Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

258914

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.23 KB, 76 trang )

Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25
Mục Lục
Mục lục
.................................................................................................................................
1
I. Tổng quan về ASEAN :
.................................................................................................................................
2
1. Lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN :
................................................................................................................
2
2. Mục tiêu hoạt động của ASEAN:
................................................................................................................
4
3. Cơ cấu tổ chức:
................................................................................................................
4
4. Các cột mốc quan trọng trong hợp tác của các nước ASEAN:
................................................................................................................
9
5. Nguyên tắc hoạt động:
................................................................................................................
11
II. Quan hệ hợp tác trong khối ASEAN :
.................................................................................................................................
13
1. Hợp tác chính trị và an ninh :
13
2. Hợp tác kinh tế :
15
3. Hợp tác văn hóa – xã hội :


22
4. Tổng kết
25
III. AFTA – ASEAN Free Trade :
.................................................................................................................................
26
1. Quá trình hình thành AFTA :
................................................................................................................
26
2. Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT-AFTA):
Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 1 -
Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25
................................................................................................................
27
3. Những thách thức và cơ hội của Việt Nam tham gia vào AFTA
................................................................................................................
35
4. Quá trình thực hiện CEPT/AFTA :
................................................................................................................
36
5. Những kết quả sau khi thực hiện AFTA:
................................................................................................................
41
IV. Hợp tác giữa ASEAN và các quốc gia, tổ chức ngoài khối :
.................................................................................................................................
51
1. ASEAN + 3 :
................................................................................................................
51
2. ASEAN-EU :

................................................................................................................
57
3. Một số hợp tác khác
................................................................................................................
63
V. HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ ASEAN.
.................................................................................................................................
64
1. Tổng quan:
................................................................................................................
64
2. Hợp tác chính trị, ngoại giao, an ninh :
................................................................................................................
65
3. Hợp tác kinh tế :
................................................................................................................
66
4. Hợp tác văn hóa, xã hội giáo dục:
................................................................................................................
69
5. Những cơ hội và thách thức mới :
................................................................................................................
70
6. Tổng kết
Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 2 -
Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25
................................................................................................................
72
VI. Tổng kết:
.................................................................................................................................

73
Tài liệu tham khảo
.................................................................................................................................
74
I. Tổng quan về ASEAN :
1. Lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN :
Đông Nam Á là khu vực địa lý – nhân văn tương đối thống nhất . Vào thế
kỉ XIX các nước Đông Nam Á đều bị thực dân phương Tây xâm lược. Sự xâm
lược của thực dân đã để lại nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và
xã hội, những hậu quả này cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình hợp tác
sau này của các nước Đông Nam Á.
Đông Nam Á là một khu vực địa lý – nhân văn tương đối thống nhất, với
nhiều nét tương đồng về văn hóa và nhiều tiềm năm phát triển kinh tế. Với ý
thức thành lập những tổ chức mang tính hợp tác khu vực, tháng 7/1961 hiệp hội
Đông Nam Á được thành lập với 3 thành viên là Thái Lan, Malaysia và
Philippines (ASA), đánh dấu mốc đầu tiên của quá trình hình thành tổ chức khu
vực ở Đông Nam Á . Năm 1963 Maphilindo ra đời với quyết tâm duy trì quan hệ
hữu nghị giữa các quốc gia thành viên, góp phần vào cuộc đấu tranh chung
chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc. Tuy nhiên với những tranh
chấp về lãnh thổ, mâu thuẫn tôn giáo sắc tộc, nguy cơ xung đột vũ trang, bất
đồng giữa các nước thành viên các tổ chức này đều thất bại, ASA chỉ duy trì
được đến năm 1966. Trong bối cảnh tình hình chiến tranh căng thẳng, sự tranh
chấp giữa các nước phương Tây, ASEAN được thành lập ngày 8-8-1967 sau
khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao các nước Indonesia, Malaysia, Philippines,
Singapore và Thái Lan ký bản tuyên bố ASEAN còn gọi là Tuyên bố
Bangkok. Khi mới thành lập, ASEAN chỉ có 5 nước thành viên tới năm 1984,
có thêm Brunei Darusalam gia nhập ASEAN. 11 năm sau, tháng 7/1995, Việt
Nam gia nhập ASEAN và là thành viên thứ bảy. Tháng 7/1997, ASEAN đã kết
Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 3 -
Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25

nạp thêm hai thành viên mới là CHDCND Lào và Myanmar. Ngày 30/4/1999,
ASEAN kết nạp Vương quốc Campuchia làm thành viên chính thức. Đảo quốc
Đông Timor là quốc gia cuối cùng ở Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN.
ASEAN có diện tích hơn 4.5 triệu km2 với dân số khoảng 560 triệu
người; GDP khoảng 1100 tỷ đô la Mỹ. Các nước ASEAN có nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú và hiện nay đang đứng hàng đầu thế giới về cung cấp một
số nguyên liệu cơ bản như: cao su (90% sản lượng cao su thế giới); thiếc và dầu
thực vật (90%), gỗ xẻ (60%), gỗ súc (50%), cũng như gạo, đường dầu thô, dứa...
Công nghiệp của các nước thành viên ASEAN cũng đang trên đà phát triển, đặc
biệt trong các lĩnh vực: dệt, hàng điện tử, hàng dầu, các loại hàng tiêu dùng.
Những sản phẩm này được xuất khẩu với khối lượng lớn và đang thâm nhập một
cách nhânh chóng vào các thị trường thế giới. ASEAN là khu vực có tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao so với các khu vực khác trên thế giới, và được coi là tổ chức
khu vực thành công nhất của các nước đang phát triển.
Nước Ngày gia
nhập ASEAN
Thủ đô Dân số
(triệu
người)
Diện tích
(km2)
GDP (tỷ
USD)
Indonesia 08/08/1967 Jakarta 219,25 1.890.754 287,2
Malaysia 08/08/1967 Kuala
Lumpur
26,127.7 330.257 130,14
Philippines 08/08/1967 Manila 85,2369 300.000 98,3
Singapore 08/08/1967 Singapore 4,198 697 116,76
Thái Lan 08/08/1967 Bankok 64,763 513.254 176,6

Brunei
Darussalam
08/01/1984 Bandar Seri
Begawan
0.37 5765 5,9
Việt Nam 07/1995 Hà Nội 83,119.9 330.363 53,11
Lào 07/1997 Viên Chăn 5,9388 236.800 2,9
Myanma 07/1997 Nay Pyi Taw 56,0026 676.577 10,2
Campuchia 10/04/1999 Phnom Penh 13,6614 181.035 5,391
Một số thông tin về các nước ASEAN.
Tuyên bố Bangkok xác định: “ Nhận thức được sự tồn tại của các mối
quan tâm lẫn nhau và các vấn đề chung giữa các nước Đông Nam Á và tin tưởng
vào sự cần thiết phải tăng cường hơn nữa các mối quan hệ đoàn kết sẵn có trong
khu vực. Mong muốn xây dựng một nền tảng vững chắc cho hành động chung
nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực ở Đông Nam Á, các nước Đông Nam Á có trách
nhiệm chính trong việc tăng cường ổn định kinh tế và xã hội của khu vực và bảo
đảm sự phát triển đất nước hòa bình và tiến bộ, quyết tâm vảo đảm sự ổn định
và an ninh không có sự can thiệp từ vên ngoài dướ bất kỳ hình thức hoặc biể
hiện nào”. Nguyên tắc cũng nêu lên tôn chỉ, nguyên tắc và mục đích với sự đồng
thuận cùng hợp tác giữa các nước thành viên.
Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 4 -
Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25
2. Mục tiêu hoạt động của ASEAN: tuyên bố
Bankok đã nêu rõ các điểm sau :
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong
khu vực trên tinh thần bình đẳng hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng
đồng các nước Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng.
- Thúc đẩy hoà bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và
nguyện tắc luật pháp của các nước trong vùng và hiến chương Liên Hiệp Quốc.
- Thúc đẩy việc giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trên các

lĩnh vực văn hoá, xã hội, kinh tế, khoa học kỹ thuật, hành chính.
- Giúp đỡ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện
nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính.
- Cộng tác có hiệu quả hơn, để sử dụng tốt hơn nền nồn nghiệp và các
ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch.
- Thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á.
- Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu
vực.
3. Cơ cấu tổ chức:
a. Hội nghị Cấp cao ASEAN (ASEAN Summit):
Là Hội nghị cấp cao các nguyên thủ nhà nước và chính phủ. Là cơ quan quyền
lực cao nhất của ASEAN. Cho đến nay đã có 14 cuộc Hội nghi Cấp cao ASEAN, gần
đây nhất là Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ XIV được tổ chức tại Thái Lan từ ngày
26-2 đến 1-3-2009.
b. Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers-
AEM)

Đây là cơ cấu điều hành và hoạch định chính sách hợp tác cao nhất trong
lĩnh vực kinh tế của ASEAN. AEM họp chính thức mỗi năm một lần và có thể
họp không chính thức khi cần thiết.
Trong AEM có Hội đồng AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN) được
thành lập theo quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 4 năm 1992 tại
Singapore. Là một trong những mục tiêu trọng tâm trong hợp tác, hội nhập kinh
tế ASEAN. AFTA được thành lập để giám sát sự hoạt động của CEPT
(Common Effective Preferential Tariff), chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu
lực chung.
Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 5 -
Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25
Hội nghị các quan chức kinh tế cấp cao SEOM (Senior Economic Officials
Meeting) là cơ quan trực tiếp giúp việc cho AEM và AFTA, họp 2-3 tháng một

lần.
Hội đông AIA (Asian Investment Agreement) và Ủy ban điều phối về
đầu tư (Cordianting committee on Investment) ): Để phối hợp, giám sát và điều
hành việc thực hiện Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN.
Ủy ban điều phối về dịch vụ (Cordinating committee on Service) : Để phối hợp,
giám sát và điều hành việc thực hiện Hiệp định khung về Khu vực Dịch vụ
ASEAN.
c. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (ASEAN Ministerial Meeting-
AMM)

Theo Tuyên bố Băng cốc năm 1967, AMM là hội nghị hàng năm của các
Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN để hoạch định chính sách, điều phối hoạt động
chung của ASEAN về hợp tác chính trị, ngoại giao, phát triển xã hội.
Ủy ban thường trực ASEAN (ASEAN Standing Committee- ASC): hoạch định
chính sách và điều phối hoạt động của ASEAN giữa các cuộc họp của AMM
Hội nghị các quan chức cấp cao (Senior Official Meeting-SOM) chủ yếu phục
vụ hợp tác chính trị, ngoại giao.

d. Hội nghị Bộ trưởng các ngành

Hội nghị Bộ trưởng của một ngành trong hợp tác kinh tế ASEAN sẽ được
tổ chức khi cần thiết để thảo luận sự hợp tác trong ngành cụ thể đó. Hiện có Hội
nghị Bộ trưởng năng lượng, Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp. Các
Hội nghị Bộ trưởng ngành có trách nhiệm báo cáo lên AEM.

g. Các hội nghị bộ trưởng khác

Hội nghị Bộ trưởng của các lĩnh vực hợp tác ASEAN khác như y tế, môi
trường, lao đọng, phúc lợi xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ, thông tin,
luật pháp có thể được tiến hành khi cần thiết để điều hành các chương trình hợp

tác trong các lĩnh vực này.

h. Hội nghị liên Bộ trưởng (Join Ministerial Meeting-JMM)

JMM được tổ chức khi cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngành
và trao đổi ý kiến về hoạt động của ASEAN. JMM bao gồm các Bộ trưởng
Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế ASEAN.

i. Ban thư ký ASEAN và Tổng thư ký ASEAN:

Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 6 -
Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25
Ban thư ký ASEAN được thành lập theo Hiệp định ký tại Hội nghị Cấp
cao lần thứ hai Ba-li, 1976 để tăng cường phối hợp thực hiện các chính sách,
chương trình và các hoạt động giữa các bộ phận khác nhau trong ASEAN, phục
vụ các hội nghị của ASEAN.
Được những Người đứng đầu Chính phủ ASEAN bổ nhiệm trên cơ sỏ đề
suất của Hội nghị bộ trưởng ngoại giao,theo khuyến nghị của Hội nghị AMM
với nhiệm kỳ là 3 năm và có thể gia hạn thêm, nhưng không quá một nhiệm kỳ
nữa; có hàm Bộ trưởng với quyền hạn khởi xướng, khuyến nghị và phối hợp các
hoạt động của ASEAN, nhằm giúp nâng cao hiệu quả các hoạt động và hợp tác
của ASEAN. Tổng thư ký ASEAN được tham dự các cuộc họp các cấp của
ASEAN, chủ toạ các cuộc họp của ASC thay cho Chủ tịch ASC trừ phiên họp
đầu tiên và cuối cùng.

j. Uỷ ban thường trực ASEAN (ASEAN Standing Committee-ASC)

ASC bao gồm chủ tịch là Bộ trưởng Ngoại giao của nước đăng cai Hội
nghị AMM sắp tới, Tổng thư ký ASEAN và Tổng Giám đốc của các Ban thư ký
ASEAN quốc gia. ASC thực hiện công việc của AMM trong thời gian giữa 2 kỳ

họp và báo cáo trực tiếp cho AMM.

k. Cuộc họp các quan chức cao cấp khác

Ngoài ra có các cuộc họp các quan chức cao cấp về môi trường, ma tuý
cũng như của các uỷ ban chuyên ngành ASEAN như phát triển xã hội, khoa học
và công nghệ, các vấn đề công chức, văn hoá và thông tin. Các cuộc họp này báo
cáo cho ASC và Hội nghị các Bộ trưởng liên quan.

l. Cuộc họp tư vấn chung (Joint Consultative Meeting-JCM)

Cơ chế họp JCM bao gồm Tổng thư ký ASEAN, SOM, SEOM, các Tổng
giám đốc ASEAN. JCM được triệu tập khi cần thiết dưới sự chủ toạ của Tổng
thư ký ASEAN để thúc đẩy sự phối hợp giữa các quan chức liên ngành. Tổng
thư ký ASEAN sau đó thông báo kết quả trực tiếp cho AMM và AEM.

m. Các cuộc họp của ASEAN với các Bên đối thoại

ASEAN có 11 Bên đối thoại: Australia, Canada, EU, Nhật Bản, Hàn
Quốc, New Zeland, Mỹ và UNDP, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ. ASEAN cũng có
quan hệ đối thoại theo từng lĩnh vực Pakistan. Trước khi có cuộc họp với các
Bên đối thoại, các nước ASEAN tổ chức cuộc họp trù bị để phối hợp có lập
trường chung. Cuộc họp này do quan chức cao cấp của nước điều phối
(Coordinating Country) chủ trì và báo cáo cho ASC.

Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 7 -
Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25
n. Ban thư ký ASEAN quốc gia

Mỗi nước thành viên ASEAN đều có Ban thư ký quốc gia đặt trong bộ

máy của Bộ Ngoại giao để tổ chức, thực hiện và theo dõi các hoạt động liên
quan đến ASEAN của nước mình. Ban thư ký quốc gia do một Tổng Vụ trưởng
phụ trách

o. Uỷ ban ASEAN ở các nước thứ ba

Nhằm mục đích tăng cường trao đổi và thúc đẩy mối quan hệ giữa
ASEAN với bên đối thoại đó và các tổ chức quốc tế ASEAN thành lập các uỷ
ban tại các nước đối thoại. Uỷ ban này gồm những người đứng đầu các cơ quan
ngoại giao của các nước ASEAN tại nước sở tại. Hiện có 11 Uỷ ban ASEAN tại:
Bon (CHLB Đức), Brucsel (Bỉ), Canberra (Australia), Geneva (Thuỵ Sĩ), Luân
đôn (Anh), Ottawa (Ca-na-da), Paris (Pháp), Seul (Hàn quốc), wasington (Mỹ)
và wellington (New Zeland). Chủ tịch các uỷ ban này báo cáo cho ASC và nhận
chỉ thị từ ASC.
Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 8 -
Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25
Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 9 -
Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25
4. Các cột mốc quan trọng trong hợp tác của các nước
ASEAN:
a. Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ IV năm 27-28/1/1992:
Tại Hội nghị này, ASEAN đã thông qua những văn kiện và quyết định
quan trọng sau:
- Tuyên bố Singapore năm 1992 khẳng định quyết tâm của ASEAN đưa sự
hợp tác chính trị và kinh tế lên tầm cao hơn và mở rộng hợp tác sang lĩnh vực
hợp tác an ninh
- Hiệp định khung về hợp tác kinh tế ASEAN, nêu ba nguyên tắc của sự
hợp tác là hướng ra bên ngoài, cùng có lợi và linh hoạt đối với sự tham gia vào
các dự án, chương trình của các nước thành viên; xác định năm lĩnh vực hợp tác
cụ thể là thương mại, công nghiệp: năng lượng- khoáng sản, nông-lâm-ngư-

nghiệp, tài chính-ngân hàng, vận tải-liên lạc và du lịch. Quyết định hình thành
khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) trong vòng 15 năm.
- Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)
bắt đầu từ ngày 01/01/1993.
Tại hội nghị này Tổng thư kí ASEAN được năng cấp lên hàm bộ trưởng.

b.Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ V năm 1995:
Hội nghị diễn ra tại Bankok tháng 12/1995. Hội nghị đã có những quyết
định và văn bản quan trọng sau:
Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 10 -
Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25
- Rút ngắn thời gian thực hiện AFTA từ 15 năm xuống còn 10 năm, và mở
rộng hợp tác ASEAN sang lĩnh vực mới như dịch vụ, sở hữu trí tuệ, lập khu vực
đầu tư ASEAN...
- Ký kết Hiệp ước về một khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt
nhân (SEANWFZ), là một văn kiện quan trọng tiến tới xây dựng Đông Nam á
thành một khu vực hoà bình, ổn định.
c. Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VI tại Hà Nội 16-17/12/1998:
Hội nghị đã thông qua các văn kiện quan trọng như Tuyên bố Hà Nội,
Chương trình Hành động Hà Nội, Tuyên bố về các biện pháp mạnh mẽ (để cải
thiện môi trường đầu tư ASEAN để tăng cường thi hút vốn từ các nước trên thế
giới) và ký 4 Hiệp định hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể.
Hội nghị kết nạp Campuchia là thành viên thứ 10 của ASEAN.
d. Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VII tại Brunei Darussalam 5-
6/11/2001
Hội nghị khẳng định lại Chương trình hành động Hà Nội (HPA) vẫn là
định hướng quan trọng để thực hiện Tầm nhìn ASEAN; đẩy mạnh liên kết
ASEAN; tập trung trao đổi vấn đề thu hẹp khoảng cách phát triển, giúp các
thành viên mới.
Hội nghị cũng đã thông qua Tuyên bố chung chống khủng bố.


e. Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VIII tại Campuchia 4-5/11/2002
Các chương trình tăng cường được thông qua với các biện pháp chính
sau:
- Tăng cường thương mại, đầu tư, giảm hàng rào phi quan thuế, cải thiện
môi trường đầu tư để tăng buôn bán, đầu tư nội khối .
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của ASEAN.
- Tập trung triển khai các dự án ưu tiên, nhất là về thu hẹp khoảng cách,
giúp các thành viên mới, phát triển Tiểu vùng như Mekong.
- Xác định lại mục tiêu phát triển của ASEAN và nghiên cứu chiến lược
phát triển của Hiệp hội để tiến tới hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN có tính
đến những kinh nghiệm của Liên minh Châu âu.
- Ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc,
theo đó dự kiến thời điểm hoàn thành Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung
Quốc là năm 2010 (với 6 nước ASEAN cũ) và 2015 với 4 nước ASEAN mới.
Cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần đầu tiên được tổ chức và các nhà Lãnh đạo
ASEAN đã nhất trí họp Cấp cao ASEAN + Ấn Độ hàng năm.
f. Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ IX tại Bali, Indonesia, 7-8/10/2003
Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 11 -
Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25
- Lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II)
nêu những định hướng chiến lược lớn của ASEAN với mục tiêu thành lập một
cộng đồng ASEAN liên kết mạnh, tự cường vào năm 2020 với ba trụ cột chính
là hợp tác chính trị-an ninh (Cộng đồng An ninh ASEAN-ASC), hợp tác kinh tế
(Cộng đồng kinh tế ASEAN-AEC), và hợp tác xã hội/văn hoá (Cộng đồng xã
hội/văn hoá ASEAN-ASCC).
- Nhật Bản ký với ASEAN Khuôn khổ Đối tác Kinh tế toàn diện (CEP), cụ
thể hoá các bước đi xây dựng CEP ASEAN-Nhật trong đó có Khu vực mậu dịch
tự do ASEAN-Nhật. Trung Quốc, Ấn Độ chính thức tham gia Hiệp ước Thân
thiện và hợp tác (TAC).

g. Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ X và các Cấp cao liên quan tại Viên
chăn, Lào, 28 – 30/11/2004: Tại hội nghị một số quyết định quan trọng được
thông qua:
- Để thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020 và Tuyên bố Bali II, các vị Lãnh
đạo ASEAN đã ký Chương trình Hành động Viên chăn (VAP) sau khi hoàn tất
Chương trình Hành động Hà Nội (HPA) nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN
vào năm 2020 với 3 trụ cột về chính trị-an ninh, kinh tế, văn hoá xã hội, trong đó
có hợp phần về IAI nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành
viên ASEAN.
- -Thông qua các Kế hoạch Hành động xây dựng Cộng đồng An ninh
ASEAN (ASC) và Cộng đồng Văn hoá - xã hội ASEAN (ASCC).
- -Ký Hiệp định khung và lộ trình hội nhập về 11 lĩnh vực ưu tiên liên kết
của ASEAN nhằm xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). .
- Tại Hội nghị, các vị Lãnh đạo ASEAN cùng với Australia và New Zeland
đã ký “Tuyên bố chung của các Lãnh đạo nhân dịp Cấp cao kỷ niệm ASEAN
với Australia và New Zeland”, đề ra phương hướng và biện pháp tăng cường
quan hệ đối thoại trong thời gian tới.
- Hàn Quốc và Nga đã chính thức tham gia vào Hiệp ước Thân thiện và
Hợp tác Đông Nam Á (TAC)
h.Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13 tại Singapore, 19-22/11/2007
- Tại Hội nghị Lãnh đạo các nước ASEAN đã ký thông qua Hiến chương
ASEAN, tạo cơ sở pháp lý và thể chế cho Hiệp hội gia tăng liên kết khu vực.
- -Công bố kế hoạch Cộng đồng ASEAN, ký Đề cương Cộng đồng Kinh tế
và nhất trí sớm hoàn tất Đề cương Cộng đồng Chính trị-An ninh và Văn hóa-Xã
hội để thông qua tại Cấp cao ASEAN-14.
- Việt Nam là thành viên thứ 5 trong khối chính thức phê chuẩn Hiến
chương ASEAN.
Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 12 -
Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25
Nhân dịp này, Lãnh đạo các nước ASEAN đã ký Tuyên bố ASEAN về Môi

trường bền vững và Tuyên bố ASEAN về Hội nghị lần thứ 13 các bên tham gia
Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu.

5. Nguyên tắc hoạt động:
a. Nguyên tắc về quan hệ song phương và đa phương:
Trong quan hệ với nhau, các thành viên của khối đều tuân theo 6 nguyên
tắc chính được nêu lên trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam á
(Hiệp ước Bali), kí tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ I tại Bali năm 1976, là:
- Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản
sắc dân tộc của tất cả các dân tộc;
- Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình,
không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài;
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
- Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện;
- Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực;
- Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả.
b. Nguyên tắc điều phối hoạt động: Có 3 nguyên tắc chủ yếu là
nguyên tắc nhất trí, nguyên tắc bình đẳng và nguyên tắc 6-X
- Nguyên tắc nhất trí (consensus): Mọi quyết định về các vấn đề quan trọng
chỉ được coi là của ASEAN khi được tất cả các nước thành viên nhất trí thông
qua. Nguyên tắc này đòi hỏi quá trình đàm phán lâu dài, nhưng đảm bảo được
lợi ích quốc gia của tất cả các nước thành viên. Đây là một nguyên tắc được áp
dụng tại các cuộc họp ở mọi cấp và về mọi vấn đề của ASEAN. Để tránh gây
ảnh hưởng, có những vấn đề sẽ được thực hiện theo nguyên tắc nhất trí toàn bộ,
nhất trí tương đối và nhất trí tuyệt đối.
- Nguyên tắc bình đẳng: thể hiện trên hai mặt, thứ nhất là các nước
ASEAN, không kể lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo đều bình đẳng với nhau trong
nghĩa vụ đóng góp cũng như chia sẻ quyền lợi; thứ hai, họat động của tổ chức
ASEAN được duy trì trên cơ sở luân phiên, các chức chủ tọa các cuộc họp
ASEAN từ cấp chuyên viên đến cao cấp, cũng như địa điểm cho các cuộc họp

đều phân đều cho các nước thành viên trên cơ sở luân phiên theo vầ A, B, C của
tiếng Anh.
- Nguyên tắc 6-X: được thỏa thuận tháng 02/1992 theo nguyên tắc này,
một dự án hoặc kế hoạch chung của ASEAN nếu 2 hoặc nhiều nước ASEAN
chấp nhận thực hiện, thì cứ tiến hành trước dự án chứ không đợi tất cả các nược
thành viên thực hiện mới tiến hành.
Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 13 -
Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25
Bên cạnh đó còn có một số nguyên tắc dần hình thành, tuy không thành
văn nhưng mọi người đều hiểu và tôn trọng áp dụng.
II. Quan hệ hợp tác trong khối ASEAN :
1. Hợp tác chính trị và an ninh :
a. Tổng quan:
Trong giai đoạn đầu của quá trình thành lập, các nước ASEAN tập trung
chủ yếu vào hợp tác kinh tế văn hóa, chính trị là một vấn đề nhạy được được các
nước ASEAN đề cập khá thận trọng trong quá trình hợp tác và tìm hiểu lẫn
nhau.Trong tuyên bố thành lập đầu tiên, các nước ASEAN chỉ cẩn trọng tuyên
bố : “Tôn trọng sự công bằng và Luật pháp của Liên Hợp Quốc trong trong các
vấn đề” (nguyên văn “respect for justice and the rule of law” and “adherence to
the principles of the United Nations Charter.”). Trong thập niên đầu tiên từ lúc
thành lập, các nước ASEAN dần xây dựng lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau
trong các vấn đề và nhận ra rằng để hợp tác thành công thì các nước ASEAN
phải tránh sự can thiệp về chính trị của các thế lực bên ngoài vào các vấn đề nội
bộ. Vì thế, các nước ASEAN cố gắng xây dựng một tổ chức hợp tác khu vực để
cùng phát triển hơn là một tổ chức khu vực quân sự như phần lớn các tổ chức
khu vực khác tồn tại trong Chiến tranh lạnh. Trong thời gian đó, những nguyên
tắc hợp tác chính trị quan trọng và trở thành nền tảng vững chắc và quan trọng
cho sự hợp tác của các nước ASEAN cho đến hiện nay :
• Tôn trọng độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, quyền bĩnh
đẳng của nhau

• Quyền của mỗi thành viên tồn tại tự do khỏi sự can thiệp của các thế lực
bên ngoài
• Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
• Giải quyết các sự bất đồng và tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình
• Hợp tác hiểu quả giữa các nước.
Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 14 -
Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25
b. Một số thành tựu hợp tác chính trị :
Từ 1967, ASEAN đã đóng góp to lớn cho hòa bình và sự ổn định của khu
vực và xây dụng mối quan hệ với các quốc gia, lãnh thổ và tổ chức khác. Một số
thành tựu tiêu biểu :
- Vào ngày 27/11/1971 các bộ trưởng ngoại giao kí Tuyên bố Khu vực hòa
bình, tự do, trung lập - Zone of Peace, Freedom and Neutrality (ZOPFAN)
Declaration.
- 5 năm sau một loạt các bước hợp tác chính trị quan trọng được thông qua
tại Hội nghị cao cấp lần 1 ở Bali. 3 tài liệu quan trọng đã được thông qua :
• Tuyên bố về Hiệp ước ASEAN - the Declaration of ASEAN Concord.
Đây là lần đâu tiên các nước ASEAN mở rộng hợp tác chính trí. Hiệp ước
nhắc lại những nguyên tắc về một khu vực ổn định và chương trình hành
động hợp tác chính trị nhằm
• Hiệp ước Tình hữu nghị và hợp tác ở khu vực Đông Nam Á - the
Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia (TAC). Hiệp ước này
chủ yếu cung cấp cơ chế để giải quyết các bất đồng giữa các nước trong
khu vực. Hiện nay, nó vẫn là một hiệp định quan trong của ASEAN.
• Thỏa thuận về việc thành lập Ban thư kí ASEAN - Agreement
Establishing the ASEAN Secretariat.
- Vào ngày 15/12/1995, tai Hội nghị cao cấp lần thứ 15 tại Bangkok, các
nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á Phi Hạt
nhân - Treaty on the Southeast Asia Nuclear Weapon-Free Zone (SEANWFZ).
Hiệp ước chính thức có hiệu lực vào ngày 27/3/1997.

- Một trong những hợp tác quan tọng nhất trong lịch sự ngoại giao của
ASEAN là giải quyết vấn đề Xung đột Campuchia. Các nước ASEAN đã hợp
tác thành lập Hội Đông tối cao Campuchia dưới sự trợ giúp của Liên Hợp Quốc
để thực hiện các biện pháp mang lại hòa bình cho Campuchia. Đến 30/4/1999,
Campuchia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN, đánh dấu một kỉ nguyên
mới của ASEAN bao gồm đầy đủ các thành viên trong khu vực..
c. Diễn đàn Khu vực ASEAN – ASEAN Regional Forum (ARF) :
Vào đầu thập niên 1990, khi Liên Xô sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc,
nhiều vấn đề chính trị quân sự khác nhau xuất hiện, mâu thuẫn và xung đột xảy
ra rộng khắp thế giới, các nước ASEAN nhận thấy cần xây dựng một cơ chế để
tăng cường sự đối thoại hiểu biết giữa các quốc gia ASEAN và giữa ASEAN với
các nước khác để đối mặt với tình hình mới. 1994, Diễn đàn Khu vực ASEAN –
ASEAN Regional Forum (ARF) đa được thành lập nhằm mục tiêu trên. Các mục
tiêu của Diễn đàn khu vực ASEAN được quy định rõ trong tuyên bố của các nhà
lãnh đạo ARF đầu tiên (1994), đó là:
Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 15 -
Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25
• Tăng cường đối thoại hợp tác và hội đàm các vấn đề chính trị và an ninh
của các nước có chung lợi ích và mối quan tâm; và
• Đóng góp đáng kể vào những nỗ lực nhằm xây dựng một khu vực đáng
tin cậy và dân chủ ở châu Á – Thái Bình Dương.
Cuộc họp Bộ trưởng lần thứ 27 cũng đã khẳng định "ARF sẽ trở thành
một diễn đàn tư vấn có hiệu quả ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhằm
thúc đẩy đối thoại cởi mở về hợp tác an ninh và chính trị ở khu vực. Trong bối
cảnh đó, ASEAN nên làm việc với các đối tác của ARF để xác lập các mối quan
hệ có tính xây dựng và dự đoán được ở châu Á Thái Bình Dương".
Hiện nay, ARF bao gồm 25 quốc gia có cùng mối quan tâm đến an ninh
khu vực châu Á Thái Bình Dương. Đó là 10 quốc gia thành viên của ASEAN;
10 nước đối tác đối thoại của ASEAN (bao gồm Úc, Canada, Trung Quốc, EU,
Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Hoa Kỳ), một quan sát viên

của ASEAN (Papua New Guinea), cùng với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều
Tiên, Mông Cổ và Pakistan. Đông Timo được kết nạp vào ARF vào năm 2005.
Về cơ chế làm việc, Bộ ngoại giao và thương mại chịu trách nhiệm về các
chính sách của ARF, cộng với sự tham vấn của Bộ quốc phòng. Các cuộc họp
của ARF được tổ chức hàng năm ở cấp Bộ trưởng ngoại giao. Chủ tịch của
ASEAN, được luân phiên hàng năm, cũng là chủ tịch của ARF. Văn bản chính
thức chủ yếu của ARF là tuyên bố của chủ tịch ARF được phát hành ngay sau
khi mỗi cuộc họp bộ trưởng diễn ra. Diễn đàn ARF còn được hỗ trợ bằng các
cuộc họp quan chức cấp cao ARF (ARF SOM), được tổ chức hàng năm vào
tháng 5 hoặc tháng 6. Hai cuộc họp khác của Nhóm hỗ trợ liên ngành khác của
ARF về các Biện pháp xây dựng lòng tin (ISG on CBMs) cũng được tổ chức
hàng năm ở cấp quan chức, được điều hành bởi một nước thành viên ASEAN và
một nước không phải là thành viên của ASEAN.
2. Hợp tác kinh tế :
a. Hợp tác nông nghiệp, thực phẩm, nông nghiệp :
Hợp tác nông nghiệp ASEAN bắt đầu từ khoảng thời gian 1968, không
lâu sao khi ASEAN được thành lập. Mục tiêu ban đầu là đảm bảo nguồn cung
cấp thực phẩm giữa các nước trong khối. Đến năm 1977, quan hệ hợp tác này
được mở rộng sang lĩnh vực lâm nghiệp và nông nghiệp. Đến hiện nay, các lãnh
vực cụ thể trong quan hệ hợp tác nông nghiệp, thực phẩm, nông nghiệp bao
gồm: cây trồng, an toàn thực phẩm, chăn nuôi, ngư nghiệp, đào tạo và hợp tác
nông nghiệp, hợp tác khai thác các sản phẩm rừng và nông nghiệp.
Mục tiêu chính của Hợp tác nông nghiệp, thực phẩm, nông nghiệp là tăng
cường và thực hiện các hoạt động hợp tác nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
của sản phẩm nông lâm thủy sản ASEAN cũng như thúc đẩy thực hiện an toàn
thực phẩm trong khu vực và hướng ra thế giới.
Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 16 -
Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25
Hợp tác nông nghiệp, thực phẩm, nông nghiệp được điều hành bởi Hội
Nghị Bộ trưởng Nông nghiệp và Lâm Nghiệp ASEAN ( ASEAN Ministers on

Agriculture and Forestry - AMAF). Ngoài ra, còn có sự trợ giúp của SOM, và
các tiểu ban phụ như Hội nghị, Nhóm thư kí, Ban điều hành để soạn thảo các
chính sách và thực hiện các hoạt đông được ra trong khung thời gian cho phép.
Trong một số năm gần đây, AMAF còn được tổ chức dưới hình thức AMAF +3,
nhằm đẩy mạnh hợp tác ngoài khu vực với các đối tác khác.
Một số văn bản hợp tác gần đây của AMAF :
- Ghi nhớ về tăng cường hợp tác vệ sinh dịch tễ giữa ASEAN và CHND
Trung Hoa năm 2007 (Memorandum of Understanding between the Association
of Southeast Asian Nations and the Government of the People's Republic of
China on Strengthening Sanitary and Phytosanitary Cooperation, Singapore, 20
November 2007)
- Tuyên bố về tăng cường Luật Kiểm soát và Thực hiện Luật Kiểm Lâm
năm 2007 (ASEAN Statement on Strengthening Forest Law Enforcement and
Governance (FLEG), Bangkok, 1 November 2007)
- Hiệp định về thành lập Quỹ Sức Khỏe Động Vật ASEAN năm 2006
(Agreement for the Establishment of ASEAN Animal Health Trust Fund,
Singapore, 17 November 2006)
- Ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp giữa TKK ASEAN và Bộ trưởng Nông
Nghiệp CHND Trung Hoa năm 2002 ( Memorandum of Understanding Between
the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) Secretariat and the
Ministry of Agriculture of the People’s Republic of China on Agricultural
Cooperation, Phnom Penh, 2 November 2002)
- Ghi nhớ về Bảo vệ và Bảo Tồn rùa biển ASEAN năm 1997
(Memorandum of Understanding on ASEAN Sea Turtle Conservation and
Protection(12-September 1997)
b. Hợp tác Hải Quan:
Vào hội nghị ASEAN lần thứ 9 năm 2003 đã thông qua Chương trình hải
quan bao gồm những vấn đề chủ yếu :
- Thực hiện Hành Lang Xanh (Green Lines) cho những sản phẩm ưu đãi
theo chương trình CEPT tại hải quan cửa khẩu của những nước thành viên.

- Thực hiện hiệp ước WTO về định giá hàng hóa và hướng dẫn thực hiện
các biện pháp phù hợp hải quan trước cuối 2004.
- Cam kết danh vực dành cho cá nhân từ cơ quan quản lý Hải quan các
nước thành viên.
- Áp dụng chế độ một cửa bao gồm hệ thống xử lý tài liệu thương mại tự
động cho từng quốc gia và khu vực.
Vì thế các quan chức Hải quan các nước ASEAN hợp tác xây dựng Bản
hướng dẫn định giá Hải Quan ASEAN - the ASEAN Customs Valuation Guide
Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 17 -
Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25
(ACVG).Vào Hội nghị Thủ trưởng các Cơ quan Hải Quan ASEAN lần 2 năm
2004 tại Brunay đã họp và nhất trí việc trao đổi thông tin về hàng hóa được sử
dụng để các doanh nghiệp để định giá hải quan để hỗ trợ cho vấn đề xây dựng
chính sách hải quan. Ngoài ra, hàng loạt những vấn đề về kĩ thuật hải quan, tên
gọi, chuẩn hóa thông tin, hài hòa những thông lệ hải quan theo phương pháp
định giá chung của WTO/GATT.
Hiện nay, ASEAN đang xây dựng một danh mục biểu thuế hài hòa chung
ASEAN (AHTN). Danh mục biểu thuế này sẽ dựa trên dựa trên phiên bản mới
nhất của hệ thống Hài Hòa miêu tả và mã số hàng hóa mới nhất do Tổ chức Hải
quan Thế giới (WCO) ban hành.
Tổng kim ngạch xuất khẩu trong và ngoài ASEAN (nguồn /> c. Hợp tác Công nghiệp :
Từ ngày thành lập đến nay ASEAN đã có 5 chương trình hợp tác công
nghiệp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực công nghiệp.
- Các dự án công nghiệp ASEAN được thông qua tại Hội nghi thượng đỉnh
ASEAN lần 1 (1976)
Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 18 -
Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25
- Các liên doanh công nghiệp ASEAN (AUV – ASEAN Industrial Joint
Venture) bắt đầu từ 1/1983
- Bổ sung công nghiệp ASEAN (AIC – ASEAN Industrial

Complementation) đưa ra 6/1991.
- Liên kết sản xuất chung Nhãn Mác (BBC – Brand brand
complementation) khởi đầu từ 10/1988
- Chương trình hợp tác công nghiệp (ASEAN Industrial Cooperation –
AICO) được kí tại Singapore 27/4/1996 chính thức có hiệu lực từ ngày
1/11/1996 dùng để thay thế cho BBC và AIJC.
Mục đích chủ yếu của AICO là khuyến khích liên kết sản xuất giữa các xí
nghiệp của các nước ASEAN, kể cả các xí nghiệp vừa và nhỏ, và sử dụng có
hiệu quả nguồn lực của ASEAN. Các sản phẩm được sản xuất bởi các xí nghiệp
tham chương trình AICO được hưởng mức ưu đãi thuế quan tối đa của chương
trình CEPT là 0-5% và các khuyến khích phi thuế quan do từng nước quy định .
Đây là một dạnh đẩy nhanh thực hiện AFTA trước thời hạn đối với các sản
phẩm được chế tạo bởi các liên kết sản xuất trong ASEAN.
Tổng kế những ứng dụng được phê chuẩn của các nước thành viên AICO (nguồn
/>d. Chương trình hợp tác đầu tư :
ASEAN là một trong khu vực thu hút đầu tư hàng đầu thế giới vì thế
cộng đồng ASEAN luôn khẳng định cam kết cung cấp cho các nhà đầu tư một
môi trường cạnh tranh và hấp dẫn cho nhà đầu tư và các hoạt động kinh doanh.
Vào tháng 7/1998 ASEAN kí hiệp định thành lập khu đầu tư ASEAN (AIA –
ASEAN Investment Area) để cung cấp một môi trường tự do kinh doanh, đầu
tư, công nghệ và nhân lực chất lượng cao.
Mục tiêu chính của AIA là :
• Hợp tác để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN từ các nguồn
trong và ngoài ASEAN.
• Dành nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT – National Treatment) cho các nhà
đầu tư ASEAN vào năm 2010 và tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020.
Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 19 -
Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25
• Mở cửa tất ca các ngành công nghiệp cho cho các nhà đầu tư ASEAN vào
năm 2010 và tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020.

• Thúc đẩy sự di chuyển vốn, lao động có tay nghề, công nghệ giữa các nước
thành viên ASEAN.
Hiệp định AIA đã mở rộng sang các ngành sau : sản xuất, nông nghiệp,
khai khoáng, nông lâm nghiệp, và dịch vụ (có giới hạn một số ngành). Cung cấp
thông tin minh bạch trong chính sách, luật, thủ tục hành chính đầu tư. Xóa bỏ
hàng rào đầu tư và tự do hóa luật và chính sách đầu tư của tất cả những khu vực
được quy định trong Hiệp định.
Để thực hiện nội dung của Hiệp định AIA, ASEAN đề ra 3 chương
trình :
• Chương trình hợp tác và thuận lợi hóa
• Chương trình xúc tiến và nhận thức.
• Chương trình tự do hóa.
Mỗi nước ASEAN sẽ tự vách ra các kế hoạch hành động để cụ thể hóa
các chương trình nói trên. Cứ mỗi 2 năm 1 lần, các kế hoạch của từng quốc gia
sẽ được rà soát để đảm bảo tiến độ thực hiện AIA.
e. Chương trình hợp tác về dịch vụ :
Dịch vụ là một lĩnh vực khá quan trọng trong khối ASEAN. Để phát triển
tự do hóa tự do thương mại dịch vụ trong khối, 12/1995 Hội nghị Bộ trưởng
kinh tế ASEAN trong Hội nghị cao cấp ASEAN lần 5 đã thông qua Hiệp định
khung dịch vụ ASEAN (AFAS).
AFAS nhằm mục tiêu xóa bỏ mọi rào cản thương mại dịch vụ trong những quốc
gia ASEAN để tăng khả năng cạnh tranh của những nhà cung cấp dịch vụ
ASEAN. AFAS cung cấp sự hướng dẫn rộng rãi cho các nước thành viên
ASEAN để cải thiện khả năng tiếp cận thị trường và đảm bảo Nguyên tắc Đãi
ngộ quốc gia trong quốc gia ASEAN. Tất cả các quy định của AFAS bám sát
luật quốc tế được quy định của GATS và WTO.
Hiện tại, ASEAN đã đạt được 6 gói cam kết được thông qua 4 vòng đàm
phán. Những gói cam kết sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho mỗi những thành
viên trong nhiều lịch vực dịch vụ khác nhau. Ngoài ra còn có 2 gói cam kết bổ
sung trong lịch vực tài chính (the second and third Package of Commitments of

Financial Services under the AFAS) được kí kết bởi các Bộ trưởng Tài chính
ASEAN và 2 gói bổ sung về lịch vực vận tải hàng không (the Fourth and Fifth
Packages of Commitments on Air Transport Services under the AFAS) được Bộ
trưởng giao thông các nước kí kết.
Các thành viên ASEAN tiếp tục làm việc để mở rộng đàm phán đến
những lĩnh vực còn lại. Trong đó, Bản dự thảo Cộng đồng kinh tế ASEAN
(ASEAN Economic Community Blueprint ) tại Hội nghị cấp cao các nhà lãnh
đạo ASEAN lần thứ 13 tại Singapore đã đề xuất thực hiện những bước cơ bản
tiếp theo để tự do hóa hoàn toàn lĩnh vực dịch vụ trước 2015. Ngoài ra, các nước
Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 20 -
Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25
còn thỏa thuận sẽ thực hiện công nhận lẫn nhau trình độ giáo dục, kinh nghiệm,
giấy chứng nhận hoặc giấy phép hành nghề trong việc cấp giấy phép hoặc giấy
chứng nhận cho những nhà cung cấp dịch vụ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc
cung cấp dịch vụ giữa các nước.
Bản tỷ lệ các ngành trong GDP của các nước ASEAN(nguồn />f. Hợp tác tài chính ngân hàng :
Chương trình nổi bật đầu tiên của ASEAN trong lĩnh vực tài chính ngân hàng là
thỏa thuận trao đổi (Swap Arrangment) giữa các ngân hàng trung ương và các cơ
quan tiền tệ ASEAN được kí kết tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 (1977) nhằm
cung cấp kịp thời các khoản tín dụng quanh tế ngắn hạn cho các nước thành viên
đang gặ hó khăn tong thanh toán quốc tế. Thỏa thuận này hết hạn vào năm 1992
Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 21 -
Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25
và được gia hạn thêm 5 năm đến 1997. Hiện nay các nước đang dàm phán về
hoạt dodongj tiếp theo nhằm thiết lập một diễn đàng giữa các ngân hàng trung
ương của các nước thành viên. Các nước ASEAN cũng đã nhất trí tiếp tục công
tác theo dõi các vấn để tài chính quốc tế ccso thể có ảnh hưởng đến ASEAN để
kịp thời có biện pháp xử lý.
Trong giai đoạn sau 1997, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã có
nhiều tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế ASEAN vì thế các nước ASEAN

đã tích cực hợp tác để hỗ trợ nhau trong cuộc khủng hoảng và đề phòng cũng
như dự báo các cơn khủng hoảng kinh tế khác trong tương lai.
Nhằm mục tiêu trên, tại hội nghị Bộ trưởng tài chính ASEAN vào 2004, chương
trình Tiến trình giám sát ASEAN (ASEAN Surveillance Process - ASP) đã được
thành lập. ASP bao gồm những mục tiêu sau :
• Thứ nhất, là sự giám sát phát triển kinh tế và tài chính quốc gia, khu vực
cũng như toàn cầu. Việc giám sát phục vụ cho hai mục đích: theo dõi tiến trình
phục hồi và phát hiện bất cứ dấu hiệu nào của việc tái phát tính dễ bị tổn thương
trong các nền kinh tế ASEAN. Kết quả của tiến trình giám sát được thông báo
cho các bộ trưởng tài chính hai năm một lần;
• Thứ hai, là xét duyệt công bằng (Peer review), cung cấp một diễn đàn,
trong đó các Bộ trưởng tài chính ASEAN có thể trao đổi các quan điểm và thông
tin về những phát triển tại các nền kinh tế trong nước, bao gồm các cả biện pháp
chính sách đã được thực hiện và tiến trình cải cách cơ cấu. Sự xét duyệt tạo ra
một cơ hội cân nhắc các hành động tập thể hoặc đơn phương nhằm phản ứng
trước những mối đe doạ tiềm năng đối với một nền kinh tế thành viên bất kỳ.
ASP có vai trò như một cơ chế cảnh báo sớm.
Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng vach ra lộ trình hội nhập tài chính
ASEAN nhằm mục đích tăng cường các cơ chế hỗ trợ và tự lực trong khu vực.
Việc thực hiện lộ trình này sẽ đóng góp cho hiện thực hoá Cộng đồng kinh tế
ASEAN (AEC) đã được các nhà lãnh đạo ASEAN đưa ra vào tháng 10 năm
2003 tại Bali. AEC là mục tiêu cuối cùng của tiến trình hội nhập kinh tế như đã
được phác thảo trong Viễn cảnh ASEAN 2020 và Đồng thuận Bali II (Bali
Concord II) nhằm thiết lập một thị trường thống nhất và một nền tảng sản xuất
được đặc trưng bằng sự luân chuyển tự do hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và các
luồng vốn. AEC sẽ tạo điều kiện cho sự thuyên chuyển các nhà kinh doanh, lao
động có kỹ năng và các nhân tài trong khu vực.
Ngoài ra, ASEAN cũng hướng đến thành lập một Cộng đồng kinh tế theo
như mô hình cộng đồng kinh tế của EU. Cũng giống như EU, việc thông qua
một đồng tiền chung ASEAN khi đạt đủ các điều kiện thích hợp sẽ là giai đoạn

cuối của một Cộng đồng kinh tế ASEAN. Tuân theo lộ trình này, các cách tiếp
cận và các mốc phát triển cần được xác định trong các lĩnh vực được cho là có
tính quyết định đối với sự hội nhập về tiền tệ và tài chính, đó là: (a) Phát triển
thị trường vốn; (b) Tự do hoá tài khoản đầu tư; (c) Tự do hoá các dịch vụ tài
chính; (d) Hợp tác tiền tệ ASEAN. Việc phát triển thị trường vốn đòi hỏi đẩy
mạnh năng lực về thể chế, bao gồm khuôn khổ luật pháp và các quy định, cũng
Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 22 -
Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25
như tạo điều kiện cho các mối quan hệ hợp tác xuyên biên giới lớn hơn và làm
hài hoà các thị trường vốn trong khu vực. Sự hợp tác về tiền tệ trong ASEAN sẽ
tiến đến xem xét khả năng ký kết các thoả thuận về tiền tệ, bao gồm cả một hệ
thống thanh toán tiền tệ ASEAN phục vụ cho trao đổi hàng hoá địa phương
nhằm làm giảm nhu cầu thanh toán bằng đồng đôla và giúp đẩy mạnh sự ổn định
của các đồng tiền trong khu vực, ví dụ như là có thể thiết lập một nền thương
mại bên trong khu vực ASEAN sử dụng các đồng tiền khu vực.
g. Các hợp tác kinh tế khác :
• Viễn thông và công nghệ thông tin - Telecommunications and IT
• Phát triển khu vực - Growth Areas
• Quyền sở hữu trí tuệ - IAI Intellectual Property
• Khoáng sản và dịch vụ năng lượng - Investment Minerals & Energy
Services
• Doanh nghiệp vừa và nhỏ - SMEs
• Tiêu chuẩn và thống nhất tiêu chuẩn - Standard & Conformance
• Du lịch - Tourism
• Giao thông vận tải - Transportation
4 . Hợp tác văn hóa – xã hội :
a. Hợp tác giáo dục:
Giáo dục là một trong những nển tàng chủ yếu trong quá trình các quốc
gia ASEAN để nâng cao sức cạnh tranh. Vì thế, tại hội nghị Bộ trưởng Giáo dục
ASEAN vào tháng 8 năm 2005 các quốc gia ASEAN đã thống nhất vai trò chủ

yếu của giáo dục trong sự phát triển kinh tế và xã hội của ASEAN để hỗ trợ xây
dựng 1 cộng đồng ASEAN vững mạnh. Các bộ trưởng đã vạch ra một chương
trình hợp tác giáo dục mới bằng cách thay thế hội nghị bộ trưởng giáo dục
ASEAN thành Cuộc họp cấp cao thường xuyên giữa các bộ trưởng giáo dục
ASEAN. Từ đó tăng cường các nỗ lực hợp tác giáo dục trong ASEAN.
Các bộ trưởng đã chỉ 4 ưu tiên hợp tác giáo dục chính mà ASEAN cần hướng tới
• Tăng cường “tính ASEAN” giữa các công dân, đặc biệt là thanh niên.
• Củng cố nét tương đồng ASEAN qua giáo dục
• Xây dựng hệ thống nguồn nhân lực ASEAN
• Cung cố hệ thống mạng lưới trường đại học ASEAN
Trong chương trình làm việc, các bộ trưởng còn đẩy mạnh hoạt động của
Tổ chức giáo dục Bộ trưởng Đông Nam Á - Southeast Asian Ministers of
Education Organization’s (SEAMEO) để tiếp tục phát triển nền giáo dục
ASEAN.
Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 23 -
Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25
b. Hợp tác văn hóa :
ASEAN là một tổ chức có các thành viên với sự đa dạng và phức tạp văn
hóa rất cao, tuy nhiên lại chia sẻ nhiều đặc điểm văn hóa lịch sử chung. Từ năm
1978, các quốc gia ASEAN đã hợp tác tích cực trong lịch vực văn hóa thông tin
nhằm mục đích nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau và sự đoàn kết giữa các dân tộc
ASEAN. Tất cả các hoạt động và chương trình trong lĩnh vựa này nhằm thức
đẩy nhận thức về ASEAN như là 1 cộng đồng quốc tế. Sự hợp tác này đã được
được nhấn mạnh tại Thỏa Ước Bali năm 2003 :”Cộng đồng ASEAN sẽ phát
triển và thức đẩy sự hợp tác giữa học giả, nhà văn, nghệ sĩ và hệ thống truyền
thông nhằm giữ gìn và phát triển sự đa dạng văn hóa ASEAN kết hợp với việc
phát triên tính đồng nhất văn hóa khu vực cũng như nhận thức về 1 cộng đồng
ASEAN”.
Hoạt động văn hóa ASEAN bao gồm bảo vệ, bảo tồn và gìn giữ những di
sản văn hóa. Trong khoảng thời gian gần đây, những quan chức văn hóa

ASEAN đã hợp tác làm việc trong các vấn đề phát triển nguồn nhân lực văn hóa
từng quốc gia. Một trong những thành phần chính trong hợp tác văn hóa
ASEAN là Ủy ban Văn hóa thông tin ASEAN - Committee on Culture and
Information (COCI). Được thành lập năm 1978, nhiệm vụ chủ yếu của ủy ban
này là thúc đẩy sự hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực văn hóa và thông tin. COCI
hoạt động năng động liên tục nhằm thông qua một loạt những dự án và kế hoạch
trong và ngoài khu vực. Nó bao gồm đại diện của các tô chức quốc gia như bộ
trưởng bộ ngoại vụ, bộ trương văn hóa và thông tin, các hệ thống phát thanh
truyền hình, các tổ chức văn hóa, viện tàng, thư viện và kho lưu trữ. Nhiều
trường đại học và tổ chức nghệ thuật cũng tham gia vào các hoạt động của
COCI. Hợp tác trong lĩnh vực văn hóa và thông tin cần được đặt ưu tiên cao và
tập trung tối ưu hóa hiệu quả để tăng cường sự hiểu biết và đoàn kết của các
nước ASEAN.
c. Một số chương trình hợp tác khác :
Do nội dung giới hạn nên chúng em chỉ nêu lên 1 số hợp tác tiêu biểu, ngoài ra
các nước ASEAN còn có các hợp tác ngoài kinh tế khác :
• Hệ thống Các trường Đại Học - ASEAN Asean University Network
• Quản lý Thảm Họa - Disaster Management
• Phòng chống Ma túy và chất kích thích - Drugs and Narcotics
• Sức khỏe và dinh dưỡng - Health and Nutrition
• HIV và AIDS
• Lao động - Labour
• Phát triển nông thôn và chống nghèo đói - Rural Development & Poverty
Eradication
• Khoa học và công nghệ - Science & Technology
• Phụ nữ - Women
Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 24 -
Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25
• Thanh niên và trẻ em - Youth and Children.
• Môi trường - Enviroment

• Dẫn độ Tội phạm và Khủng Bố - Transnational Crime and Terrorism
• Nhập cư - Immigration
• Hợp tác Lập pháp - Legal Cooperation.
d. Một số hoạt động văn hóa xã hội ASEAN :
- Chương trình thanh niên ASEAN:
Đây là một loạt những chương trình được tổ chức ở khác các nước
ASEAN nhằm mục đích đoàn kết, giao lưu tìm hiểu giữa thanh niên các nước
ASEAN và nhằm tạo dựng tính đồng nhất ASEAN. Một số chương trình gần
đây :
• Festival Sinh viên ASEAN+3 - ASEAN+3 Youth Festival 3/ 2008,
Singapore
• Chương trình trao đổi nhà lãnh đạo trẻ ASEAN - ASEANpreneurs
Youth Leaders Exchange 5/ 2008, Singapore
• Diễn đàn Cộng đồng Lãnh Đạo - Raffles Community Leadership Forum
3/2008, Singapore
• ASEAN +3 Hội chợ nhà lãnh đạo trẻ - ASEAN+3 Youth
Entrepreneurship Workshop 10/2007, Indonesia
• Hội chợ Sáng tạo thanh niên - Youth Creativity Expo 10/2007
Indonesia
- Cuộc thi tay nghề ASEAN :
Cuộc thi tay nghề ASEAN được tổ chức thường xuyên 2 năm/lần. Mục
đích của các nhà tổ chức là thông qua các lần Hội thi để mở ra các cơ hội học
hỏi, chia sẻ kỹ năng, kỹ thuật cho lao động trẻ của các nước ASEAN góp phần
vào việc tạo ra một đội ngũ lao động trẻ có kỹ năng nghề cao, bắt kịp kỹ năng
nghề của thế giới. Thông qua hội thi, các chuyên gia, thí sinh và các nhà sản
xuất có điều kiện, cơ hội trao đổi, tư vấn, hướng dẫn về việc ứng dụng các thiết
bị kỹ thuật và công nghệ mới từ đó đóng góp vào quá trình hội nhập của các
nước ASEAN trong lĩnh vực đào tạo nghề và trong thị trường lao động khu vực.
- Một số hoạt động khác:
• Chương trình An sinh xã hội, Gia đình, và dân số ASEAN - ASEAN

Work Programme for Social Welfare, Family, and Population;
• Chương phòng chống HIV/AIDS ASEAN - ASEAN Work Programme
on HIV/AIDS;
Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 25 -

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×