Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập dùng cho học sinh trung bình, yếu lớp 10 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 176 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Hoài Hương

XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT
VÀ BÀI TẬP DÙNG CHO HỌC SINH
TRUNG BÌNH, YẾU LỚP 10
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Hoài Hương

XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT
VÀ BÀI TẬP DÙNG CHO HỌC SINH
TRUNG BÌNH, YẾU LỚP 10
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn hóa học
Mã số

: 62 14 10 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS. TS. TRẦN LÊ QUAN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2012


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là một công trình nghiên cứu khoa học rất quan trọng đối với
bản thân tôi. Bởi trong quá trình thực hiện, tôi có điều kiện tổng hợp, củng cố
kiến thức và đúc kết lại các kinh nghiệm mà tôi và các đồng nghiệp của mình đã
tích lũy được trong quá trình công tác.
Để hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp, các HS và
người thân. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- PGS.TS.Trần Lê Quan đã cho tôi những góp ý chuyên môn vô cùng quý
báu, cũng như luôn quan tâm và động viên tôi trước những khó khăn khi thực
hiện đề tài.
- PGS.TS.Trịnh Văn Biều đã giúp đỡ tôi rất nhiều khi tôi gặp trở ngại trong
suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
- Tất cả các thầy cô đã giảng dạy tôi trong quá trình học tập, đã cung cấp
kiến thức và tư liệu để tôi có thể hoàn thành luận văn.
- Các đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi về chuyên môn trong quá trình giảng dạy.
- Giáo viên và học sinh các trường thực nghiệm đã hợp tác và hỗ trợ cho tôi.
- Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, những người đã thường
xuyên động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn
này.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012
Nguyễn Thị Hoài Hương


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN................................................................................... 3
MỤC LỤC ........................................................................................ 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................. 9
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................. 10
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................. 12
MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2.Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 2
3.Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................ 2
4.Nhiệm vụ của đề tài ...................................................................................... 2
5.Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3
6.Giả thuyết khoa học ..................................................................................... 3
7.Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 3
8.Điểm mới của đề tài...................................................................................... 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
........................................................................................................... 5
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 5
1.2.BÀI TẬP HÓA HỌC ................................................................................ 6
1.2.1.Tác dụng của bài tập hóa học [18, tr 93] .......................................................6
1.2.2.Điều kiện để học sinh giải bài tập được tốt [18, tr 96] ..................................7


1.2.3.Bài toán hóa học ............................................................................................8
1.2.4.Những chú ý khi ra bài tập hóa học [18, 26] .................................................9
1.2.4.Nguyên tắc xây dựng bài tập hóa học mới [48, tr 23] .................................10
1.2.5.Phương pháp xây dựng bài tập hóa học [22, 40] .........................................11
1.2.6.Các xu hướng hiện nay trong việc xây dựng bài tập hóa học [40, 78] ........13

1.3.DẠY HỌC PHÂN HÓA [46]................................................................. 13

1.3.1.Tư tưởng chủ đạo về dạy học phân hóa .......................................................13
1.3.2.Dạy học phân hóa nội tại .............................................................................14
1.3.3.Những hình thức dạy học phân hoá ...............................................................16

1.4.HỆ THỐNG KIẾN THỨC ..................................................................... 21
1.4.1.Khái niệm .....................................................................................................21
1.4.2.Vai trò của hệ thống kiến thức .....................................................................21
1.4.3.Nhiệm vụ của hệ thống kiến thức ................................................................22
1.4.4.Một số phương pháp hệ thống kiến thức .....................................................22
1.4.5.Một số lưu ý khi hệ thống kiến thức ............................................................24

1.5.CHUẨN GIÁO DỤC [25, tr 32-35]........................................................ 24
1.5.1.Khái niệm .....................................................................................................24
1.5.2.Các loại chuẩn ..............................................................................................25

1.6.MỘT VÀI VẤN ĐỀ VỀ HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU MÔN
HÓA ........................................................................................................ 26
1.7.THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC HÓA HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH
TRUNG BÌNH, YẾU TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG THPT .................... 31
Tóm tắt chương 1 .......................................................................................... 40


CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ BÀI
TẬP CHƯƠNG “NHÓM HALOGEN” VÀ “OXI – LƯU
HUỲNH” LỚP 10 CƠ BẢN DÙNG CHO HỌC SINH TRUNG
BÌNH - YẾU ................................................................................... 41
2.1.CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CHƯƠNG “NHÓM HALOGEN”
VÀ “OXI – LƯU HUỲNH” LỚP 10 CƠ BẢN [7] ............................. 41
2.2.MỘT SỐ CHÚ Ý ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CHO
TỪNG DẠNG BÀI CỤ THỂ................................................................ 48

2.2.1.Dạng bài truyền thụ kiến thức mới ...............................................................48
2.2.2.Dạng bài ôn tập, luyện tập nhằm củng cố và hoàn thiện kiến thức ..............49
2.2.3.Dạng bài thực hành hóa học ........................................................................50
2.2.4.Dạng bài kiểm tra đánh giá kiến thức...........................................................51

2.3.XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT CHƯƠNG “NHÓM
HALOGEN” VÀ “OXI – LƯU HUỲNH” DÙNG CHO HỌC SINH
TRUNG BÌNH, YẾU............................................................................. 52
2.3.1.Nguyên tắc xây dựng ...................................................................................52
2.3.2.Quy trình xây dựng hệ thống lý thuyết ........................................................54
2.3.3.Hệ thống lý thuyết hóa học lớp 8, 9 có liên quan với lớp 10 dùng cho học
sinh trung bình yếu .....................................................................................55
2.3.4.Hệ thống lý thuyết chương “Nhóm halogen” ..............................................59
2.3.5.Hệ thống lý thuyết chương “Oxi – lưu huỳnh .............................................67

2.4.XÂY

DỰNG

HỆ

THỐNG

BÀI

TẬP

CHƯƠNG

“NHÓM


HALOGEN” VÀ “OXI – LƯU HUỲNH” DÙNG CHO HỌC SINH
TRUNG BÌNH, YẾU............................................................................. 75


2.4.1.Nguyên tắc xây dựng ...................................................................................75
2.4.2.Quy trình xây dựng hệ thống bài tập hóa học dùng cho học sinh trung bình,
yếu ...............................................................................................................78
2.4.3.Các dạng bài tập hóa học cơ bản chương “Nhóm halogen” và “Oxi – lưu
huỳnh” .........................................................................................................80
2.4.4.Giới thiệu hệ thống bài tập chương “Nhóm halogen” và “Oxi – lưu huỳnh”
dùng cho học sinh trung bình, yếu. .............................................................81
2.4.5.Hệ thống bài tập chương “Nhóm halogen” dùng cho học sinh trung bình,
yếu ...............................................................................................................81
2.4.6.Hệ thống bài tập chương “Oxi – lưu huỳnh” dùng cho học sinh trung bình,
yếu ...............................................................................................................97

2.5.MỘT SỐ HƯỚNG SỬ DỤNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ BÀI
TẬP CHƯƠNG “NHÓM HALOGEN” VÀ CHƯƠNG “OXI – LƯU
HUỲNH” DÙNG CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU............. 110
2.5.1.Sử dụng hệ thống lý thuyết và bài tập trong các bài truyền thụ kiến thức
mới ............................................................................................................110
2.5.2.Sử dụng hệ thống lý thuyết và bài tập để hình thành và rèn luyện kĩ năng
..................................................................................................................111
2.5.3.Sử dụng hệ thống lý thuyết và bài tập trong các bài ôn tập, luyện tập ......112
2.5.4.Sử dụng hệ thống lý thuyết và bài tập trong các buổi phụ đạo..................112
2.5.5.Sử dụng hệ thống lý thuyết và bài tập hỗ trợ việc tự học của học sinh .....113
2.5.6.Một số giáo án sử dụng hệ thống lý thuyết và bài tập hóa học dùng cho học
sinh trung bình, yếu ..................................................................................113


Tóm tắt chương 2......................................................................................... 126

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................. 127


3.1.Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 127
3.2.Đối tượng và thời gian thực nghiệm .................................................... 127
3.3.Nhiệm vụ thực nghiệm .......................................................................... 127
3.4.Tiến hành thực nghiệm ......................................................................... 128
3.5.Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 132
3.6.Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm............................................. 140
3.6.1. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm ...............................................140
3.6.2. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm ...................................................141

Tóm tắt chương 3 ........................................................................................ 142

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 143
1. Kết luận................................................................................................... 143
2. Kiến nghị................................................................................................. 144

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 146
PHỤ LỤC ..................................................................................... 151


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nội dung

Viết tắt

Bài tập


BT

Bài tập hóa học

BTHH

Dung dịch

DD

Đối chứng

ĐC

Điều kiện tiêu chuẩn

đktc

Giáo viên

GV

Giỏi

G

Học sinh

HS


Khá

K

Phương pháp

PP

Phương pháp dạy học

PPDH

Phương trình hóa học

PTHH

Phản ứng hóa học

PUHH

Sách giáo khoa

SGK

Sách bài tập

SBT

Thực nghiệm


TN

Thực nghiệm sư phạm

TNSP

Thí nghiệm hóa học

TNHH

Tính chất vật lý

TCVL

Tính chất hóa học

TCHH

Trung bình

TB

Trung học phổ thông

THPT

Yếu kém

YK



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 1.1. Bảng thống kê các trường tham gia điều tra thực trạng

31

Bảng 1.2. Tỷ lệ học sinh trung bình, yếu trong một lớp

31

Bảng 1.3. Cơ sở xếp loại năng lực hóa học của học sinh

32

Bảng 1.4. Khó khăn thường gặp khi dạy lý thuyết cho học sinh trung
bình, yếu

32

Bảng 1.5. Ý kiến của giáo viên về SGK và SBT hóa học 10

33

Bảng 1.6. Những khó khăn thường gặp ở học sinh trung bình, yếu khi
giải bài tập


34

Bảng 1.7. Hình thức hệ thống lý thuyết GV thường tiến hành

35

Bảng 1.8. Giải pháp nâng cao hiệu quả giải bài tập cho học sinh trung
bình, yếu

36

Bảng 1.9. Những khó khăn thường gặp khi dạy phụ đạo cho HS trung
bình, yếu

38

Bảng 2.1. Bảng hệ thống lý thuyết các đơn chất nhóm halogen

57

Bảng 2.2. Bảng hệ thống lý thuyết các hiđro halogenua

59

Bảng 2.3. Bảng hệ thống lý thuyết các hợp chất chứa oxi của clo

60

Bảng 2. 4. Bảng so sánh tính chất oxi - ozon


65

Bảng 2.5. Bảng so sánh tính chất oxi – lưu huỳnh

65

Bảng 2.6. Bảng hệ thống lý thuyết các hợp chất của S

66

Bảng 3.1. Danh sách các lớp TN và ĐC

124

Bảng 3.2. Kết quả học tập môn hóa (học kì I, năm học 2010-2011)
của các lớp TN và ĐC

126


Bảng 3.3. Phân phối kết quả bài kiểm tra 15’

129

Bảng 3.4. Phân phối tần số lũy tích bài kiểm tra 15’

129

Bảng 3.5. Kết quả bài kiểm tra 15’ phân loại yếu-kém, trung bình,

khá, giỏi

130

Bảng 3.6. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra 15’

130

Bảng 3.7. Phân phối kết quả bài kiểm tra 1 tiết

133

Bảng 3.8. Phân phối tần số lũy tích bài kiểm tra 1 tiết

134

Bảng 3.9. Kết quả bài kiểm tra 1 tiết phân loại yếu-kém, trung bình,
khá, giỏi

134

Bảng 3.10. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra 1 tiết

134


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Trang


Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức những pha phân hóa trên lớp

15

Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống lý thuyết hóa 8, 9

56

Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống các công thức tính toán

57

Hình 2.3. Sơ đồ hệ thống lý thuyết bài Clo

61

Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống lý thuyết bài Hiđro clorua. Axit clohiđric và
muối clorua

62

Hình 2.5. Sơ đồ hệ thống lý thuyết bài Flo – brôm – iốt

63

Hình 2.6. Sơ đồ hệ thống lý thuyết chương “Nhóm halogen”

64


Hình 2.7. Sơ đồ hệ thống lý thuyết bài Oxi - ozon

68

Hình 2.8. Sơ đồ hệ thống lý thuyết bài Lưu huỳnh

69

Hình 2.9. Sơ đồ hệ thống lý thuyết bài Hiđro sunfua. Lưu huỳnh
đioxit. Lưu huỳnh trioxit

70

Hình 2.10. Sơ đồ hệ thống lý thuyết bài Axit sunfuric và muối sunfat

71

Hình 2.11. Sơ đồ hệ thống lý thuyết chương “Oxi – lưu huỳnh”

72

Hình 2.12. Mẫu sơ đồ hệ thống lý thuyết flo  iot

111

Hình 2.13. Mẫu sơ đồ hệ thống lý thuyết bài Oxi - ozon

122

Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 15’ lớp TN1-ĐC1


130

Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 15’ lớp TN2-ĐC2

131

Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 15’ lớp TN3-ĐC3

131

Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 15’ lớp TN4-ĐC4

131


Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 15’ lớp TN5-ĐC5

132

Hình 3.6. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 15’ lớp TN6-ĐC6

132

Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 15’ các lớp TN-ĐC

132

Hình 3.8. Biểu đồ so sánh kết quả học tập bài kiểm tra 15’ các lớp
TN-ĐC


133

Hình 3.9. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 1 tiết lớp TN1-ĐC1

135

Hình 3.10. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 1 tiết lớp TN2-ĐC2

135

Hình 3.11. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 1 tiết lớp TN3-ĐC3

135

Hình 3.12. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 1 tiết lớp TN4-ĐC4

136

Hình 3.13. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 1 tiết lớp TN5-ĐC5

136

Hình 3.14. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 1 tiết lớp TN6-ĐC6

136

Hình 3.15. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 1 tiết các lớp TN-ĐC

137


Hình 3.16. Biểu đồ so sánh kết quả học tập bài kiểm tra 1 tiết các lớp
TN-ĐC

137


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Kể từ sau đợt vận động “Ba không” của Bộ Giáo dục, tỷ lệ học sinh khá giỏi
giảm xuống đáng kể, hàng loạt trường hợp học sinh ngồi nhầm lớp được đưa ra.
Nguyên nhân của thực trạng này là gì? “Bệnh thành tích”, chương trình sách giáo
khoa quá nặng nề, hay phương pháp dạy học không hiệu quả…? Tuy nhiên, chúng
ta mãi tìm kiếm nguyên nhân mà lại không chú ý đến biện pháp giáo dục, giúp đỡ
cho hàng loạt học sinh yếu kém hiện tại.
Có thể xem tình trạng học sinh yếu kém hiện nay là một dạng “suy… kiến
thức” trầm trọng. Các em không còn khả năng tiếp thu và “tiêu hóa” những kiến
thức mới. Nguy hiểm hơn cả hiện nay đã có biến chứng tâm lý khiến các em… chán
học và buông xuôi tất cả! Một trong những nguyên nhân sư phạm của hiện tượng
này là "Chủ nghĩa bình quân" trong cách đối xử với học sinh, không tính đến sự
khác nhau của học sinh về tư chất, thiên hướng, trình độ phát triển, điều kiện tự
nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội. . . trong môi trường các em sống.
Dạy học đối với học sinh khá, giỏi đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ tri
thức sâu rộng. Nhưng dạy học đối với học sinh trung bình, yếu lại đòi hỏi người
giáo viên nhiều hơn về năng lực sư phạm trong việc khéo léo lôi cuốn học sinh, giúp
học sinh nắm bắt được “cái lõi” của bài học, giáo viên cần có hệ thống lý thuyết và
bài tập phù hợp kết hợp khả năng nắm bắt tâm lý, tìm hiểu hoàn cảnh của từng học
sinh…. Từ đó, xây dựng nội dung, phương pháp dạy học phù hợp, làm cho các em
yêu thích và tích cực học tốt bộ môn.
Xuất phát từ việc dạy và học hóa học ở các trường bán công, dân lập… – nơi

có số lượng học sinh trung bình, yếu nhiều – giáo viên còn gặp một số khó khăn sau:


Giáo viên chưa có nhiều sách, tài liệu về giảng dạy đối tượng học sinh

trung bình, yếu. Đa số là dạy học dựa trên kinh nghiệm, trách nhiệm và cả lương
tâm của nhà giáo.


Giáo viên gặp khó khăn trong việc xác định nội dung kiến thức cần giảng

dạy khi “lỗ hỏng” kiến thức của các em ở các lớp trước đã quá nhiều, khả năng tư


duy hạn chế, tâm lý chán nản, lười học…. Tìm được phương pháp dạy học phù hợp
cho đa số học sinh trung bình, yếu, theo tôi là rất khó, vì mỗi học sinh có một “lỗ
hỏng” kiến thức khác nhau, khả năng tiếp thu khác nhau. Điều này càng gây khó
khăn và lúng túng hơn đối với giáo viên trẻ khi mà kinh nghiệm dạy học còn hạn
chế.


Cũng vì khó xác định được nội dung kiến thức giảng dạy mà giáo viên

chưa xây dựng được hệ thống lý thuyết và bài tập phù hợp với khả năng tư duy của
đối tượng học sinh này.
Do đó, đề tài này hướng đến việc xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập phù
hợp với đối tượng học sinh trung bình, yếu, hỗ trợ giáo viên có tài liệu tham khảo để
lựa chọn các nội dung phù hợp giảng dạy, phụ đạo cho đối tượng học sinh này.
Đồng thời, đây cũng là tài liệu giúp học sinh có thể tự ôn tập, củng cố lại những kiến
thức còn yếu, làm các em thêm tự tin, yêu thích với bộ môn hóa hơn.


2.Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cơ bản (chương “Nhóm halogen”, “Oxi
– lưu huỳnh” lớp 10, chương trình cơ bản) hỗ trợ việc dạy và học với đối tượng học
sinh trung bình, yếu, giúp các em nắm vững kiến thức căn bản cả về lý thuyết và bài
tập, phương pháp giải với mục đích làm cho các em yêu thích học tập bộ môn, nâng
cao hiệu quả dạy và học hóa học.

3.Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: việc xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập dùng
cho học sinh trung bình yếu chương “Nhóm halogen”, “Oxi – lưu huỳnh” lớp 10
trung học phổ thông.
- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học hóa học ở trường trung học phổ
thông.

4.Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn của đề tài.


- Tìm hiểu những khó khăn và kinh nghiệm của giáo viên khi dạy đối tượng
học sinh trung bình, yếu.
- Xác định khung kiến thức, kĩ năng căn bản học sinh cần đạt được.
- Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập chương “Nhóm halogen” và chương
“Oxi – lưu huỳnh” lớp 10 trung học phổ thông dùng cho học sinh trung bình, yếu.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra và đánh giá hiệu quả hệ thống lý
thuyết và bài tập đã xây dựng.

5.Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Nội dung hệ thống lý thuyết và bài tập hóa học được
giới hạn trong chương “Nhóm halogen” và “Oxi – lưu huỳnh” hóa học lớp 10

chương trình cơ bản, trung học phổ thông.
- Về địa bàn nghiên cứu:
+ Điều tra thực trạng: một số trường THPT ở các tỉnh miền Nam.
+ Thực nghiệm sư phạm: một số trường THPT ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Về thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2010 đến tháng 4/2011.

6.Giả thuyết khoa học
Nếu có một hệ thống lý thuyết và bài tập cơ bản phù hợp, kết hợp với phương
pháp giảng dạy đúng hướng của giáo viên thì sẽ giúp học sinh trung bình, yếu yêu
thích và tích cực học tập bộ môn, nâng cao hiệu quả dạy và học.

7.Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Truy cập thông tin trên internet.
- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu để xây
dựng cơ sở lý thuyết và nội dung của đề tài.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn


- Phát phiếu điều tra các giáo viên phổ thông về việc dạy và học đối tượng
học sinh trung bình, yếu; nắm bắt trình độ học sinh, khả năng lĩnh hội để xây dựng
hệ thống lý thuyết và bài tập phối hợp với các phương pháp dạy học phù hợp.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả.
7.3. Phương pháp toán học: xử lý số liệu bằng thống kê toán học.

8.Điểm mới của đề tài
- Đề xuất nguyên tắc xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập hóa học phù hợp
đối với học sinh trung bình, yếu.
- Hệ thống lại lý thuyết và xây dựng hệ thống bài tập hóa học lớp 10 giúp

học sinh tiếp thu kiến thức mới vững chắc hơn.

-

Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh hệ thống lý thuyết sinh động và phù

hợp với mỗi học sinh.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập hóa học nói chung và
chương trình lớp 10 nói riêng là đề tài quen thuộc, như:
− Xây dựng hệ thống bài tập hóa vô cơ lớp 10 THPT nhằm củng cố kiến thức
và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, Luận văn Thạc sĩ (2009) của Trần Thị
Trà Hương (ĐHSP TP.HCM).
− Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học bồi dưỡng học sinh khá
giỏi lớp 10, Luận văn Thạc sĩ (2006) của Đặng Thị Thanh Bình (ĐHSP Vinh)
− Phát triển tư duy nhận thức của học sinh thông qua hệ thống các câu hỏi và
bài tập hoá học lớp 10 PTTH chuyên ban, Luận văn Thạc sĩ (1998) của Nguyễn Thị
Ngà (ĐHSP Hà Nội).
Tuy nhiên, việc nghiên cứu phân hóa dạy học nhằm phù hợp với từng đối tượng
HS luôn là vấn đề được nhiều thầy cô giáo quan tâm. Những năm gần đây, trong khi
các luận văn nghiên cứu về đối tượng HS giỏi hàng năm đều có, thì luận văn về đối
tượng HS trung bình yếu chỉ mới được quan tâm nhiều từ năm 2011:
− Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình, yếu phần kim
loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông, luận văn tốt nghiệp (2011) của Lương Thị
Hương (ĐHSP TP.HCM).
− Những biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu môn hóa lớp 10 trung học phổ
thông. luận văn tốt nghiệp (2011) của Nguyễn Anh Duy (ĐHSP TP.HCM).

− Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chương “Sự điện li” lớp 11 với
đối tượng học sinh trung bình – yếu, luận văn tốt nghiệp (2011) của Đặng Thị
Duyên (ĐHSP TP.HCM).
Ngoài ra, một số khóa luận tốt nghiệp cũng đã từng được nghiên cứu về vấn đề
này, nhưng lại không còn phù hợp với chương trình hiện hành, thiếu nhiều về cơ sở
lý luận và tính thực tiễn :
− Phương pháp bồi dưỡng HS học yếu môn hóa học lấy lại căn bản, khóa


luận tốt nghiệp (1996) của Trần Thị Hoài Phương (ĐHSP TP.HCM).
− Phụ đạo HS yếu môn hóa lấy lại căn bản, khóa luận tốt nghiệp (2002) của
Trần Đức Hạ Uyên (ĐHSP TP.HCM).
− Những sai lầm HS hay mắc phải khi giải bài tập hóa học, khóa luận tốt
nghiệp (2005) của Vi Văn Hồng (ĐHSP TP.HCM).
Tìm hiểu thêm về các sáng kiến kinh nghiệm, các buổi tọa đàm, hội thảo của
giáo viên thì lại thấy việc dạy học cho học sinh trung bình, yếu luôn là đề tài được
nêu ra hàng năm, là vấn đề gây nhiều trăn trở do vẫn chưa có nhiều nguồn tài liệu
được biên soạn khoa học và đầy đủ, chủ yếu còn dựa vào kinh nghiệm dạy học của
giáo viên.
Đề tài “Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập hóa học dùng cho học sinh trung
bình, yếu lớp 10” hướng đến việc bổ sung thêm về cơ sở lý luận, đồng thời đa dạng
hơn trong hình thức hệ thống lý thuyết và bài tập cho phù hợp với đối tượng học
sinh này.

1.2.BÀI TẬP HÓA HỌC
• Bài tập cung cấp cho HS kiến thức, cả con đường giành lấy kiến thức, cả niềm
vui sướng của sự phát hiện (tìm ra đáp số).
• Bài tập theo quan tiếp cận hệ thống: Bài tập và người học có mối liên hệ mật
thiết tạo thành một hệ thống toàn vẹn, thống nhất và liên hệ chặt chẽ với nhau.
+ Bài tập là một hệ thông tin chính xác bao gồm 2 tập hợp gắn bó chặt chẽ, tác

động qua lại với nhau, đó là những điều kiện và những yêu cầu.
+ Người giải (hệ giải) bao gồm 2 thành tố là cách giải và phương tiện giải ( các
cách biến đổi, thao tác trí tuệ).
1.2.1.Tác dụng của bài tập hóa học [18, tr 93]
Theo PGS.TS.Trịnh Văn Biều [18, tr 93], bài tập hóa học có những tác dụng
sau:
1. Phát huy tính tích cực, sáng tạo cuả học sinh .
2. Giúp học sinh hiểu rõ và khắc sâu kiến thức.


3. Hệ thống hóa các kiến thức đã học : một số đáng kể bài tập đòi hỏi học sinh
phải vận dụng tổng hợp kiến thức của nhiều nội dung trong bài , trong chương. Dạng
bài tổng hợp HS phải huy động vốn hiểu biết trong nhiều chương, nhiều bộ môn.
4. Cung cấp thêm kiến thức mới , mở rộng hiểu biết cuả học sinh về các vấn đề
thực tiễn đời sống và sản xuất hóa học .
5. Rèn luyện một số kỹ năng, kỹ xảo:
- Sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Lập công thức, cân bằng phương trình phản ứng
- Tính theo công thức và phương trình
- Các tính toán đại số: quy tắc tam xuất, giải phương trình và hệ phương trình …
- Kỹ năng giải từng loại bài tập khác nhau.
6. Phát triển tư duy: học sinh được rèn luyện các thao tác tư duy như : phân tích,
tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch…
7. Giúp giáo viên đánh giá được kiến thức và kỹ năng của học sinh

. Học sinh

cũng tự kiểm tra biết được những lỗ hổng kiến thức để kịp thời bổ sung.
8. Rèn cho HS tính kiên trì , chịu khó, cẩn thận, chính xác khoa học… Làm cho
các em yêu thích bộ môn, say mê khoa học (những bài tập gây hứng thú nhận thức).

1.2.2.Điều kiện để học sinh giải bài tập được tốt [18, tr 96]
1. Nắm chắc lý thuyết : các định luật, quy tắc, các quá trình hóa học , tính chất lý
hóa học của các chất….
2. Nắm được các dạng bài tập cơ bản . Nhanh chóng xác định bài tập cần giải
thuộc dạng bài tập nào.
3. Nắm được một số phương pháp giải thích hợp với từng dạng bài tập .
4. Nắm được các bước giải một bài toán hóa học nói chung và với từng dạng bài
nói riêng.
5. Biết được một số thủ thuật và phép biến đổ i toán học, cách giải phương trình
và hệ phương trình bậc 1,2…


1.2.3.Bài toán hóa học
1.2.3.1.Cấu trúc của một bài toán hóa học [26, 78]
Ở nước ta trong những năm gần đây, do yêu cầu của công tác tuyển sinh đại học,
bài tập hóa học khá phát triển. Người ta đã xây dựng được nhiều bài tập chứa đựng
nhiều nội dung kiến thức hóa học và phải sử dụng nhiều thuật toán phức tạp để giải
như hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn số, phương trình vô định, cấp số nhân... Một
số bài toán khác đòi hỏi phải kết hợp việc kết hợp các thuật toán và biện luận hóa
học để giải (Biện luận theo tính chất, theo hóa trị, theo khối lượng...). Vì vậy một
bài toán hóa học thường có cấu trúc như sau:
+ Nội dung hóa học (Các dạng phương trình phản ứng hóa học).
+ Tính toán theo các dạng phương trình phản ứng hóa học (Toán hóa).
+ Các thuật toán (Toán toán).
Trong phần lớn các bài tập toán hóa học có nội dung hóa học tốt còn có những
bài có nhược điểm là mặt toán học quá rắc rối, quá cồng kềnh làm lấn át mất bản
chất hóa học, biến việc rèn luyện tư duy và kỹ năng hóa học thành rèn luyện tư duy
và kỹ năng toán học.
1.2.3.2.Bản chất của việc giải một bài toán hóa học [26, 52, 78]
Khi giải bài toán hóa học, ta phải căn cứ vào các dữ kiện đã cho để viết tất cả

các phương trình phản ứng xảy ra. Những chất viết trong phương trình phản ứng
này là nguyên chất. Hiệu suất phản ứng được coi là 100%. Thể tích các khí tham gia
hay thu được đều quy về đktc.
Tuy nhiên các dữ kiện cho trong đầu bài thường là những giải thiết không cơ
bản, chất không nguyên chất hoặc ở dạng dung dịch, hiệu suất phản ứng nhỏ hơn
100%, thể tích các khí đo ở điều kiện thường... Trước khi tính toán theo các phương
trình phản ứng xảy ra trong bài toán ta phải đưa các giải thiết không cơ bản sang giả
thiết cơ bản (Tính lượng nguyên chất nếu có tạp chất hay trong dung dịch, thường
đổi các chất từ gam sang mol, từ thể tích khí ở điều kiện thường sang đktc, tính
lượng chất có trong dung dịch ra mol...). Sau khi dùng các giả thiết cơ bản để tính
toán theo phương trình phản ứng, kết quả thu được cần chuyển ngược trở lại từ dạng


cơ bản sang dạng không cơ bản theo yêu cầu của đề bài.
Ta có thể biểu diễn bản chất của việc giải bài toán hóa học theo sơ đồ sau: Giả
thiết không cơ bản ---> Giả thiết cơ bản ---> Tính theo các phương trình hóa học --> Kết quả thuộc dạng cơ bản ---> Kết quả thuộc dạng không cơ bản.
Nội dung hóa học của bài toán được thể hiện ở các phương trình phản ứng.
Lượng chất tham gia hay thu được của các phản ứng được tính theo phương trình,
còn đáp số của bài toán nhiều khi phải phối hợp các phép tính theo phương trình và
sử dụng đến các thuật toán như giải hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn, phương
trình bậc hai, phương trình vô định kết hợp biện luận... mới tìm ra được.
+ Bước 1: Viết tất cả các phương trình phản ứng có thể xảy ra.
+ Bước 2: Đổi các giả thiết không cơ bản sang giả thiết cơ bản.
+ Bước 3: Đặt ẩn số cho lượng các chất tham gia hay thu được trong các phản
ứng cần phải tìm. Dựa vào mối tương quan giữa các ẩn đó trong phương trình phản
ứng để tìm ra các phương trình đại số.
+ Bước 4: Giải phương trình hay hệ phương trình và biện luận kết quả nếu cần,
rồi chuyển kết quả dạng cơ bản sang dạng không cơ bản cần tìm.
Muốn chuyển đổi các giả thiết không cơ bản sang các giả thiết cơ bản ta sử dụng
4 công thức chính. Đó là các công thức biểu thị:

1. Quan hệ giữa khối lượng m, khối lượng mol phân tử hay nguyên tử M và số
mol n của chất.
2. Quan hệ giữa thể tích khí ở đktc với số mol của khí đó.
3. Quan hệ giữa nồng độ mol với số mol chất tan và thể tích dung dịch.
4. Quan hệ giữa nồng độ phần trăm với khối lượng hay số mol chất tan với khối
lượng hay thể tích dung dịch.
Các công thức này thì tất cả đều đã biết. Có thể nói bất kỳ bài toán hóa nào cũng
phải làm qua các bước như trên.
1.2.4.Những chú ý khi ra bài tập hóa học [18, 26]
− Nội dung kiến thức phải nằm trong chương trình.


− Các dữ kiện cho trước và kết quả tính toán được của bài tập thực nghiệm
phải phù hợp với thực tế.
− Bài tập phải vừa sức với trình độ HS ở mỗi giai đoạn của quá trình học tập.
− Phải chú ý đến yêu cầu cần đạt được (thi lên lớp , thi tốt nghiệp hay thi vào
đại học) để từng bước nâng cao khả năng giải bài tập của cả lớp.
− Phải đủ các dạng: dễ, trung bình, khó.
− Bài tập phải rõ ràng, chính xác, không đánh đố học sinh.
− Lựa chọn các bài tập tiêu biểu điển hình . Biên soạn hệ thống bài tập đa cấp
để tiện cho sử dụng:
• Sắp xếp theo từng dạng bài toán
• Xếp theo mức độ từ dễ đến khó
• Hệ thống bài tập phải bao quát hết các kiến thức cơ bản , cốt lõi nhất cần
cung cấp cho HS. Tránh bỏ sót, trùng lặp, phần thì qua loa, phần thì quá kỹ.
− Bài tập trong một học kỳ , một năm học phải kế thừa nhau , bổ xung lẫn nhau.
Đảm bảo tính phân hóa, tính vừa sức với 3 loại trình độ học sinh.
− Đảm bảo sự cân đối về thời gian học lý thuyết và làm bài tập

. Không tham


lam bắt học sinh làm bài tập quá nhiều ảnh hưởng đến các môn học khác .
1.2.4.Nguyên tắc xây dựng bài tập hóa học mới [48, tr 23]
Dựa vào mục đích, nội dung và phương pháp dạy học hóa học, tâm lí học sinh,
nội dung chương trình hóa học phổ thông và đặc điểm của bộ môn hóa học ta có thể
thiết kế bài tập hóa học theo hướng củng cố và phát triển kiến thức dựa vào các
nguyên tắc sau:
- Hệ thống bài tập thiết kế phải giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới, củng cố,
mở rộng kiến thức đã học, phải đảm bảo phát huy được tính tích cực, chủ động sáng
tạo của học sinh.
- Hệ thống bài tập thiết kế phải giúp phát triển các thao tác tư duy và rèn luyện
kỹ năng suy luận logic, kỹ năng giải toán cho học sinh.
- Nội dung bài tập phù hợp với từng đối tượng học sinh, thời gian học tập ở lớp


và ở nhà của học sinh.
- Thiết kế bài tập theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, song
nội dung hệ thống bài tập phải phản ánh được các kiến thức đã học, giúp học sinh
củng cố, ôn tập các khái niệm, tính chất của chất, các định luật cơ bản.
1.2.5.Phương pháp xây dựng bài tập hóa học [22, 40]
Hiện nay số lượng bài tập hóa học nằm trong các sách bài tập, sách tham khảo
là vô cùng lớn. Vậy nó được tạo ra như thế nào? Đó là do các nhà viết sách xây
dựng từ những dạng bài tập sẵn có là chủ yếu, chỉ một lượng rất nhỏ là được viết
mới. Nhưng xây dựng các bài tập này theo phương pháp nào?
1.2.5.1.Phương pháp tương tự
Vd: Cho 11,5 gam hh Al, Cu, Mg tác dụng với dd HCl dư thu được 5,6 lít H2 ở
đktc. Phần không tan trong dd cho tác dụng với HNO3 đặc, nóng thu 4,48 lít NO2 ở
đktc. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hh ban đầu.
► Tương tự loại 1: Giữ nguyên hiện tượng và chất tham gia phản ứng, chỉ thay
dổi lượng chất, ví dụ chia đôi lượng chất:

Vd: Cho 5,75 gam hh Al, Cu, Mg tác dụng với dd HCl dư thu được 2,8 lít H2 ở
đktc. Phần không tan trong dd cho tác dụng với HNO3 đặc, nóng thu 2,24 lít NO2 ở
đktc. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hh ban đầu.
► Tương tự loại 2: Giữ nguyên hiện tượng và thay đổi chất tham gia phản ứng.
Lúc này lượng chất thay đổi nên sản phẩm cũng thay đổi theo:
Vd: Trong hh đầu ta thay Cu bằng Ag:
Cu + 4HNO3 ---> Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Để tạo 0,2 mol NO2 cần 0,1 mol Cu, nếu thay bằng Ag:
Ag + 2HNO3 ---> AgNO3 + NO2 + H2O
thì cần 0,2 mol Ag, vậy hh đầu phải có khối lượng là:
m = 11,5 - 0,1.64 + 0,2.108 = 26,7 gam.
►Tương tự loại 3: Thay đổi cả hiện tượng phản ứng và chất phản ứng, chỉ giữ
lại những dạng phương trình hóa học cơ bản:


Vd: Cho a gam hợp kim Ca, Mg tác dụng với dd HCl dư thu được 5,6 lít một khí
ở 0 độ C và 0,8 atm. Cũng cho a gam kim loại Cu vào HNO3 thì thu được 4,48 lít
NO2 đktc. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hợp kim Ca, Mg.
1.2.5.2.Phương pháp đảo cách hỏi
Từ một bài bằng cách đảo cách hỏi giá trị của các đại lượng đã cho như khối
lượng, số mol, thể tích...sẽ tạo ra nhiều bài tập mới có mức khó tương đương.
Vd: Cho 3,2 gam hh CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dd HCl thu được hai muối
có tỉ lệ mol là 1:1. Hỏi khối lượng mỗi ôxit trong hh?
Từ bài toán trên bằng cách thêm dữ kiện này, bớt dữ kiện khác để thay đổi cách
hỏi có thể tạo ra tới hàng chục bài tương tự nhau như sau:
1. Cho 3,2 gam hh CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dd HCl thu được hai muối có
tỉ lệ mol là 1:1. Hỏi số mol HCl tham gia phản ứng?
2. Cho hh CuO và Fe2O3 có tỷ lệ số mol tương ứng là 2:1. Cho hh tác dụng hết
với dd HCl thu được hai muối. Tính tỷ lệ số mol hai muối?
3. Cho hh CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dd HCl thu được hai muối có tỉ lệ mol

là 1:1. Tính tỷ số khối lượng hai oxit trong hh đầu? ....
Các bài tập trên có độ khó tương đương nhau, nhưng không giống nhau hoàn
toàn nên không chỉ có tác dụng tốt trong việc rèn luyện kỹ năng mà còn phát triển
tư duy.
1.2.5.3.Phương pháp tổng quát
Thay các số liệu bằng chữ để tính tổng quát. Bài tập tổng quát mang tính trừu
tượng cao nên khó hơn các bài tập có số liệu cụ thể.
Vd: Hòa tan a gam phèn nhôm kali trong b ml H2O. Để phản ứng vừa đủ với m
gam dung dịch phèn đó cần V ml dd BaCl2 C% khối lượng riêng d. Tính V theo a,
b, c, d, m.
1.2.5.4.Phương pháp phối hợp
Chọn chi tiết hay ở một số bài để xây dựng, phối hợp thành một bài tập mới.
Vd1: Điện phân dung dịch CuSO4 điện cực trơ một thời gian, dung dịch thu được
sau phản ứng có thể hòa tan tối đa 1,6 gam Fe2O3. Tính số mol CuSO4 bị điện phân.


×