Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

hiện tượng song trùng trong “trăm năm cô đơn” của g márquez

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.87 KB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ DIỄM KIỀU

HIỆN TƯỢNG SONG TRÙNG
TRONG “TRĂM NĂM CÔ ĐƠN” CỦA G.
MÁRQUEZ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh-2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ DIỄM KIỀU

HIỆN TƯỢNG SONG TRÙNG
TRONG “TRĂM NĂM CÔ ĐƠN” CỦA G.
MÁRQUEZ
Chuyên ngành: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
Mã số: 60.22.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS ĐÀO NGỌC CHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh-2011



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ chân thành,
nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.Ts Đào Ngọc Chương, thầy đã tận
tình giúp đỡ, chỉ bảo và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô khoa Ngữ văn trường Đại học Sư Phạm
Thành Phố Hồ Chí Minh đã dạy dỗ và tạo những điều kiện thuận lợi nhất trong suốt
thời gian tôi học tập và làm luận văn tại trường.
Xin biết ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh tôi trong suốt quá trình tôi
thực hiện luận văn.

Tp. Hồ Chí Minh ngày 22, tháng 11, năm 2011
Người thực hiện đề tài

LÊ THỊ DIỄM KIỀU


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của chúng tôi và
những kết quả đạt được trong công trình này chưa từng được công bố bất
cứ đâu.
Tác giả luận văn
Lê Thị Diễm Kiều


MỤC LỤC
DẪN NHẬP .............................................................................................................................7
1.Lí do chọn đề tài....................................................................................................................7
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................................8

2.1 Nhân vật .............................................................................................................................9
2.2 Kết cấu ............................................................................................................................. 14
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 20
3.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................................... 20
3.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................... 20
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 20
5. Đóng góp của đề tài ............................................................................................................ 21
6. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................................ 22
Chương I Hiện tượng song trùng và Gabriel García Máquez ................................................ 24
1.1

Biểu tượng song trùng trong văn học .......................................................................... 24

1.1.1

Khái niệm song trùng .......................................................................................... 24

1.1.2

Biểu tượng song trùng trong một số tác phẩm văn học ........................................ 27

1.1.2.1

Các tác phẩm của F.Dostoevski ........................................................................... 28

1.1.2.2 Các tác phẩm khác .................................................................................................. 38
1.2 G.Máquez và “Trăm năm cô đơn”.................................................................................... 46
1.2.1 G.Máquez “đỉnh cao ngọn sóng văn chương” ............................................................. 46
1.2.2 G. Márquez và hiện tượng song trùng ....................................................................... 51
Chương II Song trùng và nghệ thuật xây dựng nhân vật ..................................................... 54

2.1 Nhân vật văn học .............................................................................................................. 54
2.2 Các thủ pháp nghệ thuật .................................................................................................. 55
2.2.1 Thủ pháp trùng tên........................................................................................................ 55
2.2.1.1 Thế hệ thứ nhất ....................................................................................................... 55
2.2.2 Thế hệ thứ hai ............................................................................................................ 57
2.2.1.3 Thế hệ thứ ba .......................................................................................................... 61
2.2.1.4 Thế hệ thứ tư........................................................................................................... 63
2.2.1.5 Thế hệ thứ năm và sáu ............................................................................................ 68
2.2.2 Dùng biểu tượng ........................................................................................................ 73
2.2.3Nhân vật được soi chiếu dưới điểm nhìn đa chủ thể .................................................... 79


Chương III Song trùng và kết cấu tác phẩm ......................................................................... 85
3.1 Kết cấu tác phẩm.............................................................................................................. 85
3.2 Kết cấu song hành ........................................................................................................ 86
3.2.1 Văn bản thứ nhất- Melquíades người kể chuyện tiên tri ............................................ 86
3.2.2 Văn bản hai- người kể chuyện toàn năng .................................................................. 88
3.3 Kết cấu mê lộ ................................................................................................................ 91
3.3.1 Mê lộ- đầu cuối tương ứng ......................................................................................... 92
3.3.2 Mê lộ - những vòng tròn nhỏ đồng dạng .................................................................... 99
Tuyến nhân vật nam: ....................................................................................................... 102
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 111
A.

Tài liệu tham khảo Tiếng Việt ...................................................................................... 111


DẪN NHẬP
1.Lí do chọn đề tài

Mĩ Latin bao gồm Trung và Nam Mĩ với 19 quốc gia vùng Caribbe và 26 quốc
gia Nam Mĩ. Tất cả đều sử dụng chung tiếng Tây Ban Nha, trừ Brazil nói tiếng Bồ
Đào Nha. Trước khi thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm lược, các quốc gia
Mĩ Latin đã có một nền văn hóa bản địa hết sức đa dạng và độc đáo với những cuốn
kinh thánh chép tay rất tỉ mỉ, công phu được truyền khẩu từ đời này sang đời khác
của người Inca, Maya, Aztec. Văn hóa truyền khẩu thời này hầu hết nằm trong hai
lĩnh vực thần thoại và tín ngưỡng tôn giáo.
Từ nửa sau thế kỉ XX, văn học Mĩ Latin đã có những bước đột phá mạnh mẽ
làm cho cả thế giới phải hướng mắt về châu lục này với việc bùng nổ phong cách
sáng tác mới: Magical realism (Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo), hàng loạt những tác
giả tài năng xuất hiện đã đem đến cho văn chương nhân loại những tiếng nói mới mẻ
và độc đáo. Tính đến nay, văn học Mĩ Latin đã có 6 tác giả nhận giải Nobel văn học
danh giá: Gabriela Mistral (1945), Miguel Angel Asturias (1967), Pablo Neruda
(1971), Gabriel García Márquez (1982), Octavio Paz (1990), Mario Vargas Llos
(2010). Mỗi người một vẻ, họ đều là những tài năng xuất sắc của văn chương nhân
loại.
Alvaro Mutis, một trong hai nhà tiểu thuyết thành công nhất trong lịch sử văn
chương Colombia, vừa theo nghĩa được giới phê bình tán thưởng vừa theo nghĩa
giành được nhiều giải thưởng quan trọng, đồng thời là đôi bạn thân từ hơn nửa thế kỷ
nay với G.Márquez, trong lần trả lời phỏng vấn của Elena Poniatowska năm 1975 đã
đánh giá rất cao về tài năng vượt trội của G.Márquez: “Tôi tin rằng chỉ một mình
García Márquez đã thâu tóm, thành tựu và thực hiện được một cách hữu hiệu đến
tuyệt đối việc di chuyển thế giới Mĩ Latin vào văn chương. Chỉ mình ông đã đưa ra
được một cái nhìn thâu tóm và chính xác về thế giới đó”. (Về thế giới của A. Mutis và
G.G. Márquez, Evăn) Thế giới của nỗi cô đơn, sự tù đọng và ngừng trệ qua sự hòa
quyện tuyệt diệu hai yếu tố huyền ảo và hiện thực. Thật vậy, G.Márquez là một tác


gia lớn của văn học Mĩ Latin và thế giới, ông là một cây đại thụ văn học, là một trong
những tác gia tiêu biểu cho văn học hậu hiện đại, theo chủ nghĩa hiện thực huyền ảo

ngày nay. Nghiên cứu về tác giả này sẽ giúp chúng ta hiểu được nhiều điều về văn
hoá, lịch sử, con người Mĩ Latin.
Tác phẩm làm nên tên tuổi của ông chính là “Trăm năm cô đơn”, “cuốn tiểu
thuyết đã đưa dòng văn chương Mĩ Latin lên đỉnh cao nhất tính tới thời điểm này.
Cuốn tiểu thuyết đồng nhất với Mĩ Latin hơn hết, cuốn tiểu thuyết mà trong đó Mĩ
Latin học được cách nhìn nhận chính mình, cuốn tiểu thuyết mà có lẽ đối với văn
chương Mĩ Latin và những nhà du hành biển cả của nó cũng giống như Quixote đối
với văn chương Tây Ban Nha cùng những kẻ săn tìm giấc mơ bất khả.” (Về thế giới
của A. Mutis và G.G. Márquez, Evăn) Tác phẩm là một văn bản mở ra vô cùng những
hướng tiếp cận, cho nên dù đã có nhiều công trình nghiên cứu nhưng vẫn chưa khai
thác hết những giá trị độc đáo của nó. Một trong những giá trị đặc biệt đó chính là
hiện tượng song trùng.
Song trùng là một hiện tượng văn hóa xuất hiện từ rất sớm, đi vào đời sống văn
học từ xưa đến nay khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên mỗi tác phẩm luôn có
những nét riêng độc đáo, hấp dẫn. Trong công trình này, chúng tôi nhận thấy song
trùng chi phối nhiều đến việc tổ chức các thành tố nghệ thuật của tác phẩm như nhân
vật, kết cấu, trần thuật…Nó là cơ sở quan trọng xây dựng nên hệ thống thi pháp của
tác phẩm, đồng thời nó còn thể hiện mô hình quan điểm về thế giới của tác giả nhưng
lại chưa được các nhà nghiên cứu tìm hiểu và quan tâm đúng mức. Nghiên cứu đề tài
này, chúng tôi hy vọng sẽ góp thêm tiếng nói trong việc khám phá thế giới nghệ thuật
độc đáo của tác phẩm. Từ đó có thêm cơ sở để lí giải những chủ đề, tư tưởng quan
trọng của G. Márquez cũng như góp phần nâng cao hơn nữa giá trị độc đáo của
“Trăm năm cô đơn” trong dòng chảy của văn chương nhân loại.
2. Lịch sử vấn đề
“Trăm năm cô đơn” là sự kiện văn học lớn của nhân loại trong thế kỉ XX, là
kiệt tác thứ hai được viết bằng tiếng Tây Ban Nha kể từ khi Don Quixote ra đời


(Pablo Neruda). Nhanh chóng, nó được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới và thu hút
sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu. Nghiên cứu “Trăm năm cô đơn”, họ

thường tập trung vào những khía cạnh: chủ đề cô đơn, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo,
kết cấu, nhân vật…và có nhiều phát hiện thú vị. Đặc biệt ở hai phương diện nhân vật
và kết cấu. Tìm hiểu hai phương diện này, chúng tôi nhận thấy chúng bị chi phối
mạnh của hiện tượng song trùng, tạo ra những kiểu nhân vật và kết cấu mới mẻ. Để
làm rõ điều này, chúng tôi tiến hành tìm hiểu tình hình nghiên cứu hai phương diện
trên của các nhà nghiên cứu đi trước từ đó chỉ ra những nét riêng của chúng tôi khi
cùng nghiên cứu về vấn đề này.
2.1 Nhân vật
Qua các tư liệu, chúng tôi nhận thấy khi nghiên cứu nhân vật trong “Trăm năm
cô đơn” các nhà nghiên cứu đã chỉ ra hai loại nhân vật quan trọng: nhân vật cô đơn,
bị chi phối bởi nỗi hoài nhớ và nhân vật được lặp đi lặp lại.
Đánh giá nhân vật trong “Trăm năm cô đơn” bị chi phối bởi nỗi hoài nhớ và cô
đơn là một xu hướng khá phổ biến của các nhà nghiên cứu trên thế giới, một trong
những người quan tâm sâu sắc đến vấn đề này là Steven Boldy. Trong công trình
Gabriel García Márquez, Bloom’s modern critical views, Harold Bloom, Chelsea
House (2007), Harold Bloom đã cho rằng nhân vật trong “Trăm năm cô đơn” sống
khép kín, cô đơn cho đến chết. Điều này hướng đến làm rõ chủ đề cô đơn của tác
phẩm. Cô đơn là bản chất của con người, càng trốn chạy con người càng trở nên cô
đơn. Và cô đơn như là sự cảnh báo cho cái chết và hủy diệt mà con người sẽ đối mặt
nếu sống quá ích kỉ và cá nhân. Lòng nhớ quê cũ đã buộc nạn nhân vào quá khứ và
họ u sầu cho đến chết. “Hai nhân vật quan trọng quay trở lại cội nguồn và u sầu cho
đến chết bởi nỗi hoài nhớ: Amaranta Úrsula sôi nổi, hoạt bát và cực kì hiện đại đã
trở về làng Macondo khi nó ở trong tình trạng khánh kiệt, đổ nát chỉ để chảy máu cho
đến chết sau khi sinh ra một hài nhi có cái đuôi lợn, giống như đứa trẻ đầu tiên của
dòng họ, đã bị chết sau hơn một trăm năm trước đó, điểm khởi đầu của một vòng tròn
cho một chu kì nguyên vẹn. Cụ già bán sách ở Sabio Catalan thông thái trong nhóm
bạn của Aureliano Babilonia ông đã từng sống ở Bararanquilla trước đó. Cụ là


nhân vật cặp đôi với Melquíades, cũng có những bản viết tay. Sau nhiều năm sống ở

Macondo cụ cũng quay trở lại làng Mediterranean, nơi cụ sinh ra. Ở đó, cụ lại cảm
thấy nhớ về làng Macondo và điều đó làm cho cụ nhận ra nỗi hoài nhớ đối diện nhau
như những tấm gương soi vào nhau.” [59/100-101]
Cùng quan điểm với Steven Boldy, Senna trong bài viết Carl Cliffs Notes on
100 Years of cũng đã khẳng định: “Hầu như không có ngoại lệ, những con đực
Buendía được đánh dấu những dấu hiệu bi thảm của cô đơn. Và điều này có lẽ là tốt
nhất để có thể hiểu được các nhân vật”. Tiêu biểu là số phận của hai anh em sinh đôi
Segundo, mặc dù họ đã phát triển khác nhau và đã được định hình bởi những hoàn
cảnh sống khác nhau nhưng cuối cùng họ lại chết cùng lúc sau khi sống u sầu, đơn
độc trong một thời gian dài. Chúng ta thấy rằng ở đây một lần nữa cô đơn trở nên
thành "sức mạnh của thói quen" mỗi người. Rõ ràng, García Márquez xem cô đơn là
một phần không thể tránh khỏi trong xã hội.
Steven Boldy và Senna không phải là những người đầu tiên nhận thấy nhân vật
ở đây cô đơn. Trước ông đã có nhiều tác giả đề cập đến điều này, Michael Wood
(1990), Gabriel García Márquez One Hundred Years Of Solitude, Cup Archive và
Bell, Michael (1993), Gabriel Gacía Ma1rquez: Solitude and Solidary, Macmillan
cho rằng nhân vật trong “Trăm năm cô đơn” là nhân vật cô đơn. Khẳng định như vậy
các nhà nghiên cứu muốn hướng đến làm rõ chủ đề cô đơn của tác phẩm và khẳng
định cô đơn là phần cố hữu quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Trong khi đó nhiều nhà nghiên cứu lại cho rằng nhân vật trong “Trăm năm cô
đơn” là kiểu nhân vật lặp đi lặp lại. Tiêu biểu cho xu hướng này là ý kiến của Gerald
Martin và Ian Johnston. Gerald Martin giáo sư khoa Ngôn ngữ và văn chương Tây
Ban Nha tại Đại học Pittsburgh, Mỹ là một nhà phê bình tiểu thuyết nổi tiếng của Mĩ
Latin khi nghiên cứu về kiệt tác trên của G.Márquez trong bài viết “On 'magical' and
social realism in Garcia Marquez” In McGuirk and Cardwell đã nhận xét: “Trong
Trăm năm cô đơn không bao giờ giống như mọi người mong đợi. Mọi thứ đều bất
ngờ với các nhân vật. Tất cả họ đều thất bại, và thất vọng. Hầu hết các hành động
của họ - từ cái nhìn đầu tiên như cấu trúc của cuốn tiểu thuyết - là những vòng



tròn…, họ không thể thoát ra khỏi vòng tròn luẩn quẩn của số phận. Cuộc sống của
họ được định bởi giá trị của một ai trước đó. Do đó cô đơn, trung tâm chủ đề (cùng
với nhiệm vụ) của lịch sử Mĩ Latin: đó là họ bị bỏ rơi trong một châu lục trống rỗng,
một văn hóa rộng lớn chân không” [64/106]. Sự lặp đi lặp lại này đặc biệt ở tuyến
nhân vật nam của dòng họ Buendía: “Mô hình lặp đi lặp lại trong tác phẩm, đặc biệt
là với những người đàn ông. Họ phấn đấu thực hiện hoạt động như những người đàn
ông trẻ, nhưng trở nên thất vọng và cuối cùng rút lui. Không có khả năng đối phó với
điều kiện thực tế có hiệu quả, cuối cùng họ lựa chọn cho một cô đơn thất vọng”.
[64/106] Nhân vật trong “Trăm năm cô đơn” lặp đi lặp lại như một vòng tròn định
mệnh vĩnh viễn bất chấp sự cố gắng vượt thoát của họ. Định mệnh này được gắn chặt
với cái tên mà họ đón nhận ngay từ lúc lọt lòng. Nhân vật nào có tên gọi giống nhau
thì số phận của họ sẽ giống nhau, đều thất bại, sống cô đơn và hoài nhớ. Nhân vật lặp
đi lặp lại tiếp tục tạo ra cấu trúc vòng tròn thú vị cho tác phẩm. Nhấn mạnh điều này,
Gerald Martin khẳng định nó vừa làm rõ chủ đề cô đơn của tác phẩm vừa hướng đến
thể hiện những giá trị hiện thực sâu sắc.
Với bài viết nổi tiếng “Trăm năm cô đơn của Márquez” (1995) tại đại học
Malaspina College nay là Đại học Vancouver Island, Ian Johnston đã chỉ ra nhân vật
ở đây được xây dựng lặp đi lặp lại một cách đầy ám ảnh qua nhiều thế hệ, không chỉ
lặp lại tên gọi mà tính cách, số phận cũng được lặp lại và họ ý thức được điều này
một cách rõ ràng nhưng không thể thay đổi được bởi số phận của kẻ hậu sinh đã được
định đoạt qua sự lặp lại tên gọi của những tiền nhân trước đó. “Đối với tất cả những
thay đổi rõ ràng trong các ngành nghề chính của họ, tính cách của họ liên tục lặp lại
các kinh nghiệm của các thế hệ trước đó. Nhân vật có một ý thức mạnh mẽ về số
phận lặp lại ám ảnh này. Khi một cái tên được chọn đặt cho nhân vật thì nó cũng đã
xác định luôn các hành động chủ yếu của cuộc sống sau này của họ. Và người đó sẽ
lặp lại các sự kiện cuộc sống của tổ tiên mình trước đây”. Có thể thấy những ý kiến
trên của Ian Johnston khá tương đồng với Gerald Martin trong việc đánh giá đặc điểm
nhân vật trong “ Trăm năm cô đơn”, nhân vật luôn được lặp lại tạo ra những số phận
giống nhau qua nhiều thế hệ.



Về phía các công trình trong nước, chúng tôi nhận thấy có những bài viết
đáng chú ý của Nguyễn Trung Đức, Lê Huy Bắc, Trần Thị Anh Phương… nhìn
chung các nhà nghiên cứu đều cho rằng nhân vật trong “Trăm năm cô đơn” là nhân
vật cô đơn và lặp lại. Điều này góp phần làm rõ chủ đề cô đơn và những giá trị hiện
thực sâu sắc của Mĩ Latin.
Nguyễn Trung Đức (2003), “Trăm năm cô đơn”, Nxb Văn học đã có những
nhận xét khá đầy đủ về nghệ thuật của tác phẩm, trong đó có phương diện nhân vật.
Thứ nhất nhân vật trong “Trăm năm cô đơn” là những nhân vật siêu mẫu, dị thường
được phóng đại đến mức quái dị, gây ấn tượng sâu đậm với người đọc. Thứ hai nhân
vật được xây dựng giống nhau, lặp lại phân làm hai tuyến: José Arcadio và
Aureliano. Trong đó những Aureliano luôn có trí thông minh tuyệt vời nhưng lại mắc
chứng trầm tư, ủ dột và lánh đời còn những José Arcadio bao giờ cũng khỏe mạnh,
táo gan và sống chan hòa nhưng cuối cùng đều thất bại và cô đơn. Cuộc đời của mỗi
nhân vật là một vòng tròn cô đơn, khép kín. “Chúng ta dễ dàng nhận ra những nhân
vật trong Trăm năm cô đơn là những nhân vật siêu mẫu, tức là những con người phi
thường, dị thường và quái dị. […]Những Aureliano có trí thông minh tuyệt vời nhưng
lại mắc chứng trầm tư, ủ dột và lánh đời. Trong khi đó những José Arcadio bao giờ
cũng khỏe mạnh, táo gan và sống chan hòa. Hai tuyến nhân vật này có lúc hoán đổi
tư chất của nhau[…] Tuy là những người khỏe mạnh, thông minh, có ý chí và nghị
lực phi thường, những José Arcadio và những Aureliano bao giờ cũng thất bại, cũng
phải sống trong cảnh cô đơn”. [11/14-16]
Lê Huy Bắc (2009), “Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel García
Márquez”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, cho rằng nhân vật của “Trăm năm cô đơn” mỗi
người một vẻ nhưng tất đều cả đều cô đơn và không toàn mĩ. G.Márquez đặt nhân vật
của mình đối diện với cái cô đơn và kiểm tra thái độ của họ với cái cô đơn đó. Từ đó
khẳng định cô đơn vừa là động lực vừa là xung lực tiêu diệt tất cả. Cùng với sự cô
đơn, nhân vật của G.Márquez luôn tồn tại song song cùng lúc hai mặt nhân phẩm:
ngợi ca và chê trách. Đó là những lí do khiến dòng họ Buendía bị tuyệt diệt. “Tất cả
các nhân vật trong Trăm năm cô đơn đều luôn tồn tại hai mặt: nhân phẩm, đáng ngợi



ca và lệch lạc, hư hỏng, đồi bại đáng chê trách”. […] Thế giới nhân vật trong Trăm
năm cô đơn đều phải luôn đối đầu với cái cô đơn. Chưa bao giờ trong lịch sử văn
học thế giới, chúng ta lại gặp nhiều con người, nhiều kiểu dạng cô đơn như ở
đây.[…] G.Márquez đặt nhân vật của mình đối diện với cái cô đơn và kiểm tra thái
độ của nhân vật mình với cái cô đơn đó”. [23/218-219]
Trần Thị Anh Phương với bài viết “Nhân vật trùng tên trong Âm thanh và
cuồng nộ và Trăm năm cô đơn”, TCVH, Số 9 đã tiến hành so sánh và chỉ ra những
điểm giống và khác nhau của Faulkner và G.Márquez khi xây dựng những nhân vật
trùng tên trong hai tác phẩm trên. Tác giả nhận thấy qua môtip nhân vật trùng tên
này, Faulkner và G.Márquez muốn nhấn mạnh hành trình tìm về bản ngã, sự hiện
sinh của con người trong thế giới. Đồng thời sử dụng kiểu nhân vật trùng tên để lồng
ghép lịch sử dòng họ với bức tranh rộng lớn của xã hội. Tuy nhiên sự so sánh này
cũng chỉ mới bước đầu và mức độ so sánh cũng chưa thực sự sâu sắc nhưng tác giả
bài viết bước đầu đã chỉ ra được những nét tương đồng và dị biệt thú vị của hai tác
giả này khi cùng tạo ra những nhân vật trùng tên. “Cả hai tiểu thuyết gia này đều sử
dụng mô típ trùng tên nhân vật theo chu kì khép kín đến vô vọng. Hiện tượng xoá mờ
tên tuổi, đường viền lịch sử gây ra một tín hiệu rõ rệt: sự tồn tại của con người như
những hồ sơ, những con số, những danh bạ. […] Môtip trùng tên nhân vật trong Âm
thanh và cuồng nộ và Trăm năm cô đơn mô tả sự cảnh tỉnh của con người trong thế
giới hiện đại với hành trình tìm về bản ngã, sự hiện sinh của con người trong thế giới
này.
Với nhân vật trùng tên, Márquez đã đẩy trạng thái cô đơn của con người lên
đỉnh điểm và nhân vật trở thành diện mạo vĩnh cửu trong văn học. Bằng việc sử dụng
nhân vật trùng tên, Márquez đã thể hiện nỗi cô đơn thống thiết như của con người, và
nỗi khổ đau này hiện lên trong tác phẩm như một bản án đồng thời lại là sự trừng
phạt. Cũng như Faulkner, Márquez sử dụng kiểu nhân vật trùng tên để dàn dựng lên
bức tranh dòng họ lồng trong bức tranh rộng lớn của xã hội tù đọng, lạc hậu rơi vào
khủng hoảng bế tắc của đất nước Colombia hay Mỹ Latin nói chung”. [50/140-142]

Như vậy, khi nghiên cứu nhân vật trong “Trăm năm cô đơn”, đa số các nhà
nghiên cứu nhận thấy nhân vật ở đây bị chi phối bởi nỗi hoài nhớ, cô đơn và lặp đi


lặp lại. Qua việc xây dựng những nhân vật như thế, G.Márquez khẳng định cô đơn
như một phần bản ngã của mỗi người. Đồng thời qua đó, tác phẩm còn phản ánh hiện
thực xã hội Colombia và Mĩ Latin một cách sâu sắc. Cùng nghiên cứu nhân vật trong
“Trăm năm cô đơn”, chúng tôi vẫn nhận thấy nhân vật ở đây được xây dựng lặp lại
như những nhà nghiên cứu đi trước. Tuy nhiên sự lặp lại này không chỉ lặp lại đơn
thuần từng cá nhân riêng biệt mà nhân vật được xây dựng lặp lại theo kiểu cặp đôi,
mỗi thế hệ đều tồn tại song đôi hai cá thể, hai cá thể này sẽ được tái xuất một phần
hoặc hoàn toàn qua những cặp đôi ở thế hệ tiếp theo và cứ như thế cho đến những kẻ
cuối cùng của dòng họ. Sự lặp lại liên tiếp này tiếp tục tạo ra sự phân tuyến nhân vật
rõ rệt cho tác phẩm.

2.2 Kết cấu
Quan tâm đến phương diên thứ hai, kết cấu tác phẩm, chúng tôi nhận thấy các
nhà nghiên cứu đề cập đến các kiểu kết cấu quan trọng sau: kết cấu vòng tròn, lặp lại
và kết cấu biên niên sử. Ở kiểu kết cấu thứ nhất, kết cấu vòng tròn lặp lại được khá
nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra. Trong đó đáng chú ý là hai bài viết của Carlos Fuentes
và Steven Boldy .
Carlos Fuentes trong lời giới thiệu tác phẩm, One hundred years of solitude
(1998) ,Gregory Rabassa dịch, London: Everyman’s library đã chỉ ra trong tác phẩm
có hai câu chuyện, có hai người kể chuyện và được kết cấu như một vòng tròn. Câu
chuyện thứ nhất kể lại lịch sử của Buendía từ lúc lập làng Macondo một cách liên tục
theo trình tự thời gian, vừa như một áng Thánh kinh, vừa mang tính chất châm biếm,
cường điệu như một vòng tròn bất tận với những cái tên, những mô hình kí ức lặp đi
lặp lại liên tục: con của José Arcadio tên là Aureliano, con của Aureliano lại có tên là
José Arcadio, rồi con của José Arcadio lại có tên là Aureliano …Câu chuyện thứ hai
bắt đầu khi câu chuyện thứ nhất kết thúc, khi Aureliano Babilona phát hiện ra câu

chuyện của dòng họ mình và số phận của làng Macondo đã được viết trước đó trong
những văn bản viết tay kì lạ của Melquíades, tạo ra một vòng tròn định mệnh cho tác
phẩm. “Trăm năm cô đơn có thể xem là có hai câu chuyện bởi vì có hai người kể
chuyện. Câu chuyện thứ nhất được thể hiện trên văn bản sách vở mà chúng ta coi là


không phức tạp: tác giả Gabriel García Márquez kể lại lịch sử của cái dòng họ đã
tạo lập nên làng Macondo một cách liên tục theo trình tự thời gian, vừa như một áng
Thánh kinh, vừa mang tính chất châm biếm, cường điệu: con của José Arcadio là
Aureliano, con của Aureliano lại có tên là José Arcadio, rồi con của José Arcadio
lại có tên là Aureliano …câu chuyện thứ hai bắt đầu khi câu chuyện thứ nhất kết
thúc: chúng ta nhận ra rằng biên niên sử của làng Macondo trước đó đã được viết
trong những văn bản viết tay kì lạ của một nhà thông thái, Melquíades. Đầu tiên, ông
ấy xuất hiện với tư cách là một nhân vật trong tác phẩm sau đó chúng ta mới phát
hiện ra ông ấy là một người kể chuyện. Lúc đó, có hai điều xảy ra: cuốn sách bắt đầu
lại, nhưng lần này những sự kiện lịch sử được diễn ra đồng thời như một huyền thoại.
[…]
Kí ức lặp lại mô hình, lặp lại sự bắt đầu, giống như ngài đại tá Buendía làm
những những con cá vàng rồi lại đem nấu chảy nó ra rồi lại làm lại từ đầu hết lần
này đến lần khác…tái sinh liên liên tục, để đảm bảo sự vĩnh cửu của vũ trụ bằng
những hoạt động chính xác, có tính chất nghi lễ, chân thành lặp lại và lặp lại việc
sản xuất những con cá vàng rồi lại đem nấu chảy nó ra rồi lại làm lại từ đầu, cứ như
thế tiếp tục tái sinh lại trong một sự bảo đảm chính xác tuyệt đối như những hoạt
động của vũ trụ.[57/8-11] Khẳng định kết cấu trong “Trăm năm cô đơn” là kết cấu
vòng tròn bởi tác giả nhận thấy những cái tên và những mô hình kí ức cứ lặp đi lặp lại
trong tác phẩm như thể thời gian cũng là một sự lặp lại những thời điểm đã xảy ra
trong quá khứ.
Không chỉ riêng Carlos Fuentes, Steven Boldy trong bài viết Gabriel García
Márquez, Bloom’s modern critical views, Harold Bloom, Chelsea House (2007),
cũng khẳng định kết cấu của “Trăm năm cô đơn” như những vòng tròn lặp lại khi

thời gian quá khứ và hiện tại đồng hiện một cách tinh tế trong tác phẩm. Những sự
kiện được kể ra khi bắt đầu một chương hoặc một đoạn sau đó sẽ được kể lại theo lối
vòng tròn với việc quay ngược lại quá khứ rồi phát triển tiếp câu chuyện ở hiện tại
tạo cho câu chuyện như một vòng tròn khép kín vĩnh viễn. “Kĩ thuật kể chuyện của
tác phẩm như vòng tròn lặp lại, sự đảo lộn và cùng tồn tại thì quá khứ và hiện tại


trong câu. Ở phần bắt đầu chương sáu phân tích kĩ thuật trần thuật của tác phẩm
như những vòng tròn lặp lại, để nhấn mạnh tính đồng thời của quá khứ-hiện tại trong
cùng câu. Lúc mở đầu chương sáu, ngài đại tá tham gia quân đội….khi chúng ta đọc
tới những phần giữa của những chương tiếp theo thì những điều này đã xảy ra trước
đó, được đoán trước đó và sau đó được ghi lại.[…] Kết thúc một chương trong sự
giống nhau của dòng họ Buendía hoặc thời gian chung bị phân chia như một cuốn
sách khải huyền”. [59/101].
Ở bài viết “On 'magical' and social realism in Garcia Marquez” In McGuirk
and Cardwell, Gerald Martin cũng nhận thấy “cấu trúc của cuốn tiểu thuyết - là
những vòng tròn”. Từ việc nhận xét thế giới nhân vật của tác phẩm, ông đã cho rằng
sự lặp lại những cái tên giống nhau qua nhiều thế hệ của dòng họ Buendía tạo cho câu
chuyện phát triển theo một chu kì khép kín đến vô vọng, như một vòng tròn quay mãi
quay mãi, tạo ra kết cấu vòng tròn.
Xu hướng nhìn nhận kết cấu của tác phẩm như những vòng tròn của các nhà
nghiên cứu trên đây vốn dĩ đã được chính García Márquez tiết lộ trong văn bản tác
phẩm khi ông để chính các nhân vật của mình tự nhận xét về quy luật vận động theo
vòng tròn, không hao mòn của thời gian trong tác phẩm. Tương ứng với dòng thời
gian “bị tai nạn” ấy, nhiều thế hệ của gia đình Buendía được lặp lại do di truyền.
Ursula Iguaran là người đầu tiên của Macondo đã nhận biết rằng thời gian thì không
hữu hạn, mà dần dần tiến về phía trước và sự đồng thời của các thời gian khiến cho
nhiều người mắc bệnh quên khi họ lẫn lộn quá khứ với tương lai và tương lai cũng dễ
nhớ như quá khứ bởi vì cùng theo một thứ chu kỳ.
Trong khi đó, Raymond L.Williams (2007), Gabriel García Márquez, Bloom’s

modern critical views, Harold Bloom, Chelsea House, lại nhấn mạnh cấu trúc biên
niên sử của tác phẩm qua những kĩ thuật độc đáo, tạo ra một “cấu trúc hỏi chứ không
phải là một câu trả lời”: “Yếu tố văn chương của biên niên sử là việc tác giả sử dụng
những kĩ thuật báo chí, những giấc mơ, những linh cảm và những biểu tượng để làm
mờ đi ranh giới giữa thực tế và hư cấu. Việc phân tích tiểu thuyết giống như những


quy ước bắt buộc của thể loại trinh thám. Isabel A’lvarez Borland Labels gọi nó là
một mô hình hoàn hảo của cái gọi là “hermeneu-tistale”, một cấu trúc hỏi chứ không
phải là một câu trả lời”.

[59/108]

Cùng nhấn mạnh yếu tố biên niên sử của tác phẩm Ochoa Reyes trong Lose’
Luis, Auto-pisa de una muerrte anunciada Gabriel García Márquez Colombia đã
“xem xét vai trò của người kể chuyện trên cả quan điểm lịch sử và quan điểm kể
chuyện trong biên niên sử về một cái chết được báo trước trong đó tác giả là người
kể chuyện và là một nhân vật, thuật lại những sự kiện và tổ chức chúng thành một
biên niên sử”, Ngoài ra Ochoa Reyes còn tìm thấy điểm tương đồng giữa cuốn tiểu
thuyết và sách Phúc âm.
Nhấn mạnh cấu trúc biên niên sử của cuốn tiểu thuyết, Raymond L.Williams
và Ochoa Reyes chủ yếu dựa trên loại thời gian tuyến tính trong tác phẩm. Nhưng tác
phẩm này có đến hai văn bản, hai dòng thời gian tuyến tính và phi tuyến tính đồng
hiện với nhau cho nên nếu chỉ quan sát nó ở một phương diện tuyến tính mà kết luận
cấu trúc tác phẩm theo lối biên niên sử theo người viết là chưa thỏa đáng, chỉ có thể
là một phương diện kết cấu của tác phẩm.
Các nhà nghiên cứu trong nước khi tiếp cận tác phẩm này cũng đã có những
kiến giải rất thú vị xung quanh vấn đề kết cấu của tác phẩm. Nhìn chung sự đánh giá
ở đây thiên về hướng tác phẩm được kết cấu theo kiểu vòng tròn. Nguyễn Trung Đức
(2003), “Trăm năm cô đơn”, Nxb Văn học nhận thấy tác phẩm được kết cấu phức tạp

và chặt chẽ đến từng chi tiết theo phương thức đồng hiện thời gian. Cuốn sách có hai
văn bản, tương ứng có hai người kể chuyện. Người kể chuyện trong văn bản thứ hai
là một nhà thông thái sau khi nắm được câu chuyện thứ nhất do Melquíades viết trên
những tấm da thuộc rồi kể lại cho độc giả nghe. Tương ứng với hai người kể chuyện,
có hai loại thời gian: thời gian trong văn bản một là thời gian tâm lí gắn liền với quá
trình hồi tưởng, nhớ lại của nhân vật. Thời gian của văn bản thứ hai là thời gian biên
niên, trật tự. Trong đó thời gian trong văn bản hai đóng vai trò then chốt trong tác
phẩm. Hai loại thời gian này đan bện, gắn kết vào nhau một cách chặt chẽ. “Trăm


năm cô đơn là chuyện về dòng họ Buendía được viết tỉ mỉ đến từng chi tiết theo
phương thức thời gian đồng hiện với một kết cấu phức tạp và chặt chẽ.[…] Cuốn
sách có hai văn bản. Văn bản một là cái văn bản chúng ta đọc hết dòng này sang
dòng khác chạy suốt từ đầu đến cuối cuối sách. Văn bản hai là văn bản được
Melquíades viết trên những tấm da thuộc. Văn bản hai làm nền cho văn bản một.
Tương ứng với hai văn bản có hai người kể chuyện. Một là người kể chuyện ở văn
bản một, chúng tôi gọi là người kể chuyện thứ nhất, và người kia là Melquíades kể
chuyện ở văn bản thứ hai, chúng tôi gọi là văn bản thứ hai. Sau khi đã thuộc lòng
câu chuyện về dòng họ Buendía do người kể chuyện thứ hai ghi trên những tấm da
thuộc, người kể chuyện thứ nhất với tư cách là nhà thông thái, người hiểu biết tất cả,
theo sở thích của mình kể lại cho chúng ta nghe, người kể chuyện thứ nhất đã vận
dụng kết cấu sự kiện để làm nổi bật tính cách một nhân vật hoặc bản chất một sự kiện
bằng cách hội tụ các sự kiện, các tính tiết theo thứ tự biên niên sử.
Tương ứng với hai người kể chuyện, trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn có hai
thời gian sau đây: thời gian của người kể chuyện thứ nhất tương ứng với văn bản
một, bắt đầu với việc giới thiệu một nhân vật, rồi đến một lúc nào đó, thời gian này
lùi lại vài thập kỉ, thậm chí vài thế kỉ, sau đó lại tiếp nối cùng với việc kể tiếp về nhân
vật ấy. […]. Thời gian của người kể chuyện thứ nhất là thời gian tâm lí gắn với quá
trình nhớ lại, quá trình hồi tưởng. Thời gian của người kể chuyện thứ hai gắn với văn
bản hai. Thời gian này là thời gian dòng họ Buendía ra đời, thịnh đạt và tuyệt diệt.

Nhưng vì dòng họ này là một dòng họ đã được khẳng định, không phát triển tới một
tương lai nào nên thời gian của người kể chuyện thứ hai là thời gian cốt truyện mang
tính biên niên sử, nó là thời gian thực tại, tồn tại độc lập với ý thức của người kể
chuyện thứ nhất. Trong Trăm năm cô đơn chúng ta thấy hai loại thời gian này đan
bện lấy nhau, hoà quyện vào nhau, trong đó thời gian của người kể chuyện thứ hai,
thời gian thực tại giữ vai trò then chốt, tạo thành thời gian nghệ thuật của tác phẩm,
phản ánh được đặc trưng trì động, chậm phát triển của Mỹ Latin”. [11/8-11] Những
ý kiến trên của dịch giả Nguyễn Trung Đức khá cùng qua điểm với Carlos Fuentes
mà chúng tôi đã đề cập ở trên.


Lê Huy Bắc (2009), “Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel García
Márquez”, Nxb Giáo dục, Hà Nội cho rằng kết cấu của “Trăm năm cô đơn” là kết cấu
mê lộ. Tác giả xuất phát từ việc các thành tố của tác phẩm được lặp đi lặp lại một
cách đậm đặc, chủ yếu là phương diện nhân vật: lặp tên, lặp kí ức, tạo ra những tuyến
nhân vật song trùng, đồng dạng. Kết cấu mê lộ phù hợp cho việc thể hiện chủ đề cô
đơn của tác phẩm hay chính nỗi cô đơn không lối thoát của nhân vật tạo nên sự mê lộ
cho tác phẩm. “Kết cấu của Trăm năm cô đơn về bản chất là kết cấu mê lộ. Trước hết
là những cái tên được lặp đi lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trêm nữa, tác giả
còn cấu trúc cặp nhân vật sinh đôi (anh em Arcadio Segunvà Aureliano Segundo) với
mục đích là tạo nên sự huyền ảo về những sự kiện quay vòng thông qua sự nhầm lẫn,
đáng đố người đọc.
Ngay đến cả kí ức, người kể cũng để hai nhân vật có cùng kí ức. Đấy là chuyện
đại tá Aureliano Buendía đứng đầu họng súng của nhóm lính hành hình trong lúc
đang nhớ về quá khứ. Trước đó, cháu của đại tá Aureliano Buendía là Arcadio khi
đứng trước đội hành hình cũng nhớ về quá khứ. Hai chú cháu này có sự đồng dạng
về kí ức, kí ức về gia đình. Không chỉ riêng thế giới đàn ông mà thế giới đàn bà trong
tác phẩm cũng được cấu trúc theo kiểu mê lộ. Một Pilar Ternera vừa đẻ con với
Arcadio vừa đẻ con với Aureliano. Bà là mẹ, là bà, là cụ của nhiều hậu duệ nhà
Buendía, nhưng những hậu duệ ấy chẳng một ai biết được mối quan hệ của mình với

bà. Một Úrsula, một Remedios…được tái sinh qua nhiều thế hệ ở ngoại diện hoặc
tính cách. Tất cả tạo nên sự quay vòng của cái mê lộ bất tận của dòng họ, của nỗi cô
đơn của kiếp người ”. [23/231-232]. Thực chất kết cấu mê lộ mà tác giả đề cập ở đây
cũng là một dạng của kết cấu vòng tròn. Vì bản chất của mê lộ cũng là những vòng
tròn vĩnh viễn không có lối thoát, luôn là những lối đi trùng lặp lên nhau mà không có
điểm dừng. Do vậy ý kiến trên của Lê Huy Bắc theo chúng tôi nó khá cùng quan
điểm với một số nhà nghiên cứu mà chúng tôi đã đề cập ở trên.
Như vậy, khi nhận xét kết cấu và nhân vật trong “Trăm năm cô đơn” các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước nhận thấy đó là kiểu kết cấu vòng tròn, mê lộ. Nhân
vật bị chi phối bởi nỗi hoài nhớ, cô đơn và lặp đi lặp lại. Qua đó chúng tôi thấy rằng


mặc dù xuất hiện và chi phối khá quan trọng trong tác phẩm nhưng hiện tượng song
trùng trong “Trăm năm cô đơn” chưa được các nhà nghiên cứu đánh giá và quan tâm
đúng mức, cũng như được gọi tên một cách chính xác, rõ ràng. Tiếp thu thành quả
của những nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu và đi sâu
hơn trong việc làm rõ sự chi phối của hiện tượng song trùng trong “Trăm năm cô
đơn”, cụ thể trên hai phương diện nhân vật và kết cấu. Từ đó có thể đánh giá đầy đủ
hơn về vai trò của hiện tượng này trong tác phẩm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tác phẩm “Trăm năm cô đơn” do nhóm dịch giả Nguyễn Trung Đức- Phạm
Đình Lợi- Nguyễn Quốc Dũng dịch và giới thiệu từ khá sớm ở Việt Nam. Tính đến
nay, tác phẩm đã qua nhiều lần tái bản. Ở đây, chúng tôi sử dụng văn bản dịch “Trăm
năm cô đơn” 2003, Nxb Văn học. Trong quá trình nghiên cứu khi cần đối chiếu với
nguyên bản thì chúng tôi sử dụng văn bản: One hundred years of solitude (1998),
Gregory Rabassa dịch sang tiếng Anh, London: Everyman’s library.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, trước hết chúng tôi tập trung làm rõ khái niệm song
trùng và song trùng trong một số tác phẩm văn học.

Thứ hai, chúng tôi tiến hành tìm hiểu hiện tượng song trùng trong “Trăm năm
cô đơn” trên các phương diện: Nghệ thuật xây dựng nhân vật và kết cấu. Từ đó chỉ ra
những hiệu quả nghệ thuật của nó trong tác phẩm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng chủ yếu ba phưong pháp: văn hoá-lịch
sử, so sánh-đối chiếu và phân tích cấu trúc.
Phương pháp so sánh-đối chiếu được chúng tôi sử dụng nhiều trong chương I
nhằm chỉ ra sự tương đồng và dị biệt giữa các tác giả khác và G. Má rquez khi cùng


khai thác song trùng. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp này ở chương II
khi tiến hành so sánh hệ thống biểu tượng và nhân vật trong tác phẩm.
Phương pháp văn hoá-lịch sử là phương pháp quan trọng thứ hai được chúng
tôi sử dụng trong luận văn. Chúng tôi nhận thấy, văn hóa, lịch sử có vai trò khá quan
trọng trong sáng tác của một nhà văn.Văn hoá, lịch sử Colombia và Mĩ Latin đã để lại
dấu ấn khá đậm nét trong các tác phẩm của G.Márquez, đặc biệt trong “Trăm năm cô
đơn”. Vì thế, khi nghiên cứu tác phẩm này, chúng tôi đã dùng phương pháp trên để
nghiên cứu, lí giải những hình tượng nhân vật và hệ thống biểu tượng trong tác phẩm.
Qua đó làm rõ được những giá trị tư tưởng sâu sắc của tác phẩm, đặc biệt là việc thể
hiện các sự kiện lịch sử của đất nước. Phương pháp này chúng tôi vận dụng nhiều ở
chương II.
Như trên chúng tôi đã khẳng định trong “Trăm năm cô đơn” song trùng chi
phối mạnh mẽ đến việc xây dựng các thành tố của tác phẩm. Cho nên phương pháp
cấu trúc được chúng tôi sử dụng nhằm tìm ra mối liên kết đó giữa các thành tố của tác
phẩm và tư tưởng của nhà văn, tạo cơ sở đúng đắn để đánh giá những giá trị của tác
phẩm.
Trên đây là ba phuơng pháp quan trọng được chúng tôi sử dụng thường xuyên
trong quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó chúng tôi còn phối hợp với một số phương
pháp hỗ trợ khác như: Phương pháp tiểu sử, Phương pháp thống kê nhằm đạt hiệu
quả tốt nhất cho việc nghiên cứu.

5. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu song trùng trong “Trăm năm cô đơn”, chúng tôi nhận thấy:
-Song trùng trong tác phẩm này là một hiện tượng chứ không phải là một biểu
tượng như những sáng tác khác.
-Song trùng chi phối mạnh mẽ đến các thành tố của tác phẩm, trong đó có hai
phương diện quan trọng nhân vật và kết cấu.


Cùng là kiểu nhân vật song trùng nhưng ở Márquez có những biến tấu riêng so
với những nhà văn khác. Ông không chủ yếu khai thác nhân vật ở phương diện tâm lí,
thể hiện phần bản ngã con người mà chủ yếu hướng đến việc phản ánh và lí giải các
vấn đề của hiện thực. Tác phẩm được kết cấu như những mê lộ trùng lặp bởi nhiều
vòng tròn nhỏ đồng tâm trong vòng quay lớn của lịch sử dòng họ. Điều này hướng
đến chủ đề cô đơn của tác phẩm và các ý nghĩa lịch sử.
Từ đó chúng tôi thấy rằng hiện tượng song trùng trong “Trăm năm cô đơn” là
một cơ sở quan trọng thể hiện mô hình quan niệm về thế giới và con người của tác
giả. Đồng thời nó còn là cơ sở thi pháp của tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn”.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn của chúng tôi ngoài phần dẫn nhập và kết luận còn có ba chương nội
dung.
Trước tiên, chúng tôi tiến hành làm rõ các vấn đề: lí do chọn đề tài, đối tượng, phạm
vi ngiên cứu, lịch sử vấn đề, phương pháp nghiên cứu, và cấu trúc của luận văn. Ở
phần lịch sử vấn đề, trên cơ sở tìm hiểu các tài liệu liên quan đến đề tài ở trong và
ngoài nước, chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá để chuẩn bị cho việc triển khai
những quan điểm của mình sau này trên cơ sở vận dụng ba phương pháp quan trọng:
phương pháp so sánh, phương pháp văn hoá-lịch sử và phương pháp phân tích cấu
trúc để làm sáng rõ vấn đề.
Chương I: Hiện tượng song trùng và G. Márquez
Trong chương này, chúng tôi xác định nội hàm khái niệm song trùng sau đó
tiến hành nghiên cứu một số tác phẩm khác liên quan đến nó. Từ đó chỉ ra sự vận

dụng và sáng tạo riêng của G.Márquez dựa trên mã biểu tượng truyền thống này.
Chương II: Song trùng và nghệ thuật xây dựng nhân vật
Chúng tôi nghiên cứu hiện tượng song trùng ở phương diện nghệ thuật xây
dựng nhân vật qua những thủ pháp trùng tên, hệ thống biểu tượng trùng lặp và nhân


vật được soi chiếu ở cái nhìn đa diện. Qua những thủ pháp này, hệ thống nhân vật
được xây dựng một cách sinh động và độc đáo.
Chương III: Song trùng và kết cấu tác phẩm
Người viết tập trung làm rõ sự chi phối hiện hiện tượng song trùng và kết cấu
tác phẩm qua các kiểu kết cấu: song hành, mê lộ.
Phần kết luận, chúng tôi tiến hành tổng kết lại những kết quả của luận văn,
đồng thời đưa ra những kiến nghị và đề xuất cho hướng nghiên cứu tiếp theo. Ngoài
ba phần chính nêu trên, luận văn còn có tài liệu tham khảo và phụ lục.


Chương I : Hiện tượng song trùng và Gabriel García Máquez
1.1

Biểu tượng song trùng trong văn học

1.1.1 Khái niệm song trùng
Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật. Đặc điểm cơ bản của
hình tượng nghệ thuật là sự tái hiện thế giới, làm cho con người và cuộc sống hiện lên
y như thật. Nhưng hình tượng nghệ thuật cũng là một hiện tượng đầy tính ước lệ.
Bằng hình tượng, nghệ thuật sáng tạo ra một thế giới hoàn toàn mang tính biểu tượng.
Theo nghĩa rộng biểu tượng “là đặc trưng phản ánh đời sống bằng hình tượng của
văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa
của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn,
vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan

niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con người, cuộc đời ”[20 /24]. Như vậy
biểu tượng nghệ thuật là những kí hiệu thẩm mĩ đa nghĩa, là kết quả của sự mã hóa
những xúc cảm, tư tưởng của nhà văn. Nó là những hình ảnh cụ thể, cảm tính nhưng
đầy sức gợi, mở ra một trường liên tưởng thú vị cho sự tiếp nhận của người đọc. Từ
đó những hình ảnh cặp đôi của các con vật trong những tác phẩm văn hoá, nghệ thuật
của nhân loại từ xa xưa với những ý nghĩa độc đáo được xem là biểu tượng của song
trùng.
Song trùng tồn tại trong hình ảnh “các con vật rắn, rồng, chim, sư tử,
gấu…thành từng đôi. Đấy không phải là mối quan tâm đơn giản về chuyên trang trí,
cũng không phải là một ảnh huởng nào đó của đạo Mani. Tất cả các con vật được thể
hiện đều có một tính đối cực kép, tốt lành và gây hại, được chỉ rõ trong các mục từ
tương ứng nói về chúng. Rất có thể đây là tính lưỡng diện của vật thể sống, được gợi
lên bằng khắc vẽ song trùng các hình ảnh. Chẳng hạn con sư tử, với sức mạnh của
nó, cùng lúc là biểu tượng của quyền lực tối cao và của thèm muốn ngấu nghiến, dù
đó là thèm muốn của công lí phục thù, hay của kẻ độc tài khát máu, của ý chí quyền
lực. Cũng như vậy, những dải băng hay những vòng bằng cây lá quấn quanh một
nhân vật, nếu là vòng khép chặt, là biểu tượng của sự tù hãm trong khó khăn và tai
hoạ ; còn nếu mở ra thì lại là biểu tượng sự giải thoát. Đôi khi sự song trùng chỉ
càng khiến cho ý nghĩa của một trong hai cực mạnh hơn, nhân đôi lên [17/826].


Như vậy song trùng (the double) trước hết là biểu tượng về các con vật, sự vật
tồn tại theo kiểu cặp đôi, thể hiện ý nghĩa đối cực kép, tốt lành và gây hại, lưỡng diện.
Không chỉ xuất hiện trong hình ảnh của các con vật, sự vật theo nguyên lí cặp đôi,
lưỡng diện, song trùng còn được thể hiện ở cả con người. “Các tôn giáo truyền thống
thường quan niệm linh hồn là bản trùng của chủ thể sống, có thể tách rời thể xác khi
chủ thể chết, hoặc trong giấc mộng hoặc do một thao tác ma thuật, và có thể thác
sinh vào chính thể xác đó hay vào một thể xác khác. Như vậy, hình ảnh con người tự
hình dung về mình là một hình ảnh nhân đôi. Mặt khác, khoa liệu pháp tâm lí có biết
đến những hiện tượng nhị hoá cuồng loạn hay phân lập nhân cách. Khoa liệu pháp

tâm lí coi những rối loạn của bản ngã như những biểu tượng. Chúng bộc lộ một sự
thụt lùi trở lại những giai đoạn trước và nguyên thuỷ, có thể coi như là cái nền bình
thường của tâm tính hiện tại của người bệnh, theo kiểu như các địa tầng. Các địa
tầng ấy có thể được phơi bày ra bằng những dấu hiệu thoái triển bệnh hoạn, bằng
các phương pháp thăm dò, bằng lối nhị hoá nhân cách của kịch chữa bệnh tâm thần
(psychodrame) chẳng hạn, bằng các hoạt động tâm lí hoặc hoat đông mệnh danh là
huyền bí được điều khiển một cách nguy hiểm. Một sự nhị hoá còn diễn ra trong nhận
thức và ý thức về cá nhân, giữa cái tôi nhận thức và hữu thức với cái bản ngã đươc
nhận thức và vô thức. Cái bản ngã trong chiều sâu, chứ không phải trong những tri
giác phù du, có thể xuất hiện như một mẫu gốc vĩnh cửu và theo những phân tích của
Henry Corbin xuất phát từ những văn bản của nhà Soufi Sohrawardi, như là Con
người ánh sáng, cái Bản ngã ánh sáng, người Dẫn đường của riêng ta, vị thiên thần
khởi xướng, nhân chứng nhà Trời, Tự nhiên hoàn mỹ, người song sinh tuyệt diệu: Kẻ
nào tự nhận thức được bản thân, sẽ nhận thức được Chúa Trời của mình. Ở đây
thuyết ngô đạo nhuộm màu thuyết thần hiệp Hồi giáo: đối với mỗi linh hồn, các
Thánh linh là những song trùng trên trời. Cái bản trùng ấy ra sức kích thích trong kẻ
thần hiệp hình ảnh của bản thân anh ta, hình ảnh của cá nhân anh ta. Đấy là điều mà
đạo Kitô, theo một cách nào đó, diễn dịch bằng hình ảnh Thiên Thần Hộ Mệnh” [17/
826].
Tôn giáo truyền thống hình dung con người là một hình ảnh tự nhân đôi gồm
hai mặt tồn tại, gắn kết không thể tách rời nhau: linh hồn và thể xác. Trong đó “linh


×