Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

HIỆN TRẠNG TRÌNH độ CÔNG NGHỆ NGÀNH sản XUẤT KÍNH xây DỰNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.91 KB, 13 trang )

HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ
NGÀNH SẢN XUẤT KÍNH XÂY DỰNG VIỆT NAM
TS. Nguyễn Quang Cung
(Nguyên) Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng
Hà Nội, ngày 18/8/2009
1/ HIỆN TRẠNG NGÀNH SẢN XUẤT KÍNH XÂY DỰNG VN
1.1. Tình hình đầu tư phát triển ngành kính xây dựng
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng to lớn trong việc phát triển công
nghiệp sản xuất và gia công kính. Nước ta có nguồn nguyên liệu dồi dào như cát
trắng thạch anh ở hầu hết các bãi biển, có nguồn đá vôi, đôlômit, pecmatit dồi
dào, để sản xuất kính.
So với các nước khác, nước ta thuộc diện đầu tư muộn về công nghệ sản
xuất kính, nhưng đã nhanh chóng tiếp cận được với công nghệ tiên tiến của thế
giới trong sản xuất kính phẳng như công nghệ kính nổi (Float) tiên tiến nhất hiện
nay, trong công nghệ gia công kính tôi nhiệt an toàn, kính dán an toàn nhiều lớp,
kính màu, kính gương.v.v… Song song với việc đầu tư công nghệ tiên tiến, năng
lực vận hành sản xuất, làm chủ công nghệ của đội ngũ cán bộ, công nhân trong
sản xuất kính cũng ngày một nâng cao.
Bên cạnh điều kiện về nguyên liệu và đầu tư công nghệ, Việt Nam là một
thị trường tiêu thụ rất lớn với hơn 80 triệu dân, đang trong giai đoạn đẩy mạnh
công cuộc xây dựng, tái thiết đất nước với tốc độ đô thị hoá nhanh. Thị trường
lớn là cơ sở để đầu tư các dây chuyền sản xuất quy mô lớn, công nghệ hiện đại.
Tuy nhiên, do sự hạn chế về nguồn vốn, về năng lực quản lý, tư duy thị
trường và sự am hiểu sâu sắc về lĩnh vực công nghệ mới mẻ này cho nên ngành
kính Việt Nam, mặc dù đã có bước phát triển rất nhanh, rất mạnh nhưng cũng
bộc lộ những bất cập trong lựa chọn công nghệ, lựa chọn quy mô đầu tư. Chính
những nguyên nhân này đã dẫn đến tình trạng đầu tư phân tán nhỏ lẻ, thiếu tập
trung và sức cạnh tranh của ngành kính Việt Nam chưa cao.

1



Trước năm 1975, ở miền Bắc chưa có một nhà máy kính lớn nào, chủ yếu
là các cơ sở sản xuất thuỷ tinh dân dụng. Kính xây dựng được nhập từ Liên Xô,
Trung Quốc và các nước XHCN khác.
Ở miền Nam có công ty kính gương (Vinaglass), có nhà máy sản xuất
kính cán theo phương pháp cán không liên tục, công suất 30 tấn/ngày xây dựng
tại khu công nghiệp Biên Hoà. Sản phẩm chính của nhà máy là kính cán hoa văn
đục trộn phối vân màu, kích thước lớn nhất 1500mm x 2500mm x 5mm. Thiết bị
chủ yếu là 1 lò bể nấu thuỷ tinh đục công suất 30 tấn thuỷ tinh/ngày và 5 lò bể
nhỏ nấu thuỷ tinh màu công suất 3 tấn/ngày. Thị trường tiêu thụ chủ yếu cho
khu vực đô thị miền Nam và một phần xuất khẩu sang Mỹ.
Sự phát triển của nền kinh tế đã kéo theo sự phát triển của nhiều ngành
trong đó có kính xây dựng. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, tháng 4 năm 1980 nhà
máy kính Đáp Cầu, Bắc Ninh chính thức vào sản xuất những mét vuông kính
đầu tiên. Đây là nhà máy kính được sản xuất theo công nghệ kéo đứng Fu-cô có
thuyền, công suất 2,3 triệu mét vuông quy tiêu chuẩn/năm với 2 máy kéo.
Vào thời điểm đầu những năm 90 của thế kỷ trước, nhà máy kính Đáp
cầu được đánh giá là nhà máy hiện đại với công nghệ sản xuất tự động hoá cao,
sản phẩm sản xuất được người tiêu dùng hoan nghênh chấp nhận. Mặc dầu, sản
phẩm kính kéo đứng có độ phẳng không cao, gợn sóng nhiều nhưng sản phẩm
sản xuất ra đều tiêu thụ hết nhờ cung nhỏ hơn cầu
Năm 1993 cùng với việc đại tu lò bể nấu kính, nhà máy kính Đáp cầu đã
lắp thêm dây chuyền kính số 3 đưa công suất toàn nhà máy lên 3,8 triệu mét
vuông qtuy tiêu chuẩn/năm. Sau đó đầu tư thêm một dây chuyền kính tôi nhiệt
công suất 40.000m2/năm theo công nghệ của Đức nhằm đa dạng hoá sản phẩm.
Năm 1996 nhà máy cải tiến theo công nghệ mới của Hàn Quốc nâng công suất
lên 4,5 triệu mét vuông quy tiêu chuẩn/năm. Chất lượng sản phẩm kính kéo
cũng được cải thiện rõ rệt.
Để cung cấp sản phẩm kính chất lượng cao cho thị trường trong nước mà
công nghệ kính kéo đứng không đáp ứng được, hãng Nippon glass của Nhật Bản

đã liên doanh với Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng đầu tư nhà máy kính
2


nổi (Float) đầu tiên ở Việt Nam (VFG), công suất 28 triệu mét vuông kính quy
tiêu chuẩn/năm. Đây là nhà máy kính được sản xuất theo công nghệ mới hiện
đại, thay cho việc kéo kính bằng rulô, công nghệ kính nồi kéo kính qua bề mặt
thiếc nóng chảy. Độ phẳng của kính được nâng cao gần như tuyệt đối, chiều dài
tấm kính được sản xuất theo yêu cầu; chiều rộng, chiều dày tấm kính được nâng
lên đáng kể. Sự ra đời của nhà máy kính nồi VFG đánh dấu bước tiến vượt bậc
về công nghệ của ngành kính Việt Nam, tạo đà cho sự phát triển của ngành gia
công kính Việt Nam. Từ sản phẩm kính nổi có thể sản xuất kính tối nhiệt an
toàn, kính dán an toàn, kính gương phẳng, các loại kính có chiều dày lớn
(19mm) chịu lực cao, kích thước lớn.
Để sản phẩm kính được ứng dụng rộng rãi, công nghệ gia công kính cũng
bắt đầu phát triển ở Việt Nam. Năm 1997, công ty TNHH kính Phú Phong xây
dựng tại khu công nghiệp Tân tạo thành phố Hồ Chí Minh nhà máy gia công
kính hiện đại, tạo ra các sản phẩm hoàn thiện phục vụ nội thất được người tiêu
dùng trong nước ưa thích và được xuất khẩu ra nhiều nước khác.
Sau năm 2000, với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu kính xây dựng
tăng cao thúc đẩy ngành kính xây dựng phát triển về sản lượng và số lượng nhà
đầu tư . Nhiều dây chuyền sản xuất kính an toàn đã được đầu tư:
Năm 2000, Công ty cổ phần kính Phú Phong đã đầu tư dây chuyền kính
tôi nhiệt an toàn, công suất 200.000 mét vuông/năm theo công nghệ tôi nằm của
hãng TEAM GLASS Phần Lan; dây chuyền kính tôi nhiệt an toàn số 2 của Công
ty Cổ phần Viglacera Đáp cầu (trước đây là công ty kính Đáp cầu) vào năm
2008 công suất 280.000 mét vuông/năm. Đây là dây chuyền sản xuất Italy theo
công nghệ Trung Quốc - Thụy Điển, có khả năng sản xuất kính tôi phẳng, tôi
cong, kính thước lớn nhất đến 2,8 x 7m với chiều dày từ 4 - 19mm.
Các dây chuyền sản xuất kính dán an toàn nhiều lớp như dây chuyền kính

dán công suất 80.000m2/năm được đầu tư năm 2002 tại Công ty kính Đáp cầu
theo công nghệ của hãng Glass Robot của Phần Lan; Dây chuyền kính dán an
toàn của Công ty cổ phần Phú Phong năm 2001 với công suất 250.000 m 2/năm
theo công nghệ của Australia tại khu công nghiệp Tân Tạo; dây chuyền kính dán
3


an toàn của Tổng công ty Vinaconex tại khu công nghiệp Mê Linh, với công
suất 120.000 m2/năm theo công nghệ của Phần Lan vào năm 2002. Đến nay đã
có hơn 10 dây chuyền kính dán an toàn. Công suất mỗi dây chuyền khoảng
200.000m2/năm theo công nghệ tiên tiến.
Việc đầu tư nhiều dây chuyền kính dán an toàn trước hết là do nhu cầu xã
hội, sự đòi hỏi của cuộc sống ngày càng cao. Nhưng hệ thống tiêu chuẩn về kính
tôi nhiệt an toàn và kính dán nhiều lớp an toàn, tiêu chuẩn kính an toàn trong
xây dựng, vv... đã được Bộ XD soạn thảo và Bộ KHCN ban hành kịp thời cũng
là sự đóng góp to lớn.
Năm 2003 tại khu công nghiệp Sóng thần tỉnh Bình Dương, Tổng công ty
thuỷ tinh và gốm xây dựng Viglacera đã đầu tư và đưa nhà máy kính nổi thứ 2
của Việt Nam VIFG vào sản xuất, công suất 19 triệu m 2/năm bằng thiết bị chủ
yếu của Trung Quốc.
Do hạn chế về vốn, tầm nhìn chiến lược sản phẩm, về yêu cầu chất lượng
một số nhà đầu tư mới đã cho ra đời hàng loạt nhà máy kính có công nghệ thấp
hơn kính VFG và VIFG gồm: dây chuyền kính cán tại Kiến An - Hải Phòng,
công suất 20 tấn/ngày, đầu tư năm 2000; dây chuyền kính kéo ngang công suất
120 tấn/ngày và dây chuyền kính vừa kéo ngang vừa cán của Công ty kính Đáp
Cầu công suất 60 tấn/ngày năm 2003; dây chuyền kính kéo ngang 120 tấn/ngày
của Công ty kính Kỳ Anh vào năm 2003; dây chuyền kính kéo ngang công suất
120 tấn/ngày của Công ty cổ phần kính Cẩm Phả; dây chuyền kính cán công
suất 120 tấn/ngày của Công ty kính Kỳ Anh; dây chuyền kính kéo ngang với
công suất 120 tấn/ngày của Công ty Việt Hưng, tại phố Nối , Hưng Yên và dây

chuyền kính kéo ngang của Công ty TNHH Trường Phong – Khu Công nghiệp
Mỹ Phước 1, Bến Cát Bình dương với công suất 50 tấn/ngày được đưa vào sản
xuất năm 2005.
Việc ra đời nhiều nhà máy kính cán và kính kéo ngang làm nâng sản
lượng kính xây dựng vượt quá nhu cầu tiêu thụ. Từ năm 2005 thị trường kính
chịu sự cạnh tranh khốc liệt, các nhà sản xuất đành phải hạ giá bán. Mặt khác,
giá nhiên liệu, trong đó có dầu mazút, dầu FO tăng cao. Những dây chuyền kính
4


cán, kính kéo ngang có công nghệ được nhập khẩu từ Trung Quốc, chi phí nhiên
liệu trong giá thành cao, gây thua lỗ, dẫn đến hàng loạt dây chuyền phải ngừng
sản xuất như :dây chuyền kính cán Kiến An, kính kéo ngang Cẩm Phả, kính kéo
ngang của Công ty TNHH Trường Phong, kính kéo ngang Kỳ anh, và kính kéo
ngang của công ty kính Đáp Cầu. Hiện nay, chỉ còn dây chuyền kính cán của
công ty kính Đáp Cầu, kính cán Kỳ anh và kính kéo ngang Việt Hưng tiếp tục
sản xuất, cung cấp sản phẩm cho thị trường.
Công nghệ kính kéo ngang thực chất đã mất chỗ đứng trong thời đại ngày
nay vì chất lượng sản phẩm không cao, kích thước sản phẩm không đáp ứng
được nhu cầu của thị trường, chi phí nhiên liệu, năng lượng trong sản xuất quá
cao. Vì thế công nghệ kính nổi tiếp tục là sự lựa chọn của các nhà đầu tư.
Công ty cổ phần kính Chu Lai đang đầu tư dây chuyền công nghệ kính
nổi công suất 900 tấn/ngày ( tương đương với 50 triệu m 2/năm ) tại thành phố
Chu Lai, Quảng Nam dự kiến đưa vào sản xuất cuối năm 2009, đầu năm 2010.
Thiết bị chính của dây chuyền chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Dây chuyền kính nổi VGI với công nghệ Nhật Bản được tập đoàn kính
NIPPON SHEET GLASS của Nhật đầu tư tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là dây chuyền kính nổi hiện đại công suất 500 tấn/ngày
( 28 triệu m2/năm ) đã đưa vào sản xuất cuối năm 2008. Hiện nay tại tỉnh Ninh
Bình công ty TNHH Dương Giang đang đầu tư nhà máy kính nổi Tràng An,

công suất 350 tấn/ngày ( 19 triệu m2/năm ), thiết bị chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Dự kiến nhà máy sẽ đưa vào hoạt động tháng 11/2009.
1.2. Năng lực sản xuất
Ngành công nghiệp sản xuất kính xây dựng đã phát triển với tốc độ
nhanh. Năm 2000, cả nước mới có 2 nhà máy kính với tổng công suất 32,8 triện
m2/năm, chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Chỉ sau có 5 năm, đến
năm 2005 cả nước đã có 7 nhà máy kính với tổng công suất 84,4 triệu m 2/năm.
Trong số 5 cơ sở mới được đầu tư chỉ có 1 cơ sở kính nổi VIFG có công suất 19
triệu m2/năm là nằm trong quy hoạch, còn lại 4 cơ sở thuộc doanh nghiệp tư
nhân với công suất 27 triệu m2/năm không nằm trong quy hoạch. Đến năm 2008,
5


với sự ra đời của VGI thì năng lực sản xuất kính của Việt Nam là 112,4 triện
m2/năm đã dẫn đến tình trạng cung vượt cầu. Nếu dây chuyền kính nổi Chu LaiQuảng Nam và dây chuyền kính nổi Tràng An Ninh Bình đưa vào sản suất theo
tiến độ dự kiến thì năm 2010 năng lực sản xuất kính của Việt Nam là 181,4 triện
m2/năm.
Bảng thống kế năng lực và sản lượng kính xây dựng Việt Nam
Đơn vị: Triệu m2/năm
2000
Năng lực sản xuất 32,8
kính xây dựng
Sản lượng kính xây 30,71
dựng

2003
62,8

2005
84,4


2006
84,4

2007
84,4

2008
112,4

38,35

74,76

81,31

77,5

71

2009
131,4

2010
181,4

1.3. Tình hình tiêu thụ kính xây dựng:
Ngành sản xuất kính xây dựng Việt Nam phát triển rất nhanh, nhưng thị
trường tiêu thụ kính tăng chậm. Năm 2005 sản lượng kính sản xuất khoảng 75
triệu m2, trong khi tiêu thụ chỉ đạt 53 triệu m2. Theo số liệu của Hiệp hội kính

xây dựng Việt Nam, cuối tháng 6/2006, lượng kính tồn kho lên tới 22 triệu m 2,
nhiều nhà máy không sản xuất hết công suất, tiêu thụ khó khăn. Một số nhà máy
kính công nghệ kéo ngang buộc phải ngừng sản xuất. Từ giữa năm 2006, tình
hình tiêu thụ kính xây dựng bắt đầu có xu hướng tăng, lượng kính tồn kho giảm
và có doanh nghiệp dã tiêu thụ hết sản phẩm. Tiêu thụ kính năm 2006 đã đạt gần
80% công suất thiết kế của các nhà máy kính. Năm 2007 sản xuất và tiêu thụ
kính đạt 85% công suất thiết kế, khoảng 77,5 triệu m 2, trong đó xuất khẩu đạt 9
triệu m2 và nhập khẩu 4 triệu m2.
Năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã diễn ra, các nền kinh tế
rơi vào suy thoái và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Nhu cầu kính xây dựng
cuối năm 2008 của Việt Nam đã bị sụt giảm. Sản xuất và tiêu thụ kính 71 triệu
m2, trong đó xuất khẩu đạt 8 triệu m2 và nhập khẩu 12 triệu m2.
Trước tình hình đó nhà máy kính nổi VGI ở Bà Rịa - Vũng Tàu đã phải
đóng cửa do thiếu thị trường và bị thua lỗ. Đây là một giải pháp tình thế, song
cũng có thể là một quyết định vội vàng vì khả năng nền kinh tế Việt Nam và
6


kinh tế thế giới sẽ phục hồi nhanh hơn dự đoán và hy vọng rằng thị trường kính
xây dựng sẽ lại khởi sắc. Tuy nhiên VGI là tập đoàn lớn, giàu kinh nghiệm, có
thể họ sẽ thay đổi mặt hàng sản phẩm phù hợp với thời đại mới.
Quý I năm 2009, lượng kính tồn kho của tất cả các Công ty lên đến trên
32 triệu m2, đến quý II, tình hình sản xuất, tiêu thụ kính đã trở lại bình thường,
lượng kính tồn kho đã giảm. Hai nhà máy kính nổi: VFG và VIFG đã hoạt động
100% công suất thiết kế.
Có thể thấy rằng thị trường kính xây dựng ở Việt Nam hiện nay đang mất
cân đối, cung quá nhiều so với cầu và nếu mức độ tăng tiêu thụ như hiện nay thì
đến năm 2010 càng mất cân đối, buuộc các nhà sản xuất phải hướng tới thị
trường xuất khẩu.
2/ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT KÍNH XÂY DỰNG

VIỆT NAM
2.1. Công nghệ sản xuất kính xây dựng:
Ở Việt Nam hiện nay tồn tại 2 dạng công nghệ sản xuất kính xây dựng đó
là phương pháp kéo ngang và phương pháp kính nổi ( Float) vì công nghệ kéo
đứng gồm 3 dây chuyền của Công ty kính Đáp Cầu đã bị loại bỏ (2005) :
- Phương pháp kéo ngang : Hiện nay có 5 dây chuyền sản xuất theo
phương pháp này ở các địa phương Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng
Yên, Bà Rịa vũng Tàu với tổng công suất 37,4 triệu m 2/năm. Các dây chuyền
sản xuất theo phương pháp này bao gồm :
+ Công ty kính Đáp Cầu- Bắc Ninh công suất 10,4 triệu m 2/năm gồm 2
dây chuyền sản xuất kính tấm và kính cán hoa văn .
+ Công ty kính Kỳ Anh –Hải Phòng công suất 9 triệu m 2/năm gồm 2 dây
chuyền sản xuất kính tấm và kính cán hoa văn .
+ Công ty Cổ phần kính Cẩm Phả - Quảng Ninh công suất 6 triệu m 2/năm
sản xuất kính tấm.
+ Công ty kính Nam Việt – Bà Rịa Vũng Tàu công suất 5 triệu m 2/năm
sản xuất kính tấm.

7


+ Công ty kính Việt Hưng – Hưng Yên công suất 7 triệu m 2/năm sản xuất
kính tấm.
- Phương pháp kính nổi (Float): ở Việt Nam có 05 nhà máy với tổng
công suất thiết kế 144 triệu m 2/năm, trong đó 03 nhà máy với công suất thiết kế
75 triệu m2/năm đã sản xuất là:
+ Công ty kính nổi VFG Bắc Ninh (liên doanh với Nippon Sheets Glass
Co.LTD, Tomen Coporation của Nhật Bản) công suất 500 tấn/ngày – 28 triệu m 2
quy tiêu chuẩn /năm;
+ Công ty kính nổi Bình Dương VIFG ( Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm

xây dựng ) công suất 350 tấn/ngày – 19 triệu m 2/năm, công nghệ Trung Quốc.
+ Dây chuyền kính nổi VGI, công nghệ Nhật Bản của tập đoàn kính
NIPPON SHEET GLASS Nhật Bản đầu tư tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, công suất 500 tấn/ngày – 28 triệu m 2 quy tiêu chuẩn
/năm;
Hai nhà máy với tổng công suất thiết kế 69 triệu m 2 chuẩn bị đi vào sản
xuất cuối 2009 hoặc đầu 2010 là:
+ Công ty TNHH Dương Giang đang đầu tư nhà máy kính nổi Tràng AnNinh Bình, công suất 350 tấn/ngày ( 19 triệu m 2/năm ), thiết bị chủ yếu nhập từ
Trung Quốc.
+ Công ty cổ phần kính Chu Lai Quảng Nam công suất 900 tấn/ngày
( tương đương với 50 triệu m2/năm ).
2.2. Công nghệ sản xuất kính tôi nhiệt an toàn:
Có hai cơ sở sản xuất, công suất 480.000 m2/năm là:
Công ty cổ phần kính Phú Phong công suất 200.000 m 2/năm theo công
nghệ tôi nằm của hãng TEAM GLASS Phần Lan;
Công ty Cổ phần Viglacera Đáp cầu, công suất 280.000 m2/năm theo công
nghệ Trung Quốc - Thụy Điển, có khả năng sản xuất kính tôi phẳng, tôi cong,
kính thước lớn nhất đến 2,8 x 7m với chiều dày từ 4 - 19mm.
2.3. Công nghệ sản xuất kính dán an toàn nhiều lớp:

8


Đến nay đã có hơn 10 dây chuyền kính dán an toàn, công suất mỗi dây
chuyền khoảng 200.000 m2/năm theo công nghệ tiên tiến như: dây chuyền kính
dán của Công ty kính Đáp Cầu theo công nghệ của hãng Glass Robot của Phần
Lan; Dây chuyền kính dán an toàn của Công ty cổ phần Phú Phong theo công
nghệ của Australia; dây chuyền kính dán an toàn của Tổng công ty Vinaconex
theo công nghệ của Phần Lan...
3.4. Chất lượng sản phẩm :

Chất lượng sản phẩm kính nổi của công ty kính nổi VFG đạt tiêu chuẩn
JIS – 3202 của Nhật Bản và sản phẩm kính nổi của công ty kính nổi VIFG đạt
tiêu chuẩn GB 4871-1995 và tiêu chuẩn JIS-3202 của Nhật Bản. Các sản phẩm
kính xây dựng được sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN
7219:2002; TCVN 7368:2004). Sản phẩm kính nổi sản xuất ở Việt Nam có độ
dày từ 2mm đến 20 mm, có nhiều màu khác nhau và kích thước tấm nhỏ nhất là
610 x 914 mm và kích thước lớn nhất tới 3.658 x 5.080 mm, có độ phẳng cao,
hệ số biến dạng quang học thấp. Với chất lượng tốt, kính nổi Việt Nam đã được
xuất khẩu ra một số thị trường thế giới.
Bên cạnh sản phẩm kính nổi chất lượng cao, ở Việt Nam còn có các sản
phẩm kính kéo với chất lượng trung bình, độ phẳng và chỉ số biến dạng quang
học kém hơn so với kính nổi. Chất lượng kính kéo ngang của Đáp Cầu đạt tiêu
chuẩn KSL 2001 – 86 của Trung Quốc. Tuy nhiên, chất lượng kính sản xuất ở
Việt Nam vẫn còn có những hạn chế về độ giòn và khả năng chống ẩm mốc nên
phần nào bị hạn chế khi xuất khẩu.
3.5. Đánh giá về công nghệ:
- Công nghệ sản xuất kính cán, kính kéo ngang được nhập khẩu từ Trung
Quốc được đánh giá là công nghệ trung bình, Công nghệ này đang mất dần chỗ
đứng trong thời đại ngày nay và thực chất các cơ sở đầu tư bằng công nghệ kéo
ngang ở Việt Nam đã phải đóng cửa vì: chất lượng sản phẩm không cao, độ
phẳng và chỉ số biến dạng quang học của sản phẩm kém hơn so với kính nổi, độ
dòn cao và khả năng chống nấm mốc hạn chế, kích thước sản phẩm không đáp

9


ứng được nhu cầu của thị trường, chi phí nhiên liệu, năng lượng trong sản xuất
quá cao làm cho sản phẩm kém cạnh tranh.
- Công nghệ sản xuất kính nổi ( Float ) là công nghệ mới hiện đại nhất
hiện nay, thay cho việc kéo kính bằng rulô, công nghệ kính nồi kéo kính qua bề

mặt thiếc nóng chảy. Độ phẳng của kính được nâng cao gần như tuyệt đối, chiều
dài tấm kính được sản xuất theo yêu cầu; chiều rộng, chiều dày tấm kính được
nâng lên đáng kể, hệ số biến dạng quang học thấp, chất lượng sản phẩm đạt tiêu
chuẩn Quôc tế. Công nghệ này có năng suất và mức tự động hoá cao, tiêu tốn
nhiên liệu thấp : 7.452Kj/kg thuỷ tinh. Sản phẩm kính nổi Việt Nam có khả năng
cạnh tranh cao và đã được xuất khẩu ra một số thị trường thế giới.
- Công nghệ sản xuất kính tôi nhiệt an toàn có khả năng sản xuất kính tôi
phẳng, tôi cong, kính thước lớn nhất đến 2,8 x 7m với chiều dày từ 4 - 19mm và
công nghệ sản xuất kính dán an toàn nhiều lợp của các doanh nghiệp Việt Nam
là công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới hiện nay.
- Ngành công nghiệp sản xuất kính xây dựng Việt Nam đã đi đúng hướng,
chỉ trong thời gian ngắn đã tiếp cận được với công nghệ tiên tiến của thế giới
trong sản xuất kính phẳng như công nghệ kính nổi (Float) tiên tiến nhất hiện
nay, trong công nghệ gia công kính tôi nhiệt an toàn, kính dán an toàn nhiều lớp,
kính màu, kính gương.v.v…làm chủ được công nghệ sản xuất kính.
- Công nghệ sản xuất kính cán, kính kéo ngang đang dần được thay thế
bằng công nghệ kính nổi hiện đại. Về đầu tư. công nghệ kính nổi đã chiếm đên
80% công suất thiết kế. Trong thực tế tỷ lệ này cao hơn rất nhiều, do phần lớn
các dây chuyền kéo ngang đã ngừng sản xuất.
3/ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT KÍNH
XÂY DỰNG VIỆT NAM
3.1. Định hướng về quy mô đầu tư, công nghệ khai thác, chế biến cát
trắng cho sản xuất kính xây dựng
Trong sản xuất kính xây dựng, nguồn nguyên liệu chính và quan trọng
nhất là sử dụng cát trắng (chiếm 80% nguyên liệu ), ngoài ra còn có các nguyên
liệu khác như đá vôi, dolomit, fenspat với khối lượng ít hơn.
10


Công nghệ khai thác cát: cát cho sản xuất kính xây dựng chủ yếu phân bố

lộ thiên ở các khu vực ven biển. Công nghệ khai thác cát trắng chủ yếu dùng
máy xúc xúc cát lên phương tiện vận chuyển.
Công nghệ chế biến cát trắng: cụng nghệ chế biến làm giàu cỏt phải phù
hợp với các loại cát ở từng khu vực, để sản phẩm đạt chất lượng tốt, bảo đảm
yêu cầu của sản xuất kính. Công nghiệp sàng tuyển cát ở nước ta ngoài việc
phân loại cỡ hạt, loại bỏ tạp chất hữu cơ thì cần phải đầu tư thêm về KHCN để
nâng cao giá trị cát.
Tập trung nghiên cứu xây dựng các quy trình công nghệ sàng tuyển, áp
dụng các phương pháp hoá lý để tẩy rửa các tạp chất bám trên bề mặt hạt cát mà
rửa băng nước thường không hiệu quả. Công nghệ tuyển cần đồng bộ và tiên
tiến để đạt hiệu suất cao.
Công suất các cơ sở khai thác nên từ 100.000 - 200.000 tấn/năm.
Không sử dụng các loại cát trắng có chất lượng đảm bảo sản xuất kính
xây dựng (loại cát có thành phần SiO 2>98%,Fe2O3<0,05% và cỡ hạt 0,1-0,5 mm
90% ) vào việc sản xuất các loại thuỷ tinh hàng hoá gia dụng thông thường.
Không xuất khẩu nguyên liệu cát trắng nếu chưa qua giai đoạn chế biến
làm giàu,nâng cao chất lượng của nguyên liệu.
3.2. Định hướng về đầu tư, công nghệ và chủng loại sản phẩm:
a) Về đầu tư:
Dự báo nhu cầu kính xây dựng như sau:
- Năm 2010: 88 - 96 triệu m2
- Năm 2015: 131 - 140 triệu m2
- Năm 2020: 196 - 202 triệu m2
Đến năm 2010, năng lực sản xuất kính xây dựng sẽ là 181,4 triệu m 2/năm,
trong đó kính nổi chiếm 80%, gấp đôi nhu cầu kính dự báo cho năm 2010. Vì
vậy, từ nay đến 2015 không nên đầu tư mới các nhà máy sản xuất kính xây
dựng, mà chỉ nên đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ các cơ sở sản xuất kính
xây dựng hiện có, đặc biệt là các cơ sở sản xuất kính theo phương pháp kéo
ngang để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên nhiên liệu, hạ giá
11



thành sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu; Sau năm 2015, sẽ đầu tư mới ở những nơi
có sức tiêu thụ lớn, có tiềm năng về cát trắng và điều kiện hạ tầng kỹ thuật thuận
lợi.
b) Về công nghệ sản xuất:
- Các dự án đầu tư mới tiếp tục đi theo hướng công nghệ kính nổi hiện
đại, tiêu hao nhiên liệu và năng lượng thấp, tăng khả năng cạnh tranh của sản
phẩm. Mức tiêu hao nhiên liệu và năng lượng như sau:
. Dầu FO ≤ 200 kg/tấn sản phẩm;
. Dầu DO ≤ 0,5 kg/tấn sản phẩm;
. Điện ≤ 100 Kwh/tấn sản phẩm.
- Tập trung nghiên cứu phát triển các công nghệ sau kính để sản xuất các
chủng loại kính đặc biệt; đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với nhu cầu ngày càng
lớn và đòi hỏi thẩm mỹ ngày càng cao của thị trường.
- Nghiên cứu khắc phục các nhược điểm về độ giòn, nâng cao khả năng tự
làm sạch để thúc đẩy xuất khẩu.
c) Về quy mô công suất:
Quy mô công suất của nhà máy sản xuất kính xây dựng theo phương pháp
kính nổi từ: 500 - 1000 tấn/ngày.
d) Sản phẩm:
Chú trọng sản xuất các mặt hàng kính có kích thước và độ dầy lớn; các
loại kính có tác dụng cách âm, cách nhiệt tiết kiệm năng lượng, kính an toàn,
kính có khả năng tự làm sạch phù hợp với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều ở nước
ta; cỏc loại kớnh trang trớ, nghệ thuật;cỏc loại bloc thủy tinh.
đ) Địa điểm đầu tư:
Việc lựa chọn địa điểm đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất kớnh cần phải
chỳ ý tới yờu cầu đặc thù của công nghệ (sản xuất liên tục), nhằm tránh các sự
cố ảnh hưởng tới công nghệ sản xuất do các nguyên nhân khác nhau gây ra, đặc
biệt là ở các khu vực hay xảy ra thiên tai bão lụt.


12


4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Công nghệ sản xuất kính đã đầu tư đúng hướng. Đến đầu 2010, 80%
năng lực sản xuất kính của Việt Nam là công nghệ kính nổi ( Float ) - công
nghệ mới hiện đại và là xu hướng phát triển kính của thế giới. Công nghệ này
trình độ tự động hoá cao, tiêu tốn nhiên liệu thấp : (7.452Kj/kg thuỷ tinh ), chất
lượng sản phẩm tốt.
- Việt Nam làm chủ được công nghệ kính nổi ở khâu vận hành. Tuy
nhiên, ngành cơ khí chế tạo trong nước chưa tiếp cận được với công nghệ float
nên thiết bị, phụ tùng đều phải nhập khẩu.
- Việt Nam đang sử dụng những công nghệ sản xuất kính tôi nhiệt an
toàn, kính dán nhiều lớp an toàn hàng đầu thế giới, nhưng sản phẩm chưa đa
dạng.
Kiến nghị:
- Cần tập trung đầu tư nghiên cứu công nghệ sau kính, để đa dạng hoá sản
phẩm;
- Cần đầu tư KHCN nghiên cứu nâng cao chất lượng kính xây dựng G
iảm độ dòn; tăng khả năng tự làm sạch)
- Nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất bloc thuỷ tinh xây dựng, các
loại sợi thuỷ tinh cho sản phẩm composite, bông thuỷ tinh cách nhiệt, cách âm.
Công nghệ sản xuất cỏc mặt hàng kính có kích thước và độ dầy lớn; các loại
kính có tác dụng cách âm, cách nhiệt tiết kiệm năng lượng, kính an toàn, kính có
khả năng tự làm sạch.
- Chú trọng hơn đến công nghệ khai thác cát phục vụ sản xuất kính xây
dựng và công tác nghiên cứu thiết kế chế tạo một số thiết bị, phụ tùng thay thế
ngành sản xuất kính thay thế nhập khẩu.


13



×