BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
ANTT
BLHS
CA
CAND
CSĐ T
CSKV
CSND
NS
QLHC
TTXH
TP
TW
XHCN
An ninh trật tự.
Bộ luật hình sự.
Công an.
Công an nhân dân.
Cảnh sát điều tra.
Cảnh sát khu vực.
Cảnh sát nhân dân.
Năm sinh.
Quản lý hành chính.
Trật tự xã hội.
Thành phố.
Trung ương.
Xã hội chủ nghĩa.
1
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, cùng với các chính sách phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội để thực hiện mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “ dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” Đảng, Nhà nước ta cũng luôn chú
trọng tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm hạn chế các vụ
phạm pháp hình sự, đảm bảo tốt trật tự an toàn xã hội, góp phần ổn định tình hình
chung của đất nước. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng, tác động của nhiều nguyên nhân
khác nhau, nhất là tác động của mặt trái cơ chế kinh tế thị trường đã làm xói mòn
đạo đức xã hội, một bộ phận không ít cư dân sống tùy tiện, buông thả, ích kỷ,
thực dụng. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật còn nhiều vấn đề bất cập, chưa hoàn
thiện; hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật còn nhiều sơ hơ, thiếu
sót.v.v….dẫn đến tình trạng phạm pháp hình sự ở nước ta vẫn còn diễn biến khá
phức tạp, đặc biệt là các vụ án có sử dụng bạo lực mang tính chất manh động,
hung hãn, côn đồ như : Giết người, cướp tài sản, gây rối trật tự công cộng, chống
người thi hành công vụ, trong đó có các vụ án cố ý gây thương tích đã làm tổn hại
đến sức khỏe, tinh thần của một bộ phận dân cư, để lại những thương tích tầm
trọng ở một số nạn nhân; gây ra sự lo lắng, bất an cho cộng đồng xã hội. Như Báo
cáo tổng kết tình hình, kết quả công tác Công an năm 2004 số 07/ BC- BCA
(V11) ngày 09/ 01/ 2005 đã đánh giá “ Tội phạm về TTXH tuy được kiềm chế
nhưng các băng nhóm tội phạm đâm thuê, chém mướn, xiết nợ, trả thù, thanh
toán lẫn nhau, hành hung người thi hành công vụ... vẫn diễn biến phức tạp và tập
trung nhiều ở các thành phố lớn”. Báo cáo kết luận:“ Tỷ lệ điều tra, khám phá
các vụ án về TTXH đạt thấp, chưa đạt chỉ tiêu đề ra”. Còn tại Nghị quyết số 08NQ/ TW, ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng
tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới đã đề ra là: “Nâng cao chất lượng
công tác điều tra, thực hiện tốt công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm,
tăng cường phối hợp giữa cơ quan chuyên trách điều tra với các cơ quan khác
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra để phục vụ tốt công tác
đấu tranh phòng, chống tội phạm”[26]. Triển khai thực hiện các chủ trương của
2
Đảng và Nhà nước, Nghị quyết của Đảng ủy CATW về nhiệm vụ công tác Công
an năm 2005, số 04/ NQ/ ĐU CATW (VP) ngày 29 tháng 12 năm 2004 đã xác
định mục tiêu, yêu cầu của công tác Công an năm 2005 là: “ Tiếp tục kiềm chế
hoạt động của các loại tội phạm, phát hiện triệt phá hết các băng, nhóm tội phạm
có tổ chức, các tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội”[25].
Địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội lớn của cả nước và khu vực phía Nam. Với dân số hơn 6 triệu
người, gồm 24 quận, huyện; 318 phường, xã, thị trấn; là địa phương có số dân
tạm trú biến động lớn ( hơn 1,5 triệu người tạm trú) và là thành phố nằm trung
tâm khu kinh tế trọng điểm phía Nam được bao bọc xung quanh bởi các tỉnh
Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu và Long An nên tốc độ phát triển kinh
tế, phát triển công nghiệp và quá trình đô thị hóa rất nhanh. Tuy vậy, cùng với xu
thế chung của cả nước và chịu ảnh hưởng, tác động của nhiều nguyên nhân thời
kinh tế mở cửa, lại là địa bàn trọng điểm về ANTT cho nên tình hình phạm pháp
hình sự và tệ nạn xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh luôn diễn biến hết sức phức
tạp. Tính trung bình hàng năm có khoảng 7.500 vụ phạm pháp hình sự xảy ra,
trong đó hơn 550 là các vụ án cố ý gây thương tích. Tính riêng trong năm 2004 đã
có 6.958 vụ phạm pháp hình sự và 455 vụ cố ý gây thương tích, để lại thương tật
cho nhiều người, tiêu hao nhiều thời gian, tiền bạc của nhân dân, gây tâm lý
hoang mang, lo sợ cho một bộ phận cộng đồng dân cư. Trong khi đó, công tác
điều tra, xử lý các vụ án cố ý gây thương tích của lực lượng CSĐT Công an thành
phố Hồ Chí Minh còn gặp nhiều vướng mắc, nhất là việc truy bắt đối tượng gây
án; xác định và lấy lời khai người làm chứng; xác định mức thương tật của người
bị hại, xác định khung tội danh đối với kẻ gây án... dẫn đến tình trạng có nhiều vụ
án để kéo dài không giải quyết dứt điểm, nhiều vụ phải xét xử nhiều lần, qua
nhiều cấp hoặc bị khiếu kiện nhiều nơi, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành
Công an, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan tư pháp. Đặc biệt,
hoạt động điều tra các vụ án cố ý gây thương tích trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh từ trước đến nay chưa được đầu tư nghiên cứu một cách bài bản, khoa học
cả trên phương diện lý luận cũng như trong thực tiễn. Chính vì vậy tôi chọn đề
3
tài: “ Điều tra các vụ án cố ý gây thương tích trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu.
Thời gian qua đã có một số đề tài của các tác giả trong và ngoài ngành Công
an nghiên cứu về loại tội phạm cố ý gây thương tích và hoạt động điều tra của lực
lượng CSĐT đối với các vụ án cố ý gây thương tích, tuy vậy các đề tài trên đều
nghiên cứu ở nhiều địa phương khác nhau; nghiên cứu về đối tượng, phạm vi
hoặc theo các gốc độ khác nhau, chưa có đề tài nào nghiên cứu ở địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh về hoạt động điều tra các vụ án cố ý gây thương tích do lực
lượng CSĐT tiến hành, như:
- Tổ chức hoạt động điều tra tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
nặng cho sức khỏe người khác trên địa bàn thành phố Hà nội. ( tác giả: Vũ Đức
Thắng- năm 1996).
- Đặc điểm hình sự tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn nông thôn
tỉnh Nghệ an và các giải pháp phòng ngừa, điều tra khám phá. ( tác giả: Đào
Hồng Lập- năm 1998)
- Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả điều tra tội phạm cố ý gây
thương tích do nguyên nhân xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.( tác giả: Nguyễn
văn Chức- năm 2001).
- Điều tra các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại nặng cho sức
khỏe người khác trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh của lực lượng CSĐT. ( tác giả: Hoàng
Thanh Huyền- năm 2002).
- Đặc điểm hình sự tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn thành phố
Hải Phòng và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra. ( tác giả: Trần
Nguyên Quân- năm 2003).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích :
+ Củng cố lý luận về hoạt động điều tra các vụ án cố ý gây thương tích.
4
+ Đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt
động điều tra các vụ án cố ý gây thương tích do lực lượng CSĐT Công an thành
phố Hồ Chí Minh tiến hành trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu những nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động điều tra các vụ án cố
ý gây thương tích do lực lượng CSĐT tiến hành.
- Làm rõ thực trạng hoạt động điều tra các vụ án cố ý gây thương tích do lực
lượng CSĐT tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2001 đến tháng 6 năm
2005.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động điều
tra các vụ án cố ý gây thương tích do lực lượng CSĐT tiến hành trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới.
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Hoạt động điều tra các vụ án cố ý gây
thương tích trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài này nghiên cứu về hoạt động điều tra các vụ án cố ý gây thương tích
do lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH tiến hành tại địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến tháng 6 năm 2005.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn.
5.1. Ý nghĩa khoa học của luận văn.
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm
lý luận về hoạt động điều tra các vụ án cố ý gây thương tích do lực lượng CSĐT
tiến hành. Đồng thời kết quả của luận văn còn được sử dụng như một tài liệu
tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu giảng dạy và học tập tại các trường
CAND.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn.
5
Kết quả nghiên cứu của luận văn được sử dụng trong thực tiễn nhằm góp
phần giúp Công an địa phương nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ án cố
ý gây thương tích do lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH tiến hành trong phạm
vi cả nước nói chung và tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
6. Phương pháp nghiên cứu.
- Đề tài được nghiên cứu dựa trên hệ thống phương pháp luận của Chủ
nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như hệ thống các quan điểm
của Đảng, Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm hình sự.
- Quá trình nghiên cứu đề tài còn sử dụng các phương pháp cụ thể:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
+ Phương pháp so sánh, phân tích, thống kê; tổng hợp;
+ Phương pháp trao đổi, tọa đàm, tham khảo ý kiến chuyên gia;
+ Phương pháp quan sát thực tế.
7. Cấu trúc của đề tài: Được chia làm 3 phần sau:
- Phần mở đầu.
- Phần nội dung: Gồm 3 chương
+ Chương 1: Những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động điều tra các vụ
án cố ý gây thương tích do lực lượng CSĐT tiến hành.
+ Chương 2: Thực trạng hoạt động điều tra các vụ án cố ý gây thương tích
do lực lượng CSĐT tiến hành tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ 2001
đến tháng 6/ 2005.
+ Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động điều
tra các vụ án cố ý gây thương tích do lực lượng CSĐT tiến hành tại địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới.
- Kết luận.
- Phần phụ lục.
- Danh mục tài liệu tham khảo.
6
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐIỀU
TRA CÁC VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH DO LỰC LƯỢNG CSĐT
TIẾN HÀNH.
1.1. Khái niệm và những dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích.
1.1.1. Khái niệm tội phạm cố ý gây thương tích.
Trong hoạt động điều tra tội phạm, để giải quyết vụ án một cách nhanh
chóng, chính xác thì một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra đó là phải hiểu rõ
về bản chất của hành vi phạm tội cũng như những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của
loại tội phạm đó. Chính vì vậy, để đấu tranh phòng chống tội phạm cố ý gây
thương tích có hiệu quả, vấn đề đầu tiên đặt ra là phải xác định rõ khái niệm cũng
như những dấu hiệu pháp lý của loại tội phạm này. Thực tiễn đấu tranh phòng,
chống tội phạm nói chung và loại tội phạm cố ý gây thương tích ở nước ta hiện
nay càng thể hiện rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề nhận thức trên.
Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam cho thấy: Khi
nói đến tội phạm cố ý gây thương tích gây thương tích nghĩa là đề cập đến một
nhóm tội danh được quy định tại các điều 104, 105, 106 của Bộ luật hình sự1999. cụ thể:
* Tại khoản 1, Điều 104- BLHS quy định: “ Người nào cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến
30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a.Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều
người.
b.Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân.
c.Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người.
d.Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người
khác không có khả năng tự vệ.
đ. Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình.
e.
Có tổ chức.
7
g. Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở giáo dục.
h. Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê.
i.
Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm.
k. Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
* Tại khoản 1, Điều 105- BLHS quy định: “ Người nào cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến
60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật
nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của
người đó, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù
từ sáu tháng đến hai năm.”
* Tại khoản 1, Điều 106- BLHS quy định: “ Người nào cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên
hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt
cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một
năm.”[6]
Từ các quy định trên của Bộ luật hình sự cho thấy: Cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do lỗi cố ý là dấu hiệu bắt buộc của
loại tội phạm này.
Hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác
được hiểu là:
+ Gây thương tích cho người khác: Là hành vi mà người phạm tội dùng sức
mạnh vật chất tác động lên thân thể người khác làm cho người đó có những
thương tích nhất định (để lại dấu vết). Việc dùng sức mạnh vất chất có thể bằng
chân tay hoặc các công cụ phương tiện hỗ trợ như dao, súng, gậy.... làm cho nạn
nhân mất đi một hay nhiều bộ phận trên thân thể.
+ Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: Là hành vi mà người phạm tội
dùng sức mạnh vật chất tác động lên thân thể người khác làm cho sức khỏe của
nạn nhân yếu đi, không còn nguyên vẹn như trước mặc dù không để lại dấu vết
trên thân thể họ.
8
Người khác nói ở đây được hiểu là trường hợp không phải gây thiệt hại cho
sức khỏe của chính bản thân mình. Nếu trường hợp gây thiệt hại cho sức khỏe
của chính bản thân mình để trốn tránh nghĩa vụ phải làm thì tùy trường hợp cụ
thể để có thể xem xét trách nhiệm hình sự theo tội danh khác.
+ Do lỗi cố ý: “Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy
hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra, được biểu
hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý”[33-132].
Người phạm tội cố ý gây thương tích thực hiện hành vi với hình thức lỗi cố
ý. Tại Điều 9- BLHS quy định: “ Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường
hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,
thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,
thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng
vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.”[6]
Điều đó chứng tỏ việc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác là do ý thức chủ quan của người phạm tội.
Như vậy: Tội phạm cố ý gây thương tích là một loại tội phạm hình sự, trong
đó, người phạm tội có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe người khác một cách trái pháp luật.
1.1.2. Những dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích.
Trong hoạt động điều tra hình sự, cấu thành tội phạm có một ý nghĩa hết sức
quan trọng. Bởi vì, các dấu hiệu pháp lý trong cấu thành tội phạm mang tính chất
đặc trưng của một tội danh cụ thể, nó vừa cho phép xác định tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, vừa cho phép phân biệt giữa tội
phạm này với tội phạm khác. Đồng thời nó còn là cơ sở để xác định trách nhiệm
hình sự và định tội danh một cách chính xác, đúng pháp luật.
Như đã trình bày ở trên, khi nói đến tội cố ý gây thương tích tức là đề cập
đến một nhóm tội danh cụ thể, do đó khi xem xét dấu hiệu pháp lý của tội cố ý
gây thương tích cũng phải xem xét dấu hiệu pháp lý theo từng tội cụ thể sau:
9
* Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Trên cơ sở Điều 104- Bộ luật hình sự 1999, các yếu tố cấu thành tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được thể hiện như sau:
- Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm vào quyền bảo hộ về sức
khỏe của con người.
- Mặt khách quan của tội phạm:
+ Gây thương tích cho người khác;
+ Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
+ Về dấu hiệu hậu quả của tội phạm này được xác định ở mức độ thương
tích, hoặc mức độ tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân từ 11% trở lên đến 30%.
Nếu mức thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe từ 31% trở lên thì được coi là tình
tiết định khung tăng nặng khi quyết định hình phạt. Tỷ lệ % thương tích là
kết quả giám định của Hội đồng giám định y khoa.
Ngoài ra tại Điều 104- BLHS còn quy định 10 trường hợp cụ thể từ điểm a
đến điểm k khoản 1 làm cơ sở để tăng nặng khung hình phạt hoặc áp dụng trong
trường hợp tỷ lệ thương tích dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp
được quy định từ điểm a đến điểm k, khoản 1, Điều 104- BLHS, người có hành
vi vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.
- Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi
cố ý.
- Chủ thể của tội phạm: Tội phạm được thực hiện bởi người có đủ năng lực
trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.
- Về hình phạt:
Tại khoản 1 (cấu thành cơ bản) quy định hình phạt cải tạo không giam giữ
đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
Trong khoản 2, quy định hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm cho trường hợp
phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ
thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30 % nhưng thuộc một trong các
trường hợp quy định tại các điểm a đến k khoản 1.
10
Trong khoản 3 quy định khung hình phạt tù từ 5 năm đến 15 năm cho
trường hợp phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có
tỉ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60 %,
nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm
k khoản 1.
Trong khoản 4 quy định hình phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung
thân cho trường hợp phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp
đặc biệt nghiêm trọng.
* Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh .
Theo Điều 105- Bộ luật hình sự 1999, các yếu tố cấu thành tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh được thể hiện như sau:
- Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm vào quyền được bảo hộ về
sức khỏe của con người .
- Mặt khách quan của tội phạm:
+ Hành vi khách quan của tội phạm giống hành vi khách quan của tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104-BLHS).
+ Về dấu hiệu hậu quả, điều luật quy định tỉ lệ thương tật cho nạn nhân phải
từ 31% trở lên đến 60%. Nếu trên 61% thì được coi là tình tiết định khung tăng
nặng trong khi quyết định hình phạt.
- Mặt chủ quan của tội phạm:
+ Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý.
+ Dấu hiệu người thực hiện hành vi trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm như:
Tình trạng đã đưa người phạm tội không thể hoàn toàn tự chủ, không thể
kìm chế hành vi phạm tội của mình. Nếu người phạm tội chỉ bị kích động, sự
kích động chưa mạnh thì không thỏa mãn dấu hiệu này. Việc xác định tình tiết
bị kích động mạnh hay chưa mạnh cần dựa vào từng vụ án cụ thể.
11
Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội phải do hành vi
trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên đối với người phạm tội hoặc
đối với người thân của người phạm tội. Hành vi trái pháp luật nói chung của nạn
nhân phải là nghiêm trọng. Về mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào từng trường
hợp cụ thể của hành vi trái pháp luật dẫn đến tình trạng thần kinh của người phạm
tội bị kích động mạnh.
- Chủ thể của tội phạm: Tội phạm được thực hiện do người có đủ năng lực
trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên.
- Về hình phạt:
Trong khoản 1 (cấu thành cơ bản) quy định khung hình phạt cảnh cáo, cải
tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.
Trong khoản 2, quy định hình phạt tù từ 1 năm đến 5 năm cho các trường
hợp phạm tội đối với nhiều người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người
hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác.
* Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Theo quy định tại Điều 106- Bộ luật hình sự, cấu thành tội phạm của tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng được thể hiện như sau:
- Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm vào quyền bảo hộ về sức
khỏe của con người.
- Mặt khách quan của tội phạm:
+ Hành vi khách quan của tội phạm giống hành vi khách quan của tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104BLHS).
+ Về dấu hiệu hậu quả: Điều luật quy định tỉ lệ thương tật cho nạn nhân phải
từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người của cấu thành tội phạm.
- Mặt chủ quan của tội phạm:
+ Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý.
12
+ Động cơ của hành vi là vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể, lợi ích
chính đáng của mình hoặc của người khác. Nói cách khác, dấu hiệu vượt quá giới
hạn của chế định phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng là quá đáng, không
tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại là dấu hiệu
định tội của tội phạm này.
- Chủ thể của tội phạm: Tội phạm được thực hiện bởi người có đủ năng lực
trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên.
- Về hình phạt:
Trong khoản 1 (cấu thành cơ bản) quy định hình phạt cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến một năm.
Trong khoản 2 (cấu thành tăng nặng) quy định hình phạt tù từ 1 năm đến 3
năm cho trường hợp phạm tội đối với nhiều người.
Như vậy: Mặc dù dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích được quy
định ở 3 tội danh cụ thể nhưng đều có đặc trưng chung là: Tội phạm đã xâm phạm
vào quyền bảo hộ về sức khỏe của con người; đều có hành vi gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, do lỗi cố ý. Tội phạm cố ý gây
thương tích được thực hiện bởi người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt
độ tuổi nhất định. Trong đó, dấu hiệu bắt buộc về mặt hậu quả của loại tội phạm
này là để lại thương tích cho nạn nhân với tỷ lệ % thương tật theo luật định.
1.1.3. Phân biệt tội cố ý gây thương tích với tội giết người (trong trường phạm
tội chưa đạt).
Trong thực tế hoạt động điều tra, đây là hai trường hợp thường gây ra sự
nhầm lẫn, vì ranh giới giữa hai tội danh trên rất gần nhau, chính vì thế việc phân
biệt và xác định đúng tội danh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình tiến
hành các hoạt động điều tra vụ án cũng như quá trình xử lý sau này.
Để phân biệt được chính xác hai trường hợp trên, cần chú ý một số vấn đề
sau đây:
* Những vấn đề giống nhau và yêu cầu đặt ra để phân biệt.
Trên thực tế, hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích và tội giết
người (trong trường phạm tội chưa đạt) cũng tương tự nhau, đó là dùng sức mạnh
13
vật chất để tác động vào thân thể người khác bằng các hình thức khác nhau. Ở tội
cố ý gây thương tích hậu quả của nó là thương tích hoặc các tổn thương khác.
Còn ở tội giết người (trong trường phạm tội chưa đạt) cũng vậy, chỉ khác là do
yếu tố khách quan nên người phạm tội chưa thực hiện hết hành vi như mong
muốn là tước đoạt sinh mạng của nạn nhân, vì vậy cũng chỉ dừng lại ở mức độ
thương tích hoặc tổn thương khác cho nạn nhân. Ví dụ: A cố ý gây thương tích,
bằng cách dùng dao đâm vào B, hậu quả là B bị thương tích là 35%. Trường hợp
khác M định giết N cũng bằng cách dùng dao đâm vào N, nhưng mới đâm được
một nhát thì bị E ngăn lại, nên chưa đâm đúng chỗ có thể làm cho N chết mà chỉ
để lại thương tích cho N là 25%. Trong 2 trường hợp trên, A coi như đã thỏa mãn
ý định gây thương tích cho B, Còn mục đích của M không phải chỉ dừng lại là
làm cho N bị thương nhưng vì có E ngăn chặn nên M không thực hiện được ý
định là tước đoạt tính mạng của N.
Như vậy, cả 2 trường hợp trên dấu hiệu về mặt khách quan đều có những
điểm tương tự nhau như: đâm, chém....do đó, dấu hiệu duy nhất để phân biệt là ý
thức chủ quan của người phạm tội. Ở tội cố ý gây thương tích người phạm tội có
ý định là gây thương tích cho nạn nhân, còn ở tội giết người (trong trường phạm
tội chưa đạt) thì kẻ phạm tội có ý định là tước đoạt tính mạng của nạn nhân.
Tuy nhiên, trong thực tế để phân biệt được điều đó là một vấn đề rất khó. Do
vậy, muốn xác định được chính xác tội danh không còn cách nào khác là phải căn
cứ vào các tình tiết cụ thể, khách quan của vụ án, kết hợp với việc xem xét nhân
thân người phạm tội để có kết luận phù hợp.
* Các yếu tố cơ bản để phân biệt.
- Phương tiện sử dụng khi thực hiện hành vi phạm tội.
Phương tiện mà người phạm tội lựa chọn để sử dụng khi phạm tội là một
trong các tình tiết rất quan trọng để phân biệt giữa tội cố ý gây thương tích và tội
giết người (trong trường phạm tội chưa đạt). Nếu họ sử dụng các phương tiện có
tính chất nguy hiểm cao đến tính mạng con người như: súng, lựu đạn, chất độc,....
điều đó phần nào thể hiện được mục đích của người phạm tội là mong muốn cho
nạn nhân chết. Còn nếu người phạm tội gặp gì dùng đó, không có ý lựa chọn hoặc
14
chỉ lựa chọn loại phương tiện ít nguy hiểm đến tính mạng con người thì chứng tỏ
người phạm tội không mong muốn cho nạn nhân chết. Ví dụ: Vì thù tức với K, H
đã tìm mọi cách để có được một quả lựu đạn và hẹn gặp K để giải quyết. Khi gặp
mặt K, H đã ném thẳng quả lựu đạn vào mặt K, nhưng lựu đạn không nổ vì kíp
không hoạt động, chỉ làm K bị thương ở mũi (với tỉ lệ thương tật 15%). Trường
hợp này không thể nói H chỉ muốn gây thương tích cho K, vì H thừa biết tính
năng, tác dụng khi sử dụng lựu đạn sẽ làm K bị chết. Rõ ràng trường hợp này H
phạm tội giết người (trong trường phạm tội chưa đạt).
Trong trường hợp khác, C và D cãi nhau, C chạy về nhà lấy một khúc cây ra
đánh D trúng đỉnh đầu với thương tích 35%, trong khi ở nhà C có cả súng, dao...
nhưng C không dùng. Từ đó cho thấy C không có ý định tước đoạt tính mạng của
D mà chỉ muốn gây thương tích cho D.
- Vị trí trên cơ thể nạn nhân mà người phạm tội lựa chọn để tấn công.
Đây cũng là một tình tiết khá quan trọng để xác định mục đích của người
phạm tội. Thông thường, muốn cho nạn nhân chết, người phạm tội phải tấn công
vào những nơi xung yếu trên cơ thể nạn nhân như: Vùng đầu, vùng ngực, vùng
cổ, vùng bụng.... Còn trường hợp người phạm tội chỉ tấn công vào những nơi
không xung yếu trên cơ thể của nạn nhân chứng tỏ họ không muốn tước đoạt tính
mạng của nạn nhân.
Khi xem xét phương tiện mà người phạm tội sử dụng phải kết hợp với vị trí
trên thân thể nạn nhân mà người phạm tội lựa chọn để tấn công. Nếu người phạm
tội sử dụng phương tiện có tính chất nguy hiểm cao lại nhắm vào nơi xung yếu
trên cơ thể nạn nhân để tấn công như: Dùng súng bắn, dao đâm vào ngực; dùng
thuốc độc bỏ vào miệng.... chứng tỏ người phạm tội muốn tước đoạt tính mạng
của nạn nhân. Như vậy, việc xem xét phương tiện sử dụng và vị trí tấn công trên
cơ thể nạn nhân chỉ có ý nghĩa khi đặt nó trong một trường hợp cụ thể.
- Cường độ tấn công và sự tương quan lực lượng giữa hai bên.
Đây cũng là một trong các yếu tố quan trọng để xác định mục đích của
người phạm tội. Cường độ tấn công càng mạnh gây nguy hiểm càng lớn, chứng tỏ
người phạm tội mong muốn cho nạn nhân chết. Ví dụ: A và B đánh nhau, A đánh
15
B trúng vào mặt, B đang choáng váng, lảo đảo ( cho thấy B mất khả năng tấn
công) nhưng A vẫn nhào tới dùng thanh sắt đánh liên tục nhiều phát vào đầu của
B, lúc đó có C nhìn thấy nên nhảy vào can thiệp và đưa B đi cấp cứu, hậu quả B
bị thương tật 61% vĩnh viễn. Rõ ràng trong trường hợp này A cố ý tước đoạt sinh
mạng của B.
Riêng vấn đề tương quan lực lượng chỉ mang tính chất tương đối, không
phải đơn thuần dựa trên trọng lượng cơ thể của hai bên để đánh giá mà còn phải
dựa vào thể chất, năng lực của từng người trong từng trường hợp cụ thể.
- Ngoài các yếu tố cơ bản trên, khi xác định mục đích của người phạm tội
còn phải xem xét đến một số yếu tố khác như:
+ Mức độ thương tật của nạn nhân. Nếu thương tật nặng hoặc rất nặng, khả
năng cứu chữa chỉ là cá biệt chứng tỏ người phạm tội mong muốn nạn nhân chết.
Tuy nhiên, thương tích ban đầu của nạn nhân chỉ có ý nghĩa để xác định khi nó
được xem xét kết hợp cùng với những yếu tố khác như: phương tiện, vị trí tấn
công, cường độ tấn công.v.v...
+ Mâu thuẫn giữa người phạm tội và nạn nhân. Mâu thuẫn càng sâu sắc, ý
thức thù hằn càng cao, mối quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân là sống còn
thì càng hể hiện mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân càng rõ.
+ Động cơ phạm tội. Nếu xuất phát từ động cơ để che dấu tội phạm hoặc để
thực hiện một tội phạm thì sự thể hiện mục đích tước đoạt tính mạng của nạn
nhân càng rõ.
+ Nhân thân của người phạm tội cũng là yếu tố cần được xem xét kết hợp
với các yếu tố khác để xác định mục đích của người phạm tội.
Tóm lại: Để phân biệt tội cố ý gây thương tích với tội giết người (trong
trường hợp phạm tội chưa đạt) vấn đề quan trọng nhất là yếu tố chủ quan. Vì mặc
dù đều là lỗi cố ý, nhưng xét về mức độ thì khác nhau. Ở tội giết người (trong
trường hợp phạm tội chưa đạt), người phạm tội mong muốn tước đoạt sinh mạng
của nạn nhân, còn ở tội cố ý gây thương tích, người phạm tội chỉ muốn gây
thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân. Tuy nhiên, để làm sáng tỏ
được yếu tố chủ quan mà cụ thể là mục đích của người phạm tội thì phải căn cứ
16
vào mặt khách quan, đó là các tình tiết cơ bản nêu trên. Tuy vậy, các tình tiết và
yếu tố đó chỉ có ý nghĩa khi nó được xem xét một cách khách quan, toàn diện mà
thôi, còn nếu chỉ xem xét một cách chủ quan, phiến diện thì dù một vụ án có đủ
các yếu tố nêu trên vẫn rất khó khăn trong việc xác định đúng tội danh.
1.2. Đặc điểm hình sự và những vấn đề cần chứng minh trong vụ án cố ý gây
thương tích.
1.2.1. Đặc điểm hình sự tội phạm cố ý gây thương tích.
Theo lý luận của Khoa học điều tra hình sự thì: “Đặc điểm hình sự tội phạm
là hệ thống những đặc điểm của những tội phạm và những tình tiết có liên quan
đến những tội phạm đó có ý nghĩa để điều tra và khám phá tội phạm”[32-515].
Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm hình sự tội phạm cố ý gây thương tích có ý nghĩa
quan trọng trong việc xác định phương hướng, cách thức, phương pháp tiến hành
hoạt động điều tra nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
Quá trình nghiên cứu đặc điểm hình sự của tội phạm cố ý gây thương tích
cần tập trung vào những vấn đề sau:
* Về thủ đoạn gây án.
Nói đến thủ đoạn gây án tức là muốn nói đến cách thức mà thủ phạm sử
dụng trong quá trình gây án, nó bao gồm cả công việc chuẩn bị gây án, cách thức
khi gây án và cả những cách thức che dấu tội phạm sau khi gây án. Là một loại tội
phạm mang tính bạo lực, do vậy tội phạm cố ý gây thương tích thường có nhiều
thủ đoạn gây án khác nhau nhưng về cơ bản thủ phạm trong các vụ án cố ý gây
thương tích thường gây án nhanh, hành vi thường táo bạo và liều lĩnh. Hầu hết
các vụ án cố ý gây thương tích xảy ra thường gắn với mâu thuẫn giữa nạn nhân và
đối tượng gây án là đã có từ trước hay do mới bột phát.
Trong các vụ án mà đối tượng gây án và người bị hại có mâu thuẫn từ trước
thì phần lớn trước khi gây án đối tượng đều đã có sự chuẩn bị. Ở giai đoạn này,
thủ phạm từ chỗ nảy sinh ý định (chuẩn bị tư tưởng) thăm dò, nghiên cứu quy luật
sinh hoạt, đi lại của nạn nhân, nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu và các mối quan
hệ của họ để xác định hình thức, địa điểm, công cụ phương tiện và lực lượng gây
án.
17
Cũng có nhiều vụ án cố ý gây thương tích xảy ra là do đối tượng thuê gây án
hoặc gây án thuê.
Đối với những vụ án đồng phạm chúng thường phân công nhiệm vụ cho
từng tên và dự kiến những tình huống phức tạp xảy ra để chủ động đối phó. Trong
những trường hợp đó vụ án thường có sự chuẩn bị trước và do có sự chuẩn bị nên
hậu quả tác hại chúng gây ra cho nạn nhân thường nghiêm trọng hơn so với các
vụ án do mâu thuẫn tức thời không có chuẩn bị trước.
Về hiện trường vụ án gây thương tích cũng rất đa dạng, phức tạp, bởi khi
gây án thủ phạm thường lợi dụng những sơ hở của nạn nhân, những điều kiện sẵn
có ở hiện trường để gây án. Bởi vậy, hiện trường của vụ án gây thương tích
thường là nơi phản ánh hành vi ẩu đả, vật lộn giữa nạn nhân và thủ phạm; phản
ánh và tồn tại các dấu vết vật chất cũng như các công cụ phương tiện mà kẻ phạm
tội đã chuẩn bị trước hoặc sẵn có như gậy gộc, đòn gánh, gạch đá, chai lọ..v.v...
mà kẻ phạm tội đã sử dụng để gây án.
Để trốn tránh sự phát hiện của cơ quan điều tra, che dấu tội phạm, trong
nhiều trường hợp, sau khi gây án xong thủ phạm có hành vi tạo hiện trường gây
án giả, xóa bỏ dấu vết, cất dấu công cụ, phương tiện gây án.v.v... nếu bị phát hiện
thì đổ lỗi sai trái về phía nạn nhân hành hung chúng trước, nên buộc phải đánh trả
để bảo vệ. Trong thực tế có những vụ án xảy ra là do hành vi trái pháp luật
nghiêm trọng của nạn nhân đối với người gây án hoặc đối với người thân của họ
(Điều 105- BLHS). Vì vậy, việc xác định chính xác nguyên nhân và hành vi, cử
chỉ, thái độ của người bị hại trước khi xảy ra các vụ án gây thương tích không
chỉ giúp cho điều tra viên xác định chính xác bị can phạm tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (theo Điều 104- BLHS) hay
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (theo Điều 105- BLHS) mà còn giúp điều
tra viên vạch phương hướng điều tra được đầy đủ và đúng đắn. Cũng có những
trường hợp do người bị hại chủ động tấn công người phạm tội trước, buộc họ
phải chống trả lại nhưng vượt quá mức cần thiết, trong trường hợp này họ phạm
18
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng (theo Điều 106- BLHS).
* Thời gian và địa điểm gây án.
Thời gian và địa điểm gây án của loại tội phạm cố ý gây thương tích cũng
thường phụ thuộc vào dạng tồn tại mâu thuẫn và nguyên nhân tồn tại mâu thuẫn
giữa đối tượng gây án và nạn nhân. Thông thường trong thực tế các vụ án xảy ra
do mâu thuẫn bột phát giữa đối tượng và nạn nhân, thì thời gian và địa điểm gây
án gắn liền với thời gian và địa điểm phát sinh mâu thuẫn. Trong trường hợp này
đối tượng không có sự tính toán, chuẩn bị trước. Do đó có thể xảy ra ở mọi nơi,
mọi lúc như trong nhà, ngoài đường, nơi công cộng, bến tàu, bến xe, chợ, nơi vui
chơi giải trí.v.v.... Có thể nói nơi nào xảy ra mâu thuẫn và việc giải quyết mâu
thuẫn đó bằng bạo lực hay có sự va chạm, xung đột xảy ra thì nơi đó xảy ra án
cố ý gây thương tích.
Đối với những vụ cố ý gây thương tích mà giữa đối tượng và nạn nhân có
mâu thuẫn từ trước thì đối tượng đều có chuẩn bị trước cho nên thời gian và địa
điểm gây án phụ thuộc vào ý thức chủ quan của kẻ phạm tội. Trong thực tế thủ
phạm thường chọn thời gian thích hợp để tấn công nạn nhân hoặc bí mật dùng
một lý do hợp lý điều nạn nhân đến một địa điểm mà chúng đã chuẩn bị để gây án
hoặc phục sẵn ở một nơi nào đó trên đường đi lại của nạn nhân để gây án một
cách bất ngờ và đạt được mục đích.
* Vũ khí và phương tiện gây án.
Trên thực tế, vũ khí và phương tiện trong các vụ án cố ý gây thương tích
rất phong phú và đa dạng. Những trường hợp vụ án xảy ra do mâu thuẫn từ
trước, đối tượng gây án có sự chuẩn bị trước thì chúng thường tính toán, lựa chọn
những vũ khí, phương tiện gọn nhẹ, dễ cất giấu, có tác dụng gây thương tích cho
nạn nhân để sử dụng như: Côn, gậy, lưỡi lê, lưỡi dao cạo, axít, các loại dao nhọn,
sắc.v.v...
Còn trường hợp vụ án cố ý gây thương tích xảy ra do mâu thuẫn bột phát thì
thủ phạm thường sử dụng những công cụ phương tiện sẵn có trong tay hoặc có ở
hiện trường như: Cuốc, xẻng, đòn gánh, gậy gộc, chai lọ, gạch đá... thậm chí thủ
19
phạm sử dụng cả guốc, dép đang đi dưới chân; mũ cứng đang đội trên đầu để gây
án hoặc dùng tay để gây án. Những trường hợp này có khi công cụ phương tiện
gây án phụ thuộc vào nghề nghiệp của đối tượng và chính những đồ nghề sử dụng
trong công việc lại trở thành phương tiện gây án. Ví dụ: Người bán thịt dùng dao
thái thịt; người làm thợ hồ dùng thước hoặc dao chặt gạch; người đào đất dùng
cuốc, xẻng.... để gây án.
Từ đặc điểm vũ khí, phương tiện gây án có liên quan trực tiếp đến việc tồn
tại các loại dấu vết thương tích trên người bị hại, trên quần áo, thân thể của thủ
phạm và trên hiện trường. Do vạy, việc nghiên cứu công cụ phương tiện gây án
trong các vụ án cố ý gây thương tích có tác dụng giúp cho Cơ quan điều tra có cơ
sở để xác định đối tượng, tìm ra thủ phạm gây án, có biện pháp thu giữ vật chứng
phục vụ cho công tác điều tra và xử lý vụ án được khách quan, chính xác.
* Đặc điểm nhân thân người phạm tội.
Vấn đề nhân thân người phạm tội trong các vụ án cố ý gây thương tích cũng
rất đa dạng và phức tạp, họ thuộc đủ thành phần, nghề nghiệp khác nhau trong xã
hội như: Người chạy xe ôm, công nhân viên chức, học sinh, nhân viên bán hàng,
người lao động tự do v.v....
Do tội cố ý gây thương tích là loại tội phạm bạo lực vì thế trên thực tế phần
lớn đối tượng gây án cố ý gây thương tích là nam giới, ở trong độ tuổi lao động
và đa phần có học vấn thấp, thiếu giáo dục, sống buông thả, ăn chơi, đua đòi lêu
lỏng. Trong số đó nhiều đối tượng có tiền án, tiền sự, lưu manh chuyên nghiệp,
côn đồ hung hãn.
Đặc điểm khá rõ của đối tượng gây thương tích là: Nông nổi, hiếu thắng,
thiếu tự trọng, thích bạo lực, nhiều đối tượng ỷ thế cậy quyền hoặc dựa vào số
đông anh em, dòng họ; dựa vào thế lực của gia đình, cha mẹ, nhóm xã hội .v.v...
để gây án.
Như vậy: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động điều tra tội phạm cố ý
gây thương tích, khi nghiên cứu về đặc điểm hình sự tội phạm, chúng ta có thể
hiểu rằng: Đặc điểm hình sự của tội phạm cố ý gây thương tích là tập hợp những
20
thông tin điển hình, phổ biến phản ánh về đặc tính, những vấn đề có tính chất qui
luật về hoạt động của lọai tội phạm này.
Việc nghiên cứu nắm vững và vận dụng đúng đắn, khoa học các nội dung
của đặc điểm hình sự luôn có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động điều tra vụ
án hình sự nói chung, các vụ án cố ý gây thương tích nói riêng. Bởi vì nội dung
đặc điểm hình sự có mối liên hệ tác động lẫn nhau, quy định lẫn nhau. Chính
những yếu tố của đặc điểm hình sự tác động trực tiếp đến việc tồn tại ở hiện
trường, ở người bị hại, ở thủ phạm, người làm chứng và ở những dấu vết, đồ vật,
tài liệu.v.v… điều đó giúp cho điều tra viên và cơ quan điều tra thu thập tài liệu,
chứng cứ về vụ án; vạch định phương hướng, biện pháp điều tra cũng như các
biện pháp trinh sát phối hợp thích ứng trong quá trình điều tra làm rõ vụ án cố ý
gây thương tích.
1.2.2. Những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án cố ý gây thương tích.
Trong quá trình tiến hành hoạt động điều tra, việc xác định cụ thể và chính
xác những vấn đề cần chứng minh trong vụ án cố ý gây thương tích không những
giúp cho điều tra viên lập kế hoạch điều tra được đúng đắn, chính xác mà còn tạo
điều kiện giải quyết vụ án, xử lý người phạm tội được khách quan, đúng người,
đúng tội, đúng quy định của pháp luật.
Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự là tất cả các tình tiết, các vấn đề
cần phải làm rõ để vụ án có thể được giải quyết một cách khách quan, toàn diện,
chính xác và đúng yêu cầu của pháp luật. Thực chất của quá trình tiến hành chứng
minh là quá trình phát hiện, thu thập, bảo vệ, kiểm tra, xác minh và đánh giá
chứng cứ chứng minh tội phạm.
Quá trình này được tiến hành thông qua các hoạt động khoa học của Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự,
đồng thời nó còn dựa vào sự giúp đỡ của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và
công dân với mục đích tìm ra sự thật về tính chất của vụ việc xảy ra và phương
thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm.
Tại Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự- 2003 quy định những vấn đề cần chứng
minh trong vụ án hình sự như sau:
21
“Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát và Tòa án phải chứng minh:
1.
Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết
khác của hành vi phạm tội;
2.
Ai là người thực hiện hành vi phạm tội, có lỗi hay không có lỗi; do cố ý hay
vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;
3.
Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo
và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
4.
Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra”.[7-54]
Việc chứng minh những vấn đề nêu trên phải được tiến hành thông qua hệ
thống chứng cứ.
Tại Điều 10, Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội
phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng
không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.[7-12]
Như vậy, căn cứ vào các Điều 104, 105, 106 của Bộ luật hình sự; Điều 63 và
Điều 10 của Bộ luật tố tụng hình sự- 2003. Căn cứ vào thực tiễn hoạt động điều
tra các vụ án cố ý gây thương tích, trong quá trình tiến hành hoạt động điều tra
cần thu thập tài liệu để chứng minh làm rõ những vấn đề sau đây:
* Có tội phạm cố ý gây thương tích xảy ra trên thực tế hay không?
Để có tài liệu, chứng cứ chứng minh có tội phạm cố ý gây thương tích xảy ra
hay không, phải chứng minh được hành vi đã xảy ra có đủ dấu hiệu và yếu tố cấu
thành tội cố ý gây thương tích hay không. Để chứng minh điều này, phải
làm rõ những nội dung sau:
Có người nào bị thương tích hay không? Điều này có nghĩa là khi nhận được
tin báo về tội phạm cố ý gây thương tích, phải tiến hành xác minh làm rõ có việc
cố ý gây thương tích trên thực tế hay không?
Sau khi đã xác định được vụ việc cố ý gây thương tích là có thật, phải chứng
minh được ai bị thương tích, thương tích như thế nào, đã có đủ cấu thành tội
phạm cố ý gây thương tích hay chưa? Đây là vấn đề quan trọng đầu tiên cần phải
làm rõ. Vì trên thực tế, có những trường hợp không có vụ án cố ý gây thương tích
22
hoặc chưa đến mức một vụ án cố ý gây thương tích nhưng vẫn có người trình báo
với cơ quan công an. Điều này thường xảy ra khi một người nào đó bị người khác
đánh, hoặc thấy có vụ đánh nhau chảy máu, bị thương, có người đưa đi bệnh viện;
thậm chí có trường hợp bị đánh nhẹ nhưng muốn ăn vạ, muốn bồi thường, muốn
báo Công an cho bỏ ghét.... nên đến cơ quan Công
an trình báo.
Việc chứng minh làm rõ được những vấn đề trên không chỉ quan trọng để
phục vụ cho cơ quan điều tra xác định phương hướng điều tra, mà ở thời điểm
đầu tiên, nó có ý nghĩa quyết định trong việc xác định có tội phạm hay không có
tội phạm cố ý gây thương tích xảy ra.
* Thời gian, địa điểm xảy ra vụ án cố ý gây thương tích đó.
Bước tiếp theo sau khi đã xác định có vụ án cố ý gây thương tích xảy ra, cơ
quan điều tra cần tiếp tục xác định rõ về thời gian, địa điểm xảy ra vụ cố ý gây
thương tích đó.
Thông thường, người bị hại có thể xác định được vụ cố ý gây thương tích
xảy ra lúc mấy giờ, ngày tháng năm nào; xảy ra ở chỗ nào: số nhà, đường phố,
phường, quận, huyện hoặc làng, xã…. Nhưng cũng có nhiều trường hợp do nạn
nhân bị thương tích quá nặng, bị chấn thương ảnh hưởng đến trí nhớ nên không
thể xác định được chính xác xảy ra ở chổ nào; lúc mấy giờ, ngày tháng nào.
Trong trường hợp đó, phải thông qua người làm chứng như: người hàng xóm,
người chứng kiến … để ghi nhận thông tin và xác định thời gian, địa điểm xảy ra
vụ cố ý gây thương tích.
Xác định được thời gian, địa điểm xảy ra vụ án cố ý gây thương tích vừa nói
lên tính khách quan, thực tế có thật của vụ án, vừa là cơ sở để xác định ai là người
bị hại và ai là người gây ra hành vi nguy hiểm cho xã hội.
* Thủ đoạn gây án.
Làm rõ thủ đoạn gây án tức là làm rõ cách thức, tính chất, mức độ của hành
vi phạm tội từ khâu chuẩn bị gây án, cách thức gây án và cách che dấu tội phạm.
Nghĩa là phải làm rõ được hung thủ đã chuẩn bị cho việc gây án đó như thế nào;
có sự chuẩn bị trước hay do bột phát tức thời; khi gây án thủ phạm thực hiện như
23
thế nào; thương tích để lại cho nạn nhân nặng hay nhẹ; gây án xong thủ phạm có
ý thức tạo hiện trường giả, đánh lạc hướng cơ quan điều tra hay không.v.v... Mức
độ nguy hiểm của tội phạm được xác định trên cơ sở nghiên cứu tính chất của
hành vi phạm tội và hậu quả xảy ra khi thực hiện hành vi đó. Do vậy, việc làm rõ
thủ đoạn gây án sẽ tạo ra cơ sở quan trọng để phân biệt rõ giữa tội phạm cố ý gây
thương tích với tội giết người, từ đó phục vụ cho hoạt động điều tra tiến hành
được thuận lợi, đúng pháp luật.
* Công cụ, phương tiện gây án.
Trong vụ án cố ý gây thương tích, hung khí, công cụ, phương tiện gây án là
những vật chứng quan trọng để chứng minh sự thật vụ án, góp phần giải quyết vụ
án được khách quan và chính xác.
Việc làm rõ hung khí, công cụ, phương tiện gây án là phải chứng minh làm
rõ thủ phạm đã sử dụng hung khí, công cụ, phương tiện gì để gây án, những loại
đó có thuộc hung khí nguy hiểm không (súng, dao găm, dao mổ lợn, axit ...);
nguồn gốc của hung khí, công cụ, phương tiện đó; thủ phạm tự làm hay mua sắm,
mang theo hay thu nhặt ở hiện trường để gây án.
Việc làm rõ hung khí, công cụ, phương tiện gây án là cơ sở rất quan trọng để
xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của vụ án. Thông thường, nếu thủ phạm sử
dụng hung khí nguy hiểm, lại chuẩn bị sẳn hoặc mang theo trong người phần nào
đã phản ánh được ý thức chủ quan của hung thủ. Trong nhiều trường hợp điều
này còn là cơ sở để định tội danh được chính xác, đúng pháp luật như để phân
biệt giữa tội cố ý gây thương tích với tội giết người trong trường hợp chưa đạt.
* Đặc điểm cá nhân của người bị hại.
Đối với vụ án cố ý gây thương tích việc làm rõ đặc điểm cá nhân của người
bị hại là một yêu cầu rất cần thiết và có ý nghĩa trong quá trình tiến hành hoạt
động điều tra. Khi làm rõ vấn đề này cần xét trên cả hai phương diện là:
+ Thứ nhất: Phải làm rõ tính chất, mức độ thương tích của người bị hại cũng
như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội của thủ phạm gây
ra với mức độ thương tích của người bị hại như thế nào. Đây cũng là dấu hiệu bắt
buộc của cấu thành tội phạm cố ý gây thương tích. Tức là thương tích của nạn
24
nhân phải do chính hành vi của thủ phạm gây ra chứ không phải hành vi nào
khác.
Muốn xác định chính xác mức độ thương tích, làm cơ sở pháp lý có tính chất
bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật, cần phải trưng cầu giám định tỉ lệ %
thương tật ở mức độ từ 11% trở lên hoặc dưới tỉ lệ 11% nhưng thuộc một trong
các trường hợp được quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1, Điều 104- BLHS
mới đủ dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.
Trong các vụ án cố ý gây thương tích, tính chất mức độ thương tích của
người bị hại trong nhiều trường hợp vừa là cơ sở quan trọng để phân biệt tội
phạm này với tội phạm khác vừa là cơ sở để xác định chính xác hình phạt cũng
như mức độ bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.
+ Thứ hai: Phải làm rõ về đặc điểm nhân thân của người bị hại như: Quá
trình lịch sử bản thân, tâm lý, cá tính, nghề nghiệp, tiền án, tiền sự.v.v... làm cơ sở
để xem xét, đánh giá hành vi của người bị hại trước và trong khi xảy ra vụ án gây
thương tích. Đặc biệt chú ý đối với những vụ án cố ý gây thương tích do đối
tượng bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân
(Điều 105- BLHS) hoặc vụ án cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng (Điều 106- BLHS).
* Thủ phạm gây án, động cơ mục đích gây án.
Đối với vấn đề này cần làm rõ những nội dung sau:
+ Phải chứng minh làm rõ thủ phạm gây án là ai, mối quan hệ giữa thủ phạm
và người bị hại là như thế nào. Trong đó đặc biệt lưu ý các mối quan hệ được quy
định tại điểm đ và điểm k, khoản 1, Điều 104- BLHS.
+ Làm rõ thủ phạm có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; đạt độ tuổi
theo luật định hay chưa. Để xác định chính xác độ tuổi của thủ phạm phải căn cứ
vào một trong các giấy tờ sau: Giấy khai sinh, chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ
khẩu. Trường hợp không có các giấy tờ trên phải nhờ cơ quan chuyên môn xác
định về độ tuổi.
25