Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

huyền thoại và hành trình tìm kiếm tâm linh trong moon palace của paul auster

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.35 KB, 164 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM

Phan Thị Thùy Nhung

HUYỀN THOẠI VÀ HÀNH TRÌNH
TÌM KIẾM TÂM LINH TRONG
MOON PALACE CỦA PAUL AUSTER

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM

Phan Thị Thùy Nhung

HUYỀN THOẠI VÀ HÀNH TRÌNH
TÌM KIẾM TÂM LINH TRONG
MOON PALACE CỦA PAUL AUSTER
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 60 22 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐÀO NGỌC CHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
1




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Thầy hướng dẫn, PGS.TS. Đào Ngọc Chương
Các thầy cô giảng dạy lớp Cao học Văn học Nước ngoài Khóa 20
Các thầy cô tổ Văn học Nước ngoài trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
Phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
Gia đình và bạn bè
đã tận tình góp ý, giúp đỡ, động viên để tôi hoàn thành luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 6 năm 2012
Người viết luận văn

Phan Thị Thùy Nhung
Lớp Cao học Văn học Nước ngoài Khóa 20

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các số liệu khảo sát, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng
được công bố ở các công trình khác.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 6 năm 2012
Người viết luận văn

Phan Thị Thùy Nhung
Lớp Cao học Văn học Nước ngoài Khóa 20


3


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................ 4
DẪN NHẬP .......................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 6
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 7
3. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................. 7
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 25
5. Mục đích nghiên cứu và đóng góp của luận văn ......................................................... 27
6. Bố cục của luận văn ....................................................................................................... 28
CHƯƠNG 1: HUYỀN THOẠI VÀ NHÂN VẬT ............................................................ 29
TÌM KIẾM TÂM LINH .................................................................................................... 29

1.1. Khái quát về phương thức huyền thoại trong Moon Palace ....................29
1.2. Huyền thoại về cái Khác và nhân vật du hành ..........................................32
1.2.1. Cái Khác – một phạm trù cơ bản của tư duy và văn hóa phương Tây .35
1.2.2. Cái Khác dưới góc độ lịch sử cộng hưởng và nguồn gốc nhân vật ......40
1.2.3. Cái Khác và cuộc du hành của người nghệ sĩ .......................................57
CHƯƠNG 2: SỰ PHÂN LẬP CỦA KHÔNG GIAN HUYỀN THOẠI ........................ 75

2.1. Không gian lục địa Mỹ và những mảnh vỡ ................................................76
2.1.1. Không gian Babel ...................................................................................76
2.1.2. Không gian tù ngục và không gian cửa ................................................85
2.2. Không gian miền Tây nước Mỹ và những mảnh vỡ .................................93
2.2.1. Không gian sa mạc .................................................................................93
2.2.2. Không gian thiên đường .........................................................................98
CHƯƠNG 3: KẾT CẤU TÁC PHẨM VÀ CUỘC HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM TÂM
LINH ................................................................................................................................. 106


3.1. Kết cấu Mobius ...........................................................................................107
3.1.1. Cốt truyện – trùng lặp và song chiếu ...................................................108
3.1.2. Điểm nhìn – định vị và đồng nhất........................................................117
3.2. Kết cấu Matrioska ......................................................................................134
3.2.1. Cốt truyện – bản gốc và phiên bản.......................................................135

4


3.2.2. Điểm nhìn – đồng hiện và chồng xếp ..................................................141
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 150

5


DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại ngổn ngang và hỗn loạn, con người luôn trăn trở về sự
tồn tại của bản thân và thế giới. Paul Auster, một tiểu thuyết gia đương đại Mỹ sinh
năm 1947, đã biến nỗi trăn trở ấy thành một vấn đề trung tâm trong các tác phẩm
của mình. Vấn đề nhân dạng, bản thể, sự tìm kiếm tâm linh là một chủ đề trở đi trở
lại trong nhiều tiểu thuyết của Auster và đi cùng với chủ đề đó là những tìm tòi của
nhà văn về một hình thức nghệ thuật tương hợp. Với loại hình tiểu thuyết trinh thám
phản truyền thống hay tiểu thuyết trinh thám siêu hình trong đó câu chuyện săn đuổi
giữa thám tử và tội phạm được miêu tả như cuộc truy tìm bản thể, Auster đã chứng
minh rằng mọi loại hình đều có thể có giá trị, kể cả trinh thám, miễn là nó trinh
thám con người theo chiều sâu. Bên cạnh việc “trinh thám” về bản thể, nhân dạng,
tiểu thuyết của Auster còn “trinh thám” về ý nghĩa và vai trò của lịch sử, ngôn ngữ,

văn học… như những yếu tố gắn bó mật thiết với đời sống con người. Có thể nói,
với không khí trinh thám trong trong tiểu thuyết của Auster, cảm quan truy tầm luôn
tồn tại, trở thành cảm quan chủ đạo và cũng trở thành một nguyên tắc đọc tác phẩm
của ông. Đọc tiểu thuyết của Auster, người đọc chẳng những cần quan tâm đến hành
trạng của nhân vật mà còn phải tham gia vào cuộc du hành lần tìm, kết nối những
tín hiệu rải rác như những mảnh vỡ trong tác phẩm để có thể thưởng thức tác phẩm
một cách toàn diện nhất.
Với tinh thần đọc như vậy, chúng tôi nhận thấy trong tiểu thuyết Moon
Palace của Auster, vấn đề bản thể, nhân dạng, cuộc hành trình tìm kiếm tâm linh
của nhân vật được đặt trong một không gian vừa chông chênh, xô giạt của kỷ
nguyên hậu hiện đại, vừa thâm trầm và đầy màu sắc huyền thoại. Tiếp cận dưới góc
nhìn huyền thoại là một việc làm cần thiết để tìm hiểu tiểu thuyết này nhưng cách
tiếp cận đó, theo sự tìm hiểu của chúng tôi, vẫn chưa được khai thác đúng mức. Đó
là lý do chúng tôi thực hiện đề tài Huyền thoại và hành trình tìm kiếm tâm linh
trong Moon Palace của Paul Auster.

6


2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài Huyền thoại và hành trình tìm kiếm tâm linh trong Moon
Palace của Paul Auster, chúng tôi tiến hành khảo sát tác phẩm Moon Palace trên
cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật dựa vào bản dịch của Cao Việt Dũng
(NXB Văn học, 2009) có đối chiếu với nguyên tác. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đối
chiếu Moon Palace với một số tác phẩm khác của Paul Auster để có cái nhìn toàn
diện về tiểu thuyết của nhà văn này.
Đề tài chủ yếu tập trung giải quyết những vấn đề sau:
Đầu tiên chúng tôi quan tâm đến những huyền thoại, huyền tích, cổ mẫu (với
tư cách là motif, biểu tượng), phạm trù có nguồn gốc từ huyền thoại, huyền tích tồn
tại lâu dài trong văn hóa, văn học phương Tây xuất hiện trong Moon Palace.

Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành khảo sát sự ảnh hưởng, sự chuyển hóa, sự
tái sinh và biến đổi của những huyền thoại, huyền tích, cổ mẫu, phạm trù có nguồn
gốc từ huyền thoại, huyền tích đó trong hình tượng nhân vật, hình tượng không gian
và kết cấu của tác phẩm, qua đó chỉ ra mối liên hệ của nó với vấn đề tìm kiếm bản
thể, nhân dạng, đời sống tâm linh trong tác phẩm.
3. Lịch sử vấn đề
Tiểu thuyết của Paul Auster lôi cuốn độc giả bởi những triết lý sâu sắc,
những kiến giải về tình trạng của con người và thế giới đương đại được chuyển tải
trong những kỹ thuật viết hậu hiện đại và thường có hình thức trinh thám hấp dẫn.
Vì vậy, tiểu thuyết của ông đã trở thành một mảnh đất thu hút giới nghiên cứu phê
bình. Đề tài của các công trình nghiên cứu về Auster khá phong phú: vấn đề nhân
dạng, bản ngã, vấn đề thể loại, ngôn ngữ, hình tượng nhân vật, hình tượng không
gian, cái ngẫu nhiên, nỗi cô đơn, tính chất trinh thám phản truyền thống, thủ pháp
trần thuật liên văn bản, thủ pháp “truyện trong truyện”…
Những nghiên cứu về tiểu thuyết Auster ở Việt Nam chủ yếu cũng xoay
quanh những đề tài trên.

7


Việc tổ chức dịch và in năm tiểu thuyết của Auster một cách liên tục từ năm
2007 đến năm 2009 phần nào cho thấy sự quan tâm của các nhà phê bình và công
chúng đối với tác phẩm của Auster. Tuy nhiên, do các tác phẩm của Auster xuất
hiện ở Việt Nam khá muộn (Trần trụi với văn chương và Nhạc đời may rủi được ấn
hành năm 2007; Người trong bóng tối được ấn hành năm 2008 và Moon Palace
được ấn hành năm 2009) nên số lượng công trình nghiên cứu về tác phẩm của ông
còn khá khiêm tốn và chủ yếu tập trung vào những tác phẩm được ấn hành đầu tiên
là Trần trụi với văn chương, Nhạc đời may rủi. Ngoài lời bạt của dịch giả Trịnh Lữ
trong bộ ba tiểu thuyết Trần trụi với văn chương đã phân tích một vài đặc trưng hậu
hiện đại trong tác phẩm như cấu trúc phi trung tâm về đề tài và cốt truyện, sự tồn tại

những thực tại song hành, sự đan xen giữa các yếu hư cấu và các yếu tố hiện thực từ
cuộc đời của chính Auster, tính chất liên văn bản, tính tương tác giữa người đọc, tác
giả và tác phẩm…, có thể kể đến những công trình nghiên cứu sau: Luận văn thạc sĩ
Cái ngẫu nhiên trong Nhạc đời may rủi của Paul Auster (Đại học Sư phạm Hà
Nội, 2009) của Nguyễn Thị Ngọc Thúy nghiên cứu về cái ngẫu nhiên trong Nhạc
đời may rủi như một yếu tố xây dựng cốt truyện, kết cấu, một quan niệm về con
người và cuộc đời. Luận văn thạc sĩ của Mê lộ trong Moon Palace của Paul
Auster của Phan Thị Kim Anh (Đại học Sư phạm Hà Nội, 2010) nghiên cứu Moon
Palace dưới góc nhìn tự sự học để chỉ ra tính chất mê lộ thể hiện trong các yếu tố
nghệ thuật của tác phẩm. Luận văn thạc sĩ Tự sự phản trinh thám trong Thành
phố thủy tinh của Paul Auster (Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011) của Đặng Thị
Bích Hồng nghiên cứu về bút pháp tự sự phản trinh thám của Auster trong tiểu
thuyết Thành phố thủy tinh. Luận án tiến sĩ Đặc trưng bút pháp hậu hiện đại
trong tiểu thuyết Paul Auster (Viện Văn học, sẽ bảo vệ vào năm 2014) của
Nguyễn Thị Thanh Hiếu nghiên cứu tiểu thuyết Auster từ góc độ những đặc trưng
của bút pháp hậu hiện đại. Luận văn thạc sĩ Tự sự mê lộ trong tiểu thuyết Paul
Auster (Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2011) của Võ Thị Mỹ Lam nghiên cứu
các tiểu thuyết Thành phố thủy tinh, Những bóng ma, Căn phòng khóa kín, Nhạc
đời may rủi, Người trong bóng tối dưới góc nhìn tự sự học để chỉ ra đặc trưng mê lộ

8


trong cách xây dựng nhân vật, không gian và tính chất liên văn bản trong tiểu thuyết
Auster.
Bên cạnh đó, có một số bài viết về Auster và các tác phẩm của ông được
đăng rải rác trên các tạp chí. Bài viết Paul Auster và Nhạc đời may rủi (Tạp chí
Nghiên cứu Văn học số 6 năm 2009) của Lê Huy Bắc có thể được xem là công trình
nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về tác phẩm của Auster. Quan tâm đến khía cạnh
trinh thám trong tiểu thuyết của Auster, bài viết Trần trụi với văn chương và ngòi

bút trinh thám phản truyền thống của Nguyễn Thị Thanh Hiếu đăng trên Tạp chí
Khoa học số 5 năm 2010 của trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã gọi tên Trần trụi
với văn chương là “tiểu thuyết trinh thám phản truyền thống”, “tiểu thuyết trinh
thám siêu hình” trong đó tội phạm không phải một cá nhân mà là một ý niệm, một
triết lý, do đó quá trình thám tử tìm kiếm tội phạm chính là tìm kiếm bản thể. Nhà
nghiên cứu Nguyễn Khắc Phê lại quan tâm đến vấn đề kết cấu trong tiểu thuyết
Auster. Bài viết Một cuốn sách thức tỉnh con người của ông đăng trên Tạp chí
Văn hóa Nghệ An đã giới thiệu tiểu thuyết Người trong bóng tối của Auster về hai
phương diện: nỗi ám ảnh chiến tranh và thủ pháp “truyện trong truyện”.
Có thể thấy rằng các công trình nghiên cứu về Auster ở Việt Nam chủ yếu
khảo sát Trần trụi với văn chương, Nhạc đời may rủi và Người trong bóng tối về
các khía cạnh: tính chất trinh thám phản truyền thống, nghệ thuật tự sự và những
đặc trưng hậu hiện đại thể hiện trong các tác phẩm trên. Như vậy, cho đến nay, ở
nước ta chỉ có luận văn thạc sĩ Mê lộ trong Moon Palace của Paul Auster của
Phan Thị Kim Anh là công trình nghiên cứu một cách hệ thống về tiểu thuyết Moon
Palace theo hướng khảo sát nghệ thuật tự sự để chỉ ra những đặc trưng hậu hiện đại
được thể hiện trong tác phẩm. Góc nhìn huyền thoại đối với Moon Palace vẫn là
một hướng nghiên cứu còn bỏ ngỏ.
Trên thế giới, có khá nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Auster. Tuy
nhiên, hầu như những công trình trên chỉ tập trung vào bộ ba tiểu thuyết Thành phố
thủy tinh, Những bóng ma và Căn phòng khóa kín được tập hợp trong Trần trụi với

9


văn chương (The New York Trilogy), tiểu thuyết Nhạc đời may rủi, Trong xứ sở của
những tận cùng (In the Country of Last Things), Sáng chế cô đơn (The Invention of
Solitude), Leviathan. Có thể thấy điều này thể hiện ngay trong vị trí và dung lượng
dành cho Moon Palace trong các chuyên khảo về Paul Auster cũng như trong những
công trình nghiên cứu về văn học hậu hiện đại. Trong số mười sáu bài của cuốn

chuyên khảo Paul Auster (Bloom’s modern critical views) (Chelsea House
Publishers, 2004) do giáo sư Harold Bloom của Đại học Yale, Mỹ tuyển chọn và
biên tập chỉ có một bài nghiên cứu về Moon Palace. Cuốn chuyên luận về tiểu
thuyết Auster The World that is the Book – Paul Auster’s Fiction (Liverpoool
University Press, 2001) dày 183 trang của Aliki Varvogli chỉ dành 18 trang (từ
trang 124 đến trang 141) viết về Moon Palace. Trong cuốn Beyond the Red
Notebook: Essays on Paul Auster (University of Pennsylvania Press, 1995) dày
203 trang, gồm 13 bài, do Dennis Barone tuyển chọn cũng chỉ có một bài về Moon
Palace. Bài viết Chủ nghĩa hậu hiện đại và văn chương của Barry Lewis được
đưa vào cuốn sách Văn học hậu hiện đại thế giới – những vấn đề lý thuyết (NXB
Hội Nhà văn, 2003) xếp Auster vào hàng hai mươi văn sĩ hậu hiện đại nổi tiếng.
Tuy nhiên, tác giả chỉ nêu tên Trần trụi với văn chương như một tác phẩm thể hiện
những đặc trưng của chủ nghĩa hậu hiện đại.
Trong luận văn tiến sĩ Metaphysical Detectives and Postmodern Spaces,
or the Case of the Missing Boundaries (College of Arts and Sciences at West
Virginia University, 2001) gồm 6 chương, Richard A. Swope bàn về vấn đề không
gian xã hội (social space) cùng mối liên hệ của nó với vấn đề giới tính, chủng tộc và
giai cấp qua tiểu thuyết của các nhà văn Mỹ Pynchon, Acker, Reed, Auster,
DeLillo, McElroy cùng hai bộ phim Dark City của Alex Proya và The Thirteenth
Floor của Josef Rusnak (chuyển thể từ tiểu thuyết Simulacron 3 của Daniel F.
Galouye) và đặc trưng của loại hình trinh thám hậu hiện đại trong những tiểu thuyết
được gọi là “truyện trinh thám siêu hình” (metaphysical detective story). Tác giả đã
dành trọn chương hai (Supposing an Urban Space: Paul Auster’s The New
York Trilogy) trong số sáu chương của luận văn để khảo sát hai vấn đề trên trong

10


The New York Trilogy của Auster. Theo tác giả, hai kiểu không gian hậu hiện đại
trong tác phẩm là không gian thành phố và không gian căn phòng khóa kín. Hai

kiểu không gian này được đặt trong mối liên hệ với sự tìm kiếm nhân dạng. Moon
Palace không được nhắc đến trong luận văn này dù vấn đề nhân dạng và hình tượng
không gian cũng là những vấn đề nổi bật trong tác phẩm.
Sau đây, chúng tôi sẽ phân tích những công trình nghiên cứu có giá trị như
những gợi dẫn cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài và điểm qua những
công trình ít nhiều có liên quan đến đề tài của chúng tôi.
Bài viết The Ego, the Self and the Subject in Paul Auster’s Fictions của
Catherine Roger là một trong những công trình có ý nghĩa gợi dẫn cho chúng tôi.
Trong bài, từ góc nhìn tâm lý học, tác giả đã chỉ ra sự ảnh hưởng từ các học thuyết
của Lacan (chủ yếu xoay quanh khái niệm desire), Heinz Kohut (self-psychology),
Freud (phức cảm Oedipe), Hartmann, Kris và Loewenstein (ego-psyology) tới các
nhân vật của Auster. Nhân vật “tôi” trong tiểu thuyết Auster vừa là chủ thể (the
subject) trong ngành tâm lý học Pháp của Lacan (French Lacanian psychology) vừa
là cái tôi (the ego) và bản ngã (the self) và trong tâm lý học Mỹ1 (American
psychology) với các đại diện tiêu biểu là Heinz Kohut, Hartmann, Kris,
Loewenstein và Freud.
Tác giả bài viết vận dụng lý thuyết của Kohut, Hartmann, Kris, Loewenstein
để chỉ ra rằng nhân vật “tôi” trong tiểu thuyết Auster mang cái tôi dễ biến đổi (alterego). Bản ngã (the self) của nhân vật “tôi” cũng dễ thay đổi bởi nó thiếu sự cố kết
và tính liên tục, nó là sự pha trộn giữa ý thức và vô thức 2. Trọng tâm của bài viết
nằm ở những lý giải của tác giả về chủ thể (the subject) trong tiểu thuyết Auster dựa
trên lý thuyết của Lacan mà khái niệm trung tâm trong lý thuyết này là desire (khát
khao). Theo bà, Lacan đã phát triển khái niệm ego của Freud và chỉ ra rằng “giai
1

The “I” in Auster’s works is both the subject of French Lacanian psychology and the self of American
psychology. […] The “I” is also the ego and the self of American psychology in Auster’s works [143].

1.

2


IN PAUL AUSTER’S FICTION, THE SELF CAN BECOME THE OTHER VERY EASILY BECAUSE
IT HAS NO COHESION OR CONTINUITY. […]. PAUL AUSTER’S FICTION MOSTLY DEALS WITH
THE UNCONSCIOUS [143].

11


đoạn tấm gương” (the mirror stage, tức là giai đoạn mà con người nhận thức được
sự tồn tại của mình thông qua ngôn ngữ) chính là một bước quan trọng trong việc
nhận dạng cái tôi (ego-identity). Tuy nhiên, theo Lacan, trung tâm của tồn tại
(human being) không phải là cái tôi mà là chủ thể (the subject) và chủ thể này đôi
khi có mối liên hệ với khái niệm the id (cái ấy) của Freud 1. Theo chúng tôi, ở đây
C. Roger muốn nói rằng: Nếu chủ thể của Freud luôn ham muốn tính dục (libido) –
cái bên trong, xem xung năng tính dục như ngọn nguồn của những hành động của
con người từ vô thức, kể cả hoạt động sáng tạo nghệ thuật thì chủ thể của Lacan
ham muốn cái Khác – đó có thể là cái bên ngoài đơn thuần hoặc là cái bên ngoài
tương hợp với phần còn thiếu, khuyết, hao hụt trong một chủ thể khiến chủ thể nảy
sinh ham muốn.
Sự ham muốn đó được Lacan phân loại thành các cấp độ: nhu cầu (need), đòi
hỏi (demand) và desire (khát khao). Nếu nhu cầu thuộc về địa hạt của cái thực (the
realm of the Real) có tính ngắn ngủi và bản năng, có thể dễ dàng được thỏa mãn, đòi

hỏi thuộc về địa hạt của tưởng tượng (imaginary) thì khát khao thuộc về địa hạt của
biểu tượng (symbolic), là thứ không thể thỏa mãn, không thể lấp đầy, là dấu ấn
riêng (hallmark) của chủ thể. Khát khao của chủ thể chính là khát khao vĩnh viễn về
cái Khác (the Other) 2 mà khởi nguồn của nó là ham muốn (want), sự thiếu thốn
(lack) và khả năng/ hành động nói (speech). Có lẽ ở đây tác giả muốn kết nối phạm
trù cái Khác với chủ đề sự khát khao tìm kiếm nhân dạng, sự thiếu vắng người cha
và chủ đề ngôn ngữ trong các tiểu thuyết của Auster. Bà cho rằng khát khao cái

Khác đó được gọi là “hunger” (có nghĩa là cơn đói hoặc nỗi khát khao) trong tiểu
thuyết Auster và đây là động lực để các nhân vật của ông đắm chìm vào những
chuyến du hành bất tận 3. Với niềm khát khao đó, những nhân vật này là những chủ

1

Lacan thinks that the center of the human being is not the ego, but the subject which sometimes corresponds
to what Freud calls “the id” [143].
2
The desire of the subject is the desire of the Other. Lacan defines the subject as forever wanting and
privileges the Other as the locus of want, lack and speech [143].
3
The desire of the other is called “hunger” in Paul Auster’s fiction. It is what motivates his characters, what
make them walk endlessly [143].

12


thể (subjects) bởi họ luôn luôn ham muốn 1.Tác giả đã dẫn ra trường hợp của Marco
Fogg trong Moon Palace để minh chứng cho điều này: Marco Fogg là một chủ thể
vì anh ta luôn luôn khát khao. Anh ta tự bỏ đói mình cho đến chết, khát khao sẽ có
một ai đó đoái thương và giải cứu cho anh ta (điều này cuối cùng đã xảy ra với sự
xuất hiện của Kitty Wu). Như vậy, ở đây “hunger” vừa là sự chối bỏ xã hội vừa là
sự kêu gọi cái Khác 2 (ở đây là sự đoái thương và giải cứu của kẻ khác).
Theo chúng tôi, lý giải trên có lẽ phù hợp với trường hợp của Rascolnikov
trong Tội ác và hình phạt của Dostoievski hơn là trường hợp của Marco trong Moon
Palace bởi nếu cho rằng “hunger” là là sự kêu gọi cái Khác thì khó có thể giải thích
vì sao nhân vật luôn lao vào những cuộc du hành. Đối chiếu hai nhân vật, chúng tôi
nhận thấy điểm tương đồng của họ nằm ở nguyên nhân khiến họ giam mình trong
phòng và sống biệt lập với xã hội, từ chối các quy chuẩn xã hội thông thường về

việc ăn uống, học hành, làm việc bắt nguồn từ một lý thuyết mà họ tự đề ra. Với
Rascolnikov, đó là là học thuyết về một tội ác lương thiện, một tội ác có thể đem
đến cứu vớt cho nhiều số phận, từ đó anh ta trăn trở về việc thực hiện và không thực
hiện tội ác, về phương cách thực hiện; với Marco, đó là lý thuyết về sự trống rỗng,
tan rã và biến mất của bản thân: anh ta tìm cách biến đời mình thành một “định đề
mỹ học về sự biến mất”. Trong Rascolnikov có sự chối bỏ xã hội (tội ác của bản
thân khiến anh ta cảm thấy bị cắt lìa khỏi xã hội) và trong nỗi tuyệt vọng, anh ta kêu
gọi cái Khác với sự mong muốn được tha thứ, được giao tiếp, được cứu rỗi, được kẻ
khác để ý tới, được hóa giải nỗi cô đơn: anh ta vô thức hòa vào đám đông, vô thức
đi ra phố, vô thức nói chuyện với những kẻ có thể làm lộ bí mật của mình về vụ giết
người… Marco không có cách hành xử như vậy. Ngay từ đầu, anh ta đã khẳng định
việc mình chối bỏ xã hội không phải là kết quả của sự tuyệt vọng sau cái chết của
bác Victor và anh ta cũng không hề kêu gọi cái Khác, không hề hi vọng sự đoái
thương và cứu giúp của người khác: Anh lẩn tránh đường phố và đám đông và nơi
1

They are subjects because they are forever wanting [143].
Marco Fogg in Moon Palace almost starves himself to death, hoping that someone will take pity on him and
rescue him, which finally happens when Kitty Wu comes to his help. […] hunger both as a rejection of
society and a call to the Other [143].
2

13


anh ta tìm đến không phải đường phố mà là Công viên Trung tâm – nơi anh có thể
tiếp tục sống trong sự cô đơn của mình. Anh không từ chối sự giúp đỡ của người
khác nhưng cũng không lôi kéo nó; mọi sự giúp đỡ của người khác dành cho anh
đều được anh xem là sự tình cờ. Nếu anh ta mong muốn cái Khác như sự giúp đỡ từ
bên ngoài thì anh đã không nổi giận với những đứa trẻ gọi anh là kẻ ăn rác; đã

không nói dối bạn bè về tình cảnh của mình; không nằm lì trên giường khi nghe
tiếng gõ cửa có thể là của người quen – một cơ may giúp anh thoát khỏi tình cảnh
hiện tại (về sau anh ta mới biết đó là tiếng gõ cửa của Kitty)… Rõ ràng, ở đây có
một nguyên nhân sâu xa hơn nỗi tuyệt vọng đã thúc đẩy nhân vật sống cuộc sống
của kẻ cô đơn, đã khiến nhân vật luôn chìm đắm vào những chuyến du hành, và đặc
biệt là nỗi ám ảnh đối với không gian miền Tây. Chúng tôi sẽ phân tích nguyên
nhân này trong tiểu mục 1.2.1.
Những kiến giải của Catherine Roger về cái Khác trong tâm lý học Lacan và
sự vận dụng nó để phân tích tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Auster đã cung cấp
những gợi ý cho chúng tôi trong việc tìm hiểu vấn đề tìm kiếm nhân dạng, bản thể,
tìm kiếm tâm linh trong Moon Palace của nhân vật (ở chương một của luận văn).
Tuy nhiên, theo chúng tôi, nếu chỉ nhìn nhận nhân vật trong Moon Palace dưới góc
độ tâm lý học sẽ không thể giải thích được xu hướng tâm tính và kiểu tư duy của
nhân vật – những yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với hành động của nhân vật, do
đó khó có thể giải quyết rốt ráo vấn đề tìm kiếm nhân dạng, bản thể, hoàn thiện tâm
linh. Tiếp cận nhân vật trong Moon Palace, chúng tôi cũng đi vào bình diện cái
Khác nhưng chỉ ra rằng đây không chỉ là một khái niệm tâm lý học mà là một phạm
trù tồn tại lâu dài trong văn hóa, văn học phương Tây có nguồn gốc từ huyền tích
Kinh thánh và tư duy huyền thoại nguyên thủy, có mối liên hệ chặt chẽ với lịch sử.
Góc nhìn từ huyền thoại này sẽ kết nối được tất cả các chủ đề (vấn đề tội lỗi và hình
phạt, vấn đề sáng tác nghệ thuật), các motif (cuộc hành trình, sự chuộc tội…) và
biểu tượng mặt trăng xuyên suốt tác phẩm như những yếu tố phục vụ cho chủ đề
chung là cuộc hành trình tìm kiếm tâm linh.

14


Bên cạnh The Ego, the Self and the Subject in Paul Auster’s Fictions của
Catherine Roger khai thác tiểu thuyết Auster dưới góc độ tâm lý học, bài viết
Changing Identities in Paul Auster’s Moon Palace của Anniken Telnes Iversen

đã sử dụng học thuyết của những trường phái tâm lý học để lý giải tâm lý nhân vật
trong Moon Palace.
Iversen khẳng định rằng vấn đề then chốt trong tiểu thuyết Auster nói chung,
trong Moon Palace nói riêng là vấn đề nhân dạng. Từ đó, tác giả dựa vào khái niệm
nhân dạng của Erikson để phân tích tâm lý của nhân vật Marco. Theo Erikson, nhân
dạng bao gồm những khía cạnh cá nhân như niềm tin, sự biết đến tình dục, sự giao
tiếp và cảm thấy gần gũi với với người khác, sự quyết định về nghề nghiệp sẽ theo
đuổi, định hướng tính dục và sự mong muốn kết hôn, lập gia đình vào một thời
điểm nhất định, với một người nhất định. Sự phát triển của cái tôi (the ego) gồm
tám giai đoạn, trong đó sự xác định nhân dạng (tức xác định các khía cạnh cá nhân
trên) diễn ra trong suốt cuộc đời nhưng đặc biệt mạnh mẽ vào giai đoạn thứ năm
giai đoạn cuối thời niên thiếu cho đến khi trưởng thành (thời kỳ từ 18 đến 22 tuổi).
Mâu thuẫn chủ yếu của thời kỳ này là mâu thuẫn giữa nhân dạng và sự truyền biến
nhân dạng (identity diffusion) 1, tức là giữa sự xác định các xác tín cá nhân và sự
thực hiện chúng. Iversen cho rằng sự xác định nhân dạng và mâu thuẫn giữa nhân
dạng với sự phổ biến nhân dạng trên đều có trong Marco, một thanh niên mới bước
vào đời khao khát tìm kiếm một nhân dạng, một bản ngã đích thực nhưng lại gặp
phải nhiều khó khăn, thách thức.
Kroger và Green cho rằng những sự kiện then chốt trong cuộc đời (critical
life event) có thể dẫn đến thay đổi lớn về mặt tâm lý. Những sự kiện then chốt này
thường liên quan đến mất mát hoặc thất bại lớn: bệnh tật của cá nhân hoặc của
những người quan trọng, cái chết, mất việc, thất bại trong học hành, trong tình yêu,
trong tài chính… Iversen đã dựa vào lý thuyết này để phân tích thái độ và phản ứng
Những xác tín về nhân dạng được xem như những “thông tin nhân dạng” và nhân vật muốn “truyền” những
thông tin này đến những kẻ khác nhằm khẳng định nhân dạng của mình. Trong quá trình đó, trước sự “tiếp
nhận” thông tin nhân dạng của những người xung quanh, nhân vật có thể có nhu cầu thay đổi những xác tín
về nhân dạng của mình, tức là thông tin nhân dạng đó có thể chuyển hóa (“biến”).

1


15


của Marco đối với những con người và sự việc xung quanh anh ta. Chẳng hạn việc
Marco không nhận thấy tình yêu của Kitty dành cho mình là bởi sau cú sốc trước
cái chết của bác Victor – một sự kiện then chốt trong cuộc đời – anh đã trở nên thụ
động, không có niềm tin vào sự thay đổi số phận, vào người khác và thế giới.
Bên cạnh đó, Iversen cũng dựa vào lý thuyết của Marcia về sự phát triển
nhân dạng như một phép biện chứng giữa kết nối và chia tách, giữa tình trạng có
mối quan hệ và tình trạng cô đơn (between connection and separation, between
relatedness and solitude). Chính vì vậy mà nhân vật luôn cảm thấy không chắc chắn
về nhân dạng của mình, do đó anh ta luôn thử nghiệm và tìm kiếm, thậm chí có thể
rơi vào khủng hoảng (identiy crisis). Theo Iversen, chiến lược “không làm gì” (donothing project) của Marco chính là sự thử nghiệm của anh ta để tìm kiếm một nhân
dạng đích thực, để chống lại nỗi tuyệt vọng và cơn khủng hoảng khi mất người
thân. Tất cả những thử nghiệm của Marco không dẫn anh đến một nhân dạng cuối
cùng. Mỗi một thử nghiệm, một trải nghiệm có thể dẫn nhân vật đến một khám phá
mới về nhân dạng của mình, và do đó, sự tìm kiếm nhân dạng luôn diễn ra trong
suốt tác phẩm.
Chuyên luận ba chương Confinement in Paul Auster’s Moon Palace and
The New York Trilogy (Université de Caen Basse – Normandie, 2001) của Alexis
Plékan cũng là một công trình có nhiều gợi dẫn cho chúng tôi về việc tiếp cận hình
tượng không gian và những thủ pháp tự sự trong Moon Palace. Chuyên luận này
xem sự giam cầm (confinement) như một phạm trù, một quan niệm, một kiểu tư duy
chi phối hình tượng nghệ thuật, bút pháp tự sự và ngôn ngữ trong hai tiểu thuyết
Moon Palace và The New York Trilogy. Thực ra sự giam cầm (confinement) như
một motif trong tiểu thuyết Auster đã được một số công trình khác trước đó nhắc tới
nhưng điều mới mẻ của Alexis Plékan là khai thác sự giam cầm như một nguyên lý
chi phối cả hình tượng nghệ thuật, bút pháp tự sự và ngôn ngữ trong hai tiểu thuyết
Moon Palace và The New York Trilogy.


16


Chương một, Spatial Confinement, khảo sát vấn đề không gian trong Moon
Palace và The New York Trilogy. Chương này gồm ba phần: A. Social Death, B.
Towards Origin, C. Search for Harmony.
Phần A gồm hai tiểu mục: 1. Disconnection và 2. Starving. Trong tiểu mục
Disconnection, nhà nghiên cứu lưu ý sự giống nhau về mặt phát âm giữa hai từ
“room” (căn phòng) và “tomb” (ngôi mộ), từ đó liên hệ đến không gian căn phòng
như một ngôi mộ giam cầm các nhân vật, khiến anh ta mất đi mối liên hệ với thế
giới bên ngoài. Trong tiểu mục Starving, nhà nghiên cứu nói đến ý nghĩa của cơn
đói như sự suy giảm (depletion), sự tối giản cuộc đời nhân vật, sự đùa giỡn với cái
chết (flirting with death) và kiểu nhân vật nhà tu và ẩn sĩ (the monk and the hermit)
được định hình trong cơn đói.
Trong phần B, tác giả tiếp tục nói đến những chức năng của các kiểu không
gian mang tính chất của sự giam cầm: không gian căn phòng và không gian dạng tử
cung (the womb). Không gian căn phòng là nơi trú ẩn (the shelter), nơi dành cho sự
rút lui (the retreat) – trong đó Marco được xem như nhân vật kiểu Thoreau
(Thoreau-like character), tức là nhân vật ở ẩn. Không gian căn phòng được xem như
một motif trong hai tiểu thuyết Auster. Nó vừa đóng vai trò tạo cơ sở cho nhân vật
tìm kiếm những nơi chốn mới: các nhân vật của Auster đều rời nhà, rời khỏi căn hộ,
căn phòng của mình vì nhiều lý do và rơi vào những cuộc hành trình bất tận, vừa là
thử thách đối với sự tồn tại của nhân vật: nếu nhân vật tiếp tục chôn vùi chính mình
trong phòng, anh ta sẽ rơi vào sự điên loạn và biến mất, giống như một rắn tự cắn
đuôi mình 1. Không gian căn phòng cũng là nơi dành cho sáng tạo nghệ thuật của
các nhân vật nghệ sĩ, trong đó họ tồn tại như những nghệ sĩ lưu đày (the artist in
exile).

1


The room is a motif to which Auster gives great importance. The room functions as a shelter for the
characters, it enables them to withdraw from society and meditate. But once they have discovered new things
about themselves, they must come out of the room and reintegrate society, expressing themselves, in a book
for example. If they carry on digging into themselves, they are bound to sink into madness and disappear,
like a snake eating its tail [119].

17


Bên cạnh kiểu không gian căn phòng, tác giả còn nói đến kiểu không gian
dạng tử cung. Theo ông, trong Moon Palace, không gian Công viên Trung tâm và
không gian hang động trong sa mạc là những kiểu không gian dạng tử cung, trong
đó nhân vật trở về với nguồn gốc (tử cung và hang động là biểu tượng của cội
nguồn, nguồn sống) và được tái sinh. Như vậy, ở đây tác giả đã chú ý đến những
biểu tượng, những cổ mẫu được sử dụng như một motif trong hình tượng không
gian, đó là cổ mẫu hang động và tử cung. Đây là một gợi ý cho chúng tôi khi tìm
hiểu ý nghĩa của kiểu không gian cửa trong tác phẩm – kiểu không gian vừa có tính
chất cầm giữ vừa có tính chất vừa có tính chuyển tiếp.
Ở chương hai, Telling stories, tác giả khảo sát về những thủ pháp nghệ thuật
trong lối kể chuyện của hai tiểu thuyết. Trong đó, ông gọi Moon Palace và The New
York Trilogy là kiểu “tiểu thuyết bao vây” (encircling fiction) với những đặc điểm:
thủ pháp “truyện trong truyện” được hình dung như “hiệu ứng búp bê Nga” (the
Russian-doll effect), tính liên văn bản, sự hòa trộn giữa hiện thực và hư cấu, sự lồng
ghép vấn đề viết tác phẩm trong chính tác phẩm (stories about story-telling). Kiến
giải này đã gợi dẫn chúng tôi trong việc tìm hiểu kết cấu của Moon Palace, đặc biệt
là ở tiểu mục 3.2. Kết cấu Matrioska. Tuy việc tiếp thu thành quả nghiên cứu của
nhà nghiên cứu Plékan đã giúp chúng tôi có được những gợi ý quý báu trong việc
tìm hiểu kết cấu của tác phẩm nhưng, theo chúng tôi, trong tiểu mục này chúng tôi
đã chỉ ra được mô hình tâm thức của nhân vật và của cuộc hành trình tìm kiếm tâm
linh, điều mà nhà nghiên cứu Plékan chưa đề cập đến.

Tiếp theo, chúng tôi sẽ nói tới những công trình nghiên cứu về các biểu
tượng, các hình tượng nghệ thuật trong Moon Palace và ý nghĩa của chúng đối với
chủ đề tìm kiếm nhân dạng, bản thể.
Bài viết Inside Moon Palace của Steven Weisenburger in trong sách Paul
Auster (Bloom’s modern critical views) (Chelsea House Publishers, 2004) đã tiếp
cận Moon Palace dưới góc độ văn hóa – lịch sử: đặt tác phẩm trong bối cảnh của nó
là những năm 1960. Bài viết sử dụng phát biểu của Andrei Codrescu trong chuyên

18


luận The North American Combine: Moloch and Eros (1989) như một lời đề từ.
Codrescu nói về những năm 1960 với “trật tự tự nhiên” (“the natural order”) trong
xã hội, sự bất ổn của con người, sự chán ghét đoàn thể, chán ghét chính trị và ước
mong tìm đến sự thông thái, quyền lực mạnh mẽ, sự minh bạch đơn giản và những
điều thông thường có tác dụng xoa dịu nội tâm 1. Từ nhận định đó, Weisenburger lý
giải một số hiện tượng và biểu tượng trong tác phẩm: Bảng phả hệ của gia đình
Marco đi dần về số không với những cái chết, sự phá thai, cơn đói, sự phá sản như
một ẩn dụ cho cuộc sống của con người trong những năm 1960. Đồng thời, thông
qua số phận của những nhân vật trong gia đình Marco, tác giả kết luận về kỹ thuật
tự sự của Auster: đẩy các sự kiện quá ngưỡng (put those conventions over the top)
để tạo nên không khí kỳ lạ, trái lẽ thường cho tác phẩm. Các hình tượng không gian,
bức tranh Moonlight, quán ăn Moon Palace được tác giả xem như những biểu tượng
thể hiện khao khát về sự hòa hợp, sự cân bằng trong đời sống nội tâm của nhân vật
nói riêng, của người Mỹ nói chung trong bối cảnh lịch sử - xã hội nhiều sự kiện bạo
lực và chiến tranh của những năm 1960.
Cùng với Inside Moon Palace, bài viết Doubles and More Doubles của
Bruce Bawer cũng được in trong cuốn sách trên. Tác giả cho rằng tính biểu tượng
của Moon Palace nằm ở vòng tròn số phận của hai nhân vật Marco và Effing: cả hai
đều muốn tìm kiếm ý nghĩa sự tồn tại của mình, đều có những cái tên kỳ lạ, có

những cuộc du hành, sống đơn độc và đều lâm vào những tình trạng trong đó kết
thúc là khởi đầu. Đây là kiểu nhân vật song trùng, mỗi người là mảnh vỡ của kẻ kia.
Ông cũng lý giải ý nghĩa của biểu tượng mặt trăng trong tác phẩm qua sự quy chiếu
của nó đến những sự kiện liên quan đến Marco (ban nhạc của bác Victor đổi tên là
Moon Men, phát hiện nhà hàng Moon Palace…) như một ám ảnh liên quan đến chủ
đề cha và con trai, chủ đề gia đình, sự xa lạ và sự mất phương hướng khi cô đơn và
1

In the 1960s it was obvious, to the point of appearing to be “the natural order,” that language was with the
people. Not so. The people it turned out were infinitely more unsettled than originally supposed. They were
sick of the body, and many of them longed for the public body, for age, wisdom, and strong authority. The
disgust with the political process and the wish for simple clarity also reflected a distrust of the Outside, a
rejection of the metaphysical and a new desire for the comforting routine of the interior [110; 171].

19


khi thiếu vắng người cha. Bài viết The Remarkable Journey of Marco Stanley
Fogg (1989) của Joyce Reiser Kornblatt cũng có cùng quan điểm như trên.
Bài viết “Regeneration through Creativity” – The Frontier in Paul
Auster’s Moon Palace của Christian Seidl khai thác chủ đề “giấc mơ Mỹ” – chủ đề
truyền thống của văn học Mỹ – thông qua hình tượng không gian trong Moon
Palace và mối liên hệ của nó với sự tái sinh về tinh thần của nhân vật. Tác giả cũng
sử dụng một số học thuyết văn hóa – xã hội để lý giải hình tượng không gian trong
tác phẩm. Ngoài phần giới thiệu và kết luận, bài viết của Seidl gồm ba tiểu mục
chính: The Mythic Frontier: Thomas Effing in Utah; The Urban Frontier: Marco
Stanley Fogg in New York; Regeneration through Creativity.
Trong tiểu mục The Mythic Frontier: Thomas Effing in Utah, không gian sa
mạc miền Tây được miêu tả như một kiểu không gian chứa đựng biên giới giữa
thực và hư (cái “hư” được tạo nên từ những câu chuyện kỳ lạ của Effing về cuộc du

hành của ông ở đây, từ câu chuyện về anh em Gresham, về cái hang giữa sa mạc, từ
những câu chuyện về người da đỏ…). Trong không gian này, Effing đã có những
hành động bạo lực là giết anh em Gresham. Seidl giải thích điều này như một ảnh
hưởng của học thuyết của Richard Slotkins về “tái sinh thông qua bạo lực”
(regeneration through violence) như một yếu tố quan trọng trong cấu trúc trần thuật
của chuyện thần thoại Mỹ1. Tuy nhiên, hành động bạo lực không cứu rỗi Effing và
ông chỉ được tái sinh về tinh thần thông qua hoạt động sáng tạo của mình trong sa
mạc miền Tây và điều này sẽ được tác giả làm rõ ở tiểu mục Regeneration through
Creativity.
Ở tiểu mục tiếp theo, không gian New York cũng được miêu tả như một
dạng không gian biên giới: là nơi mà văn minh đấu tranh với hoang dã. Seidl nói
đến sự tương đồng giữa học thuyết về biên giới (sự thôi thúc mở rộng lãnh thổ về
phía Tây – cái nôi của nền dân chủ Mỹ) của nhà sử học Frederick Jackson Turner và
suy tư của Marco về không gian Công viên Trung tâm, từ đó khẳng định trong
1

The importance of violence for Effing's tale seems to go along with Richard Slotkins theory of "regeneration
through violence" as an important part of American mythological narrative structures [145].

20


không gian Công viên Trung tâm, nhân vật Marco đã tìm thấy sự tái sinh. Ông cũng
lưu ý rằng cuộc đời Marco với cái tên mang ý nghĩa du hành và ý nghĩa “bản thảo”
là sự liên kết đến những nhà thám hiểm tiên phong trong lịch sử Mỹ, bao gồm cả
những người đã chinh phục miền Tây hoang dã, đến “huyền thoại Mỹ về người đàn
ông tự hữu” (American myth of the “self-made” man), tự tạo nên bản thảo cho
tương lai, cho cuộc đời mình. Từ đó, thông qua những kiến giải về hình tượng
không gian trong tác phẩm, Seidl cho rằng hành động tìm đến những không gian
biên giới có ý nghĩa tái sinh của các nhân vật trong Moon Palace chính là ẩn dụ về

một lối thoát cho nước Mỹ hiện đại đang ngập ngụa trong nền văn minh tư bản.
Aliki Varvogli trong chuyên luận The World that is the Book – Paul
Auster’s Fiction cũng nhắc đến ảnh hưởng của học thuyết về biên giới (theory of
frontier/ frontier thesis) của Frederick Jackson Turner 1 trong Moon Palace: tác
phẩm là một cuốn sách về sự khám phá châu Mỹ (inventing American) và song
song với sự khám phá châu Mỹ, nhân vật khám phá nhân dạng của chính mình. Học
thuyết biên giới của F.J.Turner được xem như một công cụ hữu hiệu cho việc tìm
hiểu lịch sử Mỹ, một động lực để người Mỹ tìm kiếm một biên giới mới, ở đây là
biên giới giữa ảo và thực. Tác giả nói đến không gian miền Tây “thực” và không
gian miền Tây “ảo” – miền Tây tồn tại trong tác phẩm của các nhà văn Mỹ nổi
tiếng: Sự thực là miền Tây nước Mỹ không thú vị hơn nơi khác bao nhiêu, ngoại trừ
trong huyền thoại hay trong cái tôi tự đại của người miền Tây, cho đến khi sự thể
hiện của các nhà văn Mỹ nổi tiếng […] làm cho nó trở nên như vậy. Họ làm điều
này bằng quan niệm/ tưởng tượng/ hình dung những khía cạnh tự nhiên (những khu
rừng, những dòng sông, những cái hồ, sự quang đãng, những khu định cư, những
thảo nguyên, những thảo nguyên, những đồng bằng, những sa mạc) và những khía
cạnh xã hội (sự cách biệt, sự giản đơn, sự bất định, sự chỉ trích, sự hỗn loạn, sự bất
an, sự phi lý, sự mỉa mai) của nó như biểu trưng cho sự sáng tạo và sự phát triển
Frederick Jackson Turner (1861 – 1932), nhà sử học Mỹ nổi tiếng với chuyên luận The Significance of the
Frontier in American History (1893) với ý tưởng về Frontier Thesis (học thuyết Biên giới). Frontier Thesis
cho rằng chủ nghĩa quân bình đặc trưng, tính nhiệt tình, giàu sáng kiến của tính cách Mỹ bắt nguồn từ những
kinh nghiệm ở miền biên giới Mỹ (chuyến khai hoang miền Tây).
1

21


của một nền văn minh quốc gia mới chứ không phải như những khía cạnh của chính
bản thân nó 1. Trong miền Tây “thực” và miền Tây “ảo” đó, nhân dạng của nhân vật
cũng chao đảo giữa ảo và thực: Effing chỉ có thể chứng minh nhân dạng của mình là

họa sĩ Julian Barber nếu hồi ký của ông được xuất bản. Marco tìm đến miền Tây sau
khi đã biết rõ sự thật về nhân dạng của mình, từ đó anh có thể viết nên câu chuyện
của cuộc đời mình – câu chuyện Moon Palace.
Một tác giả khác quan tâm đến vấn đề không gian trong tiểu thuyết của
Auster là Helmi Nyström với chuyên luận Three Sides of a Wall – Obstacles and
Borders in Paul Auster’s Novel (University of Helsinki, 1999) khảo sát bốn tiểu
thuyết của Auster: The New York Trilogy, The Music of Chance, In the Country of
Last Things và Moon Palace. Theo tác giả, trong tiểu thuyết Auster luôn có kiểu
không gian chướng ngại (không gian rào chắn: barriers; không gian tường: walls;
không gian vật cản: barricades) tù túng, giam giữ, ngăn cản con người và không
gian biên giới (borders, frontiers) rộng mở, tạo ra những cơ hội cho sự giải thoát.
Tồn tại trong những không gian như vậy, nhân vật của Auster luôn mâu thuẫn giữa
khát khao hợp nhất và khát khao duy trì tình trạng tan rã. Vì thế, những kiểu không
gian này được liên kết với vấn đề tự do, nhân dạfng, ngôn ngữ và cái chết – những
yếu tố khiến nhân vật phải lựa chọn giữa kết hợp và chia lìa. Tác giả cũng chỉ ra
rằng trong Moon Palace, mặt trăng và sa mạc đều là những biểu tượng của sự trọn
vẹn (wholeness), và để đạt đến sự trọn vẹn đó, nhân vật phải đối mặt với mâu thuẫn
trong chính bản thân mình.
So với một số lượng khá lớn các đề tài nghiên cứu về chủ đề, biểu tượng và
các hình tượng nghệ thuật trong Moon Palace, số lượng đề tài nghiên cứu về thi
pháp thể loại và tính chất hậu hiện đại trong Moon Palace có vẻ khiêm tốn hơn.
1

The simple truth is that the American West was neither more nor less inter-esting than any other place,
except in mythology or in the swollen egos of Westerners, until by interpretation the great American writers –
all of whom happened to be Eastern – made it seem so. This they did by con-ceiving its physical aspects
(forests, rivers, lakes, clearings, settlements, prairies, plains, deserts) and its social aspects (isolation,
simplicity, impro-visation, criticism, chaos, restlessness, paradox, irony) as expressive emblems for the
invention and development of a new national civilization, and not as things in themselves [116].


22


Trong bài viết Towards a Polythetic Definition of Bildungsroman: The
Example of Paul Auster’s Moon Palace (Literature, issue: 49(5) /2007, Central
and Eastern European Online Library) của Anniken Telnes Iversen, tác giả khẳng
định mặc dù Moon Palace là một tiểu thuyết hậu hiện đại nhưng nó vẫn có đầy đủ
những đặc điểm điển hình của tiểu thuyết bildungsroman (tiểu thuyết tiểu sử).
Iversen đã so sánh Moon Palace với David Cooperfield của C.Dickens – một tiểu
thuyết bildungsroman điển hình – về các mặt: đặc điểm hình thức; chủ đề và motif;
nhân vật chính; nhân vật phụ; bối cảnh; những sự kiện chủ đạo trong cuộc đời nhân
vật chính; những sự kiện có liên quan đến các nhân vật khác. Thậm chí, so với Bắt
trẻ đồng xanh (The Catcher in the Rye) của J.D.Salinger, Moon Palace còn nhiều
đặc trưng của tiểu thuyết bildungsroman hơn. Tác giả cũng đã cho thấy rằng, dù
cách xử lý kết cấu truyện theo kiểu “truyện lồng truyện” và việc sử dụng yếu tố
ngẫu nhiên không phải chỉ như một yếu tố xây dựng cốt truyện mà còn như một
quan niệm về cuộc đời, về số phận con người trong Moon Palace không phải là
chưa từng gặp trong tiểu thuyết bildungsroman truyền thống. Vì vậy, việc nhìn nhận
lại đặc trưng của tiểu thuyết bildungsroman là cần thiết. Tác giả cho rằng
bildungsroman không phải là một thể loại đã cố kết mà luôn phát triển không ngừng
và chỉ ra 91 đặc trưng của loại tiểu thuyết này.
Trong chương một của luận văn, chúng tôi đã nhận định cốt truyện của Moon
Palace có những điểm tương đồng với tiểu thuyết bildungsroman nhưng kiểu nhân
vật phân thân và kết cấu của tác phẩm hoàn toàn vượt ra khỏi cái khung của tiểu
thuyết bildungsroman để trở thành một tác phẩm hậu hiện đại.
Không chỉ nói đến vấn đề thể loại, chuyên luận The Postmodern Structure
of the Novels of Paul Auster: Moon Palace, The Music of Chance, Oracle Night
(University Vienna, 2010) của Gudrun Harlass đã khảo sát cấu trúc hậu hiện đại thể
hiện trong ba tiểu thuyết Moon Palace, The Music of Chance và Oracle Night của
Auster về các mặt: các đặc điểm hình thức và cấu trúc; các motif tiêu biểu; các kỹ

thuật hậu hiện đại trong xây dựng nhân vật. Moon Palace có đầy đủ những đặc
trưng của cách viết hậu hiện đại, bao gồm: tính liên văn bản (intertextuality); tính tự

23


phản chiếu (self-reflection), có tính chất siêu hư cấu (metafiction); mối quan hệ
phức hợp giữa văn chương siêu hư cấu và cái gọi là truyền thông đại chúng hay văn
hóa đại chúng (the complex relationship between metafictional literature and so
called mass media or popular culture); trần thuật phi tuyến tính (non-linear
narrative) và sự “giải thích lại” các loại hình trần thuật (reinterpretation of narrative
genres). Tác giả đã chỉ ra sự thể hiện của những đặc trưng này trong thủ pháp
“truyện trong truyện”, sự tuần hoàn của số phận nhân vật, cách kết thúc mở, lối viết
tối giản (toàn bộ các câu chuyện của cha và ông của Fogg đều do nhân vật thuật lại
với ngôi kể chuyển đổi từ ngôi thứ nhất thành ngôi thứ ba)… Không gian trong tác
phẩm (với hai motif chính là không gian thành phố và không gian căn phòng) mang
tính chất của kiểu không gian trong tiểu thuyết hậu hiện đại: kiểu không gian xa lạ
trong một không gian hiện thực. Khu phố Tàu chính là kiểu không gian như vậy:
đây là nơi mà Effing vô thức bị dẫn dắt tới đó hằng đêm để lạc vào mê lộ của những
lối đi chật hẹp, là nơi mà Marco cảm giác như đang sống trong một thế giới khác
hoàn toàn xa lạ. Về mặt thể loại, Harlass cho rằng Moon Palace là tác phẩm pha
trộn giữa tiểu thuyết bildungsroman với truyện thần tiên (fairy tale), giữa tiểu thuyết
du đãng (picaresque novel) với tiểu thuyết giả tưởng (fantastic novel).
Bên cạnh chuyên luận vừa nêu, chuyên luận Critics on White Noise and
Moon Palace - On Classification and Genre (University Utrecht, 2007) của Sarah
Scholliers đã bàn đến những đặc trưng hậu hiện đại trong Moon Palace qua sự so
sánh với tiểu thuyết White Noise của Don DeLillo. Scholliers cũng có cùng quan
điểm với tác giả Gurdun Halass khi nhận định Moon Palace là một tác phẩm pha
trộn giữa nhiều loại hình, hơn thế nữa, nó còn thể hiện sự “chơi đùa” với các thể
loại (playing with genres) – một tinh thần hậu hiện đại đặc trưng. Scholliers cũng

chỉ ra ảnh hưởng của các học thuyết của Lacan, Derrida và Baudrillard trong Moon
Palace. Theo tác giả, chủ đề “người cha vắng mặt” và nhân dạng chưa hoàn chỉnh
của nhân vật và ngôn ngữ trong Moon Palace thể hiện sự ảnh hưởng Lacan và
Derrida: Derrida tạo nên một khoảng trống giữa ý nghĩ và ý nghĩa bởi sự thiếu hụt
của ngôn ngữ. […]. Nhân vật của Auster là những nạn nhân của các khoảng trống.

24


×