Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

thiết kế blog hỗ trợ dạy học hóa học 8 trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.02 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thanh Tâm

THIẾT KẾ BLOG
HỖ TRỢ DẠY HỌC HÓA HỌC 8
TRUNG HỌC CƠ SỞ

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thanh Tâm

THIẾT KẾ BLOG
HỖ TRỢ DẠY HỌC HÓA HỌC 8
TRUNG HỌC CƠ SỞ
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Hóa học
Mã số: 601410

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ NGỌC HOA

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011




LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thị Ngọc Hoa,
mặc dù rất bận rộn nhưng cô vẫn dành nhiều thời gian hướng dẫn tận tình, theo
dõi sát sao với tinh thần trách nhiệm cùng lòng thương mến trong suốt quá trình
tôi thực hiện luận văn này.
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Trịnh Văn
Biều, thầy đã dành cho tôi những lời khuyên quy báu, những lời động viên chân
tình khi tôi gặp khó khăn trong suốt quá trình làm luận văn.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô, đồng nghiệp và các em học sinh tại các trường
thực nghiệm đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực nghiệm sư phạm.
Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến sự quan tâm và ủng hộ của gia
đình, bạn bè, đó là nguồn cổ vũ tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành tốt
luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh 2011.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. 3
MỤC LỤC ................................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... 7
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................... 8
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................... 9
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 2
3. Nhiệm vụ của đề tài ................................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 2

5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .......................................................................... 3
6. PP nghiên cứu ............................................................................................................ 3
7. Những đóng góp của đề tài........................................................................................ 3
8. Giả thuyết khoa học ................................................................................................... 4

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............ 5
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu............................................................................ 5
1.2. Đổi mới PPDH ....................................................................................................... 6
1.2.1. Những xu hướng đổi mới PPDH ...............................................................................6
1.2.2. CNTT góp phần đổi mới PPDH.................................................................................7

1.3. Tâm lý HS THCS đối với đổi mới PPDH có ứng dụng CNTT [24], [72] ............. 8
1.4. DH tích cực........................................................................................................... 10
1.4.1. Một số quan niệm mới về DH tích cực ....................................................................10


1.4.2. Một số PPDH phát huy tính tích cực, tự lực của HS ...............................................11

1.5. Blog DH – một phương tiện hỗ trợ đổi mới PPDH ............................................. 15
1.5.1. Khái niệm blog .........................................................................................................15
1.5.2. Ưu điểm và hạn chế của blog DH [39] ....................................................................15
1.5.3. Mục đích xây dựng blog DH ...................................................................................17
1.5.4. Xây dựng blog trên vn.360plus.yahoo.com .............................................................17
1.5.5. Những công cụ hỗ trợ xây dựng blog DH ...............................................................20

1.6. Tình hình sử dụng CNTT và blog trong DH HH 8 ở các trường THCS ............. 27
1.6.1. Kết quả thăm dò ý kiến của GV ...............................................................................27
1.6.2. Kết quả thăm dò ý kiến của HS ...............................................................................29

Chương 2 : THIẾT KẾ BLOG HỖ TRỢ DẠY HỌC HÓA HỌC 8 ... 32

2.1. Phân tích chương trình HH 8 – Vị trí của chương 1 và chương 4 trong chương
trình .............................................................................................................................. 32
2.1.1. Cấu trúc chương trình HH 8 [7] ...............................................................................32
2.1.2. Vị trí của chương 1 và chương 4 trong chương trình Hóa 8 [15] ............................33

2.2. Mục tiêu, nội dung và PPDH chương 1 và chương 4 HH 8................................. 34
2.2.1. Chương 1 “Chất – Nguyên tử - Phân tử” .................................................................34
2.2.2. Chương 4 “Oxi – Không khí” ..................................................................................38

2.3. Thiết kế blog HH 8 THCS.................................................................................... 40
2.3.1. Định hướng thiết kế .................................................................................................40
2.3.2. Quy trình thiết kế .....................................................................................................42
2.3.3. Giới thiệu blog HH 8 ...............................................................................................48
2.3.4. Tổ chức DH với sự hỗ trợ của blog HH 8................................................................60

Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................. 76
3.1. Mục đích TNSP .................................................................................................... 76


3.2. Nhiệm vụ TNSP ................................................................................................... 76
3.3. Đối tượng TNSP ................................................................................................... 76
3.4. Tiến hành TNSP ................................................................................................... 78
3.4.1. Chuẩn bị ...................................................................................................................78
3.4.2. Tiến hành hoạt động giảng dạy trên lớp ..................................................................78
3.4.3. PP xử lí kết quả TNSP .............................................................................................79

3.5.

Kết quả TNSP ................................................................................................... 80


3.5.1.

Nhận xét kết quả quá trình học tập của lớp TN ...................................................80

3.5.2. Kết quả thăm dò ý kiến của GV về blog HH 8 ........................................................82
3.5.3. Kết quả thăm dò ý kiến của HS về blog HH 8 .........................................................88
3.5.4. Kết quả các bài kiểm tra...........................................................................................94
3.5.5. Những ý kiến đánh giá blog từ xã hội và các phương tiện truyền thông ...............101

KẾT LUẬN ............................................................................................. 108
1. Những kết quả thu được từ đề tài nghiên cứu ....................................................... 108
2. Kiến nghị và đề xuất .............................................................................................. 112
3. Hướng phát triển của đề tài ................................................................................... 112

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 113
PHỤ LỤC .................................................................................................... 1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNTT

:

công nghệ thông tin

CTHH

:


công thức hóa học

DH

:

dạy học

ĐC

:

đối chứng

GV

:

giáo viên

HS

:

học sinh

HH

:


hóa học

KHHH

:

ký hiệu hóa học

MVT

:

máy vi tính

PHT

:

phiếu học tập

PP

:

phương pháp

PPDH

:


phương pháp dạy học

SGK

:

sách giáo khoa

THCS

:

trung học cơ sở

THPT

:

trung học phổ thông

TN

:

thực nghiệm

TNSP

:


thực nghiệm sư phạm

TP.HCM

:

thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Sơ đồ hình thành một số khái niệm cơ bản nhất về HH trong chương trình
Hóa 8................................................................................................................... 37
Bảng 3.1. Các lớp TN và ĐC ............................................................................. 84
Bảng 3.2. Danh sách GV tham gia nhận xét ...................................................... 90
Bảng 3.3. Thống kê số lượng GV trả lời câu 1 và câu 2 .................................... 91
Bảng 3.4. Thống kê đánh giá của GV về blog HH 8 ......................................... 93
Bảng 3.5. Thống kê số lượng phiếu thăm dò ý kiến của HS.............................. 96
Bảng 3.6. Thống kê số lượng HS trả lời câu 1 ................................................... 96
Bảng 3.7. Thống kê số lượng HS trả lời câu 2 ................................................... 97
Bảng 3.8. Tổng hợp đánh giá của HS tham gia thực nghiệm về blog HH 8...... 98
Bảng 3.9. Bảng điểm kiểm tra 15 phút (Trường Lê Lai) ................................. 103
Bảng 3.10. Bảng điểm kiểm tra 15 phút (Trường LSTS) ................................ 103
Bảng 3.11. Bảng điểm kiểm tra 1 tiết (Trường Lê Lai) ................................... 104
Bảng 3.12. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 1 tiết
(Trường Lê Lai) ................................................................................................ 104
Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra 1 tiết (Trường Lê Lai) ...... 105
Bảng 3.14. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra 1 tiết (Trường Lê Lai)
.......................................................................................................................... 106
Bảng 3.15. Bảng điểm kiểm tra 1 tiết (Trường LSTS) .................................... 107

Bảng 3.16. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 1 tiết
(Trường LSTS) ................................................................................................. 107
Bảng 3.17. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra 1 tiết (Trường LSTS) ....... 108
Bảng 3.18. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra 1 tiết (Trường LSTS)
.......................................................................................................................... 109


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 1.1. Mô hình DH tương tác ....................................................................... 11
Hình 1.2. Màn hình đăng ký ............................................................................... 20
Hình 1.3. Giao diện đăng ký tài khoản blog phần câu hỏi bảo mật ................... 20
Hình 1.4. Giao diện đăng ký tài khoản blog phần nhập chuỗi mã bảo mật ....... 21
Hình 1.5. Giao diện trang chủ yêu cầu tạo blog ................................................. 21
Hình 1.6. Giao diện trang Tạo blog .................................................................... 22
Hình 1.7. Giao diện trang thông báo tạo blog thành công ................................. 22
Hình 1.8. Giao diện trang blog đã tạo xong (chưa trang trí) .............................. 22
Hình 1.9. Giao diện phần mềm Adobe Photoshop CS3 ..................................... 23
Hình 1.10. Giao diện phần mềm Microsoft Word 2007 .................................... 24
Hình 1.11. Giao diện phần mềm Macromedia Dreamweaver CS3 .................... 24
Hình 1.12. Giao diện phần mềm Camtasia Studio ............................................. 25
Hình 1.13. Giao diện phần mềm SnagIt 8.0 ....................................................... 25
Hình 1.14. Giao diện phần mềm Hot Potatoes .................................................. 26
Hình 1.15. Giao diện phần mềm Mathtype 6.6 .................................................. 27
Hình 1.16. Giao diện phần mềm Adobe Flash CS3 ........................................... 28
Hình 2.1. Giao diện menu ngang của blog ......................................................... 46
Hình 2.2. Giao diện trang chủ blog Yahoo! 360plus ......................................... 48
Hình 2.3. Giao diện trang chủ blog HH 8 .......................................................... 49
Hình 2.4. Giao diện Chọn themes cho blog khi chọn chế độ tự chỉnh sửa ........ 49

Hình 2.5. Giao diện Tự tạo themes phần chèn code css .................................... 50


Hình 2.6. Giao diện trang Viết blog ................................................................... 51
Hình 2.7. Cấu trúc blog HH 8 ............................................................................ 53
Hình 2.8. Giao diện trang Bài giảng................................................................... 54
Hình 2.9. Giao diện trang Danh sách bài viết thuộc Bài giảng .......................... 55
Hình 2.10. Giao diện trang Bài 4 Nguyên tử ..................................................... 57
Hình 2.11. Giao diện trang Danh sách thuộc Bài tập tự luận............................. 58
Hình 2.12. Giao diện trang Dạng 1 Bài 4 Nguyên tử thuộc Bài tập tự luận ...... 59
Hình 2.13. Giao diện trang Bài tập trắc nghiệm ................................................ 60
Hình 2.14. Giao diện trang Tổng kết chương 1 trên yolasite.com ..................... 60
Hình 2.15. Giao diện trang Thư viện.................................................................. 61
Hình 2.16. Giao diện trang Lớp học ................................................................... 62
Hình 2.17. Giao diện trang Thư giãn.................................................................. 63
Hình 2.18. Một số trao đổi giữa GV – HS trên blog và yahoo chat................... 64
Hình 2.19. Sơ đồ mô tả các hoạt động học tập có sự hỗ trợ của blog HH 8 ...... 67
Hình 2.20. Sơ đồ hướng dẫn HS tự học với sự hỗ trợ của blog HH 8 ............... 68
Hình 3.1. Hình ảnh các lớp thực nghiệm ........................................................... 89
Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 1 tiết (Trường Lê Lai)............... 105
Hình 3.3. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra 1 tiết (Trường Lê Lai) .............. 106
Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 1 tiết (Trường LSTS) ................ 108
Hình 3.5. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra 1 tiết (Trường LSTS) ............... 108
Hình 3.6. Thống kê số lượng truy cập blog tính vào ngày 27/06/2011 ........... 114


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo
trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của CNTT.

CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá
trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Đặc biệt, các phương tiện DH
hiện đại có ứng dụng CNTT và sự phát triển của internet với những ưu thế vượt trội
đã tạo ra hiệu quả tích cực cho quá trình dạy và học. Sự đổi mới này đòi hỏi phải diễn
ra đồng bộ, sâu sắc trên nhiều phương diện như mục tiêu, chương trình, SGK, PPDH
và phương tiện DH. Trong đó, đổi mới PPDH là vấn đề quan trọng thể hiện rõ trong
Quyết định số 16/2006 của Bộ Giáo dục & Đào tạo: “Đổi mới PP giáo dục – đào tạo,
khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của HS. Từng bước
áp dụng các PP tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình DH, đảm bảo điều kiện
và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS…”.
Với những yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục như hiện nay, GV giảng dạy
môn HH cần có những phần mềm tiện ích hỗ trợ tạo điều kiện suy nghĩ, tìm nhiều
biện pháp giáo dục mang tính tích cực hơn. Bên cạnh đó, HS trong quá trình học tập
môn HH cũng cần có một nguồn dữ liệu để tìm kiếm thông tin cần thiết và phù hợp,
tự học và tự kiểm tra kiến thức của mình. Chúng tôi thấy blog là một trong các công
cụ hữu hiệu, thuận tiện và đáp ứng các yêu cầu trên. Ngoài ra, việc thiết kế blog hỗ
trợ DH HH 8 của chúng tôi còn xuất phát từ thực tế sau:
- Dạy HH 8 tiếp xúc với những khái niệm trừu tượng, nguồn thông tin HH rất
phong phú, GV và HS có thể truy xuất thông qua các công cụ tìm kiếm trên mạng.
Nhưng việc sàng lọc thông tin khổng lồ để tìm ra nguồn thông tin phù hợp là rất khó,
thậm chí có thể gặp những thông tin, hình ảnh thô tục đối với các em. Vì vậy, cần
phải có một nội dung bám sát chương trình và SGK phổ thông để hỗ trợ cho quá trình
DH của nhà trường.


- Mặc dù có rất nhiều website, blog về HH nhưng chủ yếu là các website, blog
về tư liệu dành cho GV hoặc kiến thức HH THPT. Điều này không phù hợp với trình
độ tin học cũng như kiến thức HH của HS THCS.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thiết kế blog hỗ trợ dạy học Hóa
học 8 Trung học cơ sở” với hi vọng tìm thêm những PPDH phù hợp với sự phát triển

CNTT giúp phát huy tính tích cực, tự lực của HS.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm cung cấp cho GV và HS những tài liệu DH sinh động góp phần
hiện đại hóa PPDH giúp cho HS có điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu.
Đồng thời, đề tài còn tạo ra cơ hội giao lưu giữa thầy và trò, tăng cường cơ hội tương
tác của GV – HS và với tài liệu học tập trực tuyến nhằm đạt được mục đích dạy và
học.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu vai trò của CNTT, của blog DH trong những xu hướng đổi mới
PPDH.
- Khảo sát tình hình sử dụng CNTT trong DH HH 8 ở một số trường THCS.
- Tìm hiểu các tính năng weblog và cách thiết kế blog.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc sử dụng CNTT, blog trong việc hỗ trợ quá
trình DH tích cực.
- Xây dựng tiến trình giảng dạy HH 8 phối hợp với blog giúp HS học tập tích
cực và thể hiện tính tương tác giữa GV và HS.
- TNSP ở trường THCS nhằm xác định mức độ phù hợp, tính khả thi, hiệu quả
sư phạm của quá trình DH có sự hỗ trợ của blog.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong chương trình HH 8, chúng tôi chọn nghiên cứu 2 chương:
- Chương 1 “Chất – Nguyên tử - Phân tử” là cơ sở lý thuyết giúp cho việc nghiên
cứu các vấn đề cụ thể của chương trình, đồng thời đây là chương có nhiều khái niệm
trừu tượng.


- Chương 4 “Oxi – Không khí” là chương đầu tiên nghiên cứu về chất cụ thể.
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Khách thể: Quá trình dạy và học HH 8.
- Đối tượng:
o Việc thiết kế blog hỗ trợ DH HH 8.

o Hoạt động dạy và học của GV và HS khi sử dụng blog nhằm phát huy
tích cực, tự lực của HS.
6. PP nghiên cứu
a. Nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về xu hướng đổi mới trong giáo dục.
- Nghiên cứu các cơ sở lý luận DH HH và các PPDH tích cực ở trường THCS.
- Nghiên cứu chương trình, nội dung HH 8.
- Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn thiết kế blog.
b. Nghiên cứu thực tiễn
- Thực trạng sử dụng CNTT trong DH môn HH 8 ở một số trường THCS
TP.HCM.
- Điều tra, trao đổi trực tiếp với GV và HS ở trường THCS trước và sau TN làm
cơ sở xây dựng blog, sử dụng blog để hỗ trợ DH HH 8.
- Thiết kế blog HH 8 và đề xuất PP sử dụng để hỗ trợ quá trình DH.
- Tiến hành TNSP ở một số trường THCS để kiểm tra giả thuyết khoa học.
c. Sử dụng PP thống kê toán học để trình bày kết quả TNSP.
7. Những đóng góp của đề tài
Biến blog – một dạng nhật ký trực tuyến thành một công cụ DH, góp phần đổi
mới hình thức tổ chức, PPDH nhằm nâng cao chất lượng DH.
Blog HH 8 được thiết kế hỗ trợ tốt cho quá trình dạy của GV và quá trình tự
học của HS.


* Đối với GV: Làm nguồn tư liệu cần thiết trong giảng dạy, tự nghiên cứu, giúp
GV thay đổi PPDH.
* Đối với HS: là tài liệu sinh động, màu sắc hấp dẫn, kích thích hứng thú học
tập, hỗ trợ tốt cho tự học và trao đổi tâm tình với GV.
* Sử dụng blog để DH trực tuyến trên mạng, trao đổi với HS ở xa, nhận được
và giải đáp nhiều ý kiến.

8. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được blog HH 8 và sử dụng blog một cách hợp lý sẽ góp phần
hiện đại hóa PPDH, tạo được mối quan hệ gần gũi giữa thầy và trò, phát huy tính tích
cực, tự lực của HS và nâng cao chất lượng dạy – học.


Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Blog là chữ viết tắt của weblog, một dạng website cá nhân. Mọi người dễ dàng
truy cập vào đó để thảo luận bất cứ vấn đề gì. Từ năm 2006, blog bắt đầu phát triển và
hiện nay với tốc độ như “cơn lốc”. Tại Việt Nam, cộng đồng người sử dụng blog phát
triển cấp số nhân. Có nhiều dịch vụ cung cấp blog như: My Opera, Wordpress,
Yahoo! 360plus; Facebook…Theo thống kê trang web internetworldstats.com, được
ưa chuộng nhất là Yahoo! 360plus (53%); kế đến là Facebook (31%).
Ở một số nước phát triển, việc đưa blog vào DH tương tác rất phổ biến, nhưng
ở Việt Nam, blog chỉ sử dụng như một nhật ký chia sẻ, thú vui, nhu cầu giải trí. Có
thể kể một số web và blog về HH như sau:
- website về Hóa 10, giới hạn ở 2 chương: nhóm
halogen và nhóm oxi, lưu huỳnh của cô Lê Thị Thu Hà, GV trường THPT Võ Thị Sáu,
TP.HCM.
- blog về Hóa 10, giới hạn ở hai chương: nhóm
halogen và nhóm oxi của cô Phan Vinh – GV trường THPT Nguyễn Huệ - TP Vũng
Tàu.
- website về hóa THPT (chủ yếu là
những bài tập ở dạng download) của cô Khiếu Chi, GV trường THPT Ngô Quyền,
Hải Phòng.
- blog về những kiến thức HH
liên quan đến đời sống, thông tin HH thú vị của cô Nguyễn Thị Minh Thanh, GV
trường THPT Võ Thị Sáu, TP.HCM.
-


Một

số

trang

blog

HH

trên

violet: ; ... đều là nơi lưu trữ bài giảng
powerpoint, giáo án, hình ảnh phù hợp với GV hơn là HS.
Và như vậy, blog DH dành cho HS học Hóa THCS chưa có. Chúng tôi chọn đề
tài “Thiết kế blog hỗ trợ dạy học Hóa học 8 Trung học cơ sở” nhằm sử dụng blog
trong DH để phát huy khả năng hoạt động tích cực của HS, đặc biệt là tăng cường


tương tác giữa thầy và trò không chỉ ở khía cạnh môn học mà còn chia sẻ, tư vấn (đối
tượng HS THCS thường có tâm lý biến động), tạo không gian học tập lành mạnh và
chống lại những web “đen” độc hại.
1.2. Đổi mới PPDH
1.2.1. Những xu hướng đổi mới PPDH

Theo PGS.TS. Trịnh Văn Biều [3, tr.5-6], một số xu hướng đổi mới PPDH nói
chung là:
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển
trọng tâm hoạt động từ GV sang HS. Chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang tìm

tòi khám phá .
- Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời.
Không chỉ dạy kiến thức mà còn dạy cách học, trang bị cho HS PP học tập, PP tự học
để thực hiện phương châm học suốt đời .
- Tăng cường rèn luyện năng lực tư duy, khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc
sống thực tế. Chuyển từ lối học nặng về tiêu hóa kiến thức sang lối học coi trọng việc
vận dụng kiến thức.
- Cá thể hóa việc DH.
- Tăng cường sử dụng thông tin trên mạng, sử dụng tối ưu các phương tiện DH
đặc biệt là tin học và CNTT vào DH.
- Từng bước đổi mới việc kiểm tra đánh giá, giảm việc kiểm tra trí nhớ đơn
thuần, khuyến khích việc kiểm tra khả năng suy luận, vận dụng kiến thức, sử dụng
nhiều loại hình kiểm tra thích hợp.
- Gắn DH với nghiên cứu khoa học ở mức độ ngày càng cao (theo sự phát triển
của HS, theo cấp học, bậc học).
Trong 7 xu hướng đổi mới trên thì việc phát huy tính tích cực, khả năng tự học
của HS và ứng dụng CNTT (mạng internet) trong DH đang là những xu hướng đổi
mới quan trọng về PP dạy và học.


1.2.2. CNTT góp phần đổi mới PPDH

 Dạy và học theo quan điểm CNTT [8]
Theo quan điểm CNTT [8, tr.43-44], để đổi mới PPDH, chúng ta cần tìm
những “PP làm tăng giá trị lượng tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và
hiệu quả hơn”.
Với sự xuất hiện mạng internet – thành tựu quan trọng nhất của CNTT thì việc
tạo ra, phổ biến, lưu trữ và quản lý, trao đổi thông tin rất dễ dàng. Vì thế, vấn đề đặc
biệt quan tâm trong những năm gần đây là làm thế nào khai thác một cách hiệu quả
nhất máy tính và internet nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp độ, hình thức

đào tạo. Quá trình ấy đã hình thành mô hình “tri thức” là mô hình giáo dục hiện đại
nhất hiện nay với những ưu điểm vượt trội:
- Thời gian không ràng buộc: xuất hiện khả năng giáo dục không đồng bộ.
- Không gian không bó buộc: xuất hiện khả năng người học tham gia học tập
mà không cần đến trường.
- Giá thành toàn bộ của giáo dục giảm nhiều vì xuất hiện các lớp ảo có quy mô
lớn mà không cần trường lớp kiểu thông thường.
- Sự chuyển giao tri thức không còn chiếm vị trí hàng đầu của giáo dục nữa:
người học phải học cách truy tìm thông tin họ cần, đánh giá và xử lý thông tin để biến
thành tri thức giao tiếp.
- Mối quan hệ giữa người dạy và người học theo chiều từ trên xuống (thầy
truyền thụ, trò ghi nhớ) sẽ được thay thế bởi quan hệ theo chiều ngang: người dạy trở
thành người thúc đẩy, chuyên gia hướng dẫn hay đồng nghiệp, người học phải thực sự
chủ động và thích nghi.
- Thị trường giáo dục sẽ được toàn cầu hóa.

 Vai trò của CNTT trong giảng dạy HH
HH là môn khoa học nghiên cứu về cấu tạo và sự biến đổi của các chất, từ đó
HS nhận thức sâu sắc đời sống của tự nhiên, các qui luật phát triển của nó: luôn luôn
biến đổi và chuyển hóa. Vì vậy, để có thể đạt hiệu quả cao trong giảng dạy môn HH ở
trường phổ thông, GV phải luôn tìm cách đưa kiến thức đến HS một cách trực quan,
sinh động nhất nhằm phát huy tính tích cực và kích thích hứng thú của HS.


Tuy nhiên, không phải trường nào cũng có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị
nghiên cứu cũng như đầy đủ thời gian để cung cấp, mở rộng những kiến thức lịch sử,
kiến thức thực tế liên quan đến HH. Chính CNTT đã giúp người dạy giải quyết những
khó khăn trên khi vô số phần mềm mô phỏng thí nghiệm, video, hình ảnh HH góp
phần tạo nên sự sinh động hơn cho bài học. Một tính năng quan trọng khác đó là việc
kết nối internet, những trang web (blog) DH không những giúp GV thiết kế bài giảng

sinh động, đầy màu sắc, hình ảnh mà hơn hết là giúp HS học mọi lúc, mọi nơi, tương
tác trực tiếp với kiến thức, với GV, với bạn học, điều mà PPDH truyền thống không
có được.
1.3. Tâm lý HS THCS đối với đổi mới PPDH có ứng dụng CNTT [24], [72]
Tuổi vị thành niên (11 – 15 tuổi) là thời kỳ phát triển đặc biệt, là sự lớn lên và
trưởng thành của trẻ để “lột xác” thành người lớn. Đặc biệt, khi tiếp cận với PPDH có
ứng dụng CNTT, các yếu tố tâm lý của HS đã có những tác động thuận lợi cũng như
gây ra những khó khăn cho quá trình dạy và học.

 Thuận lợi
- Tâm lý ưa cái đẹp (phải là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức), thích
cái mới, hình ảnh tươi vui, sinh động là nét đặc trưng ở lứa tuổi này. Chính vì vậy,
việc gây chú ý cho các em qua các bài giảng điện tử có ảnh động, hình ảnh đẹp phục
vụ cho môn học luôn khiến các em hào hứng, thích thú theo dõi bài học.
- Tâm lý thích mới lạ, thích khám phá thế giới là yếu tố thúc đẩy HS chịu khó
tìm tòi, học hỏi từ mọi nguồn, nhất là internet.
- Tâm lý ưa mạo hiểm, thích vượt khó khiến các em thấy thú vị khi bị thử thách
bởi các vấn đề khó trong môn học, qua đó còn nhằm chứng tỏ giá trị của bản thân.
- Ngoài ra, HS ở lứa tuổi này đã bắt đầu say mê lĩnh vực khoa học và nghệ
thuật. Các em đặc biệt hứng thú với các môn học TN, khám phá cái mới trong các
môn hóa, lý. Những hình ảnh, đoạn video về thí nghiệm luôn khiến HS say mê, hứng
thú học tập.


- Tâm lý sợ bị tẩy chay, tụt hậu so với bạn cùng lứa nếu không biết sử dụng
internet cũng đã thúc đẩy HS khả năng học hỏi về cách sử dụng, khai thác internet
phục vụ hiệu quả cho việc học tập.
- Việc thu nhận kiến thức của các em cũng đã vượt ngoài giới hạn nhà trường
khi có thể học qua mạng internet, giao lưu học hỏi từ bạn bè, thầy cô khắp nơi.
Nguyên nhân chủ yếu do tâm lý thích kết bạn, thể hiện sự tự chủ, độc lập, thích tranh

luận ở các em.

 Khó khăn
- Tính tò mò, ham hiểu biết nhiều có thể khiến hứng thú của thiếu niên bị phân
tán và không bền vững. Do đó, khi tìm kiếm thông tin trên mạng với vô số thông tin
nhiễu (game, web đen), HS dễ sa đà, không định hướng; hoặc quan sát bài giảng điện
tử có quá nhiều hình ảnh không phù hợp, màu sắc dễ khiến HS xao lãng, không nắm
được trọng tâm bài học.
- Thái độ tự giác của HS có tăng lên nhưng phải có động cơ thúc đẩy (học vì
mở rộng hiểu biết, học vì bản thân, học vì ba mẹ…) nên tự giác “chưa bền vững”,
nhất là tự học qua mạng đòi hỏi tính tự giác của HS rất cao.
- Tình cảm ở lứa tuổi này sâu sắc nhưng còn bồng bột, sôi nổi, dễ bị kích động
nên trong quá trình tranh luận với bạn bè (trong lớp học, qua mạng) thường thiếu
kiềm chế, dễ gây xung đột.
Tóm lại, GV cần nắm được những yếu tố thuận lợi và khó khăn để xây dựng
PPDH có ứng dụng CNTT phù hợp nhằm kịp thời động viên, hướng dẫn thiếu niên
khắc phục những khó khăn trong học tập và hình thành nhân cách một cách tốt nhất.
Mặt khác, GV cần chú ý tới tài liệu học tập: tài liệu học tập phải súc tích về nội dung
khoa học, phải gắn với cuộc sống của các em, làm cho các em hiểu rõ ý nghĩa của tài
liệu, gây cho HS hứng thú học tập, phải gợi cho HS có nhu cầu tìm hiểu tài liệu đó,
phải giúp đỡ các em biết cách học, có PP học tập phù hợp.


1.4. DH tích cực
1.4.1. Một số quan niệm mới về DH tích cực

 Quan niệm dạy và học theo cách tiếp cận thông tin [40, tr. 94 – 101]
Với tốc độ phát triển thông tin mạnh mẽ như hiện nay thì “Học là quá trình tự
biến đổi mình và làm phong phú mình bằng cách chọn nhập và xử lý thông tin lấy từ
môi trường xung quanh”. Khi đó, người học chủ động tìm kiếm tri thức (từ cuộc sống,

từ các nguồn thông tin truyền thông…), thu thập xử lý thông tin và tự biến đổi mình;
người dạy phải có tác dụng điều chỉnh (tổ chức, chỉ đạo, đánh giá) sự học của trò
nhằm phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, tự lực của trò.

 Quan niệm DH hướng vào người học [41]
Bản chất của DH hướng vào người học là chú trọng đến những phẩm chất,
năng lực riêng của mỗi HS. Họ vừa là chủ thể, vừa là mục đích cuối cùng của quá
trình DH, phấn đấu cá thể hóa quá trình DH để cho các tiềm năng của mỗi cá nhân
được phát huy tối đa.
DH hướng vào người học không làm mờ nhạt vai trò của GV. Chính GV là linh
hồn của giờ học sinh động và sáng tạo góp phần vào sự phát triển của HS. GV là
người hướng dẫn, người cố vấn hơn là chỉ đóng vai trò công cụ truyền đạt kiến thức.

 Quan niệm DH là quá trình tương tác [39], [40], [58]
Tương tác được hiểu là sự tác động qua lại lẫn nhau.
Khi nói về DH tương tác, người ta đưa ra ba tác nhân: người học, người dạy và
môi trường. Việc ứng dụng CNTT trong DH đã tạo ra một môi trường giáo dục mang
tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc – trò chép” như kiểu truyền
thống. HS được khuyến khích và tạo điều kiện để tìm kiếm tri thức, sắp xếp quá trình
tự học tập của bản thân.
Lý thuyết DH tương tác nhấn mạnh đến việc xác định những tài liệu kiến thức
vốn có trong đầu người học và sự tương tác giữa HS với môi trường (các trang blog,
web…) nhằm sửa đổi hoặc mở rộng kiến thức bản thân. (Xem hình 1.1)


GV tạo môi trường và nội dung
học tập phức hợp
HS
(cá nhân – nhóm)


TƯƠNG TÁC

- GV
- Nội dung học tập
- Bạn bè

Môi trường học tập
với các trang blog, web, với tài liệu…
Hình 1.1. Mô hình DH tương tác [58, tr.36]
Trong quá trình khám phá kiến thức:
+ GV: khuyến khích HS đặt câu hỏi, tìm hiểu kiến thức vốn có của HS, tạo
môi trường học tập thuận lợi (cung cấp phương tiện web, blog), tạo cơ hội cho HS
trình bày, đưa ra nguyện vọng tìm hiểu khám phá vấn đề. GV là người cuối cùng
khẳng định lại các kiến thức khoa học cho HS, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, tư
vấn, trợ giúp, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình học tập.
+ HS: lĩnh hội được vấn đề học tập, xây dựng kế hoạch tạo dựng kiến thức cho
mình bằng mối liên hệ với kiến thức đã có; tự thể hiện mình thông qua báo cáo, thảo
luận với bạn bè và GV. HS tự đánh giá sự tiến bộ của mình từ đó có trách nhiệm hơn
với việc học tập. Ngoài ra, thông qua môi trường học tập là blog, web, HS còn có cơ
hội giao lưu, trao đổi học tập với bạn bè khắp mọi miền.
Chính CNTT đã mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới PP và hình thức DH.
Những PPDH theo quan điểm kiến tạo – tương tác, PPDH theo dự án, DH phát hiện
và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện ứng dụng. Các hình thức DH như: DH
đồng loạt, DH theo nhóm, DH cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường
CNTT và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính, với internet,
DH theo hình thức lớp học qua mạng, lớp học qua cầu truyền hình.
1.4.2. Một số PPDH phát huy tính tích cực, tự lực của HS

1.4.2.1. Tính tích cực, tự lực của HS [41]


 Khái niệm: Tính tích cực học tập – thực chất là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở
khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và nghị lực trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.


Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan với động cơ học tập. Động
cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là 2 yếu
tố tạo nên tính tích cực.

 Những biểu hiện của tính tích cực trong học tập: Chú ý, hăng hái tham gia vào mọi
hoạt động học tập; hoàn thành nhiệm vụ được giao; ghi nhớ tốt, hiểu bài học; có thể
trình bày lại nội dung bài học bằng ngôn ngữ riêng cũng như vận dụng được những
kiến thức vào thực tiễn; tốc độ học tập nhanh; có hứng thú, quyết tâm, ý chí vượt qua
khó khăn và có sáng tạo trong học tập.
1.4.2.2. Một số PPDH phát huy tính tích cực, tự lực của HS
Như chúng ta đã biết, mỗi một PPDH dù cổ điển hay hiện đại đều nhấn mạnh
một khía cạnh nào đó của cơ chế dạy - học hoặc nhấn mạnh mặt nào đó thuộc về vai
trò của người dạy và người học. Chúng tôi cho rằng, dù các PP thể hiện hiệu quả như
thế nào thì nó vẫn tồn tại một vài khía cạnh mà người học và người dạy chưa khai
thác hết. Chính vì thế, không có PP giảng dạy nào được cho là lý tưởng, mỗi một PP
đều có ưu điểm riêng. Do vậy, người thầy nên xây dựng cho mình một PP phù hợp
với mục tiêu, bản chất của vấn đề cần trao đổi, phù hợp với thành phần nhóm lớp học,
các nguồn lực, công cụ dạy-học sẵn có và cuối cùng là phù hợp với sở thích của mình.
Trong xu thế đổi mới PPDH, có một số PP đáng được chú ý để phát huy tính tích
cực, tự lực của HS:
a. Thảo luận nhóm [38]

 Khái niệm: Là PPDH đòi hỏi người học phải tích cực động não, đưa ý kiến tham
gia quá trình thảo luận. PP này giúp người học khám phá sự đa dạng của vấn đề.

 Để thực hiện thành công PP thảo luận, người dạy cần làm tốt công việc:

+ Phân chia lớp học thành các nhóm, tạo điều kiện cho nhóm làm việc thuận lợi.
+ Mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư ký điều hành và ghi chép về quá trình thực
hiện của nhóm, tạo điều kiện cho mỗi thành viên phát biểu các ý kiến và suy nghĩ của
mình một cách tự do và bình đẳng.
+ GV cần chuẩn bị một cách chủ động, tích cực để chương trình làm việc và
thảo luận của các nhóm sinh động, có hiệu quả, đồng thời tạo bầu không khí chân
thành, cởi mở trong thảo luận. GV chỉ can thiệp khi thực sự cần thiết.


+ Khi hết thời gian thảo luận, các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả của
nhóm.
b. DH dự án [17, tr.128 – 140]

 Khái niệm: DH dự án hay PPDH dự án được hiểu là một PP phức hợp hay hình
thức DH, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lý
thuyết và thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự
lực cao trong quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc
thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.

 Đặc điểm của DH dự án: Nội dung dự án có tính phức hợp và thực tiễn; định
hướng hứng thú, hành động và sản phẩm của HS; phát triển cao độ tính tự lực; khả
năng cộng tác trong nhóm.

 Tác động tích cực của DH theo dự án: Cho phép người học thu được nhiều kiến
thức, kỹ năng; nâng cao khả năng kiểm soát tình huống cũng như hiểu biết hơn về
chính mình và những hạn chế của bản thân; đánh giá được những nhu cầu của bản
thân và cách thức mà mình đã tiến hành.
c. WebQuest – DH trên mạng [17, tr.151 – 161]

 Khái niệm: Theo nghĩa hẹp, WebQuest được hiểu như một PPDH (WebQuest Method). Theo nghĩa rộng WebQuest được hiểu như mô hình, một quan điểm về DH

có sử dụng mạng internet. Khi gọi WebQuest là một PPDH, cần hiểu đó là một PP
phức hợp, trong đó có thể sử dụng những PP cụ thể khác nhau.
Với tư cách là một PPDH, có thể định nghĩa WebQuest như sau: “WebQuest là
một PPDH, trong đó HS tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ về một chủ đề
phức hợp, gắn với tình huống thực tiễn. Những thông tin cơ bản về chủ đề được truy
cập từ những trang liên kết (links) do GV chọn lọc từ trước. Việc học tập theo định
hướng nghiên cứu và khám phá, kết quả học tập được HS trình bày và đánh giá.”

 Đặc điểm của học tập với WebQuest: Chủ đề DH gắn với tình huống thực tiễn và
mang tính phức hợp; định hướng hứng thú của HS; tính tự lực cao của người học.
Quá trình học tập là quá trình tích cực và kiến tạo, mang tính xã hội và tương tác cũng
như định hướng nghiên cứu và khám phá.

 Tác động tích cực của WebQuest


- HS được tiếp cận với nhiều hình ảnh, đoạn phim, rèn luyện kỹ năng khai thác
thông tin trên mạng, giúp cho việc tự học của HS.
- DH bằng WebQuest giúp tiết kiệm thời gian trên lớp, giúp quá trình hướng dẫn
HS lĩnh hội tri thức được dễ dàng hơn, dành nhiều thời gian cho hoạt động của HS,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động nhận thức của HS.
d. Trò chơi học tập [13], [32], [37], [71]

 Khái niệm: PP sử dụng “trò chơi học tập” có thể được hiểu đó là một phương thức,
cách thức truyền tải một thông điệp, một nội dung cụ thể nào đó đến người nghe
thông qua hình thức trò chơi – chơi mà học, từ đó ý nghĩa của nội dung bài học được
truyền tải đến người nghe một cách nhẹ nhàng, nhưng đầy sâu sắc và dễ hiểu.

 Tác động tích cực của trò chơi học tập
- Giúp xua đi nỗi lo âu nặng nề trong học tập của HS, giúp gắn kết tình cảm giữa

GV và HS trong lúc chơi.
- Tinh thần thoải mái nên khả năng tiếp thu kiến thức của HS rất tốt.
- Hình thành cho HS những kĩ năng của môn học. HS không chỉ có cơ hội tìm
hiểu kiến thức, ôn tập lại các kiến thức đã biết mà còn có thể có được kinh nghiệm,
hành vi.
- Giúp HS có khả năng tư duy, cách giải quyết vấn đề nhanh không chỉ trong
môn học mà còn trong cuộc sống.
- Giúp HS có khả năng quyết định các phương án đúng, cách giải quyết các tình
huống một cách hợp lí.
- Tạo ra sự tranh đua giữa các cá nhân HS hoặc giữa các nhóm HS, ngoài ra còn
tạo sự gắn kết và tăng tính đoàn kết trong HS.

 Kết luận
Trên đây chỉ là vài trong số các PPDH phát huy tính tích cực, tự lực của HS
theo hướng đổi mới hiện nay. Nhưng hơn hết, chúng thể hiện rõ nét quá trình nghiên
cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập của HS, một đặc điểm làm việc của
các nhà khoa học. Đặc biệt, khi có sự hỗ trợ của CNTT, nhất là mạng internet, thông
tin mà HS lĩnh hội được ngày càng nhiều trong một thời gian ngắn, kỹ năng học tập,
làm việc được nâng lên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.


1.5. Blog DH – một phương tiện hỗ trợ đổi mới PPDH
1.5.1. Khái niệm blog

Theo định nghĩa được trích từ Wikipedia tiếng Việt [70]:
“Blog, gọi tắt của weblog (nhật ký web), là một dạng nhật ký trực tuyến, bùng
nổ từ cuối thập niên 1990. Các blogger (người viết blog), có thể là cá nhân hoặc nhóm
đưa thông tin lên mạng với mọi chủ đề, thông thường có liên quan tới kinh nghiệm
hoặc ý kiến cá nhân, chủ yếu cung cấp thông tin đề cập tới những chủ đề chọn lọc,
không giống như các báo truyền thống.”

Một trang blog có thể chứa hình ảnh, các liên kết tới các trang chứa phim, âm
nhạc… Các mục tin của blog được sắp xếp theo trật tự thời gian, tùy nhu cầu và mục
đích mà mỗi người tạo cho mình một hay nhiều blog về chủ đề, đề tài khác nhau. Có
người sử dụng blog như nơi giải bày tâm sự, có người dùng blog để viết các bài báo
liên quan đến công việc của mình, có người dùng blog để chia sẻ niềm vui, ghi lại
cảm xúc của mình… Blog trở thành nhật ký trực tuyến và kho lưu trữ trực tuyến.
Vậy blog giúp ích gì trong học tập, trong việc giảng dạy? Blog là một công cụ
tin học để giảng dạy, thông báo, mời họp, báo điểm, thời khóa biểu, lịch ôn thi, trao
đổi các thông tin về giảng dạy, lắng nghe những tâm sự của HS để từ đó GV có
PPDH phù hợp với từng đối tượng HS…
1.5.2. Ưu điểm và hạn chế của blog DH [39]

 Ưu điểm
- Dạy – học mọi lúc, mọi nơi.
- Dạy mọi người.
- DH phân hóa đến từng cá thể HS.
- Học hiệu quả hơn.
- Giải quyết được mâu thuẫn thời gian có hạn nhưng kiến thức là vô hạn.
- Tiếp đến tự học, tự đào tạo.
- Nối dài cánh tay của GV hơn khi HS có thể trao đổi với GV bất cứ lúc nào.


×