Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

nghiên cứu khả năng sinh kháng sinh của chủng aspergillus sp phân lập từ rừng ngập mặn cần giờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
__________________________

Trần Thị Minh Định

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH KHÁNG SINH CỦA
CHỦNG ASPERGILLUS SP.
PHÂN LẬP TỪ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thành Phố Hồ Chí Minh - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_________________________

Trần Thị Minh Định

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH KHÁNG SINH CỦA
CHỦNG ASPERGILLUS SP.
PHÂN LẬP TỪ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

Chuyên ngành: Vi sinh vật
Mã số: 60 42 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. TRẦN THANH THỦY

Thành Phố Hồ Chí Minh - 2011


LỜI CẢM ƠN
 Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thanh Thủy, người đã tận tình
hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình tôi tiến hành đề tài.
 Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô Khoa Sinh học Trường Đại học Sư phạm
Tp. Hồ Chí Minh đã hết lòng dạy dỗ tôi.
 Tôi xin cảm ơn Thầy Phạm Văn Thông, TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, TS.
Nguyễn Tiến Công đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài.
 Tôi xin cảm ơn em Nguyễn Vũ Mai Trang, bạn Salihah và bạn Văn Đức Thịnh
đã rất nhiệt tình giúp đỡ và động viên tôi.
 Tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên
cạnh, ủng hộ tôi.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Các
tài liệu tham khảo trích dẫn đều có nguồn gốc xác thực.
Tác giả luận văn

Trần Thị Minh Định


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... ii

MỤC LỤC

............................................................................................................. iii

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ............................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ ............................................................. xii
MỞ ĐẦU

.............................................................................................................. 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3
1.1. Sơ lược về CKS .............................................................................................. 3
1.1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu CKS .............................................................. 3
1.1.3. Cơ chế tác động của CKS ........................................................................ 6
1.1.4. Phân loại CKS ......................................................................................... 9
1.1.5. Ứng dụng CKS ....................................................................................... 13
1.3. Nấm sợi RNM và khả năng sinh CKS .......................................................... 19
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng lên khả năng sinh trưởng và sinh KS của NS ........... 21
1.5. Tách chiết và tinh sạch CKS ......................................................................... 25
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 27
2.1. Vật liệu .......................................................................................................... 27
2.1.1. VSV kiểm định ........................................................................................ 27
2.1.2. Hóa chất ................................................................................................ 27
2.1.3. Thiết bị và dụng cụ ................................................................................ 27
2.1.4. Các MT nghiên cứu đã sử dụng............................................................. 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 29
2.2.1. Phương pháp xác định hoạt tính KS ...................................................... 29
2.2.1.1. Phương pháp khối thạch ................................................................ 29

2.2.1.2. Phương pháp đục lỗ ....................................................................... 29
2.2.1.3. Phương pháp khoanh giấy lọc ....................................................... 30
2.2.2. Phương pháp xác định hoạt tính enzyme ngoại bào .............................. 30
2.2.3. Phương pháp quan sát hình thái và định danh nấm sợi ......................... 30
2.2.3.1. Quan sát đại thể ............................................................................. 30
2.2.3.2. Quan sát vi thể ............................................................................... 31
2.2.3.3. Định danh bằng sinh học phân tử .................................................. 31


2.2.4. Phương pháp xác định sinh khối NS theo Egorov................................. 32
2.2.5. Phương pháp khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và khả
năng sinh KS .................................................................................................... 32
2.2.5.1. Lựa chọn MT nuôi cấy thích hợp ................................................... 32
2.2.5.2. Ảnh hưởng của độ mặn .................................................................. 32
2.2.5.3. Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng carbon .................................... 33
2.2.5.4. Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng nitơ ......................................... 33
2.2.5.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ ................................................................. 33
2.2.5.6. Ảnh hưởng của pH ban đầu ........................................................... 33
2.2.5.7. Xác định động học quá trình lên men ............................................ 33
2.2.6. Khảo sát các điều kiện ảnh hưởng lên độ bền CKS .............................. 34
2.2.6.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ ................................................................. 34
2.2.6.2. Ảnh hưởng của pH ......................................................................... 34
2.2.6.3. Ảnh hưởng của thời gian ................................................................ 34
2.2.7. Khảo sát khả năng làm giảm sinh khối nấm gây bệnh cây trồng của dịch lên men
......................................................................................................................... 34
2.2.8. Xác định dung môi để thu nhận CKS thô .............................................. 34
2.2.9. Xác định nồng độ ức chế tối thiểu MIC ................................................ 35
2.2.10. Tách chiết và tinh sạch CKS ............................................................... 35
2.2.10.1. Sắc ký bản mỏng........................................................................... 35
2.2.10.2. Sắc ký cột...................................................................................... 36

2.2.11. Phương pháp xử lí số liệu .................................................................... 36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ............................................................. 37
3.1. Tuyển chọn chủng NS có hoạt tính đối kháng mạnh .................................... 37
3.2. Đặc điểm sinh học và phân loại .................................................................... 38
3.3. Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện MT lên khả năng sinh trưởng và hoạt tính đối
kháng của chủng Asp. terreus Đ1 ........................................................................ 41
3.3.1. Ảnh hưởng của MT nuôi cấy ................................................................. 41
3.3.2. Ảnh hưởng của nồng độ muối................................................................ 43
3.3.3. Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng carbon ............................................ 46
3.3.4. Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng nitơ ................................................. 48
3.3.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ ......................................................................... 50
3.3.6. Ảnh hưởng của pH ban đầu ................................................................... 51
3.3.7. Động học quá trình lên men .................................................................. 53
3.4. Khảo sát enzyme ngoại bào .......................................................................... 55


3.5. Khảo sát khả năng kháng khuẩn ................................................................... 56
3.6. Khảo sát khả năng kháng nấm ...................................................................... 57
3.7. Một số yếu tố ảnh hưởng đến độ bền CKS của chủng Asp. terreus Đ1 ....... 59
3.7.1. Độ bền nhiệt........................................................................................... 59
3.7.2. Độ bền pH .............................................................................................. 60
3.7.3. Độ bền thời gian .................................................................................... 62
3.8. Bước đầu tìm hiểu khả năng ứng dụng dịch lên men của chủng Asp. terreus Đ1 làm
giảm sinh khối nấm P. palmivora ........................................................................ 63
3.9. Xác định dung môi để thu CKS thô từ chủng Asp. terreus Đ1 .................... 66
3.10. So sánh CKS thô của chủng Asp. terreus Đ1 với các CKS khác ............... 69
3.11. Xác định MIC của CKS từ chủng Asp. terreus Đ1 ..................................... 70
3.12. Tinh sạch CKS ............................................................................................ 71
3.12.1. Sắc ký bản mỏng.................................................................................. 71
3.12.2. Sắc ký cột............................................................................................. 72

3.12.2.1. Sắc ký cột cao hexan .................................................................... 72
3.12.2.2. Sắc ký cột cao ethyl acetate ......................................................... 73
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 77
4.1. Kết luận ......................................................................................................... 77
4.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 79
PHỤ LỤC


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CKS

Chất kháng sinh

IC50

The half maximal inhibitory concentration
(Nồng độ ức chế 50%)

KL

Khuẩn lạc

KS

Kháng sinh

MIC

Minimum Inhibitory Concentration

(Nồng độ ức chế tối thiểu)

MRSA

Methicillin Resistant Staphylococcus aureus
(Staphylococcus aureus kháng methicillin)

MT

Môi trường

NMR

Nuclear magnetic resonance
(Phổ cộng hưởng từ hạt nhân)

NS

Nấm sợi

NIC

Non- Inhibitory Concentration
(Nồng độ không ức chế)

RNM

Rừng ngập mặn

VK


Vi khuẩn

VKG(+)

Vi khuẩn Gram dương

VKG(-)

Vi khuẩn Gram âm

VSV

Vi sinh vật


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Hoạt tính đối kháng của các chủng NS phân lập từ RNM Cần Giờ ..............37
Bảng 3.2. Đặc điểm phân loại chủng nấm sợi Đ1 ..........................................................39
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của MT nuôi cấy lên sinh trưởng và hoạt tính đối kháng của chủng
Asp. terreus Đ1 ...............................................................................................................41
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ muối lên khả năng sinh trưởng và hoạt tính đối kháng
của chủng Asp. terreus Đ1 .............................................................................................44
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng carbon lên khả năng sinh trưởng và hoạt tính
đối kháng của chủng Asp. terreus Đ1 ............................................................................46
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng nitơ lên hoạt tính đối kháng của chủng Asp.
terreus Đ1 .......................................................................................................................48
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên khả năng sinh trưởng và hoạt tính đối kháng của
chủng Asp. terreus Đ1 ....................................................................................................50
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của pH ban đầu trong MT nuôi cấy lên khả năng sinh trưởng và hoạt

tính đối kháng của chủng Asp. terreus Đ1 .....................................................................52
Bảng 3.9. Động học quá trình lên men của chủng Asp. terreus Đ1 ...............................53
Bảng 3.10. Hoạt tính enzyme ngoại bào của chủng Asp. terreus Đ1.............................55
Bảng 3.11. Khả năng đối kháng với một số VK của chủng Asp. terreus Đ1.................56
Bảng 3.12. Khả năng đối kháng với một số nấm gây bệnh cây trồng của chủng Asp. terreus
Đ1 ...................................................................................................................................57
Bảng 3.13. Độ bền nhiệt của CKS chủng Asp. terreus Đ1 ............................................59
Bảng 3.14. Độ bền pH của CKS chủng Asp. terreus Đ1 ...............................................60
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của thời gian lên hoạt tính đối kháng của dịch lên men chủng Asp.
terreus Đ1 .......................................................................................................................62
Bảng 3.16. Khả năng làm giảm sinh khối P. palmivora của dịch lên men chủng Asp. terreus
Đ1 ...................................................................................................................................64
Bảng 3.17. Hoạt tính CKS thô chủng Asp. terreus Đ1 khi thu nhận bằng các dung môi khác
nhau ................................................................................................................................66
Bảng 3.18 . Hoạt tính CKS thô chủng Asp. terreus Đ1 khi thu nhận n-hexan và ethyl acetate
........................................................................................................................................68
Bảng 3.20. Rf của CKS từ chủng Asp. terreus Đ1 khi triển khai sắc ký trong các hệ dung
môi khác nhau ................................................................................................................71


Bảng 3.21. Sắc ký cột cao n-hexan ................................................................................72
Bảng 3.22. Sắc ký bản mỏng để kiểm tra độ tinh khiết của phân đoạn H2 ...................72
Bảng 3.24. Sắc ký bản mỏng phân đoạn E5 ...................................................................74


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc vòng β-lactam [54] ............................................................................5
Hình 1.2. Cấu trúc CKS streptomycin [55] ......................................................................5
Hình 1.3. Cấu trúc CKS tetracyclin [56] ..........................................................................5
Hình 1.4. Cấu trúc CKS erythromycin [57] .....................................................................6

Hình 1.5. Cấu trúc CKS amphotericin B [58] ..................................................................6
Hình 1.6. Cấu trúc CKS penicillin [59]..........................................................................11
Hình 1.7. Cấu trúc CKS cephalosporin [60] ..................................................................12
Hình 1.8. Cấu trúc CKS fumagillin [61] ........................................................................12
Hình 1.9. Cấu trúc CKS griseofulvin [62] .....................................................................13
Hình 1.10. Sản lượng nông nghiệp bị thất thoát [25] .....................................................15
Hình 3.1. Hoạt tính đối kháng với B. subtilis của chủng Đ1 .........................................38
Hình 3.2. Hoạt tính đối kháng với E. coli của chủng Đ1 ...............................................38
Hình 3.3. Mặt trên KL chủng Đ1 ...................................................................................39
Hình 3.4. Mặt trái KL chủng Đ1 ....................................................................................39
Hình 3.5. Sợi nấm chủng Đ1 (x400) ..............................................................................40
Hình 3.6. Cuống sinh bào tử chủng Đ1 (x400) ..............................................................40
Hình 3.7. Thể bình chủng Đ1 (x400) .............................................................................40
Hình 3.8. Bào tử chủng Đ1 (x400) .................................................................................40
Hình 3.9. Hoạt tính đối kháng của chủng Asp. terreus Đ1 khi được nuôi cấy trên các MT
khác nhau ........................................................................................................................43
Hình 3.10. Hoạt tính đối kháng của chủng Asp. terreus Đ1 trên MT có nồng độ muối khác
nhau ................................................................................................................................46
Hình 3.11. Hoạt tính đối kháng của chủng Asp. terreus Đ1 trên MT có nguồn carbon khác
nhau ................................................................................................................................48
Hình 3.12. Hoạt tính đối kháng của chủng Asp. terreus Đ1 trên MT có nguồn nitơ khác nhau
........................................................................................................................................50
Hình 3.13. Hoạt tính đối kháng của chủng Asp. terreus Đ1 khi được nuôi cấy ở các nhiệt độ
khác nhau ........................................................................................................................51
Hình 3.14. Hoạt tính đối kháng của chủng Asp. terreus Đ1 ở các điều kiện pH khác nhau
........................................................................................................................................52


Hình 3.15. Hoạt tính đối kháng của chủng Asp. terreus Đ1 ở thời gian nuôi cấy khác nhau
........................................................................................................................................55

Hình 3.16. Hoạt tính enzyme của chủng Asp. terreus Đ1 ..............................................56
Hình 3.17. Khả năng đối kháng với S. aureus của chủng Asp. terreus Đ1 ....................57
Hình 3.18. Khả năng đối kháng với MRSA của chủng Asp. terreus Đ1 ........................57
Hình 3.19. Khả năng đối kháng với P. palmivora của chủng Asp. terreus Đ1 ..............58
Hình 3.20. Khả năng đối kháng với Colletotrichum sp. của chủng Asp. terreus Đ1 .....58
Hình 3.21. Hoạt tính đối kháng của chủng Asp. terreus Đ1 khi xử lí ở các nhiệt độ khác
nhau ................................................................................................................................60
Hình 3.22. Hoạt tính đối kháng của chủng Asp. terreus Đ1 khi xử lí ở các điều kiện pH khác
nhau ................................................................................................................................62
Hình 3.23. Hoạt tính đối kháng của chủng Asp. terreus Đ1 sau các khoảng thời gian bảo
quản khác nhau ...............................................................................................................63
Hình 3.24. Khả năng ức chế sinh khối P. palmivora của dịch lên men chủng Asp. terreus Đ1
sau 2 ngày nuôi cấy ........................................................................................................65
Hình 3.25. Hoạt tính đối kháng của CKS thô chủng Asp. terreus Đ1 thu bằng các dung môi
khác nhau ........................................................................................................................67
Hình 3.26. Hoạt tính đối kháng của dịch lên men chủng Asp. terreus trước khi lắc với các
dung môi .........................................................................................................................67
Hình 3.27. Hoạt tính đối kháng của dịch lên men chủng Asp. terreus Đ1 sau khi lắc với các
dung môi .........................................................................................................................67
Hình 3.28. Hoạt tính đối kháng của CKS thô chủng Asp. terreus Đ1 thu bằng n-hexan68
Hình 3.29. Hoạt tính đối kháng của CKS thô chủng Asp. terreus Đ1 thu bằng ethyl acetate
........................................................................................................................................68
Hình 3.30. Hoạt tính đối kháng của dịch lên men chủng Asp. terreus trước khi lắc với các
dung môi .........................................................................................................................69
Hình 3.31. Hoạt tính đối kháng của dịch lên men chủng Asp. terreus Đ1 sau khi lắc với nhexan và ethyl acetate.....................................................................................................69
Hình 3.32. Hoạt tính đối kháng của 30 µg CKS thô chủng Asp. terreus Đ1 .................70
Hình 3.33. Hoạt tính đối kháng của 2 µg CKS thô chủng Asp. terreus Đ1 ...................70
Hình 3.34. Hoạt tính đối kháng của 10 µg CKS thô chủng Asp. terreus Đ1 .................70
Hình 3.35. Hoạt tính đối kháng của 10 µg ampicillin ....................................................70



Hình 3.36. Hoạt tính đối kháng của 15 µg erythromycin ..............................................70
Hình 3.37. Hoạt tính đối kháng của 2 µg clindamycin ..................................................70
Hình 3.38. Hiện hình sinh học bản mỏng sắc ký trên hệ 100 chloroform: 1 methanol (cao nhexan) .............................................................................................................................71
Hình 3.39. Hiện hình bằng H 2 SO 4 bản mỏng sắc ký trên hệ 100 chloroform: 1 methanol
(cao ethyl acetate) ...........................................................................................................71
Hình 3.40. Hiện hình sinh học bản mỏng sắc ký phân đoạn H2 trong 100% acetonitril73
Hình 3.41. Bản mỏng theo dõi sắc ký cột cao ethyl acetate...........................................73
Hình 3.42. Hiện hình hóa học bản mỏng sắc ký phân đoạn E5 trong hệ dung môi 100
chloroform: 3 acid acetic ................................................................................................75
Hình 3.43. Hiện UV bản mỏng chế hóa phân đoạn E5 ..................................................75
Hình 3.44. Qui trình tinh chế CKS .................................................................................76


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của MT nuôi cấy lên hoạt tính đối kháng của chủng Asp. terreus
Đ1 ............................................................................................................................. 42
Đồ thị 3.1. Ảnh hưởng của nồng độ NaCl lên sinh trưởng và hoạt tính đối kháng của chủng
Asp. terreus Đ1 ......................................................................................................... 44
Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của nguồn carbon lên hoạt tính đối kháng của chủng Asp. terreus
Đ1 ............................................................................................................................. 47
Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của nguồn nitơ lên hoạt tính đối kháng của chủng Asp. terreus Đ1
.................................................................................................................................. 49
Đồ thị 3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh trưởng và hoạt tính đối kháng của chủng Asp.
terreus Đ1 ................................................................................................................. 51
Đồ thị 3.3. Động học quá trình lên men của chủng Asp. terreus Đ1 ....................... 54
Đồ thị 3.4. Độ bền pH của CKS của chủng Asp. terreus Đ1 ................................... 61
Đồ thị 3.5. Ảnh hưởng của thời gian lên hoạt tính đối kháng của dịch lên men chủng Asp.
terreus Đ1 ................................................................................................................. 63
Đồ thị 3.6. Sự thay đổi sinh khối nấm P. palmivora theo thời gian......................... 64

Đồ thị 3.7. Sự thay đổi sinh khối nấm P. palmivora theo nồng độ dịch lên men .... 65
Biểu đồ 3.4. Hoạt tính đối kháng của CKS thô chủng Asp. terreus Đ1 khi thu nhận bằng các
dung môi khác nhau ................................................................................................. 66


MỞ ĐẦU
 Lí do chọn đề tài
Chất kháng sinh (CKS) có vai trò rất quan trọng trong việc chữa trị các bệnh nhiễm
trùng cho con người, động vật và bảo vệ thực vật. Từ sau phát hiện penicillin của Alexander
Fleming (1928), CKS luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trên khắp
thế giới. Ngày càng nhiều CKS được đưa vào sử dụng, giúp con người đẩy lùi các vi sinh
vật (VSV) gây bệnh. Tuy nhiên, cùng với việc sử dụng kháng sinh (KS) là sự xuất hiện các
VSV kháng thuốc. Tình trạng nhiễm các VSV kháng đa KS ngày càng trở nên phổ biến như
Candida sp., Staphylococcus epidermis, Staphylococcus aureus, Streptococcus sp.,
Enterococcus sp., Escherichia coli,… Điều này đã làm cho các CKS hiện có trở nên mất tác
dụng. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn của mình, con người phải tìm kiếm những CKS mới
với cơ chế tác động mới (Kotra và Mobashery, 1998; Morschhauser và cộng sự, 2000;
Sandven, 2000; Thomson và Moland, 2000).
Trong số các VSV sinh KS, nấm sợi (NS) là đối tượng có ý nghĩa cả về mặt lịch sử lẫn
y học. NS là đối tượng sinh ra một lượng lớn CKS kháng vi khuẩn (VK), kháng virus,
kháng khối u và kháng nấm. Trong số 23000 chất từ VSV có hoạt tính sinh học như kháng
nấm, kháng khuẩn, kháng virus,… có đến 42% trong số đó có nguồn gốc từ các loài thuộc
giới nấm [18].
Hơn nữa, so với CKS từ VK và xạ khuẩn, CKS từ NS có nhiều hứa hẹn hơn trong việc
điều trị bệnh cho con người. Vì tế bào của NS và của người đều là tế bào eukaryote, nên đặc
điểm miễn dịch có nhiều điểm tương đồng. CKS từ nấm sẽ có hiệu quả hơn trong việc giúp
con người chống lại các bệnh nhiễm trùng [37].
Trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học trong nước cũng như trên thế giới đặc
biệt lưu ý đến việc tìm kiếm CKS từ NS rừng ngập mặn (RNM). Bởi theo các nhà khoa học,
chúng là nguồn sinh các chất có hoạt tính sinh học dồi dào, trong đó có CKS. Và thực tế, họ

đã phát hiện nhiều hợp chất kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus, kháng ung thư,… từ NS
rừng ngập mặn với hoạt tính mạnh hơn rất nhiều so với NS từ đất liền.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về nấm sợi RNM sinh KS còn ít. Đặc biệt, nấm sợi ở
RNM Cần Giờ sinh KS vẫn còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ.
Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh
kháng sinh của chủng Aspergillus sp. phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ”.
 Mục tiêu: Góp phần nghiên cứu về NS sinh KS ở RNM Cần Giờ.


 Nhiệm vụ
- Tuyển chọn chủng NS phân lập từ RNM Cần Giờ có hoạt tính KS mạnh.
- Phân loại đến loài chủng NS nghiên cứu.
- Nghiên cứu các điều kiện môi trường (MT) thích hợp cho sinh trưởng và sinh KS của
chủng tuyển chọn.
- Khảo sát phổ tác động của CKS từ chủng NS nghiên cứu.
- Khảo sát các tính chất lí hóa của CKS từ chủng NS nghiên cứu.
- Bước đầu thử nghiệm khả năng ức chế nấm gây bệnh cây trồng của dịch lên men từ
chủng NS nghiên cứu.
- Tìm hiểu khả năng tách chiết để thu nhận CKS thô.
 Đối tượng nghiên cứu: Các chủng NS phân lập từ RNM Cần Giờ trong bộ sưu tập
giống của PTN Vi sinh – Sinh hóa.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược về CKS
CKS là chất có nguồn gốc thiên nhiên và các sản phẩm cải biến của chúng bằng con
đường hóa học có khả năng tác dụng chọn lọc đối với sự phát triển của VSV ở ngay cả nồng
độ thấp (10-3 – 10-2 µg/ml) [8], [28], [47].
1.1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu CKS
Bệnh truyền nhiễm luôn là mối đe dọa lớn đến sức khỏe của con người. Từ xa xưa, con

người đã biết đến khả năng đối kháng của nấm mốc xanh. Lebedinsky (1877) báo cáo về
khả năng ức chế các VK đường ruột bởi nấm mốc. Tuy nhiên, những hiểu biết này chưa
mang tính hệ thống, và các nhà nghiên cứu chỉ quan tâm đến khả năng kháng VSV của nấm
mốc [36].
Mãi đến năm 1928, thời đại nghiên cứu CKS một cách có hệ thống mới bắt đầu. Thời
đại này được đánh dấu bằng phát hiện ra penicillin của Alexander Fleming (1881 - 1955).
Tháng 9 năm 1928, Fleming phát hiện ra nấm Penicillium notatum có khả năng làm tan
Staphylococcus, và đặt tên cho chất kháng khuẩn này là penicillin. Công trình này được
công bố vào năm 1929. Tuy nhiên, nó đã bị rơi vào quên lãng do ông chưa tìm ra được cách
chiết tách penicillin và giới y học thời bấy giờ cho rằng nấm chỉ đem lại bệnh tật, chứ không
thể chữa bệnh được [4], [7], [8], [18], [28], [36], [47].
Năm 1940, E. Chain, H. W. Florey đã lặp lại thí nghiệm của Fleming, chiết rút thành
công penicillin. Mặc dù, chế phẩm này chỉ mới chứa 1% CKS nhưng nó đã đẩy lùi nhiều
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và mở ra một kỷ nguyên mới- kỷ nguyên CKS [7], [8], [12],
[36], [47].
Những năm 1940 – 1959 được coi là thời kỳ hoàng kim của việc nghiên cứu CKS.
Hàng loạt CKS được phát hiện trong giai đoạn này có ứng dụng trong y học như:
actinomycin (Waksman, 1940), chloramphenicol (Erhlich, 1947), chlotetracyclin (Dugar,
1948). Trong thập niên 60 và 70 của thế kỉ 20, ngành công nghiệp CKS đã bùng nổ khắp thế
giới. Vào những năm 1990, nhiều công ty dược phẩm đã đầu tư để nghiên cứu và phát triển
tìm ra các CKS mới do tình trạng kháng thuốc lan tràn của VSV gây bệnh [8]. Đến nay, số
lượng CKS tăng lên đến hơn 17000 chất. Tuy nhiên, chỉ có 1 - 2 % CKS đủ tiêu chuẩn để sử
dụng rộng rãi trong y học [7].


Sự xuất hiện ngày càng nhiều VK đa kháng thuốc và sự thiếu hụt các nhóm CKS mới
làm cho chúng ta đang phải đối mặt với thời kỳ hậu KS. Chính vì thế, nhiệm vụ đặt ra cho
ngành công nghiệp sản xuất CKS là: một mặt cải biến các CKS cũ để tránh tình trạng kháng
thuốc, mặt khác cũng phải thúc đẩy nghiên cứu và phát triển để tìm ra các CKS mới với các
cơ chế tác động mới hoàn toàn [8].

Các thành tựu gần đây trong sinh học phân tử như tái tổ hợp DNA, kỹ thuật tách dòng
gen và biểu hiện tổng hợp ở E. coli mở ra phương hướng triển vọng trong việc sản xuất các
CKS. Kỹ thuật cố định enzyme và cố định tế bào được coi là một trong những hướng nghiên
cứu, sản xuất CKS trong những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 [7].
Ở Việt Nam, những nghiên cứu đầu tiên về CKS được tiến hành bởi Giáo sư Đặng
Văn Ngữ. Năm 1951, ông tổ chức 5 đội cơ động sản xuất dịch lọc penicillin để rửa vết
thương cho thương binh trong chiến dịch Thu – Đông. Nhiều thương binh đã được chữa
lành vết thương bằng dịch lọc CKS này. Sau kháng chiến 9 năm, công trình này được
nghiên cứu tiếp tục ở trường Đại học Y Dược Hà Nội [7], [8].
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội đã nghiên cứu
sự phân bố, sự lên men các chủng xạ khuẩn sinh CKS có hoạt tính mạnh, phổ rộng từ đất
Việt Nam. Viện Khoa học Việt Nam đã nghiên cứu sản xuất và khả năng ứng dụng của chế
phẩm Biovit, Teravit, Bacitracin vào chăn nuôi và bảo vệ cây trồng trong nông nghiệp [7],
[8].
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân về khách quan và chủ quan nên tình hình nghiên cứu
về CKS ở Việt Nam hiện nay còn phát triển chậm chạp so với trình độ thế giới [8].
1.1.2. Bản chất CKS
CKS là một nhóm chất đa dạng về mặt hóa học. Trọng lượng phân tử biến động từ 150
– 5000 dalton. Trong một số phân tử chỉ chứa C và H hoặc thường chứa C, H, O, N. Một số
chất khác còn chứa cả S, P và halogen. CKS thường chứa nhóm chức như hydroxyl,
carboxyl, carbonyl,… đồng thời có cấu trúc đặc trưng của chất hữu cơ (vòng thơm, dị vòng,
carbohydrat, polypeptide) [7], [8], [12].
Tất cả các CKS đều ở thể rắn và có cấu tạo hóa học rất khác nhau. Trên cơ sở đó, CKS
được chia thành các nhóm chính sau (Egorov và cộng sự, 1985) [8], [36].
 Nhóm β-lactam: là một trong những nhóm KS quan trọng nhất cả về mặt lịch sử lẫn
mặt y học. Nhóm này bao gồm: penicillin, monobactam, cephalosporin, carbapenem. Tất cả
các CKS nhóm này đều có chứa vòng β-lactam đặc trưng, gồm 3 nguyên tử carbon và một


nguyên tử nitơ, là một hệ thống dị vòng phức tạp (hình 1.1). Cơ chế tác động của nhóm KS

này là ức chế sự tổng hợp thành tế bào của VK [7], [8], [12].

Hình 1.1. Cấu trúc vòng β-lactam [54]
 Nhóm polypeptide: tiêu biểu là các CKS bacitracin, polymyxin, gramicidin,… Các
CKS này có cấu tạo hóa học là các chuỗi acid amin, có chiều dài từ vài amino aid đến 100
acid amin. Hiện nay người ta đã biết khoảng 1528 CKS thuộc nhóm polypeptide. Tác dụng
chủ yếu là chống VKG(-), do các loại VSV khác nhau sinh ra [23].
 Nhóm aminoglycoside: là những CKS có chứa các đường amin nối với các đường
amin khác bởi liên kết glycoside (hình 1.2). Tiêu biểu là streptomycin, neomycin,
kanamycin,… [8].

Hình 1.2. Cấu trúc CKS streptomycin [55]
 Nhóm tetracyclin: tiêu biểu là chlotetracyclin, oxytetracyclin, tetracyclin,… Chúng
có phổ kháng khuẩn rộng và phần lớn do các loài của chi Streptomyces sinh ra.

Hình 1.3. Cấu trúc CKS tetracyclin [56]


 Nhóm macrolide: tiêu biểu là CKS erythromycin. CKS này có chứa vòng lactone
nối với các aminosaccharose (hình 1.4).

Hình 1.4. Cấu trúc CKS erythromycin [57]
 Nhóm polyen: tiêu biểu là nystatin, amphotericin B. CKS nhóm này có 3 hoặc
nhiều hơn nối đôi hóa trị giữa các nguyên tử carbon (hình 1.5). Chúng có tác dụng chống
VKG(-) yếu, chống VKG(+), nấm men, nấm mốc, tuyến trùng [8].

Hình 1.5. Cấu trúc CKS amphotericin B [58]
1.1.3. Cơ chế tác động của CKS
Khác với các chất độc, CKS có tác dụng đặc hiệu. CKS tác động lên những vị trí đích
khác nhau trong tế bào, qua đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của VSV. Cơ chế tác động

này phụ thuộc vào bản chất hóa học, nồng độ chế phẩm, cấu trúc hiển vi của tế bào VSV,
điều kiện biểu hiện chúng và thể hiện theo những phương thức sau:
1.1.3.1. Ức chế tổng hợp thành tế bào
 CKS kháng khuẩn tác động theo cơ chế ức chế tổng hợp thành tế bào
Thành tế bào VK có cấu trúc đặc biệt với nhiều chức năng: duy trì hình dạng tế bào,
bảo vệ tế bào chống lại áp suất thẩm thấu, là thụ thể của các thể thực khuẩn (bacteriophage),
chứa các phần phụ của tế bào [3], [4], [22], [24], [47]. Thành phần chính của thành tế bào
VK là lớp peptidoglycan. Peptidoglycan là một đại phân tử, có cấu trúc gồm các chuỗi


polysaccharide thẳng, liên kết chéo với nhau bằng các đoạn peptide ngắn. Trong đó, có cả
các acid amin dạng L và dạng D [26].
Quá trình tổng hợp thành tế bào VK bao gồm nhiều bước được xúc tác bởi các enzyme
[7]. CKS có thể tác động ở nhiều bước khác nhau trong quá trình này, làm phân giải thành
và làm cho VK chết. Trong một số trường hợp, CKS ức chế tổng hợp thành tế bào làm giải
phóng các acid lipoteichoic, dẫn tới hoạt hóa các enzyme thủy phân thành tế bào và làm cho
thành tế bào tan rã [22].
Các CKS tác động theo cơ chế ức chế tổng hợp thành tế bào VK gồm có:
phosphomycin, cycloserine, vancomycin, bacitracin, các CKS thuộc nhóm β-lactam,…
Phosphonomycin ức chế enzyme UDP-GlcNAc-3-enolpyruvyl transferase, ngăn cản sự hình
thành UDP-N-acetyl acid muramic trong những giai đoạn đầu của quá trình tổng hợp thành
tế bào [22]. Cycloserine có cấu trúc tương đồng với alanine, ức chế cạnh tranh với enzyme
racemase có vai trò chuyển L-alanine thành D-alanine và nó còn ngăn cản hoạt động của
enzyme synthetase tổng hợp nên D-alanyl D-alanine [26]. Vancomycin và ristocetin ức chế
bước transglycosylation và transpeptidation trong quá trình tổng hợp peptidoglycan, làm
lỏng lẻo lớp peptidoglycan và làm tế bào bị phân giải [22], [26].
Các CKS nhóm β-lactam ức chế các enzyme xúc tác cho nhiều bước trong quá trình
sinh tổng hợp và định hình peptidoglycan của thành tế bào. Mục tiêu tấn công của các CKS
nhóm β-lactam là các PBP (penicillin-binding protein). PBP có hoạt tính enzyme
transpeptidase hoặc carbopeptidase, có vai trò qui định hình dạng và kích thước tế bào,

ngoài ra còn liên quan trong quá trình hình thành vách ngăn và phân chia tế bào. VK có
nhiều PBP. Các CKS khác nhau trong nhóm β-lactam sẽ tác động lên các PBP khác nhau và
ảnh hưởng khác nhau lên hình thái và sinh lí của VK [22], [26].
Penicillin và cephalosporin ức chế bước cuối cùng trong quá trình tổng hợp tổng hợp
thành tế bào: hình thành liên kết chéo giữa các chuỗi peptidoglycan. Người ta cho rằng
penicillin có cấu trúc tương tự với D-alanyl-D-alanine, do đó cạnh tranh với D-alanyl-Dalanine để gắn với enzyme transpeptidase. Liên kết CO-N của vòng β-lactam acyl hóa
không thuận nghịch enzyme transpeptidase, làm bất hoạt enzyme này, do đó không thể tạo
thành liên kết chéo giữa các chuỗi peptidoglycan [22], [26].
 CKS kháng nấm tác động theo cơ chế ức chế tổng hợp thành tế bào
1,3-β-D-glucan và chitin là những thành phần chủ yếu của thành tế bào nấm, giúp duy
trì tính toàn vẹn và hình dạng của tế bào nấm. Quá trình tổng hợp các polymer 1,3-β-D-


glucan cần sự xúc tác của enzyme 1,3-β-D-glucan synthase. Echinocandin là chất kháng
nấm phổ rộng, có thể kháng lại các loài thuộc chi Aspergillus và Candida. Echinocandin
làm hỏng quá trình tổng hợp thành tế bào nấm bằng cách ức chế sự tổng hợp 1,3-β-Dglucan. Ở các loài thuộc chi Aspergillus, echinocandin gây ra sự tăng trưởng bất thường ở
đỉnh sợi nấm nhưng không tiêu diệt một cách hoàn toàn [26].
1.1.3.2. Làm hỏng màng sinh chất
 CKS kháng khuẩn tác động theo cơ chế làm hỏng màng sinh chất
Các CKS nhóm polypeptide thường gây tổn thương cho màng sinh chất của VSV.
Polymyxin phá vỡ lớp phospholipid của màng sinh chất và làm cho các chất rò rỉ ra khỏi tế
bào, làm tế bào bị chết [7], [8], [22], [36]. Daptomycin làm cho màng tế bào VK bị mất
phân cực và bị thủng, làm tế bào VK chết nhanh chóng [22]. Gramicidin A và gramicidin S
tương tác điện với lớp đôi lipid của màng, thúc đẩy sự rò rỉ các chất tan trong tế bào chất
[22], [26].
 CKS kháng nấm tác động theo cơ chế làm hỏng màng sinh chất
CKS nhóm polyene tác động lên các thành phần sterol của màng tế bào nấm và tế bào
động vật có chứa sterol. Tác động của CKS nhóm polyene lên sterol dẫn tới sự hình thành lỗ
trên màng, làm thoát K+ và các phân tử nội bào. Màng tế bào VK không chứa sterol nên
không bị CKS nhóm này tác động [8], [22], [26].

Azole ức chế enzyme cytochrome P-450 mono-oxygenase (14α-demethylase), cần
thiết để tổng hợp ergosterol, loại sterol chủ yếu của màng sinh chất tế bào nấm [22], [26].
Terbinafine ức chế enzyme squalene epoxidase tổng hợp tiền chất của ergosterol [26].
1.1.3.3. Ức chế tổng hợp protein
 CKS kháng khuẩn tác động theo cơ chế ức chế quá trình tổng hợp protein
CKS nhóm aminoglycoside bao gồm các CKS như streptomycin, gentamicin,
tobramycin, kanamycin, amikacin, netilmicin. Aminoglycoside có nhiều tác động lên tế bào
VK, nhưng chủ yếu chúng ức chế sự tổng hợp protein bằng cách gắn với tiểu phần 30S của
ribosome, ngăn tiểu phần 30S gắn vào mRNA. Hoặc chúng làm cho ribosome đọc sai codon
trên mRNA dẫn đến gắn sai acid amin vào chuỗi polypeptide đang tổng hợp hoặc ngăn cản
các acid amin liên kết với nhau, dẫn đến tạo thành phân tử protein vô nghĩa [26], [33], [51].
CKS nhóm macrolide được sử dụng rộng rãi nhất là erythromycin. Erythromycin gắn
vào tiểu phần 50S của ribosome làm dừng quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide đang xảy ra


hoặc ức chế quá trình tổng hợp protein [8], [26]. Chloramphenicol cũng bám vào tiểu phần
50S của ribosome, ngăn cản acid amin gắn vào chuỗi polypeptide đang tổng hợp [8], [33].
Tetracyline, dioxycycline và minocycline tạo thành phức với các ion tích điện dương.
Sau đó, chúng đi qua màng sinh chất của tế bào VK, và gắn vào vị trí A trên tiểu phần 30S
của ribosome, ngăn cản các aminoacyl-tRNA bám vào, quá trình tổng hợp protein bị ức chế
[26], [37], [51]. Lincomycin và clindamycin ức chế enzyme peptidyl transferase [8].
 CKS kháng nấm tác động theo cơ chế ức chế quá trình tổng hợp protein
Flucytosine được tế bào nấm men hấp thu nhờ enzyme cytosine permease, sau đó
deamine tạo thành 5-fluorouracil. 5-fluorouracil được biến đổi thành 5-fluorouridine
triphosphate, chất này gắn vào mRNA làm gián đoạn quá trình tổng hợp protein [22].
Flucytosine được dùng để điều trị các bệnh do nhiễm nấm Candida [26].
1.1.3.4. Ức chế tổng hợp acid nucleic
 CKS kháng khuẩn tác động theo cơ chế ức chế tổng hợp acid nucleic
Quinolone bao gồm các chất như acid nalidixic, norfloxacin, ofloxacin và
ciprofloxacin tác động vào DNA gyrase và topoisomerase IV [22]. DNA của VK tồn tại ở

dạng siêu xoắn. Trong quá trình tái bản DNA, enzyme DNA gyrase, có vai trò cắt tạm thời
hai mạch DNA giúp tháo xoắn DNA. Quinolone gắn vào phức hợp enzyme DNA gyraseDNA, làm cho đoạn DNA vừa bị cắt ra giải phóng vào tế bào chất. Kết quả là làm chết tế
bào VK [26], [33], [51].
Nitroimidazole (tiêu biểu là metronidazole) tiêu diệt các VK kị khí tùy tiện và kị khí
bắt buộc. Nitroimidazole xâm nhập vào tế bào, dẫn tới hình thành các hợp chất trung gian
và các gốc tự do gây độc cho tế bào. Các chất độc này tương tác với DNA của tế bào chủ,
làm đứt mạch DNA, ức chế quá trình sửa sai, ngăn cản quá trình tái bản và làm tế bào chết
[22].
 CKS kháng nấm tác động theo cơ chế ức chế quá trình tổng hợp acid nucleic
Flucytosine (5-fluorocytosine) ức chế quá trình tổng hợp acid nucleic đặc hiệu ở nấm.
Flucytosine được tế bào nấm men hấp thu nhờ enzyme cytosine permease, sau đó deamine
tạo thành 5-fluorouracil. 5-fluorouracil được biến đổi qua nhiều bước tạo thành 5fluorodeoxyuridylic acid monophosphate, ức chế enzyme thymidylate synthetase, có chức
năng tổng hợp thymidylate từ uridylate trong quá trình tổng hợp pyrimidine. Do đó, ức chế
tổng hợp acid nucleic ở nấm [26].
1.1.4. Phân loại CKS


1.1.4.1. Theo phổ tác động
Dựa vào phổ tác động, có thể chia CKS thành những nhóm sau:
- Những CKS kháng khuẩn phổ hẹp: tác động chủ yếu lên các VKG(+). Nhóm này bao
gồm penicillin, penicillin bán tổng hợp, cephalosporin bán tổng hợp, albomycin, bacitracin,
vancomycin, ristomycin, lincomycin, novobiocin, macrolide, pyostacine, tylosin, fusidin
[36].
- Những CKS kháng khuẩn phổ rộng: tetracycline, tetracycline bán tổng hợp,
chloramphenicol, aminoglycoside, polymyxin, colistin, gramicidin, penicillin bán tổng hợp
[36].
- Những CKS kháng VK lao: streptomycin, kanamycin, viomycin, cycloserin.
- Những CKS kháng nấm: nystatin, griseofulvin, amphotericin B, candicin,
trichothecin [36].
- Những CKS kháng khối u: actinomycin C, mitomycin C, olivomycin, bruneomycin,

daunomycin, rubomycins [36].
- Những CKS kháng amip: fumagillin [36].
1.1.4.2. Theo cơ chế tác động
Dựa vào cơ chế tác động, có thể chia CKS thành những nhóm sau: ức chế sự tổng hợp
thành tế bào, phá hủy màng sinh chất của tế bào, ức chế sự tổng hợp acid nucleic, ức chế sự
tổng hợp protein [7], [8], [12], [36].
1.1.4.3. Theo cấu trúc hóa học
Dựa vào cấu trúc hóa học, có thể chia CKS thành những nhóm sau: nhóm β-lactam,
nhóm polypeptide, nhóm aminoglycoside, nhóm tetracyclin, nhóm macrolide, nhóm polyen
[7], [8], [12], [36].
1.1.4.4. Theo nguồn gốc
 CKS từ thực vật và động vật
 CKS từ vi khuẩn
Nhiều CKS có nguồn gốc từ VK, nhưng chỉ một số ít chất được sử dụng vì CKS từ
VK độc đối với các sinh vật đa bào. Một số CKS từ VK được sử dụng trong y học như
gramicidin S, polymixin, bacitracin,… Một số khác được sử dụng trong bảo quản thực phẩm
như thịt, cá, sữa và một số thực phẩm dễ hỏng khác. Một số CKS nhóm này được dùng
trong nông nghiệp, như bacitracin. Các CKS từ VK đều có bản chất protein hoặc
polypeptide [36].


 CKS xạ khuẩn
Hầu hết CKS được sử dụng hiện nay có nguồn gốc từ xạ khuẩn. Các CKS thuộc nhóm
aminoglycoside có vai trò rất quan trọng và đa số được sử dụng rộng rãi trong y học, bao
gồm: neomycin, fortimycin, kanamycin, gentamycin, sisomycin, hygromycin,... Các CKS
nhóm tetracycline chủ yếu được sinh ra từ 3 chủng xạ khuẩn Streptomyces aureofaciens, S.
rimosus, Nocardia sulphurea. Nhóm này có phổ tác động rộng, được sử dụng rộng rãi trong
y học. Chloramphenicol được sinh ra bởi chủng xạ khuẩn S. venezuelae, là CKS phổ rộng.
Chloramphenicol được dùng để điều trị thương hàn, lị, rối loạn tiêu hóa, đau mắt hột, và
một số bệnh khác. Macrolide có tác dụng chủ yếu kháng VKG(+), một số CKS thuộc nhóm

này có thể kháng VKG(-) và nấm [2], [36].
 CKS từ nấm sợi
CKS đầu tiên được nhân loại biết đến có nguồn gốc từ NS. NS sinh ra một lượng
phong phú các CKS. Đa số CKS từ NS không được sử dụng trong thực tế vì độ độc cao.
Tuy nhiên, có những chất được sử dụng rộng rãi trong y học [36].
- Penicillin
Penicillin được Alexander Fleming phát hiện năm 1928, lần đầu tiên được cô lập bởi
các nhà khoa học E. Chain, Florey vào năm 1940. Nhiều loài nấm có khả năng sinh ra
penicillin như Penicillium chrysogenum, P. brevicompactum, P. nigricans, P. turbatum, P.
steckii, P. corylophilum, Asp. flavipes, Asp. janus, Asp. nidulans,…[4], [7], [8], [18], [28],
[36], [47].

Hình 1.6. Cấu trúc CKS penicillin [59]
Penicillin thuộc nhóm β-lactam (hình 1.6). Độc tính của nó thấp nhất trong số những
CKS được ứng dụng trong y học [36].
Penicillin được sử dụng rộng rãi trong phẫu thuật. Nó điều trị có hiệu quả bệnh viêm
tủy xương, mụn nhọt, vết thương nhiễm trùng, viêm màng bụng, viêm phổi và các bệnh
khác. Tùy thuộc vào loại bệnh mà liều dùng penicillin mỗi ngày có thể từ 200000 đến


×