Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

vai trò của các chất điều hòa tăng trưởng thực vật trong sự phát triển phôi hợp tử của cây dừa cocos nucifera l

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thanh

VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA
TĂNG TRƯỞNG THỰC VẬT TRONG
SỰ PHÁT TRIỂN PHÔI HỢP TỬ CỦA
CÂY DỪA COCOS NUCIFERA L.

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thanh

VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA
TĂNG TRƯỞNG THỰC VẬT TRONG
SỰ PHÁT TRIỂN PHÔI HỢP TỬ CỦA
CÂY DỪA COCOS NUCIFERA L.
Chuyên ngành : Sinh học thực nghiệm
Mã số
: 60 42 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. BÙI TRANG VIỆT
TS. LÊ THỊ TRUNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
-

PGS. TS Bùi Trang Việt, Trưởng bộ môn Sinh lý thực vật, người đã gợi ý đề

tài, hướng dẫn nghiên cứu và cho những lời khuyên bổ ích trong thời gian thực hiện
luận văn.
-

TS. Lê Thị Trung, người đã tận tình chỉ dẫn, bỏ nhiều công sức giúp đỡ tôi

hoàn thành luận văn. Cô đã cho nhiều kinh nghiệm trong học tập và trong nghiên
cứu khoa học.
Xin chân thành cảm ơn:
-

TS. Nguyễn Thị Bích Hồng, Viện Sinh học nhiệt đới TP.HCM, đã dành

nhiều thời giờ quí báu đóng góp ý kiến, truyền đạt kinh nghiệm và cung cấp những
tài liệu mới về cây dừa.
-

TS. Trần Thanh Hương, ThS. Phan Ngô Hoang, ThS. Trịnh Cẩm Tú, ThS.


Đỗ Thường Kiệt, ThS. Trần Thị Thanh Hiền đã giảng dạy, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình,
tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn.
-

Bạn Hồ Thị Mỹ Linh, phụ trách phòng thí nghiệm Sinh lý thực vật trường

Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh, đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho
tôi thực hiện tốt luận văn.
-

Ông/Bà Chín Thãnh - vườn dừa ấp An Thạnh B, xã Mỹ Thạnh An, Tp. Bến

Tre - đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi làm việc tại vườn, truyền đạt nhiều kinh
nghiệm về trồng dừa, luôn động viên tinh thần để tôi hoàn thành luận văn.
-

Các Thầy/Cô giảng dạy Sau đại học đã truyền đạt nhiều kinh nghiệm, cung

cấp nhiều kiến thức bổ ích giúp tôi nghiên cứu luận văn thật tốt.
-

Các Thầy/Cô trong Ban Giám Hiệu trường THPT Trần Quang Khải quận 11

và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên và hỗ trợ tôi rất nhiều
trong suốt thời gian theo học Cao học.


-


Các anh chị Cao học khóa 19, các bạn Cao học khóa 20 và các em Cao học

khóa 21 chuyên ngành Sinh lý thực vật ở trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí
Minh đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
-

Các bạn học đại học và các anh/chị học Cao học tại trường Khoa Học Tự

Nhiên đang thực hành thí nghiệm tại phòng Sinh lí thực vật trường Đại học Khoa
Học Tự Nhiên đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
-

Các bạn Mỹ Hiệp, Ngọc Mai, Tuyết Nhung và chị Quyên, học chung lớp Đại

học Sư Phạm niên khóa 1998-2002, đã luôn quan tâm, giúp đỡ trong suốt thời gian
tôi học Cao học.
Con xin cám ơn gia đình đã vô cùng yêu thương, luôn bên cạnh động viên,
quan tâm, giúp đỡ con về tinh thần và vật chất trong suốt thời gian con làm
luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2012.
Nguyễn Thị Thanh


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC …………………………………………………………………………..i
CÁC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………………………..iv
DANH MỤC CÁC BẢNG …………………………………………………………v
DANH MỤC CÁC HÌNH …………………………………………………………vii
DANH MỤC CÁC ẢNH………………………………………………………….viii

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... i
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................3
1.1 Giới thiệu về cây dừa Cocos nucifera L. ..........................................................3
1.1.1 Nguồn gốc cây dừa.....................................................................................3
1.1.2 Vị trí phân loại ...........................................................................................3
1.1.3 Đặc điểm sinh học ......................................................................................4
1.2 Sự thành lập và tăng trưởng trái ........................................................................5
1.2.1 Nguồn gốc của trái và hột ..........................................................................5
1.2.2 Đường cong tăng trưởng trái ......................................................................6
1.2.3 Sự tạo hột và phát triển phôi ......................................................................6
1.3 Nuôi cấy in vitro phôi hợp tử ............................................................................7
1.4 Vai trò của các chất điều hòa tăng trưởng thực vật trong sự tăng trưởng trái và
phát triển phôi .........................................................................................................8
1.4.1 Auxin ..........................................................................................................8
1.4.2 Cytokinin ....................................................................................................9
1.4.3 Giberelin ...................................................................................................10
1.4.4 Acid abcisic ..............................................................................................11


CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU – PHƯƠNG PHÁP ....................................................13
2.1 Vật liệu ............................................................................................................13
2.2 Phương pháp ...................................................................................................14
2.2.1 Quan sát các biến đổi hình thái trong tự nhiên ........................................14
2.2.2 Quan sát hình thái giải phẫu .....................................................................15
2.2.3 Định lượng đường glucose bằng phương pháp quang phổ hấp thụ .........17
2.2.4 Định lượng dầu bằng phương pháp cổ truyền..........................................18
2.2.5 Đo cường độ hô hấp .................................................................................18
2.2.6 Đo hoạt tính các chất điều hòa tăng trưởng thực vật ...............................20
2.2.7 Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hòa tăng trưởng thực vật ngoại sinh lên
sự phát triển trái dừa “dâu” ngoài thiên nhiên ..................................................23

2.2.8 Thử nghiệm nuôi cấy phôi hợp tử in vitro ...............................................23
2.2.9 Xử lý thống kê kết quả thu được ..............................................................26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ .......................................................................................27
3.1 Quan sát các biến đổi hình thái trong tự nhiên ...............................................27
3.2 Quan sát hình thái giải phẫu ............................................................................32
3.3. Hàm lượng đường glucose trong nước dừa....................................................37
3.4. Hàm lượng dầu trong cơm dừa ......................................................................38
3.5 Cường độ hô hấp của khúc cắt cô lập ngay vị trí phôi và của phôi trái dừa
“dâu” qua các giai đoạn phát triển ......................................................................399
3.6 Hoạt tính chất điều hòa tăng trưởng thực vật nội sinh ....................................40
3.6.1 Trong trái dừa giai đoạn trái 0, 1 và 3 tháng tuổi.....................................40
3.6.2 Trong nước dừa giai đoạn trái 6, 9 và 12 tháng tuổi ................................41


3.7 Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hòa tăng trưởng thực vật ngoại sinh lên quá
trình phát triển trái dừa “dâu” ngoài thiên nhiên ..................................................43
3.8 Thử nghiệm nuôi cấy in vitro phôi hợp tử ......................................................47
3.8.1 Ảnh hưởng của tuổi phôi trong quá trình nuôi cấy phôi in vitro .............47
3.8.2 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy lên sự phát triển của phôi hợp tử ..50
3.8.3 Ảnh hưởng của chất điều hòa tăng trưởng thực vật trong quá trình phát
triển phôi và nảy mầm .......................................................................................53
CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN .................................................................................61
4.1 Các biến đổi hình thái trong quá trình phát triển phôi .. Error! Bookmark not
defined.
4.2 Sự thay đổi một số chỉ tiêu sinh hóa và nhu cầu năng lượng trong sự phát
triển phôi hợp tử ....................................................................................................61
4.3 Sự thay đổi hoạt tính chất điều hòa tăng trưởng thực vật nội sinh trong quá
trình phát triển phôi ...............................................................................................62
4.4 Ảnh hưởng của chất điều hòa tăng trưởng thực vật ngoại sinh lên quá trình
phát triển trái và sự rụng trái ngoài thiên nhiên ....................................................63

4.5 Về việc thử nghiệm nuôi cấy in vitro phôi hợp tử dừa “dâu” .......................633
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................655
5.1 Kết luận ...........................................................................................................65
5.2 Đề nghị ..........................................................................................................655
Tài liệu tham khảo ................................................................................................666
Phụ lục ......................................................................................................................71


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
IAA : Indol acetic acid
ABA : Abcisic acid
GA 3 : Giberelic acid
NAA : 1- Naphthalene acetic acid
BA
: Benzil adenin
EDTA : Ethylenediaminetetraacetic acid
TLT : Trọng lượng tươi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

2.1

Môi trường nuôi cấy Y 3 bổ sung thêm các chất điều hòa tăng
trưởng thực vật với thành phần và liều lượng khác nhau.

3.1


38

Hàm lượng dầu trong cơm dừa qua ba giai đoạn trái 6, 9 và 12
tháng tuổi.

3.4

29

Hàm lượng đường tổng số trong nước dừa qua ba giai đoạn trái
6, 9 và 12 tháng tuổi.

3.3

26

Sự thay đổi các chỉ tiêu nghiên cứu ở trái dừa qua các giai đoạn
phát triển.

3.2

Trang

38

Cường độ hô hấp ở khúc cắt cô lập phôi giai đoạn trái 0, 1 và 3
tháng tuổi.

39


3.5

Cường độ hô hấp của phôi giai đoạn trái 6, 9 và 12 tháng tuổi.

39

3.6

Hoạt tính chất điều hòa tăng trưởng thực vật nội sinh trong trái
dừa “dâu” giai đoạn trái 0, 1 và 3 tháng tuổi.

3.7

Hoạt tính chất điều hòa tăng trưởng thực vật nội sinh trong nước
dừa qua ba giai đoạn trái 6, 9 và 12 tháng tuổi.

3.8

48

Trọng lượng phôi (giai đoạn trái 12 tháng tuổi) sau một tháng
nuôi cấy trên ba môi trường khác nhau.

3.13

46

Tỉ lệ sống của phôi ở ba giai đoạn trái 6, 9 và 12 tháng tuổi sau 4
tuần nuôi cấy.


3.12

45

Tỉ lệ rụng (%) của trái dừa “dâu” được theo dõi qua các giai
đoạn sau khi phun chất điều hòa tăng trưởng thực vật.

3.11

43

Chu vi trái dừa “dâu” được theo dõi qua các giai đoạn sau khi
phun chất điều hòa tăng trưởng thực vật.

3.10

42

Chiều cao trái dừa “dâu” được theo dõi qua các giai đoạn sau khi
phun chất điều hòa tăng trưởng thực vật.

3.9

40

Khả năng nảy mầm của phôi ở giai đoạn trái 12 tháng tuổi sau

50



hai tháng nuôi cấy trên ba môi trường nuôi cấy khác nhau.
3.14

Tỉ lệ phôi ở giai đoạn trái 12 tháng tuổi sống và phát triển sau
bốn tháng nuôi cấy trên ba môi trường nuôi cấy khác nhau.

3.15

52

Ảnh hưởng của chất điều hòa tăng trưởng thực vật lên trọng
lượng phôi sau khi nuôi cấy một tháng tuổi.

3.16

52

53

Ảnh hưởng của chất điều hòa tăng trưởng thực vật lên khả năng
nảy mầm của phôi sau ba và bốn tháng nuôi cấy.

56


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình

Tên hình


3.1

Hoạt tính chất điều hòa tăng trưởng thực vật nội sinh trong trái
dừa giai đoạn trái 0, 1 và 3 tháng tuổi.

3.2

47

Ảnh hưởng của chất điều hòa tăng trưởng thực vật lên trọng
lượng phôi sau khi nuôi cấy một tháng.

3.7

45

Tỉ lệ rụng trái dừa “dâu” được theo dõi qua các giai đoạn sau khi
phun chất điều hòa tăng trưởng thực vật.

3.6

44

Chu vi trái dừa “dâu” được theo dõi qua các giai đoạn sau khi
phun chất điều hòa tăng trưởng thực vật.

3.5

42


Chiều cao trái dừa “dâu” được theo dõi qua các giai đoạn sau khi
phun chất điều hòa tăng trưởng thực vật.

3.4

41

Hoạt tính chất điều hòa tăng trưởng thực vật nội sinh trong nước
dừa qua ba giai đoạn trái 6, 9 và 12 tháng tuổi.

3.3

Trang

48

Chiều cao chồi của cây non sau ba và bốn tháng nuôi cấy ở các
môi trường với hàm lượng và thành phần các chất điều hòa tăng
trưởng thực vật khác nhau.

3.8

54

Chiều dài rễ của cây non sau ba và bốn tháng nuôi cấy ở các môi
trường với hàm lượng và thành phần các chất điều hòa tăng
trưởng thực vật khác nhau.

3.9


57

Tỉ lệ sống của phôi ở ba giai đoạn trái 6, 9 và 12 tháng tuổi sau 4
tuần nuôi cấy.

57


DANH MỤC CÁC ẢNH
Số ảnh

Tên ảnh

2.1

Cây dừa “dâu” bốn tuổi trồng tại vườn ở Bến Tre.

2.2

Vị trí cắt ngang và dọc trái dừa “dâu” với khúc cắt cô lập ngay vị

Trang
13

trí phôi.

15

2.3


Phôi dừa “dâu” giai đoạn 6, 9 và 12 tháng tuổi.

15

2.4

Trái dừa “dâu” giai đoạn 0, 1 và 3 tháng tuổi (đã bóc bỏ cánh)
với khúc cắt cô lập ngay vị trí phôi.

2.5

Trái dừa “dâu” giai đoạn 6, 9 và 12 tháng tuổi (đã bóc bỏ vỏ) cho
thấy vị trí phôi nằm ở “con mắt mềm” trong 3 mắt dừa.

2.6

24

Mo dừa “dâu” chứa phát hoa bên trong (giai đoạn trước khi hoa
nở).

3.2

24

Vị trí phôi giai đoạn trái 12 tháng tuổi, phôi nằm trong phần cơm
dừa.

3.1


20

Vị trí phôi giai đoạn trái 6 tháng tuổi, phôi nằm trong phần cơm
dừa.

2.7

19

27

Phát hoa dừ “dâu” vừa thoát ra khỏi mo (giai đoạn trái 0 tháng
tuổi).

27

3.3

Trái dừa “dâu” ở các giai đoạn trái 0, 1 và 3 tháng tuổi.

30

3.4

Trái dừa “dâu” ở các giai đoạn trái 6, 9 và 12 tháng tuổi.

30

3.5


Cắt dọc trái dừa “dâu” ở các giai đoạn 0, 1 và 3 tháng tuổi cho
thấy trái giai đoạn này là một khối đặc.

3.6

31

Cắt dọc trái dừa “dâu” ở các giai đoạn 6, 9 và 12 tháng tuổi cho
thấy bề dày cơm dừa qua các giai đoạn.

31

3.7

Màu sắc nước dừa giai đoạn trái 6, 9 và 12 tháng tuổi.

32

3.8

Lát cắt ngang trái dừa “dâu” giai đoạn trái 0 tháng tuổi cho thấy
bầu noãn có ba ngăn (nc), mỗi ngăn chứa một noãn (n).

3.9

Lát cắt ngang trái dừa “dâu” giai đoạn trái 1 tháng tuổi cho thấy

33



có một noãn phát triển.
3.10

33

Lát cắt ngang vị trí noãn giai đoạn trái 1 tháng tuổi cho thấy các
bó mạch (m) và phôi (p).

33

3.11

Phóng to một bó mạch cắt ngang.

34

3.12

Lát cắt dọc trái dừa “dâu” giai đoạn trái 1 tháng tuổi cho thấy
bầu noãn (b) và noãn (n).

3.13

Lát cắt dọc trái dừa “dâu” giai đoạn trái 1 tháng tuổi cho thấy
vùng chứa bầu noãn (b) và noãn (n).

3.14

34


34

Lát cắt dọc trái dừa “dâu” giai đoạn trái 1 tháng tuổi cho thấy
một trong ba noãn còn lại đã di chuyển vào trung tâm bầu noãn
và phát triển thành hột.

3.15

Phóng to lát cắt dọc trái dừa “dâu” giai đoạn trái 1 tháng tuổi
ngay vị trí của hột (h) cho thấy phôi (p) và cuống noãn (c).

3.16

49

Phôi dừa “dâu” giai đoạn 6, 9 và 12 tháng tuổi sau khi cấy 2 tuần
tuổi ở môi trường Y 3 .

3.23

37

Phôi dừa “dâu” giai đoạn 6, 9 và 12 tháng tuổi lúc mới đem cấy
ở môi trường Y 3 .

3.22

37


Lát cắt dọc ngay vị trí phôi của trái dừa “dâu” giai đoạn trái 12
tháng tuổi cho thấy cực chối (c) và cực rễ (r).

3.21

36

Lát cắt dọc phôi dừa “dâu” giai đoạn trái 12 tháng tuổi nhờ
microtome.

3.20

36

Lát cắt dọc phôi dừa “dâu” giai đoạn trái 9 tháng tuổi nhờ
microtome.

3.19

35

Lát cắt dọc phôi dừa “dâu” giai đoạn trái 6 tháng tuổi nhờ
microtome.

3.18

35

Lát cắt dọc trái dừa “dâu” cuối giai đoạn trái 3 tháng tuổi cho
thấy nội nhũ lỏng (L) ở trong hột (h), cuống noãn (c).


3.17

35

49

Phôi dừa “dâu” giai đoạn 6, 9 và 12 tháng tuổi sau khi cấy 4 tuần
tuổi ở môi trường Y 3 .

49


3.24

Phôi giai đoạn trái 12 tháng tuổi lúc đem cấy.

51

3.25

Phôi sau một tháng nuôi cấy ở môi trường MS với 30 g/l đường.

51

3.26

Phôi sau một tháng nuôi cấy ở môi trường Y 3 với 30 g/l đường.

51


3.27

Phôi sau một tháng nuôi cấy ở môi trường Y 3 với 60 g/l đường.

51

3.28

Phôi một tháng tuổi ở môi trường đối chứng.

54

3.29

Phôi một tháng tuổi ở môi trường chứa 0,1mg/l IAA.

54

3.30

Phôi một tháng tuổi ở môi trường chứa 0,1mg/l BA.

55

3.31

Phôi một tháng tuổi ở môi trường 1mg/l BA.

55


3.32

Phôi một tháng tuổi ở môi trường chứa 0,1mg/l IAA và 1mg/l
BA.

55

3.33

Phôi một tháng tuổi ở môi trường chứa 1mg/l IAA và 1mg/l BA.

55

3.34

Phôi nuôi cấy ba tháng ở môi trường đối chứng.

58

3.35

Phôi nuôi cấy bốn tháng ở môi trường đối chứng.

58

3.36

Phôi nuôi cấy ba tháng ở môi trường chứa 0,1mg/l IAA.


58

3.37

Phôi nuôi cấy bốn tháng ở môi trường chứa 0,1mg/l IAA.

58

3.38

Phôi nuôi cấy ba tháng ở môi trường chứa 0,1mg/l BA.

59

3.39

Phôi nuôi cấy bốn tháng ở môi trường chứa 0,1mg/l BA.

59

3.40

Phôi nuôi cấy ba tháng ở môi trường 1mg/l BA.

59

3.41

Phôi nuôi cấy bốn tháng ở môi trường 1mg/l BA.


59

3.42

Phôi nuôi cấy ba tháng ở môi trường chứa 0,1mg/l IAA và 1mg/l
BA.

3.43

Phôi nuôi cấy bốn tháng ở môi trường chứa 0,1mg/l IAA và
1mg/l BA.

3.44

60

Phôi nuôi cấy ba tháng ở môi trường chứa 1mg/l IAA và 1mg/l
BA.

3.45

60

60

Phôi nuôi cấy bốn tháng ở môi trường chứa 1mg/l IAA và 1mg/l
BA.

60



MỞ ĐẦU
Dừa (Cocos nucifera L.) là một trong các cây lấy dầu quan trọng nhất thế
giới với tổng diện tích khoảng 12 triệu ha được trồng tại 90 quốc gia dọc theo
đường xích đạo, phân bố rộng từ 20 độ vĩ tuyến Bắc đến 20 độ vĩ tuyến Nam. Cây
dừa cung cấp nguồn thực phẩm (chủ yếu là chất béo), nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Cây dừa được xem là cây của cuộc sống, là
cây của 1001 công dụng, rất nhiều sản phẩm có giá trị được tạo ra từ vỏ dừa, gáo
dừa, cơm dừa, thậm chí từ lá dừa, thân dừa… Thực tế cho thấy, không có bất cứ
loại cây trồng nào cho con người nhiều loại sản phẩm như cây dừa (Võ Văn Long
và cs. 2008).
Trong giới thực vật, dừa là một trong những loài có kích thước hột lớn. Hột
dừa không trải qua thời kỳ tiềm sinh mà chín liên tục rồi nảy mầm, điều này gây
khó khăn cho việc thu mẫu, bảo quản để nhân giống (Assy Bah 1986, Engelmann
1997).
Năm 1989, Việt Nam có 333.000 ha dừa, đạt sản lượng 1.200 triệu trái, đến
năm 2004 chỉ còn 132.800 ha dừa. Năng suất thấp đi là do các giống dừa bị lẫn tạp,
thoái hóa, trồng không đúng kỹ thuật (Võ Văn Long và cs. 2008).
Hiện nay, phôi hợp tử dừa được nuôi cấy trong ống nghiệm cho nẩy mầm và
phát triển thành cây con, sau đó chuyển cây ra vườn. Việc sử dụng kỹ thuật nuôi
cấy in vitro để thu mẫu, trao đổi và bảo quản các giống dừa đã được nhiều nhà khoa
học ở nhiều quốc gia thực hiện như Pháp, Ấn Độ, Phillipines và Srilanka (AssyBah 1986; Assy- Bah và cs. 1989) cùng các tổ chức khoa học ở Châu Phi, Châu Á
và Châu Mĩ Latinh. Mặc dù đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu nuôi cấy in
vitro phôi hợp tử dừa ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau nhưng kết quả thu
được chưa cao. Vấn đề chính đặt ra hiện nay là phải tìm ra được điều kiện nuôi cấy
thích hợp để cây non phát triển tốt (Engelmann 1997).
Các công trình nghiên cứu về nuôi cấy phôi dừa nhằm mục đích sử dụng
công nghệ nuôi cấy phôi để nhân các giống dừa quý hiếm nhưng có tỉ lệ nảy mầm



rất thấp trong tự nhiên như dừa Dứa (Aromatic) hoặc dừa Sáp (Makapuno). Bên
cạnh đó, việc trao đổi giống dừa bằng nuôi cấy phôi trong ống nghiệm mà không
trao đổi bằng quả hoặc cây sẽ đảm bảo an toàn, tránh được các loại sâu bệnh đi theo
con đường nhập giống và có thể chuyên chở một lượng giống rất lớn nhưng ít tốn
kém.
Vì lí do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Vai trò của các chất điều hòa tăng
trưởng thực vật trong sự phát triển phôi hợp tử của cây dừa Cocos nucifera L.”
nhằm tìm hiểu các chất điều hòa tăng trưởng cần thiết trong quá trình phát triển phôi
hợp tử dừa để từ đó tạo ra một môi trường nuôi cấy hợp lí giúp phôi hợp tử phát
triển thành cây non.
Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm Sinh lí thực vật trường Đại học
Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh và phòng thí nghiệm Sinh lí thực vật trường Đại học
Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng
10/2010 đến tháng 03/2012.


CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Giới thiệu về cây dừa Cocos nucifera L.
1.1.1 Nguồn gốc cây dừa
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được quốc gia nào trồng dừa
đầu tiên. Nhưng các giống dừa hoang được tìm thấy tại nhiều nước khác nhau trên
các quần đảo ở Java, Inđonesia, Úc và Philipines (Batugal và Oliver 2003; Ohler
1984).
Dừa được phân bố ở nhiều châu lục trên thế giới như châu Á, châu Phi, châu
Mỹ cũng như một số quốc gia nhỏ và các đảo. Dừa được phân bố rộng rãi là do quả
khô rụng xuống, trôi theo dòng nước, sau một thời gian chúng bị sóng đánh vào bờ,
gặp điều kiện thuận lợi, dừa nảy mầm và phát triển thành cây. Ở đảo Thái Bình

Dương, người ta thấy có sự hiện diện của dừa cách đây hàng triệu năm, trước khi
định cư ở đảo Polynesia. Dừa cũng có một lịch sử lâu đời từ 2000 năm ở vùng
duyên hải Srilanka và Nam Ấn Độ, còn ở Tây Phi và Nam Mỹ thì chỉ vào khoảng
500 năm trở lại (Nguyễn Thị Bích Hồng 2007; Harries 1978; Nuce1 de Lamothe
1977).
Một số nước trồng dừa trên thế giới: Cây dừa được trồng ở 93 quốc gia vùng
nhiệt đới với tổng diện tích 12,05 triệu ha vào năm 2005, trong đó diện tích dừa của
các nước châu Á – Thái Bình Dương là 10,62 triệu ha, chiếm 85,05%. Sản lượng
cơm dừa khô cả thế giới là 12,22 triệu tấn trong đó các nước châu Á – Thái Bình
Dương chiếm 84,27% (Rethinam 2005).
1.1.2 Vị trí phân loại
Cây dừa thuộc:
-

Lớp: Monocotyledonae

-

Bộ: Arecales

-

Họ: Arecaceae

-

Chi: Cocos

-


Loài: Cocos nucifera L.


1.1.3 Đặc điểm sinh học
Dừa là cây thích hợp với miền nhiệt đới. Dừa “dâu” thuộc nhóm dừa lai. Trái
cỡ hơi nhỏ, dạng trái tròn, ba khía không rõ rệt. Trái hơi nhỏ nhưng xơ mỏng nên
trái to, do đó mà lượng cơm dừa/trái khá. Hàm lượng dầu cao nhất trong các giống
dừa hiện nay. Dừa “dâu” trồng tốt cho mỗi năm 14-16 buồng, mỗi buồng từ 10-15
trái. Khoảng 4500-5000 trái cho một tấn cơm dừa khô. Tùy theo màu sắc vỏ trái dừa
ta có hai loại là Dâu đỏ và Dâu vàng (Arturo và cs. 2000, Dương Tấn Lợi 2004).
Rễ
Rễ dừa thuộc loại rễ chùm, không có rễ trụ, hệ thống rễ chằng chịt. Rễ gồm
có bầu rễ là phần thấp nhất của thân. Bầu rễ có hình chóp ngược, rễ dừa phát sinh từ
bầu rễ. Rễ có nhiệm vụ chủ yếu là giúp cây bám đất, hấp thụ nước và chất dinh
dưỡng. Hệ thống rễ phần lớn tập trung xung quanh thân trong vòng bán kính 1,5 – 2
mét và ăn sâu trong đất khoảng 0,75 – 1,0 mét, do đó mực nước thủy cấp cạn (quá 1
mét) thì hệ thống rễ không phát triển đầy đủ dẫn đến tình trạng sinh trưởng kém,
ngọn teo tóp. Rễ có thể phân thành hai loại: rễ to (cấp 1) và rễ nhỏ (cấp 2, cấp 3).
Rễ cấp 1 xuất phát từ bầu rễ, lúc non có màu trắng ngà, khi già trổ sang màu nâu.
Rễ cấp 2 xuất phát từ rễ cấp 1, rễ cấp 2 mang rễ cấp 3, tận cùng bằng chóp rễ (là cơ
quan hấp thụ) (Nguyễn Văn Dõng 1962, Võ Văn Long và cs. 2008).
Thân – Lá
Thân cây thẳng đứng, không có cành, phía gốc phình ra. Thân có sẹo lá chia
thân ra làm nhiều đốt. Thân cao từ 16 – 25 m, chu vi từ 40 – 80 cm. Tuy nhiên, sự
phát triển chiều cao thân thay đổi tùy theo giống và điều kiện môi trường. Lá mọc
xoay vòng từ dưới lên trên. Mỗi năm, cây dừa ra 15 - 20 tàu lá và cũng rụng đi 15 20 tàu. Sẹo lá trên thân cũng biểu hiện khả năng sinh trưởng của cây. Sẹo lá lớn và
khít nhau chứng tỏ cây sinh trưởng mạnh. Do đó, khi chọn cây mẹ để lấy trái giống
nên chọn cây thân thẳng, các vết sẹo khít nhau và vết sẹo rộng. Ở ngọn thân mang
tán lá và cuối cùng là đỉnh sinh trưởng. Nếu đỉnh sinh trưởng chết thì cây chết. Đặc
điểm của thân là không có tượng tầng do đó không thể tăng sinh thứ cấp. Khi cây bị



vết thương trên thân thì không thể sản sinh mô mới để lấp lại vết thương mà sẽ
mang vết thương ấy suốt đời (Võ Văn Long và cs. 2008, Trần Mỹ Lý và cs. 1990).
Hoa
Hoa mọc từng chùm từ nách lá. Hoa thuộc loại đơn tính, hoa đực ở phía trên,
hoa cái ở phía dưới, mọc trên cùng một bông mo. Bông mo bao giờ cũng phân
nhánh. Hoa đực có sáu bản bao hoa mọc thành hai vòng và sáu nhị đực. Hoa cái
cũng có bao hoa như hoa đực và có ba tâm bì. Hoa dừa trổ qua hai bước: Bước một:
ra lưỡi mèo, lưỡi mèo lớn lên, vỡ ra đổ ra một chất phấn, phấn đó nuôi dưỡng nụ và
hoa. Bước hai: khi buồng dừa trổ ra khỏi lưỡi mèo thì hoa đực rụng dần, hoa cái lớn
lên thành nụ, những nụ đó rụng đi một phần, những nụ còn lại lớn lên thành quả.
Cây dừa từ khi trổ hoa đến khi già thì đúng mười hai tháng (Chan và cs. 2006,
Nguyễn Văn Dõng 1962, Trần Văn Hâu 2009).
Quả - Hạt
Quả dừa thuộc loại quả hạch. Cấu tạo từ ngoài vào trong có vỏ và hạt. Phôi
nhũ có phôi nhũ lỏng là nước dừa và phôi nhũ đặc là cơm dừa. Phôi của quả dừa
trưởng thành có hình trụ, nằm trong cơm dừa, dưới lỗ mầm. Lúc nảy mầm, vùng ở
đầu gần lá mầm mọc dài ra, kéo chồi và rễ mầm chui ra ngoài lỗ mầm, phần còn
bên trong trái sẽ phát triển thành một khối gọi là giác mút hay phổi dừa. Giác mút
có vai trò hấp thu chất dinh dưỡng để nuôi cây con. Đó là một thể xốp, phát triển
thể tích rất nhanh theo sự phát triển của chồi (Trần Mỹ Lý và cs. 1990, Nguyễn Thị
Minh Nguyệt và Đồng Thị Thanh Thu 2004).
1.2 Sự thành lập và tăng trưởng trái
1.2.1 Nguồn gốc của trái và hột
Trong sự tạo trái, bầu noãn cho trái, vách của bầu noãn cho các mô vỏ trái.
Noãn là nguồn gốc của hột, được tạo bởi một nhu mô đồng nhất (2n) gọi là phôi
tâm. Trong phôi tâm, túi phôi chứa tám tế bào đơn bội; nhóm ba tế bào gần lỗ noãn
là noãn cầu (giao tử cái) và hai trợ cầu (bất thụ). Noãn cầu (trứng) thụ tinh cho hợp
tử, nguồn gốc của phôi; nhân 3n từ sự dung hợp cho phôi nhũ. Noãn gắn lên giá

noãn nhờ cuống noãn; vùng gắn noãn trên cuống noãn gọi là rốn noãn, nơi mà hột


chín tách rời khỏi trái. Phôi nhũ phát triển nhờ phôi tâm và phôi phát triển bằng
cách tiêu hóa phôi nhũ. Trong sự biến đổi này, các vỏ noãn biến đổi thành các vỏ
hột. Toàn bộ các tổ chức được bao bọc trong các vỏ hột tạo nên nhân trái (Bùi
Trang Việt 2000).
1.2.2 Đường cong tăng trưởng trái
Sự tăng trưởng trái bao gồm các hiện tượng: ức chế các cơ chế cản tăng
trưởng; “lôi kéo” thức ăn về cơ quan tăng trưởng; tạo ra năng lượng cần thiết và
kích thích cơ chế tổng hợp (Nitsch 1953).
Sau khi đậu trái, đời sống của trái có thể là vài tuần (chanh), vài tháng (xoài,
lê) hoặc vài năm (chà là). Tuổi của trái thường được tính từ khi hoa nở (thụ phấn)
(Trần Thế Tục 1998).
Dù là loại trái nào, sự tăng trưởng trái cũng theo đường cong hình chữ S (táo,
lê, cam, cà chua) hay chữ S kép (nho, xoài, dừa, chùm ruột) (trái có nhân trái) (Lê
Thị Trung 2003; Bùi Trang Việt 2000; Mazliak 1998).
1.2.3 Sự tạo hột và phát triển phôi
Sau khi thụ tinh, noãn chứa tế bào tam bội trung tâm và hợp tử nhị bội bắt
đầu phát triển thành hạt. Tế bào tam bội phân chia và phát triển thành một khối đa
bào giàu chất dinh dưỡng được gọi là nội nhũ (phôi nhũ). Nội nhũ nuôi dưỡng phôi
cho đến khi nó phát triển thành cây non tự dưỡng (Nguyễn Như Khanh 2009, Bùi
Trang Việt 2000).
Sự phân chia đầu tiên của hợp tử điển hình là xuyên qua trục dọc, xác lập
tính phân cực của phôi. Khi tế bào phía dưới phân chia, tạo ra cấu trúc dạng cuống
gọi là cuống noãn, trong khi đó, các tế bào phía trên phát triển thành phôi gần giống
hình cầu gọi là mầm phôi trước khi nó biến thành hình cầu. Cuống noãn tham gia
tích cực trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ nội nhũ và kéo dài phôi đến nguồn
thức ăn (Hoàng Đức Cự 2006).
Ở thực vật một lá mầm, phôi hình cầu trở thành hình trụ. Trong quá trình

phát triển, lá mầm và trục phôi kéo dài gọi là giai đoạn cá đuối. Quá trình này, phôi
có thể giữ thẳng hoặc cong đi. Lá mầm duy nhất ở thực vật một lá mầm thường phát


triển lớn hơn hẳn so với các lá khác. Mô phân sinh ngọn nằm ở một phía của lá
mầm và được bao bọc trong phần kéo dài hình lá từ gốc của lá mầm (Nguyễn Bá
2006).
1.3 Nuôi cấy in vitro phôi hợp tử
Nuôi cấy mô, tế bào thực vật còn gọi là nuôi cấy thực vật in vitro để phân
biệt với các quá trình nuôi cấy cây trong điều kiện tự nhiên ngoài ống nghiệm. Bao
gồm: nuôi cấy cây non và cây trưởng thành, nuôi cấy cơ quan (rễ, thân, lá, hoa, quả,
bao phấn, noãn chưa thụ tinh, nuôi cấy phôi (phôi non và phôi trưởng thành), nuôi
cấy mô sẹo, nuôi cấy tế bào đơn (huyền phù tế bào), nuôi cấy Protoplast (nuôi cấy
phần bên trong của tế bào thực vật sau khi tách vỏ) (Ngô Xuân Bình 2010).
Phôi được tạo ra do thụ tinh giữa tế bào trứng và giao tử đực được gọi là
phôi hợp tử hay phôi hữu tính. Nuôi cấy phôi hữu tính là một hướng nghiên cứu in
vitro được sử dụng trong nhân giống và chọn giống thực vật (Vũ Văn Vụ và cs.
2009). Hanning (1904) là người đầu tiên đã thí nghiệm nuôi cấy phôi trưởng thành
của cây Cochleria và Raphanus. Sau đó là nhiều công trình của các nhà nghiên cứu
khác nuôi phôi tách rời từ hạt chín.
Có hai vấn đề quan trọng nhất về mặt kỹ thuật liên quan chặt chẽ đến nuôi
cấy phôi hữu tính là kỹ thuật tách phôi và thành phần của môi trường nuôi cấy. Ở
những thực vật có hoa dạng chùm, phôi được hình thành ở các độ tuổi khác nhau và
những phôi non hơn thường được sắp xếp ở đỉnh của chùm hoa.
Các phôi hữu tính thường được hình thành trong môi trường vô trùng của mô
noãn và mô bầu hoa. Do đó, trong nhiều trường hợp có thể tách phôi ngay và đưa
vào nuôi cấy ở điều kiện vô trùng (Vũ Văn Vụ và cs. 2009). Ở hạt cam, quýt, do
phôi nằm trong lớp vỏ quả dày, đây là môi trường hoàn toàn vô trùng nên không
cần phải khử trùng (Ngô Xuân Bình 2010).
Nhiều tổ hợp khoáng khác nhau đã được sử dụng cho nuôi cấy phôi, trong đó

môi trường của Murashige và Skoog (1962) có biểu hiện kích thích sinh trưởng
phôi mạnh nhất đối với nhiều loài thực vật, tuy nhiên tỷ lệ sống sót của phôi thấp
(Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên 2006).


Kỹ thuật nuôi cấy phôi hợp tử được ứng dụng trong việc bảo quản và trao đổi
các giống dừa giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, nuôi cấy in vitro phôi dừa sẽ tránh
được sự lây lan của dịch bệnh và giảm bớt giá thành vận chuyển. Tách phôi dừa và
nuôi cấy in vitro có thể bảo quản tốt trong một năm và chúng vẫn phát triển tốt khi
đem trồng ngoài tự nhiên (Batugal và Engelmann 1998).
1.4 Vai trò của các chất điều hòa tăng trưởng thực vật trong sự tăng trưởng
trái và phát triển phôi
Các chất điều hòa tăng trưởng thực vật tác động ở những giai đoạn khác
nhau trong quá trình tăng trưởng trái một cách chuyên biệt. Hột là trung tâm tổng
hợp quan trọng các chất điều hòa tăng trưởng thực vật trong các giai đoạn phát triển
trái và hột, tuy nhiên không loại trừ các nguồn khác (ngọn chồi, lá hay rễ) (Bùi
Trang Việt 2000).
1.4.1 Auxin
Auxin cần thiết cho hoạt động kéo dài tế bào, kích thích sự phân chia tế bào
dẫn đến có nhiều tế bào giống nhau hoàn toàn, các tế bào này tạo nên “mô sẹo”,
auxin có hiệu quả trong sự rụng trái. Áp dụng auxin vào bất kỳ giai đoạn nào của sự
phát triển trái đều có tác dụng. Nội nhũ và phôi trong hạt sản sinh ra auxin, sau đó
auxin di chuyển ra phía ngoài vỏ và kích thích sự phát triển (Dương Công Kiên
2002).
Auxin đóng vai trò “dấu hiệu tương quan” và di chuyển tới các mô đích vùng
rụng, kích thích sự tạo “chất cản tương quan” tại đây. “Chất cản tương quan” là acid
abcisic, chất có vai trò kích thích sự rụng (Tamas và cs. 1979; Tamas và cs. 1981).
Auxin ở nồng độ cao cản sự rụng, bất kì xử lí “gần” hay “xa” (Abeles 1967; Jacobs
1962).
Sự hình thành auxin ở hạt cũng kích thích sự sinh trưởng của quả. Khi auxin

tập trung trong lá hoặc quả nhiều hơn trong thân thì lá và quả sẽ không bị rụng. Do
đó có thể phun dung dịch auxin loãng cho cây ăn quả để giữ quả chín khỏi rụng.
Auxin tổng hợp được sử dụng để ngăn chặn sự rụng quả táo trước khi chúng chín
(Hoàng Đức Cự 2006).


Hàm lượng auxin trong hột có hai đỉnh quan trọng: một ở giai đoạn tăng
trưởng trái nhanh lần một, tương ứng với sự phát triển nhân noãn hay nội nhũ; và
một ở giai đoạn tăng trưởng trái chậm (trung quả bì và nội quả bì không gia tăng thể
tích), tương ứng với sự phát triển nội nhũ tối đa và sự phát triển phôi. Trong giai
đoạn trái tăng trưởng nhanh lần hai (trên đường biểu diễn S kép), tương ứng với sự
gia tăng thể tích quả bì, hàm lượng các chất kích thích giảm tới mức thấp nhất. Vài
loài còn một đỉnh nhỏ thứ ba khi phôi hoàn thành tăng trưởng (Lê Thị Trung 2003;
Bùi Trang Việt 2000; Biale 1978; Crane 1969).
Ở bông vải, trên đường cong tăng truởng hình chữ S, trong giai đoạn một, có
sự tương quan nghịch giữa hàm lượng auxin và tăng trưởng trái nhưng trong giai
đoạn hai, hàm lượng auxin tương ứng với sự tăng trưởng nhanh của trái. Như thế,
dường như không có mối liên hệ rõ ràng giữa hàm lượng các chất tăng trưởng tổng
cộng cũng như auxin trong hột với sự tăng trưởng trái. Nhiều tác giả ủng hộ giả
thuyết ban đầu: auxin trong hột di chuyển ra các mô xung quanh và kích thích tăng
trưởng các mô này đã chuyển sang chấp nhận quan điểm: auxin, hay nói rộng ra,
các chất điều hòa tăng trưởng trong hột có vai trò huy động các sản phẩm quang
hợp và do đó giúp trái tăng trưởng cạnh tranh với những cơ quan dinh dưỡng, riêng
auxin ở các nồng độ thấp cần cho sự tăng trưởng và phát triển trái (BiancoTrinchant và cs. 1998; Crane 1969; Rodgers 1981).
1.4.2 Cytokinin
Cytokinin có vai trò kích thích sự phân chia tế bào. Cytokinin tồn tại trong tự
nhiên là zeatin được chiết ra từ hạt ngô. Quả đang phát triển là vị trí quan trọng tổng
hợp cytokinin. Trong thành phần nước dừa, cytokinin tồn tại với hàm lượng cao.
Như vậy, trong nuôi cấy mô, nước dừa được xem là nhân tố cần thiết bởi vì nó
không chỉ giàu các acid amin và các hợp chất nitơ khử cần cho sinh trưởng mà còn

chứa cytokinin, là chất điều hòa tăng trưởng thực vật cần cho quá trình phân chia tế
bào (Hoàng Đức Cự 2006).
Hoạt tính cytokinin cao trong phôi ở giai đoạn phát triển sớm của trái, sau đó
giảm khi trái tăng trưởng (Bùi Trang Việt 2000; Blumenfeld và Gazit 1970). Ở trái


Avocado, nội nhũ cùng với vỏ hột và phôi là nơi dự trữ chính cytokinin trong giai
đoạn tăng trưởng sớm sau sự đậu trái. Nội nhũ biến mất khi trái tăng trưởg nhanh,
lúc ấy hoạt tính cytokinin của vỏ hột còn cao, của phôi thì giảm bớt. Hàm lượng
cytokinin trong vỏ hột thay đổi theo tuổi sinh lí của trái, không theo mùa. Sự kiện
vỏ hột nhăn và sẫm màu trong giai đoạn tăng trưởng sớm của trái liên quan trong sự
rụng trái non, cho thấy vai trò quan trọng của cytokinin trog các mô vỏ hột. Người
ta xem hột là trung tâm sinh tổng hợp và dự trữ các cytokinin cho sự phát triển trái
và sự nẩy mầm của hột sau này. Hoạt tính cytokinin còn cao trong phôi khi trái chín
và vỏ hột đã nhăn (Blumenfeld và Gazit 1970). Tuy nhiên, ở những trái như
Lupinus, cytokinin có cả ở trong hột lẫn vỏ trái ở hàm lượng khá cao. Do đó, có thể
trong giai đoạn phát triển sớm của trái, hột lệ thuộc vỏ trái về nhu cầu cytokinin, vì
lúc này lượng cytokinin trong chất nhựa vào trái không đáng kể (Lê Thị Trung
2003; Davey và Staden 1977).
1.4.3 Giberelin
Nếu auxin và cytokinin giàu và đạt tới đỉnh trong giai đoạn phát triển sớm
của trái (giai đoạn phân chia tế bào), giberelin có nhiều trong giai đoạn kéo dài tế
bào và đạt tới đỉnh trước khi trái trưởng thành (Abdel- Rahman 1977). Ở một số
trái, giberelin đạt tới đỉnh vào thời điểm đậu trái, sau đó giảm dần tới sự chín trái.
Thường, giberelin làm chậm sự trưởng thành và chín trái. Ở trái mơ, hoạt tính
giberelin rất cao, điều này khiến giberelin ngoại sinh không kích thích tăng trưởng
trái, ngược lại, auxin có tác dụng mạnh. Ở một số trái, đôi lúc hoạt tính giberelin
cao trong quả bì so với hột khiến người ta nghĩ rằng quả bì cũng có khả năng tự
cung cấp đủ giberelin (Crane 1969). Sự hiện diện của giberelin trong trái táo trinh
sản là bằng chứng ủng hộ quan điểm này (Hayashi và cs. 1968), nghịch với quan

điểm của Dennis (1967): các giberelin được tổng hợp trong hột và chịu trách nhiệm
trong sự đậu trái.
Giberelin có thể phá vỡ trạng thái nghỉ của hạt và chồi. Nghiên cứu ở hạt đại
mạch có nội nhũ lớn chứa tinh bột và bị phân giải thành đường cho thấy: sau khi
phôi tổng hợp giberelin thì giberelin kích thích tổng hợp α amilaza và enzim này


phân giải tinh bột thành đường để sử dụng như một nguồn năng lượng cho phôi
đang sinh trưởng (Ngô Xuân Bình 2010, Hoàng Đức Cự 2006, Nguyễn Như Khanh
2009).
1.4.4 Acid abcisic
Acid abcisic là chất ức chế sinh trưởng rất mạnh nhưng nó không gây hiệu
quả độc khi ở nồng độ cao. Vai trò của acid abcisic trong việc điều chỉnh sự rụng đã
được phát hiện lần đầu tiên cùng với sự phát hiện ra acid abcisic. Acid abcisic đã
kích thích sự xuất hiện và nhanh chóng hình thành tầng rời ở cuống (Ngô Xuân
Bình 2010).
Acid abcisic cản tăng trưởng trái và kích thích sự rụng trái non (Nguyễn Như
Khanh 1996). Sự tăng trưởng của trái dâu tây ngừng lại trong thời điểm ra hoa là do
lá noãn sinh ra chất này. Acid abcisic cản tăng trưởng diệp tiêu Avena do auxin, cản
các phản ứng do giberelin kiểm soát nhưng tương tác với cytokinin trong hiệu ứng
kích thích sự đậu trái Rosa (Lê Thị Trung 2003; Crane 1969).
Từ lâu, người ta biết rằng, trái và hột đang phát triển là những nguồn giàu
các chất điều hòa tăng trưởng thực vật. Nói chung, lúc khởi đầu sự phát triển trái,
hàm lượng các chất kích thích tăng trưởng cao và sau đó là hàm lượng các chất cản
tăng trưởng, chủ yếu là acid abcisic (Nguyễn Như Khanh 1996). Hàm lượng acid
abcisic cao vào cuối giai đoạn phát triển trái và hột liên quan mật thiết với sự chín
trái (Bùi Trang Việt 2000; Le Page- Degivry và cs. 1990). Sự giảm hàm lượng nước
cũng liên quan tới sự tổng hợp acid abcisic ở những cơ quan khác như lá (BiancoTrinchant và cs. 1998; Mazliak 1998). Acid abcisic có thể đổi nhanh thành các dạng
chuyển hóa như acid phaseic hay acid dihydrophaseic (Nguyễn Như Khanh 1996;
Lê Thị Trung 2003). Khi hột đậu trưởng thành (ngày 36), hàm lượng acid abcisic

biến mất hoàn toàn do sự chuyển hóa này; điều này giúp hột đậu nẩy mầm nhanh so
với hột khó nẩy mầm như hột táo (Hsu 1979).
Vào khoảng cuối 1/3 đầu của sự phát triển hột, sự tăng hàm lượng acid abcisic
kích thích giai đoạn trưởng thành của phôi. Phôi tiếp tục phát triển in vitro và hàm
lượng acid abcisic giảm khi sự khử nước bắt đầu. Tuy nhiên, sự khử nước cản sự


×