Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

thiết kế website hỗ trợ tự học môn hóa lớp 1o ban nâng cao ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.99 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Minh Lý

THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ TỰ HỌC
MÔN HÓA LỚP 1O BAN NÂNG CAO Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Minh Lý

THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ TỰ HỌC
MÔN HÓA LỚP 1O BAN NÂNG CAO Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học hóa học
Mã số: 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRANG THỊ LÂN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm TP.
HCM, Phòng Sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để khóa học được
hoàn thành tốt đẹp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Trang Thị Lân người đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Đồng thời tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS. Trịnh Văn Biều
đã quan tâm, động viên, khuyến khích tôi vượt qua những khó khăn trong quá
trình học tập.
Tôi chân thành cảm ơn quý thầy cô giảng viên trường Đại học Sư phạm
TP. HCM đã tận tình giảng dạy, mở rộng và nâng cao kiến thức chuyên môn
đến cho chúng tôi.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến anh Nguyễn Hữu Khanh đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi
thiết kế website, xin cảm ơn quý thầy cô Lê Viết Ái Lan, Đặng Thị Ngọc Mai,
Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Nguyễn Đào Mỹ Trinh và các em học sinh trường
THPT Phan Bội Châu (Khánh Hòa), Nam Hà (Đồng Nai), Hùng Vương (TP.
HCM), Hoàng Hoa Thám (TP. HCM) đã nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ cho tôi
trong thời gian thực nghiệm sư phạm.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè thân thiết luôn
là chỗ dựa tinh thần vững chắc, động viên, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu.
Tác giả
Nguyễn Thị Minh Lý
TP Hồ Chí Minh 2012


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị.
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................. 2
3. Nhiệm vụ của đề tài .................................................................................................... 2
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................................ 2
5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 2
6. Giả thuyết khoa học .................................................................................................... 2
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 3
8. Những đóng góp mới của đề tài ................................................................................. 3
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................. 4
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................................... 4
1.2. Đổi mới PPDH .......................................................................................................... 6
1.2.1. Định hướng đổi mới PPDH .............................................................................. 6
1.2.2. Xu hướng đổi mới PPDH ................................................................................. 6
1.2.3. Đổi mới PPDH bằng CNTT ............................................................................. 7
1.2.4. Vai trò của CNTT đối với dạy học ................................................................... 9
1.2.5. Điều kiện để ứng dụng CNTT vào dạy học đạt hiệu quả ............................... 10
1.3. Tự học ..................................................................................................................... 12
1.3.1. Tự học là gì? ................................................................................................... 12
1.3.2. Các kỹ năng tự học ......................................................................................... 13
1.3.3. Các hình thức tự học ....................................................................................... 14


1.3.4. Chu trình dạy – tự học .................................................................................... 15
1.3.5. Vai trò của tự học ........................................................................................... 17

1.3.6. Tự học qua mạng và lợi ích của nó................................................................. 19
1.4. Website .................................................................................................................... 21
1.4.1. Tổng quan về website ..................................................................................... 21
1.4.2. Công nghệ và phần mềm thiết kế website ...................................................... 24
1.5. Thực trạng việc sử dụng website vào dạy học môn Hóa ở trường THPT .............. 31
1.5.1. Mục đích điều tra ............................................................................................ 31
1.5.2. Đối tượng điều tra ........................................................................................... 31
1.5.3. Nội dung điều tra ............................................................................................ 32
1.5.4. Phương pháp xử lý kết quả ............................................................................. 33
1.5.5. Kết quả điều tra............................................................................................... 34
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................... 43
Chương 2. THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ HỌC MÔN HÓA
LỚP 10 NÂNG CAO Ở TRƯỜNG THPT ................................................................. 42
2.1. Tổng quan chương trình Hóa học lớp 10 nâng cao ở trường THPT ....................... 42
2.1.1. Cấu trúc và nội dung chương trình ................................................................. 42
2.1.2. Mục tiêu chương trình .................................................................................... 45
2.2. Tiêu chí thiết kế website tự học (5 tiêu chí) ............................................................ 47
2.2.1. Nội dung ......................................................................................................... 47
2.2.2. Hình thức ........................................................................................................ 47
2.2.3. Tính năng ........................................................................................................ 47
2.2.4. Tính khả thi ..................................................................................................... 47
2.2.5. Hiệu quả .......................................................................................................... 48
2.3. Quy trình thiết kế website tự học ............................................................................ 48
2.4. Yêu cầu về chức năng của website tự học .............................................................. 49
2.4.1. Thực hiện bài tập trực tuyến ........................................................................... 49
2.4.2. Cung cấp nguồn tư liệu ................................................................................... 52
2.4.3. Thảo luận thông qua diễn đàn ........................................................................ 51


2.4.4. Gởi tin nhắn đến ban quản trị ......................................................................... 53

2.4.5. Hệ thống tin tức về Hóa học ........................................................................... 54
2.4.6. Ban quản trị theo dõi và cập nhật dữ liệu ....................................................... 52
2.5. Phân tích hệ thống website tự học........................................................................... 54
2.5.1. Tác nhân tham gia vào hệ thống ..................................................................... 54
2.5.2. Tác vụ trên hệ thống ....................................................................................... 55
2.5.3. Biểu đồ tương tác giữa các tác nhân với các tác vụ ....................................... 55
2.6. Thiết kế hệ thống website tự học ............................................................................ 59
2.6.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu ..................................................................................... 61
2.6.2. Thiết kế bố cục website .................................................................................. 67
2.7. Thực hiện viết code ................................................................................................. 69
2.8. Chạy demo và thực hiện các test case ..................................................................... 74
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................... 97
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................................... 99
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................................ 99
3.2. Đối tượng thực nghiệm ........................................................................................... 99
3.3. Tiến hành thực nghiệm.......................................................................................... 102
3.4. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm .............................................................. 103
3.4.1. Phương pháp định lượng .............................................................................. 103
3.4.2. Phương pháp định tính.................................................................................. 104
3.5. Kết quả thực nghiệm ............................................................................................. 105
3.5.1. Kết quả định lượng ....................................................................................... 105
3.5.2. Kết quả định tính .......................................................................................... 124
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 130
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 131
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 133


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BKT:


bài kiểm tra

CNTT:

công nghệ thông tin

CSDL:

cơ sở dữ liệu

ĐC:

đối chứng

ĐHSP:

Đại học Sư phạm

GV:

giáo viên

HS:

học sinh

HTML:

Hypertext Markup Language – Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản


PPDH:

phương pháp dạy học

SGK:

sách giáo khoa

THPT:

trung học phổ thông

TN:

thực nghiệm

TNKQ:

trắc nghiệm khách quan

TB:

trung bình


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Nội dung
Trang
1.1 Xu hướng đổi mới PPDH với sự hỗ trợ của CNTT

7
1.2 Đổi mới phương pháp dạy và học
7
Số lượng phiếu thăm dò ý kiến HS về thực trạng sử dụng website vào
1.3
31
dạy học và hỗ trợ việc tự học cho HS trong môn Hóa ở trường THPT
Số lượng phiếu thăm dò ý kiến GV về thực trạng sử dụng website vào
1.4
31
dạy học và hỗ trợ việc tự học cho HS trong môn Hóa ở trường THPT
1.5 Điểm quy đổi mức độ trả lời của phiếu thăm dò
32
Vai trò của việc ứng dụng CNTT vào dạy học và hỗ trợ HS tự học
1.6
33
môn Hóa
1.7 Trang thiết bị hỗ trợ việc ứng dụng CNTT vào dạy học
33
1.8 Mức độ sử dụng thành thạo các phần mềm tin học
34
1.9 Các tài liệu có ứng dụng CNTT được GV tự thiết kế
35
Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng website hỗ trợ việc tự học
1.10
35
môn Hóa cho HS
Vai trò của việc ứng dụng CNTT vào dạy học và hỗ trợ HS tự học
1.11
36

môn Hóa
1.12 Tần suất truy cập internet của HS
37
1.13 Mục đích sử dụng internet của HS
37
Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng website hỗ trợ việc tự học
1.14
38
môn Hóa của HS
1.15 Mức độ thành thạo khi sử dụng tính năng tương tác của website
39
2.1 Nội dung chương trình Hóa học lớp 10 NC ở trường THPT
42
2.2 Table Answer
59
2.3 Table City
59
2.4 Table Comment
59
2.5 Table Document
60
2.6 Table Ebook
61
2.7 Table Exercise
61
2.8 Table LogHistory
62
2.9 Table Member
63
2.10 Table Message

64
2.11 Table Multimedia
64
2.12 Table News
65
2.13 Table PedagogyNews
65


2.14
2.15
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19

3.20
3.21
3.22
3.23
3.24
3.25

Table Question
Table Round
Danh sách các lớp TN và ĐC
Điểm quy đổi mức độ trả lời của phiếu thăm dò
Kết quả BKT lần 1 của cặp TN 1 – ĐC 1
Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích BKT lần 1 của cặp TN
1 – ĐC 1
Tổng hợp kết quả học tập BKT lần 1 của cặp TN 1 – ĐC 1
Tổng hợp các tham số đặc trưng BKT lần 1 của cặp TN 1 – ĐC 1
Kết quả BKT lần 1 của cặp TN 2 – ĐC 2
Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích BKT lần 1 của cặp TN
2 – ĐC 2
Tổng hợp kết quả học tập BKT lần 1 của cặp TN 2 – ĐC 2
Tổng hợp các tham số đặc trưng BKT lần 1 của cặp TN 2 – ĐC 2
Kết quả BKT lần 1 của cặp TN 3 – ĐC 3 và TN 4 – ĐC 4
Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích BKT lần 1 của cặp TN
3 – ĐC 3 và TN 4 – ĐC 4
Tổng hợp kết quả học tập BKT lần 1 của cặp TN 3 – ĐC 3 và TN 4 –
ĐC 4
Tổng hợp các tham số đặc trưng BKT lần 1 của cặp TN 3 – ĐC 3 và
TN 4 – ĐC 4
Kết quả BKT lần 1 của cặp TN 5 – ĐC 5 và TN 6 – ĐC 6
Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích BKT lần 1 của cặp TN

5 – ĐC 5 và TN 6 – ĐC 6
Tổng hợp kết quả học tập BKT lần 1 của cặp TN 5 – ĐC 5 và TN 6 –
ĐC 6
Tổng hợp các tham số đặc trưng BKT lần 1 của cặp TN 5 – ĐC 5 và
TN 6 – ĐC 6
Kết quả BKT lần 2 của cặp TN 1 – ĐC 1
Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích BKT lần 2 của cặp TN
1 – ĐC 1
Tổng hợp kết quả học tập BKT lần 2 của cặp TN 1 – ĐC 1
Tổng hợp các tham số đặc trưng BKT lần 2 của cặp TN 1 – ĐC 1
Kết quả BKT lần 2 của cặp TN 2 – ĐC 2
Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích BKT lần 2 của cặp TN
2 – ĐC 2
Tổng hợp kết quả học tập BKT lần 2 của cặp TN 2 – ĐC 2

66
66
99
102
103
103
104
105
105
105
106
107
107
107
108

109
109
110
111
112
112
112
113
114
114
115
116


3.26 Tổng hợp các tham số đặc trưng BKT lần 2 của cặp TN 2 – ĐC 2
3.27 Kết quả BKT lần 2 của cặp TN 3 – ĐC 3 và TN 4 – ĐC 4
Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích BKT lần 2 của cặp TN
3.28
3 – ĐC 3 và TN 4 – ĐC 4
Tổng hợp kết quả học tập BKT lần 2 của cặp TN 3 – ĐC 3 và TN 4 –
3.29
ĐC 4
Tổng hợp các tham số đặc trưng BKT lần 2 của cặp TN 3 – ĐC 3 và
3.30
TN 4 – ĐC 4
3.31 Kết quả BKT lần 2 của cặp TN 5 – ĐC 5 và TN 6 – ĐC 6
3.32 Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích BKT lần 2 của cặp TN
5 – ĐC 5 và TN 6 – ĐC 6
3.33 Tổng hợp kết quả học tập BKT lần 2 của cặp TN 5 – ĐC 5 và TN 6 –
ĐC 6

Tổng hợp các tham số đặc trưng BKT lần 2 của cặp TN 5 – ĐC 5 và
3.34
TN 6 – ĐC 6
3.35 Mức độ yêu thích các trang mục trong website
3.36 Ý kiến đánh giá của HS về chất lượng và hiệu quả của website

116
117
117
118
119
119
119
120
121
123
124


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
2.1

2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12
2.13
2.14
2.15
2.16
2.17
2.18
2.19
2.20
2.21
2.22
2.23
2.24
2.25
2.26

Nội dung

Trang
Chu trình học ba thời

16
Cơ chế hoạt động của trình duyệt
22
Toàn cảnh web 2.0
24
Môi trường CLR
25
Thư viện class của .NET
26
So sánh giữa ứng dụng web truyền thống và Ajax
27
Giao diện Microsoft Visual Studio 2005
28
Giao diện SQL Server 2005
30
Biểu đồ tương tác giữa tác nhân khách tham quan với các tác vụ của nó
56
Biểu đồ tương tác giữa tác nhân thành viên với các tác vụ của nó
57
Biểu đồ tương tác giữa tác nhân ban quản trị với các tác vụ của nó
58
Sơ đồ bố cục các trang
67
Test case xem tin tức
74
Test case gởi ý kiến đánh giá về tin tức (1)
75
Test case gởi ý kiến đánh giá về tin tức (2)
75
Test case xem thông tin thành viên (1)

76
Test case xem thông tin thành viên (2)
76
Test case tham khảo tư liệu
77
Test case gởi ý kiến đánh giá về tin tức (1)
78
Test case gởi ý kiến đánh giá về tin tức (2)
78
Test case download tư liệu mô hình flash (1)
79
Test case download tư liệu mô hình flash (2)
79
Test case download tư liệu video thí nghiệm (1)
80
Test case download tư liệu video thí nghiệm (2)
80
Test case download tư liệu sách và bài tập tham khảo (1)
81
Test case download tư liệu sách và bài tập tham khảo (2)
81
Test case gởi tin nhắn cho ban quản trị
82
Test case đăng ký thành viên
82
Test case đăng nhập vào website
83
Test case xem thông tin cá nhân
83
Test case cập nhật thông tin cá nhân

84
Test case làm bài trực tuyến (1)
85
Test case làm bài trực tuyến (2)
85
Test case giao diện diễn đàn
86


2.27
2.28
2.29
2.30
2.31
2.32
2.33
2.34
2.35
2.36
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11

3.12
3.13
3.14
3.15
3.16

Góc học tập - Bài axit sunfuric
Box gửi comment trang thảo luận
Comments của các thành viên
Test case tìm lại mật khẩu
Cập nhật tài khoản ban quản trị
Xóa log đăng nhập, xóa tin nhắn cũ, khôi phục trạng thái đăng nhập
Quản lý thành viên
Quản lý tin tức
Quản lý tư liệu
Quản lý bài tập
Đồ thị đường lũy tích BKT lần 1 của cặp TN 1 – ĐC 1
Biểu đồ kết quả học tập BKT lần 1 của cặp TN 1 – ĐC 1
Đồ thị đường lũy tích BKT lần 1 của cặp TN 2 – ĐC 2
Biểu đồ kết quả học tập BKT lần 1 của cặp TN 2 – ĐC 2
Đồ thị đường lũy tích BKT lần 1 của cặp TN 3 – ĐC 3 và TN 4 – ĐC 4
Biểu đồ kết quả học tập BKT lần 1 của cặp TN 3 – ĐC 3 và TN 4 –
ĐC 4
Đồ thị đường lũy tích BKT lần 1 của cặp TN 5 – ĐC 5 và TN 6 – ĐC 6
Biểu đồ kết quả học tập BKT lần 1 của cặp TN 5 – ĐC 5 và TN 6 –
ĐC 6
Đồ thị đường lũy tích BKT lần 2 của cặp TN 1 – ĐC 1
Biểu đồ kết quả học tập BKT lần 2 của cặp TN 1 – ĐC 1
Đồ thị đường lũy tích BKT lần 2 của cặp TN 2 – ĐC 2
Biểu đồ kết quả học tập BKT lần 2 của cặp TN 2 – ĐC 2

Đồ thị đường lũy tích BKT lần 2 của cặp TN 3 – ĐC 3 và TN 4 – ĐC 4
Biểu đồ kết quả học tập BKT lần 2 của cặp TN 3 – ĐC 3 và TN 4 –
ĐC 4
Đồ thị đường lũy tích BKT lần 2 của cặp TN 5 – ĐC 5 và TN 6 – ĐC 6
Biểu đồ kết quả học tập BKT lần 2 của cặp TN 5 – ĐC 5 và TN 6 –
ĐC 6

88
91
91
92
92
93
93
94
95
96
104
104
106
106
108
109
111
111
113
114
115
116
118

118
120
121


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang ảnh hưởng đến tất cả mọi lĩnh
vực của đời sống văn hóa, xã hội, kinh tế. Nó đã làm thay đổi toàn bộ cuộc sống,
tạo nên một cuộc sống mới - "cuộc sống số". Trong bối cảnh đó, giáo dục và đào tạo
được coi là “mảnh đất màu mỡ” cho các ứng dụng của CNTT phát triển.
Từ thập niên 90 của thế kỉ trước, vấn đề ứng dụng CNTT vào dạy học là một
chủ đề lớn được UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước
ngưỡng cửa của thế kỉ XXI. Ngoài ra, UNESCO còn dự báo CNTT sẽ làm thay đổi
nền giáo dục một cách cơ bản vào đầu thế kỉ XXI.
Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam trong Nghị quyết TW2, khóa VIII
đã đặc biệt nhấn mạnh: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc
phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học.
Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và
học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh
viên đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng
khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên".
Ngoài ra, chỉ thị 29 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: "Đối với giáo
dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung,
phương pháp, phương thức dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới một “xã
hội học tập"….. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các
cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ
đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học”.
Là giáo viên, chúng tôi hoàn toàn hưởng ứng việc đổi mới phương pháp dạy học
có sự hỗ trợ của CNTT và mong muốn đào tạo được những thế hệ học trò tích cực,

chủ động, sáng tạo và thích ứng nhanh với những đòi hỏi của cuộc sống thực tế. Với
những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thiết kế
website hỗ trợ tự học môn hóa lớp 10 BNC ở trường THPT” nhằm cung cấp
nguồn tư liệu sinh động, tạo môi trường tự học thuận lợi, phong phú, giúp học sinh


thêm hứng thú, yêu thích môn học, và có kết quả học tập ngày càng tiến bộ, từ đó
góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế website hỗ trợ việc tự học cho HS trong môn Hóa lớp 10, giúp học sinh
hứng thú, chủ động, tích cực học tập và có nguồn tư liệu học tập sinh động, phong
phú, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
3. Nhiệm vụ của đề tài
-

Nghiên cứu tổng quan vấn đề.

-

Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài:
+ Đổi mới phương pháp dạy học.
+ Tự học.
+ Sách giáo khoa Hóa học lớp 10 NC.
+ Cơ sở lý thuyết về web.

-

Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng website vào

dạy học và hỗ trợ HS tự học môn Hóa ở trường THPT.

-

Thiết kế website hỗ trợ HS tự học môn Hóa lớp 10 NC.

-

Thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi và chất lượng của website

đã thiết kế.
-

Kết luận và đề xuất.

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế website nhằm hỗ trợ hoạt động tự học

bộ môn Hóa cho HS lớp 10 NC ở trường THPT.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học Hóa học lớp 10 NC ở trường
THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung kiến thức Hóa học trong chương trình lớp 10 NC ở trường THPT.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu website được thiết kế tốt, đảm bảo tính chính xác, khoa học, có nội dung đầy
đủ, kiến thức phong phú, hấp dẫn, giao diện đẹp, dễ sử dụng sẽ phát huy tính tích cực,


năng lực tự học của học sinh trong hoạt động học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy
học môn Hóa học lớp 10 ở trường THPT. Đồng thời, đây sẽ là một công cụ tự học đắc

lực, đáng tin cậy, đem lại nhiều lợi ích cho quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh,
giúp học sinh có nguồn tư liệu học tập sinh động, phong phú và hứng thú, chủ động
học tập.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu, văn
bản liên quan đến đề tài, truy cập thông tin trên internet,…
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
-

Trò chuyện, phỏng vấn.

-

Điều tra bằng phiếu câu hỏi.

-

Phương pháp chuyên gia.

-

Thực nghiệm sư phạm.

7.3. Phương pháp nghiên cứu toán học: phân tích số liệu và xử lí kết quả theo
phương pháp thống kê toán học.
8. Những đóng góp mới của đề tài
Thiết kế website tự học vichemitry.com với những ưu điểm nổi trội:
-

Phạm vi bao quát cả chương trình Hóa học 10 THPT.


-

Học sinh có thể tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập thông qua việc làm bài

trực tuyến với ngân hàng câu hỏi dồi dào (> 1000 bài).
-

Lần đầu tiên HS được vào diễn đàn học tập, chia sẻ, giao lưu, tăng cường

tính tương tác giữa HS – GV và HS với nhau nhờ tính năng gởi comment, post bài
mới.
-

Cung cấp nhiều mô hình flash, video thí nghiệm, bài tập để HS download.

-

Cập nhật thường xuyên các tin tức Hóa học có tính thực tiễn, thời sự.


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo
trong mọi hoạt động phát triển kinh tế – xã hội nhờ những thành tựu của CNTT.
CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho
quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Việc ứng dụng CNTT
vào quá trình dạy học là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa và cần phải được thực
hiện nhanh chóng trong giai đoạn hiện nay.

Trong tình hình đó, một số khóa luận và luận văn tốt nghiệp đã nghiên cứu việc
thiết kế website hỗ trợ tự học môn Hóa cho HS ở trường THPT. Sau đây là một số
khóa luận và luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Hóa học trường ĐHSP TP.HCM:
1. Hỉ A Mối (2005), Thiết kế website tự học môn Hóa học lớp 11 chương trình
phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
2. Phạm Dương Hoàng Anh (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia
Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ
cho việc học tập và củng cố kiến thức môn Hóa học phần Hiđrocacbon
không no mạch hở dành cho học sinh THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP
TP.HCM.
3. Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash và
Macromedia Dreamweaver để thiết kế website về lịch sử Hóa học 10 góp phần
nâng cao chất lượng dạy học, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
4. Phạm Duy Nghĩa (2006), Thiết kế website phục vụ việc học tập và ôn tập
chương trình nguyên tử cho HS lớp 10 bằng phần mềm Macromedia Flash
và Dreamweaver, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
5. Nguyễn Ngọc Anh Thư (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia
Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để tạo trang web hỗ trợ


cho HS trong việc tự học môn Hóa học lớp 11 nhóm Nitơ chương trình phân
ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
6. Phạm Thị Phương Uyên (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia
Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 thiết kế website hỗ trợ
cho việc học tập và củng cố kiến thức cho HS môn Hóa học nhóm oxi – lưu
huỳnh chương trình cải cách, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
7. Đỗ Thị Việt Phương (2006), Ứng dụng Macromedia Flash MX 2004 và
Macromedia Dreamweaver MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho hoạt
động tự học Hóa học của HS phổ thông trong chương Halogen lớp 10, Khóa
luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.

8. Lê Thị Xuân Hương (2007), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học
chương Halogen lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
9. Nguyễn Thị Liễu (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học phần hóa
hữu cơ lớp 11 (nâng cao), Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM.
10. Thái Hoài Minh (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc kiểm tra đánh giá môn
Hóa học lớp 10 THPT (chương trình nâng cao), Luận văn thạc sĩ, ĐHSP
TP.HCM.
11. Lê Thị Thu Hà (2010), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học môn Hóa ở
trường THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM.
12. Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2010), Xây dựng website nhằm tăng cường năng lực
tự học cho HS giỏi Hóa học lớp 11 THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM.
Các website đều có nội dung đa dạng, giao diện trình bày đẹp với nhiều hình
ảnh, đoạn phim làm sinh động thêm lý thuyết bài học và tổ chức được các trò chơi
đố vui nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. Các website bước đầu đã giúp cho HS có
một công cụ tự học hiệu quả. Tuy nhiên, ở các luận văn còn có một số hạn chế sau:
-

Nội dung trình bày chưa hấp dẫn, còn thiếu tính năng tương tác giữa người

sử dụng và website (HS nêu ý kiến – đặt câu hỏi và GV hướng dẫn – trả lời).
-

Không thường xuyên cập nhật kiến thức, tin tức mới cho người sử dụng.


-

Lượng bài tập trắc nghiệm hỗ trợ tự kiểm tra – đánh giá còn hạn chế, chưa

đáp ứng được nhu cầu tự học của HS.

-

Chưa tạo được một môi trường giao lưu, chia sẻ, trao đổi kiến thức Hóa học

(forum) cho GV và HS.
-

Chỉ giải quyết việc tự học cho HS ở một hoặc hai chương so với toàn bộ nội

dung chương trình.
1.2. Đổi mới PPDH
1.2.1. Định hướng đổi mới PPDH
Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 2
khóa VIII (12 – 1996) và được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005).
Luật Giáo dục, điều 28.2 đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.
Mục đích cuối cùng của đổi mới PPDH ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy
học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “PPDH tích cực”. Qua đó, giúp HS phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo; rèn luyện thói quen, kỹ năng tự học,
tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau
trong hoạt động thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú học tập. Làm cho “học”
là quá trình kiến tạo, HS tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý
thông tin, tự mình hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Học để đáp ứng yêu
cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai; học những điều cần thiết, bổ ích cho bản
thân và cho sự phát triển của xã hội.
1.2.2. Xu hướng đổi mới PPDH [4]
Theo PGS. TS Trịnh Văn Biều, một số xu hướng đổi mới PPDH trên thế giới và

ở nước ta hiện nay là:
-

Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển

trọng tâm hoạt động từ GV sang HS. Chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang sang


tìm tòi, khám phá.
-

Cá thể hoá việc dạy học.

-

Sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học đặc biệt là tin học và CNTT.

-

Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống. Chuyển từ lối học

nặng về tiêu hoá kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng kiến thức.
-

Cải tiến việc kiểm tra và đánh giá kiến thức.

-

Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời.


-

Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học ở mức độ ngày càng cao (theo sự phát

triển của HS, theo cấp học, bậc học).
Trong các xu hướng nói trên thì việc phát huy tính tích cực và khả năng tự học
của HS là xu hướng quan trọng về phương pháp dạy và học hiện nay.
1.2.3. Đổi mới PPDH bằng CNTT [25]
Trong báo cáo về “Công nghệ thông tin trong giáo dục” ngày 2/11/2005, tác giả
Quách Tuấn Ngọc đã đưa ra một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy và học với
sự hỗ trợ của CNTT:
a) Xu hướng đổi mới với sự hỗ trợ của CNTT
Bảng 1.1. Xu hướng đổi mới PPDH với sự hỗ trợ của CNTT
Đến

Từ
Xây dựng trường lớp với bảng, bàn…

Một hạ tầng tri thức (trường học, phòng
thí nghiệm, radio, TV, Internet)
Từng người học một (tính cá thể)

Các lớp học
GV như là người cung cấp tri thức
Bộ SGK và một vài đồ dùng phụ trợ
nghe nhìn tương tự (radio – cassette…)

GV như là người hướng dẫn và tạo điều
kiện tìm tri thức
Dụng cụ đa phương tiện Multimedia (in

ấn, âm thanh, thiết bị số…) và nguồn
thông tin trên mạng máy tính

b) Đổi mới phương pháp dạy và học
Bảng 1.2. Đổi mới phương pháp dạy và học




Mới

Từ phấn bảng

sang trình chiếu điện tử.

pháp trình bày

độc thoại, thầy đọc trò chép

đối thoại, diễn giả, trình bày.

Về phương tiện

Máy chiếu overhead (ảnh tĩnh)

Về phương

trình chiếu

đơn giản


Về bài thí

Thí nghiệm trên hiện vật trực

nghiệm
Về phương tiện

quan
Từ kênh chữ

Thí nghiệm ảo, sinh động,
không độc hại, đỡ tốn kém, cá
thể hóa...
sang multimedia với hình ảnh,
video, tiếng nói, âm thanh…

truyền tải thông
tin

Máy chiếu multimedia

sinh động.
Từ SGK thuần chữ (text)

sang e-book đa phương tiện.
sang vai trò hướng dẫn, kích
hoạt các hoạt động, để HS tự

Vai trò thầy


Từ độc thoại, người dạy dỗ

động não thu nhận, thảo luận…



Thầy soạn bài, soạn giáo án
ngay trên máy tính bằng word,
powerpoint…
Tăng cường tính tự học, giao

Vai trò HS

lưu quốc tế, nhiều khi trò giỏi
hơn thầy…

1.2.4. Vai trò của CNTT đối với dạy học
-

Nếu theo hướng khai thác về mặt kĩ thuật thì CNTT là phương tiện dạy học

hiệu quả, nghĩa là nó có khả năng của phương tiện dạy học hiện đại (kĩ thuật đồ họa,
sự hoà nhập giữa CNTT và truyền thông, công nghệ Multimedia, công nghệ tri
thức, giao tiếp người - máy, phần mềm chuyên dụng, soạn thảo tài liệu học tập,
quản trị dữ liệu, bảng tính điện tử, trình chiếu PowerPoint...):
+ Hỗ trợ GV biên soạn bài giảng điện tử và trình chiếu bài giảng trong môi
trường dạy học đa phương tiện thuận tiện, dễ dàng nhằm đạt hiệu quả tối đa quá



trình học đa giác quan; đồng thời GV cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi
mở tạo điều kiện cho HS hoạt động nhiều hơn trong giờ học.
+ Mang lại cho người học nguồn thông tin phong phú, đa dạng, bài giảng
trở nên trực quan hơn, hấp dẫn hơn, thu hút sự tập trung, niềm say mê, hứng thú của
người học, làm cho người học dễ hiểu và nhớ lâu.
+ Mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội mà không
thể hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện nhà trường; khắc phục được những
khó khăn trong việc giảng giải các khái niệm trừu tượng của lý thuyết về cấu tạo
chất và phản ứng Hóa học, thể hiện sống động mối quan hệ giữa cấu trúc và tính
chất của các chất giúp người học dễ phát hiện bản chất có tính quy luật của vấn đề
nghiên cứu.
+ Góp phần chống “dạy chay”, “học chay” trong điều kiện cơ sở vật chất và
trang thiết bị phòng thí nghiệm, phòng thực hành còn thiếu thốn.
+ Giúp xây dựng kho tài nguyên học tập và lập cơ sở dữ liệu để quản lý tư
liệu một cách khoa học, logic, hiệu quả.
-

Nếu theo hướng khai thác về mặt tiềm năng sư phạm thì CNTT có tiềm năng

thay thế một số vai trò của người GV:
+

Kích thích hứng thú học tập thông qua các khả năng kĩ thuật nêu trên;

+ Góp phần tổ chức, điều khiển quá trình dạy học;

-

+


Hợp lí hoá công việc của thầy và trò;

+

Chấm bài, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chính xác, công bằng.

Ngoài ra, với sự xuất hiện của internet, trang web ngày càng trở thành

phương tiện mang tính toàn cầu, mang tính tương tác, đầy tiềm lực và năng động
cho việc chia sẻ thông tin. Web cung cấp cơ hội phát triển những kiến thức mới cho
người học mà trước đây họ không có được. Web tăng cường mối quan hệ tốt đẹp,
cởi mở giữa thầy và trò, kết nối mọi người với nhau nhờ việc chia sẻ, trao đổi kiến
thức, trao đổi cách dạy, cách học, trình bày ý tưởng khoa học tạo ra một khí thế dạy
và học mới.


1.2.5. Điều kiện để ứng dụng CNTT vào dạy học đạt hiệu quả
1.2.5.1. Điều kiện đối với GV
Để ứng dụng được CNTT trong dạy học có hiệu quả thì người GV cần phải có
được một số kỹ năng cần thiết:
a) Kỹ năng ngoại ngữ và tin học
Ngoại ngữ có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo, là
yêu cầu tất yếu của người lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các quy trình
công nghệ thường xuyên được đổi mới. Để có thể tiếp cận tri thức thế giới, trước
hết người GV phải giỏi ngoại ngữ nhằm nuôi dưỡng hiểu biết ngang tầm thời đại, ít
nhất là tiếng Anh. Đây là chiếc chìa khóa vàng cho người GV khi tìm kiếm, chia sẻ
thông tin trên internet, khi nghiên cứu về các công nghệ, phần mềm tin học hỗ trợ
cho việc giảng dạy.
Mặt khác, để ứng dụng được CNTT vào dạy học đạt hiệu quả thì người GV cần
biết một số kỹ năng tin học cơ bản sau:

-

Soạn thảo văn bản (MS Word...): Dùng để soạn giáo án, văn bản…

-

Bảng tính điện tử (MS Excel): Dùng để thống kê, tính điểm…

-

Trình diễn điện tử (MS PowerPoint, Violet...): Dùng để soạn và dạy bài

giảng điện tử, báo cáo, trình bày một vấn đề …
-

Sử dụng phần mềm Math Type để đánh các kí hiệu, công thức toán.

-

Sử dụng phần mềm Chemoffice, Crocodile và các phần mềm thí nghiệm.

-

Sử dụng trình duyệt web (Mozilla FireFox, Internet Explorer...): Dùng để

trao đổi và tìm kiếm thông tin trên mạng Internet hoặc mạng nội bộ của cơ quan.
-

Sử dụng email: Dùng để trao đổi thư từ với đồng nghiệp, phụ huynh, HS...


-

Thiết kế trang web, blog cá nhân: Dùng để trao đổi thông tin liên quan đến

chuyên môn, giúp HS học tập thông qua mạng, mở rộng không gian giao tiếp giữa
thầy – trò, đồng nghiệp...
-

Chụp ảnh, quay phim và chuyển tư liệu vào máy tính.

-

Ngoài ra, nếu biết cài đặt hệ điều hành, download và cài đặt các phần mềm

ứng dụng thì GV sẽ chủ động hơn trong việc sử dụng máy tính.


b) Kỹ năng lựa chọn các PPDH phù hợp
Để CNTT thực sự là công cụ đắc lực phục vụ cho việc dạy và học thì đòi hỏi
GV phải làm chủ công nghệ, làm chủ bài giảng và quan trọng nhất là phải có năng
lực chuyên môn vững vàng, bởi hiệu quả của tiết học vẫn phụ thuộc vào vai trò của
người thầy. Hơn nữa, CNTT chỉ là một trong những phương tiện hỗ trợ cho việc đổi
mới PPDH, truyền đạt kiến thức đến HS chứ không phải là phương tiện duy nhất, số
một. GV đừng sử dụng CNTT để thay đổi từ việc đọc chép sang chiếu chép, biến
HS thành những khán giả xem phim, xem các kỷ xảo với sự thích thú trầm trồ rồi
sau đó không có gì đọng lại trong đầu. Do đó, GV phải lựa chọn PPDH sao cho hợp
lý, cân nhắc thật kĩ những phần nào nên ứng dụng và không nên ứng dụng trong
phân môn của mình. Ngoài ra, ứng dụng CNTT trong dạy học phải đảm bảo tính
khoa học, tính sư phạm và tính tư tưởng của bài giảng. Đặc biệt tăng cường các
phương pháp phát huy sự tìm tòi, sáng tạo, tích cực hoạt động của HS, trao quyền

chủ động tìm kiếm, khai thác, phát hiện tri thức được thể hiện qua những hình ảnh,
văn bản, đoạn phim…Đồng thời, GV phải đảm bảo nhiệm vụ và thực hiện tốt chức
năng điều khiển, tổ chức và hướng dẫn HS.
1.2.5.2. Điều kiện đối với cơ sở đào tạo
Đổi mới PPDH bằng CNTT là mục tiêu vô cùng quan trọng trong cải cách giáo
dục. Tuy nhiên, đây là một công việc lâu dài, khó khăn, đòi hỏi rất nhiều điều kiện
về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ GV.
Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng có hiệu quả CNTT vào dạy học, không có gì
khác hơn là nhà nước cần phải:
-

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tin học cho GV.

-

Nâng dần mức đầu tư để hiện đại hoá thiết bị, công nghệ dạy học.

-

Hoàn thiện hạ tầng CNTT để mọi trường học đều có thể kết nối vào mạng

Internet, tạo được một môi trường ứng dụng và phát triển các ứng dụng CNTT trong
việc dạy và học, làm nền tảng cho việc nâng cao chất lượng giáo dục.


1.3. Tự học
1.3.1. Tự học là gì? [15], [34], [35], [36]
Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa 2001, tự học là: “quá
trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành
không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục,

đào tạo”.
Theo tác giả Lê Khánh Bằng thì “tự học (self learning) là tự mình suy nghĩ, sử
dụng các năng lực trí tuệ, các phẩm chất tâm lý để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa
học nhất định”.
Theo Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suy
nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp...) và có
khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động
cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, có
chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý
muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi..vv...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu
biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”. Việc tự học sẽ
được tiến hành khi người học có nhu cầu muốn hiểu biết một kiến thức nào đó và
bằng nỗ lực của bản thân cố gắng chiếm lĩnh được kiến thức đó.
Như vậy tự học là hình thức học tập độc lập, tự giác, tích cực của người học
nhằm lĩnh hội, củng cố và vận dụng các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Tự học có những đặc điểm nổi bật sau:
-

Là một hình thức tổ chức dạy học mang tính chất cá nhân.

-

Người học tự tổ chức quá trình nhận thức của mình, thể hiện tính độc lập, tự

giác, tự chủ, kiên trì cao của bản thân.
-

Người dạy giữ vai trò chỉ đạo, định hướng, song không trực tiếp can thiệp

vào quá trình tự lĩnh hội của người học.

-

Tự học giúp cho người học củng cố, mở rộng, đào sâu, hệ thống hóa, khái

quát hóa kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, tư duy độc lập, sáng tạo, vận dụng
vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn.


1.3.2. Các kỹ năng tự học [9]
Tổ chức hoạt động tự học một cách khoa học, có chất lượng, hiệu quả không chỉ
là trách nhiệm của sự nghiệp giáo dục và đào tạo mà đây còn là trách nhiệm to lớn
của cá nhân từng người học. Trong quá trình học tập, việc xác định mục đích, xây
dựng động cơ, lựa chọn phương pháp, hình thức tự học hợp lý là vô cùng cần thiết.
Song điều cốt lõi nhất là bản thân người học phải có các kỹ năng tự học phù hợp thì
mới có thể phát huy hết năng lực sở trường của bản thân và có được kết quả như
mong muốn.
Dó đó, đối với HS, cần phải rèn luyện các kỹ năng tự học cơ bản sau:
-

Biết đọc, nghiên cứu giáo trình và tài liệu học tập; chọn ra những tri thức cơ

bản, chủ yếu; sắp xếp, hệ thống hóa theo trình tự hợp lý, khoa học.
-

Biết và phát huy được những thuận lợi, hạn chế những mặt non yếu của bản

thân trong quá trình học tập ở lớp, ở nhà, ở thư viện, ở phòng thí nghiệm và ở cơ sở
thực tế.
-


Biết vận dụng các lợi thế và khắc phục các khó khăn, thích nghi với điều

kiện học tập (cơ sở vật chất, phương tiện học tập, thời gian học tập…).
-

Biết sử dụng linh hoạt các hình thức và phương pháp học tập để đạt hiệu quả

học tập cao.
-

Biết xây dựng kế hoạch học tập trong tuần, tháng, học kỳ, năm học, khóa

học.
-

Biết và sử dụng có hiệu quả các kỹ thuật đọc sách, nghe giảng, trao đổi, thảo

luận, tranh luận, xây dựng đề cương, viết báo cáo, thu thập và xử lý thông tin.
-

Biết sử dụng các phương tiện học tập, đặc biệt là CNTT.

-

Biết ghi chép những điều quan trọng, cần thiết.

-

Biết lắng nghe và thông tin trí thức, giải thích tài liệu cho người khác.


-

Biết giao tiếp với những người có học, với chuyên gia và những người hoạt

động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau.
-

Biết phân tích, đánh giá và sử dụng các thông tin.

-

Biết kiểm tra – đánh giá chất lượng học tập của bản thân và bạn học.


×