Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Tài liệu an toàn lao động coteccons

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.03 KB, 41 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN COTEC
COTECCONS
Số : 642/QĐ_ KHTH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập _ Tự Do _ Hạnh Phúc

‫٭٭٭٭٭٭‬
Tp, HCM, ngày 07 tháng 01 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY
(v/v Phê duyệt qui chế hoạt động của Ban An Toàn Lao Động)
-

‫ﷲﷲﷲ‬
Căn cứ vào Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Xây dựng Cotec (Coteccons )
Căn cứ quyết định số 81/QĐ _ TCHC ngày 30/08/2004 về việc thành lập Ban an toàn lao động.
Xét đề nghị của Trưởng Ban an toàn lao động.

QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 : Phê duyệt qui chế hoạt động của Ban an toàn lao động thuộc Công ty Cổ phần Xây dựng
Cotec (Coteccons) theo nội dung đính kèm.
Điều 2 : Quyết định này thay thế quyết định số 130/QĐ _ TCHC ngày 10/10/2004 và có hiệu lực kể từ
ngày 07 tháng 01 năm 2007.
Điều 3 : Ban an toàn lao động,các phòng ban nghiệp vụ Công ty, Ban chỉ huy công trường, các Đội thi
công chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
TỔNG GIÁM ĐỐC
-

Nơi nhận :
Như điều ở
Lưu VP




MỤC LỤC
A. NỘI DUNG QUY CHẾ AN TOÀN LAO ĐỘNG…………………………………
CHƯƠNG Ι: MỞ ĐẦU…………………………………………………………………
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG……………………………………….
II. CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT……………………………………………………
CHƯƠNG II……………………………………………………………………………….
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CÁ NHÂN, ĐƠN VỊ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ATLĐ……
CHƯƠNG III…………………………………………………………………………….
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT……………………………………………………..
B. CÁC NỘI QUY AN TOÀN LAO ĐỘNG…………………………………………..
NỘI QUY AN TOÀN LAO ĐỘNG CHUNG……………………………………………
NỘI QUY AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TRƯỜNG……………………………
NỘI QUY AN TOÀN TRONG CÔNG TÁC ĐÀO ĐẤT BẰNG CƠ GIỚI……………
NỘI QUY AN TOÀN KHI LÀM VIỆC TRÊN CAO…………………………………
NỘI QUY AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG THANG LEO……………………………
NỘI QUY AN TOÀN TRONG LẮP DỰNG, SỬ DỤNG VÀ THÁO DỠ GIÀN GIÁO
NỘI QUY AN TOÀN TRONG LẮP DỰNG, SỬ DỤNG VÀ THÁO DỠ GIÀN GIÁO TREO VÀ NÔI
TREO…………………………………………………………………
NỘI QUY AN TOÀN TRONG CÔNG TÁC LẮP DỰNG KẾT CẤU THÉP………
NỘI QUY AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI THỢ LỢP MÁI………………………….
NỘI QUY AN TOÀN TRONG CÔNG VIỆC SƠN NƯỚC – BÃ TƯỜNG…………
NỘI QUY AN TOÀN ĐIỆN……………………………………………………………
NỘI QUY AN TOÀN SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY ( DCĐCT)………
NỘI QUY AN TOÀN ĐỐI VỚI THỢ ĐIỆN…………………………………………….
NỘI QUY AN TOÀN ĐỐI VỚI THỢ HÀN, CẮT OXY GAS………………………
NỘI QUY AN TOÀN ĐỐI VỚI THỢ HÀN ĐIỆN……………………………………….
NỘI QUY AN TOÀN ĐỐI VỚI THỢ HỒ…………………………………………….
NỘI QUY AN TOÀN ĐỐI VỚI THỢ CỐT THÉP……………………………………

NỘI QUY AN TOÀN ĐỐI VỚI THỢ CỐT PHA……………………………………
NỘI QUY AN TOÀN ĐỐI VỚI THỢ SỬDỤNG MÁY CƯA ĐĨA…………………
NỘI QUY AN TOÀN ĐỐI VỚI THỢ VẬN HÀNH MÁY NÉN KHÍ…………………
NỘI QUY AN TOÀN KHI VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN (DIESEL )………………
NỘI QUY AN TOÀN KHI VẬN HÀNH MÁY ĐÓNG CỌC, ÉP CỌC ……………
NỘI QUY AN TOÀN KHI VẬN HÀNH MÁY NÂNG ( VẬN THĂNG )………………
NỘI QUY AN TOÀN ĐỐI VỚI NGƯỜI VẬN HÀNH XE CẨU ( BÁNH LỐP, BÁNH XÍCH)
…………………………………………………………………………………….
NỘI QUY AN TOÀN ĐỐI VỚI TÀI XẾ MÁI ỦI………………………………………..
NỘI QUY AN TOÀN ĐỐI VỚI TÀI XẾ MÁI XÚC………………………………………
NỘI QUY AN TOÀN ĐỐI VỚI TÀI XẾ XE TẢI CÁC LOẠI……………………………
NỘI QUY AN TOÀN VẬN HÀNH CẨU TRỤC THÁP………………………………
C. PHỤ LỤC……………………………………………………………………………..
PHỤ LỤC Ι………………………………………………………………………………...
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA DÂY AN TOÀN ĐƠN GIẢN NHẤT……………………
PHỤ LỤC II……………………………………………………………………………….
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA THANG LEO ĐƠN GIẢN NHẤT……………………
PHỤ LỤC III………………………………………………………………………………
DANH MỤC CÁC CHẤN THƯƠNG ĐỄÁC ĐỊNH LẠO TAI NẠN LAO ĐỘNG
NẶNG……………………………………………………………………………………… PHỤ LỤC
IV………………………………………………………………………………
PHỤ LỤC V………………………………………………………………………………


A. NỘI DUNG QUY CHẾ AN TOÀN LAO ĐỘNG
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠ VI ÁP DỤNG
Áp dụng đối với tất cả người lao động đang làm việc tại Công ty, các công trường dưới mọi hình thức
ký hợp đồng lao động ( kể cả người lao động trong thời gian thực tập, thử việc hoặc học nghề ).
Những cá nhân tập thể hợp đồng ngoài, khách vào tham quan hoặc quan hệ làm việc tại tất cả các công

trường của Công ty phải nghiêm túc thực hiện nội quy an toàn lao động này.
II. CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
An toàn _ vệ sinh lao động: AT _ VSLĐ
Phòng chống cháy nổ: PCCN
Dụng cụ điện cầm tay: DCĐCT
Tai nạn lao động: TNLĐ
An toàn lao đông: ATLĐ
Bệnh nghề nghiệp: BNN
Phương tiện bảo vệ cá nhân: PTBVCN
Kỹ thuật an toàn: KTAT
Tổng giám đốc:TGĐ
Giám đốc khối: GĐK
Chỉ huy trưởng công trường: CHT/CT
Ban chỉ huy công trường:BCH/CT
Người sử dụng lao động: NSDLĐ
Người lao động: NLĐ
An toàn viên: ATV
An ninh trật tự: ANTT


TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CÁ NHÂN, ĐƠN VỊ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC AN TOÀN LAO
ĐỘNG
ĐIỀU 1 : TRÁCH NHIỆM CỦA TỎNG GIÁM ĐỐC
Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ quy định tại chương ΙХ của Bộ luật Lao động
sửa đổi năm 2002 về công tác AT_VSLĐ trong Công ty.
1. Phân công trách nhiệm và xây dựng hệ thống tổ chức, công tác AT_VSLĐ toàn Công ty.
2. Chỉ đạo việc bảo đảm AT_VSLĐ của Công ty.
3. Chỉ đạo lập luận chứng về các biện pháp bảo đảm AT_VSLĐ trong việ xây dựng hoặc mở rộng
sản xuất, cải tạo cơ sở để sản xuất, bảo quản, lưu giữ các loại máy móc, thiết bị, vật tư có yêu
cầu nghiêm ngặt về AT_VSLĐ.

4. Ra quyết định xét duyệt các biện pháp lao động sản xuất, thi công, nghiệm thu công trình trong
đó có biện pháp AT_VSLĐ và cải thiện điều kiện lao động trong Công ty.
5. Thực hiện quy trình, quy phạm, quy định tiêu chuẩn AT_VSLĐ theo pháp luật Nhà nước.
6. Chịu trách nhiệ về việc để xảy ra TNLĐ, BNN, với NLĐ thuộc quyền quản lý.
7. Tạo mọi điều kiện cho Ban ATLĐ hoạt động và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
8. Thực hiện các kiến nghị của Ban ATLĐ về công tác AT_VSLĐ & PCCN.
ĐIỀU 2 : TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁM ĐỐC KHỐI
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Giám đốc khối chịu trách nhiệm trước TGĐ Công ty và pháp luật về hoạt động công tác ATLĐ
của đơn vị mình. Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp sử dụng lao động theo
quy định của pháp luật.
Căn cứ vào kế hoạch ATLĐ của Công ty, đơn vị lập kế hoạch ATLĐ, bảo đảm thực hiện đầy đủ,
kịp thời phần kế hoạch của Công ty tại đơn vị,
Chấp hành, thực hiện theo luận chứng về AT_VSLĐ của Công ty đã lập cho chương trình thi công
tại các công trường.
Trong quá trình thi công, GĐK phải tổ chức thực hiện ATLĐ; quy trình, quy phạm,quy định, tiêu
chuẩn AT_VSLĐ, chế độ chính sách về ATLĐ. Chấp hành các quy định, nội quy về ATLĐ, chủ
trương cải thiện điều kiện lao động của Công ty.
Tổ chức huấn luyện KTAT & VSLĐ, phối hợp với Công đoàn giáo dục tuyên truyền về ATLĐ cho
mọi NLĐ ở công trường.
Cấp phát đầy đủ, kịp thời PTBVCN và hướng dẫn sử dụng cho NLĐ.

Đề ra các biện pháp bảo đảm AT_VSLĐ và kịp thời giải quyết những sự cố trong thi công tại công
trường.
Lập kế hoạch, tổ chức tự kiểm tra, kiểm tra ATLĐ đạt chất lượng cao, hiệu quả thiết thực; tiếp và
làm việc với đoàn kiểm tra ATLĐ của Công ty hoặc cơ quan chức năng.
Chịu trách nhiệm về việc để xảy ra TNLĐ, BNN của NLĐ do mình quản lý. Thực hiện những
phương án, tổ chức sơ cứu, cấp cứu khi xảy ra TNLĐ, BNN.

ĐIỀU 3: TRÁCH NHIỆM CỦA BAN ATLĐ CÔNG TY
1. Trách nhiệm :
1.1 Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy phạm về AT_VSLĐ của Nhà nước và
các nội quy, quy chế về thực hiện công tác ATLĐ của TGĐ đến NLĐ.
1.2 Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về AT_VSLĐ cho NLĐ.


1.3 Lập kế hoạch ATLĐ hàng năm, hàng quý, hàng tháng về các biện pháp AT_VSLĐ &
PCCN thep pháp luật nhà Nước đã ban hành

1.4 Giám sát, đôn đốc và kiểm tra các phòng, các bộ phận, các công trường thực hiện
đúng kế hoạch ATLĐ, các biện pháp về AT_VSLĐ , bảo vệ môi trường, PCCN đã đề ra, thực hiện
những biện pháp phòng ngừa, loại trừ các nguy cơ xảy ra TNLĐ.

1.5 Phối hợp với tổ chức Công đoàn để duy trì sự hoạt động của mạng lưới ATV.
1.6 Xây dựng các chỉ tiêu quản lý ATLĐ, các tiêu chuẩn AT_VSLĐ.
1.7 Lập chế độ định mức trang bị PTBVCN. Lập kế hoạch, mua sắm và cấp phát trang bị
PTBVCN theo từng nghành nghề cho NLĐ và hướng dẫn sử dụng.
1.8 Tổ chức huấn luyện định kỳ, kiểm tra việc huấn luyện AT_VSLĐ & PCCN cho công nhân.
Phối hợp với bộ phận Y tế tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu.
1.9 Tổ chức việc điều tra TNLĐ, phân tích nguyên nhân TNLĐ và thống kê các vụ TNLĐ, báo cáo
TNLĐ theo quy định Nhà nước và quy chế ATLĐ.
1.10 Thực hiện kiểm tra và báo cáo hàng tuần tình hình thực hiện công tác ATLĐ và các vụ vi phạm

của các đơn vị ( các đội thi công, các thầu phụ…) cho TGĐ, GĐK, trưởng ban ATLĐ. Đề xuất xử
ký các vụ vi phạm.
1.11 Chuẩn bị nội dung và tổ chức họp định kỳ về VS_ ATLĐ.
1.12 Thực hiện thống kê, báo cáo công tác ATLĐ định kỳ 6 tháng, hàng năm và đột xuất cho TGĐ,
Ban ATLĐ Công ty, Ban thanh tra BHLĐ – KTAT Sở lao động Thương binh & Xã hội TP. HCM, Liên
đoàn lao động TP. HCM và các cơ quan chức năng theo quy định.
1.13 Thường xuyên theo dõi các công trường thực hiện việc sử dụng trang bị PTBVCN để kịp thời đề
xuất sửa đổi bổ sung định mức thời gian sử dụng PTBVCN của từng nghành nghề, từng công trường
phù hợp với thực tế, đảm bảo an toàn cho NLĐ.
1.14 Nghiên cứu ban hành, bổ sung, sửa đổi các quy định trong công tác PCCN, kiểm tra quản lý các
trang bị PCCN của Công ty.
1.15 Lập kế hoạch và huấn luyện PCCC, xây dựng phương án PCCN của Công ty.
1.16 Thống kê báo cáo các cơ quan chức năng về PCCN theo quy định.
1.17 Kiểm tra việc chấp hành các quy định công tác PCCN của các công trường.
1.18 Quan hệ và làm việc với cơ quan chức năng các cấp trong công tác PCCN.

2. Quyền hạn :
2.1 Trong khi kiểm tra nếu phát hiện thiếu các nguy cơ mất an toàn thì có quyền ra lệnh đình chỉ làm
việc ( nếu khẩn cấp ) hoặc yêu cầu người quản lý sản xuất tạm ngưng hoạt động để thực hiện các
biện pháp loại trừ nguy cơ đó, đồng thời báo cho TGĐ, GĐK.
2.2 Kiểm tra việc lý kết hợp đồng lao động thi công với các đối tượng ngoài Công ty phải bảo đảm có
đủ điều kiện ATLĐ theo quy định của pháp luật.
2.3 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ATLĐ và quy chế ATLĐ tại các công trường.
2.4 Kiểm tra việc chấp hành nội quy, quy định về AT- VSLĐ – PCCN của tất cả CB – CNV.
2.5 Có quyền yêu cầu các bộ phận thiết kế giải thích về phương diện an toàn, PCCN & VSLĐ trong
các dự án công trình mới hoặc cải tạo sữa chữa các công trình cũ.
2.6 Tham dự họp giao ban thi công và đề xuất lập, duyệt các đề án thiết kế đảm bảo an toàn.
2.7 Đề xuất TGĐ khen thưởng đối với các nhân, tập thể có thành tích đóng góp công tác ATLĐ và kỷ
luật khi vi phạm quy chế ATLĐ.
2.8 Đề xuất với TGĐ, GĐK Công ty giải quyết kịp thời các đề cuất, kiến nghị của đoàn thanh tra, kiểm

tra.
2.9 Tổng kết công tác ATLĐ toàn Công ty để báo cáo trong hội nghị CB – CNV hàng năm.
2.10Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định PCCN cuat CB – CNV.
ĐIỀU 4: TRÁCH NHIỆM PHÒNG TÀI VỤ
1. Tham gia việc lập kế hoạch ATLĐ của Công ty, tổng hợp đầy đủ kịp thời các khoản về chi phí
ATLĐ vào kế hoạch tài chính của Công ty.
2. Cấp kịp thời kinh phí để thực hiện các biện pháp đã đề ra trong kế hoạch ATLĐ.


ĐIỀU 5: TRÁCH NHIỆM PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP
1. Soạn thảo việc lý kết hợp đồng lao động, ghi đầy đủ ràng buộc về chế độ ATLĐ.
2. Kiểm tra đẩy đủ thủ tục về pháp lý cảu NLĐ khi sắp xếp việc làm phù hợp cho các nghành nghề
như : bằng lái xe, cẩu, vận hành máy móc thiết bị, ….
3. Nghiên cứu xây dựng chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban ATLĐ, các thành viên hội đồng và
quyết định nhân sự cho Ban ATLĐ phù hợp với tình hình thực tế.
4. Trước khi thuyên chuyển NLĐ từ nơi này sang nơi khác, đối với các ngành nghề nguy hiểm, độc
hại phải khám sức khoẻ, nếu đủ điều kiện mới bố trí công việc.
5. Kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ chính sách ATLĐ cho NLĐ về các chế độ bồi dưỡng ca 3,
phụ cấp độc hại, thời giờ nghỉ ngơi.
6. Hoàn tất thủ tục thanh toán cho NLĐ. Tổ chức mua bảo hiểm TNLĐ theo quy định của Công ty.
Giải quyết các chế độ bảo hiểm, bồi thường trợ cấp TNLĐ và BNN.
ĐIỀU 6 : NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG CÔNG TÁC ATLĐ
1. Tuyên truyền và giáo dục cán bộ, công nhân về ATLĐ.
2. Tổ chức lấy ý kiến của công nhân lao động tham gia xây dựng kế hoạch ATLĐ và theo dõi kiểm tra
đôn đốc giúp TGĐ tổ chức thực hiện kế hoạch ATLĐ hàng tháng, hàng quý đề ra trong kế hoạch.
3. Cùng TGĐ bàn bạc sử dụng quỹ Công ty danh cho bổ sung cải tiến thiết bị an toàn theo quy định
của Nhà nước.
4. Theo dõi, đôn đốc việc cấp phát các PTBVCN kịp thời, đúng chế độ, đúng tiêu chuẩn và giáo dục
công nhân lao động sử dụng, bảo quản tốt. Thường xuyên tập hợp và nghiên cưu ý kiến của công
nhân lao động về tiêu chuẩn, quy cách, mẫu mã để đề nghị các đơn vị sửa đổi cho phù hợp.

5. Theo dõi, đôn đốc bàn bạc với TGĐ Công ty thi hành đúng đắn các chế độ về giờ làm, ngày nghỉ,
hộp hội, học tập, chế độ bảo vệ nữ công nhân.
6. Theo dõi, đôn đốc việc tổ chức kiểm tra sức khoẻ của công nhân theo chế độ hiện hành. Phát hiện
và đề nghị thay thế ngay những trường hợp sử dụng công nhân không đủ điều kiện sức khoẻ cần
thiết vào những công việc nặng nhọc, nguy hiểm.
7. Theo dõi thường xuyên tình hình TNLĐ, BNN, PCCN và tham gia điều tra TNLĐ, các vụ hư hỏng
máy móc xảy ra trong Công ty, góp ý với đơn vị có trách nhiệm việc xử lý người có lỗi để xảy ra
TNLĐ.
8. Phối hợp với lãnh đạo Công ty đẩy mạnh việc tự kiểm tra về ATLĐ.
ĐIỀU 7 : TRÁCH NHIỆM CỦA CHỈ HUY TRƯỞNG CÔNG TRƯỜNG
1. Chịu trách nhiệm về công tác ATLĐ – KTAT của đơn vị mình trước TGĐ, GĐK và Ban ATLĐ
Công ty.
2. Tổ chức huấn luyện, kèm cặp hướng dẫn đối với lao động ới tuyển dụng hoặc mới chuyển đến làm
việc tại công trường về biện pháp làm việc an toàn khi giao việc cho họ.
3. Bố trí NLĐ làm việc đúng nghề được đào tạo, được huấn luyện ATLĐ và đã qua sát hạch kiến thức
AT – VSLĐ.
4. Không để NLĐ làm việc nếu họ không sử dụng đúng, không sử dụng đầy đủ những PTBVCN đã
được cấp phát và không thực hiện các biện pháp làm việc đảm bảo AT – VSLĐ.
5. Tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung kế hoạch ATLĐ. Xử lý kịp thời các kiến nghị của các đội
thi công, các thiếu sót qua kiểm tra, của các đoàn kiểm tra, thanh tra có liên quan đến trách nhiệm
của công trường và báo cáo với Ban ATLĐ Công ty những vấn đề ngoài khả năng giải quyết của
công trường.
6. Thực hiện khai báo, tham gia điều tra TNLĐ xảy ra trong công trường theo quy của Nhà nước và
phân cấp của Công ty.
7. Chỉ huy trưởng công trình co quyền từ chối nhận NLĐ không đủ trình độ kiến thức về AT – VSLĐ
& PCCN và đình chỉ công việc đối với NLĐ tái phạm các quy định bảo đảm AT – VSLĐ & PCCN.
8. Thực hiện sơ cứu, cấp cứu, tham gia điều tra TNLĐ, khắc phục sự cố nguy hiểm, đề phòng
BNN.Chịu trách nhiệm về việc để xảy ra TNLĐ, BNN của NLĐ do mình quản lý.
ĐIỀU 8 : TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁM SÁT, CÁN BỘ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TRƯỜNG
1. Chịu trách nhiệm trước TGĐ, GĐK, CHT/CT và Ban ATLĐ của Công ty Về công tác ATLĐ trong

khi thục hiện nhiệm vụ giám sát hiện trường thi công, Đôn đốc hướng dẫn thực hiện các biện pháp


KTAT, VSLĐ, biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, nhắc nhở các đơn vị thi công trên công
trường do mình phụ trách phải thực hiện đầy đủ các nội quy AT – VSLĐ của Công ty.
2. Trong khi thực hiện nhiệm vụ giám sát kỹ thuật, theo dõi về biện pháp KTAT, yêu cầu NLĐ làm
công việc nếu họ không sử dụng đúng, không sử dụng đầy đủ những PTBVCN đã được cấp phát và
không thục hiện các biện pháp làm việc đảm bảo AT – VSLĐ.
3. Xử lý kịp thời các kiên nghị của các đơn vị thi công trên công trường, những thiếu xót qua kiểm tra
của các đoàn kiểm tra, thanh tra có kiên quan và báo cáo với GĐK, CHT/CT những vấn đề ngoài
khả năng giải quyết của mình,
4. Tham gia điều tra TNLĐ có liên quan đến KTAT trên công trường.
5. Thực hiện thủ nghiệm đối với các thiết bị an toàn, các trang bị PTBVCN theo quy định của các tiêu
chuẩn, quy phạm trên công trường.
ĐIỀU 9 : TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA AN TOÀN VIÊN
1. Trách nhiệm :
Chịu trách nhiệm trước CHT/CT, Ban ATLĐ Công ty về các công việc có liên quan đến AT –
VSLĐ & PCCN tại công trường được giao, gồm:
1.1 Đôn đốc, kiểm tra và giám sts NLĐ là việc trong công trường chấp hành nghiêm chỉnh các nội
quy, quy định, quy phạm kỹ thuật, quy trình công nghệ về tiêu chuẩn AT – VSLĐ & PCCN trong
thi công.
1.2 Chịu trách nhiệm nếu trong công trường nơi mình phụ trách để xảy ra TNLĐ do không tuân thủ
các quy điịnh, làm bừa, làm ẩu.
1.3 Thường xuyên nhắc nhở mọi người thực hiện, sủ dụng đúng và đầy đủ các PTBVCN.
1.4 Giáo dục NLĐ ý thức về trách nhiệm ATLĐ. Giúp đỡ các thành viên khắc phục, sữa chữa kịp thời
những thiếu sót chủ quan, xem thường ATLĐ. Trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau về kiến thức
ATLĐ.
1.5 Kiểm tra điều kiện AT – VSLĐ & PCCN khi trước và sau giờ làm việc của NLĐ.
1.6 Vân động mọi người xây dựng ý thức, thói quen tự kiểm tra an toàn đối với tổ và bản thân tròn
suốt thời gian làm việc, luôn quan tâm và kiểm tra lẫn nhau, tích cực xây dựng trong tổ an toàn.

1.7 Lắng nghe ý kiến về ATLĐ của NLĐ, báo cáo với tổ trưởng và người có trách nhiệm đồng thời
giải thích, giải đáp cho NLĐ trên sơ sở pháp luật và các quy định của Công ty.
1.8 Báo cáo hàng ngày và đột xuất nếu có sự cố, tình hình thực hiện AT – VSLĐ & PCCN cho tổ
trưởng AT.
2. Quyền hạn :
2.1 Trực tiếp giải quyết các công việc thuộc trách nhiệm.
2.2 Trong qua trình thi công sản xuất nếu thây sai phạm về an toàn, hoặc tình huống bất thường có khả
năng gây tác hại, sự cố cho ATLĐ, nguy cơ cháy nổ phải ngưng ngay công việc, báo ngay cho tổ
trưởng và Ban ATLĐ Công ty. Chỉ khi nào khắc phục xong mới được tiến hành thi công tiêp.
Trường hợp phát hiện các hiện tượng làm bừa, làm ẩu trong phạm vi trách nhiệm có thể lập biên
bản vi phạm gửi về Ban ATLĐ Công ty để xử lý.
2.3 Kiến nghị với BCH/CT, đội trưởng các đội thi công, tổ trưởng các tổ lao động thực hiện đầy đủ
các chế độ ATLĐ theo yêu cầu thực tế lao động sản xuất, triển khai thi công có kèm theo biện
pháp AT – VSLĐ và khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn vệ sinh của máy, thiết bị
và nơi làm việc. Đề xuất với BCH/CT, đội trưởng các đội thi công, tổ trưởng các tổ lao động về
các biện pháp đảm bảo AT – VSLĐ và caỉ thiện điều kiện làm việc.
2.4 Trên sơ sở thực tế lao động của công trường, đề xuất lên cấp trên bổ sung những yêu cầu về AT –
VSLĐ đối với các máy móc, thiết bị, vật tư, quy trình công nghệ, về tổ chức lao động hợp lý, về
trang bị các PTBVCN có hiệu quả và các chế độ ATLĐ phù hợp với công trường.
3. Quyền lợi :
3.1 Được tạo điều kiện tham dự các lớp huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về ATLĐ.
3.2 Hàng tháng được xét hưởng phụ cấp AT – VSLĐ, mức phụ cấp được hưởng theo quy định hiện
hành của Công ty.
ĐIỀU 10 : TRÁCH NHIỆM CỦA ĐỘI TRƯỞNG


1. Chịu trách nhiêm về công tác ATLĐ của đơn vị mình trước GĐK, CHT/CT và Ban ATLĐ của
Công ty
2. Tổ chức huấn luyện, kèm cặp hướng dẫn đối với lao động mới tuyển dụng hoặc mới chuyển đến
làm việc tại đội về biện pháp làm việc an toàn khi giao việc cho họ.

3. Bố trí NLĐ làm việc đúng nghề được đào tạo, được huấn luyện ATLĐ và đã qua sát hạch kiến thức
AT – VSLĐ.
4. Không để NLĐ làm việc nếu họ không sử dụng đúng, không sử dụng đầy đủ những PTBVCN đã
được cấp phát và không thực hiện các biện pháp làm việc đảm bảo AT – VSLĐ.
5. Tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung kế hoạch ATLĐ. Xử lý kịp thời các kiến nghị của các tổ thi
công, các thiếu xót qua kiểm tra, của các đoàn kiểm tra, thanh tra có liên quan đến trách nhiệm của
đội và báo cáo với bộ phận an toàn công trường những vấn đề ngoài khả năng giải quyết của đội.
6. Thực hiện khai báo, tham gia điều tra TNLĐ xảy ra trong công trường theo quy định của Nhà nước
và phân cấp của Công ty.
7. Đội trưởng có quyền từ chối nhận NLĐ không đủ trình độ kiến thức về AT – VSLĐ & PCCN; đình
chỉ công việc đối với NLĐ tái phạm các quy định đảm bảo AT – VSLĐ & PCCN.
8. Thực hiện sơ cứu, cấp cứu, tham gia điều tra TNLĐ, khắc phục sự cố nguy hiểm, đề phòng BNN.
Chịu trách nhiệm về việc để xảy ra TNLĐ, BNN của NLĐ do mình quản lý.
ĐIỀU 11 : TRÁCH NHIỆM CỦA KỸ THUẬT ĐỘI
1. Chịu trách nhiệm trước CHT/CT, đội trưởng và bộ phận ATLĐ của công trường về công tác ATLĐ
trong khi thực hiện nhiệm vụ giám sát hiện trường thi công, đôn đốc hướng dẫn thục hiện các biện
pháp KTAT, VSLĐ, biện pháp cải thiện điều kiện làm việc và nhắc nhở các tổ thi công thuộc quyền
quản lý của mình phải thực hiện đầy đủ các nội quy AT – VSLĐ của công trường.
2. Trong khi thực hiện nhiệm vụ giám sát kỹ thuật, theo dõi về biện pháp KTAT, yêu cầu NLĐ ngưng
làm công việc nếu họ không sử dụng đúng, không sử dụng đầy đủ những PTBVCN đã được cấp
phát và không thực hiện các biện pháp làm việc đảm bảo AT – VSLĐ.
3. Xử lý kịp thời các kiến nghị của các tổ thi công thuộc quyền quản lý của mình, những thiếu xót qua
kiển tra của các đoàn kiểm tra, thanh tra có liên quan và báo cáo với đội trưởng những vấn đề
ngaoif khả năng giải quyết của mình.
4. Tham gia điều tra TNLĐ có liên quan đến KTAT tại khu vực thi công của đội mình.
5. Thực hiện thử nghiệm đối với các thiết bị an toàn, các PTBVCN theo quy định của các tiêu chuẩn,
quy phạm tại đội mình.
ĐIỀU 12 : TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ TRƯỞNG SẢN XUẤT TRÊN CÔNG TRƯỜNG
1. Tổ trưởng chịu trách nhiệm trước CHT/CT, đội trưởng, kỹ thuật đội về hoạt động công tác ATLĐ
trong tổ do mình quản lý.

2. Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra NLĐ thuộc quyền quản lý chấp hành tốt các quy định về
ATLĐ. Thực hiện công việc chuẩn bị về ATLĐ hàng ngày và lập giấy phép làm việc theo thủ tục,
lập kế hoạch và triển khai công việc.
3. Tổ chức nơi làm việc bảo đảm AT – VSLĐ; kết hợp với ATV của công trường thực hiện tốt việc tự
kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ đe doạ đến an toàn và sức khoẻ của NLĐ trong
qua trình lao động.
4. Báo cáo kịp thời với cấp trên mọi hiện tượng thiếu AT – VSLĐ trong khi thi công mà tổ không
khắc phục được để có biện pháp giải quyết kịp thời. Phân công công việc cho các thành viên trong
tổ phải phù hợp với nghành nghề, trình độ chuyên môn và kiến thức ATLĐ.
5. Kiểm điểm đánh giá tình trạng AT – VSLĐ và việc chấp hành các quy định về ATLĐ trong các kỳ
họp kiểm điểm tình hinhg thi công của tổ.
6. Tổ trưởng có quyền từ chối nhận NLĐ không đủ trình độ nghề nghiệp và kiến thức về AT – VSLĐ;
từ chối nhận công việc hoặc dừng công việc của tổ nếu thấy có nguy cơ đe doạ đến tính mạng, sức
khoẻ của tổ viên và báo cáo kịp thời cho đội trưởng, kỹ thuật đội.
ĐIỀU 13 :NGƯỜI LAO ĐỘNG VỚI CÔNG TÁC ATLĐ
1. Người lao động có nghĩa vụ :
1.1 Chấp hành các quy định, nội quy AT – VSLĐ, PCCN có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được
giao.


1.2

Phải sử dụng và bảo quản PTBVCN đã được trang bị, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc.
Nếu không sử dụng, làm mất, làm hư hỏng các PTBVCN phải chịu hình thức phạt bồi thường
theo quy chế của Công ty.
1.3 Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ hoặc sự cố nguy hiểm gây
ra TNLĐ, BNN. Tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả TNLĐ.
2. Người lao động có quyền hạn :
2.1 Yêu cầu NSDLĐ bảo đảm điều kiện làm việc AT – VSLĐ, cải thiện điều kiện lao động trang bị
đầy đủ PTBVCN, huấn luyện, thực hiện biện pháp AT – VSLĐ, PCCN.

2.2 Từ chối làm công việc hoặc từ bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra TNLĐ, đe doạ nghiêm
trọng đến tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp; từ chối trở
lại làm việc nơi nói trên nếu nhưng nguy cơ đó chưa được khắc phục.
2.3 Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyềnkhi NSDLĐ vi phạm quy định của Nhà
nước hoặc không thực hiện đúng cam kết về AT – VSLĐ, thoả ước lao động.
3. Người lao động có trách nhiệm :
3.1 Học tập cập nhập thường xuyên và định kỳ mỗi năm một lần huấn luyện trong hai ngày về kiến
thức AT – VSLĐ, PCCN để nâng cao nhận thức về AT – VSLĐ, PCCN, khả năng lao động sản
xuất, xây dựng tác phong công nghiệp cho bản thân.
3.2 Chấp hành kỷ luật lao động, các quy định về ATLĐ & KTAT, sử dụng đúng và đầy đủ
PTBVCN.
3.3 Thực hiện sự kiểm tra ATLĐ, sáng tạo cải thiện điều kiện lao động, thực hiện có hiệu quả quy
trình AT – VSLĐ
3.4 Có trách nhiệm về ATLĐ với NLĐ có liên quan, cán bộ tổ, đội, công trường, Công ty.
ĐIỀU 14 : QUI ĐỊNH VỀ HUẤN LUYỆN ATLĐ
1. Huấn luyện lần đầu cho NLĐ mới tuyển dụng vào làm việc tại công ty, công trường.
Thời gian huấn luyện là 2 ngày, nội dung huấn luyện theo chương trình được TGĐ
duyệt.
2. Huấn luyện ATLĐ định kỳ hàng năm, mỗi năm huấn luyện một lần cho NLĐ được tổ
chức với thời gian là 2 ngày, nội dung huấn luyện theo chương trình được TGĐ duyệt.
3. Huấn luyện ATLĐ định kỳ hàng tuần tại công trường, nội dung huấn luyệnj do cán bộ
an toàn Công ty phê duyệt.
ĐIỀU 15 : CÔNG TÁC KHAI BÁO VÀ ĐIỀU TRA TAI NAN LAO ĐỘNG
1.
Quy định các bước cấp cứu khai báo tai nạn lao động :
1.1 Tổ chức cấp cứu ngay người bị nan.
1.2 Tìm cách nhanh nhất báo cáo cho công trường và công ty.
1.3 Công trường tổ chức điều tra TNLĐ thuộc trách nhiệm được phân cấp hoặc tổ chức bảo vệ hiện
trường và tham gia trong thành phần của đoàn điều tra cấp trên, gửi biên bản điều tra TNLĐ về
Công ty.

1.4 Xử lý và thực hiện các biện pháp khắc phục.
2.
Phân cấp trong điều tra TNLĐ :
2.1 Tai nạn nhẹ : công trường tổ chức điều tra gửi báo cáo về Công ty.
2.2 Tai nạn nặng : Công ty tổ chức điều tra.
2.3 Tai nạn lao động nghiêm trọng ( nhiều người cùng bị tai nạn, người bị nạn trở thành tàn phế,
chết ): Thanh tra ATLĐ Nhà nước điều tra.
3.
Thành phần các đoàn điều tra :
3.1 Thành phần đoàn điều tra TNLĐ của công trường gồm :
- Cán bộ ATLĐ phụ trách công trường: Trưởng đoàn.
- Chỉ huy trưởng công trường: Thành viên.
- Giám sát kỹ thuật phụ trách khu vực: Thành viên
- Tổ trưởng ATLĐ công trường: Thành viên.
Tham gia thành phần điều tra có :
3.2 Thành phần đoàn điều tra TNLĐ Công ty gồm :
- Trưởng Ban ATLĐ Công ty: Trưởng đoàn.


- Chủ tịch công đoàn Công ty: Thành viên.
- Cán bộ ATLĐ phụ trách công trường của Công ty: Thành viên.
Tham gia thành phần điều tra có :
- Cán bộ ATLĐ Công ty.
- Tổ trưởng ATLĐ công trường.
- Chỉ huy trưởng công trường quản lý công nhân bị TNLĐ.
3.3 Thành phần đoàn điều tra tai nạn lao động Nhà nước: Theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG III
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 16: QUY ĐỊNH KHEN THƯỞNG
1 Đối với người lao động:

Công nhân thực hiện tốt công tác ATLĐ, VSLĐ, PCCN, ANTT ( theo bình xét của đội và
BCH/CT ): Ban ATLĐ đề xuất với TGĐ khen thưởng.
2 Đối với đội thi công, BCH/CT:
Thực hiện tốt công tác ATLĐ, VSLĐ, PCCN, ANTT theo chấm điểm của Ban ATLĐ hàng
tháng, Ban ATLĐ đề xuất TGĐ Công ty xét thưởng.
3 Đối với cán bộ ATLĐ công ty :
Nếu hoàn thành trách nhiệm về công tác ATLĐ, VSLĐ, PCCN, ANTT thì mức thưởng do Ban
ATLĐ đề nghị TGĐ Công ty xét thưởng.
4 Đối với ATV ( cá nhân hoặc tập thể ):
Hoàn thành tốt công tác ATLĐ, VSLĐ, PCCN, ANTT thì cán bộ ATLĐ, Ban ATLĐ, CHT/CT
đề nghị TGĐ Công ty xét thưởng.
Điều 17: QUY ĐỊNH KỶ LUẬT
1 Đối với người lao động:
- Vi phạm lần 1: Nhắc nhở lỗi vi phạm quy chế ATLĐ và ghi vào sổ theo dõi ATLĐ.
- Vi phạm lần 2: Phạt tiền từ 50.000đ đến 100.000đ.
- Vi phạm lần 3: Buộc thôi việc.
- Gây gỗ đánh nhau trong công trường làm mất ANTT công trường, lấy cắp vật tư tài sản thì tuỳ theo
mức độ nặng nhẹ sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000đ hoặc buộc thôi việc.
2 Đối với BCH/CT, đội thi công:
- Đội thi công vi phạm quy chế ATLĐ, VSLĐ, PCCN, ANTT tuỳ theo mức độ nặng nhẹ sẽ chịu mức
phạt từ khiển trách đến phạt tiền. Trường hợp vi phạm đó gây ra TNLĐ nếu mức độ nhẹ thì sẽ bị
phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ, nếu tai nạn là nặng thì Công ty sẽ ngừng giao việc cho
BCH/CT hay đội thi công.
3 Đối với cán bộ ATLĐ của Công ty:
- Nếu xảy ra TNLĐ nhẹ do thiếu trách nhiệm: Phạt cảnh cáo trước Ban ATLĐ và Ban giám đốc
Công ty.
- Nếu để xảy ra TNLĐ nặng do thiếu trách nhiệm tuỳ theo mức độ nghiêm trọng sẽ chịu trách nhiệm
trước TGĐ Công ty.
4 Đối với ATV:
- Thiếu trách nhiệm do bỏ vị trí đã được phân công giám sát an toàn, bảo vệ tuỳ vào mức độ nặng

nhẹ sẽ bị xử lý từ khiển trách đến hạ bậc lương hoặc buộc thôi việc.
B. NỘI QUY AN TOÀN LAO ĐỘNG CHUNG
I. Mục đích: Đảm bảo an toàn tính mạng, sức khoẻ nghề nghiệp cho NLD.
II. Phạm vi áp dụng: Tất cả NLĐ thuộc Công ty và các công trường.
III. Nội quy an toàn:
Điều 1: Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế ATLĐ của Công ty và các quy trình, quy phạm
KTAT và VSLĐ.
Điều 2 : Đối với cán bộ, công nhân viên Công ty khi mới nhận việc hoặc chuyển từ công việc này sang
công việc khác đều phải được huấn luyện AT – VSLĐ phù hợp với tính chất công việc được giao.
Điều 3 : Đối với cá nhân, tập thể, đơn vị hợp đồng ngoài, trước khi làm việc tại công trường phải được
cán bộ ATLĐ phụ trách công trường đó hướng dẫn nội quy ATLĐ đối với nghành nghề thi công.


Điều 4: Người lao động phải thường xuyên kiểm tra, sử dụng và bảo quản PTBVCN trong quá trình
lao động. Đối với khách tham quan hoặc quan hệ làm việc ở công trường phải được trang bị đầy đủ
PTBVCN ( nón nhựa cúng ) và phải được ATV hướng dẫn trước jhi đi vào công trường.
Điều 5: Cấm người không nhiệm vụ vào khu vực đang thi công, khu vực đã được đặt biển báo cấm.
Điều 6: Cấm NLĐ làm những công việc không đúng nghành nghề và nhiệm vụ được giao.
Điều 7: Khi có kế hoạch thi công bắt buộc phải có phương án an toàn kèm theo.
Điều 8: Trước khi tiến hành công việc, NLĐ phải tự kiểm tra ở vị trí làm việc của mình và tình trạng
an toàn của trang thiết bị phục vụ. Mặt bằng làm việc và các điều kiện an toàn khác.
Điều 9 : Phải báo cáo kịp thời với người chịu trách nhiệm ATLĐ tại công trường khi phát hiện các
nguy cơ gây mất an toàn cho bản thân và người xung quanh.
Điều 10 : Khi kết thúc ca làm việc NLĐ phải kiểm tra lại vị trí làm việc, dụng cụ thi công, vệ sinh sạch
sẽ nơi làm việc. Nếu phát hiện những nguy cơ mất an toàn của các thiết bị thi công, mặt bằng làm việc
phải báo ngay với ATV phụ trách khu vực đó.
Điều 11 : Chỉ huy trưởng công trường, giám sát kỹ thuật, đội trưởng, kỹ thuật đội, cai đội, bộ phận
ATLĐ ở công trường phải thường xuyên theo dõi nhắc nhở NLĐ thực hiện nội quy ATLĐ.
Điều 12 : Nội quy an toàn lao động này áp dụng chung cho toàn Công ty. Công nhân thuộc nghành
nghề nào sẽ được hướng dẫn thêm nội quy an toàn việc của nghành nghề đó.

1

2

3
4

NỘI QUY AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TRUÒNG
Làm việc đúng giờ qui định
Sáng: Từ 7h00 đến 17h00.
Chiều: Từ 13h00 đến 17h00.
Làm ngoài giờ : do BCH – CT quyết định.
Tất cả nhân viên trên công truongf phải được huấn luyện về ATLĐ. Luôn đeo thẻ nhân viên khi
làm việc trên công trường. Toàn bộ công nhân phải ký tên vào danh sách huấn luyện ATLĐ để
thể hiện rằng công nhân đã hiểu và đồng ý với nội quy công trường.
Vi phạm
Lần 1 : Cảnh báo ( ghi sổ)
Lần 2 : Thẻ vàng ( rời khỏi công trường cho đến hết ca, trừ lương)
Lần 3 : Thẻ đỏ ( đuổi việc )
Cấm đốt lửa trên công trường.
Mặt bằng bố trí công trường :
Dựng bảng mặt bằng bố trí công trường
Vị trí : Văn phòng
Khu vực thi công
Khu vực nghỉ ngơi
Giao thông
Khu vực y tế
Nhà vệ sinh

5


Khu vực nghỉ ngơi :
i. Ngoài khu vực nghỉ ngơi, toàn bộ công nhân phải luôn đeo trang bị bảo hộ cá nhân.
ii. Khu vực nghỉ ngơi dành để ăn cơm trưa và nghỉ ngơi.

6

Khách thăm công trường phải ký tên vào sổ theo dõi tại nhà bảo vệ và phải luôn đeo thẻ khách.
Khách phải được bảo vệ/ giám sát hướng dẫn trên công trường.
Huấn luyện ATLĐ đặc biệt và cấp giấy phép thi công cho công nhân thi công các loại công tác
sau:
i. Công nhân lắp dựng dàn giáo.
ii. Công nhân lắp dựng kèo và lợp mái.
iii. Thợ hàn.

7


iv. Công nhân vận hành cẩu.
v. Công nhân vận hành các thiết bị chính khác.
8 Dụng cụ và thiết bị điện phải được kiểm tra và dán tem hàng tháng. Không được phép vận hành
thi công có tem còn hiệu lực.
9 Tuân thủ các biển báo nguy hiểm.
10 Phải có giấy phép đào đất trước khi đào.
11 Tất cả nhân sự làm việc trên công trường đều phải đội nón, mang giày, mặc đồ bảo hộ lao động
và các đồ bảo hộ khác tuỳ theo tính chất công việc được phân công.Phải sử dụng đúng loại trang
thiết bị bảo hộ lao động. Khi lắp dựng kèo thép trên cao: mang giày mềm khi làm việc trên không
và mang giày mềm khi làm việc trên mặt đất/sàn.
12 Họ tên trưởng nhóm ATLĐ :
13 Tai nạn lao động phải được báo cáo và ghi nhận.

14 Phải sử dụng đúng nhà vệ sinh: phạt thẻ đỏ hki vi phạm
15 Cấm người không phận sự đi lại tự do trong phạm vi khu vực đang thi công.
16 Trước khi bắt đầu công việc phải kiểm tra độ an toàn của các thiết bị và dụng cụ thi công.
17 Ở những nơi thi công nguy hiểm phải đặt biển báo hay rào bảo vệ để tất cả mọi người nhìn thấy
tránh xa.
18 Khi đã được phân công công tác không được tuỳ ý đổi việc cho nhau, không được tự động sử
dụng các thiết bị máy móc và đóng mở cầu dao điện khi không được lệnh phân công.
19 Các dây dẫn điện nguồn để thi công câu từ nơi cung cấp điện đến nơi thi công phải cao trên 2
mét. Khoảng cách tối đa cho phép từ tủ điện đến khu vực thi công 30m. Không được phép đấu
nôi trực tiếp đầu dây điện.
20 Các loại vật tư thiết bị phải được sắp xếp gọn gàng đúng nơi quy định. Tránh cản trở lưu thông
trên công trường.
21 Nghiêm cấm uống rượu, bia, sử dụng chất kích thích, cờ bạc, cãi vã hoặc gây gỗ đánh nhau tai
công trường.
22 Chỉ hút thuốc tại khu vực cho phép.
23 Tất cả nhân viên phải tuân thủ các quy định vệ sinh công trường.
24 Mọi người làm việc trên công trường phải có ý thức giữ gìn cảnh quan.
NỘI QUY AN TOÀN TRONG CÔNG
TÁC ĐÀO ĐẤT BẰNG CƠ GIỚI
I. Mục đích : Đảm bảo an toàn cho người thi công đào đất bằng cơ giới.
II. Phạm vi áo dụng : Thi công đào đất bằng cơ giới.
III. Nội quy an toàn :
1. Tiêu chuẩn đối với công nhân làm việc trong công tác đào đất:
- Đủ 18 tuổi.
- Chứng nhận sức khoẻ tốt do cơ quan Y tế cấp.
- Sử dụng đúng, đủ các PTBVCN cấp phát và phù hợp với công việc đang làm.
2. Khi làm việc phải sử dụng đúng và đủ các PTBVCN được cấp phát theo chế độ gồm : áo quần
vải dầy, nón cứng, giầy vải ngắn cổ ( nếu làm đất ở nơi khô ráo ), giầy ống ( nếu làm đất ở nơi
ẩm ướt ).
3. Trước khi bắt tay vào đào đất phải yêu cầu cán bộ chỉ huy thi công cho biết.

- Đặt điểm cảu đất nền và những điều cần chú ý khi làm việc với nó.
- Tại nơi nào đất có những công trình kết cấu ngầm nào cần né tránh.
4. Phần đất được đào lên phải đổ cách miệng hố đào ít nhất 0.5m. Đất đổ lên miệng hố phải có độ
dốc ít nhất là 45° thp mặt phẳng nằm ngang.
5. Phải làm mương rãnh thoát nước và có biện pháp chống xói lở về mùa mưa cho khu vực đang
đào đất. Trong khi đào phải chú ý quan sát tình trạng của đất để kịp thời chủ động ngăn chặn
hiện tượng lở đất.
6. Khi hố móng, đường hào đạt tới độ sâu 0.5m phải làm bậc hay dùng thang cho công nhân lên
xuông, bậc phải có kích thước tối thiểu là 0.75m theo chiều dài và 0.40m theo chiều rộng. Cấm


bám vào các thanh chống vách của hố đào để lên xuống.Đất ở các bậc lên xuống bị trơn trợt khi
mưa xuống phải được rắc cát để tạo ma sát nhằm chống té ngã.
7. Cấm ngồi nghỉ ( nhất là tụ tập đông người ) tại cạnh hố đào hoặc thành đất đắp đề phòng sụt lở
đất.
8. Khi hố móng đạt tới độ sâu 0.2m phải bố trí ít nhất 2 người cùng làm việc nhưng đứng cách xa
nhau một khoảng cần thiết để có thể cấp cứu kịp thời khi xảy ra tai nạn bất ngờ.
9. Nghiêm cấm đào đất theo kiểu hàm ếch trong bất cứ hoàn cảnh nào.
10. Xung quanh khu vực đang đào đất phải đặt rào cản hay biển báo nguy hiểm.
11. Kết thúc ca làm việc phải thu dọn và làm vệ sinh dụng cụ; làm vệ sinh cá nhân trước khi ra về.
NỘI QUY AN TOÀN
KHI LÀM VIỆC TRÊN CAO
I.
Mục đích : Đảm bảo an tòn cho NLĐ khi làm việc trên cao.
II. Phạm vi áp dụng : Thi công các công việc trên cao.
III. Nội quy an toàn :
1. Tiêu chuẩn đối với công nhân làm việc trên cao:
- Đủ 18 tuổi.
- Chứng nhận sức khoẻ tốt do cơ quan Y tế cấp.
- Đã được đào tạo chuyên môn và huấn luyện ATLĐ.

- Sử dụng đúng, đủ các PTBVCN cấp phát và phù hợp với công việc đang làm.
2. Khi lên, xuống và di chuyển phải đi đúng tuyến quy định.Nghiêm cấm leo trèo đi lại tuỳ tiện.
3. cấm làm việc trên cao khi: không đủ ánh sáng, có mưa to, giông bão, gió từ cấp 5 trở lên.
4. Trước khi bắt tay làm việc phải kiểm tra tình trạng giàn giáo, sàn thao tác, thang, lan can an
toàn,…. cũng như chất lượng của các PTBVCN được cấp phát. Nếu thấy khiếm khuyết thì phải
có biện pháp sữa chữa hoặc thay thế mới được làm việc.
5. Lỗ chờ trên mặt sàn, trên tường phải được bịt lại, rào lại, hoặc đặt tín hiệu báo nguy hiểm.
6. khi sử dụng giàn giáo phải tuân thủ “ Nội quy an toàn khi sử dụng giàn giáo”.
7. Khi dùng thang phải tuân thủ “Nội quy an toàn khi sử dụng thang”.
8. khi sử dụng dây đai an toàn phải tuân thủ “Nội quy an toàn khi sử dụng dây an toàn “.
9. Thiết bị, phương tiện sử dụng làm việc trên cao đều phải chịu chế độ kiểm định chất lượng
nghiêm ngặt theo định kỳ. Phải có kế hoạch bapr dưỡng định kỳ.

1.

2.
3.
4.
5.
6.

NỘI QUY AN TOÀN
TRONG SỬ DỤNG LANG THEO
I.
Mục đích: Đảm bảo an toàn cho NLĐ sử dụng thang leo để làm việc
II.
Phạm vi áp dụng: Tất cả các công việc có sử dụng thang leo.
III.
Nội quy an toàn:
Tiêu chuẩn đối với công nhân làm việc khi sử dụng thang leo:

- Đủ 18 tuổi.
- Chứng nhận sức khoẻ tốt do cơ quan Y tế cấp.
- Đã được đào tạo chuyên môn và huấn luyện ATLĐ.
- Sử dụng đúng, đủ các PTBVCN cấp phát và phù hợp với công việc đang làm.
Không được sử dụng thang leo quá dài ( không dài qua 5m ).
Việc nối dài thang phải đúng quy cách ( thang nối chiều dài mối nối ít nhất là 2 bậc với tổng
chiều dài là 5m và ít nhất là 3 bậc với tổng chiều dài rên 5m ).
Chỉ được một người làm việc trên thang. Cấm vừ leo thang vừa mang thiết bị, dụng cụ.
Có biện pháp cố định thang như: móc, giằng hay buộc chặt đầu thang vào kết cấu tựa, buộc cố
định chân thang hay dùng chân than có chân nhọn chống trượt tì vào sàn, cử người giữ chân
thang.
Khi làm việc trên thang không được với quá xa tầm với quy định.


7. Khi lên và xuông thang nhất thiết phải quay mặt vào thang, khi leo phải nắm hay tay vào thanh
dọc tuyệt đối không nắm vào các bậc lên xuống và không bao giờ đứng làm việc ở các bậc trên
cùng của thang ( trong trường hợp cần thiết phải làm thêm tay vịn )
8. Cấm sử dụng thang kim loại để làm việc trong điều kiện dây dẫn điện có thể chạm vào thang.
NỘI QUY AN TOÀN TRONG LẮP DỰNG,
SỬ DỤNG VÀ THÁO DỠ GIÀN GIÁO
I.
Mục đích: Đảm bảo an toàn cho NLĐ làm việc trên giàn giáo; làm công việc lắp dựng và tháo dỡ
giàn giáo.
II.
Phạm vi áp dụng: Công tác lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo.
III.
Nội quy an toàn:
1. Tiêu chuẩn đối với công nhân làm việc trên giàn giáo:
- Đủ 18 tuổi.
- Chứng nhận sức khoẻ tốt do cơ quan Y tế cấp.

- Đã được đào tạo chuyên môn và huấn luyện ATLĐ.
- Sử dụng đúng, đủ các PTBVCN cấp phát và phù hợp với công việc đang làm.
2. Chỉ được lắp dựng các giàn giáo, giá đỡ đã được xét duyệt chính thức với bản vẽ thiết kế và
thuyết minh kèm theo. Công việc lắp dựng phải đặt dưới sự giám sát của đội trưởng hay cán
bộ kỹ thuật.
3. Mặt bằng nơi lắp đặt giàn giáo phải ổn định và có rãnh thoát nước tốt. Cột đỡ giàn giáo và giá
đỡ phải được đặt thẳng đứng và được giằng neo theo đúng thiết kế. Chân cột đỡ phải được kê
đệm chống lún, chống trượt. Cấm dùng gạch, đá hay ván gẫy để kê đệm.
4. Không cho phép neo vào các bộ phận kết cấu có tính ổn định kém như lan can, ban công, mái
đua,….
5. Chiều rộng sàn công tác của giàn giáo và giá đỡ không được nhỏ hơn 1.0m. Ván sàn phải bảo
đảm độ bền, không mục mọt, nút gãy. Giữa sàn và công trinh phải chừa một khe hở 10cm.
6. Nếu dùng ván rời để đặt dọc giàn giáo thì phải có chiều dài đủ để khi đặt trực tiếp hai đầu ván
lên thanh đà, mỗi đầu phải chừa ra một đoạn ít nhất 20cm và được buộc hay đóng đinh chắc
chắn vào thanh đà. Sàn công tác phải có lan can bảo vệ cao 1.1m gồm tay vịn ở trên cùng, ở
khoảng giữa có một thanh ngang chống lọt.
7. Khi giàn giáo cao hơn 6m phải làm ít nhất hai sàn công tác. Sàn phía trên để làm việc, sàn
phía dưới để bảo vệ. Cấm làm việc đồng thời trên hai sàn trong cùng một khoang mà không
có biện pháp bảo vệ an toàn ( sàn đặt lưới bảo vệ ).
8. Khi giàn giáo cao trên 12m phải dành hẳn một khoang giàn giáo để làm cầu thang lên xuống.
Cầu thang phải có độ dốc không quá 60° và có đặt tay vịn. Nếu giàn giáo không quá 12m thì
có thể thay cầu thang bằng thang tựa hay thang dây với chất lượng tốt.
9. Các lối qua lại phía dưới giàn giáo và giá đỡ phải được che chắn bảo vệ phái trên.
10. Tải trọng đặt trên giàn giáo và giá đỡ phải phù hợp với thiết kế.
11. Cấm để vật nặng đang cẩu chuyển va chạm vào giàn giáo hay giá đỡ hoặc đặt mạnh lên sàn
công tác.
12. Phải kiểm tra giàn giáo, giá đỡ trước khi cho công nhân lên làm việc hàng ngày. Nếu phát
hiện thấy hiện tượng hư hỏng của giàn giáo, giá đỡ phải tạm ngừng công việc và thực hiện
ngay biện pháp sữa chữa thích hợp mới được tiếp tục cho làm việc trở lại.
13. Hết ca làm việc không cho phép lưu lại trên giàn giáo vật liệu, dụng cụ.

14. Tháo dỡ giàn giáo phải làm theo trình tự ngược lại với lắp dựng, phải tháo từng thanh, tháo
gọn từng phần và xếp đặt chúng vào chỗ quy định. Nghiêm cấm tháo dỡ giàn giáo bằng cách
giật hay xô đổ chúng hoặc dùng dao chặt các nút buộc.
15. Dựng, dỡ giàn giáo bằng thép cách đường dây điện không quá 5m pahir báo xin cắt điện liên
tục cho đến khi hoán tất công việc nới đóng điện trở lại.


NỘI QUY AN TOÀN TRONG LẮP DỰNG,
SỬ DỤNG VÀ THÁO DỠ GIÀN GIÁO TREO VÀ NÔI TREO
I. Mục đích: Đảm bảo an toàn cho NLĐ khi sử dụng giàn giáo treo và nôi treo.
II. Phạm vi áo dụng: Các công việc có sử dụng giàn giáo treo và nôi treo.
III.
Nội quy an toàn:
1. Tiêu chuẩn đối với công nhân làm việc trên giàn giáo:
- Đủ 18 tuổi.
- Chứng nhận sức khoẻ tốt do cơ quan Y tế cấp.
- Đã được đào tạo chuyên môn và huấn luyện ATLĐ.
- Sử dụng đúng, đủ các PTBVCN cấp phát và phù hợp với công việc đang làm.
2. Chỉ cho phép sử dụng giàn giáo treo và nôi treo nếu đáp ứng các yêu cầu sau:
- Dây treo làm bằng thép tròn, dây cáp ( đối với giàn giáo treo ) cáp mềm ( đối với nôi
treo và có kích thước phù hợp với thiết kế.
- Đặt giàn giáo treo và nôi treo cách phần nhô ra của công trình tối thiểu là 10cm.
- Công – xon phải cố định chắc vào công trình, không được lựa lên máy đua hoặc bờ mái.
- Giàn giáo phải được neo buộc chắc vào công trình.
3. Trước khi đưa vào sử dụng phải thử tải đúng tiêu chuẩn. Kết quả thử nghiệm phải được xác
nhận bằng biên bản nghiệm thu.
4. Khi ngưng việc phải hạ nôi treo xuống, không được để ở trạng thái treo lơ lửng.
5. Lên xuống giàn giáo treo phải dùng thang dây ( thang dây phải cố định tốt vào công trình và
bảo đảm an toàn ). Kiểm tra thường xuyên tổ chức kiểm tra an toàn của thang.
NỘI QUY AN TOÀN

TRONG CÔNG TÁC LẮP DỤNG KẾT CẤU THÉP
I. Mục đích: Đảm bảo an toàn cho NLĐ làm công việc lắp ghép trên cao.
II. Phạm vi áp dụng : thi công lắp dựng kết cấu thép.
III. Nội quy an toàn:
1. Tiêu chuẩn đối với công nhân làm việc lắp ghép:
- Đủ 18 tuổi.
- Chứng nhận sức khoẻ tốt do cơ quan Y tế cấp.
- Đã được đào tạo chuyên môn và huấn luyện ATLĐ.
- Sử dụng đúng, đủ các PTBVCN cấp phát và phù hợp với công việc đang làm.
2. Sử dụng các loại máy trục và các loại thiết bị khác trong công tác lắp ghép các kết cấu công
trình phải theo quy định của “ Qui phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng _ TCVN 4244-86 “.
3. Trước khi lắp ghép phải có các biện pháp bảo dảm an toàn trong quá trình thi công.
4. Bố trí mặt bằng thi công đảm bảo thuận tiện và an toàn khi cẩu lắp, đảm bảo dễ dàng khi buộc
móc, không bị sụp đổ hoặc xoay trượt khi xếp dỡ.
5. Trong suốt quá trình thi công phải có cán bộ kỹ thuật hoặc đội trưởng ( Ban chỉ huy công trình )
giám sát và hướng dẫn.
6. Khi tiến hành cẩu lắp, phải theo sự chỉ huy tín hiệu thống nhất.
7. Phải ngừng cẩu lắp khi có gió từ cấp 5 trở lên và khi trời tối.
8. Người tiếp nhận vật cẩu ở trên cao phải đeo dây an toàn, dây an toàn được móc vào các bộ
phận, kết cấu ổn định của công trình. Cấm đứng trên các kết cấu không ổn định. Cấm với tay
đón,xoay hoặc kéo khi vật còn treo lơ lửng.
9. Những kết cấu, cấu kiện có khả năng xoay thì khi nâng chuyển phải được chằng buộc chắn chắn
và dùng dây mềm để néo hãm.


10. Chỉ được tháo móc cẩu ra khỏi kết cấu, cấu kiện sau khi đã neo chằng đúng theo thiết kế ( cố
định vĩnh viên hay tạm thời ).
11. Không được ngừng công việc khi chưa lắp đặt kết cấu, cấu kiện vào vị trí ổn định.
12. Cấm xếp hoặc đặt tạm các vật cẩu lên sàn tầng, sàn thao tác hoặc bộ phận kết cấu khác vượt qua
khả năng chịu tải theo thiết kế của các kết cấu đó.

13. Các kết cấu thép có kết cấu lớn, phải được gia cường bằng các thiết bị giằng chống tạm, bảo
đảm ổn định khi cẩu lắp.
14. Trước khi cẩu chuyển kết cấu thép phải kiểm tra kỹ vị trí buộc móc và bảo đảm các dây cáp
căng đều. Không buộc móc vào các thanh giằng, bản nối liên kết.
15. Công việc lắp ráp phải đúng theo trình tự thiết kế đã quy định.
16. Chỉ được tháo móc cẩu ra khỏi kết cấu đã lắp vào vị trí sau khi đã đảm bảo các liên kết theo các
yêu cầu sau:
- Đối với cột, phải có ít nhất 4 bulông neo giữu ở các phía hoặc giũ bằng khung dẫn hoặc dây
chằng.
- Đối với vì kèo sau khi đã lắp xong các xà gồ, các thanh giằng với các giàn đã được lắp đặt và cố
định trước.
- Đối với dầm cầu trục, sau khi đã bắt chặt ít nhất là 50% số bulông hoặc đinh tán theo quy định
của thiết kế.
17. Đối với các kết cấu hàn, dùng bulông đội trưởng tạm thời bắt vào tất cả các lỗ bulong. Nếu
không có lỗ bắt bulong phải dùng đồ gá chuyên dùng xiết chặt.
NỘI QUY AN TOÀN
ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN LỢP MÁI
I.Mục đích: Bảo đảm an toàn cho công nhân lợp mái.
II.
Phạm vi áp dụng: Công nhân làm công việc lợp mái.
III.
Nội quy an toàn:
1. Tiêu chuẩn đối với công nhân làm việc lắp ghép:
- Đủ 18 tuổi.
- Chứng nhận sức khoẻ tốt do cơ quan Y tế cấp.
- Đã được đào tạo chuyên môn và huấn luyện ATLĐ.
- Sử dụng đúng, đủ các PTBVCN cấp phát và phù hợp với công việc đang làm.
2. Phải đặt hàng rào ngăn hoặc biển báo nguy hiểm ở khu vực công nhân làm việc trên mái.
3. Phải dùng thang gấp ( xếp ) đặt qua bờ móc để bảo đảm an toàn khi đi lại. Viền mái có độ dốc trên
25°. Thang phải được cố định chắc chắn vào công trình và có bề rộng không nhỏ hơn 30cm.

4. Khi chuyển các tấm có kích thước lớn lên mái phải chuyển riềng từng tấm một, đặt ngay vào vị trí
quy định và cố định tạm theo yêu cầu của thiết kế.Nếu sử dụng cẩu để chuyển cùng một lúc nhiều tấm
lên mái thì phải tuân thủ “ Nội qui AT công tác cẩu “, qui định vị trí xếp đặt chúng trên mái sao cho
bảo đảm an toàn.Khi có gió lớn phải tạm ngừng công việc lợp mái, đặc biệt là công việc chuyển các
tấm lợp lên mái.
5. Phải trang bị túi đựng dụng cụ đồ nghề cho công nhân làm việc trên mái.
6. Nghiêm cấm đi trực tiếp trên fibro xi măng và bê tông bọt,…trừ khi các tấm fibro xi măng hoặc lớp
bê tông bọt cách nhiệt của mái đã có thang hay ván lót.
7. Lắp mái đua, tường chắn mái, bờ mái, máng nước, ống khói, ống thoát nước, bậu của trời, …. phải
sử dụng giàn giáo hoặc giá đỡ đúng qui định.
8. Cuối ca ( hay giờ giải lao ) khi kết thúc công việc lợp mái phải cố định các tấm lợp, thu dọn hết các
vật liệu dụng cụ trước khi xuống đất. Nếu xuống bằng thang phải kiểm tra độ ổn định của thang ( độ
nghiêng của thang so với mặt nằm ngang bàng 75° ), nếu cần phải có người giữ chân thang và không
cho phép người thợ xuống thang bàng cách qyay lưng về phía thang.
NỘI QUY AN TOÀN
TRONG CÔNG VIỆC SỦ DỤNG SƠN
I. Mục đích: Bảo đảm an toàn cho người công nhân làm công việc sơn nói chung.
II. Phạm vi áp dụng: Công nhân sơn nói chung.
III. Nội quy an toàn:


1. Tiêu chuẩn đối cới công nhân làm công việc sơn nói chung.
- Đủ 18 tuổi.
- Chứng nhận sức khoẻ tốt do cơ quan Y tế cấp.
- Đã được đào tạo chuyên môn và huấn luyện ATLĐ.
- Sử dụng đúng, đủ các PTBVCN cấp phát và phù hợp với công việc đang làm.
2. Chỉ được phép dùng thang tựa hoặc thang xếp để tiến hành công việc ở độ cao thấp hơn 5m so
với mặt nền và phải tuân thủ “ Nội quy an toàn trong sử dụng thang”.
3. Khi làm việc trên cao nếu phải dùng giàn giáo cố định, giàn giáo treo hay giàn giáo di động
thì phải tuân thủ theo các “ Nội quy an toàn về lắp dụng, sử dụng và tháo dỡ giàn giáo”.

4. Khi sơn bằng vòi phun, phải hướng vòi phun vào bộ phận cần sơn, cấm hướng vòi phun vào
người khác và cầm đứng về phía trên hướng gió. Không cho phép sơn các bộ phận đang có điện
áp nếu không có mệnh lệnh đặc biệt của ngườ phụ trách. Vòi phun sơn sử dụng khí nén từ máy
nén ( hay trạm ) phải tuwn theo các quy định an toàn dang cho dụng cụ khí nén cầm tay.
5. Khi kết thúc công việc phải vệ sinh sạch sẽ. Giẽ dính sơn phải cho vào thùng rác bằng sắt có
nắp đậy để chờ đem đi huỷ.
NỘI QUY AN TOÀN
TRONG CÔNG TÁC SỬ DỤNG ĐIỆN.
I. Mục đích: Đảm bảo an toàn cho người công nhân làm công tác công việc có sử dụng điện.
II.
Phạm vi áp dụng: Toàn bộ công nhân làm công việc có liên quan.
III.
Nội quy an toàn:
1.Hệ thống điện tại công trường cần đảm bảo: Lưới điện động lực và lưới điện chiếu sáng làm
việc riêng rẽ, có khả năng cắt điện toàn bộ phụ tải điện trong phạm vi từng hạng mục công
trình hay một khu vự thi công.
2.Trong công tác đấu, nối, tháo gỡ dây dẫn, sữ chữa, hiệu chỉnh thử nghiệm thiết bị điện phải do
công nhân điện có trình độ về KTAT điện thích hợp với từng loại công việc tiến hành.
3.Thiết bị sủ dụng điện phải được kiểm tra cách điện vỏ máy 1 tháng/lần và dán tem mới được
phép đưa vào sử dụng.
4.Đối với thiết bị điện di động, máy điện cầm tay và đèn điện xách tay khi nối vào lưới điện phải
qua ổ phích cắm công nghiệp. Việc đấu nối phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật về an toàn
điện.
5.Tất cả các giàn giáo bằng kim loại, đường ray của các cầu trục chạy điện và các phần kim loại
của các thiết bị xây dựng dùng điện phải được nối đất bảo vệ theo QPVN 13:1987.
6.Dây dẫn điện phải là laoij dây 2 lớp vỏ bọc cách điện, dây điện phải luôn treo cao đúng quy
định.
7.Đèn chiếu sáng chung nối với lưới điện có điện áp từ 110V đến 220V ( chỉ sủ dụng điện áp
pha ), phải đặt ở độ cao cách mặt đất hay sàn ít nhất 2.5m. Khi độ cao treo đèn nhở hơn
2.5m cần dùng đèn có điện áp không lớn hơn 36V.

NỘI QUY AN TOÀN
SỦ DỤNG CÁC DỤNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY (DCĐCT)
I.Mục đích: Đảm bảo an toàn cho công nhân sử dụng các DCĐCT.
II.
Phạm vi áp dụng: Công nhân sử dụng các DCĐCT:
III.
Nội quy an toàn:
1.
Tiêu chuẩn đối với công nhân làm việc khi sử dụng các DCĐCT:
- Đủ 18 tuổi.
- Chứng nhận sức khoẻ tốt do cơ quan Y tế cấp.
- Đã được đào tạo chuyên môn và huấn luyện ATLĐ.
- Sử dụng đúng, đủ các PTBVCN cấp phát và phù hợp với công việc đang làm.
2. Phải cất giữ DCĐCT trong các tủ đồ nghề riêng, phải thường xuyên được kiểm tra đúng theo”
Nội quy an toàn điện “.
3. Trước lúc bắt đầu làm việc phải kiểm tra tình trạng của máy, chỉ cho phép sử dụng khi đã đảm
bảo an toàn.


4. Trong quá trình làm việc nếu thấy DCĐCT hư hỏng phải ngừng ngay công việc và báo ngay
cho người phụ trách biết để có kế hoạch sữa chữa.
5. Cấm giao DCĐCT cho người không có trách nhiệm sử dụng:
6. Khi DCĐCT đang làm việc nghiêm cấm các trường hợp sau:
- Dùng tay cầm vào đầu công tác, đầu cắt của nó.
- Lắp hay tháo đầu công tác trước khi ngừng hoàn toàn chuyển động quay.
- Dùng tay thu gọn phoi ở vùng dưới đầu mũi khoan đang quay.
- Làm việc trên cao với thang di động ( thay vì phải làm trên các giàn giáo vững chắc có
lan can bảo vệ ).
- Đấu điện vào lưới bằng cách xoắn dây.
- Tháo lớp vỏ bảo vệ bao che phần cắt của nó.

- Làm việc ngoài trời, dưới mưa.
- Không được mang các máy biến áp di động và bộ biến đổi tần số vào bên trong các phần
hình trống của lò hơi, các bình bằng kim loại và trong các vị trí đặc biệt nguy hiểm điện.
7. Khi ngừng làm việc, khi bị cúp điện đột xuất hay kết thúc công việc nhất thiết phải ngắt
DCĐCT khỏi lưới để loại bỏ hoàn toàn điện áp. Nên tổ chức làm việc thành từng nhóm có từ
hai người trở lên.
8. Kết thúc công việc ohair cát DCĐCT vào nơi quy định. Thu dọn trật tự ngăn nắp sạch sẽ nơi
làm việc trước khi ra về.
NỘI QUY AN TOÀN
ĐỐI VỚI THỢ ĐIỆN
I.Mục đích: Đảm bảo an toàn cho người thợ điện trong quá trình làm việc.
II.
Phạm vi áp dụng: Tất cả thợ điện làm việc tai Công ty hoặc công trường.
III.
Nội quy an toàn:
1. Tiêu chuẩn đối với thợ điện trong quá trình làm việc:
- Đủ 18 tuổi.
- Chứng nhận sức khoẻ tốt do cơ quan Y tế cấp.
- Đã được đào tạo chuyên môn và huấn luyện ATLĐ.
- Sử dụng đúng, đủ các PTBVCN cấp phát và phù hợp với công việc đang làm.
2. Thợ điện không được làm việc khi đang ở trong tình trạng say rượu, mệt mỏi,…..
3. Thợ điện phải nắm vững các sơ đồ mạng điện động lực, mạng điện chiếu sáng, mạng điện của
các thiết bị công nghệ, các nút khởi động cầu dao, công tắc từ, rơ le, khởi động từ vv… thuộc
khu vực mình quản lý.
4. Chỉ được nối các thiết bị tiêu thụ điện vào lưới bằng các phụ kiện quy định, không cho nối bằng
cách xoắn các đầu dây.
5. Khi tiến hành sữa chữa điện tại các thiết bị điện, đường dây, .. nhất thiết phải cắt điện tại bộ
phận đó, đường dây đó, treo biển “ cấm đóng điện – có người làm việc “. Nếu sửa đường dây
thì phải treo biển báo ở hai đầu dây, thử xem còn điện áp hay không sau khi đã cắt điện; xem lại
chất lượng tiếp đất hoặc đặt tiếp đất tạm thời vào dây ngắn mạch nếu chưa co tiếp đất. Nếu vì lý

do nào đó mà không thể cắt điện thì phải rào che các phần mang điện mà công nhân có thể va
chạm vào; đưng trên ghế cách điện và sử dụng găng tay cách điện, ủng cách điện, kìm cách điện
để tiến hành công việc.
6. Sau khi kết thúc công việc sữa chữa điện phải tháo dây nối đất tạm thời và dây ngắn mạch,
kiểm tra đủ số người tham gia sữa chữa mới được điện trở lại. Nghiêm cấm đóng điện trước quy
định. Phải tìm mọi cách loại trừ khả năng đóng điện trở lại những người khác khi chưa kết thúc
công việc sữa chữa điện.
7. Tại những nơi có nguy hiểm điện phải đặt các biển báo đề phòng được quy định bởi nghành
điện để lưu ý mọi người cảnh giác. Biển báo phải rõ ràng và được chiếu sáng đầy đủ.
8. Phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng tránh va chạm vào các phầm mang điện:
- Bảo đảm chất lượng bọc cách điện hay tăng cường cách điện hai lớp.
- Che chắn phần mang điện hở.


9.

Giữ khoảng cách an toàn qui định .
Cắt điện tự động với độ nhạy và độ tin cậy cao.
Tiếp đất vỏ máy, tiếp đất dây trung tính lặp lại ( kể cả thiết bị cố định và di động ).
Đặt các bảng phân phối điện, thiết bị khởi động, cầu dao ở nơi khô ráo,thuận tiện cho thao tác
sử lý sự cố khi cần thiết, vỏ kim loại bao che chúng phải được nối đất bảo vệ và khoá lại chắc
chắn. Nếu tại khu vực quản lý có nhiều cầu dao thì phải đáng số thứ tự để tránh nhầm lẫn.
- Cầu dao với điện áp định mức 380V trở lên phải có hộp bảo vệ.
- Cầu dao với điện áp định mức 500V trở lên phải có hệ thống truyền động cơ khí đóng cắt gián
tiếp.
10. Khi tháo các thiết bị điện khỏi đường dây dẫn phải lập tức băng kín lại không được để các đầu
dây, đầu cáp hở.
11. Làm việc với điện áp cao và tại các nơi có mức nguy hiểm điện cao phải luôn luôn có hai người
cùng làm và phải có người giám sát là người có bậc thợ cao hơn. Người thực hiện công việc chỉ
được phép thực hiện đúng những nội dung ghi trong phiếu thao tác.

12. Dụng cụ điện cầm tay phải được kiểm tra ít nhất 1 tháng một lần về hiện tượng chạm mát trên
vỏ máy, về tình trạng của dây tiếp đất bảo vệ.
13. Thợ điện phải nắm vững kiến thức sơ cấp cứu nguwoif bị điện giật.
NỘI QUY AN TOÀN
ĐỐI VỚI THỢ HÀN, CẮT ÔXY GAS
I.Mục đích: Đảm bảo an toàn cho người thợ hàn, cắt ôxy gas.
II.
Phạm vi áp dụng: Công nhân hàn, cắt.
III.
Nội dung an toàn:
1. Tiêu chuẩn đối với công nhân làm việc hàn, cắt Ôxy gas
- Đủ 18 tuổi.
- Chứng nhận sức khoẻ tốt do cơ quan Y tế cấp.
- Đã được đào tạo chuyên môn và huấn luyện ATLĐ.
- Sử dụng đúng, đủ các PTBVCN cấp phát và phù hợp với công việc đang làm.
2. Sắp xếp nơi làm việc gọn gàng, kiểm tra tình trạng nước, cát, bình cứu hoả.
3. Không lắp dẫn ống cao su dẫn khí gas vào chai ôxy hoặc ngược lại ( ống màu đỏ dẫn gas, ống
màu đen dẫn Ôxy) hoặc áp kế của chai Gas vào chai Ôxy hoặc ngược lại.
4. Chai Ôxy và chai Gas phải đặt ở tư thế đứng, dùng xích hoặc vòng kẹp để giữ chai không đổ.Ở
những nơi để chai phải treo biển “ Tránh dầu mỡ “. Các chai này phải đặt xa đường dây điện, xa
các thiết bị khác ít nhất 1m và cách xa các nguồn điện như lò rèn, lò sấy ít nhất là 5m.
5. Không dùng búa hoặc các dụng cụ phát ra tia lửa để gõ vào nắp chai chứa khí. Trường hợp
không mở được nắp thì phải gởi trả chai về nhà máy nạp khí. Không tự ý tìm cách mở.
6. Không sử dụng bộ giảm áp đã chờn ren hoặc trong tình trạng không hoàn hảo. nghiêm cấm tiến
hành hàn khi chai Ôxy không có bộ giảm áp. Việc lắp bộ giảm áp vào chai phải do người thợ
chính tiến hành làm. Chìa khoá vặn tháo phải luôn luôn ở trong túi người đó.
7. Khi mở van chai Gas phải dùng loại chìa khoá vặn chuyên dùng. trong thời gian làm việc chìa
khoá này phải thường xuyên treo ở cổ chai.
8. Khi châm lửa mỏ hàn phải dùng diêm quẹt lửa chuyên dùng, cấm châm bằng cách dí mỏ hàn
vào một chi tiết kim loại nào đó đang nóng đỏ.

9. Khi tiến hành hàn, cắt không được quàng ống cao su dẫn khí nào cổ, vào vai, kẹp vào chân,
cuộn tròn hoặc bẻ gập ống, xoắn ống.Không để ống dính dầu mỡ, và chạm đường dây điện hay
ở gần các nguồn nhiệt.
10. Chiều dài của ống dẫn khí không dược dài quá 20m. Trong điều kiện làm công việc hàn sữa
chữa, lắp ráp cho phép dùng ống dài đến 40m, nhưng khi cần nối ống thì ở chỗ nối đó phải dùng
ống đệm lồng lót vào trong và hai đầu phải dùng kẹp cơ khí kẹp chặt. Chiều dài của đoạn nối
phải từ 3m trở lên và chỉ được nối hai mối mà thôi. Cấm sử dụng bất kỳ kiểu nối nào khác. Cấm
gắn vào ống mềm các chạc hai, chạc ba, để phân nhánh cấp khí đồng thời cho một số mỏ hàn,
mỏ cắt khi hàn thủ công ( hàn bằng tay ).


-

11. Khi mỏ hàn, mỏ cắt đang cháy, không được mang chúng ra khỏi khu vực làm việc dành riêng
cho thợ hàn cắt khi tiến hành hàn, cắt trên cao, cấm mang mỏ hàn đang cháy leo lên thang.
12. Khi thấy mỏ hàn nóng quá thì phải tắt lửa mỏ hàn, nhúng đầu mỏ hàn vào chậu nước sạch chờ
nguội hẳn mới được làm việc lại.
13. Cấm :
- Tiến hành hàn khi vừa đốt mỏ hàn lên mà thấy ở đầu mỏ hàn có hoa đỏ hoặc khi ngọn
lửa ở mỏ hàn tạt lại ( nốt lửa )
- Dùng các sợi dây thép thay cho dây đồng đúng cỡ để thông miệng phun đầu mỏ hàn bị
tắt.
- Tiến hành sữa chữa mỏ hàn, mỏ cắt, van chai chứa khí cũng như những thiết bị khác ở
khu vực đang hàn.
14. Khi phát hiện thấy có khí xì ra ở van chai hoặc ở ống cao su thì phải báo cho người quản lý biết
để đình chỉ các công việc có ngọn lửa trần ở các khu vực lân cận, đồng thời mang chai bị xì đó
ra ngoài khu vực qui định.
15. Khi mở van chai, điều chỉnh áp suất khí; cấm hút thuốc, quẹt diêm.
16. Khi thây bộ giảm áp ở chai Ôxy có hiện tượng bị tắt thì phải dùng nước sạch đun nóng để hơ.
Không dùng lửa để sấy nóng.

17. Khi tiến hành hàn, cắt trong các thể tích kín, phải đốt mỏ hàn, mỏ cắt từ phía ngoài mang vào,
không được ngồi trong đó rồi mới châm lửa.
18. Khi tiến hành hàn, cắt trong các gian nhà có sàn bằng gỗ hoặc vật liệu dễ cháy thì phải dùng các
tấm tôn. amiăng che phủ cẩn thận.
19. Khi tiến hành hàn, cắt trên cao ở chỗ vênh vênh ( trên 1.5m ) phải sử dụng dây đai an toàn.
20. Khi tiến hành hàn, cắt bên trong các thể tích kín phải đeo mặt nạ phòng độc và thực hiện thông
gió trao đổi không khí.Nếu nhiệt độ ở nơi làm việc từ 40-50°C thì phải làm việc luân phiên mỗi
người không quá 20 phút trong đó, sau mỗi phiên phải ra ngoài nghỉ ít nhất 20 phút mới làm
việc lại.
21. Dưới 10cm cho phép dịch chuyển chai bằng cách vần nó ở tư thế đứng bằng tay, không được
mang găng tay, Khi vận chuyển trong khu vực thi công với cự ly trên 10m phải dùng xe chuyên
dụng và chai phải được xích lại. Cấm khiêng vác chai Ôxy trên vai.
22. Khi tắt mỏ hàn phải đóng van Gas trước rồi ới đóng van Ôxy sau.
NỘI QUY AN TOÀN
ĐỐI VỚI THỢ HÀN ĐIỆN
I. Mục đích: Đảm bảo an toàn cho thợ hàn điện.
II. Phạm vi áp dụng: Thợ hàn điện.
III.
Nội qui an toàn:
1.
Tiêu chuẩn đối với công nhân làm việc hàn điện.
Đủ 18 tuổi.
Chứng nhận sức khoẻ tốt do cơ quan Y tế cấp.
Đã được đào tạo chuyên môn và huấn luyện ATLĐ.
Sử dụng đúng, đủ các PTBVCN cấp phát và phù hợp với công việc đang làm.
2.
Trong thời gian hàn điện, các phần bằng kim loại của thiết bị hàn điện ( vỏ áy biến
thế hàn, máy phát điện hàn, …) trong điều kiện bình thường không được có điện áp. Vỏ máy hàn
giá hàn, giá hàn, các chi tiết và kết cấu hàn phải được nối đất trước khi thiết bị được nối vào
nguồn.

3.
Máy phát điện và biến thế hàn, được đặt ở ngoài trời phải được che chắn bảo vệ
dưới mái che. Cấm tiến hành công việc hàn điện lức trời mưa.
4.
Chiều dài dây từ nguồn điện đến thiết bị hàn di động không được vượt quá 10m,
Lớp vỏ bọc cách điện của dây phải được bảo vệ khỏi các hư hỏng cơ học khi rải trên mặt đất.
Cấm dùng dây có lớp vỏ bọc hay cách điện bị hư.
5.
Khi di chuyển thiết bị hàn nhất thiết phải cắt chúng khỏi nguồn điện.
6.
Dây dẫn điện đi và về trong máy biến thế hàn di động đều phải được bọc cách
điện.


7.

Nghiêm cấm dùng các mạch nối đất, các bộ phận của thiết bị điện, các đường ống
kỹ thuật vệ sinh ( ống dẫn nước, cấp nhiệt, dẫn các chất khí và chất lỏng nóng ) cũng như các kết
cấu kim loại của nhà và của thiết bị công nghệ làm dây dẫn về. Cho phép dùng vỏ xà lan, bể chứa
các kết cấu kim loại, các ống dẫn để làm dây dẫn về nếu chúng là đối tượng hàn.
8.
Kìm điện phải có tay cầm làm bằng vật liệu cách điện, cách nhiệt; cho phép thay
thế điện cực nhanh mà không phải tiếp xúc với các phần mang điện.
9.
nghiêm cấm dùng kìm điện mà lớp vỏ bọc cách điện của tay cầm bị hư. Cạnh chỗ
hàn phải có gía đặt kìm hàn. Cấm đặt kìm hàn xuống đất hoặc gác lên vật hàn.
10.
Nghiêm cấm thực hiện công việc đồng thời bởi người thợ hàn điện và thợ hàn hơi
( hay cắt ) trong các thùng kín.
11.

Không cho phép hàn điện nếu chưa triển khai biện pháp phòng chống cháy.
12.
Nếu làm việc trên cao mà không có giàn giáo người thợ hàn nhất thiết phải dùng
dây đai an toàn bền nhiệt, có túi đựng dụng cụ, điện cực và các vật cháy dở.
13.
Khi tiến hành hàn điện trên một số tầng nhà ( theo chiều thẳng đứng ) phải có biện
pháp bảo vệ những người làm việc ở tầng dưới khỏi bị các giọt kim loại, các mẫu que hàn cháy
dở văng hoặc rơi trúng vào người hay các vật dễ cháy ở phía dưới.
14.
Nghiêm cấm hàn các bình và thiết bị đã từng chứa các sản phẩm dầu khí nguy
hiểm nổ nếu chưa qua làm sạch ( xịt rửa ) cẩn thận bằng nước nóng, bằng dung dịch suode hay
chưng hấp với sự thông gió tiếp theo.
15.
Nghiêm cấm sử dụng và bảo quản các chất dễ bắt lửa ( xăng, axeton, spirit
trăng….) ở gần vị trí hàn.
16.
Nghiêm cấm tiến hành hàn ở khoảng cách dưới 5m so với vị trí để các chất dễ
cháy nổ.
17.
Khi sử dụng đồng thời các nguồn điện hàn một trạm cần phải đặt chúng cách nhau
không dưới 0.35m. Đường đi giữa các nguồn điện một trạm phải có chiều rộng 0.8m. Khi đặt các
nguồn cấp một trạm ở gần tường thì khoảng cách giữa nguồn và tường không được nhỏ hơn
0.5m.
18.
Khi giải lao người thợ hàn phải ngắt bộ đổi điện hàn hay biến thế khỏi mạng lưới
điện.
19.
Nghiêm cấm để quên kìm hàn khi vẫn còn điện áp.
20.
Khi keetas thúc công việc, sau khi ngắt điện khỏi thiết bị hàn phải sắp xếp ngăn

nắp chỗ làm việc, thu dọn dây, các dụng cụ bảo vệ và xếp đặt cẩn thận chúng vào vị trí riêng.
NỘI QUY AN TOÀN
ĐỐI VỚI THỢ HỒ
I.Mục đích: Đảm bảo an toàn cho thợ hồ.
II.
Phạm vi áp dụng: Thợ hồ.
III.
Nội quy an toàn:
1. Tiêu chuẩn đối với thợ hồ khi làm việc:
- Đủ 18 tuổi.
- Chứng nhận sức khoẻ tốt do cơ quan Y tế cấp.
- Đã được đào tạo chuyên môn và huấn luyện ATLĐ.
- Sử dụng đúng, đủ các PTBVCN cấp phát và phù hợp với công việc đang làm.
2. Phải tuân thủ nghiêm ngặt sự phân công và chỉ dẫn về KTAT thi công bởi người phụ
trách.
3. Trước và trong quá trình xây móng phải kiểm tra tình trạng của thành hố móng, đặc biệt
trong mùa mưa phải chú ý đến hiện tượng sụt lở của các mái dốc, hoặc sự hư hỏng của
các vách chống.
4. Công nhân lên xuống hố móng phải dùng thang tựa hoặc làm bậc lên xuống. Khi trời
mưa phải có biện pháp đề phòng trượt ngã.
5. Đưa vật liệu xuống hố móng phải dùng các dụng cụ cải tiến hoặc cơ giới. Không được
đứng trên thành hố móng để đổ vật liệu xuống hố.


6. Khi làm các công việc trong phạm vi móng các công trình cũ phải theo đúng thiết kế thi
công, đồng thời phải có cán bộ kỹ thuật hoặc đội trưởng giám sát.
7. Cấm làm việc hoặc vận chuyển vật liệu trên miệng hố móng trong khu vực đang có
người làm việc ở dưới hố nếu không có biện pháp bảo vệ an toàn.
8. Nếu hố móng bị ngập nước phải dùng bơm hút hêt nước lên trước khi tiếp tục làm việc.
Cấm mọi người ở dưới hố móng lúc nghỉ giải lao hoặc khi đã ngừng xây.

9. Khi xấy hố móng sâu quá 2m, hoặc xây móng bên chân đồi núi lúc mưa to phải ngừng
việc ngay.
10. Trước khi xây tường phải xem xét tình trạng của móng hoặc phần tường đã xây, đồng
thời kiểm tra lại việc sắp xếp bố trí vật liệu và vị trí công nhân đứng làm việc trên sàn
công tác theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật hoặc đội trưởng.
11. Chuyển vật liệu ( gạch, vữa,…) lên sàn công tác ở độ cao từ 2m trở lên phải dùng các
thiết bị cẩu chuyển. Bàn nâng gạch phải có thành chắn bảo đảm không bị rơi, đổ khi
nâng.Cấm chuyển gạch bằng cách tung gạch lên cao quá 2m.
12. Khi xây tới độ cao cách mặt sàn 1.5m phải bắt đà giáo hoặc giá đỡ. Khi xây tường 330m
trở lên ( ba hàng gạch ) phải bắt đà giáo cả hai bên.
13. Khi sàn làm công tác bên trong nhà để xây thì bên ngoài nhà phải đặt rào ngăn hoặc biển
cấm cách chân tường 1,5 m khi xây ở dộ cao không lớn hơn 7m hoặc cách chân tường
2m khi xây ở độ cao lớn hơn 7m. Những lỗ tường từ tầng hai trở lên nếu hai người có
thể lọt qua phải che chắn lại.
14. Cấm:
- Đứng trên mặt tường để xây.
- Đi lại trên mặt tường.
- Đứng trên mái để xây.
- Dựa thang vào tường mới xây để lên xuống.
15. Cấm xây tường quá hai tầng khi các tầng giữa chưa gác dầm sàn hoặc sàn tạm.
16. Khi xây tường bằng đá nếu ngừng xây phải siết mạch cẩn thận các viên đá ở hai đâu và
trên mặt.
17. Khi xây nếu có mưa to, giông hoặc gió cấp 6 trở lên phải che đậy, chống đỡ khối xây
cẩn thận, công nhân phải đến nơi ẩn nấp an toàn.
18. Không để bất cứ một vật gì trên mặt tường đang xây.
19. Khi vừa xây vừ cố định các tấm ốp, chỉ được ngừng xây khi đã xây qua độ cao mép trên
của các tấm ốp đó.
20. Xây các mái hất nhô ra khỏi tường quá 20cm phải có giá đỡ console. Chiều rộng của
giá đỡ console phải lớn hơn chiều rộng của mái hất. Chỉ được tháo giá đỡ console khi
kết cấu mái hất đã đạt cường độ thiết kế.

21. Xây vòm cuốn hoặc vỏ mỏng phải có thiết kế thi công riêng.
22. Tháo ván coffa vòm phải tuân theo sự hướng dẫn trực tiếp của cán bộ kỹ thuật chỉ huy
thi công.
23. Trát bên trong và bên ngoài nhà cũng như các bộ phận chi tiết kết cấu khác của công
trình phải dùng giàn giáo hoặc giá đỡ theo “ Qui định về an toàn sử dụng lắp dựng và
tháo dỡ giàn giáo, giá đỡ”.
24. Khi đưa vữa lên mặt sàn công tác cao không quá 5m, phải dùng các thiết bị cơ giới nhỏ
hoặc công cụ cải tiến.
25. Trát các cuộn vòm, gờ cửa sổ ở trên cao phải dùng các kiểu, loại giàn giáo hoặc giá đỡ
theo” Qui định về an toàn sử dụng, lắp dựng và tháo dỡ gainf giáo, giá đỡ “.
26. Thùng, xô đựng vữa cũng như các dụng cụ đồ nghề khác pahir để ở vị trí chắc để tránh
rơi, trượt đổ.
27. Công nhân điều khiển máy phun vữa phải có ủng găng tay, kính bảo vệ mắt.
28. Điện dùng cho công tác trát trong bể và hầm kín phải có điện áp không lớn hơn 36V.
NỘI QUY AN TOÀN


ĐỐI VỚI THỢ CỐT THÉP
I.Mục đích: Đảm bảo an toàn cho thợ làm cốt thép.
II. Phạm vi áp dụng: Thợ cốt thép.
III.
Nội quy an toàn:
1. Tiêu chuẩn đối với thợ làm cốt thép:
- Đủ 18 tuổi.
- Chứng nhận sức khoẻ tốt do cơ quan Y tế cấp.
- Đã được đào tạo chuyên môn và huấn luyện ATLĐ.
- Sử dụng đúng, đủ các PTBVCN cấp phát và phù hợp với công việc đang làm.
2. Công đoạn gia công cốt thép ( vuốt thẳng, cắt, uốn…) phải có lán che, làm trong khu
vực riêng, chung quanh có rào ngăng và biển cấm, Người không có nhiệm vụ không
được ta vào khu vực này.

3. Cắt, uốn, kéo cốt thép phải dùng máy hoặc thiết bị chuyên dùng, Khi sử dụng các loại
máy gia công cốt thép phải tuân theo các quy định sử dụng an toàn các máy đó. Công
nhân làm việc ở các công đoạn cưa hoặc cắt sắt phải được trang bị kính bảo vệ mắt.
4. Bàn gia công cốt thép phải cố định vào nền chắc chắn nhất là khi gia công các loại thép
có đường kính lớn hơn 20mm. Đối với bàn gia công cốt thép có bố trí công nhân làm
việc oả cả hai phía, phải có lưới thép bảo vệ ở giữa.
5. Khi nắn thẳng thép tròn ở dạng cuộn bằng máy phải:
- Ngừng động cơ khi đưa đầu nối thép vapf trục cuộn.
- Che chắn bảo hiểm ở trục cuộn trước khi mở máy.
- Rào ngăn phạm vi sợi thép chạy từ trục cuộn đến tambour của máy.
- Trục quấn các cuộn thép phải đặt cách tambour của máy từ 1,5-2m và cách mặt nền
không lớn hơn 50cm, chung quanh phải có rào chắn.
- Giữa trục quấn và tambour máy phải có bộ phận hạn chế sự dịch chuyển của dây thép
đang tháo.
- Chỉ được mắc đầu sợi thép vào máy khi máy đã ngừng hoạt động.
6. Cấm dùng máy chuyển động để cắt các đoạn thép ngắn hơn 80cm nếu không có các thiết
bị bảo đảm an toàn.
7. Chỉ được dịch chuyển vi trí cốt thép uốn trên bàn máy khi trục quay đã ngừng hoạt
động.
8. Hàn cốt thép thanh vào khung và lưới, hàn thép chờ hoặc hàn khuyếch đại các bộ phận
cốt thép, phải theo các qui định an toàn về hàn điện và hàn hơi.
9. Buộc cốt thép phải dùng các dụng cụ chuyên dụng, cấm buộc bằng tay.
10. Các khung cốt thép đã gia công xong, phải xếp gọn gàng vào nơi quy định.
11. Không được chất cốt thép trên sàn công tác hoặc trên ván khuôn vượt quá tải trọng cho
phép trong thiết kế.
12. Khi dựng đặt cốt thép cách đường dây dẫn điện trần đang vận hành một khoảng nhỏ hơn
chiều dài cốt thép đó phải cắt điện. Trường hợp không thể cắt điện được thì phải có biện
pháp ngăn ngừa cốt thép chạm vào dây điện.
13. Dựng đặt cốt thép cho dầm, tường hoặc vách ngăn độc lập phải làm sàn công tác rộng ít
nhất là 1m.

14. Trước khi chuyển những tấm lưới khung cốt thép đến vị trí lắp đặt phải kiểm tra các mối
hàn và các nút buộc.
15. Khi dựng đặt cốt thép trên cao phải làm sàn công tác. Cấm đứng trên cốt thép.
16. Hàn cốt thép vào ban đêm hoặc tối trời phải có đèn chiếu sáng.
17. Khi cắt bỏ các phần thừa trên cao phải đeo dây an toàn, bên dưới phải có rào ngăn và
biển cấm người qua lại.
18. Lối qua lại trên các khung cốt thép phải lót ván có chiều rộng ít nhất là 0.4. cấm qua lại
trựcj tiếp trên các khung cốt thép.
NỘI QUY AN TOÀN


1.

2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.


ĐỐI VỚI THỢ CỐT PHA
I.Mục đích: Đảm bảo an toàn cho thợ thi công ván cốt pha.
II. Phạm vi áp dụng: Thợ ván cốt pha.
III.
Nội quy an toàn:
Tiêu chuẩn đối với thợ làm cốt thép:
- Đủ 18 tuổi.
- Chứng nhận sức khoẻ tốt do cơ quan Y tế cấp.
- Đã được đào tạo chuyên môn và huấn luyện ATLĐ.
- Sử dụng đúng, đủ các PTBVCN cấp phát và phù hợp với công việc đang làm.
Ván cốt pha dùng cho thi công bê tông và bê tông cốt thép cũng như đà, giáo đỡ sàn công tác
phải dựng lắp đúng các yêu cầu trong thiết kế thi công đã được xét duyệt.
Ván cốt pha ghép sẵn thành khối hoặc tấm lớn phải đảm bảo vững chắc khi cẩu lắp.
Khi dựng ván cốt pha chồng lên nhau nhiều tầng phải cố định chắc chắn tầng dưới mới được
tiếp tục đặt tầng trên.
Khi chuyển các bộ phận ván cốt pha đến các vị trí lắp bằng máy cẩu, phải tránh va chạm vào
các bộ phận kết cấu đã lắp trước.
Dựng lắp ván cốt pha cho cột, dàn, giằng ở độ cao không lớn hơn 6m được dùng giá đỡ để đứng
thao tác. Khi dựng ván đặt cốt pha ở độ cao lớn hơn 6m phải dùng sàn thao tác.
Dựng, đặt ván cốt pha ở độ cao trên 8m phải giao cho công nhân có kinh nghiệm làm.
Dựng, đặt ván cốt pha cho các kết cấu vòm và vỏ phải có sàn công tác và lan can bảo vệ xung
quanh. Khoảng cách từ ván cốt pha đến sàn công tác không được nhỏ hơn 1.5m. Ở vị trí
ván cốt pha nghiêng phải làm sàn công tác thành từng bậc có chiều rộng ít nhất là 40cm.
Khi dựng lắp ván cốt pha đồng thới với việc đặt cốt thép chịu lực thì ngay sau khi đã làm xong
các liên kết phải bít kín các lỗ ở ván cốt pha.
Chỉ được đặt ván cốt pha treo vào khung của công trình dau khi các bộ phận của khung đã liên
kết xong. Ván cốt pha treo phải liên kết sao cho không bị chuyển vị hoặc đu đưa.
Dựng đặt ván cốt pha vào vị trí hoặc buộc, hàn cốt thép vào ban đêm hoặc tối trời phải có đèn
chiếu sáng.

Chỉ được tháo dỡ ván cốt pha khi đã được cán bộ kỹ thuật phụ trách công trình đó cho phép.
Trước khi tháo dỡ ván cốt pha phải thu gọn tất cả các vật liệu thừa và các thiết bị đặt trên các
bộ phận công trình sắp tháo dỡ ván cốt pha.
Khi tháo dỡ ván cốt pha phải thường xuyên quan sát các bộ phận kết cấu, nếu thấy có hiện
tượng biến dạng phải ngừng việc ngay và báo cho cán bộ kỹ thuật phụ trách công trình đó
biết để có biện pháp xử lý kịp thời.
Khi tháo dỡ ván cốt pha phải theo trình tự hợp lý, phải luôn luôn đề phòng ván bị rơi hoặc kết
cấu bị sụp đổ bất ngờ; khu vực tháo dỡ ván cốt pha phải có rào ngăn biển cấm và do cán bộ
kỹ thuật phụ trách công trình hướng dẫn.
Sau khi tháo dỡ ván cốt pha nếu phải che chắn các lỗ hỏng chừa sẵn ở các bộ kết công trình thì
phải làm ngay.
Tháo vỡ ván cốt pha trượt, ván cốt pha vòm phải theo sự chỉ dẫn trực tiếp của cán bộ kỹ thuật.
Cấm đặt các bộ phận ván cốt pha đã tháo dỡ lên sàn công tác hoặc ném từ trên cao xuống. Ván
cốt pha đã tháo dỡ phải được nhổ hết đinh và xếp gọn vào nơi qui định.

NỘI QUY AN TOÀN
ĐỐI VỚI THỢ ĐỔ BÊ TÔNG.
I.Mục đích: đảm bảo an toàn cho thợ đổ bê tồng.
II. Phạm vi áp dụng: Thợ đổ bê tông.
III.
Nội quy an toàn:
1. Tiêu chuẩn đối với thợ đổ bê tông:
- Đủ 18 tuổi.
- Chứng nhận sức khoẻ tốt do cơ quan Y tế cấp.
- Đã được đào tạo chuyên môn và huấn luyện ATLĐ.


- Sử dụng đúng, đủ các PTBVCN cấp phát và phù hợp với công việc đang làm.
2. Dụng cụ đồ nghề phải hoàn hảo về chất lượng kỹ thuật và được dùng đúng chức năng. Hằng ngày
trước khi bắt tay vào làm việc phải kiểm tra các dụng cụ đồ nghề, nếu có hư hỏng phải thu hồi

ngay để sửa chữa hoặc thay thế.
3. Trước khi đổ bê tông, cán bộ kỹ thuật hoặc đội trưởng phải kiểm tra lại tình trạng cốt pha, cột
chống, lan can bảo vệ, cầu thang và sàn công tác, nếu có hư hỏng phải sữa chữa ngay. Khu vực
đang sữa chữa có thể xảy ra nguy hiểm phải có rào ngăn và biển cấm. Kiểm tra xong phải có biên
bản xác nhận.
4. Đổ bê tông ở những bộ phận, kết cấu có độ nghiêng từ 30° trở lên phải có dây chằng néo buộc
chắc chắn các thiết bị, công nhân phải có dây an toàn.
5. Đổ bê tông hố sâu, đường hầm hoặc các vị trí chật hẹp phải bảo đảm thông gió và chiếu sáng đầy
đủ. Đèn chiếu sáng phải tuân thủ đúng “ Nội qui an toàn điện “.
6. Đổ bê tông ban đêm phải có đèn chiếu sáng. Công nhân đổ bê tông dưới nước phải được trang bị
các dụng cụ cấp cứu. Đèn chiếu sáng phải tuân thủ đúng “ Nội quy an toàn điện “.
7. Đổ bê tông ở độ sâu lớn hơn 1.5m phải dùng máng dẫn hoặc ống vòi voi cố định chắc chắn vào
các bộ phận ván coffa hoặc sàn thao tác.
8. Dùng vòi rung để đổ vữa bê tông phải:
- Cố định chắc chắn đầu phễu của ống vòi voi, đồng thời kiểm tra tình trạng mối liên kết của các
đoạn vòi voi.
- Cố định chắc chắn dây với vòi.
- Cấm đứng dưới vòi voi khi đang đổ bê tông.
- Cấm sử dụng đầm bê tông bằng đần điện.
9. Lối qua lại phía dưới khu vực đổ bê tông phải có rào ngăn và biển cấm. Trường hợp bắt buộc phải
có người qua lại thì phải làm các tấm che ở phía trên lối qua lại đó.
10. Khi bảo dưỡng bê tông phải dùng giàn giáo hoặc giá đỡ.Không được lên các cột chống hoặc cạnh
ván cốt pha. Không dược dùng thang tựa vào các bộ phận kết cấu bê tông đang bảo dưỡng.
11. Bảo dưỡng bê tông vè ban đêm hoặc những bộ phận kết cấu biji che khuất phải có đèn chiếu sáng
đầy đủ.
12. Cấm phụ nữ đang có thai làm công việc này ở trên cao và dưới hầm sâu.
NỘI QUY AN TOÀN
ĐỐI VỚI THỢ SỬ DỤNG MÁY CƯA ĐĨA.
I.Mục đích: Đảm bảo an toàn cho công nhân sử dụng máy cưa đĩa.
II. Phạm vi áp dụng: Công nhân sử dụng máy cưa đĩa.

III.
Nội quy an toàn:
1. Tiêu chuẩn đối với công nhân làm việc khi sử dụng máy cưa đĩa:
Đủ 18 tuổi.
Chứng nhận sức khoẻ tốt do cơ quan Y tế cấp.
Đã được đào tạo chuyên môn và huấn luyện ATLĐ.
Sử dụng đúng, đủ các PTBVCN cấp phát và phù hợp với công việc đang làm.
2. Tại khu vực làm việc phải trang bị dụng cụ chữa cháy và mọi người biết sử dụng thành thạo
chúng.
3. Trước khi sử dụng máy phải kiểm tra:
Độ vuông góc của mặt phẳng quay của lưỡi cưa với trục cưa.
Đường tâm trục lưỡi cưa và trục cưa phải trùng nhau.
Lưỡi cưa phải được ép chặt trong đĩa ốp, độ đảo bề mặt tiếp xúc của đĩa không
được vượt quá quy định, mặt đá ốp phải vuông góc với trục cưa.
Lưỡi cưa phải nhô khỏi chi tiết xẻ từ 20-30mm.
4. Đối với máy cưa đĩa một lưỡi phải lắp đặt dao tách mạch ở phía sau đĩa cưa ( tức phái gỗ đã
cưa xong ) cách đỉnh răng của đĩa 10 -15mm. Bề dày của dao tách mạch phải lớn hơn bề dày
đĩa cưa từ 0.5 – 1.5mm tuỳ theo đường kính đĩa cưa. Bề rộng phần mài vát của dao tách mạch


×