Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đồng nai thời kinh tế thị trường và hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.7 MB, 197 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Mai Hương

PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở
ĐỒNG NAI THỜI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ
HỘI NHẬP

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Mai Hương

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở
ĐỒNG NAI THỜI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ
HỘI NHẬP

Chuyên ngành
Mã số

:
:

Địa lí học (trừ Địa lí tự nhiên)


60 31 95

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRỊNH THANH SƠN

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy
hướng dẫn khoa học TS. Trịnh Thanh Sơn đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu hoàn thiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành các Sở, ban ngành đã giúp đỡ
nguồn tài liệu cho tôi: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai,
Trung tâm khuyến nông tỉnh Đồng Nai, Sở Công thương, UBND tỉnh Đồng
Nai, Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Đồng
Nai cùng các bạn bè và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
làm luận văn.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. 1
MỤC LỤC........................................................................................................................ 2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. 6
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ - BIỂU ĐỒ ....................................................................... 9
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 10
NỘI DUNG .................................................................... Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆPLÂU
NĂM........................................................................................................................... 17
1.1. Một số vấn đề chung về phát triển cây công nghiệp lâu năm ......................... 17
1.1.1. Cây trồng và phân loại cây trồng .............................................................. 17
1.1.1.1. Cây trồng, quá trình hình thành và phát triển cây trồng .................... 17
1.1.1.2. Phân loại cây trồng ............................................................................ 18
1.1.2. Cây công nghiệp và cây công nghiệp lâu năm ......................................... 19
1.1.2.1. Khái niệm về cây công nghiệp và cây công nghiệp lâu năm, quá trình
hình thành và phát triển cây công nghiệp. ...................................................... 19
1.1.2.2. Phân loại, vai trò và đặc điểm của cây công nghiệp lâu năm ........... 20
1.1.3. Cơ cấu cây trồng và phát triển cơ cấu cây trồng ...................................... 21
1.1.3.1. Cơ cấu cây trồng ................................................................................ 21
1.1.3.2. Phát triển cơ cấu cây trồng ................................................................ 22
1.1.4. Quan niệm về phát triển CCNLN ............................................................. 23
1.1.5. Khái quát các CCNLN ở Việt Nam .......................................................... 25
1.1.6. Khái quát các cây công nghiệp lâu năm ở vùng Đông Nam Bộ............... 29
1.2. Quan niệm về nền kinh tế thị trường trong thời hội nhập ............................... 31
1.2.1. Nền kinh tế thị trường .............................................................................. 31
1.2.2. Đặc điểm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời
hội nhập .............................................................................................................. 34
1.3. Quan niệm về hội nhập kinh tế quốc tế ........................................................... 35


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở
ĐỒNG NAI ................................................................................................................ 42
2.1. Khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cây công nghiệp lâu năm ở
Đồng Nai ................................................................................................................ 42
2.1.1. Vị trí địa lí ................................................................................................ 42
2.1.2. Nhân tố điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .............................. 43
2.1.2.1. Địa hình ............................................................................................. 43

2.1.2.2. Đất đai ................................................................................................ 45
2.1.2.3. Khí hậu............................................................................................... 53
2.1.2.4. Nguồn nước ....................................................................................... 56
2.1.2.5. Sinh vật .............................................................................................. 58
2.1.3. Nhân tố kinh tế - xã hội ............................................................................ 59
2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động ................................................................. 59
2.1.3.2. Tiến bộ khoa học kĩ thuật .................................................................. 64
2.1.3.3. Thị trường tiêu thụ ............................................................................. 66
2.1.3.4. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật ............................................. 67
2.1.3.5. Vốn đầu tư cho nông nghiệp .............................................................. 71
2.1.3.6. Đường lối chính sách ......................................................................... 72
2.2. Đánh giá chung về tác động của các nhân tố tự nhiên và kinh tế – xã hội đến
phát triển CCNLN tỉnh Đồng Nai: ......................................................................... 75
2.2.1. Tiềm năng và lợi thế: ................................................................................ 75
2.2.2. Khó khăn và hạn chế: ............................................................................... 75
2.3. Thực trạng phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đồng Nai thời kinh tế thị
trường và hội nhập.................................................................................................. 76
2.3.1. Tình hình sản xuất .................................................................................... 96
2.3.1.1. Diện tích............................................................................................. 96
2.3.1.2. Năng suất ......................................................................................... 118
2.3.1.3. Sản lượng ......................................................................................... 121
2.3.1.4. Giá trị sản xuất ................................................................................. 128


2.3.2. Những thành tựu và những khó khăn phát triển cây công nghiệp lâu năm
ở Đồng Nai thời kinh tế thị trường và hội nhập. .............................................. 135
2.3.2.1. Những thành tựu .............................................................................. 135
2.3.2.2. Những khó khăn .............................................................................. 138
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG
NGHIỆP LÂU NĂM Ở ĐỒNG NAI THỜI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI

NHẬP ....................................................................................................................... 142
3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển ................................................................. 142
3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. ........ 142
3.1.2. Quan điểm phát triển nông nghiệp ......................................................... 144
3.2. Định hướng phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đồng Nai giai đoạn 2011 –
2020 ...................................................................................................................... 145
3.2.1. Định hướng sử dụng đất trồng cây công nghiệp lâu năm ....................... 146
3.2.2. Định hướng về mô hình để phát triển cây công nghiệp lâu năm ............ 149
3.3. Một số giải pháp để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đồng Nai đến năm
2020 ...................................................................................................................... 151
3.3.1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ........................................... 151
3.3.2. Huy động và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất ....................................... 151
3.3.3. Huy động vốn đầu tư cho phát triển cây công nghiệp lâu năm .............. 154
3.3.4. Đẩy mạnh đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách. ............................ 156
3.3.5. Tăng cường nghiên cứu, áp dụng khoa học – kĩ thuật tiến bộ vào việc phát
triển cây công nghiệp lâu năm .......................................................................... 157
3.3.6. Đào tạo nguồn nhân lực .......................................................................... 158
3.3.7. Giải pháp tiêu thụ ................................................................................... 158
3.3.8. Giải pháp đầu tư hạ tầng ......................................................................... 159
3.3.9. Giải pháp xây dựng thương hiệu nông sản ............................................. 159
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................. 161
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 164
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 169


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CCN

: Cây công nghiệp


CCNLN

: Cây công nghiệp lâu năm

HNKTQT

: Hội nhập kinh tế quốc tế

TCH

: Toàn cầu hóa

LLSX

: Lực lượng sản xuất

KT

: Kinh tế

TS

: Thuế suất

NK

: Nhập khẩu

XK


: Xuất khẩu

GDP

: Tổng sản phẩm quốc dân

WTO

: Tổ chức Thương mại thế giới

EU

: Liên minh Châu Âu

VSATTP

: Vệ sinh an toàn thực phẩm


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Mười trung tâm phát sinh cây trồng trên thế giới ................................ 17
Bảng 2.1. Thống kê diện tích Đồng Nai theo độ dốc ........................................... 44
Bảng 2.2. Diện tích các loại đất tỉnh Đồng Nai ................................................... 45
Bảng 2.3. Biến động sử dụng quỹ đất tỉnh Đồng Nai 2000 – 2010 ..................... 51
Bảng 2.4. Thống kê diện tích đất sản xuất nông nghiệp theo đơn vị hành chính
năm 2010 .......................................................................................... 52
Bảng 2.5. Lượng mưa và nhiệt độ các tháng trong năm 2010 ............................. 59
Bảng 2.6. Dân số trung bình các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và
cả nước năm 2010 ............................................................................. 61

Bảng 2.7. Diện tích, dân số và mật độ dân số tỉnh Đồng Nai năm 2010 ............ 60
Bảng 2.8. Dân số trung bình thành thị và nông thôn tỉnh Đồng Nai giai đoạn
2006 -2010 ......................................................................................... 62
Bảng 2.9. Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế .......................... 62
Bảng 2.10. Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ................... 63
Bảng 2.11. Hệ thống cơ sở cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thú y 68
Bảng 2.12. Vốn đầu tư thực hiện và cơ cấu vốn đầu tư thực hiện ngành nông
nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 ......................................................... 72
Bảng 2.13. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá cố định 1994 phân theo ngành
kinh tế ............................................................................................... 85
Bảng 2.14. Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai (Giá cố định 1994) ...... 87
Bảng 2.15. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá thực tế phân theo nhóm cây
trồng .................................................................................................. 88
Bảng 2.16. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá thực tế phân theo
nhóm cây trồng ................................................................................. 89
Bảng 2.17. Sản lượng cà phê, cao su, hạt điều nhân xuất khẩu của Đồng Nai giai
đoạn 1995 – 2010 ............................................................................. 95


Bảng 2.18. Diện tích hiện có các loại cây trồng lâu năm................................... 102
Bảng 2.19. Diện tích và cơ cấu diện tích CCNLN tỉnh Đồng Nai thời kì 2000 –
2010 ............................................................................................... 105
Bảng 2.20. Diện tích cho thu hoạch và sản lượng một số CCNLN tỉnh Đồng Nai
thời kì 2000 – 2010 ........................................................................ 105
Bảng 2.21. Diện tích trồng và cơ cấu một số CCNLN cho sản phẩm phân theo
huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, năm 2010 ................................ 105
Bảng 2.22. Diện tích thu hoạch cao su phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc
tỉnh. ................................................................................................. 112
Bảng 2.23. Diện tích thu hoạch hồ tiêu phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc
tỉnh. ................................................................................................. 115

Bảng 2.24. Diện tích thu hoạch điều phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc
tỉnh. ................................................................................................. 117
Bảng 2.25. Năng suất các loại CCNLN ............................................................. 118
Bảng 2.26. So sánh năng suất một số CCNLN ở Đồng Nai với cả nước .......... 120
Bảng 2.27. Sản lượng các loại CCNLN ............................................................. 121
Bảng 2.28. Sản lượng cà phê nhân phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh. ..
........................................................................................................ 123
Bảng 2.29. Sản lượng mủ cao su phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh
........................................................................................................ 124
Bảng 2.30. Sản lượng hồ tiêu phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh. .... 126
Bảng 2.31. Sản lượng điều phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh ........ .127
Bảng 2.32. Giá trị sản xuất CCNLN ( Giá cố định 1994) .................................. 130
Bảng 2.33. Giá trị sản xuất CCNLN so với giá trị sản xuất CCN, giá trị ngành
trồng trọt, giá trị ngành nông nghiệp và tổng giá trị sản phẩm các
ngành kinh tế của tỉnh Đồng Nai theo giá thực tế .......................... 130
Bảng 2.34. Hiệu quả trên 1ha ( Có hỗ trợ từ chương trình) ............................... 138


Bảng 3.1. Điều chỉnh phương án sử dụng đất nông – lâm nghiệp đến năm 2010
và 2020........................................................................................... .146
Bảng 3.2. Tổng diện tích đầu tư qua các năm (ha) ........................................... 154
Bảng 3.3. Phân bố diện tích các loại cây đầu tư đến năm 2015 (ha) ................. 154
Bảng 3.4. Diện tích các loại cây đầu tư đến năm 2015 (ha) .............................. 155
Bảng 3.5. Dự trù kinh phí hỗ trợ từ ngân sách phân theo địa phương ............... 156


DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ - BIỂU ĐỒ
Trang

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai ............................................................. 41


Hình 2.2. Bản đồ đất tỉnh Đồng Nai ......................................................................... 48
Hình 2.3. Bản đồ đơn vị đất đai tỉnh Đồng Nai ........................................................ 49
Hình 2.4. Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi đất đai tỉnh Đồng Nai ....................... 50
Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện Lượng mưa và nhiệt độ các tháng trong năm 2010 ở tỉnh
Đồng Nai................................................................................................... 54
Hình 2.6. Bản đồ hiện trạng sản xuất nông – lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Đồng Nai
.................................................................................................................. 84
Hình 2.7. Biểu đồ giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá cố định 1994 phân theo
ngành kinh tế ......................................................................................... 86
Hình 2.8. Bản đồ thực trạng các vùng trồng CCNLN ở tỉnh Đồng Nai năm 2010... 93
Hình 2.9. Biểu đồ diện tích CCNLN giai đoạn 2000 – 2010 ................................. 102
Hình 2.10. Biểu đồ cơ cấu diện tích cây lâu năm, năm 2010 ................................. 102
Hình 2.11. Biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng cà phê giai đoạn 2000 – 2010 .....
............................................................................................................. 110
Hình 2.12. Biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng cao su giai đoạn 2000 – 2010 .....
............................................................................................................. 112
Hình 2.13. Biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng hồ tiêu giai đoạn 2000 – 2010
............................................................................................................. 114
Hình 2.14. Biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng điều giai đoạn 2000 – 2010 ........
............................................................................................................. 117
Hình 3.1.

Bản đồ phân bố các vùng trồng CCNLN của tỉnh Đồng Nai đến năm
2020 .................................................................................................... 153


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp ra đời gắn liền với nền văn minh của nhân loại. Trải qua hàng

nghìn năm hình thành, phát triển và biến đổi, nó không chỉ thề hiện nét độc đáo
trong nền văn minh ở mỗi quốc gia, khu vực mà còn đóng vai trò quan trọng trong
việc phát triển kinh tế nói chung và bảo đảm sự sinh tồn của loài người nói riêng.
Loài người không thể sống nổi nếu thiếu những sản phẩm nông nghiệp. Nền kinh tế
- xã hội ở nước ta ngày càng phát triển cũng đã thúc đẩy nền nông nghiệp đa dạng
hóa các sản phẩm của mình. Ngoài các loại cây lương thực thì việc phát triển các
loại cây công nghiệp cũng được chú trọng, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm.
Đây là những cây trồng đem lại giá trị xuất khẩu cao. Đồng Nai là một trong những
tỉnh có nhiều lợi thế như đất đai phì nhiêu, khí hậu thuân lợi đế phát triển cây công
nghiệp lâu năm điển hình của vùng nhiệt đới. Điều đó tạo ra lợi thế cạnh tranh rất
lớn cho các sản phẩm nông sản hàng hóa cho tỉnh.
Nền kinh tế Việt Nam đã chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ năm 1986 cho đến nay. Điều đó đã góp phần
thúc đẩy nền nông nghiệp Việt Nam phát triển. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế, nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và nền nông nghiệp của
tỉnh Đồng Nai nói riêng có điều kiện phát triển và tăng trưởng. Đồng Nai có 6 mặt
hàng nông sản chủ lực là: cao su, điều, hạt tiêu, cà phê, trái cây, thuốc lá với tổng
kim ngạch xuất khẩu năm 2005 là 145 triệu USD và năm 2010 là 230 triệu USD.
Trong đó có 4 mặt hàng nông sản là cây công nghiệp lâu năm. Đó là cao su, điều,
hạt tiêu, cà phê. Đồng Nai là một trong những tỉnh có giá trị hàng hóa nông sản xuất
khẩu lớn của ngành nông nghiệp. Vì vậy, Đồng Nai cần đẩy mạnh phát triển cây
công nghiệp lâu năm để nâng cao giá trị xuất khẩu trong cơ cấu nông nghiệp của
tỉnh; góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương.


Xuất phát từ thực tiễn trên cần phải có những nghiên cứu thực tế nhằm tìm ra
hướng đi phù hợp nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho địa phương nói riêng và cả nước
nói chung trong phát triển các sản phẩm cây công nghiệp lâu năm. Chính vì vậy,
chúng tôi chọn đề tài luận văn: “ Phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đồng Nai
thời kinh tế thị trường và hội nhập” để nghiên cứu.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu, khảo sát và tìm hiểu hiện trạng phát triển cây công nghiệp lâu
năm ( gồm cà phê, cao su, điều và hạt tiêu) ở Đồng Nai thời kinh tế thị trường và
hội nhập.
Tìm hiểu định hướng phát triển cây công nghiệp lâu năm của tỉnh trong thời
gian tới.
Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy việc phát triển cây công nghiệp
lâu năm thời kinh tế thị trường và hội nhập.
2.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích này, luận văn cần phải:
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cây công nghiệp lâu năm
ở Đồng Nai thời kinh tế thị trường và hội nhập.

-

Phân tích được thực trạng phát triển cây công nghiệp lâu năm trong
thời gian qua, đánh giá được những thành tựu cũng như những tồn
tại cần khắc phục trong thời gian tới.

-

Phân tích được các nguồn lực ảnh hưởng đến việc phát triển cây
công nghiệp lâu năm trong thời kinh tế thị trường và hội nhập.

-

Định hướng việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đồng Nai

thời kinh tế thị trường và hội nhập.

3. Những nghiên cứu liên quan đề tài
3.1. Lịch sử nghiên cứu


Cây công nghiệp lâu năm ở Đồng Nai ( gồm cao su, cà phê, điều, tiêu) là
những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh, đem lại giá trị kinh tế cao.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế hội nhập kinh tế
quốc tế, các sản phẩm cây công nghiệp lâu năm ở nước ta có cơ hội xâm nhập vào
thị trường thế giới nhiều hơn. Đó là một thời cơ nhưng cũng chứa đựng không ít
những khó khăn, thử thách. Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu của các
tác giả về ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến nền nông nghiệp Việt Nam.
Các đề tài này thường đề cập đến nền nông nghiệp nói chung của Việt Nam, chưa đi
sâu vào nghiên cứu tác động đó đến nền nông nghiệp cụ thể của một địa phương;
đồng thời nghiên cứu chuyên biệt một khía cạnh nào đó trong nông nghiệp. Có thể
kể đến một số công trình:
- Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt
Nam ( Nguyễn Từ chủ biên, NXB Chính trị quốc gia, 2008).
- Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ
một số nông sản ở Việt Nam: qua trường hợp nghiên cứu chè, cà phê và điều(
Nguyễn Xuân Trình chủ biên, NXB Lý luận chính trị, 2006).
- Nghiên cứu các biện pháp phục hồi vườn cà phê tại Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai
(KS. Mai Văn Trị, Trung tâm nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam bộ, 2009).
Tuy nhiên, hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể về nền nông nghiệp
Đồng Nai trong thời kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là
nghiên cứu về cây công nghiệp lâu năm. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn nội dung cơ
bản này cho đề tài nghiên cứu của mình dưới góc độ Địa lý kinh tế - xã hội.
3.2. Giới hạn đề tài
- Thời gian: từ năm 2000 – 2010

- Không gian: tỉnh Đồng Nai
- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu việc phát triển cây công nghiệp lâu
năm ( gồm cao su, cà phê, điều, tiêu) trong thời kinh tế thị trường và hội nhập.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận


4.1.1. Quan điểm hệ thống
Khi xem xét việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đồng Nai cần phải
được đặt trong việc phát triển cơ cấu nông nghiệp chung của tỉnh. Nền nông nghiệp
của tỉnh cũng phát triển trong thời kinh tế thị trường và hội nhập nên cũng chịu tác
động của sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Ngoài ra, phát triển việc phát
triển cây công nghiệp lâu năm còn chịu tác động của nhiều yếu tố như điều kiện tự
nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội , các chính sách của nhà nước, đặc biệt là xu thế hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu phát triển cây công
nghiệp lâu năm cần phải được xem xét, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong một hệ
thống hoàn chỉnh và không tách rời sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng,
quốc gia và đặc biệt là xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.
4.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Các sự vật, hiện tượng địa lý luôn có sự phân hóa trong không gian làm cho
chúng có sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác. Do đó khi nghiên cứu việc phát
triển cây công nghiệp lâu năm ở Đồng Nai cần chú ý đến các yếu tố tự nhiên và
kinh tế - xã hội tác động đến đối tượng trên lãnh thổ đó. Từ đó, chúng ta có thể thấy
được những nét độc đáo của lãnh thổ nghiên cứu nhằm xem xét, đề xuất được các
hoạt động tổng hợp trên lãnh thổ nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho địa
phương, cho vùng và cả nước.
4.1.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Các sự vật, hiện tượng luôn luôn có sự vận động và phát triển, không tồn tại
vĩnh viễn và bất biến. Do đó, khi vận dụng quan điểm này cần phải xem xét việc
phát triển cây công nghiệp lâu năm trong một giai đoạn nhằm đánh giá được thực

trạng của vấn đề. Từ đó, chỉ ra được những định hướng phù hợp cho việc phát triển
cây công nghiệp lâu năm ở Đồng Nai thời kinh tế thị trường và hội nhập một cách
khoa học và biện chứng.
4.1.4 Quan điểm hiệu quả kinh tế
Mọi sự vật, hiện tượng địa lí chịu sự tác động của con người nhằm phục vụ
cho con người đều đem lại những lợi ích nhất định. Việc phát triển cây công nghiệp


lâu năm đã đóng góp giá trị lớn trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh. Do đó khi
nghiên cứu vấn đề này cần chú trọng đến hiệu quả kinh tế mà nó mang lại để từ đó
nâng cao hơn nữa hiệu quả đạt được khi đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp lâu
năm trong thời kinh tế thị trường và hội nhập, góp phần thúc đẩy kinh tế của địa
phương , của vùng và cả nước.
4.2

Phương pháp nghiên cứu

4.2.1. Phương pháp thu thập – thống kê
Tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến nội dung đề tài từ các nguồn khác
nhau: các sở, ban ngành tỉnh Đồng Nai, thư viện, báo chí, các đề tài nghiên cứu
khoa học, các website…. Từ đó, chọn lọc nội dung, số liệu phù hợp, có giá trị với
nội dung đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ quá trình phát triển cây công nghiệp lâu
năm ở Đồng Nai thời kinh tế thị trường và hội nhập.
4.2.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Trên cơ sở các tài liệu có được cần phải phân tích, tổng hợp để tìm ra các mối
quan hệ, các xu hướng có thể diễn ra giữa các số liệu để giải thích các vấn đề có liên
quan đến việc phát triển cây công nghiệp lâu năm thời kinh tế thị trường và hội
nhập.
4.2.3. Phương pháp điều tra thực địa
Để đánh giá được một cách đúng đắn, khách quan về việc trồng cây công

nghiệp lâu năm ở Đồng Nai thời hội nhập kinh tế quốc tế thì cần phải có thêm cái
nhìn thực tế. Vì vậy, tôi đã thực hiện các chuyến đi thực địa để quan sát việc trồng
các cây công nghiệp lâu năm ở địa phương.
4.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Đây là phương pháp đặc trưng khi nghiên cứu các vấn đề về địa lý. Với việc
xây dựng các bản đồ liên quan đến nội dung nghiên cứu sẽ giúp chúng ta có một cái
nhìn tổng thể với đối tượng nghiên cứu. Đồng thời nó càng làm sáng tỏ hơn nữa nội
dung nghiên cứu.


Các biểu đồ được xây dựng nhằm thể hiện các đối tượng nghiên cứu một cách
trực quan trong việc phân tích, đánh giá và so sánh các đối tượng với nhau, sự thay
đổi của đối tượng qua các năm, các giai đoạn.
4.2.5.Phương pháp sử dụng các phần mềm trong nghiên cứu
Các thông tin, số liệu, hình ảnh được xử lí bằng các phần mềm như Microsoft
Word, Microsoft Excel, Photoshop, Mapinfow… để việc phân tích, đánh giá, so
sánh và tổng hợp về việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đồng Nai đạt hiệu
quả cao nhất.
4.2.6. Thăm dò ý kiến chuyên gia
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã tiến hành liên hệ với các cơ
quan ban ngành liên quan của tỉnh. Từ đó, tham khảo các ý kiến đóng góp cũng như
những đề xuất của các chuyên gia liên quan đến nội dung của đề tài.
4.2.7. Phương pháp dự báo
Nhận định, đánh giá, phân tích việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở
Đồng Nai giúp ta nhìn thấy được những tiềm năng, những thành tựu đạt được và
những mặt còn tồn tại để có thể đưa ra được những dự báo chính xác, đúng đắn cho
tương lai nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển cây công nghiệp lâu năm trong
thời kinh tế thị trường và hội nhập.
5. Những đóng góp chính của luận văn
Xây dựng cơ sở lý luận cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đồng

Nai thời kinh tế thị trường và hội nhập.
Đánh giá thực trạng việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đồng Nai thời
kinh tế thị trường và hội nhập.
Tìm ra định hướng cho việc phát triển triển cây công nghiệp lâu năm ở Đồng
Nai trong thời kinh tế thị trường và hội nhập.
Đề xuất các giải pháp để phát triển cây lâu năm ở Đồng Nai thời kinh tế thị
trường và hội nhập.


6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, mục lục
của đề tài; nội dung của đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận chung
Chương 2: Thực trạng phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đồng Nai thời
kinh tế thị trường và hội nhập.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển cây công nghiệp lâu năm ở
Đồng Nai thời kinh tế thị trường và hội nhập.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG
NGHIỆPLÂU NĂM

1.1. Một số vấn đề chung về phát triển cây công nghiệp lâu năm
1.1.1. Cây trồng và phân loại cây trồng
1.1.1.1.

Cây trồng, quá trình hình thành và phát triển cây trồng

Cây trồng ngày nay là kết quả của quá trình thuần hóa, chọn lọc và cải tạo từ
cây hoang dại để đưa vào trồng trọt trong suốt lịch sử phát triển của loài người.

Khác với thực vật hoang dã, cây trồng là các loại cây được trồng với mục đích kinh
tế cụ thể, do đó cần có kỹ thuật chăm sóc, quản lý để đạt được năng suất và lợi
nhuận cao.
Lịch sử cây trồng gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người. Hiện
nay, trên thế giới có khoảng 1.500 loài cây trồng, được phân loại thành các nhóm
theo các dấu hiệu nhất định như: điều kiện sinh thái, chu kỳ phát triển, thời gian
sinh trưởng trong năm mục đích kinh tế, đới trồng trọt, phản ứng đối với ngày dài
hay ngày ngắn.
Bảng 1.1. Mười trung tâm phát sinh cây trồng trên thế giới ( theo N.I.Vavilốp)
Số

Các cây trồng chính

Trung tâm

thứ
tự
1

Trung Mĩ

Ngô, ca cao, hướng dương, khoai lang…

2

Nam Mĩ

Khoai tây, thuốc lá, lạc, cao su, cô cà phê…

3


Tây Xu Đăng

4

Êtiôpi

Cà phê, vừng, lúa miến

5

Ấn Độ

Cây lúa, mía, cam, chanh, quýt, hồ tiêu

Cọ dầu, họ đậu…


6

Đông Nam Á

Cây lúa, chuối, mít, mía, dừa, chè

7

Địa Trung Hải

Cây thức ăn gia súc ( yến mạch), rau ( củ cải, bắp cải…), ô liu


8

Tây Á

9

Trung Quốc

10

Trung Á

Lúa mì, lúa mạch
Cây thực phẩm ( cải thìa, cải cúc…), cây ăn quả ( lê, táo…)
Lúa mì,nho, táo, đậu xanh

Trên cơ sở xác lập mối quan hệ giữa cây trồng với các loài hoang dại cũng như
nghiên cứu các tài liệu lịch sử và khảo cổ học, đến nay người ta đã xác định 10
trung tâm phát sinh cây trồng. Trong số này có 6 trung tâm nằm hoàn toàn trong
vòng đai nhiệt đới ( Trung Mĩ, Nam Mĩ, Tây Xu Đăng, Ấn Độ, Êtiôpi, Đông Nam
Á), 2 trung tâm nằm trong vòng đai cận nhiệt ( Địa Trung Hải và Tây Á), 2 trung
tâm nằm ở vòng đai cận nhiệt và một phần nằm ở vòng đai ôn đới ( Trung Quốc và
Trung Á).
1.1.1.2. Phân loại cây trồng
Trên thế giới có rất nhiều loại cây trồng. Để phân loại, người ta dựa vào một số
dấu hiệu nhất định :
Dựa vào điều kiện sinh thái, cây trồng được chia thành 4 nhóm: cây

(1)


trồng xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.
Dựa vào thời gian sinh trưởng và phát triển chia ra: nhóm cây trồng

(2)

ngắn ngày và dài ngày, hay nhóm cây trồng lâu năm và hàng năm.
Dựa vào giá trị sử dụng kinh tế, cách phân loại quan trọng và phổ

(3)

biến nhất, cây trồng được phân chia thành các nhóm:
-

Nhóm cây lương thực ( lúa, ngô, khoai, sắn…);

-

Nhóm cây thực phẩm ( rau, đậu, cây ăn quả);

-

Nhóm cây công nghiệp ( cây lấy đường, cây lấy dầu, cây lấy nhựa,
cây lấy chất kích thích, cây lấy sợi, cây lấy tinh dầu, cây làm thuốc);

-

Nhóm cây làm thức ăn cho gia súc ( cỏ Ghinê, cỏ voi, cỏ Pangalô, cỏ
Xu Đăng…);

-


Nhóm cây lấy gỗ ( xoan, bạch đàn, thông, tếch, sồi…);


-

Nhóm cây cảnh, cây hoa ( quất kim cương, trắc bách diệp, vạn tuế,
phong lan, hoa hồng…).

1.1.2. Cây công nghiệp và cây công nghiệp lâu năm
1.1.2.1. Khái niệm về cây công nghiệp và cây công nghiệp lâu năm, quá
trình hình thành và phát triển cây công nghiệp.
Theo mục đích kinh tế, cây công nghiệp (CCN) là cây cho sản phẩm chủ yếu
dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Cây công nghiệp, nếu xét theo dấu hiệu là chu kì phát triển sẽ được phân
thành nhóm cây công nghiệp hàng năm và nhóm cây công nghiệp lâu năm. Như
vậy, CCNLN là kết quả của sự phân loại cây trồng kết hợp theo hai dấu hiệu: chu kì
phát triển và mục đích kinh tế. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các cây công nghiệp lâu
năm chủ yếu hiện nay là cao su, cà phê, điều, tiêu.
Về đặc điểm kinh tế - kĩ thuật, các cây công nghiệp thường có biên độ sinh
thái hẹp. Chúng có những đòi hỏi đặc biệt về chế độ nhiệt, ẩm, đất trồng, chế độ
chăm sóc… và trong sản xuất cũng cần nhiều lao động có kỹ thuật và kinh nghiệm.
Riêng đối với CCCLN còn cần lượng vốn đầu tư ban đầu lớn và thời gian thu hồi
vốn khá dài. Vì vậy, chúng thường được trồng ở nơi có điều kiện thuận lợi nhất, từ
đó tạo nên các vùng chuyên canh tập trung quy mô lớn.
Cây công nghiệp cùng được hình thành và phát triển cùng với lịch sử phát triển
của xã hội loài người. Tuy nhiên, cây công nghiệp được chú trọng đẩy mạnh phát
triển hơn từ khi cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra từ đầu thế kỉ XVIII cho đến nay,
các ngành công nghiệp chế biến phát triển nhanh, nhu cầu trên thế giới về sản phẩm
chế biến từ cây công nghiệp tăng, tạo điều kiện cho ngành trồng CCN nói chung và

ngành trồng CCNLN nói riêng ngày càng phát triển.
Phát triển CCNLN sẽ thay đổi cơ cấu và sự phân bố cây trồng, tạo ra sự phân
công lao động xã hội, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên lãnh thổ nào đó.
Đồng thời, nó không những cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến mà còn


là nguồn hàng nông sản xuất khẩu có giá trị cao, góp phần khắc phục tính mùa vụ,
tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh trong nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
Ở nước ta, phát triển cây công nghiệp lâu năm trong thời kinh tế thị trường và hội
nhập có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển nông nghiệp vì đây là một trong những
mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
1.1.2.2. Phân loại, vai trò và đặc điểm của cây công nghiệp lâu năm
Có nhiều loại cây công nghiệp khác nhau và được chúng được phân loại dựa
trên những đặc điểm về mặt sinh thái
-

Các cây lấy sợi: bông, đay, gai, lanh, dứa sợi…

-

Các cây lấy đường: mía, củ cải đường, thốt nốt…

-

Cây cho chất kích thích: cà phê, chè…

-

Cây lấy dầu: lạc, đậu tương….


-

Cây lấy nhựa: cao su

Cây công nghiệp cho sản phẩm dùng để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến, đặc biệt là công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm. Phát triển cây công
nghiệp còn khắc phục được tính mùa vụ, tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh
và góp phần bảo vệ môi trường. Giá trị sản phẩm của cây công nghiệp sẽ tăng lên
nhiều lần sau khi được chế biến. Ở nhiều nước đang phát triển thuộc vùng nhiệt đới
và cận nhiệt, sản phẩm cây công nghiệp trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng,
mang lại nguồn thu lớn về ngoại tệ.
- Đa phần cây công nghiệp là cây ưa nhiệt, ưa ẩm, đòi hỏi đất thích hợp với
biên độ sinh thái hẹp.
- So với cây lương thực, cây công nghiệp cần lao động có lao động có kĩ thuật,
kinh nghiệm sản xuất và sử dụng nhiều lao động ( số ngày công lao động trên một
đơn vị diện tích trồng cây công nghiệp thường gấp 2 đến 3 lần).
- Cây công nghiệp lâu năm đòi hỏi đầu tư lớn, lâu thu hồi vốn.
- Cây công nghiệp thường được trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhất
và từ đó tạo nên các vùng chuyên canh quy mô lớn .


1.1.3. Cơ cấu cây trồng và phát triển cơ cấu cây trồng
1.1.3.1. Cơ cấu cây trồng
Cơ cấu cây trồng là thành phần các loại và giống cây trồng bố trí theo không
gian và thời gian trong một cơ sở hay một vùng sản xuất nông nghiệp nhằm sử dụng
hợp lí nhất các điều kiện và các nguồn lợi tự nhiên và kinh tế - xã hội sẵn có.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam 1 (1995), cơ cấu cây trồng là tập hợp
những loại cây trồng khác nhau trên một địa bàn, trong một thời gian nhất định. Cơ
cấu cây trồng, vật nuôi cùng với cơ cấu ngành nghề, cơ cấu giống và cơ cấu mùa vụ
là các loại cơ cấu cụ thể của cơ cấu nông nghiệp.

Như vậy, trong một không gian và thời gian cụ thể mới có thể xác định được
cơ cấu cây trồng. Cơ cấu cây trồng được xác định phải phù hợp với những điều kiện
tự nhiên và kinh tế - xã hội trên lãnh thổ mà nó tồn tại trong những khoảng thời gian
nhất định. Có nghĩa là cơ cấu cây trồng đó cần phải mang tính khách quan chú
không thể là một sự áp đặt của con người. Cơ cấu cây trồng cũng cần phải có sự
thay thế để phù hợp với những biến đổi của các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã
hội trên lãnh thổ theo thời gian, không gian nhằm mang lại hiệu quả cao nhất kinh
tế - xã hội và môi trường.
Sự đa dạng về môi trường sinh thái, tập quán sản xuất, mức độ áp dụng tiến bộ
khoa học kĩ thuật, nhu cầu tiêu dùng,…là điều kiện hình thành cơ cấu cây trồng ở
mỗi vùng trong một giai đoạn nhất định. Không thể áp đặt một cơ cấu cây trồng ở
vùng này, tại thời điểm này cho một vùng khác, tại một thời điểm khác. Vì cậy, cơ
cấu cây trồng còn mang tính lịch sử cụ thể. Đối với cây lâu năm nói chung và
CCNLN nói riêng, việc thay thế cây trồng được thực hiện sau một chu kì kinh tế
của chúng.
Việc xác định quy mô diện tích và địa bàn phân bố của mỗi loại cây trồng phải
dựa trên tính toán tương quan hợp lý giữa các loại cây trồng trong vùng sản xuất.
Do vậy, cơ cấu cây trồng chính là sự định hình về mặt tổ chức cây trồng trong vùng


bao gồm cây trồng, vị trí, quy mô diện tích của từng loại cậy trồng cùng với mối
quan hệ hữu cơ giữa các loại cây trồng với nhau, có tính chất xác định lẫn nhau
trong cơ cấu để tạo thành hệ thống cây trồng.
Trong xu thế toàn cầu hóa và HNKTQT, tác động của cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại, của nền kinh tế thị trường thì việc lựa chọn cơ cấu cây
trồng phù hợp với những điều kiện sinh thái và kinh tế - xã hội cũng như phát huy
được các lợi thế so sánh của vùng là rất cần thiết nhằm xác định các vùng chuyên
canh tập trung và thay đổi được cơ cấu nông nghiệp của vùng. Đây cũng được coi là
một biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
1.1.3.2. Phát triển cơ cấu cây trồng

Phát triển cơ cấu cây trồng là sự thay đổi về chất hoặc về lượng những loại
cây trồng khác nhau trong cơ cấu cây trồng về giống, quy mô diện tích, biện pháp
canh tác, năng suất cây trồng…trên địa bàn sản xuất nông nghiệp trong một khoảng
thời gian nhất định sao cho phù hợp với điều kiện sinh thái và kinh tế - xã hội ở đó
nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Quá trình phát triển cơ cấu cây trồng sẽ có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là quá trình thực hiện một bước chuyển từ hiện
trạng của cơ cấu cây trồng sang trạng thái cơ cấu cây trồng mà mình mong muốn
nhằm đáp ứng những yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp. Việc chuyển đổi
( điều chỉnh) cơ cấu này có thể là ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào hệ thống cây
trồng hiện tại hoặc đưa ra những hệ thống cây trồng mới phù hợp nhằm đạt hiệu quả
cao hơn về các mặt kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng là sự vận động, phát triển thường
xuyên, liên tục gắn với sự phát triển của nông nghiệp. Những cơ cấu cây trồng cũ
không còn phù hợp với điều kiện sinh thái và hiệu quả kinh tế thấp sẽ được thay thế
bằng những cơ cấu cây trồng mới, phù hợp hơn với điều kiện hiện có của địa bàn
sản xuất nông nghiệp; nhằm đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển.


Cơ cấu cây trồng luôn vận động, biến đổi theo sự biến đổi của tổng thể các
yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội trên lãnh thổ mà nó tồn tại. Chính mỗi yếu tố
trong tổng thể này tác động ngược trở lại làm cho cơ cấu cây trồng ngày càng hoàn
thiện hơn, tạo nên mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận cấu thành nông nghiệp và
cả với cac ngành kinh tế khác trong hệ thống sản xuất xã hội.
Ví dụ: nhu cầu của thị trường về năng suất, chất lượng, số lượng… của nông
sản đòi hỏi cần phải thay đổi cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp nhằm đáp ứng nhu
cầu đó.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và xu thế hội
nhập kinh tế quốc tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng càng có ý nghĩa quan trọng đối
với các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa, các vùng chuyên canh CCNLN. Một

trong những yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến quá trình chuyển đổi này chính là
thị trường tiêu thụ nông sản.
Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, việc điều chỉnh quy mô diện
tích các loại cây trồng phù hợp với tổng thể các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
của mỗi vùng được coi là một trong những khía cạnh rất quan trọng. Vì vậy, để xác
định được quy mô diện tích các loại cây trồng phù hợp nhất với điều kiện phát triển
của vùng trong tương lai thì cần phải dựa trên việc phân tích, đánh giá đúng thực
trạng cơ cấu cây trồng hiện tại của vùng cũng như các yếu tố tác động đến nó.
1.1.4. Quan niệm về phát triển CCNLN
Phát triển CCNLN là sự thay đổi về chất hoặc về lượng những loại CCNLN
trong cơ cấu CCNLN về giống, quy mô diện tích, biện pháp canh tác, năng suất cây
trồng…ở một vùng sản xuất nhất định trong một khoảng thời gian xác định sao cho
phù hợp với điều kiện sinh thái và kinh tế - xã hội ở đó nhằm đem lại hiệu quả kinh
tế cao hơn về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Trong quá trình phát triển CCNLN, việc thay đổi và chuyển đổi diện tích
CCNLN là hai mặt khá quan trọng. Các yếu tố tác động đến quá trình sản xuất nông
nghiệp, từ trồng trọt đến chế biến và tiêu thụ nông sản sẽ làm tăng hoặc giảm diện


×