Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

sử dụng graph dạy học và sơ đồ tư duy để nâng cao chất lượng các giờ luyện tập môn hóa học lớp 11 (ban cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.94 MB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thu Oanh

SỬ DỤNG GRAPH DẠY HỌC VÀ SƠ ĐỒ TƯ
DUY ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC GIỜ
LUYỆN TẬP MÔN HÓA HỌC LỚP 11 (BAN CƠ
BẢN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN MẠNH DUNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thu Oanh

SỬ DỤNG GRAPH DẠY HỌC VÀ SƠ ĐỒ TƯ
DUY ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC GIỜ
LUYỆN TẬP MÔN HÓA HỌC LỚP 11 (BAN CƠ
BẢN)

Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học
Mã số : 60 14 10


LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN MẠNH DUNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011


LỜI CẢM ƠN
Không có một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc nào mà không có sự nỗ
lực hết mình của một nhóm người đầy tâm huyết. Do đó tôi xin chân thành cảm ơn
rất nhiều người tuyệt vời với sự cống hiến quý báu trong việc giúp tôi tạo ra và hoàn
thành đề tài luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Dung, người Thầy với
nhân cách, tài năng và tình cảm đã hết sức tận tình hướng dẫn; giúp đỡ em trong suốt
cuộc hành trình.
Em cũng xin tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo khoa Hóa
trường Đại học Sư phạm Tp.HCM, trường Đại học Sư phạm Hà Nội và toàn thể thầy
cô phòng Sau đại học trong cả quá trình học tập và thực hiện luận văn. Đặc biệt em
xin chân thành cảm ơn rất nhiều sự động viên giúp đỡ của PGS.TS Trịnh Văn Biều,
người Thầy luôn quan tâm dẫn dắt chúng em ngay từ những bước đầu tiên trên con
đường lí luận dạy học.
Thêm những lời cảm ơn đặc biệt đến Ban Giám hiệu và tập thể giáo viên tổ Hóa
trường THPT Lê Hồng Phong đã tạo điều kiện tốt nhất để em được tham gia học tập
và hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp đã chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu khoa học,
hỗ trợ tôi tìm kiếm tài liệu liên quan đến đề tài. Cảm ơn rất nhiều các thầy cô giáo,
các em học sinh đã tạo điều kiện để hoàn thành tốt đợt thực nghiệm sư phạm.
Cuối cùng con xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và những người thân đã
luôn khích lệ, động viên con trong suốt thời gian qua.

Một lần nữa, xin gửi đến tất cả mọi người lòng biết ơn chân thành và sâu sắc.
Nguyễn Thị Thu Oanh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ... 4
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu....................................................................... 4
1.2. Graph dạy học ................................................................................................ 5
1.2.1. Khái niệm ................................................................................................. 5
1.2.2. Ưu điểm graph dạy học ............................................................................ 8
1.2.3. Cấu trúc graph trong dạy học ................................................................... 9
1.2.4. Quy tắc xây dựng graph ........................................................................... 9
1.2.5. Các bước thiết kế graph ......................................................................... 10
1.2.6. Ứng dụng của graph trong dạy học ........................................................ 12
1.2.7. Nhận xét - đánh giá chung về graph ...................................................... 15
1.3. Sơ đồ tư duy.................................................................................................. 15
1.3.1. Khái niệm ............................................................................................... 15
1.3.2. Ưu điểm của sơ đồ tư duy ...................................................................... 16
1.3.3. Cấu trúc của sơ đồ tư duy....................................................................... 17
1.3.4. Các quy tắc trong sơ đồ tư duy ............................................................. 18
1.3.5. Các bước thiết kế sơ đồ tư duy............................................................... 19
1.3.6. Khái quát về phần mềm thiết kế sơ đồ tư duy........................................ 20
1.3.7. Ứng dụng của sơ đồ tư duy trong dạy học ............................................. 24

1.3.8. Nhận xét - đánh giá chung về sơ đồ tư duy............................................ 30
1.4. Luyện tập trong dạy học hóa học ở trường THPT ................................... 31
1.4.1. Khái niệm luyện tập ............................................................................... 31
1.4.2. Tầm quan trọng của luyện tập trong việc học tập hóa học ở trường THPT
.......................................................................................................................... 31
1.4.3. Các phương pháp dạy học được sử dụng trong giờ luyện tập ............... 33
1.4.4. Những bước chuẩn bị cho bài dạy luyện tập.......................................... 40
1.5. Thực trạng việc sử dụng graph dạy học và sơ đồ tư duy trong các bài luyện tập
hóa học ở trường THPT hiện nay ..................................................................... 42
1.5.1. Mục đích điều tra ................................................................................... 42
1.5.2. Đối tượng, phương pháp điều tra ........................................................... 42
1.5.3. Kết quả điều tra ...................................................................................... 43


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 46
Chương 2. SỬ DỤNG GRAPH DẠY HỌC VÀ SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÁC GIỜ LUYỆN TẬP MÔN HÓA HỌC LỚP 11 (BAN CƠ BẢN)
................................................................................................................................. 47
2.1. Cơ sở khoa học của việc nâng cao chất lượng giờ luyện tập ................... 47
2.1.1. Thực trạng dạy học giờ luyện tập hóa học ............................................. 47
2.1.2. Các giải pháp để nâng cao chất lượng giờ luyện tập hóa học ................ 48
2.1.3. Một số chú ý khi thực hiện giải pháp ..................................................... 49
2.1.4. Thiết lập kế hoạch nâng cao chất lượng giờ luyện tập hóa học ............. 51
2.1.5. Nội dung kiến thức và phân phối chương trình của các bài luyện tập lớp 11
(ban cơ bản) ...................................................................................................... 53
2.2. Lập graph dạy học và sơ đồ tư duy để nâng cao chất lượng các giờ luyện tập
môn hóa học lớp 11 (ban cơ bản) ...................................................................... 54
2.2.1. Bài 5: Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch
chất điện li ........................................................................................................ 54
2.2.1.1. Lập graph nội dung kiến thức cần nhớ bài 5................................... 54

2.2.1.2. Lập sơ đồ tư duy kiến thức cần nhớ bài luyện tập 5 ........................ 57
2.2.1.3. Lập graph hệ thống các dạng bài tập cần rèn luyện bài 5 .............. 58
2.2.2. Bài 13: Luyện tập: Tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất........... 58
2.2.2.1. Lập graph nội dung kiến thức cần nhớ bài 13................................. 58
2.2.2.2. Lập sơ đồ tư duy kiến thức cần nhớ bài luyện tập 13 ...................... 62
2.2.2.3. Lập graph hệ thống các dạng bài tập cần rèn luyện bài 13 ............ 64
2.2.3. Bài 19: Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và các hợp chất ............ 64
2.2.3.1. Lập graph nội dung kiến thức cần nhớ bài 19................................. 64
2.2.3.2. Lập sơ đồ tư duy kiến thức cần nhớ bài 19 ..................................... 67
2.2.3.3. Lập graph hệ thống các dạng bài tập cần rèn luyện bài 19 ............ 69
2.2.4. Bài 24: Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử, công thức
cấu tạo
.......................................................................................................................... 69
2.2.4.1. Lập graph nội dung kiến thức cần nhớ bài 24................................. 69
2.2.4.2. Lập sơ đồ tư duy kiến thức cần nhớ bài 24 ..................................... 72
2.2.4.3. Lập graph hệ thống các dạng bài tập cần rèn luyện bài 24 ............ 73
2.2.5. Bài 27: Luyện tập: Ankan và xicloankan ............................................... 73
2.2.5.1. Lập graph nội dung kiến thức cần nhớ bài 27................................. 73
2.2.5.2. Lập sơ đồ tư duy kiến thức cần nhớ bài 27 ..................................... 74
2.2.5.3. Lập graph hệ thống các dạng bài tập cần rèn luyện bài 27 ............ 76
2.2.6. Bài 31: Luyện tập: Anken và ankadien - Bài 33: Luyện tập: Ankin...... 76
2.2.6.1. Lập graph nội dung kiến thức cần nhớ bài 31, 33........................... 76
2.2.6.2. Lập sơ đồ tư duy kiến thức cần nhớ bài 31, 33 ............................... 78


2.2.6.3. Lập graph hệ thống các dạng bài tập cần rèn luyện bài 31, 33 ...... 79
2.2.7. Bài 42: Luyện tập: Dẫn xuất halogen - Ancol - Phenol ......................... 79
2.2.7.1. Lập graph nội dung kiến thức cần nhớ bài 42................................. 79
2.2.7.2. Lập sơ đồ tư duy kiến thức cần nhớ bài 42 ..................................... 82
2.2.7.3. Lập graph hệ thống các dạng bài tập cần rèn luyện bài 42 ............ 89

2.3. Sử dụng graph dạy học và sơ đồ tư duy vào việc tổ chức quá trình
dạy học
nhằm nâng cao chất lượng các giờ luyện tập lớp 11 (ban cơ bản) ................. 89
2.3.1. Tổ chức quá trình dạy học bài luyện tập dạng hợp chất vô cơ .............. 89
2.3.2. Tổ chức quá trình dạy học bài luyện tập dạng phi kim ........................ 101
2.3.3. Tổ chức quá trình dạy học bài luyện tập dạng hidrocacbon ................ 112
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 119
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................... 121
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ............................................................... 121
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm ........................................... 121
3.3. Tiến trình thực nghiệm ............................................................................. 122
3.3.1. Thiết kế chương trình thực nghiệm ...................................................... 122
3.3.2. Tiến hành thực nghiệm......................................................................... 122
3.3.3. Đánh giá kết quả................................................................................... 122
3.4. Kết quả thực nghiệm ................................................................................. 124
3.4.1. Kết quả thực nghiệm về mặt định lượng .............................................. 124
3.4.2. Kết quả thực nghiệm về mặt định tính ................................................. 132
3.5. Các bài học kinh nghiệm ........................................................................... 134
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 135
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 140
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTHH:

Bài tập hóa học


CTCT:

Công thức cấu tạo

CTPT:

Công thức phân tử

dd:

dung dịch

ĐC:

đối chứng

ĐHSP:

Đại học sư phạm

Đktc:

điều kiện tiêu chuẩn

G:

giỏi

GV:


giáo viên

Hh:

hỗn hợp

HS:

học sinh

K:

Khá

PTHH:

phương trình hóa học

SĐTD:

sơ đồ tư duy

SGK:

sách giáo khoa

SGV:

sách giáo viên


THPT:

trung học phổ thông

TN:

thực nghiệm

YK:

yếu kém


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
BẢNG
1
Bảng 1.1. Kết quả điều tra thực trạng

Trang
47

3

Bảng 2.1. Nội dung kiến thức và phân phối chương trình các bài luyện
tập lớp 11 (ban cơ bản)
Bảng 3.1. Danh sách các trường, lớp và giáo viên thực nghiệm

123


4

Bảng 3.2. Bảng điểm kiểm tra lần 1

126

5

Bảng 3.3. Bảng điểm kiểm tra lần 2

127

6

Bảng 3.4. Bảng điểm kiểm tra lần 3

127

7

Bảng 3.5. Bảng điểm tổng hợp ba bài kiểm tra

127

8

Bảng 3.6. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 1

128


9

Bảng 3.7. Kết quả bài kiểm tra 1

129

10

Bảng 3.8. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 2

130

11

Bảng 3.9. Kết quả bài kiểm tra 2

130

12

Bảng 3.10. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 3

131

13

Bảng 3.11. Kết quả bài kiểm tra 3

132


14

Bảng 3.12. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích ba bài kiểm tra

132

15

Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả ba bài kiểm tra

133

16

Bảng 3.14. Kết quả các tham số đặc trưng qua các lần kiểm tra

134

17

Bảng 3.15. Tổng hợp ý kiến tham khảo HS lớp thực nghiệm

136

2

58


DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

HÌNH

Trang

1

Hình 1.1. Sơ đồ graph dạy học

7

2

Hình 1.2. Mô hình graph hoạt động dạy học

10

3

Hình 1.3. Graph về các dạng thù hình của photpho

13

4

Hình 1.4. Ứng dụng graph cấu trúc hóa nội dung bài anken

13


5

Hình 1.5. Tổng thể về graph

16

6

Hình 1.6. Cấu trúc của SĐTD

19

7

Hình 1.7. SĐTD trong soạn ghi chú, ghi chép

27

8

Hình 1.8. SĐTD trong đọc sách

27

9

Hình 1.9. SĐTD trong ôn tập, thi cử

28


10

Hình 1.10. SĐTD trong thuyết trình

29

11

Hình 1.11. SĐTD trong làm việc tổ nhóm

30

12

Hình 1.12. SĐTD trong nghiên cứu khoa học

31

13

Hình 2.1. Graph quy trình thực hiện tiết luyện tập

57

14

Hình 2.2. Graph axit mạnh - yếu

59


15

Hình 2.3. Graph bazơ mạnh - yếu

59

16

Hình 2.4. Graph muối trung hòa - muối axit - chất lưỡng tính

60

17

Hình 2.5. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch điện li

60

18

Hình 2.6. Graph Axit - Bazơ - Muối - Phản ứng trao đổi ion
trong dung dịch chất điện li

61

19

Hình 2.7. SĐTD kiến thức: Axit - Bazơ - Muối - Phản ứng trao
đổi ion trong dung dịch chất điện li


62

20

Hình 2.8. Graph hệ thống các dạng bài tập cần rèn luyện bài 5

63

21

Hình 2.9. Graph so sánh nitơ, photpho (số oxi hóa) và đơn chất

64

22

Hình 2.10. Graph hệ thống NH 3 và NH 4 +

64

23

Hình 2.11. Graph so sánh hai axit quan trọng HNO 3 và H 3 PO 4

65

24

Hình 2.12. Graph so sánh muối nitrat và muối photphat


65

25

Hình 2.13. Graph nitơ và hợp chất của nitơ

66

26

Hình 2.14. SĐTD kiến thức nitơ và hợp chất của nitơ

67

27

Hình 2.15. Graph photpho và các hợp chất của photpho

68

28

Hình 2.16. Graph hệ thống các dạng bài tập cần rèn luyện bài 13

69

29

Hình 2.17. Graph về đơn chất và số oxi hóa hai nguyên tố C - Si


69


30

Hình 2.18. Graph kiến thức về oxit của C và Si

70

31

Hình 2.19. Graph hệ thống hóa về hợp chất muối của C - Si

70

32

Hình 2.20. Graph cacbon - silic và hợp chất của chúng

71

33

Hình 2.21. SĐTD luyện tập tính chất của C - Si và các hợp chất

72

34

Hình 2.22. SĐTD công nghiệp Silicat


73

35

Hình 2.23. Graph hệ thống các dạng bài tập cần rèn luyện bài 19

74

36

Hình 2.24. Graph hợp chất hữu cơ

74

37

Hình 2.25. Graph phân biệt hợp chất hữu cơ

75

38

Hình 2.26. Các loại phản ứng hữu cơ

75

39

Hình 2.27. Graph kiến thức cần nhớ: Luyện tập hợp chất hữu cơ


76

40

Hình 2.28. SĐTD kiến thức bài: Luyện tập: Hợp chất hữu cơ Công thức phân tử - Công thức cấu tạo

77

41

Hình 2.29. Graph hệ thống các dạng bài tập cần rèn luyện bài 24

78

42

Hình 2.30. Graph câu hỏi hidrocacbon no

78

43

Hình 2.31. Graph lý thuyết hidrocacbon no

79

44

Hình 2.32. SĐTD hidrocacbon no


80

45

Hình 2.33. Graph hệ thống các dạng bài tập cần rèn luyện bài 27

81

46

Hình 2.34. Graph câu hỏi hidrocacbon không no

81

47

Hình 2.35. Graph lý thuyết hidrocacbon không no

82

48

Hình 2.36. SĐTD kiến thức cần nhớ bài: Luyện tập: Anken Ankađien - Ankin

83

49

Hình 2.37. Graph hệ thống dạng bài tập cần rèn luyện bài 31, 33


84

50

Hình 2.38. Graph nội dung kiến thức cần nhớ bài 42

84

51

Hình 2.39. Graph về dẫn xuất halogen

85

52

Hình 2.40. Graph về Ancol - Phenol

86

53

Hình 2.41. SĐTD cần nhớ bài: Luyện tập dẫn xuất halogen

87

54

Hình 2.42. SĐTD cần nhớ bài: Ancol - Phenol


88

55

Hình 2.43. Graph hệ thống các dạng bài tập cần rèn luyện bài 42

89

56

Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 1

128

57

Hình 3.2. Biểu đồ trình độ học sinh qua bài kiểm tra 1

129

58

Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 2

130

59

Hình 3.4. Biểu đồ trình độ học sinh qua bài kiểm tra 2


130

60

Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 3

131

61

Hình 3.6. Biểu đồ trình độ học sinh qua bài kiểm tra 3

132


62

Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích ba bài kiểm tra

133

63

Hình 3.8. Biểu đồ trình độ học sinh qua ba bài kiểm tra

133


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Bài luyện tập, ôn tập không phải là bài giảng lại kiến thức để học sinh thu nhận những
hiểu biết mới; bài luyện tập, ôn tập là dạng bài dạy hoàn thiện kiến thức và được thực
hiện sau khi học sinh được học một số bài dạy kiến thức mới hoặc kết thúc một chương,
một phần của chương trình. Vì vậy chúng có giá trị nhận thức to lớn và có ý nghĩa quan
trọng trong việc hình thành phương pháp nhận thức và phát triển tư duy cho học sinh.
Người giáo viên khi thiết kế bài luyện tập không tốt sẽ làm kiến thức của học sinh trở
nên rời rạc, tản mạn; học sinh không thể hệ thống hóa cũng như xác định bản chất các
kiến thức; không vận dụng được chúng trong việc giải quyết các vấn đề học tập…Xuất
phát từ tinh thần đó, việc nghiên cứu và tìm ra phương pháp, phương tiện hữu hiệu thiết
kế những giờ luyện tập hiệu quả, có chất lượng để giúp học sinh hình thành năng lực
nhận thức, thế giới quan khoa học, phát triển tư duy độc lập sáng tạo là vô cùng quan
trọng.
Đặc biệt trong quá trình dạy học các bài luyện tập, kỹ năng khái quát hóa, sơ đồ hóa
kiến thức có một vị thế quan trọng. Nó là tiền đề cho sự sáng tạo và phát triển tư duy đem
lại những ưu điểm vượt trội về tính khái quát, tính trực quan, tính hệ thống và tính súc
tích để nâng cao chất lượng giờ học. Đây được xem như là một trong những tiếp cận mới
vừa bổ sung vào hệ thống các phương pháp, phương tiện dạy học truyền thống vừa làm
phong phú thêm kho tàng các phương thức, phương tiện dạy học hóa học dùng trong
những giờ luyện tập.
Xuất phát từ lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài “Sử dụng graph dạy học và sơ đồ tư
duy để nâng cao chất lượng các giờ luyện tập môn hóa học lớp 11 (ban cơ bản)” để thực
hiện.
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng graph dạy học và sơ đồ tư duy để xây dựng một số graph nội dung, graph
hoạt động và sơ đồ tư duy trong dạy học các giờ luyện tập hóa học lớp 11 (ban cơ bản) để
góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về đổi mới phương pháp dạy học hóa học nói chung, về bài
luyện tập và các nội dung có liên quan đến đề tài nghiên cứu.



- Nghiên cứu thực tiễn việc sử dụng graph và sơ đồ tư duy trong dạy học hóa học ở
THPT hiện nay.
- Nghiên cứu lý thuyết về graph dạy học, sơ đồ tư duy trong dạy học và việc vận dụng
vào các giờ luyện tập.
- Xác định nội dung hóa học trong các giờ luyện tập lớp 11 có thể vận dụng lý thuyết
graph và sơ đồ tư duy.
- Nghiên cứu về tổ chức quá trình dạy học các bài luyện tập lớp 11 có sử dụng graph
và sơ đồ tư duy.
- Thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả những đề xuất của đề tài nghiên cứu.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT (ban cơ bản).
- Đối tượng nghiên cứu: Việc sử dụng graph dạy học và sơ đồ tư duy vào các giờ
luyện tập hóa học lớp 11 (cơ bản) để nâng cao chất lượng giờ dạy.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và vận dụng graph dạy học và sơ đồ tư duy để nâng cao chất lượng các
giờ luyện tập môn hóa học lớp 11 thì việc học tập của học sinh sẽ dễ dàng, có nhiều hứng
thú hơn, học sinh nắm được kiến thức một cách chắc chắn, khoa học, hệ thống hơn.
6. Đóng góp mới của luận văn
Thiết kế và vận dụng graph dạy học và sơ đồ tư duy cho một số bài luyện tập hóa học
lớp 11 (cơ bản) để nâng cao chất lượng dạy học.
7. Phương pháp nghiên cứu
• Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
-

Nghiên cứu các văn bản, tài liệu chỉ đạo của Bộ GD & ĐT liên quan đến phương
pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học.

-


Nghiên cứu cơ sở lý luận về graph dạy học, sơ đồ tư duy, luyện tập trong dạy học
hóa học ở trưởng THPT.

-

Nghiên cứu về nội dung kiến thức và phân phối chương trình các bài luyện tập hóa
học 11 (ban cơ bản).

-

Nghiên cứu về cơ sở khoa học để nâng cao chất lượng giờ luyện tập.

-

Phương pháp phân tích, tổng hợp.

-

Phương pháp phân loại, hệ thống hóa.

• Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:


-

Phương pháp điều tra và thu thập thông tin.

-


Phương pháp quan sát: dự giờ, chủ động quan sát việc dạy học trong giờ luyện tập.

-

Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn, trò chuyện: trao đổi cùng với GV, HS nhằm
tìm hiểu thực trạng các giờ luyện tập.

-

Phương pháp chuyên gia.

-

Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra sự đúng đắn của giả thuyết đặt ra: sử dụng
phương pháp đối chứng.

• Nhóm phương pháp nghiên cứu toán học: sử dụng phương pháp thống kê để xử lý kết
quả thực nghiệm.
8. Phạm vi nghiên cứu
a. Về nội dung: các bài luyện tập trong chương trình môn hóa học lớp 11, ban cơ bản,
trường THPT.
b. Về địa bàn thực nghiệm sư phạm: một số trường THPT ở tỉnh Đồng Nai và thành phố
Hồ Chí Minh.
c. Về thời gian thực hiện đề tài: từ 01/4/2010 đến 30/6/2011.


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, nếu chỉ xét trên lĩnh vực graph dạy học đã có nhiều tác giả thành công trong

việc nghiên cứu và vận dụng lý thuyết graph vào dạy học hóa học trường phổ thông ở
Việt Nam. Từ năm 1971, giáo sư Nguyễn Ngọc Quang đã nghiên cứu từ graph toán học
để xây dựng thành graph dạy học và đã công bố nhiều công trình trong lĩnh vực này. Trong
các công trình đó, giáo sư đã nghiên cứu những ứng dụng cơ bản của lý thuyết graph trong
khoa học giáo dục, đặc biệt trong lĩnh vực giảng dạy hóa học. Giáo sư đã hướng dẫn nhiều
nghiên cứu sinh và học viên cao học vận dụng lý thuyết graph để dạy một số chương, một
số bài cụ thể của chương trình hóa học ở trường phổ thông.
• Năm 1980, dưới sự hướng dẫn của giáo sư Nguyễn Ngọc Quang, tác giả Trần
Trọng Dương đã nghiên cứu đề tài: "Áp dụng phương pháp graph và algorit hoá để
nghiên cứu cấu trúc và phương pháp giải, xây dựng hệ thống bài toán về lập công thức
hoá học ở trường phổ thông" Tiểu luận khoa học cấp I, ĐHSP Hà Nội [23]. Tác giả đã
áp dụng phương pháp graph và algorit hóa vào việc phân loại các kiểu bài toán về lập công
thức hóa học và đưa ra kết luận:
- Phương pháp graph và algorit cho phép chúng ta nhìn thấy rõ cấu trúc của một đầu bài
toán hóa học, cấu trúc và các bước giải bài toán.
- Bằng graph có thể phân loại, sắp xếp các bài toán về hóa học thành hệ thống bài toán
có logic giúp cho việc dạy và học có kết quả hơn.
• Năm 1984, tác giả Phạm Tư với sự hướng dẫn của giáo sư Nguyễn Ngọc
Quang đã nghiên cứu đề tài: “Dùng graph nội dung của bài lên lớp để dạy và học
chương Nitơ - Photpho ở lớp 11 trường trung học phổ thông”, Luận án phó tiến sĩ
khoa học sư phạm tâm lý Hà Nội [40].
• Năm 2003, tác giả Phạm Tư trình bày “Dạy học bằng phương pháp graph
góp phần nâng cao chất lượng giờ giảng”, Giáo dục thời đại, số 124.
• Năm 2006, Trịnh Quang Từ - Sử dụng Graph trong thiết kế phương pháp dạy học
- Tạp chí Giáo dục, số 131, 2/2006 [41].
• Năm 2007, Đỗ Thị Châu, “Sơ đồ hóa tài liệu dạy học như là một công cụ chủ yếu
trong dạy học”, Tạp chí Giáo dục, kỳ 1 số 153 năm 2007 [15].


Đặc điểm chung của những luận án, bài viết trên đều giới thiệu thành công việc ứng

dụng graph dạy học vào một giờ lên lớp hóa học của trường trung học phổ thông nói
chung.
Cùng với sự phát triển của khoa học giáo dục ngoài graph dạy học, các nhà nghiên
cứu, các giáo viên còn kết hợp thêm công cụ sơ đồ tư duy làm phong phú thêm nguồn các
phương pháp, phương tiện dạy học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy thể hiện qua
các đề tài:
• Năm 2007, Đinh Thị Nga với “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ ôn
tập, luyện tập - Hóa hữu cơ - ban nâng cao lớp 11”, Luận văn thạc sĩ Giáo dục
chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học hóa học, Trường ĐHSP Hà Nội.
• Năm 2009, Ngô Quỳnh Nga nghiên cứu “Sử dụng phương pháp graph và
lược đồ tư duy tổ chức hoạt động học tập của học sinh trong giờ ôn tập - luyện tập
phần kim loại hóa học 12 - THPT nâng cao - nhằm nâng cao năng lực nhận thức,
tư duy logic cho học sinh”, Luận văn thạc sĩ Giáo dục chuyên ngành Lý luận và
phương pháp dạy học hóa học, Trường ĐHSP Hà Nội [33].
• Nguyễn Thị Khoa “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học hóa học ở trung học
phổ thông”, năm 2009, Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khoa Hóa trường ĐHSP
Tp.HCM.
Tiếp xúc với các công trình cùng hướng nghiên cứu đã đem lại cho chúng tôi nhiều
suy nghĩ: đã có nhiều nghiên cứu về ứng dụng graph dạy học vào một giờ lên lớp ở
trường THPT nhưng trong khi đó mảng ứng dụng vào từng kiểu bài lên lớp cụ thể, đặc
biệt kiểu bài luyện tập chưa được đi sâu. Từ đó chúng tôi nhận thấy nghiên cứu sử dụng
graph dạy học và sơ đồ tư duy vào một giờ luyện tập hóa học mặc dù cũng đã có nhiều ý
kiến đề cập đến, nhưng để nâng cao chất lượng hiệu quả của nó trong giờ luyện tập vẫn là
câu hỏi được khá nhiều người quan tâm, tìm tòi, học hỏi. Vì vậy chúng tôi quyết tâm
nghiên cứu theo hướng thiết kế các graph và sơ đồ tư duy về nội dung và bài tập rồi ứng
dụng cụ thể vào một bài lên lớp luyện tập để nâng cao chất lượng giảng dạy của kiểu bài
lên lớp này.
1.2. Graph dạy học
1.2.1. Khái niệm [34], [59], [60]
• Khái niệm cơ bản của graph



- Theo từ điển Anh – Việt, graph có nghĩa là đồ thị, biểu đồ, mạng, mạch gồm có một
đường hoặc nhiều đường biểu thị sự biến thiên của các đại lượng.
• Khái niệm cơ bản của lý thuyết graph
- Graph trong lý thuyết graph lại bắt nguồn từ “graphic” có nghĩa là tạo ra một hình ảnh
rõ ràng, chi tiết, sinh động trong tư duy.
- Lý thuyết graph là một chuyên ngành của toán học được khai sinh kể từ công trình về
bài toán "Bảy cây cầu ở Konigsburg" (công bố vào năm 1736) của nhà toán học Thụy sĩ Leonhard Euler (1707 - 1783). Lúc đầu, lý thuyết graph là một bộ phận nhỏ của toán học,
chủ yếu nghiên cứu giải quyết những bài toán có tính chất giải trí. Trong những năm cuối
thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của toán học và nhất là toán học ứng dụng, những
nghiên cứu về vận dụng lý thuyết graph đã có những bước tiến nhảy vọt.
- Lý thuyết graph hiện đại bắt đầu được công bố trong cuốn sách "Lý thuyết graph định
hướng và vô hướng" của Conig, xuất bản ở Lepzic vào năm 1936. Từ đó đến nay, nhiều
nhà toán học trên thế giới đã nghiên cứu làm cho môn học này ngày càng phong phú và
được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của các ngành khoa học như điều khiển học, mạng
điện tử, lý thuyết thông tin, vận trù học, kinh tế học...Năm 1958, tại Pháp Claude Berge đã
viết cuốn "Lý thuyết graph và những ứng dụng của nó". Trong cuốn sách này tác giả đã
trình bày những khái niệm và định lý toán học cơ bản của lý thuyết graph, đặc biệt là ứng
dụng của lý thuyết graph trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong những năm gần đây, lý
thuyết graph được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới.
- Trên mạng Internet, tính đến nay đã có hàng ngàn bài báo nghiên cứu về lý thuyết
graph và những ứng dụng của nó được đăng tải trên các tạp chí như: Tạp chí lý thuyết Graph
(Journal of Graph Theory); Tạp chí lý thuyết tổ hợp (Journal of Combinatorial
Theory, Series B); Tạp chí Graph algorit và ứng dụng (Journal of Graph Algorithm and
Applications) và nhiều tạp chí nổi tiếng khác.
Như vậy lý thuyết graph ngày càng phát triển và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác
nhau và có thể khẳng định đã đem lại nhiều thành công trong lĩnh vực giáo dục.
Khái niệm graph và lý thuyết graph vô cùng sâu sắc, nhưng trong giới hạn của luận văn chúng
tôi chỉ đi sâu nghiên cứu về khái niệm cơ bản của graph dạy học.

• Khái niệm graph dạy học
- Graph dạy học là sơ đồ phản ánh trực quan tập hợp những kiến thức chốt (cơ bản,
cần và đủ) của một nội dung dạy học và cả logic phát triển bên trong của nó.


Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Quang, trong mỗi hoạt động bao giờ cũng có hai mặt, đó là:
mặt "tĩnh" và mặt "động". Trong dạy học, mặt tĩnh là nội dung kiến thức, còn mặt động là
các hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình hình thành tri thức. Có thể mô tả mặt
tĩnh của hoạt động dạy học bằng "graph nội dung" và mô tả mặt động bằng "graph hoạt
động dạy học". Như vậy, graph dạy học bao gồm: graph nội dung và graph hoạt động.

GRAPH DẠY HỌC

GRAPH DẠY HỌC

GRAPH DẠY HỌC

Hình 1.1. Sơ đồ graph dạy học
• Graph nội dung là tập hợp những yếu tố thành phần của một nội dung trí dục và
mối liên hệ bên trong giữa chúng với nhau, đồng thời diễn tả cấu trúc logic của nội dung
dạy học bằng một ngôn ngữ trực quan, khái quát và súc tích. Mỗi loại kiến thức có thể
được mô hình hóa bằng một loại graph đặc trưng để phản ánh những thuộc tính bản chất
của loại kiến thức đó. Trong dạy học, có thể sử dụng graph nội dung các thành phần kiến
thức hoặc graph nội dung bài học.
→ Graph nội dung là graph phản ánh một cách khái quát, trực quan cấu trúc logíc phát triển
bên trong của một tài liệu.
• Graph hoạt động là mặt phương pháp, được xây dựng trên cơ sở của graph nội dung
kết hợp với các thao tác sư phạm của giáo viên và hoạt động học của học sinh ở trên lớp;
bao gồm cả việc sử dụng các phương pháp, biện pháp và phương tiện dạy học.
→ Graph hoạt động là graph mô tả trình tự các hoạt động sư phạm theo logíc hoạt động

nhận thức nhằm tối ưu hóa bài học. Thực chất graph hoạt động dạy học là mô hình khái quát
và trực quan của giáo án. Graph hoạt động là một dạng algorit hoá hoạt động dạy - học
theo phương pháp đường găng (con đường tối ưu).
• Hai loại graph này được áp dụng trong một bài học, graph nội dung thể hiện
logíc các thành phần nội dung kiến thức trong một bài học, có tính khách quan và về cơ
bản không thay đổi và nó phù hợp với yêu cầu "chuẩn kiến thức" mà mục tiêu bài học đã quy
định. Còn graph hoạt động dạy học là mô hình hoá về hoạt động của giáo viên và học sinh
nhằm thực hiện mục tiêu dạy học, nó có tính linh hoạt. Graph hoạt động là mô hình hoá
tiến trình, kế hoạch bài học được dự kiến trong giáo án.


→ Như vậy graph nội dung và graph hoạt động liên quan mật thiết với nhau, giữa graph
nội dung và graph hoạt động có mối quan hệ hai chiều. Trong khâu chuẩn bị bài học (viết
bài soạn) GV căn cứ vào graph nội dung để thiết lập graph hoạt động dạy học. Trong
khâu thực hiện bài học (trên lớp hoặc tự học) GV dùng graph hoạt động để tổ chức HS thiết
lập graph nội dung theo một logíc khoa học. Và mục đích cuối cùng là HS có được
graph nội dung trong tư duy.
- Graph dạy học được áp dụng để:
+ Thiết kế nội dung dạy học: các nội dung kiến thức cơ bản của một bài học.
+ Ôn tập, luyện tập chương: hệ thống hóa kiến thức cần nắm vững.
+ Củng cố, hệ thống kiến thức một bài.
+ Cách giải bài tập.
+ Thiết kế PPDH.
→ Phương pháp graph dạy học được hiểu là phương pháp tổ chức rèn luyện tạo được
những sơ đồ học tập ở trong tư duy của HS. Trên cơ sở đó hình thành một phong cách tư
duy khoa học mang tính hệ thống.
Graph có thể được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học, để hình thành tri
thức mới hoặc hoàn thiện tri thức, hoặc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.
1.2.2. Ưu điểm graph dạy học [34]
Với việc sử dụng graph mọi nội dung thể hiện luôn mang tính:

● Tính khái quát: Các kiến thức chọn lọc đưa vào các đỉnh của graph là cơ bản nhất, quan
trọng nhất của một số bài học, một chương hoặc một phần của chương trình. Khi nhìn
vào graph sẽ giúp ta thấy cái tổng thể của các kiến thức, logic phát triển của vấn đề và
các mối liên hệ giữa chúng.
● Tính trực quan: Thể hiện ở việc sắp xếp các đường liên hệ rõ, đẹp, bố trí hình khối cân
đối, có thể dùng kí hiệu, màu sắc, đường nét đậm nhạt để nhấn mạnh những nội dung
quan trọng.
● Tính hệ thống: Dùng graph có thể thể hiện được trình tự kiến thức của chương, logic
phát triển của kiến thức thông qua các trục chính hoặc các nhánh chi tiết của logic và
tổng kết được các kiến thức chốt và những kiến thức có liên quan.
● Tính súc tích: Graph cho phép dùng các kí hiệu, quy ước viết tắt ở các đỉnh nên đã nêu
lên được những dấu hiệu bản chất nhất của các kiến thức, loại bỏ được những dấu hiệu
thứ yếu của khái niệm.


● Về tâm lí của sự lĩnh hội: HS dễ dàng hiểu được các kiến thức chủ yếu, quan trọng ở
các đỉnh của graph và cả logic phát triển của cả một hệ thống kiến thức. Hình ảnh trực
quan là những biểu tượng cho sự ghi nhớ và tái hiện kiến thức của học sinh.
1.2.3. Cấu trúc graph trong dạy học [34], [59]
Cấu trúc của graph bao gồm các đỉnh được mô hình hóa bằng những vòng tròn hoặc
hình vuông, hình chữ nhật để thể hiện những kiến thức cơ bản và cung là những đường
định hướng như mũi tên thẳng, cong hoặc gấp khúc để thể hiện mối quan hệ lôgic giữa
các đỉnh (kiến thức cơ bản).
1.2.4. Quy tắc xây dựng graph [34], [59], [60]
• Quy tắc xây dựng graph nội dung trong dạy học
Dựa vào nội dung dạy học (khái niệm, định luật, học thuyết, bài học…), chọn những
kiến thức chốt (kiến thức cơ bản cần và đủ về cấu trúc, ngữ nghĩa), đặt chúng vào đỉnh
của graph. Nối các đỉnh với nhau bằng những cung logic dẫn xuất, tức là theo sự phát
triển bên trong nội dung đó. Đỉnh diễn tả kiến thức chốt của nội dung còn cung diễn tả
mối liên hệ dẫn xuất giữa các kiến thức chốt, cho thấy logic phát triển của nội dung.

• Quy tắc xây dựng graph hoạt động trong dạy học
Lập graph hoạt động tức là xác định các phương án khác nhau để triển khai bài học,
việc này phụ thuộc vào graph nội dung và quy luật nhận thức. Trong dạy - học, một bài
học sẽ có nhiều hoạt động khác nhau, dùng graph để biết trình tự thực hiện các hoạt động.
Dùng một graph có hướng để mô tả trình tự các hoạt động và các thao tác sư phạm của GV
và HS, cách làm như sau: Các hoạt động trong một bài học được đặt tương ứng với các đỉnh
của một graph, đánh số từ 1 đến n (bài học có n hoạt động). Có thể thêm vào graph một
đỉnh ứng với hoạt động khởi đầu và một đỉnh ứng với việc kết thúc (hoàn thành bài học).
Dùng các mũi tên để xác định hoạt động nào thực hiện trước, hoạt động nào thực hiện sau,
hoạt động nào xuất phát từ hoạt động nào trước đó...


BẮT ĐẦU
Hoạt động 1
Hoạt
động 3

Hoạt động 1

KẾT THÚC
Hình 1.2. Mô hình graph hoạt động dạy học

Graph hoạt động có tính chất tương tự như algorit, có tác dụng chỉ dẫn thứ tự các thao
tác cần thực hiện trong các hoạt động dạy học. Nó có thể được biểu diễn bằng những sơ
đồ hoặc bằng bảng chỉ dẫn hoặc viết dưới dạng bài soạn.
1.2.5. Các bước thiết kế graph [34], [60]
1.2.5.1. Các bước thiết kế graph nội dung
• Tổ chức các đỉnh:
- Xác định đỉnh của graph
+ Về nội dung của bước xác định đỉnh: chọn lọc và nêu lên những kiến thức

chốt của bài ôn tập tổng kết theo chương trình, SGK hóa học, sách bài tập hóa học và
phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Về hệ thống kiến thức chốt bao gồm những hiểu biết bản chất nhất, mấu chốt
nhất, có thể dùng làm nền tảng, để giúp HS hiểu, nắm vững, vận dụng các quy luật hóa
học trong việc giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn có liên quan đến kiến thức của
bài học. Trong nội dung của bài lên lớp, có thể có những kiến thức chốt liên kết với nhau
thành từng vùng lớn hoặc nhỏ. Nhưng cũng có kiến thức đứng độc lập (loại này thường
ít). Mỗi kiến thức chốt lại có thể là tập hợp của nhiều kiến thức thứ yếu khác của bộ môn
hóa học và có thể của cả những bộ môn hỗ trợ khác. Do đó, khi xác định đỉnh của graph,
thì một đỉnh có thể là một hoặc nhiều kiến thức cùng loại, có thể là những đỉnh liên thông
với nhau hoặc những đỉnh độc lập.
- Mã hóa kiến thức chốt: biến nội dung các kiến thức chốt chứa đựng tại các đỉnh
của graph thành một nội dung súc tích bằng các kí hiệu và ngôn ngữ hóa học. Những kí
hiệu dùng để mã hóa kiến thức chốt phải quen thuộc, thông dụng, giúp cho HS có thể dễ


dàng giải mã được. Việc mã hóa kiến thức chốt được GV và HS cùng nhau qui ước trong
từng bài lên lớp, từng tiết học. Mã hóa kiến thức chốt giúp ta rút gọn được graph, làm cho
nó đỡ cồng kềnh mà dễ hiểu.
Ví dụ: “Công thức phân tử” ghi là CTPT; “Công thức cấu tạo” ghi là CTCT; “nhiệt độ”
ghi là to.
- Xếp đỉnh: Khi xếp đỉnh graph cần đảm bảo:
+ Phải có tính khoa học và tính sư phạm, tức là phải chú ý tới logic của sự
tương tác giữa GV và HS trong việc dạy và học trên lớp.
+ Vị trí các đỉnh phải thoáng, HS dễ hiểu, đảm bảo tính trực quan và đẹp.
Vì vậy GV cần phác thảo các vị trí của các đỉnh để đảm bảo các yêu cầu trên.
• Thiết lập các cung: Thực chất là nối các đỉnh với nhau bằng các mũi tên để diễn tả
mối liên hệ phụ thuộc giữa nội dung và các đỉnh với nhau, làm sao để phản ánh được
logic phát triển của nội dung. Công việc này đòi hỏi quá trình tư duy logic để tìm ra được
mối liên hệ giữa các nội dung học tập.

• Hoàn thiện graph: Làm cho graph trung thành với nội dung được mô hình hóa về
cấu trúc logic, nhưng lại giúp HS lĩnh hội dễ dàng nội dung đó, và nó phải đảm bảo tính
mĩ thuật về mặt trình bày.
1.2.5.2. Các bước thiết kế graph hoạt động
• Xác định mục tiêu bài học: Mục tiêu bài học là những yêu cầu đặt ra đối với HS khi
thực hiện bài học. Có nhiều yếu tố tác động đến việc xác định mục tiêu bài học trong đó
đáng chú ý nhất là các yếu tố: nội dung bài học, khả năng nhận thức của HS, năng lực của
GV.
• Xác định các hoạt động: có thể dựa vào graph nội dung bài học hoặc dựa vào việc
phân tích cấu trúc nội dung. Mỗi hoạt động tương ứng với một đơn vị kiến thức chủ chốt.
• Xác định các thao tác trong mỗi hoạt động: chúng ta cần xác định thao tác chính
trong mỗi hoạt động để đạt được mục tiêu.
• Lập graph hoạt động dạy học: Dùng bài toán con đường ngắn nhất để lập graph hoạt
động dạy học theo hướng tối ưu hóa bài học. Sau khi xác định được các hoạt động và các
thao tác của một bài học, GV lập graph hoạt động dạy học mô tả diễn biến chính của bài
học.


1.2.6. Ứng dụng của graph trong dạy học [61]
1.2.6.1. Ứng dụng graph để hệ thống hóa khái niệm
Sắp xếp khái niệm mới vào hệ thống khái niệm đã học.
- Nhận biết mối quan hệ giữa các khái niệm khác nhau trong cùng một hệ thống.
- Vận dụng khái niệm để giải quyết các vấn đề trong hóa học và trong đời sống.

Hình 1.3. Graph về các dạng thù hình của photpho và quá trình biến
photpho đỏ thành photpho trắng
1.2.6.2. Ứng dụng graph để cấu trúc hóa nội dung tài liệu giáo khoa

Hình 1.4. Ứng dụng graph cấu trúc hóa nội dung bài anken
Graph xây dựng mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức trong một hệ thống nhất định

(trong một chương trình, một chương hay một bài). Điều này giúp cho hoạt động dạy học
có hiệu quả hơn. HS có thể định hướng được các hoạt động trí tuệ và kích thích sự tìm tòi
để chiếm lĩnh hệ thống tri thức mới. Những tri thức mà HS tự tìm tòi chiếm lĩnh được sẽ
nhớ lâu hơn, tái hiện chính xác hơn.


1.2.6.3. Ứng dụng graph để hướng dẫn học sinh tự học
Hoạt động của giáo viên gồm:
- GV tiến hành lập graph khung và graph nội dung của bài lên lớp dựa vào SGK và các
tài liệu tham khảo khác.
- GV soạn graph phương pháp (các tình huống dạy học của bài lên lớp).
- GV thực hiện giờ học bằng các tình huống dạy học của bài lên lớp theo graph, tức là
triển khai graph nội dung thành hoạt động dạy học của mình và chỉ đạo hoạt động lĩnh
hội của trò.
Học sinh tiến hành các hoạt động gồm:
- HS tự thiết lập graph ở nhà khi chuẩn bị cho bài ôn tập, luyện tập.
- Trên lớp HS nghe, hiểu ghi nhớ ban đầu graph ban đầu khung sau là graph nội dung
chi tiết.
- Về nhà tự học bằng phương pháp graph để nắm vững nội dung của bài học được kết
tinh trong graph nội dung chi tiết của bài lên lớp.
- Thông qua hoạt động học tập bằng graph, HS sẽ hình thành tư duy hệ thống. GV có
thể hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung của bài khóa trong SGK hoặc quan sát mô hình,
vật mẫu cụ thể…để đi đến các yếu tố cấu trúc của đối tượng nghiên cứu rồi lập graph thể
hiện các mối quan hệ của các yếu tố cấu trúc đó.
- HS còn có thể tự học ở nhà, bằng graph HS có thể lập được dàn ý cơ bản của các nội
dung học tập. Từ đó tạo điểm tựa để HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức một cách linh
hoạt, có hệ thống.
Giáo viên kiểm tra, đánh giá HS và HS tự kiểm tra đánh giá bản thân:
- Trình độ lĩnh hội và graph nội dung.
- Kỹ năng đọc và sử dụng graph nội dung.

- Khả năng tự lập graph nội dung.
1.2.6.4. Ứng dụng graph để hoàn thiện kiến thức
Graph có thể được sử dụng trong phần củng cố cuối bài hay trong bài luyện tập, bài ôn
tập cuối chương.
• GV đưa ra graph
- GV đưa ra graph với các đỉnh còn trống hay chưa có các cạnh.
- Yêu cầu HS điền thông tin vào các chỗ trống.
- GV nhận xét, điều chỉnh, tổng kết thành graph nội dung đủ kiến thức chốt.


• HS tự xây dựng graph
- GV nêu định hướng chung, những yêu cầu cơ bản của bài luyện tập, ôn tập.
- HS tự xây dựng graph.
- GV nhận xét, điều chỉnh và tổng kết.
Ví dụ: Lập graph khi dạy bài luyện tập “ankan và xicloankan”
- GV nêu định hướng chung của bài luyện tập thông qua hệ thống câu hỏi
+ Hidrocacbon no gồm những loại nào? Nêu công thức chung của chúng.
+ So sánh đặc điểm cấu tạo của chúng, từ đó so sánh tính chất hóa học.
+ Dựa vào tính chất hóa học và thực tế cuộc sống hãy nêu ứng dụng của các
hidrocacbon này. Nêu phương pháp điều chế.
- HS dựa vào hệ thống câu hỏi xác định các đỉnh graph và thiết lập các mối quan hệ
giữa các đỉnh.
1.2.6.5. Ứng dụng graph trong giải toán hóa học
• GV lập graph nội dung
- GV giúp HS nắm rõ các dạng bài tập, các giả thuyết của bài tập, mối quan hệ giữa
các yêu cầu và giả thuyết dưới dạng graph.
- Thông qua graph GV hướng dẫn HS các bước giải bài tập.
- GV giải bài tập cụ thể từng bước, HS quan sát, ghi nhận.
• GV hướng dẫn HS lập graph
- GV hướng dẫn HS thiết lập graph thể hiện mối quan hệ giữa các giả thiết với yêu

cầu của bài tập.
- HS dựa vào graph xây dựng các bước giải bài tập.
- GV nhận xét, điều chỉnh và tổng kết.
Ví dụ: Cho 40ml dd axit clohidric 0,5M tác dụng với đá vôi có dư. Dẫn khí sinh ra vào
một bình đựng dd NaOH(dư) cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dd thu được cho
tác dụng với dd BaCl 2 dư xuất hiện kết tủa trắng. Tính khối lượng kết tủa.

Từ graph đầu bài, HS xác định được quá trình phản ứng xảy ra theo trình tự logic nào, ẩn
số cần tìm là gì, từ đó giúp HS phân tích để suy ra cách giải hợp lí nhất.


×