Tải bản đầy đủ (.doc) (191 trang)

Nâng cao hiệu quả điều tra các vụ án vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ của lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH - Công an thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.84 KB, 191 trang )

Tên đề tài:
Nâng cao hiệu quả điều tra các vụ án vi phạm quy định về an toàn giao
thông đường bộ của lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH - Công an thành phố
Hồ Chí Minh
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CSĐT :

Cảnh sát điều tra

CSĐTTP về TTXH :

Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội

CSGT :

Cảnh sát giao thông

KTHS :

Kỹ thuật hình sự

TTXH :

Trật tự xã hội

TTATGT:

Trật tự an toàn giao thông

TNGT:


Tai nạn giao thông


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, việc phát
triển và bảo đảm an toàn hệ thống giao thông vạn tải nói chung và giao thông
đường bộ nói riêng, với tư cách là huyết mạch của nền kinh tế có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, thúc đẩy sự tăng
trưởng kinh tế, xã hội, văn hoá, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an
toàn xã hội.
Trong những năm qua, do xác định được tầm quan trọng của giao thông
đường bộ, Đảng và Nhà Nước ta đã đầu tư phát triển cở sở hạ tầng giao thông, đổi
mới phương tiện, ban hành các văn bản pháp luật và đổi mới tổ chức chỉ huy giao
thông nhằm hạn chế tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ngăn chặn những hành
vi vi phạm pháp luật khác gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông và trật xã hội nói
chung. Tuy nhiên do nền kinh tế nước ta còn nghèo nên đầu tư cho giao thông còn
hạn chế, phương tiện giao thông tăng nhanh, nhất là xe máy và xe ôtô, bên cạnh đó
ý thức chấp hành pháp luật giao thông của người dân nói chung mà đặc biệt là
người tham gia giao thông còn chưa cao, đây là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng
tai nạn giao thông. Tình hình vi phạm về trật tự an toàn giao thông còn khá phổ
biến, như tổ chức đua xe trái phép, buôn bán lấn chiếm lòng lề đường hoặc có
nhiều hành vi khác gây cản trở giao thông … làm ảnh hưởng xấu đến trật tự an
toàn giao thông đường bộ nói riêng và trật tự xã hội nói chung. Những hành vi vi
phạm pháp luật giao thông gây hậu quả nghiêm trọng hiện nay vẫn đang có chiều
hướng gia tăng, chủ yếu vẫn tập trung ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành
phố Hồ Chí Minh…
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn và đông dân
nhất nước ta hiện nay (khoảng hơn 6 triệu người), có số phương tiện giao thông

đường bộ chiếm khoảng 1/6 cả nước và hiện nay số phương tiện giao thông cơ


giới vẫn đang còn gia tăng. Trong lúc đó cơ sở hạ tầng giao thông ở thành phố
trong những năm vừa qua mặc dù đã được duy tu sửa chữa, nâng cấp, nhưng vẫn
chưa đáp ứng được một cách tương xứng. Đường sá chật chội, phương tiện lưu
thông trên đường với mật độ cao đã dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông. Bên cạnh
đó đội ngũ điều khiển phương tiện giao thông, đặc biệt là những người điều khiển
các loại phương tiện giao thông cơ giới hiểu biết về luật giao thông còn ít, kinh
nghiệm xử lý tình huống còn hạn chế. Ngoài ra còn một số người tham gia giao
thông, ý thức chấp hành luật lệ giao thông còn kém, buôn bán lấn chiếm lòng lề
đường gây cản trở giao thông đã gây ra hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến
trật tự an toàn xã hội.
Hiện nay đối với các hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông
đều bị xử lý theo quy định của pháp luật, việc xử lý đối với các hành vi này còn
còn tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm, tức là hành vi đó nếu chưa đến mức phải
truy cứu trách nhiệm hình sự thì áp dụng xử lý theo quy định của pháp luật hành
chính, còn nếu hành vi vi phạm đó vi phạm các quy định về an toàn giao thông mà
gây hậu quả nghiêm trọng thì phải xử lý theo quy định của pháp luật hình sự. Việc
xử lý nghiêm khắc, đúng người, đúng tội là vấn đề rất cần thiết, nó mang tính răn
đe, giáo dục không những đối với người vi phạm mà còn đối với tất cả mọi công
dân. Tuy nhiên hiện nay việc quy định của pháp luật đối với việc xử lý các hành vi
vi phạm về an toàn giao thông vẫn còn chưa chặt chẽ, pháp luật vẫn còn nhiều kẽ
hở. Sự phối hợp giữa các lực lượng, các ngành, các cấp trong điều tra các vụ vi
phạm về an toàn giao thông nói chung và các vụ án xâm phạm các quy định về an
toàn giao thông đường bộ nói riêng chưa thật đồng bộ và còn nhiều sơ hở, kinh
nghiệm của cán bộ điều tra trong khám nghiệm hiện trường, phát hiện thu thập dấu
vết; hiểu biết về máy móc phương tiện giao thông, đường sá, cầu cống còn hạn
chế. Bên cạnh đó sự trùng dẫm, né tránh, đùn đẩy cho nhau, làm không hết trách
nhiệm đã diễn ra khả phổ biến trong lực lượng công an các cấp… chính vì vậy

trong những năm qua công tác điều tra xử lý, truy tố người phạm tội trước pháp
luật vẫn còn ít, không giáo dục răn đe được người vi phạm.


Để nâng cao hiệu quả trong công điều tra xử lý đối với các hành vi vi phạm
quy định về an toàn giao thông đường bộ, việc nghiên cứu đề tài: “ Nâng cao hiệu
quả điều tra các vụ án vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ của
lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH - công an thành phố Hồ Chí Minh” là cần
thiết.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện tại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chưa có đề tài khoa học nào
nghiên cứu về lĩnh vực này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Góp phần hoàn thiện lý luận về công tác điều tra các vụ án vi phạm các quy
định về an toàn giao thông đường bộ. Từ đó tìm ra những giải pháp góp phần nâng
cao hiệu quả điều tra các vụ các vụ án vi phạm các quy định về giao thông đường
bộ của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH công an thành phố Hồ Chí
Minh.
Với mục đích trên, đề tài giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về các tội phạm vi phạm quy định
về an toàn giao thông đường bộ.
- Nghiên cứu những quy định của pháp luật về tổ chức hoạt động điều tra
các vụ án vi phạm các quy định về giao thông đường bộ.
- Làm rõ thực trạng tình hình tội phạm vi phạm quy định về an toàn giao
thông đường bộ và công tác điều tra của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về
TTXH- Công an thành phố Hồ Chí Minh.
- Nêu những giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả điều
tra các vụ án vi phạm các quy định về giao thông đường bộ của lực lượng CSĐTTP
về TTXH – công an thành phố Hồ Chí Minh.


4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài


Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về thực trạng tội phạm vi phạm quy định
về giao thông đường bộ và công tác điều tra các vụ án vi phạm quy định về giao
thông đường bộ .
Về thời gian và địa bàn: Tiến hành khảo sát thực trạng công tác điều tra các
vụ án vi phạm quy định về giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh từ năm 2002 - 2005.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Về mặt phương pháp luận:
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác lê-nin
và tư tưởng của Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng, Nhà Nước và của ngành
công an về công tác phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm nói chung.
- Phương pháp cụ thể:
+ Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
+ Phương pháp tham khảo chuyên gia.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong các trường Công an nhân dân.
- Vận dụng để xây dựng lý luận về hoạt động điều tra đối với loại tội phạm
xâm phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ.
- Vận dụng vào thực tiễn điều tra các vụ án vi phạm quy định về an toàn
giao thông đường bộ.
7. Đóng góp mới của đề tài
- Làm rõ những vấn đề lý luận về loại tội phạm xâm phạm quy định về an toàn
giao thông đường bộ.
- Trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng loại tội phạm xâm phạm quy định về
an toàn giao thông đường bộ và công tác điều tra của lực lượng CSĐT tội phạm về

TTXH công an thành phố Hồ Chí Minh. Rút ra những kinh nghiệm và những
nguyên nhân hạn chế trong công tác điều tra các loại án này.


- Tìm ra những giải pháp hợp lý, có căn cứ và khả thi góp phần nâng cao
hiệu quả điều tra các vụ án vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm 3 chương.



Chương1
Những vấn đề lý luận về tội phạm xâm phạm quy định về an toàn giao thông
đường bộ
1.1 Nhận thức chung về tội phạm xâm phạm quy định về an toàn giao thông
đường bộ
1.1.1. Nhận thức về tội phạm xâm phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ
Giao thông vận tải nói chung và giao thông đường bộ nói riêng ngày càng
giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển đất nước, trong đơì sống xã hội, trong
lưu thông kinh tế văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa các vùng, giữa nước ta với các
nước nước trên thế giới. Những năm gần đây phương tiện giao thông ở nước ta
tăng nhanh chóng cả về số lượng, chủng loại phương tiện, mật độ và lưu lượng vận
chuyển phát triển nhanh về số lượng, mật độ tham gia giao thông đông có ảnh
hưởng trực tiếp đến việc gia tăng về số vụ tai nạn giao thông và mức độ thiệt hại
do tai nạn gây ra.
Theo số liệu của Uỷ ban an toàn giao thông Quốc gia từ năm 2001 - 2003, ở
Việt nam, số vụ tai nạn giao thông xảy ra hàng năm bình quân khoảng 20.000 vụ,
làm chết khoảng 10.000 người và bị thương khoảng 20.000 người. Hiện nay tình
hình tai nạn giao thông đường bộ vẫn đang còn có xu hướng gia tăng về số vụ và

mức độ thiệt hại. Khoa học kỹ thuật càng phát triển, kỹ thuật công nghệ càng hiện
đại sẽ đưa đến cho con người những phương tiện giao thông có tốc độ cao, có
trọng tải lớn, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá phát triển kinh tế. Bên cạnh
đó vẫn còn một bộ phận người tham gia giao thông ý thức chấp hành pháp luật
giao thông kém vẫn còn có nhiều hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao
thông nê từ đó đã đạt cho con người trước nguồn nguy hiểm mới do tai nạn giao
thông gây ra.
Nhận thức được những hậu quả do tai nạn giao thông gây ra, Đảng và Nhà
nước ta rất quan tâm đến công tác quản lý trật tự an toàn giao thông. Nhà nước đã
có các Văn bản, Chỉ thị , Nghị định, Thông tư để chỉ đạo việc lập lại kỷ cương


trong hoạt động giao thông vận tải nhằm ngăn ngừa, hạn chế tới mức thấp nhất
những thiệt hại do những hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông
đường bộ gây ra. Bộ luật hình sự đã quy định một nhóm loại tội phạm xâm phạm
quy định về an toàn giao thông đường bộ (từ điều 202 đến điều 207 và điều 220).
Ở các điều luật này có ý nghĩa to lớn trong công tác đấu tranh phòng ngừa làm
giảm các vụ tai nạn giao thông đường bộ, tạo ra thói quen cho mọi người chấp
hành nghiêm chỉnh về pháp luật giao thông đường bộ. Không những thế các điều
luật này là cơ sở pháp lý để chủ thể điều tra tiến hành các hoạt động điều tra nhằm
làm rõ được nguyên nhân, diễn biến, mức độ vi phạm các quy định về an toàn giao
thông của các đối tượng tham giao thông để có biện pháp xử lý đúng đắn đối với
nhóm tội phạm này.
Vậy, thế nào là tội phạm xâm phạm quy định về an toàn giao thông đường
bộ?
Qua nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến loại tội phạm này, tác giả có
một số nhận thức về tội phạm xâm phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ
như sau:
Tội phạm xâm phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ là một nhóm
tội phạm được quy định từ điều 202 đến điều 207 và điều 220 thuộc Chương XIX

phần “ Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự cộng cộng” của Bộ luật hình
sự.
Nhóm tội phạm xâm phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ
được quy định trong chương XIX Bộ luật hình sự bao gồm: “Tội vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202)”; “Tội cản trở giao
thông đường bộ (Điều 203)”; “Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông
đường bộ không đảm bảo an toàn (Điều 204)”; “Tội điều động hoặc giao cho
người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ (Điều
205)”; “ Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 206)”; “Tội đua xe trái phép (Điều
207); “ Tội vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao
thông ( Điều 220)”. Các tội này có một điểm giống nhau về khách thể xâm hại, đó


là đã xâm phạm vào những quy định của nhà nước về an toàn giao thông đường
bộ.
Đối với tội tổ chức đua xe trái phép và tội đua xe trái phép, hiện nay theo
tác giả Đinh Văn Quế, Chánh toà hình sự Toà án nhân dân tối cao (tr10, 11 Bình
luận khoa học hình sự phần các tội xâm phạm quy định về an toàn giao thông, năm
2003) cho rằng: “ Căn cứ vào hành vi phạm tội thì hành vi tổ chức đua xe trái
phép và hành vi đua xe trái phép trước đây bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
gây rối trật tự công cộng. Do đó hai tội phạm này không phải là tội xâm phạm các
quy định về an toàn giao thông, mà là tội xâm phạm trật tự công cộng”.
Tuy nhiên, khi phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội tổ chức đua xe trái
phép và đua xe trái phép thì theo quan điểm của chúng tôi đối vơí hai tội này là tội
xâm phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ, bởi vì căn cứ vào hành vi
phạm tội mà đặc biệt là căn cứ vào khách thể của tội phạm bị xâm hại đó là các
quy định của nhà nước về an toàn giao thông và hành vi đó đã bị Luật giao thông
đường bộ nghiêm cấm.
Trước đây khi chưa có Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung, đối với tội tổ
chức đua xe trái phép và đua xe trái phép chưa được quy định trong Bộ luật hình sự

nên khi có hành vi phạm tội các cơ quan tố tụng đã vận dụng nguyên tắc tương tự
để truy cứu trách nhiệm hình sự hai tội này về tội gây rối trật tự công cộng. Tuy
nhiên, hiện nay theo quy định của luật hình sự thì việc truy cứu trách nhiệm sẽ
không áp dụng điều luật tương tự, hơn nữa tội tổ chức đua xe trái phép và đua xe
trái phép hiện đã được quy định cụ thể tại điều 206 và điều 207 Bộ luật hình sự,
đây là hai tội phạm mới được đưa vào trong Bộ luật hình sự 1999.
1.1.2 Đặc điểm pháp lý của tội phạm xâm phạm quy định về an toàn giao thông
đường bộ
Tội phạm xâm phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ là hệ thống
các hành vi vi phạm pháp luật khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm pháp lý của
các loại tội này, cần phải làm rõ từng loại hành vi cụ thể sau đây:


1.1.2.1. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi
vi phạm quy định về an toàn giao thông trong khi điều khiển các phương tiện giao
thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt gây thiệt hại nghiêm trọng
cho sức khoẻ, tài sản của người khác.
* Điều 2002 Bộ luật hình sự quy định:
- Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy
định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài
sản người khác thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mười triệu đồng, cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
- Phạm tội thuộc trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến
mười năm:
+ Không có giấy phép hoặc bằng lái theo quy định;
+ Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích khác;
+Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không giúp
người bị nạn;
+ Không chấp hành hiệu lệnh của người làm nhiệm vụ điều khiển hoặc

hướng dẫn giao thông;
+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
- Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến
mười lăm năm.
- Vi phạm về quy định an tàon giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế
dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
- Người phạm tội còn có thể cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
* Dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ.


- Khách thể của tội phạm.
Tội phạm này xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về an toàn giao
thông đường bộ.
Tội phạm được đặt ra là để đấu tranh với những vi phạm các quy định về an
toàn giao thông vận tải đường bộ; nhằm đảm bảo an toàn giao thông vận tải , đảm
bảo cho hoạt động giao thông vận tải được tiến hành bình thường, đảm bảo an toàn
tính mạng, sức khoẻ của công dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tập thể và tài sản
của công dân.
- Mặt khách quan của tội phạm.
Tội phạm được thể hiện ở hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về an
toàn giao thông vận tải đường bộ.
Đối tượng tác động của tội phạm này là phương tiện giao thông đường bộ
bao gồm: các loại xe có đông cơ ( xe cơ giới), như ôtô, máy kéo, xe môtô, xe gắn
máy và các loại xe chuyên dùng khác .v.v… Xe không có cơ (xe thô sơ), như xe
đạp, xe xích lô, xe thồ, xe súc vật kéo.v.v…
Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là
không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định an toàn giao thông

đường bộ, như: đi quá tốc độ; chở quá trọng tải quy định; tránh vượt trái phép; đi
không đúng tuyến đường; phần đường; vi phạm các quy định khác về an toàn giao
thông vận tải như chuyên chở người, hàng không đúng trọng tải quy định.v.v…
Hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải đường bộ rất đa
dạng. Khi xem xét hành vi phạm tội cần nghiên cứu những quy định cụ thể của
Nhà nước về an toàn giao thông đường bộ, đó là những quy định trong luật giao
thông đường bộ và các văn bản quy phạm pháp luật khác do các cơ quan có thẩm
quyền ban hành nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động giao thông, như quy định về
vấn đề dừng đậu xe trong và ngoài khu đô thị, tốc độ của phương tiện khi tham gia
giao thông và các quy định về quy tắc giao thông khác .v.v…
Không phải hành vi nào vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ đều bị coi là phạm tội, đối với hành vi vi phạm này chỉ bị truy


cứu trách nhiệm hình sự khi gây ra hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc
đặc biệt nghiêm trọng.
Căn cứ Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP, ngày 17/4/2003 của Hội đồng
thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ
luật hình sự năm 1999, thì hậu qủa nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trong được quy định trong điều luật này được quy định như sau:
+ Hậu quả nghiêm trọng.
a. Làm chết một người;
b. Gây tổn hại sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi
người từ 31% trở lên;
c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi
người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41%
đến dưới 100%;
d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến
30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba triệu đồng đến dưới năm triệu
đồng;

đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi
người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30%
đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba triệu đồng đến dưới năm
mươi triệu đồng;
e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm
trăm triệu đồng.
+ Hậu quả rất nghiêm trọng.
a. Làm chết hai người;
b.Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp
hướng dẫn tại các điểm b,c,d,đ và e của mục “+ Hậu quả nghiêm trọng”;
c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của
mỗi người từ 31% trở lên;


d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của
tất cả những người này từ 101% đến 200%;
đ. Gây tổn hại sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi
người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợpđược
hướng dẫn tại các điểm c,d,đ và e mục “+ Hậu quả nghiêm trọng”;
e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ
năm trăm triệu đồng.
+ Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
a. Làm chết ba người trở lên;
b. Làm chết hai người và còn gây hậu qủa thuộc một trong các trường hợp
được hướng dẫn tại các điểm b,c,d,đ và e thuộc mục “+ Hậu quả nghiêm trọng”;
c. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp
được hướng dẫn tại các điểm c,d,đ và e mục “+Hậu quả nghiêm trọng”;
d. Gây tổn hại sức khoẻ của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi
người từ 31% trở lên;
đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của

những người này trên 200%;
e. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật cuỉa
mỗi người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản được hướng dẫn tại điểm
e mục “+ Hậu quả rất nghiêm trọng”;
g. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên.
Khi xác định thiệt hại về tài sản của người khác thì chỉ tính những tài sản do
hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trực
tiếp gây ra, còn những thiệt hại gián tiếp không tính là thiệt hại để xác định trách
nhiệm hình sự đối với người phạm tội, như: Các chi phí quá trình điều trị do bị
thương trong vụ tai nạn giao thông… Các thiệt hại này người phạm tội vẫn phải
bồi thường nhưng không tính để xác định trách nhiệm hình sự đối với hành vi
phạm tội.


Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản mà người phạm tội gây ra là thiệt
hại đối với người khác, nên không tính thiệt hại mà người phạm tội gây ra cho
chính mình.
Trong trường hợp hành vi của người điều khiển phương tiện mặc dù chưa
gây hậu quả nghiêm trọng nhưng có khả năng thực tế dẫn đến hậu qủa đặc biệt
nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo điều luật này. Ví dụ: Một người không có giấy phép lái xe điều khiển
xe ôtô chạy với tốc độ cao trong thành phố nơi có nhiều phương tiện và người
tham gia giao thông trên đường, đã gây ra một số vụ va chạm với các phương tiện
khác trên đường ( hậu quả của vụ va chạm chỉ ở mức độ ít nghiêm trọng), nhưng
người điều khiển phương tiện đó vẫn không dừng xe mà vẫn tiếp tục chạy xe với
tốc độ cao, tạo nên sự nguy hiểm rất cao trên đường và có thể dẫn đến những vụ tai
nạn đặc biệt nghiêm trọng, người điều khiển phương tiện chỉ không thể tiếp tục
thực hiện được hành vi nguy hiểm của mình nữa khi có sự ngăn chặn kịp thời của
người khác hoặc cơ quan chức năng. Trong trường hợp này người điều khiển
phương tiện mặc dù chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhưng nếu hành vi đó

không được ngăn chặn kịp thời thì có khả năng thực tế sẽ dẫn đến những vụ tai nạn
đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, người điều khiển phương tiện đó vẫn bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo điều luật này, đây là dạng cấu thành tội phạm hình thức.
- Măt chủ quan của tội phạm.
Tội phạm vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý.
Đây là dấu hiệu pháp lý, là cơ sở khoa học để nhằm giúp phân biệt giữa tội
vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và một số tội
phạm khác như tội giết người, cố ý gây thương tích, phá hoại tài sản… mặc dù
trong trường hợp này người phạm tội đã cố ý vi phạm các quy định về điều khiển
phương tiện nhưng họ lại vô ý về hậu quả xảy ra.
- Chủ thể của tội phạm.


Chủ thể của tội phạm này là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đạt
độ tuổi theo luật định, tức là phải đủ từ 16 tuổi trở lên, vì tội phạm được thực hiện
dưới hình thức lỗi vô ý và là người điều khiển phương tiện giao thông vận tải cơ
giới và thô sơ.
1.1.2.2. Tội cản trở giao thông đường bộ
*Điều 2003 Bộ luật hình sự quy định:
- Người nào có một trong những hành vi sau đây cản trở giao thông đường
bộ gây thệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài
sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đến ba mươi triệu đồng, cải tạo
không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
+Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ;
+Đặt trái phép chướng ngại vậtgây cản trở giao thông đường bộ;
+ Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển
báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ;
+Mở đường giao thông cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân
cách;

+Lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường;
+Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ;
+Vi phạm quy định về đảm bảo an toàn giao thông khi thi công trên đường
bộ;
+Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai
năm đến bảy năm:
+Tại các đèo dốc và đoạn đường nguy hiểm ;
+Gây hậu qủ rất nghiêm trọng.
- Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu
đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù
từ ba tháng đến một năm.


* Những dấu hiệu pháp lý của tội cản trở giao thông:
- Khách thể của tội phạm.
Tội phạm này xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về an toàn giao
thông vận tải đường bộ.
Tội phạm trực tiếp xâm phạm vào hoạt động bình thường của các phương
tiện giao thông vận tải đường bộ, tính mạng sức khoẻ, tài sản của Nhà nước và
công dân.
- Mặt khách quan của tội phạm.
Tội phạm thể hiện ở hành vi cản trở giao thông vận tải , hành vi biểu hiện đa
dạng thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, đó là các hành vi:
+ Đào phá công trình giao thông đường bộ, khoan xẻ trái phép các công
trình giao thông vận tải khi không có quyết định, giấy phép của các cơ quan có
thẩm quyền hoặc không thực hiện đúng nội dung của giấy phép .v.v… ;
+ Đặt trái phép chướng ngại vật cản trở giao thông đường bộ.v.v… ;
+ Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển

báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ;
+ Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách;
+ Lấn chiếm , chiếm dụng lòng đường, vỉa hè;
+ Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ;
+ Vi phạm về bảo vệ an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ hoặc các
hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ.
Tuy nhiên nếu chỉ căn cứ vào những hành vi vi phạm nêu trên thì chưa đủ
điều kiện để xác định đó là hành vi phạm tội. Đối với loại tội phạm này hậu quả
gây thiệt hại nhất định cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc, tức là phải gây ra chết
người hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác (trừ hành
vi mở đường giao cắt traí phép qua đường bộ, đường có giải phân cách), giữa hành
vi và hậu qủa thiệt hại phải có mối quan hệ nhân quả với nhau.
- Mặt chủ quan của tội phạm.


Tội phạm này được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý, mặc dù người thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội cố ý vi phạm các quy định của luật giao thông,
nhưng lại vô ý đối với hậu quả xảy ra.
- Chủ thể của tội phạm.
Cũng giống như tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ, tôị phạm này được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý, nên chủ thể
của tội phạm là bất cứ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ từ 16 tuổi trở
lên theo luật định.
1.1.2.3. Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không đảm
bảo an toàn
* Điều 2004 Bộ luật hình sự quy định:
- Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng
kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường bộ rõ ràng
không bảo đảm an toàn kỹ thuật gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại
nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu

đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ dến ba năm hoặc phạt tù
từ sáu tháng đến năm.
- Phạm tội gây hậu quả rất nghiên trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị
phạt tù từ ba năm đến mười năm.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
* Dấu hiệu pháp lý của tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ
không bảo đảm an toàn.
- Khách thể của tội phạm.
Tội phạm này xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về an toàn giao
thông đường bộ.
- Mặt khách quan của tội phạm.


+ Hành vi đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông vận tải đường bộ
không đảm bảo an toàn như: hỏng bộ phận chuyển động, hỏng tay lái, hỏng phanh,
hỏng gầm.v.v…;
+ Cho phép chủ phương tiện sử dụng các phương tiện giao thông vận tải
đường bộ không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết. Hành vi này thường là
của những người có thẩm quyền cho phép các chủ phương tiện sử dụng các
phương tiện giao thông vận tải;
+ Điều động các phương tiện giao thông vận tải đường bộ không đảm bảo
Các tiêu chuẩn kỹ thuật tham gia các hoạt động giao thông. Hành vi của người chịu
trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của các phương
tiện giao thông vận tải đưa vào sử dụng các phương tiện rõ ràng không bảo đảm an
toàn gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ của người khác hoặc gây thiệt hại
nghiêm trọng đến tài sản có thể là hành vi trực tiếp đưa vào sử dụng các phương
tiện rõ ràng không đảm bảo an toàn ( trực tiếp về việc điều động, trực tiếp xác nhận
tình trạng kỹ thuật đối với các phương tiện giao thông không đảm bảo bảo kỹ
thuật) hoặc có thể là hành vi không thực hiện các trách nhiệm được giao ( như chịu

trách nhiệm trực tiếp về điều động người khác không có thẩm quyền điều động
phương tiện giao thông không bảo đảm kỹ thuật, nhưng cũng không ngăn chặn mà
đồng tình hoặc người chịu trách nhiệm trực tiếp về tình trạng kỹ thuật biết người
khác đưa vào sử dụng phương tiện giao thông không bảo đảm kỹ thuật, nhưng
không ngăn chặn mà để họ đưa vào sử dụng …).
Đối với loại tội phạm này hậu quả gây thiệt hại nghiêm trọng là dấu hiệu bắt
buộc, tức là phải gây chết người hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài
sản của người khác.
- Mặt chủ quan của tội phạm.
Tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý, người phạm tội nhận thức được
phương tiện giao thông vận tải không đảm bảo an toàn nhưng vẫn đưa vào sử dụng
dẫn đến hậu quả nghiêm trọng xảy ra, tuy vậy hậu quả của vụ tai nạn hoàn toàn


nằm ngoài ý muốn chủ quan của họ, tức là họ không mong muốn cho hậu quả xảy
ra.
- Chủ thể của tội phạm.
Tội phạm được thực hiện bởi người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và
đủ từ 16 tuổi trở lên theo luật định. Ngoài ra đòi hỏi phải có thêm dấu hiệu chủ thể
đặc biệt đó là người có chức vụ, có quyền hạn điều động các phương tiện giao
thông vận tải đường bộ.
1.1.2.4. Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các
phương tiện giao thông đường bộ
*Điều 2005 Bộ luật hình sự quy định:
- Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng
lái hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các
phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại đến tính mạng hoặc gây thiệt hại
nghiêm trọng đến sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ ba triệu
đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ
một năm đến ba năm.

- Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến ba
năm.
- Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến
mười hai năm.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
* Những dấu hiệu pháp lý của tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều
kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ.
- Khách thể của tội phạm.
Đây là loại tội phạm xâm phạm vào các quy định của nhà nước về an toàn
giao thông vận tải đường bộ.
- Mặt khách quan của tội phạm.


+ Hành vi được biểu hiện ở việc điều động hoặc giao cho người không có
giấy phép hoặc bằng lái xe tức là người đó chưa được cấp bằng lái xe hoặc giấy
phép lái xe đã hết hạn, không đúng chủng loại… hoặc không có đủ điều kiện khác
theo quy định của pháp luật như điều kiện về sức khoẻ, kinh nghiệm, trình độ
chuyên môn…, điều động người say rượu bia hoặc sử dụng các loại chất kích thích
khác điều khiển các phương tiện giao thông vân tải đường bộ.
“Giữa người điều động và người không đủ các điều kiện … phải có mối
quan hệ về mặt quản lý như thủ trưởng với nhân viên, chủ doanh nghiệp với công
nhân, người làm công. Nếu không có mối quan hệ về mặt quản lý mà đơn thuần có
mối quan hệ thân thích, ruột thịt như cha, con, vợ chồng hoặc thân thuộc bạn bè
thì không coi là người điều động”.( Thông tư liên ngành số 02/1995/TTVKSNDTC-TANDTC-BNV(nay là BCA), ngày 07/01/1995.
+ Đối với loại tội phạm này hậu quả nghiêm trọng như gây chết người hoặc
thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác là dấu hiệu bắt buộc.
- Măt chủ quan của tội phạm.
Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý. Đối với loại tội phạm này
mặc dù hành vi của người điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều

khiển phương tiện là vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ, họ
nhận thức được hành vi của họ là trái với pháp luật nhưng họ không mong muốn
cho hậu qủa xảy ra tức là hậu quả nằm ngoài ý muốn chủ quan của họ.
- Chủ thể của tội phạm.
+ Chủ thể của tội phạm là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ từ
16 tuổi trở lên theo luật định.
+ Ngoài ra còn đòi hỏi phải có thêm dấu hiệu chủ thể đặc biệt là người có
chức vụ, quyền hạn trong việc điều động người điều khiển phương tiện giao thông
vận tải đường bộ.
1.1.2.5. Tội Tổ chức đua xe trái phép
* Điều 206 Bộ luật hình sự quy định.


- Người nào tổ chức trái phép việc đua xe ôtô, xe máy hoặc các loại xe khác có
gắn động cơ, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo
không giam giữ đến ba năm, hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến
năm năm:
+ Tổ chức đua xe có quy mô lớn ;
+ Tổ chức cá cược;
+ Tổ chức việc chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông
hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
+ Tổ chức đua xe nơi tập trung đông dân cư;
+ Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
+ Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài
sản của người khác ;
+ Tái phạm về tội này hoặc tội đua xe trái phép .
- Phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm hoặc gây hậu qủ nghiêm trọng,
thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
- Phạm tội gây hậu qảu đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến

hai mươi năm hoặc tù chung thân.
- Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
* Những dấu hiệu pháp lý của tội Tổ chức đua xe trái phép.
- Khách thể của tội phạm.
Tội phạm xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về an toàn giao
thông vận tải đường bộ đồng thơì còn xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản
của công dân và xâm phạm đến an toàn , trật tự ở những nơi công cộng.
- Mặt khách quan của tội phạm.
Người phạm tội có hành vi tổ chức đua xe ôtô, môtô hoặc các loại xe có
động cơ khác không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.


Hoạt động tổ chức rất đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm thống
nhất, phối hợp hoạt động của các thành viên tạo nên một cuộc đua xe trái pháp
luật.
Người tổ chức đua xe có thể có các hoạt động sau:
+ Khởi xướng việc đua xe, xúi dục, kích động, lôi kéo, tập hợp các tay đua,
tuyển chọn các tay đua.
+ Đưa ra một số quy định về tính chất, hình thức đua cũng như giải thưởng
cho người thắng cuộc.v.v..
+ Bố trí thời gian, địa điểm tập kết, đường đua.v.v..
+ Chuẩn bị chương trình, kế hoạch đua xe cũng như để đối phó với các cơ
quan chức năng v.v..
Đối với loại tội phạm này là tội phạm cấu thành hình thức, nên việc đua xe
đã xảy ra hay chưa không phảo là dấu hiệu bắt buộc, mà tội phạm hoàn thành từ
thời điểm người phạm tội có các hoạt động tổ chức đua xe trái phép.

- Măt chủ quan của tội phạm.
Khác với các tội phạm xâm phạm các quy định về an toàn giao thông đường
bộ nêu trên về mặt chủ quan của tội phạm. Tội tổ chức đua xe trái phép được thực

hiện dưới hình thức lỗi cố ý, tức là người thực hiện hành vi phạm tội nhân thức
được hành vi của mình trong việc tổ chức đua xe trái phép là hành vi nguy hiểm
và trái với quy định của pháp luật nhưng vẫn thực hiện và mong muốn cho việc
đua xe xảy ra.
- Chủ thể của tội phạm.
Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình
sự và độ tuổi theo luật định.
1.1.2.6. Tội đua xe trái phép
* Điều 207 Bộ luật hình sự quy định:


- Người nào đua xe trái phép, xe ôtô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn
động cơ gây thiệt hại cho sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt
hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà
còn vi phạm, thì bị phạt tiề từ năm triệu đồng đến đến năm mươi triệu đồng, cải
tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai
năm đến bảy năm:
+ Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ
, tài sản người khác ;
+ Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu
giúp người bị nạn ;
+ Tham gia cá cược;
+ Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc
người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
+ Đua xe nơi tập trung đông dân cư;
+ Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
+ Tái phạm về tội này hoặc tổ chức đua xe trái phép.
- Phạm tội trong các trường hợp tái phạm nguy hiểm hoặc gây hậu quả rất
nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

- Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai
năm đến hai mươi năm.
- Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu
đồng.
* Những dấu hiệu pháp lý của tội đua xe trái phép.
- Khách thể của tội phạm.
Tội phạm xâm phạm vào các quy định của Nhà nước về an toàn giao thông
đường bộ. Đua xe trái phép là hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại khoản 6
điều 8 Luật giao thông đường bộ.


Ngoài ra hành vi đua xe trái phép còn xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng,
tài sản của người khác và an toàn, trật tự ở nơi công cộng.
- Mặt khách quan của tội phạm.
Tội phạm thể hiện ở hành vi đua xe ôtô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn
động cơ.
Việc đua xe trái phép tức là không được phép của các cơ quan có thẩm
quyền.
Hành vi thể hiện ở việc điều khiển các phương tiện giao thông là ôtô, xe
máy, các loại xe có động cơ khác chạytốc độ cao trên một quãng đường nhất định.
Thông thường hành vi đua xe thường xảy ra ở nhưng đường phố lớn, trên các
đường quốc lộ, tỉnh lộ và thường xảy ra vào những ngày lề lớn hoặc khi có các sự
kiện về thể thao văn hoá…
Không phải mọi hành vi đua xe trái phép đều bị truy cứu trách nhiệm hình
sự, mà hành vi đó chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có môt trong các điều
kiện sau đây:
+ Gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác .
+ Đã bị xử lý hành chính về hành vi đua xe trái phép.
+ Đã bị kết án về tội đua xe trái chưa được xoá án.
- Mặt chủ quan của tội phạm.

Cũng giống như tội tổ chức đua xe trái phép, đối với loại tội phạm này được
thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý.
- Chủ thể của tội phạm:
Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình
sự và đủ độ tuổi theo luật định.
1.1.2.7. Tội vi phạm quy định về duy tu, sữa chữa, quản lý các công trình giao
thông
Vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông là
hành vi của người có trách nhiệm trong việc duy tu, sửa chữa, quản lý các công


×