BÀI 4 : ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
I.MỤC TIÊU:
1.Biết tiến hành thí nghiệm để nghiên cứu đường đi của tia sáng phản
xạ trên gương phẳng.
2.Biết xác định tia tới, tia phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ
trong mỗi thí nghiệm.
3.Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
4.Biết ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng để thay đổi hướng đi của
tia sáng theo ý muốn.
II.CHUẨN BỊ:
Đối với mỗi nhóm học sinh: Một gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng, 1 đèn
pin có màn chắn đục lỗ để tạo ra tia sáng (chùm sáng hẹp song song ), 1 tờ
giấy dán trên mặt tấm gỗ phẳng nằm ngang, thước đo góc mỏng.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp( 1’): Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ: Đọc nội dung ghi nhớ của bài học trước. Giải bài tập
3.1 (B), 3.2 (B), 3.3
Vì đêm rằm, Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng mới có khả năng nằm trên
cùng một đường thẳng. Trái Đất mới có thể chặn ánh sáng Mặt Trời
không cho chiếu sáng Mặt Trăng.
3.Giảng bài mới:
Giáo viên tổ chức các hoạt động Hoạt động của học
Ghi bảng
sinh
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập.
Làm thí nghiệm ở phần mở đầu bài SGK. Phải đặt đèn pin thế nào để thu
được tia sáng hắt lại trên gương chiếu sáng đúng điểm A trên màn ? Điều
này có liên quan đến định luật phản xạ ánh sáng.
HĐ2: Sơ bộ đưa ra khái niệm gương phẳng.
Yêu cầu học sinh cầm gương lên soi và nói xem các em nhìn thấy gì trong
gương ?
Hình của một vật mà ta nhìn thấy trong gương gọi là ảnh của vật đó tạo bởi
gương.
Mặt gương có đặc điểm gì ?
Gương soi có mặt gương là một mặt phẳng và nhẵn bóng nên gọi là gương
phẳng.
C1: Em hãy chỉ ra một số vật có bề mặt phẳng, nhẵn bóng có thể dùng để soi
ảnh của mình như một gương phẳng.
HĐ3: Sơ bộ hình thành biểu tượng về sự phản xạ ánh sáng.
Giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm ở hình 4.2. Tổ chức cho học sinh làm thí
nghiệm.
Thông báo: Hiện tượng tia sáng sau khi tới mặt gương phẳng bị hắt lại theo
một hướng xác định gọi là sự phản xạ ánh sáng, tia sáng bị hắt lại gọi là tia
phản xạ.
HĐ4: Tìm quy luật về sự đổi hướng của tia sáng khi gặp gương phẳng.
Hướng dẫn học sinh cách tạo tia sáng và theo dõi đường truyền của ánh
sáng.
Chiếu một tia sáng tới gương phẳng sao cho tia sáng đi là là trên mặt tờ giấy
đặt trên bàn, tạo ra một vệt sáng hẹp trên mặt tờ giấy. Gọi tia đó là tia tới SI.
Khi tia tới gặp gương phẳng thì đổi hướng cho tia phản xạ. Thay đổi hướng
đi của tia tới xem hướng của tia phản xạ phụ thuộc vào hướng của tia tới và
gương như thế nào ? Giới thiệu pháp tuyến IN, tia phản xạ IR.
Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào ?
Tia phản xạ nằm trong cùng một mặt phẳng với tia tới và pháp tuyến.
Cho học sinh điền từ vào câu kết luận.
Tìm phương của tia phản xạ.
Giới thiệu góc tới SIˆN = i
Giới thiệu góc phản xạ NIˆR = i’
Cho học sinh dự đoán xem góc phản xạ quan hệ với góc tới như thế nào ?
Thí nghiệm kiểm chứng.
Cho học sinh điền từ vào câu kết luận.
HĐ5: Phát biểu định luật.
Người ta đã làm thí nghiệm với các môi trường trong suốt và đồng tính khác
cũng đưa đến kết luận như trong không khí. Do đó kết luận trên có ý nghĩa
khái quát có thể coi như là một định luật gọi là định luật phản xạ ánh sáng.
HĐ6: Qui ước cách vẽ gương và tia sáng.
HĐ7: Vận dụng.
C3: Vẽ tia phản xạ IR.
C4: Cách đặt vị trí gương ? ( hình 4.4 ).
A
Học sinh tự trả lời.
Học sinh thảo luận để đi đến kết luận.
C1: Học sinh tự trả lời.
Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm.
Học sinh hoạt động theo nhóm.
Kết luận:
Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến.
Học sinh tiến hành thí nghiệm nhiều lần với các góc tới khác nhau, đo các
góc phản xạ tương ứng và ghi số liệu vào bảng. Các nhóm rút ra kết luận
chung về mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ.
Kết luận: Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.
S
N
R
I
S
N
R
I
Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng.
I.Gương phẳng.
Gương soi có mặt gương là một
mặt phẳng nhẵn bóng nên gọi là
gương phẳng.
II.Định luật phản xạ ánh sáng.
4.Củng cố: Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
5.Dặn dò: Học thuộc lòng nội dung ghi nhớ. Làm các bài tập ở nhà :
4.1, 4.2 bài tập Vật lý 7. Xem trước nội dung bài học 5 chuẩn bị cho tiết học
sau.