Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

nghiên cứu cá ở hạ lưu sông đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ TUYẾT OANH

NGHIÊN CỨU CÁ Ở HẠ LƯU
SÔNG ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ TUYẾT OANH

NGHIÊN CỨU CÁ Ở HẠ LƯU
SÔNG ĐỒNG NAI
Chuyên ngành : Sinh Thái học
Mã số
: 604260

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. LÊ VĂN CHIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011




LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Khoa Sinh học
Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành
đề tài nghiên cứu của mình.
Với lòng kính trọng, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Tiến sĩ
Lê Văn Chiên, người thầy kính mến đã nhiệt tình giúp đỡ, dạy bảo, động viên và
dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi trân trọng cảm ơn công lao giảng dạy của các thầy cô giáo Trường Đại học
Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, PGS.TS Hoàng Đức Đạt - Viện Sinh học Nhiệt đới và
các thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn vì những đóng góp quý báu giúp tôi hoàn
thiện đề tài nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cô, chú, anh, chị làm việc tại Thư viện
Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ
Chí Minh, Thư viện Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II đã nhiệt tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi tìm kiếm tài liệu trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Dự bị Đại học TP.
Hồ Chí Minh và Trường THPT Dân Lập An Đông - hai ngôi trường mà tôi đã nhiều
năm gắn bó, cùng các anh chị, bạn bè đồng nghiệp nơi tôi công tác đã tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho tôi yên tâm tham gia và hoàn thành khóa học.
Xin cảm ơn bố mẹ, anh chị và các em yêu quý đã luôn động viên, giúp đỡ tôi
học tập, làm việc và hoàn thành luận văn.
Nguyễn Thị Tuyết Oanh


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng

Danh mục các hình
Trang
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lược sử nghiên cứu cá ..................................................................................... 3
1.1.1. Lược sử nghiên cứu về cá nước ngọt ở Việt Nam ..................................... 3
1.1.2. Lược sử nghiên cứu về cá ở sông Đồng Nai ............................................. 5
1.2. Đặc điểm tổng quát về điều kiện tự nhiên và xã hội của KVNC ..................... 7
1.2.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 7
1.2.2. Đặc điểm địa hình ...................................................................................... 7
1.2.3. Đặc điểm khí hậu ....................................................................................... 8
1.2.4. Đặc điểm thủy văn ..................................................................................... 8
1.2.5. Đặc điểm kinh tế - văn hoá và xã hội của KVNC ..................................... 9
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƯ LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 11
2.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 11
2.3. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 12
2.4. Tư liệu nghiên cứu .......................................................................................... 12
2.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 12
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa ................................................. 12
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm .................................. 14
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Danh sách các loài cá ở khu vực nghiên cứu ................................................. 19
3.2. Một số nhận định về thành phần phân loài cá tại khu vực nghiên cứu .................. 32
3.2.1. Cấu trúc phân loại học ............................................................................. 33


3.2.2. Những loài cá bổ sung cho danh sách cá của khu vực nghiên cứu ......... 36

3.3. Đặc điểm của các loài cá ở khu vực nghiên cứu ............................................ 38
3.3.1. Các nhóm ưu thế ...................................................................................... 38
3.3.2. Độ thường gặp ......................................................................................... 38
3.3.3. Các loài cá quý hiếm................................................................................ 39
3.4. Đa dạng về sinh thái của các loài cá trong khu vực nghiên cứu .................... 41
3.4.1. Đa dạng về nguồn gốc của các nhóm cá .................................................. 41
3.4.2. Đa dạng về tập tính di cư của các nhóm cá trong KVNC ....................... 43
3.4.3. Dinh dưỡng của các nhóm cá trong KVNC ............................................. 45
3.4.4. Sự xuất hiện theo mùa của các nhóm cá trong KVNC ........................... 46
3.5. Quan hệ giữa khu hệ cá ở khu vực nghiên cứu với các khu hệ cá khác ......... 48
3.6. Tầm quan trọng, tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi cá ở KVNC .......... 49
3.6.1. Ý nghĩa thực tiễn của cá .......................................................................... 49
3.6.2. Thực trạng nguồn lợi cá ở khu vực nghiên cứu ....................................... 55
3.6.3. Những nguyên nhân làm suy giảm tính đa dạng và độ phong phú của các
loài cá tại khu vực nghiên cứu ........................................................................... 56
3.6.4. Giải pháp bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn lợi cá tại khu vực nghiên cứu...... 57
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 61
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KVNC

Khu vực nghiên cứu

Nxb

Nhà xuất bản


TP. Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Bảng

1

2.1

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2

3.1

Thành phần và sự phân bố của các loài cá ở KVNC

3

3.2

Số lượng, tỉ lệ các họ, giống, loài thuộc những bộ cá ở KVNC

33

4


3.3

Thành phần, tỉ lệ các giống, loài trong những họ cá ở KVNC

33-34

5

3.4

Các loài cá được bổ sung cho danh sách cá ở KVNC

37

6

3.5

Mức độ thường gặp của các loài cá trong KVNC

38

7

3.6

Danh sách các loài ghi trong Sách đỏ Việt Nam 2007

39


8

3.7

Thực trạng của 5 loài trong Sách đỏ Việt Nam 2007 ở KVNC

40

9

3.8

Danh mục các loài cá chỉ thu được trong mùa mưa ở KVNC

46-47

10

3.9

Danh mục các loài cá chỉ thu được trong mùa khô ở KVNC

47

11

3.10

So sánh mức độ gần gũi về thành phần loài giữa KVNC với các


48

Trang
11
20-31

khu hệ cá khác lân cận
12

3.11

Giá trị sử dụng của các loài cá ở KVNC

49-53

13

3.12

Danh sách các loài cá đang bị giảm sút về số lượng ở KVNC

55-56

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Trang

1


Hình 1

Sơ đồ chỉ dẫn các số đo ở cá (theo W. J. Rainboth, 1996)

14

2

Hình 2

Bản đồ khu vực nghiên cứu

18

3

Hình 3

Biểu đồ biểu thị tỉ lệ % số loài cá trong mỗi bộ

36

4

Hình 4

Biểu đồ biểu thị mức độ thường gặp của các loài cá ở KVNC

39



MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sông Đồng Nai là sông lớn thứ hai ở Nam Bộ, chỉ sau sông Cửu Long. Sông
bắt nguồn từ phía Nam dãy Trường Sơn, với tổng chiều dài 586 km, chảy qua 12
tỉnh, trong đó có 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP. Hồ Chí Minh,
Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu). Đây
là vùng có tốc độ phát triển kinh tế cao, đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển
chung của cả nước.
Hàng năm, sông Đồng Nai cung cấp hàng ngàn tấn thủy sản, góp phần giải
quyết công ăn việc làm cho nhiều ngư dân trong khu vực. Tuy nhiên hiện nay sự đa
dạng về thành phần các loài cá nơi đây đang bị đe doạ một cách nghiêm trọng.
Sông Đồng Nai đang bị khai thác quá mức, nhất là khai thác thủy điện (có hơn
20 công trình thủy điện). Các công trình này đã làm cản trở đường di cư của cá nên
phạm vi phân bố của chúng bị thu hẹp. Mặt khác, nước sông đang bị ô nhiễm nặng,
nhiều chỉ tiêu môi trường vượt mức cho phép, cảnh quan thiên nhiên bị tàn phá…
Kết quả kiểm tra chất lượng trên sông vào tháng 7 năm 2010 cho thấy, các chỉ tiêu
về chất lượng nguồn nước cấp đều không đạt tiêu chuẩn. Cụ thể, chất amoniac vượt
tiêu chuẩn cho phép 28 lần, nồng độ COD vượt 1,2-1,4 lần; DO, mangan và độ đục
vượt 1,5-5 lần và vi sinh vượt 2-4 lần. [26]
Đặc biệt ở phần hạ lưu của sông, nhiều đoạn đã trở thành sông “chết”, mà
điển hình là hiện tượng cá bè chết hàng loạt trên đoạn sông chảy qua thành phố
Biên Hòa và sông Thị Vải trong thời gian gần đây.
Tất cả những yếu tố trên đã có tác động mạnh đến tính đa dạng, cũng như độ
phong phú của cá trên sông. Hơn mười năm qua, tại sông Đồng Nai, nhất là phần
lưu vực từ dưới đập Trị An đến ngã ba sông Nhà Bè, ngoài công trình nghiên cứu
của Hoàng Đức Đạt (1998), hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào về khu hệ
cá. Chính vì thế, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu tiếp về khu hệ cá nơi đây là
rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc xác định tác hại của môi



trường sống bị ô nhiễm, cách đánh bắt không khoa học và việc xây dựng các công
trình thủy điện trên sông đối với đến tính đa dạng và độ phong phú của cá nơi đây.
Với lý do trên, chúng tôi đã chọn và tiến hành đề tài luận văn cao học:
“Nghiên cứu cá ở hạ lưu sông Đồng Nai”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Lập danh sách thành phần các loài cá hiện diện trong KVNC.
- Tìm hiểu sự phân bố của các loài cá theo mùa, đánh giá mức độ thường gặp.
- Xây dựng Bộ sưu tập các loài cá ở hạ lưu sông Đồng Nai cho Phòng thí nghiệm
Sinh học của Trường Dự bị Đại học TP. Hồ Chí Minh.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
+ Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp dẫn liệu khoa học về đa dạng sinh học của các loài cá ở KVNC nhằm
xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học của các loài cá trên sông Đồng Nai.
- Cung cấp thông tin về hiện trạng, sự phân bố của các loài cá trong KVNC dựa
trên thông tin điều tra các ngư dân và nhật kí các chuyến đi thực địa.
+ Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở khoa học cho việc đánh giá hiện trạng nguồn lợi
cá và nghề cá trên sông Đồng Nai.
- Những thông tin về hiện trạng, sự phân bố các loài cá mà đề tài cung cấp sẽ là cơ
sở khoa học cho việc nghiên cứu, bảo vệ và khai thác hợp lí nguồn lợi cá của hệ
thống sông Đồng Nai.
+ Các đóng góp của đề tài
- Xác định được thành phần loài và đánh giá hiện trạng của các loài cá trong
KVNC.
- Bổ sung thêm 59 loài cá cho danh sách các loài cá của sông Đồng Nai.
- Phân tích tính đa dạng về thành phần loài, độ thường gặp, một số tập tính sinh thái
(di cư kiếm ăn, sinh sản…) của các loài cá trong KVNC.
- Xây dựng Bộ sưu tập Cá nước ngọt cho Phòng thí nghiệm Sinh học của Trường

Dự bị Đại học TP. Hồ Chí Minh.


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lược sử nghiên cứu cá
1.1.1. Lược sử nghiên cứu về cá nước ngọt ở Việt Nam
* Giai đoạn là thuộc địa của Pháp (188 -1945)
Trong giai đoạn này, những người nghiên cứu về cá chủ yếu là các nhà Ngư
loại học người Pháp và một số nhà khoa học người Anh, Mĩ, Trung Quốc… Điển
hình là H. E. Sauvage (1884), đã thống kê được 193 loài ở khu hệ cá châu Á và mô
tả 2 loài mới ở miền Bắc Việt Nam; L. Vallant (1891), thu thập 6 loài, mô tả được 4
loài mới ở Lai Châu, 5 loài ở sông Kì Cùng, trong đó có 1 loài mới; J. Pellegrin,
(1906, 1907, 1928, 1934) trong công trình “Cá nước ngọt Đông Dương - cá Vịnh
Hạ Long” đã thu được 29 loài, trong đó mô tả 2 loài mới (1907) và 33 loài mới
(1934); P. Chevey (1930, 1932, 1935, 1936, 1937), đã trình bày những kết quả
nghiên cứu của mình về cá nước ngọt Việt Nam trong công trình “Góp phần nghiên
cứu các loài cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam”... [15]
* Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)
Giai đoạn này miền Bắc hoàn toàn giải phóng, nên việc nghiên cứu về cá mới
được các nhà khoa học Việt Nam tiến hành và đã có các công trình nghiên cứu tiêu
biểu.
Ở miền Bắc, có nhiều tác giả nghiên cứu chuyên sâu về cá, trong đó phải kể
đến những kết quả nghiên cứu của Mai Đình Yên như: “Sơ bộ điều tra thành phần
nguồn gốc và phân bố của quần chủng cá sông Hồng” (1962); “Điều tra khu hệ cá
sông Hồng” (1966); “Các loài cá kinh tế nước ngọt miền Bắc Việt Nam” (1969)… ;
Bên cạnh đó, ông và cộng sự còn có những công trình nghiên cứu quan trọng khác
như “Nghiên cứu sơ bộ ngư giới sông Bôi” (1959) với Đào Văn Tiến; “Điều tra
nguồn lợi thủy sinh vật Hồ Tây (Hà Nội)” (1961) với Đặng Ngọc Thanh... ; Ngoài
ra còn có thể kể đến những tác giả khác như Nguyễn Văn Hảo với công trình “Dẫn
liệu nguồn lợi cá hồ Ba Bể” (1964); của Hoàng Duy Hiệp và Nguyễn Văn Hảo với



công trình “Điều tra nguồn lợi cá sông Thao” (1964); Đoàn Lệ Hoa, Phạm Văn
Doãn với công trình “Sơ bộ điều tra nguồn lợi cá sông Mã” (1971)…
Ở miền Nam cũng có một số công trình nghiên cứu về cá, chẳng hạn như của
tác giả N. Kuronoma. Trong công trình công bố năm 1961, ông đã tổng hợp một
danh mục cá Việt Nam gồm 139 loài. Các nhà nghiên cứu Nguyễn Viết Trương và
Trần Tuý Hoa năm 1972 đã đưa ra danh sách 93 loài cá nước ngọt ở đồng bằng
sông Cửu Long… [15]
* Giai đoạn sau năm 1975 đến nay
Giai đoạn này đất nước ta hoàn toàn thống nhất, cho nên công tác nghiên cứu
cá được tiến hành rộng khắp và đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố.
Ở miền Bắc, công trình “Góp phần nghiên cứu khu hệ cá sông Đà thuộc địa
phận 2 tỉnh Lai Châu và Sơn La” (2001) của Nguyễn Thị Hoa đã phát hiện được
177 loài; công trình “Khu hệ cá và nghề cá ở Hồ chứa núi Cốc - Thái Nguyên”
(2001) của Trần Thị Thu Hằng tìm hiểu được 63 loài… [15]
Ở miền Trung, đáng chú ý là các công trình nghiên cứu như “Nghiên cứu khu
hệ cá đầm phá ở phía Nam sông Hương” (1978) của Vũ Trung Tạng và Đặng Thị
Sy; “Nghiên cứu đặc điểm thành phần cá đầm Châu Trúc” (1979) của Dương Tuấn
với 39 loài; “Thành phần cá sông Hương” (1982) của Nguyễn Hữu Dực với 58
loài; “Khu hệ cá sông Lam” (1983) của Nguyễn Thái Tự với 157 loài. Trong đề tài
“Thành phần các loài cá sông Thu Bồn”, các tác giả Mai Đình Yên và Nguyễn Hữu
Dực đã nghiên cứu thành phần và sự phân bố của cá nước ngọt các tỉnh ven biển
Nam Trung Bộ (sông Thu Bồn với 85 loài, sông Trà Khúc 47 loài, sông Vệ 34 loài,
sông Côn 43 loài, sông Ba 48 loài, sông Cái - Nha Trang 25 loài, đầm Châu Trúc 27
loài). Bên cạnh đó, còn có thể kể đến đề tài “Góp phần nghiên cứu khu hệ cá sông
Kiết Giang thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình” (2006) của Tạ Thị Thủy trong đó tác
giả công bố 130 loài; đề tài “Đa dạng thành phần loài cá ở hệ thống sông Bù Lu
thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” (2004-2007) của Võ Văn Phú, Trần
Thuỵ Cẩm Hà với 154 loài, 103 giống, 51 họ và 14 bộ… [15]



Ở miền Nam, công trình tập thể “Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ”
(1992) của Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến,
Hứa Bạch Loan, đã thống kê được 255 loài. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hè trong
nghiên cứu “Góp phần nghiên cứu cá nước ngọt Tây Nguyên Việt Nam” (2000) đã
thu được 138 loài cá thuộc 78 giống, 22 họ của 6 bộ. Nhà nghiên cứu Tống Xuân
Tám qua công trình “Điều tra khu hệ cá sông Sài Gòn” (2004) cũng tìm hiểu được
150 loài xếp trong 97 giống, 49 họ, 13 bộ, trong đó có 3 loài trong sách đỏ và 8 loài
mới ở vùng Nam Bộ. Cũng tác giả này, trong bài báo viết chung với Nguyễn Thị
Thùy Linh trên tạp chí khoa học số 24: “Điều tra thành phần loài cá ở một số
nhánh sông suối chính chảy vào hồ Dầu Tiếng thuộc huyện Tân Châu, tỉnh Tây
Ninh” đã công bố 77 loài trong 48 giống, 23 họ, 9 bộ, trong đó có 1 loài trong sách
đỏ Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi cũng thấy các luận văn tốt nghiệp đại học của các
tác giả như Nguyễn Thị Tuyết Oanh, Huỳnh Thị Bích Lan… tìm hiểu về thành
phần loài cá ở hồ Dầu Tiếng và sông Sài Gòn đã thu được một số kết quả nhất định.
1.1.2. Lược sử nghiên cứu về cá ở sông Đồng Nai
1.1.2.1. Nghiên cứu cá ở thượng nguồn sông Đồng Nai đến hồ Trị An
Khu vực này có khá nhiều công trình nghiên cứu về cá, có thể kể đến một số
tác giả điển hình như Nguyễn Văn Thiện (1981) với nghiên cứu “Khu hệ cá sông
Đồng Nai từ thượng nguồn đến chỗ hợp với sông Lòng Tàu”, trong đó tác giả công
bố 167 loài, 50 họ, 11 bộ.
Đặc biệt, những đóng góp của tác giả Hoàng Đức Đạt với công tác nghiên cứu
về cá nơi đây là rất quan trọng. Trong công trình “Dẫn liệu về khu hệ cá hồ chứa
nước Trị An và một số vấn đề về hiện trạng nghề cá ở đây” (1990), nhà nghiên cứu
này đã xác định 46 loài, 18 họ, 6 bộ. Đến năm 2000, với kết quả được công bố trong
đề tài “Về thành phần các loài cá ở Bàu Sấu”, ông xác định được 100 loài, 19 họ, 6
bộ. Bên cạnh đó là các công trình ông nghiên cứu chung với các tác giả như Nguyễn
Mạnh Duy Linh (1998) mang tên “Khảo sát sơ bộ các loài cá ở các thủy vực thuộc
khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng” và Thái NgọcTrí



(1999): “Khảo sát ngư loại và tình hình nghề cá ở sông Đồng Nai trên đoạn thuộc
vùng qui hoạch xây dựng thủy điện Đồng Nai 3 và Đồng Nai 4 ”…
Nguyễn Thị Thu Hè (2000) trong luận án tiến sĩ “Điều tra khu hệ cá sông suối
Tây Nguyên” cũng xác định được 61 loài thường gặp ở thượng nguồn sông Đồng
Nai.
1.1.2.2. Nghiên cứu cá ở hạ lưu sông Đồng Nai
Về tình hình nghiên cứu cá ở hạ lưu sông Đồng Nai, theo tìm hiểu của chúng
tôi, có rất ít công trình nghiên cứu. Về cơ bản, có thể kể đến các tác giả với các đề
tài sau đây:
Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1977-1978) đã trình bày những kết quả nghiên
cứu về cá ở hạ lưu sông Đồng Nai trong đề tài “Một số kết quả về điều tra ngư loại
sông Đồng Nai”. Đề tài được tiến hành khảo sát trong 2 năm ở các địa điểm theo
thứ tự từ hạ nguồn trở lên như Phú Hữu, An Hòa Hưng, Long Bình Tân, Hóa An,
Tân Mai, Tân Triều, Đại An, Cây Gáo, Phú Ngọc, Phú Lập, Đại Lây, Đinh Trang
Thượng, Phú Hiệp, Tân Hội, Dankia. Ông và công sự đã công bố danh sách các loài
cá ở khu vực nghiên cứu này có 167 giống loài, tập trung trong 13 bộ và 50 họ với
bộ cá Chép chiếm ưu thế. Tuy nhiên, đây là đề tài được nghiên cứu trong giai đoạn
hồ Trị An chưa được xây dựng và do khoảng cách về thời gian, các kết quả nghiên
cứu đã không còn giữ được tính thời sự.
Hoàng Đức Đạt (1998) có công trình nghiên cứu “Khu hệ cá sông Đồng Nai từ
Cát Lái đến hồ chứa Trị An”. Đây là đề tài rất quan trọng và liên quan trực tiếp đến
đề tài mà chúng tôi nghiên cứu nhưng rất tiếc là tài liệu đã bị thất lạc nên chúng tôi
chưa có cơ hội được tiếp cận.
Hoàng Đức Đạt, Nguyễn Xuân Vinh, Ngô Văn Trí (1997), trong đề tài “Khảo
sát sơ bộ tình hình khai thác và hiện trạng nguồn lợi thủy sản trên sông Thị Vải”
xác định 53 loài, 32 họ và 11 bộ.



1.2. Đặc điểm tổng quát về điều kiện tự nhiên và xã hội của khu vực
nghiên cứu
1.2.1. Vị trí địa lý
Sau hồ Trị An, sông Đồng Nai nhận được nước từ sông Bé rồi chảy qua huyện
Tân Uyên (tỉnh Bình Dương), huyện Vĩnh Cửu, thành phố Biên Hoà, huyện Long
Thành, Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) và quận 9, quận 2 (TP. Hồ Chí Minh). Sông
Đồng Nai hợp lưu với sông Sài Gòn ở Nam Cát Lái tạo thành sông Nhà Bè. Từ đây
sông chia làm nhiều nhánh chảy qua vùng rừng Sác rồi đổ ra biển ở vịnh Đồng
Tranh và vịnh Gành Rái. [25]
1.2.2. Đặc điểm địa hình
Hệ thống sông Đồng Nai có hình thái cấu trúc theo dạng cành cây, bao gồm
dòng chính là sông Đồng Nai chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và có các
nhánh sông lớn quan trọng cùng đổ nước vào dòng sông chính: sông La Ngà (nằm
bên trái dòng chính theo hướng từ thượng nguồn ra cửa sông), sông Bé, sông Sài
Gòn và sông Vàm Cỏ (nằm bên phải). Có thể chia trắc diện dọc của sông chính
Đồng Nai thành 3 đoạn như sau:
* Thượng lưu:
Đây là một đoạn ngắn từ đầu nguồn tới Đankir (Lâm Đồng). Ở đây lòng sông
hẹp và độ dốc rất lớn, có thể tới 20-25%. Lòng sông lởm chởm những đá, nên ít có
tác dụng về giao thông cũng như thủy lợi. [25]
* Trung lưu:
Đoạn sông này rất dài, từ Đankir đến Tân Uyên. Trong đoạn này, nói chung
lòng sông mở rộng, độ dốc kém và dòng sông uốn khúc quanh co. Lượng nước sông
đã nhiều hơn nên việc đi lại thuận lợi. Tuy nhiên ở những nơi chuyển tiếp của các
cao nguyên, độ dốc lòng sông tăng và hình thành thành nhiều thác, ghềnh ít thuận
lợi cho giao thông, song lại có nhiều triển vọng về thủy điện như các thác Ankroet,
Trị An… [25]


* Hạ lưu:

Đoạn này từ Tân Uyên trở ra tới Cần Giờ. Ở đoạn này, lòng sông rất rộng và
có nơi sâu tới 18 m, lại chịu tác động mạnh của thủy triều, nên mang tính chất của
dạng cửa sông, vịnh khá điển hình. Thủy triều tác động lên tới Tân Uyên với biên
độ khá lớn. Đặc biệt, các chi lưu lớn phía dưới cũng chịu tác động mạnh của thủy
triều, như các sông: Vàm Cỏ Đông và Tây, sông Sài Gòn và cả sông Bé nữa. [25]
1.2.3. Đặc điểm khí hậu
Mùa mưa trên lưu vực bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11 hàng năm.
Có một số vùng mùa mưa bắt đầu sớm hơn, từ tháng 4, như: Đà Lạt, Liên Khương,
Di Linh, Bảo Lộc.
Mùa khô ở đây thường xuất hiện sớm, thời gian nóng có thể xảy ra trong các
tháng 2-4 hay 4-10, song thường là các tháng 3-4 và 3-8 dương lịch. Tháng nóng
nhất cũng xảy ra sớm, thường là tháng 4, có khi là tháng 5 dương lịch.
Nhiệt độ nước trung bình nhiều năm của sông Đồng Nai tại Trị An là 27,7oC,
còn của sông Bé tại Phước Hòa là 27,5oC, của rạch Sanh Đôi tại Lộc Ninh là
27,3oC, của sông Bến Đá tại Cần Đăng là 26,9oC và của sông Đak Nông tại Đak
Nông là 23,3oC… [25]
1.2.4. Đặc điểm thủy văn
Lượng nước phong phú, do lưu vực này ở sườn đón gió mùa Tây Nam, đồng
thời cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên lượng mưa ở đây khá lớn có
thể tới 2.300 mm/năm và mùa mưa kéo dài 6-7 tháng trong năm: tháng 5-10 hay có
khi là tháng 4-10 dương lịch. Tổng lượng dòng chảy của toàn hệ thống vào khoảng
hơn 43 tỷ/m3/năm) trong đó phần của sông Bé chiếm gần 1/4 và của sông La Ngà
hơn 1/8 tổng lượng chung.
Sau khi có công trình thuỷ điện Trị An, hồ Dầu Tiếng, lưu luợng trung bình
tháng trong mùa kiệt (các tháng 2, 3, 4) tăng lên 4 tới 5 lần so với trước, lưu lượng
mùa lũ (các tháng 8, 9, 10) giảm chỉ còn khoảng 50% so với trước khi có các công
trình. [25]


1.2.5. Đặc điểm kinh tế - văn hoá và xã hội của khu vực nghiên cứu

Sau hồ Trị An, sông Đồng Nai chảy qua các huyện Tân Uyên (tỉnh Bình
Dương), Vĩnh Cửu, thành phố Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai)
và quận 9, quận 2 (TP. Hồ Chí Minh) và hợp lưu với sông Sài Gòn ở Nam Cát Lái.
Đây là khu vực dân cư sinh sống đông đúc, có nhiều khu công nghiệp trọng điểm và
có các vùng trồng trọt, chăn nuôi… với những điều kiện kinh tế - văn hoá và xã hội
như sau:
* Huyện Tân Uyên (tỉnh Bình Dương): tổng diện tích 613,44 km2, dân số
169.309 người. Huyện có 2 khu công nghiệp như Khu công nghiệp Đất Cuốc, Khu
công nghiệp Nam Tân Uyên. Toàn huyện có 195 trang trại trồng trọt và chăn nuôi
với tổng diện tích khoảng 2.590 ha. Một số chủ trang trại lớn ở huyện đang có xu
hướng chuyển sang mô hình trang trại kết hợp với du lịch sinh thái. [38]
* Huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai): tổng diện tích 1092 km2, dân số 110.855
người. Huyện có nhiều khu vườn ăn trái ven sông Đồng Nai thuận lợi cho du lịch
sinh thái - tham quan nghiên cứu, đặc biệt là “Bưởi Tân Triều”. Hiện nay, diện tích
bưởi trên địa bàn xã Tân Bình đã phát triển lên đến 348 ha. [39], [40]
* Thành phố Biên Hoà (tỉnh Đồng Nai): tổng diện tích 264,08 km2, dân số
784.000 người. Thành phố Biên Hòa có 4 khu công nghiệp: Khu công nghiệp Biên
Hòa I, Khu công nghiệp Biên Hòa II, Khu công nghiệp Long Bình Tân ( Loteco),
Khu công nghiệp Amata, Khu công nghiệp AGTEX Long Bình. Nhờ có vị trí đặc
biệt là cầu nối giữa Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu - TP. Hồ Chí Minh, có quốc lộ
1A và đường sắt Bắc Nam chạy qua, thành phố Biên Hoà đã trở thành trọng điểm
của vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Biên Hoà là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh
tế và thu hút đầu tư luôn đứng trong tóp dẫn đầu cả nước. Cơ cấu kinh tế năm của
tỉnh như sau: công nghiệp - xây dựng chiếm 70,1%; nông - lâm nghiệp - thuỷ sản
chiếm 28,72%; dịch vụ chiếm 1,18%. Không chỉ là thành phố của những nhà máy,
xí nghiệp mà Biên Hoà còn là xứ sở của những thắng cảnh thiên nhiên như sông
Đồng Nai, hồ Long Ẩn cùng những công trình kiến trúc, những di tích lịch sử văn


hoá nổi tiếng như chùa Bửu Phong, chùa Quang Âm, đền Lễ Thành Hầu, Văn miếu

Đồng Nai… [39], [40]
* Huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai): tổng diện tích 431,01 km2, dân số
209.604 người. Huyện Long Thành là một trong những huyện có nền kinh tế quan
trọng của tỉnh Đồng Nai. Huyện có các khu công nghiệp như khu công nghiệp Long
Thành, khu công nghiệp Tam Phước, khu công nghiệp Long Đức, khu công nghiệp
Gò Dầu, khu công nghiệp An Phước, khu công nghiệp Lộc An - Bình Sơn (500 ha).
Huyện Long Thành có tiềm năng phát triển du lịch với các loại hình du lịch sinh
thái. [40]
* Huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai): tổng diện tích 41.089 ha, dân số 163.372
người. Tổng diện tích cây lương thực, rau màu trên toàn huyện Nhơn Trạch là 8.928
ha. Trong đó, cây lúa đạt 5.655 ha, năng suất cả năm ước đạt 45 tạ/ha; diện tích bắp
gieo trồng được 22 ha, đạt 100% kế hoạch, năng suất đạt 40 tạ/ha; cây mì đạt 705
ha; rau các loại là 647 ha. Riêng cây mía, tổng diện tích toàn huyện đến nay là 1.245
ha, đạt 96% kế hoạch năm. Huyện có tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm chủ yếu
trong cơ cấu kinh tế địa phương. Với nhiều khu công nghiệp trong điểm như Khu
công nghiệp Nhơn Trạch I, Khu công nghiệp Nhơn Trạch II, Khu công nghiệp
Nhơn Trạch II - Lộc Khang, Khu công nghiệp Nhơn Trạch II - Nhơn Phú, Khu công
nghiệp Nhơn Trạch III… [40]
* Quận 9 (TP. Hồ Chí Minh): tổng diện tích 114 km², dân số 255.036 người.
Quận 9 có khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh đang được xây dựng với diện tích
804 ha. Intel hiện là nhà đầu tư lớn nhất vào quận, đã đầu tư vào đây với số tiền
đăng kí ban đầu là 600 triệu đô - la Mĩ. [41]
* Quận 2 (TP. Hồ Chí Minh): tổng diện tích 49,74 km², dân số145.981 người.
Quận 2 có khu công nghiệp Cát Lái 2. Quận 2 là quận mới đô thị hóa, nơi có khu đô
thị mới Thủ Thiêm, trong tương lai gần là trung tâm tài chính thương mại mới của
TP. Hồ Chí Minh. [42]


Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƯ LIỆU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loài cá trên sông Đồng Nai, thuộc lưu
vực từ dưới đập Trị An đến ngã ba sông Nhà Bè.

2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 7/2010 đến tháng 8/2011, bao gồm: thời gian
thu thập mẫu cá, điều tra ngư dân ngoài thực địa; nghiên cứu tài liệu; phân tích mẫu
cá trong phòng thí nghiệm và viết đề tài. Trong suốt quá trình nghiên cứu chúng tôi
đã tiến hành 8 đợt khảo sát thực địa. Sau mỗi đợt nghiên cứu thực địa chúng tôi tiến
hành phân tích số liệu và định loại các mẫu vật thu thập được. Việc bố trí thời gian
nghiên cứu ngoài thực địa được thể hiện trên bảng 2.1.
Bảng2.1: Thời gian và địa điểm nghiên cứu

1

Số đợt
thu mẫu
Đợt 1

2

Đợt 2

3

Đợt 3

4

Đợt 4


5

Đợt 5

Diệu Hòa, Hòa Bình, Phân Trường 2,
phường Bửu Long, cầu Hóa An

6

Đợt 6

7

Đợt 7

8

Đợt 8

Phước Hội, Phước Hưng, Long Tân,
Long Trường, phà Cát Lái
Biên Hoà, Tân An - Vĩnh Cửu,
cầu Hoá An
phà Cát Lái, Phước Hưng, Long Tân,
Phước Hội

STT

Địa điểm thu mẫu


Thời gian

Phân Trường 2, Diệu Hòa, Hòa Bình,
1/7/2010 - 5/7/2010
phường Bửu Long, cầu Hóa An
(Mùa mưa)
Phước Hội, Phước Hưng, Long Tân, 15/8/2010 - 18/8/2010
Long Trường, phà Cát Lái
(Mùa mưa)
Tân An - Vĩnh Cửu, đập Trị An,
5/9/2010 - 7/9/2010
chợ Biên Hoà
(Mùa mưa)
Phước Hưng, Phước Hội, phà Cát
12/10/2010 - 15/10/2010
Lái, chợ Phước Hữu
(Mùa mưa)
26/11/2010 - 2/12/2010
(Mùa khô)
21/1/2011 - 24/1/2011
(Mùa khô)
4/3/2011- 9/3/2011
(Mùa khô)
10/4/2011- 14/4/2011
(Mùa khô)


2.3. Địa điểm nghiên cứu
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thu thập mẫu vật tại 10 địa điểm, thuộc lưu

vực sông Đồng Nai, đoạn từ dưới đập Trị An đến ngã ba sông Nhà Bè: Phân
Trường 2, Diệu Hòa, Hòa Bình, phường Bửu Long, cầu Hóa An, Phước Hội, Phước
Hưng, Long Tân, Long Trường, phà Cát Lái. Đoạn sông thuộc KVNC dài gần 100
km, với các điểm nghiên cứu chính được thể hiện rõ trên bảng 2.1 và bản đồ 2.1.

2.4. Tư liệu nghiên cứu
Tư liệu nghiên cứu bao gồm:
- 1025 tiêu bản cá thu thập được trong các đợt thực địa của chúng tôi tại KVNC.
- Nhật kí thực địa và các phiếu điều tra, phỏng vấn ngư dân và nhân dân địa phương
về những vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
- Các tài liệu đã công bố có liên quan đến đề tài.

2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
2.5.1.1. Phương pháp thu thập cá ngoài thực địa
* Nguyên tắc thu mẫu cá ngoài thực địa
- Thu mẫu tất cả các loài cá bắt gặp với số lượng nhiều, không nên chỉ chọn
các cá thể có kích thước lớn hoặc nhỏ mà phải thu thập hết các dạng như cá trưởng
thành, cá con.
- Thu mẫu vào các mùa khác nhau và vào các thời điểm khác nhau trong ngày.
- Thu mẫu ở nhiều địa điểm khác nhau thuộc khu vực nghiên cứu.
- Thu mẫu bằng tất cả các phương tiện đánh bắt có thể gặp.
* Cách thu thập mẫu cá
Trực tiếp đánh bắt; thuê ngư dân đánh bắt; chờ tại bãi cá để mua cá khi ngư
dân đánh bắt về; đặt thùng mẫu có chứa dung dịch chất định hình (formalin 8%) tại
thuyền của ngư dân để nhờ họ thu hộ hoặc có thể mua cá tại các chợ gần những địa
điểm cần thu mẫu và cần phải hỏi kĩ nơi đánh bắt trước khi thu mua.
* Xử lý và bảo quản mẫu cá



Mẫu thu được cần xử lý, bảo quản trong dung dịch định hình formalin 5% đến
8%. Các mẫu cá có kích thước lớn thì để cá nằm ngay ngắn trên khay nhựa, rồi tiêm
formalin vào xoang bụng, xoang hầu, hai bên thân và gốc các vây để mẫu cá cứng
và vây xòe đều. Cá có kích thước nhỏ dưới 10cm thì không cần tiêm formalin mà
ngâm cả con vào dung dịch formalin.
Cá sau khi xử lí được ngâm vào lọ hoặc thùng có kích thước thích hợp trong
đựng dung dịch định hình formalin 5-8% và dung dịch này phải luôn ngập cá để cá
không bị khô hoặc thối rữa.
* Ghi nhãn cho mẫu cá
Ghi nhãn bằng bút bi nước trên giấy không thấm những thông tin: số thứ tự
của mẫu, tên phổ thông, địa điểm thu mẫu, thời gian thu mẫu.
Sau đó, lật ngửa con cá lên và hướng đầu ra phía ngoài, gấp nhỏ nhãn đặt vào
dưới nắp mang bên phải của cá. Cá có mang nhỏ hoặc cá con thì sau khi chụp hình,
cho cá và nhãn cá vào trong cùng một túi nilon có đục lỗ để khi ngâm dung dịch
formalin ngấm đều vào cá.
2.5.1.2. Phương pháp chụp hình cá
Sau khi thu mẫu cần phải chụp hình ngay để cá còn tươi, sống, chưa mất màu.
Chọn khay nhựa có kích thước lớn, màu xanh da trời (hoặc tấm nhựa màu đen) để
làm nền, nổi bật hình cá khi chụp. Lật ngửa khay nhựa lên rồi đặt cá nằm ngay ngắn
trên khay sao cho đầu cá quay về phía tay trái. Phía dưới bụng cá đặt thước đo để
cho thấy kích thước thật của cá. Một tay xòe vây cá, một tay cầm cây cọ phết
formalin nguyên chất lên các vây lưng, vây ngực, vây bụng, vây hậu môn, vây đuôi
để các vây này xòe đều. Cá chụp lên hình sẽ đúng kĩ thuật và đẹp mắt.
2.5.1.3. Phương pháp ghi nhật kí
Ghi lại hoạt động khai thác và các phương tiên đánh bắt cá của ngư dân, đặc
điểm nhân văn của vùng nghiên cứu.
Chụp ảnh, quan sát màu sắc, hoạt động của cá khi còn tươi sống.


2.5.1.4. Phương pháp điều tra, phỏng vấn ngư dân và nhân dân địa phương

Tùy điều kiện cụ thể, có thể điều tra phỏng vấn hoặc nhờ đồng nghiệp điều tra,
phỏng vấn những thông tin liên quan đến các loài cá ở vùng nghiên cứu như: tên gọi
địa phương, tên gọi phổ thông; kích thước và khối lượng tối đa của các loài cá mà
họ gặp; phương tiện đánh bắt; số lượng cá thể loài nhiều hay ít; sự biến động của
các loài cá trước đây và bây giờ; nơi xuất hiện; tầng nước sống; mùa xuất hiện; mùa
sinh sản; nơi sinh sản; cách sinh sản; cá đi bầy đàn, từng cặp hay đơn lẻ; di cư; giá
trị kinh tế, tác dụng chữa bệnh….
Dùng hình ảnh, hình vẽ phỏng vấn ngư dân và nhân dân địa phương về đặc
điểm nhận diện các loài cá.
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
2.5.2.1. Phương pháp phân tích các số liệu hình thái

Hình 1. Sơ đồ chỉ dẫn các số đo ở cá (theo W. J. Rainboth, 1996)


* Các số đo hình thái
- Chiều dài cá trừ vây đuôi (Lo): là khoảng cách kể từ mút mõm đến gốc của
phần thân có phủ vảy.
- Chiều cao lớn nhất của thân (H): là khoảng cách từ khởi điểm gốc vây lưng
thứ nhất đến bụng theo chiều thẳng đứng.
- Chiều dài đầu (T): là khoảng cách mặt bên từ mút mõm (khi miệng đóng),
đến phần sau cùng của xương nắp mang (không kể màng mang).
- Đường kính mắt (O): đường kính ngang của mắt. Đo riêng đường kính giác
mạc; nếu có mí mắt cũng không tính.
- Khoảng cách giữa hai ổ mắt (OO).
- Sau đó tính tỉ lệ H/Lo; T/Lo; O/T; OO/T.
* Các chỉ số đếm
- Số lượng tia vây lưng (D), nếu có 2 vây lưng tách biệt thì vây lưng thứ nhất
(D 1 ), vây lưng thứ hai (D 2 ).
- Số lượng tia vây hậu môn (A).

- Số lượng tia vây ngực (P).
- Số lượng tia vây bụng (V).
- Số vảy đường bên (Sq).
+ Số vảy trên đường bên đặt trên gạch ngang.
+ Số vảy dưới đường bên đặt dưới gạch ngang.
Đối với những tia vây không phân nhánh, không phân đốt, gai cứng các tia vây
được biểu thị bằng chữ số La Mã. Các tia vây phân nhánh và các tia đơn không hóa
xương (tia mềm) được biểu thị bằng chữ số Ả Rập, cách nhau bởi dấu (.), dao động
giữa từng loại tia vây với nhau biểu thị bằng dấu gạch nối (-). Tia vây cứng, tia vây
mềm tính riêng. Tia vây thứ nhất là tia vây chìa ra ngay dưới lớp da.
2.5.2.2. Phương pháp định loại cá
* Yêu cầu khi định loại:
- Trước khi tiến hành định loại, cá được tách thành phenon đồng hương và
không đồng hương.


- Để xác định tên khoa học chính xác cần phải dựa vào các khóa định loại cá
tốt nhất đã có và những mô tả về các loài cá có trong vùng và các vùng lân cận. Xác
định tên loài khoa học chính xác và sắp xếp các loài cá theo hệ thống phân loại
Quốc tế của William N. Eschmeyer (1998).
* Các bước tiến hành định loại:
- Đối với những loài đã biết tên phổ thông, đối chiếu các chỉ số đo, đếm và mô
tả đặc điểm hình thái ngoài của mẫu vật thật với mô tả của tài liệu định loại để xác
định tên loài. Sau đó, tra trong hệ thống phân loại cá Quốc tế của William N.
Eschmeyer (1998) để sắp xếp loài đó vào hệ thống phân loại: giống, họ (phân họ),
bộ (phân bộ).
- Đối với những loài chưa biết tên phổ thông, tra theo khóa định loại để xác
định mẫu trong tay thuộc bộ (phân bộ), họ (phân họ), giống, loài nào. Kiểm tra tên
loài đã tra theo khóa định loại ở trên bằng cách:
+ So sánh mẫu cá với hình vẽ, hình chụp (nếu có). Vừa đo, đếm các chỉ số và

quan sát hình thái của mẫu vật thật, vừa đọc các mô tả chi tiết của loài đó trong tài
liệu định loại, rồi so sánh những điểm giống nhau và khác nhau với mẫu vật thật để
rút ra kết luận.
+ Nếu đối chiếu thấy hình thái của mẫu vật thật trùng với mô tả trong tài liệu
thì xác định tên khoa học cho loài đó. Đồng thời rút ra những điểm khác nhau nhỏ
giữa mẫu vật thật với mô tả trong tài liệu (nếu có). Nếu giữa mẫu vật thật với mô tả
khác nhau quá nhiều thì phải định loại lại.
2.5.2.3. Phương pháp xây dựng bộ sưu tập cá
- Sau khi định loại cho cá vào lọ có kích thước phù hợp, đầu cá quay xuống
dưới đáy lọ, đổ dung dịch formalin 8% vào ngập cá đậy kín nắp để cá không bị
hỏng trong quá trình lưu trữ.
- Bên ngoài lọ dán nhãn cá để trưng bày gồm các thông tin như địa điểm lưu
trữ mẫu, tên phổ thông, tên khoa học và tên giống, tên họ, bộ, địa điểm thu mẫu và
ngày thu mẫu.


2.5.2.4. Phương pháp xác định mức độ gần gũi về thành phần loài
Để tính mức độ gần gũi về thành phần loài cá giữa 2 khu hệ nghiên cứu, chúng
tôi sử dụng công thức của Stugren - Radulescu (1961) [21]:
R=

2R s + R ss
2+1

; RS =

(X + Y) - Z

; RSS =


X+Y+Z

(X’ + Y’) – Z’
X’+Y’ + Z’

Trong đó:
R: là hệ số tương quan giữa 2 khu hệ phân bố.
R S : là hệ số tương quan giữa 2 khu hệ phân bố ở mức độ loài.
R SS : là hệ số tương quan giữa 2 khu hệ phân bố ở mức độ phân loài.
X (X’): là số loài (phân loài) có ở khu hệ A mà không có ở khu hệ B.
Y (Y’): là số loài (phân loài) có ở khu hệ B mà không có ở khu hệ A.
Z (Z’): là số loài (phân loài) có cả ở 2 khu hệ A và B.
R biến thiên từ -1 đến +1 và được phân chia theo mức độ sau:
+ R = từ -1 đến -0,70: quan hệ rất gần gũi.
+ R = từ -0,69 đến -0,35: quan hệ gần gũi.
+ R = từ -0,34 đến 0: quan hệ rất gần ít.
+ R = từ 0 đến +0,34: khác nhau ít.
+ R = từ +0,35 đến +0,69: khác nhau.


Hình 2. Bản đồ khu vực nghiên cứu
Chú thích:
Địa điểm nghiên cứu chính
Tỉ lệ: 1:500.000


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Danh sách các loài cá ở khu vực nghiên cứu
Với 1025 mẫu cá thu thập được tại khu vực nghiên cứu trong các đợt khảo
sát thực địa, qua quá trình định loại chúng tôi đã xác định được 146 loài cá, thuộc

101 giống, 49 họ, 14 bộ (Bảng 3. 1).


×