Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

đặc trưng tiêu biểu và tính chất của hai loại thị trường độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.74 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................................1
NỘI DUNG....................................................................................................................................................3
I. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO................................................................................................3
I.1 Khái niệm:........................................................................................................................................3
I.2 Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo...............................................................................3
I.3 Đặc điểm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo..........................................................................3
I.4 Tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn........................................................................................................5
I.5 Tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn..................................................................................................7
II. THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN...................................................................................................................9
II.1 Khái niệm.......................................................................................................................................9
II.2 Nguyên nhân dẫn đến độc quyền..................................................................................................9
II.3 Đặc điểm của thị trường độc quyền............................................................................................10
II.4 Đường cầu và đường doanh thu cận biên....................................................................................10
II.5 Sức mạnh độc quyền và mất không của xã hội do độc quyền tạo ra...........................................11
II.6 Quyết định giá độc quyền để tối đa hóa lợi nhuận......................................................................12
II.7 Phân biệt giá độc quyền...............................................................................................................13
II.8 Phân biệt giá theo thời điểm và định giá cho lúc cao điểm..........................................................14
III. So sánh thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền....................................................16
IV. Các giải pháp của nhà nước để điều tiết độc quyền.........................................................................17
KẾT LUẬN....................................................................................................................................................20

KẾT LUẬN…………………………………………………………………………….. .20

MỞ ĐẦU
1


Theo nghĩa hẹp, thị trường thường được hiểu là nơi diễn ra sự mua,
bán các hàng hóa hay dịch vụ.Trong các nền kinh tế thị trường hiện
đại, các giao dịch mua bán hàng hóa có thể diễn ra mà không cần gắn với


một địa điểm địa lý cụ thể. Người ta có thể tiến hành các thỏa thuận về
mua bán hàng hóa với nhau qua điện thoại, fax hay thư điện tử mà không
cần gặp nhau tại một nơi chốn cụ thể. Các thỏa thuận về hàng hóa, các luồng vận động
của tiền tệ có thể độc lập với các luồng vận động của hàng hóa trên những thị trường kỳ
hạn. Như thế, nói đến thị trường, cần chú ý đến nội dung kinh tế mà nó biểu thị chứ
không phải hình dung nó như một nơi mà những nội dung này xảy ra.
Thị trường là tập hợp các điều kiện và thỏa thuận mà thông qua đó người
mua và người bán tiến hành sự trao đổi hàng hóa với nhau.
* Theo cấu trúc thị trường, người ta cũng có thể chia ra thành các thị
trường khác nhau. Một cấu trúc thị trường cụ thể thường được định dạng
bởi số lượng người mua, người bán trên đó và mối quan hệ tương tác lẫn
nhau giữa họ. Theo cách phân loại này, thoạt tiên các thị trường được
phân ra thành hai loại lớn: thị trường cạnh tranh hoàn và thị trường cạnh tranh không
hoàn hảo .Mặc dù có những điểm chung, hành vi của những người mua hay bán trên
từng dạng thị trường cụ thể vẫn mang những sắc thái riêng, bị chi phối bởi những điểm
đặc thù của từng thị trường.
Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 2 thị trường điển hình nhất là thị trường cạnh
tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền, cũng như các đặc trưng tiêu biểu và tính chất
của hai loại thị trường này.

2


NỘI DUNG
I. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO
I.1 Khái niệm:
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là dạng thị trường mà ở đó mỗi doanh nghiệp
hay mỗi người bán hay doanh nghiệp riêng biệt không có khả năng kiểm soát, chi
phối giá cả hàng hóa. Tại thị trường này, doanh nghiệp chỉ là người chấp nhận giá.
Mức giá hình thành trên thị trường như là kết quả tương tác chung giữa tất cả người

bán và người mua. Mỗi doanh nghiệp cụ thể, bằng hành vi riêng biệt của mình, không
có khả năng tác động tới mức giá này. Là người chấp nhận giá, doanh nghiệp trên
thực tế không có quyền lực trên thị trường.
I.2 Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo
 Số lượng lớn người mua và bán, không ai có ảnh hưởng đến thị trường.
 Sản phẩm đồng nhất hay tương tự nhau.
 Dễ dàng thâm nhập hay rút khỏi thị trường. Không có rào cản thị trường.
 Cạnh tranh hoàn hảo bao gồm cả thông tin hoàn hảo. tức là người mua và người
bán đều có hiểu biết đầy đủ thông tin về giá cả của các sản phẩm trên thị trường.
I.3 Đặc điểm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
 Doanh nghiệp có thể bán tất cả số lượng muốn bán tại giá thị trường
 Chấp nhận giá thị trường
• Bởi vì có vô số người bán với sản phẩm đồng nhất, không có người bán nào có
thể bán với mức giá cao hơn giá thị trường.
• Không có lý do gì bán với mức giá thấp hơn giá thị trường.
Kết quả: doanh nghiệp là người “nhận giá”, họ không thể kiểm soát mức giá
thị trường. Người bán chỉ có thể điều chỉnh phương pháp và mức sản lượng, chứ
3


không điều chỉnh giá bán. Thị trường thiết đặt giá. Người mua và bán hành động
theo.
I.3.1 Đường cầu
Doanh nghiệp chấp nhận giá sẵn có trên thị trường nên đường cầu của doanh
nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là đường nằm ngang, tại mức giá cân bằng của thị
trường.

Hình I3.1. Đường cầu thị trường và đường cầu doanh nghiệp
Doanh nghiệp trường cạnh tranh hoàn hảo chỉ có thể bán sản phẩm của
mình theo mức giá cân bằng thị trường. Mức giá này tồn tại độc lập, không phụ

thuộc vào mức sản lượng của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tăng hoặc giảm sản
lượng, mức giá trên vẫn không đổi. Doanh nghiệp chỉ có thể kiểm soát sản lượng
sản xuất ra, không có khả năng kiểm soát giá sản phẩm trên thị trường.
I.3.2 Đường doanh thu biên (MR)
Đối với một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu biên mà nó thu
thêm được nhờ bán thêm một đơn vị sản lượng luôn luôn bằng mức giá: MR=P
Tính chất này gắn liền với sự kiện: doanh nghiệp có thể bán mọi sản lượng
Q mà nó sản xuất ra cùng với một mức giá P được hình thành trên thị trường. Khi
4


sản xuất và bán ra thêm một đơn vị sản lượng, vì giá không thay đổi, doanh nghiệp
thu thêm được một khoản doanh thu chính bằng mức giá P. Nói cách khác, doanh
thu biên luôn bằng chính mức giá ở mức sản lượng.
I.4 Tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn
I.4.1 Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn
• Điều kiện chung cho tất cả loại hình doanh nghiệp: MR = MC


Đường MR chính là đường cầu và là giá thị trường: P = MR

Kết hợp hai điều kiện trên => P = MC
• Điều kiện đủ để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận là P ≥ AVC
Như vậy để tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn thì P = MC ≥ AVC

Hình I.4.1 Tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn
I.4.2 Quyết định cung ứng để tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn
Khi MR = MC, doanh nghiệp sẽ đạt lợi nhuận tối đa.
• P = AC : Doanh nghiệp hòa vốn. Do doanh nghiêp hòa vốn nên doanh
nghiệp có lợi nhuận kế toán và lợi nhuận kế toán bằng chi phí.


5


• AVC < P < AC : Doanh nghiệp thua lỗ một phần FC. Nếu doanh nghiệp
không sản xuất thì lỗ toàn bộ nên phương án tốt nhất là tiếp tục sản xuất.
• P = AVC : Doanh nghiệp lỗ toàn bộ FC, doanh nghiệp nên tiếp tục sản
xuất.
• P < AVC : Doanh nghiệp lỗ toàn bộ FC và cả VC: đó là điểm đóng cửa
ngắn hạn.
I.4.3 Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
Đường cung ngắn hạn của một doanh nghiệp cho biết sản lượng mà doanh
nghiệp cung ứng cho thị trường ở mỗi mức giá có thể.

Hình I.4.3 Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp
Đường cung ngắn hạn của một doanh nghiệp là một phần của đường chi phí
biên ngắn hạn. Chúng ta biết rằng các doanh nghiệp tiến hành sản xuất ở mức sản
lượng mà ở đó giá cả bằng chi phí biên, nhưng nếu gía cả thấp hơn chi phí biến đổi
trung bình thì doanh nghiệp sẽ ngưng sản xuất.

6


Do đó đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp là đường MC bắt đầu từ
AVCmin
I.4.4 Thặng dư sản xuất
Thặng dư sản xuất là phần chênh lệch giữa doanh thu tăng thêm do tiêu thụ
thêm hàng hóa và chi phí bỏ thêm để có thêm lượng hàng hóa đó.

Hình I.4.4 Thặng dư sản xuất

Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thặng dư sản xuất thực chất là chênh
lệch giữa P và MC và tại Q có MC=P thì thặng dư sản xuất là cực đại.
I.5 Tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn
I.5.1 Điều kiện tối đa hóa
Điều kiện cần: Trong dài hạn để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cạnh
tranh hoàn hảo cần phải lựa chọn sản lượng sao cho tại đơn vị sản lượng cuối
cùng, chi phí biên dài hạn bằng với mức giá mà doanh nghiệp trông đợi: LMC = P
Điều kiện bổ sung: Về dài hạn, doanh nghiệp chỉ sản xuất khi mức giá dài
hạn mà nó dự kiến lớn hơn hoặc bằng mức chi phí bình quân tối thiểu dài hạn ( P
≥LACmin). Trong trường hợp ngược lại (P ≤ LACmin), doanh nghiệp sẽ rút lui khỏi
ngành.
7


I.5.2 Đường cung dài hạn của của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo

Hình I.5.2 Đường cung dài hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
Đường LMC biểu thị chi phí biên dài hạn của doanh nghiệp. Đường này cắt
LAC tại điểm A, tương ứng với mức LACmin.
I.5.3 Cân bằng dài hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
Trong ngắn hạn thị trường chỉ cân bằng khi tổng lượng cung của ngành
bằng tổng lượng cầu của người tiêu dùng, đồng thời sản lượng mà các ngành đang
cung ứng chính là sản lượng tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên một trạng thái cân
bằng dài hạn có thể duy trì được lâu. Nếu mức giá cân băng thị trường tương đối
cao, các doanh nghiệp hiện hành trong ngành thu được lợi nhuận kinh tế dương,
thì về dài hạn, điều đó kích thích các doanh nghiệp mới gia nhập ngành. Cung của
ngành sẽ tăng, giá cân bằng thì trường dần dần hạ xuống. Quá trình này sẽ dừng
lại khi giá thị trường hạ xuống đến mức lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp chỉ
bằng 0, tức là doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận kế toán thông thường.
Ngược lại, nếu giá thị trường tương đối thấp, các doanh nghiệp hiện hành

tỏng thị trường sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ. Lợi nhuận kinh tế âm sẽ khiến cho
một số doanh nghiệp rút khỏi ngành, điều này sẽ làm cho giảm sút về nguồn cung.
8


Giá trên thị trường dần dần tăng lên, mức thua lỗ của các doanh nghiệp giảm dần.
quá trình chạy ra khỏi ngành và giá cả tăng lên chỉ dừng lại khi lợi nhuận kinh tế
của các doanh nghiệp bằng 0.
Như vậy khi lợi nhuận kinh tế băng 0, số lượng doanh nghiệp là ổn định vì
các doanh nghiêpk mới không có động cơ đi vào ngành, và các doanh nghiệp hiện
hành vẫn có thể hài lòng với mức lợi nhuận kinh tế thông thường để không rút lui
khỏi ngành.
Tóm lại, tại mức lợi nhuận kinh tế băng 0, ngành đạt đến trạng thái cân
bằng, hay tại đó P = LACmin là điểm cân bằng của ngành cạnh tranh hoàn hảo. Như
vậy, trong dài hạn doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo không có lợi nhuận kinh tế
trong dài hạn.
II. THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN
II.1 Khái niệm
Thị trường độc quyền là thị trường trong đó chỉ có một người bán duy nhất về
môt sản phẩm riêng biệt, không có sản phẩm tương tự có khả năng thay thế tốt. Sản
phẩm của người bán độc quyền khác hẳn với các sản phẩm khác được bán trên thị
trường.
Sản phẩm của thị trường độc quyền như thức ăn chăn nuôi cá của Hoa Kỳ,
họ độc quyền trong phân phối lẫn sản xuất sản phẩm. Các sản phẩm sử dụng thức
ăn chăn nuôi này mới được phép xuất khẩu sang thị trường Mỹ và một số quốc gia
có cùng quy chuẩn sản phẩm đó.
II.2 Nguyên nhân dẫn đến độc quyền
Lý giải cho sự tồn tại của thị trường độc quyền là có barie (rào cản) đi vào.
Rào cản là những yếu tố ngăn cản các hãng mới đi vào thị trường. Có hai loại rào
cản: rào cản kỹ thuật và rào cản pháp lý.

Rào cản kỹ thuật:
Rào cản kỹ thụât là việc sản xuất hàng hoá sẽ có chi phí trung bình
9


giảm khi mở rộng sản xuất. Hãng có quy mô lớn sẽ có hiệu quả hơn so với
hãng có quy mô nhỏ. Trong trường hợp này hãng sẽ tìm được lợi nhuận khi
giảm giá. Nếu có sự đi vào của các hãng khác, mỗi hãng sẽ sản xuất ở sản
lượng thấp thì chi phí trung bình sẽ cao. Nguyên nhân của rào cản này là do
kỹ thuật sản xuất, và hãng có lợi thế kinh tế nhờ quy mô, người ta còn gọi là
“Độc quyền tự nhiên”
Rào cản pháp lý:
Rào cản về pháp lý để ngăn cản sự đi vào cả đổi thủ cạnh tranh. Rào cản này
nhằm bảo vệ quyền tác giả, một giấy phép, một bằng sáng chế.
II.3 Đặc điểm của thị trường độc quyền
 Chỉ có một người bán cho nhiều người mua, nên người bán có thể ảnh hưởng
đến giá bán bằng cách điều chỉnh lượng sản phẩm cung ứng.
 Sản phẩm là độc nhất không có hàng thay thế.
 Trong thị trường độc quyền lối gia nhập vào ngành hoàn toàn bị ngăn cản. Các
rào cản có là luật định, kinh tế, tự nhiên.
II.4 Đường cầu và đường doanh thu cận biên
II.4.1 Đường cầu
Đường cầu của thị trường dốc xuống. Đường cầu của sản phẩm đứng trước
doanh nghiệp độc quyền chính là đường cầu thị trường, vì nó là đơn vị duy nhất cung
ứng sản phẩm cho thị trường. Do đó, doanh nghiệp độc quyền bán càng nhiều sản
phẩm thì giảm giá và ngược lại hạn chế cung để nâng giá lên.
Như vậy, độc quyền bán có đường cầu trùng với đường cầu thị trường, là một
đường dốc xuống dưới về phía phải.
II.4.2 Đường doanh thu cận biên
Nếu đường cầu (D) là đường thẳng có dạng: P = b – aQ thì MR = b – 2aQ

Doanh nghiệp độc quyền cũng tuân theo nguyên tắc chung để tối đa hóa lợi
10


nhuận: sản xuất ở mức sản lượng Q* tại đó MR = MC, và P ≥ AVC

Hình II.4.2 Lựa chọn sản lượng tối ưu của độc quyền
Mức sản lượng tốt nhất trong ngắn hạn là khi doanh thu cận biên (MR) =
chi phí cận biên (MC).Các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền nên chi tiêu vào
việc thay đổi sản phẩm và các chi phí bán hàng cho đến khi MR=MC.Nếu các
doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền có lãi ngắn hạn, trong dài hạn sẽ có nhiều
công ty gia nhập thị trường hơn. Điều này làm cho đường cầu của mỗi doanh
nghiệp dịch chuyển sang phía trái cho đến khi tất cả các doanh nghiệp hoà vốn.
II.5 Sức mạnh độc quyền và mất không của xã hội do độc quyền tạo ra
II.5.1 Sức mạnh độc quyền
Doanh nghiệp độc quyền tối đa hóa lợi nhuận tại Q có MR = MC, tại đây so
với P là nhỏ hơn, tức là giá luôn luôn lớn hơn chi phí biên.
Như vậy, độc quyền luôn định giá lớn hơn chi phí bỏ ra, thể hiện sức mạnh thị
trường. Để đo sức mạnh thị trường người ta dùng chỉ số Lerner
L=

P − MC
với 0 ≤ L ≤ 1
P

L càng dần đến 1 thì sức mạnh càng lớn
11


Muốn tính sức mạnh thị trường, tính MC tại điểm tối đa hóa lợi nhuận

II.5.2 Tổn thất của xã hội do độc quyền tạo ra
Do tối đa hóa doanh thu nên doanh nghiệp chiếm đoạt quyền sẽ sản xuất
hàng hóa ở mức sản phẩm mà tại đó doanh thu biên bằng với thu nhập biên thay vì
sản xuất ở mức sản lượng mà ở đó giá sản phẩm cao hơn nhiều chi phí biên như
trong thị trường (cân bằng cung cầu). Vì thế lợi nhuận biên sẽ lớn hơn giá bán sản
phẩm và cứ một đơn vị sản phẩm sản xuất thêm doanh nghiệp chiếm đoạt quyền
sẽ thu thêm được một khoản tiền lớn hơn giá bán sản phẩm đó. Điều này có nghĩa
là nếu cứ sản xuất thêm sản phẩm thì doanh thu thu thêm được có thể đủ bù đắp
tổn thất do giá bán của tất cả sản phẩm giảm xuống.
Mặt khác, nếu áp dụng nguyên tắc biên của tính hiệu quả nghĩa là sản xuất
sẽ đạt hiệu quả khi lợi ích biên bằng doanh thu biên, tất nhiên lợi ích biên và chi
phí biên ở đây xét trên góc độ xã hội chứ không phải đối với doanh nghiệp độc
quyền ta thấy rằng: ở mức sản lượng mà doanh nghiệp chiếm đoạt quyền sản xuất
thì lợi ích biên (chính là đường cầu) lớn hơn chi phí biên đồng nghĩa với tình trạng
không hiệu quả. Tóm lại, doanh nghiệp chiếm đoạt quyền sẽ sản xuất ở sản lượng
thấp hơn và bán với giá cao hơn so với thị trường cạnh tranh. Tổn thất mà xã hội
phải gánh chịu do sản lượng tăng lên trừ đi tổng chi phí biên để sản xuất ra phần
sản lượng đáng lẽ nên được sản xuất ra thêm đó chính là tổn thất do chiếm đoạt
quyền.

II.6 Quyết định giá độc quyền để tối đa hóa lợi nhuận
Ta đã biêt doanh nghiệp độc quyền tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lượng
mà tại đó có MR = MC (1)
MR =

∆P
Q ∆P
1
∆TR ∆( PQ) P∆Q + Q∆P
= P+

= P (1 + ×
) = P (1 +
) (2)
=
=
∆Q
∆Q
P ∆Q
E DP
∆Q
∆Q

12


Thay (1) vào (2) ta có:

MC = P (1 +

1
)⇔P=
E DP

MC
1
1+
E DP

Khi doanh nghiệp chưa xác định được đường cầu thị trường, thì doanh
nghiệp có thể dựa vào quy tắc trên để định giá, giá bán chỉ phụ thuộc vào độ co

giãn của cầu theo giá trên thị trường.
II.7 Phân biệt giá độc quyền
II.7.1 Phân biệt giá cấp một
Phân biệt giá cấp một là định các mức giá khác nhau cho mỗi khách hàng,
đúng bằng giá tối đa mà họ sẵn sàng chi trả.
Không phân biệt giácả, sản lượng là Q1 và P1
Lợi nhuận khả biến là phần giữa MR và MC
Thặng dư tiêu dùng là vùng
trên P1, giữa 0 và Q1
Công ty sẽ chọn sản xuất ở
Q2 làm tăng lợi nhuận đến
vùng được tô đen

Hình II.7.1 Phân biệt giá cấp một
II.7.2 Phân biệt giá cấp hai
Phân biệt giá cấp hai là việc đưa ra các giá khác nhau cho các mức sản
lượng khác nhau của cùng một hàng hóa và dịch vụ đối với một số mặt hàng như
điện, nước, điện thoại, taxi,..
Với sản phẩm khối 1: định giá là P1
Với sản phẩm khối 2: định giá là P2
13
Với sản phẩm khối 3: định giá là P3


Khi áp dụng một mức giá,
DN sẽ SX ở mức sả lượng Q0,
tại đó MR=MC, định giá bán
là P0

II.7.3 Phân biệt giá cấp ba

Doanh nghiệp sẽ chia khách hàng thành 2 hay nhiều nhóm với các đường
cầu khác nhau, doanh nghiệp sẽ định mức giá khác nhau cho mỗi nhóm.
MRT = MR1 + MR2

II.8 Phân biệt giá theo thời điểm và định giá cho lúc cao điểm
 Phân biệt giá theo thời điểm

14


Hình II.8.1 Phân biệt giá theo thời điểm
Ở giai đoạn đầu, cầu kém có giãn, giá được định là P 1. Theo thời gian cầu trở
nên co giãn hơn và giá được định xuống để thu hút số lượng khách đông trên thị
trường
 Định giá lúc cao điểm
• D1 là đường cầu lúc cao điểm
• D2 là đường cầu lúc không cao điểm
• Hãng đặt MR = MC cho mỗi giai đoạn =>P 1: giá cao vào lúc cao
điểm; P2: giá thấp hơn vào lúc không cao điểm
• Mục tiêu là tăng hiệu quả, đặt giá sát với chi phí biên.

15


Hình II.8.2 Giá lúc cao điểm
III. So sánh thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền

Cạnh tranh hoàn hảo

Cạnh tranh độc quyền


Cạnh tranh giá

Không quan trọng

Không quan trọng

Số lượng doanh
nghiệp

Rất nhiều

Duy nhất

Đường cầu

Đường thẳng nằm ngang,
trùng với MR

Đường thẳng dốc xuống về
phía phải, trùng với đường
cầu thị trường

Đường doanh thu
biên

Đường MR trùng với đường
cầu P

MR luôn nằm dưới đường

cầu trừ điểm xuất phát đầu
tiên

Tối đa hóa lợi
nhuận
Người bán và người
mua

Ngắn hạn: P = MC ≥ AVC
Dài hạn: P = LMC và P ≥
LACmin

MR = MC và P ≥ AVC

Không có khả năng tác
động và ảnh hưởng đến giá

Người bán có thể ảnh
hưởng đến giá bán bằng

16


cả và sản lượng

cánh điều chỉnh sản lượng
cung ứng

Đặc trưng sản phẩm


Đồng nhất với nhau

Độc nhất, không có hàng
thay thế

Rào cản thị trường

Không

Rất nhiều

Cạnh tranh phi giá

Không

Không quan trọng

Sản phẩm điển hình

Nông sản

Công cộng

IV. Các giải pháp của nhà nước để điều tiết độc quyền
 Quy định giá bán tối đa P*
LNmax, P*, Q*, (MC)×(D)

Hình IV.1
• Trước khi có sự can thiệp của chính phủ
LNmax, Q, P, MR = MC

LNmax= (P – C)Q
• Sau khi chính phủ can thiệp với giá P* (ACmin< P* < P)
17


LN*max, Q*, P*, (MC)×(D)
LN*max= (P*-C*)Q*
 Đánh thuế
• Đánh thuế theo sản lượng
Thuế theo sản lượng là một loại chi phí biến đổi. Trước khi có thuế điều kiện
sản xuất của xí ngiệp được thể hiện bằng đường AC1 và MC1. Để tối đa hoá lợi
nhuận, xí nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng Q1, ấn định giá bán là P1, tổng lợi
nhuận là diện tích P1C1BA.
Nếu thuế tính trên một đơn vị sản phẩm là t đồng thì chi phí trung bình và
chi phí biên ở tất cả các mức sản lượng tăng thêm t. Trên đồ thị đường sC và đường
MC dịch chuyển lên trên một đoạn t thành các đường AC2 và MC2:
AC2 = AC1+ t, MC2 = MC1 + t

Hình IV.2
Để tối đa hoá lợi nhuận, xí nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng Q 2, tại đó
MC2 = MR, ấn định giá bán là P2, tổng lợi nhuận là diện tích P2C2FE.
Như vậy, sau khi có thuế theo sản lượng người tiêu dùng bị thiệt vì giá bán
18


tăng lên, sản lượng giảm xuống so với trước khi có thuế. Lợi nhuận của xí nghiệp
cũng bị giảm.
• Đánh thuế không theo sản lượng
Thuế không theo sản lượng còn gọi là thuế khoán hay thuế cố định, nó là một
loại chi phí cố định.

Như trên, trước khi có thuế, chi phí sản xuất của xí nghiệp thể hiện qua
đường AC1 và MC1, xí nghiệp sẽ sản xuất ở sản lượng Q1, ấn định giá bán là P1,
tổng lợi nhuận tối đa đạt được là diện tích P1C1BA

Hình IV.3
Sau khi chính phủ khoán một mức thuế là T trong một đơn vị thời gian, thì
chi phí biên không đổi vẫn là MC 1, còn chi phí trung bình tăng lên AC 2 (với AC2
=AC1 + T/Q). Xí nghiệp vẫn sản xuất ở sản lượng Q 1, giá bán vẫn là P1, tổng lợi
nhuận là P1C1CA.
Như vậy, khi chính phủ áp dụng thuế khoán người tiêu dùng không bị ảnh
hưởng vì giá cả và sản lượng không thay đổi, nhưng lợi nhuận của xí nghiệp bị giảm
xuống đúng bằng khoản thuế (T).

19


KẾT LUẬN
Cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền đại diện cho hai thị trường đặc trưng của
cấu trúc thị trường. Cạnh tranh hoàn hảo, đại diện cuối cùng của hiệu quả đạt được
bởi một ngành công nghiệp đã cạnh tranh rộng rãi và kiểm soát không có thị
trường. Độc quyền, đại diện cuối cùng của sự hiệu quả không cao do thiếu sự cạnh
tranh và kiểm soát thị trường rộng lớn mang lại.
Trong thực tế hầu hết các thị trường đều không hoạt động tự do. Hệ thống
kinh tế ở hầu hết các nước không hoàn toàn là hệ thống kinh tế thị trường tự do
thuần túy mà là hệ thống kinh tế hỗn hợp. chính phủ can thiệp trực tiếp hay gián
tiếp vào thị trường bằng một số biện pháp. Sự can thiệp này nhằm mục đích làm
thay đổi giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.

20




×