Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật trong thơ trương nam hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.67 KB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Ngô Thị Vĩnh Duy

CẢM HỨNG, HÌNH ẢNH VÀ NGÔN TỪ
NGHỆ THUẬT TRONG THƠ
TRƯƠNG NAM HƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Ngô Thị Vĩnh Duy

CẢM HỨNG, HÌNH ẢNH VÀ NGÔN TỪ
NGHỆ THUẬT TRONG THƠ
TRƯƠNG NAM HƯƠNG
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 32

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHÙNG QUÝ NHÂM

Thành phố Hồ Chí Minh - 2010




LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành được luận văn thạc sỹ này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối
với Ban giám hiệu, phòng KHCN – SĐH, khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Tp. HCM
cùng tất cả Quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại
trường.
Đặc biệt tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Phùng Quý Nhâm đã tận
tình giúp đỡ, quan tâm, động viên, lo lắng và chỉ dẫn cho tôi trong suốt quá trình làm
chuyên luận.
Xin cám ơn gia đình bé nhỏ của tôi đã là nguồn hậu thuẫn vững chắc, động
viên tôi hoàn thành chuyên luận này.
Tp.HCM, tháng 10 năm 2011
Ngô Thị Vĩnh Duy.


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ 1
MỤC LỤC ...................................................................................................... 2
DẪN NHẬP....................................................................................................... 4
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 4
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 5
3. Đóng góp của luận văn .......................................................................... 10
4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 10
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 11
6. Kết cấu luận văn..................................................................................... 11
CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRƯƠNG NAM
HƯƠNG. ......................................................................................................... 13
1.1. Cảm hứng nghệ thuật – vùng thẩm mĩ riêng của nhà thơ ............... 13

1.1.1

Cảm hứng nghệ thuật ................................................................ 13

1.1.2

Cảm hứng nghệ thuật – vùng thẩm mĩ riêng của nhà thơ ......... 16

1.2. Cảm hứng nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương ..................... 22
1.2.1

Cảm hứng hoài hương ............................................................... 22

1.2.2

Cảm hứng thế sự........................................................................ 42

CHƯƠNG 2: HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRƯƠNG NAM HƯƠNG ........... 62
2.1. Hình ảnh thơ .................................................................................... 62
2.2. Hình ảnh trong thơ Trương Nam Hương ......................................... 68
2.2.1

Hình ảnh người mẹ .................................................................... 68

2.2.2

Hình ảnh tuổi thơ ....................................................................... 81

2.2.2.1 Hình ảnh tuổi thơ gắn bó với đồng quê cùng những trò chơi 82
2.2.2.2 Hình ảnh tuổi thơ nghèo khó, thanh sạch .............................. 86

2.2.2.3 Hình ảnh tuổi thơ được đẫm mình trong ca dao, dân ca ....... 91
CHƯƠNG 3: NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRƯƠNG NAM HƯƠNG
......................................................................................................................... 96


3.1. Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm thơ ........................................... 96
3.2. Ngôn từ nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương ...................... 101
3.2.1

Dấu ấn của nhà thơ và chiếc bẫy chữ trong khu vườn ngôn từ.....
101

3.2.2

Ngôn từ thơ mang âm hưởng dân gian.................................... 113

3.2.3

Ngôn từ lạ hóa trong thơ Trương Nam Hương ....................... 119

KẾT LUẬN ................................................................................................ 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 134
TIỂU SỬ..................................................................................................... 140


DẪN NHẬP
1.

Lí do chọn đề tài
Trương Nam Hương thuộc lớp nhà thơ xuất hiện vào cuối những năm 70 đầu


những năm 80 ở thành phố Hồ Chí Minh, cùng với các nhà thơ Đỗ Trung Quân, Bùi
Chí Vinh, Lê Minh Quốc, Phạm Sỹ Sáu, Thanh Nguyên, Thái Thăng Long, Nguyễn
Quang Thiều, ... Anh trở thành cái tên không còn xa lạ với bạn đọc yêu thơ. Với hơn
hai mươi năm cầm bút, anh đã gặt hái nhiều giải thưởng danh giá. Giải thưởng Hội
Nhà Văn Việt Nam cho tập thơ đầu tay Khúc hát người xa xứ và trở thành Hội viên
Hội Nhà Văn Việt Nam trẻ nhất lúc bấy giờ là nguồn cổ vũ khích lệ tinh thần rất lớn
cho nhà thơ. Sau đó lần lượt là các tập thơ và nhiều giải thưởng khác, Trương Nam
Hương đã khẳng định vị trí của mình trên thi đàn và trong lòng độc giả. Chính vì vậy,
khi nghiên cứu về thơ Trương Nam Hương trong cùng với tiến trình thơ đương đại
một mặt giúp chúng ta nhận diện được sự phát triển của thơ Việt Nam hiện đại. Đồng
thời, qua đó ta thấy được những đóng góp nhất định của Trương Nam Hương trong
nền văn học Việt Nam nói chung và thơ ca đương đại nói riêng.
Với hơn mười tập thơ, bạn đọc yêu thơ Trương Nam Hương có thể nhận thấy
ngay một hồn thơ đã tìm thấy lối đi riêng âm thầm, lặng lẽ mà ấm áp, giàu hoài niệm
trên con đường hình thành phong cách thơ của mình. Thơ của anh có sự giao hòa
giữa chất Huế quê cha và tinh chất vùng đất Bắc Ninh quê mẹ cùng với ngôn ngữ
sáng tạo góp phần làm phong phú thêm cho tiếng Việt hiện đại. Có rất nhiều ý kiến
đánh giá về thơ Trương Nam Hương. Các ý kiến đó dù ở các góc độ khác nhau nhưng
đều góp phần khẳng định tên tuổi của thơ Trương Nam Hương. Anh làm thơ là để
giãi bày những xúc cảm chân tình của lòng mình trước cuộc đời, cho nên mọi cung
bậc tình cảm của con người từ yêu ghét, vui buồn, sướng khổ…đều thành thơ.
Nghiên cứu về thơ Trương Nam Hương, người viết hy vọng nối nhịp cầu để bạn đọc
yêu thơ theo những phấn thông vàng mà nhà thơ đã gửi trao trong cuộc đời, tri ngộ
đồng điệu tìm về bên câu thơ tâm tình.
Trong bối cảnh hội nhập và hiện đại hóa, các nhà thơ đương đại cần phải có sự
cố gắng để thi ca luôn có chỗ đứng trong lòng công chúng. Không những thế, làm sao


cho thi ca có tính hiện đại để có khả năng thích ứng với nhu cầu hội nhập nhưng vẫn

phải giữ được bản sắc độc đáo và tinh túy của thi ca dân tộc... Trương Nam Hương đã
góp một phần rất đáng quý trong việc định hình một phong cách thơ hướng về cội
nguồn văn hóa truyền thống, coi trọng khai thác chất liệu ca dao mà vẫn mang được
dấu ấn của sự đổi mới. Vì thế khi nghiên cứu đề tài “Cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ
nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương”, chúng tôi hy vọng sẽ phần nào lí giải
được một vài khía cạnh liên quan đến một trong những vấn đề đang được quan tâm
của thi ca đương đại. Đó là hiện đại hóa thơ ca theo hướng tiếp thu, gìn giữ và cách
tân những giá trị truyền thống theo cách mà nhà thơ đã thể hiện trong cuộc đời thơ
của mình.
Chúng tôi chọn đề tài này với mong muốn góp phần nhỏ trong việc nghiên cứu
thơ Trương Nam Hương để từ đó có cái nhìn khái quát, toàn vẹn, tổng thể hơn nhằm
tạo ra một hình dung cụ thể về chân dung thơ Trương Nam Hương. Mặt khác, khi
bước chân vào thế giới của văn học, thì mỗi người, bằng năng lực, niềm yêu thích,
khả năng học hỏi, góc nhìn, thẩm mĩ và kinh nghiệm cá nhân sẽ bàn về văn học từ
nhiều hướng khác nhau. Cùng với sự chất chứa những tình cảm tha thiết, yêu mến
hồn thơ của cái đẹp khiêm nhường giữa đời thường đã trở thành xuất phát điểm để
tâm hồn người viết nhẹ nhàng tìm đến một hồn thơ. Rồi từ đó, kết hợp với việc vận
dụng một số khái niệm lí luận văn học – khái niệm công cụ như: cảm hứng chủ đạo,
cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ, đặc trưng thể loại...để hòa cùng nhịp bước
trên đường thơ Trương Nam Hương. Với những lẽ trên, chúng tôi mạnh dạn thực
hiện chuyên luận nghiên cứu về “Cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật trong
thơ Trương Nam Hương".
2.

Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nổi tiếng từ tập thơ đầu tay Khúc hát người xa xứ đến nay, Trương Nam

Hương đã khẳng định vị trí của mình trên thi đàn và trong lòng bạn đọc yêu thơ. Với
hơn mười tập thơ xuất bản, thơ anh đã nhận được nhiều sự quan tâm, đánh giá của
các nhà nghiên cứu; nhiều ý kiến, nhận xét, góp ý của bạn bè thơ văn trên các báo

Văn Nghệ, Tạp chí hội nhà văn, Phụ nữ, Tuổi trẻ,... Và nhiều nhất có lẽ là trên các
trang website của Hội nhà văn (nhavantphcm.com.vn; vanvn.net; tapchinhavan.vn),


Lục bát (lucbat.com), văn nghệ sông Cửu Long (vannghesongcuulong.org.vn), Evăn
(evan.vnexpress.net), … Đó cũng là điểm thuận lợi cho chúng tôi trong việc nghiên
cứu đề tài về thơ Trương Nam Hương. Qua các bài viết, chủ yếu các tác giả nhận xét,
đánh giá chung về mỗi tập thơ, cũng có bài viết đi vào tìm hiểu một phương diện,
khía cạnh thơ, phân tích những bài thơ yêu thích và phỏng vấn nhà thơ mà chưa có
công trình nghiên cứu tổng hợp, đầy đủ quá trình thơ, phát triển tư duy thơ cũng như
có cái nhìn tổng thể về bút pháp nghệ thuật của nhà thơ Trương Nam Hương.
Với đề tài nghiên cứu “Cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật trong thơ
Trương Nam Hương", dựa trên cơ sở những tư liệu tiếp cận, chúng tôi xác lập những
tư liệu viết về Trương Nam Hương thành ba vấn đề tương ứng với nội dung luận văn
là: Cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật.
Nhóm bài viết thiên về cảm hứng nghệ thuật, có những bài:
Khi tập thơ đầu tay Khúc hát người xa xứ của Trương Nam Hương ra đời, Vũ
Quần Phương viết bài “Khúc hát người xa xứ với Trương Nam Hương”, nêu lên
những đánh giá, nhận xét chung về tập thơ. Trong bài viết này, Vũ Quần Phương
đánh giá cao về năng lực xúc cảm, giọng thơ giản dị, dễ gần, tình thơ rất quen thuộc
của Trương Nam Hương. Đây chính là những tố chất quan trọng nuôi dưỡng nguồn
cảm hứng thơ cho Trương Nam Hương. Bên cạnh việc nêu lên những thành công về
nghệ thuật như: bút pháp thơ có khả năng kết dính những ý thơ bằng cảm xúc; ngôn
từ lành mà đẹp, câu thơ lục bát nhuần nhuyễn rất gợi cảm, Vũ Quần Phương còn chỉ
ra những ngập ngừng trong việc vận dụng các thủ pháp thơ, nhiều bài thơ cần tước
bớt đi những đường viền thời trang giữ cho thơ chân cảm,... Nhưng suy cho cùng đó
là điều không tránh khỏi của một thi sĩ mới bước chân vào làng thơ.
TrongChân dung thơ, tác giả Tần Hoài Dạ Vũ có bài viết về Trương Nam
Hương:“Trương Nam Hương nỗi ám ảnh của thời gian”.Theo tác giả: Chỉ có một
điều khác biệt, sẽ trở thành cái riêng của Trương Nam Hương, đó là ý niệm thời gian

ở đây được cụ thể hóa thành tâm trạng, thành nỗi nhớ quê nhà hay hoài niệm về
những gì thân yêu đã mất. và tác giả tỏ ra tâm đắc với những bài thơ viết về tình quê,
về tuổi thơÁm ảnh thời gian của Trương Nam Hương trước hết là ám ảnh về năm
tháng đã mất, về tuổi trẻ đã qua đi.


Nguyễn Trọng Tạo trong bài viết: “Trương Nam Hương – hồn thơ đẹp như nỗi
buồn” in chung trong Văn chương cảm và luậnsau khi nêu những cảm nhận chung về
thơ Trương Nam Hương đã nhận xét: Hình ảnh làng quê luôn là nỗi ám ảnh đau đáu,
nhói buốt vẻ đẹp thuần hậu trong thơ Trương Nam Hương, cái vẻ đẹp làm anh luôn
lo sợ phôi pha và biến mất.Tác giả cũng nói khi đọcthơ Trương Nam Hương trong
lòng bao giờ cũng có miên man cái nỗi xao xuyến vạn kiếp của làng quê Việt với
những vẻ đẹp phát khóc của cuộc sống cần lao.
Cũng viết về vấn đề này, tác giả Trần Nhật Thu với bài viết “Nỗi buồn ta thăm
thẳm dắt ta về”, đề cập đến nguồn cội quê hương của Trương Nam Hương là Huế và
Bắc Ninh, hai vùng văn hóa cổ kính đã làm giàu có, bồi đắp thêm cho hồn thơ thăm
thẳm nỗi buồn xa xứ của Trương Nam Hương. Tác giả đặc biệt yêu thích và thể hiện
sự đồng cảm với những bài thơ viết về sông Hồng, sông Hương có sức ám ảnh, dạt
dào niềm thương cảm của nhà thơ .
Trong bài viết “Ô cửa mới của Trương Nam Hương”, Huỳnh Như Phương
nhận định thơ Trương Nam Hương cũng định hình phong cách từ rất sớm, đó là
phong cách hòa hợp chất Huế quê cha và chất Kinh Bắc quê mẹ. Với mảng thơ viết
về tình yêu, tác giả đã rất tinh tế khi phát hiện ra dấu ấn cảm xúc, mùi vị nhục thể nơi
con người trong thơ Trương Nam Hương được khỏa lấp bởi màu sắc và hương vị của
thiên nhiên. Đó cũng là lí do để tác giả đưa ra nhận xét Trương Nam Hương vẫn là
một tình nhân dè dặt, so với một số nhà thơ bạo liệt bây giờ.
Khi tập thơ Ra ngoài ngàn năm của anh xuất bản đã nhận được nhiều những ý
kiến đóng góp, đánh giá, trong đó có Lê Thiếu Nhơn. Tác giả với bài viết “Trương
Nam Hương chốc lát ra ngoài ngàn năm”, in trong Thi ca nết đất. Chủ yếu trong bài
viết này, Lê Thiếu Nhơn nhận xét về những bài thơ mang cảm hứng thế sự, đời

thường của Trương Nam Hương. Theo tác giả, qua các bài thơ đó, anh tự soi rọi lại
bản thân bằng chậm rãi riêng tư mặc bao đua chen thiên hạ. Với tập thơ này, tác giả
đánh giá cao sự cố gắng thể hiện tâm trạng của anh qua thể thơ ba câu.
Riêng kiểu bài viết về hình ảnh nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương,
chúng tôi tìm thấy bài viết sau:


Trong bài báo của Khánh Chi: “Trả nợ bằng thơ”- đăng trên Báo Phụ nữ và sự
nghiệp năm 2003, tác giả đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Trương Nam Hương và
ghi nhận những tâm sự của nhà thơ khi tự nói về mình và thơ của mình: Tôi là người
nặng nợ với quá khứ, khi anh kể về mẹ, về tuổi thơ... Khánh Chi đã thể hiện sự đồng
cảm sâu sắc với việc Trương Nam Hươngluôn coi chuyện làm thơ của mình là một
cuộc trả nợ không ngừng với quá khứ. Cũng trong bài phỏng vấn này, Trương Nam
Hương đã tâm sự với tác giả: Thơ tôi làm cho quá khứ, thành ra lúc nào cũng
buồn.Có lúc muốn viết gì cho vui vui, cũng không được. Chính những nỗi buồn đau
trong tâm hồn đã giúp anh sáng tác nên những vần thơ có chỗ đứng trong lòng người
đọc.
Tác giả Hàn Anh Trúc có hai bài viết về Trương Nam Hương là “Hoài niệm
không mùa câu thơ hay từ kỉ niệm học trò” và “Hương xưa lá, khói bếp cay” in trong
Chuyện văn: lai lịch nhà thơ lai lịch bài thơ. Điều thú vị nhất đối với tác giả là khi
được hòa mình thế giới tuổi thơ, thế giới học trò trong thơ Trương Nam Hương, tác
giả nhận xét: Tuổi thơ Trương Nam Hương bọc mây ngũ sắc, đầy ắp kỉ niệm. Trong
bài viết của mình, Hàn Anh Trúc rất chú ý đến hình ảnh cánh diều tuổi thơ anh, đặc
biệt là hình ảnh người mẹ bên bếp lửa với khói bếp nồng cay… Dành nhiều tình cảm
vào những hình ảnh thơ Trương Nam Hương, với tác giả đó là những trang thơ ý
nghĩa, ý vị một cảm xúc đẹp.
Trong bài phỏng vấn nhà thơ Trương Nam Hương của Hoài Hương: “Nhà thơ
Trương Nam Hương với nỗi nhớ Hải Phòng”, khi được hỏi tại sao là Hải Phòng, anh
như chìm đắm vào miền kỉ niệm xưa cũ nơi lưu lại tuổi thơ với bà ngoại hiền từ có
bàn nước nhỏ bán chè xanh, kẹo lạc, kẹo vừng, thuốc lá ... Có lẽ bắt nguồn từ nơi

này, mà những bài thơ như Thời nắng xanh, Tuổi thơ ... của anh ra đời…
Tác giả Hoài Hương có lẽ là một người rất yêu mến thơ Trương Nam Hương,
nên trong một bài viết khác rất công phu “Trương Nam Hương, nhà thơ của những
hoài niệm đẹp”, chị rất tâm đắc mảng thơ tình yêu của anh. Theo chị, bắt đầu từ tình
yêu đôi lứa, Trương Nam Hương còn có nhiều bài thơ về một tình yêu lớn hơn, chung
hơn, nặng trĩu những tâm tư của một trái tim đa cảm, nhân hậu, biết chia sẻ luôn đau


đáu nỗi niềm về thân phận con người, về cuộc sống. Đó là những bài thơ nói về mẹ,
cha, bà…đầy ấn tượng nhất và nhiều tâm trạng nhất.
Tác giả Trần Thị Thắng qua tập bút kí, chân dung văn học Con chữ soi bóng
đời, đã nhận xét Trương Nam Hương là một hồn thơ gần với cuộc đời, bởi thơ anh
gắn với những người mang lại tình yêu trong cuộc đời anh: tình yêu của cha, của mẹ,
của chị…
Ở phương diện ngôn từ nghệ thuật thơ Trương Nam Hương, chúng tôi tìm thấy
một số bài viết sau:
Qua bài viết “Nhập vào một cõi thơ” của tác giả Phạm Quang Trung trong
tậpThổ cẩm dệt bằng thơ, tác giả chú ý đến những cái nhỏ bé, những điều không phải
ai nhìn cũng thấy trong thơ Trương Nam Hương. Với tác giả, điều đáng quý ở thơ
anh là thơ có sức gợi – sức gợi có được chủ yếu không ở từ hình ảnh riêng lẽ mà nhờ
sự kết nối các hình ảnh tạo nên không khí, môi trường sống của thơ. Chính sự tinh tế
và nhạy cảm trong phát hiện, cùng vẻ nhẹ nhàng, dịu dàng trong cảm nghĩ là những
điều làm nên chất thơ Trương Nam Hương. Tác giả tán thành đường hướng chính
trong cách tân của thi pháp thơ anh: Viết thơ theo nhịp tim của mình.
Bài viết của Phạm Đình Ân: “Gã thợ săn” và “chiếc bẫy chữ”. Trong bài viết
này tác giả nhận xét tương đối kĩ về thơ Trương Nam Hương như việc anh gắn bó
thủy chung với thể thơ truyền thống đã trở thành thế mạnh và riêng ở tập thơ Minithơ,
theo tác giả thì xúc cảm của thơ anh khác các tập thơ trước. Đặc biệt Phạm Đình Ân
tỏ ra rất quan tâm đến cảm hứng và lao động chữ của Trương Nam Hương. Tác giả
nhận xét:Trương Nam Hương đã viết liên tục trong một cơn hứng chữ nồng nàn.

Trong bài viết, tác giả cũng nói đến tập thơ Đường thi ngẫu dịch, mà theo tác giả,
Trương Nam Hương rất kĩ tính ở tất cả các bài dịch.
Tác giả Huệ Triệu có lẽ là người hiểu thơ Trương Nam Hương và có cái nhìn
sắc sảo, nhạy bén, qua bài viết “Thử giải mã một số kết hợp từ lạ trong thơ Trương
Nam Hương”. Có thể nói đây là bài viết có nhiều chất lí luận. Từ góc nhìn lí luận qua
thủ pháp lạ hóa, tác giả đã nhận thấy thế giới ngôn từ thơ Trương Nam Hương vẫn
luôn là một ẩn số, hấp dẫn người đọc. Huệ Triệu cho rằng thơ Trương Nam Hương có


nhiều phối ghép từ gây ấn tượng mạnh, gây ám ảnh bởi độ nhòe mờ và sự lạ hóa nhất
là qua hệ thống từ láy.
Bài viết của Nguyễn Thanh Toàn, “Cùng Trương Nam Hương xuôi ngược ra
ngoài ngàn năm” cho rằng phong cách viết của nhà thơ Trương Nam Hương tài hoa
mà rất lạ bởi, sự phóng khoáng trong cách sử dụng câu chữ, thả nhịp, cách gieo vần
tự nhiên theo mạch cảm không câu nệ bằng trắc của anh.
Như vậy, qua các bài viết của các tác giả về thơ Trương Nam Hương ở trên,
chúng tôi thấy rằng các tác giả đã có những đóng góp nhất định trong việc phát hiện
ra những đặc điểm của thơ anh nhưng nhìn chung lại chưa có nhiều những công trình
nghiên cứu tổng thể, đầy đặn về thơ Trương Nam Hương. Thực hiện đề tài “Cảm
hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương",dựa trên cơ
sở những ý kiến đã có được, chúng tôi đi vào tìm hiểu ba phương diện chính trong
Trương Nam Hương là cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật với mong muốn
góp lên một tiếng nói về những thành công cũng như những đóng góp của nhà thơ
trong tiến trình văn học hiện đại hóa.
3.

Đóng góp của luận văn
Đặt vấn đề nghiên cứu ở ba phương diện: cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ

thuật trong chuyên luận “Cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật trong thơ

Trương Nam Hương”, luận văn trên cơ sở vận dụng khái niệm công cụ, khai thác, lý
giải, phân tích những phần cốt lõi về cảm hứng, hình ảnh, ngôn từ nghệ thuật trong
thơ Trương Nam Hương, chúng tôi mong muốn đóng góp một hướng tiếp cận tương
đối tổng hợp về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ từ tập thơ đầu tay cho đến nay. Chúng
tôi rất mong luận văn được xem là một tài liệu hữu ích đối với việc tìm hiểuthơ
Trương Nam Hương.
4.

Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thơ của Trương Nam Hương, chúng tôi chỉ khảo sát ba phương

diện: cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật.
Đối tượng khảo sát qua các tập thơ: Khúc hát người xa xứ (1990), Cỏ - tuổi hai
mươi (1992), Nghoảnh lại tháng năm (1995), Viết tặng những mùa xưa (1999), Thơ
với tuổi thơ (2005), Đường thi ngẫu dịch (2007), Ra ngoài ngàn năm (2008), Mini


thơ (2008), với tổng cộng khoảng 280 bài thơ (ngoài những bài thơ in trùng nhau
giữa các tập thơ và những bài không phục vụ cho nội dung nghiên cứu) thì sự khảo
sát thống kê của chúng tôi sẽ được thực hiện trong phạm vi khoảng 280 bài thơ này.
5.

Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “Cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ

nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương”, luận văn sẽ phối hợp sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
Vận dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, tìm hiểu đối tượng nghiên cứu như
một hệ thống để khảo sát, phân tích.
Bằng phương pháp thống kê – phân loại sẽ làm cho việc giải quyết các vấn đề

của đề tài mang tính khoa học, sáng tỏ và thuyết phục.
Với phương pháp phân tích – tổng hợp, luận văn sẽ tập trung phân tích các tác
phẩm thơ của Trương Nam Hương để từ đó lí giải mối quan hệ của nhà thơ với cuộc
sống, với các mối quan hệ tình cảm; cũng từ đó khám phá hồn thơ Trương Nam
Hương qua những hoài niệm, kí ức, tâm sự,…Qua phương pháp này, luận văn muốn
hệ thống hóa các ý kiến đánh giá về thơ anh, cuối cùng tổng hợp rút ra những đặc
điểm mang tính khu biệt của thơ Trương Nam Hương.
Sử dụng phương pháp so sánh – đối chiếu, luận văn sẽ đặt nhà thơ Trương
Nam Hương bên cạnh một số tác giả cùng thời, các tác giả có cùng đề tài phản ánh
như: Thái Thăng Long, Thanh Thảo, Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn,…
Bên cạnh đó, luận văn còn phối hợp, vận dụng một số lí thuyết của lí luận văn
học để tiếp cận, làm nền tảng trong việc tìm hiểu ba phương diện cảm hứng, hình ảnh
và ngôn từ nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương.
Ngoài ra, luận văn sử dụng thêm phương pháp phỏng vấn và trao đổi trực tiếp
với nhà thơ, người thân và bạn bè của nhà thơ để hiểu thêm về đường thơ và chân
dung của nhà thơ.
6.

Kết cấu luận văn
Ngoài dẫn nhập, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có ba chương:
Chương 1: Cảm hứng nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương.
Chương 2: Hình ảnh trong thơ Trương Nam Hương.


Chương 3: Ngôn từ nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương.


CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRƯƠNG NAM
HƯƠNG.
1.1.


Cảm hứng nghệ thuật – vùng thẩm mĩ riêng của nhà thơ

1.1.1 Cảm hứng nghệ thuật
Văn chương luôn là một hoạt động khó khăn và đầy trách nhiệm. Người sáng
tác văn chương muốn sáng tạo nên những tác phẩm có ích, có giá trị ngoài tài năng,
phải tự bồi dưỡng không ngừng về tư tưởng, tình cảm, chuyên môn nghề nghiệp…thì
mới có thể tự mình đi xa trên con đường văn nghiệp, không sa vào con đường của hư
văn. Vì sáng tác là một việc do chính cá nhân nhà văn làm, đó là một thứ sản xuất rất
đặc biệt mang tính cá thể. Cho nên không cách nào khác chính nhà văn, mà nhất là thi
sĩ, phải đi sâu vào tâm hồn cá biệt của mình bắt nguồn từ đó hướng ra thế giới bên
ngoài. Đời sống tinh thần của người nghệ sĩ hầu như không lúc nào yên ổn, luôn cọ
quậy, ám ảnh bởi những chi tiết, hình ảnh đã thâu nhận từ cuộc sống, nhất là khi họ
đang thai nghén ý đồ sáng tạo, đang tập trung tinh thần để gọi tên một cảm giác, một
tình cảm chợt lóe lên như tia chớp. Khi nhà văn thấy lóe lên một tia chớp sáng tạo, họ
lập tức chộp lấy ngay và thấy mình bỗng nhiên bị cuốn hút vào một cảm giác, một
hình ảnh hay một ý nghĩ nào đó và lập tức muốn bắt tay vào sáng tác.
Xung quanh phạm trù về cảm hứng, có rất nhiều ý kiến, bàn luận.
Hêgel và Biêlinxki đều dùng từ “cảm hứng” (tiếng Hy Lạp cổ gọi là “pathos”
– một tình cảm sâu sắc, nồng nàn) để chỉ trạng thái phấn hứng cao độ của nhà văn do
việc chiếm lĩnh được bản chất của cuộc sống mà họ muốn miêu tả.
Vấn đề về hứng còn được học giả Francois Jullien nêu lên trong cuốn Đường
vòng và lối vào qua bản dịch của Hoàng Ngọc Hiến, thì hứng với đặc trưng được nêu
lên là: “Ở khoảng giữa hữu ý và vô ý” [31,193]. Tác giả giải thích rằng làm thơ mà
“hữu ý” từ đầu chí cuối thì không còn là thơ nữa. Và lối viết “buông thả hoàn toàn
tự động”, có nghĩa là “vô ý” từ đầu chí cuối thì chỉ là thể nghiệm thơ. Hứng là do
cảm xúc mà nảy nở tình cảm, có thể là vui, cũng có thể là buồn, thấy ngoại cảnh mà
có hứng, muốn nói lên nỗi lòng mình, cảnh tình riêng của mình. Qua đó, chúng ta
nhận thấy rằng làm thơ là một việc khó và không phải ai cũng có thể làm được. Nhiều
khi người ta cho rằng khả năng làm thơ là một thiên phú, trời cho và thường gây cảm



xúc thán phục nếu ai đó có khả năng xuất khẩu thành thơ. Đương nhiên khi làm thơ,
người làm thơ phải có hiểu biết và một minh trí nhất định, song kể cả khi dùng minh
trí thì minh trí của người làm thơ cũng bị cảm xúc, tình cảm chủ quan chi phối. Từ đó
có thể hiểu, thi ca là tất cả những gì thuộc tình cảm và lý trí chịu sự chi phối của cảm
xúc, của tình cảm. Khi nào con người còn những rung động, nghĩa là tâm hồn con
người còn chất thi ca và điều đó sẽ khiến cho con người sống có ý nghĩa hơn trên
cõi đời này.
Ngô Thì Nhậm từng kêu gọi các thi nhân nuôi dưỡng nguồn cảm hứng sáng tác
của mình bắt đầu bằng: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”; Còn cảm
hứng đối với Lê Quý Đôn được hiểu như trạng thái cảm xúc tràn đầy: “Trong lòng có
cảm xúc thật sự, rung cảm nên lời”; Nguyễn Quýnh cũng vậy, ông đề cao “cái
hứng” trong thơ: “Người như sông biển, chữ như nước, hứng thì như gió, gió thổi từ
sông biển cho nên nước lay động làm thành gợn, thành sóng, thành ba đào. Hứng
chạm vào người ta cho nên chữ nổi dậy, không thể nín được mà sinh ra ở trong lòng,
ngâm vịnh ở ngoài miệng, viết ra ở bút nghiên, giấy mực. Gió không bám vào chỗ
nào nhất định, hứng cũng biến động, không ở yên, mỗi cái tuy ở Đông, Tây, Nam,
Bắc mà buột ra rất nhanh. Người làm thơ không thể không có gió vậy. Không chỉ thế,
Nguyễn Quýnh khẳng định: “Người làm thơ không thể không có hứng, cũng như tạo
hóa không thể không có gió vậy…Tâm người ta như chuông như trống, hứng như
chày và dùi. Hai thứ đó gõ, đánh vào chuông trống khiến chúng phát ra tiếng; hứng
đến khiến người ta bật ra thơ”[83,103]. Tóm lại, không thể có thơ nếu không xúc
động, hoặc nếu hồn không rung động cho lời buông theo.
Với K. Pautôpxki trong tác phẩm “Bông hồng vàng và Bình minh mưa” thì:
“…. Cảm hứng đi vào tâm hồn chúng ta như một buổi sáng mùa hạ rực rỡ vừa mới
rũ khỏi thân mình sương mù của một đêm êm ả, nhưng vẫn còn lại những hạt sương
sớm với những bụi cây ẩm ướt. Nó nhẹ nhàng thổi cái tươi mát tốt lành của nó vào
mặt chúng ta. Cảm hứng giống như mối tình đầu, khi tim ta rộn ràng cảm thấy trước
những cuộc gặp gỡ ly kỳ, đôi mắt đẹp tuyệt trần, những nụ cười và những câu hỏi

ngập ngừng dang dở…Lúc đó thế giới bên trong của chúng ta trở nên tinh tế và
chuẩn xác như một cây đàn kỳ diệu, đáp lại mọi âm thanh của cuộc đời kể cả những


tiếng động thầm kín nhất, khó nhận thấy nhất”[70, 46]. Có thể thấy, cảm hứng sáng
tác vừa là cuộc hành trình nhọc nhằn vừa là sự nghỉ ngơi thư thái trong tâm hồn nghệ
sĩ. Nó buộc người nghệ sĩ vào trạng thái lao động nghiêm túc, cẩn trọng bằng niềm
say mê, bằng tất cả niềm hứng khởi; Nó tiếp nhận hiện thực một cách sinh động, khi
trong người tràn đầy ý nghĩ và tri thức về sáng tạo của mình.
Như thế, hoạt động sáng tác thơ chẳng như suy lý, không phải là một khả năng
chỉ hoạt động theo sự sai khiến của ý chí. Trong hoạt động sáng tạo, tinh thần như
một cục than nguội gặp một sức mạnh huyền bí tương tự như làn gió phất phơ thổi
lên cho sáng lờ mờ chốc lát; sức mạnh đó xuất phát từ nội tâm, song chỉ như một màu
hoa mới nở đã tàn phai và thay hình đổi dạng…Giá thử sức kia bền bỉ mà vẫn thuần
túy mạnh mẽ như lúc khởi thủy, tất không thể đoán trước rằng kết quả sẽ rộng lớn
đến chừng nào; nhưng khi bắt đầu sắp đặt thành bài, thi hứng đã suy giảm mất rồi, và
thơ nào rạng rỡ nhất đem truyền bá cho đời, có lẽ cũng chỉ còn phản chiếu lơ mơ
những ý niệm ban đầu của nhà thơ.
Như vậy, cảm hứng có vai trò quan trọng đối với nhà thơ. Nó đem lại trạng thái
phấn chấn về tinh thần giúp cho nhà thơ có động lực sáng tạo đồng thời giúp nhà thơ
thấy rõ và nhanh vấn đề, phát hiện ra những điều mới, thú vị, từ đó thực hiện công
việc sáng tác một cách thích thú và có kết quả cao. Cảm hứng đối với nhà thơ là một
trong những yếu tố cực kỳ quan trọng vì nó là điểm khởi đầu, là chất men sáng tạo
cho sáng tác của họ. Trong hệ thống tư tưởng mỹ học của Hegel thì cảm hứng được
xem như là “trung tâm điểm”, là “vương quốc thật sự”[30,208]của nghệ thuật. Khi
hứng khởi, sẽ gây nên chấn động mạnh mẽ trong tâm hồn, từ đó phát ra cảm xúc,
ngôn từ, tiết tấu và bài thơ cứ thế mà sinh ra…Thi tiên nổi tiếng đời Đường- Lí Bạchtừng ngâm nga:
“Hứng hàm lạc bút dao ngũ nhạc” (Khi cảm hứng say sưa, hạ ngọn bút làm
rung chuyển năm núi lớn)
(Giang thượng ngâm)

Hứng còn có tác động khởi hứng, khích động mạnh mẽ tâm hồn, tạo ra không
gian khởi hứng. Lưu Hiệp trong “Văn tâm điêu long” còn đưa ra khái niệm “nhập


hứng”. Có hứng, có khởi hứng, nhà thơ phải nhập hứng thì mới thành thơ. Và ông
đưa ra điều kiện để nhập hứng ở thiên 46 là:
Cho nên, bốn mùa chuyển đổi tràn trề
Mà nhập hứng cốt ở sự bình tâm, an nhiên.[33,501]
Sự tràn trề thanh sắc của bốn mùa chuyển động (hứng) gây cảm xúc xao xuyến
(khởi hứng), nhưng để nhập hứng thì phải có sự bình tâm, cái nền điềm tĩnh, an nhiên
của tâm hồn.
Nói tóm lại, dù có rất nhiều quan niệm, ý kiến khác nhau về cảm hứng nhưng
tựu chung các nhà nghiên cứu đều nhìn nhận: Cảm hứng là trạng thái nhiệt hứng của
tâm hồn người nghệ sĩ. Nó giữ vai trò trọng yếu trong quá trình sáng tác cũng như đối
với từng tác phẩm của nhà thơ.
1.1.2 Cảm hứng nghệ thuật – vùng thẩm mĩ riêng của nhà thơ
Nhà thơ nào cũng có quyền sở hữu một thế giới thi ca, một vùng đất thơ giàu
giá trị thẩm mĩ. Ở thế giới ấy, nhà thơ tự do trình diễn tâm hồn mình và cái nhìn của
mình về cuộc sống và con người bằng những sắc màu, hình ảnh, âm thanh, tư
tưởng…với nguồn cảm hứng bất tận. Khi đi sâu vào bản chất của cảm hứng trong tác
phẩm văn học, nhà nghiên cứu Phùng Quý Nhâm cho rằng cũng nên “xem cảm hứng
được thể hiện như thế nào trong tác phẩm văn học…Cảm hứng trong tác phẩm văn
học không chỉ là nội dung tình cảm, mà đúng hơn là nội dung tư tưởng – tình cảm
được thể hiện và biểu hiện một cách nghệ thuật, một cách thẩm mĩ trong tác
phẩm”[59,20]. Mỗi tác phẩm nghệ thuật đích thực nhà thơ phải hướng con người tới
cái đẹp bằng sự lên tiếng, bằng sự thăng hoa cảm xúc của chính mình. Do vậy mà,
cảm hứng trong tác phẩm phải được nhà thơ biểu hiện qua mạch tư tưởng – cảm xúc
chủ đạo, qua sự lí giải các vấn đề đặt ra, qua giọng điệu… Hơn hết, nhà thơ phải là
người có tư tưởng. Nhưng nghệ thuật không phải chỉ là tư tưởng đơn thuần mà phải là
tư tưởng được rung lên ở các cung bậc tình cảm, được chuyển tải bằng những cảm

xúc, là tất cả nhiệt tình kết tinh lại của người nghệ sĩ. Như vậy, khi nói cảm hứng
nghệ thuật gắn liền với nguồn mạch tư tưởng – cảm hứng chủ đạo của người nghệ sĩ
cũng có nghĩa là khẳng định quyền tự do lựa chọn vùng thẩm mĩ riêng trên con
đường sáng tạo nghệ thuật của mình. Việc nhà thơ xác định tư tưởng khi đến với văn


học là quan trọng và thiết thực. Bởi tư tưởng sẽ là nền tảng để nhận thức, lí giải đối
với toàn bộ nội dung cụ thể sống động của tác phẩm văn học, cũng như những vấn đề
nhân sinh đặt ra. Tư tưởng có thể được xem là linh hồn, là kết tinh của những cảm
nhận, suy nghĩ về cuộc đời. Tư tưởng thấm nhuần trong tác phẩm như máu chảy
trong huyết mạch thấm đến từng tế bào cơ thể. Biêlinxki từng khẳng định: “Tư tưởng
thơ, đó không phải là phép tam đoạn thức, không phải là giáo điều, không phải là
quy tắc, mà là một ham mê sống động, đó là cảm hứng…”[ 27, 383]
Khi tự do trong vùng thẩm mĩ của mình thì trạng thái tình cảm của nhà thơ là
trạng thái đầy cảm hứng, không phải là trạng thái bình thường. Làm việc mà không
có cảm hứng sẽ khó khăn, gượng gạo và thường không thu được những bất ngờ, lí
thú.Thái độ, tình cảm yêu ghét rõ ràng ở đây là xuất phát từ trái tim của người nghệ
sĩ, chứ không phải là sự “thương vay, khóc mướn”.Nhà thơ phải biết nuôi dưỡng cảm
hứng mới mong đem đến cho người đọc thông điệp mới lạ, độc đáo. Vì “tư duy thơ là
tư duy sáng tạo trong trạng thái đầy cảm hứng”[87, 66]. Cảm xúc trơ lì, mòn sáo,
tình cảm thoáng qua, hời hợt thì những tư tưởng dù đúng đến mấy cũng chỉ vô hồn,
vô cảm trên trang giấy, thơ phải nhất thiết có thần, có hứng thì mới linh động được.
Nhà thơ chỉ có thể sáng tạo nên tác phẩm khi cảm thấy tiếng nói thôi thúc mãnh liệt
con tim, từ đó mà thành cú hích sáng tạo, giây phút bùng nổ cảm hứng. A.Tônxtôi
gọi trạng thái lao động, cảm hứng theo cách của ông là “xuất thần”. Nếu “xuất thần”
– ông nói–“thì tôi viết được nhanh. Nếu không, tôi phải vứt đấy cái đã”[70,107].
Chắc chắn là các nhà thơ đều biết đến cái trạng thái tuyệt điệu đó trong lúc sáng tạo,
khi một ý mới hoặc một cảnh mới bất thần hiện ra như những tia chớp. Nếu không
ghi lại ngay lúc ấy, chúng có thể biến mất không để lại một dấu vết gì. Bagritxki ghi
lại những câu thơ chợt đến vào vỏ bao thuốc lá nhưng lại thường đánh mất chúng.

Lisa Deharme gọi đó là cái lồng bỏ trống:
Tôi đã bỏ lỡ
áng thơ từng mơ ước cho cả đời
cái đêm
người ta quên
để bút chì gọt sẵn


bên giường tôi…
Nói về vấn đề tư tưởng của người sáng tác trong tác phẩm, Biêlinxki quan
niệm: “Trong những tác phẩm thi ca đích thực, tư tưởng không phải là một khái niệm
trừu tượng, được diễn tả một cách giáo điều, mà nó tạo thành linh hồn tỏa vào trong
tác phẩm giống như ánh sáng chiếu vào pha lê. Tư tưởng trong sáng tạo thi ca – đó
chính là cảm hứng…Cảm hứng là sự thiết tha và nhiệt tình nồng cháy gợi lên bởi một
tư tưởng nào đó”, “Cảm hứng biến sự nhận thức của trí tuệ về một tư tưởng nào đó
trở thành lòng say mê đối với tư tưởng đó, trở thành năng lượng và khát vọng nồng
nhiệt”[30,208]. Như thế có sự tương quan giữa tư tưởng nhà văn và cảm hứng trong
sáng tác: tư tưởng sẽ khơi nguồn, là tiền đề cho cảm hứng. Ở những tác phẩm mang
tư tưởng giả tạo thì cảm hứng sẽ mang tích chất gượng gạo.
Lí luận văn học xem thuật ngữ cảm hứng, cảm hứng chủ đạo là một yếu tố của
bản thân nội dung nghệ thuật, của thái độ tư tưởng xúc cảm ở nghệ sĩ đối với thế giới.
Việc nhà thơ nuôi dưỡng nguồn cảm hứng chủ đạo trong vùng thẩm mĩ riêng, thể
hiện được mối quan hệ biện chứng tích cực là: Chính cảm hứng chủ đạo đem lại cho
tác phẩm một không khí xúc cảm tinh thần nhất định,theo các tác giả Lê Bá Hán,
Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển văn học: “Cảm hứng chủ đạo là trạng
thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư
tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định gây tác động đến cảm xúc của những
người tiếp nhận tác phẩm”[27,44]. Không những thế cảm hứng nghệ thuật chủ đạo
thấm nhuần trong mọi yếu tố của tác phẩm văn học và từ đó giữ một vai trò quan
trọng trong việc tạo nên hình tượng tác giả trong tác phẩm. Ngược lại, hình tượng tác

giả chi phối từ cách nhìn, giọng điệu đến cách thức lựa chọn, phân tích và phản ánh
hiện thực cuộc sống vào tác phẩm. Hình tượng tác giả tồn tại như vô hình, nhưng lúc
nào ta cũng nhìn theo cái nhìn, giọng điệu của tác giả. Ta luôn luôn thấy con mắt tác
giả đặt vào các chi tiết. Cái nhìn, giọng điệu này không trừu tượng như tư tưởng,
cũng không tản mạn như những cảm giác mà nó luôn luôn có mặt và có tính ổn định
trong tác phẩm.
Không thể phủ nhận vai trò bao quát, chi phối, có tính định hướng, có tính
quyết định đến mọi phương diện của tác phẩm văn học ở cảm hứng chủ đạo. Trong Lí


luận văn học – vấn đề và suy nghĩ, Huỳnh Như Phương nhấn mạnh: “Cảm hứng chủ
đạo thấm nhuần vào toàn bộ cấu trúc của tác phẩm, vào thế giới hình tượng, bao
gồm không gian, thời gian, tính cách nhân vật, vào xung đột và cốt truyện, vào ngôn
từ và giọng điệu của một bài thơ, một truyện ngắn, một thiên tùy bút hay một cuốn
tiểu thuyết”[30,210]. Như thế cảm hứng chủ đạo là cái tạo nên nền tảng của giọng
điệu trong tác phẩm của nhà văn, nó chi phối việc xây dựng hệ thống hình tượng
nhân vật, xác lập góc nhìn của tác giả đối với hiện thực được phản ánh. Và ứng với
mỗi nguồn cảm hứng ấy là một phương pháp sáng tác, một loại hình tác phẩm, một
giọng điệu riêng… Lẽ đó mà V.Biêlinxki đã từng lên tiếng nghi ngại rằng nếuthiếu
cảm hứng chủ đạo thì ông không thể hiểu được cái gì đã buộc nhà thơ cầm bút và
cung cấp cho anh ta sức lực và khả năng để khởi đầu và kết thúc một tác phẩm đôi
khi khá đồ sộ. Như vậy, cảm hứng nghệ thuật là yếu tố đầu tiên dẫn đến sự hình thành
của một tác phẩm. Đối với thi sĩ, cảm hứng có thể đến trong một giây xuất thần
nhưng với một tiểu thuyết gia, cảm hứng lại hình thành từ cả một quá trình tích tụ.
Bởi lẽ, thơ là cảm xúc bất chợt. Cảm hứng ấy đòi hỏi nhà thơ phải liên tục trau dồi
vốn sống. Do đó, phải có cách duy trì cảm hứng, tạo ra cảm hứng mới. Nói như
Nguyễn Văn Hạnh trong Lí luận văn học – vấn đề và suy nghĩ thì “Con đường hiệu
nghiệm để đạt được cảm hứng là sống sâu sắc, tập trung, tha thiết với vấn đề đang
ám ảnh mình, lao động một cách cần mẫn, kiên trì. Không nên chờ cảm hứng đến
mới làm việc. Làm việc thường xuyên, tập trung, thì rồi cảm hứng sẽ đến”.[30,116]

Mỗi nhà văn, nhà thơ đều có những mảng đề tài, những nguồn cảm hứng
riêng, những vùng thẩm mĩ riêng. Ở đó, họ đi sâu vào đời sống nội tâm, thế giới tinh
thần của cộng đồng, của dân tộc và của chính mình. M.Gorki đã nói: “Nghệ sĩ thật sự
vĩ đại trước hết phải là nghệ sĩ của một dân tộc, một quê hương cụ thể”.Cảm xúc thơ
ca chỉ thực sự dâng lên, tỏa ra khi trong lòng người thi sĩ nỗi nhớ nhung, niềm yêu
thương hay căm giận, lên tới đỉnh điểm. Như Bretôn đã nói: “Thơ phải là sự tan rã
của trí tuệ”, nghĩa là trí tuệ ấy phải biến thành cảm xúc, thành sự rung động trong
tâm hồn thì mới sáng tạo ra thơ được. Theo Chế Lan Viên: “Muốn làm thơ cần phải
xúc cảm thành thực”, “Học thơ là học cách cảm xúc của nhà thơ”, “Muốn cải tạo
bài thơ phải cải tạo tâm hồn”. Trương Nam Hương viết “Lời thưa” dâng cha khi


trong trái tim anh chứa chan, dâng tràn tình thương nhớ cha kết tinh trong tình xứ sở.
Nhà thơ tìm về quá khứ để rồi qua đó nhận ra cái chân lý vô cùng giản đơn cho đời
mình và đường thơ là gắn bó với cuộc đời, với quê hương :
Trong cha có một câu hò
Trong câu hò có con đò sông Hương
Trong sông Hương có nỗi buồn
Trong thăm thẳm có vô thường thi ca
Và,
Con cùng tên với dòng Hương
Thơ con trắc ẩn cánh buồm, cha ơi!
Khi nói đến những vùng thẩm mĩ riêng của mỗi nhà thơ cũng cần nói đến cảm
hứng tư tưởng và cảm hứng sáng tạo. Cảm hứng tư tưởng của tác phẩm và cảm hứng
sáng tạo của nhà thơ có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng không phải là một. Vì nói
tới cảm hứng sáng tạo của nhà thơ thường nghiêng về nói đến một trạng thái tâm lí
sáng tạo. Còn nói tới cảm hứng tư tưởng của tác phẩm tức là cảm hứng của nhà thơ
đã được truyền tới hệ thống hình tượng mà họ miêu tả. Cảm hứng góp phần tạo nên
lớp nội dung đặc thù của tác phẩm. Cảm hứng gắn liền với tình cảm, nhưng đó không
còn là thứ tình cảm tự nhiên mà trở thành một phẩm chất nghệ thuật. Nó cũng không

phải là thứ tình cảm bằng phẳng, mà là niềm say mê khẳng định cái tốt, nỗi khát khao
cái cao cả, lòng căm ghét sâu sắc cái xấu, cái ác… Trong mỗi câu, mỗi chữ nhà thơ
bộc lộ tình cảm, cảm hứng của mình. Những “thuật hứng”, “quy hứng”, “mạn
hứng”, “ngẫu hứng”, “tức sự”, “cảm hoài”, “thuật hoài”…đều là những trạng thái
cảm hứng khác nhau trở thành nội dung chính yếu của tác phẩm. Cảm hứng tư tưởng
của nhà thơ nói chung cũng không phải là thứ tình cảm đơn nhất mà nó có nhiều cung
bậc, nhiều sắc thái khác nhau. Chẳng hạn trong bàithơ “Câu thơ ngày về”, ta đọc
thấy nỗi nhớ; niềm khát khao quay về quê cũ trong một tâm thế đường hoàng, xứng
đáng. Bài thơ có cả cảm giác mặc cảm, có lỗi của Trương Nam Hương trong những
ngày anh xa xứ:
“Ngày về sau tháng năm xa
Trắng bàn tay, trắng dần qua mái đầu


Có gì để tặng quê đâu
Đời thơ bèo bọt dăm câu bọt bèo…”
Chính vì cảm hứng tư tưởng có nhiều sắc thái như thế cho nên trong các tác
phẩm cần phải nhận ra đâu là cảm hứng chủ đạo, để từ đó mới có cơ sở cảm nhận và
lí giải đúng tác phẩm. Hơn hết, để cho vùng thẩm mĩ riêng của mỗi nhà thơ thực sự
có giá trị chỉ khi cảm hứng tư tưởng trong tác phẩm mang ý nghĩa xã hội. G.Hêgel
từng khẳng định rằng cảm hứng có ý nghĩa xã hội mới là cảm hứng chủ đạo cần có
của văn học. Vì vậy cho dù cảm hứng gắn với tình cảm, nhưng không phải thứ tình
cảm nào cũng trở thành cảm hứng. Chỉ những niềm say mê nào tạo nên khát vọng cao
cả, mang ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa xã hội mới thật sự trở thành cảm hứng tư tưởng
mà thôi.
Mỗi nhà văn, nhà thơ đều có những nguồn cảm hứng riêng của mình, rất khác
nhau và các dạng thức của nó được thể hiện cũng không giống nhau. Theo H.Taine,
một nhà phê bình gia trứ danh của Pháp, nếu ta biết được một tác giả sinh ở thời nào,
tại miền nào, trong gia đình ra sao, được nuôi dưỡng như thế nào ... thì ta có thể đoán
được quan niệm về nghệ thuật cùng tính cách những tác phẩm của tác giả đó. Tất

nhiên chủ trương này có vẻ quá máy móc; song ta phải nhìn nhận tính tình và tư
tưởng của nhà thơ chịu ảnh hưởng ít nhiều của gia thế, của giáo dục xã hội; tùy thuộc
vào cá tính sáng tạo, quá trình lao động nghệ thuật rất riêng, vốn sống, tâm tư suy
nghiệm, nhìn nhận cuộc sống, trình độ học vấn, cả sự từng trải…của họ. Và dù thông
minh cỡ nào, cũng phải có sống mới hiểu được đời, mới hiểu được văn. “Không lịch
lãm nhiều thì làm sao tưởng tượng được những cảnh tả trong sách mà thấy nó hay?
Không khổ đau nhiều thì làm sao thấu rõ được những tình tiết kể trong truyện mà
thấy nó khéo?”. [50,28]
Cũng là tiếng thơ mang tình cảm quê hương thiết tha, nồng hậu; cũng là tình
bạn, tình yêu trong những cung bậc, những sắc thái đa dạng của nó; những hoài niệm,
hồi ức về quá khứ… tưởng đã là con đường mòn trong thi ca. Song, sáng tác của
Trương Nam Hương quả là đã có cố gắng và kết quả là đã đem đến cho người đọc
một cảm nhận riêng, âm vang riêng từ những nguồn cảm hứng chân chất, dung dị tình
người, tình đời từ đó đã nối kết những tấm chân tình. Chính cảm hứng sẽ lí giải


những đặc điểm nghệ thuật, phong cách tác giả. Ta thấy, một Tố Hữu – nhà thơ với
cảm hứng về hình ảnh anh bộ đội và cảm hứng về hình tượng người Cha già của dân
tộc. Nguyễn Bính, nguồn thơ gắn với cảnh sắc và cuộc sống chân quê; Nguyễn Duy
làm thơ là đi theo tiếng gọi yêu thương, tự hào về nhân dân và đất nước thời kì chống
Mĩ đi cùng cảm hứng thế sự, suy ngẫm về con người và đất nước trong thời bình…
Có những cảm hứng còn xuyên suốt cả trong sự nghiệp sáng tác của các nhà thơ.
Nói tóm lại, cảm hứng là bộ phận không thể tách rời của nội dung tư tưởng tác
phẩm. Tác phẩm có dấy lên được cảm hứng mãnh liệt và sâu sắc thì mới rung động
được trái tim độc giả. Nhờ sự rung động mãnh liệt của cảm hứng mà đề tài, chủ đề
của tác phẩm mới được khái quát, được lí giải có chiều sâu và có tính thẩm mĩ. Cùng
với đề tài, chủ đề,… cảm hứng góp phần tạo nên giá trị tư tưởng nghệ thuật cho tác
phẩm. Nhưng cũng không thể phủ nhận một điều là : “… dù ta có định nghĩa cảm
hứng là cái gì đi nữa thì ta cũng vẫn biết rằng nó bao giờ cũng màu mỡ và không
được phép mất đi vô ích nếu nó chưa tự hiến dâng nó – cảm hứng – cho con

người”[70, 46].Do đó, việc nhà thơ nuôi dưỡng những vùng thẩm mĩ trong những
nguồn cảm hứng nghệ thuật đậm đà, bền bĩ trên hành trình sáng tác là công việc vô
cùng cần thiết và hữu ích. Nó đem lại những giá trị về tinh thần, khơi nguồn lực sáng
tạo cũng như khẳng định trình độ tư duy, công phu nghề văn trong việc tạo nên tác
phẩm văn học chân chính.
1.2.

Cảm hứng nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương

1.2.1 Cảm hứng hoài hương
Đã hơn hai mươi năm qua, Trương Nam Hương gắn bó trên cuộc hành trình
thơ cùng với hành trang hơn mười tác phẩm. Cũng chừng ấy thời gian, anh góp mặt
khá đầy đặn trong đời sống văn học cũng tự nói lên những cố gắng nhất định trong sự
định hình một phong cách thơ. Trong cuộc hành trình sáng tạo đó, Trương Nam
Hương đã không ngừng kiếm tìm, đổi mới mình- tuy là lặng lẽ nhưng bền chặt, tuy là
thầm lặng nhưng chắt chiu. Sự kiếm tìm này, được đo bằng số đo của thời gian, của
năng lực xúc cảm qua chính những trải nghiệm trong đời sống của anh. Đó là dòng
hồi ức về những năm tháng tuổi thơ, những năm tháng xa xứ chất chứa nỗi niềm hoài
hương, những vướng trở trong áng mây buồn mồ côi… Bước chân vào thi giới


Trương Nam Hương, người đọc nhận ra một tấm lòng dịu dàng, tinh tế và nhạy cảm
trước những biến đổi của cuộc sống. Anh không ngần ngại đi đến tận cùng chiều sâu
tâm hồn, để nói lên những mất mát, những khát khao được trở về, được yêu thương
trọn vẹn những cảnh, những người trên mảnh đất thiêng quê cha máu mẹ. Trương
Nam Hương tạo được cho mình tiếng thơ riêng. Đó chính là một phong cách thơ “có
sự hòa hợp chất Huế quê cha và chất Kinh Bắc quê mẹ, dịu dàng, tinh tế trong ngôn
ngữ tự tình và trần tình của một hồn thơ nhiều duyên nợ”[73,15]. Có được điều này
trên hành trình thơ, Trương Nam Hương trải qua sự lựa chọn, lắng lọc; sự tập trung
cao độ của trí tuệ, của xúc cảm dồi dào và khả năng nuôi dưỡng nguồn cảm hứng

nghệ thuật đậm đà.
Trong cuộc đời riêng, do hoàn cảnh sống đẩy đưa, đã đặt dấu chân của anh lên
nhiều vùng đất khác nhau. Mỗi nơi anh qua đều thấm đẫm hương vị của tình người,
tình đất, tình đời vì đó không “chỉ là nơi đất ở” nữa... Và cứ thế, những hương,
những hoa cùng nỗi buồn, mất mát nơi anh đã sống bước vào trong trang thơ. Nhà
thơ mang theo tình cảm chứa chan trọn vẹn, xem đó như ngọn nguồn tạo nên cảm
hứng sáng tác cho con đường thơ của mình. Ẩn bên dưới đôi cánh thơ, còn là lòng tri
ân anh thầm gửi trao. Ngẫm lại, anh thấy mình có nhiều vùng quê để yêu, để nhớ
thương: Quê mẹ Bắc Ninh, quê cha đất Huế. Cha và mẹ cưới nhau cũng là lúc gia
đình anh bắt đầu sinh sống ở Hà Nội. Ông bà ngoại lại công tác ở Hải Phòng, nên mẹ
sinh anh ở đó để có bà ngoại chăm. Một vài tháng tuổi anh theo mẹ về lại Hà Nội. Từ
đó gắn bó với Hà Nội suốt mười hai năm thời niên thiếu. Chưa kể, anh có thời gian
một năm học ở Huế; bốn năm sống ở Đồng Nai; rồi học Đại học tại Sài Gòn, từ đó ở
lại vùng đất này đã ba mươi lăm năm nay…Từ vùng đất Sài thành, trái tim của người
con trai đa mang không lúc nào ngừng cất lên tiếng nói ân tình, chất chứa nỗi lòng
người lữ thứ tha hương, không lúc nào mà không hát lên khúc hát người xa xứ cho
nguôi nỗi nhớ mong. Bởi hơn ai hết, tác giả ý thức được những mao mạch nuôi
dưỡng tâm hồn mình là nước, là đất được chưng cất từ những tinh hoa cội nguồn lâu
đời ở những vùng đất kinh qua. Cảm hứng hoài hương cất lên khúc hát của người con
xa xứ, vì thế mà trở thành một trong những nguồn mạch cảm hứng chảy dài trong thơ
Trương Nam Hương.


×