Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

hoạt động của người việt nam yêu nước tại pháp (1912 – 1925)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.09 KB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
--------

NGÔ SỸ TRÁNG

HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM YÊU
NƯỚC TẠI PHÁP (1912 – 1925)

Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60 22 54

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. PHAN VĂN HOÀNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011


MỤC LỤC

MỤC LỤC ..................................................................................................................... 1
T
4

T
4

DẪN LUẬN ................................................................................................................... 3
T


4

T
4

1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 3
T
4

T
4

T
4

T
4

2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................... 5
T
4

T
4

T
4

T
4


3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu ............................................................................... 9
T
4

T
4

T
4

T
4

4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 11
T
4

T
4

T
4

T
4

5. Bố cục luận văn ........................................................................................................... 11
T
4


T
4

T
4

T
4

CHƯƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM TẠI
PHÁP ........................................................................................................................... 12
T
4

T
4

1.1.
T
4

T
4

Những người Việt Nam đầu tiên tại Pháp. ......................................................... 12
T
4

T

4

1.1.1. Những người Việt Nam đầu tiên qua Pháp. .................................................... 12
T
4

T
4

T
4

T
4

1.1.2. Số lượng và thành phần những người Việt Nam tại Pháp. .............................. 17
T
4

T
4

T
4

T
4

1.2. Sự gia tăng đột biến số lượng người Việt Nam tại Pháp trong chiến tranh thế
giới thứ nhất (1914 – 1918). ........................................................................................... 20

T
4

T
4

T
4

T
4

1.2.1. Chính sách vơ vét về kinh tế và huy động về nhân lực phục vụ cho chiến
T
4

T
4

T
4

tranh thế giới thứ nhất của thực dân Pháp. ................................................................... 20
T
4

1.2.2. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng người Việt Nam tại Pháp trong thời gian
T
4


T
4

T
4

chiến tranh. ................................................................................................................... 24
T
4

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM YÊU NƯỚC TRONG TỔ
CHỨC “HỘI ĐỒNG BÀO THÂN ÁI” ........................................................................ 27
T
4

T
4

2.1. Những hoạt động của Phan Văn Trường, Phan Châu Trinh và sự ra đời của
Hội đồng bào thân ái. ...................................................................................................... 27
T
4

T
4

2.1.1. Hoạt động của Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh trong những năm đầu
T
4


tiên tại Pháp. ................................................................................................................. 27
T
4

2.1.2. Sự ra đời của tổ chức Hội Đồng bào thân ái. .................................................... 39
T
4

T
4

2.2. Nội dung hoạt động của Hội. .................................................................................. 42
T
4

T
4

2.2.1. Điều lệ của Hội. .................................................................................................. 43
T
4

T
4

2.2.2. Hoạt động của Hội. ............................................................................................ 49
T
4

T

4

2.3. Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh bị bắt – Hội suy giảm hoạt động dần
dần tan rã. ....................................................................................................................... 56
T
4

T
4

CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TRONG TỔ CHỨC
“NHÓM NHỮNG NGƯỜI VIỆT NAM YÊU NƯỚC” .............................................. 62
T
4

T
4

3.1. Sự thành lập Nhóm những người Việt Nam yêu nước. ......................................... 62
T
4

T
4


3.1.1. Sự thay đổi về tổ chức và đường lối hoạt động của phong trào người Việt Nam
T
4


yêu nước tại Pháp trong chiến tranh............................................................................. 62
T
4

3.1.2. Nguyễn Tất Thành rời nước Anh qua Pháp hoạt động. ..................................... 67
T
4

T
4

3.1.3. Nhóm những người Việt Nam yêu nước ra đời................................................... 71
T
4

T
4

3.2. Hoạt động của Nhóm những người Việt Nam yêu nước. ...................................... 73
T
4

T
4

3.2.1. Nhóm những người Việt Nam yêu nước nơi hội tụ của những người Việt tại
T
4

Pháp trong thời gian chiến tranh. ................................................................................. 74

T
4

3.2.2. Bản yêu sách của nhân dân Annam gửi Hội nghị Versailles. ............................ 80
T
4

T
4

3.2.3. Ảnh hưởng của “Bản yêu sách” trong các giới ở Pháp. ..................................... 85
T
4

T
4

CHƯƠNG 4: HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM YÊU NƯỚC TẠI PHÁP
TRONG NHỮNG NĂM 1920 – 1925 ....................................................................... 91
T
4

T
4

4.1. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trước khi rời Pháp sang Liên Xô. ................... 92
T
4

T

4

4.1.1. Nguyễn Ái Quốc tích cực học làm báo và lên án chính quyền thực dân Pháp ở
T
4

Việt Nam. ..................................................................................................................... 92
T
4

4.1.2. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam
T
4

và trở thành người chiến sĩ Cộng sản đầu tiên của dân tộc. ......................................... 97
T
4

4.1.3. Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập và lãnh đạo Hội Liên hiệp Thuộc địa
T
4

(1921) và báo Le Paria (1-4-1922). ........................................................................... 102
T
4

4.2. Những hoạt động của Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh trước khi về
Việt Nam. ....................................................................................................................... 108
T
4


T
4

4.2.1. Phan Văn Trường sát cánh bên Nguyễn Ái Quốc trong phong trào xã hội ở
T
4

Pháp. 108
T
4

4.2.2. Phan Châu Trinh không tán thành quan điểm và phương thức hoạt động của
T
4

Nguyễn Ái Quốc nhưng vẫn đặt nhiều kì vọng vào Người. ...................................... 113
T
4

4.3. Những hoạt động của Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Truyền tại Pháp trong
thời gian 1920 – 1925. ................................................................................................... 118
T
4

T
4

4.3.1. Hoạt động của Nguyễn An Ninh những năm hai mươi tại Pháp. .................... 118
T

4

T
4

4.3.2. Hoạt động của Nguyễn Thế Truyền những năm hai mươi tại Pháp. ............... 121
T
4

T
4

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 131
T
4

T
4

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 136
T
4

T
4

PHỤ LỤC .................................................................................................................. 141
T
4


T
4


DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là lịch sử đấu tranh
chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ. Trong khoảng thời gian nửa cuối thế kỉ XIX, dân
tộc Việt Nam đã kiên cường chống lại cuộc xâm lăng bằng vũ trang của thực dân Pháp dưới
sự lãnh đạo của giai cấp phong kiến. Tuy nhiên, lần lượt các phong trào đấu tranh dưới ngọn
cờ quân chủ đều thất bại trước sức mạnh vượt trội của thực dân Pháp. Việt Nam cùng với
hai quốc gia trên bán đảo Đông Dương đã hoàn toàn bị xóa tên khỏi bản đồ thế giới và biến
thành một phần lãnh thổ thuộc Pháp với tên gọi Liên bang Đông Dương. Ách đô hộ của
thực dân Pháp đã đè nặng lên cả ba dân tộc Việt – Miên – Lào từ những năm cuối của thế kỉ
XIX.
Bước sang thế kỉ XX, cùng với những biến chuyển của tình hình thế giới và trong
nước, phong trào yêu nước ở Việt Nam đã có nhiều đổi thay. Sự du nhập của những khuynh
hướng tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài vào đã làm thay đổi đường lối cứu nước, giải phóng
dân tộc ở Việt Nam. Cụ thể, lịch sử nước ta những năm đầu thế kỉ XX đã chứng kiến hai
khuynh hướng đấu tranh khác nhau nhưng có cùng mục đích (giải phóng dân tộc) đó chính
là khuynh hướng bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh. Từ hai
khuynh hướng trên đã hình thành hai phong trào yêu nước: phong trào Đông Du do Phan
Bội Châu khởi xướng và phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh lãnh đạo. Hai tư tưởng
dường như là đối lập mà lại tương trợ nhau, hai phong trào hoàn toàn khác nhau về đường
lối đấu tranh nhưng lại có ảnh hưởng đan xen vào nhau đã tạo nên một thời kì sôi động của
lịch sử dân tộc. Thực dân Pháp không chỉ nhận thấy sự nguy hiểm từ khuynh hướng bạo
động của Phan Bội Châu mà còn nhận thức rất rõ nguy cơ tiềm tàng đe dọa đến nền thống
trị của chúng ở Việt Nam trong khuynh hướng cải cách của Phan Châu Trinh. Chính vì vậy,
chúng đã truy lùng rất gắt gao đối với Phan Bội Châu, đồng thời nhân cuộc “xin xâu” của
dân Trung kì năm 1908, Pháp đã bắt giam hầu hết các lãnh tụ của phong trào Duy Tân. Ở

trong nước, phong trào Duy Tân bị “đàn áp” thì tại Nhật, phong trào Đông Du cũng không
thành công vì sự câu kết của hai tên đế quốc Pháp – Nhật.
Chính trong hoàn cảnh đó, một số nhà yêu nước Việt Nam đã “xuất dương” để tìm
một hướng đấu tranh mới cho mục tiêu của mình, hướng đi của họ là sang các nước phương


Tây chứ không còn “Đông Du” như Phan Bội Châu nữa. Phải chăng là một sự sắp đặt ngẫu
nhiên của lịch sử hay là sự lựa chọn có chủ ý của các nhà yêu nước Việt Nam mà nước Pháp
trở thành nơi gặp gỡ của họ! Tại chính trong xào huyệt của kẻ thù xâm lược, họ đã sống, đã
hoạt động và đã tìm ra cho dân tộc mình con đường đúng đắn để đi đến độc lập, tự do. Vấn
đề đặt ra là trong khoảng vài thập niên đầu thế kỉ XX, những người Việt Nam yêu nước đã
sống và hoạt động như thế nào trên chính đất nước đang cai trị dân tộc mình? Liệu họ có
gặp những khó khăn, thử thách gì hay không? Mục đích hoạt động của họ trong thời kì này
là gì?... Muốn trả lời thấu đáo những câu hỏi trên quả thật là một việc làm không dễ dàng
chút nào.
Tìm hiểu về những hoạt động của người Việt Nam yêu nước trên đất Pháp chính là
góp phần làm sáng tỏ những câu hỏi trên và chỉ ra những đóng góp quan trọng của họ đối
với cách mạng Việt Nam. Mặt khác, chúng ta cũng sẽ có điều kiện để tìm hiểu các tổ chức
Hội, Nhóm yêu nước được thành lập và hoạt động trong thời kì này. Qua đó, chúng ta cũng
phần nào làm rõ mối quan hệ giữa những người Việt yêu nước trên đất Pháp. Bởi vì, trước
khi Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường đấu tranh giải phóng dân tộc sau khi đọc bản Sơ thảo
lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Người đã
cùng các vị tiền bối như Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và các bạn đồng chí của mình
hoạt động không mệt mỏi vì một mục tiêu chung là tìm ra con đường để đem lại độc lập, tự
do cho dân tộc.
Từ việc nghiên cứu quá trình sống và hoạt động của những người Việt Nam yêu
nước tại Pháp, chúng ta có thể nhìn nhận và đánh giá về quan điểm, đường lối cũng như lập
trường cứu nước của mỗi người. Thời gian hoạt động tại Pháp của họ cũng chính là thời kì
mà lịch sử nhân loại chứng kiến sự ra đời của một hình thái xã hội mới – xã hội chủ nghĩa –
sau thành công của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Người Việt Nam yêu nước tại

Pháp lúc đó đã đón nhận sự kiện trên ra sao và ảnh hưởng của nó đến việc lựa chọn con
đường cứu nước thế nào, cũng cần làm sáng tỏ. Thực tế có phải đã diễn ra sự tranh luận về
vấn đề lựa chọn con đường cứu nước giữa Nguyễn Ái Quốc và các vị tiền bối lúc bấy giờ
không? Có phải xuất phát từ quá trình hoạt động trong phong trào công nhân và xã hội Pháp
cộng với sự nhạy bén về chính trị mà Nguyễn Ái Quốc đã tìm đến với chủ nghĩa Mác –
Lênin? Phải chăng khi lựa chọn con đường cách mạng vô sản, Nguyễn Ái Quốc đã nhận
được sự ủng hộ của những người Việt Nam yêu nước tại Pháp? Đó là những vấn đề khoa


học cần được lí giải thấu đáo trên cơ sở tìm hiểu về hoạt động của người Việt Nam yêu
nước tại Pháp thời kỳ này.
Song song với việc giải quyết những vấn đề khoa học, chúng tôi cũng lưu ý đến khía
cạnh thực tiễn của đề tài. Hoạt động và những đóng góp của người Việt Nam yêu nước tại
Pháp đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử đã và đang nhận được sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Với đề tài “Hoạt động của người Việt Nam yêu nước
tại Pháp (1912-1925)” chúng tôi mong muốn góp sức mình vào việc tìm hiểu kĩ hơn về vấn
đề này. Đồng thời, thông qua việc tìm hiểu đề tài này chúng tôi hy vọng sẽ tích lũy thêm
những kiến thức lịch sử bổ ích về những hoạt động của người Việt Nam yêu nước trên đất
Pháp. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với chúng tôi trong quá trình nghiên cứu và
giảng dạy bộ môn lịch sử Việt Nam sau này.
2. Lịch sử vấn đề
Tìm hiểu về hoạt động của các lãnh tụ cách mạng Việt Nam như Phan Châu Trinh,
Phan Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh,… không còn
là đề tài nghiên cứu mới. Thực tế, đã có những công trình nghiên cứu về họ được xuất bản ở
Việt Nam và nước ngoài trong thời gian qua. Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu lại chú
trọng vào một nhân vật cụ thể hoặc một khía cạnh nào đó chứ hầu như chưa thấy một công
trình tổng thể nào biên khảo chung về hoạt động của họ, đặc biệt là những Hội, Nhóm của
người Việt Nam yêu nước thành lập trong thời gian từ 1912-1925 ở Pháp. Cho đến nay đã
có nhiều tác phẩm lịch sử viết về hoạt động của Phan Văn Trường, Phan Châu Trinh,
Nguyễn Ái Quốc,… trong thời gian ở Pháp đã được công bố, đó chính là những nguồn tư

liệu tham khảo quan trọng cho chúng tôi khi thực hiện đề tài này. Nhưng với tư cách là một
công trình nghiên cứu toàn bộ hoạt động của những cá nhân hay Hội, Nhóm của người Việt
Nam yêu nước trên đất Pháp thì chúng tôi chưa thấy có tác phẩm nào. Chính vì vậy, chúng
tôi càng quyết tâm hơn trong việc chọn đề tài “Hoạt động của người Việt Nam yêu nước tại
Pháp (1912-1925)” để tiến hành nghiên cứu.
Như đã đề cập, nghiên cứu về các lãnh tụ của các mạng Việt Nam thời bấy giờ đã có
không ít những công trình đã được công bố. Đặc biệt đối với nhà chí sĩ Phan Châu Trinh và
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh số công trình đã được xuất bản là rất phong phú.


Về nhà chí sĩ Phan Châu Trinh, tác phẩm viết về ông nhiều nhưng có lẽ cuốn Phan
Tây Hồ tiên sinh lịch sử của Huỳnh Thúc Kháng (người bạn tri kỉ đã hoạt động cách mạng
cùng thời với ông), Nxb Hướng Dương ấn hành năm 1958 tại Sài Gòn và cuốn Những hoạt
động của Phan Châu Trinh tại Pháp 1911-1925 của Tiến sĩ Thu Trang, Nhà in Đông Á,
Paris 1983 (Nxb Văn Nghệ Tp. Hồ Chí Minh in lại năm 2000) là những tác phẩm được độc
giả quan tâm nhiều nhất.
Cuốn Phan Tây Hồ tiên sinh lịch sử được trình bày theo lối biên niên về cuộc đời của
Phan Châu Trinh đã trình bày một cách sinh động những nét chính về ông. Tác giả có lợi thế
là người cùng thời, cùng hoạt động cách mạng với cụ Phan và là người bạn chí cốt nên đã
cung cấp cho người đọc những tư liệu rất quý giá. Tác giả Huỳnh Thúc Kháng đã cố gắng
dựng lại cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Phan Châu Trinh một cách chân thật nhất và
đã thành công khi lột tả được khí phách, tài trí hơn người của cụ Phan. Tuy nhiên, cuốn sách
mới chỉ dừng lại trên những nét đại thể về cuộc đời hoạt động cách mạng của cụ Phan có lẽ
vì hạn chế của lối viết biên niên. Hơn nữa, tác giả dường như có chủ ý thuật lại những sự
kiện trong cuộc đời của cụ Phan nên chúng ta ít thấy những nhận định đánh giá của người
viết. Tuy vậy, cuốn sách vẫn là một công trình chứa đựng nhiều tình cảm quý mến đối với
nhà chí sĩ Phan Châu Trinh mà những ai quan tâm đến ông nên tham khảo.
Cuốn Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp 1911-1925 của Tiến sĩ Thu
Trang, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đề tựa (chúng tôi tham khảo bản in năm 2000, Nxb Văn
Nghệ Tp. Hồ Chí Minh) đề cập đến quãng thời gian 14 năm hoạt động tại Pháp của cụ Phan.

Đây là tác phẩm được phát triển từ luận án của tác giả bảo vệ tại đại học Paris sau đó được
nhà in Hướng Dương tại Paris ấn hành năm 1983. Trong tác phẩm này, tác giả Thu Trang đã
dày công sưu tầm và sử dụng rất nhiều tư liệu từ Văn khố Bộ Thuộc địa trước đây của Pháp.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã có sự tập hợp, phân tích, nhận định về các tài liệu liên
quan đến Phan Châu Trinh và những Việt kiều hoạt động cùng với ông để cho ra đời tác
phẩm có giá trị này. Ngoài ra, trong khi trình bày về những hoạt động của Phan Châu Trinh,
tác giả cũng đặt ra giả thuyết về khả năng cụ Phan tính đến phương án bạo động cứu nước là
có hay chỉ do mật thám Pháp dựng chuyện? Mối liên hệ của cụ với ông Cường Để thực chất
ra sao? Bên cạnh đó, cuốn sách cũng cung cấp cho người đọc những tư liệu bổ ích về mối
quan hệ giữa ba nhà cách mạng tiêu biểu trong phong trào của Việt kiều hồi bấy giờ là Phan
Châu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc. Mặc dù vậy, những mối quan hệ đó của


ba người được tác giả nêu với dụng ý làm rõ hơn hoạt động cũng như quan điểm của Phan
Châu Trinh trong thời kì này. Hơn nữa, tác giả cũng chưa vượt ra ngoài những nhận định
mang nặng cảm tính và chú trọng vào việc trình bày về tư liệu hơn là phân tích, đánh giá các
sự kiện. Cái quý của tác phẩm này chính là tác giả đã mở ra những hướng nghiên cứu về
phong trào của Việt kiều tại Pháp thông qua việc khai thác các tài liệu từ Văn khố của Bộ
Thuộc địa Pháp.
Ngoài hai tác phẩm nói trên, chúng ta còn có thể kể đến các công trình nghiên cứu về
Phan Châu Trinh như Phan Châu Trinh qua những tài liệu mới (Lê Thị Kinh – tức Phan Thị
Minh), Phan Châu Trinh – thân thế và sự nghiệp (Huỳnh Lý), Phan Châu Trinh (Thế
Nguyên), Đông Kinh Nghĩa thục (Nguyễn Hiến Lê), Phan Châu Trinh. Toàn tập, 3 tập
(Chương Thâu), Tuyển tập Phan Châu Trinh (Nguyễn Văn Dương), Phan Châu Trinh –
cuộc đời và tác phẩm (Nguyễn Quyết Thắng),…
Trong tác phẩm của Lê Thị Kinh tác giả đã có thời gian qua Pháp để sưu tầm những
tài liệu về Phan Châu Trinh mà các tác giả trước như Thu Trang chưa tập hợp hết. Cuốn
sách chủ yếu cung cấp cho độc giả những tư liệu mới về Phan Châu Trinh chứ chưa đi vào
phân tích đánh giá về những hoạt động của ông. Đây có thể xem là những tài liệu gốc cho
những ai muốn nghiên cứu về thời gian hoạt động ở Pháp của cụ Phan. Chúng tôi cũng chủ

yếu dựa vào những nguồn tư liệu được công bố trong tác phẩm của Lê Thị Kinh gồm 2 tập
để tìm hiểu về hoạt động của cụ Phan trong thời gian sống ở Pháp. Đối với tác phẩm của
Giáo sư Huỳnh Lý, ông cũng đã thành công trong việc dựng lại cuộc đời cách mạng của cụ
Phan thông qua những nguồn tư liệu trong nước kết hợp với sự tham khảo những tư liệu
trong cuốn của bà Thu Trang để hoàn thành tác phẩm của mình. Có thể nói rằng đây là cuốn
sách viết về cụ Phan đã dựa trên hai cuốn viết về Phan Chu Trinh của Huỳnh Thúc Kháng
và Thu Trang nên về mặt quan điểm không có gì mới. Hơn nữa cuốn sách cũng chú trọng
vào những nét chính trong cuộc đời của cụ Phan chứ chưa có những đánh giá vượt ra ngoài
một tác phẩm viết theo lối biên niên thường thấy. Các tác phẩm còn lại của Chương Thâu,
Nguyễn Văn Dương, Nguyễn Quyết Thắng chủ yếu công bố các tác phẩm của cụ Phan với
độc giả sau quá trình biên soạn khá công phu. Cho nên chúng tôi chủ yếu tham khảo về mặt
văn bản các tác phẩm được cụ Phan sáng tác trong thời gian hoạt động tại Pháp.


Nghiên cứu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ đến nay vẫn luôn là một
đề tài nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học cả trong và ngoài nước. Thực tế đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu được công bố viết về Người. Thời gian Bác lấy tên Nguyễn
Ái Quốc sinh sống và hoạt động cách mạng tại Pháp cũng nhận được sự quan tâm của nhiều
nhà sử học. Sách viết về Bác trong thời gian ở Pháp có thể kể đến các tác phẩm Nguyễn Ái
Quốc ở Pháp 1917-1923 (Nguyễn Phan Quang), Thời thanh niên của Bác Hồ (Hồng Hà),
Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (Trần Dân Tiên), Vừa đi đường vừa
kể chuyện (T.Lan), Đồng chí Hồ Chí Minh (E. Côbêlép), Nguyễn Ái Quốc tại Paris 19171923 (Thu Trang), Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pháp (Nguyễn Thành),… Những tác phẩm kể
trên đã khắc họa một cách rất sinh động và chi tiết về cuộc sống cũng như những sinh hoạt
của Bác thời kì này. Trong các tác phẩm của các tác giả Nguyễn Phan Quang, Hồng Hà, E.
Côbêlép đã cung cấp nhiều tư liệu quý liên quan đến hoạt động của Bác tại Paris, đặc biệt là
cuốn sách của Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Phan Quang, người đã trực tiếp sang Pháp và
thâm nhập các văn khố của Bộ Thuộc địa để tìm kiếm tư liệu năm 1982. Bên cạnh đó, các
tác phẩm nêu trên cũng đã trên cơ sở trình bày hoạt động của Bác để rút ra những nhận định
và đánh giá rất sâu sắc. Tác phẩm cũng đã đề cập đến mối quan hệ giữa Nguyễn Ái Quốc
với các nhà yêu nước Việt Nam lúc bấy giờ tại Pháp như Phan Châu Trinh, Phan Văn

Trường khá cụ thể. Mặc dù vậy, với trọng tâm nghiên cứu biên khảo về Nguyễn Ái Quốc
cho nên tác phẩm ít đề cập đến phong trào của người Việt yêu nước theo hệ thống mà chỉ
nhắc đến trong những sự kiện có liên quan đến Nguyễn Ái Quốc.
Về nhà yêu nước Phan Văn Trường, cho đến nay công trình nghiên cứu về ông chưa
thực sự tương xứng với tầm vóc của một nhà cách mạng tiêu biểu hồi đầu thế kỉ XX. Tác
phẩm viết về Luật sư Phan Văn Trường đầu tiên và hình như là công trình nghiên cứu đầy
đủ nhất là cuốn Luật sư Phan Văn Trường của hai tác giả Nguyễn Phan Quang và Phan Văn
Hoàng, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1995. Đây là công trình nghiên cứu rất
công phu gồm 8 chương, trình bày một cách toàn diện về con người, cuộc đời hoạt động của
vị “Tiến sĩ Luật khoa đầu tiên của nước ta”. Hai tác giả của công trình đã vượt qua những
khó khăn về mặt tư liệu để cung cấp cho độc giả một cuốn sách có giá trị tham khảo hữu ích
về Luật sư Phan Văn Trường. Trong tác phẩm, các tác giả cũng đã đề cập đến mối quan hệ
giữa Phan Văn Trường với Phan Châu Trinh, cũng như Phan Văn Trường với Nguyễn Ái
Quốc. Đó là những sự kiện và đánh giá rất sâu sắc giúp ích rất nhiều đối với chúng tôi trong
quá trình tìm hiểu về hoạt động của người Việt Nam yêu nước tại Pháp. Tuy nhiên, do


những hạn chế về mặt tư liệu nên tác phẩm đôi lúc mới chỉ đề cấp đến một số hoạt động của
bộ ba nói trên chứ chưa làm rõ về hoạt động của phong trào Việt kiều tại Pháp. Bên cạnh đó,
cuốn sách viết về Luật sư Phan Văn Trường là trọng tâm nên các tác giả cũng chưa thực sự
đi sâu tìm hiểu về phong trào của người Việt yêu nước tại Pháp lúc bấy giờ.
Về nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền, công trình nghiên cứu về ông cũng không
nhiều. Trong quá trình tìm tài liệu, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của người
hướng dẫn khoa học là TS. Phan Văn Hoàng. Nhờ đó, chúng tôi có tham khảo cuốn Thân
thế và sự nghiệp nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền (Đặng Hữu Thụ, tác giả tự xuất bản ở
Pháp, năm 1993). Đây là cuốn sách đầy đủ nhất trong số những công trình nghiên cứu viết
về nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền. Cuốn sách gồm 16 chương trình bày theo lối biên
niên về cuộc đời hoạt động của Nguyễn Thế Truyền. Chúng tôi tiếp cận công trình này trên
khía cạnh là một nguồn tư liệu để tham khảo nhằm làm rõ hơn về mối liên hệ giữa các nhà
cách mạng Việt Nam trên đất Pháp, trong đó có Nguyễn Thế Truyền là nhân vật được nhắc

đến nhiều nhất. Hạn chế của cuốn sách là về mặt quan điểm của người viết và đôi khi tác giả
còn đưa ra những nhận định, đánh giá thiếu khách quan và không dựa trên cơ sở tài liệu.
Chính vì vậy, cần phải có sự đối chiếu với các tài liệu khác để làm rõ hơn một số nét về
nhân vật lịch sử Nguyễn Thế Truyền cũng như những hoạt động của ông trong phong trào
của người Việt yêu nước tại Pháp.
Ngoài các tác phẩm kể trên còn có rất nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố
trên các tạp chí, các kỉ yếu hội thảo khoa học có liên quan đến nội dung của đề tài trong quá
trình thực hiện đề tài chúng tôi sẽ tiếp tục đề cập.
3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
Đối với một đề tài lịch sử, việc xác định đúng đối tượng, không gian và thời gian
nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng. Xác định đúng đối tượng nghiên cứu sẽ giúp tác giả đi
vào trọng tâm của vấn đề, tránh được sự lan man, dàn trải gây khó khăn cho việc thực hiện
đề tài của mình. Trong đề tài này, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu chính là hoạt
động của người Việt Nam yêu nước tại Pháp trong khoảng thời gian từ 1912-1925. Chúng ta
biết rằng, vào thời điểm nói trên tại Pháp đã hình thành cộng đồng người Việt sinh sống và
có nhiều hoạt động đa dạng. Do vậy, không thể tìm hiểu một cách thấu đáo những hoạt động
của từng người cụ thể trong số họ. Hơn nữa, người Việt sinh sống tại Pháp lúc bấy giờ


không phải tất cả họ đều có tinh thần yêu nước, đều mong muốn đấu tranh giải phóng dân
tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Bên cạnh những người yêu nước mà nội dung của
đề tài tập trung tìm hiểu còn có những kẻ đã cam tâm làm tay sai, chỉ điểm cho Pháp để hãm
hại những đồng bào mình đang hoạt động vì mục tiêu giải phóng dân tộc. Vì những lẽ đó,
phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung chủ yếu vào việc tìm hiểu về những hoạt động
của các tổ chức, nhân vật có vai trò to lớn đối với phong trào của người Việt yêu nước tại
Pháp lúc bấy giờ. Điển hình như các tổ chức Hội đồng bào thân ái (1912), Nhóm những
người Việt Nam yêu nước (1917),… hay như các nhà cách mạng Phan Châu Trinh, Phan
Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh,…
Về thời gian, nghiên cứu về hoạt động của người Việt yêu nước tại Pháp tức là tìm
hiểu về những hoạt động của họ trong thời gian họ sống ở nước Pháp mà sôi nổi nhất là từ

năm 1912 khi hai nhà chí sĩ tiêu biểu lúc ấy là Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường đã lập
Hội đồng bào thân ái. Bởi trước đó, tuy ông Phan Văn Trường đã qua Pháp sinh sống từ
1908, cụ Phan Châu Trinh năm 1911 nhưng hầu như các ông chưa có những hoạt động
chính trị nổi bật, chỉ mới tham gia vào quá trình học tập (ông Phan Văn Trường) hoặc làm
quen với cuộc sống mới tại Pháp (ông Phan Châu Trinh). Còn Nguyễn Tất Thành (sau đó
lấy tên Nguyễn Ái Quốc) và Nguyễn An Ninh đều đến Pháp sau đó (khoảng năm 1917 và
1918). Cho nên, việc Hội đồng bào thân ái được thành lập là một mốc quan trọng có thể
xem là mở đầu cho những hoạt động của người Việt Nam yêu nước tại Pháp. Người viết
chọn mốc năm 1912 cũng là vì những lí do trên. Đối tượng nghiên cứu là hoạt động của
người Việt yêu nước tại Pháp nên năm 1925 được người viết chọn làm mốc kết thúc việc
nghiên cứu. Bởi vì, đây là năm mà Phan Châu Trinh trở về nước sau khi những nhà cách
mạng khác đều đã rời Pháp về Việt Nam hoạt động như Nguyễn An Ninh (1922), Phan Văn
Trường (1923) hay qua Liên Xô như trường hợp của Nguyễn Ái Quốc (1923),… Hoạt động
của những nhà cách mạng trên đây có ảnh hưởng rất lớn đến phong trào của người Việt yêu
nước tại Pháp. Chính vì vậy, khi họ hoặc về nước hoạt động hoặc sang hoạt động ở nước
khác thì phong trào đã không còn như trước. Cách mạng Việt Nam cũng sẽ có những thay
đổi quan trọng vào những năm sau đó.


4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài “Hoạt động của người Việt Nam yêu nước tại Pháp
(1912-1925)” hai phương pháp nghiên cứu cơ bản của bộ môn là phương pháp lịch sử và
phương pháp lôgic được chúng tôi sử dụng nhiều nhất. Các sự kiện về quá trình hoạt động
của các lãnh tụ yêu nước Việt Nam được tái hiện trong không gian và thời gian cụ thể, được
sắp sếp theo trình tự thời gian diễn ra của từng sự kiện. Tất cả những sự kiện được đặt trong
bối cảnh của nước Pháp những năm đầu thế kỉ XX có mối liện hệ mật thiết với tình hình
Việt Nam. Trên cơ sở đó, chúng tôi rút ra những nhận định đánh giá về những hoạt động
của người Việt yêu nước cũng như tác động của họ đối với phong trào cách mạng Việt Nam.
Bên cạnh hai phương pháp nói trên, trong khi nhận định đánh giá về quan điểm cách
mạng của các nhà yêu nước chúng tôi còn sử dụng đến phương pháp so sánh sử học.

Phương pháp này giúp chúng tôi có thể tìm hiểu và đánh giá về những điểm tương đồng
cũng như những khác biệt giữa mỗi người. Từ đó, chúng tôi có thể đánh giá về sự tiến bộ
của Nguyễn Ái Quốc khi Người đã lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho cách mạng
Việt Nam để rồi Người đã hoạt động truyền bá chủ nghĩa tiến bộ ấy vào trong phong trào
cách mạng Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác như phương
pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích, tổng hợp,… để làm sáng tỏ những vấn đề
nghiên cứu của đề tài.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn
được chia làm bốn chương:
Chương 1: Sự hình thành cộng đồng người Việt Nam tại Pháp.
Chương 2: Hoạt động của người Việt Nam yêu nước trong tổ chức Hội đồng bào thân ái.
Chương 3: Hoạt động của người Việt Nam yêu nước trong tổ chức Nhóm những người
Việt Nam yêu nước.
Chương 4: Hoạt động của người Việt Nam yêu nước tại Pháp trong những năm 19201925.


CHƯƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM
TẠI PHÁP

1.1. Những người Việt Nam đầu tiên tại Pháp.
1.1.1. Những người Việt Nam đầu tiên qua Pháp.
Người Việt Nam xưa nay vốn trọng “tĩnh” chứ không trọng “động”, điều đó lí giải vì
sao chúng ta thường mưu cầu một cuộc sống yên ổn bên gia đình, bè bạn tại nơi chôn nhau
cắt rốn hơn là chọn cuộc sống “phiêu bạt tha phương”. Hơn nữa, người Việt cũng như các
dân tộc ở phương Đông thường coi trọng gia đình không như phương Tây họ coi trọng cá
nhân. Cuộc sống quây quần bên gia đình, làng xóm là hình ảnh quen thuộc của người Việt
đã từ bao đời nay. Điều đó đã góp phần hình thành nên một cộng đồng dân tộc có tính bền
vững trong đó họ cùng nhau xây dựng và bảo vệ quê hương xứ sở. Cũng chính vì thế khi
nhắc đến người Việt, đặc biệt ở nông thôn người ta hay nhắc đến một cộng đồng bền chặt là

làng. Làng của người Việt không chỉ đơn thuần mà một đơn vị hành chính cấp cơ sở. Làng
còn bao hàm rất nhiều yếu tố chi phối đời sống của các thế hệ người Việt. Nếu vượt qua giới
hạn của làng sẽ đến cấp độ lớn hơn là nước, nói cách khác đi thì người Việt gắn bó chặt chẽ
với hai hình thái nêu trên. Do đó, người Việt ít khi vươn ra ngoài hai hình thức làng và nước
bởi những quy định ràng buộc của lệ làng và phép nước – cả hai yếu tố đó đều được đề cao
trong tư tưởng Nho giáo.
Từ khi du nhập vào nước ta và trở thành hệ ý thức chủ đạo, Nho giáo đã hình thành
những tư tưởng chi phối mạnh mẽ đời sống của dân tộc Việt Nam. Trong đó, những luật lệ,
quy định về mối quan hệ trong gia đình, làng xã cho đến cấp độ quốc gia dân tộc cho đến
nay vẫn còn nhiều tàn dư sót lại. Tất nhiên, không phải mọi lĩnh vực của tư tưởng Nho giáo
đều là xấu nhưng ít nhiều nó ràng buộc con người ta vào những luân lí vô hình. Người Việt
ít khi đi xa cũng một phần chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo. Theo quan niệm của Nho
giáo, ngoài các mối quan hệ vua – tôi, thầy – trò, còn có mối quan hệ cha – con, vợ - chồng
là những ràng buộc đối với mỗi cá nhân trong cuộc đời. Mỗi người trong chúng ta đều
không thể vượt ra khỏi những giới hạn trên vì như thế sẽ bị coi là “bất đạo”, bị lên án và đôi
khi mất mạng. Tuy nhiên, trong những quan niệm sống của Nho giáo thì đạo làm con đối


với cha mẹ vẫn là một thước đo chuẩn mực đạo đức của con người mà ngày nay vẫn còn
nguyên giá trị.
Như trên đã nói, trong quan hệ gia đình, tư tưởng Nho giáo ràng buộc con người ta
vào những luật lệ, quan niệm nhất định. Ngoài những tư tưởng về quan hệ “phụ - tử” hay
“phu – phụ” thì Nho giáo cũng quy định nghĩa vụ của con cái là phải phụng dưỡng cha mẹ,
đặc biệt là lúc già yếu. Người Việt chúng ta ít ai lại không hiểu ý nghĩa của câu: “Phụ mẫu
tại đường, bất khả viễn du”. Câu nói đó nêu cao tinh thần trách nhiệm của con cái đối với
cha mẹ mà bao đời nay người Việt đã xem như một triết lí làm người. Hễ còn có cha mẹ già
thì con cái phải sớm hôm túc trực phụng dưỡng, không được phép đi xa dù có lệnh của vua
đi chăng nữa. Có lẽ do đó mà trong chế độ phong kiến nước ta, nhiều người mặc dù thi cử
đỗ đạt được ra làm quan nhưng họ vẫn coi việc phụng dưỡng cha mẹ làm đầu và nhà nước
cũng không vì thế mà trách tội.

Tuy nhiên, cái triết lí mang nặng tư tưởng Nho giáo đã hạn chế đến tâm lí, tính cách
người Việt và trói buộc họ trong những giới hạn nhất định. Một trong những giới hạn đó là
sự “cột chặt” con người với cái vòng luẩn quẩn ngay tại chính làng quê của họ. Điều đó lí
giải vì sao hầu hết người Việt cả đời không mấy khi ra khỏi lũy tre làng. Trừ những người
có chí dấn thấn là nam nhi tráng sĩ thì mới: “Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân đã trải,
Đồng Nai cũng từng” nhưng họ không chiếm đa số và có chăng thì cũng là khi mà gánh
nặng gia đình không còn ràng buộc họ mới ra đi. Cho nên đến thời nhà Nguyễn, mặc dù thế
giới đã có nhiều chuyển biến nhưng vẫn có rất ít người Việt Nam rời bỏ quê hương để đi
sang các quốc gia khác định cư, sinh sống. Nếu có vì công vụ cho triều đình (đi sứ) hay giao
lưu buôn bán thì họ cũng không lưu lại quá lâu ở nước ngoài. Hầu hết nơi họ đến là các
quốc gia ở Châu Á như Trung Quốc, các nước ở Đông Nam Á gần gũi với nước ta, đối với
các nước phương Tây thì rất ít người đã đến trước khi Pháp xâm lược Việt Nam.
Người phương Tây đã có mặt ở nước ta từ khá lâu, nhưng đến đầu thế kỉ XVI cùng
với thành công của các cuộc phát kiến địa lí và bước phát triển mạnh của các nước tư bản
thì họ xuất hiện ngày càng đông trên lãnh thổ Việt Nam. Đa số họ là thương nhân hoặc là
các giáo sĩ qua nước ta để buôn bán và truyền đạo. Chính họ đã góp phần vào quá trình đẩy
nhanh tiến độ xâm lược của các nước thực dân đối với Việt Nam. Trong số các quốc gia
phương Tây lúc bấy giờ, Pháp là nước có nhiều “duyên nợ” với Việt Nam nhất. Họ đặc biệt


chú ý đến nước ta từ sau khi Alexandre de Rhodes (1591-1660) bị trục xuất sau một thời
gian truyền đạo đã báo cáo với chính phủ Pháp về một vùng đất giàu có ở Viễn Đông. Có lẽ,
trong quá trình truyền đạo của các giáo sĩ phương Tây tại Việt Nam, đã có những tín đồ
Thiên Chúa giáo người Việt được gửi sang Pháp và các nước khác để học đạo nhưng vì hạn
chế của tư liệu, chúng ta chưa thể biết và đó có thể là những người Việt đầu tiên đã sang
phương Tây sinh sống. Mối quan hệ đầu tiên giữa hai nước trên văn bản có lẽ là việc kí kết
Hiệp ước Versailles (1787) được kí kết giữa đại diện của nước Pháp là Montmorin và đại
diện cho Nguyễn Ánh là Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc). Trong chuyến đi năm đó, Bá Đa
Lộc đã mang theo Hoàng tử Cảnh về Pháp. Có lẽ, Hoàng tử Cảnh là vị hoàng tử đầu tiên của
Việt Nam sang Pháp. Cũng chính từ sự kiện này đã dẫn đến quá trình du nhập của người

Pháp vào Việt Nam và ngược lại (dù không nhiều) là người Việt Nam sang Pháp.
Sau khi nhờ sự giúp đỡ ít nhiều của Bá Đa Lộc trong quá trình tiêu diệt nhà Tây Sơn
để giành lại ngai vàng, Nguyễn Ánh – Gia Long đã đặc biệt dành cho người Pháp những ưa
đãi riêng. Trong những người đã theo Bá Đa Lộc sang giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn,
nhiều người đã được Gia Long sử dụng trong bộ máy quan lại của mình. Hai nhân vật điển
hình lúc bấy giờ chính là Philippe Vannier (tên Việt là Nguyễn Văn Chấn) từng điều khiển
tàu Phượng phi (Le Phénix) và Jean Baptiste Chaigneau (Nguyễn Văn Thắng) điều khiển
tàu Long phi (Le Dragon) tham chiến tại Thị Nại năm 1801 với hải quân Tây Sơn [74, tr.
206]. Cả hai ông đều làm quan trong triều Nguyễn thời Gia Long và ở lại Việt Nam đến đầu
triều Minh Mạng mới về nước vào năm 1926 [72, tr. 4]. Điều đặc biệt là cả hai ông đều đã
kết hôn với người Việt và sau đó đã đưa gia đình mình từ Việt Nam về định cư tại Pháp.
Hai người phụ nữ lấy chồng Pháp và một trong số họ đã qua Pháp định cư là bà
Nguyễn Thị Sen (có tên thánh là Madeleine Nguyễn Thị Sen) vợ của Philippe Vannier
(Nguyễn Văn Chấn) và bà Hồ Thị Huề (tên thánh là Benoîte Hồ Thị Huề) vợ của ông Jean
Baptiste Chaigneau (Nguyễn Văn Thắng) [74, tr. 207]. Cả hai bà đều là những người theo
đạo Thiên chúa và cư ngụ ở kinh thành Huế.
Bà Hồ Thị Huề có với ông Jean Baptiste Chaigneau chín người con, trong đó hai
người con trai là Nguyễn Văn Đức (hay Michel Duc Chaigneau) con cả và em là Jean
Chaigneau. Bà Hồ Thị Huề mất năm 1815, tức là trước khi ông Jean Baptiste Chaigneau về
nước 9 năm (cả hai ông Chaigneau và Vannier đều về nước vào năm 1826 sau khi những nỗ


lực của cả hai để thiết lập mối quan hệ bang giao giữa Pháp và Đại Nam dưới triều Minh
Mạng không thành công). Con trai của ông Chaigneau và bà Huề là Nguyễn Văn Đức đã
tìm đến với sứ bộ triều Nguyễn do Phan Thanh Giản dẫn đầu qua Pháp năm 1863 để bày tỏ
cảm tình của mình. Ông Đức đã tìm đến thăm đoàn sứ bộ vào ngày 24.9.1863 sau khi hay
tin có sứ bộ nước ta qua Pháp. Trong tác phầm Tây hành nhật ký, Phạm Phú Thứ đã ghi lại
cuộc gặp gỡ này như sau: “Ngày Mười Hai, giờ Tý, Văn Đức (tên Tây là Sa-nho, con của
Nguyễn Văn Thắng, một người Phú-lãng-sa trước kia làm chúa tàu Long) đến quán nói rằng
(y còn nhớ tiếng ta), y theo cha về Tây đến nay đã ba mươi bảy năm, còn nhớ hai mươi năm

về trước, có ba người nước ta sang đây (Tôn Thất Thường, Trần Viết Xương và Võ Dõng NST) và y được cùng họ đi chơi quanh, nay y đã năm tám tuổi, lòng thật nhớ nước Nam,
nhưng tuổi dần dà suy yếu, sức không thể đi xa được, nên khi nghe tin quan Đại sứ đến, liền
muốn đến quán chờ thăm cho thỏa lòng thương nhớ…” [59, tr. 156, 157].
Thực ra, lúc đó ông Nguyễn Văn Đức đã 60 tuổi (sinh năm 1803), nhưng Phạm Phú
Thứ ghi nhầm là 58 tuổi. Sau đó, ông Đức cùng với em trai (Jean Chaigneau) còn tới thăm
sứ đoàn vào ngày 24/10/1863 và cho đến tận lúc sứ đoàn trở về nước họ vẫn rất quyến
luyến. Với những tình cảm tốt đẹp về quê mẹ, bốn năm sau (1867), Michel Đức Chaigneau
xuất bản tại Paris tập Souvenirs de Hue (Hồi ức về Huế), kể lại cuộc sống ông đã trải qua tại
T
1

T
1

Huế vào những thập niên 1800-1820. Người con trai thứ hai của Chaigneau và bà Huề là
Jean Chaigneau sau này đã trở thành Tổng Thư kí của thành phố Rennes của Pháp [74, tr.
209]. Họ đều lưu giữ những ấn tượng, tình cảm tốt đẹp về quê mẹ cho dù từ khi theo cha về
nước họ không có cơ hội được trở lại Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Sen (hay Nguyễn Thị Liên) là vợ của ông Philippe Vannier (Nguyễn
Văn Chấn) đã theo chồng về Pháp vào năm 1826 và định cư tại Lorient cho đến khi qua đời
năm 1878 ở tuổi 87. Trong lần phái bộ của triều đình Huế do Chánh sứ Phan Thanh Giản
dẫn đầu qua Pháp để thương lượng chuộc lại đất ba tỉnh miền Đông năm 1863 bà Sen đã
cùng với con gái lên Paris để gặp mặt. Theo những ghi chép trong Tây hành nhật kí thì bà
Sen và con gái đã biết tin đoàn sứ thần qua Pháp từ trước ngày gặp mặt mươi hôm nhưng vì
chưa xin phép nên không dám đến gặp ngay, chỉ sau khi nhờ ông Aubaret chuyển thư tới sứ
bộ và được đồng ý thì hai mẹ con bà mới đến gặp mặt vào ngày 5/10/1863. Tây hành nhật kí
chép sự kiện này như sau:


“Đến chiều (Ngày hai mươi ba tháng Tám, năm thứ mười sáu triều Tự Đức5/10/1863 – NST), Nguyễn Thị Sen vợ của một người nước họ (nước Pháp - NST), nguyên

là chúa tàu Phụng, tên là Nguyễn Văn Chấn (P. Vannier - NST) cùng với con gái tên là Maduy (Marie – NST) từ thành Lo-ri-ăn (Lorient quê của ông P. Vannier - NST) đến quán
thăm... Thấy người nước ta, thị nức nở rơi nước mắt vì cảm động và kẻ rằng, theo chồng về
Tây, đến nay đã ba mươi bảy năm, nay thị đã bảy lăm tuổi rưỡi *, lúc còn sống, chồng thị
F
0
TP
3

T
3
P

hẹn sẽ cùng dắt nhau về Nam, không ngờ chồng mất, thị tuổi tác già nua, lại thêm con cái
ngăn trở, nên ngày về không hẹn nữa… nay quan đại sứ nước ta đến, cho thị gặp mặt, thật là
ngoài lòng mong ước, phúc cho thị lắm vậy…” [59, tr. 172, 173].
Cũng theo ghi chép trong Tây hành nhật kí thì bà Sen đã kể cho sứ bộ biết về hoàn
cảnh xuất thân của mình (quê ở Phường Đúc – Huế, cha là Nguyễn Văn Dõng… nhưng lâu
không có thư nhà) và có hỏi thăm sứ bộ có ai quen thân bên nước ta hay không. Bà còn kể
việc gia đình bà đã được vua Gia Long và Minh Mạng ban thưởng hậu hĩ trước khi về nước
cũng như việc gia đình bà đã là nơi trú lại của sứ đoàn triều đình do ông Tôn Thất Thường
dẫn đầu (qua Pháp năm 1840). Qua câu chuyện, chúng ta còn được biết thêm là bà Sen đã
sinh cho ông Vannier tất cả mười người con (ba trai và bảy gái) và một người cháu nội của
bà là Émile Vannier đã theo quân đội Pháp sang Gia Định (thời gian 1863-1864). Hai mẹ
con bà Nguyễn Thị Sen có vẻ rất quyến luyến với sứ bộ của ta và đặc biệt bà Sen rất vui khi
được trò chuyện cùng với các thành viên trong sứ bộ. Chính vì vậy, hai mẹ con bà đã tự thuê
“quán” ở lại Paris để được thường xuyên thăm viếng sứ bộ của nước ta.
Tây hành nhật kí cũng ghi chép lại việc sứ bộ cùng với những đại diện của chính phủ
Pháp, bà Nguyễn Thị Sen cùng con gái Marie và con trai Nguyễn Văn Lễ, có cả Nguyễn
Văn Đức (con trai Chaigneau và bà Huề) đã tổ chức lễ Vạn Thọ cho vua Tự Đức vào ngày
hai mươi lăm tháng Tám (tức 7/10/1863). Trong buổi lễ hôm đó, hai mẹ con bà Sen đã mặc

những bộ trang phục của nước ta “khăn nhiễu, áo lót bằng lụa hoa” (được vua ban khi còn ở
Việt Nam). Qua đây, ít nhiều chúng ta cũng cảm nhận được tình cảm mà những người Việt
(hoặc có mang trong mình dòng máu Việt) đối với quê hương sâu nặng thế nào! Trong các
ngày 23 và 24 tháng 10 năm 1863, hai mẹ con bà Nguyễn Thị Sen và anh em ông Nguyễn
Văn Đức tiếp tục đến thăm sứ bộ. Bà Sen đã bày tỏ tình cảm đặc biệt quý trọng của mình

Pham Phú Thú có lẽ đã tính nhầm tuổi bà Sen. Bởi vì, bà Sen mất nắm 1878 lúc đó bà 87 tuổi, có nghĩa bà sinh năm
1791. Như vậy, đến 1863 bà Sen lúc đó mới 72 tuổi.

*


với sứ bộ và “nguyện ở lại chờ lúc Sứ bộ về để tiễn đưa cho thỏa tấm lòng phương xa”. Còn
Nguyễn Văn Đức kể lại việc các em của ông khi nghe tin Sứ bộ nước ta đã tới Paris thì đều
“muốn đến hầu, song vì nhà ở khá xa” nên chỉ có ông và em trai đến được. Chính những
tình cảm ân cần và lưu luyến của những “đồng bào” xa quê hương ấy đã làm cho Sứ bộ thực
sự rất cảm kích. Trước ngày Sứ đoàn sang Tây Ban Nha (Ngày hai mươi bảy tháng Chín –
8/11/1863) hai mẹ con bà Nguyễn Thị Sen (chắc hẳn trước đó đã biết tin) đã đến để tiễn
đưa. Sứ bộ của ta đã rất cảm động với việc này, họ đã ghi lại như sau:
“Trộm nghĩ: Thị vốn là người nước ta, chồng thị là Nguyễn Văn Chấn cũng là tôi tớ
của triều ta, còn mong được trên nhớ biết; thế mà được biết rằng, trước đây nghe sứ đến, mẹ
con thị đã lặn lội từ xa tới, thuê quán chờ đợi khá lâu để tiễn đưa lên đường. Lòng nhớ gốc
của thị thật là đáng tin!” [59, tr. 224].
Sứ bộ cũng đã đáp lại những tình cảm tốt đẹp mà những người Việt xa quê hương
dành cho mình. Trước khi rời Paris, Sứ bộ đã “trích cho thị (Nguyễn Thị Sen – NST) năm
chục lạng bạc, mười mấy đồng ngân tiền và hơn chục tấm the và lụa; đồng thời trích ngân
tiền, trà và lụa cho anh em Nguyễn Văn Đức là con của Nguyễn Văn Thắng” [59, tr. 224].
Qua đây chúng ta thấy rằng, người Việt Nam ta cho dù đi đến đâu cũng vẫn luôn gìn
giữ những nét đẹp về truyền thống văn hóa của dân tộc. Quá trình xây dựng và bảo vệ đất
nước của ông cha ta từ xưa đã bao hàm cả quá trình tiếp thu những ảnh hưởng tốt đẹp từ bên

ngoài về văn hóa để làm giàu hơn cho nền văn hóa dân tộc. Tư tưởng Nho giáo về sự gắn bó
trong gia đình giữa con cái với cha mẹ cũng đã được người Việt hấp thu và cải biến để làm
thành vốn văn hóa riêng cho mình. Người Việt cũng thích ứng nhanh với hoàn cảnh để vươn
lên trong cuộc sống. Điều đó lí giải vì sao từ khi người Pháp có ý định xâm lược đối với
nước ta thì cũng là lúc mà người Việt đã qua Pháp và sinh sống, làm việc dù cho trong sâu
thẳm tâm khảm của họ vẫn chưa thể quên được quê hương xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của
mình.
1.1.2. Số lượng và thành phần những người Việt Nam tại Pháp.
Số lượng người Việt Nam tại Pháp trong thời gian đầu cuộc khai thác thuộc địa lần
thứ nhất của thực dân Pháp có lẽ không nhiều. Theo Tiến sĩ Thu Trang : “số người Việt
Nam đến Pháp từ thời gian đầu thế kỉ XX rất hiếm. Cho đến năm 1910 mới có độ vài chục


vừa sinh viên vừa học sinh, còn thương gia thì hầu như không có (…) trừ Khánh Ký là một
nhà buôn bán về máy ảnh, thường đi lại bên Đức, thì không có cửa hiệu của người Việt Nam
nào ở Paris” [65, tr. 49]. Như vậy, có thể nhận thấy rằng, trong thành phần những người
Việt Nam đầu tiên có mặt trên lãnh thổ nước Pháp thì sinh viên học sinh chiếm một tỷ lệ
khá đông.
Số lượng người Việt Nam tại Pháp ngày một tăng lên khi những lớp du học sinh
người Việt Nam liên tục được đưa qua mẫu quốc đào tạo. Có lẽ không quá hồ đồ khi nhận
xét như trên vì cũng theo lời tác giả Thu Trang trong một tác phẩm khác thì học sinh, sinh
viên Việt Nam tại Pháp trong thời điểm Phan Châu Trinh mới qua (năm 1911) có “khoảng
40 sinh viên phần lớn là con cháu các gia đình có thế lực được học bổng sang học ở trường
Parangon do Nhóm Giáo dục Đông Dương quản lí” [64, tr. 46]. (Nhóm Giáo dục Đông
Dương được thành lập theo sáng kiến của Toàn quyền Beau đề xuất năm 1907, hai cha con
Phan Châu Trinh đi Pháp cũng trong khuôn khổ học bổng của tổ chức này. Bên cạnh đó còn
có một số học viên Trường Thuộc địa như Bùi Kỷ). Tác giả Thu Trang đã viết, mục đích
của việc đào tạo những sinh viên này là để “Pháp hóa tối đa” và nhằm tạo ra những người
tuyệt đối trung thành với nước Pháp. Tuy nhiên, trong số họ vẫn có người giàu tình cảm yêu
quê hương đất nước mà biểu hiện là họ đã tích cực tìm đến với cụ Phan Châu Trinh để được

nghe những bài nói chuyện thấm đượm tình dân tộc trong thời gian đầu Phan Châu Trinh
đến Pháp. Những học sinh, sinh viên này sẽ là đối tượng chính để các nhà yêu nước Việt
Nam tập hợp và giác ngộ tinh thần đấu tranh đòi độc lập tự do cho dân tộc trên đất Pháp khi
các tổ chức yêu nước lần lượt ra đời không lâu sau đó.
Tác giả Lê Thị Kinh trong tác phẩm của mình cũng đã đề cập đến số lượng người
Việt tại Pháp. Theo tác giả, “thời kì Phan Châu Trinh mới sang, số người Việt tại Pháp rất
ít” [26, tr. 13]. Dường như bà cũng đồng tình với nhận định của tác giả Thu Trang khi cho
rằng số lượng người Việt tại Pháp lúc đó có khoảng 100 người, bao gồm: sinh viên, học sinh
khoảng 50 người; số người học nghề và lao động thủ công khoảng vài chục người; số phục
vụ theo chủ về Pháp khoảng vài chục. Rõ ràng, trong tổng số những người Việt tại Pháp lúc
bấy giờ, sinh viên học sinh chiếm đa số và số lượng người Việt tại Pháp có thành phần xuất
thân rất khác nhau và vì vậy, tinh thần đấu tranh cũng không thể đồng nhất được.


Bên cạnh những sinh viên học sinh Việt Nam đang học tập tại Pháp số người Việt
sống ở đây còn bao gồm nhiều thành phần khác mà tác giả Thu Trang ước lượng trong
khoảng năm 1911 là “không quá 100 người”. Họ là những người bồi bếp, tài xế, vú em,
khâu đầm (người may vá trong nhà) làm cho chủ người Pháp ở thuộc địa sau theo chủ về
Pháp nghỉ hè hay ở luôn tại đây. Chúng ta biết rằng, từ những năm đầu thế kỉ XIX đã có
trường hợp hai người Pháp làm quan trong triều Gia Long và đầu thời Minh Mạng là
Chaigneau và Vannier sống ở Việt Nam khá lâu mới về nước. Chắc hẳn sau khi kết hôn với
người vợ Việt họ cũng cần những người quản gia, vú em địa phương trông coi nhà cửa, con
cái và khi về nước đã có thể mang họ đi theo gia đình vì những tình cảm gắn bó khi còn ở
Việt Nam!
Trường hợp những gia đình nửa Pháp nửa Việt mà điển hình là bà Nguyễn Thị Sen
kết hôn với ông Philippe Vannier và bà Hồ Thị Huề kết hôn với ông Jean Chaigneau chúng
tôi đã đề cập ở trên. Bà Sen đã theo chồng về Pháp từ năm 1826 và ở lại đấy cho đến khi
qua đời năm 1878, bà đã có với ông Vannier cả thảy 10 người con và có lẽ những người con
lai này ít nhiều đều có những kỉ niệm đẹp về quê mẹ. Trường hợp bà Huề và ông Chaigneau
cũng vậy, dù bà Huề mất tại Việt Nam năm 1815, nhưng ông bà cũng đã có với nhau 9

người con. Một trong số họ có tên Việt hoàn toàn là Nguyễn Văn Đức – người đã dành
nhiều tình cảm của mình cho quê mẹ và đã xuất bản sách về Việt Nam. Có lẽ những Việt
kiều trên sẽ tích cực giúp đỡ những đồng bào của họ sau này khi qua Pháp hoạt động hoặc ít
ra cũng có những tình cảm tốt đẹp về người Việt Nam – một nửa dòng máu họ đang mang
trong mình.
Ngoài những Việt kiều đã định cư tại Pháp, người Việt Nam còn có những thành
phần sang đây vì lí do công việc và họ cũng đã lưu lại Pháp một thời gian để hoàn thành
những nhiệm vụ được giao. Đó là trường hợp của các phái đoàn ngoại giao do triều đình
phong kiến Việt Nam cử sang để giao thiệp với chính quyền Pháp. Chúng ta biết rằng, thời
kì Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn, ông đã nhờ Bá Đa Lộc cùng Hoàng tử Cảnh và đoàn tùy tùng
về Pháp xin viện trợ. Sau đó, thời vua Minh Mạng đã cử một phái đoàn sang các nước
phương Tây trong đó có Pháp. Thời vua Tự Đức, sau khi buộc phải kí Hiệp ước Nhâm Tuất
(1862) với Pháp, ông cũng đã cử một phái đoàn ngoại giao do Phan Thanh Giản dẫn đầu
sang Pháp và Tây Ban Nha để xin sửa lại nội dung hiệp ước. Tuy họ có ở lại Pháp một thời


gian, nhưng không thể xem họ như những Việt kiều được. Họ sang vì lí do công việc và sau
đó lại trở về Việt Nam.
Đầu thế kỉ XX, lại có thêm những người Việt sang Pháp. Đó là những viên chức nhỏ
người Việt qua Pháp công tác một thời gian rồi lại quay trở về Việt Nam như các ông
Nguyễn Văn Vĩnh (qua Pháp dự đấu xảo tại Marseille năm 1906), Trần Văn Đẩu – Thư ký
Phủ Toàn quyền (qua Pháp cùng Phan Châu Trinh năm 1911 làm phiên dịch và giúp đỡ hai
cha con ông),… Họ còn là những người công nhân, thủy thủ làm việc trên các chuyến tàu
thủy viễn dương đi lại giữa các thuộc địa với nước Pháp. Trường hợp của người thanh niên
Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng giữa năm 1911 để qua Pháp là thuộc vào diện
những người này.
Tóm lại, dù là những sinh viên học sinh con em các gia đình quyền quý được sự ưu ái
của chính phủ Pháp cấp học bổng qua “mẫu quốc” học tập với ý đồ rất rõ ràng là để sau đó
sẽ trở về nước cộng tác với chính quyền đô hộ cai trị dân Việt Nam nhưng trong số những
sinh viên học sinh kia chắc hẳn phải có những cá nhân nặng tình với vận mệnh đất nước.

Còn đối với những người thuộc các thành phần như bồi bếp, thợ thủ công, vú em, tài xế,
thủy thủ,… họ buộc phải làm thuê ở xứ người để kiếm sống trong hoàn cảnh đất nước mất
độc lập, dân tộc bị nô lệ trong sự kìm kẹp của thực dân Pháp thì đa số họ đều mang trong
mình nỗi uất hận của một người dân nô lệ luôn mong mỏi đến ngày tự do. Tình cảnh đó còn
bi đát hơn khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra và số người Việt Nam bị đưa qua Pháp
càng nhiều, đó là một điều kiện lí tưởng cho các phong trào yêu nước của người Việt Nam
trên đất Pháp bùng phát.
1.2. Sự gia tăng đột biến số lượng người Việt Nam tại Pháp trong chiến tranh thế giới
thứ nhất (1914 – 1918).
1.2.1. Chính sách vơ vét về kinh tế và huy động về nhân lực phục vụ cho chiến
tranh thế giới thứ nhất của thực dân Pháp.
Ngày 1-8-1914, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Pháp là một trong số các
nước thuộc khối Hiệp ước như Anh, Nga, Ý nên đã tham gia ngay từ đầu để chống lại khối
Liên minh gồm các quốc gia đế quốc như Đức, Áo - Hungari, Thổ Nhĩ Kỳ và Bungari.
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất thực chất là một cuộc chiến tranh phi nghĩa nhằm tranh
giành thuộc địa giữa các nước đế quốc với nhau. Tuy nhiên, hệ quả mà cuộc chiến tranh này


đưa đến cho lịch sử nhân loại là rất nặng nề. Các nước tham chiến đã huy động tất cả những
tiềm lực về vật chất cũng như con người để dốc vào cuộc chiến đẫm máu này. Các nước
trong khối Hiệp ước là những đế quốc có nhiều thuộc địa và chính phủ của các nước này đã
ngay lập tức huy động đến mức tối đa những đóng góp từ các thuộc địa để phục vụ cho cuộc
chiến tranh. Chính phủ Pháp đã nhanh chóng chỉ thị cho chính quyền thuộc địa ở Đông
Dương phải huy động tối đa sức người, sức của phục vụ cho nước Pháp đang tham gia chiến
tranh. Chủ trương trên đã được các Toàn quyền trong thời gian chiến tranh là Van
Vollenhoven, Ernest Roume và Albert Sarraut thực hiện một cách nhất quán.
Chỉ bốn ngày sau khi cuộc chiến tranh thế giới bùng nổ (ngày 5-8-1914), Toàn quyền
Đông Dương mới qua nhận chức là Vollenhoven đã cho tiến hành những biện pháp nhằm
thực hiện “nghĩa vụ tham chiến của nhân dân Đông Dương”. Nhiệm vụ cụ thể mà thực dân
Pháp muốn nhân dân Đông Dương thực hiện đã được cụ thể hóa khi Toàn quyền Ernest

Roume qua thay Vollenhoven đã tuyên bố: “Nhiệm vụ chủ yếu của Đông Dương rõ ràng là
phải cung cấp cho chính quốc đến mức tối đa nhân lực, vật lực và tài lực, đồng thời một mặt
vẫn phải duy trì trật tự an ninh ở thuộc địa, mặt khác vẫn giữ cho guồng máy chính trị và
kinh tế chạy đều” [15, tr. 228].
Để bóc lột, vơ vét về mặt kinh tế chính quyền thuộc địa bày ra rất nhiều hình thức để
móc tiền trong túi nhân dân như ban hành các loại công trái, phiếu quốc phòng, quyên góp.
Từ 1914 đến 1918, chính quyền thực dân bán công trái 4 lần (1915, 1916, 1917, 1918) và
còn tiếp tục bán đến năm 1920. Số tiền thu được, kể cả năm 1920, là 367 triệu Phơrăng [57,
tr. 286]. Ngoài công trái thực dân Pháp còn cho Ngân hàng Đông Dương phát hành “Phiếu
quốc phòng” thu được hàng trăm triệu Phơrăng. Các khoản quyên góp khác như quỹ chiến
tranh, cứu tế nạn nhân chiến tranh cũng thu được hàng chục triệu Phơrăng. Chính vì những
đóng góp “to lớn” trên đây cho “mẫu quốc” mà Đông Dương được xếp hàng đầu trong các
thuộc địa về quyên góp cho chiến tranh. Thực dân Pháp còn tiến hành vơ vét các loại lương
thực và nguyên liệu công nghiệp để đưa về nước và chi viện cho các nước đồng minh như
Nga, Nhật phục vụ chiến tranh. Chỉ trong vòng 4 năm chiến tranh, nhân dân Việt Nam đã
phải cung cấp khoảng 336.000 tấn các loại sản phẩm nông nghiệp cho Bộ Chiến tranh Pháp.
Thực dân Pháp còn mang về nước hoặc cung cấp cho Nga, Nhật một số lượng lớn
vônphram và ăngtimoan để dùng vào việc chế tạo vũ khí [57, tr. 288].


Song song với việc ra sức vơ vét bóc lột về tiền của thực dân Pháp còn thi hành một
chính sách hết sức thâm độc, đó chính là việc bắt những người Đông Dương (đa số là Việt
Nam) qua đi lính làm bia đỡ đạn cho quân đội Pháp chống lại bọn Đức trong chiến tranh thế
giới thứ nhất. Ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh, việc bắt lính chiến và lính thợ
để đưa sang Pháp được tiến hành rất ráo riết. Để che giấu hành động trên thực dân Pháp đã
sử dụng những luận điệu lừa bịp như “giúp mẫu quốc dẹp tan Đức tặc”, chúng còn hứa hẹn
sẽ trợ cấp hàng tháng cho gia đình có người đi lính, những người tử trận sẽ được thờ ở đình
làng, chung với Thành hoàng và gia đình vẫn tiếp tục được lĩnh trợ cấp. Thực dân Pháp còn
mua chuộc một số thanh niên đã ở trong quân ngũ viết thư về gia đình tán tụng lối sống
trong quân đội ở chính quốc kèm theo ảnh trong bộ quân phục hấp dẫn. Nhưng biện pháp

chính và hữu hiệu nhất vẫn là cưỡng bức người ta đi lính nhưng lại dưới danh nghĩa tình
nguyện.
“Chế độ đi lính tình nguyện” đã được mô tả trong cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp
chương Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc như sau: “Vị "Chúa tỉnh"- mỗi viên công sứ ở Đông
Dương quả là một vị "chúa tỉnh"- ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền, trong một thời hạn
nhất định phải nộp cho đủ một số người nhất định. Bằng cách nào, điều đó không quan
trọng. Các quan cứ liệu mà xoay xở… Thoạt tiên, chúng tóm những người khoẻ mạnh,
nghèo khổ, những người này chỉ chịu chết thôi không còn kêu cứu vào đâu được. Sau đó,
chúng mới đòi đến con cái nhà giàu. Những ai cứng cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để sinh
chuyện với họ hoặc với gia đình họ, và nếu cần, thì giam cổ họ lại cho đến khi họ phải dứt
khoát chọn lấy một trong hai con đường: "đi lính tình nguyện, hoặc xì tiền ra" [36, tr. 24,
25].
Chế độ “đi lính tình nguyện” đó đã được những người dân bản xứ hưởng ứng như thế
nào? Mặc dù thực dân Pháp ở thuộc địa luôn rêu rao rằng những người dân thuộc địa rất hào
hứng với việc đi lính cho Pháp nhưng sự thật thì ngược lại. Chế độ bắt lính quả là một thảm
họa đối với các gia đình người Việt Nam cũng như bản thân những người bị ép phải đi lính.
Chính vì vậy, họ không hề hào hứng gì với cái nghiệp mà mình bị ép buộc, thậm chí họ còn
cố gắng tìm cách để trốn lính. Thực dân Pháp cũng bằng nhiều biện pháp để chống lại việc
trên, do đó mới có cảnh những người lính “tốp thì bị xích tay điệu về tỉnh lỵ, tốp thì trước
khi xuống tàu, bị nhốt trong một trường trung học ở Sài Gòn, có lính Pháp canh gác, lưỡi lê
tuốt trần, đạn lên nòng sẵn” [36, tr. 25]. Tuy nhiên chúng vẫn không thể ngăn được việc


những người lính đào ngũ hoặc tìm cách hủy hoại bản thân: “Những người bị tóm đi như thế
còn hào hứng gì nữa với cái nghề cột vào cổ họ. Cho nên, bước chân vào trại lính là họ liền
tìm mọi cơ hội để trốn thoát. Còn những người nào thấy không thể thoát khỏi số phận hẩm
hiu, thì tìm cách tự làm cho mình nhiễm phải những bệnh nặng nhất, mà thông thường hơn
cả là bệnh đau mắt toét chảy mủ, gây ra bằng cách xát vào mắt nhiều thứ chất độc, từ vôi
sống đến mủ bệnh lậu”. Khi đó, bộ mặt thật của chính quyền thực dân đã lộ rõ, một mặt
chúng dùng nitrơrát bạc để thích chữ số vào lưng hoặc cổ tay họ để kiểm soát những người

đã bị bắt vào lính; mặt khác thì: “Những vụ trốn đi lính và đào ngũ (tính ra có đến 50 phần
trăm trong hàng ngũ quân dự bị) đều bị đàn áp không gớm tay và những cuộc đàn áp lại gây
ra những cuộc binh biến bị dìm trong biển máu” [36, tr. 25, 26].
Những thanh niên người bản xứ bị bắt đưa qua Pháp được chúng chia làm hai hạng
lính: lính chiến đấu (lính tập) và lính thợ. Lính chiến đấu sang Pháp bị đưa ngay ra mặt trận
hoặc vào làm lính công binh. Phần lớn họ được luyện tập rất ít, chỉ huấn luyện qua loa, ra
chiến trường rất bỡ ngỡ, họ lại còn không quen với thủy thổ xứ lạ nên chết trận cũng như
chết vì bệnh rất nhiều. Đại đội lính khố đỏ số 7 tham chiến ở Pháp đã bị chết 50%. Lính thợ
được đưa sang Pháp là để thay thế nhân công Pháp đã bị động viên. Họ phần nhiều phải vào
làm ở các xí nghiệp, công trường phục vụ cho chiến tranh, một số phải đi hái nho. Cuộc
sống của họ cũng rất cơ cực vì điều kiện làm việc thiếu thốn, cường độ lao động rất căng
thẳng, họ phải “làm kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm, tuy không phải hít hơi
ngạt của bọn "bôsơ" *, nhưng lại nhiễm phải những luồng khí độc đỏ ối của người Pháp;
F
1
TP
3

T
3
P

đằng nào cũng thế thôi, vì những kẻ khốn khổ ấy cũng đã khạc ra từng miếng phổi, chẳng
khác gì đã hít phải hơi ngạt vậy [36, tr. 24]. Trước đó, số phận của những người “bảo vệ cho
cái công lý và tự do mà chính họ không được hưởng một tí nào, họ đã phải đột ngột xa lìa
vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương” đã phải bỏ mạng với
rất nhiều kiểu khác nhau và ở những nơi mà họ hầu như không biết đến hoặc nghe đến trước
đó. Vì thế, “bảy mươi vạn người bản xứ đã bước lên đất Pháp và trong số ấy, 8 vạn người đã
không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương của đất nước họ nữa” [36, tr. 24].


*

Boche: dường như dùng để chỉ bọn Đức.


1.2.2. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng người Việt Nam tại Pháp trong thời
gian chiến tranh.
Về số lượng người Việt Nam bị bắt sang Pháp làm lính trong thời gian chiến tranh
thế giới lần thứ nhất cho đến nay được các nguồn tài liệu đưa ra chưa thật sự thống nhất.
Các nhà nghiên cứu trong Viện Sử học cho rằng trong 4 năm chiến tranh, thực dân Pháp đã
động viên tới 97.903 lính chiến đấu và lính thợ (lính chiến đấu: 48.922; lính thợ: 48.981), đã
có 92.411 người sang Pháp [57, tr. 286]. Con số trên dường như đã bao gồm cả những người
lính từ các thuộc địa khác của thực dân Pháp như Cao Miên, thậm chí cả người Trung Quốc.
Tiến sĩ Thu Trang trong tác phẩm của mình đã dựa vào các nguồn tư liệu sưu tầm được
(đáng chú ý là từ tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc) để đi đến
kết luận số người Việt Nam bị đưa qua Pháp trong thời gian chiến tranh vào khoảng 70.000
người. Để khẳng định thêm, tác giả còn dẫn chứng ra một đoạn trong bức thư của một người
lính tên Phương ở Nghệ An viết về cho gia đình có nội dung như sau: “Tôi viết cho anh rõ,
hiện giờ có 70.000 người An Nam tại Pháp. Họ đã làm việc và chiến đấu tận tình. Nhưng
chúng tôi ăn không đủ no như ở xứ An Nam mình. Thật không còn đủ sức mà làm việc”
[65, tr. 54]. Tác giả cũng phỏng đoán rằng số người Việt Nam sang Pháp vào năm 1916 là
đông nhất, còn trước đó thì ít hơn.
Bà Lê Thị Kinh trong tác phẩm của mình cũng đã nhận định “từ năm 1914 trở đi, lần
đầu tiên có sự nhập cư ào ạt vào Pháp của người Việt Nam: hàng vạn thanh niên được tuyển
mộ sang hoặc để bổ sung cho các mặt trận có nhiều khó khăn trong chiến tranh, hoặc đưa
vào làm lính thợ trong xưởng sản xuất vũ khí, đạn dược có nhiều độc hại và nguy hiểm” [26,
tr. 14]. Tác giả cũng đã nêu ra sự thông kê “chênh lệch nhau” về số lượng người Việt tại
Pháp trong thời gian này và đưa ra một con số ước lượng là “9 hoặc 10 vạn người”. Bà Lê
Thị Kinh cũng đã dẫn ra các tư liệu từ báo chí hay các báo cáo của chính quyền thực dân
Pháp về số lượng và đời sống của những người lính Đông Dương tại Pháp, chúng tôi xin

dẫn lại một số tư liệu sau đây.
Trong một bài báo trên tờ Le Matin với nhan đề “Đất nước Pháp” (Le Pays de
France) đã đánh giá cao những đóng góp “kịp thời” của lực lượng những người lính đến từ
Đông Dương đối với quân đội Pháp trong chiến tranh. Bài báo có đoạn ghi:


×