Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tiểu luận: Những vấn đề cơ bản công tác thiết bị dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.47 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

TIỂU LUẬN

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CÔNG TÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC
Giáo viên giảng dạy: Th.S NGUYỄN TÔ GIANG
Họ và tên: ĐINH HỮU QUÂN
Đơn vị công tác: TRƯỜNG THPT QUẢNG HÀ
Lớp tập huấn TBDH số: 02

QUẢNG NINH, 11/2015


I. LÍ DO CHỌN CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN
II. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG TBDH Ở TRƯỜNG THPT
QUẢNG HÀ VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
TBDH
2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường :
Trường THPT Quảng Hà, tỉnh Quảng Ninh, được thành lập năm 1982, hiện
nay đóng tại – Phố Phan Đình Phùng, TT Quảng Hà, Huyện Hải Hà, tỉnh Quảng
Ninh. Học sinh của trường là con em của các xã trong huyện, có học sinh dân tộc
kinh, học sinh dân tộc tày, dân tộc dao...
Năm học 2015 – 2016, nhà trường có 24 lớp (đều học ban cơ bản) với 984 học
sinh, đội ngũ CB – GV– NV có 69 người, trong đó CBQL 2 người (thiếu 1 phó
hiệu trưởng chuyên môn), giáo viên 57 người, nhân viên 6 người, bảo vệ có 3
người, chăm sóc cây cảnh có 1 người.
Trường thành lập trong điều kiện kinh tế - xã hội địa phương cũng như cả
nước hết sức khó khăn, sau 30 năm từ khi thành lập trường phải chuyển đến vị trí
mới hiện nay, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, nhưng tập thể sư phạm nhà
trường và học sinh khắc phục mọi khó khăn, vươn lên mạnh mẽ trở thành trường có


chất lượng giáo dục vào loại tốp đầu của tỉnh Quảng Ninh, nhiều năm đạt danh hiệu
Trường tiên tiến cấp tỉnh, tạo được lòng tin trong lãnh đạo địa phương, phụ huynh
và học sinh, trường cũng nhận được sự quan tâm của Cấp uỷ Đảng, chính quyền,
Sở giáo dục và đào tạo ; TBDH đang từng bước được cải thiện.
2.2. Thực tạng quản lí và sử dụng TBDH ở trường THPT Quảng Hà - Hải Hà Quảng Ninh.
Bằng sự năng động của đội ngũ quản lí, Hội đồng nhà trường, sử ủng hộ
nhiệt thành Hội cha mẹ học sinh, cùng với sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào
tạo, của chính quyền địa phương nhà trường đã xây dựng được một cơ sở vật chất
2


(CSVC) và mua sắm trang bị số lượng TBDH đáng kể, song so với nhu cầu phát
triển nhà trường trong giai đoạn CNH – HĐH thì còn thiếu nhiều, chưa được đồng
bộ, đặc biệt vấn đề quản lí sử dụng chưa thật hiệu quả, cần nổ lực hơn nữa trong
quản lí, sử dụng bảo quản và tăng cường mua sắm, bổ sung để đáp ứng yêu cầu
chiến lược phát triển.
Bảng thống kê :
TBDH NĂM HỌC 2015-2016
TT
Danh Mục
Đơn vị
cần bổ xung
I. Thiết bị dùng chung
1 Máy tính để bàn
67 bộ
20 bộ
2 Máy tính xách tay
15 bộ
5 bộ
3 Sân chơi, bãi tập

2 sân
4 Ti vi
2 cái
5 Cắt séc
4 cái
6 cái
6 Đầu video
2 cái
2 cái
7 Máy chiếu
41 cái
5 cái
8 Máy Phô tô
4 cái
1 cái
9 Máy in
9 cái
II. Các thiết bị khác
1
Thiết bị quốc phòng
bổ sung
2
Thiết bị thể dục
bổ sung
3
Thiết bị điện, nước…
nâng cấp
4
Bàn ghế….
bổ sung

5 Thiết bị bộ môn hóa học
bổ sung
6 Thiết bị bộ môn sinh học
bổ sung
7 Thiết bị bộ môn vật lý
bổ sung
8 Thiết bị Hitech
4 bộ
1 bộ

Ghi chú
20 bộ bị hỏng

4 cái đã hỏng
1 cái hỏng
13 cái hỏng
2 cái hỏng

Hỏng 1 bộ

2.3. Những điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn trong đổi mới và nâng cao
chất lượng quản lí và sử dụng TBDH.
a. Điểm mạnh:
Gần như đầy đủ các loại phòng theo yêu cầu chuẩn trường THPT, trong đó
một số phòng chức năng như phòng: Thực hành Hoá, Lí, Sinh, Công nghệ mới
được đưa vào sử dụng đạt diện tích theo chuẩn mới của Bộ giáo dục – đào tạo.
3


Một số TBDH được cấp theo dự án đổi mới giáo dục nên có tính khoa học,

thẩm mỹ, tính đa dạng, khá đồng bộ theo chuẩn kĩ thuật như 4 phòng Hiteach.
b. Điểm yếu:
Còn thiếu các phòng học chức năng hiện đại như phòng nghe nhìn, phòng
học tiếng, nhà tập đa năng …
TBDH cấp theo dự án là cơ bản, chất lượng không cao, chỉ mới cấp một lần,
chưa có điều kiện bổ sung nên thiếu nhiều.
TBDH học ngoài trời tuổi thọ thấp do phá huỷ của tự nhiên, đang thiếu
nghiêm trọng.
c.Thuận lợi:
Những điểm mạnh của TBDH nêu trên là một thuận lợi cơ bản để nhà trường
quản lí và sử dụng phục vụ công tác dạy học – giáo dục.
Lãnh đạo nhà trường có nhiều biện pháp chỉ đạo quản lí phù hợp nhằm động
viên, khuyến khích cán bộ - giáo viên khai thác, sử dụng TBDH hiện có thực sự
góp phần nâng cao chất mọi mặt của nhà trường.
Đội ngũ giáo viên 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, phần đa có năng lực sư
phạm tốt, có kiến thức, kỷ năng và tinh thần trách nhiệm trong sử dụng, bảo quản
TBDH.
Có sự hỗ trợ đắc lực của Hội cha mẹ học sinh và sự quan tâm của Sở Giáo
dục – Đào tạo và chính quyền cấp Thị, hàng năm nhà trường có một phần kinh phí
tu sửa, mua sắm thêm TBDH.
d. Khó khăn:
Những hạn chế của TBDH là trở ngại lớn cho công tác đổi mới PPDH, đổi
mới công tác quản lý ở trường THPT Quảng Hà.
Một bộ phận giáo viên: phần thì thiếu kinh nghiệm, phần thì còn mang nặng
phong cách dạy học truyền thống, cũng có những giáo viên ngại khó - thiếu trách
nhiệm nên ít chú ý đến tầm quan trọng và yêu cầu sử dụng TBDH trong đổi mới.
4


Hầu hết học sinh là ngoan, nhưng đâu đó trong các khối lớp còn những em

thiếu ý thức, kỷ năng sống yếu kém đã làm tổn hại TBDH, gây trở ngại cho giáo
viên sử dụng hiệu qủa TBDH khi đứng lớp.
Đời sống kinh tế đại bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo,
cận nghèo khá cao, các doanh nghiệp trên địa bàn rất ít lại quy mô nhỏ bé điều đó
vừa ảnh hưởng đến nguồn thu của nhà trường và khó khăn dến vận động kinh phí
hỗ trợ bổ sung, nâng cấp TBDH.
Thiên tai bão, lụt hàng năm đều gây nên những tổn thất ngoài dự đoán.
2.4. Những kinh nghiệm thực tế, những việc đã làm của bản thân trong đổi
mới và nâng cao chất lượng quản lí và sử dụng TBDH.
a. Một số kết quả đạt được.
- Công tác bảo quản:
Thiết bị được phân loại từng khối, từng môn bảo quản đúng yêu cầu từng
loại TB, lau chùi sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, trong các kho, từng buổi học, tiết học
giáo viên sử dụng TB được vào sổ theo dõi cụ thể.
CSVC đảm bảo an toàn về mọi mặt, không để xẩy ra mất mát, hư hỏng lớn.
- Công tác quản lí sử dụng:
Nhà trường cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn về sử dụng TBDH do Sở,
Bộ Giáo dục và Đào tạo mở, những giáo viên này trở trhành những cốt cán của bộ
môn và có trách nhiệm tập huấn lại cho đồng nghiệp; Chỉ đạo của Ban Giám Hiệu
các tổ chuyên môn đưa việc sử dụng TBDH vào nội dung sinh hoạt chuyên môn
của tổ, nhờ vậy đã có nhiều giáo viên sử dụng thành thạo TBDH trong các giờ lên
lớp lý thuyết cũng như thực hành.
Qua kiểm tra, theo dõi của ban giám hiệu thấy rằng giáo viên có sử dụng
TBDH ở các bộ môn đều khớp với lịch báo giảng và sử dụng theo phân phối
chương trình của Bộ GD – ĐT, điều đó thực sự đã góp phần nâng cao chất lượng

5


dạy học của nhà trường, đợt thanh tra của Sở Giáo dục và Đào tạo tháng 11/2015

nhà trường được xếp loại tốt về chuyên môn.
Các công trình đều được sử dụng đúng chức năng, không lãng phí, không
chồng chéo, những hư hỏng về TBDH đã được sửa chữa kịp thời.
- Công tác quản lí mưa sắm, bổ sung, nâng cấp TBDH:
Đầu các năm học căn cứ vào nhiệm vụ năm học và chỉ đạo của cấp trên, xét
nhu cầu thiết yếu về TBDH phục vụ nhiệm vụ năm học, ban lãnh đạo nhà trường
phối hợp Thường trực hội cha mẹ học sinh tuyên truyền, động viên phụ huynh và
học sinh tự nguyện đóng góp kinh phí nhằm sửa chữa, mua sắm bổ sung TBDH
phục vụ lợi ích trực tiếp cho người học, đã huy động hàng trăm triệu đồng. Nguồn
kinh phí huy động được được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và thiết thực
được sự giám sát chặt chẽ của cả cơ quan quản lý tài chính nhà nước, Hội cha mẹ
học sinh.
Phó hiệu trưởng phụ trách CSVC thường xuyên kiểm tra, lập kế hoạch tác
nghiệp ngắn hạn về quản lí, sử dụng, mua sắm TBDH trình duyệt Hiệu trưởng và tổ
chức thực hiện đúng thời gian nhờ đó tạo điều kiện cho các hoạt động dạy học và
giáo dục đạt kết quả tốt.
* Nguyên nhân kết quả đạt được:
Ban giám hiệu thống nhất chỉ đạo, quán triệt đầy đủ và cụ thể hoá các văn
bản chỉ đạo của cấp trên.
Đại bộ phận cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh có ý thức trong bảo
quản, sử dụng.
Có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa nhà trường với phụ huynh.
Biện pháp quản lý. chỉ đạo, tổ chức thực hiện của nhà trường phù hợp với
thực tế nhiệm vụ từng năm học.
b. Một số tồn tại:

6


Nhận thức của một bộ phận các bộ, giáo viên về quản lý, sử dụng TBDH

còn hạn chế, tâm lý ngại khó, trình độ và điều kiện tiếp cận những phương tiện kỷ
thuật mới hiện đại chưa đạt yêu cầu, nên nhiều tiết dạy chưa coi trọng sử dụng TB,
dạy chay kết quả giờ dạy thấp.
CSVC còn thiếu (Phòng nghe nhìn, phòng chức năng bộ môn, phòng máy vi
tính…); Thiết bị kỷ thuật điện xuống cấp theo tuổi thọ công trình xây dựng, chưa
thực sự đấp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Việc tham mưu cho cấp trên để tranh thủ nguồn kinh phí nhà nước chưa kịp
thời, công tác xã hội hoá chưa có biện pháp hữu hiệu nên nguồn kinh phí hàng năm
hạn hẹp.
* Nguyên nhân tồn tại:
Điều kiện kinh tế nhà nước còn khó khăn, nguồn ngân sách dành cho đầu tư
xây dựng TBDH chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
Công tác kiểm định chất lượng TBDH theo chuẩn quốc tế trang cấp cho các
trường còn hạn chế.
Công tác bồi dưỡng kỷ năng sử dụng TBDH hàng năm còn ít, giáo viên trẻ
còn thiếu kinh nghiệm.
Công tác chỉ đạo, quản lí ở các tổ nhóm chuyên môn có lúc chưa thật chặt
chẽ, chưa động viên được giáo viên tự làm đồ dùng dạy học.
c. Một số vấn đề rút ra trong quản lý và sử dụng TBDH:
Từ thực trạng trên một số vấn đề đặt ra trong quản lý, sử dụng TBDH ở
trường chúng tôi là:
- Cần thiết phải nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề
nghiệp, kỷ năng sử dung cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong quản
lý, khai thác, bảo quản TBDH.

7


- Phải có sự chỉ đạo, phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận: Ban giám hiệu, tổ
chuyên môn, tổ hành chính – văn phòng, giáo viên và học sinh trong quản lý và sử

dụng TBDH.
- Nâng cao năng lực chuyên môn cho môn cán bộ, nhân viên chuyên trách
các phòng thực hành thí nghiệm, thư viện.
- Đồng chí lãnh đạo được phân công trực tiếp chỉ đạo, quản lý phải thường
xuyên kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn, động viên giáo viên – nhân viên thực hiện
nghiêm túc và tuyên dương những người làm tốt công tác bảo quản, sử dụng

8


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận :
2. Đề xuất và kiến nghị :

Bài viết trên đây thể hiện một phần kinh nghiệm thực tiễn quản lý ở nhà
trường và kết quả kiến thức tiếp thu được qua khóa học của bản thân tôi, chắc
chắn bài viết còn nhiều hạn chế, rất mong nhận được sự bổ sung của quý thầy
cô và đồng nghiệp, xin chân thành cảm ơn !
Hải Hà, ngày 19 tháng 11 năm 2015
Người thực hiện

Đinh Hữu Quân

9



×