Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

một số đặc điểm của tiểu thuyết amy tan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.63 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
CỦA TIỂU THUYẾT AMY TAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2003



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
--------------------

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng

được

ai

công bố trong bất kì công trình nào khác.

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2003
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Hồng Vân

3


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến P.G.S LƯƠNG DUY TRƯNG, người
hướng dẫn khoa học, đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn:
• Các giáo sư đã nhiệt tình giảng dạy;
• Ban Giám hiệu, Phòng Công nghệ Giáo dục và sau Đại học, Ban Chủ nhiệm
khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh;
• Chi nhánh Nhà xuất bản Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh
Cùng gia đình và bạn bè...
Đã động viện, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành công trình này.

Nguyễn Thị Hồng Vân

4


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ 3
T
0

T
0


LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 4
T
0

T
0

MỤC LỤC ............................................................................................................ 5
T
0

T
0

PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 6
T
0

T
0

1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ...................................................................... 6
T
0

T
0

1.1.Giới thuyết về tên đề tài .................................................................................. 6

T
0

T
0

1.2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................ 6
T
0

T
0

1.3.Giới hạn của đề tài: ........................................................................................ 6
T
0

T
0

1.4.Nội dung và bố cục của luận văn ................................................................... 7
T
0

T
0

2.Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 7
T
0


T
0

3.Lịch sử vấn đề ........................................................................................................ 9
T
0

T
0

3.1.Ở Mỹ ................................................................................................................ 9
T
0

T
0

3.2.Ở Việt Nam:................................................................................................... 11
T
0

T
0

4.Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 12
T
0

T

0

4.1.Tiếp cận hệ thống và so sánh ....................................................................... 12
T
0

T
0

4.2.Phương pháp tiếp cận lịch sử văn hoá: ....................................................... 12
T
0

T
0

5.Mục tiêu nghiên cứu và những đóng góp của luận văn ................................... 13
T
0

T
0

CHƯƠNG 1: AMY TAN VÀ DÒNG VĂN HỌC MỸ GỐC Á .................... 14
T
0

T
0


1.1.Văn học Mỹ gốc Á ............................................................................................ 14
T
0

T
0

5


PHẦN MỞ ĐẦU

1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.1.Giới thuyết về tên đề tài
Amy Tan là một nhà văn trẻ và là một hiện tượng trong nền văn học đương đại
Mỹ. Trong phạm vi đề tài chúng tôi chỉ bước đầu tìm hiểu những đặc điểm nổi bật
trong sáng tác đã làm nên tên tuổi của Amy Tan. Luận văn cũng có một phần không
nhỏ giới thiệu tiểu sử và văn nghiệp của Amy Tan, cũng như điểm qua một vài nét
chính về dòng văn học Mỹ gốc Á để qua đó có thể xác định vị trí của Amy Tan trong
dòng văn học này và trong bối cảnh chung của văn học Mỹ.
Trên cơ sở đó, chúng tôi chọn tên đề tài là Bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm
tiểu thuyết của Amy Tan.
1.2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chủ yếu là những tiểu thuyết của Amy Tan,
cụ thể là các tác phẩm: Phúc lạc hội ( The Joy Luck Club-1989), Phu nhân Táo Quân
(The Kitchen God Wife 1991), Trăm miền ẩn thức (The Hundred Secret Senses- 1995)
và Con gái thầy lang (The Bonesetter's Daughter - 2001).
Phạm vi nghiên cứu gồm các vấn đề: -Cuộc đời và sự nghiệp của Amy Tan trong
dòng văn học đương đại Mỹ. -Những hệ đề tài chính trong tác phẩm của nhà văn. Một số thủ pháp nghệ thuật của Amy Tan.
1.3.Giới hạn của đề tài:

Đề tài giới hạn trong nghiên cứu về các tiểu thuyết (fiction), loại trừ sách dành
cho trẻ em và những bài viết về các vấn đề ngôn ngữ, xã hội khác (non fiction) của
nhà văn. Chúng tôi cũng không nghiên cứu các vấn đề về ngôn ngữ đặt ra trong tác
phẩm do những hạn chế của mình khó có thể thực hiện những đối chiếu so sánh về
ngôn ngữ.
6


Việc khái quát hoa đặc điểm nổi bật về mặt nội dung và nghệ thuật trong sáng
tác của Amy Tan-với người viết- có thể coi là một tham vọng lớn mà với khả năng
hạn chế về nhiều mặt chúng tôi cảm thấy khó mà đạt tới được. Do đó, chúng tôi chỉ cố
gắng để từ những khảo sát thực tế trong bốn tiểu thuyết trên tìm ra một số đặc điểm
nổi bật.
1.4.Nội dung và bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia làm 3 chương:
Chương một: Amy Tan và dòng văn học Mỹ gốc Á
Chương hai: Một số chủ đề trong sáng tác của Amy Tan
Chương ba: Tim hiểu một số thủ pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết của
Amy Tan
Phụ lục:
- Tóm tắt nội dung những tác phẩm chính của Amy Tan;
- Thư mục

2.Lí do chọn đề tài
Diện mạo văn học Mỹ trong những năm 70, 80 của thế kỉ XX có những thay đổi
sâu sắc. Giới nghiên cứu phê bình văn học Mỹ nhát trí với nhau trong việc thay đổi cái
nhìn chính thống về văn học Mỹ. Nếu trước đây văn học sử chỉ thừa nhận những nhà
văn da trắng và một vài gương mặt tiêu biểu của những nhà văn nổi tiếng người da
đen thì giờ đây những cuốn sách về lịch sử văn học đã thừa nhận đóng góp không nhỏ
của những nhà văn "thiểu số". Vậy, điều gì đã làm nên những thay đổi này? Có thể

nói, đó là sự xuất hiện nổi bật của các nhà văn da màu, đặc biệt là những nhà văn nữ.
Năm 1995, Tony Moưison là nhà văn Mỹ, da đen đầu tiên đoạt giải Nobel về văn
chương. Nhưng trước đó khá lâu từ những thập niên 70, 80 văn chương Mỹ nở rộ đầy
sinh lực với những sáng tác của các nhà văn, nhà thơ da đen như Alice Walker, Maya
Angelou; những nhà văn gốc Mỹ Latin như các nhà văn được giải Pulitzer Oscar
Hijuelos, Rudolfo Anaya v.v
Vào giữa thập niên 70, Maxine Hông Kingston với The Woman Warrior (Nữ
7


chiến binh) đã là nhà văn Mỹ gốc Á đầu tiên đặt một cột mốc cho dòng văn học này,
và nối tiếp con đường của bà là Amy Tan với The Joy Luck Club (Phúc lạc hội, 1988).
Các tác phẩm trên gây nên một tiếng vang lớn vượt ra khỏi cộng đồng người Hoa ở
Mỹ thậm chí vượt khỏi biên giới nước Mỹ, nổi tiếng trên thế giới, buộc độc giả và
giới nghiên cứu phải nhìn lại những tác phẩm của những nhà văn Mỹ gốc Á. Có thể
nói Amy Tan với các tác phẩm tiếp theo của bà The Kitchen God's Wife (Phu nhân
Táo Quân, 1991), The Hundred Secret Senses (Trăm miền ẩn thức, 1995), The
Bonesetter's Daughter (Con gái thầy lang, 2001), cùng những sáng tác cho thiếu nhi
The Moon Lady (Hằng Nga) và The Chinese Sỉamese Cát (Con mèo xiêm Trung
Quốc) trong vòng hơn một thập kỉ qua đã làm nên một hiện tượng trong văn học Mỹ.
Các nhà phê bình văn học đương đại đã thống nhất với nhau trong nhận định là cùng
với Maxine Hong Kingston, Amy Tan đã khai phá một con đường mới mở ra những
giá trị nghệ thuật và nhân bản sâu sắc trong nền văn học đương đại đa chủng tộc ở
Mỹ.
Các sáng tác của Amy Tan đặt ra những vấn đề bức xúc về văn hoa trong một xã
hội đa văn hoa (multi-cultural), đa chủng tộc; những vấn đề xung quanh quá trình hội
nhập và giữ gìn bản sắc văn hoa nổi cộm không chỉ trong cộng đồng những người
nhập CƯ gốc Á ở Mỹ mà còn là một tiến trình vận động chung trong xã hội hiện đại.
Các tác phẩm chính Phúc lạc hội, Phu nhân Táo Quân, Trăm miền ẩn thức, Con gái
thầy lang đã được Nhà xuất bản Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh ấn hành và được một bộ

phận độc giả Việt Nam đón nhận, hưởng ứng.
Nghiên cứu về nữ sĩ Mỹ gốc Hoa Amy Tan, chúng tôi có mục đích giới thiệu với
bạn đọc, những người yêu văn chương một gương mặt trẻ, người làm nên một hiện
tượng trong nền văn học đương đại Mỹ, người không chỉ là nhà văn ăn khách nhất mà
còn đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình văn
học trong và ngoài nước.
Một trong những yêu cầu của việc giới thiệu này là những sáng tác của Amy Tan
tập trung phản ánh những vấn đề của người nhập cư gốc Á trong đó có người Việt
Nam, một cộng đồng chiếm 2.9% dân số Mỹ. Nhưng những vấn đề đặt ra trong các
sáng tác của Amy Tan có phạm vi lớn hơn. Như chính bà đã trả lời phỏng vấn cho tờ
8


Time, bà không chỉ là một nhà văn người Mỹ gốc Hoa nói lên những bức xúc của
những người nhập cư gốc Hoa, mà cái chính bà là nhà văn của mọi người, trong tác
phẩm của mình bà đã nói lên những vấn đề của con người, nỗi buồn nhân thế, những
hi vọng và suy tư của con người hiện đại.
Chúng tôi cho rằng nghiên cứu những nét đặc sắc trong tiểu thuyết của Amy Tan
cũng là một cách lí giải hiện tượng Amy Tan như là một bước đột phá trong văn
chương hiện đại Mỹ. Luận văn cũng muốn góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu
hiện tượng giao thoa văn hoa trong các trào lưu văn học hiện đại.

3.Lịch sử vấn đề
3.1.Ở Mỹ
Amy Tan là nhà văn đương đại, ngay từ tác phẩm đầu tiên đã gây xôn xao dư
luận. Vì thế, có không ít những bài viết, những công trình nghiên cứu, những luận văn
cao học và luận án tiến sĩ về bà. Những công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập
những vấn đề như bản sắc văn hoa của những người nhập cư, quá trình hội nhập hoặc
tách biệt, mâu thuẫn giữa các thế hệ người nhập cư ở Mỹ... Rải rác đây đó trong các
bài phê bình về tác giả, tác phẩm, một số nhà nghiên cứu có đưa ra vài ý kiến nhận xét

ngắn gọn về nét này hay nét khác trong đặc điểm tiểu thuyết của Amy Tan.
Malini Johar Schueller có một bài nghiên cứu về lí thuyết chủng tộc trong tiểu
thuyết Tripmaster Monkey của Maxime Hông Kingston và Phúc lạc hội của Amy Tan,
trong đó tác giả phân biệt những sáng tác của phụ nữ da màu với phụ nữ da trắng và
qua đó nhấn mạnh giá trị nhân văn sâu sắc của những sáng tác của phụ nữ da màu
trong một xã hội mà người phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ da màu vẫn bị phân biệt đối xử
dù dưới hình thức này hay hình thức khác. Malini Johar Schueller khẳng định, trong
hai tác phẩm trên cả Amy Tan và Kingston đều khẳng định và biểu dương bản sắc của
người Mỹ gốc Hoa.
Trong bài "Sự khác biệt giữa các thế hệ và những người lưu vong trong Phúc
Lạc hội" ( Critique Voi 34, số 3, 1993), Walter Shear đã so sánh cấu trúc tác phẩm
này với các tác phẩm Winesburg, Ohio của Sherwood Anderson, Trong thời đại chúng
ta của Hemingway, Không thể chế ngự của AVilliam Faulkner, những cuốn truyện có
9


cấu trúc nhiều chiều với những mẩu tự sự cá nhân thể hiện dưới nhiều góc độ, như
một sự kết hợp hữu cơ xảy ra đồng thời, góp phần kịch hoa bức tranh toàn cảnh của
một thời kì quá độ quan trọng đối với các giá trị văn hoa. Shear nhận xét: "Phúc lạc
hội thành công trong việc bộc lộ, không chỉ những tấn bi kịch tinh thần của các cá
nhân trong một tiến trình lịch sử mà còn nêu lên những nỗi thống khổ cùng cực của
một lối sống bị tấn công trong giai đoạn khủng hoảng ương quá trình lột xác để thay
đổi. Mỗi câu chuyện của mỗi nhân vật đều chuyển tải nỗi kinh hoàng có ý thức của
một cá nhân dễ bị thương tổn đã bị chà đạp đến mức bị làm cho tan rã trong sự cọ xát
về mặt văn hoa; và mặc dầu vậy, cũng giống như những tác phẩm của những nhà văn
Mỹ gốc Hoa khác, tiểu thuyết này diễn đạt thành công "nỗi bức xúc muốn nhìn lại một
quá khứ đau thương".
Tác phẩm của Amy Tan như một bức tranh ba chiều được các nhà phân tích soi
chiếu từ nhiều góc độ khác nhau. Bàn về mối quan hệ giữa mẹ và con gái trong cuốn
tiểu thuyết đầu tay của Amy Tan, Marina Heung đã đối chiếu so sánh tác phẩm này

với những tác phẩm của những nhà văn khác có cùng một chủ đề về quan hệ giữa mẹ
và con gái trong các tiểu thuyết Con gái của Nisei, Obasan, Nữ chiến binh và Gạch
nối. Mỗi một tác phẩm trên đây đều dự báo việc người con gái phải đấu tranh như thế
nào để đi đến chỗ khẳng định mình thông qua mối quan hệ hai mặt với người mẹ đã
đẻ ra mình. Marina Heung nhận xét: "Trong Phúc lạc hội, bản sắc cá nhân của các
thành viên trong gia đình quyện vào nhau trong một sự hoán chuyển có tính tập
hợp,thông qua việc đặt kề bên nhau những giọng điệu, câu chuyện và các motif. Ba
thế hệ phụ nữ trong gia đình liên quan đến nhau trong một mạng rộng. Tuy vậy, với
những người phụ nữ, một sự giáo dưỡng thực sự không chỉ bắt nguồn từ những yếu tố
sinh học hoặc những sợi dây liên kết giữa các thế hệ; thực ra nó là một hành động bộc
lộ lòng trung thành được lựa chọn một cách có ý thức".
Còn có thể kể ra những bài nghiên cứu của Benxu nhan đề :"KÍ ức và bản sắc
dân tộc", Stephen Souris với "Chỉ có hai kiểu con gái trong Phúc lạc hội", Wendy Ho
với "Những người mẹ mang lông chim thiên nga và các cô gái uống Coca-Cola"...
Hầu hết những nghiên cứu này tập trung vào những vấn đề phản ánh trong các sáng
tác của Amy Tan.
10


Nhìn chung những nhận định về Amy Tan tương đối thống nhất: Cùng với
Maxime Hông Kingston, Amy Tan là cánh chim đầu đàn của dòng văn học Mỹ gốc Á,
góp phần làm cho các sáng tác của những nhà văn Mỹ gốc Hoa vượt khỏi cộng đồng
thiểu số ở San Fransico, được biết đến trên phạm vi toàn thế giới. Giới phê bình chú ý
đến sự pha trộn tuyệt vời giữa chất phương Đông và phương Tây trong các tác phẩm
của bà. Có những ý kiến khác nhau về từng tác phẩm cụ thể. Chẳng hạn nhiều người
cho rằng Phúc lạc hội là một tuyệt tác và là đỉnh cao trong sáng tác của Amy Tan.
Trong khi đó thì có những ý kiến dù vẫn thừa nhận những giá trị nổi bật của Phúc lạc
hội lại cho rằng Trăm miền ẩn thức là một thể nghiêm độc đáo của bà, hoặc, Con gái
thầy lang kết tinh những đặc điểm nổi bật về tiểu thuyết và là một tác phẩm kinh điển
trong nghệ thuật tiểu thuyết.

Về mặt nghệ thuật, các ý kiến nghiên cứu thừa nhận tiểu thuyết của Amy Tan có
nhiều đặc điểm nổi bật. Amy Tan đã kế thừa thành quả của những nhà văn đi trước
như Alice Munro, Eudora Welty, Flanrery O'Connor, Amy Hempel, Mary Robeson,
John Garner và đặc biệt là Louise Erdrich. Có thể nói, Amy Tan làm chủ được nghệ
thuật cấu trúc đa cảnh huống, đa giọng điệu, đa góc độ, và là một sự kết hợp tuyệt vời
giữa nghệ thuật tiểu thuyết phương Đông và phương Tây. Cheng Lok Chua, ở đại học
Fresno nhấn mạnh, Amy Tan là một nghệ sĩ trong nghệ thuật xâu chuỗi các dòng tự
sự, một gạch nối giữa tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc đặc biệt là Hồng lâu mộng của
Tào Tuyết cần với tiểu thuyết hiện đại phương Tây
Nghệ thuật kể chuyện của Amy Tan là một vấn đề được hầu hết các nhà nghiên
cứu phê bình nhất trí công nhận. Bà được ca ngợi là một người kể chuyện (story teller)
tài năng, cùng với Maxime Hông Kingston khai phá và làm nổi danh một thể loại gọi
là phong cách tự sự trò chuyện (talk-story narrative style) mới mẻ.
3.2.Ở Việt Nam:
Amy Tan là một gương mặt mới mẻ trong làng văn hiện đại Mỹ. Ở Việt Nam bà
chưa được nghiên cứu nhiều. Năm 1995, tác phẩm The Joy Luck Club được dịch ra
tiếng Việt và được Nhà xuất bản Trẻ ấn hành. Sau khi bản dịch được công bố có một
vài bài báo có tính chất giới thiệu tác giả và tác phẩm với bạn đọc.
Năm 2002, các tác phẩm The Kitchen God's Wife, The Hundred Secret Senses,
11


The Bonesetter's Daughter đã được dịch ra tiếng Việt do Nhà xuất bản Văn nghệ Tp
Hồ Chí Minh ấn hành. Các tác phẩm trên cũng gây được dư luận trong đời sống văn
học. Nhiều tờ báo đã đăng tải những bài báo, giới thiệu về ba cuốn sách trên và cuốn
Con gái thầy lang được xếp thứ ba trong danh sách mười cuốn sách bán chạy nhất của
Fahasa (theo báo Thể thao văn hóa số ra ngày 21-6-2002).
Theo chỗ chúng tôi được biết đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu về các sáng tác
của Amy Tan ở Việt Nam, và đây chính là một trong những khó khăn lớn nhất của
chúng tôi trong việc giới thiệu và nghiên cứu về nhà văn trẻ của dòng văn học Mỹ

đương đại này.

4.Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đối tượng, mục đích và yêu cầu nghiên cứu đặt ra cho luận văn,
chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
4.1.Tiếp cận hệ thống và so sánh
• Phân tích ý nghĩa của các thủ pháp nghệ thuật trong mối quan hệ với đề tài, chủ
đề, tính cách nhân vật, quan niệm sáng tác, hiện thực xã hội được phản ánh trong tác
phẩm. Chú ý đến sự chi phối của loại thể (tiểu thuyết) và những đổi mới cách tân của
tác giả.
• Xét mối quan hệ qua lại biện chứng giữa nghệ thuật tiểu thuyết của Amy Tan
với những vấn đề thời đại mà tác phẩm đặt ra.
• Nghiên cứu tác giả Amy Tan trong mối tương quan với các tác giả khác trong
dòng văn học Mỹ góc Á.
• So sánh các sáng tác của Amy Tan với sáng tác của Maxime Hông Kingston,
người cùng thời và là một trong những nhà văn hàng đầu của dòng văn học Mỹ gốc Á.
• Đặt những đổi mới của Amy Tan trong mối quan hệ với những đổi mới của
nghệ thuật tiểu thuyết nói chung (chủ yếu dựa vào những các ý kiến phát biểu về vấn
đề này của những nhà văn, nhà phê bình hiện đại.)
4.2.Phương pháp tiếp cận lịch sử văn hoá:

12


• Xét sáng tác của nhà văn trong bối cảnh lịch sử xã hội cụ thể của xã hội Mỹ nói
chung và trong cộng đồng những người nhập cư châu Á ở California nói riêng.
• Kết hợp với những quan điểm về xã hội học, phụ nữ học, dân tộc học đương
đại.
• Vận dụng hướng tiếp cận nhân học văn hoa (cultural anthropology )


5.Mục tiêu nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
Thực hiện đề tài Những đặc điểm tiểu thuyết của Amy Tan người viết hi vọng:
- Khám phá - ở một mức độ nhất định- một số nội dung phản ánh trong những
tác phẩm của Amy Tan.
- Tìm hiểu những thủ pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết của bà để có thể thấy
được sự kết hợp hài hoa giữa phương Đông và phương Tây ở một nhà văn hiện đại
Mỹ.
Đề tài sẽ góp một phần nhỏ vào việc giới thiệu gương mặt một nhà văn trẻ vốn là
một hiện tượng trong nền văn học đương đại Mỹ-một công việc mà giới học giả,
người nghiên cứu, giảng dạy văn học nước ngoài và công chúng yêu văn học đang
quan tâm.

13


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: AMY TAN VÀ DÒNG VĂN HỌC MỸ GỐC Á
1.1.Văn học Mỹ gốc Á
1.1 Nước Mỹ vốn được gọi là "melting pot" nay được gọi bằng một cái tên mang
tính chất cải cách về chính trị hơn "melting salad". Tên gọi mới đã nói lên những thay
đổi sâu sắc về xã hội học và dân tộc học ở Mỹ. Như vậy, ương những thập niên 70, 80
việc tìm về với nền văn hoa cội nguồn đã và đang là vấn đề được đặt ra hàng đầu
trong xã hội và đặc biệt trong vãn học Mỹ.
Năm 1982, trong một cuốn khảo luận được dư luận đánh giá cao, Asian
American Literature: An Introduction to the Writings and Social Context - Văn học
Mỹ gốc Á: Giới thiệu các tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác, Elaine Kim giới thiệu một
cách khá đầy đủ những tác giả và tác phẩm của những nhà văn Mỹ gốc Á. Trong công
trình nghiên cứu của mình, Kim định nghĩa văn học Mỹ gốc Á là những sáng tạo nghệ
thuật viết bằng tiếng Anh của những người Mỹ gốc Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc,
và Philipin. Mặc dù định nghĩa này đã có phần lỗi thời vì hiện nay nhiều người có

nguồn gốc từ Việt Nam, Campuchia, Ấn Độ, Pakistan và các nước châu Á khác sang
định cư ở Mỹ và cũng viết về những trải nghiệm của bản thân và dân tộc mình, phần
cơ bản trong định nghĩa của Kim cho đến nay vẫn còn đúng. Văn học Mỹ gốc Á là
những sáng tạo nghệ thuật của những nhà văn gốc Mỹ gốc Á diễn tả những trải
nghiệm của bản thân và cuộc sống qua lăng kính người Mỹ và cội nguồn văn hoá dân
tộc. [36, 13].
Giống như văn học Mỹ gốc Phi, các tác phẩm kịch, thơ và tiểu thuyết của những
nhà văn Mỹ gốc Á cũng ra đời trong bối cảnh người Mỹ gốc Phi và gốc Á bị phân biệt
đối xử dưới nhiều hình thức, một cách vừa che đậy, vừa công khai, cùng với những hệ
luận, thành kiến về chủng tộc. Hơn nữa, đối với hầu hết những nhà văn gốc Á, tổ quốc
và nền văn hoa cội nguồn, là một cái gì cổ kính, bí ẩn, nhưng đầy sức sống và trọn
vẹn, không chỉ đối với cuộc sống của họ mà còn với các thế hệ con cháu mai sau.
Những trải nghiệm của các thế hệ người nhập cư đề cập đến trong những sáng tác của
người Mỹ gốc Á đã dẫn đến những câu hỏi lớn xunh quanh cuộc sống của những
14


người tha hương. Đó cũng chính là những khám phá về những vấn đề nổi cộm trong
một xã hội đa văn hoa, đa chủng tộc, đa ngôn ngữ, để khẳng định những yếu tố quyết
định bản sắc văn hoa của họ.
1.2 Lịch sử dòng văn học Mỹ gốc Á bắt đầu từ cuối thế kỉ XIX khi hàng vạn đàn
ông trai tráng lìa bỏ gia đình nhà cửa ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Philipin
đi tìm kiếm vận may ở Mỹ, một đất nước được người dân Trung Quốc truyền tụng là
Kim San-Núi Vàng. Háo hức mong chờ những cơ hội vàng và một sự giàu có chỉ sau
một đêm, lớp lớp thanh niên đến làm việc ở những mỏ vàng, bạc, hay những vùng đất
hoang dã miền Tây đang xây dựng đường tàu. Họ phấn đấu hết sức mình để kiếm tiền
và để đêm đêm lại mơ về những cô dâu qua ảnh ở quê nhà, người sẽ vượt đại dương
mênh mông sang chung sống với họ suốt đời.
Theo thống kê chính thức, người châu Á đầu tiên sang Mỹ là người Trung Quốc
đến từ tỉnh Quảng Đông, mặc dù có tài liệu cho biết có một số thủy thủ người Hoa

dừng chân một thời gian ngắn ở Baltimore vào cuối thế kỉ XVIII. Có lẽ vì là những
người đầu tiên sang Mỹ, người Hoa hình thành một nhóm định cư gốc Á lớn nhất,
đồng thời cũng là những người châu Á đầu tiên chịu đựng sự phân biệt đối xử khi đạo
luật bài Hoa Kiều được Quốc hội Mỹ thông qua vào năm 1882, ngăn cản một phần lớn
cư dân Trung Quốc nhập cư vào Mỹ. Ngoại lệ chỉ dành cho các thương gia, nhà ngoại
giao, giáo viên và sinh viên. Khi đạo luật này hết tác dụng nó lại được hồi sinh vào
thập kỉ tiếp theo. Những đạo luật tương tự được thông qua vào những năm 1902 và
1904, làm cho việc bài người Hoa trở nên phổ biến. Người Hoa sống ở Mỹ không chỉ
bị từ chối cấp quyền công dân mà còn bị áp bức, bị công khai bôi nhọ trên báo chí,
diễn đàn, bị sỉ nhục nơi công cộng, bị tấn công, đánh đập và thậm chí còn bị giết. Mãi
đến năm 1943, đạo luật này mới chính thức chấm dứt sau khi Tu chính án Magnuson
được thông qua, cho phép 105 người Hoa được phép vào Mỹ hàng năm và được cấp
quyền công dân sau một khoảng thời gian nhất định. Thế hệ người Hoa đầu tiên được
phản ánh trong tác phẩm của Amy Tan đại diện cho nhóm người Hoa giai đoạn này
đặc biệt là những người phụ nữ bị từ chối không được vào Mỹ một thời gian-họ chỉ
đặt chân lên được đất Mỹ nhiều năm sau khi chiến tranh đã kết thúc [47, 6].
Không có gì đáng ngạc nhiên khi những người nhập cư châu Á - với mái tóc đen
15


thẳng đuột, nước da vàng và nói một thứ tiếng hoàn toàn không có liên quan gì với hệ
ngôn ngữ An-Au, trông lạ lùng, thậm chí kì cục với hầu hết những người Mỹ gốc Âu.
Kết quả là, một số đặc tính châu Á đã trở thành một hằng số bất biến để giễu nhại trên
những phương tiện giải trí và trong văn chương. Người châu Á trỏ thành những hình
nộm ngớ ngẩn, là đối tượng để người ta công khai châm biếm, đùa cợt. Đó là những
kẻ lúc nào cũng run rẩy sợ hãi, gần như không được coi là đồng loại với người da
trắng. Một trong những lí do của hiện tượng này chính là vì phản ứng của một số đông
người Mỹ da trắng hoảng sợ trước con số nhân công người Hoa ngày càng gia tăng và
nguy cơ mất việc làm của mình, bởi vì người Hoa là những người làm công lí tưởng,
sẵn lòng làm những công việc nặng nhọc để nhận một đồng lương rẻ mạt, và bao giờ

cũng nhẫn nại trước thái độ thù địch và chế giễu.
Trong nhiều thập kỉ, Charlie Chan, Fu Manchu và Anna May Wong là những tác
giả châu Á duy nhất được một số nhỏ công chúng Mỹ biết đến. Trong tác phẩm của
mình, họ khắc hoa chân dung các nhân vật châu Á-những người có phần nào bí hiểm,
cần cù một cách khó tin, tiết kiệm, kiên nhẫn, khiêm tốn, bao giờ cũng kêu "À ra thế!"
trước bất cứ một yêu cầu hoặc câu hỏi nào mà họ không hiểu. Cũng có một số ít có
chân dung khác hẳn, đó là những trí thức kiêu kì, khó gần, không dám đương đầu với
những vấn đề thực tại của cuộc sống, chỉ đắm chìm trong những hồi ức xa xưa về lịch
sử quang vinh của ông cha nơi cố quốc. Và đó là những điều người Mỹ hiểu về những
người gốc châu Á cho đến đầu thế kỉ XX.
Mặc dù con số những người nhập cư gốc Á gia tăng nhanh chóng vào đầu thế kỉ
XX nhưng những sáng tác của họ cả trên lĩnh vực sân khấu, điện ảnh lẫn văn học, dù
không phải là không được biết đến, khá hiếm hoi và không có giá trị lớn. Người Mỹ
gốc Á là ai? Trước khi sang Mỹ họ là những người thuộc tầng lớp lao động nghèo
khổ, không có điều kiện được học hành, vì sinh kế mà phải rời bỏ quê cha đất tổ vốn
đặc biệt có ý nghĩa trong cuộc sống của những người phương Đông. ở Mỹ, họ làm
việc 20 tiếng một ngày, bảy ngày một tuần, tập trung hết sức lực để kiếm tiền nuôi bản
thân và gia đình còn kẹt lại ở quê nhà. Bị lãng quên hoàn toàn, chung sống trong cộng
đồng những người da vàng, họ chỉ nói được vài câu tiếng Anh tối thiểu đủ để dùng
trong công việc. Lao động cực nhọc, nhận đồng lương rẻ mạt, ở trong những lều trại
16


mất vệ sinh ngay trong khu lao động, bị tước đoạt cơ hội học tập mở mang, và bị phân
biệt đối xử, cuộc sống của đại đa số những người nhập cư gốc Á chỉ là một sự tồn tại
bản năng, thiếu vắng niềm vui và tuyệt không có gì để kích thích trí tưởng tượng hay
cảm hứng sáng tạo. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu vẫn có những cố gắng tinh
thần dù chỉ dừng lại ở những trang nhật kí hay những lá thư chủ yếu được viết bằng
tiếng mẹ đẻ. Những nỗ lực sáng tạo, nếu có, thể hiện ở những bài thơ haiku hoặc
tanka của người Nhật, một thể thơ xa lạ với tuyệt đại đa số độc giả ở Mỹ.

Vào những năm đầu thế kỉ, trong một tuyển tập những sáng tác đương thời của
nhà xuất bản D. Lothrop, với mục đích cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết chung
về lối sống và phong tục của các dân tộc khác nhau, có xuất hiện sáng tác của các tác
giả người Hoa và Nhật. Thập niên 30, 40 xuất hiện những bản hồi kí, bút kí, tiểu sử tự
thuật trong một cố gắng thực hiện chức năng nhân loại học-khi hướng về mục đích
giới thiệu với độc giả phương Tây những yếu tố thu hút, quyến rũ của cuộc sống ở
Trung Quốc: trang phục truyền thống, ẩm thực, lễ hội, thể thao, phong tục và cung
cách tế lễ thần linh, hoạt động giải trí và cuộc sống thường ngày.... Những bài viết này
chia sẻ nhiều điểm chung và phạm vi phản ánh chỉ giới hạn trong tầng lớp quý tộc có
nhiều đặc quyền đặc lợi, những người chẳng có gì chung với đám đông đang phải đổ
mồ hôi nước mắt kiếm vài đồng đôla trong những hầm mỏ, đường tàu ở Mỹ. Những
tác phẩm tự thuật và hồi kí mê hoặc độc giả gốc Âu với những miêu tả chi tiết về
những ngôi nhà cổ kính ở Trung Quốc. Những ngôi nhà có che những chiếc rèm bằng
lụa quý, bài trí các món đồ cổ bằng ngọc thật, hoặc bằng một loại sứ đặc biệt không hề
có tì vết, những trang viên với những khu vườn có tới hàng trăm loài hoa lạ thi nhau
khoe sắc và tung tăng chạy qua chạy lại nơi đây là những cô a hoàn nhí nhảnh, hạnh
phúc, những người chỉ tồn tại để làm cho cuộc sống của chủ nhân thêm phần dễ chịu
và đầy lạc thú.
Nổi bật hơn cả trong số tác giả người Hoa này là Lâm Ngữ Đường. Với sự
nghiệp hơn 40 năm viết văn, Lâm Ngữ Đường tuyên bố rằng mục đích cầm bút của
ông là giải thích cho độc giả phương Tây biết về Trung Hoa và dân tộc Trung Hoa.
Ông đạt được mục đích của mình đặc biệt qua tác phẩm My Country and My People
(Đất nước tôi, nhân dân tôi, 1935), một cuốn sách được tái bản đến 4 lần.
17


Cũng giống như tác phẩm của Lâm Ngữ Đường, tác phẩm của Pardee Lowe mà
tiêu biểu là Father and Glorious Descendant (Thế hệ cha anh và lớp hậu sinh khả úy,
1943) và Fifth Chinese Daughter (Con gái Hoa thế hệ thứ 5, 1945 và 1950) cung cấp
cho đông đảo bạn đọc da trắng ở Mỹ trước thế chiến bức tranh về cuộc sống của người

Mỹ gốc Hoa vừa nhẹ nhàng vừa thú vị, dễ dàng được coi là chân thật vì nó phù hợp
với những giai thoại về Trung Quốc đã tồn tại trong ý niệm của đông đảo quần chúng
Mỹ. Bởi vì Lowe đã tại ngũ trong quân đội Mỹ cho nên ông được đánh giá cao nhờ
lòng yêu nước và nhờ thông điệp về sự thoa hiệp và đồng hoa mà ông truyền bá [41,
23].
Những cuốn sách thuộc loại này chỉ tập trung vào những người nhập cư có
nguồn gốc cao sang. Thế giới phản ánh của Lowe và Wong quen thuộc theo cách nghĩ
của người Mỹ về những buổi tiệc trà thượng lưu, nơi người ta dành một phần lớn thời
gian để đàm đạo về thơ ca, vận luật hoặc hồi tưởng về những hoài niệm đẹp đẽ xa xưa
và rốt cục những cuốn sách ấy chỉ nằm trong những kệ sách trong thư viện bị thời gian
phủ dần lên từng lớp bụi.
Sau thành công của Lowe và Wong, văn học của những người Mỹ da vàng
không có một bước tiến nào đáng kể. Mãi cho đến năm 1961 với tác phẩm Eat a Bowl
ofTea (Uống một chén trà), Louis Chu mới gây nên được ít nhiều sự quan tâm. Eat a
Bowl of Tea sở dĩ gây được tiếng vang là vì nó mổ xẻ một vấn đề khá phức tạp: chủ
nghĩa phân biệt chủng tộc và lối sống gia trưởng trong cộng đồng người Mỹ gốc Á.
Lấy bối cảnh vào những năm sau khi đạo luật "Cô dâu thời chiến" năm 1945 ban
hành, cho phép phụ nữ Trung Hoa nhập cư vào Mỹ, cuốn tiểu thuyết này mô tả, phân
tích mâu thuẫn giữa thế hệ nhập cư đầu tiên vẫn còn mang nặng tư tưởng gia trưởng
và thế hệ con cháu của họ sinh ra ở Mỹ. Một cuộc đối đầu mà Ruth Hsiao mô tả là có
liên quan đến "những đứa con trai, con gái bị tổn thương tình cảm phải chiến đấu với
thế hệ cha anh để giành lại sự độc lập cho chính mình hoặc chiến đấu với cái truyền
thống đã trao cho họ cái quyền lực ấy "[31,32].
Tác phẩm của Chu là hạt giống đầu tiên cho một trào lưu văn học khai thác, mô
tả môi quan hệ hai chiều giữa cha và con trong cộng đong người Mỹ gốc Á. Hsiao chỉ
ra rằng nhiều người đánh giá Chu là " sứ giả của cảm thức Mỹ- Á mới mẻ", [29, 47]
18


mặc dầu bà vẫn lên tiếng chỉ trích tiểu thuyết của Chu vì ngụ ý: cuối cùng thì chủ

nghĩa gia trưởng là một cái gì không thể thay đổi được trong nền văn hoá song trùng
(bicultural) của người Mỹ gốc Á và sẽ có một sự khai sinh ra một thời đại mới của chủ
nghĩa gia trưởng. Có một điều không thể phủ nhận là, trên thực tế, Chu là người tiên
phong không chỉ trong công cuộc hoạt động của các nhà văn-chính trị trong các thập
kỉ sau mà còn có ý nghĩa mở đường rõ rệt cho những sáng tác của các nhà văn nữ nở
rộ trong thập niên 80, 90 thế kỉ XX.
Hoạt động có ý nghĩa nhất trong thập niên 70 là hoạt động của một nhóm nhà
văn trong chương trình Combined Asian Resources Project, gọi tắt là CARP, với mục
đích là tuyển chọn những sáng tác từ buổi đầu tiên của những người nhập cư gốc Á.
Kết quả là ba cuốn hợp tuyển có giá ừị ra đời: Asian Americcan Authors (Các tác giả
Mỹ gốc Áy 1972), Aiiieeeee! An Anthology of Asian-American Writers (Tuyên tập các
nhà văn Mỹ gốc A, 1974) và Asian American Heritage: An Anthology of Prose and
Poetry (Di sản của người Mỹ gốc A: Tuyên tập thơ văn, 1974).
Mặc dù ba hợp tuyển này khiến cho văn học Mỹ gốc Á được biết đến nhiều hơn
trong đời sống văn học, nhưng chuyển biến thực sự thì phải đợi đến năm 1976 với
bước đột phá của Maxime Hông Kingston với tác phẩm The Woman Warrior (Nữ
chiến binh), một cuốn hồi ký hết sức hấp dẫn viết về sự trưởng thành của những thanh
niên gốc Hoa ở Mỹ. Cuốn sách này gây xôn xao dư luận trong đời sống văn học ở Mỹ
và nhận được giải thưởng National Book Critics Circle Award cho thể loại nonfiction
năm 1976. Kingston đã dọn đường để những nhà văn ứẻ ở thập kỉ sau có thể chứng
minh một cách hoàn toàn thuyết phục là ảnh hưởng của dòng văn học Mỹ gốc Á đã
vang dội ra ngoài Chinatown hoặc Little Tokyo hoặc những vùng dân cư dành cho
người Hàn Quốc, Philipin. Tuy vậy, Kingston bị một sô nhà văn góc A khác phê phán
là đã cô gắng dựa vào những "điều thích thú quái gở mang tính nữ quyền" mà có được
tiếng tăm và tiền tài hoặc để sáng tác "ra một thứ nghệ thuật dễ dãi để chiều lòng bạn
đọc da trắng theo quan điểm nhân chủng-văn hoa thời thượng" [40, 198]. Những
người dèm pha Kingston, dù quan điểm rất nhất quán và gay gắt, là một số ít các nhà
văn nam giới gốc Á không vừa lòng về việc sách của các nhà văn nữ gốc Á bán chạy
và gây được dư luận rộng rãi hơn hẳn tác phẩm của họ.
19



Kingston tiếp tục tiến bước trong thập niên 80 với China Men (Người Trung
Quốc, 1980), chiếm được một giải của American Book Award. Chính trong thập kỉ
này, các nhà văn Mỹ gốc Á đã bước ra khỏi chỗ đứng khiêm tốn của mình nhờ những
tác phẩm quan trọng và xuất sắc của họ. Trong lãnh vực thơ ca, Cathy Song chiếm
giải Yale Series trong cuộc thi thơ tài năng trẻ với tập thơ Picture Bride (Cô dâu trong
ảnh, 1982), Garrett Hongo giật giải Lamont Poetry của Viện Hàn lâm thơ ca Hoa Kỳ
năm 1987, còn Li-Young Lee thì được mời đọc thơ trong chương trình National
Public Radio.
Một thế hệ mới các nhà soạn kịch cũng xuất hiện trên sân khấu Mỹ: Vở kịch
Island (Đảo, 1985) của Genny Lim xuất hiện trên National Public Television, còn
David Henry Hwang mê hoặc công chúng ở Broadway và chiếm vài giải Tony Award
với vở kịch M. Butterfly (Ngài Butterfly) năm 1988. Trong lĩnh vực tiểu thuyết Amy
Tan trình làng Phúc lạc hội năm 1989 và cuốn sách này đã làm được một điều ngoạn
mục: đưa tiểu thuyết của những nhà văn gốc Á vào dòng chảy chính của văn học Mỹ.
Phúc lạc hội có mặt trong danh sách tiểu thuyết bán chạy nhất cả nước trong suốt một
năm và được tuyển chọn vào hợp tuyển các cuốn truyện đặc sắc nhất (feature bookclub selection). Vào cuối thập kỉ 80, nhiều nhà văn trong đó có David Mura, Jessica
Hagedorn, Philip Kan Gotanda, Ping Chong, Gish Jen, và Cynthia Kadohata, cũng đã
được biết đến cùng với tên tuổi của Kingston và Tan-trong những cuốn hợp tuyển văn
học hoặc danh sách những tác phẩm cần đọc của những khoa học về văn chương.
Những năm gần đây tác phẩm của những nhà văn gốc Á đã chứng tỏ được sức hấp
dẫn của nó khi một số tác phẩm được dựng thành phim.

1.2.Các nhà văn nữ gốc Hoa
Các nhà văn nữ gốc Hoa tỏ ra khá nổi bật so với các nhà văn nam giới. Hai
người đầu tiên được biết đến là hai chị em lai da trắng, Edith và Winnifred Eaton, con
gái của một nghệ sĩ người Anh với một phụ nữ Trung Quốc. Sinh ra ở Anh, hai chị em
đã sang Mỹ vào tuổi trưởng thành và viết văn với tư cách là công dân Mỹ. Mặc dù
mang nhiều đặc tính châu Au, hai chị em lây bút danh phương Đông; Edith là Sui Sin

Far, còn Winnifred mang một cái tên giống như người Nhật, Onoto Watanna. Edith đã
quyết định tôn vinh di sản Trung Hoa dù lúc đó đạo luật chống lại người nhập cư gốc
20


Hoa vẫn còn tác dụng trong khi đó thì Winnifred hướng về đất nước của ngọn núi Phú
Sĩ. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, người Nhật được coi trọng ở Mỹ và Winnifred
"tuyên bố" mẹ của bà thuộc về một dòng họ danh giá lâu đời ở Nagasaki.
Dưới bút danh Sui Sin Far, Edith viết văn để chống lại những thành kiến ác độc
về người Hoa. Bà cố gắng khắc hoa chân dung người Hoa với một thiện chí rõ ràng
mà không chạy theo mốt thời thượng. Những cuộc khảo sát đầy tinh thần châm biếm
của bà không chỉ giới hạn trong cuộc chiến đấu cho người Hoa mà còn đi xa hơn, tập
trung vào những thành kiến giai cấp và giới tính hoặc tập trung vào những vấn đề về
lối sống mà bà quan tâm-với tư cách là những cá nhân thuộc về một nền văn hoá song
trùng (bicultural) không thuộc hẳn về một nền văn hoa nhất định nào.
Sự nghiệp của Winifred hoàn toàn khác với Edith. Những cuốn "tiểu thuyết Phù
Tang" của Onoto Watanna đẫm chất lãng mạn, có bối cảnh là các vùng đất ở Mỹ được
Đông phương hoa, hết sức kì bí. Các nhân vật nữ của xứ sở hoa anh đào này bí ẩn và
quyến rũ, lại mong manh và gợi cảm. Họ được những người đàn ông quyền lực,
thường là người da trắng yêu thương, chăm sóc. Khác với Edith, người dùng ngòi bút
của mình để phản kháng, Winnifred nương theo những thành kiến và giả thiết văn hoa
có sẵn. Dễ hiểu là Onoto Watanna rất thành công, tác phẩm của bà được dịch ra vài
thứ tiếng châu Âu và được tái bản nhiều lần, thậm chí còn được chuyển thể để đưa lên
sân khấu và chẳng bao lâu sau bà đã là một nhà soạn kịch thành công ở Hollyvvood.
Việc người Nhật tấn công Trân Châu cảng đã làm tiêu tan cảm tình của công
chúng đối với những gì thuộc về đất nước Mặt trời mọc, còn người Hoa được cảm
thông vì họ là nạn nhân của phát xít Nhật. Một số phụ nữ-mới nhập cư cũng có, sinh
ra ở Mỹ cũng có, sinh ra ở Trung Quốc nhưng lớn lên ở Mỹ cũng có-viết tiểu thuyết
hoặc những cuốn truyện tự thuật kể về sự xâm lược tàn bạo, dã man của Nhật, về sức
mạnh và sự dẻo dai của dân tộc Trung Hoa. Như nhà nghiên cứu Amy Ling đã chỉ ra,

những tác phẩm về chiến tranh này hướng đến một mục đích rõ ràng: "chứng minh
cho nước Mỹ, một cường quốc quân sự và kinh tế biết rằng Trung Quốc là một đồng
minh hùng mạnh." [42, 34]. Trong số những tác giả này có ba người con gái của Lâm
Ngữ Đường: Adet và Anor đã xây dựng được danh tiếng và Mei-mei, người trẻ nhất,
được Mỹ hoa nhiều nhất cũng là người thành công nhất. Bắt đầu nổi tiếng với thể loại
21


hồi ký là Han Suyin, Mai-mai Sze và Helena Kuo. Mặc dù những sáng tác này nhận
được sự chú ý của một nhóm bạn đọc-những người quan tâm đến hậu quả chiến tranh
đối với những người bạn Mỹ gốc Á- trên thực tế chỉ có cuốn Fifth Chinese Daughter
(Con gái người Hoa thế hệ thứ 5) của Snow Wong là có thể được coi là khá thành
công.
Sau khi đạo luật kì thị người Hoa được bãi bỏ, con số những nhà văn nữ gốc Hoa
tăng lên một cách đáng kể. Tuy nhiên như Amy Ling và Elaine Kim cùng những
người khác đã chỉ ra, mặc dù lượng các nhà văn có đông lên nhưng không có sự thay
đổi về chất. Trong một thời gian khá dài, các tác phẩm này tiếp tục lấy mục đích thỏa
mãn thị hiếu của số đông độc giả da trắng làm trọng, thể hiện một sự kì thị lịch sự đối
với nền văn hoá Phương Đông và bộc lộ một nhiệt tình cao độ đối với việc hấp thụ lối
sống Mỹ [48, 157].
Tuy vậy, vẫn có hai ngoại lệ. Đó là Han Suyin và Chuang Hua, họ xứng đáng
được nhắc đến nhờ không đưa ra một thông điệp theo đuôi thị hiếu của người da trắng.
Bản thân là người lai, Han Suyin là một người lao động nghệ thuật cần cù với hơn 20
tác phẩm trong vòng gần nửa thế kỉ. vấn đề trọng tâm trong tiểu thuyết của bà là mối
quan hệ phức tạp trong các cặp vợ chồng dị tộc-đối đầu-về chủng tộc và truyền thống
văn hoá. Mâu thuẫn trong tiểu thuyết của bà không có sức thuyết phục lắm vì những
tình tiết trong truyện thường xảy ra một cách khiên cưỡng ở những địa điểm xa lạ với
số đông độc giả, các chủ đề xoay quanh những va chạm về mặt văn hoá liên quan đến
người lai giữa da trắng và da vàng, người Mỹ, người Hoa, người Anh, người da đỏ, và
bối cảnh thường xảy ra ở nhiều vùng đất khác nhau như ở Nepal hoặc Trung Quốc

dưới chế độ cộng sản hoặc ở Hông Kong [35, 189]. Còn Chuang Hua trong tác phẩm
thử nghiệm Crossings (Gạch nối, 1968) lại mô tả cuộc sống ở những đường biên giới
về văn hoa. Nhân vật chính là một phụ nữ Trung Hoa lớn lên ở Anh và Mỹ, có một
khoảng thời gian sống ở Pháp, đem lòng yêu một nhà báo người Au và cuộc tình éo le
của họ diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến ở Triều Tiên với những sự kiện dẫn đến cuộc
đối đầu giữa người Trung Hoa và người Mỹ. Với cấu trúc chặt chẽ, truyền thống, cuốn
tiểu thuyết là tác phẩm tiên phong trong cách kể chuyện đa giọng điệu của Maxine
Hông Kingston và Amy Tan. Trong Crossings, thời gian nghệ thuật là thời gian gián
22


cách bởi lẽ dòng hồi tưởng, những yếu tố tự thuật, hồi ức về những giấc mơ và những
cơn ác mộng, những màn độc thoại nội tâm... tất cả những biện pháp nghệ thuật này là
một cái gì mà Amy Ling gọi là "những biểu hiện độc đáo trong bối cảnh gạch nối của
người Mỹ gốcHoa"[43,45].
Như đã nói ở trên, Nữ chiến binh của Maxine Hông Kingston đã chiếm một vị trí
không thay thế được trong văn học Mỹ vào năm 1975. Tác phẩm của bà được gán cho
nhiều danh hiệu khác nhau: chuyện kể-hồi ức, tự thuật, hồi kí, tiểu thuyết. Kingston từ
chối cấu trúc chuyện kể một chiều theo truyền thống. Tác phẩm của bà có được một
ưu thế hơn hẳn nhờ kết cấu đa thanh, đa điệu của nhiều thể loại, phong cách và như
vậy ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật đều minh hoa cho những xung đột giữa
các nền văn hoa lớn, phức tạp.
Viết về những sáng tác của Kingston với tư cách là người mở đầu cho một
truyền thông mới trong dòng văn học của những người góc A, Marlene Goldman
khẳng định " tiểu thuyết của Kingston thiết lập một hệ thống đa dạng cho phép tổ chức
lại những trải nghiệm của con người, trực tiếp liên quan đến việc ghi lại những dấu ấn
đặc sắc của mỗi cá nhân." [27, 25]. Bản thân Kingston cũng thừa nhận rằng, mặc dù
trong Nữ chiến binh những câu chuyện tự thuật của những người phụ nữ chủ yếu dựa
vào những kí ức văn hoa và những "huyền thoại cổ xưa" thì câu chuyện cũng vẫn
mang "nhiều đặc điểm Mỹ hơn là Trung Quốc" vì các nhân vật của nó chính là người

Mỹ. Thực vậy, chủ đề bao trùm lên các tác phẩm của Kingston là cố gắng lọc ra
những gì mang ý nghĩa nhị phân của một người Mỹ gốc Hoa, thông qua những khám
phá của bản thân tác giả cũng là một người Mỹ gốc Hoa thế hệ thứ hai.

1.3.Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Amy Tan
Amy Tan sinh năm 1952 tại Oakland, trong một gia đình gốc Hoa. Trong thế
chiến thứ hai người cha-ông John Tan-làm việc cho Sở thông tin Hoa Kỳ và khi chiến
tranh kết thúc ông rời Trung Hoa sang Mỹ. Là một kĩ sư điện tử nhưng ông đã bỏ học
bổng ở Học viện kĩ thuật Massachusetts chuyển sang phụng sự Chúa với tư cách là
một mục sư đạo Tin Lành. Người mẹ, bà Daisy Tan trước khi đến Mỹ đã nếm trải đủ
mùi vị đắng cay, đau khổ của chế độ phong kiến Trung Hoa ở một mảnh đất tô giới
của nước ngoài. Bậc song thân của Amy Tan đều là những người thông minh, có tài,
23


xuất thân từ những hoàn cảnh khá đặc biệt, tất cả những điều này chính là những
nguồn tư liệu phong phú, quý báu cho văn nghiệp của Amy Tan.
Vào lúc bà Daisy Tan đặt chân lên đất Mỹ thì bà đã trải qua một cuộc đời đầy
kịch tính và đau khổ. Sinh ra trong một gia đình gia thế ở Thượng Hải, cha mất sớm,
từ bé bà đã theo mẹ sống tha hương trên một hòn đảo ngoài khơi Thượng Hải. Mẹ của
Daisy, quả phụ Trang Mai, bị ép phải làm lẽ một người đàn ông giàu có, kẻ đã cưỡng
hiếp bà để buộc bà phải lấy hắn, vì thế mà bà bị cả gia đình ruồng bỏ. Trang Mai sinh
cho người đàn ông này một đứa con trai. Khi một trong những người vợ hợp thức của
ông này cướp lấy đứa bé và tuyên bố là con của bà ta, Trang Mai chẳng còn cách lựa
chọn nào ngoài việc tìm đến cái chết bằng cách nuốt một lượng lớn thuốc phiện nhét
vào trong một cái bánh trong dịp Tết nguyên đán. Mới 9 tuổi, Daisy đã mồ côi cả cha
lẫn mẹ, buộc phải sống nhờ vào lòng từ thiện của họ hàng. Khi đến tuổi lấy chồng, cô
được gả cho một người môn đăng hộ đối. Cuộc hôn nhân cho ra đời bốn người con,
một con trai chết yểu và ba cô con gái mà Daisy buộc lòng phải bỏ lại Trung Quốc
trong bước đường cùng, chạy trốn người chồng hung bạo, vô luân vào năm 1949. Cuối

cùng Daisy cũng li dị được với người chồng, nhưng bà không gặp những người con bị
bỏ rơi này mãi cho đến năm 1978. Không bao lâu sau khi li dị, Daisy nhập cư vào Mỹ,
nơi bà gặp và kết hôn với John Tan. Nhiều năm sau con gái của bà, Amy Tan, kể lại
câu chuyện về bà ngoại Trang Mai trong Phúc lạc hội với câu chuyện bi thảm về mẹ
bà Tô An Mỹ.
Cũng giống như tuyệt đại đa số những người Mỹ gốc Á sinh ra và lớn lên ở Mỹ,
Amy Tan đã phải trải qua nhiều khó khăn trong những năm niên thiếu để hiểu, làm
quen và trung hòa mâu thuẫn giữa những yếu tố nền tảng trong lối sống truyền thống
của dân tộc Trung Hoa thống trị trong gia đình cô và những yếu tố trái ngược của nền
văn hoa Âu-Mỹ thống trị ở bên ngoài ngưỡng cửa ngôi nhà của cha mẹ cô ở
Chinatown. Ở nhà, cô là một con bé Mỹ hoa, lai căng, dị hợm dưới con mắt phê phán
của những bậc sinh thành, ơ trường, cô hau như bao giờ cũng là một đứa trẻ duy nhất
có khuôn mặt đặc châu Á, phân biệt hẳn với hầu hết những đứa trẻ gốc Âu khác.
Chính vì thế mà trong tuổi vị thành niên đã có lúc Amy Tan mơ ước làm biến mất
những đường nét châu Á.
24


Mặc dù cha mẹ Amy Tan đã bỏ đất nước ra đi nhưng, một khi đã an cư ở vùng
đất mới, cả hai đều níu kéo và gìn giữ những yếu tố cơ bản của nền văn hoa lâu đời
mà họ đã được nuôi dưỡng. Họ sống một cuộc sống tương đối xa lạ và cách biệt dưới
con mắt của những người Mỹ gốc Âu và chỉ có quan hệ giao tiếp với những người
Hoa trong cộng đồng thiểu số ở California. Họ kì vọng rất nhiều ở những đứa con sinh
ra trên một đất nước tự do và giàu có, họ tuyệt đối tin tưởng những đứa con sẽ thay họ
làm nên những giấc mơ Mỹ trong đó có yêu cầu chúng phải đạt đến một mức độ Mỹ
hoa nhất định. Nhiều năm sau này Amy Tan tâm sự: "Cha mẹ mong chúng tồi đạt
được những thành công theo tiêu chuẩn của người Mỹ nhưng lại vẫn mang tính cách
của người Hoa."[45, 14].
Từ khi còn bé, Amy Tan đã được cha mẹ đặt cho một mục đích tối thượng: trở
thành một bác sĩ giải phẫu não và một nghệ sĩ dương cầm nghiệp dư tài năng. Đối với

họ, não là bộ phận quan trọng nhất, vì thế một bác sĩ giải phẫu não sẽ được cả xã hội
trọng vọng và còn có gì đáng mơ ước hơn viễn cảnh một cô gái ngồi bên đàn dương
cầm dạo đàn vào những lúc rảnh rỗi? Họ không cần biết và cũng không muốn biết
rằng con gái họ không hề có ước mơ và cái năng khiếu đó. Rằng, trái lại cô có khiếu
viết, tự mình ấp ủ giấc mơ trở thành một nữ văn sĩ.
Gia đình họ Tan thường xuyên thay đổi chỗ ở trong thời gian Amy Tan và hai
anh em còn nhỏ, và vì thế tuổi thơ của cô trôi qua ở rất nhiều thành phố và thị trấn ở
California: Oakland, Fresno, Hayward, Palo Alto... và cuối cùng họ định cư ở Santa
Clara. Amy Tan giải thích ảnh hưởng của những lần di chuyển liên tục này đối với sự
phát triển tính cách của bà: "Chúng tôi chuyển nhà hầu như hàng năm hoặc cứ sáu
tháng một lần. Tôi bao giờ cũng phải làm quen với những người bạn mới và phải
chứng minh bản thân mình với họ. Điều này khiến cho tôi trở thành một đứa trẻ sống
thiên về nội tâm, một đứa trẻ đơn độc... rồi tôi lại phải viết thư cho bạn bè cũ và bởi
tôi nghĩ rằng cuộc sống của tôi thực đơn điệu, nhàm chán nên tôi thường tô điểm cho
nó bằng những tưởng tượng phong phú của mình." (Amy Tan trả lời phỏng vấn cho
Salon Review, 1995).
Khi Amy Tan vừa tròn 15 tuổi cả cha lẫn người anh lớn đều qua đời cách nhau 8
tháng vì bệnh u não. Hai cái chết này có tác động mạnh đến cuộc sống của những
25


×