Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG THỦY PHỤC VỤ THI CÔNG XÂY DỰNG CẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.23 KB, 60 trang )

MỤC LỤC
PHẦN A................................................................................................................................... 2
VĂN BẢN PHÁP LÝ................................................................................................................2
PHẦN B................................................................................................................................... 5
KHÁI QUÁT CHUNG...............................................................................................................5
PHẦN C................................................................................................................................ 15
PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG THỦY PHỤC VỤ THI CÔNG XÂY DỰNG
CẦU ..................................................................................................................................... 15
PHẦN D................................................................................................................................ 37
THIẾT KẾ LUỒNG VÀ BÁO HIỆU ĐTNĐ VÀ HÀNG HẢI......................................................37
PHẦN E................................................................................................................................. 58
CÁC PHỤ LỤC...................................................................................................................... 58

Phương án đảm bảo an toàn giao thông thủy phục vụ thi công Cầu .......

Page 1


PHẦN A
VĂN BẢN PHÁP LÝ
1. Các căn cứ pháp lý
- Bộ Luật Hàng hải Việt Nam số 40/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
- Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ về Quản lý
cảng biển và luồng hàng hải;
- Nghị định số 48/2011/NĐ-CP ngày 21/6/2006 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải;
- Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ qui định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ;
- Quyết định số 970/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT ngày 15/4/2009
về Công bố đường thủy nội địa quốc gia;
- Thông tư số 23/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao


Thông vận tải Quy định về quản lý đường thuỷ nội địa;
- Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 5664-2009 Phân cấp kỹ thuật đường thủy nội
địa Việt Nam ban hành theo quyết định số 3082/QĐ - BKHCN
31/12/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ Về việc công bố tiêu chuẩn
quốc gia ;
- Bộ Luật Hàng hải Việt Nam số 40/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
- Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ về Quản lý
cảng biển và luồng hàng hải;
- Nghị định số 48/2011/NĐ-CP ngày 21/6/2006 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải;
- Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ qui định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ;
- Quyết định số 970/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT ngày 15/4/2009
về Công bố đường thủy nội địa quốc gia;
- Thông tư số 23/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao
Thông vận tải Quy định về quản lý đường thuỷ nội địa;
- Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 5664-2009 Phân cấp kỹ thuật đường thủy nội
địa Việt Nam ban hành theo quyết định số 3082/QĐ - BKHCN
31/12/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ Về việc công bố tiêu chuẩn
quốc gia;
- Quyết định số 15/2008/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2008 của Bộ trưởng Bộ
GTVT Ban hành Quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa;
- Quyết định số: 4099/2000/QĐ-BGTVT ngày 28/12/2000 và quyết định
số: 11/2005/QĐ-BGTVT ngày 17/01/2005 của Bộ trưởng Bộ GTVT sửa
đổi bổ sung tiêu chuẩn ngành ;
Phương án đảm bảo an toàn giao thông thủy phục vụ thi công Cầu .......

Page 2



- Quyết định số 120//QĐ-CĐTNĐ ngày 08/3/2010 của Cục Đường thủy nội
địa Việt Nam Về việc công bố tiêu chuẩn cơ sở;
- Quyết định số 876/QĐ-CĐTNĐ ngày 04/10/2011 của Cục Đường thủy
nội địa Việt Nam Về việc tạm thời công bố cấp kỷ thuật tuyến đường thuỷ
nội địa quốc gia;
- Thông tư số 10/2007/TT-BGTVT ngày 06/8/2007 của Bộ GTVT hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính
phủ về Quản lý cảng biển và luồng hàng hải.
- Thông tư số 40/2010/TT-BGTVT ngày 31/12/2010 của Bộ GTVT quy
định về công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi
trên đường thủy nội địa;
- Thông tư số 17/2010/TT-BGTVT ngày 15/7/2010 của Bộ Giao thông vận
tải về việc ban hành quy chuẩn quốc gia về báo hiệu hàng hải;
- Chỉ thị số 17/2003/CT-TTg ngày 04/08/2003 của Thủ tướng chính phủ về
việc tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm an
toàn hàng hải;
- Quyết định số 54/2011/TT-BGTVT ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định báo hiệu hàng hải và thông báo
hàng hải;
- Quyết định số 15/2008/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2008 của Bộ trưởng Bộ
GTVT Ban hành Quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa;
- Quyết định số: 4099/2000/QĐ-BGTVT ngày 28/12/2000 và quyết định
số: 11/2005/QĐ-BGTVT ngày 17/01/2005 của Bộ trưởng Bộ GTVT sửa
đổi bổ sung tiêu chuẩn ngành ;
- Quyết định số 120//QĐ-CĐTNĐ ngày 08/3/2010 của Cục Đường thủy nội
địa Việt Nam Về việc công bố tiêu chuẩn cơ sở;
- Quyết định số 876/QĐ-CĐTNĐ ngày 04/10/2011 của Cục Đường thủy
nội địa Việt Nam Về việc tạm thời công bố cấp kỷ thuật tuyến đường thuỷ
nội địa quốc gia;
- Thông tư số 10/2007/TT-BGTVT ngày 06/8/2007 của Bộ GTVT hướng

dẫn thực hiện Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính
phủ về Quản lý cảng biển và luồng hàng hải.
- Thông tư số 40/2010/TT-BGTVT ngày 31/12/2010 của Bộ GTVT quy
định về công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi
trên đường thủy nội địa;
- Thông tư số 17/2010/TT-BGTVT ngày 15/7/2010 của Bộ Giao thông vận
tải về việc ban hành quy chuẩn quốc gia về báo hiệu hàng hải;
- Chỉ thị số 17/2003/CT-TTg ngày 04/08/2003 của Thủ tướng chính phủ về
việc tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm an
toàn hàng hải;
Phương án đảm bảo an toàn giao thông thủy phục vụ thi công Cầu .......

Page 3


- Quyết định số 54/2011/TT-BGTVT ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định báo hiệu hàng hải và thông báo
hàng hải;
2. Tài liệu tham khảo
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 03 tập;
- Tuyển tập quy chuẩn xây dựng Việt Nam 11 tập;
- Quy trình thiết kế kênh biển ban hành kèm theo Quyết định số 115QĐ/KT4 ngày 12/01/1976 của Bộ Giao thông vận tải;
- Tiêu chuẩn thiết kế Công trình bến cảng biển 22/TCN 207/92;
- Quy chuẩn kỹ thuật báo hiệu hàng hải quốc gia QCVN20:2010/BGTVT;
- Quy định về hệ thống phao báo hiệu hàng hải của Hiệp hội các cơ quan
quản lý báo hiệu hàng hải và hải đăng quốc tế (International Association
of Marine Aids to Navigation and Lighthouse Authorities Maritime
Buoyage System).
+ Khuyến cáo số E-108 tháng 5/2004 về màu sắc ban ngày của báo hiệu
hàng hải.

+ Khuyến cáo số E-110 tháng 05/1998 về đặc tính ánh sáng của báo hiệu
hàng hải.
+ Hướng dẫn của IALA về báo hiệu hàng hải (phiên bản thứ 5, năm
2006).
- Quy tắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển ban hành kèm theo quyết
định số 49/2005/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT ngày 04/10/2005.
- Quy định kỹ thuật khai thác cầu cảng ban hành kèm theo Quyết định số
109/QĐ-CHHVN ngày 10/03/2005 của Cục Hàng hải Việt Nam.
- Các tài liệu có liên quan về việc thi công do Chủ đầu tư và Nhà thầu thi
công cung cấp;

Phương án đảm bảo an toàn giao thông thủy phục vụ thi công Cầu .......

Page 4


PHẦN B
KHÁI QUÁT CHUNG
1. Giới thiệu chung.
1.1. Giới thiệu chung về dự án.
- Tên dự án: Xây dựng Cầu ........
- Người quyết định đầu tư: UBNDTP. Hồ Chí Minh.
- Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.
- Đơn vị tư vấn: Công ty BR.
- Đơn vị thi công cầu:
- Đơn vị thực hiện điều tiết, đảm bảo giao thông: Công
ty............................................ (thực hiện điều tiết ở khu vực hạ lưu cầu); Đơn vị
phối hợp khác (thực hiện điều tiết ở khu vực thượng lưu cầu).
1.2. Địa điểm thi công
- Vị trí xây dựng Cầu ....... được lựa chọn nằm về phía hạ lưu và chạy song

song với cầu Sài Gòn hiện tại với khoảng cách tim hai cầu là 26,625m.
2. Đặc điểm khí tượng thủy văn
2.1. Đặc điểm khí tượng
- Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo.
Cũng như các tỉnh ở Nam Bộ, đặc điểm chung của khí hậu Thành phố Hồ
Chí Minh là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm tại trạm Tân Sơn Nhất của các yếu
tố khí tượng chủ yếu, cho thấy sơ bộ đặc trưng khí hậu Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Khu vực này ẩm ướt, mang đặc thù của tất cả các nước nhiệt đới Đông
Nam Á. Khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa. Mùa khô kéo dài từ tháng
11 đến tháng 04 năm sau vào mùa gió mùa đông bắc và mùa khô kéo dài
từ tháng 05 đến tháng 10 vào mùa gió mùa Tây Nam.
- Theo tài liệu ghi chép trong thời gian 26 năm qua, từ năm 1954 đến năm
1980 có 05 đợt áp thấp nhiệt đới xảy ra ở miền Nam, tại vị trí 11 0 Bắc. Và
theo tài liệu ghi chép của Trạm Khí tượng thủy văn Hồ Chí Minh có 4 cơn
gió mạnh với tốc độ gió trên 20m/giây xảy ra trên 60 năm qua.
2.2. Mưa
- Lượng mưa trong khu vực tương đối phong phú, bình quân năm 1949
mm, năm cao nhất 2718 mm (1908) và năm nhỏ nhất 1392 mm (1958). Số
ngày mưa trung bình năm là 159 ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm
tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, trong đó hai
tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Trong các tháng 1, 2 & 3
Phương án đảm bảo an toàn giao thông thủy phục vụ thi công Cầu .......

Page 5


mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành

phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục
Tây Nam - Đông Bắc. Tại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía
Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây
Nam.
2.3. Gió
- Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ
yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Đông Bắc. Gió Tây - Tây Nam từ
Ấn Độ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10,
tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung
bình 4,5 m/s. Gió Bắc - Đông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô,
khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có
gió chính phong, hướng Nam - Đông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5
tốc độ trung bình 3,7 m/s.
2.4. Nhiệt độ:
- Nhiệt độ không khí trung bình 270C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 400C, nhiệt độ
thấp tuyệt đối 13,80C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4
(28,80C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12
và tháng 1 (25,70C). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình
25-280C.
2.5. Nắng:
- Lượng bức xạ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh khá dồi dào, trung bình
khoảng 140 Kcal/cm2/năm. Số giờ nắng trung bình trong tháng là 160270 giờ.
2.6. Độ ẩm:
- Độ ẩm tương đối bình quân năm là 79,5%, tăng lên trong mùa mưa và
giảm đi trong mùa khô. Vào mùa mưa, độ ẩm bình quân 80% và trị số cao
tuyệt đối đạt tới 100%. Vào mùa khô độ ẩm bình quân là 74,5% và mức
thấp tuyệt đối xuống tới 20%.
2.7. Bão:
- Về cơ bản Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Năm
1997, do biến động bởi hiện tượng El-Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một

phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ.
2.8. Đặc điểm thủy văn:
- Sông Sài Gòn nằm trong hệ thống sông Đồng Nai. Dòng chính của sông
Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Đà Lạt) và hợp lưu bởi
nhiều sông khác, như sông La Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ
nên có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km 2, lưu lượng bình quân 20-500 m3/s
và lưu lượng cao nhất trong mùa lũ lên tới 10.000 m 3/s. Sông Sài Gòn bắt
nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố với
chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Hệ
Phương án đảm bảo an toàn giao thông thủy phục vụ thi công Cầu .......

Page 6


thống các phân lưu của sông Sài Gòn rất nhiều. Bề rộng của sông Sài Gòn
tại thành phố thay đổi từ 225m đến 370m và độ sâu tới 20m
- Qua kết quả đo đạc, điều tra các số liệu, kết hợp với tính toán thủy văn
cho kết quả như sau:
o Mực nước H1% = +1.72m.
o Mực nước H2% = +1.67m.
o Mực nước H5% = +1.62m.
o Mực nước H10% = +1.58m.
o Mực nước Hmin (98%)= - 2.42m.
3. Đặc điểm địa hình khu vực thi công Cầu .......
- Địa hình khu vực xây dựng cầu tương đối bằng phẳng. Phía bờ Quận Bình
Thạnh cao độ thiên nhiên thay đổi từ +1,6m đến +2,0m. Dọc theo 2 bên
đường Điện Biên Phủ và dọc theo nhánh rẽ phải từ cầu Sài Gòn xuống,
nhà cửa dân cư đông đúc. Hiện tại nhánh rẽ phải để chui dưới cầu Sài Gòn
đi lên cầu Văn Thánh có bán kính rất nhỏ.
- Phía bờ Quận 2 cao độ thiên nhiên thay đổi từ +1,5m đến +2,0m. Dọc

theo xa lộ Hà Nội, bên phía thượng lưu nhà cửa tương đối đông đúc còn
bên phía hạ lưu nhà cửa thưa thớt hơn. Về phía hạ lưu có mương chạy dọc
theo Xa lộ Hà Nội sau đó chui qua cầu Sài Gòn hiện tại và đổ vào sông
Sài Gòn. Cao độ đáy mương khoảng -1,5m.
- Địa hình lòng sông tương đối thoải, không có sự thay đổi nhiều. Lòng
sông có bề rộng khoảng 300m, cao độ đáy sông ≈ -19,5m, cao độ bãi
sông ≈ +1,3m.
- Vị trí xây dựng Cầu ....... được lựa chọn nằm về phía hạ lưu và chạy song
song với cầu Sài Gòn hiện tại với khoảng cách tim hai cầu là 26,625m.
Phía thượng lưu cầu do Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam quản lý, phía
hạ lưu cầu do Cục Hàng Hải quản lý.
- Về phía hạ lưu có đường dây điện cao thế 110KV cách tim cầu Sài Gòn
hiện tại khoảng 64m tại vị trí vượt qua sông. Phía bờ thành phố Hồ Chí
Minh, đường dây chạy áp sát vào cầu Sài Gòn hiện tại sau đó chạy dọc
theo đường Điện Biên Phủ. Tại vị trí đuôi mố cầu Sài Gòn hiện tại đường
dây diện cách tim cầu khoảng 20m. Phía đi Biên Hòa, đường dây điện sau
khi qua sông tiếp tục chạy thẳng song song với Xa lộ Hà Nội.
4. Đặc điểm công trình Cầu ........
- Cầu ....... bắc qua sông Sài Gòn nối đường Điện Biên Phủ (quận Bình
Thạnh) với Xa lộ Hà Nội (quận 2) – TP. Hồ Chí Minh, là cửa ngõ chính
để vào nội đô TP Hồ Chí Minh từ các tỉnh miền Trung và miền Bắc Việt
Nam. Phần cầu chính vượt sông gồm 05 nhịp liên tục bố trí theo sơ đồ
(49,5+83,0+103,0+83+49,5) bằng BTCT thi công theo phương pháp đúc
cân bằng.

Phương án đảm bảo an toàn giao thông thủy phục vụ thi công Cầu .......

Page 7



- Vị trí xây dựng Cầu ....... được lựa chọn nằm về phía hạ lưu và chạy song
song với cầu Sài Gòn hiện tại với khoảng cách tim hai cầu là 26,625m.
- Nhịp giữa khoang thông thuyền:
o Chiều cao thông thuyền H= 9,0m
o Chiều rộng thông thuyền B= 80m
o Mực nước HTT= +1.58m
- Nhịp phía Quận 2:
o Chiều cao thông thuyền H= 7.0m
o Chiều rộng thông thuyền B= 48m
- Nhịp phía Quận Bình Thạnh :
o Chiều cao thông thuyền H= 7.0m
o Chiều rộng thông thuyền B= 35m.
- Quy mô công trình:
o Cầu xây dựng vĩnh cửu bằng BTCT và BTCT DƯL.
o Tần suất lũ thiết kế P=1% với cao độ mực nước H1%=+1.58m.
o Cấp động đất thiết kế cấp 7, thang MSK-64
- Đường phố chính cấp kỹ thuật V=80km/h.
5. Thông số kỹ thuật của Cầu ........
5.1. Thông số kỹ thuật chính.
- Cầu ....... xây dựng vĩnh cửu bằng BTCT và BTCT DƯL.
-

Mặt cắt ngang:
o Mặt cắt ngang được hoạch định lại để cho hướng giao thông ra hoặc
vào tùy theo vị trí xây dựng.

- Tổng bề rộng mặt cắt ngang: ∑B = 23,50 m
- Trong đó:
o Gờ lan can: 0,25 m
o Lề người đi bộ: 1,00 m

o Phần xe đạp + xe máy: 5,25 m
o Dải phân cách cứng: 0,50 m
o Dải an toàn: 0,50 m
o Xe cơ giới: 4 x 3,35 m
o Dải an toàn: 0,50 m
o Gờ lan can: 0,50 m.
5.2. Tiêu chuẩn thiết kế.
5.2.1. Tần suất thiết kế
- Cầu: Tần suất lũ thiết kế P=1% với cao độ mực nước H1% = +1,95m; Tần
suất động đất thiết kế 500 năm tương ứng với hệ số giao tốc A = 0,0856
- Đường: Cao độ mặt đường theo quy hoạch đô thị.
Phương án đảm bảo an toàn giao thông thủy phục vụ thi công Cầu .......

Page 8


5.2.2. Tải trọng thiết kế
- Hoạt tải: HL93
- Người đi bộ: 3x10-3 MPa.
5.2.3. Tĩnh không
- Đường thủy (phạm vi nhịp chính)
o Chiều cao: H=9m (ứng với mực nước H=5%).
o Bề rộng khoang thông thuyền: B=80,0m.
- Đường bộ chui dưới cầu: H = 4,75m.
6. Phương án tổ chức và kế hoạch thi công xây dựng Cầu ........
6.1. Phương án tổ chức thi công xây dựng Cầu ........
- Căn cứ vào năng lực, thiết bị và nhân lực, biện pháp thi công chủ đạo Cầu
....... được tiến hành theo trình tự sau:
6.1.1. Thi công cọc khoan nhồi dưới nước (Trụ T14÷T18)
- Đối với cọc khoan nhồi thi công dưới nước, sau khi đổ bê tông cọc xong,

ống vách được giữ lại và chỉ thu hồi một phần trong quá trình thi công bệ
trụ.
- Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công
o Định vị tim trụ và tim các cọc khoan nhồi.
o Đóng các cọc thép hình bằng búa rung kết hợp cần cẩu đứng trên hệ
nổi.
o Lắp đặt hệ định vị ống vách thép và hệ thống sàn đạo.
- Bước 2: Rung hạ ống vách tạm bằng búa rung kết hợp cần cẩu đứng trên
xà lan.
- Bước 3: Khoan tạo lỗ:
o Sử dụng công nghệ khoan cần Kelly khoan đến cao độ mũi cọc thiết kế.
o Giữ ổn định thành vách bằng Bentonite.
- Bước 4: Vệ sinh hố khoan: Vệ sinh hố khoan bằng phương pháp tuần
hoàn nghịch.
- Bước 5: Hạ lồng thép bằng cần cẩu, lồng thép được treo vào ống vách
tạm.
- Bước 6: Đổ bê tông cọc.
o Lắp đặt ống tremi.
o Đổ bê tông cọc theo phương pháp đổ bê tông dưới nước với ống dẫn di
chuyển thẳng đứng.
6.1.2. Thi công các trụ dưới nước (T14÷T18)
Phương án đảm bảo an toàn giao thông thủy phục vụ thi công Cầu .......

Page 9


- Hạ cọc ván thép Lassen IV bằng búa rung.
- Đóng các cọc định vị phục vụ hạ tầng khung chống.
- Đào đất hố móng đến cao độ thiết kế kết hợp lắp dựng tầng khung chống.
- Hạ hệ vành đai ngoài nhằm ổn định chân vòng vây cọc ván thép (trụ T15,

T16).
- Đổ lớp bê tông bịt đáy đến cao độ thiết kế.
- Hút nước hố móng, đập bê tông đầu cọc khoan nhồi.
- Đổ lớp bê tông tạo phẳng dày 15cm.
- Lắp dựng ván khuôn cốt thép bệ trụ.
- Đổ bê tông bệ trụ.
- Đắp trả đất đến cao độ đỉnh bệ.
- Tháo dỡ phần khung chống vướng vào trụ.
- Lắp dựng đà giáo, ván khuôn thân trụ.
- Đổ bê tông thân trụ.
- Lắp dựng đà giáo, ván khuôn xà mũ.
- Đổ bê tông xà mũ.
- Lắp dựng cốt thép và ván khuôn đá kê gối.
- Đổ bê tông đá kê gối.
- Hoàn thiện trụ, tháo dỡ đà giáo ván khuôn, tháo dỡ các tầng khung chống
và hệ vành đai, nhổ cọc ván thép.
6.1.3. Thi công kết cấu nhịp cầu chính
- Bước 1:
o Hoàn thiện thi công các trụ T13, T14, T15, T16, T17 & T18.
o Gia công 2 bộ đà giáo ván khuôn K0.
o Thi công khối K0 trụ T15, T16 luân chuyển sang trụ T14, T17:
+ Lắp đà giáo thép hình mở rộng trụ.
+ Lắp dựng đà giáo ván khuôn, cốt thép.
+ Đổ bê tông khối K0 thành 3 đợt.
+ Căng kéo cáp DƯL và thanh neo đỉnh trụ.
- Bước 2:
o Lắp dựng xe đúc hẫng trên trụ T15, T16.
o Thi công đúc hẫng cân bằng cho các khối K.
o Thi công 8 cọc khoan nhồi trụ tạm cho nhịp biên phía T13, T18.
Phương án đảm bảo an toàn giao thông thủy phục vụ thi công Cầu .......


Page 10


o Thi công khối cạnh trụ T13, T18:
+ Lắp dựng đà giáo thép hình, thử tải hệ đà giáo.
+ Lắp dựng ván khuôn, cốt thép.
+ Đổ bê tông làm 2 đợt.
+ Căng kéo cáp DƯL.
- Bước 3:
o Thi công khối hợp long số 1 và số 2.
o Thi công khối hợp long số 3 và số 4.
o Thanh thải cọc trụ tạm cho khối cạnh trụ.
- Bước 4 :
o Hợp long nhịp giữa cho khối hợp long số 5.
- Bước 5 :
o Thi công mặt cầu, bờ bò, lan can và hệ thống chiếu sáng.
o Thi công khe co giãn, atphan mặt cầu, …
- Hoàn thiện cầu.
6.2. Kế hoạch thi công xây dựng Cầu ........
6.2.1. Thi công cọc khoan nhồi dưới nước (Trụ T14÷T17)
- Trụ T15, T16 (72 ngày): từ ngày 01/3 đến 11/5.
- Trụ T14, T17 (40 ngày): từ ngày 12/5 đến 20/6.
 Tổng thời gian thi công: 112 ngày.
6.2.2. Thi công các trụ dưới nước (T14÷T17)
- Thi công bệ, thân, xà mũ Trụ T15 (92 ngày): từ ngày 12/5 đến 11/8.
- Thi công bệ, thân, xà mũ Trụ T16 (92 ngày): từ ngày 22/5 đến 21/8.
- Thi công bệ, thân, xà mũ Trụ T14, T17 (81 ngày): từ ngày 21/6 đến 09/9.
 Tổng thời gian thi công: 121 ngày.
6.2.3. Thi công kết cấu nhịp cầu chính

- Thi công dầm liên tục trên Trụ T15 (182 ngày): từ ngày 12/8 đến 09/02.
- Thi công dầm liên tục trên Trụ T16 (182 ngày): từ ngày 22/8 đến 19/02.
- Thi công dầm liên tục trên Trụ T14 (185 ngày): từ ngày 21/10 đến 22/4.
- Thi công dầm liên tục trên Trụ T17 (185 ngày): từ ngày 31/10 đến 02/5.
 Tổng thời gian thi công: 283 ngày.
6.2.4. Thi công hợp long
Phương án đảm bảo an toàn giao thông thủy phục vụ thi công Cầu .......

Page 11


- Hợp long nhịp T14 – T15 (20 ngày): từ ngày 13/5 đến 01/6.
- Hợp long nhịp T16 – T17 (20 ngày): từ ngày 23/5 đến 11/6.
- Hợp long nhịp T15 – T16 (20 ngày): từ ngày 12/6 đến 01/7.
 Tổng thời gian thi công: 48 ngày.
6.2.5. Hoàn thiện Cầu .......
- Thi công hoàn thiện (141 ngày): từ ngày 01/5 đến 18/9.
6.3. Kế hoạch cảnh giới, điều tiết đảm bảo giao thông thuỷ phục vụ thi công
Cầu ........
6.3.1. Kế hoạch cảnh giới, điều tiết đảm bảo giao thông thuỷ phục vụ thi công
cọc khoan nhồi dưới nước (Trụ T14÷T17)
- Trụ T15, T16 (72 ngày): từ ngày 01/3 đến 11/5.
- Trụ T14, T17 (40 ngày): từ ngày 12/5 đến 20/6.
 Tổng thời gian thi công: 112 ngày.
- Thiết lập phao báo hiệu chuyên dùng báo hiệu khu vực thi công Cầu ........
- Bố trí phương tiện, nhân lực, thiết bị cảnh giới, điều tiết đảm bảo giao
thông phục vụ thi công cọc khoan nhồi dưới nước.
6.3.2. Kế hoạch cảnh giới, điều tiết đảm bảo giao thông thuỷ phục vụ thi công
các trụ dưới nước (T14÷T17)
- Thi công bệ, thân, xà mũ Trụ T15 (92 ngày): từ ngày 12/5 đến 11/8.

- Thi công bệ, thân, xà mũ Trụ T16 (92 ngày): từ ngày 22/5 đến 21/8.
- Thi công bệ, thân, xà mũ Trụ T14, T17 (81 ngày): từ ngày 21/6 đến 09/9.
 Tổng thời gian thi công: 121 ngày.
- Bố trí phương tiện, nhân lực, thiết bị cảnh giới, điều tiết đảm bảo giao
thông phục vụ thi công các trụ dưới nước.
6.3.3. Kế hoạch cảnh giới, điều tiết đảm bảo giao thông thuỷ phục vụ thi công
kết cấu nhịp cầu chính
- Thi công dầm liên tục trên Trụ T15 (182 ngày): từ ngày 12/8 đến 09/02.
- Thi công dầm liên tục trên Trụ T16 (182 ngày): từ ngày 22/8 đến 19/02.
- Thi công dầm liên tục trên Trụ T14 (185 ngày): từ ngày 21/10 đến 22/4.
- Thi công dầm liên tục trên Trụ T17 (185 ngày): từ ngày 31/10 đến 02/5.
 Tổng thời gian thi công: 283 ngày.
- Bố trí phương tiện, nhân lực, thiết bị cảnh giới, điều tiết đảm bảo giao
thông thuỷ phục vụ thi công kết cấu nhịp chính.
6.3.4. Kế hoạch cảnh giới, điều tiết đảm bảo giao thông thuỷ phục vụ thi công
hợp long
Phương án đảm bảo an toàn giao thông thủy phục vụ thi công Cầu .......

Page 12


- Hợp long nhịp T14 – T15 (20 ngày): từ ngày 13/5 đến 01/6.
- Hợp long nhịp T16 – T17 (20 ngày): từ ngày 23/5 đến 11/6.
- Hợp long nhịp T15 – T16 (20 ngày): từ ngày 12/6 đến 01/7.
 Tổng thời gian thi công: 48 ngày.
- Bố trí phương tiện, nhân lực, thiết bị cảnh giới, điều tiết đảm bảo giao
thông phục vụ thi công hợp long.
6.3.5. Kế hoạch cảnh giới, điều tiết đảm bảo giao thông thuỷ phục vụ thi công
hoàn thiện Cầu .......
- Thi công hoàn thiện (141 ngày): từ ngày 01/5 đến 18/9.

- Bố trí phương tiện, nhân lực, thiết bị cảnh giới, điều tiết đảm bảo giao
thông thuỷ phục vụ thi công hoàn thiện.
- Ghi chú: Thời gian cảnh giới, điều tiết đảm bảo giao thông thuỷ phục vụ
thi công Cầu ....... sẽ được xác nhận theo thực tế thi công.
7. Sự cần thiết phải lập phương án điều tiết, khống chế bảo đảm an toàn
giao thông thuỷ .
- Vị trí thi công xây dựng Cầu ....... nằm trên vùng nước hàng hải (khu vực
tiếp giáp giữa đường thuỷ nội địa và hàng hải, phía thượng lưu cầu do
Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam quản lý, phía hạ lưu cầu do Cục Hàng
hải Việt Nam quản lý), có mật độ phương tiện thủy hành trình qua luồng
rất lớn 24/24 giờ đa dạng về chủng loại, nhiều phương tiện hành hải có
trọng tải và kích thước lớn đặc biệt là các tàu pha sông biển, các đoàn xà
lan đầu kéo, sà lan LAB. Đặc biệt trong một số thời điểm còn có sự tham
gia của các tàu cao tốc cánh ngầm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công
trình trong quá trình thi công.
- Trong quá trình thi công, móng các trụ vượt sông phải đóng khung vây
định vị bằng ván thép sử dụng các phương tiện, thiết bị neo đậu trên
luồng, dẫn đến giao thông thủy qua khu vực bị hạn chế, không đảm bảo an
toàn giao thông thủy tại khu vực thi công. Khi thi công các hạng mục dưới
nước, luồng giao thông bị giới hạn về chiều rộng và chiều cao, các
phương tiện chỉ được lưu thông một chiều trong phần luồng giới hạn theo
hướng dẫn của hệ thống phao tiêu và báo hiệu và chỉ dẫn của các lực
lượng điều tiết, hướng dẫn giao thông thủy tại hiện trường.
- Mặt khác bề rộng luồng tại vị trí thi công hẹp: B Luồng = 60 (m). Tại một số
thời điểm thi công bề rộng khoang thông thuyền bị thu hẹp, các phương
tiện phải lưu thông trong điều kiện hạn chế hạn chế: BLuồng Min = 48 (m)
- Dòng chảy tại khu vực công trình biến đổi phức tạp, gây khó khăn trong
việc điều khiển phương tiện thủy khi hành trình qua khu vực.
- Đặc biệt vào mùa mưa bão, khi các phương tiện thủy lưu thông ban đêm
trong điều kiện khu vực neo đậu chưa có hệ thống báo hiệu hàng hải

chuyên dùng.
Phương án đảm bảo an toàn giao thông thủy phục vụ thi công Cầu .......

Page 13


- Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và các phương tiện hành trình
qua khu vực, vừa phải giảm thiểu ảnh hưởng tác động của các phương
tiện thủy lên công trình. Việc lắp đặt các báo hiệu ĐTNĐ và hàng hải báo
hiệu tại khu vực thi công xây dựng Cầu ....... là cần thiết nhằm đảm bảo an
toàn cho các phương tiện hành trình ngang qua khu vực và an toàn cho
công trình.
- Với các đặc điểm trên để đảm bảo cho các phương tiện thủy lưu thông
được thông suốt, trật tự, an toàn cũng như đảm bảo an toàn cho người và
thiết bị phục vụ quá trình thi công cầu Sài Gòn 2. Cần phải có phương án
bảo đảm an toàn giao thông thủy trong quá trình thi công xây dựng
Cầu ....... được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận là hết sức cần thiết
và cấp bách.

Phương án đảm bảo an toàn giao thông thủy phục vụ thi công Cầu .......

Page 14


PHẦN C
PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG THỦY PHỤC VỤ
THI CÔNG XÂY DỰNG CẦU ........
1. Hiện trạng hệ thống báo hiệu tại khu vực.
1.1. Về phía thượng lưu cầu Sài Gòn (kết hợp sử dụng hệ thống báo hiệu
này).

1.1.1. Báo hiệu dưới nước:
- 02 phao giới hạn luồng tàu chạy.
o 01 phao D1,4m giới hạn phía trái luồng tàu chạy (loại A1.2):
+ Màu sắc: màu xanh lục.
+ Ánh sáng: Ánh sáng màu xanh lục.
+ Dấu hiệu đỉnh: hình nón màu xanh.
+ Đặc tính chớp: ban đêm 1 đèn chớp 1 ngắn, ánh sáng màu xanh lục.
o 01 phao D1,4m giới hạn bên phải luồng (loại A1.1):
+ Màu sắc: màu đỏ.
+ Ánh sáng: Ánh sáng màu đỏ.
+ Dấu hiệu đỉnh: hình trụ màu đỏ.
+ Đặc tính chớp: ban đêm 1 đèn chớp 1ngắn, ánh sáng màu đỏ.
1.1.2. Báo hiệu trên bờ:
- 01 cột biển báo hiệu cấm đỗ và công trình ngầm (loại C1.4 và C4.16) .
- 01 cột biển báo hiệu chiều cao hạn chế (loại C2.1).
1.2.

Về phía hạ lưu cầu Sài Gòn

1.2.1. Báo hiệu trên bờ:
- 01 cột biển báo hiệu cấm đỗ và công trình ngầm (loại C1.4 và C4.16).
1.2.2. Báo hiệu trên cầu
- Về hai phía thượng, hạ lưu cầu Sài Gòn có lắp các biển báo hiệu khoang
thông thuyền như sau:
o 04 Báo hiệu phương tiện không được phép đi ra ngoài phạm vi hai
biển báo hiệu (C1.1.4).
o 04 Báo hiệu phương tiện được phép đi trong phạm vi luồng giới
hạn giữa hai biển báo hiệu (C1.1.3).
o 02 Báo hiệu chiều cao tĩnh không bị hạn chế (C2.1).
o 02 Báo hiệu chiều rộng luồng bị hạn chế (C2.2).

Phương án đảm bảo an toàn giao thông thủy phục vụ thi công Cầu .......

Page 15


o 02 Báo hiệu khoang thông thuyền cho phương tiện cơ giới và thô sơ
đi chung (B5.1).
2. Hệ thống báo hiệu ĐTNĐ và hàng hải trong quá trình thi công Cầu ........
2.1. Tác dụng hệ thống báo hiệu ĐTNĐ và hàng hải
- Khi các tàu hành hải và phương tiện thuỷ trên luồng hệ thống báo hiệu
ĐTND và hàng hải đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm an
toàn chung. Hệ thống có tác dụng giúp cho tàu thuyền định hướng và xác
định vị trí của mình trên luồng, tránh vùng nguy hiểm, tránh bãi ngầm,
báo các điểm chuyển hướng, nhận biết được các công trình đang thi công
trên tuyến luồng và tình trạng luồng tại thời điểm hành trình.
- Theo hồ sơ thiết kế do Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. Hồ Chí
Minh cung cấp, công tác thi công Cầu ....... chiếm dụng dòng sông và phá
vỡ hệ thống luồng hiện hữu. Do vậy, cần thiết phải thiết lập mới một hệ
thống báo hiệu ĐTNĐ và hàng hải dẫn luồng, báo hiệu công trình đang thi
công để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền hành trình trên luồng và tránh
ảnh hưởng đến việc hành trình của các tàu thuyền, đảm bảo hiệu quả khai
thác luồng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ tàu,
doanh nghiệp cảng, nhà máy sửa chữa tàu, xí nghiệp, các công ty du lịch
và các doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động vận tải trong suốt thời
gian thi công cầu.
2.2. Hệ thống báo hiệu ĐTNĐ ở phía thượng lưu
2.2.1. Báo hiệu dưới nước:
- Thiết lập mới 04 phao báo hiệu hai bên luồng có tác dụng giới hạn hai bên
luồng (02 phao loại A1.1 và 02 phao loại A1.2).
o 02 phao D2,0m giới hạn phía trái luồng tàu chạy (loại A1.2):

+ Màu sắc: màu xanh lục.
+ Ánh sáng: Ánh sáng màu xanh lục.
+ Dấu hiệu đỉnh: hình nón màu xanh.
+ Đặc tính chớp: ban đêm mỗi phao gắn 1 đèn chớp 1 ngắn, ánh sáng
màu xanh lục.
o 02 phao D1,4m giới hạn bên phải luồng (loại A1.1):
+ Màu sắc: màu đỏ.
+ Ánh sáng: Ánh sáng màu đỏ.
+ Dấu hiệu đỉnh: hình trụ màu đỏ.
+ Đặc tính chớp: ban đêm mỗi phao gắn 1 đèn chớp 1 ngắn, ánh sáng
màu đỏ.
2.2.2. Báo hiệu trên bờ:
Phương án đảm bảo an toàn giao thông thủy phục vụ thi công Cầu .......

Page 16


- Được lắp đặt tại khu vực của trạm điều tiết số 2: các biển báo hiệu
(1.8x1.8)m và cột báo hiệu 8,5m gồm: Báo hiệu thông báo gồm 01 báo
hiệu chú ý nguy hiểm bất ngờ; 01 báo hiệu cấm vượt; 01 báo hiệu cấm
quay trở; 01 báo hiệu chiều rộng bị hạn chế; 01 báo hiệu được phép neo
đậu.
a/ Báo hiệu Chú ý nguy hiểm (loại C3.1)
+ Hình dáng: một biển hình vuông.
+ Màu sắc: nền biển sơn trắng, viền biển sơn đỏ, ký hiệu chú ý nguy
hiểm sơn đen.
+ Ý nghĩa: Báo “ Phía trước là khu vực luồng phức tạp, khó đi, cần
chú ý, có thể có các tình huống bất ngờ”. Phương tiện cần cú ý thực
hiện các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn.
- Lắp đặt: mặt biển đặt vuông góc với luồng chạy tàu.

b/ Báo hiệu Cấm vượt (loại C1.8)
+ Hình dáng: một biển hình vuông.
+ Màu sắc: nền biển sơn màu trắng, viền và vạch chéo sơn đỏ, ký
hiệu phương tiện vượt nhau sơn đen.
+ Ý nghĩa: Báo rằng “ Cấm mọi phương tiện vượt nhau trên phạm vi
luồng giới hạn bởi hai biển báo hiệu.
- Lắp đặt: mặt biển đặt vuông góc với luồng chạy tàu.
c/ Báo hiệu Cấm quay trở (loại C1.7)
+ Hình dáng: một biển hình vuông.
+ Màu sắc: nền biển sơn màu trắng, viền và vạch chéo sơn đỏ, ký hiệu
quay trở sơn đen.
+ Ý nghĩa: Báo rằng “ cấm mọi phương tiện quay trở trong phạm vi
hiệu lực của báo hiệu.
- Lắp đặt: mặt biển đặt vuông góc với luồng chạy tàu.
d/ Báo hiệu báo chiều rộng luồng bị hạn chế (C2.3)
+ Hình dáng: một biển hình vuông.
+ Màu sắc: nền biển sơn màu trắng, viền biển sơn đỏ, ký hiệu chiều
rộng luồng bị hạn chế sơn đen.
+ Ý nghĩa: Báo “Chiều rộng của luồng chạy tàu ở phía trước bị hạn
chế. Nếu có con số ghi trên biển đó là chiều rộng hạn chế của luồng
chạy tàu. Cần tìm hiểu để biết khi điều khiển phương tiện đi qua”.
Chiều rộng tính bằng m.
- Lắp đặt: mặt biển đặt vuông góc với luồng chạy tàu.

Phương án đảm bảo an toàn giao thông thủy phục vụ thi công Cầu .......

Page 17


e/ Báo hiệu được phép neo đậu (loại C4.2) có gắn thêm báo hiệu C5.3, báo

hiệu loại C4.2 gắn trên 01cột cao 8,5m lắp đặt cách cầu khoảng 600m về phía
thượng).
+ Hình dáng: một biển hình vuông.
+ Màu sắc: nền biển sơn màu xanh lam, ký hiệu chữ P sơn trắng.
+ Ý nghĩa: Báo “ Được phép neo đậu hay trú ẩn tránh bão lũ trong
phạm vi vùng nước giới hạn bởi hiệu lực của biển báo hiệu, hoặc
phạm vi giới hạn khu vực cảng bến.
- Lắp đặt: mặt biển đặt vuông góc với luồng chạy tàu.
- Báo hiệu đầu tiên cách vị trí điều tiết đảm bảo giao thông ít nhất 500 mét
về thượng lưu và khoảng cách giữa các cột mang biển báo hiệu thông báo
tối thiểu là 5m.
2.3. Hệ thống báo hiệu hàng hải phía hạ lưu cầu Sài Gòn:
2.3.1. Báo hiệu dưới nước:
- Thiết lập mới 02 phao báo hiệu hai bên luồng có tác dụng giới hạn hai bên
luồng.
- Thiết lập mới 02 phao báo hiệu chuyên dùng có tác dụng báo hiệu vùng
công trình đang thi công và giới hạn không cho tàu thuyền hành trình vào
khu vực cầu dẫn của công trường thi công.
* Tại mỗi trạm điều tiết (Trạm trung tâm, Trạm số 1 & số 2) lắp đặt 01
bảng 1,8 x1,8m, ghi nội dung: Trạm điều tiết hướng dẫn, khống chế
giao thông thuỷ.
3. Phương tiện, thiết bị, nhân lực thực hiện công tác điều tiết
- Căn cứ vào biện pháp tổ chức thi công Cầu ......., để đảm bảo an toàn giao
thông thuỷ cho các phương tiện thuỷ lưu thông trên luồng cũng như con
người, phương tiện thi công cần bố trí các phương tiện, thiết bị, nhân sự
tham gia công tác điều tiết đảm bảo an toàn giao thông thủy như sau:
3.1. Phương tiện cảnh giới, điều tiết lưu thông và quản lý vận hành hệ thống
báo hiệu
- 03 sà lan 200T: có lắp đặt nhà tạm làm Trạm trung tâm, Trạm số 1 & số 2
chỉ huy lực lượng điều tiết và phối hợp với điều phối các phương tiện khi

hành trình qua khu vực thi công.
- 01 ca nô cao tốc 85CV: phục vụ các cơ quan chức năng liên quan: Phối
hợp với lực lượng điều tiết đảm bảo giao thông thủy. Xử lý trường hợp các
phương tiện thủy hành trình không theo hướng dẫn. Thực hiện công tác chỉ
huy, điều phối toàn bộ hoạt động cảnh giới và tiếp tế lương thực thực
phẩm thay ca cho công nhân trạm cảnh giới.
- 01 ca nô 85CV: phục vụ công tác cảnh giới và điều tiết lưu thông, hướng
dẫn các tàu thuyền hành trình hướng từ thượng lưu về hạ lưu cầu qua khu
vực thi công.
Phương án đảm bảo an toàn giao thông thủy phục vụ thi công Cầu .......

Page 18


- 01 ca nô 50CV: phục vụ công tác cảnh giới và điều tiết lưu thông, hướng
dẫn các tàu thuyền hành trình hướng từ hạ lưu về thượng lưu qua khu vực
thi công.
- Bố trí 01 tàu kéo công suất 360CV: để hỗ trợ cảnh giới điều tiết lưu thông,
xử lý sự cố đột xuất khi có các tình huống bất thường xảy ra đối với các
phương tiện thủy nội địa và các tàu biển có chiều dài lớn nhất nhỏ hơn
80m như mất lái, chết máy, ...
- Bố trí 01 tàu kéo công suất 150CV: để hỗ trợ cảnh giới điều tiết lưu thông,
xử lý sự cố đột xuất khi có các tình huống bất thường xảy ra đối với các
phương tiện thủy nội địa và các tàu biển có chiều dài lớn nhất nhỏ hơn
80m như mất lái, chết máy, ...
- Khi có tàu biển có chiều dài lớn nhất từ 80 mét trở lên hành trình qua khi
vực thi công sẽ có thêm tàu lai với số lượng và công suất phù hợp theo quy
định được bố trí tại khu vực thi công để hỗ trợ cho tàu hành hải, cụ thể như
sau:
- Trong điều kiện hàng hải bình thường:

o Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất từ 80 mét đến dưới 95 mét phải có
một tàu lai hỗ trợ với công suất tối thiểu 500 mã lực.
o Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất từ 95 mét đến dưới 120 mét phải
có hai tàu lai hỗ trợ với công suất tối thiểu mỗi tàu 500 mã lực.
o Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất từ 120 mét đến dưới 145 mét phải
có hai tàu lai hỗ trợ với công suất tối thiểu mỗi tàu theo thứ tự 500
và 1000 mã lực.
o Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất từ 145 mét đến dưới 165 mét phải
có hai tàu lai hỗ trợ với công suất tối thiểu mỗi tàu 1000 mã lực.
o Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất từ 160 mét đến dưới 175 mét phải
có hai tàu lai hỗ trợ với công suất tối thiểu mỗi tàu theo thứ tự 1000
và 1500 mã lực.
o Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất từ 175 mét đến dưới 190 mét phải
có hai tàu lai hỗ trợ với công suất tối thiểu mỗi tàu 1500 mã lực.
o Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất từ 190 mét đến dưới 205 mét phải
có hai tàu lai hỗ trợ với công suất tối thiểu mỗi tàu theo thứ tự 1500
và 2000 mã lực.
o Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất từ 205 mét trở lên phải có hai tàu
lai hỗ trợ với công suất tối thiểu 2000 mã lực.
- Ghi chú: Chủ tàu có trách nhiệm thanh toán chi phí tàu lai hỗ trợ.
Phương án đảm bảo an toàn giao thông thủy phục vụ thi công Cầu .......

Page 19


3.2. Thiết bị thông tin và Radar
- Trang bị 01 bộ radar đặt tại Trạm trung tâm để theo dõi được tàu thuyền
trong mọi thời gian và điều kiện thời tiết để có biện pháp điều tiết lưu
thông kịp thời.
- Lắp đặt 03 máy bộ đàm VHF 45W tại Trạm trung tâm & 02 Trạm cảnh

giới (số 1 & số 2) để liên lạc với các phương tiện cũng như điều động các
phương tiện tham gia cảnh giới (Kênh liên lạc là kênh “7”, kênh trực là
kênh “16”).
- Ngoài ra trang bị 06 máy VHF cầm tay ICOM M10A để thuận tiện trong
việc điều tiết lưu thông trực tiếp tại hiện trường; trong đó 04 máy được
trang bị cho 02 ca nô cao tốc và 02 máy cấp cho Trung tâm.
- 01 máy phát điện 5,5KVA: để vận hành tiêu báo hiệu tình trạng luồng, nạp
điện ắc quy phục vụ thông tin liên lạc, radar, thắp sáng và phục vụ sinh
hoạt hàng ngày của cán bộ trực cảnh giới.
- 04 loa tay để trên 03 ca nô cao tốc & Trạm Trung tâm: để thông báo cho
các phương tiện thủy nhỏ tránh xa khu vực đang thi công. Do tập quán của
người dân điều khiển các phương tiện thủy nhỏ và do thiếu hiểu biết về
quy tắc tránh va, thường đi tắt gây nguy hiểm cho phương tiện hành hải
khác cũng như công trình nên cần có thông báo tại chỗ để hướng dẫn hành
trình cho các phương tiện này.
- 04 bộ cờ hiệu để trên 03 ca nô cao tốc và Trạm trung tâm để thông báo cho
các phương tiện thủy về tình trạng luồng cũng như các chỉ dẫn cần thiết.
- 03 ống nhòm đặt tại 02 Trạm cảnh giới & Trạm Trung tâm để phục vụ
công tác cảnh giới và điều tiết lưu thông.
- 02 máy ảnh đặt tại 02 Trạm cảnh giới để phục vụ công tác cảnh giới và
điều tiết lưu thông.
- 02 khẩu súng bắn dây trên tàu kéo để sử dụng trong lúc khẩn cấp.
- 03 khẩu súng bắn pháo hiệu, pháo sáng sử dụng trong trường hợp cần thiết
để ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn khi có tai nạn, sự cố hàng hải xảy ra vào ban
đêm.
- 02 chiếc đèn pha 1000W trang bị cho các Trạm cảnh giới.
- 02 đèn pha 200W trang bị cho 02 ca nô.
- 03 bộ trang thiết bị y tế sơ cấp cứu: phục vụ công tác sơ cấp cứu ban đầu
khi có tai nạn, sự cố xảy ra ngoài mong muốn.
- 10 bộ phao áo cứu sinh để đảm bảo an toàn cho các cán bộ tham gia cảnh

giới, điều tiết lưu thông và trong công tác tìm kiếm cứu nạn.
- Tổng hợp các thiết bị:
TT
Trang thiết bị trên tàu lai, ca nô
1 Còi hú
2 Cờ hiệu

Đvt
cái
bộ

Số lượng
Ghi chú
04
Hỗ trợ cảnh giới
04
Hỗ trợ cảnh giới

Phương án đảm bảo an toàn giao thông thủy phục vụ thi công Cầu .......

Page 20


3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13

Loa tay
Máy VHF 45W
Máy VHF cầm tay
Máy ảnh
Ống nhòm
Súng bắn dây
Súng bắn pháo hiệu
Đèn pha 1.000W
Đèn pha 200W
Phao cứu sinh
Trang thiết bị sơ cấp cứu (phụ lục
kèm theo)
14 Radar
15 Máy phát điện

cái
bộ
bộ
cái
cái
cái
cái
cái
cái
bộ


04
03
06
02
02
02
03
03
03
10

bộ

03

cái
cái

01
01

Hỗ trợ cảnh giới
Hỗ trợ cảnh giới
Hỗ trợ cảnh giới
Hỗ trợ cảnh giới
Hỗ trợ cảnh giới
Hỗ trợ cảnh giới
Hỗ trợ cảnh giới
Hỗ trợ cảnh giới

Hỗ trợ cảnh giới
Phục vụ cấp cứu
Phục vụ cấp cứu
Hỗ trợ cảnh giới
Hỗ trợ cảnh giới

3.3. Nhân sự tham gia công tác điều tiết
- Trạm điều tiết, hướng dẫn đảm bảo giao thông thủy gồm có 03 trạm. Thời
gian hoạt động là 3ca/ngày đêm.
- Lực lượng phục vụ công tác điều tiết, khống chế bảo đảm an toàn giao
thông thủy phục vụ thi công Cầu .......: 10 người bao gồm Cảng vụ hàng
hải Tp. Hồ Chí Minh, Công ty............................................ (thực hiện điều
tiết ở khu vực hạ lưu cầu); Đơn vị phối hợp (thực hiện điều tiết ở khu vực
thượng lưu cầu) và các Cơ quan chức năng phối hợp.
- Trên phương tiện được bố trí với định biên theo các quy định hiện hành.
- Nhân lực điều tiết được bố trí tối thiểu như sau:
+ Chỉ huy điều tiết

: 01 người/ca.

+ 02 nhân viên trực tại mỗi trạm x 03 trạm/ca: 06 người/ca.
+ Lực lượng phối hợp (cảnh sát hoặc thanh tra giao thông) tại mỗi
trạm: 01 người/ca x 03 trạm/ca : 03 người/ca.
- Như vậy tổng nhân lực mỗi ca trực là: 10 người/ca.
4. Bố trí lực lượng cảnh giới, điều tiết đảm bảo an toàn giao thông.
- Để đảm bảo an toàn cho công trình, người và tàu thuyền hành trình qua lại
khu vực thi công trong suốt thời gian thi công Cầu ......., một Trung tâm
điều hành chung và 02 Trạm cảnh giới và điều tiết lưu thông sẽ được thiết
lập tại khu vực thi công Cầu ......., cụ thể như sau:
4.1. Trạm chỉ huy trung tâm

1.1.1. Vị trí:
- Trung tâm điều hành (sau đây gọi tắt là Trung tâm) Được bố trí cách hạ
lưu khu vực thi công cầu khoảng 150 m, được bố trí trên sà lan 200T.
4.1.1. Nhân sự:
Phương án đảm bảo an toàn giao thông thủy phục vụ thi công Cầu .......

Page 21


- Trạm trung tâm bố trí lực lượng phục vụ công tác điều tiết, khống chế bảo
đảm an toàn giao thông thủy phục vụ thi công Cầu .......: 06 người bao gồm
đại diện của Cảng vụ Thành phố Hồ Chí Minh, Công
ty............................................ và Cơ quan chức năng tham gia phối hợp chỉ
huy chung.
4.1.2. Phương tiện:
- Trạm trung tâm được lắp đặt, trang bị các phương tiện và trang thiết bị để
phục vụ cho công tác cảnh giới, điều tiết lưu thông và quản lý, vận hành
báo hiệu hàng hải trên luồng cũng như việc đưa đón cán bộ thay ca, cung
cấp nhiên liệu, thực phẩm, ... bao gồm:
- 01 sà lan 200 tấn.
- 01 ca nô cao tốc 85CV.
- 01 máy phát điện (chạy xăng) 5,5 KVA.
- 01 radar.
- 01 máy VHF 45W.
- 02 VHF cầm tay ICOM M10A.
- 01 ống nhòm.
- 01 máy ảnh.
- 02 loa tay.
- 02 cờ hiệu.
- 01 đèn pha 1000W đặt trên Trạm trung tâm.

- 01 đèn pha 200W đặt trên 01 ca nô cao tốc 85CV.
- 01 súng bắn pháo hiệu.
- 06 bộ phao áo cứu sinh.
- 01 bộ trang thiết bị y tế sơ cấp cứu.
- Trạm trung tâm sử dụng riêng 01 ca nô cao tốc 85CV và các trang thiết bị
khác để thực hiện công tác điều phối hoạt động cảnh giới, điều tiết lưu
thông và quản lý, vận hành báo hiệu tại khu vực thi công Cầu ........ Ngoài
ra ca nô còn được sử dụng để tiếp tế kiểm tra lương thực thực phẩm thay
ca cho công nhân 02 trạm cảnh giới. Với tính chất công việc điều tiết
thường xuyên liên tục ca nô thường trực 3 ca/ngày, thời gian hoạt động 3,0
giờ/ngày.
- Sà lan là nơi bố trí trạm cho công nhân trực điều tiết liên tục 3 ca/ngày.
Máy phát điện 5,5 KVA chạy xăng là nguồn cung cấp điện năng hoạt động
cho hệ thống thông tin liên lạc, radar và công tác sinh hoạt công nhân trực
ca, thời gian hoạt động 12 giờ/ngày.

Phương án đảm bảo an toàn giao thông thủy phục vụ thi công Cầu .......

Page 22


- Ngoài ra, Trung tâm còn được trang bị 01 VHF để điều hành công việc
cũng như để liên lạc với lãnh đạo mỗi đơn vị, Cảng vụ Thành phố Hồ Chí
Minh, Hoa tiêu và đơn vị thi công Cầu ........
4.1.3. Nhiệm vụ:
- Trung tâm có nhiệm vụ điều hành toàn bộ hoạt động cảnh giới, điều tiết
lưu thông và quản lý, vận hành báo hiệu hàng hải tại khu vực thi công
Cầu ......., cụ thể như sau:
- Hàng ngày Trung tâm nhận kế hoạch thi công từ Đơn vị thi công Cầu .......
để lập phương án điều tiết cụ thể tại từng thời điểm.

- Trung tâm đóng vai trò là đầu mối trao đổi thông tin với Cảng vụ Thành
phố Hồ Chí Minh về tình trạng các phương tiện thủy hoạt động trên luồng
tại khu vực thi công Cầu ........
- Điều phối hoạt động cảnh giới, điều tiết lưu thông và quản lý, vận hành
các báo hiệu hàng hải của các Trạm cảnh giới và điều tiết lưu thông.
- Giải quyết các sự cố, tình huống ách tắc giao thông trên luồng và các sự cố
khác trong thẩm quyền của Trung tâm.
- Kịp thời báo cáo cho Lãnh đạo của mỗi đơn vị để xin ý kiến chỉ đạo giải
quyết các tình huống, sự cố vượt quá thẩm quyền giải quyết của Trung
tâm.
4.2. Trạm cảnh giới và điều tiết lưu thông số 1
4.2.1. Vị trí:
- Trạm cảnh giới và điều tiết lưu thông số 1 (sau đây gọi tắt là Trạm số 1)
đặt trên sà lan 200 tấn tại hạ lưu khu vực thi công Cầu ......., phía bên phải
luồng cách vị trí xây dựng Cầu ....... về phía hạ lưu khoảng 300m ÷ 500m.
4.2.2. Nhân sự:
- 02 cán bộ Công ty............................................, thực hiện công tác quản lý,
vận hành báo hiệu hàng hải và thực hiện công tác cảnh giới và điều tiết lưu
thông khi cần thiết và làm công tác hậu cần, cung ứng nhiên liệu, thực
phẩm, ...
- Trạm số 1 do đại diện của Công ty............................................ làm Tổ
trưởng.
4.2.3. Trang thiết bị và phương tiện:
- Tại Trạm số 1 được lắp đặt, trang bị một số phương tiện và trang thiết bị
để phục vụ cho công tác cảnh giới, điều tiết lưu thông và quản lý, vận hành
báo hiệu hàng hải trên luồng cũng như việc đưa đón cán bộ thay ca, cung
cấp nhiên liệu, thực phẩm, ... bao gồm:
- 01 sà lan 200 tấn.
- 01 tàu kéo 360CV.
- 01 ca nô cao tốc 50CV.

Phương án đảm bảo an toàn giao thông thủy phục vụ thi công Cầu .......

Page 23


- 01 máy phát điện (chạy xăng) 5,5 KVA.
- 01 máy VHF 45W.
- 02 VHF cầm tay ICOM M10A.
- 01 ống nhòm.
- 01 máy ảnh.
- 01 loa tay.
- 01 cờ hiệu.
- 01 đèn pha 1000W đặt trên Trạm số 1.
- 01 đèn pha 200W đặt trên 01 ca nô cao tốc 85CV.
- 01 súng bắn pháo hiệu.
- 02 bộ phao áo cứu sinh.
- 01 bộ trang thiết bị y tế sơ cấp cứu.
- Do mật độ phương tiện qua lại khu vực thi công với mật độ rất cao nên ca
nô cao tốc thường trực 3 ca/ngày, để đảm bảo việc điều tiết lưu thông các
phương tiện đi vào đúng luồng, hướng dẫn phương tiện neo đậu vào đúng
vị trí cần thiết và thông báo cho từng phương tiện có thể hành hải theo
đúng yêu cầu từ Ban Chỉ huy cảnh giới, thời gian hoạt động ca nô 5
giờ/ngày và tàu kéo 4 giờ/ngày.
- Sà lan là nơi bố trí trạm cho công nhân trực điều tiết liên tục 3 ca/ngày.
Máy phát điện 5,5 KVA chạy xăng là nguồn cung cấp điện năng hoạt động
cho hệ thống thông tin liên lạc và công tác sinh hoạt công nhân trực ca,
thời gian hoạt động 12 giờ/ngày.
4.2.4. Nhiệm vụ:
- Trạm số 1 có nhiệm vụ cảnh giới và điều tiết lưu thông các phương tiện
hành trình từ phía hạ lưu lên phía Cầu ....... và quản lý, vận hành các báo

hiệu hàng hải thiết lập tại khu vực thi công Cầu ......., cụ thể như sau:
- Liên tục theo dõi hoạt động của các phương tiện hành trình trong khu vực
thi công bằng các phương tiện như ống nhòm, máy VHF ... để có biện
pháp điều tiết phương tiện phù hợp để đảm bảo an toàn cho công trình thi
công cầu cũng như đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động
trong khu vực.
- Phối hợp với Trạm trung tâm và Trạm số 2 để điều tiết các phương tiện
tránh ùn tắc và vận hành hệ thống báo hiệu tình trạng luồng.
- Hướng dẫn các phương tiện hành trình theo đúng tuyến luồng từ hạ lưu về
phía Cầu ........
- Hướng dẫn và sắp xếp các phương tiện neo đậu, tập kết tại các kênh, rạch
và các phao trống trong khu vực từ Cảng Ba Son về phía Mỹ Cảnh trong
khi chờ tàu biển hoặc đoàn lai dắt đi qua mới được phép hành trình qua
khu vực thi công.
Phương án đảm bảo an toàn giao thông thủy phục vụ thi công Cầu .......

Page 24


- Hướng dẫn và yêu cầu các tàu thuyền hạn chế tốc độ khi hành trình qua
khu vực thi công cầu.
- Thường xuyên tuần tra, kiểm soát hoạt động của các phương tiện, kiểm tra,
bảo vệ và vận hành các báo hiệu hàng hải trên luồng.
- Kiểm tra, bảo dưỡng duy trì các phương tiện và trang thiết bị đảm bảo hoạt
động 24/24 giờ.
- Tuân thủ sự điều phối và chỉ đạo của Trung tâm điều hành trong công tác
cảnh giới, điều tiết lưu thông và quản lý, vận hành báo hiệu hàng hải.
4.3. Trạm cảnh giới và điều tiết lưu thông số 2
4.3.1. Vị trí:
- Trạm cảnh giới và điều tiết lưu thông số 2 (sau đây gọi tắt là Trạm số 2)

đặt trên sà lan 200 tấn tại thượng lưu khu vực thi công Cầu ......., phía bên
trái luồng cách vị trí xây dựng Cầu ....... về phía thượng lưu khoảng 300m
÷ 500m.
4.3.2. Nhân sự:
- 02 cán bộ của đơn vị phối hợp thực hiện công tác quản lý, vận hành báo
hiệu thực hiện việc cảnh giới và điều tiết lưu thông khi cần thiết và làm
công tác hậu cần, cung ứng nhiên liệu, thực phẩm, ...
4.3.3. Trang thiết bị và phương tiện:
- Tại Trạm số 2 được lắp đặt, trang bị một số phương tiện và trang thiết bị
để phục vụ cho công tác cảnh giới, điều tiết lưu thông và quản lý, vận hành
báo hiệu trên luồng cũng như việc đưa đón cán bộ thay ca, cung cấp nhiên
liệu, thực phẩm, ... bao gồm:
- 01 sà lan 200 tấn.
- 01 tàu kéo 150CV.
- 01 ca nô cao tốc 50CV.
- 01 máy phát điện (chạy xăng) 5,5 KVA.
- 01 máy VHF 45W.
- 02 VHF cầm tay ICOM M10A.
- 01 ống nhòm.
- 01 máy ảnh.
- 01 loa tay.
- 01 cờ hiệu.
- 01 đèn pha 1000W đặt trên Trạm số 2.
- 01 đèn pha 200W đặt trên 01 ca nô cao tốc 50CV.
- 01 súng bắn pháo hiệu.
- 02 bộ phao áo cứu sinh.
Phương án đảm bảo an toàn giao thông thủy phục vụ thi công Cầu .......

Page 25



×