Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp hcm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (994.21 KB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Nguyễn Hồng Phúc

YẾU TỐ GIỚI
TRONG LỜI CHÊ VÀ HỒI ĐÁP CHÊ
(TRÊN CỨ LIỆU GIAO TIẾP
CỦA SINH VIÊN TẠI TP.HCM)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Nguyễn Hồng Phúc

YẾU TỐ GIỚI
TRONG LỜI CHÊ VÀ HỒI ĐÁP CHÊ
(TRÊN CỨ LIỆU GIAO TIẾP
CỦA SINH VIÊN TẠI TP.HCM)
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số

: 60 22 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


GS.TS. NGUYỄN VĂN KHANG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết luận nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kì công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn

Trần Nguyễn Hồng Phúc


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự cố gắng và nỗ lực của
bản thân tôi còn có sự dạy dỗ, hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô, cũng như
sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến GS.TS Nguyễn Văn Khang,
người thầy đã hết lòng hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin
gởi những lời tri ân nhất từ đáy lòng đối với những điều mà thầy đã dành cho
tôi.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong tổ
Ngôn ngữ học – khoa Ngữ văn – trường Đại học Sư phạm Tp.HCM đã tận
tình truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu. Xin cảm ơn phòng
Sau đại học trường Đại học Sư phạm Tp.HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân đã luôn

bên cạnh, không ngừng động viên, khích lệ và hỗ trợ cho tôi trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu để có thể hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh chị và các bạn học
đã giúp đỡ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực
hiện đề tài này.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn

Trần Nguyễn Hồng Phúc


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
T
1

1T

Chương 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ HỮU QUAN ...... 7
T
1

T
1


1.1. Một số vấn đề về giới tính trong ngôn ngữ............................................. 7
T
1

T
1

1.1.1. Bình diện ngữ âm .............................................................................. 7
T
1

T
1

1.1.2. Bình diện từ vựng ............................................................................. 8
T
1

T
1

1.1.3. Bình diện ngữ pháp ......................................................................... 12
T
1

T
1

1.1.4. Bình diện ngữ dụng......................................................................... 14

T
1

T
1

1.2. Lí thuyết hành vi ngôn ngữ ................................................................... 17
T
1

T
1

1.3. Lí thuyết hội thoại ................................................................................. 20
T
1

1T

1.3.1. Cấu trúc hội thoại ............................................................................ 20
T
1

T
1

1.3.2. Lí thuyết về lịch sự và quan hệ liên cá nhân trong hội thoại .......... 22
T
1


T
1

1.4. Hành vi chê ........................................................................................... 25
T
1

1T

1.4.1. Khái niệm chê và hành vi chê ......................................................... 25
T
1

T
1

1.4.2. Các yếu tố giao tiếp chi phối hành vi chê ....................................... 27
T
1

T
1

1.4.3. Tham thoại hồi đáp hành vi chê ...................................................... 29
T
1

T
1


1.5. Tiểu kết chương 1 ................................................................................. 31
T
1

1T

Chương 2. YẾU TỐ GIỚI TRONG LỜI CHÊ CỦA SINH VIÊN
T
1

TẠI TP.HCM HIỆN NAY ....................................................... 32
T
1

2.1. Kết quả thống kê các phát ngôn chê của sinh viên tại Tp.HCM
T
1

hiện nay ............................................................................................... 32
1T

2.2. Yếu tố giới thể hiện qua mục đích và nội dung các phát ngôn chê
T
1

của sinh viên tại Tp.HCM hiện nay .................................................... 34
T
1

2.2.1. Khảo sát mục đích của các phát ngôn chê ...................................... 34

T
1

T
1


2.2.2. Khảo sát nội dung các phát ngôn chê ............................................. 39
T
1

T
1

2.3. Yếu tố giới thể hiện ở biểu thức các phát ngôn chê của sinh viên
T
1

tại Tp.HCM hiện nay ............................................................................ 45
1T

2.3.1. Phát ngôn chê trực tiếp và phát ngôn chê gián tiếp ........................ 45
T
1

T
1

2.3.2. Yếu tố giới thể hiện qua các phát ngôn chê trực tiếp và phát
T

1

ngôn chê gián tiếp ........................................................................... 50
T
1

2.4. Các yếu tố tăng cường được sử dụng trong các biểu thức chê của
T
1

sinh viên tại Tp.HCM hiện nay ............................................................. 54
T
1

2.5. Tiểu kết chương 2 ................................................................................. 57
T
1

1T

Chương 3. YẾU TỐ GIỚI TRONG LỜI HỒI ĐÁP CHÊ CỦA SINH
T
1

VIÊN TẠI TP.HCM HIỆN NAY ............................................ 60
T
1

3.1. Kết quả thống kê các phát ngôn hồi đáp chê của sinh viên tại
T

1

Tp.HCM hiện nay ............................................................................... 60
1T

3.2. Yếu tố giới thể hiện qua nội dung các phát ngôn hồi đáp chê của
T
1

sinh viên tại Tp.HCM hiện nay ........................................................... 62
T
1

3.2.1. Phát ngôn hồi đáp tích cực và phát ngôn hồi đáp tiêu cực ............ 62
T
1

T
1

3.2.2. Yếu tố giới thể hiện qua các phát ngôn hồi đáp chê tích cực và
T
1

tiêu cực ............................................................................................ 66
1T

3.3. Yếu tố giới thể hiện ở biểu thức các phát ngôn hồi đáp chê của
T
1


sinh viên tại Tp.HCM hiện nay ........................................................... 70
T
1

3.4. Yếu tố giới thể hiện qua cách dùng từ xưng hô trong các biểu
T
1

thức chê và hồi đáp chê của sinh viên tại Tp.HCM hiện nay ............. 74
T
1

3.5. Các yếu tố tăng cường được sử dụng trong các biểu thức hồi đáp
T
1

chê của sinh viên tại Tp.HCM hiện nay.............................................. 80
T
1

3.6. Tiểu kết chương 3 ............................................................................... 83
T
1

1T

KẾT LUẬN .................................................................................................... 85
T
1


1T

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89
T
1

1T

PHỤ LỤC
T
1

1T


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. SP1 (Speaker 1)

: nhân vật hội thoại thứ nhất

2. SP2 (Speaker 2)

: nhân vật hội thoại thứ hai

3. HĐ

: hồi đáp

4. PNC


: phát ngôn chê

5. PNHĐC

: phát ngôn hồi đáp chê

6. Tp.HCM

: thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng phát ngôn chê của sinh viên một số
T
1

trường đại học tại Tp.HCM ......................................................... 32
T
1

Bảng 2.2. Bảng thống kê số lượng các phát ngôn chê của sinh viên một
T
1

số trường đại học tại Tp.HCM xét theo mục đích chê ................ 36
T
1

Bảng 2.3. Bảng kết quả thống kê chi tiết số lượng các phát ngôn chê

T
1

của sinh viên một số trường đại học tại Tp.HCM xét theo
mục đích chê ................................................................................ 37
1T

Bảng 2.4. Bảng thống kê số lượng các phát ngôn chê của sinh viên một
T
1

số trường đại học tại Tp.HCM xét theo nội dung chê ................ 39
T
1

Bảng 2.5. Bảng thống kê chi tiết số lượng các phát ngôn chê của sinh
T
1

viên một số trường đại học tại Tp.HCM xét theo nội dung
chê ................................................................................................ 40
1T

Bảng 2.6. Bảng thống kê số lượng phát ngôn chê trực tiếp – gián tiếp
T
1

của sinh viên một số trường đại học tại Tp.HCM ....................... 50
T
1


Bảng 2.7. Bảng thống kê chi tiết số lượng phát ngôn chê trực tiếp – gián
T
1

tiếp của sinh viên một số trường đại học tại Tp.HCM ................ 51
T
1

Bảng 2.8. Bảng thống kê tần số sử dụng các yếu tố tăng cường trong
T
1

các phát ngôn chê của sinh viên một số trường đại học tại
Tp.HCM ....................................................................................... 55
1T

Bảng 3.1. Bảng thống kê số lượng phát ngôn hồi đáp chê của sinh viên
T
1

một số trường đại học tại Tp.HCM .............................................. 61
T
1

Bảng 3.2. Bảng thống kê các phát ngôn hồi đáp chê của sinh viên một
T
1

số trường đại học tại Tp.HCM xét theo nội dung hồi đáp .......... 66

T
1

Bảng 3.3. Bảng thống kê chi tiết số lượng phát ngôn hồi đáp tích cực
T
1

và tiêu cực của sinh viên một số trường đại học tại Tp.HCM ...... 67
T
1


Bảng 3.4. Bảng thống kê số lượng phát ngôn hồi đáp trực tiếp và gián
T
1

tiếp của sinh viên một số trường đại học tại Tp.HCM ................ 71
T
1

Bảng 3.5. Bảng thống kê chi tiết số lượng phát ngôn hồi đáp trực tiếp
T
1

và gián tiếp của sinh viên một số trường đại học tại Tp.HCM..... 72
T
1

Bảng 3.6. Bảng thống kê tần số sử dụng các từ xưng hô trong phát ngôn
T

1

chê và hồi đáp chê của sinh viên tại Tp.HCM ............................. 76
T
1

Bảng 3.7. Bảng thống kê chi tiết tần số sử dụng các từ xưng hô trong
T
1

phát ngôn chê và hồi đáp chê của sinh viên tại Tp.HCM ............ 77
T
1

Bảng 3.8. Bảng thống kê tần số sử dụng các yếu tố tăng cường trong
T
1

các phát ngôn hồi đáp chê của sinh viên một số trường đại
học tại Tp.HCM ........................................................................... 80
1T


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các phát ngôn chê của sinh viên một
T
1

số trường đại học tại Tp.HCM ................................................. 33
T

1

Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện chi tiết tỷ lệ các phát ngôn chê của sinh
T
1

viên một số trường đại học tại Tp.HCM xét theo mục đích
chê ............................................................................................ 38
1T

Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các phát ngôn chê của sinh viên một
T
1

số trường đại học tại Tp.HCM xét theo nội dung chê ............ 40
T
1

Biểu đồ 2.6. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phát ngôn chê trực tiếp – gián tiếp
T
1

của sinh viên một số trường đại học tại Tp.HCM ................... 51
T
1

Biểu đồ 2.8. Biểu đồ thể hiện chi tiết tỷ lệ phát ngôn chê trực tiếp – gián
T
1


tiếp của sinh viên một số trường đại học tại Tp.HCM ............ 52
T
1

Biểu đồ 2.9. Biểu đồ thể hiện tần số sử dụng các yếu tố tăng cường
T
1

trong các phát ngôn chê của sinh viên một số trường đại
học tại Tp.HCM ....................................................................... 55
T
1

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phát ngôn hồi đáp chê của sinh viên
T
1

một số trường đại học tại Tp.HCM .......................................... 61
T
1

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các phát ngôn hồi đáp chê của sinh
T
1

viên một số trường đại học tại Tp.HCM xét theo nội dung
hồi đáp ...................................................................................... 66
1T

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ thể hiện chi tiết tỷ lệ phát ngôn hồi đáp tích cực

T
1

và tiêu cực của sinh viên một số trường đại học tại
Tp.HCM ................................................................................... 67
1T

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ thể hiện chi tiết tỷ lệ phát ngôn hồi đáp tích cực
T
1

và tiêu cực của sinh viên một số trường đại học tại
Tp.HCM ................................................................................... 68
1T


Biểu đồ 3.5. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phát ngôn hồi đáp trực tiếp và gián
T
1

tiếp của sinh viên một số trường đại học tại Tp.HCM ............ 71
T
1

Biểu đồ 3.6. Biểu đồ thể hiện chi tiết tỷ lệ phát ngôn hồi đáp trực tiếp
T
1

và gián tiếp của sinh viên một số trường đại học tại
Tp.HCM ................................................................................... 72

1T

Biểu đồ 3.7. Biểu đồ thể hiện chi tiết tỷ lệ phát ngôn hồi đáp trực tiếp
T
1

và gián tiếp của sinh viên một số trường đại học tại
Tp.HCM ................................................................................... 73
1T

Biểu đồ 3.8. Biểu đồ thể hiện tần số sử dụng các từ xưng hô trong phát
T
1

ngôn chê và hồi đáp chê của sinh viên tại Tp.HCM ................ 76
T
1

Biểu đồ 3.9. Biểu đồ thể hiện chi tiết tần số sử dụng các từ xưng hô
T
1

trong phát ngôn chê và hồi đáp chê của sinh viên tại
Tp.HCM ................................................................................... 77
1T

Biểu đồ 3.10. Biểu đồ thể hiện tần số sử dụng các yếu tố tăng cường
T
1


trong các phát ngôn hồi đáp chê của sinh viên một số
trường đại học tại Tp.HCM ..................................................... 81
T
1


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người, ngôn ngữ không
chỉ có chức năng phản ánh thực tại xã hội mà còn có chức năng duy trì và
củng cố tồn tại xã hội. Giữa ngôn ngữ và xã hội có mối quan hệ gắn bó, phụ
thuộc lẫn nhau. Ngôn ngữ chỉ có thể tồn tại và phát triển trong xã hội, và cũng
chính là tấm gương phản chiếu những đặc trưng của xã hội ấy. Bên cạnh các
yếu tố vùng miền, tuổi tác, nghề nghiệp, giai cấp, địa vị xã hội,… thì giới tính
còn được coi là một trong những nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng mạnh mẽ
đến việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.
Vấn đề giới là một chủ đề rất lớn liên quan đến nhiều mặt của đời sống
xã hội như: nhận thức, thói quen, ứng xử, văn hóa… Về mặt lí luận, giới tính
có hàm ý không chỉ trong quan hệ về chủng tộc, trong tầng bậc xã hội, luật
pháp và thói quen, thể chế giáo dục mà còn tác động đến tôn giáo, giao tiếp
xã hội, phát triển xã hội và nhận thức, vai trò trong gia đình và công sở,
phong cách xử sự, quan niệm về cái tôi, phân bố nguồn lực, các giá trị thẩm
mĩ và đạo đức và nhiều lĩnh vực khác nữa. Về mặt thực tiễn, vấn đề giới liên
quan mật thiết đến sự thay đổi về quan niệm và đời sống, vị thế ở cả gia đình
cũng như ở ngoài xã hội của nam và nữ. [31, 243] Ngôn ngữ không chỉ phản
ánh cách nhìn nhận về giới của con người mà còn có thể tác động, góp phần
vào việc thay đổi nhận thức của con người về giới.
Ở Việt Nam, ngôn ngữ và giới tính có lẽ vẫn là một vấn đề tương đối

mới trong lĩnh vực ngôn ngữ học xã hội. Đến nay, vẫn chưa có quá nhiều
công trình nghiên cứu sự khác biệt về giới trong việc sử dụng ngôn ngữ. Xuất
phát từ tình hình đó, chúng tôi nhận thấy nghiên cứu về ngôn ngữ giới tính là
một việc làm hết sức cần thiết. Đặc biệt, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu
nào về ngôn ngữ giới tính trên tư liệu là lời chê và hồi đáp chê.


2

Chê là một trong những hành vi ngôn ngữ thường được người Việt sử
dụng với nhiều hiệu lực khác nhau, nó mang tính chất hai mặt. Một mặt, hành
vi chê là hành vi xúc phạm đến thể diện của người bị chê và có khả năng làm
cho quan hệ giữa người chê và người bị chê trở nên xa cách, có khi trở thành
kẻ thù của nhau. Mặt khác, nếu biết khéo léo sử dụng hành vi chê, thì nó sẽ
giúp cho quan hệ giữa những người giao tiếp thêm gần gũi, thân thiết hơn. Vì
vậy, hành vi chê và hồi đáp chê của người Việt trong giao tiếp hàng ngày rất
phong phú và đa dạng.
Bởi tính nhạy cảm ấy, khi thực hiện hành vi chê, người nói phải lựa
chọn ngôn ngữ sao cho khéo léo và tế nhị để đạt được mục đích chê của mình,
lại đảm bảo tính lịch sự trong giao tiếp. Lúc này, yếu tố giới được bộc lộ khá
rõ qua việc lựa chọn ngôn từ. Giữa nam giới và nữ giới sẽ có những cách chê
khác nhau.
Nếu ngôn ngữ bị chi phối bởi những yếu tố xã hội như môi trường giao
tiếp, tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị… thì sinh viên là những đối tượng tương đối
giống nhau về độ tuổi, địa vị, môi trường giao tiếp… Do đó, yếu tố giới tính
là nét khác biệt rõ nhất của nhóm đối tượng này. Nếu thực hiện nghiên cứu đề
tài liên quan đến giới tính trên đối tượng là sinh viên thì sẽ tương đối thuận
lợi hơn. Vì lí do đó, trong luận văn này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu yếu tố
giới sẽ được bộc lộ như thế nào trong lời chê và hồi đáp chê của sinh viên một
số trường đại học tại Tp.HCM hiện nay.

2. Lịch sử vấn đề
Bài Sự bộc lộ giới tính trong giao tiếp ngôn ngữ của Nguyễn Văn
Khang (1998) có thể được coi là một trong những nghiên cứu đầu tiên bàn tới
mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính ở Việt Nam. Tiếp đó, trong cuốn
Ngôn ngữ học xã hội – Những vấn đề cơ bản (1999), tác giả đã dành hẳn một
chương cho vấn đề ngôn ngữ và giới tính. Ngoài ra, trong cuốn Ngôn ngữ học


3

xã hội mới nhất do Nhà xuất bản giáo dục xuất bản năm 2012 gồm 20 chương,
tác giả cũng dành hẳn một chương cho ngôn ngữ và giới.
Sau đó, nhiều bài viết của một số tác giả khác cũng bàn về vấn đề này
như: Ngôn ngữ và giới tính của Nguyễn Đức Dân (1999), Sự thể hiện quan
niệm giới tính trong từ vựng tiếng Việt của Lê Thị Việt Hoa (1999); Giới tính
và lịch sự của Vũ Thị Thanh Hương (1999); Khoảng trống từ vựng – một biểu
hiện của sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ của Trần Xuân Điệp (2002); Xã
hội học ngôn ngữ về giới: Kỳ thị và kế hoạch hóa ngôn ngữ chống kỳ thị đối
với nữ giới trong việc sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Văn Khang (2004); Sắc
thái giới tính trong lời độc thoại của nhân vật nữ qua truyện ngắn Nguyễn Thị
Thu Huệ của Lê Thị Sao Chi (2006),…
Ngoài ra, còn có một số luận văn, luận án thạc sĩ và tiến sĩ nghiên cứu
về vấn đề giới tính trong ngôn ngữ như: Sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ
qua cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt – Luận án Tiến sĩ ngôn ngữ học của Trần
Xuân Điệp; Tác động của nhân tố giới tính đối với việc sử dụng ngữ ngôn
ngữ trong giao tiếp trên cứ liệu ngữ khí từ tiếng Hán và việc chuyển dịch
chúng sang tiếng Việt – Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học của Đỗ Thu Lan; Giới
trong thành ngữ - tục ngữ tiếng Việt – Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học của
Trần Kim Anh; Đặc điểm ngôn ngữ giới tính qua các cặp thoại hỏi – đáp
trong một số truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Thị Thu

Huệ…
Tuy đến nay cũng đã xuất hiện thêm nhiều luận án, luận văn và bài viết
có liên quan đến vấn đề này, nhưng nhìn chung, ngôn ngữ và giới vẫn còn là
một vấn đề mở và là mảnh đất đầy tiềm năng để có thể khai thác thêm.
Tiếp thu những thành quả nghiên cứu của các tác giả trên, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài của mình là Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp
chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại Tp.HCM).


4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích của luận văn này là thông qua việc nghiên cứu những
phát ngôn chê và hồi đáp chê của sinh viên một số trường đại học tại Tp.HCM
để hiểu thêm về tác động của giới đối với việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp
hàng ngày.
3.2. Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ đi giải quyết những nhiệm
vụ sau:
- Hệ thống qua một số lí luận cơ bản về giao tiếp, mối quan hệ giữa
ngôn ngữ và giới.
- Thu thập tư liệu phát ngôn chê và hồi đáp chê của sinh viên một số
trường đại học tại Tp.HCM.
- Khảo sát các biểu thức chê giữa sinh viên nam và sinh viên nữ tại
một số trường đại học ở Tp.HCM.
- Khảo sát các biểu thức hồi đáp chê giữa sinh viên nam và sinh viên
nữ tại một số trường đại học ở Tp.HCM.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thứ nhất, đối tượng mà chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu là những
phát ngôn chê và lời hồi đáp chê của sinh viên một số trường đại học tại
Tp.HCM như: Đại học Sư phạm Tp.HCM, Đại học Sài Gòn, Đại học Sư

phạm kỹ thuật Tp.HCM và Đại học Thể dục thể thao Tp.HCM... Các phát
ngôn chê và hồi đáp chê này không được thực hiện trong các cuộc họp, hội
đàm... mà đều được thực hiện ở hoàn cảnh giao tiếp thông thường như bên
ngoài lớp học, trong giờ giải lao, nhà trọ sinh viên... tức là giao tiếp phi chính
thức.
Thứ hai, đối tượng chúng tôi chọn khảo sát là sinh viên một số trường
đại học tại Tp.HCM. Đây là những thanh niên trẻ, có độ tuổi từ khoảng 18
đến 22, do đó, lời ăn tiếng nói của họ phần nào cũng mang tính trẻ trung, năng


5

động, ngắn gọn và dứt khoát. Do là sinh viên cùng trường/cùng nhà trọ nên họ
là bạn của nhau, mối quan hệ giữa các đối tượng được khảo sát là khá thân
thiết, vì thế có sự cởi mở, hòa đồng khi giao tiếp.
Thứ ba, Tp.HCM là trung tâm của miền Nam, là một thành phố rộng
lớn, có rất nhiều trường đại học với hàng trăm ngàn sinh viên đến từ khắp mọi
miền đất nước cùng đến học tập. Như đã nói ở trên, vùng miền cũng là một
trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng ngôn ngữ. Rõ ràng là
những người thuộc các vùng miền khác nhau sẽ có những cách biểu đạt hoàn
toàn khác nhau trước cùng một vấn đề. Do đó, trong phạm vi luận văn này, để
làm nổi bật lên vai trò của nhân tố giới tính, chúng tôi phải tìm cách làm mờ
ảnh hưởng của nhân tố vùng miền trong các phát ngôn chê và hồi đáp chê. Vì
thế, trong cuộc khảo sát này, chúng tôi cố gắng chọn lọc đối tượng là những
sinh viên có quê ở Tp.HCM hoặc các tỉnh lân cận thuộc Nam Bộ/Nam Trung
Bộ.
Thứ tư, khi thực hiện hành vi chê, cử chỉ, ngữ âm, giọng điệu cũng là
những yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng tới hiệu lực chê. Nhưng do điều kiện
có hạn nên trong phạm vi đề tài này, chúng tôi không bàn đến các khía cạnh
trên mà chỉ tập trung nghiên cứu một mặt đó là các biểu thức ngôn ngữ.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cơ bản của ngôn ngữ học xã hội như: phương pháp quan sát, phỏng vấn sâu,
ghi âm giao tiếp tự nhiên... Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương
pháp khác như:
- Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp này được chúng tôi
dùng để thống kê, phân loại những mẫu ghi chép, ghi âm được và các phiếu
điều tra.


6

- Phương pháp so sánh đối chiếu: Cùng với phương pháp thống kê phân
loại, chúng tôi sử dụng phương pháp này để so sánh đối chiếu các biểu thức
chê và hồi đáp chê của nam và nữ sinh viên.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở thống kê phân loại và so
sánh được để phân tích, tổng hợp các phát ngôn chê, hồi đáp chê, các nội
dung và hình thức chê, từ đó rút ra đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của nam và nữ.
Ngoài ra, để có được 250 cặp thoại chê và hồi đáp chê, chúng tôi đã
chọn lọc từ 764 đoạn hội thoại, trong đó bao gồm 200 đoạn hội thoại mà SP1
và SP2 đều là nam, 200 đoạn hội thoại SP1 và SP2 đều là nữ, và 364 đoạn hội
thoại có cả nam lẫn nữ. Đối với những đoạn hội thoại có cả nam lần nữ, để
đảm bảo tính khách quan, trong quá trình chọn lọc dữ liệu, chúng tôi đã cố
gắng chọn lọc những đoạn nào mà số lượng nam và nữ tham gia đối thoại cân
bằng nhau, và số lượt phát ngôn của nam và nữ cũng tương đối bằng nhau.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và tài liệu tham khảo,
nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết và những vấn đề hữu quan
Chương 2: Yếu tố giới trong lời chê của sinh viên tại Tp.HCM hiện nay

Chương 3: Yếu tố giới trong lời hồi đáp chê của sinh viên tại Tp.HCM
hiện nay


7

Chương 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ HỮU QUAN
1.1. Một số vấn đề về giới tính trong ngôn ngữ
“Đàn ông đến từ sao Hỏa, đàn bà đến từ sao Kim” là cách nói ẩn dụ về
sự khác nhau giữa nam giới và nữ giới, trong đó có ngôn ngữ [31, 237]. Thực
tế cho thấy sự khác nhau đó là có thật và theo đó, phương ngữ giới là một
biểu hiện của sự phân chia hai nửa đàn ông và đàn bà trong xã hội. Chính vì
vậy, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới đã được các nhà ngôn ngữ học xã hội
trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Những khảo sát theo hướng so sánh, đối
chiếu giữa ngôn từ của nam giới và ngôn từ của nữ giới đã được tiến hành
ngày một nhiều và sâu, đặc biệt là từ đầu thế kỷ XX đến nay.
Với phạm vi đề tài này, chúng tôi xin điểm qua đặc điểm ngôn ngữ giới
ở những bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và ngữ dụng.
1.1.1. Bình diện ngữ âm
Bình diện này có mối quan hệ mật thiết và phụ thuộc vào những yếu tố
như: sinh lí (cấu tạo bộ máy cấu âm, vị trí phần ngôn ngữ trong não), tâm lí,
đặc trưng xã hội... Các nhà nghiên cứu đã khảo sát được rất nhiều điểm khác
nhau trong cách phát âm giữa nam giới và nữ giới, trong đó thể hiện rõ nhất
của sự khác nhau này là sự chênh lệch về âm vực trung bình của hai giới.
Theo một nghiên cứu năm 1989 của Gison và Ramsaran, âm vực của nam là
từ 100 – 150 Hz, còn âm vực của nữ là từ 200 – 325 Hz. Với sự tiến bộ của
khoa học công nghệ, gần đây một số nhà nghiên cứu đã tiến hành thực
nghiệm trên những người nói tiếng phổ thông Trung Quốc bằng phần mềm
“Speech Analysis for Window” (Phân tích giọng nói trong Window). Chương

trình này sẽ phân tích một đoạn lời nói và cho ra chỉ số F0 (average
fundamental frequency – tần số cơ bản trung bình) để phân biệt giới tính. Kết


8

quả của thực nghiệm này là chỉ số F0 bằng 150 Hz, tức là người nói với âm
vực trung bình cao hơn 150 Hz thì thường là nữ giới, còn thấp hơn 150 Hz thì
là nam giới. Các nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng, nam giới thường nói giọng
trầm, mạnh còn nữ giới thường nói với giọng nhẹ nhàng, mềm mại. Phụ nữ
thường phát âm chuẩn mực và hay lên giọng ở cuối câu hơn nam giới. Trong
tiếng Anh Mỹ, nam giới sử dụng âm mũi hóa nhiều hơn phụ nữ vì âm mũi hóa
mang âm sắc thô, mạnh, có vẻ nam tính... [31, 243-244]
1.1.2. Bình diện từ vựng
Đặc điểm giới thể hiện hết sức rõ ràng trong hình thức cấu tạo từ của
nhiều ngôn ngữ. Nói một cách cụ thể hơn, trong mỗi ngôn ngữ đều có những
từ ngữ chỉ dùng cho giới này mà không dùng cho giới kia. Chẳng hạn, trong
tiếng Nga, các từ loại như danh từ, đại từ, động từ, tính từ... đều phải phân
biệt giống đực hay giống cái dựa vào tiêu chí đặc trưng. Trong tiếng Anh, sự
phân biệt gới tính được thể hiện qua các đại từ: he/his dùng cho nam và
she/her dùng cho nữ. Các hậu tố -ess, -tte, -ine chuyên dùng để cấu tạo danh
từ liên quan đến nữ giới. Ví dụ: god – godess (thần – nữ thần); host – hostess
(chủ nhà – bà chủ nhà); hero – heroine (anh hùng – nữ anh hùng)... Cũng
giống như tiếng Anh, tiếng Hán cũng có những tiêu chí hình thức biểu thị
phạm trù giới tính. Hơn nữa, những đặc trưng phân biệt cũng phần lớn thiên
về những từ dùng cho nữ giới, trong khi những từ dùng cho nam giới lại
thường không mang một tiêu chí hình thức đặc biệt nào. Trong tiếng Hán, các
danh từ chỉ người có liên quan đến phụ nữ thường được đánh dấu bằng bộ nữ
(女), trong khi các từ được coi là đối lập tương ứng với những từ này lại
thường không mang dấu hiệu gì về giới tính. Ví dụ: 男 – 女 (nam – nữ); 夫 –

妻/公 – 婆 (chồng – vợ); 爸爸 – 妈妈 (ba – mẹ); 爷爷 – 奶奶 (ông – bà); 哥
哥 – 姐姐 (anh trai – chị gái); 弟弟 – 妹妹 (em trai – em gái)... [31, 245]


9

Sự kỳ thị giới tính trong xã hội, đặc biệt là tư tưởng “trọng nam khinh
nữ” cũng được phản ánh khá rõ nét trong ngôn ngữ, nhất là trên tiêu chí hình
thức của bình diện cấu tạo từ. Hàng loạt các từ tiếng Anh được cấu tạo có yếu
tố man phản ánh vị thế xã hội của nam giới và được cho là điển hình của tư
tưởng nam quyền, hạ thấp phụ nữ. Mô hình “x + man” là công thức khá quen
thuộc để cấu tạo nên những danh từ chỉ nghề nghiệp “dường như chỉ để cho
nam giới và chỉ nam giới mới có thể làm được”. Ví dụ: spokerman (người
phát ngôn); chairman (chủ tịch); congressman (nghị viên); saleman (thương
gia)... Hơn thế nữa, ngay cả từ woman (phụ nữ) trong tiếng Anh cũng phải có
yếu tố man; human, mankind (loài người, nhân loại) cũng không tách được
yếu tố man. Mặt khác, trong tiếng Hán, hàng loạt những từ ngữ mang ý nghĩa
xấu xa, thấp hèn, đáng ghét... đều có chứa bộ nữ (女). Chẳng hạn như: 奸 –
T
0

gian (gian trá, gian xảo); 妖 – yêu (yêu quái); 妒 – đố (đố kị, ghen ghét); 婪 –
lam (tham lam); 妄 – vọng (ngông cuồng, cuồng vọng)... [31, 252]
T
0

Liên quan đến vấn đề kỳ thị giới tính thể hiện trong hình thức cấu tạo
từ, không thể không đề cập đến hiện tượng thường đặt những yếu tố chỉ nữ
trước hoặc sau những danh từ chỉ chức danh, nghề nghiệp được đánh giá
tương đối cao trong xã hội, tạo nên một tiêu chí mang tính hình thức trước các

danh từ này khi nói về phụ nữ. Ví dụ:
Bác sĩ, doctor, 大夫 – nữ bác sĩ, women/lady doctor, 女大夫
Luật sư, lawyer, 律师 – nữ luật sư, women/female lawyer, 女 律师
3T

T
3

T
3

Đại sứ, ambassador, 大使 – nữ đại sứ, ambassadress, 女大使
Anh hùng, hero, 英雄 – nữ anh hùng, heroine, 女英雄
Rõ ràng, điều này phản ánh một sự mặc định ngầm rằng những nghề này
“đương nhiên là của nam giới”, nếu có phụ nữ tham gia thì cũng chỉ là cá biệt,
cần được “đánh dấu”, lưu ý. Hiện nay, cách dùng từ có đánh dấu phụ nữ này


10

đã không còn thấy hoặc ít thấy, chứng tỏ xã hội đã thay đổi quan niệm và vị
thế của người phụ nữ trong xã hội đã được nâng cao. [31, 252]
Bên cạnh tiêu chí hình thức, tiêu chí ngữ nghĩa cũng góp phần không
nhỏ trong việc bộc lộ tác động của nhân tố giới tính trên bình diện cấu tạo từ.
Trong kho từ vựng phong phú của rất nhiều ngôn ngữ, gần như là có sự mặc
định ngầm trong xã hội, có một lớp từ chỉ dành riêng để nói về nam giới và
một lớp từ khác chỉ dành riêng để nói về nữ giới. Ví dụ, khi nhắc đến các từ
như: hộ lí, thư ký, bảo mẫu, nội trợ… người ta liên tưởng ngay đến công việc
của phụ nữ, còn trong trường hợp muốn nói là công việc của nam giới thì phải
thêm tiêu chí chỉ nam giới vào phía trước các từ. Bên cạnh đó, các từ dùng để

chỉ ngoại hình hay tính cách dành riêng cho từng giới cũng rất đáng chú ý. Ví
dụ, trong tiếng Hán và tiếng Việt, các từ thùy mị, mềm mại, uyển chuyển,
duyên dáng, quyến rũ... đều dành để miêu tả cho phái nữ, còn các từ như khôi
ngô, tuấn tú, cường tráng, tráng kiện... dường như chỉ dành đặc tả ngoại hình
của phái mạnh. Ngoài ra, sự phân định rõ ràng về giới tính cũng có thể nhận
thấy ở các cụm từ trong tiếng Việt kiểu như: “lèm bèm như đàn bà”, “cục xúc
như đàn ông”...
Ngoài ra, sự ảnh hưởng của giới tính đối với ngôn ngữ còn được thể
hiện trong cách sử dụng từ vựng ở hai giới. Chẳng hạn, đến đầu thế kỷ XX,
E.d.Spair đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể về hiện tượng sử dụng luân phiên
một số âm vị khác nhau giữa nam và nữ người Yana Indian ở California (Mỹ).
Cùng một hiện tượng là “lửa” nhưng nam giới thì nói là anua, còn nữ giới thì
lại nói là auh; cùng một con vật là “lừa”, nam giới nói bana, nữ giới lại nói
ba... Ở vùng Chiquito, cùng có nghĩa là “bố tôi”, “mẹ tôi” nhưng nam giới lại
sử dụng ijai, ijai, còn nữ giới thì sử dụng isupu, ipaki. [31, 237]
Đây cũng là một hiện tượng thường gặp trong tiếng Nhật truyền thống,
dưới đây chỉ là một số trong rất nhiều trường hợp mà nam giới và phụ nữ


11

dùng những từ vựng khác nhau để diễn đạt cho cùng một ý nghĩa. [33, 15]
Ví dụ.
Nam giới

Nữ giới

bụng

hara


onaka

dưa muối

tukemono

okookoo

nước

mizu

ohija

Mặt khác, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nữ giới dùng những cách
nói mang tính lịch sự hơn nam giới. Các nghiên cứu về tâm lí học đã chứng
minh rằng xã hội thường biểu hiện sự khoan dung lớn hơn đối với nam giới
trong việc sử dụng những từ ngữ thô lỗ hoặc cấm kị. Do đó, nữ giới thường
tránh sử dụng những từ thô tục, vì hành vi đó sẽ hạ thấp địa vị xã hội của họ.
Ví dụ, khi nhìn thấy một mẩu bơ thừa trong tủ lạnh, phản ứng của hai vợ
chồng tỏ ra rất khác nhau: [30, 145-146]
Chồng: Shit! You’ve put the peanut butter in the refrigerater again.
(Đồ rác rưởi! Sao lại cứ để mẩu bơ thừa vào tủ lạnh thế này.)
Vợ: Oh dear! You’ve put the peanut butter in the refrigerater again.
(Trời ơi! Sao lại cứ bỏ mẩu bơ thừa và tủ lạnh thế này.)
Trong tiếng Việt, khi xưng gọi, các em gái hay dùng hai cặp “tên – tên”
và “mình – đằng ấy”, trong khi các em trai thường dùng hai cặp “tao – mày”
và “tớ – cậu”. [4, 118]
Trong khi phái nữ thường thích thú bàn luận các vấn đề liên quan đến

nghệ thuật, xã hội và tôn giáo… thì nam giới thường có hứng thú với các đề
tài về lí luận, kinh tế, chính trị,… Có thể thấy, sự khác nhau về sở thích cũng
như mối quan tâm khác nhau về các lĩnh vực trong đời sống xã hội của hai
giới là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khả năng nắm vững các từ thuộc các
đề tài khác nhau của hai giới không giống nhau, chính điều này tạo nên sự


12

khác biệt trong tần suất sử dụng các từ thuộc các lĩnh vực khác nhau của nam
và nữ. Phụ nữ có vốn từ vựng phong phú hơn trong một số lĩnh vực phù hợp
với nữ giới như nấu nướng, may vá, nghệ thuật… Ngoài ra, phụ nữ dùng
những từ chỉ màu sắc nhiều và chính xác hơn nam giới. Sắc thái tình cảm
trong ngôn ngữ của nữ giới đậm đà hơn nhiều so với nam giới thể hiện ở việc
họ thường xuyên sử dụng các từ đệm, các từ cảm thán ở dạng trung tính, nhẹ
nhàng, thiên về bộc lộ cảm xúc và có hiệu quả nhấn mạnh trong khi nam giới
ưa dùng những dạng thức ngôn ngữ có phần thô thiển và dung tục hơn.
[31, 240]
1.1.3. Bình diện ngữ pháp
Tuy không thể hiện rõ nét như trong các bình diện về ngữ âm, từ vựng
nhưng sự khác nhau về giới tính ở bình diện ngữ pháp cũng có nhiều điểm rất
đáng chú ý.
Trong ngữ pháp tiếng Anh, giới tính là một yếu tố quan trọng khi
chuyển đổi danh từ sang đại từ, ví dụ:
The waiter was very efficient. →

He was very efficient.

The waiterss was very efficient. → She was very efficient.
Ở đây, việc lựa chọn đại từ (he hoặc she) được quyết định bởi giới tính

của đối tượng được đề cập đến. Sự khác nhau về giới tính này cũng có ảnh
hưởng tương tự đến việc sử dụng các cặp đại từ khác nhau như his/her và
himself/herself.
Mary Haas đã phát hiện ra rằng, tiếng Koasati (một vùng thuộc bang
Los Angeles, Mĩ) có sự khác nhau giữa nam và nữ trong việc sử dụng hình
thái của động từ được dùng trong câu trần thuật và câu cầu khiến [31, 237].
Ví dụ:


13

Nghĩa

Hình thái sử dụng của nữ Hình thái sử dụng của nam
Ka: hài

Ka:hás

Tôi đang nói

I: sk

I: sks

Anh đang nói



Ká:s


Nó đang nói

Một ví dụ khác là tiếng Kurux ở Ấn Độ, động từ hình thành, biến đổi
theo giới tính của người nghe: [31, 238]
người nói là nam

người nói là nữ

người nghe là nam hoặc nữ

người nghe cũng là nữ

người nói là nữ

nghĩa

người nghe là nam
bardan

bar?en

tôi đến

bardam

bar?em

chúng tôi đến

barckan


barczan

tôi (đã) đến

barckam

barezam

chúng tôi (đã) đến

Sự khác biệt giới tính liên quan đến vấn đề ngữ pháp không chỉ được
quy định trong cấu trúc ngữ pháp của một số ngôn ngữ mà nó còn bộc lộ khá
rõ nét trong đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của từng giới, nổi bật là:
- Nữ giới rất coi trọng sự chính xác trong ngữ pháp. Ví dụ: trong khi nữ
giới ưa sử dụng “We’re going to...” (Chúng tôi đang chuẩn bị đi/sắp đi), thì
ngược lại, nam giới lại không coi trọng điều này. Trong cùng trường hợp trên,
nam giới thường nói rằng “We’re gonna…”, hay “ainn’t” thay cho “is not,
am not, are not”… [33, 22]
- Phụ nữ ưa sử dụng câu hỏi đính kèm (tag question) nhằm thuyết phục
và làm “mềm hóa” ngôn ngữ. Họ hay thêm vào lời nói của mình những câu


14

nghi vấn, hoặc những lời nói gián tiếp. Câu nghi vấn thường được thêm vào
sau câu trần thuật, biểu hiện sự do dự, nghi ngờ với sự thật hoặc quan điểm
được đề cập đến trong câu. Họ hay dùng các câu hỏi đuôi kiểu như: “… đúng
không?” để tìm kiếm sự đồng tình của đối phương đối với quan điểm mình
đưa ra. Họ thích sử dụng các cách diễn đạt kiểu như “tương đối”, “có (đôi)

chút”, thậm chí là “có thể tôi nói không đúng, nhưng…” để biểu đạt sự do dự.
Cách biểu đạt như vậy làm cho nữ giới thường bị đánh giá là không dứt khoát,
có tính thăm dò và nói kiểu nước đôi. Nhìn bề ngoài, dạng câu hỏi này mang
lại cảm giác không chắc chắn nhưng trên thực tế, hiệu quả giao tiếp của nó lại
rất cao, theo kiểu “lạt mềm buộc chặt”. [31, 240-241]
- Khi đưa ra yêu cầu, phái nữ thiên về sử dụng các câu yêu cầu gián
tiếp trong khi nam giới lại thích sử dụng những kiểu câu trực tiếp. Phụ nữ
dùng nhiều cách nói mang tính lễ nghi, lịch sự hơn như và các hình thức cầu
khiến phức hợp hơn.
- Ngoài ra, so với nam giới, cách nói của nữ giới thường thiên về văn
phong viết hơn.
1.1.4. Bình diện ngữ dụng
Mở rộng phạm vi phân tích đến bình diện ngữ dụng, trong quá trình
khảo sát các cuộc hội thoại giữa nam và nữ, các nhà ngôn ngữ học đã phát
hiện ra một số điểm khác nhau quan trọng trong phong cách hội thoại giữa
nam giới và nữ giới như:
- Số lượng lời nói: Lâu nay, chúng ta thường có ấn tượng rằng nữ giới
hay nói năng dài dòng, vòng vo, và lắm điều. Trên thực tế, nữ giới lại thích
chú ý lắng nghe còn nam giới mới chính là người “thao thao bất tuyệt”. Các
nghiên cứu đã chứng minh rằng trong các cuộc hội thoại ở nhiều bối cảnh
khác nhau như trên trong gia đình, đường phố, thi đấu thể thao, hội nghị…
nam giới thường nói nhiều hơn nữ giới. Khi nghiên cứu về chuyên mục tranh


×