Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

CHƯƠNG III xác ĐỊNH sản LƯỢNG cân BẰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.15 KB, 19 trang )

CHƯƠNG III: XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG
3.1 CÁC LÝ THUYẾT XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG
Đường tổng cầu (AD)
Khái niệm: Đường tổng cầu cho biết tổng lượng cầu về hàng hoá và dịch
vụ tại mỗi mức giá. (Sau này khi học vĩ mô 2, các anh chị sẽ có khái niệm khác rõ
hơn về đường tổng cầu và cách thiết lập đường tổng cầu).
Hình dạng đường AD: đường AD có dạng dốc xuống, thể hiện mối quan
hệ tỷ lệ nghịch giữa mức giá và sản lượng. Nguyên nhân khiến cho đường AD dốc
xuống là do 3 hiệu ứng:
-

Hiệu ứng của cải: P↓ → người tiêu dùng cảm thấy mình có nhiều của
cải hơn (YD tăng) → tiêu dùng tăng → AD tăng

-

Hiệu ứng lãi suất: P↓ → người tiêu dùng cần ít tiền hơn cho việc mua
hàng hóa và dịch vụ → tăng tiết kiệm + tăng việc nắm giữ các tài sản
sinh lãi → lãi suất giảm → đầu tư tăng → AD tăng.

-

Hiệu ứng tỷ giá hối đoái: P↓ → i↓ → đầu tư ra tăng → cung nội tệ tăng
(do mọi người đều muốn đổi ngoại tệ để đầu tư ra) → nội tệ mất giá →
e (số nội tệ / 1 đồng ngoại tệ ) tăng → NX tăng.

3.1.1 Quan điểm cổ điển
Trong chương 1, chúng ta đã biết đường tổng cung thể hiện tổng lượng
hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp sản xuất ra và muốn bán tại mỗi mức
giá. Đồng thời, chúng ta cũng biết hình dạng đường tổng cung phụ thuộc rất nhiều
vào thời gian nghiên cứu (tức thời gian để thay đổi các yếu tố sản xuất).


Quan điểm cổ điển cho rằng, trong điều kiện tự do cạnh tranh thì giá cả và
tiền lương hoàn toàn linh hoạt, nghĩa là chúng biến động nhanh chóng để lập lại sự
cân bằng giữa tổng cung và tổng cầu. Do giá cả và tiền lương có thể biến động
linh hoạt nên đường tổng cung hoàn toàn thẳng đứng, không phụ thuộc vào giá cả.


Mọi sự biến động của tổng cầu chỉ có thể làm tăng hoặc giảm mức giá chung chứ
không làm thay đổi sản lượng.

Hình 3.1: Quan điểm cổ điển.
Quan điểm cổ điển cho ta thấy:
-

Sản lượng cân bằng của quốc gia luôn được duy trì ở mức sản lượng
tiềm năng.

-

Chính sách kinh tế của chính phủ không có tác dụng.

Theo quan điểm này, chỉ có tổng cung mới quy định thu nhập, sản lượng
của nền kinh tế. Vì vậy, muốn thay đổi sản lượng cân bằng, chỉ có thể tác động
vào các nguồn lực làm thay đổi đường tổng cung, cụ thể đó là các yếu tố về lao
động, tư bản, tài nguyên và công nghệ. Do đó, quan điểm này thích hợp để lý giải
nền kinh tế trong dài hạn, khi mà giá cả và tiền lương linh hoạt. Tuy nhiên, mô
hình này không giải thích được các vấn đề trong kinh tế như:
-

tình trạng thất nghiệp cao trong những năm 1930 (đại khủng hoảng).
Đặc biệt, năm 1933-năm tồi tệ nhất của cuộc Đại suy thoái, ¼ lực lượng

lao động của Mỹ không có việc làm.

-

sự sụt giảm sản lượng do sự chậm biến động của giá cả và tiền lương.

3.1.2 Quan điểm của Keynes
Chứng kiến sự sụt giảm sản lượng và tình trạng thất nghiệp cao của nền
kinh tế trong cuộc Đại khủng hoảng, John Maynard Keynes – nhà kinh tế học Anh
– đã nghi ngờ tính xác thực của lý thuyết cổ điển và cho ra đời tác phẩm “Lý


thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ”. Trong đó, Keynes cho rằng giá cả
và tiền lương là cứng nhắc do:
-

Tiền lương được quy định theo hợp đồng dài hạn.

-

Giá cả một số mặt hàng do chính phủ quy định

-

Sức ỳ của các tổ chức lớn có quyền quyết định giá một số sản phẩm.

Do giá cả và tiền lương là không linh hoạt, nên quan điểm của Keynes phù
hợp để lý giải nền kinh tế trong ngắn hạn. Theo đó, khi tất cả giá cả và tiền lương
cứng nhắc, doanh nghiệp sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của người mua và họ dễ
dàng thuê đủ công nhân để sản xuất đủ nhu cầu đó của khác hàng. Đường tổng

cung sẽ là một đường hoàn toàn nằm ngang. Sản lượng cân bằng của nền kinh tế
sẽ do một mình tổng cầu quyết định.

Hình 3.2: Quan điểm của Keynes
Ý nghĩa của mô hình của Keynes:
-

thất nghiệp có thể xảy ra, thậm chí kéo dài khi tổng cầu giảm.

-

Vai trò của chính phủ là quan trọng: điều chỉnh tổng cầu thông qua các

chính sách kinh tế.
Nhược điểm của mô hình Keynes: chưa giải thích được tình trạng nền kinh
tế vừa suy thoái, vừa có lạm phát cao.
Tuy nhiên, cách tiếp cận của Keynes được đánh giá cao vì nó tỏ ra gần gũi
với thực tế biến đổi của đời sống kinh tế hàng ngày. Chính vì vậy, chúng ta sẽ


nghiên cứu cách thức tổng cầu quyết định sản lượng như thế nào dựa trên cách
tiếp cận của trường phái Keynes.

3.2 XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG QUỐC GIA
Giả thiết:
Giá cả, tiền lương đã cho và không đổi.Vì vậy, không có lạm phát và đường
tổng cung là một đường nằm ngang. Tức các hãng sản xuất kinh doanh có khả
năng và sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của nền kinh tế. Do đó, tổng cầu sẽ một
mình quyết định mức sản lượng cân bằng.
Các tác nhân kinh tế: Nền kinh tế vĩ mô hoàn chỉnh có 4 tác nhân kinh tế:

hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và người nước ngoài.
3.2.1 CÁC YẾU TỐ CỦA TỔNG CẦU
Tổng cầu: là toàn bộ số lượng hàng hoá và dịch vụ mà mọi người muốn
mua. Do trong nền kinh tế của chúng ta có 4 tác nhân kinh tế và cùng tạo nên tổng
cầu. Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu mỗi chủ thể kinh tế đó tham gia vào tổng cầu
bằng những đại lượng nào?
Tiêu dùng và tiết kiệm của hộ gia đình
Khái niệm tiêu dùng: Tiêu dùng là toàn bộ chi tiêu của các hộ gia đình về
tư liệu sinh hoạt hằng ngày trong giới hạn thu nhập khả dụng (YD) có được.
Yếu tố ảnh hưởng: - thu nhập khả dụng
- của cải hay tài sản, bao gồm tài sản thực lẫn tài sản
tài chính (cổ phiếu, sổ tiết kiệm …)
- yếu tố xã hội, tâm lý, tập quán sinh hoạt, lãi suất …
Trong đó, yếu tố thu nhập khả dụng có vai trò quan trọng nhất. Tuỳ theo
lượng thu nhập khả dụng (gọi tắt là thu nhập) mà người tiêu dùng sẽ chi những tỷ
lệ khác nhau cho các loại hàng hóa. Chẳng hạn khi thu nhập thấp, tỷ lệ thu nhập
chi cho nhu yếu phẩm khá cao, khi thu nhập tăng lên, tỷ lệ thu nhập chi cho nhu
yếu phẩm giảm xuống, còn tỷ lệ thu nhập chi cho nhu cầu giải trí, học hành, du


lịch…tăng lên. Đặc biệt, người tiêu dùng sẽ quyết định tiêu dùng dựa trên các dự
tính về khả năng thu nhập lâu bền1 hoặc thu nhập có được trong cả đời.
Đối với yếu tố tập quán sinh hoạt, một ví dụ cụ thể là Lý thuyết về Vòng
đời của con người. Khi còn trẻ, con người tiêu dùng nhiều hơn số thu nhập họ
kiếm được, và thường họ phải nhận sự trợ cấp từ gia đình (giai đoạn này kéo dài
đến khi họ đi làm). Khi vào giai đoạn trung niên, người dân sẽ có thu nhập cao và
ổn định hơn. Họ cũng tiêu dùng ít hơn so với thu nhập để tiết kiệm tiền cho khi về
già. Lý thuyết này sẽ được minh hoạ trong đồ thị 3.1 sau:

Hình 3.1: Lý thuyết vòng đời của con người

Hàm tiêu dùng: biểu thị mối quan hệ giữa tổng tiêu dùng và tổng thu nhập,
trong đó, tiêu dùng là một hàm của thu nhập và có dạng như sau:
C = C0 + MPC.YD
(3.2)
YD – Thu nhập khả dụng
C0 – Tiêu dùng không phụ thuộc vào thu nhập (còn gọi là tiêu dùng tối
thiểu hay tiêu dùng tự định)
MPC (Cm) – Khuynh hướng tiêu dùng cận biên (Marginal Propensity to
Consume) với 0 < MPC < 1

1

Milton Friedman, A Theory of the Consumption Function (New York: National Bureau of Economic
Research, 1956. Theo đó, thu nhập của một cá nhân được chia ra làm 2 loại: thu nhập lâu bền (thu nhập
người tiêu dùng dự định có được) và thu nhập tạm thời (thu nhập ngoài dự đoán: trúng xổ số…). Khi tiêu
dùng, người dân chỉ chi tiêu dựa trên thu nhập lâu bền vì họ dự tính thu nhập tạm thời bằng 0.


MPC biểu thị mối quan hệ giữa sự gia tăng tiêu dùng với sự gia tăng thu
nhập khả dụng, theo đó, nếu thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đơn vị thì tiêu dùng
có xu hướng tăng lên là bao nhiêu.
Ta có công thức:
MPC =

∆C
∆YD

Hình 3.2 minh họa cho hàm tiêu dùng. Độ dốc của hàm tiêu dùng chính là
MPC.


Hình 3.2: Hàm tiêu dùng
Hàm tiết kiệm: Với cách hiểu tiết kiệm là phần còn lại sau khi tiêu dùng, ta
có:
S = YD – C
Hay

S = -C0 + (1 – MPC).YD

Hay

S = -C0+ MPS.YD
= S0 + MPS.YD

Trong đó:

(3.3)

S – hàm tiết kiệm. Do khi thu nhập khả dụng tăng, tiêu dùng

và tiết kiệm đều tăng nên tiết kiệm là một hàm đồng biến với thu nhập khả dụng.
MPS – khuynh hướng tiết kiệm biên (0 < MPS < 1): cho biết
nếu thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đơn vị thì các gia đình dự kiến tăng tiết kiệm
lên bao nhiêu.
MPS =

∆S
∆YD


Do thu nhập khả dụng chỉ có thể đem đi tiêu dùng hoặc để tiết kiệm nên ta

có:
MPC + MPS = 1
(3.3.1)
Ví dụ: nếu MPC = 0,8; khi thu nhập khả dụng tăng 1.000.000 đ thì dân cư
có xu hướng tiêu dùng thêm 800.000 đ, còn 200.000 đ sẽ được giữ lại tiết kiệm
(MPS = 0,2)
Ta sẽ hiểu rõ hơn về hàm tiêu dùng và tiết kiệm trong đồ thị sau:
C
450
V
a)

C0
0

Y

Y
S
b)

C = C0 + MPC.YD

S = -C0 + MPS.YD

0
-C0

Y


Y

Hình 3.3: Đường tiêu dùng và đường tiết kiệm
Hình 3.3a mô tả hàm tiêu dùng. Đường phân giác 45o hội tụ tất cả các điểm
mà tại đó, tiêu dùng bằng thu nhập khả dụng . Đường C=C0+MPC.YD là đường
tiêu dùng dự kiến, nó có hướng dốc lên vì thu nhập khả dụng cao hơn dẫn đến tiêu
dùng nhiều hơn. Độ dốc của đường này chính là xu hướng tiêu dùng cận biên
(MPC). Giao điểm giữa đường tiêu dùng dự kiến và đường phân giác gọi là điểm
vừa đủ (điểm V) hay còn gọi là điểm trung hoà. Nói cách khác, V là điểm thu nhập
vừa đủ để chi tiêu. Phía dưới điểm vừa đủ V, tiêu dùng cao hơn thu nhập, còn phía


trên điểm V, tiêu dùng ít hơn thu nhập, số dôi ra đó có thể để dành hoặc gởi tiết
kiệm …
Hình 3.3b mô tả hàm tiết kiệm. Trong đó, tại điểm vừa đủ V, tiết kiệm = 0.
Dưới điểm V, tiết kiệm âm, nói cách khác, người tiêu dùng phải vay nợ. Còn trên
điểm V, tiếu kiệm tăng khi mức thu nhập tăng lên.
Hàm đầu tư
Đây là thành phần quan trọng thứ 2 của tổng cầu hay tổng chi tiêu.
Khái niệm: Chi tiêu đầu tư của doanh nghiệp là các khoản chi để mua sản
phẩm đầu tư và chênh lệch hàng tồn kho trong năm của doanh nghiệp.
Vai trò: đầu tư là bộ phận lớn, hay thay đổi trong tổng chi tiêu. Đầu tư có
vai trò lớn trong kinh tế vĩ mô. Thứ nhất, do là bộ phận lớn và hay thay đổi, nên
những thay đổi thất thường về đầu tư có ảnh hưởng lớn đến sản lượng và thu nhập
trong ngắn hạn (ảnh hưởng tổng cầu). Thứ hai, đầu tư dẫn đến tích lũy cơ bản, có
tác dụng mở rộng sản xuất. Vì vậy, về dài hạn, đầu tư làm tăng sản lượng tiềm
năng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (ảnh hưởng tổng cung).
Yếu tố ảnh hưởng:
 Sản lượng quốc gia: khi GNP tăng, thu nhập của dân chúng tăng, doanh
nghiệp tìm thấy cơ hội tăng lợi nhuận bằng cách tăng đầu tư để tăng sức sản xuất.

 Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đầu tư: lãi suất cho vay, thuế (VD: thuế
đánh vào lợi tức, lợi nhuận)…
 Dự đoán của các doanh nghiệp về tình trạng nền kinh tế, từ đó, họ dự định
sẽ bổ sung vào tài sản cố định và hàng tồn kho như thế nào để sản xuất và bán
trong tương lai.
Đồ thị hàm đầu tư:
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hình dạng đồ thị của hàm đầu tư.
Quan điểm thứ 1 cho rằng, chi tiêu đầu tư của doanh nghiệp là một nhân tố hết sức
nhạy cảm với môi trường đầu tư. Do đó, để đơn giản, đầu tư được xem như là một
biến ngoại sinh, đã được cho trước. Khi đó, đầu tư là một hằng số:


I = I0
Hình 3.3: Đầu tư là một biến ngoại sinh

Quan điểm thứ 2: Xét hàm đầu tư theo biến số sản lượng quốc gia Y: chi
tiêu đầu tư của doanh nghiệp có quan hệ đồng biến với sản lượng quốc gia. Hàm
đầu tư có dạng:
I = I0+ MPI . Y
I0: đầu tư tự định
MPI: Khuynh hướng đầu tư biên , phản ánh lượng thay đổi của chi tiêu
đầu tư khi thu nhập thay đổi 1 đơn vị.

MPI =

∆I
∆Y

và 0Lúc này, đồ thị của hàm đầu tư theo sản lượng, thu nhập có dạng:


Hình 3.4: Hàm đầu tư theo thu nhập

Quan điểm thứ 3: Xét hàm đầu tư theo biến số lãi suất: chi tiêu đầu tư của
doanh nghiệp sẽ có quan hệ nghịch biến với lãi suất i. Do đó, hàm đầu tư sẽ có
dạng :
I = I0 + MPI i. i với MPI i là khuynh hướng đầu tư biên (theo lãi suất)


Hình 3.5:Hàm đầu tư theo lãi suất

Tổng quát:

I = I0+ MPI. Y + MPIi.i

Tuy nhiên, để đơn giản, trong mô hình xác định sản lượng cân bằng, ta tạm
thời bỏ qua không xét đến biến số lãi suất (tức cho lãi suất là cố định). Nên hàm
đầu tư lúc này chỉ có dạng :
I = I0+ MPI. Y

(3.4)

Nguồn thu của chi tiêu chính phủ: thuế ròng T
Nguồn thu quan trọng của ngân sách chính phủ là thu từ thuế. Gọi T: thuế
ròng – phần còn lại của thuế sau khi chính phủ đã thực hiện các khoản chi chuyển
nhượng. Như vậy, ta có:
T

= Ti + Td – Tr
=


Tx

- Tr

Thuế ròng là một hàm của thu nhập. Do chính phủ thường thu thuế trên cơ
sở các mức thuế suất quy định cho từng loại thuế, nên khi thu nhập tăng, thuế ròng
tự động tăng lên vì số thu về thuế tăng, cho dù thuế suất không thay đổi. Và vì
thuế ròng đồng biến với thu nhập, nên ta có hàm thuế ròng T theo sản lượng quốc
gia Y có dạng:
T = T0 + MPT . Y
Với: T0 : Thuế ròng tự định


MPT: thuế ròng biên – đại lượng phản ảnh thay đổi của thuế ròng
khi sản lượng, thu nhập thay đổi 1 đơn vị với

MPT =

∆Tx
∆Y

Khi có chính phủ can thiệp, thu nhập khả dụng Y d lúc này được xác định
như sau:
Yd

=Y–T
= Y – T0 – MPT.Y
= - T0 + (1-MPT)Y


=>

C

= C0 + MPC . Yd
= C0 + MPC [ -T0 + (1-MPT)Y]
= C0 – MPC.T0 + MPC(1-MPT).Y

Đặt

C0’ = C0 – MPC.T0
MPC’ = MPC(1-MPT)

Ta có thể viết lại hàm tiêu dùng như sau :

C = C0’ + MPC’.Y

Trong đó : MPC’ được gọi là khuynh hướng tiêu dùng biên theo sản lượng.
Còn MPM : khuynh hướng tiêu dùng biên theo thu nhập khả dụng.
Như vậy, tại mỗi mức thu nhập, tiêu dùng của hộ gia đình đều bị giảm đi so
với trường hợp không có thuế. (C 0’ < C0 , và MPC’ < MPC). Ngoài ra, do MPC là
độ dốc của đường tiêu dùng, nên đường tiêu dùng khi có thuế sẽ có độ dốc nhỏ
hơn đường tiêu dùng khi không có thuế ròng. Như vậy, ta có đồ thị :

Hình 3.7: Đường tiêu dùng trước và sau khi có thuế ròng
T


Từ nghiên cứu trên, ta thấy, thuế ròng có ảnh hưởng tới hàm tiêu dùng, từ
đó ảnh hưởng đến tổng cầu và sản lượng cân bằng. Cụ thể, khi tăng thuế ròng, sản

lượng cân bằng sẽ giảm và ngược lại. Điều này gợi ra rằng khi tổng cầu và sản
lượng cân bằng thấp hơn mức toàn dụng nhân công, thuế thấp hơn hay mức trợ
cấp chuyển nhượng cao hơn sẽ làm tăng tổng cầu và dịch chuyển mức sản lượng
cân bằng tiến gần hơn đến mức toàn dụng nhân công của nó.
Chi tiêu của Chính phủ
Khái niệm: chi tiêu của chính phủ là lượng chi tiêu dùng thường xuyên và

chi đầu tư của chính phủ.
Hàm chi tiêu của chính phủ: chi tiêu của chính phủ là một biến ngoại sinh,
dựa trên 2 lý do:
-

Chính phủ không ứng xử theo cùng quy tắc như người tiêu dùng hay các
doanh nghiệp.

-

Nhiệm vụ của kinh tế vĩ mô là tư vấn cho chính phủ về các quyết định
chi tiêu và thuế, nên nếu không xét ý đồ sử dụng các khoản chi tiêu để
tác động đến sản lượng thì có thể nói quyết định chi tiêu của chính phủ
là độc lập với sản lượng.

Do đó, hàm chi tiêu của chính phủ sẽ có dạng: G = G0
Tức chi tiêu của Chính phủ là một số ấn định trước và được quốc hội thông
qua ngân sách chi tiêu hàng năm. Chi tiêu chính phủ làm tăng thu nhập quốc dân,
do đó cũng làm tăng tổng cầu.
Ngân sách chính phủ : là tổng các kế hoạch chi tiêu và thu nhập hàng năm
của chính phủ, bao gồm các khoản thu (chủ yếu từ thuế) và các khoản chi ngân
sách. Nếu ta gọi B là hiệu số giữa thu và chi ngân sách:
B=T–G

Thì khi

B>0: Thặng dư ngân sách
B = 0: Cân bằng ngân sách
B<0: Thâm hụt ngân sách


NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: Chính sách cắt giảm thuế năm 1964 của Mỹ

Khi John Kennedy lên làm tổng thống Mỹ năm 1964, ông đã đưa một số
nhà kinh tế trẻ vào làm việc trong Hội đồng Cố vấn Kinh tế. Một trong những kiến
nghị đầu tiên của Hội đồng là tăng thu nhập quốc dân bằng cắt giảm thuế. Chính
sách này đã dẫn đến việc cắt giảm đáng kể thuế thu nhập cá nhân và công ty năm
1964 để khuyến khích tăng chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư, dẫn đến mức thu nhập
và việc làm cao hơn. Đúng như dự đoán của các Cố vấn, chính sách cắt giảm thuế
đã dẫn đến thời kỳ bùng nổ kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế năm 1964 là
5.3% đã tăng lên 6.0% năm 1965, và tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 5.7% năm 1963
xuống còn 5.2% năm 1964; 4.5% năm 1965.
Một số các nhà kinh tế trọng cung giải thích cho hiện tượng trên là: khi
công nhân được phép giữ lại phần thu nhập lớn hơn, họ sẽ cung nhiều lao động
hơn, qua đó làm tăng tổng cung về hàng hóa và dịch vụ. Song những người theo
quan điểm của Keynes lại nhấn mạnh tác động của chính sách thuế đến với tổng
cầu như đã phân tích ở trên. Và họ coi chính sách cắt giảm thuế kể trên là một
minh chứng cho tính đúng đắn của kinh tế học Keynes.
Trong mô hình tổng cầu này, chúng ta mở rộng đến khu vực Ngoại thương,
tức khu vực xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Xuất khẩu ròng
Khái niệm:
-


Xuất khẩu là lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra ở trong nước
để bán ra nước ngoài.

-

Nhập khẩu là lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở nước ngoài,
được nhân dân trong nước mua vào.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu về xuất khẩu, nhập khẩu:
 Xuất khẩu chịu tác động của nhiều nhân tố: thuế, giá cả, kiểu dáng, chất
lượng, chính sách ngoại thương, tỷ giá hối đoái, thị hiếu của người nước ngoài đối
với hàng trong nước… Tuy nhiên, khi xét mối quan hệ giữa xuất khẩu với sản


lượng quốc gia ta thấy: khi sản lượng quốc gia tăng, không nhất thiết xuất khẩu
phải tăng. Như vậy, xuất khẩu không có mối quan hệ phụ thuộc rõ ràng đối với sản
lượng. Do vậy, ta coi cầu về hàng xuất khẩu là độc lập và không đổi so với sản
lượng:

X = X0
(3.15.1)

 Tương tự, nhập khẩu cũng chịu tác động của nhiều nhân tố: thuế nhập khẩu,
giá cả, kiểu dáng, chất lượng, chính sách ngoại thương, tỷ giá hối đoái, thị hiếu
của người trong nước đối với hàng nước ngoài … Cầu về nhập khẩu bên ngoài có
thể là nhu cầu về nguyên liệu cho sản xuất nội địa, hàng hóa tiêu dùng của hộ gia
đình. Trong cả hai trường hợp, khi sản lượng trong nước tăng, thu nhập khả dụng
tăng thì nhập khẩu cũng tăng. Do đó, hàm nhập khẩu là một hàm đồng biến với
sản lượng. Ta có:
M = M0 + MPM . Y

(3.15.2)
M0 : Nhập khẩu tự định
MPM – Xu hướng nhập khẩu cận biên – phản ánh lượng nhập khẩu thay
đổi khi thu nhập quốc gia thay đổi 1 đơn vị. (MPM >0).
Nếu đem giá trị hàng hóa xuất khẩu trừ đi giá trị hàng hóa nhập khẩu, ta có
khái niệm xuất khẩu ròng (NX) hay cán cân thương mại. Khi xuất khẩu > nhập
khẩu, nền kinh tế có thặng dư cán cân thương mại, ngược lại, khi xuất khẩu < nhập
khẩu, nền kinh tế bị thâm hụt cán cân thương mại.

Hình 3.7: Xuất nhập khẩu


Trong hình 3.7, đường xuất khẩu là một đường nằm ngang do nhu cầu xuất
khẩu độc lập với mức thu nhập nội địa. Trong khi đó, đường nhập khẩu dốc lên
thể hiện: mức nhập khẩu = 0 khi thu nhập = 0, nhưng sẽ tăng đều khi thu nhập
tăng. MPM cũng chính là độ dốc của đường cầu về nhập khẩu.
Xuất khẩu ròng làm tăng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm quốc dân, vì
vậy cũng làm tăng tổng cầu của nền kinh tế.
3.2.2 TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ
Công thức xác định tổng cầu
Như đã biết, mỗi quốc gia có 4 thành phần tham gia mua hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng trong nước, đó là hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và người
nước ngoài. Và các thành phần này sẽ đóng góp vào tổng cầu thông qua các yếu
tố: tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của chính phủ và xuất khẩu ròng. Như vậy, công
thức cuối cùng để tính tổng cầu là:
AD = C + I + G + X – M
(3.15)


AD = C0’ + I0+G0 + (MPC’+MPI).Y + X0 - MPM.Y

(3.16)



= C0’ + I0+G0 + X0 + (MPC’+MPI - MPM).Y



= AD0 + ADm.Y

Với: AD0: cầu chi tiêu tự định của toàn xã hội, là mức chi tiêu mà sự thay
đổi của nó không phụ thuộc vào sản lượng quốc gia.
ADm: khuynh hướng chi tiêu biên của toàn xã hội (tổng cầu biên) –
phản ánh lượng thay đổi trong chi tiêu toàn xã hội khi sản lượng quốc gia thay đổi
1 đơn vị. (0chỉ xem xét trường hợp ADm < 1 => 0< ADm <1
Xác định sản lượng cân bằng
Sản lượng cân bằng là mức sản lượng mà tại đó lượng hàng hóa và dịch vụ
mà mọi người muốn mua bằng với lượng hàng hóa và dịch vụ mà các doanh


nghiệp sẵn sàng sản xuất và cung ứng. Nói cách khác, đó là mức sản lượng thỏa
điều kiện tổng cung bằng với tổng cầu.
Chúng ta cũng đã đưa ra giả thiết là giá cả và tiền lương là không đổi, do
đó, đường tổng cung nằm ngang, tức các hãng sản xuất kinh doanh có khả năng và
sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của nền kinh tế. Do vậy ta có:

AS =

Y

Trong khi


AD = C + I + G + X – IM

nền kinh tế cân bằng khi
AS = AD



Y = + I + G + X – IM



Y = C0’ + I0+G0 + (MPC’+MPI).Y + X0 - MPM.Y



Y0 =

1
( C0’ + I0+G0 + X0)
1 − MPC' − MPI + MPM

(3.17)

Số nhân
1
( C0’ + I0+G0 + X0)
1 − MPC' − MPI + MPM


Từ đẳng thức (3.17), thì

Y0 =

Nếu ta thay

m=

Ta có

Y0 = m . (C0’ + I0+G0 + X0) = m.AD0

1
1
=
1 − MPC' − MPI + MPM
1 − ADm

Trong đó, m được gọi là số nhân chi tiêu. Số nhân chi tiêu cho biết sản
lượng sẽ thay đổi bao nhiêu khi có thay đổi một đơn vị trong mức chi tiêu không
phụ thuộc vào thu nhập2.Vì 0 < ADm<1 nên luôn luôn m> 1. Độ lớn của m sẽ phụ
thuộc vào độ lớn của ADm: ADm càng lớn, số nhân càng lớn do khi thu nhập tăng,
mức chi tiêu của toàn xã hội tăng. Kết quả là, những thay đổi nhỏ trong tổng cầu
2

Nếu

C hay I hay cả hai thay đổi một đơn vị (tăng/giảm) thì sản lượng cân bằng Y0 sẽ thay đổi
(tăng/giảm) k đơn vị. Trong đó C hay I là những đại lượng không phụ thuộc vào thu nhập.



tự định sẽ được số nhân m khuyếch đại lên nhiều lần. Chính nhờ tác dụng khuyếch
đại này, số nhân chi tiêu có một ý nghĩa quan trọng trong kinh tế học. Có thể tham
khảo vai trò của số nhân chi tiêu qua đồ thị 3.5 sau:

Hình 3.5: Tác động của số nhân chi tiêu
Theo hình 3.5, khi chi tiêu tăng lên một lượng ∆AD, đường chi tiêu dự kiến
dịch chuyển lên phía trên một đoạn ∆AD, trạng thái cân bằng kinh tế chuyển từ
điểm A đến điểm B, còn sản lượng tăng từ điểm Y 1 đến Y2, trong đó ∆Y > ∆AD
nhờ tác dụng khuyếch đại của số nhân chi tiêu.
Đi sâu vào nghiên cứu mô hình số nhân, chúng ta thấy tác động khuyếch
đại này không phải là đột ngột, tức thời, mà trải qua nhiều bước, nhiều vòng và
cuối cùng mới đạt được độ lớn đầy đủ của nó. Ta có thể thử xem xét một quá
trình, trong đó, dân cư tăng chi tiêu lên 1 đơn vị.
Bước 1: Các hãng sản xuất phản ứng bằng cách tăng sản lượng lên 1 đơn vị
để đáp ứng nhu cầu chi tiêu tăng lên. Khi sản lượng tăng => thu nhập tăng => mức
tiêu dùng tăng. Giả sử MPC+MPI = 0.8, tổng chi tiêu sẽ tăng lên 0.8*1=0.8 đơn
vị.
Bước 2: chi tiêu tăng lên, các hãng lại nâng sản lượng lên 0.8 đơn vị để
đáp ứng nhu cầu tăng lên đó => thu nhập tăng 0.8 => chi tiêu tăng 0.8 * 0.8 = 0.8 2.
Cứ vậy, quy trình này cứ tiếp diễn mãi đến khi số nhân chi tiêu đạt đến độ
lớn đầy đủ của nó.. Bảng 3.1 sẽ mô tả quá trình trên một cách trực giác hơn.
Bảng 3.1: Số nhân


Các bước
Thu

Thay đổi trong

nhập
(sản Tiêu dùng

Bắt đầu

lượng)
0

0

Bước 1

1

0.8

Bước 2

0.8

0.82

Bước 3

0.82

0.83





Nếu cộng tất cả các mức tăng sản lượng ở mỗi bước, ta có một cấp số nhân
với công bội là 0.8:
m = 1 + 0.8 + 0.82 + 0.83 + … + 0.8n


m=

n
1.(1 − 0.8 )

(do 0.8<1 nên lim 0.8n = 0 )

1 − 0.8

=>

m=

1
1
=
=5
1 − 0.8
0.2

Trong trường hợp này, 1 đơn vị tăng lên trong chi tiêu làm cho thu nhập
tăng lên 5 đơn vị.3
Như vậy, việc các hộ gia đình dự kiến tăng chi tiêu lên sẽ tác động đến sản
lượng và thu nhập; đến lượt mình, sản lượng và thu nhập lại tác động vào tiêu

dùng. Tiêu dùng tăng, đòi hỏi sản lượng tăng lên nữa. Cứ như vậy sản lượng được
khuyếch đại lên nhiều lần.
Mô hình số nhân có nhiều ứng dụng trong nền kinh tế nằm trong vùng suy
thoái, sản lượng chưa đạt mức sản lượng tiềm năng. Lúc này, các hãng sẽ dễ dàng
tăng sản lượng nhờ thu hút công nhân đang thất nghiệp. Nhờ vậy, thất nghiệp
giảm. Khi sản lượng gần đạt đến (hoặc bằng) sản lượng tiềm năng, mô hình số

3

Ta cũng có thể chứng minh công thức trên bằng cách khác như sau:
z = 1 + x + x2 + x3 + …

zx = x + x2 + x3 + x4 + …

z – zx = 1


z=

1
1− z


nhân sẽ không có tác dụng hoặc tác dụng rất nhỏ. Mọi tác động của tổng cầu sẽ
chuyển sang tăng mức giá.

3.4

CÂU HỎI ÔN TẬP


1) Giao điểm Keynes là gì? Vẽ đồ thị và giải thích ý nghĩa của giao điểm
Keynes.
2) Sản lượng cân bằng là gì? Vẽ đồ thị xác định sản lượng cân bằng trong nền
kinh tế mở.
3) Bình luận các nhận định sau:
a) Khi MPS = 0.2, thì MPC = 0.7
b) Nếu mọi người có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn thì sản lượng cân
bằng sẽ tăng.
c) Khi chính phủ tăng chi tiêu lên 1 tỷ đồng bằng cách đánh thuế thêm
1 tỷ đồng, sản lượng cân bằng sẽ giảm.



×