Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

skkn THIẾT kế và sử DỤNG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH hóa học TRONG VIỆC HÌNH THÀNH và PHÁT TRIỂN tư DUY CỦA HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.57 MB, 48 trang )

Đề tài: Thiết kế và Sử dung thí nghiệm thực hành hóa học trong việc hình thành phát triển tư duy của học sinh

MỤC LỤC
Lời nói đầu:...................................................................................................Trang 1
PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG TRONG THỰC HÀNH HÓA HỌC.....3
Bài 1: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC VÀ CÁCH TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM..3
Bài 2: DỤNG CỤ PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ THAO TÁC SỬ DỤNG............9
PHẦN II: PHẦN THỰC HÀNH.........................................................................20
I- HỌC SINH XEM THÍ NGHIỆM BẰNG VIDEO.........................................20
II- HỌC SINH LÀM THÍ NGHIỆM...................................................................21
Bài thực hành số 1...................................................................................21
Bài thực hành số 2...................................................................................24
Bài thực hành số 3...................................................................................26
PHẦN III: CÁC BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ..................................................................30
KẾT LUẬN............................................................................................................34

GV: Nguyễn Hoàng Duy Phương - Trường THPT Thống Nhất BTrang 1


Đề tài: Thiết kế và Sử dung thí nghiệm thực hành hóa học trong việc hình thành phát triển tư duy của học sinh

MỞ ĐẦU
Trong tình hình hiện nay của đất nước, nói đến việc phát huy nguồn lực con
người thì trước hết, nền tảng phải là sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo vững chắc. Tất
cả chúng ta đang cùng hướng tới xây dựng một nền giáo dục toàn diện, đổi mới,
hiệu quả, không tiêu cực, không bệnh thành tích. Vậy thì, vấn đề cần được chú ý
đầu tư là việc dạy và học trong trường học. Việc đổi mới phương pháp dạy, đổi
mới phương pháp học, đặc biệt là ở trường phổ thông thực ra đã được nói đến và
đã thực hiện. Tuy nhiên với tình hình phát triển khoa học – kỹ thuật như vũ bão
của thế giới thì sự nghiệp Giáo dục vẫn luôn là vấn đề cấp bách, là quốc sách hàng
đầu, cần được chú trọng thực hiện mỗi ngày mỗi giờ. Khi chương trình sách giáo


khoa mới được đưa vào giảng dạy, nhiều giáo viên và học sinh vẫn còn bỡ ngỡ,
chưa định hướng được một phương pháp dạy và học thích hợp cũng là điều tất yếu.
Chất lượng giáo dục sẽ đạt hiệu quả cao, nếu người giáo viên biết vận dụng và kết
hợp tối ưu các phương pháp dạy học.
Đối với bộ môn hóa học, người giáo viên muốn giảng dạy tốt, học sinh
muốn tiếp thu, vận dụng kiến thức một cách tích cực, thì trước hết là phải nắm
vững các kiến thức cơ bản của hóa học. Trong chương trình hóa học phổ thông thì
việc sử dụng thí nghiệm để học sinh nghiên cứu kiến thức mới và củng cố kiến
thức cũ, thông qua quá trình dạy học là vấn đề rất cần thiết và được nhiều người
quan tâm.
Việc giao cho học sinh nhiệm vụ thiết kế, chế tạo, tìm kiếm và thực hiện một
số thí nghiệm hóa học đơn giản có tác dụng nhiều mặt như: Góp phần củng cố kiến
thức, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, phát huy khả năng làm việc độc lập,
sáng tạo, gây hứng thú học tập. Khi nghiên cứu về hóa học, người ta nghiên cứu
chất, tính chất của chất, sự biến đổi từ chất này thành chất khác, chung quy lại
chính là để nghiên cứu hiện tượng và giải thích các hiện tượng liên quan thông qua
phản ứng hóa học. Muốn nắm vững lý thuyết về hóa học và rèn luyện kỹ năng, khả
năng vận dụng kiến thức lý thuyết thì cần phải nắm vững, đào sâu các kiến thức về
cả lý thuyết và thực hành. Có thể bằng nhiều cách khác nhau để hình thành và phát
triển kiến thức và tư duy cho học sinh, nhưng đối với hóa học, thông qua việc làm
các thí nghiệm thực hành, giải thích bản chất các hiện tượng của thí nghiệm hóa
học sẽ là một trong những phương pháp tích cực để giúp học sinh lĩnh hội tri thức
một cách chủ động, hứng thú. Qua thực tế Giáo dục và kinh nghiệm giảng dạy của
bản thân tôi đưa ra chuyên đề “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM
THỰC HÀNH HÓA HỌC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TƯ DUY CỦA HỌC SINH” với mong muốn góp phần mang lại một số hiệu quả
trong đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông. Trong phạm vi đề
tài này tôi chỉ đưa ra và nghiên cứu Chương trình hóa học ở lớp 12 bậc trung học
phổ thông.
Nội dung của đề tài được trình bày thành 3 phần:

- Một số vấn đề chung trong thực hành hóa học.
- Phần thực hành.
GV: Nguyễn Hoàng Duy Phương - Trường THPT Thống Nhất BTrang 2


Đề tài: Thiết kế và Sử dung thí nghiệm thực hành hóa học trong việc hình thành phát triển tư duy của học sinh

- Bài tập đề nghị.
Trong quá trình thực hiện, chuyên đề sẽ không tránh khỏi sự sai sót. Mong
Quý Thầy Cô, các bạn đồng nghiệp tận tình góp ý và giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt
chuyên đề này. Chân thành cảm ơn.

GV: Nguyễn Hoàng Duy Phương - Trường THPT Thống Nhất BTrang 3


Đề tài: Thiết kế và Sử dung thí nghiệm thực hành hóa học trong việc hình thành phát triển tư duy của học sinh

PHẦN I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
TRONG THỰC HÀNH HÓA HỌC
Bài 1:
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC VÀ CÁCH TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
I. Phương pháp tổ chức
Các thí nghiệm được tổ chức theo bài, mỗi bài có từ 4-5 đơn vị thí nghiệm
hoặc
nhiều hơn tùy thuộc vào nội dung bài học mà giáo viên cần truyền tải sao cho phù
hợp với thời gian, dung lượng của tiết học. Mỗi bài thí nghiệm được chia thành
nhóm, mỗi nhóm có từ 6- 10 học sinh. Trong một lần làm thí nghiệm, 1 nhóm học
sinh phải hoàn thành một bài thí nghiệm được phân công kể cả trong phòng thí
nghiệm hay làm thí nghiệm tại lớp học.

II. Tiến hành thí nghiệm
1- Chuẩn bị ở nhà
Khi làm một bài thí nghiệm, học sinh phải chuẩn bị trước ở nhà, đọc các vấn
đề lý thuyết liên quan tới bài thực hành trong sách giáo khoa hay sách hướng dẫn
thực hành, tìm hiểu về tính chất của các chất ban đầu và sản phẩm cũng như tính
độc và cách đề phòng, tìm hiểu các điều kiện phản ứng, các dụng cụ cho bài thực
hành. Trên cơ sở đó làm đề cương cho bài thực hành để sau khi làm xong thí
nghiệm, bổ sung thêm thành bài tường trình nộp cho giáo viên.
Chuẩn bị kỹ phần lý thuyết và phương pháp tiến hành bài thí nghiệm được
phân công, các dụng cụ ghi hình. Thí nghiệm học tập và nghiên cứu đều phải bố trí
một cách khoa học có định hướng, không được làm mò mẫm, trước khi làm thí
nghiệm các em trong nhóm phải bàn bạc kỹ để nhất trí bố trí thời gian, số người
làm thí nghiệm và số người ghi hình ảnh tránh các động tác thừa và thời gian chết.
Bản thân mỗi em phải hiểu biết thật kỹ mục đích, nguyên tắc, phương pháp thí
nghiệm, phải dự kiến được các hiện tượng xảy ra và giải thích nó, viết phương
trình phản ứng và kết luận các vấn đề đã khảo sát.
Phải nhớ và tuân thủ một nguyên tắc: không chuẩn bị đầy đủ, không hiểu nội
dung thí nghiệm không được làm thí nghiệm.
2- Trong phòng thí nghiệm
- Mọi học sinh phải trau dồi một tác phong cẩn thận tỉ mỉ trong thao tác thí
nghiệm.
- Khi làm thí nghiệm phải chú ý quan sát, ghi chép các hiện tượng xảy ra, ghi lại
bằng hình ảnh và các số liệu cần thiết khác để tiện cho việc tính toán khi cần.

GV: Nguyễn Hoàng Duy Phương - Trường THPT Thống Nhất BTrang 4


Đề tài: Thiết kế và Sử dung thí nghiệm thực hành hóa học trong việc hình thành phát triển tư duy của học sinh

- Khi làm thí nghiệm các nhóm học sinh phải chịu trách nhiệm về tất cả các thiết

bị, dụng cụ trên bàn do nhóm mình phụ trách. Mỗi học sinh phải làm việc ở một
chỗ quy định. Khi muốn sử dụng các dụng cụ hoặc hóa chất khác phải hỏi giáo
viên phụ trách phòng thí nghiệm hoặc giáo viên hướng dẫn. Làm bài thí nghiệm đã
được giáo viên thông qua và dưới sự giám sát của giáo viên. Không được làm thí
nghiệm một mình trong phòng thí nghiệm. Cấm người ngoài đến thăm học sinh
trong phòng thí nghiệm. Cấm ăn uống, hút thuốc trong phòng thí nghiệm.
- Mọi học sinh đều phải tuân thủ nội quy do phòng thí nghiệm đề ra. Phải giữ trật
tự, im lặng; phải có tính nghiêm túc, chính xác, trung thực và khoa học; phải tuân
theo các quy tắc bảo hiểm và giữ chỗ làm việc gọn gàng, sạch sẽ. Cấm vứt giấy
lọc, các chất rắn, axit, kiềm, chất dễ cháy, chất dễ bay hơi vào bể nước rửa mà phải
đổ vào chỗ quy định của phòng thí nghiệm. Dung môi bẩn phải đổ vào bình chứa
dung môi bần để tinh chế lại. Khi thao tác phải hết sức cẩn thận tránh gây đổ vở
hoặc các tai nạn đáng tiếc. Nếu có sự cố: đổ vỡ, hỏa hoạn, tai nạn cho người làm
thí nghiệm thì phải kịp thời báo ngay cho giáo viên phụ trách phòng thí nghiệm
hoặc giáo viên hướng dẫn và bình tĩnh xử lí mọi tình huống sự cố theo sự chỉ đạo
chung. Thiếu trách nhiệm và thiếu trung thực trong phòng thí nghiệm là điều
không thể chấp nhận được.
- Các nhóm học sinh chỉ làm những thí nghiệm ở bàn đã được phân công. Không
được làm thí nghiệm với dụng cụ bẩn. Không được tự tiện mang dụng cụ hóa chất
ra khỏi phòng thí nghiệm. Không được sử dụng dụng cụ máy móc không thuộc
phạm vi bài thí nghiệm cũng như khi chưa hiểu tính năng và cách sử dụng. Khi làm
thí nghiệm phải mặc áo choàng, phải có khăn mặt và khăn lau bàn ở chỗ làm việc.
Không được di chuyển dụng cụ và hóa chất trên bàn sang chổ khác. Không được
làm các thí nghiệm mà chưa được phép của giáo viên hướng dẫn.
- Tất cả các dụng cụ trước khi dùng phải lau rửa sạch, tráng lại bằng nước cất. Sau
khi sử dụng cũng phải tráng rửa sạch sẽ và để vào chổ cũ.
- Các lọ hóa chất phải luôn luôn đậy nút kín. Không được cắm ống hút (pipet, ống
nhỏ giọt) từ lọ hóa chất này sang ọ hóa chất khác.
- Các em cần lưu ý là khi tiến hành các bài tổng hợp cần lấy lượng hóa chất chính
xác theo bài hướng dẫn. Với các thí nghiệm thử tính chất được tiến hành theo

phương pháp lượng nhỏ, vì vậy lượng dung dịch cần sử dụng lấy vào ống nghiệm
không bao giờ quá 1/3 ống.
- Các dụng cụ thí nghiệm, hóa chất phải được để gọn gàng, ngăn nắp, các dụng cụ
dùng chung cho cả bàn như bình chưng cất, bình nón (bình tam giác), chổi rửa ống
nghiệm…phải để một chổ nhất định gần vòi nước hoặc đầu bàn.
- Khi làm việc với các hóa chất độc hại, dễ cháy nổ phải tuân thủ đúng theo nguyên
tắc an toàn dưới sự quy định và hướng dẫn của giáo viên phụ trách.
- Sau khi làm thí nghiệm xong các nhóm học sinh phải rửa sạch dụng cụ thí
nghiệm, vệ sinh bàn thí nghiệm và khu vực mà nhóm mình phụ trách, sắp xếp gọn
gàng, tắt điện, nước và báo cáo giáo viên phụ trách trước khi ra về
3- Báo cáo thí nghiệm
GV: Nguyễn Hoàng Duy Phương - Trường THPT Thống Nhất BTrang 5


Đề tài: Thiết kế và Sử dung thí nghiệm thực hành hóa học trong việc hình thành phát triển tư duy của học sinh

Sau khi làm thí nghiệm các em phải làm báo cáo hoàn chỉnh theo mẫu dưới
đây nộp lại cho giáo viên phụ trách ( có thể từ các số liệu thu thập được, xử lí kết
quả theo yêu cầu, xử lí các hình ảnh nếu cần).
Họ và tên …………………. Lớp ………………. Nhóm
Bài thí nghiệm số…………. Tên bài thí nghiệm……………………………
Tên
TN

Dụng cụ và hóa
chất

Cách tiến hành thí nghiệm

Giải thích hiện tượng và

phương trình phản ứng

TN1
TN2
TN3
…..
Nếu thí nghiệm không đạt phải báo cáo rõ và giải thích nguyên nhân. Không được
chỉnh sửa số liệu và kết quả thí nghiệm. Thiếu trung thực trong nghiên cứu khoa
học là điều không
thể chấp nhận được đối với một người nghiên cứu khoa học.
III. Một số vấn đề cần lưu ý và cách xử lý tai nạn khi làm thí nghiệm
1- Một hóa chất dễ cháy nổ, độc hại nguy hiểm:
Đại đa số các hợp chất hữu cơ đều độc. Khi tiếp xúc với hóa chất, cần phải biết
đầy đủ tính độc, khả năng dễ nổ và dễ cháy của nó cũng như các quy tắc chống
độc, chống cháy và chống nổ.
- Khi làm việc với các hóa chất độc như KCN, NaCN, HCN, dimetylsulfat,
dimetylamin, Cl2, SO2, NO, NO2, H2S, N2O4, cloranhidrit của các axit đơn giản,
cũng như khi tiến hành những phản ứng có tách ra khí độc đều phải đeo mặt nạ hay
kính bảo hiểm, phải làm trong tủ hốt, phải có sự hướng dẫn của giáo viên hay nhân
viên phòng thí nghiệm.
- Các kim loại kiềm được giữ trong bình dầu hỏa đậy bằng nút bấc. Phải dùng cặp
lấy kim loại ra ( không dùng tay), lau khô bằng giấy lọc, tránh cho kim loại tiếp
xúc với nước hay CCl4. Phải hủy Na hay K sau phản ứng bằng một lượng nhỏ
ancolbutylic hay amylic.
- Thủy ngân được giữ trong bình nút kín, đặt các thiết bị có chứa thủy ngân trong
khay men hay nhựa, thu hồi thủy ngân rơi vãi bằng bản hỗn hống đồng hay dùng
mao quản qua bình nối với bơm hút dòng nước.
- Brom được giữ trong bình dày có nút nhám, lấy brom trong tủ hốt, đeo kính bảo
hiểm và găng tay, mỗi lần lấy brom cho vào bình phản ứng qua phễu nhỏ giọt đã
được thử trước độ kín và không được quá 10 ml.

- Khi làm việc với acid H2SO4 đặc, oleum, phải rót cẩn thận qua phễu và làm
trong tủ hốt, pha loãng acid trong bình chịu nhiệt bằng cách rót từng phần acid vào
nước khi khuấy, không pha loãng oleum, không dùng H2SO4 đặc trong bình làm
khô chân không.
GV: Nguyễn Hoàng Duy Phương - Trường THPT Thống Nhất BTrang 6


Đề tài: Thiết kế và Sử dung thí nghiệm thực hành hóa học trong việc hình thành phát triển tư duy của học sinh

- Khi làm việc với các chất dễ cháy như benzen, ete, aceton, etylaxetat, CS2, ete
dầu hỏa, phải để xa ngọn lửa, đun nóng hay chưng cất bằng bếp cách thủy, cách
dầu hay cách cát hoặc bếp điện bọc.
- Ete được giữ trong bình nút chặt có mao quản hay ống CaCl2. Không chưng cất
ete etylic,tetrahydrofuran, dioxan khi chưa loại peoxit. Tất cả các hóa chất ở chỗ
làm việc phải chứa trong lọ có nhãn rõ ràng và có phủ màng parafin. Không làm
thí nghiệm với hóa chất không có nhãn rõ ràng.
- Các phản ứng dễ nguy hiểm: Na, K với nước, bột nhôm với dung dịch amoni
persunphat, oxyt crom( CrO3) với S, Glixerol, Oxi với dầu mỡ, đốt cháy các
polime
2- Cách sơ cứu thông thường khi bị tai nạn trong khi làm thí nghiệm
a- Xử lý bỏng:
- Bỏng nhiệt: Bỏng do lửa và chạm phải các vật nóng: Lấy bông gòn tẩm dung
dịch NaHCO3 loãng hoặc ancol hoặc dung dịch KMnO 4 bôi nhẹ vào chỗ bị bỏng
rồi dùng thuốc mỡ chứa ZnO hoặc vaselin hoặc glicerol hay sunfidin bôi lên.
- Bỏng axit: rửa ngay bằng một lượng lớn nước lạnh rồi lấy bông gòn tẩm dung
dịch NaHCO3 loãng bôi. Nếu bỏng nhiều thì phải bôi thuốc sát trùng ( mỡ kháng
sinh) và đi ngay đến ý tế để kịp xử lí.
- Bỏng bazơ: rửa ngay bằng một lượng lớn nước lạnh rồi rửa bằng dung dịch
CH3COOH 1%. Nếu bỏng nhiều thì phải bôi thuốc sát trùng và đi ngay đến ý tế để
kịp xử lí.

- Bỏng Br2: lấy bông tẩm dầu, mỡ, bôi sạch hết Br2, sau đó xoa glicerol hoặc : Rửa
nhiều lần bằng ancol etylic rồi bằng dung dịch Na2S2O3 10%, sau đó bôi vazơlin
vào chỗ bỏng.
- Bỏng Na: nếu bị mảnh Na bắn vào cơ thể phải lấy ngay ra và rửa bằng nước lạnh
và cuối
cùng bôi dung dịch CH3COOH 1%.
- Khi bị bỏng phenol: Rửa nhiều lần bằng glicerol cho tới khi màu da trở lại bình
thường rồi bằng nước, sau đó băng vết thương bằng bông tẩm glicerol.
- Khi rơi chất hữu cơ lên da: Trong đa số trường hợp rửa bằng nước không có tác
dụng thì rửa bằng dung môi hữu cơ (ancol etylic ) nhưng cần rửa nhanh và bằng
một lượng lớn dung môi, tránh tạo thành dung dịch đặc chất hữu cơ trên da.
- Khi thở phải khí clo hay brom: Ngửi bằng dung dịch amoniac loãng hay ancol
etylic rồi đi ra chỗ thóang.
- Khi bị đầu độc bởi hóa chất: Uống một lượng tương đối nhiều nước sau đó nếu
bị đầu độc bởi acid thì uống một cốc NaHCO3 2%, nếu bởi kiềm thì uống một cốc
acid acetic hay acid limonic 2%.

GV: Nguyễn Hoàng Duy Phương - Trường THPT Thống Nhất BTrang 7


Đề tài: Thiết kế và Sử dung thí nghiệm thực hành hóa học trong việc hình thành phát triển tư duy của học sinh

- Khi bị thương bởi mảnh thủy tinh: Gắp hết mảnh thủy tinh ra khỏi vết thương,
bôi cồn Iod 3% rồi băng vết thương lại. Nếu chảy máu nhiều thì cột garo rồi đưa đi
bệnh xá.
b- Các hóa chất bắn vào mắt:
- Nếu là axit phải rửa bằng dung dịch NaHCO3 1%. Nếu axit đặc trước tiên phải
rửa bằng nước lạnh sau đó mới rửa bằng dung dịch NaHCO3 1%.
- Nếu là baz: phải rửa bằng nước lạnh sau đó mới rửa bằng dung dịch HBO3 1%.
c- Chữa cháy:

- Tắt hết đèn hay bếp điện trần, phủ ngọn lửa bằng khăn hay chăn amiăng hoặc cát,
nếu cần dùng bình khí CO2.
- Nếu cháy các chất hữu cơ thì phải dùng cát.
- Cháy do điện trước tiên phải cắt cầu dao rồi dùng cát hoặc bình chửa cháy bằng
CO2.
Trong mọi trường hợp nếu bị đầu độc nặng hay bị cháy lớn phải gọi y, bác sĩ hay
cơ quan phòng chữa cháy.
IV. Vai trò của thí nghiệm thực hành trong việc hình thành và phát triển tư
duy của học sinh.
1. Vai trò của thí nghiệm hóa học:
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, có thể nói thí nghiệm hóa học là cơ sở
để học sinh học tập và rèn luyện kỹ năng thực hành. Do vậy thí nghiệm hóa học
không thể thiếu trong hoạt động nhận thức, là phương tiện nhận thức, là nguồn tri
thức, là phương tiện trực quan có hiện quả nhất giúp học sinh dễ hiểu hơn và tạo ấn
tượng sâu sắc các hiện tượng hóa học xảy ra.
Sử dụng thí nghiệm hóa học đơn giản trong thực hành củng như trong giảng dạy
trên lớp học, mang nội dung gắn sát với thực tiễn đời sống hằng ngày và giải thích
được hiện tượng xảy ra trong tự nhiên giúp cho học sinh nắm được kiến thức một
cách hứng thú và sâu sắc.
Bằng các vật liệu có sẵn, các hóa chất trong phòng thí nghiệm học sinh có thể
thiết kế và thực hiện một số thí nghiệm hóa học đơn giản, các em dễ dàng quan sát
được các hiện tượng phản ứng và ghi lại hình ảnh mà các em quan sát được bằng
các dụng cụ như máy ảnh hoặc máy quay phim để làm tư liệu cho bản thân, đồng
thời có tác dụng tốt đối với các hoạt động nhận thức, giúp cho các em hiểu rõ tính
năng, tác dụng của các dụng cụ, nguyên tắc hoạt động của chúng và tự tin khi sử
dụng đến các phương tiện hiện đại sau này.
Thông qua thí nghiệm, từ thí nghiệm, giúp học sinh phát triển kỹ năng thực
hành, năng lực sáng tạo trong việc tìm ra các giải pháp để cho các dụng cụ thí
nghiệm hoạt có hiệu quả, gắn liền kiến thức hóa học với thực tiễn đời sống và với
hoạt động sản xuất, tự rút ra kiến thức và đi đến hình thành khái niệm, kiến thức

cho nên khái niệm, kiến thức được khắc sâu, đảm bảo dẫn học sinh tới sự khái quát
đúng đắn và toàn diện, tránh sự suy luận sai lầm, lệch lạc.
GV: Nguyễn Hoàng Duy Phương - Trường THPT Thống Nhất BTrang 8


Đề tài: Thiết kế và Sử dung thí nghiệm thực hành hóa học trong việc hình thành phát triển tư duy của học sinh

Cần có sự lựa chọn các thí nghiệm sao cho có tính khái quát và tính đại diện để
hình thành khái niệm và kiến thức hóa học cho học sinh một cách khoa học và có
độ chính xác cao.
Việc giáo viên tổ chức cho học sinh làm các thí nghiệm theo phương pháp
nghiên cứu kiến thức mới sẽ làm cho học sinh hoạt động một cách tích cực. Để đạt
hiệu quả cao khi tiến hành tổ chức học sinh làm thí nghiệm thì giáo viên cần hướng
dẫn học sinh tiến hành các hoạt động như:


Nhận rõ vấn đề cần nghiên cứu, nhiệm vụ cần đạt được.



Tiến hành phân tích tính chất của các chất cần nghiên cứu.



Đề xuất các thí nghiệm để kiểm tra những dự đoán mà mình đưa ra.



Đề xuất cách tiến hành thí nghiệm.




Tiến hành làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng và xác nhận tính đúng đắn
của các giả thiết.



Kết luận.

2. Sử dụng thí nghiệm khi luyện tập, ôn tập:
Sử dụng thí nghiệm trong các bài luyện tập, ôn tập có tác dụng tăng cường, rèn
luyện kỹ năng làm thí nghiệm và kỹ năng vận dụng kiến thức hoá học vào thực
tiễn. Học sinh biết vận dụng kiến thức để giải bài toán bằng lý thuyết rồi sau đó
tiến hành thí nghiệm để kiểm nghiệm những phương án giải bằng lý thuyết sau đó
đưa ra kết luận.
Để sử dụng thí nghiệm thực nghiệm giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm theo
các bước sau:


Bước 1: Giải bài bằng lý thuyết: học sinh phân tích lý thuyết, xây dựng các
bước giải, dự đoán hiện tượng, kết quả thí nghiệm, lựa chọn hoá chất và
dụng cụ thí nghiệm.



Bước 2: Học sinh tiến hành thí nghiệm theo các hướng giải bằng lý thuyết.

Các dạng bài:
a) Bài tập thực nghiệm kiểm nghiệm tính chất các chất, qui luật:
Ví dụ: Hãy tiến hành thí nghiệm hoá học chứng tỏ độ hoạt động của các kim loại

giảm dần theo thứ tự sau: Al, Cu, Ag.
Học sinh tiến hành các hoạt động:


Chọn phản ứng hoá học chứng minh độ hoạt động hoá học của các kim loại
giảm dần và dự đoán các hiện tượng xảy ra: Al tác dụng với CuSO4, Cu tác
dụng với AgNO3, Al tác dụng với AgNO3.



Học sinh chọn dụng cụ hoá chất để làm thí nghiệm.



Quan sát các các chất và dự kiến các hiện tương có thể xảy ra.



Tiến hành thí nghiệm và quan sát hiện tượng xảy ra.

GV: Nguyễn Hoàng Duy Phương - Trường THPT Thống Nhất BTrang 9


Đề tài: Thiết kế và Sử dung thí nghiệm thực hành hóa học trong việc hình thành phát triển tư duy của học sinh


Rút ra kết luận.

b) Bài tập thực nghiệm về nhận biết các chất:
Học sinh tiến hành các hoạt động:





Giải bằng lý thuyết:
o

Phân tích đề bài

o

Đề xuất các phương án có thể dùng để nhận biết các chất

o

Thiết lập sơ đồ nhận biết các chất.

Tiến hành thí nghiệm:
o

Lựa chọn 1 phương án tối ưu và xây dựng quy trình tiến hành thí
nghiệm.

o

chuẩn bị dụng cụ hoá chất.

o

Xây dựng cách tiến hành cụ thể, thứ tự các bước, ghi lại hiện tượng

hoá học, kết luân các chất.

Ví dụ: Nhận biết các dung dịch không màu sau: KCl, K2SO4, H2SO4, HCl.
- Học sinh tiến hành phân tích đề: 2 axit và 2 muối.
- Các phương án nhận biết:

- Chọn phương án 1
- Tiến hành thí nghiệm:


Ghi số thứ tự 1, 2, 3, 4 cho từng dung dịch.



Lấy mỗi lọ một giọt dung dịch, sau đó nhỏ vào giấy quỳ tím.

-

Không đổi màu quỳ tím là KCl và K2SO4. ( Nhóm A)

-

Làm quỳ tím chuyển đỏ là HCl và H2SO4. (Nhóm B)


Lấy 1ml dung dịch trong mỗi lọ của hai nhóm A, B. Nhỏ từ từ dung dịch
BaCl2 vào từng ống nghiệm.

Nhóm A: Dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4. Dung dịch còn lại
không xuất hiện hiện tượng gì là HCl

Nhóm B: dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng là K2SO4, dung dịch không
xuất hiện hiện tượng là KCl.
Kết luận về chất.
GV: Nguyễn Hoàng Duy Phương - Trường THPT Thống Nhất BTrang 10


Đề tài: Thiết kế và Sử dung thí nghiệm thực hành hóa học trong việc hình thành phát triển tư duy của học sinh

Bài 2:
DỤNG CỤ PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ THAO TÁC SỬ DỤNG
I. Các dụng cụ thủy tinh:

Hình 1

Hình 2

Hình 4

Hình 5

Hình

3

Hình 6
Hình 1-Bình Wurtz (a) và Claisen (b)
nhánh (b).

Hình 3 -Bình Bunsen (a) và ống nghiệm


Hình 3: Các loại ống sinh hàn không khí (a), thẳng (b), bầu (c), xoắn (d).
Hình 4: Phễu chiết (a) và phễu nhỏ giọt (b).
Hình 5: Phễu lọc xốp (a), phễu lọc nóng (b), phễu lọc lạnh (c).
GV: Nguyễn Hoàng Duy Phương - Trường THPT Thống Nhất BTrang 11


Đề tài: Thiết kế và Sử dung thí nghiệm thực hành hóa học trong việc hình thành phát triển tư duy của học sinh

Hình 6: Bình làm khô (a), bình làm khô chân không (b), thiết bị làm khô đơn giản
(c), máy làm khô (d).

Pipet có bóp cao su
độ

Lấy dd vào buret

Giá đở buret để chuẩn

* Việc cần đặt ra ở đây là làm thế nào chúng ta hướng dẫn cho học sinh cách chọn
dụng cụ thí nghiệm phù hợp với bài thực hành.
1) Chọn dụng cụ thuỷ tinh
Ở phòng thí nghiệm trường phổ thông thường
hay dùng loại ống thuỷ tinh có đường kính 4 – 6mm
và có bề dày 1 – 2mm. Các loại ống thuỷ tinh sản
xuất trong nước có thể đảm bảo được yêu cầu này
của phòng thí nghiệm.
- Chịu hóa chất: là thủy tinh trung tính, chịu được hầu hết các hóa
chất, dung dịch ăn mòn mạnh ở nhiệt độ cao (ngoại trừ HF là dung dịch acid
có độ ăn mòn cao nhất thậm chí tại nồng độ thấp).
- Tính chất nhiệt: chịu được nhiệt độ cao, shock nhiệt.

- Ngoài ra dụng cụ thủy tinh dùng cho phòng thí nghiệm cần phải
sạch về mặt hoá học (không dính các chất hữu cơ hoặc vô cơ). Do vậy, trước
khi sử dụng thì cần được rửa sạch.

GV: Nguyễn Hoàng Duy Phương - Trường THPT Thống Nhất BTrang 12


Đề tài: Thiết kế và Sử dung thí nghiệm thực hành hóa học trong việc hình thành phát triển tư duy của học sinh

Bình tam giác(erlen)

Bình cầu đáy tròn một cổ (a), hai cổ (b),ba
cổ (c), cổ dài (d), đáy bằng e), quả lê (g)

Thường sử dụng để chuẩn độ, chứa đựng môi trường, dung dịch, thực hiện
các phản ứng, bình cầu còn thích hợp cho các phản ứng cần xúc tác nhiệt độ.
Bình tam giác, bình cầu thường có thể tích từ 50ml đến 10 lít tùy theo dung
dịch chứa để chọn loại bình thích hợp.
Có vạch chia thể tích dùng để đong những khối
lượng dung dịch không cần phải có độ chính
xác cao.
Khi đong, nên chọn ống đong nào có khối lượng
gần nhất với khối lượng cần đong để có độ chính
xác cao hơn. Ví dụ: đong 45 ml dùng ống đong
loại 50 ml, đong 850 dùng ống đong 1000 ml.
Để tránh sai lầm trong lúc đọc mức đong,
phải đặt ống đong trên một mặt phẳng và
tầm mắt ngang tầm với bề mặt chất lỏng.
Ống đong các loại
2) Lắp dụng cụ thí nghiệm

Trước khi lắp dụng cụ thí nghiệm cần
phác hoạ sơ đồ dụng cụ, thống kê các bộ
phận cần thiết, chọn đủ các dụng cụ ấy rồi
mới lắp. Cần lắp các bộ phận đơn giản trước.
Nếu có dùng những hoá chất có tác dụng với

cao su thì nên lắp ống thuỷ tinh làm ống dẫn, chỉ các chỗ nối mới lắp ống
cao su. Đường kính bên trong của ống cao su phải hơi nhỏ hơn đường kính
bên ngoài của ống thuỷ tinh. Không nên để một ống thuỷ tinh dài uốn cong
nhiều khúc mà nên thay bằng những đoạn nối bằng ống cao su để tránh bị
gẫy ống dẫn khi đang làm thí nghiệm. Đoạn ống cao su để nối đó không nên
GV: Nguyễn Hoàng Duy Phương - Trường THPT Thống Nhất BTrang 13


Đề tài: Thiết kế và Sử dung thí nghiệm thực hành hóa học trong việc hình thành phát triển tư duy của học sinh

dài, nhất là khi làm thí nghiệm với các chất ăn mòn được cao su. Khi lắp
dụng cụ cần chú ý hai yêu cầu sau:
– Thuận tiện cho thí nghiệm.
– Hình thức bên ngoài gọn, đẹp, kích thước các bộ phận tương xứng
với nhau.
Sau khi lắp xong, cần thử lại xem dụng cụ đã kín chưa, nhất là đối
với các dụng cụ dùng trong những thí nghiệm có chất khí tham gia. Có hai
cách thử:
– Dùng miệng thổi vào và nhỏ nước lên các chỗ nối để kiểm tra.
– Nhúng đầu ống dẫn vào nước, dùng tay nắm chặt ống nghiệm hoặc
bình cầu. Nếu dụng cụ đã được lắp kín, thì do thân nhiệt của bàn tay, không
khí trong ống nghiệm hoặc bình cầu nở ra sẽ đẩy nước mà thoát ra ngoài
thành những bọt khí.
VD: Thí nghiệm nghiên cứu phản ứng của sắt với dung dịch muối.

Cho mỗi nhóm chuẩn bị 2 đinh sắt (mới), 2 ống nghiệm đựng 2 dung dịch
MgCl2 và CuSO4. Sau khi giáo viên nêu vấn đề cần giải quyết qua thí nghiệm này,
thì nhóm trưởng cho tiến hành thí nghiệm: Bỏ từng đinh sắt vào mỗi ống nghiệm,
các thành viên khác quan sát sau đó trao đổi cùng nhau về mô tả hiện tượng: Ống
nghiệm (1) không có hiện tượng gì xảy ra, ống nghiệm (2) đinh sắt được phủ một
lớp màu đỏ, màu xanh của dung dịch nhạt dần. Nhóm đi đến kết luận: Fe không tác
dụng với dd MgCl2, Fe tác dụng với dd CuSO4 tạo thành Cu màu đỏ và dd FeSO4:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
Sau các báo cáo và giải thích của các nhóm, giáo viên kết luận: Sắt tác dụng
với dung dịch muối của kim loại hoạt động yếu hơn (đứng sau Fe trong dãy hoạt
động hoá học) tạo thành muối sắt (II) và giải phóng kim loại trong muối.
- Trong quá trình học sinh làm thí nghiệm, giáo viên cần hướng dẫn thêm, đi
xuống từng nhóm nhắc nhở, hỗ trợ các em làm việc. Đặc biệt chú ý việc lắp đặt
dụng cụ, cách tiến hành để thí nghiệm đảm bảo an toàn, có kết quả.


Một số lưu ý khi cho HS thảo luận nhóm:

+ Phải để cho các em luân phiên nhau làm nhóm trưởng.
+ Phải buộc tất cả cùng hoạt động, tham gia đóng góp ý kiến.
+ Chỉ thay đổi nhóm 1 lần trong một tiết học (nếu có nhiều lần thảo luận nhóm)
+ Học sinh chỉ làm những thí nghiệm đơn giản, ít nguy hiểm
GV: Nguyễn Hoàng Duy Phương - Trường THPT Thống Nhất BTrang 14


Đề tài: Thiết kế và Sử dung thí nghiệm thực hành hóa học trong việc hình thành phát triển tư duy của học sinh

2. Phương pháp sử dụng cân

Các loại cân phân tích một buồng

a- Cân kỹ thuật: Để cân các vật (hóa chất) có khối lượng lớn và cân sơ bộ
các hóa chất có khối lượng nhỏ. Trước khi cân các hóa chất cần phải cân đồ đựng.
- Cách cân: Ngồi ngay ngắn trước cân để đọc các kết quả cho chính xác, đặt vật
đựng trên đĩa cân (nếu cân có hai đĩa thì đặt vật đựng trên đĩa cân bên phải). Chọn
và đặt các quả cân thích hợp lên đĩa cân bên trái hoặc đòn cân (tùy theo cân). Di
chuyển quả cân nhỏ trên du xích đến vị trí nào đó để cho đòn cân thăng bằng. Giá
trị của vật cân bằng tổng giá trị của các quả cân cộng với số chỉ trên du xích.
- Cân hóa chất: Lấy hóa chất vào vật đựng rồi đặt vật đựng có hóa chất trên đĩa cân
và làm tương tự như trên. Với cân điện hiện số sẽ có hướng dẫn riêng.
b- Cân phân tích: Dùng để cân chính xác một lượng hóa chất nào đó. Hiện
nay có nhiều loại cân phân tích (thường, cân điện, và cân điện tử hiện số), sai số và
độ chính xác cũng khác nhau. Tuy nhiên về cách cân thì không khác nhau là mấy.
α- Cân phân tích thường và điện(cân có du xích quang học): có 2 loại 1
buồng và 2 buồng.
- Yêu cần về sử dụng: Vật đựng phải làm bằng vật liệu không bị oxi hóa và
ăn mòn, không hút ẩm(thường dùng mặt kính đồng hồ hoặc cốc cân có nắp).
- Yêu cần với hóa chất: Các hóa chất cần cân phải ở dạng rắn, khô, mịn hạt
để dễ điều chỉnh khối lượng cân. Thông thương người ta sấy khô hóa chất đến khối
lượng không đổi rồi nghiền mịn.
Trước khi cân hóa chất phải cân đồ đựng. Khi cân hóa chất nhất thiết phải
dùng đồ đựng(cốc cân hoặc mặt kính đồng hồ) để tránh rơi vãi trên đĩa cân và
buồng cân.
Cách cân phân tích một buồng: Trước khi cân phải kiểm tra cân đã được
hãm chưa, nếu chưa thì phải vẵn nút cân lại(vặn theo chiều ngược chiều kim đồng)
sau đó kiểm tra cân đã ở đúng vị trí trên phẳng nằm ngang chưa, nếu chưa thì vặn
các nút ở dưới các chân đế sao cho bọt nước nằm đúng giữa tâm vòng tròn. Phải
ngồi ngay ngắn trước cân để đọc được kết quả chính xác. Đặt vật cân(đã cân sơ bộ
trên cân kỹ thuật) lên đĩa cân rồi đóng cửa buồng cân lại. Dùng tay vặn các núm
trên cân để chỉnh các quả cân đến các giá trị thích hợp. Sau đó dùng tay vặn nút
hãm cân để hạ hệ thống hãm đòn cân xuống. Đợi một thời gian cho cân ổn định

GV: Nguyễn Hoàng Duy Phương - Trường THPT Thống Nhất BTrang 15


Đề tài: Thiết kế và Sử dung thí nghiệm thực hành hóa học trong việc hình thành phát triển tư duy của học sinh

thăng bằng thì đọc giá trị khối lượng của vật cân. Giá trị này là tổng của hai đại
lượng:
Khối lượng vật cân = Khối lượng các quả cân nhỏ (chỉ thị trên các núm vặn) +
Khối lượng quan sát được trên du du xích (qua khe ngắm sáng).
- Khối lượng các quả cân nhỏ được chỉ ra trên vị trí các núm vặn trên cân trùng
với vạch mốc.
- Giá trị quan sát trên du xích là vạch có số đo trùng với vạch mốc trên khe
ngắm; phải ngắm bằng mắt để đọc. Khi không nhìn thấy du xích( vượt thang) thì
phải điều chỉnh các các quả cân trên cân( qua các núm vặn) để đưa giá trị của du
xích vào lại trong thang. Sau khi đọc xong các giá trị khối lượng phải hãm cân lại
tư thế nghỉ.
Khi cân các hóa chất thì mở của buồng bên trái hoặc bên phải ra. Dùng thìa để
lấy hóa chất vào đồ đựng( đã cân được khối lượng chính xác như trên đã làm).
Chỉnh các quả cân đến gần khối lượng mong muốn rồi tiến hành cân. Dùng thìa
thêm bới hóa chất đẻ dạt khối lượng mong muốn. Mỗi lần thêm bớt hóa chất cũng
phải khóa cân đưa về tư thế nghỉ. Sau mỗi lần thao tác thêm bớt hóa chất và chỉnh
quả cân đều phải đóng cửa các buồng tương ứng.
Lưu ý: Cân phải để nơi khô, ráo ít gió; các buồng cân phải có các vật liệu
chống ẩm( để trong túi vải). Phòng cân có ánh sáng vừa phải (không được tối quá
hoặc sáng quá) để dễ đọc các giá trị trên du xích. Khi cân phải tuyệt đối cẩn thận
không được để rơi vãi hóa chất vào cân. Không được mở các buồng cân khi đang
cân vì các tác động cơ học bên ngoài(gió) sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị khối lượng
của vật cân. Một vật phải cân ít nhất 3 lần rồi lấy giá trị trung bình. Khi cân hóa
chất dùng thìa cân để thêm bớt hóa chất, để lấy đúng khối lượng mong muốn.
β- Sử dụng cân điện tử hiện số: Cách dùng đơn giản và tiện lợi hơn. Ta cân vật

đựng trước rồi sau đó lấy hóa chất vào vật đựng và cân. Khi đặt vật cân lên đĩa cân
rồi đóng cửa buồng lại. Chờ cho số hiện trên đồng hồ ổn định thì đọc và ghi lại.
Muốn cân chính xác cũng phải cân ít nhất 3 lần rồi lấy giá trị trung bình. Cách
thêm bớt hóa chất, để lấy đúng khối lượng mong muốn cũng tương tự như trên.
3- Phương pháp lấy hóa chất vào ống nghiệm
a- Lấy hóa chất rắn: Ống nghiệm phải thật khô, tay trái cầm ống nghiệm
hơi nghiêng đi, tay phải dùng thìa múc hóa chất cho vào miệng ống nghiệm đến
một khoãng nào đó thì dừng lại nghiêng thìa cho hóa chất rơi vào ống nghiệm
không đưa thìa vào quá sâu hoặc chạm thành để tránh hóa hóa chất khác dính vào
thìa. Ta có thể dùng mảnh giấy cuộn hóa chất ở trong và đưa vào ống nghiệm.
b- Lấy hóa chất lỏng: Tay trái cầm ống nghiệm hơi nghiêng đi, tay phải
cầm ống nhỏ giọt nhỏ từ từ hóa chất lỏng (hay dung dịch) vào miệng ống nghiệm.
c- Pha chế dung dịch
Pha chế dung dịch là một trong những công việc quan trọng ở phòng thí
nghiệm hoá học.
Khi pha chế dung dịch cần tuân theo các quy tắc sau đây:
GV: Nguyễn Hoàng Duy Phương - Trường THPT Thống Nhất BTrang 16


Đề tài: Thiết kế và Sử dung thí nghiệm thực hành hóa học trong việc hình thành phát triển tư duy của học sinh

1) Bình, lọ để pha chế dung dịch phải được rửa sạch và tráng nước cất trước
khi pha.
2) Phải dùng nước cất để pha hoá chất (nếu không có thì có thể dùng nước
mưa thật sạch, tuy không được tinh khiết).
3) Trước khi pha dung dịch cần phải tính toán lượng chất tan và
dung môi.
4) Nên pha dung dịch kiềm đặc vào bình sứ.
5) Nếu có thể nên kiểm tra lại nồng độ của dung dịch bằng tỉ khối kế.
6) Sau khi pha xong dung dịch, cần phải cho vào lọ có màu thích hợp, đậy kín

và dán nhãn để bảo quản tốt dung dịch.
Khi pha chế dung dịch, người ta thường dùng các loại ống đo, bình định mức,
pipet có chia độ. Bình định mức dùng để pha dung dịch theo nồng độ mol/lít và
nồng độ đương lượng. Vạch ở trên cổ bình cầu hoặc ở trên pipet là để chỉ mức chất
lỏng cần lấy vào bình hoặc pipet. Khi khuấy dung dịch cần dùng loại đũa thuỷ tinh
có bịt ống cao su ở đầu để tránh vỡ ống đo hoặc bình, lọ.
Các dung dịch thường được pha theo các loại nồng độ:
– Nồng độ phần trăm
– Nồng độ mol/lít
– Nồng độ đương lượng (nguyên chuẩn).
Dưới đây là cách pha một số dung dịch:
1. Pha dung dịch của chất rắn trong nước theo nồng độ phần trăm
a. Pha dung dịch của chất rắn không ngậm nước
Trước khi pha phải tính lượng chất tan và lượng nước cần dùng là bao nhiêu. Ví dụ
pha chế 250g dung dịch 10% một chất đã cho (chẳng hạn natri clorua, bari clorua,
đồng sunfat,…). Ta tính 10% của 250g, đó là 25g. Như thế phải lấy 25g chất tan và
225g nước (225g nước chiếm một thể tích là 225ml, ở đây bỏ qua sự thay đổi tỉ
khối của nước theo nhiệt độ). Dùng cân sẽ lấy được 25g chất tan, còn 225ml nước
thì dùng ống chia độ để đong.
b. Pha dung dịch của chất rắn ngậm nước
Trước hết phải tính lượng muối không ngậm nước rồi suy ra lượng muối ngậm
nước.
Ví dụ: Pha 100g dung dịch 10% đồng sunfat từ muối CuSO4. 5H2O.
Lượng đồng sunfat trong 100g dung dịch là 10g. Khối lượng mol của CuSO4.5H2O
= 250g. Khối lượng mol của CuSO4 bằng 160g.
Lượng muối đồng sunfat ngậm nước là x được tính theo tỉ lệ:
Vậy phải cân lấy » 15,6g CuSO4.5H2O và đong » 84,4g nước đem hoà tan vào
nhau.
GV: Nguyễn Hoàng Duy Phương - Trường THPT Thống Nhất BTrang 17



Đề tài: Thiết kế và Sử dung thí nghiệm thực hành hóa học trong việc hình thành phát triển tư duy của học sinh

2. Pha dung dịch chất lỏng trong nước theo nồng độ phần trăm
Phương pháp này thường được dùng khi pha dung dịch có nồng độ đã định từ một
dung dịch khác.
Ví dụ: Pha 250g dung dịch axit sunfuric 10% từ dung dịch H2SO4 đặc hơn.
Cần phải dùng tỉ khối kế để đo tỉ khối của dung dịch H2SO4 đặc đem pha (rót axit
đặc vào đến 3/4 ống đo rồi nhúng từ từ tỉ khối kế vào). Giả sử đo được d = 1,824.
Bảng tính sẵn cho ta biết nồng độ của dung dịch axit đó là » 92%. Nếu lọ axit đặc đã
được giữ kín cẩn thận và vì không có tỉ khối kế thì có thể sử dụng các con số về tỉ
khối và nồng độ ở trên nhãn các lọ axit đó.
Muốn pha 250g dung dịch 10% H2SO4 thì phải lấy 25g axit nguyên chất 100%.
Nhưng ở đây chỉ có axit 92% nên phải lấy:
Lượng axit này bằng: 27,2 : 1,824 = 14,9ml.
Dùng ống đo nhỏ lấy 14,9ml axit H 2SO4 đã cho rót vào ống đo khác đã đong sẵn
222,8ml (250g – 27,2g = 222,8g) nước, ta sẽ được dung dịch cần dùng. Có thể
kiểm tra lại bằng cách dùng tỉ khối kế đo khối lượng riêng. Dung dịch 10% axit
sunfuric mới pha chế phải có khối lượng riêng gần bằng 1,1g/ml.
3. Pha dung dịch có nồng độ mol/lít (M)
Ví dụ: Cần pha 250ml dung dịch 0,1M natri clorua. Khối lượng mol của natri clorua
là 58,5g. Trong 1 lít dung dịch 0,1M có 0,1 mol (= 5,85g) natri clorua. Vậy trong
250ml dung dịch phải có 5,85 : 4 » 1,46 gam muối ăn.
Do đó cần lấy gần 1,5g natri clorua cho vào ống đo rồi tiếp tục thêm nước cất vào
cho đủ 250ml. Như thế ta được dung dịch cần pha chế. Muốn được chính xác hơn
thì pha chế vào bình định mức.
4. Pha dung dịch có nồng độ đương lượng (N)
Ví dụ: Pha 100ml dung dịch 0,1N muối bari clorua BaCl2.2H2O. Muối bari clorua
ngậm nước có khối lượng mol là 224 và đương lượng bằng 244 : 2 = 122. Dung dịch
BaCl2.2H2O có nồng độ 0,1N nghĩa là trong 1 lít dung dịch có 12,2g BaCl2.H2O.

Vậy trong 100ml dung dịch có 1,22g BaCl2.2H2O. Quá trình pha dung dịch được
tiến hành như trên.
5. Pha dung dịch có nồng độ đã định trước theo khối lượng riêng
Cách pha dung dịch đơn giản hơn cả là dùng tỉ khối kế, rồi đối chiếu với bảng
nồng độ đã được tính sẵn.
Rót dung dịch vào ống đo, nhúng tỉ khối kế vào đó. Nếu muốn có dung dịch loãng
hơn thì cho thêm nước từ từ vào. (Nếu là axit sunfuric thì phải cho axit vào nước).
6. Pha loãng dung dịch
Trong nhiều thí nghiệm ở trường phổ thông cần dùng các dung dịch có nồng độ
loãng hơn dung dịch hiện có ở phòng thí nghiệm. Lúc đó phải pha loãng dung dịch.
Sự pha loãng thường được biểu thị bằng tỉ số 1 : 1, nghĩa là cứ 1 thể tích dung dịch
ban đầu ta thêm vào 1 thể tích dung môi.
GV: Nguyễn Hoàng Duy Phương - Trường THPT Thống Nhất BTrang 18


Đề tài: Thiết kế và Sử dung thí nghiệm thực hành hóa học trong việc hình thành phát triển tư duy của học sinh

7. Pha chất chỉ thị và một số thuốc thử đặc biệt
a. Dung dịch quỳ
Quỳ (tím) là một chất hữu cơ có màu được lấy từ một số loại rêu biển (địa y). Cũng
như một số chất màu thực vật khác, màu của nó biến đổi theo môi trường phản ứng.
Khoảng chuyển màu là từ pH = 5,0 đến pH = 8,0
(đỏ trong môi trường axit, xanh trong môi trường kiềm).
– Cách pha dung dịch quỳ: Hoà tan 1g bột quỳ vào 1 lít dung dịch rượu etylic
loãng (1 phần rượu và 4 phần nước), sau đó lọc qua bông thấm nước. Cũng có thể
hoà tan bột quỳ vào ngay nước cất nhưng nó tan kém hơn và phải lọc kĩ hơn cho
khỏi bị cặn.
– Cách làm giấy quỳ: Trước hết biến đổi dung dịch đặc quỳ trung tính thành quỳ
đỏ hay quỳ xanh bằng cách thêm vào đó một lượng nhỏ axit (H2SO4 chẳng hạn)
hay kiềm (NaOH). Đổ dung dịch quỳ đỏ ra chậu thuỷ tinh có thành thấp. Nhúng

các băng giấy lọc đã được cắt sẵn vào chậu và kéo lướt qua dung dịch. Dùng cặp,
kẹp các băng giấy đã nhuộm lên dây thép ở trong phòng sao cho các băng giấy
không chập vào nhau. Khi băng giấy khô, cắt thành từng đoạn ngắn khoảng 6 –
8cm. Cần giữ giấy quỳ trong những bình thuỷ tinh có nút thật kín.
b. Dung dịch phenolphtalein
Phenolphtalein là một chất màu tổng hợp, nó biến đổi màu theo môi trường phản
ứng, không có màu trong môi trường axit và trung tính, có màu hồng (chính xác là
màu đỏ tím) trong môi trường kiềm. Khoảng chuyển màu của nó từ pH = 8,2 đến
pH = 10.
Cách pha: Lấy 1g phenolphtalein cho vào 1000ml dung dịch rượu etylic khoảng
60%.
c. Chất chỉ thị axit – bazơ chế từ hoa dâm bụt
Nếu không có các chất chỉ thị trên đây để thử môi trường axit – bazơ, ta có thể tự
chế lấy chất chỉ thị rất đơn giản, dễ dàng như sau: lấy cánh hoa dâm bụt bỏ vào
trong lọ có đựng cồn, càng nhiều cánh hoa thì chất chỉ thị càng đặc. Đậy nút kín.
Dung dịch dần dần có màu tím và sau khoảng 2 giờ thì có thể dùng làm chất chỉ thị
axit – bazơ.
Chất chỉ thị này, ở trong môi trường axit sẽ có màu hồng bền, trong môi trường
trung tính thì không có màu hoặc màu tím; trong môi trường kiềm có màu xanh,
nhưng không bền vì nó nhanh chóng biến đổi sang màu vàng. Khoảng chuyển màu
của nó từ pH = 7,5 đến pH = 9.
Cũng có thể làm giấy chỉ thị từ hoa dâm bụt bằng cách thấm ướt giấy lọc bằng
dung dịch loãng của hoa dâm bụt trong cồn hoặc lấy cánh hoa dâm bụt xát vào giấy
lọc. Tính chất của chất chỉ thị không thay đổi ở cả nhiệt độ cao (1000C) và được
giữ khá bền trong cồn.
d. Pha dung dịch hồ tinh bột

GV: Nguyễn Hoàng Duy Phương - Trường THPT Thống Nhất BTrang 19



Đề tài: Thiết kế và Sử dung thí nghiệm thực hành hóa học trong việc hình thành phát triển tư duy của học sinh

Hồ tinh bột được dùng rộng rãi nhất để nhận ra iot tự do. Muốn pha 150 – 200ml
hồ tinh bột thì lấy 0,5g tinh bột đã nghiền nhỏ cho vào nước lạnh làm thành bột
loãng. Vừa khuấy đều vừa đổ từ từ bột loãng đó vào
150 – 180ml nước đun sôi, ta sẽ được hồ tinh bột.
Cũng có thể làm theo cách khác: hoà tan 0,5g tinh bột vào 100ml nước cất đun sôi,
tiếp tục đun sôi lại 5 phút nữa rồi để nguội. Có thể dùng nước cơm thay hồ tinh
bột.
e. Nước vôi
Nước vôi dùng để nhận ra khí cacbonic và là kiềm rẻ tiền nhất.
Cách pha: Hoà tan vôi tôi vào nước. Vì độ tan của vôi tôi rất nhỏ nên phải pha như
sau: Cho một ít vôi tôi vào bình cầu, đổ thêm nước cho đầy đến gần cổ bình để
diện tích tiếp xúc giữa chất lỏng với không khí là nhỏ nhất. Đậy nút kín và để lắng
hỗn hợp trong vài giờ trở lên. Sau đó lọc lấy nước trong, ta sẽ được nước vôi trong.
Cần đậy nút thật kín các bình đựng nước vôi, nếu không, khi để lâu nó sẽ bị hỏng
vì nước vôi tác dụng với khí cacbonic của không khí.
4-. Hoà tan, lọc, kết tinh lại
a. Hoà tan
Khi hoà tan hai chất lỏng vào nhau cần luôn luôn lắc bình đựng để cho dung dịch
đồng nhất.
Khi hoà tan chất rắn vào chất lỏng, nếu chất rắn có tinh thể to, ta phải nghiền nhỏ
thành bột trước khi hoà tan. Dùng nước cất để hoà tan các chất, không dùng nước
máy, nước giếng,… Nếu không có nước cất thì bất đắc dĩ có thể dùng nước mưa
hứng ở trên cao và ở chỗ sạch. Nếu hoà tan trong cốc thuỷ tinh và bình hình nón
thì dùng đũa thuỷ tinh để khuấy. Đầu các đũa thuỷ tinh này phải được bọc bằng
ống cao su lồng vừa khít vào đầu đũa thuỷ tinh, đầu ống cao su dài hơn đầu đũa
khoảng 2mm. Nếu hoà tan một lượng lớn chất tan trong bình cầu thì phải lắc tròn.
Hoà tan trong ống nghiệm thì lắc ngang, không lắc dọc ống nghiệm. Đa số chất rắn
khi đun nóng sẽ tan nhanh hơn. Vì vậy khi hoà tan ta có thể đun nóng.

b. Lọc
Lọc là phương pháp tách những chất rắn không tan ra khỏi chất lỏng. Trong phòng
thí nghiệm thường dùng giấy lọc để lọc. Cũng có thể dùng giấy bản loại tốt, bông,
bông thuỷ tinh để lọc.
+Cách gấp giấy lọc
Dưới đây là cách gấp giấy lọc đơn giản (không gấp thành nhiều nếp) dùng khi cần
lấy kết tủa ra và cần giữ kết tủa lâu. Lấy tờ giấy lọc hình vuông có cạnh bằng hai
lần đường kính phễu lọc. Gấp đôi rồi gấp tư tờ giấy (hình 1.6a, b). Dùng kéo cắt tờ
giấy theo đường chấm hình vòng cung (hình 1.6c) thành một hình quạt. Tách 3 lớp
giấy của hình quạt làm thành hình nón (hình 1.6d).

GV: Nguyễn Hoàng Duy Phương - Trường THPT Thống Nhất BTrang 20


Đề tài: Thiết kế và Sử dung thí nghiệm thực hành hóa học trong việc hình thành phát triển tư duy của học sinh

Hình 1.6. Cách gấp và cắt giấy lọc
+ Cách lọc
Trước hết đặt giấy lọc khô đã gấp thành hình nón vào phễu và điều chỉnh cách gấp
sao cho góc của nón phễu giấy vừa bằng góc của nón phễu thuỷ tinh để giấy lọc sát
khít với phễu. Cần cắt giấy lọc như thế nào cho mép giấy lọc thấp hơn và cách
miệng phễu khoảng 5 – 10mm. Đổ một ít nước cất vào tẩm ướt giấy lọc rồi dùng
ngón tay cái (đã rửa sạch) đẩy cho giấy ép sát vào phễu để đuổi hết bong bóng khí ở
cuống phễu và dưới giấy ra.
Hình 1.7 Cách lọc
Đặt phễu lọc lên giá sắt (hình 1.7). Dùng cốc sạch hứng
dưới phễu sao cho cuống phễu chạm vào thành cốc. Khi rót
chất lỏng vào phễu lọc, nên rót xuống theo một đũa thuỷ
tinh.
Không đổ đầy chất lỏng đến tận mép giấy lọc. Muốn lọc

được nhanh, trước khi lọc nên để lắng, đừng làm vẩn kết
tủa và lọc phần nước trong nước.

c. Kết tinh lại
Kết tinh lại là quá trình một chất rắn kết tinh được chuyển vào dung dịch bằng
cách đun nóng với một dung môi nào đó và sau khi làm lạnh dung dịch, nó lại
xuất hiện ở trạng thái tinh thể nhưng tinh khiết hơn.
GV: Nguyễn Hoàng Duy Phương - Trường THPT Thống Nhất BTrang 21


Đề tài: Thiết kế và Sử dung thí nghiệm thực hành hóa học trong việc hình thành phát triển tư duy của học sinh

Trong phòng thí nghiệm hoá học, người ta thường lợi dụng quá trình kết tinh lại
để tinh chế các chất, để phân chia hỗn hợp các chất kết tinh lại để tinh chế, để
phân chia hỗn hợp các chất kết tinh, v.v… Quá trình kết tinh lại dựa vào một tính
chất vật lí của các chất kết tinh là thay đổi độ tan trong dung môi theo nhiệt độ.
Cách tiến hành: Cho chất cần kết tinh lại vào bình hình nón, cho dần nước hoặc
dung môi hữu cơ vào để được dung dịch hơi quá bão hoà. Đun nóng dung dịch,
nhưng chỉ đun đến nhiệt độ dưới nhiệt độ sôi của dung môi, để được dung dịch
bão hoà nóng. Lọc nhanh dung dịch bão hoà nóng. Phải dùng phễu lọc nóng để
lọc. ở dưới phễu, để chậu kết tinh. Các tinh thể sẽ được tạo thành dần dần. Muốn
có tinh thể nhỏ, ta làm lạnh nhanh bằng cách đặt chậu kết tinh vào nước lạnh
hoặc nước đá, đồng thời lắc mạnh. Nếu muốn có tinh thể lớn thì để bình nguội từ
từ và không đụng chạm vào bình.
5- Cách sử dụng buret và pipet: Mục đích dùng dụng cụ này là lấy một lượng
xác định chất lỏng nào đó cần dùng cho thí nghiệm.
a. Cách sử dụng pipet: Dùng quả bóp cao su lắp vào đầu trên của pipet bóp
cho quả bóng dẹp xuống: cho đầu dưới của pipet vào lọ chất lỏng cần lấy, nới tay
cho quả bóp phòng lên. Khi chất lỏng dâng lên quá vạch cần lấy nhanh chống tháo
quả bóp ra và dùng đầu ngón tay trỏ bịt đầu phía trên lại. Lúc này ta dựng đứng

pipet và hơi nới bớt ngón tay trỏ để tháo bớt chất lỏng ra khi đến vạch mức cần lấy
thì bịt chặt pipet lại. Sau đó ta đưa pipet sang cốc hoặc bình đựng và tháo hết chất
lỏng vào đó. Khi tháo phải để đầu pipet chạm nhẹ vào thành bình để chất lỏng chảy
từ từ xuống đáy tránh chất lỏng bắn tưng tóe.
b. Cách sử dụng buret: Kẹp buret trên giá thí nghiệm thẳng đứng. Lấy cốc
thủy tinh “có mỏ” đổ chất lỏng vào quá vạch số 0 hay
một vạch nào đó phía đầu trên buret. Mở khóa tháo lấy
chất lỏng vào cốc trở lại sao cho mức chất lỏng trong
buret ở đúng vạch mong muốn và phải để phần dưới khóa
cũng chứa đầy chất lỏng. Lúc này đóng khóa lại và xác
định vạch đọc thể tích ban đầu. Khi cần lấy chất lỏng ra
khỏi buret thì tay trái mở khóa, tay phải cầm vật
đựng( thường là bình tam giác) hứng phía dưới, mắt quan sát mức chất lỏng hoặc
hiện tượng xảy ra, khi chất lỏng di động đến mức cần thiết hoặc hiện tượng xảy ra
đạt ý muốn thì đóng khóa buret lại.
Lưu ý: Khi quan sát mức chất lỏng chuyển động trong buret hoặc vạch mức
chất lỏng thì tầm mắt phải luôn luôn ngang với nó để đường nhìn tạo thành tiếp
tuyến với đáy mặt khum của chất lỏng trong ống. Khi chất lỏng có màu và thấm
ướt thì tầm nhìn là mặt phẳng cao nhất do chất lỏng dính trên thành ống tạo thành.

GV: Nguyễn Hoàng Duy Phương - Trường THPT Thống Nhất BTrang 22


Đề tài: Thiết kế và Sử dung thí nghiệm thực hành hóa học trong việc hình thành phát triển tư duy của học sinh

4- Đun nóng
a. Dùng đèn cồn
Khi đun nóng, chú ý để đáy ông nghiệm (hoặc thành của bình, lọ,… muốn đun
nóng) vào chỗ nóng nhất của ngọn lửa đèn cồn, ở vị trí 2/3 của ngọn lửa đèn cồn,
tức là ở vị trí 2/3 của ngọn lửa kể từ dưới lên (hình 1.10). Không để đáy ống

nghiệm… sát vào bấc đèn cồn, vì làm như thế ống nghiệm… sẽ bị vỡ. Trong khi
đun nóng, lắc nhẹ ống nghiệm… và nghiêng miệng ống về phía không có người.

Khi dùng đèn cồn cần chú ý đến lượng cồn trong đèn, cách châm đèn và tắt đèn.
Không nên để cồn trong đèn cạn gần khô kiệt, vì cồn còn ít quá sẽ tạo với không
khí thành hỗn hợp nổ. Không nên rót cồn vào đèn quá đầy mà chỉ rót đến gần ngấn
cổ. Tuyệt đối không được châm đèn bằng cách lấy ngọn đèn cồn nọ châm vào
ngọn đèn cồn kia, vì làm như thế cồn đổ ra sẽ bốc cháy. Muốn tắt đèn thì dùng nắp
đèn chụp vào ngọn đèn mà không được thổi bằng miệng.
b. Dùng đèn dầu hoả
Những nơi không mua được cồn thì có thể dùng loại bếp dầu hoả 5 bấc hoặc đèn
dầu hoả có thông phong dài trong khi thí nghiệm.
c. Dùng đèn khí
Hiện nay nhiều địa phương đã dùng bếp ga, bình ga để đun nóng. Trong những
năm tới nhiều trường Sư phạm và một số trường phổ thông sẽ dùng phổ biến đèn
khí. Đèn khí Bunsen có cấu tạo như hình 1.11. Đèn khí Bunsen gồm có các bộ
phận: chân đế, vòi phun, ống dẫn ga (khí) vào đèn, vòng sắt để đóng mở dòng
không khí vào ống kim loại, ống kim loại và (ống khói) (5).
GV: Nguyễn Hoàng Duy Phương - Trường THPT Thống Nhất BTrang 23


Đề tài: Thiết kế và Sử dung thí nghiệm thực hành hóa học trong việc hình thành phát triển tư duy của học sinh

Trước khi đốt đèn khí Bunsen, dùng tay quay (vặn) vòng sắt để đóng kín các cửa
vào của không khí, sau đó mở khoá bình ga cho ga vào đèn và đưa bật lửa đã cháy
vào đầu ống khói. Ngọn lửa của đèn khí có màu vàng. Nhiệt độ của ngọn lửa
không cao.
Muốn sử dụng đèn khí, quay vòng sắt để mở các cửa vào cho không khí đi vào ống
khói trộn lẫn với ga. Lúc này, ngọn lửa đèn khí sẽ có màu xanh, nhiệt độ của ngọn
lửa được nâng cao.

d- Cách đun nóng:
- Khi đun nóng chất lỏng trong bình cầu đáy bằng hay cốc phải đặt nó lên một tấm
lưới Amian rồi đặt lên kiềng sau đó đun bằng đèn cồn hay bếp.
- Khi đun nóng chất lỏng trong bình cầu đáy tròn thì phải kẹp cổ bình vào giá thí
nghiệm một cách chắc chắn bên dưới tấm lưới Amian hoặc bình cách thủy, bình
cách cát sau đó đun bằng đèn cồn hay bếp.
- Khi đun nóng dung dịch trong ống nghiệm, phải dùng kìm kẹp ống nghiệm vào
khoảng 1/3 chiều cao ống nghiệm kể từ miệng xuống, rồi cầm hơi nghiêng hướng
miệng vào chổ không có người để đề phòng chất lỏng sôi phụt ra ngoài
5- Rửa dụng cụ
a- Rửa ống nghiệm: Đổ hết hóa chất trong ống nghiệm vào chậu chứa. Cầm
ống nghiệm bằng tay trái, ngón trỏ đặt vào đáy ống, lấy đầy nước vào ống nghiệm,
thấm ướt chổi rửa rồi đưa chổi rửa vào cọ thành bên trong ống nhiều lần. Súc rửa
bằng nước lạnh sau đó tráng 2 lần bằng nước cất và úp vào giá đựng ống nghiệm
b- Rửa cốc, chén, bình thủy tinh: Dùng chổi lông cọ rửa như trên. Trong
trường hợp cần thiết(dụng cụ còn bẩn) có thể rửa bằng hỗn hợp oxi hóa mạnh ví dụ
như hỗn hợp H2SO4 và K2Cr2O7…

GV: Nguyễn Hoàng Duy Phương - Trường THPT Thống Nhất BTrang 24


Đề tài: Thiết kế và Sử dung thí nghiệm thực hành hóa học trong việc hình thành phát triển tư duy của học sinh

PHẦN II
PHẦN THỰC HÀNH
I- HỌC SINH XEM THÍ NGHIỆM BẰNG VIDEO.
Vì điều kiện phòng thí nghiệm không đủ hóa chất, bảo đảm độ an toàn trong phòng
chống độ độc hại cho học sinh và một vài thí nghiệm mức độ thành công không
cao nên bản thân tôi cho học sinh quan sát thí nghiệm bằng các video có sẳn.
Màu ngọn lửa của kim loại kiềm


Al tác dụng với Br2

Al tác dụng với Cl2

Al tác dụng với S

Sau khi xem thí nghiệm này giáo viên có thể đặt câu hỏi phát triển tính tư duy của
học sinh.
VD: Hãy quan sát thí nghiệm sau đó so sánh tính oxi hóa của Cl2, Br2 và S?

Fe tác dụng với Cl2

Fe tác dụng với S

Sự thụ động hóa của Fe

GV: Nguyễn Hoàng Duy Phương - Trường THPT Thống Nhất BTrang 25


×