓ GIÁ TRỊ CẢM THÁN ............................................................... 114

3.4.1.Tần số: ..................................................................................................................... 114
3.4.2.Đặc trưng về cấu tạo và ý nghĩa ............................................................................. 114
3.5.CÂU NGHI VẤN CÓ GIÁ TRỊ PHỎNG ĐOÁN, NGỜ VỰC, NGẦN NGẠI ............. 118
3.5.1.Tần số: ..................................................................................................................... 118

5


MỘT SỐ QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
1.[ , ] : Tên tài liệu tham khảo và số trang trích dẫn được ghi bằng số thứ tự đặt trong
ngoặc vuông . số đầu tiên là số thứ tự của tài liệu tham khảo , số sau là số trang nơi trích dẫn
trong tài liệu . Hai số này được ngăn cách bởi dấu phẩy (,)
2.[ ] Tên tài liệu trích dẫn được ghi theo số thứ tự của tài liệu ở danh mục Tài liệu tham
khảo và được đặt trong ngoặc vuông.
3.a.....(2, x): a là số thứ tự tăng dần của những ví dụ trích dẫn từ truyện ngắn Nam Cao.
2 là Tập 2 (Tuyển tập nam Cao)
X là số trang trong tác phẩm có ví dụ được trích.
Tập và số trang được ngăn cách bằng dấu phẩy.
Ví dụ: 17. Ai đấy? (2.432):
17 là số thứ tự tăng dần của ví dụ trích dẫn từ truyện ngắn Nam Cao
(2,432): 2 là Tập 2
432 là số trang trong tác phẩm có ví dụ được trích
4. Cách viết tắt:
TGĐ: Tiền giả định
NC : Nam Cao

6


DẪN NHẬP

1.LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trong ngôn ngữ học, tình thái là một khái niệm được dùng để chỉ những hiện tượng ngữ
nghĩa- chức năng rộng lớn, đa dạng, phức tạp. Đặc trưng chung nhất của khái niệm này là xoay
quanh mối quan hệ giữa ngươi nói, nội dung miêu tả trong câu và thực tế. Hiểu theo nghĩa rộng
nhất, khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học sẽ bao hàm những kiểu ý nghĩa rất khác nhau: các
ý nghĩa thể hiện mục đích phát ngôn của người nói, các ý nghĩa khác nhau thể hiện sự đánh giá,
thái độ, lập trường hay cảm xúc của người nói đối với nội dung mệnh đề, ý nghĩa đối lập giữa
khẳng định và phủ định đối với sự tồn tại của sự tình... Một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ phân
chia tình thái thành 2 loại: tình thái của hành động phát ngôn, tình thái của lời phát ngôn.
Tình thái của hành động phát ngôn thuộc lĩnh vực dụng pháp. Tuy theo mục tiêu và tác
dụng trong giao tiếp mà các hành động phát ngôn xuất hiện các tình thái nghi vấn, cầu khiến,
cảm thán hay ưần thuật. Mục đích phát ngôn có thể thể hiện ra ngoài hay hàm ngôn. Do vậy,
chúng tôi nhận thấy cách diễn đạt ý nghĩa tình thái của hành động phát ngôn trong tiếng Việt là
một mảng nghiên cứu giàu tiềm năng.
Để có thể góp phần trả lời rõ hơn vấn đề đặt ra, hướng chủ yếu của chúng tôi là tập hợp
một số câu, đoản ngữ thể hiện suy nghĩ, nhận định, đánh giá, tình cảm của người nói để khảo
sát và vạch ra đặc trưng về hình thức cấu tạo và nội dung ý nghĩa của chúng.
Về mặt lý luận, luận văn hy vọng góp phần làm rõ thêm về khái niệm tình thái, chủ yếu là
tình thái của hành động phát ngôn, một loại tình thái từ trước tới nay đã được đề cập đến nhưng
chưa được quan tâm đúng mức và chưa đựơc lý giải đầy đủ.
Về mặt thực tiễn, quá trình giải quyết những vấn đề cụ thể về tình thái trong luận văn có
thể góp thêm ý kiến cho việc biên soạn tài liệu giảng dạy cũng như cho việc vận dụng trong
công tác giảng dạy của bản thân về những vấn đề có liên quan đến tình thái trong tiếng Việt.

2.LỊCH SỬ NGHIẾN CỨU VẤN ĐỀ
1. Trong logic học, vấn đề tình thái đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất lâu. Khởi
nguyên từ triết học cổ đại Hy lạp, khái niệm tình thái của logic học dựa trên hai phạm trù chủ
7



yếu là tính tất yếu (necessery) và tính khả năng (possibility). Aristote có thể đựơe xem là người
đầu tiên quan tâm đến vấn đề này [10, 94]. Tuy nhiên, những người đầu tiên xem xét logic tình
thái theo hướng hiện đại là C.I Lewis (1912),(1917) và C.I Lewis và CH Lang-ford (1932)
Logic học do quan tâm đến tính đúng sai của mệnh đề nên đã quan tâm đến tính tình thái
khách quan của câu. Các phạm trù thuộc tình thái khách quan được logic học quan tâm là tính
tất yếu, tính khả năng và tính hiện thực của nội dung mệnh đề. Tình thái khách quan trong logic
học không kể đến vai trò của người nói.
2. Trong ngôn ngữ, vấn đề tình thái cũng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất lâu.
Các công trình nghiên cứu về tình thái chủ yếu xoay quanh những nội dung như: phạm trù tình
thái, các loại tình thái, những ý nghĩa tình thái được phản ánh trong các ngôn ngữ, các phương
tiện diễn đạt ý nghía tình thái, quan hệ giữa ý nghĩa tình thái và những phương tiện tình thái cú
pháp học. Xét về phạm vi ý nghĩa tình thái, các tác giả có sự khác biệt như:
Ch. Bally dùng thuật ngữ "dictum" để chỉ thành phần cốt lõi của câu; "modus" để chỉ thái
độ của người nói [52, dẫn lại].
Lyons cho rằng tình thái là "thái độ của người nói đối với nội dung mệnh đề mà câu biểu
thị hay tình trạng mà mệnh đề đó miêu tả" [57, 452]
Palmer cũng cho rằng tình thái là thông tin ngữ nghĩa của câu thể hiện thái độ hay ý kiến
của người nói đối với điều được nói ra và chủ trương phân biệt trong câu " những yếu tố biểu
thị tình thái với những yếu tố biểu thị mệnh đề", tức phân biệt " tình thái" với " nội dung mệnh
đề" [58, 14]
F. Kiefer (1992) cho rằng khái niệm tình thái trong logic có mối quan hệ chặt chẽ với các
loại tình thái trong ngôn ngữ. Logic cổ điển chủ yếu quan tâm đến tình thái logic. Tuy nhiên,
trong ngôn ngữ, tình thái logic chỉ đóng vai trò ngoại vi.
Ông xác định: "Thực chất của 'tình thái' bao gồm việc tạo lập tính tương đối giữa giá trị
của các ý nghĩa của câu với một tập hợp các thế giới có thể có" ( The essence of 'modality'
consitss in the relativization of the validity of sentencs meanings to a set of possible worlds)
[59, 2515]. Các thế giới có thể có ở đây là mọi thế giới có thể gặp. Đó có thể là thế giới vật
chất mà cũng có thể là thế giới tinh thần. Do vậy mà có tình thái khách quan và tình thái chủ
quan. Như vậy, trong cách hiểu chặt chẽ theo ngữ nghĩa học truyền thống, tình thái không thuộc
8



mặt nghĩa của câu hoặc nó cũng có phần thuộc mặt nghĩa của câu, nhưng phần đó là phần nghĩa
có đặc trưng riêng như Bally đã giải thích. Hiểu như vậy, tình thái bao gồm cả tình thái logic,
tức là thứ tình thái đặt cơ sở trên các khái niệm tính khả năng (possibility) và tính tất yếu
(necessity). Do đó, nói về tình thái, theo nghĩa rộng, có thể hiểu là nói về cách mà con người
diễn đạt khác nhau về thế giới.
Theo Framley w (1992), Bybee quan niệm về tình thái có rộng hơn. Ông cho rằng tình
thái "là tất cả những gì mà người nói thực hiện cùng với toàn bộ nội dung mệnh đề" [55, 385].
Frawley W khi nghiên cứu các ngôn ngữ châu Âu ông đồng thời nghiên cứu tình thái trong mối
quan hệ với thức (mood) mà không chú ý rằng thức là một hiện tượng ngữ pháp, tình thái là
hiện tượng thuộc ngữ nghĩa của câu.
Trong khi logic học quan tâm đến tình thái khách quan của câu thì ngôn ngữ học lại quan
tâm đến tình thái chủ quan và xem tình thái là một bộ phận thuộc nội dung ngữ nghĩa của câu.
Trong phạm vi tình thái chủ quan, các nhà nghiên cứu phân biệt hai phạm trù chính là: Tình
thái nhận thức (epistemic modality) Tình thái đạo nghĩa (deontic modality)
John Lyons, (1977) cho rằng: Tình thái đạo nghĩa liên quan đến tính tất yếu hay tính có
thể của hành vi được thực hiện bồi một chủ thể có trách nhiệm về đạo đức và xem xét tình thái
theo nội dung về tính nghĩa vụ, sự cho phép và sự cấm đoán [57, 823-832].
F R. Palmer (1986) cho rằng: Tinh thái nhận thức liên quan đến tính khả năng, tính cần
thiết và mức độ cam kết của người nói đối với điều mà anh ta nói ra [58, 51]; tình thái đạo
nghĩa lại liên quan đến tính hợp thức về đạo lý của hành động đo một ngưòi nào đó hay do
chính ngưòi nói thực hiện [59, 96].
Rộng hơn là sự nghiên cứu tình thái gắn với lý thuyết hành động ngôn từ (Theory of
speech acts). J. R Searle cho rằng lý thuyết hành động ngôn từ thích hợp hơn để xem xét những
vấn đề về tình thái vì sự quan tâm đến quan hệ giữa người nói và điều được nói của lý thuyết
này. Tác giả nhấn mạnh năm hành động cơ bản của hành động tại lời. F.R Palmer (1986) chia
sẻ quan điểm trên khi cho rằng trong hành động tạo lời, chúng ta nói về một điều gì đó còn
trong hành động tại lời thì chúng ta làm một cái gì đó như trả lời câu hỏi, thông báo một sự
phán quyết, khuyến cáo, hứa hẹn. Sự khác biệt giữa nội dung mệnh đề và tình thái rất gần với

sự khác biệt giữa hành động tạo lời và hành động tại lời. [58,14]
9


Trong giới Việt ngữ học, vấn đề tình thái cũng được chú ý quan tâm nghiên cứu. Trên
tổng thể, các công trình này có thể được phân biệt theo hai nhóm như sau:
♦ (1) Nhóm tác giả vốn không trực tiếp quan tâm đến vấn đề tình thái nhưng trong quá
trình xử lý các vấn đề khác, họ đã xem xét đến một mặt nào đó của vấn đề tình thái. Từ đổ cũng
có thể nhận hiểu được những luận điểm có liên quan đến vấn đề tình thái. Có thể kể đến một số
tác giả có công trình liên quan đến vấn đề tình thái như:
Nguyễn Kim Thản (1997) trong Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt khi phân loại các loại từ
trong tiếng Việt đã cho rằng những trợ từ như ạ, cơ, vậy, mà,, đây, đấy, thế ấy là những trợ từ
phục vụ sự-biểu thị thái độ người nói. Tác giả cũng chú ý phân biệt loại câu nghi vấn chân
chính với các loại nghi vấn khác như câu nghi vấn tu từ học, câu nghi vấn khẳng định, câu nghi
vấn phủ định, câu nghi vấn cầu khiến.
Lê Cận- Phan Thiều (1983) trong Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt (tập 1, 2, 1983) có xác
định, miêu tả tình thái từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt (bao gồm tình thái từ đánh dấu thái
độ đặt trước các lớp từ cơ bản dùng để nhấn mạnh, loại đặt sau câu dùng để nhấn mạnh, tạo câu
hỏi, câu cầu khiến và loại biểu thị cảm xúc)
Đinh Văn Đức (1986) trong Ngữ pháp tiếng Việt- Từ loại (in lại và có bổ sung, 2001) khi
phân định từ loại trong tiếng Việt đã nhận định " tình thái vốn là một khái niệm về ngữ nghĩa
của câu, nghĩa là thuộc địa hạt cú pháp. Theo đó, cơ cấu nghĩa của câu truyền thống được chia
làm hai lớp: a) Lớp nghĩa ngôn liệu (dictum) gắn với việc miêu tả mệnh đề. b) Lớp nghĩa tình
thái (modus) gắn với việc đối chiếu nội dung ngôn ngữ với thực tại qua thái độ của người nói".
Tác giả cho rằng để biểu đạt các liên hệ tình thái của câu, tiếng Việt sử dụng hệ thống các từ
tình thái gồm: những từ tình thái chuyên dùng và những từ tình thái lâm thời.
Hoàng Phê (1987), đề cập đến tình thái khi nghiên cứu logic ngôn ngữ qua một số bài
nghiên cứu trên tạp chí và công tành nghiên cứu như "Toán tử logích-tình thái" (Ngôn ngữ số
4/1984); Logic ngôn ngữ học (1989). Tác giả Nguyễn Đức Dân trong Lôgích và tiếng Việt
(1999) cho rằng ở Việt Nam, Hoàng Phê có lẽ là người đầu tiên vận dụng lôgích tình thái để

nghiên cứu một số tác tử ngôn ngữ trong tiếng Việt, như tác tử "trừ phi" trong cấu trúc "P trừ
phi Q"[ll,93].

10


Đỗ Hữu Châu (1995) cho rằng: "Tính tình thái là một phần tất yếu của tất cả các phát
ngôn. Không thể có một câu nói hay một câu văn nào lại không mang một tình thái nhất định",
Đỗ Hữu Châu (chủ biên) - Cao Xuân Hạo (1995) " Hai chữ tình thái nếu có được quan tâm lại
thường đi đôi với những định kiến sai lạc. Sự hiểu lầm phổ biến nhất là nghĩ rằng "tình thái"
tức là những sắc thái tình cảm, cảm xúc của người nói khi phát ngôn" [6, 66]
Bùi Tất Tươm (1995) khẳng định: Tính tình thái là một trong những đặc điểm chính của
câu... Câu bao giờ cũng phải thể hiện một tình thái nhất định [20,50]
Cao Xuân Hạo trong Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, quyển 1 (1991) khi nhận
định về cấu trúc nghĩa của câu, ông nếu quan điểm của logic học về "tình thái" ; đồng thời nhận
định " Trong ngôn ngữ, các tình thái của phát ngôn làm thành một bảng màu cực kỳ đa dạng,
trong dó phần lận đều có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến tính hiện thực, tính tất yếu và
tính khả năng, nhưng dưới nhiều sắc thái khác nhau và có nhiều cách biểu hiện khác nhau".
Ông phân biệt hai thứ tình thái khác nhau: tình thái của hành động phát ngôn (mođalité d
énonciation) và tình thái của lời phát ngôn (modalité d énoncé) [20, 50]
Hồ Lê với Cú pháp tiếng Việt- Cú pháp cơ sở, quyển 2 (1992): Khi trình bày về phạm trù
tình thái đã nhận định "Mỗi câu phát ra đều phải theo một trong bốn định hướng: trần thuật,
nghi vấn, cầu khiến, cảm thán". Do vậy, bốn loại câu trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán
ra đời là do có sự đối lập giữa bốn kiểu định hướng phát ngôn, mà định hướng phát ngôn là một
biểu hiện tình thái bắt buộc phải hiện diện trong mỗi câu. Từ đó, tác giả trình bày những
phương tiện ngôn ngữ đánh dấu từng kiểu câu theo từng định hướng phát ngôn [32, 417].
Nguyễn Đức Dân (1998) nêu một số vấn đề về tình thái trong ngôn ngữ: Tình thái là một
vấn đề rất rộng và còn rất mung lung mà các nhà logic học, kí hiệu học và ngôn ngữ học đêu rất
quan tâm. Người đầu tiên quan tâm đến vấn đề tình thái là Aristote với công trình De l
interprétation và Premiers analytiqyes. Tác giả cho rằng khó khăn đầu tiên mà các nhà ngôn

ngữ học gặp phải là tính đa nghĩa, tình mơ hồ của lớp từ tình thái như cần, phải, nên, có thể,
muốn, biết, tin, .. Từ đó mà đã có những giả thuyết khác nhau về lớp từ này: giả thuyết cú pháp,
giả thuyết ngữ nghĩa và giả thuyết ngữ dụng [11, 94].
Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp với Thành phần câu tiếng Việt (1998): giới thuyết
khái niệm tình thái theo quan điểm của các nhà nghiên cứu ở nước ngoài như J. Lyons, Palmer,
Bybee, J.R. Searle với lý thuyết hành động ngôn từ; ở Việt Nam như Cao Xuân Hạo. Tác giả
11


cũng trình bày các phương tiện ngôn ngữ dùng để biểu thị tình thái ương tiếng Việt. Đặc biệt,
tác giả trình bày rõ ràng tình thái ngữ trong hệ thống thành phần câu tiếng Việt [45, 215-235].
Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung trong Ngữ pháp tiếngViệt, t.1 (2000) nêu vấn đề về
tình thái từ: tình thái từ là tiểu từ chuyên dùng biểu thị ý nghĩa tình thái trong quan hệ của chủ
thể phát ngôn với người nghe hay với nội dung phản ánh; hoặc ý nghĩa tình thái gắn với mục
đích phát ngôn. Tình thái từ bao gồm các nhóm như: tình thái từ góp phần thể hiện mục đích
phát ngôn, tình thái từ biểu thị cảm xúc chủ quan hoặc khách quan, tình thái từ dùng để gọi đáp
[1, 148-151].
♦ (2) Nhóm trực tiếp quan tâm đến vấn đề tình thái: Các tác giả thuộc nhóm này chỉ khảo
sát vấn đề tình thái ở một khía cạnh nào đó của lĩnh vực này thể hiện qua những bài viết đăng
trên tạp chí ngôn ngữ như sau:
V.X Panfilof với " Các cấp thể và các chỉ tố tình thái - thể trong tiếng Việt"( G.L dịch)
(1979)
Vũ Thế Thạch "Ngữ nghĩa và chức năng của các từ được, bị, phải trong tiếng Việt hiện
đại" (1988)
Lê Đông. " Ngữ nghĩa- ngữ dụng của hư từ tiếng Việt: Ý nghĩa đánh giá của các hưưr
(1991)
Lê Đông. " Ngữ nghĩa- ngữ dụng của hư từ tiếng Việt: Siêu ngôn ngữ và hư từ tiếng
Việt"(1992)
Nguyễn Minh Thuyết. " Các tiền phó từ chỉ thời- thể trong tiếng Việt" (1995)
Nguyễn Văn Hiệp. "Hướng đến một cách miêu tả và phân loại các tiểu từ tình thái cuối

câu tiếng Việt" (2001)
Phạm Hùng Việt. " vấn đề tính tình thái với việc xem xét chức năng ngữ nghĩa của trợ từ
tiếng Việt" (1994).
Phạm Thị Ly. " vấn đề tình thái và bản sắc tiếng Việt trong những phương tiện diễn đạt ý
nghĩa tình thái" (Kỷ yếu Hội nghị Khoa học về ngữ pháp tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ, 2002)
Hoàng Tuệ." Nhận xét về Thời, Thể và Tinh thái trong tiếng Việt" (Báo cáo bằng tiếng
Nga tại Hội nghị, "Về khái niệm tình thái" (1996)
12


Lê Đông - Nguyễn Văn Hiệp." Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học "tạp chí Ngôn ngữ
7, 8/2003
♦ Có thể tóm tắt những đóng góp của các tác giả thuộc nhóm (1):
- Đa số các tác giả đều cho rằng câu bao giờ cũng thể hiện một tình thái nhất định. Tuy
nhiên, trong số các phạm trù ngữ pháp, ngữ nghĩa được trình bày trong hệ thống, phạm trù tình
thái không được chính thức nhắc đến.
- Chỉ đề cập chủ yếu đến hai phạm trù từ loại cơ bản là thực từ (bản chất là các từ ngôn
liệu) và hư từ (bản chất là các từ công cụ cú pháp) mà không có sự phân biệt rạch ròi giữa
phạm trù ngôn liệu và phạm trù tình thái. Do vậy, các yếu tố tình thái hoặc bị xếp lẫn vào thực
từ hoặc bị xếp lẫn vào hư từ. Từ đó, các yếu tố tình thái được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau
như phó từ, trợ từ, thán từ, ngữ khí từ., tuỳ theo những đặc điểm ngữ nghĩa cú pháp mà người
ta phân tích được trong câu.
♦ Sau đây là ý kiến của các tác giả thuộc nhóm (2):
- Các tác giả đã có sự phân biệt hai phạm trù: ngôn liệu và tình thái. Tuy nhiên, các tác giả
đã không đưa ra một tiêu chí minh xác nào trong việc phân xuất các yếu tố tình thái.
- Các tác giả thường chỉ tập trung vào việc phân tích các đặc điểm ngữ nghĩa, dụng pháp
của một số yếu tố tình thái phổ biến. Phạm vi nghiên cứu tuy không rộng nhưng cũng đã bộc lộ
được thái độ ứng xử với các yếu tố tình thái.
3.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tình thái là một bình diện khá rộng lớn trong ngôn ngữ. Các loại tình thái trong ngôn ngữ

nói chung rất đa dạng. Cách diễn đạt ý nghĩa tình thái của hành động phát ngôn ở mỗi ngôn
ngữ lại càng phong phú, phức tạp hơn. Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi chủ yếu vận
dụng những thành tựu của ngôn ngữ học về tình thái của hành động phát ngôn để khảo sát cách
diễn đạt ý nghĩa tình thái của hành động phát ngôn trong truyện ngắn Nam Cao.
Với điều kiện thời gian, tài liệu, kiến thức của bản thân còn hạn chế, chúng tôi chỉ mong
được đóng góp ý kiến về:
1.Cách diễn đạt trực tiếp ý nghĩa tình thái của hành động phát ngôn trong truyện ngắn
Nam Cao
13


2.Cách diễn đạt gián tiếp ý nghĩa tình thái của hành động phát ngôn trong truyện ngắn
Nam Cao.
Do tình thái trần thuật là loại tình thái được kiến trúc trên cơ sở câu trần thuật, là loại câu
làm cơ sở cho cách biểu hiện tình thái cầu khiến, cảm thán, chúng tôi chỉ chủ yếu tìm hiểu cách
diễn dạt ý nghĩa tình thái trong truyện ngắn Nam Cao ở một số tình thái như: tình thái nghi vấn,
tình thái cầu khiến, tình thái cảm thán.
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU
4.1.Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu, trong quá trình tiếp cận và phân tích đối tượng, chúng
tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp, đặc biệt là các phương pháp
nghiên cứu ngôn ngữ học. Các phương pháp được sử dụng kết hợp để hỗ trợ, tác động lẫn
nhau. Trong đó, một số phương pháp chủ yếu được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu
như sau:
- Đọc và tiếp cận lý luận về tình thái như khái niệm tình thái, phân loại tình thái tiếng Việt
để nhận biết tình thái của hành động phát ngôn làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
- Đọc, thống kê, phân loại, tiến hành phân tích, khảo sát cách diễn đạt các hành động phát
ngôn cụ thể trong truyện ngắn của Nam Cao.
4.2.Nguồn tài liêu tham khảo:
- Tài liệu tham khảo chủ yếu là các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học (ngữ

pháp học, ngữ dụng học) trong nước và một số tài liệu dịch từ các công trình nghiên cứu của
một số tác giả nước ngoài về tình thái.
- Nguồn ngữ liệu dùng để khảo sát được trích từ truyện ngắn của Nam Cao (Tập I và II)
- Ngoài ra luận văn còn tham khảo thêm những công trình nghiên cứu, bài viết về Nam
Cao.
5.ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Việc nghiên cứu đề tài "Cách diễn đạt ý nghĩa tình thái của hành động phát ngôn trong
truyện ngắn Nam Cao" theo chúng tôi có ý nghĩa như sau:
14


- Ở bình diện lý thuyết: Hiện nay vấn đề những vấn đề về tình thái nói chung, ý nghĩa tình
thái của hành động phát ngôn nói riêng còn đang được tiếp tục nghiên cứu để phát kiến những
vấn đề chưa tỏ. Chúng tôi hy vọng sẽ có thể đóng góp phần nào vào lý luận nghiên cứu ý nghĩa
tình thái của các hành động phát ngôn trong tiếng Việt.
- Ở bình diện ứng dụng: Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc, có nhiều đóng góp
cho nền văn học nước nhà. Một trong những thành tựu của ông có thể kể đến là nghệ thuật xây
dựng nhân vật và nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Ngôn ngữ kể chuyện của ông thật đặc sắc và
biểu hiện nhiều sắc thái khác nhau. Bên cạnh đó, Nam Cao còn là một tác giả có tác phẩm được
trích giảng trong chương trình văn học bậc phổ thông, vì vậy chúng tôi hy vọng luận văn của
chúng tôi phần nào có thể giúp các đồng nghiệp và bản thân mình trong công tác học tập và
giảng dạy. Mặt khác, qua tìm hiểu cách diễn đạt ý nghĩa tình thái của hành động phát ngôn
trong sáng tác Nam Cao, chúng tôi càng nhìn nhận rõ hơn sự phong phú, đa dạng của tiếng
Việt. Từ đó, có thể giữ gìn, vận dụng và phát triển ngôn ngữ giao tiếp trong cuộc sống, học tập
và công tác.
6.CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Với nội dung nghiên cứu và phương pháp như trên, luận văn có cấu trúc như sau:
- Dẫn nhập
- Nội dung:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH THÁI VÀ TÌNH THÁI CỦA HÀNH ĐỘNG PHÁT

NGÔN TRONG TIẾNG VIỆT
Chương 2: CÁCH DIỄN ĐẠT TRỰC TIẾP Ý NGHĨA TÌNH THÁI CỦA HÀNH ĐỘNG
PHÁT NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO
Chương 3: CÁCH DIỄN ĐẠT GIÁN TIẾP Ý NGHĨA TÌNH THÁI CỦA HÀNH ĐỘNG
PHÁT NGÔN TRONG TRUYỆN NGĂN CỦA NAM CAO.
- Kết luận.
- Phụ lục.
- Tài liệu tham khảo.

15


16


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH THÁI VÀ TÌNH THÁI CỦA
HÀNH ĐỘNG PHÁT NGÔN TRONG TIẾNG VIỆT

1.1.KHÁI NIỆM "TÌNH THÁI"
Khái niệm "tình thái" (modality, modalité) trong câu không phải là mới trong ngôn ngữ
học. Nó được hiểu không giống nhau ở các khuynh hướng ngôn ngữ học khác nhau.
Các tài liệu ngữ pháp thời cổ đã phân chia câu thành câu khẳng định, nghi vấn, cảm
thán... chính là dựa vào các tình thái hoặc khi liệt kê các thức như chỉ định, cầu khiến, mệnh
lệnh... là đã dựa vào sự phân chia tình thái.
Từ ý kiến của Charles Bally về sự phân biệt hai thành phần ngôn liệu (dictum) và tình thái
(modus) trong nội dung câu, nhiều nhà ngôn ngữ học hiện nay thống nhất xác định hai thành
phần trong nghĩa của câu:
(1)Nội dung nghĩa biểu hiện là phần cốt lõi của câu. Nó được tạo nên bởi nội dung của sự
tình, bao gồm lõi hạt nhân của vị từ và những tham tố xoay quanh nó. Nghĩa biểu hiện là nội
dung chính của mệnh đề.

(2)Nội dung nghĩa tình thái được tạo nên từ mối quan hệ giữa nội dung của câu với hiện
thực khách quan, với tình huống phát ngôn, với người nói, tức thái độ của người nói với nội
dung ấy.
Như vậy, tình thái là yếu tố thuộc bình diện ngữ nghĩa (nghĩa của câu). Trong khi các
khuynh hướng ngôn ngữ học trước đây cho là có thể hay không có ý nghĩa tình thái trong câu
thì các khuynh hướng ngôn ngữ họe , nhất là ngữ pháp học gần đây nhận định tình thái là phần
tất yếu trong tất cả các phát ngôn.
Ví dụ:
Trời mưa.
Trời mưa rồi.
Trời mưa rồi kìa!
Mưa rồi kìa!
17


Hình như trời mưa.
Trời lại mưa.
Trời cứ mưa mãi.
Các câu trên tuy cùng nhận định về một sự tình (trời mưa) nhưng chúng khác nhau chính
là do tình thái trong câu. Cách kiến giải trên của Bally hiện nay vẫn được nhiều nhà ngôn ngữ
học chấp nhận nhất là trong hướng nghiên cứu hoạt động phát ngôn. Dù có những hướng giải
quyết khác nhau về vấn đề tình thái, tựu trung các tác giả vẫn có một sự thống nhất cơ bản về
những điểm chủ yếu của khái niệm tình thái:
1.1.1.V.N Bondarenko cho rằng: Tính tình thái là phạm trù ngôn ngữ chỉ ra đặc điểm của
các mối liên hệ khách quan(tình thái khách quan) được phản ánh trong nội dung của câu và chỉ
ra mức độ của tính xác thực về nội dung của chúng trong câu đó theo quan niệm của ngưòi nói
( tình thái chủ quan) [52, 48]. Phạm Hùng Việt đồng tình với quan điểm trên và cho rằng: Tính
tình thái là phạm trù ngữ pháp- ngữ nghĩa biểu thị quan hệ của ngưòi nói với nội dung thông
báo ( tình thái chủ quan) và quan hệ của nội dung thông báo với hiện thực khách quan (tình thái
khách quan) [52,48].

1.1.2.Vận dụng quan điểm và phương pháp dụng học để phân tích về khái niệm tình thái,
A.M Peshcovskij cho rằng: Phạm trù tính tình thái thể hiện quan hệ giữa người nói với mối liên
hệ do nó lập nên giữa nội dung của một phát ngôn cụ thể và thực tế, tức là mối quan hệ với mối
quan hệ. Từ đó tình thái được nghiên cứu như là một phạm trù phức thể, nhiều phương diện tác
động lẫn nhau một cách tích cực với toàn bộ hệ thống của các phạm trù chức năng ngữ nghĩa
khác của ngôn ngữ và được liên hệ chặt chẽ với các phạm trù của ngữ dụng học. Theo cách
nhìn này, khi quan sát phạm trù tình thái ngưòi ta còn xét đến cả sự phản ứng, các tương tác
phức tạp giữa bốn nhân tố của quá trình giao tiếp: ngưòi nói, người đối thoại, nội dung của phát
ngôn và thực tế [52, 50].

Gần với quan điểm của Peshcovskij là quan điểm của 3 tác giả ngưòi Pháp : Jean-Louis
Chiss, Jacques Fỉlliolet, Dominique Mainguneau. Họ cho rằng tình thái có 3 chức năng: (1)
Thể hiện quan hệ giữa ngưòi nói và người đối thoại. (2) Thể hiện quan hệ giữa người nói và nội
dung thông báo thông qua những phạm trù logic như tất yếu, khả năng... hay là những phán
18


đoán về giá trị như hạnh phúc, sợ... (3) Thể hiện quan hệ giữa hành động phát ngôn đối với một
đặc thù thông báo riêng của nó [57, 16]
M.V Liapon cũng đồng tình với Peshcovskij khi nhận định: "Tính tình thái là một phạm
trù chức năng ngữ nghĩa thể hiện các dạng quan hệ khác nhau của phát ngôn đối với thực tế
cũng như các dạng đánh giá chủ quan khác nhau của điều được thông báo" [52, 48]. Ông cũng
phân chia thành hai loại tình thái khách quan và tình thái chủ quan và cho rằng khái niệm đánh
giá làm nên cơ sở ngữ nghĩa cho tình thái chủ quan [52, 49]. Tuy cho rằng tình thái là một
phạm trù ngữ nghĩa nhưng khi xác lập nguyên tắc để nhận định tình thái, Liapon lại nghiêng về
dụng pháp. Ông khẳng định các đối lập có liên quan đến tính tình thái như sau:
- Đối lập giữa các phát ngôn về đặc tính của mục đích giao tiếp (trần thuật, nghi vấn, kêu
gọi)
- Đối lập giữa các phát ngôn theo dấu hiệu "khẳng định", "phủ định"
- Sự phân tầng ý nghĩa trong phạm vi hiện thực tính- phi hiện thực tính(hiện thực tính- giả

thuyết tính- phi hiện thực tính)
- Mức độ tin tưởng khác nhau của ngưòi nói vào tính xác thực có trong ý nghĩa của ngưòi
đó về một thực tế
- Dạng biến đổi khác nhau giữa mối liên hệ của chủ từ với vị từ được biểu thị bằng các
phương tiện từ vựng [52,49].
Quan điểm trên của Liapon khi xác định cụ thể các hiện tượng tình thái đã có những đóng
góp nhất định cho lĩnh vực nghiên cứu tình thái dẫu rằng ông chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa
ba bình diện ngữ nghĩa- ngữ pháp- ngữ dụng.
Nhà ngôn ngữ học Mỹ rất nổi tiếng là Noam Chomsky, ngưòi mở đường cho trường phái
tạo sinh, có một cách nhìn khác về tình thái: Câu bao giờ cũng phải là câu khẳng
định(declarative), hay là câu nghi vấn, hay là câu mệnh lệnh. Tính chất khác nhau của những
câu đó là "tình thái". Như vậy, tình thái là yếu tố bắt buộc phải có, để cùng với "hạt nhân" tạo
ra "câu cơ sở". Câu sơ sở thuộc "cấu trúc bề sâu". Nó tồn tại trong tư duy người nói. Nó bao
gồm hai yếu tố: tình thái và hạt nhân. Từ cấu trúc bề sâu này,trong thực tiễn hoạt động ngôn
ngữ, nó trải qua những "cải biên" để chuyển sang "cấu trúc bề mặt".
19


Cũng theo trường phái này, không thể nào có một câu mà không có tình thái, tức thuộc
một trong các kiểu câu.Và cũng không thể nào lại có một câu chứa 2,3 tình thái, tức là cùng
một lúc thuộc 2,3 kiểu câu [49, 743-744].
1.1.3.Vận dụng ngữ pháp chức năng và lý thuyết đụng học vào tiếng Việt đồng thời nhận
chân giá trị các tác tử tình thái trong hệ thống, tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: " Phạm trù tính
tình thái truyền đạt quan hệ giữa nhận thức của ngưòi nói với nội dung của câu và quan hệ của
nội dung này với thực tế mọi ngôn ngữ. Nội dung này có thể được khẳng định, được phủ định,
được yêu cầu hay bị cấm đoán, được cầu mong hay đề nghị....Từ đó các câu được phân chia
theo phạm tru tính tình thái thành các câu tường thuật, câu hỏi, mệnh lệnh, cầu khiến...
Tác giả Cao Xuân Hạo [20] và Đỗ Hữu Châu [7 ] đã phân biệt một cách cụ thể tình thái
của hành động phát ngôn ( dụng pháp) và tình thái của lời phát ngôn (ngữ nghĩa). Tác giả Cao
Xuân Hạo khẳng định "Nội dung của bất kỳ một lời phát ngôn nào cũng chứa đựng một tình

thái nếu không phải là kết hợp nhiều thứ tình thái" [20,51]
Các yếu tố tình thái phần lớn đều có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến tính hiện thực,
tính tất yếu và tính khả năng như trong logic nhưng dưới nhiều sắc thái khác nhau và có nhiều
cách biểu hiện khác nhau[ 20, 50]. Ngoài ba phạm trù đó, tình thái liên quan đặc biệt đến thái
độ và cách đánh giá của người nói. Ông phân biệt:
- Tình thái của câu nói (modalité de la phrase) phản ứng thái độ của ngưòi nói đối với
điều mình nói ra, cách người nói đánh giá tính hiện thực, giới hạn của tính hiện thực, mức độ
của tính chính xác, của tính tất yếu, tính khả năng, tính chất đáng mong muốn hay đáng tiếc...
cũngg đều được thông báo.
- Tình thái của cấu trúc vị ngữ hạt nhân ( modalité de la prédication) phản ứng những
dạng thức thể hiện của hành động, quá trình, trạng thái hay tíụh chất do phần vị ngữ biểu đạt.
- Tình thái của hành động phát ngôn phân biệt các lời nói về phương diện mục tiêu và tác
dụng trong giao tiếp. Đó là sự phân biệt quen thuộc giữa các loại câu: trần thuật, hỏi, cầu khiến,
phản bác...
Tác giả Hoàng Tuệ cho rằng khi phân tích tình thái trong câu, cần phải xét đến phương
tiện biểu thị tình thái. Những phương tiện này khá đa dạng trong các ngôn ngữ. Nhưng, tựu
trung có những loại chính như:
20


(1) Những phương tiện ngữ pháp được gắn với vị ngữ. Trong tiếng Việt, đó là những phụ
từ thường làm yếu tố phụ cho yếu tố chính của vị ngữ.
(2)Những phương tiện từ vựng được dùng không gắn với vị ngữ rpà ở ngoài cấu trúc của
vị ngữ.
(3)Trong câu ghép, thành phần chính biểu thị tình thái, thành phần phụ biểu thị nội dung
cốt lõi của câu [50, 734-750]
Từ những định nghĩa trình bày trên về tình thái, chúng ta nhận thấy:
Một vấn đề mà các tác giả quan tâm khi đề cập đến vấn đề tình thái là thái độ, cách đánh
giá của ngưòi nói. Hoàng Phê (1989) cho rằng: "....phản ánh nhận thức, sự đánh giá, thái độ
cửa con người đứng trước hiện thực. Chính yếu tố tình thái này tạo nên tính cụ thể, tính sinh

động của lời nói" [36,139]
Như vậy, chúng ta có thể rút ra được những điểm quan yếu về tình thái như:
@ Tình thái- một phạm trù ngôn ngữ phản ánh cách thực hiện mối liên hệ tiềm năng giữa
các yếu tố ngôn liệu, cho biết mối liên hệ ấy là có thực hay không có thực ( hiện thực hay phi
hiện thực), là tất yếu hay không tất yếu, là có thể có hay không thể có [6,50]
@ Tình thái phản ánh các mối quan hệ phức tạp giữa 4 nhân tố của quá trình giao tiếp:
người nói, người đối thoại, nội dung của phát ngôn và thực tế. Những nhân tố đó có thể có
những mối quan hệ sau:
- Quan hệ giữa ngưòi nói đối với nội dung được thông báo (tình thái chủ quan).
- Quan hệ giữa điều được thông báo với hiện thực (tình thái khách quan)
- Quan hệ giữa ngưòi nói với mối quan hệ do nó lập nên giữa nội dung của một phát ngôn
cụ thể và thực tế (quan hệ giữa tình thái khách quan và tình thái chủ quan).
- Quan hệ giữa ngưòi nói và người đối thoại hoặc giữa nội dung phát ngôn với mục đích
giao tiếp (tình thái của hành động phát ngôn).
1.2.PHÂN LOẠI NGHĨA TÌNH THÁI
Trong logic học, tình thái của một mệnh đề thường được nghiên cứu qua ba thông số:
Tính khả năng (±)
21


Tính tất yếu (±)
Tính hiện thực (±)
Trong ngôn ngữ học, tình thái của phát ngôn còn được nghiên cứu qua nhiều thông số
khác như thái độ, sự đánh giá của người nói. Các thông số này không chỉ tạo thành tình thái
riêng trong câu, biểu hiện thái độ của người nói mà chúng còn hoa nhập vào ba thông số trong
logic để tạo nên những găm màu tình thái hết sức sinh động, phong phú trong ngôn ngữ.
Trong tác phẩm Semanticque Linguistique, 1980, J.Lyons phân biệt ba loại tình thái:
(1)Tình thái tất yếu và khả năng (La modalité nécessité et possibilité)
(2)Tình thái nhận thức (La modalité cognition)
(3)Tình thái nghĩa vụ (La modalité déontique)

Sau đó, năm 1990, ông bổ sung thêm hai loại nữa, đưa danh sách các loại tình thái lên
năm loại như sau:
(1)Tất yếu và khả năng (La nécessité et la possibilité)
(2)Tinh thái liên quan đến quá trình hiểu biết và nhận thức (Modalité épistémique et
factivité)
(3)Các thì trong ngữ pháp như là một loại tình thái (Les temps grammatical comme
modalité)
(4)Tình thái nghĩa vụ (La mođalité déontique)
(5)Bắt buộc, cho phép, cấm đoán, miễn trừ (L obligation, permission, Ì interdiction et la
dispence)
M. V. Liapon lại phân chia phạm trù tính tình thái thành hai loại:
(1)Tình thái khách quan (Objective modality) thể hiện cái được thông báo với thực tế.
(2)Tình thái chủ quan ( Subjective modality) thể hiện ở quan hệ của người nói với người
được thông báo.
N. Bondasenco khi xét đến cơ sở của hai loại tình thái trên, ông cho rằng: Cơ sở cho tình
thái khách quan chính là tính khả năng, tính thực tế và tính cần yếu
22


Cơ sở cho tình thái chủ quan chính là sự nghi ngờ, tính không chắc chắn và tính dứt
khoát.
Jean Louis Chiss, Jacques Filliolet, Dominique Maingueneau thống nhất phân chia tình
thái ngôn ngữ ra làm 3 loại như sau:
(1)Tình thái của hành động phát ngôn (La modalité d énonciation)
(2)Tình thái của lời phát ngôn (La modalité d énoncé)
(3)Tình thái của thông báo (La modalité de message)
Tiếp nhận cách phân loại trên và theo sự phân tích, phác thảo của một số tác giả như Cao
Xuân Hạo, Đỗ Hữu Châu, chúng tôi phân biệt hai loại tình thái:
(1) Tình thái của hành động phát ngôn (La mođalité d énonciation)
(3) Tình thái của lời phát ngôn ( La modalité d énoncé)

1.2.1.Tình thái của hành động phát ngôn
Mỗi câu nói đều thể hiện một hành động. Hành động được thể hiện khi nói rất đa dạng,
trong đó hành động thường được nói đến có thể là nghi vấn, yêu cầu, mệnh lệnh (tác giả Cao
Xuân Hạo gọi là hành động ngôn trung). Tình thái của hành động phát ngôn phân biệt các lời
nói về phương diện mục tiêu và tác dụng trong giao tế. Việc phân loại câu theo mục đích phát
ngôn của ngữ pháp ữuyền thống là dựa vào tình thái này. Mục đích phát ngôn có thể thể hiện ra
ngoài hay hàm ngôn. Do vậy, ở đây có sự phân biệt giữa câu trần thuật mang tính chất thông
báo thuần tuy và những câu có giá trị ngôn trung (illocutionary force) được đánh dấu: Câu xác
nhận, câu phản bác. Chẳng hạn, trong'tiếng Việt, câu trần thuật nhưng có thể là cầu khiến:
Quần áo con cũ hết rồi ( Câu trần thuật nhưng có hàm ý cầu khiến: muốn mua quần áo
mới)
Tình thái của hành động phát ngôn thuộc lĩnh vực dụng pháp.
1.2.1.1.Lý thuyết về hành động ngôn từ
1.2.1.1.1.Khái quát về hành động ngôn từ
Tư tưởng sâu xa đặt tiền đề cho lý thuyết này là tư tưởng triết học của nhà triết học người
Ấo L. Wittgenstein. Ông xem hoạt động giao tiếp cũng như hoạt động xã hội và việc sử dụng
23


ngôn từ, lời nói cũng như một hành động. Việc sử dụng lời nói chịu sự chi phối của các qui tắc
nhất định mà L. Wittgenstein gọi là "trò chơi ngôn ngữ". Tuy nhiên, "người đầu tiên trình bày
lý thuyếthành động ngôn từ một cách có hệ thống là J. Austin.
Người xây dựng nền móng cho lý thuyết hành động ngôn từ là nhà triết học người Anh
I.L.Austin. Công trình nghiên cứu của ông là "How to do thing with words" (1960). Luận điểm
cơ bản trong công trình này là: "To say is to do something" ( Nói là làm). Nói là một cách sử
dụng ngôn ngữ để biểu hiện, diễn tả một nội dung thông báo nào đó. Làm là hành động thực tể.
Từ luận điểm tiền đề này mà người ta xây dựng nên lý thuyết hành động ngôn từ.
Hành động ngôn từ là nhấn mạnh bản chất của câu nói. Khi ta nói một câu nghĩa là ta đã
thực hiện một hành động nào đó như thông báo, khuyên, chúc mừng, tuyên bố, xin lỗi, hứa,
thề. Đó là những hành động được thực hiện bằng ngôn từ hay còn gọi là hành động ngôn từ. J.

Austin xem hành động ngôn từ là một thể thống nhất những hành động:
Hành động tạo lời (locutionary act)
Hành động tại lời (illocutionary act)
Hành động mượn lời (perlocutionary act)
- Hành động taạo lời: Austin đặt tên cho hành động "nói một điều gì đó" là hành động tạo
lời. Đó là hành động sử dụng các phương tiện ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của
một ngôn ngữ để cấu tạo nên một câu nói. Chẳng hạn, xin lỗi, cảm ơn...là hành động tạo lời.
- Hành động tại lời: Austin đặt vấn đề: Nói một điều gì đó để thực hiện một hành động gì
đó là như thế nào? Trong giao tiếp, chúng ta có những hành động như hỏi, ra lệnh, đề nghị, yêu
cầu...Muốn thể hiện chúng ngay trong lời nói thì " cần nói một điều gì đó ". Nói cách khác,
hành động tại lời là hành động thực hiện ngay khi ta phát ra câu nói. Nó đồng nhất với mục
đích phát ngôn.
Ngày mai anh ấy đi Hà Nội có hành động tại lời là thông báo
Anh nên gặp cố ấy một tí có hành động tại lời là khuyên
Tương ứng với hành động tại lời là lực ngôn trung ( illocutionary force). Đó chính là mục
đích phát ngôn như ra lệnh, yêu cầu, khuyên nhủ, chúc tụng, ca ngợi, hứa hẹn... Do vậy, cần
phân loại các hành động tại lời.
24


Các hành động tại lời bị chi phối bởi các quy tắc hình thành tự nhiên theo cộng đồng. Vì
vậy mà mỗi loại hành động tại lời có những điều kiện sử dụng của nó. Ngữ dụng học xem hành
động tại lời là cốt lõi của hành động ngôn từ.
- Hành động mượn lời: Một hành động tại lời thường có hai hiệu quả khác nhau:
(1)Giá trị tự tại của hành động tại lời.
(2)Hiệu quả mà người nói có chủ đích gây ra cho người nghe. Trong tình huống-cụ thể,
với một cách nói riêng khi thực hiện một hành động tại lời, người nói mong muốn hướng đến
một mục đích nào đó. Loại hiệu quả này của một hành động tại lời, Austin gọi là hành động
mượn lời. Nói cách khác, hành động mượn lời là hành động mà thông qua việc phát ra câu nói,
người nói tác động đến tư tưởng, tình cảm.... của người tiếp nhận thông qua câu nói.

Đứng trước một hành động mượn lời, người nghe có thể không nhận ra ngay mặc dù có
thể hiểu đượd hành động tại lời. Một hành động tại lời có thể có những hành động mượn lời
khác nhau.
Ví dụ: Anh nên đi thăm cô ấy một lát. Ví dụ trên có hành động tại lời là khuyên nhủ; hành
động mượn lời có thể là một sự gợi ý, một sự thuyết phục hoặc cũng có thể nhằm tạo sự xúc
động cho người nghe qua thái độ quan tâm, ân cần của người nói.
.J. Searle và lý thuyết hành động ngôn từ:
J. Searle cho rằng khung lý thuyết hành động ngôn từ (theory of speech acts) là thích hợp
nhất để thảo luận những vấn đề về tình thái bởi thuyết hành động ngôn từ này quan tâm đến
quan hệ giữa người nói và điều được nói. Với công trình nghiên cứu speech acts (1969), Searle
được thừa nhận là có một vị trí đặc biệt trong sự phát triển lý thuyết hành động ngôn từ. Tuy
nhiên, Searle cho rằng quan điểm của Austin còn nhiều điều bất cập.Từ đó, ông đề nghị một sự
miêu tả khác, bao gồm:
(1)Các hành động phát ngôn: Đó là sự phát ngôn của một từ, một cụm từ hay một câu.
Hành động này ứng với hành động ngữ âm và hành động đưa đẩy của Austin.
(2)Các hành động mệnh đề: Đó là sự quy chiếu và vị từ hoa. Hành động này ứng với hành
động tạo vật, tạo lời của Ausin.

25


×