Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

khảo sát thành ngữ và quán ngữ trên báo tuổi trẻ cuối tuần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 165 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Bích Thùy

KHẢO SÁT THÀNH NGỮ VÀ QUÁN NGỮ
TRÊN BÁO TUỔI TRẺ CUỐI TUẦN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Bích Thùy

KHẢO SÁT THÀNH NGỮ VÀ QUÁN NGỮ
TRÊN BÁO TUỔI TRẺ CUỐI TUẦN

CHUYÊN NGÀNH : NGÔN NGỮ HỌC
Mã số
: 602201

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Thị Hai

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nổ lực của bản thân, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ từ gia đình, thầy cô và bạn bè, tôi xin chân
thành gửi lời cảm ơn đến:
- Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Tp.HCM, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ
văn và quý thầy cô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện và hoàn
thành đề tài này.
- Gia đình - cha mẹ đã luôn sát cánh, động viên, chia sẻ những lúc tôi gặp khó
khăn.
- Đặc biệt là cô Nguyễn Thị Hai - người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận
văn này. Xin được gửi tới cô lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất. Sự chỉ
bảo, động viên, đôn đốc của cô đã trở thành nguồn động viên lớn lao, giúp tôi
vượt qua khó khăn để có thể hoàn thành được đề tài của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2012
HVTH: Nguyễn Bích Thùy


QUY ĐỊNH VIẾT TẮT
Tuổi trẻ cuối tuần: TTCT
Quán ngữ: QN
Quán ngữ liên kết: QNLK
Thành ngữ: Thn
t: thuộc tính của A


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu....................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1

2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ....................................................................... 6
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 6
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 7
6. Bố cục của luận văn ............................................................................................... 7
Chương 1: MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI..................... 9
1.1.Thành ngữ, quán ngữ............................................................................................ 9
1.1.1. Thành ngữ ..................................................................................................... 9
1.1.2. Quán ngữ .................................................................................................... 17
1.2.Văn bản............................................................................................................... 23
1.2.1. Khái niệm ................................................................................................... 23
1.2.2. Liên kết hình thức trong văn bản ................................................................ 25
1.3. Sơ lược về quá trình hình thành báo Tuổi trẻ và TTCT .................................... 32
1.4. Phong cách chức năng báo chí- công luận ........................................................ 34
1.4.1. Khái quát về phong cách chức năng báo chí- công luận ............................ 34
1.4.2. Chức năng của ngôn ngữ trong phong cách báo chí- công luận và đặc trưng chung
của phong cách này............................................................................................... 34
CHƯƠNG 2: VIỆC SỬ DỤNG THÀNH NGỮ, QUÁN NGỮ TRÊN BÁO TUỔI TRẺ
CUỐI TUẦN NĂM 2007, 2008, 2009.................................................................... 37
2.1. Về tần số xuất hiện của thành ngữ và quán ngữ................................................ 37
2.1.1.Về báo TTCT năm 2007 .............................................................................. 37
2.1.2.Về báo TTCT năm 2008 .............................................................................. 37
2.1.3.Về báo TTCT năm 2009 .............................................................................. 37
2.2. Khảo sát thành ngữ, quán ngữ ........................................................................... 38
2.2.1. Thành ngữ trên báo Tuổi trẻ cuối tuần năm 2007, 2008, 2009 .................. 38
2.2.2. Khảo sát, thống kê, phân loại quán ngữ liên kết ........................................ 61
Kết luận ................................................................................................................... 86
Tài liệu tham khảo.................................................................................................. 89
Phụ lục ..................................................................................................................... 95
Phụ lục 1 ................................................................................................................... 96

Phụ lục 2 ................................................................................................................. 126
Phụ lục 3 ................................................................................................................. 142
Phụ lục 4 ................................................................................................................. 158


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ của một dân tộc vừa là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất vừa là
công cụ tư duy. Chính vì vậy nó có khả năng tàng trữ, lưu giữ những tinh hoa, tri thức,
bản sắc văn hóa của dân tộc. Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ đặc biệt như thế. Nó
có chức năng lưu giữ tri thức của cộng đồng. Tiếng Việt chúng ta có một kho tàng
thành ngữ phong phú và đa dạng. Cùng với sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc, thành
ngữ dần hình thành và được nhân dân sử dụng như một công cụ giao tiếp chung. Do
được hình thành và phát triển lâu dài trong lịch sử dân tộc, những tổ hợp từ có nội
dung ngữ nghĩa sâu rộng, được chắt lọc gọt giũa, trau chuốt dần dần cố định thành
thành ngữ. Vì là một bộ phận quan trọng trong từ vựng nên thành ngữ là đối tượng
nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học, cũng là đối tượng của nhiều nhà nghiên cứu
văn học, văn hóa. Tất nhiên sức sống của thành ngữ không chỉ là đối tượng để nghiên
cứu mà còn ở khả năng được vận dụng vào lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân,
vào trong sáng tác văn chương, trong các bài viết có tính chính luận trên đài phát
thanh, truyền hình, sân khấu, báo chí, chính ở khả năng hoạt động này, thành ngữ đã
góp phần khẳng định sức sống bền vững của mình. Có thể thấy, ở lĩnh vực báo chí,
tần số xuất hiện của thành ngữ không phải thấp nếu như không muốn nói là thường
xuyên, và đã thực sự trở thành một trong những phương tiện đắc lực trong nhiều
trường hợp ở nhiều bài viết, của nhiều tác giả. Song hiện tượng này lại chưa nhận
được sự quan tâm, nghiên cứu thích đáng trong giới nghiên cứu báo chí.
Như vậy việc tìm hiểu bước đầu tình hình sử dụng thành ngữ trên báo chí là một
thao tác nhằm khẳng định sức sống cũng như những giá trị của thành ngữ trong đời
sống hiện đại, khi mà văn hóa dân tộc vẫn cùng nhịp độ phát triển của đất nước liên
tục thu nhận những thành tựu, những yếu tố ngữ văn mới. Đây cũng là mong muốn

góp phần vào công việc giữ gìn và phát huy những thành tố văn hóa dân tộc của
người viết khi thực hiện đề tài này.
Như chúng ta đã biết, trong giao tiếp và diễn đạt, chúng ta thường hay sử dụng
các cụm từ cố định như nói cách khác, suy cho cùng, một mặt thì, mặt khác thì,... Đó


chính là các quán ngữ. Quán ngữ có chức năng vừa là phương tiện liên kết các đơn vị
giao tiếp, lại vừa như một tín hiệu có chức năng đưa đẩy, chêm xen làm cho lời nói
tăng tính biểu thị tình thái. Tuy nhiên vấn đề nghiên cứu quán ngữ trên báo chí cũng
chưa được chú ý. Bên cạnh đó, quán ngữ và thành ngữ đều là cụm từ cố định. Vậy
giữa chúng có khác nhau không? Nguyên tắc cấu tạo của chúng như thế nào? Đặc
trưng ngữ nghĩa, cú pháp của chúng ra sao? Đó cũng chính là lí do chúng tôi chọn
quán ngữ để khảo sát trong luận văn của mình bên cạnh thành ngữ.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Việc nghiên cứu thành ngữ
Như trên đã nói, việc nghiên cứu thành ngữ được khá nhiều người quan tâm,
đã có một số sách, tài liệu viết về thành ngữ.
Trong cuốn sách “Hoạt động của từ tiếng Việt” [58], Đái Xuân Ninh đã chỉ ra
đặc điểm của thành ngữ trên hai phương diện: nội dung và hình thức.
Đặc điểm về nội dung ý nghĩa của thành ngữ thường không thể giải thích trên
cơ sở những yếu tố tạo thành mà nó thường gắn liền với điều kiện lịch sử xã hội, của
một lớp người nhất định.
Đặc điểm về hình thức thành ngữ thường sử dụng so sánh, đối xứng, có sự
hoán đổi và thay đổi trật tự giữa các thành tố.
Trong giáo trình “Từ vựng học tiếng Việt” [25], Nguyễn Thiện Giáp đã dựa vào
cơ chế ngữ nghĩa để phân biệt hai loại thành ngữ: thành ngữ hợp kết (được hình thành
do sự kết hợp của các thành tố trong thành ngữ) và thành ngữ hòa kết (được hình
thành trên cơ sở ẩn dụ toàn bộ).
Giáo trình “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” của Đỗ Hữu Châu [11] đã so sánh
đối chiếu thành ngữ với từ phức và cụm từ tự do.Tác giả đã đưa ra định nghĩa về

thành ngữ một cách gián tiếp qua ngữ cố định: “Ngữ cố định là các cụm từ (ý nghĩa
có tính chất là ý nghĩa của cụm từ, cấu tạo là cấu tạo của cụm từ), nhưng đã cố định
hóa, cho nên cũng có tính chất chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc, có tính xã hội như từ” [11;
61]. Đỗ Hữu Châu còn nêu lên các giá trị ngữ nghĩa của thành ngữ và các đặc điểm
của thành ngữ.


Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu
về thành ngữ theo những cách khác nhau, mức độ khác nhau và quan điểm cũng
không hoàn toàn như nhau. Chúng ta thấy rằng có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn
đề sử dụng thành ngữ trong các sáng tác văn chương. Trong khi đó, nếu xét ở góc độ
nghiên cứu ngôn ngữ, vấn đề sử dụng thành ngữ, quán ngữ trên báo chí lại không
nhận được nhiều sự quan tâm như thế. Có rất ít bài viết hay công trình đề cập, nghiên
cứu vấn đề này, hoặc nếu có, thì cũng chỉ tìm hiểu một khía cạnh nhất định của vấn
đề. Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã tìm hiểu được những công trình,
bài viết sau:
1. Đỗ Quang Lưu [50] có bài Cần tôn trọng và giữ gìn tính trong sáng và vẻ đẹp
riêng của tiếng Việt trong việc sử dụng thành ngữ dân gian. Trong bài viết này, Đỗ
Quang Lưu tập trung nói đến việc sử dụng những biến thể của thành ngữ trên báo chí
hằng ngày (báo nói, báo viết cũng như báo hình). Theo tác giả, hàng loạt thành ngữ
của nhân dân dù đơn giản nhất như những câu nói ví thông thường ở cửa miệng dân
chúng, nhưng khá tinh tế về ý cũng như lời thường có nhiều biến thể xuất hiện khi đi
vào hoạt động như thành ngữ “cao chạy xa bay” bị đổi ngược thành “cao bay xa
chạy”, thành ngữ “nói giăng nói cuội” bị biến thành “nói nhăng nói cuội”,…
Có thể nói bài viết đã đề cập trực tiếp đến vấn đề mà chúng tôi đang tìm hiểu,
song mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những trường hợp dùng đơn vị thành ngữ biến thể.
2. Vận dụng tục ngữ, thành ngữ và danh ngôn trên báo chí của Nguyễn Đức Dân [18]
là bài đề cập trực tiếp và chuyên sâu nhất trong những tài liệu mà chúng tôi tiếp xúc
khi tìm hiểu đề tài. Trong bài viết của mình, Nguyễn Đức Dân xoáy vào kĩ năng vận
dụng thành ngữ, tục ngữ và danh ngôn trong diễn đạt báo chí. Thành ngữ, tục ngữ có

thể xuất hiện dưới nhiều dạng thức cho phù hợp với nội dung của bài báo. Theo ông,
có thể vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào báo chí với một số cách thức như: vận dụng
nguyên dạng, thay yếu tố trên nghĩa bóng và quá trình hình thành nghĩa bóng của
thành ngữ, tục ngữ, chuyển đổi từ câu khẳng định sang câu nghi vấn, thay một, hai từ
làm thay đổi quan hệ cũ, tạo ra một quan hệ mới và sử dụng các yếu tố của thành ngữ,
tục ngữ chỉ còn là những thành phần riêng rẽ trong câu nhưng vẫn mang nghĩa biểu
trưng như thành ngữ gốc. Và sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ được xem là khéo léo


khi giữ được nhịp điệu, tiết tấu hài hòa của câu gốc và thành ngữ, tục ngữ sử dụng
được cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Việc vận dụng khéo léo như vậy sẽ làm cho bài
viết thêm chuẩn xác và hấp dẫn.
Có thế thấy bài viết của Nguyễn Đức Dân đã trình bày khá cụ thể cách thức sử
dụng thành ngữ, tục ngữ vào báo chí và xem đây là một trong những kĩ năng quan
trọng. Tuy nhiên, về tình hình, đặc điểm và hiệu quả sử dụng thành ngữ, tục ngữ vẫn
chưa được tác giả bàn đến một cách sâu sắc.
3. Nguyễn Đức Dân còn có công trình Ngôn ngữ báo chí - những vấn đề cơ bản [19].
Ở đây, khi trình bày kĩ năng diễn đạt trong báo chí, tác giả có nói đến cách “diễn đạt
bằng thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn”, bên cạnh một số kĩ năng khác như diễn đạt
chính xác và đơn giản, diễn đạt bằng những câu ngắn, diễn đạt không dư thừa,…Tác
giả có đưa ra và phân tích một số ví dụ để đi đến nhận định “sử dụng đúng, vận dụng
khéo và thích hợp tục ngữ, thành ngữ sẽ làm bài viết thêm hấp dẫn”. Vấn đề sử dụng
thành ngữ, tục ngữ vào diễn đạt trong báo chí cũng chỉ mới được Nguyễn Đức Dân
đưa ra những nhận định bước đầu hết sức khái quát. Mặt khác, tác giả cũng không
quan tâm tìm hiểu việc sử dụng quán ngữ trong địa hạt này.
4. Bùi Thanh Lương trong bài Cách sử dụng thành ngữ mới trên một số ấn
phẩm báo chí” [51] đã tiến hành khảo sát việc sử dụng thành ngữ mới trên một số tờ
báo như: Đại đoàn kết, thể thao- văn hóa, Sài Gòn giải phóng, Hà Nội mới. Từ kết
quả khảo sát, tác giả tiến hành phân loại và miêu tả những cách thức cấu tạo thành
ngữ mới như cải biên các thành ngữ quen thuộc bằng cách thêm hoặc lược bớt một

vài từ, thay đổi trật tự từ trong cấu trúc đã có. Việc cải biên này có thể tạo ra những
thành ngữ mới từ đó tạo ra những cách diễn đạt mới mang màu sắc biểu cảm mới mặc
dù nghĩa của thành ngữ hoặc từ trung tâm của thành ngữ về cơ bản không thay đổi;
thành ngữ được sử dụng theo các mô hình đã có, lúc này mô hình được ví như bộ
khung mà người viết dựa vào đó để tạo ra những thành ngữ mới. Theo tác giả, trong
quá trình sử dụng thành ngữ, người viết báo cũng tạo ra những thành ngữ hoàn toàn
mới và xem đây là sự cách tân của họ.
Nhìn chung Bùi Thanh Lương đã mô tả gần như đầy đủ những cách thức sử
dụng thành ngữ sáng tạo, linh hoạt trên báo chí. Đây là một trong những khía cạnh


quan trọng trong việc tìm hiểu vấn đề sử dụng thành ngữ. Tuy nhiên bài viết chỉ tìm
hiểu việc sử dụng thành ngữ và là thành ngữ mới trên báo chí.
Ngoài ra còn có một số bài viết khác liên quan đến vấn đề sử dụng thành ngữ
trên báo chí như:
- Hoàng Anh (1999) Thử phân loại tiêu đề các văn bảo báo chí [1].
- Hoàng Anh (2005), Sự hấp dẫn của ngôn ngữ phóng sự [2].
- Hoàng Anh (2005), Một số thủ pháp nhằm tăng cường tính biểu cảm trong ngôn
ngữ báo chí [3].
- Hoàng Anh-Vũ Thị Ngọc Mai (2009), Các đặc điểm của đầu đề tác phẩm báo chí
thể thao (Qua khỏa sát Báo thể thao hằng ngày, bóng đá) [4].
Tác giả của những bài viết này đều xem thành ngữ là một trong những phương
tiện biểu đạt hiệu quả, làm tăng tính hấp dẫn, biểu cảm cho tiêu đề, cho diễn đạt báo
chí, cho phóng sự.
2.2. Việc nghiên cứu quán ngữ
Trong ngôn ngữ học, quán ngữ được nghiên cứu từ rất lâu. Tuy nhiên, cho đến
nay, sự nhìn nhận và nắm bắt về quán ngữ một cách nhất quán, giúp người dạy, người
học không cảm thấy mơ hồ và nhập nhằng với các khái niệm tương cận vẫn còn là
vấn đề phía trước. Trong khi các hiện tượng khác thuộc ngữ cố định được nghiên cứu
một cách có hệ thống thì quán ngữ chỉ mới được đề cập đến với những nhận định ban

đầu. Chúng tôi tìm thấy một số công trình, bài viết (chủ yếu là từ vựng học) có trình
bày sơ lược về đơn vị quán ngữ trong tiếng Việt như:
1)Từ vựng học tiếng Việt của Nguyễn Thiện Giáp [25; 101]
2) Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu [11; 73-74]
3) Lôgic và tiếng Việt của Nguyễn Đức Dân [17; 273-285 ]
4) Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt của Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng
Trọng Phiến [15; 161 ]
5) Tiếng Việt (sơ thảo ngữ pháp chức năng) của Cao Xuân Hạo [36; 96-104 ]
6) Nguyễn Thị Thìn (2000) với bài Quán ngữ tiếng Việt [74] đã dựa vào công dụng
thường dùng của quán ngữ chia nó thành bốn loại: quán ngữ dùng chủ yếu trong chức


năng nghĩa học, quán ngữ dùng chủ yếu trong chức năng dụng học, quán ngữ dùng
chủ yếu trong chức năng liên kết văn bản, quán ngữ dùng trong nhiều phong cách.
7) Ngô Hữu Hoàng (2002) đã chỉ ra một số điểm khác biệt giữa thành ngữ và quán
ngữ trong bài “Vài suy nghĩ về cụm từ cố định nói chung và quán ngữ nói riêng”.
Theo đó tác giả đưa ra kết luận thành ngữ “là kết quả của việc vay mượn để đúc kết
ngữ nghĩa từ vựng (định danh) bậc hai nhằm đáp ứng tình trạng nhu cầu phản ánh
“nghĩa” của thế giới khách quan trong giao tiếp” [44; 30], còn quán ngữ “phục vụ
cho các chức năng của lời nói, tạo ra một hành vi giao tiếp sao cho có hiệu
quả…Ngữ nghĩa của nó bị hư hóa nên mất tính thành ngữ và cấu trúc nội tại từ đó
cũng rất lỏng lẻo” [44; 30].
8) Ngũ Thiện Hùng (2003) có bàn về điều kiện sử dụng của một số quán ngữ tình
thái nhận thức dưới gốc độ lý thuyết quan yếu. Tác giả kết luận “việc sử dụng các
quán ngữ tình thái nhận thức không chỉ chịu sự chế định của các yếu tố lôgic- cú
pháp. Các điều kiện như định hướng nội dung hay định hướng quan hệ (động cơ vì
người nói/ người nghe) cũng phải được tính đến” [39; 13].
9) Luận văn “Quán ngữ tình thái tiếng Việt” của Trần Thị Yến Nga đã tiến hình tìm
hiểu đặc điểm ngữ nghĩa-chức năng của quán ngữ tình thái [56].
Các công trình này thực sự là những gợi ý quý báu và là cơ sở lý luận quan

trọng mà chúng tôi tiếp thu để vận dụng trong nghiên cứu về quán ngữ thực hiện chức
năng liên kết trong luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là khảo sát, tìm hiểu và phân tích các đặc điểm về cấu
tạo, ngữ nghĩa và việc sử dụng thành ngữ và quán ngữ .
Thành ngữ, quán ngữ xuất hiện trên báo chí với nhiều dạng thức, ở nhiều vị trí
khác nhau.Với việc mô tả một cách có hệ thống các thành ngữ, quán ngữ, chúng tôi
hy vọng đề tài này có những đóng góp nhất định. Với mục đích làm rõ sức sống của
thành ngữ, cũng như vai trò liên kết của quán ngữ, chúng tôi chỉ nghiên cứu những
thành ngữ, quán ngữ được các nhà báo sử dụng vào diễn đạt, phục vụ cho việc
chuyển tải thông tin đến người đọc.
4. Phạm vi nghiên cứu


Với một số lượng lớn các loại báo, tạp chí như ngày nay, trong khuôn khổ và
thời gian có hạn, chúng tôi không thể khảo sát đề tài trên tất cả những tờ báo, tạp chí
đang lưu hành trong suốt tiến trình lịch sử của nó. Do vậy chúng tôi chỉ khảo sát, tìm
hiểu sự sử dụng thành ngữ, quán ngữ trên tờ báo Tuổi trẻ cuối tuần - cơ quan của
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong ba năm 2007, 2008, 2009 với tổng cộng 153 số báo.
Sở dĩ chúng tôi chọn tờ báo này là vì chúng có số lượng độc giả tương đối đông đảo,
được phát hành thường xuyên, nội dung đề cập đến hầu hết các lĩnh vực khác nhau
của đời sống như: kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học, văn hóa,…Tất cả những yếu tố
này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu vấn đề được toàn diện, bao quát.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu, trong quá trình tiếp cận và phân tích đối
tượng, ngoài những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu khoa học chung như thu thập
ngữ liệu, khảo sát, phân loại ngữ liệu,... luận văn chủ yếu sử dụng những phương
pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp phân tích, khái quát: từ quá trình khảo sát với những số liệu cụ thể,
chúng tôi tiến hành nhận xét, lí giải, phân tích kết quả thống kê.

- Các thủ pháp như so sánh, dẫn chứng,… cũng được sử dụng trong khóa luận này ở
những chỗ cần.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần dẫn nhập, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội
dung của luận văn gồm hai chương:
Chương 1: Một số giới thuyết liên quan đến đề tài
Ở chương này, chúng tôi sẽ trình bày một số vấn đề mang tính lí thuyết làm cơ sở,
nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài như: thành ngữ, quán ngữ, văn bản (khái niệm,
đặc điểm), phong cách báo chí và sơ lược về lịch sử ra đời và phát triển của báo Tuổi
trẻ nói chung và Tuổi trẻ cuối tuần nói riêng.
Chương 2: Việc sử dụng thành ngữ, quán ngữ trên báo Tuổi trẻ cuối tuần
Đây là chương mà chúng tôi sẽ đưa ra kết quả khảo sát, thống kê sự sử dụng thành
ngữ trên tờ báo Tuổi trẻ cuối tuần trong 3 năm 2007, 2008, 2009. Sau đó chúng tôi sẽ
nêu những nhận xét về những số liệu vừa nêu, khái quát và phân tích một số luận


điểm về tình hình, đặc điểm và hiệu quả khi sử dụng thành ngữ vào diễn đạt báo chí
như một kĩ năng quan trọng của người làm báo.
Bên cạnh đơn vị ngôn ngữ thành ngữ thì chúng tôi cũng tiến hành kháo sát,
thống kê việc sử dụng quán ngữ trên tờ báo Tuổi trẻ cuối tuần. Và cũng tương tự như
thành ngữ, chúng tôi cũng nêu lên những nhận xét về số liệu, khái quát và phân tích
một số đặc điểm về quán ngữ liên kết cũng như chức năng và vai trò của quán ngữ
liên kết trong các văn bản xuất hiện trên mặt báo.


Chương 1: MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.Thành ngữ, quán ngữ
1.1.1. Thành ngữ
1.1.1.1.Khái niệm
Cho đến nay, giới nghiên cứu ngôn ngữ học chưa đưa ra được một khái niệm

cố định thống nhất về thành ngữ. Những quan niệm khác nhau đã đưa ra những câu
trả lời khác nhau về thành ngữ.
Nguyễn Thiện Giáp đưa ra nhận định:“Thành ngữ là những cụm từ cố định
vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm…bên cạnh nội dung trí tuệ, các
thành ngữ bao giờ cũng làm theo sắc thái bình giá, cảm xúc nhận định, hoặc là kính
trọng, tán thành; hoặc là chê bai khinh rẻ; hoặc là ái ngại, xót thương…[25; 77].
Nguyễn Văn Tu đã xác lập:“Thành ngữ là cụm từ cố định mà các từ trong đó
đã mất đi tính độc lập đến một trình độ cao về nghĩa, kết hợp thành một khối vững
chắc, hoàn chỉnh. Nghĩa của chúng không phải là nghĩa của các thành tố tạo ra.
Những thành ngữ này cũng có tính hình tượng hoặc cũng có thể không có. Nghĩa của
chúng đã khác nghĩa của những từ nhưng cũng có thể cắt nghĩa bằng từ nguyên học”
[79; 185].
Cùng quan điểm trên, Đái Xuân Ninh trong cuốn “Hoạt động của từ tiếng Việt”
cũng đưa ra định nghĩa: “Thành ngữ là một cụm từ cố định mà các yếu tố tạo thành
đã mất đi tính độc lập ở cái mức nào đó, và kết hợp lại thành một khối tương đối
vững chắc và hoàn chỉnh” [58; 212].
Còn GS Đỗ Hữu Châu (1999) trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” đã
nêu chung khái niệm thành ngữ (trong loại lớn là ngữ cố định) như sau: “Nói ngữ cố
định là các cụm từ cố định hóa là nói chung…Bởi vậy cái quyết định để xác định các
ngữ cố định tương đương với từ của chúng về chức năng tạo câu. Chúng ta nói ngữ
cố định tương đương với từ không phải chỉ vì chúng có thể thay thế cho một từ, ở vị
trí các từ, hoặc có thể kết hợp với từ để tạo câu” [11; 62].
Tác giả Nguyễn Lân trong cuốn “Từ điển thành ngữ và tục ngữ đưa ra khái
niệm:“Thành ngữ là cụm từ cố định dùng để diễn đạt một khái niệm.” [48; 5 ].


Giáo sư Hoàng Văn Hành là người đã bỏ công sức và tâm huyết để nghiên cứu,
tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt. Năm 2004, tác giả đã cho ra đời chuyên khảo “Thành
ngữ học tiếng Việt”. Có thể nói đây là công trình đầu tiên đã nghiên cứu về thành ngữ
trên một qui mô lớn và ở một bình diện chuyên sâu nhất kể từ trước đến nay. Trước

khi đi vào tìm hiểu về nội dung ngữ nghĩa, cấu tạo và phân loại thành ngữ tác giả đã
đi vào phân biệt thành ngữ với tục ngữ. Theo tác giả thì thành ngữ là “một loại tổ hợp
từ cố định, bền vững về hình thái-cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử
dụng rộng rãi trong giao tiếp hằng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ” [ 30;27]. Từ đó
tác giả đã kết luận rằng thành ngữ tuy có nhiều nét tương đồng với tục ngữ như tính
bền vững về cấu tạo, tính bóng bẩy về ý nghĩa…Nhưng lại khác tục ngữ về bản chất,
sự khác biệt ấy thể hiện ở chỗ: “Thành ngữ là những tổ hợp từ “đặc biệt”, biểu thị
những khái niệm một cách bóng bẩy, còn tục ngữ là những câu- ngôn bản đặc biệt,
biểu thị những phán đoán một cách nghệ thuật”[30; 31].
Tác giả đã đưa ra những đặc trưng dùng làm tiêu chí để phân biệt thành ngữ
với tục ngữ:
Đặc trưng về hình thái cấu trúc, có vần điệu, có điệp đối: thành ngữ là tổ hợp
từ cố định; tục ngữ là câu cố định.
- Về chức năng biểu hiện nghĩa định danh:
+Thành ngữ định danh sự vật, hiện tượng, quá trình,…
+Tục ngữ định danh sự kiện, sự tình, trạng huống,…
- Về chức năng biểu hiện hình thái nhận thức:
+ Thành ngữ biểu hiện khái niệm bằng hình ảnh biểu trưng.
+Tục ngữ biểu thị phán đoán bằng hình tượng biểu trưng.
- Về đặc trưng ngữ nghĩa:
+Thành ngữ gồm hai tầng ngữ nghĩa được tạo bằng phương thức so sánh và ẩn dụ
hóa.
+Tục ngữ cũng là hai tầng nghĩa được tạo bằng phương thức so sánh và ẩn dụ hóa.
Như vậy, có thể nói giữa thành ngữ và tục ngữ mặc dù có nhiều điểm tương
đồng nhưng về bản chất lại hoàn toàn khác nhau. Sự so sánh giữa thành ngữ và tục


ngữ đã góp phần làm nổi bật những đặc trưng riêng biệt của thành ngữ tiếng Việt trên
nhiều phương diện.
Nói tóm lại, có rất nhiều cách hiểu về khái niệm thành ngữ nhưng dựa vào các

định nghĩa của những nhà nghiên cứu đi trước và căn cứ trong quá trình khảo nghiệm,
tìm hiểu; theo chúng tôi, thành ngữ là cụm từ cố định, có kết cấu vững chắc, có chức
năng định danh và mang ý nghĩa biểu trưng, được sử dụng tương đương như từ.
Tựu trung lại, dù được phát biểu như thế nào đi chăng nữa,thành ngữ phải được
đề cập đến trên ba phương diện: cấu trúc, chức năng và ý nghĩa.
- Về cấu trúc, thành ngữ là một tổ hợp từ cố định về hình thức và hoàn chỉnh về nội
dung ngữ nghĩa. Thành ngữ biểu thị một khái niệm tồn tại bên ngoài chuỗi lời nói.
Thành ngữ có thể được dùng ở nhiều biến dạng khác nhau; nhưng căn cứ vào ý nghĩa
hoàn chỉnh vốn có của nó, người ta vẫn có thể đồng nhất các biến dạng của nó vào
một đơn vị duy nhất, ví dụ: nước sôi lửa bỏng- lửa bỏng nước sôi; chết-nết không
chừa- đánh chết mà nết không chừa,…
- Về chức năng hoạt động, thành ngữ có giá trị tương đương với từ. Ví dụ: Mẹ Lan rất
vất vả. Quanh năm, chị ta cứ đầu tắt mặt tối ở ngoài đồng.
- Về ý nghĩa, thành ngữ có tính biểu trưng. Nghĩa của thành ngữ không phải là con số
cộng đơn giản và trực tiếp ý nghĩa của các thành tố như ngữ tự do mà được hình
thành trên cơ sở khái quát, hòa phối phức hợp ý nghĩa biểu trưng của các thành tố,
luyện thành một khối vững chắc khó bị phá vỡ.
1.1.1.2.Đặc điểm của thành ngữ tiếng Việt
Về hình thức, thành ngữ tiếng Việt có hai đặc điểm là tính cố định và hài hòa
cân đối.
Một cụm từ được xác định là thành ngữ trước hết ở tính cố định của nó. Sử
dụng thành ngữ là một cách tái hiện một đơn vị diễn đạt có sẵn. Tính cố định của
thành ngữ chi phối toàn bộ cấu trúc hình thức của thành ngữ trên ba phương diện:
ngữ âm, từ vựng và quan hệ tổ chức của các thành tố trong thành ngữ. Về ngữ âm,
giữa các thành tố của các thành ngữ có sự kết hợp chặt chẽ về thanh điệu và số lượng
âm tiết; một số thành ngữ còn có vần lưng làm cho mỗi thành ngữ trở thành một đơn
vị độc lập và khép kín. Các mô hình thanh điệu dần dần trở thành quy tắc cấu tạo ngữ


âm của thành ngữ. Các thành ngữ có số lượng âm tiết chẵn (mặt ủ mày chau; tham đó

bỏ đăng; treo đầu dê, bán thịt chó,…) chia thành hai vế đối xứng. Sự phối hợp thanh
điệu đôi khi do mục đích phát ngôn quy định (nói có sách, mách có chứng; rổ rá cạp
lại;…). Về mặt từ vựng, các thành tố trong thành ngữ rất hạn chế khả năng thay thế.
Mỗi thành ngữ là kết quả của một quá trình lựa chọn. Mặt khác, một bộ phận thành
ngữ sử dụng vốn từ cổ, từ mờ nghĩa (cha căng chú kiết); một số thành ngữ có liên
quan đến các điển cố, điển tích (sư tử Hà Đông) hay các phong tục tập quán cũ (đánh
trống bỏ dùi) làm cho ý nghĩa mỗi thành tố trong thành ngữ càng trở nên mờ nhạt.
Khi đó, sự tồn tại của thành ngữ hoàn toàn phụ thuộc vào tính cố kết giữa các đơn vị
thành tố trong thành ngữ. Về mặt tổ chức, giữa hình thức cấu tạo và nội dung thành
ngữ có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời. Các thành tố được sắp xếp, lựa chọn
sao cho nội dung tư tưởng nêu bật lên thật sâu sắc nhất. Chẳng hạn kết cấu láy ghép
của thành ngữ (ăn bớt ăn xén) có khả năng làm tăng thêm ý nghĩa của từ, biến nghĩa
thực thành nghĩa bóng. Khi so sánh tính chất của sự vật, thành ngữ làm bật ý hoán dụ
hay ẩn dụ, ngoa dụ,… (chua như dấm, chuột sa chĩnh gạo) để làm phương thức
chuyển nghĩa thực sự sang nghĩa bóng. Cơ cấu này là một trong những đặc điểm quan
trọng cố định hóa thành ngữ.
Tính hài hòa cân đối một mặt làm thành ngữ giữ được tính cố định thành phần
từ vựng và kết cấu ngữ pháp, mặt khác tạo nên hiệu quả thẩm mỹ trong diễn đạt. Tính
hài hòa của thành ngữ tiếng Việt dựa trên đặc điểm đơn lập và có thanh điệu. Đa số
thành ngữ tiếng Việt có số lượng âm tiết chẵn, chia thành hai vế bằng nhau về số
lượng âm tiết, giống nhau về kết cấu, thông thường đối nhau về thanh điệu (mẹ
tròn con vuông; chó tha đi, mèo tha lại;…). Quan hệ đối xứng tạo nên ấn tượng
chung về sự thống nhất hài hòa giữa âm thanh và ý nghĩa các yếu tố bên trong thành
ngữ.
Hai vế thành ngữ có quan hệ đẳng lập, mỗi vế là một kết cấu hoàn chỉnh và có
chức năng như nhau trong cơ cấu ngữ nghĩa của thành ngữ. Do đó, khi vận dụng, hai
vế thành ngữ đối có khả năng hoán chuyển hoặc phân ly (vật đổi sao dời hoặc sao dời
vật đổi; quốc sắc thiên tài; người quốc sắc, kẻ thiên tài).



Về nội dung ngữ nghĩa, thành ngữ có hai đặc điểm là tính chỉnh thể hình tượng
và tính hàm súc.
Mỗi thành ngữ là một đơn vị hoàn chỉnh về mặt ý nghĩa, diễn đạt tương đối
trọn vẹn một khái niệm hay một hiện tượng trong đời sống xã hội. Nghĩa của một
thành ngữ không phải là sự cộng gộp ý nghĩa của các yếu tố trong thành ngữ một
cách máy móc. Chẳng hạn, nghĩa của thành ngữ “treo đầu dê, bán thịt chó” không
phải đề cập đến việc mua bán mà ý nghĩa của nó là nói đến sự không thống nhất giữa
hình thức và nội dung, từ đó nâng lên một bước có thể hiểu đó là một hành động giả
dối, lừa đảo. Trong thành ngữ, các yếu tố tham gia có giá trị như một nét tín hiệu
thẩm mỹ. Nghĩa của thành ngữ rút ra trên cơ sở khái quát hóa, trừu tượng hóa của tín
hiệu này. Bản chất của sự việc đưa ra mới là nghĩa của thành ngữ. Vì vậy, cùng một
nghĩa, có thể có nhiều thành ngữ khác nhau. Ví dụ như các thành ngữ: chó ngáp phải
ruồi; buồn ngủ gặp chiếu manh; chuột sa chĩnh gạo;…cùng có ý nghĩa chỉ sự may
mắn. Đó là lí do vì sao nói thành ngữ có tính chỉnh thể hình tượng. Nhờ tính chỉnh
thể hình tượng mà thành ngữ trở thành một phương tiện diễn đạt độc đáo.
Thành ngữ hình thành, tồn tại và phát triển trong lòng xã hội. Thành ngữ thể
hiện tư duy, lối sống, cách ứng xử, cách nhìn nhận sự vật khách quan của con người.
Vì vậy, thành ngữ có mối liên hệ sâu sắc với nền văn hóa của một cộng đồng. Các
yếu tố từ vựng trong thành ngữ là một trong những biểu hiện của mối liên hệ đó. Một
khối lượng lớn các thành ngữ có sử dụng các yếu tố từ cổ, từ địa phương, từ gốc Hán,
có những thành ngữ có liên quan đến các phong tục tập quán lâu đời, các địa danh
văn hóa,…Và hơn hết thành ngữ chính là những biểu hiện sinh động của cuộc sống
nhân dân trong xã hội cũ. Vì vậy, để hiểu nghĩa thành ngữ cần phải có một kiến thức
sâu rộng về đời sống xã hội, văn hóa cổ kim cũng như những hiểu biết nhất định về
ngôn ngữ.
Nghĩa của thành ngữ có liên quan chặt chẽ đến hình thức biểu đạt. Thành ngữ
được cấu tạo dựa trên những đặc điểm của tiếng Việt về phương thức cấu âm, phương
thức cấu tạo từ và các quy tắc kết hợp. Đặc điểm quan trọng nhất trong cơ cấu nghĩa
của thành ngữ chính là mối tương quan giữa các yếu tố trong thành ngữ mà thông
thường các từ ngữ biểu thị mối quan hệ này đã bị lược bỏ. Ví dụ thành ngữ “ăn mày



đòi xôi gấc” có thể hiểu là ((đã là) “ăn mày” (mà còn) “đòi xôi gấc”). Bên cạnh đó
còn có hiện tượng nói lửng “như bóng với hình, như môi với răng”,…chính chỗ thiếu
này là chỗ để ta tự lựa chọn đối tượng miêu tả và đưa vào cho thích hợp. Ngoài ra,
các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ,…được sử dụng rất nhiều trong cấu tạo
thành ngữ cũng làm cho nghĩa thành ngữ trừu tượng hơn: bán như cho, đen như than,
vắt chày ra nước; cá chậu chim lồng; bán mặt cho đất, bán lưng cho trời,…Nhờ
những cơ chế cấu tạo như trên mà thành ngữ luôn có tính cô đọng, hàm súc. Sử dụng
nó vào quá trình tạo lời hay giao tiếp vì vậy cũng sẽ ngắn gọn, hàm súc, cô đọng hơn.
Ngoài ra, bên cạnh nội dung trí tuệ, các thành ngữ bao giờ cũng kèm theo các
sắc thái bình giá, cảm xúc nhất định, hoặc là kính trọng, tán thành; hoặc là chê bai,
khinh bỉ; hoặc là ái ngại xót thương;…Do vậy, thành ngữ giúp cho người sử dụng
ngôn ngữ bày tỏ tình cảm, thái độ của mình một cách thích hợp, đúng lúc. Đặc biệt sử
dụng đúng lúc, đúng chỗ bao giờ cũng đạt tới sự đắc địa, sâu sắc, thỏa đáng.
Tất cả những đặc điểm về hình thức và ngữ nghĩa trên của thành ngữ đã tạo giá
trị cho thành ngữ, giúp nó trở thành một trong những đơn vị ngôn ngữ được sử dụng
nhiều tạo ra những hiệu quả nhất định, từ đó, giúp nó có chỗ đứng và vị thế vững
chắc trong hệ thống ngôn ngữ.
1.1.1.3. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ
Thành ngữ và tục ngữ đều là những đơn vị có sẵn trong lời nói. Chúng được
sáng tạo ra trong quá trình sinh hoạt của xã hội. Chúng có tính cố định và cũng mang
tính sẵn có chính vì những nét chung đó làm cho nhiều người khó khăn trong việc
nhận diện thành ngữ với tục ngữ. Tuy nhiên, thành ngữ và tục ngữ là hai cấp độ khác
nhau. Cho nên mỗi loại có những đặc điểm riêng cần được xác định rõ ràng.
Sự khác nhau giữa thành ngữ với tục ngữ có thể dựa vào 3 cấp độ sau:
1) Cú pháp: xét về mặt cấu tạo sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ là ở
cấp độ. Thành ngữ nằm ở cấp độ thấp hơn tục ngữ. Bởi vì hầu hết thành ngữ có cấu
tạo là cụm từ, còn tục ngữ hầu hết có cấu tạo là câu. Ví dụ:
Thành ngữ có cấu tạo là cụm danh từ:

-

Anh hùng rơm

-

Bạn nối khố


Thành ngữ có cấu tạo là cụm động từ:
-

Chạy long tóc gáy

-

Ném đá dấu tay

Thành ngữ có cấu tạo là cụm tính từ:
-

Dai như đỉa đói

-

Chậm như rùa

-

Bầm gan tím ruột


Trong khi đó tục ngữ là câu.
Ví dụ:
-

Cái nết đánh chết cái đẹp

-

Thật thà là cha quỷ sứ

-

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Do thành ngữ ở cấp độ thấp hơn tục ngữ nên trong nhiều trường hợp tục ngữ lấy
thành ngữ làm yếu tố cấu tạo nên nó.
Ví dụ:
Mẹ gà con vịt chắt chiu
Mấy đời mẹ ghẻ nâng niu con chồng
(Tục ngữ)
Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo thì lòng mới ngon
(Tục ngữ)
Trong nhiều trường hợp, thành ngữ và tục ngữ có sự lồng chéo. Nhiều thành ngữ có
cấu tạo là kết cấu chủ vị (c-v) thậm chí là hai kết cấu c-v, có điều chức năng của nó
vẫn là ngữ, hoạt động trong câu như từ. Ví dụ : ăn nói nên cẩn thận coi chừng nhà có
ngạch vách có tai.
-


Nhà có ngạch, vách có tai

-

Ông ăn chả, bà ăn nem

Nhưng có khi tục ngữ lại có cấu tạo là cụm từ
Ví dụ:
-

Lời nói đọi máu


Như thế nếu chỉ dựa vào cấu tạo, trong nhiều trường hợp ta khó phân biệt đâu
là thành ngữ đâu là tục ngữ. Muốn vậy ta phải phân biệt chúng ở mặt thứ hai là mặt
chức năng ngữ nghĩa.
2) Ngữ nghĩa: Thành ngữ là đơn vị từ vựng mang tính hoàn chỉnh về nghĩa. Nội dung
của thành ngữ là những khái niệm. Do đó chức năng của nó là chức năng định danh.
Tục ngữ là câu với ý nghĩa trọn vẹn và hoàn chỉnh. Nội dung của tục ngữ là những
phán đoán. Do đó nó có chức năng thông báo. Nghĩa của thành ngữ tương đương với
nghĩa của từ, cụm từ; trong khi nghĩa của tục ngữ là một phán đoán, một sự đánh giá,
một sự khẳng định về chân lí, lẽ thường, tư tưởng hoàn chỉnh.
Quan hệ nội dung giữa thành ngữ và tục ngữ là quan hệ giữa khái niệm với phán đoán.
3) Hành chức: thành ngữ có nghĩa tương đương một từ, được sử dụng để cấu tạo câu
hoặc phát ngôn. Tục ngữ tạo câu một cách độc lập.
Có thể khẳng định điểm giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là ở tính cố định,
có sẵn.
Sự phân biệt thành ngữ với tục ngữ chỉ có tính chất tương đối. Bởi ở những điều
kiện sử dụng cụ thể vẫn xảy ra hiện tượng đơn vị này được dùng như đơn vị kia.
Ví dụ: được voi đòi tiên, già kén kẹn hom,…

1.1.1.4. Phân biệt thành ngữ với từ ghép
Từ ghép là tên gọi thuần túy của sự vật, hiện tượng, khái niệm còn thành ngữ là
tên gọi gợi cảm của chúng. Giá trị gợi cảm của thành ngữ được tạo ra nhờ sự tồn tại
song song của hai phương diện nghĩa: nghĩa từ nguyên và nghĩa thực tại của thành
ngữ.
Ví dụ: thành ngữ “Chở củi về rừng”, nghĩa khi sử dụng thành ngữ này là làm
một việc thừa, vô ích. Ở từ ghép, nghĩa từ nguyên chủ yếu chỉ đóng vai trò cấu tạo ý
nghĩa chung của cả đơn vị. Còn ở thành ngữ nghĩa từ nguyên không chỉ cấu thành ý
nghĩa chung mà còn tạo cho thành ngữ giá trị biểu cảm nữa. Vì vậy, sau khi từ ghép
hình thành thì vai trò của nghĩa từ nguyên sẽ chấm dứt nhường chỗ cho nghĩa thực tại
khi sử dụng. Đối với thành ngữ, nghĩa từ nguyên là nghĩa hoàn toàn độc lập tồn tại
bên cạnh ý nghĩa thực tại. Nghĩa từ nguyên quy định ý nghĩa thực tại và sắc thái biểu
cảm của ý nghĩa đó.


Từ ghép chính phụ thường có khả năng diễn đạt đồng thời quan hệ tổng loại và
tiểu loại. Ví dụ: “bàn nhựa”. Một mặt nó biểu thị tổng loại chung là bàn. Mặt khác lại
biểu thị một loại bàn riêng. Bàn làm bằng chất liệu nhựa.
Trong khi đó ý nghĩa của thành ngữ luôn cụ thể. Ví dụ thành ngữ “Lúng túng như gà
mắc tóc” biểu thị tình trạng lúng túng do rơi vào nhiều sự việc dồn dập mà không có
cách giải quyết.
Thành ngữ chỉ hình thành ở những phạm vi mà sự phản ánh đòi hỏi sự bình giá
và biểu cảm. Trong phạm vi hoạt động trí tuệ, thành ngữ rất ít xuất hiện. Còn từ ghép,
nó dễ dàng hình thành và xuất hiện ở tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của con người để
thực hiện một cách mau lẹ và có hiệu quả hai chức năng cơ bản của ngôn ngữ là giao
tiếp và tư duy.
1.1.2.Quán ngữ
1.1.2.1.Khái niệm
Chúng ta đã biết, quán ngữ là kiểu đơn vị ngôn ngữ thuộc phạm vi quan tâm
trước hết là các nhà nghiên cứu từ vựng. Chính vì thế mà khái niệm này thường được

gặp trong các sách từ vựng hơn là các sách ngữ pháp.
Theo Nguyễn Thiện Giáp trong “Giáo trình ngôn ngữ học”: Quán ngữ là
những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn bản để liên kết, đưa đẩy,
rào đón hoặc nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt nào đó. Mỗi phong cách chức năng
thường có những quán ngữ riêng, chẳng hạn các quán ngữ: của đáng tội, nói khí vô
phép, nói bỏ ngoài tai, còn mồ ma,...thường được dùng trong phong cách hội thoại.
Các quán ngữ: như trên đã nói, có người cho rằng, có thể nghĩ rằng,…dùng trong
phong cách sách vở. Về ý nghĩa cũng như về hình thức, các quán ngữ chẳng khác gì
cụm từ tự do nhưng nội dung của chúng đã trở thành điều thường xuyên phải dùng
đến trong suy nghĩ và diễn đạt mà chúng được dùng như những đơn vị có sẵn [ 28;
210].
Cùng với quan điểm này, Đỗ Hữu Châu cho rằng: “ Quán ngữ là những cách
nói, cách diễn đạt cần thiết để đưa đẩy, để chuyển ý hay dẫn, để nhập đề chứ không
có tác dụng nêu bật một sắc thái của những cái đã có tên hoặc nêu bật ra các sự vật,
hiện tượng, tính chất,...chưa có tên gọi”[11; 73-74].


Ví dụ: chắc chắn là, rõ ràng là, nói tóm lại, ngược lại, một mặt thì, mặt khác
thì, đáng chú ý là, nghĩa là, tức là, trước hết,…
Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến định nghĩa:
“Quán ngữ là cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các diễn từ thuộc các phong
cách khác nhau. Chức năng của chúng là để đưa đẩy, rào đón, nhấn mạnh hoặc liên
kết trong diễn từ”.
Ví dụ: của đáng tội, nói bỏ ngoài tai, nói tóm lại, kết cục là, nói cách khác,…
[ 15; 161].
Mặt khác, theo quan niệm của Nguyễn Thiện Giáp và Nguyễn Văn Tu thì
thuộc vào quán ngữ còn có các kết cấu kiểu: đẹp như tiên, đau như cắt, ngang như
cua, nhát như cáy, bạn nối khố, anh hùng rơm, ăn ngon mặc đẹp, làm trâu ngựa, yêu
nước thương nòi, hao binh tổn tướng,…Chúng được gọi là các quán ngữ gợi hình.
Tuy nhiên, không ít nhà từ vựng học tỏ ý bất đồng với quan điểm này. Họ chủ trương

xếp các kiểu đơn vị vừa nêu vào hệ thống thành ngữ.
Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi tìm hiểu loại quán ngữ có chức năng
liên kết (gọi tắt là quán ngữ liên kết) trên các văn bản báo chí.
Trên cơ sở ý kiến của các nhà Từ vựng học về khái niệm quán ngữ liên kết,
chúng tôi có thể tổng kết như sau:
- Quán ngữ liên kết là ngữ cố định (tổ hợp từ), có tính ổn định về kết cấu, có tính
thành ngữ về nghĩa khá thấp, không mang tính biểu trưng, tính hình ảnh như thành
ngữ. Chúng có chức năng chủ yếu là kết nối các câu, các đoạn,...trong văn bản.
- So với hư từ (từ nối), nội hàm nghĩa của phần lớn quán ngữ thường phong phú hơn,
phức tạp hơn, lại giàu sắc thái chủ quan và mang tính khẩu ngữ tự nhiên.
- Sử dụng lặp đi lặp lại thành quen dùng như một cách nói chuyên dụng.
1.1.2.2. Đặc trưng của quán ngữ liên kết
Như chúng ta đã biết, đơn vị làm chất liệu để cấu tạo nên câu không chỉ có từ mà
còn có một đơn vị khác được gọi là cụm từ cố định. Cụm từ cố định là những đơn vị
do một số từ hợp lại, tồn tại với tư cách là một đơn vị sẵn có như từ.


Trong cụm từ cố định, nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng
Trọng Phiến chia thành hai loại lớn thành ngữ và ngữ cố định. Ngữ cố định lại chia
thành quán ngữ và ngữ cố định định danh.
cụm từ cố định

ngữ cố định

Quán ngữ
Ví dụ: của đáng tội…

Thành ngữ
Ví dụ: mẹ tròn con vuông…


ngữ cố định định danh
Ví dụ: mặt trái xoan…[12,156]

Quán ngữ với tư cách là những cụm từ thường cố định được dùng lặp đi lặp lại
trong các phát ngôn thuộc các phong cách khác nhau. Thứ nhất chức năng của chúng
là đưa đẩy, rào đón, nhấn mạnh hoặc để liên kết trong các phát ngôn. Chính vì vậy ta
thấy tính ổn định cấu trúc của quán ngữ không được như thành ngữ. Thứ hai là, dáng
vẻ của cụm từ tự do còn in đậm trong các cụm từ cố định thuộc loại này. Thứ ba là
cách cấu trúc nghĩa giống với cấu trúc nghĩa của cụm từ tự do hơn là thành ngữ.
1.1.2.3. Phân loại quán ngữ liên kết
Chúng tôi phân loại quán ngữ liên kết dựa vào 2 tiêu chí:
a) Dựa vào phạm vi và tính chất phong cách của chúng có thể chia thành hai loại như
sau:
a 1 ) Các quán ngữ hay dùng trong phong cách hội thoại, khẩu ngữ:
Ví dụ: của đáng tội, khí vô phép, khổ một nỗi là, nói bỏ ngoài tai, nói dại đổ đi, còn
mồ ma, nói (…) bỏ quá cho, cắn rơm cắn cỏ, chẳng nước non gì, đùng một cái, nói
trộm bóng vía,…Ví dụ:
- Tôi về đây, mai có việc bận, không thể ở lại được (…) một cô đầu lê bước ra hé cửa.
Tối lắm, phải vạ gì mà đi bây giờ.


(Bài của Tuyển tập Truyện ngắn Thạch Lam, tr.162)
Với những quán ngữ dùng trong phong cách này, chức năng chủ yếu của chúng là
đưa đẩy, rào đón,…còn chức năng liên kết cũng có nhưng rất mờ nhạt.
a 2 ) Các quán ngữ hay dùng trong phong cách viết (khoa học, chính luận,…) hoặc
diễn giảng:
Ví dụ: nói tóm lại, có thể nghĩ rằng, ngược lại, một mặt thì, mặt khác thì, có nghĩa là,
như trên đã nói, từ đó suy ra, có thể cho rằng, như dưới đây, như đã nêu trên, sự thực
là, vấn đề là ở chỗ, đáng chú ý là, tức là, nghĩa là, một là, hai là, một mặt, mặt
khác,…

Với những quán ngữ loại này, chúng ta gọi là quán ngữ liên kết. Ví dụ:
- Nhìn chung về kinh tế thế giới, hiện nay nhiều quốc gia vẫn còn khó khăn dù có
dấu hiệu phục hồi.
(Bài của PGS. TS Trần Hoàng Ngân, số 33, ngày 23.8.2009, tr.4)
- Nói chung, trình độ chuyên nghiệp ở tất cả các mặt rất cao, làm thật ăn thật.
(Bài của Khổng Loan, số 33, ngày 23.8.2009, tr.31)
Trong quán ngữ loại này, ngoài chức năng liên kết, quán ngữ liên kết cũng biểu
thị chức năng rào đón, đưa đẩy,…nhưng chức năng đó của quán ngữ không nổi rõ
như loại quán ngữ dùng trong phong cách hội thoại, khẩu ngữ nói trên.
b) Dựa vào vị trí của quán ngữ trong liên kết ta chia làm ba loại như sau:
b 1 ) Quán ngữ liên kết được dùng để mở đầu câu được gọi là khởi ngữ: trước tiên, một
là, hai là, thứ nhất là,…
b 2 ) Quán ngữ đứng ở giữa câu thường mang nhiều chức năng khác nhau như: nhấn
mạnh, giải thích, chuyển ý, minh họa: tức là, nghĩa là, đặc biệt là, đáng chú ý là,
chẳng hạn như,…
b 3 ) Quán ngữ đứng ở cuối câu thường mang chức năng hồi cố, tức là đưa người đọc
trở lại với những vấn đề đã nhắc ở phần trước. Chín những quán ngữ này giúp cho
người viết có thể kết luận nhưng không cần thiết nhắc lại những vấn đề đó lại.
Chúng tôi cũng xin nói rằng sự nhận định này chỉ mang tính tương đối, bởi
thực tế thì vị trí của quán ngữ thực hiện chức năng liên kết trong văn bản là rất linh
hoạt. Cùng một quán ngữ nhưng có khi nó đứng đầu phát ngôn, khi đứng giữa phát


×