Hà Thị Vung - K33B GDCD
Khỏa luận tốt nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
**************
HÀ THỊ VU NG
GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG x ử CHO SINH VIÊN
THEO T ư TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
•
•
•
Chuyên ngành: Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Ngưòi hưóng dẫn khoa học
GVC: NGUYỄN CÔNG TIÉN
HÀ NỘ I-2011
Trường ĐHSP Hà Nội 2
1
•
Hà Thị Vung - K33B GDCD
Khỏa luận tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các Thấy giáo, Cô giáo trong
khoa Giao Dục Chính Trị - Trường ĐHSP Hà NỘĨ2 đã dạy dỗ, chỉ bảo và
truyền đạtu kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại
trường, cũng như trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Công Tiến đã tận
tình hướng dẫn giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những
người thân đã tạo điều kiện, động viên khuyến khích, giúp đỡ tôi hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Hà Nội, tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Hà Thị Vung
Trường ĐHSP Hà Nội 2
2
Hà Thị Vung - K33B GDCD
Khỏa luận tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong khóa luận là kết
quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự của các thầy cô trong khoa
Giao dục Chính trị - Trường Đại Học Sư Phạm Hà NỘĨ2. Những nội dung này
không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Những câu trích
trong đề tài có nội dung chính xác và các tài liệu có xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Hà Thị Vung
Trường ĐHSP Hà Nội 2
3
Hà Thị Vung - K33B GDCD
Khỏa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
Trang
MỞ Đ Ầ U ...................................................................................................................... 1
NỘI D U N G ................................................................................................................ 6
Chưong I: Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa và văn hóa
ứng x ử .......................................................................................................................... 6
1.1 Khái niệm văn hóa và văn hóa ứng x ử ............................................................. 6
1.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa và văn hóa ứng x ử ...................... 9
1.2.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn h ó a ..................................................... 9
1.2.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa ứng xử ......................................16
1.3 Đặc điểm, vai trò giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên hiện nay........19
1.3.1 Đặc điểm sinh viên hiện nay......................................................................... 19
1.3.2 Vai trò giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trong giai đoạn
hiện nay......................................................................................................................22
Chưoìig II: Thực trạng giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trong
giai đoạn hiện nay.................................................................................................. 24
2.1 Tình hình kinh tế xã hội và tác động của nó đối với văn hóa ứng xử của
sinh viên.................................................................................................................... 24
2.2 Thực trạng văn hóa ứng xử..............................................................................30
2.2.1 Thực trạng văn hóa ứng xử của người Việt N am .....................................30
2.2.2 thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên hiện nay................................... 41
2.3 Yêu cầu phải giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trong giai đoạn
hiện nay......................................................................................................................46
Chưoìig III: Giải pháp tiếp tục xây dựng và giáo dục văn hóa ứng xử
cho sinh viên trong giai đoạn đối m ói.............................................................. 50
3.1 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng....................................................................50
3.2 Gỉai pháp tiếp tục xây dựng và giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên
trong thời kỳ đối m ới...............................................................................................54
KẾT L U Ậ N ............................................................................................................ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 73
Trường ĐHSP Hà Nội 2
4
Hà Thị Vung - K33B GDCD
Khỏa luận tốt nghiệp
MỞ ĐÀU
1. Lý do chọn đề tài.
Thanh niên dang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc lựa chọn những
giá trị mới vừa phù hợp tryền thống của dân tộc vừa đáp ứng xu hướng phát
triến của xã hội hiện đại, nhất là việc lụa chọn hành vi ứng xử trong cuộc
sống,trong học tập, công tác và các mối quan hệ xã hội.
ứ n g xử như thế nào để được coi là người có văn hóa và làm thế nào đế
hướng giới trẻ tới ứng xử có văn hóa? Đây là vấn đề cấp thiết đặt ra, đòi hỏi
chúng ta cần có sự nhìn nhận nghiêm túc và khách quan.
v ề hành vi ứng xử có văn hóa của giới trẻ hiện nay, có nhiều ý kiến
khác nhau. Tuy nhiên cần có cái nhìn khách quan khi đề cập về vấn đề này.
Có thế nói, tuối trẻ ngày nay phần đông là những con người năng động, có
kiến thức rộng, sống có hoài bão và lý tưởng, đồng thời không ngừng học hỏi
vươn lên để dựng xây đất nước. Nhìn chung họ có những cách ứng xử tích
cực, phù hợp với truyền thống, đạo lý dân tộc. Giới trẻ ngày nay phần đông đã
thê hiện trách nhiệm với xã hội, với chính bản thân mình, không ngừng học
hỏi, vươn lên, sống có hoài bão, lý tưởng rõ ràng.
Trong học tập, công tác, tuổi trẻ ngày nay không ngừng vươn lên đế đạt
được những thành công. Trong nhiều kỳ thi Ô-lim-pích các môn học, những
giải thi đấu thể thao khu vực và quốc tế, nhiều bạn trẻ Việt Nam đã nỗ lực
vươn lên mang vinh quang về cho đất nước. Gần đây nhất, tại kỳ thi Ồ-limpích Toán học quốc tế IMO 50 được tố chức tại Đức, Đoàn Việt Nam có sáu
thành viên đều giành huy chương, trong đó có hai vàng, hai bạc và hai đồng.
Đây chỉ là một trong số những cuộc thi mà giới trẻ của chúng ta tham gia và
Trường ĐHSP Hà Nội 2
5
Hà Thị Vung - K33B GDCD
Khỏa luận tốt nghiệp
đạt được thành tích cao. Bên cạnh đó, ngay ở trong nước, tuối trẻ không
ngừng vươn lên để đạt được những thành tích đáng kể.
Đáp lại sự nỗ lực đó, hằng năm, có rất nhiều chương trình và giải thưởng
khác nhau tôn vinh các bạn trẻ tiêu biếu do trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh thực hiện. Bên cạnh đó, các Diễn đàn dành cho thanh niên và các tầng
lóp nhân dân nói về xây dựng lối sống văn hóa của thanh niên, như: Diễn đàn
Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích do Báo Nhân Dân phối hợp trung ương Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh tố chức; diễn đàn Thanh niên sống đẹp của trung ương
Hội LHTN Việt Nam... đã thu hút nhiều bạn trẻ tham gia. Những hoạt động
này góp phần giúp đoàn viên, thanh niên có những ứng xử tích cực, thể hiện
bản lĩnh, sức trẻ và trách nhiệm với đất nước.
Bên cạnh những biểu hiện của hành vi ứng xử có văn hóa, hiện nay vẫn
còn một bộ phận trong giới trẻ, đăc biệt một bộ phận sinh viên có những hành
vi ứng xử thiếu văn hóa. Đối với bản thân họ không có ý chí phấn đấu, sống
buông thả, sa đà vào các tệ nạn xã hội: cờ bạc, ma túy, mại dâm... Đây hoàn
toàn là những biếu hiện của nếp sống xa lạ, sai trái, đi ngược với truyền thống
văn hóa dân tộc. Hiện tượng các bạn trẻ sinh viên, thậm chí là học sinh THPT
văng tục, chửi thề; ngang nhiên vi phạm luật lệ giao thông; có thái độ không
đúng mực với người già; hành động thiếu văn hóa nơi công cộng... còn khá
phổ biến.
Trong bối cảnh xã hội hiện nay chúng ta cần có sự nhìn nhận nghiêm túc
về vấn đề này. Việc giáo dục hành vi ứng xử văn hóa cho giới trẻ sinh viên
cần được quan tâm đúng mức. Chúng ta cần có những biện pháp thích hợp
nhân rộng, tuyên dương những hành vi ứng xử đẹp tuân theo các chuẩn mực,
vừa phù hợp với văn hóa, đạo đức truyền thống của Việt Nam, vừa phù họp
với các chuân mực của xã hội hiện đại.
Trường ĐHSP Hà Nội 2
6
Hà Thị Vung - K33B GDCD
Khỏa luận tốt nghiệp
Hành vi ứng xử văn hóa là kết quả của quá trình nhận thức, tình cảm, ý
chí, niềm tin của con người trong quá trình sống, học tập và lao động. Cho
nên để vun đắp hành vi ứng xử đạo đức trong giới trẻ sinh viên, trước hết
những người đi trước phải biết tác động một cách phù hợp vào nhận thức, tình
cảm, ý chí và hành động của giới trẻ đế họ từng bước nâng cao nhận thức, bồi
dưỡng tình cảm, hình thành niềm tin và có những hành vi ứng xử đẹp trong
cuộc sống. Có rất nhiều những việc làm cụ thể và thiết thực để hướng giới trẻ
sinh viên có cách ứng xử văn hóa: nêu gương của những người sung quanh để
làm chuyển biến nhận thức giới trẻ; phát động các phong trào thi đua trong
mọi lĩnh vực đế hướng họ vào những hành động tốt; ngoài ra còn sử dụng
những tấm gương gần gũi như bạn bè, người thân, những tấm gương điển
hình cùng trang lứa để tác động lên nhận thức, tình cảm và nhất là khơi gợi
lòng tự trọng của họ; tố chức các diễn đàn thanh niên, sinh viên nói về sống
đẹp, sống có ích, sống có văn hóa... Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm đúng
mức, hướng dẫn, giúp đỡ và tháo gỡ những khó khăn, điều chỉnh những hành
vi ứng xử không đẹp nảy sinh trong quá trình giới trẻ tham gia vào những
quan hệ xã hội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
Khóa luận nhằm làm rõ đặc điếm, tình hình giáo dục văn hóa ứng xử cho
sinh viên ở nước ta hiện nay, từ đó thấy được thực trạng giáo dục văn hóa ứng
xử cho sinh viên và đưa ra những giải pháp để tiếp tục và xây dựng, giáo dục
văn hóa ứng xử cho sinh viên trong thời kỳ đối mới. Trên cơ sở đó khóa luận
nhằm làm sáng tỏ quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo
dục văn hóa ứng xử cho sinh viên ở nước ta hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
Với khuôn khố phạm vi của đề tài, tác giả tập trung đi sâu tìm hiếu
những đặc điếm, tình hình giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trong giai
Trường ĐHSP Hà Nội 2
7
Hà Thị Vung - K33B GDCD
Khỏa luận tốt nghiệp
đoạn hiện nay ở Việt Nam, đồng thời nghiên cứu những chính sách chủ yếu
đế giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên của Đảng và Nhà nước ta. Từ đó đế
thấy được tầm quan trọng của việc tố chức và thực hiện giáo dục văn hóa ứng
xử cho sinh viên của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới đất nước
hiện nay.
4. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Văn hóa và văn hóa ứng xử là một đề tài rộng lớn về nội dung, phạm vi
cũng như khía cạnh nghiên cứu. v ấ n đề giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh
viên trong giai đoạn hiện nay vẫn thu hut được nhiều sự quan tâm, chú ý của
nhiều nhà nghiên cứu lý luận, nghiên cứu chính trị, xã hội trong và ngoài
nước. Đăc biệt trong điều kiện hiện nay khi đất nước ta đang trong quá trình
hội nhập kinh tế, quốc tế. Giới trẻ nói chung va sinh viên nói riêng đang được
sống trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, công nghệ thông tin hiện
đại, thì việc ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa trong khu vực và trên thế giới
thì rất nhiều.Ngoài những cái hay, cái đẹp, cái mới, cái tiến bộ của các nên
văn hóa trên thế giới mang lại thì bên cạnh đó còn không ít những luồng văn
hóa đồ trụy, thiếu đạo đức... đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến một số bộ
phận giới trẻ, sinh viên mà sự ảnh hưởng thấy rõ nhất đó chính là văn hóa ứng
xử của giới trẻ sinh viên hiện nay ngày càng đứng trước tinh trạng báo động
về sự yếu kém trong văn hóa ứng xử.
Trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu của những nhà nghiên
cứu đi trước như:
+ Nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn: Nghiên cứu về “ lóp trẻ
cần tự hình thành hệ thống giá trị mới”.
+ Nhà xã hội học Phạm Thị Thúy: Nghiên cứu về “ Trăn trở với văn
hóa học đường”.
Trường ĐHSP Hà Nội 2
8
Hà Thị Vung - K33B GDCD
Khỏa luận tốt nghiệp
+ Giao sư Đặng Xuân Kỳ: Nghiên cứu về “ Văn hóa soi đường cho
quốc dân đi”.
5. Phưong pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này, tác giả dựa trên cơ sở thế giới quan và phương
pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tuân thủ
tính Đảng và tính khoa học.
Trong quá trình thực hiện, tác giả sử dụng các phương pháp:
+ Phương pháp phân tích tổng hợp.
+ Phương pháp xã hội học.
+ Phương pháp logic-lịch sử.
Đồng thời tác giả cũng tham khảo các công trình nghiên cứu xã hội học
có liên quan đến vấn đề mà khóa luận đề cập đến.
6. Kết cấu khóa luận.
Tên đề tài: giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên theo tư
tưởng Hồ
Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài phần mở đầu, phần nội dung gồm 3 chương và phần kết luận.
Trường ĐHSP Hà Nội 2
9
Hà Thị Vung - K33B GDCD
Khỏa luận tốt nghiệp
NỘI DUNG
Chương I: Quan nỉệm của Hồ Chí Minh về văn hóa
và văn hóa ửng xử.
1.1 Khái niệm văn hóa và văn hóa ứng xử.
M uốn nghiên cứu vai trò của văn hóa đối với phát triển, trước tiên phải
có một khái niệm chính xác và nhất quán về văn hóa cũng như cấu trúc của
nó. Trên thực tế, cũng đã có rất nhiều người cố gắng định nghĩa văn hóa.
Nhưng cho đến nay vẫn chưa có được một sự nhất trí và cũng chưa có định
nghĩa nào thoả mãn được cả về định tính và định lượng. Điều đó, theo tôi, có
những nguyên nhân sau đây:
Trước hết, trong số những người nghiên cún văn hóa, hoặc, như người
ta thường gọi, những nhà văn hóa, ngoài những định kiến và những hạn chế
có tính chất lịch sử, rất nhiều người bị mắc những bệnh nghề nghiệp. Họ
thường quy văn hóa vào những lĩnh vực hạn hẹp cụ thế, thường bói văn hóa,
cũng như bói cuộc sống nói chung, theo kiểu thầy bói xem voi, bằng cách
xem xét những bộ phận cá biệt của nó chứ chưa có một cách tiếp cận tổng thế.
Thứ hai, văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, rất phong phú và phức tạp,
do đó khái niệm văn hóa cũng đa nghĩa. Khi đề cập đến nó mỗi người có một
cách hiếu riêng tùy thuộc vào góc độ tiếp cận của họ là điều dễ hiểu.
Thứ ba, giống như tất cả các ngành khoa học xã hội khác, ngành văn
hóa học có lịch sử phát sinh và phát triển lâu dài trong lịch sử loài người.
Trường ĐHSP Hà Nội 2
10
Hà Thị Vung - K33B GDCD
Khỏa luận tốt nghiệp
Trong quá trình lịch sử đó nội dung của khái niệm văn hóa cũng thay đối
theo. Nói một cách giản dị, là những gì còn lại sau những chu trình lịch sử
khác nhau, qua đó người ta có thể phân biệt được các dân tộc với nhau. Thông
qua mỗi một chu kỳ của sự phát triến, dân tộc đó tương tác với mình và với
những dân tộc khác, cái còn lại được gọi là bản sắc, hay còn gọi là văn hóa.
Cựu Tông Giám đôc UNESCO Federico M ayor khi ông đưa ra một định
nghĩa: "Văn hóa phản ánh và thê hiện một cách tông quát và sông động mọi
mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá
khử cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu
thành một hệ thông các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên
đó từng dân tộc tự khắng đinh bản sắc riêng của mình"- sách văn hóa và con
người.
Văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tống hoà của tất cả các khía
cạnh của đời sống. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống
cũng mang những dấu hiệu văn hóa. Rất nhiều thứ mới thoạt nhìn thì giống
nhau, nhưng nếu xem xét kỳ thì lại có những điếm riêng biệt. Trong thực tế,
không có sự giống nhau tuyệt đối.
Theo cẩm nang ứng xử bí quyết trẻ lâu sống lâu - Ts Nguyễn Thế Hùng
đầu tiên quan tâm đến khái niệm này. Ông cho rằng văn là đẹp, hóa là giáo
hóa. Văn hóa là dùng văn đế giáo hóa. Văn hóa nghĩa là lấy cái đẹp đê giáo
hóa con người.
Sau đó xuất hiện nhiền định nghĩa văn hóa khác nhau:
Theo E. Hẻniotte: Văn hóa là cái gì còn lại sau khi người ta đã quên đi
tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả.
Theo từ điển tiếng việt, văn hóa được định nghĩa là: Văn hóa là tống the
nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong
quá trình lịch sử.
Trường ĐHSP Hà Nội 2
11
Hà Thị Vung - K33B GDCD
Khỏa luận tốt nghiệp
TS. Nguyễn Thế Hùng viết: Văn hóa có vai trò quan trọng trong đời
sống con người, là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần xã hội, thể hiện
trình độ phát triển chung của một đất nước, một thời đại.Văn hóa thể hiện
khát vọng sống của con người hướng về Chân - Thiện - Mỳ. Văn hóa trở
thành công cụ quan trọng của con người.
Hồ Chí Minh về khái niệm văn hóa cho rằng: Vì lẽ sinh tồn cũng như
mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng.
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hóa là tổng hợp
của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã
sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh
tồn.
ứ n g xử là từ gép gồm ứng và xử. ứ n g là ứng đối, ứng phó. Xử là xử
thế, xử lý, xử sự .. ..Ưng xử là phản ứng của con người đối với sự tác động của
người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định. Ưng xử là phản
ứng có lựa chọn tính toán, là cách nói năng tùy thuộc vào tri thức, kinh
nghiệm và nhân cách của mỗi người nhằm đạt kết quả cao nhất trong giao
tiếp.
Ts Nguyễn Thế Hùng đã phân tích rất rõ: Cách ứng xử của người Việt
Nam chúng ta khác với người Châu Âu. Người Việt Nam chúng ta ứng xử (
nặng về tình cảm). Một trăm cái lý không bằng một cái tình. Đó là đặc trưng
của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, làng nghề thôn dã. Họ trọng tình anh
em, họ hàng, tình làng nghĩa xóm. Xem bữa cơm gia đình như đế cởi mở, thân
thiện. Người Châu Âu duy lý tính, văn minh, du mục, trọng động.
Văn hóa ứng xử là: thế ứng xử, là sự thế hiện triết lý sống, các lối sống,
lối suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng người trong việc ứng xử và
Trường ĐHSP Hà Nội 2
12
Hà Thị Vung - K33B GDCD
Khỏa luận tốt nghiệp
giải quyết các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, và xã hội từ vi mô
(gia đình) đến vĩ mô (nhân gian). Văn hóa ứng xử phải được nhìn nhận từ ít
nhất dưới bốn chiều kính của con người: quan hệ với tự nhiên _ chiều cao,
quan hệ với xã hội _ chiều rộng, quan hệ với chính mình chiều sâu, quan hệ
với tố tiên và con cháu mai sau _ chiều lịch sử.
1.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa và văn hóa ứng xử.
1.2.1Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa.
Nen văn hóa Việt Nam được hình thành và phát triển trong lịch sử lâu
dài của dân tộc không phải là kết quả vận động chỉ riêng những yếu tố nội
sinh. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất ngày
24/11/1946, Hồ Chí Minh nói: “ Văn hóa Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau
của văn hóa Đông phương và Tây phương chung đúc lạ i...
Tây Phương hay Đông Phương có cái gì tốt ta học lấy đế tạo ra một nền
văn hóa Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa
nay, trau dồi cho văn hóa thật có tinh thần thuần túy Việt nam đế hợp với tinh
thần dân chủ” [8,137].
Như vậy việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, của cả cố kim Đông
Tây là m ột vấn đề lớn trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh. Nhưng đây
không phải là sự tiếp thu xô bồ mọi thứ của thiên hạ, mà là chọn lọc những
cái hay, cái tốt, cái đẹp đế làm giàu thêm cho văn hóa dân tộc. Đây thật sự là
sự thâu hóa những tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho những tinh hoa ấy trở
thành những cái hay, cái tốt, cái đẹp mang tinh thần thuần túy Việt Nam. Đây
thực sự là “Việt Nam hóa” những cái từ ngoài đến, biến chúng thành những
cái bên trong, tự nhiên như những yếu tố nội sinh của văn hóa Việt Nam.
Như Hồ Chí Minh quan niệm, trong nền văn hóa Việt Nam có sự
chung đúc lại nhũng tinh hoa văn hóa Đông Phương và Tây Phương. Điều đó
cũng có nghĩa là nền văn hóa Việt Nam là do dân tộc Việt Nam tạo dựng
Trường ĐHSP Hà Nội 2
13
Hà Thị Vung - K33B GDCD
Khỏa luận tốt nghiệp
không phải chỉ từ những yếu tố nội sinh, mà còn kết hợp với sự chiếm lĩnh,
thâu hóa những giá trị của nhiều nền văn hóa khác. Đứng vững trên cái nền
dân tộc để chiếm lĩnh, thâu hóa những giá trị văn hóa bên ngoài, bản lĩnh đó
của dân tộc Việt Nam đã được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử mấy nghìn
năm. Bản lĩnh đó càng được phát huy mạnh mẽ hơn trong việc xây dựng nền
văn hóa mới Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, trong thời kỳ đất nước ta
mở rộng giao lưu quốc tế, hội nhập khu vực và thế giới.
Là người mở đường cho việc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam, là
nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại, Hồ Chí M inh là hiện thân tiêu biếu nhất
của sự kế thừa truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, kết hơp với việc tiếp
thu tinh hoa văn hóa nhân loại, kết hợp tính dân tộc với tính nhân loại trong
văn hóa. Chính vì vậy, Người không ở tầm cao, xa cách mọi người, mà trái lại
rất gần gũi với mọi người Việt Nam; Người không xa cách thế giới mà lại gần
gũi với tất cả bạn bè gần xa trên thế giới. Người đã đưa dân tộc đến với nhân
loại và thời đại - điều chưa từng có trong lịch sử Việt Nam.
Việc tiếp thu văn hóa nhân loại như vậy phải thông qua những đại biểu
có trình độ, đủ đê phân biệt được những gì là tinh hoa với những gì không
phải tinh hoa, những gì có thể và cần tiếp thu hoặc ngược lại. Sự thiếu hiểu
biết đối với các nền văn hóa khác, quan điếm mơ hồ trong vấn đề tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại có thê dẫn đến hai khuynh hướng hoặc “sùng ngoại”
hoặc “bài ngoại”. Cả hai khuynh hướng này trước kia đều đã có ở nước ta,
đến nay vẫn không phải không có. Do bảo thủ nên mọi cái của nước ngoài
đều e ngại, đều cho là của chủ nghĩa tư bản, nên không cần nghiên cứu, không
thế tiếp nhận. Ngược lại, do “sùng ngoài”nên đã đồng nhất hiện đại hóa với
“Tây Phương hóa”, mọi cái mới của nước ngoài đều coi là “tiên tiến, hiện
đại”, đều có thế “ăn sống nuốt tươi”, không phân biệt hay dở, tốt xấu, tiến bộ
Trường ĐHSP Hà Nội 2
14
Hà Thị Vung - K33B GDCD
Khỏa luận tốt nghiệp
hay chỉ làm tha hóa con người. Điều này có thế thấy khá rõ trong lĩnh vực văn
hóa văn nghệ, trong lối sống, và trong các lĩnh vực khác nữa.
Một mặt tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng mặt khác, phải góp
phần làm phong phú thêm văn hóa nhân loại. Đó là quan niệm trong lĩnh vực
văn hóa mà Hồ Chí Minh thường dặn cán bộ: Mình có thế bắt chước cái hay
của bất kỳ nước nào ở Âu - Mỹ, nhưng điều cốt yếu là sáng tác. Mình đã
hưởng cái hay của người thì cũng phải có cái hay cho người ta hưởng. Mình
đừng chịu vay mà không trả. Trong văn hóa, nếu chỉ muốn viện trợ không
hoàn lại, thì chính điều đó không chỉ là một thái độ rất không văn hóa mà còn
không thể phát huy được bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.
Hơn nữa, nền văn hóa mới Việt Nam còn phải bố sung những thiếu
hụt, phát triển những nội dung mới do những yêu cầu mới của nhiệm vụ xây
dựng và phát triến đất nước đang đặt ra, cũng như xu thế chung của thời đại
đang đòi hỏi. Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất dân tộc của văn hóa là
quan điếm rất hoàn chỉnh. Tính dân tộc mà Hồ Chí Minh nêu cao là tính dân
tộc hướng tới tính quốc tế, tinh nhân loại, tính dân tộc không tan biến vào tính
quốc tế, tính quốc tế lại nâng tính dân tộc lên ngang tầm thời đại, cả hai đều
làm phong phú cho nhau. Phải chăng tính dân tộc mãi mãi là động lực lớn
trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa mới. Cũng như Nguyễn Ái
Quốc đã từng viết từ năm 1924, đối với Việt Nam thì chủ nghĩa dân tộc là
động lực lớn của đất nư ớ c..., nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành
chủ nghĩa quốc tế, cần phải phát động cho được động lực đó để đưa phong
trào cách mạng đi lên.
Hồ Chí Minh nêu lên khái niệm văn hoá như sau: Vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn
ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử
Trường ĐHSP Hà Nội 2
15
Hà Thị Vung - K33B GDCD
Khỏa luận tốt nghiệp
dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự
tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài
người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi sự
sinh tồn.
Như vậy, khái niệm văn hoá mà Hồ Chí Minh nêu ra bao gồm tất cả những gì
do con người sáng tạo ra đê phục vụ cho cuộc sống tốt đẹp của con người.
Chính vì thế, trong khi đề cập những điếm lớn xây dựng nền văn hoá dân tộc,
Hồ Chí Minh đã nêu lên cả việc “xây dựng kinh tế” - một lĩnh vực mà không
phải ai cũng hiếu là một bộ phận của văn hoá, kê cả trong cơ chế thị trường
hiện nay khi người ta xây dựng kinh tế, triển khai những hợp đồng mờ ám,
trái luật, “béo bở”, thu được nhiều tiền, nhưng lại giết chết những giá trị văn
hoá. Đó là một sai lầm lớn làm cho việc xây dựng kinh tế trong một môi
trường văn hoá đã bị biến mất.Với khái niệm văn hoá như vậy, không nên
đồng nhất ‘Văn hoá” với “học vấn” tuy rằng hai khái niệm đó có liên quan
chặt chẽ với nhau, và thậm chí trong một số trường hợp, “học vấn” lại là cái
nền của “văn hoá”. Một người có trình độ học vấn cao chưa chắc đã là người
có trình độ văn hoá cao. Đúng thể, có thê có trường hợp một người có trình độ
học vấn cao lại thua một người nông dân có trình độ học vấn thấp, thậm chí
mù chữ, về cách ứng xử tình làng, nghĩa xóm về nhận thức tình thương con
người. Hồ Chí Minh coi văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của tiến trình xã hội Việt Nam vì nó mang tính nhân văn,
hướng tới những giá trị tốt đẹp của con người trong hành trình vô tận vươn tới
chân, thiện, mỹ. Văn hoá đồng nghĩa với cái tốt đẹp, mọi giá trị ngược hoặc
trái với nó là những giá trị phản văn hoá. Hồ Chí Minh coi trọng cái chân,
thiện, mỹ và khích lệ mọi người vươn tới nó, khuyên con người ta đấu tranh
loại bỏ những điều phản văn hoá. Mỗi người có thế quan niệm vai trò, chức
năng của văn hoá khác nhau nhưng cách quan niệm của Hồ Chí Minh là đi
Trường ĐHSP Hà Nội 2
16
Hà Thị Vung - K33B GDCD
Khỏa luận tốt nghiệp
thắng vào cái cốt lõi, cái bản chất của văn hoá là chủ nghĩa nhân văn. c ố t lõi
của nhân văn là thái độ đối với con người. Văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là
động lực phát triển của xã hội Việt Nam bởi vì nó luôn luôn hướng tới giải
phóng con người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh lấy con người làm trung tâm, mọi công việc
nhằm đi đến giải phóng con người đều là công việc của văn hoá. Xã hội như
thế nào thì sẽ chế định quyền con người như thế ấy. Một số người muốn đối
trắng thay đen về vấn đề nhân quyền. Tự do là gì? Tự do là sự nhận thức và
hành động theo cái tất yếu. Bao giờ con người ta chưa nhận ra cái tất yếu của
những điều chung quanh, và do đó chưa thể nào hành động được theo cái tất
yếu đó, thì con người chưa có được tự do. Sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc của Việt Nam là sự nghiệp đấu tranh cho tự do, tự do cho mỗi người và tự
do cho cả một dân tộc, tức là cho cái tất yếu. Và, đó là sự nghiệp của văn hoá.
Văn hoá đi đến mục tiêu giải phóng con người, giải phóng con người khỏi
mọi sự áp bức, bất công, mọi sự đè nén, ức chế của tụ' nhiên, xã hội, đi đến
vương quốc của tự do - điều đó tạo ra sự thôi thúc mãnh liệt cho mọi người
hợp lực lại, đoàn kết lại đê đạt được mục tiêu đó. Sự nghiệp xây dựng xã hội
mới ở nước ta cũng chính là sự nghiệp của văn hoá. Chính vì vậy, văn hoá có
vai trò, chức năng dẫn đường cho cách mạng Việt Nam. Và, Hồ Chí Minh đưa
ra một quan điếm tống quát nhất về vai trò của văn hoá là: Văn hoá soi đường
cho quốc dân đi. Vì sao?
Trước hết, văn hoá định hướng đi cho cả một dân tộc. Bản thân Hồ Chí
Minh đã khởi đầu xây dựng một nền văn hoá mới cho dân tộc theo hướng dân
tộc, khoa học và đại chúng. Việc chọn hướng đi cho cả một dân tộc là một
công việc rất hệ trọng. Hồ Chí Minh đã chọn con đường độc lập dân tộc gắn
liền với CNXH. Đó cũng là sự lựa chọn của văn hoá. Sự định hướng đúng đắn
ấy đã có tác dụng huy động toàn bộ sức mạnh của dân tộc - cả quá khứ và
Trường ĐHSP Hà Nội 2
17
Hà Thị Vung - K33B GDCD
Khỏa luận tốt nghiệp
hiện tại - kết hợp với sức mạnh của thời đại, vào việc phát triển theo con
đường đó.
Hai là, trong sự phát triển của dân tộc, văn hoá điều chỉnh sự hoạch
định cương lĩnh, đường lối, chính sách của hệ thống chính trị. Tính đúng đắn
của cương lĩnh, đường lối, chính sách, chủ trương của hệ thống chính trị
thường là tỷ lệ thuận với trình độ văn hoá của dân tộc. Đồng thời, hành vi văn
hoá của tố chức chính trị, của con người cũng phản ánh trình độ văn hoá
chính trị của tô chức, hoặc con người đó.
Ba là, văn hoá chính là thước đo của sự phát triển xã hội. Một chỉ số
phát triển chung của một dân tộc phải được coi là chỉ số phát triển của văn
hoá. Do vậy, không thể lấy chỉ số phát triển của một lĩnh vực đơn lẻ để đo sự
phát triển chung của một dân tộc, tuy rằng chỉ số ấy rất quan trọng.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh tới quan điểm văn hoá khẳng định cốt cách
(bản sắc) của dân tộc, của cộng đồng dân cư. Mỗi một dân tộc, quốc gia, mỗi
một cộng đồng dân cư...trong quá trình hình thành và phát triển đều hình
thành nên một cốt cách, hay bản sắc văn hoá, riêng biệt. Không có dân tộc,
quốc gia, cộng đông dân cư nào là lại không có một nền văn hoá sở thuộc, và
ngược lại, không có văn hoá nằm ngoài dân tộc, quốc gia, cộng đồng dân cư.
Văn hoá như một cái hộ chiếu, như cái chứng minh thư, như giấy thông hành
đế nói lên rằng tôi là tôi chứ không phải ai khác. Với ý nghĩa như vậy, nếu
đánh mất đi cái cốt cách, bản sắc văn hoá thì coi như đánh mất đi chính mình
và cộng đồng dân cư, dân tộc, quốc gia sẽ bị đồng hoá.Từ ngàn xưa đến nay
và cả sau này nữa, các cộng đồng dân cư, các dân tộc, quốc gia luôn luôn có
sự giao lưu về văn hoá, đương nhiên đậm nhạt mỗi thời kỳ khác nhau. Đây là
một quy luật. Có thể có đóng cửa về ý muốn nhưng thực tế cho dù không
muốn thì giao lưu vẫn cứ xảy ra. Nhưng không nên tuyệt đối hoá điều này. Dù
có giao lưu như thế nào đi chăng nữa thì nhìn chung, cái “gen” văn hoá vẫn
Trường ĐHSP Hà Nội 2
18
Hà Thị Vung - K33B GDCD
Khỏa luận tốt nghiệp
cứ thấm thấu một cách tự nhiên cho các thế hệ tiếp theo. Cộng đồng dân cư
nào, dân tộc, quốc gia nào còn giữ được nhiều bản sắc của mình thì càng
chứng tỏ rõ sức sống của mình hơn.
Đồng thời, quá trình đó còn là quá trình nhận những yếu tố văn hoá
ngoại lai, nhào nặn, chắt lọc đế làm giàu văn hoá cho mình nhưng cái gốc vẫn
là những yếu tố văn hoá bản địa. Xử lý vấn đề này phụ thuộc vào truyền
thống và phụ thuộc vào ý thức của mỗi cộng đồng dân cư, dân tộc, quốc gia.
Văn hoá bản địa, hay nói cách khác là bản sắc văn hoá dân tộc là cái nền để
trên đó xử lỷ toàn bộ quá trình giao lưu văn hoá. Do vậy, văn hoá của mỗi
quốc gia-dân tộc là yếu tố nội sinh có vai trò cực kỳ quan trọng đế bảo tồn và
phát triển dân tộc mình. Đó là chỗ đứng vững chắc để vừa không bài ngoại,
vừa không bị lai căng.
Chính vì thấy rõ vai trò của văn hoá dân tộc cho nên Hồ Chí Minh đã
lưu ý mọi người khi tiếp nhận văn hoá bên ngoài. Đó là việc phải chủ động
giao lưu, không nên đóng cửa, không bài ngoại mà phải hội nhập. Đó là việc
phải tiếp thu những cái tốt, không được lai căng. Hồ Chí Minh cho rằng: phải
mở rộng tri thức của mình về văn hoá thế giới; đồng thời phải tránh nguy cơ
chúng ta trở thành những kẻ bắt chước; văn hoá của các dân tộc khác cần phải
được nghiên cún một cách toàn diện, chỉ có như thế mới có thế thu lại được
nhiều hon cho văn hoá của chính mình.
N en văn hoá của mỗi một dân tộc đều có đóng góp chung vào quá
trình phát triển của thế giới. Trên thế giới, có thể có dân tộc lớn, dân tộc nhỏ.
Nhưng lớn hay nhỏ ở đây nên quan niệm về diện tích, dân số hoặc các chỉ số
phát triển kinh tế, v.v. Quyết không có dân tộc lớn hay nhỏ về văn hoá. Một
dân tộc diện tích nhỏ, dân số ít có khi lại có quá trình đóng góp rất lớn về mặt
văn hoá đối với thế giới. Điều này lại hoàn toàn trái ngược với sự phân biệt
Trường ĐHSP Hà Nội 2
19
Hà Thị Vung - K33B GDCD
Khỏa luận tốt nghiệp
chủng tộc. Không có một dân tộc nào là dân tộc thượng đăng và dân tộc nào
là dân tộc hạ đẳng.
Bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc không bao giờ là bất biến, nó là yếu
tố động. Nó “động” như vậy nhưng vẫn giữ được cốt cách của một dân tộc,
một cộng đồng, v ấ n đề là ở chỗ, bản sắc ấy phải được phát triển trên cơ sở kế
thừa và phát huy bản sắc vốn có. Quan điêm của Hồ Chí Minh là mỗi dân tộc
đều phải có trách nhiệm chăm lo đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá
dân tộc của mình và không đế chịu một sức ép nô dịch về văn hoá. Một dân
tộc này không thê đem những giá trị văn hoá của dân tộc mình áp đặt cho dân
tộc khác phải theo. Và như vậy, chính bản sắc văn hoá là yếu tố bảo đảm cho
các quyền dân tộc cơ bản của mỗi quốc gia: độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ.
Hồ Chí Minh thường nói: Phải làm thế nào cho văn
hóa
đi sâu vào tâm
lý quốc dân để xây dựng những tình cảm lớn như lòng yêu nước, tình yêu
thương con người; yêu cái chân, cái thiện, cái mỹ; yêu tính trung thực , chân
thành thủy chung; ghét những thói hư tật xấu, những sa đọa biến chất, căm
thù mọi thứ “giặc nội xâm” ... Hon nữa, chính tư tưởng đúng đan lại được tiếp
nhận không phải chỉ bằng lý trí mà còn bằng tình cảm, từ đó lại trở thành tình
cảm lớn, tạo nên sự bên vững bên trong mỗi người. Mà điều này văn hóa lại
có nhiều khả năng nhất.
1.2.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa ứng xử.
Cảm hoá, khoan dung, độ lượng là một trong những đặc điểm trong
văn hoá ứng xử của Hồ Chí Minh. Thái độ yêu thương, quý mến, trân trọng
con người - được coi là nét chủ đạo trong triết lý nhân văn của Hồ Chí Minh.
Bởi vậy đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng
ứng
nhân dân, văn hoá
xử của Hồ Chí Minh vừa ân cần, niềm nở, vừa thân ái gần gũi, khi cần thì
nhắc nhở nhẹ nhàng hoặc phê bình kịp thời, nghiêm khắc mà vẫn khoan dung,
Trường ĐHSP Hà Nội 2
20
Hà Thị Vung - K33B GDCD
Khỏa luận tốt nghiệp
độ lượng, lay động cảm hoá lòng người cao độ. Văn hóa ứng xử của Hồ Chí
Minh đã thâu thái được cái gần gũi tế nhị với độ sâu sắc lịch lãm, cái dung dị
đời thường với tầm cao của tư duy bác học; sự hoà quyện trong phương sách
ứng xử Hồ Chí Minh đã đạt tới nghệ thuật đặc trưng riêng dĩ bất biến ứng vạn
biến ít pha lẫn với mọi người.
Chính nhờ sự giản dị, tế nhị trong phong cách ứng xử, Hô Chí Minh đã
làm cho tất cả mọi người, dù địa vị, thành phần xuất thân, mục đích hoàn cảnh
gặp gỡ có khác nhau, nhưng sau khi tiếp xúc với Người, đều đê lại ấn tượng
sâu sắc bằng sự ne trọng, chia sẻ, tôn vinh bởi sức cảm hoá cuốn hút tù' chính
đạo đức, nhân cách, phép ứng xử văn hoá của Người.
Cách mạng Tháng Tám thành công, trước nạn đói - một trong 3 thứ giặc
đang hoành hành, Bác Hồ vừa kêu gọi đồng bào, cán bộ tăng gia sản xuất, vừa
phát động phong trào nhường cơm sẻ áo, 10 ngày nhịn ăn một bữa để góp gạo
cứu giúp người đói và chính Người đã gương mẫu nghiêm túc thực hiện. Đối
với thiếu nhi, mồi lần đến thăm Bác thường chia kẹo, tặng sữa; đối với các cụ
cao tuổi, Bác thường biếu lụa để khích lệ động viên họ.
Hưởng ứng phong trào đóng góp vào quỹ mùa đông binh sĩ, Hô Chí
Minh đã gửi tới Cụ Võ Liêm Sơn những dòng mộc mạc, chân tình “Thưa cụ,
Uỷ ban Trung ương mùa đông kháng chiến giúp binh sĩ chỉ quyên vải vóc
hoặc chăn áo. Nhưng tôi không biết may, không có vải, mà áo cũng chỉ có hai
bộ đã cũ. Vậy tôi xin quyên một tháng lương là 1000 đồng, nhờ Cụ mua giùm
vật liệu và may giùm mấy chiếc chăn, áo cho chiến sĩ, gọi là tỏ chút lòng
thành” [2, 125]. Quà tặng tuy không nhiều nhưng đó là sự tiết kiệm của
Người chứ không phải lấy từ công quỹ. Tình cảm bao la, sâu nặng, lòng yêu
thương con người ở Hồ Chí Minh luôn là như vậy.
Sức lay động cảm hoá ở Hồ Chí Minh có tiềm ấn yếu tố khách quan,
nhưng bên cạnh đó là yếu tố chủ quan được thể hiện trong văn hoá ửng xử của
Trường ĐHSP Hà Nội 2
21
Hà Thị Vung - K33B GDCD
Khỏa luận tốt nghiệp
Người. Trong phép ứng xử, với sự tinh tế mẫn tiệp, Người đã cố gắng khoả
lấp các khoảng cách, đã đạt tới đỉnh điểm của mối tương đồng, đẩy xa những
tính khác biệt để đạt được mục tiêu phù hợp với bối cảnh lịch sử cụ thể, có lợi
cho sự nghiệp chung. Bởi thế, Người đã quy tụ được các bậc yêu nước lão
thành, những trí thức lớn rời bỏ cuộc sống vinh hoa đế phục vụ đất nước. Sau
một buối tiếp xúc, với cương vị chủ tịch Chính phủ, Hồ Chí Minh đã mời và
thuyết phục được cụ Huỳnh Thúc Kháng ra đảm nhiệm việc nước. Người đã
thuyết phục cụ Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng thư Bộ Hình làm Trưởng ban
thường vụ Quốc hội, cụ Phan Ke Toại, nguyên Khâm sai Bắc Kỳ, làm Phó
Thủ tướng. Lường trước những khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp,
Hồ Chí M inh đã thuyết phục một số nhà trí thức Việt kiều (như GS. Trần Đại
Nghĩa, GS. Đặng văn N g ữ ...) về nước phục vụ cho Tố quốc.
Sức lay động, cảm hoá lòng người trong văn hoá ứng xử Hồ Chí Minh
không chỉ dừng lại ở tình thương yêu và sự quan tâm Người dành cho các đối
tượng trong giao tiếp, mà nó có sức lay động thu phục nhân tâm của các đối
tượng bằng sự thể hiện thông qua hành động “lời nói đi đôi với việc làm” của
Người.
Theo Hồ Chí Minh, mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đều có mặt tốt, mặt
xấu, thiện, ác... giống như năm ngón tay trên bàn tay, có ngón dài, ngón
ngắn, như mấy mươi triệu con người Việt Nam có thế thế này, thế khác...
Nhưng tấm lòng của Người luôn độ lượng, bao dung, “thương người như thể
thương thân”. Vì vậy, Người chủ trương tập hợp, đoàn kết toàn dân trong một
mặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc, nhằm thực hiện mục tiêu độc lập
dân tộc và CNXH. Người quan niệm phần tốt, phần thiện nhỏ nhất ở mỗi con
người quy tụ lại sẽ thành sức mạnh to lớn của dân tộc. Lòng nhân từ, đại
lượng là giá đỡ cho sự bao dung. Lòng nhân từ, độ lượng hoàn toàn xa lạ với
thói tự kiêu, tự mãn, tự đại, tầm nhìn thiển cận, bệnh hẹp hòi. Người chỉ rõ
Trường ĐHSP Hà Nội 2
22
Hà Thị Vung - K33B GDCD
Khỏa luận tốt nghiệp
“Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó
rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng tràn đầy, vì độ
lượng của nó hẹp và nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn cũng như cái chén, cái
đĩa cạn” [2, 172]. Người rất tin tưởng quý trọng nhân dân nên trong giao tiếp
ứng xử với họ, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở: Đối với tất cả mọi người trong
các tầng lớp dân chúng, ta phải có một thái độ mềm dẻo, khôn khéo, biết nhân
nhượng, biết trân trọng nhân cách của người ta. Riêng đối với những người
lầm đường, lạc lối hay đã từng cộng tác với bên kia trận tuyến, Người yêu
cầu: Không nên đào bới những chuyện cũ ra làm án mới. Đối với những
người không nguy hiểm lắm, thì nên dùng chính sách cảm hoá khoan dung.
Sự khoan dung, độ lượng của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ bản sắc văn
hoá, truyền thống đại nghĩa của dân tộc nên đã cảm hoá đối với cả khối óc và
trái tim những người đứng bên kia trận tuyến. Trong cuộc đấu trí đó, Người
không có kẻ thù riêng nào, buộc tất cả các đối thủ phải kính nế, cảm phục một
con người mà họ không thê khuất phục và cuối cùng họ đành phải chấp nhận
là người đuối lý, thua cuộc bởi sự cao thượng, nhân ái, khoan dung, độ lượng
Hồ Chí Minh. Tướng p. Valuy đã nhiều lần tiếp xúc với Hồ Chí Minh trong
năm 1946 có nhận xét: hết sức nhã nhặn, hết sức lịch sự và sự quyến rũ của
Người. Được thuyết phục bởi phong cách văn hoá ứng xử của Người, ông đã
trở thành người đối thoại rất tâm đắc với Hồ Chí Minh và giữa hai người đã
có một “tình hữu nghị keo sơn”.Giá trị văn hoá ứng xử Hồ Chí Minh luôn
sống mãi với thời gian, là hành trang quý giá đế Đảng và Nhà nước ta vận
dụng chủ trương mở cửa hội nhập, Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước,
để cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn đảng, học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là thực hiện tự phê bình và phê bình, xây dựng
văn hoá ứng xử được hiện thực hoá trong cuộc sống.
1.3 Đặc điếm, vai trò giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên hiện nay.
Trường ĐHSP Hà Nội 2
23
Hà Thị Vung - K33B GDCD
Khỏa luận tốt nghiệp
1.3.1 Đặc điếm sinh viên Việt Nam hiện nay.
Sinh viên trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người,
mà theo Mác là tổng hoà của các quan hệ xã hội. Nhưng họ còn mang những
đặc điểm riêng: Tuổi đời còn trẻ, thường từ 18 đến 25 dễ thay đối, chưa định
hình rõ rệt về nhân cách, và các hoạt động giao tiếp, có tri thức đang được đào
tạo chuyên môn.
Sinh viên vì thế dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi và
sáng tạo. Đây cũng là tầng lớp xưa nay vẫn khá nhạy cảm với các vấn đề
chính trị- xã hội, đôi khi cực đoan nếu không được định hướng tốt.
Một đặc điểm rất đáng chú ý đang xuất hiện trong những người trẻ hôm
nay, liên quan đến sự phát triển của công nghệ thông tin với tư cách là một
cuộc cách mạng, đó là sự hình thành một môi trường ảo, hình thành một lối
sống ảo. Đặc điếm này chỉ biếu hiện trong giới trẻ, đặc biệt những người có
tri thức như sinh viên. Hình thành một phương pháp tư duy của thời đại công
nghệ thông tin: Ngôn ngữ ngắn gọn, viết bằng bàn phím thay vì cây bút, có
tính lắp ghép chính xác, hệ thống, hạn chế sự bay bống về mặt hình tượng
trực quan. Con người vì thể sống trong một môi trường ảo, và cái hiện thực ở
đây là cái hiện thực ảo, giao tiếp ảo.
Đối với sinh viên nước ta, một thực tế là trong số họ hiện nay đang diễn
ra qúa trình phân hoá, với hai nguyên nhân cơ bản: Tác động của cơ chế thị
trường dẫn đến khác biệt giàu nghèo; sự mở rộng quy mô đào tạo khiến trình
độ sinh viên chênh lệch lớn ngay từ đầu vào. Dù vậy, vẫn có thế nhìn thấy
trong đó những đặc điềm tương đồng dưới đây.
Tỉnh thực tế: The hiện ở việc chọn ngành chọn nghề, ở việc hướng đến
lựa chọn những kiến thức đế học sao cho đáp ứng nhu cầu thực tế, chuẩn bị
kinh nghiệm làm việc cho tương lai, định hướng công việc sau khi ra trường,
Trường ĐHSP Hà Nội 2
24
Khỏa luận tốt nghiệp
Hà Thị Vung - K33B GDCD
thích những công việc đem lại thu nhập cao,
V. V ...
Nói chung là tính mục
đích trong hành động và suy nghĩ rất rõ.
Tính năng động'. Nhiều sinh viên vừa đi học vừa đi làm làm thêm bán
thời gian, hoặc có khi là thành viên chính thức của một cơ quan, công ty, hình
thành tư duy kinh tế trong thế hệ mới thích kinh doanh, muốn tự mình lập
công ty ngay khi đang còn là sinh viên, thê hiện sự tích cực chủ động tham
gia phong trào tình nguyện.
Tính cụ thê của lý tưởng: Đang có một sự thay đối trong lý tưởng sống
gắn liền với sự định hướng cụ thế. Một câu hỏi vẫn thường được đặt ra là:
Sinh viên hôm nay sống có lý tưởng không, lý tưởng ấy là gì, có sự phù hợp
giữa lý tưởng của cá nhân và lý tưởng của dân tộc, của nhân loại không. Có
thể khẳng định là có, nhưng đang xuất hiện những đặc điểm lý tưởng có tính
thế hệ, lý tưởng gắn liền với bối cảnh đất nước và quốc tế rất cụ thế. Lý tưởng
hôm nay không phải là sự lựa chọn những mục đích xa xôi, mà hướng đến
những mục tiêu cụ thế, gắn liền với lợi ích cá nhân.
Tính liên kết (tính nhóm): Những người trẻ luôn có xu hướng mở rộng
các mối quan hệ, đặc biệt là những quan hệ đồng đăng, cùng nhóm. Các
nghiên cứu của hai nhà xã hội học người Pháp về bản sắc xã hội dưới góc độ
nhóm là Taspen và Turnez, đã đưa đến kết luận: Tính nhóm phụ thuộc vào
môi trường xã hội xung quanh chúng ta đang sống. Sự thay đối của đời sống
tinh thần trong sinh viên trước xu hướng toàn cầu hoá đang hướng mạnh đến
tính cộng đồng.
Tính cả nhân: Trào lưu dân chủ hoá, làn sóng công nghệ thông tin và
việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân ngày càng rõ, đặc biệt rõ trong
những người trẻ có học vấn là sinh viên. Họ tự ý thức cao về bản thân mình
và muốn thế hiện vai trò cá nhân. Dường như có sự đề cao lợi ích hơn nghĩa
vụ cá nhân. Sự hy sinh và quan tâm đến người khác thấp đi, và nếu có thì
Trường ĐHSP Hà Nội 2
25