Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

con đường tới tự do của người mỹ da đen trong nghê thuật tiểu thuyết toni morrison

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.86 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Hiếu Thiện

CON ĐƯỜNG TỚI TỰ DO CỦA NGƯỜI MỸ DA
ĐEN TRONG NGHÊ THUẬT TIỂU THUYẾT TONI
MORRISON

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2003



Để là một nghệ sĩ lớn cần có một trái tim lớn.
Xin cám ơn bà, Morrison.
Vì bà là một nghệ sĩ lớn.
Và là
Một con người có trái tim lớn.


PHỤ LỤC
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 3
T
0

T
0

PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 5


T
0

T
0

1.Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 5
T
0

T
0

2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 9
T
0

T
0

3.Lịch sử vấn đề ...................................................................................................... 10
T
0

T
0

4.Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 18
T
0


T
0

5.Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 20
T
0

T
0

6.Bố cục luận văn.................................................................................................... 21
T
0

T
0

7.Những đóng góp mới của luận văn .................................................................... 23
T
0

T
0

CHƯƠNG 1: CHẶNG ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN: CUỘC HỒI SINH VÀ SỰ
T
0

THỨC TỈNH CỦA CÁI TÔI ........................................................................... 25

T
0

1.1.Cuộc hành trình của Sethe qua địa ngục và luyện ngục .............................. 26
T
0

T
0

1.2.Paul D và cuộc hành trình Odysseus .............................................................. 35
T
0

T
0

1.3.Tôn giáo nhân bản của Baby Suggs thần thánh ............................................ 41
T
0

T
0

CHƯƠNG 2: CÁI NHÌN TRẮNG VÀ DIỆN MỤC ĐEN (White Look and
T
0

Black Identity) ................................................................................................... 46
T

0

2.1.Những tù nhân của "Cái nhìn"....................................................................... 46
T
0

T
0

2.2.Những kẻ nằm ngoài "trường lực " của "Cái nhìn" .................................... 58
T
0

T
0

2.3.Giấc mơ Mỹ trắng của những người Mỹ da không trắng ............................ 62
T
0

T
0

CHƯƠNG 3: CUỘC HÀNH HƯƠNG TỚI CỘI NGUỒN CỦA MILKMAN
T
0

T
0


............................................................................................................................. 67
3.1.Hành trang của Milkman Dead ...................................................................... 67
T
0

T
0

3.2.Lội ngược dòng: cuộc hành trình từ Bắc xuống Nam của Milkman Dead . 78
T
0

T
0

3


PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................ 92
T
0

T
0

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 95
T
0

T

0

TIẾNG ANH ........................................................................................................... 95
T
0

T
0

TIẾNG VIỆT ........................................................................................................ 100
T
0

T
0

4


PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài
b. Văn học đa văn hóa Mỹ
Vào các thập kỷ 60, 70, 80 của thế kỷ XX đã xảy ra một cuộc cách mạng lớn
trong văn học Mỹ xuyên suốt toàn bộ các lĩnh vực sáng tác, phê bình, nghiên cứu,
giảng dạy văn học và làm thay đổi sâu sắc cách nhìn, cách tiếp nhận của xã hội Mỹ
hiện đại đối với văn học Mỹ nói chung và văn học đa văn hóa Mỹ nói riêng. Văn học
đa văn hóa Mỹ (multicultural literature) đã được thừa nhận là một bộ phận quan trọng
của văn học Mỹ. Bộ phận này của văn học Mỹ tuy đã bắt đầu hình thành từ những thế
kỷ trước trong lòng nựớc Mỹ nhưng chỉ tới lúc này mới thực sự có vị trí xứng đáng

trên văn đàn và trong xã hội. Tổng kết những thành tựu của cuộc cách mạng có một
không hai trong lịch sử văn học thế giới này ông John Lowe đã viết: "Bước vào thế kỷ
XXI, tại các giảng đường đại học trên khắp nước Mỹ, sinh viên ngữ văn nghiên cứu
văn học Hoa Kỳ sẽ đối mặt với một chương trình học bao gồm các tác phẩm văn học
cực kỳ đa dạng về chủng tộc và văn hóa"[42, 23].
Điều đáng nói hơn là việc công nhận giá trị của mảng văn học đa văn hóa đem
đến cho văn học Mỹ không chỉ những thay đổi bề mặt. Có lẽ còn rất lâu các nhà phê
bình và nghiên cứu cũng như xã hội Mỹ mới có thể đáng giá một các đầy đủ những
đóng góp của các nhà văn da màu (còn gọi là nhà văn đa văn hóa - multỉcultural
writer), tức là các nhà văn Mỹ gốc Phi, Mỹ gốc châu Á, Mỹ gốc da đỏ, Mỹ gốc châu
Mỹ La tinh (hispanic), Mỹ góc A Rập, vào nên văn học Mỹ nói riêng và nên văn hóa
Mỹ nói chung. Nhưng đã có thể khẳng định chắc chắn rằng sự đóng góp đó không chỉ
dừng lại ở khía cạnh màu da của người cầm bút hay những yếu tố văn hóa cội nguồn
độc đáo mà các nhà văn da màu đem vào tác phẩm của mình, làm phong phú thêm cho
bức tranh chung của văn học Mỹ. Những mảng đời, những cộng đồng hết sức đa dạng
cùng nhau tồn tại trong xã hội Mỹ, cọ xát với nhau, tranh đấu, xung đột với nhau, học
hỏi lẫn nhau, thâm nhập vào nhau để cuối cùng không ngừng biến đổi được phản ánh
trong các tác phẩm của các nhà văn da màu đã cho người đọc trong và ngoài nước Mỹ
5


thấy họ có thể làm nên những đột phá lớn, không những về phương diện nghệ thuật
sáng tác mà cả về nội dung tư tưởng. Một trong những thể hiện mạnh mẽ và sinh động
nhất của những đột phá này là sáng tác của nữ văn sĩ da đen đầu tiên trên thế giới
được nhận giải Nobel văn chương: Toni Morrison - đỉnh cao của văn học Mỹ da đen,
vốn là dòng văn học lớn nhất trong bộ phận văn học đa văn hóa Mỹ.
b. Giới thiệu khái quát về Toni Morrison và sự nghiệp sáng tác của bà
Nữ văn sĩ da đen đầu tiên trên thế giới được nhận giải Nobel văn chương Toni
Morrison sinh ngày 18 tháng 2 năm 1931 tại Lorain, bang Ohio, nước Mỹ. Nhận bằng
Cử nhân văn chương năm 1953 và bằng Thạc sĩ năm 1955 tại Đại học Howard,

Morrison bắt đầu giảng dạy ở trường đại học Howard. Sau đó bà chuyển sang làm
biên tập viên cho nhà xuất bản Random House đồng thời tiếp tục giảng dạy văn học
Mỹ tại giảng đường đại học. Năm 1970 Mắt biếc, tiểu thuyết đầu tay của Morrison, ra
mắt bạn đọc đánh dấu sự xuất hiện của Toni Morrison trên văn đàn như một tài năng
đầy hứa hẹn. Bà tiếp tục sự nghiệp sáng tác của mình với tiểu thuyết như một thể loại
chủ yếu và tính tới năm 1993, khi bà được trao tặng giải thưởng Nobel văn chương,
Toni Morrison đã sáng tác được sáu tiểu thuyết: Mắt biếc (The Bluest Eye - 1970),
Sula (1973), Bài ca Solomon (Song of Solomon - 1977), Tar Baby (1981), Người yêu
dấu (Beỉoved - 1987) và Jazz (1992). Tác phẩm Thiên đường (Paradise - 1998) là tiểu
thuyết ra đời gần đây nhất.
Trong sáng tác của Toni Morrison ta có thể nhận thấy ba nét chủ đạo chi phối
nội dung lẫn hình thức của tác phẩm: chủng tộc, giới (gender) và văn hóa Mỹ. Chủ
đề "cái tôi lưỡng phân" (double consciousness) của w. E. B. Du Bois và "Cái nhìn"
của Sartre (xin xem thêm chương hai của luận văn) đã tạo cảm hứng cho các tác phẩm
của Toni Moưison. Trong Mắt biếc [47] Morrison tố cáo tính vô nhân đạo của "Cái
nhìn" mang tư tưởng phân biệt chủng tộc vì nọ đã hủy hoại tâm hồn một đứa trẻ, phủ
nhận hoàn toàn những giá trị tốt đẹp ở cô bé và đẩy em vào cảnh bế tắc. Trong Tar
Baby [51] chủ đề "Cái nhìn" này được triển khai trong mối quan hệ giữa các thế hệ,
các giai tầng xã hội, giữa người da trắng và người da đen.
Chủ đề chính của Bài ca Solomon [50], câu chuyện về cuộc dấn thân của một
nhân vật đi tìm ý nghĩa của sinh tồn, là vấn đề giá trị văn hóa cội nguồn và bản sắc
6


của người Mỹ da đen trong xã hội Mỹ hiện đại. Thay vì tìm được vàng, vốn là thứ
được xã hội trưởng giả nơi anh lớn lên thờ phụng, Milkman rốt cuộc lại tìm về với văn
hóa của cha ông - nguồn gốc sức mạnh của người Mỹ gốc Phi. Nếu như trong Người
yêu dấu [52], với bối cảnh lịch là nước Mỹ thời Tái thiết, khi ma người Mỹ da đen vừa
thoát khỏi cơn ác mộng kéo dài hàng thế kỷ và chưa có đủ thời gian để hội nhập với
xã hội Mỹ lúc đó còn mang đậm chất văn hóa da trắng, chất "Mỹ đen" và chất "Mỹ

trắng" còn chưa có tác động qua lại với nhau, thì. trong các tác phẩm khác, đặc biệt là
Tar Baby và Bài ca Solomon, chất da đen và chất da trắng đã bắt đầu hòa quyện với
nhau và đặt ra nhiều câu hỏi mới, mà nổi lên là những vấn đề như hội nhập văn hóa,
truyền thống và hiện đại, cá nhân và cộng đồng.
Sinh ra từ cái nôi văn hóa Mỹ, mà trực tiếp hơn là văn hóa và văn học Mỹ da
đen, các tác phẩm của Toni Morrison đã tiếp tục phát triển các chủ đề và thể loại đặc
trưng cho văn học Mỹ da đen. Trong Người yêu dấu, với những cách tân độc đáo tác
giả tiếp tục phát triển thể loại truyện kể về nô lệ (slave narrative) - một thể loại nở rộ
vào thời kỳ trước cuộc nội chiến Nam Bắc ở Mỹ. Để mổ xẻ những chấn thương tinh
thần mà chế độ nô lệ dã man đã gây ra ở nhiều thế hệ người Mỹ da đen và để tìm lời
giải đáp cho những câu hỏi về con đường tới tự do đích thực của người Mỹ da đen, tác
giả đã để cho các nhân vật chính kể lại cho nhau và cho con cháu họ nghe những câu
chuyện xảy ra trong cuộc đời nô lệ của họ. Morrison đã chạm đến phần đau đớn nhất
trong lịch sử của người Mỹ gốc Phi bằng cách mà bà gọi là "phục hồi ký ức"
(rememory) đã bị chôn trong quên lãng bởi căn bệnh "mất trí nhớ toàn quốc" (Đây là
từ dùng của Morrison để chỉ tình trạng nước Mỹ muốn quen đi những ký ức đau đớn
và nhục nhã của thời nô lệ da đen cùng tội ác của người da trắng gây ra đối với người
da đen trong thời kỳ đen tối đó). Toni Morrison muốn người Mỹ, trước hết là người
Mỹ da đen, phục hồi lại trí nhớ, làm sống lại ký ức để học lại những bài học của quá
khứ, bởi vì đó là di sản của họ.
Là một nữ văn sĩ da đen, Toni Morrison đã có nhiều đóng góp mới mẻ cho văn
học của phụ nữ và về phụ nữ với trọng tâm là phụ nữ da đen. Cho tới năm 1970 khi bà
cho ra mắt tác phẩm đầu tay Mắt biếc thì phần lớn các nhân vật nữ trong văn học Mỹ
vẫn chưa thoát khỏi những khuôn mẫu giản đơn và xơ cứng. Trong các tác phẩmvăn
7


học Mỹ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX những nhân vật phụ nữ da trắng thường xuất
hiện như những thiên thần trong trắng đoan trang còn các nhân vật phụ nữ da đen bao
giờ cũng là những mụ đàn bà dâm đãng mất nết. Đó là hai thái cực sinh ra bởi tư

tưởng kỳ thị chủng tộc và kỳ thị phụ nữ mà các nhà văn nữ da đen phải vượt qua. Nhà
văn nữ người Anh Virgina Woolf trong tác phẩm "Những nghề dành cho Phụ nữ" đã
nói rằng các nhà văn nữ thời kỳ đó không được "nói thật về những gì có tính xác thịt"
[71]. Những miêu tả chi tiết về chuyện thụ thai, chửa đẻ, nạo thai, hiếp dâm và chuyện
làm tình bị coi là những cấm kỵ. Cho tới thập kỷ 60 khi Morrison viết Mắt biếc thì
những cấm kỵ này hầu như còn nguyên vẹn cả. Trong hai tiểu thuyết đầu tiên Mắt
biếc và Sula [48] thuộc thể loại bildungsroman, Morrison đã thành công trong việc
xây dựng nhữụg nhân vật nữ giàu chất hiện thực và đã phá cái "lệ" từ trước tới nay là
các tiểu thuyết thể loại này chỉ mô tả quá trình trưởng thành của nhân vật nam mà
thổi.
Tiến thêm một bước nữa, Morrison đã dành phần lớn sáng tác của bà cho việc
thâm nhập thế giới của người phụ nữ da đen với trọng tâm là mối quan hệ giữa những
người phụ nữ với nhau và thiên chức làm mẹ. Bà đã vượt qua được những rào cản
truyền thống và xây dựng nên một hướng sáng tác mới giàu tính hiện thực, đậm đà
chất nhân văn, và tinh tế trong cách quan sát và mô tả những diễn biến tâm lý phức
tạp, đặc biệt là tâm lý phụ nữ. Trong Sula, một tác phẩm đầy chất thơ và cũng chứa
đầy nỗi đau thân phận của người phụ nữ, tác giả đã tập trung vào mô tả quá trình hình
thành tính cách của hai nhân vật trung tâm, Sula và Nel, cùng với những diễn biến
phức tạp trong mối quan hệ giữa họ với nhau. Toàn bộ câu truyện được đặt trong bối
cảnh áp bức chủng tộc tiếp tục kìm hãm sự phát triển của người Mỹ da đen.
Xét về nội dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật, sáng tác của Toni
Morrison được các nhà phê bình văn học Mỹ xếp vào trường phái hiện đại (Mắt biếc,
Su la, Bài ca Solomon) và hậu hiện đại (Tar Baby, Người yêu dấu, Jazz). Một trong
những đặc điểm nổi bật của trường phái hiện đại là sử việc dụng thần thoại như một
nguyên tắc để xây dựng tác phẩm. Tuy nhiên, nếu như Mắt biếc chỉ dựa vào một thần
thoại về Demeter và Persephone thì Bài ca Solomon kết hợp cả thần thoại Hy lạp, thần
thoại Phi da đen, truyện kể về nô lệ da đen và truyện thần linh của người Mỹ da đỏ. So
8



với Mắt biếc và Sula, Bài ca Solomon đánh dấu một bước phát triển cao hơn về mặt
thi pháp tiểu thuyết, đồng thời tác phẩm này cũng chuẩn bị cho bước chuyển của tiểu
thuyết Morrison sang chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism).
Theo quan điểm của phê bình hậu hiện đại, nhà văn không thể đạt tới tính thống
nhài vĩnh viễn cho những trải nghiệm cá nhân vòn rời rạc từng mảnh của các nhân vật.
Và vì vậy mà những trải nghiệm riêng biệt của những cá nhân khác nhau, đối với cùng
một sự kiện, không bao giờ có thể thống nhất với nhau để đạt tới một chân lý chung
được. Ví dụ như trong Bài ca Solomon, nhân vật Milkman không bao giờ có thể tìm
được lời giải đáp cho những mâu thuẫn giữa hai cách kể, cũng có nghĩa là hai cách
nhìn, của cha và mẹ anh về những gì xảy ra giữa họ với nhau. Là một nhà văn chịu
nhiều ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại, Toni Morrison đề cao giá trị của văn hóa
đại chúng (pop culture) trong đó có âm nhạc Mỹ gốc Phi. Tiếp thu truyền thông gắn
âm nhạc Mỹ gốc Phi với văn học của các văn sĩ Mỹ gốc Phi, Toni Moưison đã thành
công trong việc đưa những nhạc blues và nhạc Jazz vào các tác phẩm của bà.
Theo Trudier Harris [34], một nét chủ đạo trong nghệ thuật của Morrison là bà
luôn lấy văn hóa Mỹ gốc Phi làm tư liệu và nguồn cảm hứng cho các sáng tác của
mình. Theo Haưis, Toni Moưison đã cho các tiểu thuyết của bà "ngâm mình ngập
trong văn hóa dân gian, làm sống lại tinh thần của các cộng đồng dân tộc" và sáng tạo
nên một thứ nghệ thuật thực sự đại diện cho văn hóa dân gian. Một trong những nét
đặc biệt làm nên thành công của Toni Morrison là ở chỗ bà đã kết hợp nhuần nhuyễn
những mô típ truyền thống của văn hóa Âu châu, văn hóa Mỹ gốc Phi, văn hóa Mỹ da
đỏ với nhau và thổi vào đó một nội dung mới - đó là những vấn đề của xã hội phương
Tây hiện đại. Chính vì vậy mà các sáng tác của Morrison một mặt chứa đựng tính đa
văn hóa, tính nhân văn sâu sắc, mặt khác lại mang ý nghĩa chính trị xã hội tích cực.

2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để phù hợp với khuôn khổ của một luận văn Thạc sĩ chúng tôi xác định đối
tượng nghiên cứu của mình là ba trong số bảy tiểu thuyết của Toni Morrison: Mắt
biếc, Bài ca Solomon và Người yêu dấu. Trong số ba tiểu thuyết này Mắt biếc và
Người yêu dấu đã được dịch sang tiếng Việt, còn Bài ca Solomon đang được chúng tôi

cùng với một đồng nghiệp dịch và dự kiến vào cuối năm 2003 sẽ hoàn tất. Bốn tác
9


phẩm còn lại chúng tôi dự định sẽ dành cho công trình nghiên cứu tiếp theo công trình
này.
Đề tài nghiên cứu của chúng tôi là: "Con đường từ nô lệ đến tự do của người Mỹ
da đèn trong nghệ thuật tiểu thuyết Toni Morrison". Với đề tài này và trong khuôn
khổ của ba tiểu thyết đã nêu, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ những vấn đề sau:
- Những chấn thương tinh thần do chế độ nô lệ da đen ở Mỹ để lại trong tâm
thức của người Mỹ da đen được thể hiện trong ba tác phẩm mà trọng tâm là Người yêu
dấu.
- Mối quan hệ tương tác giữa quá khứ với hiện tại và những bài học nhân sinh
của nó được thể hiện tập trung trong tác phẩm Người yêu dấu.
- Mối quan hệ giữa chủ nghĩa phân biệt chủng tộc định chế hóa, "Cái nhìn" và
căn bệnh tự-khinh-ghét-dòng-giống-mình được thể hiện ương ba tác phẩm với trọng
tâm là Mắt biếc.
- Cuộc hành trình đi tìm cái tôi trong ba tác phẩm với trọng tâm là Bài ca
Solomon và Người yêu dấu.
- Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong ba tác phẩm với trọng tâm là Bài
ca Solomon và tiếp theo là Người yêu dấu.
- Bản sắc của người Mỹ da đen trong một xã hội Mỹ hiện đại được mổ xẻ trong
Mắt biếc và Bài ca Solomon.
Đây là những vấn đề cốt lõi của chủ đề lớn tự do và nô lệ.

3.Lịch sử vấn đề
Ở Việt Nam đã có hai trong số bảy tiểu thuyết của Toni Morrison được dịch sang
tiếng Việt, đó là Mắt biếc và Người yêu dấu. Tuy nhiên những nghiên cứu về sáng tác
của Morrison ở Việt Nam còn rất hạn chế. Trong báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt
Nam) số 42 (16/10/1993) có đăng bài Tô-ni Mô-ri-sơn: giải thưởng Nô-ben văn học

1993. Đây là bài lược dịch nội dung một cuộc phỏng vấn Toni Morison do tạp chí Đọc
(Pháp) tổ chức. Báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam) số 21 (23/05/1998) có bài
"Thiên đường" của Toni Morrison của tác giả Brooke Allen (đã đăng trong Book
10


Review) do Trinh Thục dịch. Bài viết của Brooke Allen giới thiệu sơ lược sáng tác của
Morrison mà trọng tâm là bảy cuốn tiểu thuyết của bà. Tuy nhiên bài dịch có nhiều
chỗ tối nghĩa, khó hiểu và thiếu chính xác. Bài viết thứ ba giới thiệu về Toni Morrison
là bài Năm 1993 toni Morrison - Mỹ [83]. Bài viết này ngắn và chỉ mang tính chất
cung cấp thông tin sơ lược về tác giả.
về phía chúng tôi, hiện nay đã có ba bài viết về Toni Morrison và các sáng tác
của bà đăng trong hai tạp chí chuyên ngành. Đó là:
- Bí ẩn của những con số trong tiểu thuyết 'Người yêu dấu của Toni Morrison
(Tạp chí Khoa học số 31, Đại học sư phạm TP HCM, 2003).
- Toni Morrison - nữ văn sĩ da đen đầu tiên được giải Nobel văn chương (Tạp
chí Khoa học số 33, Đại học sư phạm TP HCM, 2003).
- Toni Morrison nha văn của người Mỹ da đen (Tạp chí Văn học, số 9 (379),
2003).
Ngoài ra chúng tôi đã có ba bài báo đề cập tới sự phát triển của văn học đa văn
hóa Mỹ trong đó có văn học Mỹ gốc Phi:
- Một vài đóng góp nhằm cải tiến chương trình giảng dạy văn học Mỹ cho sinh
viên ngữ vãn và Anh ngữ bậc đại học ( Tạp chí Khoa học, số 28, 2000, TP Hồ Chí
Minh).
- Teaching American Literature: Some Suggestions for Syllabus Design, trong
"Ugrading Courses of Study" (Hochiminh City University of Education, 2002). (tiếng
Anh)
- Multicultural Literature and Literary Canon, trong "American Studies Beyond
Borders: American Studies in Vietnam" (HCMC: U. S. Public Affairs Office, 2003).
(sắp xuất bản, tiếng Anh)

Hiện nay số lượng những công trình nghiên cứu về Toni Morrison trên thế giới,
đặc biệt là ở Mỹ, rất lớn và rất đa dạng về thể loại vì vậy khó có thể thâu tóm lại một
cách thật đầy đủ toàn bộ những nghiên cứu về sáng tác của bà trong khuôn khổ của
một luận văn. Trong phần này của luận văn chúng tôi xin được trình bày một cách
tổng thể tình hình nghiên cứu về Morrison với tinh thần tập trung chủ yếu vào những
11


nghiên cứu có ít nhiều liên quan đến đề tài nghiên cứu của chúng tôi: vấn đề tự do và
nô lệ của người Mỹ da đen. Trong những chương mục sau của luận văn chúng tôi sẽ
đề cập tới một vài nghiên cứu một cách chi tiết hơn khi cần thiết.
Các nghiên cứu phê bình về Morrison ở Mỹ có thể chia thành hai xu hướng
chính. Xu hướng thứ nhất tập trung vào tư tưởng của nhà văn, các chủ đề lớn, các vân
đề xã hội - lịch sử của văn hóa Mỹ nói chung và của bộ phận văn hóa Mỹ gốc Phi nói
riêng như vấn đề chủng tộc, giai cấp, vấn đề nữ quyền, vân đề bản sắc (identity), vấn
đề quan hệ cá nhân và cộng đồng V. V.. Xu hướng thứ hai thiên về khía cạnh thi pháp
của tiểu thuyết Toni Morrison như chất thơ trong tiểu thuyết, các yếu tố văn hóa dân
gian Phi và Mỹ gốc Phi, tính đa văn hóa trong nghệ thuật tiểu thuyết Morrison V. V..
Tuy nhiên sự phân chia này chỉ có ý nghĩa tương đối vì đa số các công trình nghiên
cứu mổ xẻ cả hai khía cạnh nêu trên với trọng tâm là một trong hai phương diện đó.
Phê bình và nghiên cứu Morrison hiện nay ở Mỹ đã bao trùm một loạt các
trường phái và phương pháp nghiên cứu phê bình văn học phương Tây như phê bình
Mác xít, phê bình cổ mẫu (archetypal criticism), phê bình nữ quyền, phê bình hiện đại,
phê bình hậu hiện đại, vặn học so sánh, phê bình hậu thực dân V. V. Điều này cho ta
thấy sáng tác văn học của Toni Morrison, với tư cách là một nhà văn đương đại, thật
dồi dào và đa dạng. (Để tránh tình trạng thiếu thống nhai trong cách dịch các thuật
ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt, chúng tôi dùng cách dịch sang tiếng Việt các thuật
ngữ chỉ các trường phái phê bình văn học phương Tây trong cuốn Những trường phái
phê bình văn học phương Tây hiện đại của tác giả Phương Lựu [74]).
Đại diện cho phê bình Mác xít có công trình nghiên cứu Sự phát triển của ý thức

giai cấp ở Toni Morrison của Mbalia [44]. Công trình này tập trung chủ yếu vào việc
trả lời câu hỏi hiện thực về áp bức chủng tộc, áp bức giai cấp, áp bức giới trong xã hội
Mỹ đã được phản ánh như thế nào trong sáng tác của Toni Morrison. Mbalia nhấn
mạnh rằng bóc lột giai cấp và áp bức chủng tộc, áp bức phụ nữ là nguyên nhân tạo nên
tính jazz (jazziness) của xã hội Mỹ hiện đại mà thể hiện đặc trưng của nó là tinh thần
nổi loạn, thái độ bất phục tùng, chủ nghĩa cá nhân vị kỷ. Tuy nhiên nghiên cứu của
Mbalia có phần đơn giản hóa bởi xu hướng qui mọi vân đề vào áp bức giai cấp, áp bức
chủng tộc. Ngoài ra bài Khái niệm giai cấp trong tiểu thuyết Toni Morrison của
12


Barbara Christina cũng đề cập chủ đề áp bức giai cấp trong tiểu thuyết của Toni
Morrison. Tuy nhiên tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu của mình trong phạm vi khảo sát
các nhân vật nữ dựa trên quan điểm và phương pháp nghiên cứu của phê bình nữ
quyền [15].
Hai nghiên cứu quan trọng của trường phái nữ quyền về Morrison là Thế giới lộn
ngược trong 'Mắt biếc' và 'Sula' của Toni Morrison của Jacqueline w. [36] và Thất bại
của tình yêu và sự bắt đầu của tính nữ trong tiểu thuyết Toni Morrison của Jane
Bakerman [4]. Hai nhà phê bình nữ quyền này tập trung phân tích cách nhìn của
Morrison đối với vân đề thay đổi trật tự xã hội vốn mang nặng tính áp bức phụ nữ, áp
bức chủng tộc và áp bức giai cấp của xã hội Mỹ. Dựa trên cơ sở lý luận của phê bình
nữ quyền, công trình nghiên cứu với tựa đề Những giọng nói của Toni Morrison [58]
của Rigney đã đưa ra quan điểm rằng tác phẩm của Morrison nằm ngoài "trường sinhthực-khí-nam" (phallocratic law) và do đó đã mở một con đường riêng cho mỹ học nữ
quyền da đen (black feminist aesthetic).
Một nghiên cứu quan trọng khác của trường phái nữ quyền là Tiểu thuyết của
Toni Morrison [27]. Trong cuốn sách này tác giả Jan Furman nhấn mạnh vai trò trung
tâm của nhân vật nữ và tính nữ trong tiểu thuyết của Morrison. Theo bà, với việc xây
dựng bức tranh hiện thực về đời sống của người Mỹ gốc Phi, Morrison đã có đóng
góp to lớn trong việc thay đổi và.mở rộng canon của văn học Mỹ (Canon có nghĩa là
"tiếu chuẩn đánh giá nhà văn và tác phẩm" hoặc "những nhà văn được đưa vào danh

sách các tác gia lớn của nền văn học"). Ngoài ra Furman cũng đề cập tới nghệ thuật
Morrison trong việc mổ xẻ các vấn đề nguồn gốc của bạo lực trong gia đình và ngoài
xã hội và bà cho rằng một trong những nguyên nhân của bạo lực là hận thù chủng tộc.
Từ thập kỷ 80, phong trào đấu tranh đòi xét lại những tiêu chuẩn (canon) truyền
thống vẫn được sử dụng để đánh giá các nhà văn Mỹ đã giành được những thắng lợi
có ý nghĩa to lớn [39]. Những tiêu chuẩn truyền thống này về thực chất mang nặng tư
tưởng kỳ thị chủng tộc và tư tưởng trọng nam khinh nữ. Vì vậy việc hình thành những
tiêu chuẩn mới, tiến bộ hơn đã góp phần vào việc các nhà văn nữ da màu được nghiên
cứu rộng rãi hơn nhiều so với trước đây. Và cũng nhờ đó mà các nghiên cứu theo
hướng so sánh tác phẩm của Morrison với sáng tác của các nữ văn sĩ da đen khác bắt
13


đầu nở rộ. Trong cuốn Chủng tộc, giới và khát vọng: thi pháp tự sự trong truyện hư
cấu (fiction) của Toni Cade Bambara, Toni Morrison và Alice Walker, Elliot ButlerEvans [13] đã so sánh Morrison với hai nữ văn sĩ Mỹ gốc Phi khác với mục đích tìm
hiểu đặc điểm của ngôn từ văn học trong sáng tác của Bambara, Morrison và Walker
và tìm ra những nét tương đồng cũng như những khác biệt rõ nét giữa diễn ngôn của
các nhà văn này.
Các nhà nghiên cứu phê bình xã hội - chính trị tập trung vào sự phê phán sâu sắc
của tiểu thuyết Morrison đối với văn hóa tiêu thụ phương Tây và văn hóa hàng hóa
của xã hội Mỹ. Susan Willis [70] nghiên cứu vân đề di sản văn hóa Mỹ gốc Phi trong
mối quan hệ với văn hóa bình dân, văn hóa hàng hóa và văn hóa tiêu thụ. Bà cũng đề
cập vấn đề xây dựng bản sắc văn hóa Mỹ gốc Phi trong một xã hội mà văn hóa da
trắng nắm giữ vị trí thống trị. Theo bà, giữ gìn và phát triển di sản văn hóa cội nguồn
trong bối cảnh của xã hội hiện đại là một trong những chủ đề trung tâm của nghệ thuật
tiểu thuyết Morrison và một số nhà văn Mỹ gốc Phi khác. Bà cho rằng giữa sáng tác
của Morrison Gabriel Garcia Marquez có nhiều điểm tương đồng thú vị, mặc dầu mỗi
người đều xây dựng nên một phong cách nghệ thuật độc đáo của riêng mình [70].
Một mảng nghiên cứu khác về Morrison là của những học giả kết hợp trường
phái phê bình phân tâm học với phê bình nữ quyền, phê bình hậu hiện đại. Marco

Portales trong công trình nghiên, cứu 'Mắt biếc' của Toni Morrison: Shirley Temple và
Cholly đã kết hợp phương pháp của phê bình nữ quyền với phân tâm học để mổ xẻ
tâm lý của nhân vật chính trong Mắt biếc - Pecola - và nguyên nhân dẫn tới căn bệnh
tâm thần của cô bé. Một đam mê thù hận và một tình yêu bị mất của spiller phân tích
quá trình phát triển tâm lý của phụ nữ Mỹ da đen dưới tác động của áp bức và kỳ thị
chủng tộc được thể hiện trong sáng tác của Morrison và hai nữ tiểu thuyết gia khác.
Ký ức và tình yêu của người mẹ trong 'Người yêu dấu' của Mathieson khảo sát quan
hệ giữa mẹ và con gái, giữa chị em gái trong Người yêu dấu của Morrison. Các chủ đề
của tiểu thuyết Morrison như bạo lực trong gia đình, mối quan hệ giữa chị em gái,
giữa bạn gái, mối quan hệ giữa mẹ và con gái được các nhà phê bình nữ quyền nghiên
cứu trên cơ sở kết hợp các phương pháp của phê bình nữ quyền, phân tâm học và phê
bình hậu hiện đại [21],[32],[46],[63].
14


Denis Heinze [35] trong cuốn Tình trạng tiến thoái lưỡng nan của 'cái tôi lưỡng
phân' đã tập trung nghiên cứu tình trạng vừa song song tồn tại, lại vừa tranh đấu với
nhau giữa hai cái tôi trong người Mỹ da đen được thể hiện trong các tác phẩm của
Toni Morrison. Heinze đã cho thấy ảnh hưởng của truyền thông chính trị và triết học
Mỹ gốc Phi đổi với Toni Morrison qua việc mổ xẻ mối quan hệ chặt chẽ giữa những
chủ đề lớn trong tiểu thuyết Toni Morrison với tư tưởng triết học, quan điểm chính trị
của các nhà tư tưởng và nhà văn Mỹ gốc Phi nhưDubois, Ellison, Gates và Appiah
[35]. Theo Heinze các nhân vật của Morrison, đặc biệt là Macon Dead, Milkman,
Pauline, Violet, Jadine, đã trải qua những biến đổi tâm lý phức tạp khi họ cùng một
lúc phải sống trong hai nền văn hóa, chịu sự ảnh hưởng của cả hai, trong hoàn cảnh áp
bức chủng tộc vẫn tiếp tục gây ra những hậu quả tâm lý - xã hội nặng nề cho người
Mỹ da đen.
Một bộ phận nghiên cứu quan trọng khác về Morrison là nghiên cứu văn học từ
góc độ văn hóa và lịch sử. Nghiên cứu quan trọng đầu tiên về việc Morrison đã đặt ra
vân đề viết lại (revision) lịch sử nước Mỹ thông qua sáng tác của mình là công trình

nghiên cứu của Barbara Christina Lật ngược vấn đề: phụ nữ Mỹ gốc Phỉ, lý luận văn
học và thực tiễn xã hội [16]. Trong cuốn sách này tác giả đã nghiên cứu quan điểm
của các nữ văn sĩ da đen về việc cần phải viết lại lịch sử nước Mỹ với một cách nhìn
mới. Vấn đề lịch sử và tái hiện lại lịch sử với một cách nhìn mới, nhất là lịch sử của
giai đoạn hơn hai trăm năm chế độ nô lệ da đen và giai đoạn khủng bố người Mỹ gốc
Phi thời Tái thiết, trong ký ức của từng người Mỹ cũng như của cả quốc gia là một
việc làm khẩn thiết đối với nước Mỹ và đặc biệt là cộng đồng Mỹ gốc Phi. Toni
Morrison đã lấy vấn đề này làm trung tâm cho hai cuốn tiểu thuyết được giới phê bình
đánh giá rất cao là Beloved và Bài ca Solomon. Các công trình nghiên cứu việc tiếp
cận những vấn đề này trong tiểu thuyết Morrison là Lịch sử, ký ức và ngôn từ của
Morrison trong 'Beloved' của Rebecca Ferguson [23], Một phúc lớn và một gánh
nặng: Mối quan hệ với quá khứ trong 'Sula', 'Bài ca Solomom và 'Người yêu dấu' của
Deborah Guth [32]. Những nghiên cứu theo hướng phân tích các chủ đề lịch sử, ký ức,
bệnh lãng quên và sự mất mát của ký ức gồm có Từ sự vắng mặt tới sự hiện diện: các
chủ đề về ký ức và những chủ thể bị mất tích trong 'Sula' của Toni Morrison của
Robert Grant [31], Sự vắng mặt, sự mất mát và vị trí của lịch sử trong 'Beloved' của
15


Toni Morrison của Emily Miller Budick [46], Nỗi đau và quá trình làm lại cái tôi
trong 'Người yêu dấu' của Toni Morrison của Kristin Boudreau [9]. Một nghiên cứu
theo hướng khác là cuốn Từ trên đỉnh núi: Tiểu thuyết của các nhà văn nữ da đen
dưới ảnh hưởng của phong trào nhân quyền của người Mỹ da đen, 1966-1989 của
Melissa Walker [68]. Trong cuốn sách này tác giả đã tập trung vào cách tiếp cận
những sự kiện lịch sử xảy ra vào nửa sau thế kỷ XX trong tiểu thuyết Toni Morrison đó là phong trào nhân quyền và phong trào mỹ học của người Mỹ gốc Phi.
Các nhà nghiên cứu theo xu hướng phê bình nhân chủng học (anthropological
criticism), phê bình văn hóa (culturạl criticism) đặc biệt quan tâm tới các yếu tố cộng
đồng, thần thoại, nhạc jazz và nhạc blues trong nghệ thuật tiểu thuyết Toni Morrison
[3], [6]. Christian [17] nhấn mạnh tầm quan trọng của cộng đồng trong ba tiểu thuyết
đầu tiên của Morrison. Wilentz trong Những nền văn hóa có sức mạnh liên kết: nữ văn

sĩ da đen và vấn đề văn hóa cộng đồng đã nhấn mạnh vai trò giữ gìn truyền thống văn
hóa Mỹ góc Phi của phụ nữ da đen trong tiểu thuyết Morrison [69].
Vì Người yêu dấu là một tiểu thuyết mang nhiều yếu tố tôn giáo, đặc biệt là Ki tô
giáo, nên đã xuất hiện một số nghiên cứu theo hướng này như 'Người yêu dấu' và Khải
huyền mới của Susan Bowers [10]. Trong phần chính của luận văn này chúng tôi cũng
dành một mục để phân tích vân đề tôn giáo như một cách chữa trị cho những chấn
thương tinh thần trong Người yêu dấu.
Trong số những nghiên cứu dài hơi về thi pháp tiểu thuyết Toni Morrison phải
kể đến cuốn Truyện hư cấu và văn hóa dân gian: các tiểu thuyết của Toni Morrison
của Trudier Harris [34]. Trong công trình nghiên cứu này tác giả đã đặt tiểu thuyết
Morrison trong mối quan hệ với một mảng quan trọng của văn hóa Mỹ gốc Phi là văn
học dân gian Mỹ gốc Phi, mà chủ yếu là chuyện kể dân gian. Trong khi sử dụng
những tư liệu của văn hóa dân gian Morrison đã tạo ra thứ folklore "văn chương"
("literary" íolklore) có khả năng cấu trúc lại các mẫu truyền thông một cách sáng tạo
và độc đáo khiến các nhà phê bình phải thay đổi cách nhìn của họ về mối quan hệ giữa
văn học và văn hóa dân gian. "Morrison đã thành công trong việc xây dựng lên một
thế giới mà ở đó ranh giới giữa lịch sử và hư cấu, huyền thoại và hiện thực bị mờ đi"
[34,1].
16


Về mặt thi pháp tiểu thuyết nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung phân tích những
ảnh hưởng của Faulkner, Woolf, James Joyce đối với sáng tác của Toni Morrison.
Những nghiên cứu này không chỉ dừng lại ở phân tích những ảnh hưởng của các nhà
văn tiền bối mà còn từ đó phát hiện ra những cách đọc mới đối với không chỉ
Morrison mà cả các nhà văn thế hệ đi trước bà như Faulkner, Woolf, Naomi Rand,
Christina Rossetti. Những đóng góp mới của Morrison về mặt thi pháp tiểu thuyết thu
hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Và quan điểm của các nhà nghiên cứu theo
hướng này rất đa dạng.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu ở Mỹ cho thấy về cơ bản tiểu thuyết của

Morrison bao gồm các yếu tố của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, thuyết nữ quyền, chủ
nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại giàu chất gô tích Mỹ gốc Phi, văn học viễn
tưởng. Sáng tác của Toni Morrison cũng chịu ảnh hưởng của nhiều trường phái phê
bình hiện đại như phê bình cổ mẫu (archetypal criticism), tâm phân học (analytical
psychology), phân tâm học (psychoanalysis), chủ nghĩa lịch sử mới (new historicism).
Một mảng nghiên cứu lớn khác về thi pháp tiểu thuyết Morrison tập trung vào đề
tài sử dụng âm nhạc Mỹ gốc Phi, chủ yếu là nhạc blues và nhạc jazz, như một nguyên
tắc cấu trúc văn bản trong tiểu thuyết Toni Morrison. về phương diện này Morrison đã
tiếp thu truyền thông gắn âm nhạc Phi đen với văn học trong văn học Mỹ gốc Phi. Và
bà đã có nhiều đóng góp mới đầy tính sáng tạo. Tuy nhiên trong mục này chúng tôi
không đề cập một cách chi tiết tới mảng nghiên cứu này vì nó không nằm trong phần
chính của công trình nghiên cứu của chúng tôi.
Đề tài nghiên cứu của chúng tôi - Con đường tới tự do của người Mỹ da đen
trong nghệ thuật tiểu thuyết của Toni Morrison - là một đề tài bao trùm nhiều vấn đề
như sẽ trình bày chi tiết ở phần sau: vấn đề chủng tộc (chế độ nô lệ và những hậu quả
nặng nề của nó đối với sự phát triển của con người, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và
những hậu quả tâm lý-xã hội của nó ...); sự phát ưiển của cá nhân (người Mỹ da đen)
trong một xã hội còn áp bức chủng tộc và còn phân biệt màu da; bản sắc (identity) của
người Mỹ da đen và cuộc đấu tranh để giữ gìn truyền thống văn hóa Mỹ gốc Phi; tác
động của tư tưởng sùng bái vật chất trong xã hội tiêu thụ phương Tây tới việc xây
dựng một sinh tồn có ý nghĩa; mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng đối với sự phát
17


triển của từng cá nhân trong cộng đồng Mỹ gốc Phi; ý nghĩa của gia đình trong việc
giáo dục thế hệ trẻ những giá trị nhân văn; tình yêu đối với bản thân, với gia đình và
giống nòi của người Mỹ da đen như điều kiện để phát triển một cái tôi toàn vẹn.
Những công trình nghiên cứu đề cập tới ở phần trên đều có ít nhiều liên quan tới
những chủ đề nô lệ và tự do của người Mỹ gốc Phi. Tuy nhiên cho tới nay chưa có
công trình nghiên cứu nào bao quát toàn bộ vấn đề con đường đấu tranh để vươn lên

từ thân phận nô lệ tới tự do đích thực của người Mỹ da đen, từ những năm tháng trước
khi xảy ra nội chiến Nam Bắc cho tới nay, mà theo chúng tôi vốn là một chủ đề trung
tâm xuyên suốt bảy cuốn tiểu thuyết của Toni Morrison.

4.Phương pháp nghiên cứu
Phê bình Mác xít được chúng tôi coi như một phương pháp tiếp cận chủ yếu và
thực tế cho thấy cách tiếp cận này hoàn toàn phù hợp với cả ba tác phẩm cần nghiên
cứu. Ngoài ra, việc ứng dụng các trường phái phê bình văn học phương Tây hiện đại
như phê bình hiện đại, phê bình cổ mẫu, phê bình hậu hiện đại, phê bình nữ quyền,
chủ nghĩa lịch sử mới... để tiếp cận tác phẩm là không thể thiếu được khi nghiên cứu
tiểu thuyết Morrison vốn được giới phê bình văn học Mỹ nhận xét là rất mới và rất
phong phú về mặt thi pháp tiểu thuyết. Nhìn chung, mỗi tác phẩm của Morrison, xét
về mặt thi pháp cũng như nội dung, có những đặc điểm khác nhau, do đó đòi hỏi
những cách tiếp cận khác nhau. Ví dụ như Người yêu dấu đòi hỏi cách tiếp cận theo
quan điểm hậu hiện đại, Bài ca Solomon có thể mổ xẻ bằng các phương pháp của phê
bình cổ mẫu, còn Mắt biếc lại phù hợp với cách tiếp cận bằng phê bình nữ quyền. Tuy
nhiên chúng tôi quan niệm rằng cần kết hợp các phương pháp nghiên cứu phê bình
khác nhau để phân tích một vấn đề cụ thể và trên thực tế cách này thực sự giúp người
nghiên cứu có được cách nhìn toàn diện, có cả bề rộng lẫn chiều sâu. Hơn nữa, làm
như vậy sẽ tránh được xu hướng phiến diện, đơn giản hóa vấn đề, gây khó khăn cho
việc hiểu một tác giả phong phú mà phức tạp như Morrison.
Nghiên cứu lịch sử phát triển của mối quan hệ trắng - đen từ thế kỷ thứ XVII cho
tới thời hiện đại là việc cần phải thực hiện một cách công phu vì Morrison luôn khai
thác các sự kiện, hiện tượng có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử người Mỹ gốc Phi và
nước Mỹ làm nguồn tư liệu cho các tiểu thuyết của bà. Đối với tác phẩm Người yêu
18


dấu yếu tố lịch sử là nét nổi bật, vì vậy việc vận dụng các tư liệu về lịch sử Mỹ gốc
Phi nói chung và lịch sử nước Mỹ nói riêng giai đoạn chế độ nô lệ da đen và giai đoạn

Tái thiết sau nội chiến Nam Bắc để đọc tác phẩm là hết sức quan trọng. Việc tìm hiểu
về văn hóa Mỹ gốc Phi như nhạc blues, thể loại truyện kể nô lệ (slave narrative), văn
học truyền miệng da đen, việc buôn bán nô lệ từ châu Phi sang Mỹ, cuộc sống của
những nghười nổ lệ da đen ở các đồn điền miền Nam nước Mỹ và cuộc sống của cộng
đồng Mỹ gốc Phi vừa mới thoát khỏi ách nổ lệ ... cũng rất cần thiết để hiểu tác phẩm.
Học thuyết phân tâm học của Freud về miền vô thức, về những đè nén (repression) và
những căn bệnh do những ẩn ức gây ra cũng giúp ta hiểu rõ bi kịch của gia đình Sethe
và cuộc đời Paul D hơn. Tượng trưng là một thủ pháp tu từ được dùng nhiều trong
Người yêu dấu và việc vận dụng những hiểu biết về phương pháp này để tiếp cận tác
phẩm là rất cần thiết cho việc phân tích những tầng nghĩa mang tính tượng trưng khái
quát của Người yêu dấu (và Bài ca Solomon). Người yêu dấu là một tiểu thuyết được
các nhà phê bình nghiên cứu xếp vào trường phái hậu hiện đại, vì vậy áp dụng phương
pháp hậu hiện đại như như nghiên cứu tính "đa tầng đa thanh" (pluralism), tính" chính
trị", và tính "đại chúng" là hướng nghiên cứu phù hợp. Tuy nhiên do khuôn khổ của
bài luận văn có hạn nên việc chọn ra những nét đặc trưng nhất là cần thiết nhằm bảo
đảm cho bài viết được súc tích và gắn với mục đích đã được nêu ra.
Tác phẩm Bài ca Solomon cũng đòi hỏi cách tiếp cận lịch sử thông qua việc dựa
vào những tư liệu về các khía cạnh khác nhau như chính trị, kinh tế, văn hóa của xã
hội Mỹ vào nửa đầu thế kỷ XX để phân tích tác phẩm. Lịch sử phát triển của mối quan
hệ trắng-đen cho tới thời kỳ này cũng giúp người nghiên cứu hiểu sâu hơn các nhân
vật và cuộc đời của họ. Ngoài ra, những kiến thức lịch sử - xã hội khác cũng cần thiết
để hiểu một cách sâu sắc những vấn đề được nêu ra trong tác phẩm, ví dụ như vân đề
bạo lực mà biểu hiện cao nhất là bạo lực và khủng hố với đại diện tiêu biểu là Guitar
và nhóm Bảy ngày. Trong Bài ca Solomon tác giả đã lồng vào một cách sáng tạo các
yếu tố thần thoại của văn hóa Ẩu châu,văn hóa Mỹ gốc Phi và văn hóa Mỹ da đỏ, vì
vậy áp dụng cách tiếp cận của phê bình cổ mẫu là cần thiết cho việc nghiên cứu những
tầng nghĩa ngầm trong văn bản. Đưa văn hóa Phi đen và Mỹ gốc Phi vào Bài ca
Solomon là một thành công lớn của Morrison, vì vậy Gần vận dụng kết quả của những
nghiên cứu về văn hóa Phi đen, trước hết là văn học truyền miệng Mỹ gốc Phi, để tiếp
19



cận tác phẩm.
Đối với tác phẩm Mắt biếc những khái niệm "Cái nhìn" của Sartre và'"cái tôi
lưỡng phân" (double-consciousness) của Du Bois là những khái niệm cốt lõi để phân
tích hiện tượng tâm lý tự-khinh-ghét-dòng-giống-mình của những nhiều Mỹ da đen và
lai đen. Ngoài ra phê bình cổ mẫu cũng giúp người đọc phát hiện những tầng nghĩa có
liên quan tới việc tác giả đưa các yếu tố thần thoại vào tác phẩm. Việc tìm hiểu lịch sử
và các vấn đề xã hội của nước Mỹ trong đó có lịch sử Mỹ gốc Phi vào thập kỷ 40 giúp
người đọc hiểu một cách sâu sắc quá trình thay đổi tính cách ở các nhân vật của Mắt
biếc đặc biệt là Pauline, Cholly, Claudia, Pecola.

5.Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu các tiểu thuyết của Toni Morrison có những mục đích cụ thể
như sau:
- Nhận rõ những đóng góp mới có giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật, giá trị giáo
dục cao của của Morrison, nữ văn sĩ da đen đầu tiên được trao tặng giải Nobel văn
chương.
- Thử nghiệm việc áp dụng những phương pháp phê bình văn học phương Tây
hiện đại để phân tích những tiểu thuyết vốn được giới nghiên cứu ở Mỹ nhận xét là
tuyệt tác được viết bằng bút pháp hiện đại. Việc áp dụng các trường phái phê bình văn
học phương Tây hiện đại trong nghiên cứu văn học, đặc biệt là văn học phương Tây
hiện đại, là một vấn đề mà theo chúng tôi rất cần được thực hiện.
- Hỗ trợ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và dịch thuật các tác phẩm lớn của văn
học Mỹ, đặc biệt là văn học Mỹ đa văn hóa - một mảng mà từ trước tới nay chưa được
giới thiệu rộng rãi ở Việt Nam.
- Giới thiệu Toni Morrison với độc giả Việt Nam. Với cách nhìn của một nhà
nghệ sĩ lớn về những vấn đề của xã hội phương Tây hiện đại Morrison có khả năng
giúp người đọc của thế giới thứ ba có được cái nhìn nghiên khắc và tỉnh táo hơn đối
với tư tưởng nô lệ, tự ti dân tộc, sùng bái phương Tây ở trong chính con người họ.


20


6.Bố cục luận văn
Luận văn của chúng tôi chia làm ba phần lớn: phần mở đầu, phần nội dung chính
(gồm ba chương) và phần kết luận.
Phần mở đầu có bảy mục. Trong mục Lý do chọn đề tài chúng tôi giới thiệu
khái quát về sự xuất hiện và phát triển của văn học Mỹ đa văn hóa và những đóng góp
quan trọng về nội dung tư tưởng lẫn giá trị nghệ thuật của mảng văn học này đối với
văn học Mỹ nói riêng và văn học thế giới nói chúng. Trên cái nền chung đó chúng tôi
giới thiệu sơ lược cuộc đời và sự nghiệp của Toni Moưison, đỉnh cao của dòng văn
học Mỹ gốc Phi để khẳng định việc nghiên cứu Morrison ở Việt Nam hiện nay là rất
cần thiết xét từ góc độ lợi ích của việc phát triển công tác nghiên cứu văn học, giảng
dạy văn học, và giáo dục thẩm mỹ ở trong môi trường học đường cũng như ngoài xã
hội. Trong phần Đối tượng và phạm vi nghiên cứu chúng tôi xác định ba trong bảy
tiểu thuyết của Morrison làm đối tượng nghiên cứu của đề tài Con đường từ nô lệ đến
tự do của người Mỹ da đen trong nghệ thuật tiểu thuyết Toni Morrison. Trong phần
Lịch sử vấn đề chúng tôi tập trung chủ yếu vào những công trình nghiên cứu ở Mỹ có
ít nhiều liên quan tới nghiên cứu của chúng tôi. Trong phần Phương pháp nghiên cứu
chúng tôi dự định kết hợp phương pháp nghiên cứu phê bình truyền thống của Việt
Nam với các phương pháp nghiên cứu phê bình có giá trị khoa học trên thế giới. Phần
Mục đích của đề tài nhấn mạnh mục đích tìm hiểu giá trị tư tưởng nghệ thuật của
sáng tác của Morrison, mở đường cho nghiên cứu các nhà văn da màu, hỗ trợ công
việc dịch thuật, đưa phần văn học Mỹ đa văn hóa vào chương trình giảng dạy văn học
Mỹ ở bậc đại học và trung học, và giới thiệu Toni Morrison với bạn đọc Việt Nam.
Phần chính của luận văn gồm ba chương. Chương một Chặng đường đầu tiên:
cuộc hồi sinh và sự thức tỉnh của cái tôi gồm ba mục Cuộc hành trình của Sethe qua
địa ngục và luyện ngục, Pauỉ D và cuộc hành trình Odysseus, Tôn giáo nhân bản của
Baby Suggs. Trong mục thứ nhất chúng tôi cố gắng lý giải nghệ thuật tiểu thuyết của

Morrison đã thể hiện như thế nào cuộc vật lộn của những người nô lệ da đen, tiêu biểu
là Sethe, với những ám ảnh của quá khứ nô lệ mà họ cố gạt ra ngoài ký ức. Họ đã trả
giá đắt để hiểu ra rằng họ phải tiếp nhận quá khứ đó vào cuộc sống hiện tại của mình
như một di sản, một hành trang cần thiết trên con đường tìm tới ánh sáng của tự do.
21


Trong mục thứ hai chúng tôi tập trung vào cuộc hành trình của Paul D, người nô lệ
da đen đã được tự do về mặt pháp lý nhưng đang lạc hướng trong cuộc kiếm tìm tự do
với ý nghĩa trọn vẹn của nó. Trong phần thứ ba Tôn giáo nhân bản của Baby Suggs
chúng tôi phân tích việc Morrison đã thể hiện quan điểm của bà về vấn đề tôn giáo
như thế nào thông qua nghệ thuật xây dựng nhân vật Baby Suggs, một kiểu nhân vật
mang đầy chất huyền thoại rất độc đáo mà chúng ta có thể gặp ở một vài tác phẩm
khác của bà.
Chương hai Cái nhìn trắng và diện mục đen tập trung vào một chủ đề lớn của
tiểu thuyết Morrison: bản sắc chủng tộc (race identity), bản sắc Mỹ da đen (black
identity). Đây cũng là vấn đề lớn mà nạn nhân của áp bức chủng tộc phải đương đầu
trên con đường vươn tới tự do và bình đẳng xã hội của họ. Chương này có ba mục
Những tù nhân của 'Cáinhìn', Những kẻ nằm ngoài "trường lực" của "Cái nhìn" và
Giấc mơ Mỹ trắng của những người Mỹ da khống trắng. Trong phần thứ nhất chúng
tôi tập trung vào chủ đề sức hủy hoại tâm hồn và tính cách con người của mặc cảm tự
ti và căn bệnh tự-khinh-ghét-dòng-giống-mình ở một bộ phận người Mỹ da đen. Phần
Những kẻ nằm ngoài "trường lực" của "Cái nhìn" phân tích tư tưởng và nghệ thuật
của Morrison thể hiện qua nhóm nhân vật Claudia và ba cô kỹ nữ bà xây dựng như
một đối cực với những nhân vật nằm trong trường lực của "Cái nhìn", mà Pecola là
điển hình. Phần ba Giấc mơ Mỹ trắng của những người Mỹ da không trắng phân tích
triệu chứng và căn nguyên của một "phiên bản" khác của căn bệnh tự-khinh-ghétdòng-giống-mình với ba nhân vật điển hình cho kiểu tâm lý này là Geraldine, Macon
Dead, Soaphead Church.
Chương ba Cuộc hành hương tới cội nguồn của Milkman tập trung vào một chủ
đề quan trọng khác của tiểu thuyết Toni Morrison: quá khứ, truyền thống, và di sản

văn hóa của cha ông. Chương này gồm hai mục: Hành trang của Milkman Dead và
Lội ngược dòng: cuộc hành trình từ Bắc xuống Nam của Milkman. Mục thứ nhất của
chương này tập trung vào bối cảnh lịch sử- xã hội chuẩn bị cho cuộc hành hương của
Milkman Dead. Còn phần thứ hai giải mã những thông điệp mà nhà văn muôn gửi
tới người đọc thông qua một loạt các chi tiết mang ý nghĩa tượng trưng đa tầng và
nhất là qua hình tượng bay và hình tượng cuộc "lội ngược dòng" của Milkman. Đây là
22


một cuộc hành trình bao hàm nhiều ý nghĩa; đó có thể là cuộc dấn thân của người anh
hùng (requesting hero - Xin xem thêm [14]) đi tìm đường cứu cộng đồng mà cũng có
thể là một cuộc hành hương về miền đất thiêng của cha ông, về với cội nguồn tâm linh
của cộng đồng, mặc dầu lúc khởi đầu nó chỉ đơn thuần là cuộc săn vàng của Milkman
Dead.
Trong phần kết luận chúng tôi tổng kết lại những vấn đề đã nêu ra trong luận
văn và đưa ra những đề xuất cho phần tiếp theo của công trình nghiên cứu.

7.Những đóng góp mới của luận văn
Toni Morrison là một trong những nhà văn đương đại Mỹ được nghiên cứu
nhiều nhất hiện nay, kể cả ở trong và ngoài nước Mỹ. Với "một giọng nói ấm như
tiếng kèn Trôm-pét, đầy như tiếng Công-trơ-bát, day dứt như tiếng kèn xắc-xô" [82]
Morrison đã buộc người đọc và cùng người đọc trăn trở trước câu hỏi được đặt ra về
con đường tới tự do và bình đẳng của những cá nhân, những cộng đồng, trong đó có
Việt Nam, đang có nguy cơ bị đặt ra ngoài lề của xã hội hiện đại trong bối cảnh toàn
cầu hóa đang diễn ra với tốc độ chóng mặt. Đặt vấn đề tự do và nô lệ trong bối cảnh
của xã hội hiện đại, Morrison đã chạm đến nhiều câu hỏi vừa mang tính thời sự, tính
thời đại, vừa mang tính nhân văn. Tuy nhiên cho tới nay chưa có cổng trình nghiên
cứu dài hơi nhằm làm sáng tỏ một cách toàn diện vân đề Morrison đã tiếp cận vấn đề
nô lệ và tự do như thế nào trong sáng tác của bà. Vì vậy công trình này là một đóng
góp nhỏ với hy vọng mở ra một hướng mới trong nghiên cứu văn học Mỹ ở Việt Nam

- nghiên cứu các nhà văn Mỹ da mầu (hay còn gọi là các nhà văn đa văn hóa) - mà
chúng tôi dự định sẽ tiếp tục theo đuổi trong thời gian tới.
Tư tưởng tiến bộ, tầm nhìn thấu thị và tinh thần đấu tranh chống áp bức chủng
tộc, áp bức giai cấp, áp bức phụ nữ của Morrison cùng những đột phá về thi pháp tiểu
thuyết của bà là những lý do khiến sáng tác của bà thu hút được sự quan tâm của một
số lượng lớn người đọc và người nghiên cứu trên thế giới. Vì vậy việc nghiên cứu,
đưa vào giảng dạy các tác phẩm của Morrison và giới thiệu rộng rãi các tiểu thuyết
của bà với các độc giả Việt nam là một việc làm có nhiều ý nghĩa. Những gì được thể
hiện trong luận văn này là kết quả của gần bốn năm làm việc với bảy cuốn tiểu thuyết
của Morrison mà trọng tâm là ba cuốn được chọn làm đối tượng nghiên cứu cho giai
23


đoạn này. Có thể nói đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về Morrison
và chúng tôi hy vọng rằng nó sẽ là một bước đột phá mở đầu cho việc nghiên cứu,
giảng dạy và giới thiệu các tác phẩm của Morrison với độc giả Việt Nam.
Người xưa có câu: "Việc đầu tay hay hỏng". Công trình nghiên cứu của chúng
tôi chắc chắn không thể tránh khỏi hạn chế và sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý
của các thầy và các bạn đồng nghiệp.

24


×