Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Môn cơ sở văn hóa VIỆT NAM đề tài HÌNH ẢNH cây TRE TRONG tâm THỨC NGƯỜI VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 25 trang )

Trường Đại học Hùng Vương
Môn: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

GVHD:CN. Nguyễn Thị Phương Mai

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TPHCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


Môn: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Đề tài: HÌNH ẢNH CÂY TRE TRONG TÂM THỨC
NGƯỜI VIỆT
Giảng Viên: CN. Nguyễn Thị Phương Mai
Lớp 11TCQK
Nhóm: Những Người Bạn
Thành Viên Nhóm:
1. Trịnh Huy Cường
2. Hồ Sấm Sồi
3. Trần Minh Thắng
4. Huỳnh Đỗ Hoàng Minh
Lớp: 11TCQK_Nhóm: Những người bạn

trang_

1


Trường Đại học Hùng Vương
Môn: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM


GVHD:CN. Nguyễn Thị Phương Mai

TPHCM, ngày 30 tháng 7 năm 2015

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
***
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
Lớp: 11TCQK_Nhóm: Những người bạn

trang_

2


Trường Đại học Hùng Vương
Môn: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

GVHD:CN. Nguyễn Thị Phương Mai

………………………………………………………………………………………

MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN..........................................................................................2
MỤC LỤC...........................................................................................................................3
SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI..........................................................................3
PHÂN TÍCH NỘI DUNG....................................................................................................5
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VÀ LỢI ÍCH TỪ CÂY TRE...........................................5
A_Giới thiệu chung về cây tre.........................................................................................5
B_Lợi ích chung từ cây tre..............................................................................................7
PHẦN II: NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÂY TRE..........9
2.1 Nguồn gốc cây tre:.....................................................................................................9
2.2 Các loại tre:..............................................................................................................10
PHẦM III : VAI TRÒ CỦA CÂY TRE TRONG TÂM THỨC NGƯỜI VIỆT...............12
3.1 Trong đời sống lao động:.........................................................................................13
3.2 Trong chiến đấu:......................................................................................................14
3.3 Trong nghệ thuật......................................................................................................16

3.4 Trong y học..............................................................................................................19
3.4 Trong công nghiệp...................................................................................................20
3.5 Vai trò của tre trong tâm thức người Việt................................................................21
PHẦN IV: KẾT LUẬN.....................................................................................................24

SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Ngày nay với sự phát triển của
xã hội, kinh tế phát triển, mức sống
của con người ngày càng được nâng
cao và nhu cầu sử dụng những sản
phẩm có chất lượng cao ngày càng
tăng cao, điều này đòi hỏi con người
không ngừng tìm hiểu và nâng cao
nhận thức của mình, cũng như nhận
thức về môi trường xã hội về cội nguồn dân tôc cũng được nhận thức một cách sâu
sắc hơn. Nhưng thực trạng hiện nay có rất nhiều thành phần nhận thức không đúng
Lớp: 11TCQK_Nhóm: Những người bạn

trang_

3


Trường Đại học Hùng Vương
Môn: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

GVHD:CN. Nguyễn Thị Phương Mai

đắn làm ảnh hưởng đến đời sống văn hóa xã hội. Chính vì, nhận thức của con
người về con người, nhận thức của con người về văn hóa xã hội, nhận thức của

con người về môi trường đời sống nhân loại
Bên cạnh đó, để tìm hiểu nhận thức con người về văn hóa, môi trường, xã
hội hiện nay chúng tôi đã thống nhất tìm hiểu về “cây tre trong tiềm thức văn hóa
người Việt”. Vì cây tre trong đời sống con người Việt Nam từ xưa đến nay luôn là
một biểu tượng đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Cây tre đi vào tiềm thức của dân
tộc qua hình ảnh oai hùng của Thánh Gióng cho đến các thời kỳ kháng chiến
chống Pháp, chống Mỹ. Cây tre đã đi suốt quá trình lịch sử của dân tộc và là loài
cây gắn bó nhất đối với con người Việt Nam
Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở
thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách nước
ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn
chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre. Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt
và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất
Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm này
tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng
đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế cây tre được ví như là con
người Việt. Có lẽ vì thế chúng tôi muốn tìm hiểu và phân tính hình ảnh “cây tre
trong tiềm thức văn hóa người Việt Nam”.
Đây là lần đầu tiên thực hiện đề tài này nên chúng tôi không tránh khỏi một
vài thiếu sót. Mong các bạn và thầy cô góp ý để đề tài nghiên cứu này được hoàn
thiện hơn. Và chúng tôi cũng xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Phương Mai đã giúp đỡ
và hỗ trợ chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Lớp: 11TCQK_Nhóm: Những người bạn

trang_

4



Trường Đại học Hùng Vương
Môn: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

GVHD:CN. Nguyễn Thị Phương Mai

PHÂN TÍCH NỘI DUNG
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VÀ LỢI ÍCH TỪ CÂY TRE.
A_Giới thiệu chung về cây tre.
Cây tre trong đời sống nhân dân Việt Nam. Từ ngàn xưa đến nay, cây tre
luôn là biểu tượng đặc
sắc của dân tộc Việt
Nam. Cây tre đi vào tiềm

Lớp: 11TCQK_Nhóm: Những người bạn

trang_

5


Trường Đại học Hùng Vương
Môn: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

GVHD:CN. Nguyễn Thị Phương Mai

thức của dân tộc ta qua hình ảnh oai hùng Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc và trong
suốt quá trình lịch sử đất nước mấy nghìn năm cho đến nay nó vẫn là loài cây gắn
bó nhất với người dân Việt Nam. Ở Việt Nam, tre mọc rất nhiều và đều khắp.
Ngoài thôn, xóm, làng, xã… còn mọc tập trung thành rừng từ Bắc vào Nam. Tre

gồm trên 40 loài và 15 giống khác nhau như: Hoa, bương, Lồ ô, Gia, Vầu, mỡ,
nứa, tàu, mạnh tông, tầm vông, trinh giang, le, trúc, là ngà… Tre có đời sống gần
10 năm, cây tre cao nhất gần 35m, thấp nhất chừng vài tấc. Thân tre to nhất đến
25cm, có từ 30- 50 đốt và dài nhất là 1m (Cây lồ ô).

Tre là loại cây sống quần

tụ từng nhóm, từng đầm và chết nguyên bụi. Không như hầu hết các loại cây chỉ
đứng riêng lẻ một mình, Tre luôn mọc thành bụi, có gốc liền gốc, rễ đan rễ, thể
hiện tính quần tụ, đoàn kết, là một sức mạnh khó thể hủy diệt hay phá vỡ được.
Ngoài ý nghĩa răn dạy con người không phải ngẫu nhiên mà có. Câu
chuyện một người bé dễ dàng từng chiếc đũa tre, song không thể bẻ cả bó được,
đó là một ví dụ cụ thể cho tính quần tụ đoàn kết của cây tre. Thân Tre thẳng mà
không bị gãy đó là do thớ tre dẻo và thân tre mềm dễ lượn theo chiều gió. Với đặc
tính: phối hợp cương - nhu để đón gió thuận theo gió vừa đủ rồi lại ngạo nghễ
vườn lên giữ lại hình dáng cũ và chỉ có loài tre chịu chết cả bụi chứ không bao giờ
chịu gãy ngang thân. Đặc điểm này khiến ta liên tưởng đến những con người Việt
Nam cũng vươn lên trong khổ đau nhưng không bao giờ biết cúi mình trước người
khác, cứng rắn, mạnh mẽ mà cũng mềm dẻo, khéo léo vô cùng. Một đặc tính khác
hầu như không có ở bất kể loài nào: Đó là vào một thời điểm đặc biệt nào đó, quần
thể tre hầu như tự lão hóa bằng cách đồng loạt trổ bông rồi tự hủy diệt đồng loạt
để chuẩn bị cho ra một thế hệ tre mới. Về điểm này ta không có ý khảo sát đến
hoan cảnh sinh thái và các mặt khoa học khác liên quan thì sẽ thấy một “đức tính”
hi sinh cao cả của loài tre, nó cũng giống như con người Việt ta vậy.

Lớp: 11TCQK_Nhóm: Những người bạn

trang_

6



Trường Đại học Hùng Vương
Môn: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

GVHD:CN. Nguyễn Thị Phương Mai

B_Lợi ích chung từ cây tre.
Cây tre gắn bó với người nông dân Việt Nam từ hàng nghìn năm rồi. Hình
ảnh làng quê Việt Nam từ xưa
gắn liền với luỹ tre làng –
những bụi tre che chắn cho
mỗi xóm làng Việt trước
những thiên tai, giặc ngoại
xâm...
Cây tre đã đi vào văn
hoá Việt Nam như một hình
ảnh bình dị mà đầy sức sống,
dẻo dai chống chịu thiên tai,
gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng
buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị
chặt phá, bị thoái hoá… bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Về tính năng, không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người dân Việt
Nam: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường…), làm vô số vật dụng:
cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu
bắc qua những con mương, con kênh nhỏ; làm chông, làm tên bắn chống giặt
ngoại xâm…

Lớp: 11TCQK_Nhóm: Những người bạn


trang_

7


Trường Đại học Hùng Vương
Môn: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

GVHD:CN. Nguyễn Thị Phương Mai

Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường
chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa
dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng
như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột
hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo,
cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu
cày đến, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm… nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn
được dùng đến ngày nay.
Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều

loại vũ khí thời
xưa của cha
ông ta đều có
phần cán, phần
tay cầm làm
bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Cây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược
là một chứng tích đã đi vào lịch sử. Cây nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp năm
mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà nho
mà những năm gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm
nay con trẻ còn chơi… tất cả đều làm từ tre. Vật dụng ngày càng có vẻ thuận tiện

Lớp: 11TCQK_Nhóm: Những người bạn

trang_

8


Trường Đại học Hùng Vương
Môn: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

GVHD:CN. Nguyễn Thị Phương Mai

hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế. Thậm
chí có một thời ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với lý do là
chúng làm đất bạc màu.Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi
bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt
khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị
thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức
của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có
tác dụng giữ đất, chống xói lở...
Tre còn được xem như là một vị thuốc trị liệu như: giảm co thắc, trục giun
sán, tái tạo khoáng chất, chống sưng viêm, lợi tiểu, sát trùng,...Ngoài ra tre còn trị
lão hóa sớm, tốc và móng thiếu khoáng chất.
Tre được sử dụng làm thuốc trong dân gian và trong đông y từ rất lâu đời,
tác dụng làm thuốc của cây tre được ghi lại rất sớm trong sách “danh y biệt
lục”cách đây khoảng 1500 năm.

PHẦN II: NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM
CHUNG VỀ CÂY TRE
2.1 Nguồn gốc cây tre:

Cây tre có nguồn gốc ở vủng nhiệt
đới và cận nhiệt đới, tre thuộc nhóm Hòa
Thảo, rễ chùm ngắn, tre có khoảng 80
giống và hơn 1200 loài. Tre phát triển rất
nhanh, trong thiên nhiên tre hiện diện khắp
nơi ngoại trừ châu Âu và vùng cực.
• Trung Quốc có tới hơn 500
loài.
• Nhật Bản có hơn 100 loài phần lớn có vóc dáng nhỏ bé
• Châu Phi có khoảng 17 loài ,
Lớp: 11TCQK_Nhóm: Những người bạn

trang_

9


Trường Đại học Hùng Vương
Môn: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

GVHD:CN. Nguyễn Thị Phương Mai

• Châu Úc có khoảng 3 loài,
• Một số lớn các loài khác có nguồn gốc từ Châu Mỹ (phân bố ở Bắc
và Nam Mỹ).
Tre thuộc họ thảo mộc, có bộ rễ chùm, thân thẳng, chia thành lóng và rõng
ruột, lá tre không thắm nước, kích thước cây tre tùy thuộc vào loài và có tốc độ
tăng trưởng nhanh, thân tre dẻo dai và bền nên có thể uốn cong theo gió.
Tre thường trổ hoa khoảng 60 năm một lần và có màu vàng nhạt, mùi hơi
nồng và được xếp vào nhóm “ nhất kỳ hoa” nghĩa là trổ hoa một lần rồi chết.

Ở Việt Nam cây tre đã gắn bó với người dân qua hàng nghìn năm lịch sử
dựng nước và giữ nước, tre mọc rất nhiều và đều khắp từ thôn, xóm, làng, xã,…tre
mọc thành rừng từ bắc vào Nam. Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm
vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, hình ảnh lũy tre làng thân thương,
những nhịp cầu tre êm đềm,…Những hình ảnh đó luôn gợi nhớ về một làng quê
mộc mạc, giản dị, một con người Việt Nam thanh cao mà chí khí.

2.2 Các loại tre:
Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về diện tích tre nứa, theo nghiên cứu của
PGS.TS Nguyễn Hoàng Nghĩa về tre Việt Nam như: Tre gai, tre mạnh tông, tre
tàu, tre lồ ô, tre tầm vong, tre mỡ, trúc, nứa,…
Tre gai: Phân bố rộng khắp trên đất nước ta từ Hà Giang đến Cà Mau. Hầu
như xã nào cũng có loài tre này, Tập trung nhiều ở Đông Bắc và đồng bằng Bắc
Bộ
• Đặc điểm của tre gai khi còn non là có lớp long cứng màu nâu, các
đốt thấp có vòng rễ, cây có các cành nhỏ biến thành gai cong, cứng
nhọn và đan chéo dày đặc xuyên qua nhau.
Tre mạnh tông: Thích hợp ở vùng khí hậu nóng ẩm có lượng mưa lớn và
ánh sang dồi dào, tre chủ yếu được trồng tập trung ờ các tỉnh miền Nam.

Lớp: 11TCQK_Nhóm: Những người bạn

trang_

10


Trường Đại học Hùng Vương
Môn: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM


GVHD:CN. Nguyễn Thị Phương Mai

• Đặc điểm của tre mạnh tông là ưa sáng, thân to, cứng và dài. Cây
non thường có lớp lông nhung màu nâu và cũng là đặc điểm để phân
biệt các loại tre khác.
Tre tàu: Thích hợp ở vùng khí hậu nóng ẩm, phân bố nhiều ở Miền Nam
Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ nước ta.
• Đặc điểm của tre tàu có thân màu xanh lục thẫm, thân to và cao,
thường tre mọc suốt vào mùa có lượng mưa dồi dào trong năm.
Tre lồ ô: là loài cây đặc hữu của Đông Dương, phân bố rộng khắp ở Việt
Nam, Lào, Campuchia.
• Đặc điểm của tre lồ ô là mọc thành từng bụi, thân cao và có tính
mềm dẻo nhất định.
Tre mỡ: Thích hợp ở vùng nhiệt đới, ở nước ta được trồng để lấy măng và
thân.
• Đặc điểm của tre mỡ là mọc thành bụi, thân cao, cây non thường có
lớp lông nâu.
Tre tầm vong: Thường được trồng ở những vùng khí hậu khô hạn thiếu
nguồn nước rất thích hợp, tre thường mọc thành bụi, thân nhỏ và cao.
• Đặc điểm của tre tầm vong là có nhiều lóng dài, thân cao, đặc ruột
v2 phát triển nhiều vào mùa mưa.
Tuy cây tre có nhiều ở Việt Nam và mọc rộng thắp từ Bắc vào. Và cây tre
đã có mặt hầu khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng
đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị
trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người dân đất
Việt,…

2.3 Đặc điểm chung về cây tre.
• Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi
Lớp: 11TCQK_Nhóm: Những người bạn


trang_

11


Trường Đại học Hùng Vương
Môn: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

GVHD:CN. Nguyễn Thị Phương Mai

• Măng tre là một mầm nhỏ, yếu ớt, rồi trưởng thành theo thời gian và
trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai.
• Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần
xuống gốc.
• Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá
song song hình lưỡi mác.
• Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất
• Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi
tre “bật ra hoa”…

PHẦM III : VAI TRÒ CỦA CÂY TRE TRONG TÂM THỨC
NGƯỜI VIỆT
Việt Nam nằn trong khu vực
nhiệt đới gió mùa, nên "xanh muôn
ngàn cây lá khác nhau". Từ núi cao
cực Bắc tới sông nước Cà Mau, mỗi
vùng sinh thái tươi xanh những loài
thảo mộc, hoa trái đặc trưng. Nhưng
kỳ lạ sao, đâu đâu cũng cũng bốn

mùa xanh những lũy tre tươi tốt. Từ
Bắc chí Nam, trên núi trên đồi bạt
ngàn tre nứa ... Đồng bằng thì làng
quê nào cũng lũy tre bao bọc, bờ đê nào cũng tre xanh chắn sóng và ngăn lũ, nên
sông quê.

Lớp: 11TCQK_Nhóm: Những người bạn

trang_

12


Trường Đại học Hùng Vương
Môn: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

GVHD:CN. Nguyễn Thị Phương Mai

Tre đã là bạn đồng hành thủy chung, thân thiết của người từ thuở xa xưa
gian lao suốt nhiều thế kỷ khai hoang mở đất để rồi dựng nước. Những làng xã
định cư với lũy tre xanh bao bọc ngăn gió bão, từ ấy đã là đặc trưng không chỉ của
làng, mà còn là đặc trưng văn hóa - thẩm mỹ riêng có của làng quê Việt Nam ta.
Trong sâu xa tâm thức người Việt từ thuở ấy, đã bình yên và xanh mát bóng tre.

3.1 Trong đời sống lao động:
Cây tre, người bạn tre gần
gũi, qua bàn tay tài khéo của người,
đã hóa thân thành những vật dụng
thiết yếu của đời sống làm ăn và đời
sống


thường

ngày,

thành

các

phương tiện để vui chơi giải trí.
Tre gắn liền với cuộc sống
hàng ngày, như sản xuất các giỏ tre,
chiếu tre, thang tre, thùng tre… Ngày nay các thiết bị công nghệ chế biến càng
phát triển như đũa tre, các dụng cụ
ghế 3 người ngồi, ghế gấp, ghế dựa…
Các sản phẩm là từ tre là một
trong các nghề thủ công của Việt
Nam. Nhiều tỉnh đã có sản phẩm
công nghệ đan lác từ tre, làm phong
phú cuộc sống của nhân dân và tạo
được nguồn thu nhập. Hàng năm, các
sản phẩm xuất khẩu làm từ tre đã làm
tăng thêm ngoại tệ cho Việt Nam.
Không thể kể hết tính đắc dụng của tre
đối với người nông dân VN: làm nhà cửa, làm
Lớp: 11TCQK_Nhóm: Những người bạn

trang_

13



Trường Đại học Hùng Vương
Môn: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

GVHD:CN. Nguyễn Thị Phương Mai

vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và
cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ. Tre từng được sử dụng
phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh hoạt
từ cái đòn gánh đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng
gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con
trâu cày đến cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm… nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn
được dùng đến ngày nay.
Cho nên, trong đời sống lao động hằng ngày tre giúp con người trăm công
nghìn việc, là cánh tay của người dân đất Việt. Tre là bạn đồng hành thủy chung
trong tâm thức sâu thẩm của con người từ thuở xa xưa, hình ảnh lũy tre luôn xanh
mát và bình yên.
Nhà văn Nguyễn Tuân có viết:
“Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc,… đâu đâu cũng có Tre làm bạn” trích trong
“Bến Hồ _Nguyễn Tuân”
“Than của rơm bếp, than của cối chiều và than của lá tre mùa thu rụng
lá…” trích trong “Làng Tranh_Nguyễn Tuân”
Trong đời sống bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng,
xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu
mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa
dưới khóm tre xanh…

3.2 Trong chiến đấu:
Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài

xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai,... Tre thật sự trở thành
chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn công trong các cuộc
chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân
Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm
lược để giành Độc lập_ Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà
tranh, giữ đồng lúa chín,…”
Lớp: 11TCQK_Nhóm: Những người bạn

trang_

14


Trường Đại học Hùng Vương
Môn: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

GVHD:CN. Nguyễn Thị Phương Mai

Chính vì thế cây tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng,
bám đất bám làng : “Rễ sinh
không ngại đất nghèo, Tre bao
nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”.
Tre làm nên thành lũy ngăn
bão tố, lũ lụt, giữ đê kè. Tre làm
thành trì chiến đấu. Tre làm bức
tường biên giới. Tre nghìn đời bao
bọc, chở che cho đời sống của con
người. Tre đã hóa thân thành thế giới văn hóa tre trúc quây quần thân thiết với đời
người, in hình in bóng đậm đà vào văn hóa, thi ca, nhạc họa, vào sâu xa tâm thức
con người Việt Nam.

Tre "ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp", "sống có nhau, chết có nhau chung
thủy". Tre "mộc mạc", mà nhẫn nại không chê đất cằn, sá gì sương gió. Tre "ngay
thẳng, thủy chung, can đảm", giầu lòng vị tha, bao dung, đùm bọc. Tre "thanh cao,
giản dị, chí khí như người". "Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm".
Đã có thể nhẫn nại chịu đựng và vượt lên đau thương, để cuối cùng giành
thắng lợi trong nhiều cuộc kháng chiến chống xâm lăng từ phương bắc đến các
nước đế quốc hùng mạnh. Tre chiến đấu kiên cường với các vũ khí hiện đại như:
đại bác, xe tăng, B52 hủy diệt của các đế quốc Pháp và Mỹ.
Tre là một vũ khí từ chiếc gậy tầm vong cho đến mũi chông sắc nhọn đã
làm nên thành đồng tổ quốc và tre đã đi vào tiếng hát lời ca:
“Này chị em ơi!
Gió đưa cành trúc la đà,
Rủ nhau đến gốc tre già vót chông.
Trăng lên sáng cả cánh đồng,
Nữa đêm lòng son vót chông rửa thù.”

Lớp: 11TCQK_Nhóm: Những người bạn

trang_

15


Trường Đại học Hùng Vương
Môn: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

GVHD:CN. Nguyễn Thị Phương Mai

Tre là lũy thép trước xâm lăng và bão lũ. Tre nhẫn nại chịu oằn mình, ngả
rạp trước cuồng phong, bão lớn, để khi gió yên trời lặng lại vươn mình đứng thẳng

thành lũy thành rừng, tre già măng mọc vô tận sinh sôi...
Tre xanh hiên ngang, nhũn nhặn, cứng cáp mà dẻo bền vô hạn là Biểu
tượng của cốt cách và các phẩm chất đặc sắc của con người và văn hóa Việt Nam
ta.
Hình ảnh cây tre gắn bó với con người Việt Nam trong các cuộc chiến
chống ngoại xâm của dân tộc còn được lưu giữ trong bảo tang Việt Nam như: Tầm
vong, giác mác, chông tre, …đã cùng ta vượt bao gian khổ để đi tới một tương lai
sáng lạng với cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

3.3 Trong nghệ thuật.
Cây tre đã từng là nguồn cảm hứng trong văn học, nghệ thuật. Từ những
câu chuyện cổ tích đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Tre đã có không ít
tác phẩm nổi tiếng viết và lên phim về
tre: “Cây tre Việt Nam” ... Tre còn góp
mặt trong những làn điệu dân ca, điệu
múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và
nó là một trong những chất liệu khá quan
trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân
tộc như đàn tơ rưng, sáo, khèn... Tre đi
vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê
hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh luỹ tre làng thân thương, nhưng
nhịp cầu tre êm đềm... Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt Nam
mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.
Tre đi vào văn thơ phản ánh đất nước Việt. Một đất nước nhỏ về diện tích,
nhưng tiềm ẩn sức mạnh của “thành” của “lũy”qua thơ của Nguyễn Duy “Cây tre
Việt Nam”.
“Thân gầy guộc, lá mong manh, mà sao nên lũy nên thành tre ơi”.
Lớp: 11TCQK_Nhóm: Những người bạn

trang_


16


Trường Đại học Hùng Vương
Môn: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

GVHD:CN. Nguyễn Thị Phương Mai

Tre ẩn hiện một số tính cách quý giá của người Việt. Đó là ý thức cộng
đồng, là tinh thần đoàn kết:
“Bão bùng thân bọc lấy thân”;
Tre thể hiện ý chí bất khuất, kiên cường, hiên ngang:
“Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”;
Tre thể hiện tinh thần lao động cần cù, siêng năng, không ngại khó:
“Rễ siêng không ngại đất nghèo, tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”;
Tre thể hiện tinh thần lạc quan:
“Giương mình trong gió tre đu, cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Cây tre từ lâu đã đi vào tâm thức cộng đồng người Việt, cây tre chiếm vị trí
sâu sắc và được xem như là biểu tượng của người dân đất Việt…
“Tre xanh, xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.

“Mai sau,
mai sau,
mai sau.
Đất xanh, xanh mãi xanh màu tre xanh”…
Tre còn như một biểu tượng thiêng liêng cho một sức mạnh hung hồn, sự
bền bỉ và chịu đựng ngoan cường , tinh thần bất khuất trước kẻ thù của đất nước
ta, dân tộc ta trong lịch sử chông giặc ngoại xâm

Trong dân gian hình ảnh tre được thể hiện qua những câu cao dao tục ngữ:
“ Chặt tre cài bẫy vót chông,
Tre bao nhiêu lá thương chồng bấy nhiêu.”
Tre cò được biết đến qua những câu chuyện cổ tích như : “Nàng út trong
ống tre, Cây tre trăm đốt…”
Tre theo người cùng một lúc làm nên cả văn hóa vật thể lẫn văn hóa phi vật
thể cho chúng ta:
Lớp: 11TCQK_Nhóm: Những người bạn

trang_

17


Trường Đại học Hùng Vương
Môn: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

GVHD:CN. Nguyễn Thị Phương Mai

• Kiến trúc: Thì nhà tranh tre nứa lá, với phên với liếp tre đan.
• Nội thất: Thì nào giường chõng, bàn
ghế, tủ chạn... cho đến lắm thứ đồ ăn
thức làm: Nong nia, dần sàng, thúng
mủng, rổ rá, cối xay tre...
• Công cụ nhà nông: Thì đòn càn đòn
xóc, quang gánh...
• Đi lại trên sông nước: Thì thuyền nan, thuyền thúng, cần câu, vó bè,
nơm, đó, dậm tre đan...
• Đồ chơi và nhạc: Thì que khăng, que
chuyền, cây đu, diều sáo, sáo, tiêu,

khèn bè, đàn tơ rưng tre nứa, cả cây
nêu ngày Tết và cột cờ lễ hội đình
làng...
Ở thời hiện đại, từ tre và nhờ có tre, có nứa cùng với song, mây, mà nên
nghề thủ công, mỹ nghệ với lắm thứ hàng hóa tre trúc song mây, với những làng
nghề tre mây có tiếng nay được nâng niu như một dạng văn hóa phi vật thể.
Hàng tre trúc, mây tre đan tinh xảo thời hội nhập đi ra thế giới, thu ngoại tệ
và hơn thế, quảng bá hình ảnh Việt Nam.
Có thể thấy rằng bản lĩnh, bản sắc của người Việt và văn hoá Việt có những
nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Chính vì thế mà cây
tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất, bám làng: “Rễ
sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người
Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước –
tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người
Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.

Lớp: 11TCQK_Nhóm: Những người bạn

trang_

18


Trường Đại học Hùng Vương
Môn: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

GVHD:CN. Nguyễn Thị Phương Mai

3.4 Trong y học.
Trong y học, ngày xưa tre còn xem như một vị thuốc trị liệu có hiệu quả tốt

nhất dùng để xoa, bóp hoặc làm các món ăn. Nhiều chế phẩm từ tre đặc trị bệnh
phụ khoa cũng góp phần cho việc làm khỏe làm đẹp nữ giới.
Một số bài thuốc chữa trị từ cây tre như:
• Dịch tre non “trúc như” dùng để chống dư thừ mỡ: “Trúc nhự” là
dịch tre non, cách lấy khá đơn giản, dễ nhất là cắt sâu vào thân cây
tre non ở vị trí hai phần ba cây tre tính từ dưới lên, sau đó bẻ cụp cây
tre xuống, cột vào vị trí bẻ cụp một dụng cụ (ống tre hoặc chai lọ) để
hứng dịch. Sau một đêm đã có dịch chảy ra dùng được. Trúc nhự có
mùi thơm rất dễ chịu, vì vậy mà cơm lam ngon hơn cơm thường.
Lấy dịch “trúc tạo” và “trúc nha” phức tạp hơn, chủ yếu bằng
phương pháp đốt nóng lên.
• Dịch than tre “trú lịch”dung để trị sốt nóng lạnh: lấy một đoạn tre tươi đốt
lên hứng lấy nước uống. Nước đó là “trúc lịch”, có tác dụng trị bệnh hư
hỏa (cơ thể sốt cao nhưng trong người lạnh run).

• Tre non nướng chín vắt lấy nước “trúc liêu giao”, được dùng để bào chế
mỹ phẩm, làm gia vị ăn uống, hương liệu xông. “Trúc liêu giao” kết hợp
với trầm hương thiên nhiên, chè, nếp dùng để trị chứng đau một bên đầu,
xây xẩm kinh niên, huyết áp cao lẫn huyết áp thấp, chứng tỳ vị hư hàn ẩu
thổ ẩu tả. Nó cũng có thể dùng phối hợp với một số vị thuốc khác để trị
lãnh cảm, trị bệnh tim và thống phong.

• Cái vỏ tre cũng hữu dụng không kém. Phần ngoài cùng là “trúc phấn”,
dùng làm mỹ phẩm, thuốc sát trùng và điều kinh nữ.

• Ruột tre tươi gọi là “trúc ẩn”, chuyên trị bệnh phụ nữ
• Ruột tre ngâm muối gọi là “trúc diêm”, ngoài việc chữa bệnh phụ khoa
còn dùng bào chế thuốc trị viêm họng, trị liệt dương.

• Hoa tre “Trúc ba” là vị thuốc cấp trị hen suyễn, làm cắt cơn cho những

người bị hen suyễn nặng.
Lớp: 11TCQK_Nhóm: Những người bạn

trang_

19


Trường Đại học Hùng Vương
Môn: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

GVHD:CN. Nguyễn Thị Phương Mai

• Cây tre đựccó cái mắt nào của tre đực bị côn trùng đục làm hỏng biến
thành một cái rốn lõm sâu vào, cái mắt đó gọi là “trúc thị”. “Trúc thị”
dùng làm thuốc trị ban, làm tan huyết khối và làm mỹ phẩm.

Đối với các dược liệu trị bệnh từ cây tre, dân tộc ta có hàng ngàn năm tích
lũy kinh nghiệm, cho nên dân gian sử dụng rộng rãi tre trong ăn uống và chữa các
bệnh thông thường, chỉ có lợi chứ hoàn toàn không có hại gì cho sức khỏe, vì toàn
bộ cây tre không có bộ phận nào độc hại. Tuy nhiên, các vị thuốc từ tre bào chế
cùng với các dược liệu khác để đặc trị, nhất là đặc trị các bệnh nan y, nhất thiết
phải do thầy thuốc giỏi thực hiện, vì mặc dù tre không độc hại, nhưng do sự tương
tác giữa các dược liệu với nhau, nếu không bào chế đúng cách đúng liều đúng
lượng có thể dẫn đến kết quả không như mong muốn.

3.4 Trong công nghiệp.
• Dùng thân tre làm giấy:
Để giải quyết vấn đề thiếu nguyên liệu giấy, hàng năm phải nhập bột giấy.
Cho nên dùng tre thay gỗ làm nguyên liệu công nghiệp chế biến giấy là một con

đường quan trọng của sự phát triển ngành giấy
• Sản xuất ván nhân tạo từ tre
Các loại ván nhân tạo, ván sợi ép, ván dăm, ván dán từ tre đã phát triển và
được dùng trong nhiều ngành khác nhau.
• Chiết triacidaceticxelulosether từ tre
Chất này được dùng trong công nghệ chê tạo phim ảnh, sợi nhân tạo, đầu
lọc thuốc lá, màng phản thấm, chất dẻo, sơn, chất cách điện, chất phụ trợ thuốc trừ
sâu. Tất cả chúng đều mở ra con đường mới trong việc lợi dụng hóa học thân tre.
• Sản xuất đũa và các dụng cụ gia đình.
Tre gắn liền với cuộc sống hàng ngày, như sản xuất các giỏ tre, chiếu tre,
thang tre, thùng tre. Ngày nay các thiết bị công nghệ chế biến càng phát triển như
đũa tre, các dụng cụ ghế 3 người ngồi, ghế gấp, ghế dựa…
Lớp: 11TCQK_Nhóm: Những người bạn

trang_

20


Trường Đại học Hùng Vương
Môn: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

GVHD:CN. Nguyễn Thị Phương Mai

• Nghề điêu khắc trên tre.
Ngày nay xuất hiện nhiều công nghệ mới trong điêu khắc, đó là công nghệ
khảm gỗ đỏ, màng tre vàng rất thanh nhã
• Các dụng cụ văn nghệ thể thao bằng tre
Ngày nay nhờ xử lý người ta làm các dụng cụ thể dục xà đơn, xà kép, vợt
cầu lông và xuất khẩu ra nước ngoài.

• Chế thuốc
Ngày xưa nhân dân ta đã có kinh nghiệm dùng lá tre chữa viêm chảy máu
mũi, nôn mửa. Đọt tre chữa viêm sốt, viêm họng.. Ngoài ra người ta còn chiết từ
tinh tre ra các bột chứa silic để chữa bệnh.
• Thực phẩm
Măng tre chứa nhiều
chất dinh dưỡng, vị ngon
và là một sản phẩm xuất
khẩu giá trị
• Làm

cây

cảnh
Tre

thường

dùng

làm cây cảnh, “tùng, cúc,
trúc, mai” là những loài cây cảnh nổi tiếng đã được nhân dân ta nhắc đến từ lâu.
Các sản phẩm từ tre đã chứng tỏ tình hình sử dụng tài nguyên tre càng ngày
càng phát triển, thay đổi hẳn bộ mặt nông thôn nghèo đói trước đây. Trồng tre là
hướng làm giàu thực sự của bà con nông dân trong tương lai.

3.5 Vai trò của tre trong tâm thức người Việt.
Có thể nói rằng cây tre là biểu tượng cho phẩm chất đặc sắc nhất của con
người Việt Nam ta: “đoàn kết, thủy chung, thanh cao, bất khuất”. Là đức tính kiên


Lớp: 11TCQK_Nhóm: Những người bạn

trang_

21


Trường Đại học Hùng Vương
Môn: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

GVHD:CN. Nguyễn Thị Phương Mai

cường trước mọi tai họa thiên nhiên cũng như mọi biến thiên, bão táp và bi kịch
lịch sử, để trường tồn và phát triển.
Cây tre trong đời sống tinh thần của người Việt. Ngay cả trong xã hội hiện
đại ngày nay chúng ta cũng không thể phủ nhận mỗi khi quá căng thẳng với cuôc
sống thường nhật, khi tóc đã ngả hai màu sương khói, khi bên kia bia đá thời gian
đã gõ nhịp không đều vẫn có một chốn bình yên để chúng ta tìm về. Đó là quê
hương với lũy tre làng từng vươn những cánh tay dài. Vẫy chào người ra đi và đón
chào người trở lại. Tôi nghe người ta nói hình như đằng sau lũy tre làng cuôc sống
bình dị và thật hơn thì phải
Có lẽ chưa bao giờ ta nghe nói đến “làng mà không nhắc đến “lũy tre”. Bởi
cây tre là tâm hồn người Việt, cây tre là loài cây gần gũi nhất với người dân Việt nói chung và
gắn bó mật thiết với “văn hóa làng” nói riêng.

Trong thế giới nghệ thuật, cây tre đã trở thành quá quen thuộc, là biểu
tượng hình mẫu của nhiều tác phẩm. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh
cây tre được in lên trong bìa của cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của Giáo sư
Trần Quốc Vượng. Trong văn chương bình dân, cây tre là hình ảnh thân thương
bất khả phân li, gợi lên bổn phận và trách nhiệm gánh vác gia đình, non nước của

một người làm trai. “Ba đời, bảy họ nhà tre hễ cất lấy gánh, nó đè lên vai” Hay để
nói lên lòng thương con vô bờ bến của tình mẫu tử thiêng liêng. “Vì dầu cầu ván
đóng đinh Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi. Khó đi mẹ dắt con đi Con đi trường
học, mẹ đi trường đời” Hình như những tác phẩm viết về cây tre đều là những tác
phẩm bất tử.
Ta chẳng thể quên bài thơ của Nguyễn Duy.
“Tre xanh, xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thần gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi!
ở đâu tre cũng xanh tươi
Lớp: 11TCQK_Nhóm: Những người bạn

trang_

22


Trường Đại học Hùng Vương
Môn: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

GVHD:CN. Nguyễn Thị Phương Mai

Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu”.
Hay bài thơ “Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương cũng viêt:
“Con ở miền Nam ra thăm Lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát,
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa xa đứng thẳng hàng”
Theo quan niệm của người phương Đông, Tre, trúc tượng trưng cho mẫu

người quân tử: cứng mà mềm mại, đổ mà không gãy, lòng rỗng không biểu trưng
cho tinh thần và khí độ an nhiên tự tại, không mê đắm quyền lợi, vật chất. Tre,
trúc biểu lộ tính cách cảu dân tộc Việt, một dân tộc có tiết tháo phẩm hạnh và kiêu
hùng, ngoan cường.
Cây tre đã đi và văn hóa Việt Nam như một hình ảnh bình dị mà đầy sức
sống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những
năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi
mặt đến nay đá bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hóa bởi nhiều nguyên nhân khác
nhau.
Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng
Bắc bộ được như ngày hôm nay là do đắp đe chống lụt trị thủy, những triền đê
được giữ vững trước nước lụt, bão tố ngoài phần công sức của người Việt xưa bao
đời bồi đắp thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống
xói lở
Gần đây cây tre được quan tâm trở lại , với phong trào trồng cây ở một số
địa phương gần đây là một tín hiệu đáng mừng. Cây tre - loại cây mà có thời gần
gũi với người Việt Nam cũng như cây lúa hy vọng sẽ tìm lại được vị thế xứng
đáng của nó

Lớp: 11TCQK_Nhóm: Những người bạn

trang_

23


Trường Đại học Hùng Vương
Môn: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

GVHD:CN. Nguyễn Thị Phương Mai


PHẦN IV: KẾT LUẬN
Trong cuộc sống thường ngày và đặc biệt cay tre trong phong thuy chính là
biểu tượng mạnh mẽ của sự trường thọ. Nó là biểu tượng của tính kiên cường vượt
qua mọi nghịch cảnh và khả năng chống chọi với sóng gió của cuộc đời. Không
những thế trong phong thủy nhà ở cây tre còn là biểu tượng của tài lộc.
Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại
ngày nay, chúng ta vẫn không thể dời xa tre.
Tre là loại vật liệu bền vững và thân thiện với môi trường có tiềm năng cải
thiện sự suy giảm ngày càng tăng của tài nguyên thiên nhiên trên thế giới, đặc biệt
tre có khả năng thay thế gỗ tự nhiên hiệu quả. Các đặc tính vốn có của tre và
những tiến bộ trong kỹ thuật sản xuất đã tạo nên các sản phẩm tiêu dùng có giá trị
cao, mang lại nhiều ích lợi cho xã hội và môi trường.
Ngoài chu kỳ tái sinh nhanh của cây tre, việc trồng và khai thác tre cũng rất
đơn giản, cho hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân
vùng miền trên cả nước. Phát triển tre là một nhu cầu bức thiết của nhân dân ta
trong việc bảo vệ môi trường sinh thái
Hiện nay, từ tre và nhờ có tre, có nứa cùng với song, mây, mà nên nghề thủ
công, mỹ nghệ với lắm thứ hàng hóa tre trúc song mây, với những làng nghề tre
mây có tiếng nay được nâng niu như một dạng văn hóa phi vật thể.
Các sản phẩm mây tre đan tinh xảo thời hội nhập đi ra thế giới, góp phần
vào việc thu ngoại tệ và hơn thế nữa là quảng bá hình ảnh Việt Nam.
Tre ẩn hiện một số tính cách quý giá của người Việt. Đó là ý thức cộng
đồng, là tinh thần đoàn kết:
“Bão bùng thân bọc lấy thân”;
Tre thể hiện ý chí bất khuất, kiên cường, hiên ngang:
“Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”;
Tre thể hiện tinh thần lao động cần cù, siêng năng, không ngại khó:
Lớp: 11TCQK_Nhóm: Những người bạn


trang_

24


Trường Đại học Hùng Vương
Môn: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

GVHD:CN. Nguyễn Thị Phương Mai

“Rễ siêng không ngại đất nghèo, tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”;
Tre thể hiện tinh thần lạc quan:
“Giương mình trong gió tre đu, cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Cây tre từ lâu đã đi vào tâm thức cộng đồng người Việt, cây tre chiếm vị trí
sâu sắc và được xem như là biểu tượng của người dân đất Việt…
“Tre xanh, xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xa
Tre còn như một biểu tượng thiêng
liêng cho một sức mạnh hung hồn, sự bền bỉ
và chịu đựng ngoan cường , tinh thần bất
khuất trước kẻ thù của đất nước ta, dân tộc
ta trong lịch sử chông giặc ngoại xâm

Lớp: 11TCQK_Nhóm: Những người bạn

trang_

25



×