Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

SKKN một vài kinh nghiệm đổi mới phương pháp giảng dạy môn địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.89 KB, 7 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

MỘT VÀI KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI
PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÝ
Viết bởi THPT Phan Bội Châu - Bình Thuận
Thứ tƣ, 24 Tháng 8 2011 14:40


TRƢỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU
TỔ ĐỊA LÝ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Phan Thiết ngày 20 tháng 8 năm 2011

BÁO CÁO

V/V ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÝ

-

Họ và tên : LÊ PHƢƠNG

-

Giáo viên giảng dạy môn địa lý tại đơn vị : THPT Phan Bội Châu – Thành phố Phan Thiết

– Tỉnh Bình Thuận .
Qua quá trình giảng dạy từ phƣơng pháp truyền thống chuyển đổi sang phƣơng pháp giảng dạy


theo hƣớng mới đó là : Lấy học sinh làm trung tâm , tập trung đầu tƣ phƣơng pháp làm sao cho
học sinh chủ động nắm bắt kiến thức ngay trên lớp thông qua việc vận dụng từ những phƣơng
pháp tối ƣu trên bục giảng để học sinh tự làm chủ , tự phát huy để lỉnh hội những kiến thức cơ bản
( trên chuẩn kiến thức kỉ năng ) là một việc làm thật sự thách thức và khó khăn cho cả thầy và trò (
làm sao cho hiệu quả , không chạy theo hình thức ), với kinh nghiệm là một giáo viên đã có tuổi
nghề gần 35 năm . Những thách thức đó là :
1.

Những thách thức đối với môn Địa lí ở trƣờng phổ thông

a) Vị trí, vai trò của môn Địa lí phổ thông trong thực hiện mục tiêu giáo dục
Điều 23, Luật Giáo dục quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông là: "giúp học sinh phát triển


toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách
con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho
học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Địa lí là môn học cung cấp cho học sinh (HS) những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về Trái
Đất và những hoạt động của con ngƣời trên bình diện quốc gia và quốc tế, làm cơ sở cho hình
thành thế giới quan khoa học; giáo dục tƣ tƣởng tình cảm đúng đắn; đồng thời rèn luyện cho HS
các kĩ năng hành động, ứng xử phù hợp với môi trƣờng tự nhiên, xã hội, phù hợp với yêu cầu của
đất nƣớc và xu thế của thời đại.
Môn Địa lí còn có nhiều khả năng bồi dƣỡng cho HS năng lực tƣ duy (tƣ duy kinh tế, tƣ duy sinh
thái, tƣ duy phê phán,...); trí tƣởng tƣợng và óc thảm mĩ; rèn luyện cho HS một số kĩ năng có ích
trong đời sống và sản xuất. Cùng với các môn học khác, môn Địa lí góp phần bồi dƣỡng cho HS ý
thức trách nhiệm, lòng ham hiểu biết khoa học, tình yêu thiên nhiên, con ngƣời, quê hƣơng, đất
nƣớc.
Vì vậy, Địa lí là môn học không thể thiếu đƣợc trong hệ thống các môn học của nhà trƣờng phổ
thông, nhằm góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông nhƣ Luật Giáo dục đã nêu.
2.


Những khó khăn gặp phải trong quá trình đổi mới

- Một số giáo viên (GV) Địa lí vẫn chƣa thực sự thấm nhuần bản chất, hƣớng và cách thức đổi mới
PPDH Địa lí; hiểu biết về cơ sở lí luận, thực tiễn của đổi mới PPDH còn chƣa sâu sắc.
- Đa số GV vẫn chú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình xen kẽ hỏi đáp, nặng về
thông báo, giảng giải kiến thức, nhẹ về phát huy tính tích cực và phát triển tƣ duy HS.
- Nhiều GV lên lớp theo kiểu dạy "chay", không sử dụng bản đồ/lƣợc đồ ngay cả trong các tiết học
có nội dung về địa lí khu vực, quốc gia, tổ quốc và địa phƣơng. Việc sử dụng phƣơng tiện dạy học
còn nặng về mô tả, minh hoạ là chủ yếu.
- Hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu. Dạy theo lớp là chủ yếu. Các hình thức dạy học cá
nhân, nhóm, ngoài trời còn đƣợc ít, hoặc chƣa đƣợc thực hiện, hiệu quả thực hiện còn thấp.


- Cơ sở vật chất phục vụ dạy học và các phƣơng tiện dạy học còn thiếu và chƣa đồng bộ.
Chính những điều này , bản thân với tƣ cách là chỉ đạo bộ môn địa lý trong toàn tỉnh cũng nhƣ là
có một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy đã rút ra đƣợc những việc đã thực hiện từng
bƣớc trong quá trình đổi mới giảng dạy ở bộ môn này nhƣ sau :
Cách thức đổi mới phƣơng pháp dạy học Địa lí :
a) Dạy học Địa lí trung học phổ thông theo định hƣớng đổi mới trên đƣợc tiến hành theo cách
thức: giáo viên đóng vai trò tổ chức, hƣớng dẫn, chỉ đạo, điều khiển; học sinh tích cực, tự giác,
chủ động làm việc với các nguồn tri thức dƣới sự chỉ đạo của giáo viên.
b) Đổi mới phƣơng pháp dạy học địa lí ở trƣờng trung học phổ thông cần tập trung vào 4 hƣớng
sau:
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và tƣ duy sáng tạo của học sinh.
- Bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học.
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin và hứng thú học tập cho học sinh.
Trong đó hƣớng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và tƣ duy sáng tạo của học sinh là cơ
bản và chủ yếu nhất, nó sẽ chi phối đến 3 hƣớng sau:

+. Tạo cho học sinh một vị thế mới và những tiền đề, những điều kiện thuận lợi để hoạt động:
Cụ thể của định hƣớng này là: ngƣời học phải trở thành chủ thể hành động, hoạt động một cách
tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo để kiến tạo tri thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành thái
độ; tạo ra và duy trì ở học sinh những động lực học tập mạnh mẽ để tham gia tích cực vào quá
trình dạy học, đó chính là động cơ, hứng thú và niềm lạc quan của học sinh trong quá trình học
tập; học sinh cần đƣợc nuôi dƣỡng và phát triển ý thức trách nhiệm và khả năng tự đánh giá kết
quả học tập của mình.
+. Xác lập, khẳng định vai trò, chức năng mới của ngƣời thầy trong quá trình dạy học:


Cụ thể là: ngƣời thầy phải là ngƣời tổ chức, chỉ đạo, điều khiển các hoạt động học tập tự giác, chủ
động và sáng tạo của học sinh; ngƣời thầy không còn là nguồn cung cấp thông tin duy nhất, không
phải là ngƣời hoạt động chủ yếu trong giờ học nhƣ trƣớc đây, mà thầy giáo phải là ngƣời tổ chức,
chỉ đạo và điều khiển quá trình học tập của học sinh bằng việc thể hiện tốt vai trò thiết kế, ủy thác,
điều khiển và thể chế hóa trong hoạt động dạy học của mình. Trong đó:
- Thiết kế là lập kế hoạch cho quá trình dạy học về cả mục đích, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng
tiện và hình thức dạy học. Thông qua đó nêu ra đƣợc những tình huống thích hợp để kích thích và
tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tự giác và hợp tác trong hoạt động nhận thức.
- Uỷ thác là thông qua đặt vấn đề nhận thức, tạo động cơ hứng thú biến ý đồ dạy của mình thành
nhiệm vụ học tập tự nguyện, tự giác của trò và chuyển giao cho trò những tình huống để trò hoạt
động và thích nghi.
- Điều khiển quá trình hoạt động học tập của học sinh trên cơ sở thực hiện một hệ thống mệnh
lệnh, chỉ dẫn, trợ giúp, đánh giá (bao gồm cả sự động viên).
- Thể chế hóa tức là xác nhận, định vị kiến thức mới trong hệ thống tri thức đã có, đồng nhất hóa
kiến thức riêng lẻ của học sinh thành tri thức khoa học xã hội, hƣớng dẫn vận dụng và ghi nhớ.
+. Xây dựng môi trƣờng dạy học thích hợp:
Môi trƣờng dạy học ảnh hƣởng đến phƣơng pháp dạy học và giữa chúng lại có tác động tƣơng hỗ
lẫn nhau. Ngƣời dạy và ngƣời học đƣơng nhiên bị ảnh hƣởng bởi một tập hợp các yếu tố của môi
trƣờng. Nhƣng mặt khác ngƣời học và ngƣời dạy phải tự thích nghi với môi trƣờng dạy học. Ảnh
hƣởng và thích nghi chính là hệ quả của phƣơng pháp sƣ phạm tƣơng tác liên quan đến môi

trƣờng. Chúng ta có thể hình dung mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố của môi trƣờng
dạy học cũng nhƣ sự ảnh hƣởng và thích nghi giữa ngƣời dạy và ngƣời học đối với môi trƣờng .
Bên cạnh cơ sở lý luận nhƣ trên , bản thân đã thấy đƣợc : dạy bộ môn này để học sinh thích học ,
tiếp thu nhanh bài từng tiết học trên lớp , cần phải hội đủ những tố chất sau :


1/ Tạo dấu ấn ngôn ngữ của giáo viên.
Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói (giọng vừa nghe, ấm áp, chậm rãi và thân thiện); ngôn ngữ viết
(không nên lạm dụng máy chiếu project mà cần phải dùng đến bảng nữa); ngôn ngữ cử chỉ (giáo
viên phổ thông không nên ngồi giảng một chỗ nhƣ giảng viên đại học) và cuối cùng là ngôn ngữ
câm (nhiều lúc phải cố tạo ra một khoảng trống không nói gì để tạo ấn tƣợng).
2/ Ngƣời học là trung tâm của hoạt động.
Luôn hƣớng đến ngƣời học, tất cả vì ngƣời học. Giáo viên phải cho ngƣời học cái mà họ cần chứ
không phải đƣa cho họ cái ta có. Kiến thức (đúng ra là kinh nghiệm lịch sử xã hội) phải từ đầu
ngƣời giáo viên sau đó qua trái tim rồi mới phát ra thành lời.
3/ Nâng cao hiệu quả sử dụng phƣơng tiện dạy học.
Phƣơng tiện dạy học đây bao gôm cả phƣơng tiện hiện đại lẫn phƣơng tiện truyền thống. Nhiều
lúc trong dạy học địa lý một mẫu đá cũng tạo đƣợc hiệu quả tâm lý hơn một đoạn băng video .
4/ Luôn cập nhật thông tin.
Thông tin luôn cần cho cuộc sống đặc biệt đối với dạy học địa lý trong khi đó sách giáo khoa
không cập nhật nổi.Chẳng hạn sao Diêm Vƣơng đã không còn đƣợc gọi là sao nữa mà chúng ta
vẫn dạy cho học sinh hệ mặt trời có 9 hành tinh thì..... chắc là không ổn….
HIỆU QUẢ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỔI MỚI CỦA BẢN THÂN :
1/ Học sinh rất thích học môn địa lý , giờ học luôn sinh động và tạo những hứng thú trong quá
trình thực hiện những thao tác mà giáo viên đã vận dụng ( trao đổi nhóm , cặp đôi , hoặc hình
thành ô chử , những trò chơi nhỏ theo từng tiểu mục …)
2/ Kết quả cuối năm tỉ lệ học sinh lớp đƣợc phân công giảng dạy : Xếp loại TB luôn từ 80% trở
lên



3/ Hàng năm có học sinh đạt giải hoc sinh giỏi môn địa lí cấp tỉnh và cấp quốc gia .
( Năm học 2008-2009 : 2 h/s , năm học 2009-2010 : có 01 h/s đạt giải ba cấp quốc gia )
Riêng cấp tỉnh hầu nhƣ năm nào cũng có số lƣợng đạt dẫn đầu cả trƣờng so với các môn khác
trong trƣờng .
4/ Tỉ lệ học sinh khối 12 thi môn Địa lý TNPT : Năm học 2008-2009 đạt 96,5% , năm học 20092010 đạt 98,2 % và năm học 2010-2011 đạt 89,4%
5/ Tỉ lệ học sinh dự thi Đại học Khối C với bộ môn Địa lí có điểm 05 trở lên chiếm tỉ lệ 92%
Bản thân chỉ rút ra đƣợc những vấn đề trên trong quá trình giảng dạy và cũng đang tiếp tục nghiên
cứu sâu hơn để thật sự hoàn thiện đối với bộ môn khoa học xã hội nói chung cũng nhƣ môn địa lý
nói riêng đó là những môn hiện nay học sinh rất ít thích học .
Rất chân thành cám ơn.

Xác nhận Ban giám
Ngƣời viết

hiệu

LÊ PHƢƠNG



×