Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

cấu trúc đề thuyết trong thơ lục bát cổ điển và thơ lục bát hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
muc

ĐOÀN THỊ PHI YẾN

CẤU TRÚC ĐỀ - THUYẾT TRONG THƠ LỤC BÁT CỔ ĐIỂN
VÀ THƠ LỤC BÁT HIỆN ĐẠI

Luận án Thạc sĩ Khoa học
Chuyên ngành Ngôn Ngữ:
Mã số: 504 - 08
Ngƣời hƣớng dẫn Khoa học:
PGS. CAO XUÂN HẠO

-----Thành phố Hồ Chí Minh 1997-----


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐOÀN THỊ PHI YẾN

CẤU TRÚC ĐỀ - THUYẾT TRONG THƠ LỤC BÁT CỔ ĐIỂN
VÀ THƠ LỤC BÁT HIỆN ĐẠI

Luận án Thạc sĩ Khoa học
Chuyên ngành Ngôn Ngữ:
Mã số: 504 - 08


Ngƣời hƣớng dẫn Khoa học:
PGS. CAO XUÂN HẠO

-----Thành phố Hồ Chí Minh 1997-----


LỜI NÓI ĐẦU

Ngữ pháp chức năng với một hệ thống phƣơng pháp tiếp cận các hiện tƣợng ngôn ngữ
phù hợp đang đƣợc các nhà ngôn ngữ Việt Nam quan tâm. Hệ phƣơng pháp này đã và đang
tạo ra một cách nhìn nhận mới trong việc nghiên cứu, mô tả chính xác hơn bản chất tiếng
Việt.
Đặc biệt với hệ thống lý thuyết khoa học, chặt chẽ, ngữ pháp chức năng đã giúp các
nhà Việt ngữ học miêu tả phân tích câu thành cấu trúc đề thuyết.
Đề tài luận văn này của chúng tôi trình bày kết quả kháo sát, miêu tả cấu trúc đề
thuyết trong thơ lục bát cổ điển và thơ lục bát hiện đại theo quan điểm ngữ pháp chức năng.
Do vấn đề còn mới mẻ và tài liệu nghiên cứu ít ỏi nên luận văn chỉ thực hiện ở mức
độ nhất định.
Chúng tôi xin đƣợc bày tỏ nơi đây lòng biết ơn sâu sắc đối với Giáo sƣ Cao Xuân Hạo
- ngƣời thầy đã đành nhiều thời gian và công sức để hƣớng dẫn chúng tôi hoàn thành luận
văn.
Chúng tôi cũng xin cám ơn sự động viên giúp đỡ của Quí Thầy Cô Khoa Ngữ văn
Trƣờng Đại học sƣ phạm, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh và
của các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài.
TP.HCM, ngày 15 tháng 12 năm 1997

1


NHỮNG KÝ HIỆU DÙNG TRONG LUẬN VẪN


Đ


T
C

Tr

:
:
:
:
:
:
:

Đề
Chủ đề
Khung đề
Thuyết
Câu
Yếu tố tĩnh lƣợc
Trạng ngữ

2


DẪN NHẬP
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1. Ngữ pháp chức năng với sự phát triển đầy hứa hẹn của nó trên thế giới ngày nay đã
đem lại cho ngữ pháp tiếng Việt nhiều phát hiện lý thú và bổ ích, góp phần giúp cho việc
nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt khắc phục tình trạng khó khăn hiện nay do việc cố gò theo
khuôn mẫu ngữ pháp của một ngôn ngữ khác.
"Trong nhiều thế kỷ, các sách ngôn ngữ đại cƣơng đều khái quát hóa những đặc trƣng
hình thức của ngữ pháp các ngôn ngữ Châu Âu, coi đó là những thuộc tính chung của mọi
ngôn ngữ và trong quá trình miêu tả các ngôn ngữ thuộc những loại hình ngôn ngữ khác
nhau, ngƣời ta cố gò cấu trúc của ngôn ngữ này vào khuôn mẫu của câu trúc ngôn ngữ Châu
Âu. Đặc biệt kết cấu chủ ngữ, vị ngữ mà nội dung thực chất là một mối quan hệ hình thái học
không biểu hiện một quan hệ nhất định nào về nghĩa và về logic, giữa một danh từ mang
danh cách và một động từ "đã chia" phù ứng với danh từ về ngôi và số, đƣợc xem là tiêu chí
để phân loại câu trong mọi ngôn ngữ"1 .
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, không cho thấy một cái gì có thể gọi là
chủ ngữ cả, vì tiếng Việt không có cách và không có sự phù ứng về hình thái học. Trong
tiếng Việt câu chia làm hai phần Đề và Thuyết tƣơng ứng với hai phần của một mệnh đề
trong logic học.
Hơn nữa, nếu phân tích câu tiếng Việt theo kết cấu chủ - vị thì chỉ phân tích đƣợc
những kiểu câu giống nhƣ câu ngôn ngữ Châu Âu còn những kiểu câu không giống thì phải
đảo lại cho giống hoặc xem là câu đặc biệt, còn lại khoảng 80% những câu thƣờng dùng
trong tiếng Việt hội thoại cũng nhƣ trong văn học cổ điển và dân gian thì hầu nhƣ không
đƣợc đề cập đến. Ngay cả trong sách giáo khoa dạy cho học sinh phổ thông, tình hình cũng
không khác bao nhiêu. Kết quả của tình hình này là học sinh tốt nghiệp phổ thông không viết
đƣợc tiếng Việt một cách chững chạc vì những tri thức đƣợc trình bày trong sách giáo khoa
rất xa với thực tế tiếng Việt và không hoàn toàn phù hợp với cảm thức của ngƣời Việt
Trong khi đó, mô hình phân tích câu thành hai phần đề - thuyết cho phép phân tích
một cách thỏa đáng và đơn giản hầu hết các kiểu câu một bậc hay nhiều bậc, có những câu có
đến bốn năm bậc đề - thuyết mà nếu phân tích theo chủ ngữ, vị ngữ thì không sao phân tích
một cách ổn thỏa đƣợc.

1


Hoàng Xuân Tâm - Bùi Tất Tƣơm - Nguyễn Văn Bằng - Câu trong tiếng Việt - 1992 - Trang 4.

3


2. Việc phân tích câu thành cấu trúc đề - thuyết là một việc làm cần thiết trong nhà
trƣờng hiện nay. Vì ngữ pháp truyền thống không phù hợp với yêu cầu dạy tiếng Việt thực
hành trong nhà trƣờng. Việc phân tích câu thành câu trúc để thuyết không chỉ giúp học sinh
nắm kiến thức khoa học dễ tiếp thu và ứng dụng cho tiếng Việt mà còn giúp các em sử dụng
tiếng Việt trong giao tiếp một cách chủ động và thích đáng .
Chúng tôi vận dụng quan điểm và phƣơng pháp của ngữ pháp chức năng để miêu tả,
khảo sát các kiểu câu theo mô hình Đ - T, chủ yếu là trong thơ lục bát cổ điển, hiện đại và
dân gian. Chúng tôi quan niệm đây là một dịp thử nghiệm nhằm thử thách thêm hiệu lực của
thủ pháp phân tích câu theo mô hình Đề - Thuyết trong tiếng Việt nói chung và thơ lục bát
nói riêng, một thể thơ có thể coi là phổ thông nhất của văn học Việt Nam. Trên cơ sở đó
chúng tôi muôn đƣa ra một vài nhận xét về sự đồng nhất và khác biệt giữa thơ lục bát cổ
điển, dân gian và hiện đại.

II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Ngữ pháp chức năng với tên tuổi của các nhà chức năng luận nhƣ L.Tesnier,
C.Fillmore, M.Halliday, M.Clark, S.Dik... đang tạo ra những hƣớng đi mới đầy lạc quan cho
sự nghiệp nghiên cứu tiếng Việt.
Quan điểm của ngữ pháp chức năng đã có đủ cơ sở để các nhà Việt ngữ học đi sâu
vào việc nghiên cứu. tìm hiểu những vấn đề chƣa dƣợc quan tâm thỏa đáng. Đó là vấn đề cấu
trúc Đề - Thuyết của câu tiếng Việt.
1. Cấu trúc thông báo và hai thành phần Đề - Thuyết của câu:
Kể từ Aristote trở đi (thế kỷ thứ V trƣớc Công nguyên) ngôn ngữ học phƣơng Tây
thƣờng phân tích câu nhƣ gồm có hai thành phần "logic": Chủ ngữ và Vị ngữ. Trong một thời
gian kéo dài hơn hai mƣơi thế kỷ, các nhà ngôn ngữ học và các nhà lôgic học yên trí rằng sự

phân chia này có hiệu lực trên cả hai bình diện tƣ duy và ngôn ngữ - và cách suy nghĩ đó khá
hợp lý và tự nhiên, vì việc ngôn ngữ sinh ra là để diễn đạt tƣ duy là một chân lý mà xƣa nay
chƣa hề có ai hồ nghi.. Nhƣng đến một lúc nào đó (cụ thể là vào cuối thế kỷ XIX), các nhà
ngôn ngữ học bắt đầu nhận thấy rằng Chủ ngữ trong câu không phải bao giờ cũng trùng với
Chủ ngữ trong mệnh đề. và từ đấy họ thấy cần phân biệt Chủ ngữ ngữ pháp với Chủ ngữ
lôgic. Năm 1939, một nhà ngôn ngữ học của Trƣờng Prague là V.Mathcsius nhận thấy rằng
bên cạnh cách phân đoạn câu thành Chủ ngữ (ngữ pháp) và Vị ngữ, một cách phân đoạn
thuần túy hình thức. còn có một cách phân đoạn thực tại hơn nhiều: cách phân đoạn thành Đề
và Thuyết (Thema và Rhema) mà nội dung là "cấu trúc thông

4


báo" của câu, phân biệt Cái cho sẵn với Cái mới. Năm 1958, một nhà Hán học Mỹ là
C.RHockett, tuy không dẫn Mathesius, đã gần nhƣ lặp lại lý thuyết Phân đoạn thực tại khi
ông phân chia câu ra thành hai phẫn Topic và Comment. Từ đấy trở đi, hai khái niệm Đề và
thuyết ngày càng trở thành quan thuộc đối với giới ngôn ngữ học, và đến những năm 1970,
nhất là sau khi cuốn Subject and Topic do C.Li chủ biên ra đời, ngƣời ta đã nhận ra rằng có
những ngôn ngữ khó lòng có thể phân tích theo mô hình Chủ - Vị: câu của các ngôn ngữ này
cần đƣợc phân tích theo mô hình khác: mô hình Đề - Thuyết, mà đa số các tác giả đồng nhất
với cấu trúc thông báo.
2. Cấu trúc đề - thuyết trong Việt ngữ học:
2.1. Trƣớc đây chƣa có công trình nào tập trung nghiên cứu cấu trúc đề -thuyết của
câu một cách có hệ thống, cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt đƣợc các nhà Việt ngữ học mô
tả theo mô hình "chủ vị" sở dĩ họ làm đƣợc nhƣ vậy là nhờ ở chỗ khái niệm chủ ngữ không
bao giờ đƣợc các tác giả Việt ngữ học định nghĩa một cách hiển ngôn. Và đủ chính xác. Chủ
ngữ đƣợc họ đồng nhất với tham tố thứ nhất trong lõi vị ngữ hoặc với một số vai nghĩa đƣợc
chọn một cách tiên nghiệm.
Tuy vậy từ khá lâu đã có những tác giả cảm thấy có một cái gì không thật ổn trong
cách phân tích câu tiếng Việt theo mô hình Chủ - Vị. Theo Giáo sƣ Cao Xuân Hạo thì

Nguyễn Kim Thản là ngƣời đầu tiên thấy đƣợc rằng danh ngữ ở đầu những câu nhƣ:
(1) Sách để trên bàn.
(2) Ghế này ngồi đƣợc ba ngƣời1.
cũng cần đƣợc xử lý về ngữ pháp nhƣ các danh ngữ chỉ vật trải qua quá trình (sách roi) hay
mang tính chất (sách hay lắm). Các danh ngữ ở (1) và (2) cũng đƣợc coi là chủ ngữ2.
Hơn nữa, trong "cơ sở ngữ pháp tiếng Việt" xuất bản năm 1981 Nguyễn Kim Thản lại
viết: "Chủ ngữ là phần nêu lên cái gì đó, vị ngữ là phần nói về chủ ngữ", "đúng ra nên gọi
chủ ngữ là phần nêu, vị ngữ là phần báo"3 .
Ông đồng nhất sự phân biệt giữa hai phần này với sự phân biệt giữa topic (phần nêu)
và comment (phần báo). Nhƣng vì ông không định nghĩa hai khái niệm này một cách hiểu
ngôn nên ông đã tỏ ra thiếu nhất quán khi phân tích các danh ngữ (giới ngữ) ở đầu những câu
nhƣ:

1
2
3

Nguyễn Kim Thản - Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt - 1983 - Trang 30, 31.
Cao Xuân Hạo - Sơ thảo ngữ pháp chức năng - Quyển 1 - Viện KHXH - 1991 - Trang 145.
Nguyễn Kim Thản - Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt - 1983 - Trang 30, 31.

5


(3) Trong nhà nóng hơn.
(4) Ở nhà có gửi thƣ.
(5) Ở nhà có chó.
Nguyễn Kim Thản cho các danh ngữ ở (3) và (4) là chủ ngữ còn danh ngữ ở (5) lại là
trạng ngữ.
2.1.2. Ngoài Nguyễn Kim Thản còn có Trƣơng Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê trong

"Khảo luận về ngữ pháp Việt nam" Xuất bản 1963 cũng viết về các danh ngữ ở đầu câu.
(6) Thƣ gửi cho Ất rồi.
(7) Quyển sách này mua ở hiệu mỗ.
Vì muốn giản dị mà chúng tôi coi "quyển sách này, thƣ" là chủ từ bị động chứ chính
ra những tiếng ấy là chủ đề"1 , "Chủ từ bị động chính ra là chủ đề" trong khi đó chủ đề và chủ
từ đƣợc hai ông phân biệt một cách dứt khoát.
(8) Thƣ gửi cho Giáp rồi2
Hai ông cho "Thƣ" là chu đề, "Giáp" là chủ từ.
Mặc dầu, hai ông đã có thuật ngữ cho hai khái niệm này "thoại đề", "mỗi câu có một cái đề"
("thoại đề").
Hai ông lại cho rằng: cần phân biệt khi nào là chủ từ khi nào là bổ từ của câu. Hai ông
thấy rằng các danh ngữ và giới ngữ ở đầu những câu nhƣ:
(9) Nhà có khách.
(9') Trong nhà (ở trong nhà) có khách.
(10) Một năm có bốn mùa.
(10') Trong một năm có bốn mùa3.
Thì "trong nhà", "ở trong nhà", "trong một năm" vẫn là chủ từ hoặc:
(11) Sân quét dọn sạch sẽ.
(11') Ở ngoài sân (ngoài sân) quét dọn sạch sẽ.
Nhà trang hoàng đẹp lắm.
(12') Trong nhà (ở trong nhà) trang hoàng đẹp lắm4 .
thì "trong nhà" và "ở trong nhà" "ngoài sân" "ở ngoài sân" vẫn là chủ từ. Nhƣng hai ông lại
cho những danh từ và giới ngữ ở những câu nhƣ:
(13) Tƣờng (trên tƣờng) treo một bức ảnh.
(14) Tháng trƣớc (trong tháng trƣớc) chết mƣời ngƣời.

1

Trƣơng Văn Chính - Nguyễn Hiến Lê - Khảo luận về ngữ pháp Việt nam - 1963 - Trang 497, 559, 561, 562.
Trƣơng Văn Chính - Nguyễn Hiến Lê - Khảo luận về ngữ pháp Việt nam - 1963 - Trang 497, 559, 561, 562.

3
Trƣơng Văn Chính - Nguyễn Hiến Lê - Khảo luận về ngữ pháp Việt nam - 1963 - Trang 497, 559, 561, 562.
4
Trƣơng Văn Chính - Nguyễn Hiến Lê - Khảo luận về ngữ pháp Việt nam - 1963 - Trang 497, 559, 561, 562.
2

6


Thì "tƣờng" hay "trên tƣờng", "tháng trƣớc" hay "trong tháng trƣớc" lại là bổ từ của
câu. Theo hai ông này thì "treo" và "chết" không thể coi là diễn tả trạng thái của "tƣờng" hay
"tháng trƣớc" đƣợc.
Ở đây, ta thấy bộc lộ rõ ảnh hƣởng quá hẹp của quan niệm mới về thoại đề "do thiếu
một định nghĩa minh xác về khái niệm này"1. Cho nên hai ông cũng tỏ ra thiếu nhất quán khi
phân tích các danh ngữ ở đầu những câu sau:
(15) Năm nay, nóng hơn năm ngoái.
(16) Hôm qua mƣa suốt ngày.
(17) Năm nay trời nóng hơn năm ngoái.
(18) Hôm qua trời mƣa suốt ngày.
"Năm nay" ở (15) và "Hôm qua" ở (16) thì hai ông cho là "chủ từ" còn "năm nay" ở
(17) và "hôm qua" ở (18) lại cho là "bổ từ thời gian".
Nhìn chung các tác giả của những công trình trên khi phân tích cấu trúc cơ bản của
câu tiếng Việt vẫn không thoát khỏi những ảnh hƣởng của cấu trúc cú pháp chủ vị.
2.1.3. Bên cạnh những công trình của Nguyễn Kim Thản, của Trƣơng Văn Chình và
Nguyễn Hiến Lê, sau này còn có những tác giả đi sâu vào nghiên cứu vấn đề "phân đoạn thực
tại" của câu tiếng Việt có thể kể đến các tác giả sau:
Lƣu Vân Lăng "nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt trên quan điểm ngữ đoạn tầng bậc có
hạt nhân" (tạp chí ngôn ngữ năm 1970).
Lý Toàn Thắng "Giới thiệu lý thuyết phân đoạn thực tại câu" (tạp chí ngôn ngữ
1.1981).

Diệp Quang Ban "Khả năng xác lập mối liên hệ giữa phân đoạn thực tại và phân đoạn
ngữ pháp câu tiếng Việt" (4.1989).
Các bài viết của các tác giả nói trên đã đƣa ra những nhận xét và lập luận rất bổ ích:
"Sự phân đoạn thực tại chia câu thành hai phần là chủ đề. (Thema, topic) và thuật đề
(Rheme, comment) trong đó thuật đề là thành phần luôn luôn phải có mặt, còn chủ đề có thể
có có thể không"2 .
"Khi hai ngữ kết hợp thành một thông báo, trong đó có bộ phận chỉ cái đƣợc đề ra và
bộ phận chỉ cái thuyết minh rõ thì kết hợp này gọi là cú", "ngữ chỉ cái đƣợc đề ra là đề ngữ,
ngữ chỉ cái thuyết minh rõ là thuyết ngữ. Đây là hai bộ phận quan trọng nhất"3.

1

Cao Xuân Hạo - Sơ thảo Ngữ pháp Chức năng Quận 1 - 1991, tr. 141
Lý Toàn Thắng - Giới thiệu lý thuyết phân đoạn thực tại câu - Tạp chí ngôn ngữ - 1.1981 - Trang 47.
3
Lƣu Văn Lăng - Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt trên quan điểm ngữ đoạn có tầng bậc - Tạp chí ngôn ngữ năm
1970 - Trang 53, 54.
2

7


Nhìn chung, các tác giả trên đã phát hiện ra hai thành phần cơ bản của câu tiếng Việt
và phân đoạn câu xuất phát từ ý nghĩa cụ thể đƣợc câu biểu thị và từ sự phân tích nội dung
thông báo đƣợc chứa đựng trong câu đó và ở một ngữ cảnh cụ thể nào đó. Các tác giả trên đã
viết: "Ngữ pháp học truyền thống đã nghiên cứu câu một cách cô lập không đặt nó vào trong
một hành động giao tiếp cụ thể, vào một tình huống (ngữ cảnh) cụ thể. Do vậy nó đã bỏ qua
một sự kiện ngôn ngữ đáng lẽ cần đƣợc quan tâm là: cùng một câu nói (với cùng một cấu trúc
cú pháp và từ vựng ngữ nghĩa nhƣ nhau) nhƣng tùy ý định của ngƣời nói (ngƣời viết) trong
những tình huống giao tiếp cụ thể mà câu nói đó thực hiện những nhiệm vụ thông báo khác

nhau "1 .
Tuy nhiên các tác giả trên vẫn bị khống chế của những định kiến cũ về kiểu câu chủ
vị. Việc phân tích cấu trúc đề - thuyết dƣờng nhƣ đƣợc thực hiện sau khi câu đƣợc phân tích
thành chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ.
- Các tác giả trên còn cho thuật đề là bổ ngữ đƣợc đƣa lên phía trƣớc "Bổ ngữ đƣợc
đảo lên trƣớc vị ngữ để nhấn mạnh với tƣ cách là thuật đề của câu:
(19) Cỏ chúng cũng cƣớp.
(20) Chuyện gì. hắn cũng biết2.
- Có tác giả còn đồng nhất chủ ngữ là đề, vị ngữ là thuyết "trong một câu đơn hai
thành phần với trật tự chủ ngữ, vị ngữ, chủ ngữ sẽ là phần đề. vị ngữ là phần thuyết"3.
- Các tác giả trên còn chƣa nhất quán và chƣa giải thích thỏa đáng trong quan điểm về
câu tĩnh lƣợc. Họ thừa nhận câu có đầy đủ hai phần đề ngữ và thuyết ngữ là câu bình thƣờng,
câu tĩnh lƣợc là câu có một trong hai bộ phận đó đƣợc tĩnh lƣợc". Nhƣng lại cho rằng "câu
chỉ có thuyết ngữ còn đề ngữ của nó ẩn trong ngữ cảnh. Đây là loại câu đặc biệt4 .
Ngoài ra, các tác giả thƣờng đồng nhất giữa sự phần chia đề - thuyết với sự phân chia
cũ - mới, một chủ trƣơng không chắc đã tích hợp với cấu trúc câu của tiếng Việt:
- Chủ đề là cái ngƣời nghe đã biết.
- Thuật đề là cái mới, cái chƣa biết.

1

Lý Toàn Thắng - Giới thiệu lý thuyết phân đoạn thực tại câu - Tạp chí ngôn ngữ 1.1981 - Trang 46, 51.
Lý Toàn Thắng - Giới thiệu lý thuyết phân đoạn thực tại câu - Tạp chí ngôn ngứ - 1. 1981 - Trang 46, 51.
3
Diệp Quang Ban - Khả năng xác lập mối liên hệ giữa phân đoạn thực tại câu tiếng Việt - Tạp chí ngôn ngữ
4.1989 - Trang 31.
4
Lƣu Văn Lăng - Trang 60.
2


8


So với những công trình trƣớc nhóm tác giả này đã nhìn nhận một cách minh xác hơn
trong khi vận dụng các khái niệm nhƣng họ lại không gần sự thật bằng các tác giả Nguyễn
Kim Thản, Trƣơng Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê trong khi phân tích cú pháp tiếng Việt. Họ
cho những câu đơn đặc biệt chỉ không gian thời gian khi gia nhập vào một câu chỉ sự kiện trở
thành trạng ngữ của câu.
Ví dụ:
(21) Hết giờ. Mọi ngƣời ra về.
(22) Hết giờ, mọi ngƣời ra về.
"Hết giờ" trong (21) cho là câu đặc biệt
"Hết giờ" trong (22) lại cho là trạng ngữ của câu.
2.1.4 L.C.Thompson (1965) trong cuốn "ngữ pháp tiếng Việt" đã có những nhận định
đúng đắn về những điều cơ bản nhất của cấu trúc cú pháp câu tiếng Việt "Ông miêu tả cấu
trúc câu đơn tiếng Việt nhƣ một ngữ đoạn hạn định mà trung tâm là một vị ngữ có kèm theo
một bổ ngữ hạn định (focal complement) đặt trƣớc vị ngữ có tác dụng nêu rõ những điểm quy
chiếu về không gian, thời gian, phƣơng thức, ngƣời, vật, khái niệm cho vị ngữ, các bổ ngữ ấy
có thể là một danh ngữ hay một vị ngữ"1.
Theo Thompson trong tiếng Việt không thể tìm thấy một cái gì gọi là "chủ ngữ". Ông
cũng là ngƣời hiểu đƣợc chữ "thì" và chức năng tối quan trọng của nó. Ông đã thấy rằng đề là
cái gì mà đằng sau thêm "thì" nghĩa không thay đổi (muốn biết Đề - Thuyết đặt "thì" vào
giữa).
Ngoài L.C.Thompson còn có K.Dyvik (nhà ngôn ngữ Na-uy) 1984 cũng viết về câu
tiếng Việt. Ông cho rằng: Tiếng Việt là thứ tiếng chẳng có gì là chủ ngữ cả và trong tiếng
Việt sử dụng "thì" để phân định ranh giới Đề - Thuyết. Tiếng Việt là tiếng thiên về chủ để.
2.2. Gần đây, trào lƣu ngữ pháp chức năng đƣợc các nhà Việt ngữ học hết sức quan
tâm đến.
2.2.1. Trên nền tảng lý luận của ngữ pháp chức năng hiện đại, Giáo sƣ Cao Xuân Hạo
cho ta thấy những ý kiến đầy sức thuyết phục cho tiếng Việt.

"Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng" của Cao Xuân hạo xuất bản năm 1991 đã
soi sáng những vấn đề mấu chốt của ngành Việt ngữ pháp học.
Giáo sƣ Cao Xuân Hạo đƣa ra quan điểm câu trúc cơ bản của câu tiếng Việt là cấu
trúc đề - thuyết.

1

Cao Xuân Hạo - Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng - Quvển I - 1991 - Trang 146.

9


Dựa trên quan điểm đề - thuyết của ông, có thể phân tích tất cả các kiểu câu trong
tiếng Việt. Việc xác định chức năng cú pháp logic và thông báo chung của hai thứ đề (chủ đề
và khung đề) là xác định phạm vi hiệu lực của phần thuyết và tiêu chí ngữ pháp hình thức của
cả hai là có thể đặt chữ "thì" giữa đề và thuyết để đánh dấu ranh giới giữa chúng cho phép
chúng ta phân tích câu một cách đơn giản mà lại tinh tế đến từng chi tiết nhỏ nhất (điều này
khác ngữ pháp chủ - vị chỉ phân tích đƣợc những kiểu câu giống ngữ pháp Châu Âu); đồng
thời cho thấy sự khác nhau hết sức quan trọng về logic và về chức năng thông báo giữa đề và
trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian hay điều kiện (trong ngữ pháp chủ - vị khung đề đƣợc hiểu
là trạng ngữ đƣợc đƣa ra phía trƣớc hay là trạng ngữ của toàn câu).
Có thể nói, công trình nghiên cứu của giáo sƣ Cao Xuân Hạo đã và đang đƣa ngữ
pháp tiếng Việt đi theo một hƣớng mới đầy hứa hẹn .
2.2.2. Sau công trình nghiên cứu của Giáo sƣ Cao Xuân Hạo thì có nhiều ngƣời và tập
thể có tổ chức đi theo hƣớng phân tích câu theo quan điểm của ông.
- Tiêu biêu là công trình "Câu trong Tiếng Việt" (1992) của nhóm các ông Hoàng
Xuân Tâm, Bùi Tất Tƣơm, Nguyễn Văn Bằng. Công trình nghiên cứu này cơ bản dựa bên
"Sơ thảo ngữ pháp chức năng" của giáo sƣ Cao Xuân Hạo nhƣng việc trình bày những luận
điểm của cuốn sách dƣới dạng ngắn gọn hơn, có tính chất sƣ phạm hơn.
- Nhiều giáo viên và sinh viên của các trƣờng Đại học - Cao đẳng đã làm luận văn tốt

nghiệp theo hƣớng khai triển cấu trúc đề - thuyết của câu tiếng Việt trong các tác phẩm văn
chƣơng.
Chúng tôi cũng mạnh dạn đi tiếp bƣớc đi của các nhà nghiên cứu. Đề tài của chúng tôi
chỉ là sự kế thừa và tiếp thu các thành quả những công trình đi trƣớc, vận dụng quan điểm
ngữ pháp chức năng về cấu trúc đề - thuyết của câu tiếng Việt để khảo sát, miêu tả, phân tích
câu trong thơ lục bát cổ điển và thơ lục bát hiện đại.

III. PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Cấu trúc đề thuyết của câu tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Ở đây chúng tôi chỉ
xử lý đề tài ở một số vấn đề sau:
1. Xác định cấu trúc Đ-T là cấu trúc cú pháp cơ bản trong câu của tiếng Việt
2. Tìm hiểu đặc điểm chung của cấu trúc đề - thuyết trong câu tiếng Việt:
- Đề thuyết trong câu tiếng Việt
- Những đặc tính ngữ pháp của đề.

10


- Những phƣơng tiện đánh dấu đề - thuyết
- Các kiểu cấu trúc câu trong ngôn bản.
3. Vận dụng lý thuyết về cấu trúc đề - thuyết của câu trên cơ sở ngữ pháp chức năng
để miêu tả, khảo sát các kiểu cấu trúc đề - thuyết trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du và
trong thơ lục bát của Tố Hữu. Trên cơ sở đó nhận xét một số mẫu câu tiêu biểu.
Chúng tôi không có tham vọng tìm hiểu hết các kiểu cấu trúc trong hai tác phẩm thơ
trên mà chỉ dừng lại khảo sát, miêu tả một số kiểu câu cơ bản.
Sở dĩ, chúng tôi chọn miêu lả cấu trúc đề - thuyết trong "Truyện Kiều" và thơ Tố Hữu
vì "Truyện Kiều" của Nguyễn Du là một cuốn tiểu thuyết bằng thơ mà ở đó Nguyễn Du đã sử
dụng thể thơ phổ biến nhất, nhân dân trong văn học Việt nam là thể thơ lục bát. "Truyện
Kiều" đƣợc coi là đỉnh cao của nền văn học cổ Việt nam. Trong "Truyện Kiều" có hầu hết các
kiểu câu hoặc mầm mống các kiểu câu của ngôn ngữ hiện đại. Hơn nữa, cú pháp trong

"Truyện Kiều" còn nhiều vấn đề cần bàn cãi đối với các nhà ngôn ngữ học Việt nam.
Hoàng Tuệ trong "ngữ pháp Truyện Kiều" đƣa ra những cách hiểu khác nhau về cấu
trúc của các câu thơ trong "Truyện Kiều" trong đó, tác giả đƣa ra những cách phân tích câu
xuất phát từ các khuôn cú pháp đã in sâu trong óc mình, (có lẽ chủ yếu là của tiếng Pháp) rồi
phân tích các câu tiếng Việt theo đúng cái khuôn ấy, nhiều khi không khỏi có phần khiên
cƣỡng. Rõ ràng là nếu cứ theo cú pháp truyền thống một cách nghiêm ngặt thì không thể lý
giải hết những câu thơ biến hóa trong "Truyện Kiều" nhƣng nếu phân tích theo cấu trúc đề thuyết trên quan điểm ngữ pháp chức năng thì lại rất dễ dàng.
Với Tố Hữu "con chim đầu đàn của thơ ca hiện đại", thể thơ lục bát đã đƣợc sử dụng
khá nhiều trong những bài thơ đậm đà màu sắc dân tộc, mang phong vị rất rõ nét của ca dao,
lại có những câu thơ lấy lại của Truyện Kiều hoặc mô phỏng rất sát những tứ thơ của "Truyện
Kiều".
Luận văn này về cơ sở lý thuyết dựa trên quan điểm của Giáo sƣ Cao Xuân Hạo trong
"Sơ thảo ngữ pháp chức năng" và công trình có tính chất giáo khoa của nhóm các ông Hoàng
Xuân Tâm, Bùi Tất Tƣơm và Nguyễn Văn Bằng là những giảng viên tiếng Việt có kinh
nghiệm của trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

11


IV. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
Việc nghiên cứu đề tài "cấu trúc đề - thuyết trong thơ lục bát cổ điển và thơ lục bát
hiện đại" theo chúng tôi có nhữn ý nghĩa sau đây:
1. Quan điểm của ngữ pháp chức năng giúp chúng ta nhận thức một cách minh xác
cấu trúc cơ bản của câu tiếng Việt là cấu trúc đề - thuyết, luôn phân biệt một cách rạch ròi
ranh giới để phân định cấu trúc đề - thuyết trong câu tiếng Việt.
2. Đƣa ra một thủ pháp phần tích cấu trúc câu của tiếng Việt theo hƣớng ngữ pháp
chức năng, dễ thực hiện hơn thủ pháp Chủ - Vị và phù hợp với cảm thức của ngƣời Việt hơn .
3. Tiếp tục ứng dụng những thủ pháp phân tích cú pháp theo mô hình Đề -Thuyết vào
những kiểu câu mới để nêu rõ thêm khả năng ứng dụng của thủ pháp này, nhằm thử xem một
hệ thống ngữ pháp chỉ căn cứ vào những sự kiện của chính thứ tiếng Việt mà ta nói và viết

hàng ngày chứ không mô phỏng ngữ pháp Châu Âu thì có thể đem lại những kết quả gì cho
việc nâng cao hiệu quả giảng dạy và nghiên cứu tiếng Việt.

V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỂ TÀI:
Trong quá trình xử lý đề tài, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp, thủ pháp sau:
1. Phương pháp miêu tả:
Dùng để khảo sát, miêu tả các kiểu cấu trúc đề - thuyết có trong thơ lục bát cổ điển và
hiện đại.
2. Phương pháp chêm xen (cải biên):
Thêm các tác tử đánh dấu đề - thuyết để phát hiện ranh giới giữa đề và thuyết từ bậc
cao đến bậc thấp nhằm giúp cho việc miêu tả đƣợc chính xác hơn.
3. Phương pháp đối chiếu so sánh:
Dùng để so sánh việc sử dụng các kiểu câu trong hai tác phẩm thơ Truyện Kiều và thơ
Tố Hữu.
4. Phương pháp thống kê:
Dùng thống kê các kiểu câu, thống kê tài liệu nghiên cứu. Phƣơng pháp này giúp cho
kết quả miêu tả, khảo sát đƣợc cụ thể hơn, rõ ràng hơn.

VI. BỐ CỤC LUẬN ÁN:
Luận án ngoài phần dẫn nhập gồm 3 chƣơng:

12


* Dẫn nhập:
Phần này tập trung giới thuyết về đề tài và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài.
* Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chƣơng này chủ yếu tóm tắt ngữ pháp chức năng. Cụ thể là cấu trúc đề -thuyết của
Giáo sƣ Cao Xuân Hạo. Đây là chƣơng tạo tiền đề cho việc miêu tả, khảo sát ở chƣơng sau.
* Chương II: CÁC KIỂU CẤU TRÚC ĐỀ - THUYẾT TRONG "TRUYỆN KIỀU"

CỦA NGUYỄN DU
* Chương III: CÁC KIỂU CẤU TRÚC ĐỀ - THUYẾT TRONG THƠ LỤC BÁT
CỦA TỐ HỮU
Hai chƣơng này nhằm miêu tả các kiểu cấu trúc câu theo mô hình Đề -Thuyết có
trong hai tác phẩm thơ nói trên.
* Kết luận:
Nhận xét sự tƣơng đồng và khác biệt về cấu trúc câu trong thơ lục bát cổ điển và hiện
đại so với nhau cũng nhƣ so với thơ lục bát của dân gian. Điều chúng tôi rút ra đƣợc là về
căn bản thơ lục bát xƣa và nay vẫn sử dụng một cấu trúc cú pháp nhƣ nhau, trong đó câu
đƣợc kiến tạo theo mô hình Đề - Thuyết chứ không phải theo mô hình Chủ - Vị. những
trƣờng hợp câu khuyết Chủ đề, những trƣờng hợp câu chỉ có Khung đề, những kiểu câu
phức tạp có nhiều bậc Đề - Thuyết, vốn cùng có mặt với một tần số ngang nhau trong thơ
Nguyễn Du, thơ Tố Hữu và ca dao đƣợc thấy rất rõ rằng mô hình Đề - Thuyết đang tiếp tục
đƣợc khai thác trong toàn bộ nền thi ca Việt Nam.
* Kiến nghị:
Trong khi ngữ pháp truyền thống nhƣ đã đƣợc giảng dạy ở nhà trƣờng phổ thông
trong hơn 50 năm nay tuy có giúp cho học sinh làm quen với cách phân tích cấu trúc của
ngôn ngữ, nhƣng còn nặng về những kiểu câu giống nhƣ các kiểu câu của tiếng Châu Âu, ít
chú ý đến những kiểu câu tiêu biểu của tiếng Việt, nhất là các cấu trúc cú pháp đƣợc sử dụng
rất nhiều trong thơ cổ điển và dân gian, cho nên tầm hiểu biết và kỹ năng phân tích của học
sinh rất hạn chế.
Trong khi đó, những bƣớc đầu nghiên cứu tiếng Việt trên quan điểm ngữ pháp chức
năng tuy còn ít ỏi nhƣng đã mở ra những triển vọng khá rõ nét. Tuy vậy

13


những ngƣời đại diện cho truyền thống ngữ pháp cũ vẫn chƣa chú ý đúng mức đến việc khảo
sát thêm hƣớng đi mới này. Trong khoa học, quán tính của những lý thuyết cũ là điều dễ hiểu.
Nhƣng điều đáng tiếc là sau khi những công trình về ngữ pháp chức năng ra đời (năm 1991 1993), hầu nhƣ không có một bài nào lên tiếng tán thành, phê phán hay bác bỏ, số lƣợng

những công trình thử ứng dụng những thành tựu của ngữ pháp chức năng vào những vấn đề
của tiếng Việt có thể đếm trên đầu ngón tay, và không vƣợt quá phạm vi của những luận văn
đại học, cao học và phó tiến sĩ. Do đó khó lòng có thể có một nhận đinh, dù là sơ bộ, về giá
trị thực sự của trào lƣu khoa học này. Theo chúng tôi đó là một khoảng trống khó lòng có thể
chấp nhận trong khi giới ngôn ngữ học ở các nƣớc khác đang tập trung sự chú ý vào phƣơng
hƣớng này .
Chúng tôi hy vọng rằng trong một tƣơng lai gần sẽ có nhiều công trình thử nghiệm
nghiêm túc hơn, sâu sắc hơn công trình cứu chúng tôi, cho thấy rõ hơn nữa những điểm mạnh
và những điểm yếu của phƣơng pháp này. Mặt khác, chúng tôi cũng mong các tác giả đi theo
phƣơng pháp truyền thống bỏ công ra chứng minh cho tính hữu hiệu, của phƣơng pháp cũ đối
với những tính vực chƣa đƣợc khai thác mấy nhƣ vốn văn học dân gian .

14


CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Trào lưu ngữ pháp chức năng:
1. Trào lƣu ngữ pháp chức năng kế thừa một di sản khá vững mạnh của ba trƣờng
phái:
1.1. Trƣờng Prague (The Prague School) đứng đầu là ba ngƣời Nga: N.s Trobeckoj,
R.O Jackobson và Karccuski (học trò của Saussure) và những nhà ngôn ngữ Tiệp Khắc: V.
Mathesius (tác giá của lý thuyết "Phân đoạn thực tại"), B.Trnk, J.Vachek.
1.2 Trƣờng Luân Đôn (The London School) với những tên tuổi nhƣ: J.R.Firth,
V.Malinonski, M.A.K Halliday, và khái niệm Bối cảnh Văn hóa của ngôn ngữ đƣợc xây dựng
trên kinh nghiệm nghiên cứu các ngôn ngữ phƣơng Đông và Châu Phi.
1.3. Lý thuyết của C.S. Peirce về ba bình diện của ký hiệu (trong đó có bình diện
Dụng pháp hay Dụng học).
Nhƣng đóng vai trò quyết định có lẽ là ảnh hƣởng của lý thuyết hành động ngôn từ
(Speech Act Theory) của J.L Austin. Theo Austin, nói không phải là nhằm chuyển đạt thông

tin mà là để tác động đến ngƣời khác: nói là một hành động. Xã hội tồn tại và phát triển là
do sự tƣơng tác (Intevaction) tronng hoạt động giao tiếp .
2. Nền tảng lý luận của ngữ pháp chức năng hiện đại đã đƣợc nhiều nhà ngôn ngữ học
nƣớc ngoài xác lập và đƣợc Giáo sƣ Cao Xuân Hạo vận dụng đầy sức thuyết phục cho tiếng
Việt.
Theo Giáo sƣ Cao Xuân Hạo "Ngữ pháp chức năng là một lý thuyết và hệ phƣơng
pháp đƣợc xây dựng trên quan điểm coi ngôn ngữ là một phƣơng tiện thực hiện sự giao tiếp
giữa ngƣời và ngƣời", "một trong những yêu cầu có tính chất kỹ thuật của ngữ pháp chức
năng là phân giới một cách minh xác giữa mặt biểu thị và mặt đƣợc biểu thị cũng nhƣ giữa
các bình diện của từng mặt vì có nhƣ thế mới tránh đƣợc sự lẫn lộn tiêu chuẩn trong khi xác
định một cách minh xác mối quan hệ chức năng giữa các bình diện của ngôn ngữ. Nếu lẫn lộn
giữa ba bình diện sẽ dẫn đến những cách phân tích và trình bày ngữ pháp thiếu minh xác"1 .

1

Cao Xuân Hạo - Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, - Quyển I - 1991 - Trang 34.

15


II. Cấu trúc đề - thuyết trong ngôn ngữ học hiện thời:
1. Vị trí của cấu trúc Đề -Thuyết:
1. Cấu trúc đề - thuyết của câu là một hiện tƣợng thuộc bình diện logic ngôn từ
(Logicodis cursive) nghĩa là nó thuộc lĩnh vực logic trong chừng mực logic đƣợc tuyến tính
hóa trong ngôn từ và thuộc tính vực ngôn từ trong chừng mực nó phản ánh tác động nhận
định của tƣ duy"1.
2. Đề - Thuyết và nghĩa logic:
Trong tiếng Việt cấu trúc cơ bản của câu chia làm hai phần đề - thuyết tƣơng ứng với
hai phần sở đề (subjectum / Thema) và sở thuyết (pradicatun / Rhema) của một mệnh đề
trong logic học.

Sự cấu trúc hóa câu thành hai phần đề và thuyết không lệ thuộc vào tính chít của sự
tình đƣợc trần thuật. Nội dung nghĩa học của nó nằm trọn trong cách tổ chức mệnh đề theo
một hƣớng đi nhất định của tƣ duy: xuất hiện lần lƣợt cái trƣớc và cái sau (cái xuất phát và
cái kết thúc).
Thống nhất với luận điểm vừa nêu trên, giáo sƣ Cao Xuân Hạo đƣa ra cách tổ chức
cốt lõi cơ bản của một câu đầy đủ nhƣ sau:
"Khi nói một câu ngƣời ta đƣa ra một cái đề, rồi nói một điều gì về cái đề đó hoặc
trong khuôn khổ của cái đề đó"2 .
2.1. Từ định nghĩa trên ông đƣa ra định nghĩa về đề nhƣ sau: "Đề là thành tố trực tiếp
của câu nêu rõ cái phạm vi ứng dụng của điều đƣợc nói bằng thành tố trực tiếp thứ hai: phần
thuyết".
- Đề có thể là một danh ngữ, một giới ngữ, một vị ngữ, một tiểu cú (một cấu trúc đề thuyết ở bậc thấp hơn câu). Trong việc phân tích câu xác định đƣợc đề tức là xác định đƣợc
thuyết và ngƣợc lại.
- Khi nói đề chung ta cần phân biệt ngoại đề và nội đề.
• Ngoại đề (Trong tiếng Việt tuy cũng thông dụng nhƣ trong các ngôn ngữ thiên chủ
ngữ, nhƣng không tiêu biểu nhƣ nội đề) có thể tách ra khỏi cú pháp của câu, sau nó khó có
thể thêm "thì", đƣợc tách ra khỏi phần còn lại của câu bằng một chỗ ngừng nhằm tập trung
chú ý vào ngƣời đối thoại.
(23) Anh Nam ấy à, tôi vừa gặp anh ấy xong.
• Nội đề thì nằm trong cấu trúc ngữ pháp của câu, khi phát âm nó liền mạch với phần
thuyết, không có chỗ ngừng nào. Nội đề có hai loại: chủ đề và khung đề:

1
2

Cao Xuân Hạo - Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng - Quyển I - 1991 - Trang 34.
Cao Xuân Hạo - Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng - Quyển I - 1991 - Trang 34.

16



- "Chủ đề là phần câu chỉ đối tƣợng đƣợc nói đến trong phần thuyết, cái chủ thể của
sự nhận định"1.
- "Khung đề là phần câu nêu rõ những điều kiện làm thành khung về cảnh huống, thời
gian, không gian trong đó điều đƣợc nói đến ở phần thuyết có hiệu lực"2.
Cả hai thứ đề (chủ đề và khung đề) đều có chức năng là xác định phạm vi hiệu lực ở
phần thuyết Trong câu cả hai đều đƣợc xử lý nhƣ nhau về phƣơng diện vị trí về cách thức
đánh dấu biên giới bằng thì.
- Theo quan điểm đề - thuyết của ngữ pháp chức năng thì đề không phải là trạng ngữ
hoặc định ngữ, bổ ngữ đƣợc đƣa lên phía trƣớc.
 Ngữ pháp truyền thống cho khung đề là trạng ngữ của vị từ hay của câu, song
- Về mặt chức năng thì giữa khung đề và trạng ngữ có những sự khác nhau quan
trọng: Khung đề nêu rõ phạm vi trong đó điều đƣợc nói ra ở phần thuyết có hiệu lực. Chẳng
hạn, câu
(24) Trời mƣa thì cháu không đi nhà trẻ đƣợc.
cho biết trong hoàn cảnh trời mƣa sẽ có gì xảy ra .
Còn trạng ngữ thì nói rõ thêm một chi tiết có giá trị thông báo cho câu .
(25) Cháu không đi nhà trẻ hôm nào trời mƣa.
cho biết cháu không đi nhà trẻ vào (những) hôm nào .
- Về mặt hình thức ngữ pháp thì sau trạng ngữ không thể thêm tác tử "thì" và "là".
Về mặt vị trí thì khung đề và một số trạng ngữ đều có thể đứng ở đầu câu, nhƣng
trạng ngữ có thể chuyển vị trí lên đầu câu mà vẫn không trở thành khung đề.
 Ngữ pháp truyền thống cho những câu nhƣ:
(26) Giếng này nƣớc trong.
(27) Xã bên ruộng tốt.
là những câu đảo ngữ (đƣa định ngữ hoặc bổ ngữ lên phía trƣớc) nhằm mục đích nhấn mạnh.
Thật ra, đây không phải là những trƣờng hợp đảo, xét về nội dung khách quan của sự
tình đƣợc biểu thị thì hai câu:
(26) Giếng này nƣớc trong


(26') Nƣớc giếng này trong.
không có gì khác nhau; nhƣng xét về nghĩa lô-gich thì câu (26) nói về giếng, còn câu (26') nói
về nước: hai câu nói về hai đề tài khác nhau.

1
2

Cao Xuân Hạo - Tiếng Víệt sơ thảo ngữ pháp chức năng - Quyển I - 1991 - Trang 79
Cao Xuân Hạo - Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng - Quyển I - 1991 - Trang 82

17


2.2. Vị trí của đề:
Đề thƣờng đứng trƣớc thuyết. Trong một số trƣờng hợp đƣợc đánh dấu rất đậm thì
thuyết mới đứng trƣớc đề. Đó là trƣờng hợp trong câu cảm thán.
(27) Đau đớn thay phận đàn bà.
Hoặc trong câu có nhắc lại một ý hoặc một từ để nhận định về một điều ngƣời tiếp
chuyện đã nói đã làm.
(28) Đẹp gì con ấy mà đẹp
(29) No gì mà no
2.3. Tính xác định của đề:
Vì chức năng của phần đề là nêu rõ giới hạn ứng dụng của điều đƣợc nói ở phần
thuyết cho nên đề phải có tính xác định, nghĩa là nó phải cho ngƣời nghe biết rõ đang nói về
đối tƣợng cụ thể nào. Đề mà không đủ tính xác định thì sẽ khiến cho các câu đƣợc tri giác
nhƣ những câu không trọn vẹn.
(30) Những ngƣời đã đƣợc gặp Hồ Chủ tịch.
Do chữ "những" đặt trƣớc danh từ câu (30) chƣa đủ tƣ cách là một cái đề, chƣa có
tính xác định. Nói, xác định không có nghĩa là đã biết và không phải lúc nào cũng đòi hỏi một
sở chỉ cụ thể với những đại từ không xác định ta vẫn có đề trong các câu nghi vấn.

(31) Ai làm việc này.
(32) Đứa nào làm vỡ bình hoa.
(33) Bao giờ thì anh về.
2.4. Quyền tinh lƣợc đồng chỉ của đề:
Quyền tinh lƣợc danh ngữ đồng sở chỉ là một thuộc tính của chủ đề.
(34) Quốc hội thảo luận và thông qua hiến pháp.
Do quyền tinh lƣợc đồng sở chỉ với chủ đề mà "quốc hội" không đƣợc nhắc lại trƣớc
vị ngữ thứ hai.
Việc lƣợc bỏ danh ngữ đồng sở chỉ không phải là biện pháp tiết kiệm mà chủ yếu là
biện pháp liên kết các thành phần câu để tạo mạch lạc trong câu và do đó làm nên tính đơn vị,
tính nhất thể của câu, phân biệt một câu với nhiều câu liên tiếp hoặc nhiều vế câu ghép lại
trong câu ghép.
3. Những phương tiện đánh dấu sự phản chia đề - thuyết trong câu:
3.1. Tiêu chí ngữ pháp hình thức để phân tích cấu trúc câu thành hai phần đề - thuyết
là dùng hai tác tử ''thì" và "là".

18


3.1.1. "Thì" là một từ chuyên biệt chỉ dùng vào chức năng phân giới đề -thuyết, "thì"
là tác tử đánh dấu phần đề, khi có thì xuất hiện trƣớc nó chắc chắn là đề, trừ những trƣờng
hợp sau:
- Từ "thì" phân giới đề - thuyết trong cặp tiểu cú có cấu trúc tƣơng phản.
(36) Con tôi đứa thì đi học đứa thì đi làm.
(37) Món này ăn thì ngon nhƣng làm thì mất công.
- Trong phần thuyết có một thành ngữ có cấu trúc đề - thuyết kiểu "không ... thì" làm
đề.
(38) Anh em ở đây không ít thì nhiều đểu có đóng góp.
- Trong câu có thuyết tình thái "thì" đặt trƣớc phần thuyết đó.
(39) Hình nhƣ anh hài lòng lắm thì phải.

- "Thì" đƣợc sử dụng một cách bắt buộc không thể bỏ trong những trƣờng hợp sau:
 Khi đề và thuyết cùng cấu trúc từ loại:
(40) Tham thì thâm.
(41) Anh mời thì tôi đến.
 Khi giữa các từ ngữ đặt ở chỗ tiếp xúc giữa đề và thuyết có thể ngẫu nhiên làm sai
nghĩa của câu hoặc làm câu trở thành vô nghĩa.
(42) Trông thấy địch thì khai triển đội hình.
(42') Trông thấy địch khai triển đội hình
(43) Khi tàu chạy thì về.
(43') Khi tàu chạy về.
 Khi đề không phải là danh ngữ, thuyết không phải là vị ngữ đƣợc tình thái hóa đầy
đủ:
(44) Anh đến thì tốt.
(45) Tạnh mƣa thì đi.
 Khi đề dài và phức tạp, trong khi thuyết, lại quá ngắn.
(46) Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hƣơng ấy so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
 Khi thuyết là một động ngữ làm trạng ngữ chỉ phƣơng thức, nguyên nhân đƣợc nêu
riêng.
(47) Anh Nam làm việc thì chăm chỉ
 Trong phần thuyết thành ngữ hóa "thuyết giả"
(48) Nhỡ bố biết thì chết.
3.1.2. "Là" là một tác tử đánh dấu thuyết, chuyên việc thuyết hóa cho ngữ đoạn đi sau.

19


"Là" đƣợc sử dụng một cách bắt buộc trong những trƣờng hợp sau:

 Khi thuyết là một danh ngữ trong câu định tính hay đẳng thức.
(49) Của rẻ là của ôi.
(50) Ông Năm là một ngƣời cƣơng trực.
 Khi thuyết là một danh ngữ biểu thị chủ thể của vị ngữ hay giới ngữ làm đề
(51) Đứng trên bục giảng là một ông giáo cao và gầy.
 Khi thuyết là một danh ngữ biểu thị đối thể của động từ thuộc phần đề đƣợc nêu
riêng ra.
(52) Em tôi thích nhất là kẹo chanh.
 Khi thuyết là một giới ngữ có chuyển tố chỉ thời gian, nguyên nhân, mục đích đƣợc
nêu riêng.
(53) Họ gặp nhau lần cuối cùng là trong chiến dịch Tây Bắc.
 Khi thuyết là một vị ngữ nhƣng:
* Đề không có quan hệ tham tố (trực tiếp, gián tiếp) với nó.
(54) Ƣu điểm của nó là ham học.
* Đề là một vị ngữ làm thành tham tố duy nhất của vị ngữ làm thuyết.
(55) Anh đi là phải.
- Trong những phần thuyết thành ngữ hóa "Thuyết giả " cố ý nghĩa tình thái ở cuối
câu (là cùng, là may, là phức, là giỏi...).
* Ngoại lệ:
- Trong cấu trúc đồng dạng có thể lƣợc bỏ tác tử phân giới "thì"
(56) Chó (thì) treo, mèo (thì) đậy
(57) Mềm nắn, rắn buông.
- Khi thuyết là một danh ngữ hay giới ngừ chỉ gốc gác, nơi chốn, chất liệu hay sở hữu
thì miễn dùng "là".
(58) Anh ấy ngƣời Hà Nội
(59) Cái nồi này bằng gang.
3.1.3. "Mà" có công dụng phân giới không phải của toàn câu mà là của tiểu cú làm đề
hoặc thuyết.
(60) Ngƣời mà đến thế thì thôi.
(61) Cá này mà hấp với nấm thì ngon tuyệt.

Trong một số văn cảnh "mà" cũng có khi phân giới đề - thuyết của câu. Nhƣng khi
đúng giữa hai cấu trúc đề - thuyết thì "mà " là từ nối
3.2. Những phƣơng tiện bổ sung để phân giới đề - thuyết:
Ngoài phƣơng tiện dùng tác tử "thì", "là", "mà" để phân giới đề - thuyết còn một số
phƣơng tiện khác giúp làm rõ cấu trúc đề - thuyết của câu.

20


3.2.1. Những yếu tố sóng đôi đánh dấu đề - thuyết.
- Cặp từ nghi vấn / chỉ định, một thì ở phần đề, một thì ở phần thuyết.
(62) Ai làm nấy chịu
(63) Cha nào con nấy
(64) Có bao nhiêu ăn bấy nhiêu.
- Những đại từ nghi vấn trên cũng đƣợc dùng ở phần đề để đi với "cũng" ở phần
thuyết.
(65) Ai làm cũng đƣợc
(66) Nó làm gì cũng giỏi.
- Các cặp từ: có / mới, mới / đã, chƣa / đã, càng / càng, đã / thì, vừa / đã... cũng có thể
sóng đôi để đánh dấu đề - thuyết.
3.2.2. Những yếu tố đánh dấu thêm phần thuyết.
Theo giáo sƣ Cao Xuân Hạo có 18 vị từ tình thái có tác dụng đánh dấu thêm phần
thuyết trong câu (không bao giờ thấy trong phần đề): bèn liền, liền, tức khắc, ất khắc, tất
nhiên, rất, cực kỳ, hãy, chớ, khoan, đừng, mới...
Tóm lại: Cấu trúc cơ bản của câu tiếng Việt gồm hai phần đề và thuyết. Đề thì có nội
đề và ngoại đề. Trong nội đề có chủ đề và khung đề. Để đánh dấu phần đề và thuyết dùng tác
tử "thì", "là", "mà".

III. Các kiểu cấu trúc câu theo lý thuyết ngữ pháp chức năng của giáo sư
Cao Xuân Hạo:

1. Câu một phần (câu không đề):
Câu một phần là câu chỉ có một phần thuyết, không có đề trên bề mặt của câu. Gồm
những kiểu câu sau:
1.1. Những kiểu câu lấy khung cảnh hiện hữu làm đề:
Thời tiết, thời gian (giờ giấc) cảnh vật trƣớc mắt, đối tƣợng cụ thể mà ngƣời nói và
ngƣời nghe đang quan tâm. Sự tồn tại hay xuất hiện của một vật hay hiện tƣợng bất kỳ.
(67) Nắng chang chang thế kia.
(68) Đang có bão.
(69) Đẹp quá đi mất.
(70) Nhiều bƣớm quá.
1.2. Những kiểu câu có phần đề bỏ trống chỉ "tôi" là những câu ngôn hành
(performation) thƣờng mở đầu bằng "xin" hay "xin có lời".
(71) Xin có lời mời.
(72) Xin chúc mừng anh đầy hạnh phúc.

21


1.3. Những loại câu có phần đề bỏ trống chỉ "anh" là kiểu câu yêu cầu, khuyên nhủ,
cầu khiến.
(75) Đừng làm ồn nhé!
(76) Đi làm đấy à!
(77) Có muốn xem tranh không?
2. Câu có hai phần đề - thuyết:
Câu hai phần đề - thuyết là kiểu câu điển hình, tiêu biểu và thông dụng. Câu hai phần
có thể là câu một bậc đề thuyết hoặc có từ hai bậc đề thuyết trở lên.
2.1. Câu một bậc:
Đây là kiểu câu mà cả đề và thuyết đều có một cấu trúc không thể chia thành hai phần
đề thuyết ở cấp thấp hơn, Đề trong câu một bậc có thể là chủ đề hoặc khung đề. Cấu trúc cú
pháp của câu một bậc đƣợc vẽ thành sơ đồ sau:


Đề và thuyết trong câu một bậc có thể là đơn hoặc ghép.
(78) Gà trống, gà mái đều là gà sống cả.
(79) Họ sống và chiến đâu.
Câu một bậc là cơ sở để cấu tạo nên những kiểu câu phức hợp hơn. Mức độ phức hợp
của câu đƣợc tính bằng số cấu trúc đề - thuyết, không tính đến các cặp bên dƣới ngữ đoạn
(bên trong các ngữ đoạn làm đề hoặc thuyết có thể có các kiểu cấu trúc đề - thuyết làm định
ngữ hoặc bổ ngữ), những kiểu cấu trúc đề - thuyết này không làm thành một bậc thấp hơn.
2.2. Câu hai bậc trở lên (câu nhiều bậc):
Câu nhiều bậc là kiểu câu mà đề hoặc thuyết bậc trên đƣợc cấu tạo bằng một cấu trúc
đề - thuyết bậc dƣới (lấy cấu trúc đề - thuyết để làm đề hoặc thuyết).
Theo lý thuyết của Cao Xuân Hạo nếu không phân biệt hai thứ đề và thành
phần ngữ đoạn khác nhau của các vế có ba kiểu cấu trúc câu hai bậc nhƣ sau:
Kiểu I

Kiểu II

22

Kiểu III


2.2.1. Các kiểu câu hai bậc:
* Kiểu I:
a. Câu hai bậc kiểu I có thuyết đơn:

Tôi
b. Câu hai bậc kiểu I có thuyết ghép:

tên


Cao Bằng
gạo
trắng
Câu hai bậc kiểu I có thể khai triển nhƣ sau:

22

nƣớc



Nam

trong


×