Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và chất lượng cải xanh mỡ số 6 trong vụ Đông Xuân 2011 – 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.22 KB, 52 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Rau xanh là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, là nhu cầu
không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn hằng ngày của mỗi người trên khắp
hành tinh, đặc biệt khi lương thực và các loại thức ăn giàu đạm đã được đảm
bảo thì nhu cầu rau xanh lại càng gia tăng, như một nhân tố tích cực trong
cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Rau cung cấp cho cơ thể những
chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin, các axít hữu cơ, chất khoáng…
Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng nhu cầu rau bình quân hằng ngày của
mỗi người cần 250 - 300g/ngày/người tức là 90 - 110kg/người/năm. Như
vậy tổng nhu cầu rau của nước ta sẽ là 7.650 – 9.180 nghìn tấn .
Tỉnh Quảng Bình có nhiều tiềm năng để phát triển ngành sản xuất rau,
năng suất rau khoảng 95 đến 100 tạ/ha, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch hỗ
trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau an toàn từ nay đến năm 2015.
Ở các huyện, thành phố đều trồng rau song chủ yếu tập trung ở các huyện
vùng cát ven biển như Bố Trạch, Quảng Trạch, Lệ Thủy và Đồng Hới .
Nhiều nơi đã hình thành được cánh đồng sản xuất rau góp phần nâng cao thu
nhập, cải thiện đời sồng cho nhiều người dân các vùng trồng rau. Tuy nhiên
bên cạnh những mặt thuận lợi còn có nhiều thách thức đặt ra như diện tích
manh mún, thiếu quy hoạch cụ thể, thiếu kiến thức sản xuất rau an toàn đã
dẫn đến việc sản xuất rau mang tính tự phát, chất lượng rau không an toàn
thiếu đảm bảo làm cho người tiêu dùng… Vấn đề đặt ra là phải phát triển
ngành sản xuất rau an toàn trước mắt là đáp ứng nhu cầu tại chổ trên địa bàn,
về chiến lược lâu dài phải phát triển một ngành mang tính hàng hoá. Nhưng
để sản xuất được rau an toàn đòi hỏi phải đảm bảo theo một quy trình
nghiêm ngặt.
Cải xanh (Brasica juncea H.P.) nói chung có bộ nhiễm sắc thể 2n =
20, là loại rau ăn lá được trồng phổ biến ở Việt Nam. Ở miền trung, cải xanh
có thể được trồng quanh năm trên hầu hết các loại đất. Tuy nhiên, cây có 2
1




vụ trồng chính là Đông Xuân và Hè Thu. Đây là một trong những loại cây
trồng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, thời gian sinh trưởng ngắn. Trong
100g cải tươi xanh có chứa 23 Calo; 2,2 g Protein; 3,8g Hydratcacbon;
174mg Canxi; 34mg phospho; 4,4 mg sắt; 28 mg Natri; 309mg Kali; 64mg
Vitamin C và 1670 I.U vitamin A [1]. Ngoài giá trị làm rau, cung cấp
Vitamin và các loại khoáng chất quan trọng, cải xanh nói chung và cải xanh
mỡ số 6 nói riêng còn có tác dụng dược liệu chữa một số bệnh như: Phòng
ngừa bệnh ung thư, chống nhiễm khuẩn, chống bức xạ, làm chóng lành vết
thương, giúp ruột tăng thải loại và hạ Cholesterol trong máu [6].
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, có sản phẩm xuất khẩu đòi hỏi cần có
biện pháp nâng cao năng suất và sản lượng. Ở nước ta hiện nay, việc mở
rộng diện tích trồng còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy việc áp dụng các biện
pháp kỹ thuật như: Chế độ bón phân hợp lý, mùa vụ trồng thích hợp, giống
tốt…thì gieo trồng với mật độ và khoảng cách thích hợp cũng mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Nhưng để bố trí mật độ thích hợp cần căn cứ vào đặc điểm
của từng giống cây trồng, cấu trúc hình thái, chiều cao cây, đường kính
tán…Việc giải quyết tốt vấn đề mật độ sẽ tạo điều kiện cho cây tận dụng
được hết nguồn ánh sáng, sử dụng tối đa nguồn nước và dinh dưỡng có trong
đất nhằm thu được sản lượng cao nhất. Tuy nhiên, hiện nay mật độ cải xanh
trên đồng ruộng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân. Đa số người
dân muốn nâng cao năng suất nên trồng khá dày, mật độ phổ biến hiện này
là 10cm x 10cm. Với mật độ như vậy, đòi hỏi lượng phân bón nhiều hơn dẫn
đến sâu bệnh cũng nhiều hơn do đó lượng phân và thuốc bảo vệ thực vật
cũng được sử dụng nhiều hơn. Chính tập quán này đã ảnh hưởng không nhỏ
đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng an toàn rau cải xanh.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và chất lượng
cải xanh mỡ số 6 trong vụ Đông Xuân 2011 – 2012” tại Đồng Trạch, Bố

Trạch, Quảng Bình nhằm xác định mật độ thích hợp cho cây cải xanh. Từ đó
làm cơ sở để xây dựng quy trình sản xuất rau cải xanh an toàn theo hướng
VietGap.
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2


1.2.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu của đề tài tạo cơ sở khoa học cho việc xác định mật độ
gieo trồng rau cải thích hợp, một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng
để tăng năng suất giống cải mỡ số 6.
1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện quy trình theo
hướng ViệtGAP giống cải mỡ số 6 trên đất cát tại Quảng Bình.
1.3. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.3.1. Mục đích
- Xác định mật độ và khoảng cách gieo trồng thích hợp cho giống cải
xanh mỡ số 6 trên đất cát tại Quảng Bình đạt năng suất và hiệu quả kinh tế
cao.
- Góp phần hoàn thiện quy trình trồng cải xanh mỡ số 6 ở địa phương
và các vùng có điều kiện đất đai, khí hậu tương tự.
1.3.2. Yêu cầu
Bố trí thí nghiệm, đánh giá và thu nhập số liệu một cách khách quan,
khoa học.

3


PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Giới thiệu về các loại rau cải
2.1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại
Các loại rau cải không cuốn có tên khoa học là Brasica chinensis var.
parachinensis L.., họ thập tự : Cruciferae[7].
Rau cải có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, ưa khí hậu ôn đới. Từ lâu rau
cải và cải bẹ trắng được trồng ở Hy Lạp, La Mã trước thế kỷ thứ X và các
nước Bắc Địa Trung Hải, từ đó được lan truyền đi khắp các nước trên thế
giới đặc biệt là các nước Châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Hàn
Quốc...Ở Việt Nam được trồng nhiều ở Đà Lạt, Hà Nội, Bắc Ninh, Thừa
Thiên Huế...
Rau cải có nguồn gốc từ vùng ôn đới vốn ưa khí hậu mát, lạnh,ẩm.
Song cũng có giống có khả năng chịu nóng khá. Bộ rễ thuộc loại rễ chùm, ăn
nông, chủ yếu tập trung ở tầng canh tác 10- 15cm. Bộ lá khá phát triển, to
bản, mỏng mềm chứa nhiều nước nên chịu hạn kém và dễ bị sâu bệnh phá
hoại.
Căn cứ vào đặc điểm của cuống lá, phiến lá (kích thước, hình dạng,
màu sắc...các giống rau cải của nước ta hiện nay được phân thành 3 nhóm:
1. Nhóm cải bẹ (Brassica Campers L)
Nhóm cải bẹ còn gọi là nhóm cải dưa (chủ yếu để muối dưa): Gồm cải
Đông Dư, cải bẹ Nam, cải bẹ Lạng Sơn, cải Tàu Cuốn, cải Hàn Lưỡng. Hơn
nữa hiện nay có nhiều loại cải bẹ Thái Lan nhập vào nước ta. Nhóm cải này
ưa nhiệt độ thấp, chịu lạnh. Nhiệt độ thích hợp 15-22 0C do đó trồng thích
hợp trong vụ Đông Xuân. Đặc điểm nhóm cải bẹ là có bẹ lá to, dày, lá lớn.
Năng suất của 1 cây có thể 2- 4 kg, thời gian sinh trưởng từ lúc gieo đến thu
hoạch từ 120- 160 ngày.
2. Nhóm cải xanh/cải cay/cải canh (Brassica juncea H.P.)
Nhóm cải xanh có khả năng chịu được nóng và mưa to, nhóm cải này
có khả năng thích nghi rộng, thường được trồng quanh năm đặc biệt trong vụ
4



Xuân Hè và vụ Thu Đông để chống giáp vụ rau, thời gian sinh trưởng ngắn
(sau gieo 30- 50 ngày có thể thu hoạch), có thể trồng xen hoặc gieo lẫn với
các loại rau khác rất tốt. Nhóm cải xanh có cuống hơi tròn, nhỏ, ngắn. Phiến
lá nhỏ và hẹp, bản lá mỏng, cây thấp, nhỏ (so với hai nhóm cải bẹ và nhóm
cải thìa), lá có màu xanh vàng đến xanh đậm ăn có vị cay nên gọi là cải cay,
dễ để giống. Nhóm cải xanh có thể dùng nấu canh, luộc,xào và muối dưa,
đặc biệt ăn lẩu vì có vị cay rất hợp khẩu vị nên nhóm này được trồng rất phổ
biến ở các vùng trồng gần như quanh năm. Nhóm cải xanh gồm nhiều giống
địa phương, những giống cải xanh ngon như nhóm cải xanh lá vàng, cải
xanh Thanh Mai, Vĩnh Tuy, Thừa Thiên Huế và nhiều địa phương khác. Qua
nhiều năm thuần chủng nên rất dễ trồng và tự giống tại địa phương ở tất cả
các vùng.
3. Nhóm cải thìa/ cải trắng (Brassica chinensis L..)
Nhóm cải thìa có đặc điểm dễ phân biệt đó là hình lóng máng, màu
trắng, phiến lá hơi tròn, cây mọc gọn. Đây là nhóm cải được trồng rất phổ
biến, đặc biệt là những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Nhóm cải thìa cũng có
khả năng thích ứng rộng(10- 270C) nên có thể trồng được quanh năm. Nhóm
này có thời gian sinh trưởng ngắn sau trồng 30- 50 ngày có thể thu hoạch, dễ
để giống, có thể trồng xen, gieo lẫn các loại rau khác và cải xanh chống giáp
vụ rau. Tuy nhiên cải thìa tỷ lệ nước cao, ăn nhạt không dùng muối dưa, chỉ
dùng để luộc, xào hoặc nấu canh. Nhiều giống cải thìa có năng suất cao như
cải trắng Nhật Tân, cải trắng Thanh Mai, cải trắng Trung Kiên, cải trắng Tai
ngựa, cải trắng Lá thẫm..
2.1.2. Giá trị của cây cải xanh
* Giá trị dinh dưỡng:
Đây là một trong những loại cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, thời
gian sinh trưởng ngắn. Trong 100 gam tươi cải xanh có chứa 23 calo; 2,2g
protein; 3,8g hydratcacbon; 174 mg Ca; 34 mg Phospho; 4,4 mg sắt; 28 mg
Natri; 309 mg Kali; 64mg Vitamin C và 1670 I.U Vitamin A [6],[12].

* Giá trị kinh tế:
Ngày nay trong xu hướng phát triển của xã hội, với sự tăng nhanh của
dân số đã tạo nên một nhu cầu lớn về lương thực và thực phẩm. Sự thay đổi
5


cơ cấu khẩu phần ăn trong bữa ăn theo hướng giảm dần số lượng, tăng dần
về chất lượng và giảm dần tỷ trọng hàm lượng dinh dưỡng có nguồn gốc
động vật. Điều này đã làm cho rau xanh ngày càng có tầm quan trọng hơn
trong bữa ăn hàng ngày của người dân.
Cải xanh là loại rau chiếm vị trí khá quan trọng trong cơ cấu cây
lương thực, thực phẩm nói chung và các loại rau nói riêng. Trong các loại
rau thì cải xanh được trồng phổ biến nhất và chiếm một vị trí đáng kể trong
cơ cấu cây rau các loại. Với khoảng thời gian sinh trưởng đến thu hoạch
ngắn, cải xanh thường được trồng chống rau giáp vụ, trồng xen giữa hai vụ
cây lương thực như ngô, khoai, sắn... trồng cải xanh có tác dụng làm tăng hệ
số sử dụng đất, tránh lãng phí đất đai. Chính vì vậy trồng cải xanh đã góp
phần tăng thu nhập cho người nông dân, tạo thêm công ăn việc làm cho
người dân ở nông thôn.
* Giá trị dược liệu:
Ngoài giá trị làm rau cung cấp các loại vitamin và khoáng chất quan
trọng, cải xanh còn có tác dụng dược lý chữa một số bệnh như: phòng ngừa
bệnh ung thư, chống nhiễm khuẩn, chống bức xạ, làm chống lành vết
thương, giúp ruột tăng thải loại và hạ cholesterol máu [6],[12].
2.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây rau cải
- Rễ: cây cải thuộc bộ rễ chùm, phân nhánh, bộ rễ ăn nông trên tầng
đất màu, tập trung nhiều nhất ở tầng đất 0- 20cm.
- Lá: lá mọc đơn, không có lá kèm. Những lá dưới thường tập trung,
bẹ lá to, lá rất lớn. Bộ lá khá phát triển, lá to nhưng mỏng nên chịu hạn kém
và dễ sâu bệnh phá hại.

- Hoa: hoa có dạng có dạng chùm, không có lá bắc, hoa nhỏ, đều, mẫu
2, tràng hoa và đài hoa đều 4 cái trong. Bộ nhị gồm hai lá noãn dĩnh bầu
trên, 1 ô về sau có một vách ngăn giả chia bầu thành 2 ô. Mỗi ô có 2 hoặc
nhiều noãn.
- Quả và hạt: quả thuộc loại quả giác (khi chín tự tách vỏ, hạt rơi
rụng). Hạt có phôi lớn và cong, nghèo nội nhũ[7].
2.1.4. Yêu cầu ngoại cảnh

6


- Nhiệt độ: Cây cải có nguồn gốc vùng ôn đới, ưa khí hậu mát lạnh.
Tuy nhiên trong quá trình trồng trọt, chọn lọc và thuần hóa, ngày nay cây cải
có thể trồng được trên nhiều vùng khí hậu khác nhau. Phần lớn trồng trên
vùng có khí hậu lạnh hơn nhiệt đới.
Cây cải có thể nảy mầm ở nhiệt độ 2-30C, nhưng quá trình nảy mầm
chậm. Ở nhiệt độ 18- 20 0C chỉ có 2-3 ngày. Nhiệt độ sinh trưởng và phát
triển là từ 15- 220C, cho giai đọa hai lá mầm là 12-15 0C, giai đoạn ra hoa là
15- 180C. Với yêu cầu này cây cải thích hợp với vụ Đông Xuân.
- Ẩm độ: Cũng như các loại rau nói chung, cây cải rất cần nhiều nước
để sinh trưởng phát triển. Lượng nước trong cây rất cao, 75- 95%, cây có bộ
lá lớn, diện tích lá lớn nhưng lá mỏng nên tốc độ thoát hơi từ bề mặt lá cao.
Bộ rễ tương đối nhỏ và ăn nông, không thể lấy được nước ở sâu trong đất
nên cây yêu cầu được tưới ẩm thường xuyên. Theo Zoza (1942): cây cải
thuộc nhóm ưa ẩm, trong điều kiện đảm bảo đủ nước 60-100% thì năng suất
tăng 36,34%. Tuy nhiên nếu mưa kéo dài hay đất úng nước cũng ảnh hưởng
xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây cải.
- Ánh sáng: Là yếu tố quan trọng của cây cải, cây cải có nguồn gốc ôn
đới nên yêu cầu ánh sáng thích hợp với thời gian chiếu sáng ngày dài, cường
độ ánh sáng yếu.

- Đất và dinh dưỡng: Cây cải không kén đất, nó có thể sinh trưởng
phát triển cho năng suất cao ở các loại đất khác nhau, từ đất cát pha đến đất
thịt nặng. Nhưng thích hợp nhất là đất giàu dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm tốt.
Về dinh dưỡng cây cần nhiều đạm, lân, kali, trong đó kali được sử
dụng nhiều nhất. Theo số liệu của viện dinh dưỡng rau Gross beerenhe
(Đức) thì các chất dinh dưỡng chính mà các cây họ thập tự cần là N, P 2O5,
K2O. Phân hữu cơ có tác dụng rất lớn trong quá trình sinh trưởng phát triển.
Tuy nhiên cải có thời gian sinh trưởng ngắn nên cần các loại phân dễ tiêu, dễ
phân giải, cung cấp dần những yếu tố cần thiết cho cây [7].
2.2. Tình hình sản xuất rau trên Thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Trên thế giới
Theo số liệu thống kê của tổ chức FAO thì diện tích đất trồng rau trên
thế giới hiện đạt khoảng 15 triệu ha/năm, năng suất bình quân đạt 35-40
7


tấn/ha, sản lượng đạt khoảng 600 triệu tấn, bình quân đầu người 85 kg rau
các loại/năm, bao gồm gần 120 chủng loại rau, trong đó có 14 loại rau chính
chiếm diện tích trồng khoảng 500.000 ha trở lên. Nhiều nước trên thế giới
ngày có nhiều chủng loại rau, tăng diện tích và năng suất để đáp ứng nhu cầu
về rau xanh ngày một tăng. Thời kỳ 2000 – 2010 nhu cầu nhập khẩu rau các
nước tăng 3,6% trong khi mức tăng sản lượng rau quả chỉ đạt 2,8%/năm.
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất một số nước trên thế giới năm 2009

Quốc gia
Toàn thế giới
Châu Âu
Châu Phi
Châu Mỹ
Châu Đại

Dương
Châu Á
Trung Quốc
Ấn Độ
Việt Nam
Philippin
Hàn Quốc
Nhật Bản
Brazin
Thái Lan
Liên Bang Nga
Hoa Kỳ

Diện tích
(ha)
17. 534. 940
655.902
2.062.445
568.815
36.715

Năng suất
(tấn/ha)
14,05
16,66
7,17
11,71
14,65

14.211.063

9.067.500
2.275.000
525.000
500.000
81.000
118.000
210.000
155.657
93.100
11.534

15,02
16,42
12,31
12,75
8,00
41,80
23,94
11,48
8,33
24,02
77,42

Sản lượng
(triệu tấn)
246,34
10,92
14,77
6,66
0,53


213,49
148,91
28,00
6,60
4,00
3,38
2,82
2,41
1,29
2,23
0,89
(Nguồn FAO, 2009)
Qua Bảng 2.1 ta thấy Châu Á dẫn đầu về diện tích, sản lượng, năng
suất rau. Đứng đầu là Trung Quốc với sản lượng rau 148,912 tấn chiếm

8


60,45% tổng sản lượng rau toàn Thế giới. Ấn Độ là quốc gia có sản lượng
rau lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc, sản lượng rau của Ấn Độ chiếm
12,31 % sản lượng rau toàn Thế giới đạt 246,34 triệu tấn, diện tích trồng rau
chiếm 2.275.000 ha. Việt Nam sản lượng rau có tăng nhưng đạt ở mức trung
bình của thế giới.
2.2.2. Ở Việt Nam
2.2.2.1 Một số đặc điểm của nghề trồng rau ở Việt Nam
Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến, với địa hình không
bằng phẳng có nhiều chia cắt, cho nên đã hình thành nên nhiều vùng sinh
thái mang những nét đặc trưng riêng. Đối với các loại rau và nghề trồng rau,
lãnh thổ Việt Nam hình thành nên 4 vùng sinh thái rõ rệt.

Vùng á nhiệt đới có một số đặc điểm của khí hậu ôn đới: Bắc Hà (Lào
Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng). Ở vùng này có mùa đông lạnh, nhiệt độ thường
vào khoảng 4-50C có trường hợp xuống dưới 0 0C. Ở vùng này phát triển tốt
các loại rau á nhiệt đới và một số loại rau ôn đới làm cho thành phần các loại
rau ở Việt Nam trở nên phong phú hơn.
Vùng nhiệt đới có mùa đông lạnh: Vùng đồng bằng, trung du, miền
núi phía Bắc Việt Nam. Ở vùng này có thể trồng rau quanh năm. Tuy vậy,
do đặc điểm của khí hậu chia thành 4 mùa cho nên vụ mùa Xuân Hè thường
được trồng các loại rau ưa nóng và chịu nước, thời gian mùa Thu Đông
thường trồng các loại rau ưa lạnh và chịu hạn. Đặc biệt, vụ Đông ở các tỉnh
đồng bằng, trung du, miền núi phía Bắc điều kiện cho phép trồng nhiều loại
rau nhiệt đới chịu lạnh còn có thể trồng một số loại rau á nhiệt đới và cả ôn
đới. Vào thời gian này các nước ôn đới chỉ có thể trồng rau trong nhà kính
với những diện tích rất hạn chế., cho nên nhân dân ở các nước đó thường
thiếu rau. Chúng ta có thể sản xuất rau với khối lượng lớn để xuất cho các
nước đó cũng vào thời gian này ở các tỉnh phía Nam, rau ôn đới phát triển
tốt nhưng các loại rau á nhiệt đới và ôn đới không thể phát triển được. Các
tỉnh phía Bắc có thể trồng các loại rau á nhiệt đới và ôn đới cung cấp cho các
tỉnh phía Nam.

9


Vùng nhiệt đới có mùa hè khô nóng: Các tỉnh cực Nam Trung Bộ.
Các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đã hình thành nên vùng sản xuất hành
tây xuất khẩu và là nơi phát triển nhiều loại dưa.
Vùng nhiệt đới điển hình, các tỉnh Nam Bộ. Vùng này phát triển cây
ăn quả thuận lợi. Tuy nhiên, đối với các loại rau do việc hình thành 2 mùa
trong năm : mùa mưa và mùa khô hạn, cho nên phát triển rau gặp những khó
khăn[3].

2.2.2.2 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ từ vĩ tuyến 8 0 đến vĩ tuyến 230 với các
vùng sinh thái nông nghiệp tương ứng đa dạng từ nhiệt đới – ôn đới/cận
nhiệt đới ở miền Bắc sang khí hậu nhiệt đới ở miền Nam. Việt Nam có điều
kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp để phát triển nhiều loại rau quả [11].
Nước ta có lịch sử trồng rau rất lâu đời. Từ đời Hùng Vương, bầu bí
đã được trồng trong các vườn gia đình. Theo sổ sách ghi chép, rau được
nhập vào nước ta từ thời nhà Lý (thế kỷ thứ 10). Năm 1721 – 1783 Lê Quý
Đôn đã tiến hành tổng kết các vùng phân bố rau [11]. Trước đây giống rau
có ít, được gọi là “rau ta” như rau muống, rau cải, rau dền…Từ đầu thế kỷ
XX, cùng với sự mở mang đô thị ngành trồng rau cũng được phát triển.
Nhiều giống rau quý, dinh dưỡng cao được du nhập trong thời pháp thuộc
được gọi là “rau tây” như cải bắp, xu hào, cải bông, hành tây, tỏi, cà chua…
Ngoài ra, một số giống rau du nhập từ Trung Quốc được gọi là “cải tàu” như
cải tàu cuốn, cải bắc thảo, cải bẹ…[11]. Ngành trồng rau đã đóng góp một
khối lượng lớn sản phẩm đáng kể cho xuất khẩu trong suốt quá trình dài. Thị
trường xuất khẩu rau qua các năm trở lại đây được mở rộng nhiều so với
trước và đa dạng hơn về chủng loại. các mặt hàng rau của Việt Nam đã có
mặt gần 50 nước và lãnh thổ trên khắp các châu lục của thế giới, trong đó
chủ yếu là châu Âu, Bắc Âu, Tây Âu, Mỹ.
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam tháng
12/2010 đạt 44 triệu USD, tăng 9% so với tháng trước nhưng giảm 7,1% so
với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của
Việt Nam năm 2010 đạt 450,5 triệu USD, tăng 2,7% so với cùng kì năm
ngoái, chiếm 0,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước năm
10


2010. Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu hàng rau
quả của Việt Nam năm 2010, đạt 74,9 triệu USD, tăng 35,5% so với cùng

kỳ, chiếm 16,6% trong tổng kim ngạch, đứng thứ 2 là Nhật Bản đạt 35,6
triệu USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ, chiếm 7,9% trong tổng kim ngạch.
Phần lớn thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam đều có tốc đọ
tăng trưởng mạnh về kim ngạch, chỉ có ít một số có độ suy giảm: Ucraina
đạt 1,1 triệu USD, giảm 27,5% so với cùng kỳ, chiếm 0,2% trong tổng kim
ngạch, tiếp theo là Nga đạt 28,8% triệu USD, giảm 15,8% so với cùng kỳ,
chiếm 6,4% trong tổng kim ngạch. Sau cùng là Italia đạt 6,2 triệu USD,
giảm 11,4% so với cùng kỳ, chiếm 1,4% trong tổng kim ngạch.
Ngược lại, một số thị trường xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam
năm 2010 có tốc độ tăng trưởng mạnh về kim ngạch: Indonesia đạt 13,6%
triệu USD, tăng 80,3% so với cùng kỳ, chiếm 3% trong tổng kim ngạch ,
tiếp theo là Hà Lan đạt 31 triệu USD, tăng 75,5% so với cùng kỳ, chiếm 75
trong tổng kim ngạch; Malaysia đạt 8,9 triệu USD, tăng 74,7% so với cùng
kỳ, chiếm 2% trong tổng kim ngạch; sau cùng là Campuchia đạt 5,4 triệu
USD, tăng 55,4% so với cùng kỳ, chiếm 1.2% trong tổng kim ngạch[20].
Bảng 2.2 Thị trường xuất khẩu hàng rau quả Việt Nam 2010
Thị trường

Tổng
Canada
Đài Loan
Đức
Hà Lan
Hàn Quốc
Hoa Kỳ
Indonesia
Malaysia
Nga

Kim ngạch XK

năm 2009(USD)

Kim ngạch XK
năm 2010(USD)

438.868.759
6.094.678
19.884.560
5.787.056
17.880.458
8.440.059
21.677.417
7.558.545
5.090.346
34.228.256

450.542.607
8.300.491
19.981.236
7.334.672
31.420.356
11.478.285
25.842.886
13.626.592
8.892.789
28.812.569
11

% Tăng, giảm
KN so với cùng

kỳ
+ 2,70
+ 36,20
+ 0,50
+ 26,70
+ 75,70
+ 36,00
+ 19,20
+ 80,30
+ 74,70
- 15,80


Nhật Bản
Singapore
Thái Lan
Trung Quốc

31.878.215
10.328.818
8.354.616
55.286.198

35.602.682
+ 11,70
14.483.349
+ 40,20
11.071.357
+ 32,50
74.901.472

+ 35,50
( Nguồn: Tổng cục thống kê 2004 – 2010)

Sản xuất rau là một ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người
dân. Theo các nghiên cứu gần đây , bình quân 1 ha rau tại Đồng Bằng Sông
Hồng cho thu nhập 22,5 triệu đồng/vụ, gấp đôi so với trồng lúa ( Đề tài
KC.06.10NN ). Nghề trồng, sơ chế và chế biến rau cũng thu hút lớn lực
lượng lao động vốn đang dư thừa ở nông thôn hiện nay. Ngoài nay, rau
xanh, rau chế biến còn tham gia xuất khẩu góp phần lượng ngoại tệ thu về
cho đất nước.
Số liệu thống kê của Tổng Cục Thống Kê năm 2010, diện tích trồng
rau cả nước năm 2008 là 722.580 ha, tăng 50,3% so với năm 2001(514.600
ha), gần gấp đôi so với 10 năm trước (năm 1998 là 361.300 ha). Đây là một
trong nhóm cây trồng có tốc độ tăng diện tích trồng nhanh nhất trong một
thập kỷ qua.
Năng suất rau năm 2008 đạt mức cao nhất: 15,93 tấn/ha, tăng 21,2%
so với năm 2001 (13,14 tấn /ha), bằng 95% so với trung bình toàn thế giới
(15,7 tấn /ha).
Với khối lượng rau sản xuất trên đất nông nghiệp đạt 11.510.700 tấn
năm 2008, bình quân lượng rau sản xuất đầu người ở nước ta là 140 kg/năm,
tương đương trung bình toàn thế giới, hơn gấp đôi trung bình các nước
ASEAN (57 kg/người/năm).
Bảng 2.3: Diện tích, sản lượng rau phân theo vùng
2007
Khu vực
Toàn Quốc

Diện
tích(ha)
706.479


2008

Sản
Diện
Sản
lượng(tấn) tích(ha) lượng(tấn)
11.084.655 722.580 11.510.700
12

2009
Diện
tích(ha)
735.335

Sản
lượng(tấn)
11.885.067


I. Bắc
1.ĐBSH
2.Đông Bắc
3.Tây Bắc
4.Bắc Trung Bộ
II. Nam
1. Nam Trung Bộ
2. Tây Nguyên

335.835

160.747
82.543
15.563
76.982
370.644
47.427
61.956

4.889.834
2.996.443
947.143
179.419
766.829
6.194.730
708.316
1.274.728

3. Đông Nam
4. ĐBSCL

69.723
191.538

892.631
3.319.055

339.534
156.144
85.948
16.681

80.761
383.046
46.646
67.075

5.002330
2.961.669
1.018.904
195.605
826.152
6.510.387
695.107
1.482.361

330.578
142.505
89.359
18.093
80.620
404.757
49.459
74.299

4.956.667
2.832.753
1.084.037
211.852
828.024
6.928.400
713.473

1.635.944

70.923
940.225
73.094
1.014.715
198.402 3.392.694 207.905
3.564.268
(Nguồn: Tổng cục thống kê 2006 – 2010)

Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê, sản xuất rau bình quân theo
đầu người của Việt Nam là khá cao so với các nước khác trong khu vực. Tuy
nhiên nó phân bố không đồng đều, trong đó tỉnh Lâm Đồng là khu vực tiềm
năng lớn nhất nghề trồng rau để cung cấp cho người tiêu dùng và xuất khẩu.
Bảng 2.4: Trung bình sản xuất rau bình quân đầu người
Đơn vị tính: kg/năm
Khu Vực
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Toàn Quốc
135,18
140,37
141,49
Sơn La
41,00
44,47
55,32
Hưng Yên
199,10

201,55
164,65
Lâm Đồng
815,21
980,79
1.085,85
(Nguồn: Tổng cục thống kê 2006 – 2010 )
2.2.2.3 Tình hình nghiên cứu rau ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, nhiều loại rau đã được chú trọng nghiên
cứu như tìm các loại giống mới, áp dụng biện pháp kỹ thuật thâm canh, tăng
năng suất. Công tác nghiên cứu cây rau chủ yếu của nước ta như: thu thập,
nhập nội nguồn gen các loại rau, tạo nguồn vật liệu bằng cách lai tạo, xử lý
đột biến bằng các tác nhân hóa học, chọn và tạo các giống rau, bước đầu

13


nghiên cứu và sản xuất rau sạch (hàm lượng nitrat, dư lượng BVTV, kim
loại nặng và vi sinh vật dưới ngưỡng cho phép). Các kết quả nghiên cứu về
rau được tập trung vào việc phát triển các giống tốt trong sản xuất, chuyển
giao công nghệ sản xuất rau cho nông dân, chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng
và các vùng trồng rau của Việt Nam như Đà Lạt, Sapa, ngoại thành Hà
Nội…Việc Viện nghiên cứu Rau quả Trung ương hợp tác đưa các giống rau
có triển vọng thông qua sự hổ trợ của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển
rau châu Á(dự án CLVNET) vào sản xuất khảo nghiệm tại nhiều địa phương
phía Bắc được coi là những tiến bộ, tạo ra cơ hội mới cho người nông dân
mạnh dạn ứng dụng[10].
2.2.3. Tình hình sản xuất rau ở Quảng Bình
Diện tích trồng rau ở Quảng Bình những năm gần đây có biến động
không lớn: từ 5.500 đến 6.000 ha, riêng vụ đông xấp xỉ 2.000ha. Năng suất

rau khoảng 95 đến 100 tạ/ha. Rau được sản xuất trên địa bàn bao gồm các
nhóm là rau ăn lá, rau ăn củ và rau gia vị, trong đó diện tích trồng các loại
rau ăn lá chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 60%. Hầu hết các huyện, thành phố
đều trồng rau song chủ yếu tập trung ở các huyện vùng cát ven biển như Bố
Trạch, Quảng Trạch, Lệ Thủy và Đồng Hới. Rau ăn lá chiếm diện tích cơ
cấu lớn, tập trung chủ yếu tại huyện Bố Trạch (trên 1.000 ha), Quảng Trạch
(650ha), Lệ thủy (300 ha)... UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch hỗ trợ phát
triển sản xuất, chế biến tiêu thụ rau quả an toàn trên địa bàn giai đoạn 20092015. Mục tiêu đến năm 2015 có 100% diện tích rau quả tại các vùng trong
tỉnh được quy hoạch đáp ứng nhu cầu sản xuất an toàn, toàn bộ rau quả sản
xuất trong vùng quy hoạch được cấp giấy chứng nhận rau an toàn. Sở NNPTNT chỉ đạo đối với các địa phương tập trung phát triển các loại rau xanh,
vừa dễ trồng vừa đầu tư ít vốn mà chu kì thu hoạch ngắn, mang lại hiệu quả
kinh tế. Một trong các chính sách đề ra là công tác tuyển chọn, khảo nghiệm
các loại giống cây trồng thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, khả năng
chống chịu sâu bệnh, cho năng suất cao. Hiện tại có rất giống rau trên địa
bàn đã triển khai nhiều mô hình thử nghiệm trồng các loại rau an toàn như
xà lách, cải, su hào…

14


Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng rau ở Tỉnh Quảng Bình năm
2009
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)


(tạ /ha)

(tạ)

Toàn tỉnh

5772

14,04

81060,50

1

Đồng Hới

251

6,18

1550,10

2

Minh Hóa

249

7,37


1836,10

3

Tuyên Hóa

356

6,43

2288,30

4

Quảng Trạch

1445

5,91

8534,00

5

Bố Trạch

1728

10,70


18609,00

6

Quảng Ninh

503

74,70

37550,00

7

Lệ Thủy

1240

8,62

10693,00

TT

Vùng

( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2010)
Qua Bảng 2.5 ta thấy năm 2009 diện tích trồng rau các loại của tỉnh
Quảng Bình đạt 5772 ha, sản lượng là 81060,50 tạ và năng suất 14,04 tạ/ha.
Trong bảy huyện của Tỉnh thì Bố Trạch là huyện có diện tích cao nhất,

nhưng sản lượng và năng suất của huyện Quảng Ninh lại cao nhất là 74,70
tạ/ha. Năng suất rau của tỉnh còn ở mức thấp so với bình quân chung cả
nước.
2.3. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
2.3.1. Cơ sở khoa học
Giải quyết tốt vấn đề mật độ là giải quyết tốt vấn đề quan hệ giữa sinh
trưởng của từng cá thể cây với quần thể các cây trên đồng ruộng. Mối quan
hệ này khi được giải quyết tốt tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu
suất sử dụng ánh sáng mặt trời , tăng hiệu suất quang hợp. Đồng thời tăng
hiệu quả sử dụng nước và sử dụng chất dinh dưỡng trong đất, tạo điều kiện
cho cây cải xanh tích lũy nâng suất cao.

15


Vì vậy định được khoảng cách giữa các cây trên ruộng chính xác là
một trong những biện pháp để đảm bảo đạt năng suất cao.Khoảng cách cây
thích hợp làm tăng số cây trên đơn vị diện tích cây, tận dụng được diện tích
dinh dưỡng một cách hợp lý để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất
cao.Nếu trồng thưa quá sẽ lãng phí đất, mặt khác số cây trên đơn vị diện tích
ít, năng suất sẽ giảm. Nếu trồng quá dày các cây sẽ cản trở lẫn nhau, tranh
chấp nhau chất dinh dưỡng, do đó sinh trưởng và phát triển không tốt, năng
suất giảm. Mật độ cây trên ruộng, khoảng cách giữa các cây tùy thuộc vào
độ lớn và hình thái của cây. Mật độ trên ruộng còn tùy thuộc vào độ phì
nhiêu của đất. đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày hơn.
Cần tạo điều kiện để tất cả các cây trên cùng một ruộng đều có thể
tiếp nhận đầy đủ các điều kiện ánh sáng, dinh dưỡng, nhiệt độ, ẩm độ…như
nhau để có thể sinh trưởng và phát triển đồng đều. Việc bố trí mật độ và
khoảng cách cây trên ruộng cần tính toán để dễ phát hiện sâu bệnh và thuận
lợi cho việc tiến hành các biện pháp phòng trừ.

2.3.2. Cơ sở thực tiễn
Ở tỉnh Quảng Bình, qua một số cuộc điều tra về tình hình tiêu thụ rau
cho thấy, loại rau ăn lá sử dụng rộng rãi và chiếm ưu thế so với các loại rau
khác. Trong đó rau cải lá một trong những rau ăn lá được sử dụng rộng rãi.
Để tiến hành sản xuất rau cải đạt hiệu quả kinh tế cao chúng ta cần phải chú
trọng đến bố trí mật độ cây trồng thích hợp nhằm nâng cao năng suất, phẩm
chất rau cung cấp cho thị trường tiêu thụ ngày càng rộng lớn trong nước và
tỉnh Quảng Bình nói riêng. Vì vậy chúng ta cần nghiên cứu nhằm tìm ra
được mật độ thích hợp cho cây cải xanh tại tỉnh Quảng Bình để có năng suất
cao và chất lượng tốt.
Từ đó áp dụng vào thực tế sản xuất, cũng như các vùng có điều kiện
kinh tế tương tự nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

16


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Giống: Cải xanh mỡ số 6 (Được tuyển chọn từ kết quả khảo nghiệm)
- Cải xanh được trồng và chăm sóc theo quy trình chung
3.1.1. Đặc điểm giống rau cải xanh thí nghiệm
Giống thí nghiệm: Giống cải xanh mỡ số 6
- Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam. 282 Lê Văn Sỹ - Tân
Bình- TP HCM.
- Sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi. Ít nhiễm bệnh
thối nhũn và thối hạch. Lá mỏng, răng cưa đều, phiến to, màu xanh vàng, lá
dài, ít cay có thể ăn sống hay nấu chín. Trổ hoa muộn hơn 50 ngày sau khi
gieo.
- Thời gian lúc trồng đến lúc thu hoạch là 40 ngày. Năng suất trung

bình 25 - 30 tấn/ha.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến:
- Sinh trưởng và phát triển của giống cải xanh mỡ số 6.
- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
- Khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất thuận khác.
- Tương quan giữa một số chỉ tiêu nông học chính với năng suất cải.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống
cải xanh mỡ số 6 ở các mật độ khác nhau.
- Thí nghiệm được bố trí trên đất cát pha, trồng rau quanh năm, tưới
tiêu chủ động tại xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình.
- Thời gian nghiên cứu: Vụ Đông Xuân 2011 – 2012.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Công thức thí nghiệm và phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 7 công thức, nhắc lại 3 lần được bố trí theo khối
hoàn toàn ngẫu nhiên(RCB) có sơ đồ như sau:

17


Sơ đồ thí nghiệm:

Ia

IIIa

VIa

IIa


Va

VIIb IIb

IIIb

Ib

IVb VIb

Vb

VIc

Vc

VIIc

IIc

IIIc

IVc

IVa
Ic

VIIa


B


Bảo vệ

Bảo vệ

Bảo vệ
Chú thích: - Chữ số la mã: ký hiệu số công thức.
- Chữ cái a,b,c: ký hiệu số lần nhắc lại.
- Số ô thí nghiệm : 7 × 3 = 21 ô.
- Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 6m x 1= 6m2.
- Diện tích bảo vệ: 80m2.
- Tổng diện tích thí nghiệm: 206m2.
Công thức thí nghiệm
- Công thức I: Mật độ 100 cây/m2 (10cm x 10cm).
- Công thức II: Mật độ 75 cây/ m2 (10 cm x 15cm).
- Công thức III: Mật độ 44,44 cây/m2 (15 cm x 15 cm).
- Công thức IV: Mật độ 33,33 cây/m2 (15 cm x 20 cm).
- Công thức V: Mật độ 25 cây/m2 (20 cm x 20 cm).
- Công thức VI: Mật độ 20 cây/m2 (20 cm x 25 cm).
- Công thức VII: Mật độ 16 cây/m2 (25 cm x 25 cm).
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi
* Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng – phát triển
- Mọc mầm.
- Hồi xanh.
- Trải lá.
- Giao tán.
- Thu hoạch.
Theo dõi định kỳ 4 ngày với các chỉ tiêu:

18


* Các chỉ tiêu về sinh trưởng:
+ Chiều cao cây (cm): Tiến hành đo chiều cao cây từ mặt đất tự nhiên
đến mút lá cao nhất.
+ Số lá trên cây và tốc độ ra lá trên cây.
+ Đường kính tán: Tiến hành đo đường kính tán tại điểm cây có
đường kính tán lớn nhất.
+ Chiều dài khi thu hoạch (cm): Chọn một lá trên cây phát triển tốt,
cân đối không bị rách, không bị sâu bệnh, dùng thước chia vạch cm đặt mốc
0 cm sát gốc lá, dựng thước dọc theo chiều phát triển của lá. Lấy tay vuốt
nhẹ cho lá thẳng nằm sát trên thước, quan sát đỉnh lá trên vạch thước ta được
chiều dài của lá.
+ Chiều rộng lá khi thu hoạch: Chọn một lá trên cây phát triển tốt, cân
đối không bị rách, không sâu bệnh. Đặt thước đo áp sát trên mặt lá chổ rộng
nhất của lá lớn nhất, quan sát mép lá bên này tới mép lá bên kia trên vạch
thước.
* Chỉ tiêu sâu bệnh:
+ Phương pháp điều tra:
- Đối với sâu hại:
Điều tra 4 ngày một lần trên toàn bộ ô thí nghiệm và đếm số sâu trong
1 m /ô.
2

Tổng số con phát hiện
Mật độ (con/m2) =
Tổng diện tích điều tra
- Đối với bệnh hại:
Tiến hành điều tra theo điểm chéo gốc. Sự phát sinh phát triển, mức

độ bệnh bằng chỉ tiêu tỷ lệ bệnh.
Số lượng cây bị bệnh
Tỷ lệ bệnh (%) =

x100
Tổng số cây điều tra

19


* Chỉ tiêu về phẩm chất:
- Khối lượng tươi toàn cây, khối lượng tươi thân, tươi lá, tươi rễ (g).
Cân khối lượng toàn cây và sau đó cắt riêng thân lá rễ để cân, xác định khối
lượng từng bộ phận.
- Tích luỹ và phân bố vật chất khô (g/cây): Đem các mẫu đã xác định
khối lượng ở trên sấy riêng lá, thân, rễ đến trọng lượng không đổi, cân và
tính khối lượng bình quân.
Khối lượng khô
Tỉ lệ vật chất khô(%) =

.100
Khối lượng tươi

- Phân tích hàm lượng NO3- trong rau xanh
Mẫu rau: Lấy mẫu phân tích thí nghiệm đồng ruộng ở 5 điểm/ô thí
nghiệm, lấy mẫu ở tất cả các lần nhắc lại.
Phương pháp phân tích: Theo tiêu chuẩn TCVN 6180: 1996 của
Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm – sở y tế Thừa Thiên
Huế.
* Chỉ tiêu về năng suất:

Cân toàn bộ rau trên ô thí nghiệm khi thu hoạch rồi quy ra tấn/ha.
số cây/m2. Khối lượng TB cây x 10.000 m2
NSLT (tấn/ha)=
1000000
Năng suất 1m2(kg) x 10000 x 0,8
NSTT (tấn/ha) =
1000
Khối lượng TB phần ăn được 1m2(kg) x 10000 x 0,8
NSKT (tấn/ha) =
1000

20


* Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu
- Về sâu hại
+ Sâu tơ.
+ Ruồi đục lá.
+ Rệp muội.
+ Bọ nhảy.
- Về bệnh hại
+ Thối nhũn.
+ Héo rũ.
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm Excel và xử lý
phương sai một nhân tố (One way Anova) sau đó so sánh LSD bằng phần
mềm Statisticx 9.0.
3.5. Điều kiện nghiên cứu
3.5.1. Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tại khu vườn chuyên trồng rau màu ở xã Đồng Trạch

– Bố Trạch – Quảng Bình.
3.5.2. Thời vụ
Vụ Đông Xuân 2011- 2012, ngày gieo 04/02/2012.

21


3.5.3. Diễn biến thời tiết trong thời gian thí nghiệm
Khí hậu thời tiết là trong một những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến
sinh trưởng phát triển của cây trồng nói chung và cây rau nói riêng, chi phối
cơ cấu cây trồng và mùa vụ. Nghiên cứu diễn biến thời tiết khí hậu chúng ta
bố trí thời vụ gieo trồng hợp lý, nhằm tận dụng những thuận lợi cũng như
hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra.
Bảng 3.1: Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2011- 2012 tại tỉnh
Quảng Bình
Chỉ
tiêu

1

Nhiệt độ (T0C)

Nắng
Mưa
Ẩm độ (%)
Số
Số
Số
Tổng
Trung

ngày giờ ngày lượng Trung
Max Min
Max Min
bình
nắng nắng mưa mưa bình
(ngày) (giờ) (ngày) (mm)
18,2 25,4 13,5
26
10
10
36,7
92
75
14

2

18,6

27,2 13,3

20

59

4

64

91


71

06

3

21,3

29,0 15,2

21

89

4

15,8

89

52

28

Qua Bảng 3.1cho thấy rằng:
Vào tháng 1, nhiệt độ trung bình thấp 18,2 0C, có ngày nhiệt độ còn hạ
thấp xuống 13,50C. Mặt khác những ngày cuối tháng 1 có nhiều đợt không
khí lạnh và không khí lạnh tăng cường, lượng mưa 36,7mm, có đến 10 ngày
mưa, ẩm độ là 92%.

Tháng 2 nhiệt độ cao hơn tháng 1 nhưng không đáng kể, với lượng
mưa là 64mm, với 20 ngày nắng, nhiệt độ trung bình là 18,6 0 C, ẩm độ 91%,
điều kiện này khá thuận lợi cho sự sinh trưởng cây con trong vươn ươm
cũng như giai đoạn bén rễ hồi xanh khi đưa ra trồng ngoài ruộng. Tuy nhiên
đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh của một sâu bệnh hại như
sâu tơ, …
22


Qua tháng 3 nhiệt độ cao hơn tháng 2 là 2,7 0C, với lượng mưa là
15,8mm, với 21 ngày nắng, nhiệt độ trung bình là 21,3 0C, ẩm độ 89%, trong
tháng này lượng mưa giảm rõ rệt.
Tóm lại thời tiết vụ Đông Xuân 2011 - 2012 tại tỉnh Quảng Bình
tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây rau cải, nhiều đợt
không khí lạnh và không khí lạnh tăng cường đã làm cho cây cải thuận lợi
sinh trưởng, phát triển.
3.5.4. Quy trình kĩ thuật áp dụng
+ Làm đất:
Cày bừa kỹ, để ải 5-7 ngày, làm đất tơi xốp, dọn sạch cỏ dại, sau đó
lên luống rộng 1m, dài 5m, cao 10 -15cm.
+ Gieo trồng:
Tiến hành ươm cây con với lượng 5- 6 gam hạt/ m 2. Sau 20 ngày tuổi
nhổ cây con đem trồng với khoảng cách: tùy các công thức đã nên trên.
+ Bón phân
+ Lượng bón
Loại phân

Tổng lượng phân bón
kg/ha


kg/sào

15.000

1.000

Đạm urê

150

Lân supe

Phân chuồng ủ
mục

Kali

Bón
lót (%)

Bón thúc (%)
Lần 1

Lần 2

100

-

-


7.5

30

40

30

300 - 420

15 - 21

100

-

-

̉60

3

50

30

20

Lưu ý: Không dùng phân tươi chưa hoai mục để bón cho cây.

+ Cách bón :
- Bón lót toàn bộ số phân chuồng + 100% phân lân + 50% kali + 30%
đạm.
- Bón thúc :

Lần 1 : Khi cây hồi xanh (sau trồng 7-10 ngày)
Lần 2 : Sau trồng 15-20 ngày

23


+ Chăm sóc:
- Thời kỳ cây con: Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng dầu hoả để
tránh kiến tha hạt, tưới nước giữ ẩm, làm cỏ bón phân.
- Thời kỳ ở ruộng sản xuất: Tưới nước, nhổ cỏ kết hộ với xới xáo đất,
phòng trừ sâu bệnh. Phòng trừ sâu bệnh được theo dõi thường xuyên để kịp
thời phát hiện các loại sâu bệnh hại và biện pháp ngăn chặn tránh gây thiệt hại
lớn.
+ Thu hoạch:
Khi thấy cây sắp có ngồng (trục hoa hay đồng hoa) thì thu ngay tránh
không để cải ra hoa.

PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

24


4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian hoàn thành các giai
đoạn sinh trưởng

Theo quan điểm của Libbert về sinh trưởng và phát triển: Sinh trưởng
là tạo mới các yếu tố cấu trúc một cách thuận nghịch của tế bào mô và toàn
cây. Kết quả dẫn đến sự tăng về số lượng, kích thước, thể tích sinh khối của
chúng. Phát triển là sự biến đổi về thể chất bên trong tế bào mô và toàn cây
dẫn đến sự thay đổi về hình thái và chức năng của chúng.
Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rau cải trải qua 5 giai đoạn
khác nhau, mỗi giai đoạn được biểu thị đặc điểm sinh lý và khả năng phản
ứng với môi trường khác nhau. Thời gian sinh trưởng và phát triển dài hay
ngắn còn phụ thuộc vào giống, mùa vụ, phương thức gieo cấy, điều kiện đất
đai, chế độ chăm sóc…
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng
ở các công thức nhằm tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho cây.
Cải xanh số 6 là loại rau ăn lá nên sinh trưởng mạnh hay yếu, ngắn hay dài
đều chịu ảnh hưởng bởi khả năng sinh trưởng và cho năng suất của thân, lá
cùng với khả năng tiếp nhận ánh sáng, tích lũy chất khô từ lúc gieo hạt cho
đến thu hoạch trải qua nhiều giai đoạn.
Trong thí nghiệm tiến hành theo dõi từ trồng đến thu hoạch, thời gian
sinh trưởng của rau cải xanh mỡ số 6 phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của
giống, tuy nhiên thời gian sinh trưởng cũng chịu ảnh hưởng của mùa vụ, thời
tiết, điều kiện canh tác và mật độ khác nhau thì khả năng sinh trưởng cũng
khác nhau.

Bảng 4.1: Thời gian sinh trưởng và phát triển của giống cải xanh mỡ số
6 khi trồng ở các mật độ khác nhau

25


×